Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Trong bất kì một chế độ xã hội nào, thuế luôn luôn là một công cụ thể hiện quyền lực của Nhà nước và là nguồn tài chính chủ yếu và tin cậy để phục vụ nhu cầu chi tiêu công cộng xã hội. Với tốc độ gia tăng và đa dạng hóa nhanh chóng về phát triển kinh doanh cùng với xu thế nhất thể hóa các khu vực và toàn cầu hóa nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi quốc gia nói riêng và khu vực nói chung đã đặt các nhà hoạch định chính sách kinh tế, tài chính trước những thách thức lớn lao đòi hỏi phải cải cách toàn diện. Hiện nay, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang phát triển với tốc độ cao, đi đầu trong mọi ngành nghề. Khu vực này đã tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân và ngày càng khẳng định vị trí tiên phong. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của trình độ sản xuất kinh doanh, hệ thống chính sách thuế và cách thức quản lý thuế có nhiều điểm tỏ ra không còn phù hợp. Điển hình đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp là hai nguồn thu chủ lực trong tổng nguồn thu thuế nhưng cũng lại là lĩnh vực bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập nhất. Trước bối cảnh này, hệ thống thuế nước ta đã có sự tiến triển không ngừng và ngày càng hoàn thiện đã có đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, cải cách thuế cần được kết hợp chặt chẽ và tương thích giữa chính sách và quản lý thuế vì một hệ thống chính sách dù có tiên tiến đến đâu cũng không phát huy được tác dụng nếu không phù hợp với trình độ quản lý và ngược lại, cải cách quản lý hành chính thuế cần được dựa trên một hệ thống chính sách thuế ổn định và rõ ràng. Do vậy, công tác quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp sao cho hiệu quả là vô cùng quan trọng, không những đảm bảo nguồn thu mà còn mang lại nhiều lợi ích xã hội. Đó là lý do em chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Tân Châu, tỷnh An Giang”. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Đề tài gồm có 3 phần chính: Phần mở đầu
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
1
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Phần nội dung Chương 1: Tổng quan về thuế Chương 2: Giới thiệu sơ lược về Chi cục thuế huyện Tân Châu Chương 3: Phân tích tình hình quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Tân Châu Chương 4: Đánh giá hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Tân Châu, tỷnh An Giiang. Phần kết luận 3. MỤC TIÊU NGHÊN CỨU: -
Để có thêm nhiều hiểu biết đối với hệ thống thuế và cách thức quản lý hành chính về thuế
-
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục.
-
Tìm ra những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý hiện nay.
-
Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: -
Phương pháp luận theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhìn nhận sự việc theo sự vận động và phát triển của nó.
-
Phương pháp tổng hợp số liệu dựa trên: các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các số liệu thống kê của Phòng Thống kê huyện.
-
Phương pháp so sánh: theo thời gian, theo chỉ tiêu…
-
Phương pháp liên hệ cân đối: dựa vào các mối liên hệ về lượng, về mức độ biến động giữa hai mặt của một yếu tố và quá trình quản lý.
-
Phương pháp đồ thị và biểu đồ: bằng hình ảnh, tính chất của đồ thị để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
2
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Chi cục thuế huyện Tân Châu thực hiện thu nhiều loại thuế, phí nhưng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng chứa đựng nhiều vướng mắc, bất cập. Do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Tân Châu, tỷnh An Giang trong 3 năm từ 2001 đến 2003.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
3
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA THU NGÂN SÁCH, THUẾ: Lịch sử xã hội loài người đã trải qua những giai đoạn tiến hoá và phát triển, trong quá trình đó thì sự hình thành Nhà nước là một tất yếu khách quan. Nhà nước là một phạm trù mang tính lịch sử, Nhà nước do giai cấp thống trị hình thành nên để cai trị những giai cấp đối kháng trong xã hội. Nhà nước xét ở khía cạnh phân công lao động xã hội là một bộ máy tổ chức với nhiều hệ thống cơ quan có chức năng nhiệm vụ khác nhau để tổ chức cai quản xã hội. Để hoạt động được, bộ máy Nhà nước cần nguồn tài chính để chi tiêu, trước hết là chi cho việc duy trì và củng cố bộ máy từ trung ương đến địa phương, chi cho những công việc thuộc chức năng Nhà nước như: chi đầu tư phát triển, chi an ninh quốc phòng, các vấn đề phúc lợi xã hội…Ngày nay, xã hội càng phát triển thì nhu cầu chi tiêu càng lớn, cả về phát triển chiều rộng lẫn chiều sâu cho tất cả lĩnh vực. Như vậy, vấn đề được đặt ra là thu từ đâu để phục vụ cho chi tiêu? Bộ máy Nhà nước gồm những người chuyên công tác quản lý điều hành chứ không trực tiếp sản xuất trong khi thu nhập của xã hội do các tầng lớp dân cư tạo ra. Lịch sử cho thấy có 3 hình thức động viên một phần thu nhập của xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, đó là: quyên góp, vay của dân và dùng quyền lực buộc dân đóng góp. Quyên góp thì dựa trên tinh thần tự nguyện, vay thì phải trả mà trả thì lại phải tìm nguồn thu. Cho nên lịch sử cũng cho thấy hình thức thứ 3 là hữu hiệu và hiệu quả nhất. Và hình thức buộc dân đóng góp chính là thuế. Từ những nhận định trên cho thấy, thuế là một sản phẩm tất yếu của sự phân công lao động xã hội. Thuế ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước, vì Nhà nước và do Nhà nước. Nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan vì vậy thuế cũng là một tất yếu khách quan với chức năng chủ yếu và đầu tiên là nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho Nhà nước. Nhà nước và thuế là hai phạm trù luôn gắn liền với nhau. Sử dụng thuế làm công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế là sự cần thiết khách quan đối với mọi Nhà nước. Nhưng mức độ và nội dung sử dụng ở các nước
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
4
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
thì không hoàn toàn giống nhau; mà nó tuỳ thuộc vào từng Nhà nước nhất định, với tình hình kinh tế- xã hội nhất định và định hướng phát triển kinh tế cụ thể trong từng thời kỳ lịch sử. Hiện nay, tuỳ góc độ mà có các khái niệm khác nhau về thuế, đứng ở góc độ pháp luật thì: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các thể nhân và pháp nhân, được Nhà nước qui định thông qua hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước”. Đồng thời thuế là công cụ điều tiết kinh tế linh hoạt nhạy bén và hiệu quả. Tính hợp lý của các hình thức và biện pháp thuế khiến cho thuế trở thành công cụ điều tiết sắc bén, đa diện và thâm nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế. 1.2 BẢN CHẤT CỦA THUẾ: Bản chất của thuế gắn liền với bản chất của Nhà nước. Nhà nước mang bản chất nào thì thuế mang bản chất của giai cấp mà Nhà nước đó đại diện. Trong xã hội phong kiến, Nhà nước vương quyền dùng thuế là phương tiện bóc lột, vơ vét của nhân dân bị trị để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu theo ý chí riêng của giai cấp mình mà không quan tâm đến lợi ích nhân dân. Đến xã hội tư bản, cũng là xã hội có giai cấp đối kháng là tư sản- vô sản, thuế đã đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế xã hội, thực hiện được nhiều chức năng của nó nhưng xét về bản chất vẫn phục vụ cho giai cấp tư sản- giai cấp thống trị. Nhà nước ta là Nhà nước của dân do dân và vì dân nên thuế nước ta mục tiêu cuối cùng cũng phục vụ lợi ích nhân dân. Quan điểm của Nhà nước ta về thuế là việc động viên vào ngân sách Nhà nước phải vừa hài hòa về lợi ích kinh tế và xã hội, vừa đảm bảo nguồn thu tài chính để Nhà nước thực hiện các chức năng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng. 1.2.1 Bản chất kinh tế: Thuế là một bộ phận thu nhập của xã hội được tập trung để phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Kinh tế là cơ sở của thuế, thuế gắn chặt chẽ với sản xuất, kinh doanh và kiểm soát thu nhập của mọi tổ chức và cá nhân để động viên và điều hoà thu nhập, điều tiết kinh tế (điều tiết sản xuất và tiêu dùng). Nguồn thu từ thuế cho ngân sách Nhà nước chỉ có thể tăng nhiều và
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
5
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
nhanh trên cơ sở kinh tế được phát triển và đạt hiệu quả cao. Ngược lại, qua thu thuế phải góp phần kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy thực hành tiết kiệm về mọi mặt trong sản xuất và tiêu dùng một cách hợp lý để tạo nguồn thu thuế ngày càng lớn hơn. Chính vì vậy nếu Nhà nước tăng mức động viên thuế quá cao chỉ nhằm mục đích đơn thuần tăng thu ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước mà bỏ qua yêu cầu đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế thì thường gặp thất bại, dễ dẫn đến hậu quả xấu về nhiều mặt. 1.2.2
Tính cưỡng chế của thuế:
Đây là một phạm trù độc đáo và có nét riêng. Tính cưỡng chế được thể hiện thông qua các điều khoản pháp luật. Thuế không thể xây dựng trên và dung hòa với tư tưởng tự nguyện; khoản thuế thu được không thể trông chờ vào thiện chí hay nhiệt tình của dân chúng đối với Nhà nước. Thuế thể hiện ý chí toàn dân chứ không riêng ai cả. 1.2.3 Tính không có đối giá trực tiếp: Nộp thuế cho Nhà nước không giống chi tiền mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng riêng tư. Nộp thuế là một nghĩa vụ không thể thoái thác và khối lượng các lợi ích mà người nộp thuế nhận được từ Nhà nước không liên quan gì đến khối lượng thuế đã chi trả. Người nộp thuế không nhận lại được lợi ích tương xứng với khoản họ đóng góp. Khoản tiền từ thuế sẽ được Nhà nước sử dụng vào những mục tiêu chiến lược và lâu dài, nó quay lại phục vụ cho người dân nhưng gián tiếp và rất khó nhận thấy. 1.2.4 Thuế được dùng vào chi tiêu công cộng: Đặc tính này giảm nhẹ ý niệm cưỡng bức của thuế. Ngày nay, quyền lực công cộng đã thuộc về toàn thể dân chúng, bộ máy Nhà nước do dân chúng điều khiển nên việc nộp thuế và sử dụng tiền thu thuế cũng do dân chúng quyết định. Ngoài một phần cung cấp cho quản lý hành chánh, đại bộ phận thuế thu được chuyển giao lại cho người dân khi Nhà nước chi ngân sách cho văn hoá, thông tin, thể dục thể thao,giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội cho các chương trình nghiên cứu khoa học, chống ô nhiễm môi trường, chống tệ nạn xã hội…Ví dụ như tổng thu trên địa bàn An Giang năm 2003 là 1.892.010 triệu đồng, trong đó
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
6
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
thu từ thuế, phí và lệ phí là 444.000 triệu đồng, chiếm 23,47% tổng thu ngân sách Nhà nước của tỷnh. Số tiền phục vụ chi quản lý hành chính là 100 tỷ đồng, chi giáo dục đào tạo là 359,5 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển 654,6 tỷ đồng, chi y tế là 78 tỷ…Tổng chi lên đến 1.642,7 tỷ đồng, chiếm 86,82% so tổng thu. Điều này cho thấy nguồn thu từ thuế chủ yếu phục vụ cho chi tiêu công cộng. 1.2.5 Tính vĩnh viễn: Nộp thuế cho Nhà nước không giống cho Nhà nước vay nên không thể đòi lợi tức và vốn đáo hạn. Thuế được dùng vào tài trợ công chi, mà phần lớn công chi là những khoản cấp phát, cho không. Trên ý nghĩa đó, đóng thuế cho chính phủ là san sẻ một phần gánh nặng công chi. Xét về bản chất, thuế là một hình thức tái phân phối thu nhập xã hội do các doanh nghiệp và dân chúng sáng tạo hình thành nên ngân sách Nhà nước, nhằm tài trợ các nhu cầu chi tiêu công cộng. Xét về hiện tượng thuế là quá trình chuyển dịch một chiều thu nhập xã hội từ khu vực tư vào khu vực công cộng. Như vậy nộp thuế thực chất là quá trình chuyển dịch chi tiêu tư thành chi tiêu vì lợi ích chung. Tái phân phối thu nhập xảy ra khi một tư nhân đóng một khoản tiền thuế cho Nhà nước và nhận lại không tương xứng phần “lợi ích” từ công chi. Nếu tư nhân đó nhận được “lợi ích” từ công chi tương xứng với số tiền thuế anh ta đã nộp thì không có sự tái phân phối. Tái phân phối thu nhập xã hội gồm: tái phân phối theo chiều dọc và tái phân phối theo chiều ngang. Tái phân phối theo chiều dọc nhằm san sẻ thu nhập của các doanh nghiệp và cá nhân giàu; tái phân phối chiều ngang nhằm điều hòa thu nhập của các doanh nghiệp và cá nhân các ngành, lĩnh vực hoặc các giới khác nhau. Trên thực tế những khác biệt giữa hai loại thuế là rất mờ nhạt. Tóm lại, thuế là một đặc quyền chỉ thuộc Nhà nước và thể hiện sức mạnh của Nhà nước trong dời sống xã hội. Nhà nước dùng thuế để tái phân phối thu nhập xã hội và điều chỉnh kinh tế vĩ mô. 1.3 VAI TRÒ CỦA THUẾ Nền kinh tế các nước trên thế giới hiện nay diễn ra đều có sự quản lý của Nhà nước, mức động viên tùy từng quốc gia nhưng không ai có thể phủ
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
7
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
