Doc So

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Doc So as PDF for free.

More details

  • Words: 772
  • Pages: 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 10 NĂM TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG VĂN HÓA KHU DÂN CƯ NGÀY HỘI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, NGÀY VÌ NGƯỜI NGHÈO CỦA KHU VỰC III (LÀNG ĐỐC SƠ) PHƯỜNG AN HÒA I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Làng đốc sơ nay là khu vực 3 phường An Hòa, thành phố Huế là một trong những đơn vị làng được thành lập sớm ở xứ Thuận Hóa, từ buổi đầu thế kỷ XVI Đốc sơ thuộc huyện Kim Trà, thế kỷ XVII - XVIII thuộc tổng Mậu Tài huyện Phú Vang. Thế kỷ XIX - XX thuộc tổng Phú Xuân huyện Hương Trà, cách mạng tháng 8 thành công thuộc xã Hương Vinh. Từ buổi đầu kê trưng ruộng đất khai lập xã hiệu, các ngài Thủy tổ, các họ Phan, Lê, Nguyễn, Nguyễn, Mai, Đặng, Trần và các họ Hồ, Phan (Đệ), Nguyễn, Nguyễn đã có công khai khẩn đất đai, vườn ruộng khai cơ lập nghiệp làm ăn cho con cháu dân làng. Đến nay hơn 450 năm vun bồi, Đốc Sơ đã trở thành một trong những làng văn vật ở đất thần kinh. Nghề nghiệp thì lấy nghề nông làm trọng nhưng từ xưa có nghề làm giấy cổ truyền nổi tiếng, lại có nghề làm nón, nghề chế biến lương thực, thực phẩm đang được dân làng chú ý nhằm góp phần phát triển kinh tế địa phương. Đốc Sơ là quê hương của Tham tri bộ công Phan Tấn Cẩn, người phụ trách chương trình đúc “9 khẩu thần công” thời Nguyễn (Nay được trưng bày hai cửa ra vào Đại Nội) và người bỏ công của, tổ chức nhân dân sở tại khơi đào kênh hàng tổng đem mối lợi đến cho nhà nông trong vùng. Hiện nay làng có nhiều di tích lịch sữ: địa danh Cống Chém nơi Pháp đã hành hình hai nhà chí sĩ yêu nước Thái Phiên và Trần Cao Vân. Bia tưởng niệm 23/5 thất thủ Kinh đô vào triều vua Hàm Nghi (1885), về tâm linh có đình, miếu Thành Hoàng, miếu Bà Thiên Y AWAN, miếu thờ ngài khai canh, khai khẩn, nhà thờ các Họ, đền Văn Chỉ (nơi tưởng nhớ các vị đậu khai khoa xây dựng), về tôn giáo có chùa, nhà thờ Thiên Chúa giáo, tính cách trang nghiêm cổ kính. Nay làng còn lưu giữ 16 sắc phong của các triều vua Minh Mạng đến Khải Định. Tháng 6/2009 Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đến ghi hình, dịch và sao chép để lưu giữ tại Trung tâm và tặng làng một cuốn sao. Trong 10 năm xây dựng làng văn hóa 1999 - 2009 ban Công tác Mặt trận khu vực 3 luôn luôn vận động quý vị tộc trưởng, thân hào, trí thức, chức sắc 2 tôn giáo, toàn thể nhân dân để các vị đó làm gương mẫu, lá cờ đầu khi có các Nghị quyết của lãnh đạo địa phương đưa ra để cho dân noi theo.

II. THỰC HIỆN TRIỂN KHAI PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ” Được sự chỉ đạo của UBND Tỉnh, UBND Thành phố chọn xã Hương Sơ (nay phường An Hòa) để xây dựng làng văn hóa đầu tiên của Thành phố. Xã Hương Sơ đã thành lập Ban chỉ đạo chọn làng Đốc Sơ để xây dựng làng văn hóa, trong quá trình vận động, nhân dân làng Đốc Sơ gồm quý vị tộc trưởng, các đoàn thể xã hội, chính trị, chức sắc hai tôn giáo tham gia tích cực các chỉ tiêu của cuộc vận động,mở nhiều phiên họp để thông qua nội dung. Dự thảo bản quy ước làng văn hóa đã được tham gia đóng góp nhiều điều tốt, những điều không phù hợp thì bỏ đi, nhưng điều mới hay thì thêm vào, cốt để xây dựng một cuộc sống có thuần phong mỹ tục giữ gìn truyền thống tốt đẹp của ông cha, để cùng hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” dự thảo bản quy ước được các cấp lãnh đạo chỉnh lý và được UBND Thành phố Huế phê chuẩn thành bản quy ước gồm có 6 chương và 39 điều. Làng Đốc Sơ đã tổ chức lễ hội đăng ký xây dựng làng văn hóa vào ngày 06/01/1999 được Tỉnh, Thành phố, UBND xã vè chủ trì.

Related Documents

Doc So
June 2020 1
So
May 2020 28
So
April 2020 36
So
May 2020 25
So
November 2019 36
So
August 2019 46