Sinh viên: Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47DH2 – Đại học hàng hải
ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ 2 1. Việc sử dụng một phần thu nhập lớn hơn cho đầu tư sẽ góp phần duy trì tốc độ tăng năng suất cao và mức sống ngày càng tăng. Bạn có nhất trí với nhận định này không vì sao? 2. Trong một báo cáo của cơ quan chuyên đưa ra các phân tích về dự báo kinh tế toàn cầu phát biểu như sau: “Sau 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN sẽ chỉ đạt trên dưới 5% thay vì trên 7% như hiện nay, không chỉ VN, hầu hết các nước đạt tốc độ tăng trưởng KT cao trong giai đoạn 2006 – 2010 đều bị giảm sút trong 10 năm sau đó. Bạn hãy bình luận nhận định trên. 3. Một giáo sư KT học nổi tiếng của 1 trường ĐH danh tiếng ở Anh dạy SV 3 diều: - Cách duy nhất để 1 quốc gia phát triển là CNH - Cách duy nhất để 1 quốc gia tiến hành CNH là bảo hộ - Một ai đó nói cách khác đều là không thành thật Bạn hãy cho biết quan điểm của mình về nhận định trên. 4. Một nền kinh tế đang hoạt động trên điểm E. Để đạt được trạng thái cân bằng đồng thời cả bên trong và bên ngoài tại Y*, Chính phủ nước này phải làm như thế nào? Hãy mô tả tác động của chính sách kinh tế để đạt mục tiêu trên. Minh họa bằng đồ thị 5. Trong nền kinh tế khối lượng vốn đầu tư nước ngoài đang tăng lên rất nhanh do chính sách thu hút vốn đầu tư. Hãy mô tả nền kinh tế trên bằng các biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu và nêu ra các giải pháp, chính sách ph ù hợp. 6. Bài toán tăng trưởng là sự lựa chọn giữa hiện tại và tương lai. Bạn hãy giải thích nhận định trên. 8. Trongmột nền kinh tế làn sóng bi quan của doanh nghiệp và người tiêu dùng lan rộng do sự bất ổn chính trị kéo dài. Hãy mô tả nền kinh tế trên bằng các biến số kinh tế chủ yếu và nêu ra giải pháp, chính sách phù hợp.
Sinh viên: Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47DH2 – Đại học hàng hải
Câu 1: Trong một báo cáo của cơ quan chuyên đưa ra các phân tích về dự báo kinh tế toàn cầu phát biểu như sau: “Sau 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN sẽ chỉ đạt trên dưới 5% thay vì trên 7% như hiện nay, không chỉ VN, hầu hết các nước đạt tốc độ tăng trưởng KT cao trong giai đoạn 2006 – 2010 đều bị giảm sút trong 10 năm sau đó. Bạn hãy bình luận nhận Theo thông tin trong báo cáo v ừa công bố có tên “Foresight 2020” (Dự báo năm 2020) do Economist Intelligence Unit (EIU), cơ quan chuyên đưa ra các phân tích dự báo về kinh tế toàn cầu, nhánh nghiên cứu của tạp chí The Economist .EIU tiến hành khảo sát, phỏng vấn gần 2.000 chuyên gia kinh tế, chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn tại hơn 100 quốc gia vào cuối năm 2005. Theo báo cáo, kinh tế thế giới sẽ đạt mức phát triển trung bình 3,5% từ 2006-2020, tương tự như 25 năm qua. Kinh tế Mỹ dẫn đầu các nước phát triển với 3%, so với 2,1% của 25 nước EU và dưới 1% của Nhật Bản. EIU dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 đạt 7%, so với 4% là mức trung bình của thế giới và chỉ đứng sau Trung Quốc với 7,8%.Với mức tăng trưởng kinh tế trung bình 7% trong 5 năm tới, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 2 thế giới, trên Ấn Độ (6,6%), Indonesia (5,6%), Malaysia (5,3%), Thái Lan (4,5%) EIU dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 b ị sụt giảm đáng kể, chỉ còn 4,6%.Trong 10 năm này, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam thậm chí còn thua Philippines, Thái Lan (4,7%), Malaysia (4,8%), Indonesia (5%)…, những nước mà giai đoạn trước đó đều đứng sau Việt Nam.Vì sự sụt giảm của giai đoạn 2011-2020, mức tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam trong 15 năm tới chỉ đạt 5,4%, dù vẫn cao hơn mức trung bình ở một khu vực năng động nhất thế giới là châu Á (4,9%), nhưng lại đứng sau Trung Quốc (6%), Ấn Độ (5,9%) và Pakistan (5,5%). Nhìn vào đồ thị của chu kỳ kinh doanh cho thấy mức sụt giảm của tốc độ tăng trưởng kinh tế tương ứng với sự suy thoái của nền kinh tế