nhận vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế. Và tích cực hay tiêu cực thể hiện trội hơn thì tuỳ từng phương thức điều hành, quản lý. Thuế cũng vậy, bản thân thuế cũng chứa đựng những mâu thuẫn nội tại; vai trò của thuế là rất to lớn, rất quan trọng nhưng đến mức nào còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Vai trò của thuế hiện nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm, đôi khi trái ngược nhau. Nhưng nhìn chung toàn bộ hệ thống thuế trong cơ chế thị trường có các vai trò cơ bản sau: 1.3.1 Thuế là nguồn thu chủ yếu, ổn định của ngân sách Nhà nước: Thuế đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Thuế là công cụ chủ yếu để tập hợp và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc đân theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thuế được thu dựa trên cơ sở thu nhập xã hội nên nền kinh tế phát triển ổn định thì nguồn thu cũng ổn định. Với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, hệ thống thuế phải bao quát hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguồn thu nhập, mọi tiêu dùng xã hội để đảm bảo thu đầy đủ và hợp lý. Như vậy, để đảm bảo thuế là nguồn thu chủ yếu, ổn định của ngân sách Nhà nước thì cần có chính sách, hệ thống thuế phù hợp với khả năng của nền kinh tế, với sức đóng góp của nhân dân và giúp thực hiện mục tiêu kinh tế tăng trưởng cao và ổn định. Điểm giống nhau và khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí: Thuế, phí và lệ phí giống nhau ở chỗ đều là khoản thu của ngân sách Nhà nước ; đều là một phần thu nhập của tổ chức, cá nhân đóng góp cho Nhà nước; đều chứa đựng tính quyền lực của Nhà nước… Ngoài ra, thuế và phí, lệ phí về mặt kinh tế còn khác nhau về mục đích sử dụng số tiền thu được và tính hoàn trả cho người nộp: mọi khoản thuế thu được đều tập trung vào ngân sách Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước, nguồn thu cho mọi loại thuế không gắn với một mục đích chi nhất định. Trong khi phí, lệ phí thường gắn với một mục tiêu chi cụ thể cho một hoạt động cụ thể của Nhà nước. Mặt khác thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp và ngang giá như phí, lệ phí, chỉ khi được hưởng lợi ích hay dịch vụ công cộng mới phải nộp phí, lệ phí và khi phát sinh nhu cầu thì mới thu.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
8
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Từ đó cho thấy, thuế là nguồn thu cơ bản của Nhà nước, các khoản thu khác như phí, lệ phí chỉ mang tính hỗ trợ và được xem là khoản thu để giảm chi. 1.3.2
Thuế góp phần điều chỉnh nền kinh tế:
Ngoài việc huy động cho thu ngân sách Nhà nước, thuế còn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và thu nhập nên căn cứ vào từng tình huống kinh tế, Nhà nước có thể sử dụng thuế làm công cụ điều chỉnh nền kinh tế. Lúc nền kinh tế đang tăng trưởng cao thì một chính sách tăng thuế sẽ ức chế sự phát triển ngay lập tức. Ngược lại, trong hoàn cảnh kinh tế sa sút, sản xuất trì trệ thì việc hạ thấp thuế sẽ có tác dụng nâng cao nhu cầu, xúc tiến phục hưng nền kinh tế. Đấy là những ví dụ đơn giản về tác động của chính sách thuế đối với nền kinh tế. Trong thực tế thì một cơ chế thuế có rất nhiều tác động đối với mọi thành phần kinh tế. Do vậy, cần ban hành chính sách thuế trên tầm nhìn tổng quan có sự tác động qua lại giữa các mặt kinh tế- chính trị- xã hội để Nhà nước có thể chủ động phát huy vai trò điều hòa, thúc đẩy kinh tế phát triển. Các qui định về đối tượng, pham vi đánh thuế, thuế suất, điều kiện miễn, giảm thuế… Xét về hiện tượng thì mang tính cưỡng chế nhưng bản chất là nhằm điều chỉnh những quan hệ kinh tế nhất định, nhằm khuyến khích hay hạn chế đầu tư vào ngành nghề, sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Bởi đơn giản là, người nộp thuế sẽ thấy đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Tóm lại, thông qua thuế Nhà nước tác động tích cực đến việc thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở tận dụng và sử dụng hợp lý mọi nguồn nhân lực, vật lực của đất nước trong việc điều chỉnh quan hệ cung cầu và cơ cấu kinh tế. 1.3.3
Thuế góp phần đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội:
Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư để đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, không có những đặc quyền, đặc lợi bất hợp lý cho đối tượng nào.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
9
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Sự bình đẳng và công bằng thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân có điều hoạt động, hoàn cảnh khác nhau thì sự bình đẳng, công bằng phải được xét đoán dựa trên nhiều yếu tố chứ không chỉ dựa vào mức thuế suất hay phạm vi đánh thuế. Cần phân biệt rõ giữa công bằng xã hội và bình quân chủ nghĩa- mọi người nộp thuế như nhau mới là công bằng thì không đúng. Ví dụ như đánh thuế cao lên người có thu nhập cao nhưng đồng thời cần có những qui định khác để khuyến khích họ đầu tư chất xám, đầu tư vốn, cải tiến kĩ thuật- công nghệ để ngày càng nâng cao thu nhập thì đã là công bằng. Bình đẳng, công bằng xã hội không chỉ là đạo lý, lý thuyết mà phải được biểu hiện bằng Luật pháp, chế độ, qui định rõ ràng của Nhà nước để buộc mọi người phải tuân theo, điển hình là thuế. Công bằng còn thể hiện ở việc Nhà nước có những biện pháp chống thất thu hiệu quả; chế độ miễn, giảm thuế hợp lý; kiểm tra xử lý nghiêm minh những vụ vi phạm; khắc phục tình trạng cửa quyền, móc ngoặc, tham ô… của cán bộ thuế;... 1.4 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP: 1.4.1 Hệ thống thuế ở Việt Nam hiện nay: Từ giữa những năm 80, cùng với công cuộc mở của và đổi mới nền kinh tế, hệ thống thuế Việt Nam đã được nghiên cứu và đến năm 1990- một hệ thống thuế được hình thành bao gồm chính sách thuế và hệ thống quản lý thuế. Giai đoạn này đã có được một hệ thống thuế tương đối hoàn chỉnh. Đến nay, hệ thống pháp luật về thuế đã được hoàn thiện hơn, gồm các luật thuế chủ yếu như: luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; luật thuế giá trị gia tăng; luật thuế tiêu thụ đặc biệt; luật thuế thu nhập doanh nghệp; luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; luật thuế tài nguyên; thuế nhà đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; một số hình thức thu phí và lệ phí. Phân theo góc độ người nộp thuế thì có thể chia thuế làm 2 loại: thuế trực thu và thuế gián thu:
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
10
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp trên thu nhập của người nộp thuế. Thuế trực thu có bản chất kinh tế là người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế, thường là thuế thu nhập, thuế tài sản…Thuế trực thu có những ưu điểm như: động viên thu nhập của từng tổ chức, cá nhân có thu nhập nên đảm bảo được công bằng xã hội, người có thu nhập cao thì nộp nhiều và ngược lại. Mặt khác, thuế trực thu cũng có những tồn tại như: tính toán phức tạp; dễ bị phản ứng tiêu cực từ phía người nộp; diện quản lý thu thuế rộng nên thường tốn nhiều công sức nhưng hiệu quả thấp… Thuế gián thu là loại thuế Nhà nước thu vào người tiêu dùng nhưng không trực tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng mà thu giá tiếp qua người bán hàng hóa, dịch vụ. Bản chất kinh tế của thuế gian thu là người nộp thuế không phải là người chịu thuế mà người chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Thuế gián thu thường là thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…Thuế gián thu có những ưu điểm như: nghiệp vụ tính thuế và thu thuế đơn giản; người tiêu dùng khó nhận biết là mình nộp thuế nên ít phản ứng hơn. Trái lại, thuế gián thu có nhược điiểm là tính lũy thoái của nó. Vì thuế gián thu đánh như nhau trên cùng một loại hàng hóa và số lượng như nhau thì chịu thuế như nhau, nhưng thực chất tỷ lệ động viên thuế gián thu so với thu nhập thì người giàu chịu thấp hơn người nghèo, người có thu nhập càng cao thì tỷ lệ nộp thuế gián thu trên thu nhập càng thấp. Chính vì vậy, để động viên thuế từ tất cả mọi người trong xã hội, người ta sử dụng thuế gián thu cùng với thuế trực thu hợp thành hệ thống thuế thống nhất, trong đó các loại thuế vùa thực hiện nhiệm vụ chính của mình vừa hỗ trợ nhau để phát huy tác dụng đồng bộ của cả hệ thống thuế. Một số loại thuế điển hình và tác dụng của chúng: Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao có tác dụng góp phần thực hiện công bằng xã hội; điều tiết một phần thu nhập từ người có thu nhập cao sang người có thu thấp hoặc không có thu nhập thông qua các công tác an sinh xã hội.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
11
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Thuế tiêu thụ đặc biệt có tác dụng là nguồn thu quan trọng của ngân sách; là công cụ để Nhà nước hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội theo hướng có hiệu quả; hạn chế, tiết kiệm đối với những hàng hóa xa xỉ… Thuế tài nguyên có tác dụng góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả; góp phần bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên quốc gia; dùng nguồn thu này để thực hiện các biệp pháp bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên. 1.4.2 Thuế giá trị gia tăng: Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực hiện nay ở Việt Nam thay cho Thuế doanh thu trước đây. Nước ta áp dụng thuế giá trị gia tăng đặt căn bản trên hóa đơn. Có ý kiến cho rằng thuế giá trị gia tăng nên được coi là một phương pháp đánh thuế mới hơn là một sắc thuế độc lập, bởi vì theo giáo sư Mel Kraus của trường đại học Amsterdam và Petet O’Brien, nhà kinh tế học tại Geneva thì:” Khái niệm thuế giá trị gia tăng có liên quan đến phương pháp hành thu chứ không liên hệ đến một thứ thuế riêng biệt thuộc một nhóm đặc biệt hay một hoạt động kinh tế đặc biệt theo như nhiều người vẫn tưởng…Về bản chất,thuế giá trị gia tăng không phải là một thứ thuế đánh trên chi phí tiêu thụ mà cũng không phải là một thứ thuế đánh trên lợi tức xuất phát từ các yếu tố sản xuất, nó vốn là một cách thức đánh thuế trên căn bản từng cái một, từng giai đoạn một nhằm tránh cách đánh thuế hai lần”. Vậy, “thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Thực chất đó là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất lưu thông hàng hóa kể từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến thành phẩm và cuối cùng là cho đến giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà có người gọi đó là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước.Thuế giá trị gia tăng được phép tính cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng gánh chịu.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
12
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu). Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng: là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất Giá tính thuế được xác định dựa trên đặc điểm, tính chất, hay phương thức bán hàng… của hàng hóa, dịch vụ. Các qui định đưa ra được dựa sát vào thực tế kinh doanh của từng ngành, nghề cụ thể nên đảm bảo công bằng, hợp lý đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Thuế suất hiện nay có các mức khác nhau, mức thuế suất thấp hay cao tuỳ vào mức khuyến khích của Nhà nước đối với những ngành, nghề, loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau nhiều hay ít. Diển hình như đối với hàng xuất khẩu, mức thuế suất hiện nay là 0% do Nhà nước đặc biệt khuyến khích xuất khẩu bởi nguồn thu từ xuất khẩu đóng góp rất lớn cho tổng thu nhập quốc dân, cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Phương pháp tính thuế: Thuế giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo 2 phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Sở dĩ cần có 2 phương pháp là vì có những cá nhân, tổ chức kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để làm căn cứ xác định thuế giá trị gia tăng đầu ra và thuế giá trị gia tăng đầu vào để tính theo phương pháp khấu trừ. ♦ Phương pháp khấu trừ thuế: Theo phương pháp này, số thuế giá trị gia tăng phải nộp được xác định bằng thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Thuế giá trị gia tăng đầu vào được xác định căn cứ vào hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ để kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Còn thuế giá trị gia tăng đầu ra thì dựa trên hóa đơn bán hàng.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
13
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Số thuế phải nộp= Thuế giá trị gia tăng đầu ra – Thuế giá trị gia tăng đầu vào
Thuế giá trị gia tăng đầu ra= Giá tính thuế hàng hóa dịch vụ bán ra x Thuế suất
Thuế giá trị gia tăng đầu vào = Tổng số thuế giá trị gia tăng đã thanh toán được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu
♦ Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng: Theo phương trực tiếp trên giá trị gia tăng thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp được xác định bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó. Để tính được số thuế phải nộp theo phương pháp này thì phải tính được giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra xác định dựa trên doanh thu và chi phí. Chúng được xác định như sau: Số thuế phải nộp= Giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ x Thuế suất thuế giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ = Giá thanh toán hàng - Giá thanh toán của hóa dịch vụ, bán ra hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng
Các cơ sở kinh doanh phải tuân thủ các điều luật về đăng ký nộp thuế, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế như: Đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Kê khai thuế giá trị gia tăng từng tháng và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trong 10 ngày đầu của tháng tiếp theo. SVTH: Lý Thị Thùy Trang
14
