Để cho con em có thế có đủ nghị lực, khát khao để tìm và đạt lấy học bổng thì cần phải “ mớm” vào những suy nghĩ để cháu có thể có quyết định để có được tương lai tốt hơn sau này. Sau đây là một số cách: - Cho cháu đi du lịch. Thông thường các gia đình có điều kiện có thể cho con đi sang Đh bên ấy xem, và cháu sẽ mong muốn học tại ngôi trường đó. Tất nhiên, là một người đã từng được “mớm” theo cách này, thì cháu thấy cái mong muốn đó chỉ là bất thình lình,chỉ đơn thuần là mong muốn được học với môi trường tiện nghi đó và chỉ vài ba ngày là tan. “ Chợt đến và chợt đi”, như cách mọi người thường nói. Nếu sợ không đủ khả năng giao tiếp hoặc sợ lạc đường, thì có thể đi tour. Tùy mỗi người, nhưng nếu đi tự túc thì sẽ làm quen hơn với những thủ tục hải quan ở sân bay “check-in”, “checkout”. - Còn 2 cách khác, đó là định hướng về tư tưởng. Đi để làm gì? Kiếm nhiều tiền hơn? Danh vọng? Tiền tài ? đó có thể là những định hướng cha mẹ có thể nói chuyện với con. Hãy hỏi con: * Lớp có ai đi du học chưa? ( Chắc chắn là có) Con có muốn đi như họ không? * Nói với con: du học không khó, không phải du học chỉ dành cho người giàu. Mà dành cho những người có những ước mơ, hoài bão, mong muốn xây dựng và vun đắp ước mơ, và biết nắm lấy cơ hội đúng lúc
“ Both optimists and pessimists contribute to our society.The optimist invents the airplane and the pessimist the parachute” Gil Stern Có một số cách nữa: dẫn chứng con thấy xã hội VN này đã at risk: - Cho con thấy rằng xã hội này cần có sự thay đổi. Sau đây là một số kinh nghiệm mà cháu đã nhận ra được đến bây giờ, khi cháu 16 tuổi: + Xã hội giờ có nhiều việc như: xả thải gây ô nhiễm, nhũng nhiễu, thói “ con quan thì lại làm quan”, ăn hối lộ. Nói với con, nhưng đừng bức xúc quá, không nên để con quay ra ghét XH. Có điều này tôi phải xin lỗi khi nói. Hồi nước ta bao cấp, ta nghèo lắm. Tôi từng tiếp xúc nhiều người, đều ghét chế độ này. Người thân tôi mang gạo dưới quê lên, phải mang rất hạn chế và giấu lẫn trong vali để khỏi bị khám và tịch thu. Tôi có người ông họ hàng xa, lúc ấy đất đai trồng lúa rất nhiều ở Đồng Tháp, bị mấy anh này vô, chụp mũ “ Tư sản”- đàn áp nhân dân và tịch thu hết đất, để rồi ông phải sống quãng đời còn lại trong điên khùng và chết vì tự tử bằng con dao mổ heo, trong khi ông trả lương rất đàng hoàng. Còn bây giờ, Chú tôi gửi đơn ra Hà Nội chờ duyệt, mãi 3 tháng chưa xong, thế là thân chinh sang HN, làm vài tuần là xong hồ sơ (chắc mọi người cũng hiểu sao rồi đấy). Lấy hàng ra hải quan ở Cảng Sài Gòn cũng bị nhũng nhiễu, phải lót tay. Bạn bố tôi là giám đốc công ty D. , nói ông có thuê một ông nọ, ngày trước làm CA hàng cớm kẹ, giờ đã về hưu, để chạy chọt giấy tờ cho ông (do công an thì có quen biết rộng- theo tôi nghĩ là vậy). Tôi mới hỏi bố (khi ấy tôi chỉ mới 14 tuổi): “Tại sao mình đừng chạy chọt, làm đàng hoàng được không?”. Bố trả lời:” Ở cái xã hội này, làm ăn đàng hoàng quá cũng khó giàu lắm con”. Và trong XH, cũng có những điều không nói ra nhưng ai cũng hiểu. Kỳ đó 2 phóng viên, một của báo Tuổi Trẻ, một của báo Thanh Niên, bị bắt vì tội “ xâm phạm tài liệu tối mật quốc gia” khi khui vụ PMU18 chấn động. Tôi vẫn nhớ, Báo tuổi Trẻ còn đăng mấy trang lớn hùng hồn đề nghị trả tự do…Sau đó im hơi lặng tiếng. Không nói một
chút xíu nào nữa cả. Không lâu sau, 2 tổng biên tập xuống ghế vì “ về hưu”. Cái đó là gì? Là sự trả giá vì đã đấu tranh cho sự thật. Nói như thế, vậy phải làm sao để cháu không ghét bỏ quê hương mình?Hãy nói, Xã hội nào cũng có cái khó khăn của nó. Và không phải xã hội nào cũng có những người chỉ biết uống trà, xơi nước, vẽ ra dự án tào lao, ăn chặn tiền công trình… mà còn có những người luôn suy nghĩ, thao thức để đổi thay như ông Võ Văn Kiệt, và giờ là Nguyễn Thiện Nhân. 30 năm là quãng thời gian không nhiều. Cuộc sống này vẫn còn nhiều người có gốc gác CM, dù không giỏi nhưng vẫn giữ chức cao. XH nào cũng có những điều nghịch lý như vậy, hãy sống và chấp nhận điều đó! Nhưng một con én chẳng thể làm nên mùa xuân. Một nốt nhạc không thể làm nên bản đàn. Ta nên học để về giúp nước ta. Đừng lo khi ta chỉ là một con én, cũng vẫn có rất nhiều con én khác ở khắp nơi sẵn sàng về giúp nước nhà khi học xong.