Không ồn ào nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây liên tục được duy trì ở mức cao và tại châu Á chỉ chịu đứng sau Trung Quốc. Những thành tựu của Việt Nam trong thời gian vừa qua thật đáng khâm phục: GDP tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm, tỷ lệ dân số nghèo đói giảm 50% trong vòng 1 thập kỉ, giá trị xuất khẩu trong năm 2005 tăng tới 32%. Cơ cấu canh tác nông nghiệp có sự dịch chuyển mạnh mẽ về phía thị trường sau khi nông dân được tạo cơ hội phát huy tinh thần tự chủ. Việt Nam hiện đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu thứ 2 về xuất khẩu gạo, hạt điều và cà phê. Tăng trưởng GDP năm 2006 dự kiến sẽ đạt 8,2%, FDI bình quân đầu người còn cao hơn cả Trung Quốc và Ấn Độ. Theo quan điểm của ADB trong báo cáo ADO Update, Việt Nam đã xử lý được “cơn bão” kinh tế của năm 2008 một cách hiệu quả, song những khó khăn thử thách vẫn chưa qua. Với triển vọng kinh tế toàn cầu còn chưa chắc chắn, Việt Nam cần phải tập trung vào việc bình ổn tình hình kinh tế.
Sinh viên: Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47DH2 – Đại học hàng hải
Năm 2008 ghi nhận sự tăng giá kỷ lục của giá dầu mỏ trên thị trường thế giới. Giá dầu cao nhất là trên 125 USD/thùng. Đây là cú sốc cung bất lợi. Điều này tác động nhiều đến nền kinh tế thế giới. Do dầu mỏ là một trong những nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, là một phần chi phí của DN. Do đó, khi giá dầu tăng, kéo theo sự tăng giá của các sản phẩm thiết yếu dẫn đến lạm phát và gia tăng thất nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất cần nhiều năng lượng (như ô tô…) do sản lượng bán ra giảm. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đồng nghĩa với việc chi phí mua giỏ hàng tiêu dùng của hộ gia đình ngày càng đắt đỏ. Nền kinh tế lạm phát cao. Tuy nhiên, giá dầu mỏ chỉ là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy thoái của nền kinh tế. Ngày 27/10/2008, giá dầu mỏ trên thị trường NEWYORK đã giảm đột ngột xuống dưới 60USD/thùng do lo ngại trước dự báo suy thoái của nền kinh tế toàn cầu mà bắt nguồn thị trường địa ốc của Mỹ. Giá chứng khoán trên thị trường thế giới đều sụt giảm mạnh. Các nước phát triển như Nhật Bản và một số nước khác đã phải thừa nhận rằng nền kinh tế của nước mình đã rơi vào tình trạng suy thoái do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với tín hiệu tăng trưởng GDP là -0,1% đến -0,3%. Các nước phát triển G8 và G20 đã nhóm họp, tìm giải pháp khắc phục, ngăn chạn sự suy thoái. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lan rộng đến tất cả các nước. Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. ADB dự báo trong năm 2009, mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ chỉ ở mức 6%, thấp hơn mức tăng trưởng của năm 2008 là 6,5%. Và sự suy giảm này còn tiếp tục sau năm 2010. Không chỉ Việt Nam, hầu hết các nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong giai đoạn 2006-2010 đều bị sụt giảm trong 10 năm sau đó.Tuy nhiên, mức sụt giảm nặng nề nhất là với Trung Quốc từ 7,8% xuống còn 5,1%, Ukraina từ 5,7% xuống 3,5%. Dù kinh tế Việt Nam và một số nước tăng trưởng chậm lại sau năm 2010, nhưng báo cáo của EIU khẳng định mức phát triển trung bình gần 6% trong 15 năm tới vẫn rất ấn tượng. Khó có một biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn sự suy thoái kinh tế toàn cầu mà chỉ có thể giảm bớt rủi ro và khó khăn để ổn định dần nền kinh tế. Vì vậy không chỉ các quốc gia trên thế giới, kể cả VN cần phải có những giải pháp phù hợp để hạn chế ảnh hưởng của sự suy thoái toàn cầu, cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững. Câu 2: Việc sử dụng một phần thu nhập lớn hơn cho đầu tư sẽ góp phần duy trì tốc độ tăng năng suất cao và mức sống ngày càng tăng. Bạn có nhất trí với nhận định này không vì sao? Thu nhập là phần chênh lệch giữa khoản thu về và khoản chi phí đã bỏ ra. Loại thu nhập này lại gồm thu nhập từ lao động (tiền công, tiền lương bao gồm cả lương hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán chứng khoán, thu từ cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác (tiền thưởng,...). Phần thu nhập sau khi đã nộp thuế và các khoản nộp khác gọi là thu nhập khả dụng. Tuy nhiên, không phải một lúc mà người ta có thể tiêu dùng hết được phần thu nhập đã kiếm được. Họ có thể dành phần thu nhập chưa dùng hết đó để dành cho tương lai bằng hình thức tiết kiệm thông qua các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng với chức năng của mình là nhận tiền gửi của người có tiền và tiến hành cho vay với người có nhu cầu đầu tư. Như vậy, gián tiếp qua các tổ chức tín dụng, một phần thu nhập của dân chúng đã chuyển sang để đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Theo lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn”: khi tỷ lệ tích lũy thấp, muốn tích lũy thì phải giảm tiêu dùng. Với các nước đang phát triển, mức sống thấp, thu nhập thấp thì việc giảm tiêu dùng khó khăn. Do đó, giảm khả năng tiết kiệm. do tích lũy thấp nên không đủ vốn để đầu tư vào TLSX nên trình độ lao động và kỹ thuật thấp làm cho năng suất lao động thấp. Năng suất thấp lại tác động trở lại thu nhập. Cứ như
Sinh viên: Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47DH2 – Đại học hàng hải
vậy, nền kinh tế sẽ rơi vào “cái vòng luẩn quẩn”, cần phải có cú huých từ bên ngoài bằng thu hút đầu tư. Thu nhập thấp
Tỷ lệ tích lũy thấp
Năng suất thấp
Trình độ kỹ thuật thấp
Nhưng lý thuyết trên nhiều khi không đúng với những nước phát triển, khi mà trình độ kỹ thuật cao, năng suất lao động cao, thu nhập cao và tỷ lệ đầu tư lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng phần thu nhập lớn dành cho đầu tư không phải lúc nào cũng thực hiện được và không phải là giải pháp hoàn hảo trong bất kỳ thời kỳ nào của nền kinh tế. Theo MH của Solow, tỷ lệ tiết kiệm cao dẫn đến mức tư bản và sản lượng ở trạng thái dừng cao. Tỷ lệ tiết kiệm thấp dẫn đến mức tư bản và sản lượng ở trạng thái dừng thấp. Tiết kiệm chỉ làm cho kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong ngắn hạn. Tỷ lệ tiết kiệm tăng sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng cho đến khi nền kinh tế đạt trạng thái dừng mới. Điều đó có nghĩa là: nếu nền kinh tế vẫn có tỷ lệ tiết kiệm cao, cũng có mức tư bản cao nhưng tốc độ tăng trưởng cao sẽ không kéo dài mãi mãi. Trong trường hợp nền kinh tế suy thoái, để kích thích tăng trưởng, để tăng sản lượng, ngoài chi tiêu của chính phủ thì cũng cần phải tăng đầu tư. Do đó, cần dành phần lớn thu nhập cho tiết kiệm. Tiết kiệm lớn dẫn đến tích lũy lớn. NHTW sẽ tăng lượng cung tiền MS, lãi suất giảm, kích thích đầu tư, tăng sản lượng. Sản lượng tăng và năng suất cao hơn sẽ tạo thu nhập cao hơn cho người lao động, cải thiện được mức sống và các nhu cầu XH khác. Hơn nữa, việc tích lũy cho tương lai sẽ tạo cho cuộc sống tương lai của người ta sẽ tốt hơn Trong trường hợp nền kinh tế phát triển quá nóng, lạm phát cao thì mức cung tiền danh nghĩa giảm. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng mạnh. Giá của các giỏ hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng mua sẽ trở nên đắt đỏ hơn, người tiêu dùng sẽ phải chi tiêu nhiều hơn. Do đó, việc dành phần thu nhập lớn hơn cho đầu tư sẽ khó thực hiện được vì lúc này, tích lũy sẽ giảm xuống. Hơn nữa, nếu tỷ lệ lạm phát cao tương đối so với lãi suất tiền gửi ngân hàng thì việc gửi tiền vào ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn là giữ tiền. Hơn nữa, nếu tích lũy nhiều hơn, NHTW sẽ phải áp dụng các chính sách tiền tệ thắt chặt để hạn chế mức cung tiền MS mục tiêu giảm lạm phát. Khi đó, việc sử dụng phần lớn thu nhập cho đầu tư chỉ đảm bảo tăng năng suất lao động mà chưa đảm bảo được mức sống ngày càng tăng do lạm phát. Câu 3: Một giáo sư kinh tế học nổi tiếng dạy sinh viên của mình 3 điều: Điều 1: Cách duy nhất để 1 quốc gia phát triển là công nghiệp hóa Điều 2: Cách duy nhất để 1 quốc gia công nghiệp hóa là bảo hộ Điều 3: Một ai đó nói cách khác đều là không thành thật Bạn hãy cho biết ý kiến của mình về điều trên Tất cả các điều mà vị giáo sư nói ở trên đều không đúng. - Điều 1, một quốc gia được gọi là phát triển (hay phát triển kinh tế) là quá trình lớn lên về mọi mặt của một nền kinh tế trong đó bao gồm sự tăng tiến về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế XH.
Sinh viên: Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47DH2 – Đại học hàng hải
Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đây là quá trình chuyển biến kinh tế-xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé sang nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế-xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn Ngay từ thời xưa, người ta đã nhận ra rằng không có công nghiệp thì kinh tế không giàu lên được. Thông qua công nghiệp hóa, các nguồn lực được phân bổ nhiều hơn cho khu vực công nghiệp là khu vực mà năng suất lao động được nâng cao nhanh chóng. Nhờ đó, kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, cùng với các chu kỳ đầu tư thiết bị, lưu kho, công nghiệp hóa làm cho chu kỳ kinh tế trở nên rõ nét hơn. Khi công nghiệp với đặc trưng sản xuất quy mô lớn (sản xuất hàng loạt) phát triển, nó sẽ cần nhiều đầu vào hơn và cần thêm thị trường tiêu thụ, nên công nghiệp hóa làm cho thương mại nội địa lẫn thương mại quốc tế phát triển. Công nghiệp phát triển thu hút nhiều lao động hơn, làm tăng thu nhập cho họ nhưng cũng dễ làm họ mất việc hơn vào những lúc suy thoái kinh tế hay xí nghiệp phá sản. Công nghiệp hóa nảy sinh những vấn đề của riêng nó. Những áp lực của đời sống hiện đại gồm ô nhiễm tiếng ồn, không khí, nước, dinh dưỡng nghèo nàn, máy móc nguy hiểm, công việc cộng đồng, sự cô đơn, vô gia cư và lạm dụng vật chất. Những vấn đề sức khoẻ ở các quốc gia công nghiệp gây ra bởi các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa sẽ phát triển. Sự hình thành và phát triển của các đô thị lại dẫn tới sự bùng nổ dân