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Nộp thuế đầy đủ đúng quy định vào ngân sách Nhà nước. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 25 của tháng tiếp theo. Thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Ưu điểm của thuế giá trị gia tăng : Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng không một ai có thể phủ nhận tính tích cực của thuế giá trị gia tăng đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Một số ưu điểm của thuế giá trị gia tăng như: tính trung lập của thuế đối với qui trình sản xuất, kinh doanh khác nhau thông qua việc xoá bỏ các vấn đề thuế đánh chồng thuế. Thuế giá trị gia tăng ít mang phản ứng nặng nề về phía người chịu thuế lẫn người nộp thuế, bởi đánh thuế theo phương pháp này, dưới hình thức một loại thuế gián thu mà người nộp thuế không phải chịu thuế được đánh giá là cách đánh thuế khôn ngoan, tiện lợi; thuế giá trị gia tăng dễ hành thu vì gánh nặng của thuế được chuyển qua từng công đoạn để cuối cùng qui vào người tiêu thụ sản phẩm; sự đơn giản trong công tác quản lý thu thuế; thuế giá trị gia tăng là loại thuế trung tính đối với độ dài ngắn của qui trình sản xuất và phân phối, nhưng lại không trung tính về mặt kinh tế do đó tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế; thuế giá trị gia tăng được chấp nhận tương đối dễ dàng và ít có trường hợp gian lận, ngoại trừ khu vực có qui mô nhỏ và khu vực cung ứng dịch vụ, khu vực có nhiều hoạt động ngầm không khai báo. Tác dụng: Thuế giá trị gia tăng có những tác dụng cơ bản như: không thu trùng như thuế doanh thu, bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước, kích thích xuất khẩu (thuế xuất 0%), không phải là một khoản chi phí (ngoại trừ các trường hợp nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo phương pháp trực tiếp) do đó khôn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành nhằm đảm bảo bao quát và điều tiết được tất cả các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của các cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Thuế thu nhập doanh SVTH: Lý Thị Thùy Trang
15
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
nghiệp còn nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất trong nước bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác, thuế thu nhập doanh nghiệp tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm: doanh nghiệp Nhà nước; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; doanh nghiệp có vốn dầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp tư nhân; hợp tác xã; tổ hợp tác; tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu và thuế suất: Thu nhập chịu thuế bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài. Xác định thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
= Doanh thu để tính thu - Chi phí hợp lý + Thu nhập chịu nhập chịu thuế trong
trong
kỳ tính thuế
thuế
kỳ
tính
thuế khác trong kỳ tính thuế
16
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Trong đó: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Chi phí hợp lý là các chi phí là các chi phí có liên quan đến sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ được pháp luật thừa nhận. Thu nhập chịu thuế khác bao gồm: thu nhập từ chênh lệch mua, bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất; lãi từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; kết dư cuối năm các khoản dự phòng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ nay đòi được; thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; các khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra và các khoản thu nhập khác. Cơ sở kinh doanh có những trách nhiệm như: Đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với việc đăng ký thuế giá trị gia tăng . Kê khai thuế: Hàng năm, cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, có chia ra từng quý theo mẫu của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 25 tháng1; nếu tình hình sản xuất, kinh doanh trong năm có sự thay đổi lớn thì cơ sở kinh doanh phải báo cáo cơ quan thuế trực tiếp quản lý để điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm và từng quý. Trong trường hợp cơ quan thuế kiểm tra phát hiện việc kê khai thuế của cơ sở kinh doanh chưa phù hợp thì có quyền ấn định số thuế tạm nộp cả năm và từng quý. Nộp thuế: cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế hàng quý theo bảng tự kê khai hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách Nhà nước. Thời hạn nộp thuế hàng quý chậm nhất là ngày cuối quý. Quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
17
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng rộng rãi đối các cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong sự phát triển của nền kinh tế, tích lũy của các đơn vị kinh tế ngày càng tăng lên sẽ là cơ sở tăng thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước. Và góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi cho nền kinh tế. Điều này thể hiện qua việc thiết kế thuế suất chung cho các ngành nghề và thực hiện miễn, giảm thuế khuyến khích tái đầu tư vào sản xuất. Đồng thời, đảm bảo phân phối công bằng, hợp lí giữa các cơ sở kinh doanh kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế, từ đó tạo động lực phát triển sản xuất. Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thuế trực thu liên quan trực tiếp đến lợi nhuận, nguồn vốn tích lũy của các doanh nghiệp. Một chính sách thu quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự mở rộng đầu tư sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, do yêu cầu phải xác định những chi phí hợp lý một cách chính xác để tính thu nhập chịu thuế nên về mặt nghiệp vụ quản lý đối với loại thuế này rất phức tạp nếu bộ máy quản lý không hoàn chỉnh. Vì vậy, cùng với sự phát triển kinh tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường đầu tư, mở rộng phát triển sản xuất và thúc đẩy hạch toán kinh doanh. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã được hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa bằng việc áp dụng một mức thuế suất thống nhất cho ngành, thiết lập một qui chế rõ ràng về việc xác định thu nhập chịu thuế, nhất là xác định các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ. Các trường hợp miễn, giảm thuế ngày càng được sửa đổi, hoàn thiện.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
18
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHI CỤC THUẾ HUYỆN TÂN CHÂU 2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH AN GIANG: 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và hành chính: An Giang là vùng đất mới và còn rất trẻ so với các vùng khác của đất nước. An Giang nằm ở vùng Tây Nam Bộ, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, là tỷnh biên giới có nhiều dân tộc và tôn giáo. Ngoài ra, An Giang còn nằm ở hạ lưu lưu vực sông Mê Kông nên bị ảnh hưởng nhiều bởi lũ lụt, sụt lở bờ sông… Tỷnh An Giang có thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, 9 huyện và 140 đơn vị hành chính cơ sở (118 xã,11 phường, 11 thị trấn). 2.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội những năm vừa qua: Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP tỷnh An Giang qua 3 năm ĐVT: % Năm
2002
2003
4,52 10,54
9,13
Khu vực nông nghiệp (%)
-0,51 10,33
2,75
Khu vực công nghiệp-xây dựng (%)
11,65 10,84 12,77
Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
Khu vực dịch vụ (%)
2001
7,04 10,63 13,58
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Châu Năm 2002, tỷnh An Giang đứng trước thách thức vô cùng khó khăn là GDP năm 2001 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 12 năm qua, chỉ đạt 4,52%. Trong đó khu vực nông nghiệp là thế mạnh to lớn của tỷnh lại tăng trưởng âm do lũ tăng cao đột ngột và kéo dài, thêm vào đó lại gặp khó khăn cho đầu ra của con cá. Trước những thách thức này, tỷnh ủy vẫn tích cực, chủ động cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự nỗ lực, quyết tâm của nhân dân vượt qua thử thách đã đạt được những thành quả đáng tự hào là GDP tăng trưởng 10,54%, đạt mức cao nhất trong 6 năm qua, kể từ năm 1996, đã phục hồi một cách tuyệt vời nền kinh tế tỷnh giảm sút liên tiếp trong 4 năm qua, nhất là năm 2001.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
19
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Đến năm 2003, tăng trưởng tiếp tục đạt 9,13% với tổng sản phẩm trong tỷnh (GDP) đạt 13.190.244 triệu đồng (theo giá hiện hành), vượt so với chỉ tiêu 8,5% Đạt được sự tăng trưởng cao khi đứng trước hàng loạt những khó khăn là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn tỷnh ra sức khắc phục bất lợi, tập trung khai thác thế mạnh tỷnh nhà đem lại thành quả vô cùng to lớn. Cụ thể đối với từng khu vực trong năm 2003 như sau: Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 37,65% với các ngành chủ lực đều tăng cao, nhất là 2 ngành mũi nhọn lúa và cá. Mặc dù năm 2003 ngành thủy sản An Giang gặp rất nhiều khó khăn do vụ kiện bán phá giá cá da trơn từ phía Mỹ từ đó Mỹ áp đặt mức thuế suất cao, đặt ra trước mắt những khó khăn còn to lớn hơn nhưng con cá vẫn tìm được đầu ra nhờ quay lại thị trường nội địa và chủ động tìm kiếm thị trường mới trên thế giới. Khu vực công nghiệp- xây dựng chiếm tỷ trọng 12,73%, sản xuất công nghiệp năm nay ổn định và đạt mức tăng trưởng khá 14,52%. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Nhờ sự tăng trưởng khu vực nông nghiệp kích thích, tạo điều kiện cho khu vực công nghiệp- xây dựng tăng trưởng theo nhờ giá lúa cao làm tăng sức mua của nhân dân làm cho thị trường nội địa sôi động, sản xuất phát triển. Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 49,62%, xấp xỉ 50%. Hoạt động kinh doanh năm 2003 tiếp tục phát triển, nổi bật là hoạt động xuất khẩu đạt tốc độ tăng 24,21% so cùng kỳ, đạt kim ngạch 183 triệu USD. Xuất khẩu gạo thuận lợi, nông dân có lợi nhuận, tác động tích cực đến sản xuất, mức lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ tăng 15,64% so cùng kỳ. Một yếu tố không kém phần quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển là vốn. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong việc cung vốn đúng nơi, đúng lúc. Ngoài ra, tỷnh còn đạt được những chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2003 như: Thu ngân sách trên địa bàn tỷnh đạt 1.080.000 triệu đồng, tăng 17% so 2002, trong đó thu thuế ngoài quốc doanh đạt 250.000 triệu đồng tăng 27,92% so cùng kỳ. Đây là năm đầu tiên thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 1000 tỷ đồng.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
20
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Đồng thời, GDP bình quân đầu người đạt 6,147 triệu đồng, tăng 14,65% so 2002, tăng 2,74% so kế hoạch.Giải quyết việc làm cho 25.000 lao động, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 5,2% và kế hoạch 2004 chỉ còn 4,2%. Các lĩnh vực văn hóa- xã hội cũng có những bước tiến đáng ghi nhận và đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao về mọi mặt. Tóm lại, tuy vẫn còn đó những thách thức, nguy cơ nhưng sự phát triển trong những năm vừa qua đã tạo một nền tảng vững chắc và tín hiệu tốt cho một tương lai phát triển ổn định, bền vững của tỷnh. Đồng thời cần tìm ra giải pháp phát huy tiềm năng vô cùng to lớn về nhân lực, vật lực chưa được khai thác tốt của tỷnh ta. 2.2
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH AN GIANG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN: 2.2.1 Đặc điểm tự nhiên và hành chính:
Tân Châu là huyện đầu nguồn, thường gánh chịu những đợt lũ sớm đổ về. Huyện Tân Châu cách trung tâm tỷnh An Giang khoảng 40 km về hướng Đông- Nam. Tân Châu có phía Bắc giáp biên giới Campuchia, phía Đông giáp sông Tiền, phía Nam giáp huyện Phú Tân, phía Tây giáp sông Hậu và huyện An Phú. Vì vậy, Tân Châu từ xưa đến nay vẫn giữ vị trí quốc phòng quan trọng. Huyện lại có địa hình thấp nên vào mùa lũ từ khoảng tháng 7 đến tháng 9 thường chịu nhiều thiệt hại về của cải, vật chất ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Ngược lại, cũng do lũ đất đai được bù đắp lượng phù sa màu mỡ và dòng nước sông Tiền cũng mang đến nguồn thuỷ lợi dồi dào. Tiền thân huyện Tân Châu là huyện Phú Châu, sau tách thành huyện Tân Châu và huyện An Phú. Tân Châu có một thị trấn và 9 xã gồm: thị trấn Tân Châu, xã Vĩnh Hoà, xã Phú Lộc, xã Vĩnh Xương, xã Tân An, xã Long An, xã Châu Phong, xã Lê Chánh, xã Phú Vĩnh, xã Long Phú. Huyện Tân Châu có tổng diện tích tự nhiên là 16.110 ha. Dân số toàn huyện đạt 159.068 người trong đó số người trong độ tuổi lao động là 94.343 người, nữ chiềm tỷ lệ 51,44%. Mật độ dân cư là 1.013 người/ km2
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
21
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Do vậy, huyện có dân cư đông đúc và chủ yếu sống bằng nghề nông và thương mại- dịch vụ. 2.2.2 Tình hình kinh tế- xã hội và định hướng phát triển: Phát huy thành tích đạt được năm 2002, cùng với sự quan tâm của trung ương, của tỷnh đầu tư cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội đã tạo điều kiện cho nền kinh tế huyện Tân Châu năm 2003 đạt tốc độ tăng trưởng là 10,6%. Năng lực và trình độ các ngành kinh tế đã được nâng lên, các chính sách và cơ chế mới được hoàn thiện có tác động tích cực trong việc huy động nguồn nhân lực cho đầu tư phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, văn hóa- xã hội có nhiều tiến bộ, tình hình an ninh, trật tự ổn định. Những kết quả chủ yếu trong năm 2003 như: Tổng sản phẩm gia tăng (VA-GDP) đạt 902.681 triệu đồng, tăng 10,6%. Nâng GDP bình quân đầu người từ 5,120 triệu đồng lên 5,695 triệu đồng.Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 70.233 triệu đồng, tăng 16,81% so cùng kỳ; trong đó thu từ kinh tế địa bàn đạt 47.662 triệu đồng, tăng 32,08% so cùng kỳ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 4,81%. Số người được giải quyết việc làm là 3.474. Qua 3 năm, từ 2001 đến nay tốc độ tăng trưởng đều và ổn định, lần lượt là 10,4%, 10,8%,10,6%. Đồng thời, thu ngân sách mỗi năm đều đạt kế hoạch so với dự toán tỷnh, dự toán pháp lệnh và thường tăng so với cùng kì. Để đạt những kết quả trên thì có sự đóng góp của các khu vực kinh tế của huyện trong năm 2003 là:
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
22
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế huyện Tân Châu năm 2003: ĐVT: %
Khu vực nông nghiệp Khu vực công nghiệp- xây dựng Khu vực dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng (%)
Cơ cấu kinh tế (%)
10,6
100
4,36
33,07
13,78
20,77
14,03
46,16
Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Tân Châu Khu vực nông nghiệp do có sản xuất lúa vụ 3 nên sản lượng cả năm tăng 3,47% so với năm 2002. Từ đó làm tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp tăng 4,36%. Đây là năm đầu tiên huyện uỷ- Uỷ ban nhân dân huyện chủ trương sản xuất lúa vụ 3 trên diện rộng toàn huyện, nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Đối với khu vực này, huyện chủ trương thực hiện các giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả sản xuất như: tiếp tục tăng sản xuất lúa vụ 3; nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với nhu cầu thị trường và hướng tới xuất khẩu quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao; củng cố mạng lưới nhân giống; tăng cường công tác khuyến nông đưa nhanh ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành; tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn; hoàn chỉnh hệ thống thủy nông nội đồng… Trong ba năm qua thì tỷ trọng khu vực nông nghiệp có xu hướng giảm vì đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng thấp nhất. Tuy nhiên, với đa số dân cư sống bằng nghề nông và đa số diện tích của huyện là đất canh tác nên tỷ trọng khu vực này cũng chiếm tương đối cao là 33,07%. Khu vực công nghiệp- xây dựng tăng trưởng 13,78% đạt mục tiêu kinh tế đề ra. Do đẩy mạnh chương trình khuyến công giải ngân kịp thời cho các cơ sở, đặc biệt là bộ phận xây dựng khá cao nhờ đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm tuyến dân cư, các công trình công cộng, cơ sở sản xuất và hộ dân xây dựng nhà ngày một tăng. Các mục tiêu được đưa ra đối với khu vực là: đạt tốc độ SVTH: Lý Thị Thùy Trang
23
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
tăng trưởng 14,50% trong năm 2004; tập trung phát triển ngành nghề thuộc thế mạnh địa phương, thu hút nhiều lao động; phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp gắn bó với phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa; đẩy nhanh tiến độ qui hoạch cụm công nghiệp, tạo tiền đề kêu gọi đầu tư; khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất… Với những nền tảng đã tạo dựng, cùng với tốc độ tăng trưởng cao trong các năm qua thì mục tiêu đặt ra là hoàn toàn có khả năng đạt được. Từ đó tạo điều kiện và môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Khu vực thương mại- dịch vụ tăng trưởng khá cao, đạt 14,03%. Những hoạt động chủ yếu của khu vực này đều tăng cao: bộ phận thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng tăng từ 16- 17%. Đây là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 46,16% và tăng mạnh trong những năm qua. Khu vực này chiếm vị trí chủ đạo và là thế mạnh của huyện nhờ vị thế giao thông thủy bộ, kết hợp quan hệ giao lưu với nước bạn thông qua cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương. Để ngày càng khẳng định vị thế thì mục tiêu đặt ra cho năm 2004 là: tốc độ tăng trưỏng đạt 15,07%; phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, mở rộng thị trường bên ngoài nhất là Campuchia; nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, bưu chính viễn thông, tín dụng, ngân hàng…Những giải pháp được đưa ra để phát huy tiềm lực sẵn có cho sự phát triển là: phát triển mạnh thị trường nội địa, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm dịch vụ ở nông thôn; đẩy mạnh xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ; phát triển du lịch làng Chăm Châu Phong, lập qui hoạch khu du lịch núi Nổi; gọi vốn đầu tư xây dựng siêu thị Tân Châu; nghiên cứu xây dựng một số chợ đầu mối chuyên ngành như chợ nông sản, thủy sản, gia súc, rau quả; tăng cường công tác quản lý thị trường góp phần ổn định thị trường và phát triển lành mạnh… Dựa vào những kết quả đạt được trong những năm qua Ủy ban nhân dân huyện đặt ra những mục tiêu và giải pháp cụ thể đối với từng khu vực kinh tế để định hướng cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện sao cho đúng hướng và phát huy tối đa nguồn lực sẵn có, tạo đà cho sự phát triển ổn định và
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
24
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
bền vững về sau. Các mục tiêu được đưa ra là mục tiêu lâu dài và các giải pháp là chiến lược, thiết thực nhưng đạt được kế hoạch đề ra là nhiệm vụ không dễ dàng cho các thành phần kinh tế, các cơ quan chức năng thực thi. Bởi vì để kinh tế phát triển thì cần có sự phát triển đồng bộ về mọi mặt của xã hội cả về văn hóa và ổn định an ninh, quốc phòng…Và công tác quản lý Nhà nước phải đảm bảo cho mọi việc diễn ra đồng bộ, hỗ trợ nhau tạo sức bật đủ lớn cho tiến trình xây dựng huyện. Những thuận lợi và khó khăn trong môi trường kinh doanh ở Tân Châu: Thuận lợi: Có được sự lãnh đạo, điều hành hiệu quả của Ủy ban nhân dân huyện và các ngành các cấp; tốc độ tăng trưởng từ 2001 đến nay đều trên 10%; cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo thế mạnh của địa phương; cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội được quan tâm đầu tư; có nhiều chính sách phát triển kinh tế; đời sống vật chất, tinh thần nhân dân được cải thiện đáng kể; văn hóa xã hội từng bước phát triển; kinh nghiệm và trình độ sản xuất được nâng cao, nhiều mô hình sản xuất giỏi, sản xuất thí điểm mang lại hiệu quả cao…. Khó khăn: Sự chuyển dịch cơ cấu chung của huyện còn chậm, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp còn chưa vững chắc và ổn định, hiệu quả; chất lượng sản phẩm có tăng nhưng kém sức cạnh tranh; qui mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng, hiệu quả còn thấp; thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, cảnh báo những nguy cơ và tác động xấu có thể xảy ra; lĩnh vực xã hội còn nhiều tồn tại, bức xúc… Tóm lại, con đường đi lên sự phát triển thì bao giờ cũng nhọc nhằn, chông gai chứ không đầy hoa thơm và cỏ lạ. Nhưng với mục tiêu phía trước và hướng đi được vạch rõ cùng sự quyết tâm của mọi ngành, mọi nghề, mọi người thì đích đến ở ngay phía trước.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
25
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
2.3
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Giới thiệu sơ lược về Chi cục thuế huyện Tân Châu: Chi cục thuế huyện Tân Châu được thành lập từ năm 1991 khi
Tân Châu tách ra từ huyện Phú Châu trên cơ sở Phòng thuế công thương nghiệp Phú Châu trước đây. Từ đó đến nay, Chi cục thuế đi vào hoạt động ngày càng ổn định và dần dần được hoàn thiện về mọi mặt và công tác mang lại hiệu quả. 2.3.1 Bộ máy tổ chức: (được in thành 2 trang riêng)
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
26
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
27
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Qua các tài liệu phân tích về tình hình nhân sự ở Chi cục thuế huyện Tân Châu, nhận thấy: trình độ văn hóa: tốt nghiệp cấp 2 chiếm tỷ lệ 4,34%, tốt nghiệp cấp 3 chiếm tỷ lệ là 95,66%; trình độ chuyên môn: sơ cấp chiếm tỷ lệ 2,44%, trung cấp chiếm tỷ lệ 50%, đại học chiếm tỷ lệ 31,70%; số còn lại là nhân viên hợp đồng. Cán bộ- công nhân viên công tác lâu năm nhiều kinh nghiệm chiếm tỷ lệ 25,60%. Số người trẻ chiếm khoảng 50%. Qua thực tế đó ta thấy, Chi cục thuế chú trọng công tác nhân sự, không chỉ chú trọng kiến thức chuyên môn mà còn tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ công nhân viên học tập, rèn luyện. Thời gian qua, Chi cục thuế thường xuyên gởi cán bộ tham dự các khoá tập huấn ngắn và dài hạn để nâng cao chuyên môn và cập nhật những thông tin, chính sách, nhiệm vụ mới trong điều kiện mới. 2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban: Chi cục thuế: Thực hiên nhiệm vụ chung: dự toán thu thuế và thu khác trên địa bàn, đề ra biện pháp, phương án thu thống nhất cho toàn Chi cục thuế thực hiện đúng theo Luật định; kiểm tra thực hiện kế hoạch thu; chịu trách nhiệm trước Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, Ban lãnh đạo Cục thuế về mặt chỉ tiêu của Chi cục thuế, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện, Cục thuế trong việc đề nghị miễn giảm thuế …Tăng cường mối quan hệ giữa các ngành, các cấp trong địa bàn huyện. Thực hiện các chức năng quản lý và điều động cán bộ, công nhân viên thuộc phạm vi mình quản lý cho phù hợp với từng địa bàn, xét khen thưởng, đề bạt cán bộ đồng thời xử lý kỉ luật cán bộ vi phạm những qui định ngành thuế. Ban lãnh đạo chi cục: Chi cục trưởng và 2 phó chi cục trưởng thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo công tác quản lý thu thuế tại địa bàn huyện theo các chính sách, Luật, Nghị định, Thông tư về thuế của Nhà nước và dưới sự chỉ đạo của các cơ quan,ban ngành có thẩm quyền. Tổ Nhân sự- Hành chính quản trị- Tài vụ: Thực hiện công tác quản lý cán bộ như: đề nghị nâng lương, tuyển dụng, chuyển ngạch, kỉ luật đối với cán bộ của Chi cục thuế; đề nghị tổ chức, SVTH: Lý Thị Thùy Trang
28
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
phân công công việc giữa các tổ, đội và từng cán bộ; xây dựng qui hoạch cán bộ lãnh đạo tổ, đội; thực hiện các báo cáo thống kê về công tác cán bộ; phối hợp với các tổ, đội có liên quan để tổ chức hướng dẫn học tập nghiệp vụ cho cán bộ của Chi cục…Thực hiện công tác văn thư, hành chính của Chi cục Thuế: xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, đánh máy, in ấn các tài liệu, tiếp nhận phân phối và lưu hành công văn, giấy tờ theo qui chế làm việc của cơ quan; đề xuất việc trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho cơ quan; phối hợp với các tổ chức khác trong việc tiếp khách, tiếp dân đến cơ quan làm việc…Quản lý kinh phí chi tiêu của Chi cục Thuế, gồm: lập dự toán chi ngân sách của đơn vị; quản lý việc thanh toán chi trả tiền lương, thưởng, phụ cấp.. hàng tháng cho cán bộ cơ quan; đảm bảo công tác hậu cần phục vụ nhu cầu công tác và sinh hoạt của cơ quan; thực hiện chế độ thanh, quyết toán và báo cáo định kỳ theo chế độ qui định.Thực hiện công tác khác có liên quan đến cán bộ công chức, hành chính và tài vụ cơ quan. Tổ xử lý dữ liệu: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong việc lập dự toán thu, thực hiện tính thuế, lập bộ ra thông báo thuế và kế toán thu. Cụ thể là: Chủ trì trong việc lập dự toán thu; theo dõi tình hình thực hiện dự toán thu thuế từng tháng, quý, năm; lập sổ lưu giữ các chỉ tiêu kinh tế, các số liệu có liên quan đến công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Lập bộ thuế; xử lý tờ khai thuế (của các đối tượng kê khai); tính thuế, tính nợ, tính phạt hoặc ấn định thuế, phát hành thông báo thuế; kế toán và theo dõi thu nộp thực hiện thống kê thuế; xem xét quyết toán thuế của các đối tượng kê khai, xác định số thuế phải nộp và thực nộp trong năm, số thuế nộp thừa, số thuế nộp thiếu để đưa vào thông báo tiếp theo. Cung cấp các thông tin cần thiết cho các tổ Nghiệp vụ, tổ Thanh tra và các đội thuế phục vụ cho công tác quản lý thu. Tổ quản lý ấn chỉ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong công tác quản lý ấn chỉ thuế. Cụ thể như:
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
29
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Tổ chức kế toán nhập, xuất tất cả các loại ấn chỉ thuế, cấp phát và bán hóa đơn, tờ khai thuế cho đối tượng nộp thuế; mở sổ sách theo dõi quản lý, thanh toán biên lai thuế, phí, lệ phí với từng cán bộ thuế, đơn vị sử dụng biên lai thu phí, lệ phí. Lập báo cáo tình hình sử dụng biên lai thuế, phí, lệ phí, hóa đơn, chứng từ theo đúng chế độ qui định; theo dõi quản lý và kiểm tra đối tượng sử dụng hóa đơn, chứng từ trên địa bàn. Hướng dẫn các đối tượng sử dụng biên lai thuế, phí, lệ phí, hóa đơn, chứng từ…thực hiện đúng việc ghi chép, quản lý sử dụng theo đúng chế độ qui định của Nhà nước. Thanh hủy ấn chỉ thuế hết hạn sử dụng theo đúng qui định… Tổ nghiệp vụ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ thuế đối với các đối tượng nộp thuế và các tổ, đội của Chi cục Thuế; điều tra xác định doanh thu thực tế của các hộ kinh doanh để đề xuất kế hoạch điều chỉnh doanh thu đối với hộ thu ổn định… Tổ Nghiệp vụ cần phối hợp với các đội thuế xã trong việc kiểm tra, xác minh các hồ sơ, tờ khai thuế, lệ phí, đảm bảo tính chính xác để chuyển cho Tổ xử lý dữ liệu ra thông báo thu, đảm bảo sự kiểm tra giám sát lẫn nhau trong quá trình thu. Tổ Thanh tra, kiểm tra: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong việc thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế và cán bộ thuế trong việc thực hiện chính sách thuế, các chế độ quản lý; xử lý khiếu nại và vi phạm về thuế của đối tượng nộp thuế, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện cưỡng chế thuế. Cụ thể như: Thực hiện thanh tra, kiểm tra các đối tượng nộp thuế; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật thuế; thanh tra, kiểm tra cán bộ thuế trong việc thực thi chính sách thuế, các biện pháp nghiệp vụ hành thu. Xử lý các trường hợp vi phạm về thuế, giải quyết các khiếu nại về thuế theo thẩm quyền. Phối hợp các đơn vị có liên quan thực hiện cưỡng chế thuế đối với các đối tượng nộp thuế vi pham Pháp Luật về thuế; phối hợp với các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường…
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
30
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Đội thuế xã: Đội thuế có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, xác định chính sách căn cứ tính thuế, cung cấp cho bộ phận tính thuế, lập bộ, phát hành thông báo nộp thuế và đôn đốc thu nộp các loại thuế phát sinh trên địa bàn đối với các cơ sở cá nhân , các hợp tác xã, các tổ chức kinh tế xã hội thuộc các thành phần kinh tế. Tổ chức cho các đối tượng nộp tiền thuế vào kho bạc Nhà nước, nếu nơi nào xa xôi thì tổ chức thu tại cơ sở, thanh toán kịp thời biên lại, ấn chỉ thuế. Phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, tổ đoàn thể trên địa bàn tuyên truyền giáo dục, giải thích, vận động các đối tượng sản xuất kinh doanh và nhân dân tự giác thực hiện nghiêm chỉnh các Luật và Pháp lệnh thuế. Phối hợp với bộ phận kiểm tra, xử lý việc chấp hành chính sách, chế độ, nghĩa vụ nộp thuế, kết hợp với các ngành xử phạt hành chính, cưỡng chế việc trốn lậu thuế…Thực hiện các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các loại thuế và thu khác trên địa bàn, kết quả thu hàng tháng, quý, năm, tình hình chấp hành các luật và các hướng dẫn của Nhà nước về thuế và thu khác. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong việc đề nghị miễn, giảm thuế theo qui định của Pháp luật, đề xuất với ngành, địa phương các biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế. Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các đối tượng nộp thuế trên địa bàn được giao; tham gia với Tổ xử lý dữ liệu để xây dựng kế toán thu thuế…