“ We all live under the same sky, but we don’t all have the same horizon” Korad Adenauer “ Optimism is the foundation of courage” Nicolas Murray Butler Một số người nghĩ cơ hội để có được học bổng cao học là khó, nhưng thực tế cũng không quá khó. Thầy Phùng Cảnh Thành- dạy chuyên Anh trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, cách đây không lâu đã nhận học bổng cao học Thạc sĩ Giáo dục tại Leads. Một số anh chị ở Singapore sau khi ra trường ngành Biomedicine hay CNTT đều được tiếp tục học tại Viện Công nghệ Massachuset, Mỹ. Vì vậy, học Đh ở Sin, Úc, rồi sang Anh Mỹ là con đường tốt. tất nhiên , sẽ có người phản bác, nhưng cháu chỉ khuyên thôi. Còn quyết định vẫn là do bố mẹ. Còn một thứ. Đó là Anh văn. Theo tôi nghĩ thì AV nên học từ nhỏ, cỡ lớp 3,4 là OK. Học mới đầu nói sai tùm lum, cứ sửa từng chút một, nhưng khoan , hãy quan tâm và tập phản xạ nói. Còn cái này. Dung với cháu cùng tuổi, năm sau lên 11, từng học chung lớp. Dung học giỏi bởi bố mẹ lo cho từ nhỏ, lại thêm niềm ham thích nên học rất mau. Nhưng cái này phải nói: Dung học Anh nhiều quá, nên Toán, Lý, Hóa cũng trung bình, không khá. Việc này là do học lệch mà ra. Học tập trung thì tất nhiên nhiều thứ khác bỏ dở thì cũng là điều dễ hiểu. Mà, hầu hết các trường tốt ở nước ngoài đều yêu cầu bảng điểm cấp 2 và các bằng cấp có liên quan. Vì thế, việc làm dày hồ sơ lên cũng là điều quan trọng. Trường hợp Dung là cực kỳ ngoại lệ, bởi có vốn tiếng Anh siêu phàm và điểm thi quốc tế cao, nên được nước sở tại cho du học. Nhiều người đạt IELTS 8.0 cũng được chính phủ Úc đài thọ đi nước ngoài. Điều đó càng chứng tỏ, trong tương lai, bằng cấp nước ngoài là cần thiết, và có thể yêu cầu 2 ngoại ngữ. Cá nhân cháu nghĩ nên đi khi hết cấp 2, đừng đi quá sớm, cháu phải xa nhà và tuổi đó có khi vẫn chưa tự lập được, dễ nản khi học và chưa có định hướng rõ ràng trong tương lai. Nên hoạch định tương lai ngay từ bây giờ. Đừng mong đợi một thành công vẻ vang sẽ đến sau nửa năm hay một năm. Cứ làm từ từ. từng chút một, như một con rùa cần mẫn
với từng bước đi, chậm nhưng chắc chắn. Rồi một ngày nào đó con bạn sẽ với tay gần hơn và đón lấy cơ hội mà mọi người trong cuộc sống này đã dành cho cháu.
“If I can’t make it through one door, I ‘ll go through another- or I’ll make a door” (Tagore) “ A pessimist is somebody who complaints about the noise when opportunity knocks” ( Oscar Wilde) Bonus: Vài bức về sự tiện nghi của nước ngoài ( Sin)