số, và sự phát triển của xã hội đại chúng. Từ đó, chế độ chính trị và pháp luật cũng có những thay đổi. Những tập quán và truyền thống của xã hội nông nghiệp bị mai một. Công nghiệp hóa làm tăng sự mất công bằng trong phân phối thu nhập giữa các địa phương, các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội. Công nghiệp hóa dẫn tới ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp gia tăng. Nếu CNH không theo kế hoạch, không phù hợp với điều kiện thực tiễn đặt ra thì CNH không có hiệu quả. VD: Nền kinh tế vừa chuyển thời kỳ quá độ, tích lũy tư bản thấp mà đầu tư vào công nghiệp nặng, coi nhẹ công nghiệp nhẹ khiến sx bị khó khăn, nhu cầu các sp tiêu dùng lớn mà không đáp ứng được. Trong khi đó, đầu tư CN nặng để sản xuất ra nhiều máy móc, thiết bị mà không phù hợp thì CNH lúc đó không đúng. Hơn nữa, CNH không đi đôi với HĐH, các máy móc, thiết bị, các sp tiêu dùng…. Sẽ lỗi thời, lạc hậu, sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng thì lúc đó, CNH là sai lầm. Điều 2: Cách duy nhất để CNH là bảo hộ. Điều này là sai. - Bảo hộ ở đây có nghĩa là bảo vệ, hỗ trợ cho sản xuất trong nước thông qua thuế quan và các biện pháp phi thuế quan. Bảo hộ hợp lý sẽ giúp cho nền sản xuất trong nước có điều kiện vươn lên, thích nghi dần với môi trường cạnh tranh quốc tế. Nhưng nếu bảo hộ tràn lan, không có điều kiện, không có thời hạn thì sẽ đem lại hiệu quả xấu cho nền kinh tế vì làm suy yếu môi trường cạnh tranh, dẫn đến doanh nghiệp ỷ lại vào bảo hộ của Nhà nước mà không chịu vận động trên thị trường bằng chính năng lực của mình. Khi đó, nền kinh tế sẽ bị rơi vào tình trạng bao cấp, kinh tế bị sụt giảm. - Để phát triển đất nước, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa đang lan rộng, cần phải hội nhập kinh tế, giao lưu quốc tế, trao đổi, học tập khoa học, công nghệ mới, phục vụ cho sự phát triển đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nhà nước không còn nắm giữ nhiều công ty như trước. Nhà nước cũng không còn nắm toàn bộ quyền lực trong phát triển kinh tế như: đề ra các chính sách đối với các ngành và địa phương, điều tiết thị trường, sở hữu, dòng vốn và ra quyết định đầu tư. Vì lý do kinh tế, sớm hay muộn Nhà nước cũng phải mở cửa về kinh tế. Họ phải tham gia vào các khối liên minh, định chế kinh tế thế giới. Khi mở của nền kinh tế, không những ta có thể “đi ra” thế giới mà thế giới cũng đến với chúng ta. Điều 3: Một ai đó nói cách khác đều là không thành thật
Sinh viên: Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47DH2 – Đại học hàng hải
Quan điểm này phản ánh không chân thật và độc đoán. Về mặt lý luận, quan điểm về một vấn đề nào đó chưa hẳn đã hoàn toàn chính xác. Nó phải được kiểm chứng qua thực tiễn và cái nhìn khách quan của bên ngoài. Hai vấn đề nêu trên, theo quan điểm của vị giáo sư là đúng. Tuy nhiên, nếu áp dụng vào thực tiễn là sai, có thể kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu ông cho rằng khi ai đó nói theo cách khác là không thành thật, thì có lẽ mọi ý kiến phản bác về quan điểm của ông đều là sai. Tức là quan điểm của ông nêu trên là hoàn toàn là đúng. Câu 4: Một nền kinh tế đang hoạt động trên điểm E. Để đạt được trạng thái cân bằng đồng thời cả bên trong và bên ngoài tại Y*, Chính phủ nước này phải làm như thế nào? Hãy mô tả tác động của chính sách kinh tế để đạt mục tiêu trên. Minh họa bằng đồ thị i LM0 BP0 i1
E
IS0 Y 0
Y1
Y*