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
31
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 3.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU: 3.1.1 Năm 2001: Trong năm 2001, toàn huyện thu được 34.468 triệu đồng, đạt 109% chỉ tiêu tỷnh giao, hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân. Riêng đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tình hình thu như sau:
Bảng 3: Tình hình thu thuế giá trị gia tăng. thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2001 ĐVT: triệu đồng Khoản mục
Chỉ tiêu
Thực
Chênh lệch thực
% thực hiện
hiện
hiện so chỉ tiêu
so chỉ tiêu
Thuế giá trị gia tăng
6.315
6.875
560
108,87
Thuế thu nhập doanh
8.920
5.437
-3.483
60,95
15.235
12.312
-2.923
80,81
nghiệp Tổng cộng
Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Châu
Xét thuế giá trị gia tăng, thực hiện đạt 108,87%, vượt 9% so dự toán đề ra với số tuyệt đối là 560 triệu đồng. Con số 560 triệu đồng không phải là đáng kể nhưng trong hoàn cảnh huyện Tân Châu bị thiên tai lũ lụt ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế xã hội của nhân dân thì đã là đạt chỉ tiêu. Trái lại, thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm chỉ thu được 5.437 triệu đồng, thấp hơn 29% so kế hoạch với số tuyệt đối là 3.483 triệu đồng. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, ảnh hưởng của thiên tai cũng không gây thất thu lớn đến vậy. Từ các số thu trên dẫn đến tổng thu từ hai loại thuế trên chỉ đạt gần 81% so dự toán, trong khi thu từ thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm đến 35,53% tổng thu trên địa bàn. Tình hình thu diễn ra như thế thì có nhiều nguyên nhân, do bản thân nền kinh tế giảm sút, do công tác quản lý còn nhiều thiếu sót, do ý thức
doanh nghiệp kém, gian lận của cán bộ thuế, của
doanh
nghiệp… SVTH: Lý Thị Thùy Trang
32
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Về nguyên nhân kinh tế, đây là một năm rất khó khăn cho sự phát triển kinh tế huyện trước sự tấn công quá nhanh của lũ lụt đến mức không ứng phó kịp thời, đây là điểm khác so mọi năm. Hậu quả của nó là sự tác động dây chuyền, mùa màng thất thu khiến nông dân mất thu nhập dẫn đến khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm 11% so năm trước trong khi ngành này chiếm tỷ trọng đến 33,88%. Do nông dân chiếm đa phần nên sự tụt giảm này khiến cho ngành thương mại dịch vụ kém sôi động hẳn so sức mua trên thị trường giảm đáng kể, ngành này chiếm đến 43,63% cơ cấu và mức tăng trưởng chỉ đạt 5,97%. Những tác động này tạo sức ì lớn cho kinh tế huyện, tuy nhiên khu vực công nghiệp- xây dựng lại có mức tăng đột biến đến 98,17% do có nhiều khu dân cư mới được thành lập. Sự tăng trưởng mang nhiều tính thời vụ đó là cú huých cho nền kinh tế huyện lúc đó, giúp cho tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,4%, điều này vượt xa mong đợi trong tình hình khó khăn như vậy. Với bức tranh toàn cảnh kinh tế huyện Tân Châu như thế thì có thể giải thích một phần về số thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Do hầu hết các lĩnh vực đều xuống dốc nên thu nhập doanh nghiệp giảm là điều dễ hiểu, dẫn đến số thuế thu nhập doanh nghiệp giảm theo. Ngược lại, thuế giá trị gia tăng lại tăng vì dù cho hầu hết các lĩnh vực suy yếu nhưng GDP vẫn tăng hơn 10%, mức tăng tương đối cao, tạo thêm nhiều giá trị gia tăng trong xã hội là cơ sở cho việc thu thuế giá trị gia tăng. Với bấy nhiêu lý giải thì không đủ để giải thích tình hình thu trong năm qua, còn phải kể đến công tác quản lý, công tác này góp phần rất lớn đến kết quả thu nhưng lại có nhiều thiếu sót như: công tác quản lý hộ chưa tích cực, bỏ sót rất nhiều hộ kinh doanh nhỏ, lẻ do cán bộ thuế và hội đồng tư vấn thuế còn ngán ngại vì cho rằng mức thu không đáng kể hoặc đưa vào lập bộ sẽ khó thu, khó xử lý; quản lý hộ thời vụ còn lỏng lẽo, nhất là hộ kinh doanh thuộc lĩnh vực xây dựng; các cơ sở kinh doanh gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua việc ghi giảm doanh thu hay tăng chi phí hợp lý, hoặc cả hai bằng rất nhiều mánh khoé mà cán bộ thuế phát hiện rất ít… Huyện Tân Châu là nơi kinh doanh mua bán nông sản nhộn nhịp, nguồn hàng hoá hình thành từ sản lượng lương thực của huyện trung bình hàng năm
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
33
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
lên đến 115.000 ngàn tấn, ngoài ra còn có lương thực từ các huyện lân cận và từ Campuchia. Các doanh nghiệp thuộc Chi cục quản lý năm nay có doanh số chỉ đạt 13% về quản lý doanh số bán hàng so năm trước, chỉ đạt 19% về quản lý doanh số bán hàng so nguồn lương thực. Như vậy, nguồn thất thu thuế là rất lớn. 3.1.2 Năm 2002: Tổng thu ngân sách Nhà nước từ thuế năm 2002 trên địa bàn huyện đạt 35.769 triệu đồng, vượt 17,93% so dự toán tỷnh, cao hơn 5,20% so chỉ tiêu phấn đấu cục giao. Tình hình thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: Bảng 4: Tình hình thu thuế giá trị gia tăng. thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2002 ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
Thuê giá trị gia tăng Thuế
thu nhập
doanh nghiệp Tổng cộng
Chỉ tiêu
Chỉ tiêu
pháp
phấn
lệnh
đấu
Chênh lệch
Tỷ lệ đạt (%)
Thực
thực thu so
thu
So
So
So
So
CTPL
CTPĐ
CTPL
CTPĐ
8.620
9.000
12.252
3.632
3.252
142,13
136,12
4.245
5.090
5.375
1.130
285
126,62
105,60
12.865
14.090
17.627
4.762
3.537
137,02
125,10
Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Châu
Qua bảng ta thấy, tổng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 137,02% so chỉ tiêu pháp lệnh, đạt 125,10% so chỉ tiêu phấn đấu. Đây là mức đạt chỉ tiêu rất cao so các năm trước. Riêng thuế giá trị gia tăng thực thu đạt 12.252 triệu đồng, hơn so chỉ tiêu phấn đấu đến 3.252 triệu đồng, tương đương 36,13%. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, tình hình thu cũng rất khả quan với số thực thu là 5.375 triệu đồng, cao hơn 5,6% so chỉ tiêu phấn đấu. Nhìn chung, tình hình thu thuế tiến triển rất tốt so với năm 2001. Trong năm này, điều kiện triển khai thu thuế cũng gặp rất nhiều khó khăn: tình hình SVTH: Lý Thị Thùy Trang
34
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
kinh tế không ổn định do giá cả nông sản biến động mạnh, mức tăng trưởng năm 2001 thấp, bị thiên tai 3 năm liên tiếp…Do vậy, đạt được kết quả trên là do các nguyên nhân như: mức tăng trưởng GDP đạt hơn 10%; công tác quản lý có nhiều đổi mới khắc phục thiếu sót của những năm vừa qua; các cơ sở kinh doanh làm ăn có hiệu quả hơn… Về kinh tế, tình hình có nhiều khởi sắc với mức tăng trưởng đạt 10,8%, tuy vẫn còn đó những khó khăn. Cụ thể từng khu vực như sau: ngành nông nghiệp chiếm 35,05% trong cơ cấu kinh tế có mức tăng 5,81%. Đây là một bước tiến bộ đặc biệt, GDP trong ngành này năm 2001 tăng trưởng âm mà bây giờ lại đạt hơn 5%, tăng đến 16%. Nhờ đó khu vực thương mại dịch vụ cũng được vực dậy và sôi động trong cả năm, tăng 11,12% so năm trước với cơ cấu chiếm gần 45%. Ngành công nghiệp- xây dựng có giảm nhưng vẫn đạt mức 18,53%. Như vậy, xét về khía cạnh kinh tế thì thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp được thu tăng là điều tất yếu. Song, để có được mức tăng cao như thế thì phải kể đến đóng góp của công tác quản lý. Những nguyên nhân thúc đẩy tăng nguồn thu như là: công tác quản lý đối tượng nộp thuế được tăng cường hơn, Chi cục quan tâm khai thác triệt để nguồn thu trên cơ sở thực hiện đúng luật; công tác quản lý doanh số thuế đối với các doanh nghiệp, hộ cá thể được nâng chất lượng; thực hiện chế độ số sách kế toán hoá đơn, chứng từ ngày càng chuyên nghiệp, bài bản hơn; mở rộng diện hộ cá thể nộp thuế theo phương pháp khấu trừ…Bên cạnh đó, từ đầu năm Chi cục thuế tiếp nhận trên 46 doanh nghiệp từ Cục chuyển về để tiếp tục quản lý sát hơn và tăng thu. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại chủ yếu như: tính chuyên nghiệp của các cơ sở kinh doanh chưa cao; chủ yếu là buôn bán nhỏ, lẻ; không thực hiện đúng chế độ số sách kế toán do nhiều nguyên nhân như trình độ thấp nên ít hiểu biết về luật để tuân thủ cho đúng, cố tình làm sai để gian lận hay đơn giản hoá các thủ tục để việc mua bán được tiến hành nhanh chóng vì thực hiện trình tự theo luật định đôi khi đòi hỏi nhiều thời gian…Những gian lận thường thấy là lợi dụng quy trình tự tính thuế, tự kê khai thuế một số doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong kê khai nhằm mục đích trốn thuế như lập bảng kê khấu trừ đầu vào
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
35
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
khống, ghi giá mua cao hơn giá thực tế hoặc xuất hoá đơn thấp hơn giá thanh toán trong khi Chi cục thuế chỉ thu theo kê khai của doanh nghiệp, chỉ khi nhận thấy có biểu hiện trốn thuế mới tập trung kiểm tra, xử lý…. Về phía cán bộ thuế đã có nhiều cố gắng nhưng ở khâu kiểm soát hộ và doanh số thuế, thanh tra, kiểm tra vẫn còn những tồn đọng, đáng chú ý là ở một số cán bộ thuế tinh thần trách nhiệm chưa cao. 3.1.3 Năm 2003: Tổng thu ngân sách trên địa bàn là 47.374 triệu vượt 14,29% so dự toán pháp lệnh, vượt 8,16% so dự toán phấn đấu và tăng 42,44% so cùng kỳ 2002. Đây là năm thứ 3 của kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm (2001- 2005), ngành thuế liên tục hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, số thu năm sau cao hơn năm trước, năm 2003 có số thu tăng hơn 2002 là 11.605 triệu đồng. Tình hình thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2003 như sau: Bảng 5 : Tình hình thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003: ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Thuế giá trị gia
Chỉ tiêu
Chỉ tiêu
pháp
phấn
Thực
thực thu so
lệnh
đấu
thu
So
So
So
So
(CTPL)
(CTPĐ)
CTPL
CTPĐ
CTPL
CTPĐ
16.025
doanh nghiệp Tổng cộng
Tỷ lệ đạt (%)
16.560
16.828
803
268
105,01
101,62
4.575
4.575
5.208
633
633
113,84
113,84
20.600
21.135
22.036
1.436
901
106,97
104,26
tăng Thuế thu nhập
Chênh lệch
Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Châu
Qua bảng ta thấy, thuế giá trị gia tăng có tăng nhưng không cao chỉ vượt 5,01% so chỉ tiêu pháp lệnh và hầu như bằng chỉ tiêu phấn đấu. Còn thuế thu
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
36
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
nhập doanh nghiệp có mức tăng cao hơn, vượt 13,84% so chỉ tiêu đề ra. Tính chung cả hai loại thuế thì tăng 6,97% so chỉ tiêu pháp lệnh, tăng 4,26% so chỉ tiêu phấn đấu với số tuyệt đối tương ứng là 1.436 triệu đồng và 901 triệu đồng. Qua đó cho thấy, mức đạt kế hoạch đề ra thấp hơn rất nhiều so năm trước. Điều này có thể được hiểu là tình hình thu thuế năm 2001 rất xấu nên khi nền kinh tế được vực dậy cộng thêm nhiều thay đổi tích cực trong cung cách quản lý giúp nguồn thu năm 2002 tăng đột biến so kế hoạch. Sang năm 2003, tình hình đi vào ổn định về mọi mặt nên kế hoạch đặt ra rất sát thực tế do vậy không vượt xa kế hoạch là điều dễ hiểu. Cũng có thể lý giải thực trạng thu bằng hoàn cảnh lúc bấy giờ. Về kinh tế năm 2003, nền kinh tế đi vào ổn định và tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2002 với mức tăng GDP đạt 10,6%, tương đương năm trước tuy có hơi chững lại. Ngành thương mại dịch vụ mỗi năm một chứng tỏ vai trò chủ đạo với cơ cấu mỗi năm mỗi tăng và hiện thời là 46,16%, đạt mức tăng trưởng là 14,03%. Có thể nói ngành thương mại dịch vụ là đầu tàu kéo cả con tàu kinh tế Tân Châu tiến trên con đường phát triển. Ngành này có bước tiến ngày càng vững chắc cũng một phần do ngành nông nghiệp từ 2002 đến nay tương đối ổn định, chính quyền có nhiều biện pháp giúp bình ổn ngành này cũng từ đó giúp đời sống nhân dân tiến bộ một bước cả về vật chất lẫn tinh thần. Khu vực công nghiệp- xây dựng đến nay vẫn giũ mức tăng trưởng đều đặn, tỷ trọng tiếp tục tăng đến 20,77% với tốc độ phát triển là 13,18%. Nhìn chung, những bước tiến đó giúp việc thu thuế diễn ra dễ dàng và có hiệu quả hơn. Ngoài kinh tế, còn có những nguyên nhân như: công tác quản lý hộ được tăng cường, đặc biệt là hộ sổ sách kế toán; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế, hoàn thuế…để chống thất thu thuế; công tác phối hợp giữa Chi cục thuế và các cơ quan ban ngành phát huy hiệu quả rõ rệt; Chi cục thuế đặt ra chỉ tiêu từ đầu năm và quyết tâm thu vượt kế hoạch. Còn với các doanh nghiệp công tác quản lý hộ, doanh số có nhiều tiến bộ. Trái với những viễn cảnh tươi đẹp trên thì vẫn còn đó những tồn tại, đó là: các doanh nghiệp, hộ mở số sách kế toán chưa kê khai trung thực kết quả kinh doanh, vẫn còn tình trạng hộ lớn có mức thuế thấp hơn hộ nhỏ; công tác quyết toán và
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
37
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
kiểm tra quyết toán thuế đối với các tổ chức và hộ cá thể sản xuất kinh doanh cũng mới chỉ đạt kết quả bước đầu, mức độ phát hiện vi phạm chưa sâu, tỷ suất lợi nhuận đạt được còn thấp… 3.1.4 Qua 3 năm: Để có được cách nhìn tổng quan hơn về sự phát triển trong hiệu quả công tác thu thuế, ngoài đánh giá kết quả đạt được so chỉ tiêu thì cần đặt chúng trong mối liên hệ theo thời gian, tức là qua các năm, cụ thể là qua 3 năm gần đây, từ 2001 đến 2003.
Bảng 6: Tình hình thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp qua 3 năm (2001- 2003) ĐVT: triệu đồng Thực thu Khoản mục
Thuê giá trị gia tăng Thuế thu nhập doanh nghiệp Tổng cộng
2001
2002
Chênh lệch
2003
Tỷ lệ đạt (%)
2002
2003
2002
2003
so
so
so
so
2001
2002
2001
2002
6.875 12.252 16.828 9.953 4.576 178,18 137,35 5.437
5.375
5.208
-229
-176
98,86
96,89
12.312 17.627 22.036 9.724 4.400 143,17 125,01
Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Châu
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
38
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Biểu đồ1: Tình hình thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp qua 3 năm Triệu đồng 18.000 16.882 16.000 14.000 12.252 12.000 10.000 8.000 6.875 5.208 5.437 5.375 6.000 4.000 2.000 0 2001 2002 2003
Thuế giá trị gia tăng Thuế thu nhập doanh nghiệp
Năm
Qua bảng ta thấy, tổng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng tăng mạnh, mức tăng năm 2002 so năm 2001 lên đến 43,17%, cao hơn 4 lần tốc độ tăng GDP 2002 của huyện. Mức tăng tổng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 so 2002 có giảm nhiều nhưng vẫn còn rất cao, đến 25,01%. Xét chung là như thế nhưng thật ra chỉ có thuế giá trị gia tăng là tăng cực kỳ cao còn thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ. Trong khi thuế giá trị gia tăng tăng tăng đến 78,18% thì thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 1,14% kéo theo tổng cộng chỉ tăng 43,17% đối với cả 2 loại khi so sánh giữa 2002 và 2001. Tương tự như thế, khi so giữa 2003 và 2002, thuế giá trị gia tăng tiếp tục tăng cao, đạt 37,35% và thuế thu nhập doanh nghiệp tiếp tục giảm là 3,11%. Nguồn thu chẳng những tăng vượt chỉ tiêu hằng năm lại còn tăng đều và tăng cao qua 3 năm. Điều này là tín hiệu tốt cho công tác thu thuế năm sau đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi toàn Chi cục phải phấn đấu nhiều, nhiều hơn nữa để giữ đà tăng như hiện nay để cho mũi tên chỉ xu hướng phát triển chỉ có hướng lên chứ không dốc xuống. Để đạt được thành quả đáng tự hào như thế thì không thể không kể đến sự quan tâm chỉ đạo sâu sát kịp thời, có hiệu quả của Cục thuế tỷnh An Giang, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện cùng nhiều ban ngành có liên quan, tinh thần làm việc hết mình của các cán bộ thuế cùng với một bộ phận không nhỏ
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
39
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
các cơ sở kinh doanh làm giàu chân chính- họ kinh doanh có hiệu quả đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ công dân của mình là nộp thuế đầy đủ, đúng kỳ. Tóm lại, thành công ở trên không của riêng ai, riêng cơ quan nào mà là sự phối hợp hợp lý cùng vì lợi ích chung của mọi người, mọi tổ chức trong môi trường kinh doanh thông thoáng, ổn định nhờ các quy định, chính sách của Nhà nước ngày càng thiết thực. Có thể nói nôm na bằng câu nói của ông bà ta là: “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, không hẳn 3 yếu tố đó đã được thể hiện một cách trọn vẹn nhưng ở chừng mực nào đó cũng là quá tốt trong điều kiện chúng ta chưa thật sự “vững bước” trong nền kinh tế thị trường. 3.2 Phân tích tình hình thanh tra- kiểm tra: Công tác thanh tra, kiểm tra là khâu không thể thiếu trong chu trình quản lý thuế. Đây là công tác giúp rà soát lại những điểm đạt và chưa đạt để có hướng phát huy, khắc phục. 3.2.1 Tình hình thanh tra- kiểm tra quyết toán thuế: Việc quyết toán thuế do doanh nghiệp tiến hành hằng năm với cơ quan thuế, cơ sở kinh doanh có nhiệm vụ nộp báo cáo quyết toán đúng hạn, kê khai đúng, đủ số thuế phải nộp…theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặc dù có luật định nhưng vẫn có nhiều hộ kinh doanh vi phạm, điển hình là những sai phạm như: sử dụng hoá đơn không đúng qui định, ghi không đầy đủ các khoản mục; việc ghi chép sổ sách kế toán không kịp thời; bán hàng không lập hoá đơn; vận chuyển hàng hoá không hoá đơn chứng từ…. Trong khi đó công tác quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém cả về khách quan lẫn chủ quan. Bởi không dễ dàng gì để quản lý thật sát hơn 1.000 hộ kinh doanh trên cả địa bàn huyện rộng lớn mà không mắc phải sai sót. Và Chi cục thuế có hàng trăm nhân viên làm nhiệm vụ. Để đảm bảo phát hiện kịp thời cho khắc phục và xử lý thì công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế là rất quan trọng.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
40
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Bảng 7: Tình hình thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế 3 năm vừa qua:
Năm
2001
2002
2003
Số hộ kiểm tra
49
29
45
Số hộ vi phạm
36
29
26
22
35
225
Số tiền vi phạm (triệu đồng)
Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Châu
Qua bảng nhận thấy, số hộ vi phạm có giảm qua 3 năm nhưng số tiền vi phạm lại tăng lên nhiều lần. Năm 2003, số tiền vi phạm tăng hơn 10 lần 2001, trong 225 triệu đồng vi phạm có truy thu 149 triệu, phạt thuế 53 triệu, phạt hành chính 23 triệu và số đã thu là 102 triệu, còn phải thu 123 triệu. Trong khi số tiền vi phạm của 2 năm trước đều được thu đủ nộp vào ngân sách thì trong năm 2003 còn tồn hơn 100 triệu. Điều này cho thấy số thu thuế bị gian lận, trốn thuế cũng lớn dần theo sự lớn mạnh của các cơ sở kinh doanh. Các công ty, doanh nghiệp tồn tại càng lâu năm trên thị trường thì thường càng có nhiều mánh khóe để trốn thuế. Nhưng trái lại, công tác quản lý cũng như thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều sơ hở vô hình chung tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh làm sai. Số tiền vi phạm phát hiện được ví như bề nổi của tảng băng trôi, còn mặt chìm thì không thể tính toán được do số hộ kiểm tra còn quá thấp. Kế hoạch đặt ra cho năm 2001 là có 113 hộ được thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế nhưng thực tế chỉ có 49 hộ, kế hoạch cho năm 2002, 2003 cũng hơn 100 hộ nhưng cũng chỉ có 29 hộ cho năm 2002, 45 hộ cho năm 2003. Số hộ được kiểm tra quá thấp khó thể phản ảnh được tình trạng quyết toán thuế của các doanh nghiệp ra sao. Nhưng chắc chắn rằng nó thể hiện được công tác thanh tra, kiểm tra còn khá sơ sài, qua loa.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
41
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Biểu đồ 2: Tình hình thanh tra, kiểm tra quyết toán theo hộ Hộ
60 50 40 30 20 10 0
49
45 36
29
26
29
Số hộ kiểm tra
Số hộ vi phạm 2001
2002
2003
Năm
Đây là vấn đề nghiêm trọng đặt ra cần được giải quyết triệt để.Với thực trạng như các năm qua, tình trạng thất thu sẽ tiếp diễn và càng trầm trọng hơn. 3.2.2 Tình hình thanh tra, kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng: Trong 3 năm vừa qua, trên địa bàn huyện có rất ít hộ được hoàn thuế do số tiền được hoàn thấp nên các hộ thường để trừ dần vào các lần nộp thuế sau. Bảng 8: Tình hình thanh tra, kiểm tra hoàn thuế (2001-2003)
Năm
2001
2002
2003
Số hộ kiểm tra
8
7
6
Số hộ vi phạm
6
7
6
7,298
15
18
Số tiền vi phạm (ngàn đồng)
Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Châu
Năm 2001, tổng số thuế giá trị gia tăng phải hoàn cả năm là 1.283 triệu cho 34 hộ, có 4 hộ được hoàn với số tiền 616 triệu còn lại 30 hộ chưa được hoàn. Năm 2002, số tiền hoàn thuế chỉ còn 15 triệu đồng cho 7 lượt doanh nghiệp. Sang năm 2003, hoàn thuế cho chỉ còn 6 doanh nghiệp với số tiền là
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
42
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
18 triệu đồng. Như vậy, ưu điểm của thuế giá trị gia tăng ở khâu hoàn thuế đã không phát huy tốt trong thực tế huyện Tân Châu. Tuy số hộ và số tiền hoàn thuế thấp nhưng theo nguyên tắc thì công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế vẫn được tiến hành. Biểu đồ 3: Tình hình vi phạm hoàn thuế
Triệu đồng
18
20
15
15 10
7,298
5 0 2001
2002
2003
Năm
Theo bảng, tỷ lệ vi phạm là rất cao, hầu như là 100% số hộ vi phạm qua các năm. Vi phạm ở đây chủ yếu là do chủ các cơ sở kinh doanh có trình độ hiểu biết thấp, áp dụng không đúng chế độ sổ sách kế toán, thực hiện không đúng Luật thuế giá trị gia tăng về hoàn thuế… nên vi phạm. Cũng có trường hợp do gian lận trong hoá đơn, chứng từ nhằm giảm thiểu số thuế giá trị gia tăng phải nộp đến mức thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra trong nhiều tháng liên tiếp nên được hoàn thuế. Khi được hoàn thuế, các hộ này bị thanh tra, kiểm tra nên bị phát hiện là gian lận… 3.2.3 Tình hình thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành: Ngoài thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế, hoàn thuế thì Chi cục thuế rất quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành. Chi cục thuế có hơn 100 nhân sự đảm trách nhiều công việc mang tính nghiệp vụ cao, được bố trí ở nhiều địa bàn, nắm giữ nhiều quyền và có nhiều nhiệm vụ. Vì vậy, rất cần công tác thanh tra, kiểm tra các cán bộ để đảm bảo họ hoàn thành tốt nhiệm vụ và không làm điều sai trái, nếu có thì phát hiện kịp thời để xử lý đúng người, đúng luật. Cụ thể như: thông qua công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành nhằm thực hiện đúng các quy trình nghiệp vụ do ngành hướng dẫn, chấn chỉnh kịp
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
43
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
thời những vụ việc sai phạm, chưa hợp lý trong công tác quản lý thu thuế; phát hiện ngăn chặn kịp thời những vi phạm của cán bộ thuế trong công tác quản lý thu thuế như lợi dụng quyền hạn gây khó khăn sách nhiễu, giải quyết vụ việc sai luật thuế…Chấn chỉnh kịp thời việc cán bộ thuế vi phạm 10 điều kỉ luật của ngành về thái độ, tác phong, ngôn phong khi làm việc hay tiếp xúc với đối tượng nộp thuế… Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ thể hiện ở những công tác như: kiểm tra công tác quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; kiểm tra quy trình quản lý thuế…Qua kiểm tra, nhận thấy công tác quản lý cấp phát, sử dụng, thanh toán biên lai, ấn chỉ thuế được thực hiện đúng theo quy trình hướng dẫn của ngành nhưng vẫn còn một vài trường hợp vi phạm trong thanh quyết toán biên lai là thanh toán biên lai chậm so quy định, phát hiện một số trường hợp chiếm dụng xâm tiêu tiền thuế, đã được xử lý và thu hồi nộp ngân sách Nhà nước. Đối với quy trình quản lý thuế, qua kiểm tra nhìn chung hầu hết các đội thuế đều thực hiện tốt. Tuy nhiên, vẫn còn những khâu chưa tốt như quản lý sót hộ, niêm yết mức thuế, danh sách miễn, giảm thuế chưa thường xuyên, kịp thời; còn để nợ đọng quá cao… Mỗi năm đều có một số cán bộ vi phạm và bị xử lý kỉ luật, trung bình khoảng 6 đến 7 người, tuỳ mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức kỉ luật từ khiển trách đến cảnh cáo, thậm chí là cách chức, miễn nhiệm, điển hình là năm 2002 có 2 cán bộ bị cách chức. Do vậy, công tác này cần được thường xuyên quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục thuế; công tác thanh tra, kiểm tra cần đúng đối tượng, có nghiên cứu và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn; công tác kiểm tra nội bộ ngành phải phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm của cán bô thuế để xử lý ngay; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hộ kinh doanh để từ đó giảm thất thu thuế. Ngoài những công tác chủ yếu được thanh tra, kiểm tra thường xuyên thì thanh tra, kiểm tra còn thể hiện ở tất cả các khâu của quá trình thu và quản lý thuế, ở bất cứ khâu nào có thể xảy ra sai phạm thì có công tác thanh tra, kiểm tra giám sát. Tóm lại sai phạm có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ khi nào bởi vì có quá nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan, quá dễ để sai
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
44
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
phạm nhưng để làm đúng, làm tốt thì không dễ dàng gì. Trong 3 năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra đã được hoàn thiện nhiều và có những bước tiến rõ rệt. Song như thế vẫn chưa đủ để đối phó với mức độ sai phạm ngày một hết sức tinh vi, đa dạng.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
45
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH AN GIANG Thuế là nguồn thu quan trọng trong tổng thu từ kinh tế trên địa bàn huyện Tân Châu. Nguồn thu từ thuế đóng vai trò lớn trong việc giúp phát triển kinh tế xã hội. Quản lý thuế có hiệu quả cũng tức là tăng nguồn thu thuế từ đó phục vụ cho nhu cầu chi cho xây dựng, phát triển tốt hơn. Chi cục thuế hoạt động có hiệu quả hay không được đánh giá dựa vào các công tác quản lý. Trong những năm vừa qua cơ quan đã đạt được nhiều thành quả đáng kể. 4.1