Ban đầu nền kinh tế chỉ đạt trạng thái cân bằng bên trong tại điểm E (Y1, i1), là giao điểm của LM0 và IS0. Tuy nhiên, điểm E nằm phía dưới đường BP. Cán cân thanh toán thâm hụt. Để đưa nền kinh tế đạt cân bằng nội ngoại tại mức sản lượng Y* > Y1, chính phủ nước đó nên áp dụng chính sách tài khóa mở rộng với tỷ giá hối đoái tự do. • Tác động của chính sách tài khóa mở rộng: Chính phủ tăng chi tiêu G, tổng cầu AD tăng. Đường IS dịch phải từ IS0 sang IS2 i A
LM0 BP1
F i*
BP0
i1
E IS1
IS2
IS0 Y 0
Y1
Y*
Sinh viên: Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47DH2 – Đại học hàng hải
IS2 cắt LM0 tại điểm A. Do A nằm trên đường BP0 nên tại A có thặng dư cán cân thanh toán. Vì mức lưu động vốn tương đối cao nên luồn vốn vào ròng > mức giảm xuất khẩu ròng => Tỷ giá hối đoái e giảm làm xuất khẩu Ex giảm, do đó, tổng cầu AD giảm từ IS2 xuống IS1. Đồng thời BP dịch trái từ BP0 xuống BP1. Giao điểm của BP1; LM0 và IS1 là F ( Y*; i1). Tại F có cân bằng nội ngoại. Sản lượng đã tăng lên Y*. tuy nhiên lãi suất tăng từ i1 lên i*. Chính sách tài khóa mở rộng đạt hiệu quả. Câu 5: Trong nền kinh tế khối lượng vốn đầu tư nước ngoài đang tăng lên rất nhanh do chính sách thu hút vốn đầu tư. Hãy mô tả nền kinh tế trên bằng các biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu và nêu ra các giải pháp, chính sách phù hợp. I. Tác động của vốn đầu tư nước ngoài 1. Tác động tích cực - Góp phần làm tăng tổng vốn đầu tư ( I tăng), tăng kim ngạch xuất khẩu (X tăng) -> GDP tăng - Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp (u giảm). - Tác động đến các doanh nghiệp tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp => thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất => GDP tăng - Góp phần tăng thu ngân sách nhà nước => tài khoản vãng lai tăng, tài khoản vốn giảm và ổn định kinh tế vĩ mô => cán cân thanh toán có xu hướng về vị trí cân bằng (nước ta đang ở trong ình trạng thâm hụt cán cân thanh toán) 2. Tác động tiêu cực - Luồng vốn ngoại đã gây ra những lo ngại đối với ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là gia tăng lạm phát, đẩy tỷ giá hối đoái lên cao, đe dọa xuất khẩu và làm mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế. - Luồng vốn này tiềm ẩn nhiều rủi ro đảo chiều, nhất là trong điều kiện các giao dịch vốn được tự do hóa ở mức cao - Những biểu hiện dễ thấy nhất là tăng trưởng nền kinh tế quá nóng, kéo theo lạm phát; làm biến động và thay đổi cơ cấu tài trợ, tiềm ẩn rủi ro đối với sự ổn định cán cân thanh toán; đồng bản tệ có thể chịu sức ép lên giá, dẫn đến tính cạnh tranh của nền kinh tế bị kém đi. II. Chính sách kiến nghị Ø Để hạn chế mặt xấu của vốn đầu tư nước ngoài cần: Thứ nhất, trước khi thực hiện tự do hóa tài khoản vốn, cần mở cửa dần thị trường tài chính với bước đi thích hợp. Thứ hai, phải tiến hành cải cách liên tục hệ thống dịch vụ tài chính, trong đó đặc biệt chú ý đến tỷ giá, lãi suất, quản lý ngoại hối. Thứ ba, thực hiện khởi đầu tự do hóa giao dịch vốn bằng việc tự do hóa FDI, bởi bản thân dòng vốn này ít bị tác động hơn so với dòng vốn FII khi có biến động tài chính. Thứ tư, làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính - ngân hàng trước khi thực hiện tự do hóa giao dịch vốn quốc tế. Trường hợp đặc biệt, có thể đóng cửa các định chế tài chính yếu kém... Thứ năm, tự do hóa giao dịch vốn phải gắn liền với việc tăng cường kỷ luật tài chính; đồng thời tạo lập hạ tầng cơ sở cho thị trường tài chính. Thứ sáu, nên thực hiện các giao dịch vốn dài hạn trước khi tự do hóa các giao dịch vốn ngắn hạn.