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TRONG 3 NĂM VỪA QUA:
Đến nay, Chi cục thuế có bề dày hoạt động gần 15 năm. Trong khoảng thời gian đó, Chi cục đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ chiến lược và luôn thu vượt mức chỉ tiêu được giao. Để đạt được những thành quả như vừa qua là nhờ sự chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ngành có liên quan, nhất là giữa các cơ quan tài chính địa phương tập trung quản lý tốt những nguồn thu còn nhiều tiềm năng để khai thác tăng thu cho ngân sách Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho Chi cục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
46
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Bảng 9 : Tình hình thu từ kinh tế địa bàn từ năm 1991 đến 2003: ĐVT: Triệu đồng Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Chỉ tiêu Thực thu % đạt chỉ tiêu 10.814 12.407 114,73% 9.969 11.250 112,85% 14.048 14.887 105,97% 13.774 13.898 100,90% 14.407 19.738 137,00% 24785 24.787 100,01% 25.611 34.417 134,38% 28.235 30.313 107,36% 27.683 34.956 126,26% 34.697 37.716 108,70% 31.923 34.648 108,54% 34.000 35.769 105,20% 43.800 47.374 108,16% Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Châu
Biểu đồ 4: Tình hình thu thuế từ kinh tế địa bàn (1991-2003)
Triệu đồng 100000 90000 80000 70000 60000
Thực thu
50000
Chỉ tiêu
40000 30000 20000 10000
Năm
0 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
47
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Nhìn chung, trong những năm qua công tác quản lý thuế đạt được nhiều thành quả. Công tác quản lý thuế được chuyển từ chế độ chuyên quản khép kín sang chế độ người nộp thuế tự kê khai, tính thuế và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế đã đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế. Cơ quan thuế thực hiện chức năng tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, đôn đốc thu nộp kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về thuế đã có những cải tiến như: thủ tục về đăng ký, kê khai nộp thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế theo hướng đơn giản rõ ràng hơn; xây dựng lại quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, quy trình nộp thuế, quy trình thanh tra, kiểm tra… Tổ chức quản lý thuế hiện nay được tách thành 3 bộ phận độc lập: bộ phận cấp đăng ký mã số thuế, nhận và kiểm tra tờ khai thuế; bộ phận tính thuế, thông báo nộp thuế và đôn đốc thu nộp thuế; bộ phận thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về thuế đã hạn chế được những tiêu cực trong quản lý theo kiểu “khép kín” trước đây. Việc cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế là một bước tiến đáng kể trong việc quản lý thuế, phù hợp với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, đảm bảo được quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế. Những thành quả của đơn vị thường được đánh giá qua những con số nhưng ở đây thật thiếu sót khi không kể đến cái hồn của những con số khô khan đó_những người tạo nên chúng. Họ là đội ngũ cán bộ- công nhân viên thuế và cả những đơn vị hỗ trợ, hợp tác đã đóng góp nhiều công sức, tâm huyết để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra mỗi năm một nặng nề hơn. Trong 3 năm qua, ngoài công tác thu được ghi nhận là đạt hiệu quả thì tất cả công tác khác đều có những bước tiến riêng. Để có được thành công của cả đơn vị thì mỗi bộ phận đều có đóng góp. Sự đóng góp đó thể hiện cụ thể qua: 4.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý: Tổ chức cán bộ là khâu quyết định thành công trong công tác thuế, do vậy tập trung sức xây dựng cơ quan thuế thành những tổ chức trong sạch vững mạnh với đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có nghiệp vụ chuyên môn cao là công việc được thực hiện hàng ngày, hàng giờ. Để làm được việc này thì công tác tổ chức cán bộ phải được thực hiện tốt, như: công tác bổ nhiệm lại.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
48
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Đây là một trong những công tác có tầm quan trọng, nhờ đó chất lượng đội ngũ cán bộ thuế được nâng một bậc. Qua công tác bổ nhiệm lại, lãnh đạo cơ quan thuế đã xem xét lại toàn bộ đội ngũ cán bộ thuế để có kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Những người được bổ nhiệm lại từ đó cũng thấy được ưu điểm để phát huy và nhược điểm để khắc phục. Những người chưa được bổ nhiệm lại cũng cố gắng phấn đấu, rèn luyện để được bổ nhiệm lại. Do vậy, toàn bộ cán bộ lãnh đạo đều phải tự đổi mới và hoàn thiện mình. Việc bổ nhiệm lại cán bộ đã bắt đầu khắc phục được sự trì trệ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, làm cho công tác cán bộ nói chung, công tác cán bộ lãnh đạo nói riêng năng động hơn. Thêm nữa, công tác xử lý cán bộ cũng được quan tâm sâu sát. Với đội ngũ cán bộ- công nhân viên đông đảo thì khâu kiểm tra, giám sát và xử lý khi có sai phạm là tối quan trọng. Công tác này có mạnh có nghiêm thì mới tăng cường kỉ cương, phép tắc giúp hạn chế tối đa những cán bộ thoái hoá, biến chất. Còn những người đã tốt, trong sạch thì có được môi trường “trong lành” để phát huy. Tóm lại, công tác tổ chức đang từng bước được cải thiện theo hướng: sắp xếp cán bộ thuế theo quy định mới của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế đảm bảo tinh gọn, hiệu quả để nâng cao trách nhiệm, hiệu năng của bộ máy hành thu; phân công đúng người, đúng việc giúp vận hành thông suốt, đặc biệt là đối với cán bộ quản lý thu, thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế, bộ phận tin học. 4.1.2 Công tác thanh tra, kiểm tra: Trong quá trình quản lý thuế thường gồm 3 khâu: lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát. Công việc kiểm soát được thực hiện xuyên suốt từ khi lập kế hoạch đến khi hoàn thành nhằm đảm bảo mọi việc diễn ra đúng hướng và đạt kết quả mong muốn. Như vậy, kiểm soát có hiệu quả cũng tức là hoạt động của Chi cục có hiệu quả. Những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra đã làm được nhiều việc như:
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
49
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Những đối tượng có số hoàn thuế lớn, có số thuế âm liên tục, hoạt động xuất khẩu, xây dựng cơ bản, những đơn vị báo cáo kinh doanh thua lỗ, chi phí không hợp lý, hợp lệ, có dấu hiệu trốn thuế…được chọn để kiểm tra. Công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế được thực hiện thường xuyên. Đẩy mạnh công tác kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng, thực hiện tốt phân loại doanh nghiệp để kiểm tra trước hoặc sau hoàn thuế. Tăng cường kiểm tra thực hiện chế độ sử dụng hoá đơn chứng từ, hoá đơn thuế giá trị gia tăng. Kiểm tra nội bộ ngành thuế: đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành, chú trọng việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật. Kiểm tra quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý thuế, của cán bộ công chức ngành thuế phát huy hiệu quả của chính sách thuế tạo nguồn lực ngày càng lớn cho ngân sách. Lập kế hoạch kiện toàn lại bộ máy làm công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng tăng cường cán bộ cho bộ phận làm công tác thanh tra, kiểm tra. Các cán bộ này được chọn lọc kĩ càng, là cán bộ lâu năm có kinh nghiệm, có trình độ nghiệp vụ… Mặc dù đạt được những kết quả như thế nhưng công tác thanh tra, kiểm tra vẫn là khâu yếu nhất trong Chi cục do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan cần chấn chỉnh nhiều mặt để hiệu quả thu phản ánh đúng năng lực thực của Chi cục chứ không còn tình trạng đánh giá sai lệch qua “lăng kính màu hồng”. 4.2
NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG 3 NĂM QUA:
Một nguyên nhân tạo ra nhiều kết quả và một kết quả cũng có thể được tạo ra nhiều nguyên nhân, vì vậy thực trạng hoạt động ở Chi cục thuế là do những nguyên nhân đan xen tác động và tạo ra những hệ quả tương quan, có tốt và cả không tốt. Để hai mặt đối lập ưu và khuyết có ưu điểm trội hơn thì cần tìm ra những nguyên nhân của khuyết điểm để khắc phục, triệt tiêu chúng.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
50
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
4.2.1 Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp: Với những con số ở bảng 4, vấn đề được đặt ngược lại: với mức thuế thu được tăng cao như thếthì có phải là hoàn toàn hợp lý, dễ hiểu hay không ? Nhìn từ góc độ khác những tín hiệu trên không đáng mừng mà trái lại, nó là những cảnh báo. Đó là dấu hiệu của thất thu chứ không đơn thuần là thu vượt. Với tình hình phát triển kinh tế hiện nay, dù không thể cho là quá tốt đẹp, quá ổn định nhưng chúng ta cũng yên tâm rằng nó cũng đi vào quỹ đạo, đang con đường đi đến sự phát triển. Như vậy, nếu có thất thu thì nguyên nhân từ sự tụt giảm nền kinh tế là rất thấp mà chủ yếu là do nguyên nhân từ công tác quản lý. Hiện nay, có rất nhiều ý kiến cho rằng thất thu là hoàn toàn khách quan. Như vậy, thất thu là do đâu? Xét tại Chi cục thuế huyện Tân Châu tình hình thất thu thuế do những nguyên nhân chủ yếu sau: Khách quan: Đặc điểm huyện biên giới Tân Châu : Tân Châu là huyện biên giới, tiếp giáp Campuchia, có cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương. Tân Châu cũng giáp ranh với huyện Tịnh Biên, An Phú cũng là những huyện biên giới có hàng lậu tràn ngập thị trường. Hàng hoá nhập lậu là nguồn thất thu thuế lớn cho huyện nhà vì những mặt hàng đó không thể đánh thuế như hàng sản xuất trong nước vì đơn giản chúng là hàng trốn thuế, hàng lưu thông ngoài tầm kiểm soát. Đồng thời, những hàng hoá này có chất lượng tương đối nhưng giá lại rất thấp, trái ngược với hàng trong nước nên hàng chúng ta thua tại sân nhà và từ đó sản xuất tụt giảm làm mất đi nguồn thu thuế lớn. Về phía cơ sở kinh doanh: Tình trạng trốn lậu thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu vừa làm thất thu cho ngân sách Nhà nước vừa không đảm bảo công bằng xã hội và đưa quản lý thuế vào nề nếp. Đa số các cơ sở kinh doanh chưa có ý thức chấp hành tốt Luật thuế, nhận thức việc đóng thuế có nhiều sai lệch nên SVTH: Lý Thị Thùy Trang
51
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
cố tình vi phạm, khai man, trốn thuế với nhiều hình thức: thực hiện chế độ sổ sách kế toán không nghiêm túc hoặc chỉ làm qua loa nhằm cố tình dây dưa chậm nộp thuế; xuất hoá đơn thấp hơn thực tế, số ghi thấp hơn giá thanh toán thực tế; mua bán hàng không ghi vào sổ sách; chứng từ kế toán lập không đúng nguyên tắc nhất là các chứng từ thanh toán trong quan hệ mua, bán, cung ứng dịch vụ; hạch toán các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ kể cả không có chứng từ vẫn đưa vào hạch toán; lập bảng kê khống tăng giá mua để gian lận thuế giá trị gia tăng được khấu trừ đầu vào và tăng chi phí vốn hàng hoá nhằm giảm thu nhập chịu thuế để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp; kê khai không trung thực, không đúng thực tế với mục đích né tránh nộp thuế… Trình độ quản lý thuế chưa theo kịp trình độ gian lận nên rất khó phát hiện để xử lý, đòi hỏi thời gian xử lý kéo dài do nhiều vấn đề phức tạp, khó giải quyết. Về cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện: Một số thể chế quản lý kinh tế xã hội, môi trường pháp lý liên quan đến quản lý thuế chưa được cải cách đồng bộ. Các cơ quan chức năng, các tổ chức cá nhân chưa đề cao trách nhiệm pháp luật trong việc cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế. Quy trình đăng ký và cấp phép kinh doanh hiện nay chưa được chặt chẽ và thiếu kết hợp, không quản lý được dẫn đến tình trạng sót bộ thuế. Việc quy định ký kết hợp đồng kinh tế vẫn chưa được chặt chẽ, không thông qua một cơ quan quản lý nào của Nhà nước, nên nhiều hợp đồng mua bán không được ghi sổ sách đầy đủ do đó cơ quan thuế rất khó quản lý để thu thuế. Do hộ cá thể thực hiện chế độ sổ sách chứng từ không hiệu quả nên đa số hộ cá thể còn thu dưới hình thức ấn định dẫn đến thất thu lớn. Năng lực, trình độ, trách nhiệm qaurn lý thuế của cơ quan thuế chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý mới, chưa phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường; chưa vận dụng được các thành tựu quản lý thuế quốc tế. Chế tài xử phạt vi phạm về thuế chưa được quy định rõ ràng, các hình thức xử phạt vi phạm về thuế còn quá nhẹ, chưa đủ mức răn, đe ngăn chặn
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
52
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
các hành vi gian lận về thuế. Các biện pháp cưỡng chế, xử phạt về thuế chưa nghiêm minh.