Sinh viên: Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47DH2 – Đại học hàng hải
Ø Vốn đầu tư nước ngoài vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế do đó vẫn cần tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả 1. Tiếp tục đổi mới tư duy và đổi mới cách tiếp cận trong xây dựng chính sách đầu tư nước ngoài cho giai đoạn tới. 2. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài để có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực về thu hút Đầu tư nước ngoài. Các chính sách cần tập trung vào ba vấn đề: - Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trước hết cần nhanh chóng xóa bỏ sự phân biệt đối xử và tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi - Nhanh chóng hoàn thiện thị trường các nhân tố sản xuất, trước hết là thị trường vốn, thị trường lao động và thị trường bất động sản.. Sự kém phát triển của các thị trường này ở Việt Nam đang là một yếu điểm lớn và là một nguyên nhân đẩy chi phí sản xuất lên cao và giảm cơ hội tận đụng thời cơ kinh doanh. - Đẩy mạnh cải cách hành chính 3. Tạo cơ hội cho xuất hiện tác động tràn và tăng khả năng hấp thụ các tác động tràn tích cực của Đầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước. - Thay vì khuyến khích thu hút Đầu tư nước ngoài vào một số ngành như hiện nay, có lẽ nên quy định một số lĩnh vực cấm đầu tư và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực còn lại. - - Nhanh chóng thực hiện chương trình cổ phần hóa DNNN, tạo cơ hội và mở cửa hơn nữa cho sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời thực hiện tốt cam kết về giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan theo lộ trình hội nhập và tiến trình tự do hóa thương mại - Tiếp tục phân cấp việc ra quyết định cấp phép đầu tư và tăng qui mô dự án mà các cấp tương ứng được quyết định - Khuyến khích thu hút Đầu tư nước ngoài vào các vùng ngoài các trung tâm công nghiệp và đô thị lớn, trước hết nhằm giãn bớt mức độ tập trung cao ở các vùng này. - Tăng năng lực về R&D của doanh nghiệp trong nước để tăng khả năng hấp thụ công nghệ mới và thúc đẩy chuyển giao công nghệ thông qua nhiếu biện pháp - Nâng nhanh tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của cả nền kinh tế nói chung và của lao động trong các doanh nghiệp trong nước nói riêng để tăng khả năng đón nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. 4. Thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút các công ty đa quốc gia lớn có tiềm năng về công nghệ và tận dụng tối đa thế mạnh về R&D của các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. - Nhanh chóng cải cách các tổ chức R&D của nhà nước nhằm tăng năng lực của các tổ chức này, kể cả nhân lực sao cho đủ khả năng tiếp thu kiến thức và tiến bộ công nghệ mới. - Một mặt luôn cập nhập, phân tích và xử lý thông tin về các công ty lớn, nhất là công ty có khả năng về R&D hàng đầu trên thế giới, cũng như nghiên cứu chiến lược/kế hoạch về chuyển giao công nghệ, về phạm vi hoạt động và về đổi mới công nghệ của các công ty này. Việc này cần khuyến khích các tổ chức/doanh nghiệp quan tâm, nhưng cũng cần giao cho một cơ quan nhất định để theo dõi và phân tích có hệ thống. Đồng thời cần học tập kinh nghiệm của các nước về thu hút các công ty nước ngoài có tiềm năng về công nghệ. - Triển khai thực hiện nhanh Luật sở hữu trí tuệ và thực hiện nghiêm túc quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ bản quyền theo thông lệ quốc tế. - Để thu hút các công ty lớn có tiềm lực về công nghệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ, ngoài môi trường đầu tư chung đủ tạo lòng tin cho các nhà đầu tư cũng nên có chính sách ưu đãi đầu tư. Cách tiếp cận ở đây là không áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư tràn lan, mà ngược lại chỉ nên tập trung vào một vài lĩnh vực thỏa mãn các điều kiện được hưởng các ưu đãi này. Nhà nước cần đảm bảo việc thực hiện các chính sách ưu đãi, nhằm giảm thiểu chi phí giao dịch liên quan. Có nhiều biện pháp có
Sinh viên: Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47DH2 – Đại học hàng hải
thể áp dụng như ưu đãi về thuế, về cơ sở hạ tầng (đất đai và các dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng), chính sách ưu đãi liên quan đến lao động (thuế thu nhập cá nhân). - Rà sóat và đánh giá việc thực hiện các chính sách liên quan đến chuyển giao công nghệ trong giai đoạn vừa qua để rút ra các bài học về thành công và thất bại. Hiện nay Việt Nam đã có nhiều chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, tuy nhiên kết quả thực tiễn hoạt động thu được còn rất thấp. Điều đó chứng tỏ các chính sách này chưa phù hợp với thực tế. Câu 8: Trongmột nền kinh tế làn sóng bi quan của doanh nghiệp và người tiêu dùng lan rộng do sự bất ổn chính trị kéo dài. Hãy mô tả nền kinh tế trên bằng các biến số kinh tế chủ yếu và nêu ra giải pháp, chính sách phù hợp. Trong 1 quốc gia, các yếu tố tác động đến sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế không chỉ có biến nội sinh mà còn có các biến ngoại sinh. Một trong số đó là bất ổn chính trị Do những bất ổn chính trị gay gắt, tăng trưởng kinh tế Thái Lan đã giảm khá mạnh trong quý 2/2008 và Ngân hàng trung ương Thái Lan vừa dự báo, kinh tế nước này tiếp tục suy giảm trong nửa cuối năm nay.. Tình hình bất ổn nghiêm trọng tại Thái Lan với các cuộc biểu tình rầm rộ đang gây tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, khiến chỉ số trên thị trường chứng khoán đã giảm tới 24%, mức thấp nhất trong hơn 6 tháng qua. Đồng Baht Thái cũng giảm giá xuống mức thấp nhất trong vòng 1 năm trở lại đây. Trong khi đó, tổ chức định giá tín nhiệm hàng đầu trên thế giới Standard and Poors cho biết, họ đang cân nhắc việc hạ mức tín nhiệm về triển vọng kinh tế của Thái Lan từ mức “ổn định” xuống “tiêu cực.” Quý 2/2008, kinh tế nước này đã tăng chậm lại, ở mức 5,3%, so với mức 6,1% đã được điều chỉnh của quý trước đó. Tác động tiêu cực tới du lịch, đầu tư Lạm phát của Thái Lan trong tháng 7 vừa qua đã leo lên mức 9,2%, cao nhất trong vòng 10 năm, do giá nhiên liệu và lương thực đắt đỏ. Dự kiến, lạm phát trung bình trong cả năm nay sẽ khoảng 7,58,8%. Người dân và giới kinh doanh ở Thái Lan đang lo ngại, các cuộc biểu tình dẫn đến bạo động và đình công kéo dài sẽ làm xấu đi hình ảnh đất nước, gây thất thu lớn cho ngành du lịch và làm nản chí các nhà đầu tư nước ngoài. Thái Lan hiện có ngành du lịch đứng đầu khu vực Đông Nam Á, với doanh thu chiếm khoảng 6% GDP của đất nước. Nước này đã có kế hoạch thu hút lượng khách du lịch cao nhất từ trước tới nay, trong năm 2008. Tuy nhiên, nhiều khả năng mục tiêu đầy tham vọng cho ngành kinh tế mũi nhọn này của Thái Lan sẽ không thành hiện thực. Sau những bất ổn tuần qua, một số quốc gia như Singapore và Hàn Quốc, Australia đã khuyến cáo công dân của mình không nên du lịch Thái Lan tại thời điểm này, hoặc “cảnh giác cao độ” nếu sang Thái Lan. Đây là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy lượng khách du lịch tới Thái Lan có thể giảm mạnh. Kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới vừa cho thấy, tình trạng bất ổn chính trị đã làm giảm sức hấp dẫn của Thái Lan đối với các nhà đầu tư, với hơn 60% số người được hỏi cho rằng, sự không chắc chắn về các chính sách của Chính phủ đã khiến môi trường đầu tư nước này trở nên xấu đi trong năm 2007. Một số quan chức ngành dịch vụ tài chính Thái Lan cũng cho rằng, bức tranh bất ổn chính trị của Thái Lan hiện nay có thể khiến những nhà đầu tư mới phải cân nhắc nhiều hơn, nếu họ muốn đầu tư vào đây.
Sinh viên: Bùi Sỹ Trung – Lớp KTB47DH2 – Đại học hàng hải