Về hệ thống thuế: Hệ thống thuế hiện nay đã có nhiều sửa đổi, cải tiến nhưng vẫn chứa đựng nhiều tồn tại: Hệ thống chính sách thuế chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế. Trong quá trình thực hiện chưa sâu sát thực tế, chưa phát hiện và đề xuất kịp thời các biện pháp để thu các khoản thu nhập mới phát sinh. Hệ thống chính sách còn chứa nhiều mức thuế suất nên chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong kinh doanh. Hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, có nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, dễ phát sinh tiêu cực làm phức tạp công tác quản lý thuế. Mức thuế suất còn cao, thuế suất cao chẳng những không thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn làm tăng động cơ trốn thuế…. Riêng đối với thuế giá trị gia tăng: có quá nhiều đối tượng không thuộc diện chịu thuế (gồm 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ) vừa không khai thác hết nguồn thu ngân sách vừa làm cho việc tính thuế, khấu trừ thuế không được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng nên không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, gây khó khăn cho cơ sở kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này, một số dịch vụ xuất khẩu thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng nên không được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào làm giảm khả năng cạnh tranh của các loại dịch vụ này. Về thuế suất, vẫn còn 3 mức thuế suất: thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, thuế suất 5%, 10% áp dụng đối với từng nhóm sản phẩm hàng hóa, dich vụ lưu thông và tiêu dùng nội địa do đó chưa thúc đẩy sản xuất và gây phức tạp trong công tác quản lý thuế. Qui định khấu trừ thuế theo tỷ lệ % cho hàng hóa, dịch vụ là sản phẩm nông, lâm, SVTH: Lý Thị Thùy Trang
53
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
thuỷ sản cơ sở chế biến mua trực tiếp của người sản xuất không có hóa đơn (chỉ có bản kê) là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất nhưng đã bị một số doanh nghiệp lợi dụng để khai khống hàng hóa đầu vào, khai khống hàng hóa xuất khẩu để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước. Riêng đối với thuế thu nhập doanh nghiệp có những nhược điểm như sau: các quy định về xác định doanh thu, các khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế có những điểm chưa phù hợp với thực tế kinh doanh, chưa khuyến khích doanh nghiệp khấu hao nhanh nhằm đổi thiết bị, công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp còn cao chưa tạo điều kiện tối đa cho cơ sở kinh doanh tích lũy vốn tái sản xuất mở rộng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế cho các đối tượng nộp thuế. Chủ quan: Về quản lý hộ: Công tác quản lý hộ còn hết sức lỏng lẽo, bỏ sót nhiều hộ chưa đưa vào diện quản lý:
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
54
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Bảng 10 : Tình hình quản lý hộ từ 2001 đến 2003:
Năm
2001
2002
2003
Hộ số sách kế toán
270
421
747
Hộ ấn định thuế
1.035
1.319
734
Hộ thời vụ
558
118
1.587
Tổng cộng
1.863
1.858
3.068
Nguồn: Chi Cục thuế huyện Tân Châu Với mức tăng vọt về số hộ quản lý năm 2003 như bảng trên thì không thể giải thích là do số lượng cơ sở kinh doanh tăng trên địa bàn huyện mà lý do chủ yếu ở đây là số hộ được quản lý còn sót nhiều, hộ buôn chuyến khi được chuyển một số sang hộ thời vụ trong năm 2003 đã làm tăng hàng ngàn hộ như trên chứng tỏ trước đây số thuế bị thất thoát nhiều. Số hộ được quản lý tại Chi cục tăng giảm thất thường trong khi theo thống kê của Phòng Thống kê huyện thì số hộ đăng ký kinh doanh mới hay nghỉ, tạm nghỉ thì có số lượng ổn định. Công tác khảo sát, điều tra hộ để đưa vào diện quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp còn khá sơ sài, thiếu sâu sát. Điển hình như trong năm 2002 số hộ chịu thuế giá trị gia tăng chỉ đạt 88,23% so bộ thuế môn bài, không kể số nhỏ có hộ môn bài bậc 5-6, một số hộ thời vụ, vãng lai, buôn chuyến nhỏ…Số còn lại trên 200 hộ có khả năng đưa vào quản lý nhưng đã bị bỏ qua. Qua những thống kê đó thì con số thất thu thuế là rất lớn. Biểu đồ 5: Tình hình quản lý hộ (2001-2003) Hộ 3500 3000
Hộ thời vụ
2500
Hộ ấn định thuế
2000
Hộ số sách kế toán
1500 1000 500 0 2001
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
2002
2003
Năm
55
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Về quản lý doanh số: Thực trạng gian lận của các hộ kinh doanh đã quá phổ biến và đa dạng thì kéo theo căn cứ để tính thuế bị bóp méo là điều tất nhiên. Tình trạng thất thoát doanh số quản lý là rất phổ biến, đặc biệt nghiêm trọng là đối với thu nhập tính thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp. Thu nhập của doanh nghiệp dùng tính thuế được tính bằng doanh thu trừ cho chi phí hợp lý, vì vậy để giảm thu nhập chịu thuế thì các cơ sở kinh doanh tìm mọi cách để giảm doanh thu, tăng chi phí hợp lý hoặc cả hai. Từ đó thu nhập chịu thuế còn rất thấp và mỗi năm thuế thu nhập doanh nghiệp đều giảm, tuy không nhiều nhưng bất hợp lý vì kinh tế ngày càng phát triển. Những gian lận thường thấy là: do chủ sản xuất kinh doanh, tự kê khai thuế trong khi các cán bộ thuế thiếu kiểm tra, giám sát nên dễ dẫn đến kê khai tùy tiện, thấp nhiều so thu nhập thực tế; điều chỉnh giá mua, giá bán sai lệch so thực tế trong khi cơ quan thuế không nắm rõ tình hình thị trường thì các sai phạm hầu như không bị phát hiện. Như vậy, bên cạnh ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế ngày càng được nâng cao thì vẫn còn có một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh chưa ý thức tốt về quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của mình, chỉ tìm mọi cách để có thu nhập thật nhiều nên đã cố ý lợi dụng khe hở của Pháp luật, lợi dụng sơ suất hay một số cán bộ thoái hoá để khai thác bằng mọi thủ đoạn tinh vi để đạt lợi nhuận cao nhất có thể. Tuy nhiên, không thể hoàn toàn đổ lỗi cho các cơ sở kinh doanh bởi vì trách nhiệm của các cán bộ thuế là rất lớn khi để cho doanh số thất thoát quá lớn, điển hình như chỉ số về tỷ suất lợi nhuận tính toán trên các cơ sở kinh doanh thực quản lý tại Chi cục còn quá thấp: doanh nghiệp thực hiện phương pháp khấu trừ chỉ đạt 0,73%, hộ cá thể 1,78%. Những con số này chứng tỏ được rằng tình trạng gian lận thuế đã đến mức báo động. Việc để nợ đọng quá cao: Nợ đọng cao, đặc biệt là nợ khó đòi được xem như là khoản thất thu thuế bởi vì để thu được những khoản này đòi hỏi thời gian kéo dài và hết sức khó khăn.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
56
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Tình trạng nợ đọng qua các năm không giảm mà có xu hướng tăng cao là do: hầu hết các đội thuế chưa kiên quyết thu dứt điểm trong tháng mà để gối đầu sang tháng sau thu cho tháng trước do vậy nợ cứ bị đọng từ tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khác lâu dần tồn lại đến hàng tỷ đồng. Đối với hộ nợ nhiều tháng, các đội thuế không lập thủ tục pháp lý báo cáo hội đồng tư vấn thuế để Chi cục thuế phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế theo qui định. Nguyên nhân có thể do có một số cán bộ tắc trách hoặc bị các cơ sở kinh doanh mua chuộc mà lơ là, bỏ qua không quyết tâm thu dứt điểm làm thất thu số tiền không nhỏ cho nguồn thu ngân sách. Tóm lại, những nguyên nhân về thất thu thực chất là những yếu kém trong khâu quản lý ngày càng được bộc lộ rõ. 4.2.2
Những tồn tại trong công tác kiểm soát thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp:
Trong tình hình kinh tế phát triển ngày càng đa dạng, phong phú về loại hình, về quy mô hoạt động, việc tổ chức quản lý thu như hiện nay bắt đầu bộc lộ những nhược điểm: Khối lượng quản lý công việc ngày càng tăng do đối tượng quản lý tăng, cách thức và quy mô hoạt động của các đối tượng kinh doanh đa dạng hơn. Công tác quản lý thuế ngày càng đòi hỏi cơ quan thuế cũng như cán bộ quản lý thuế phải thực hiện nhiều loại công việc mang tính nghiệp vụ cao, phải đảm bảo công tác quản lý chặt chẽ đúng pháp luật, trong khi đó phần lớn công việc hành chính trên giấy tờ chiếm hầu hết trong thời gian quản lý làm cho công tác kiểm tra thường xuyên khó tiến hành. Việc quyết toán cuối năm không thực hiện kịp thời vì phải kiểm tra lại 12 tháng làm cho tiền thuế chậm nộp vào ngân sách. Việc phân công cán bộ thuế ở quá lâu trên một địa bàn dễ tạo ra các mối quan hệ ảnh hưởng xấu đến kết quả thu. Những thiếu sót của các cơ sở kinh doanh chưa được nhắc nhở, xử lý kịp thời tạo thành thói quen “xem thường” pháp luật, việc kê khai nộp thuế ở nhiều cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc, thời gian thường kéo dài quá hạn nộp quy định do các biện pháp chưa đủ sức răn đe.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
57
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Tác phong làm việc của một số cán bộ thuế chưa tốt, nhất là các nhân viên, còn quá rề rà, thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng quyền hạn để trục lợi, làm khó cho nhiều cơ sở kinh doanh thiếu “quan hệ”. Bấy nhiêu đó nhược điểm cũng đủ để thấy công tác kiểm tra, thanh tra là thật sự cần thiết. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra bản thân nó lại bộc lộ nhiều nhược điểm như: giữa tổ Thanh tra, kiểm tra thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các tổ, đội thu thuế dẫn đến kiểm tra trùng lắp các cơ sở kinh doanh tạo dư luận không tốt và gây khó khăn cho người kinh doanh; mặc dù theo quy trình mới đã giảm bớt phần lớn trách nhiệm của cán bộ quản lý trong công tác tính thuế nhưng trên thực tế thì trách nhiệm ở các khâu khác lại tăng thêm nên phải đảm nhận một khối lượng công việc lớn. Hơn nữa, một số cán bộ làm công tác kiểm soát làm việc tinh thần trách nhiệm chưa cao, làm việc lấy lệ nên khâu kiểm soát kém hiệu quả. Bản thân những cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra hiếm khi bị kiểm soát nên rất dễ dẫn đến tình trạng ỷ lại, cửa quyền, móc nối bên ngoài… Tóm lại, công tác kiểm soát vẫn còn rất mới mẻ, đội ngũ kiểm soát chưa có kinh nghiệm nên hiệu quả còn thấp. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua công tác này cũng đã phát huy tác dụng. Nhờ qua kiểm soát phát hiện được công tác quản lý yếu kém ở khâu nào, mức độ ra sao để còn khắc phục. Tăng cường kiểm soát phải đi đôi đổi mới quản lý thì hiệu quả mới cao. 4.3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Tìm ra nguyên nhân là để tìm ra biện pháp khắc phục. Những hạn chế hiện nay là hệ quả của nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu có tác động lớn nhất là những yếu kém trong công tác thanh tra, kiểm tra. Do vậy cần: tăng cường công tác thanh tra- kiểm tra về thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chi cục thuế hiện nay nhằn ngăn ngừa, phát hiện kịp thời và xử lý những vi phạm về thuế như cần phân loại đối tượng để thanh tra, kiểm tra; tập trung thanh tra, kiểm tra những đối tượng có rủi ro về thuế, hoặc thiếu độ tín nhiệm, thường xuyên gian lận về thuế; việc thanh tra, kiểm tra phải căn cứ vào sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ; xây dựng quy trình kiểm tra hoàn
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
58
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
thuế, quyết toàn thuế; xây dựng chương trình hỗ trợ của máy tính phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Để công tác quản lý thuế có hiệu quả hơn nữa thì cần có thêm một số biện pháp như: 4.3.1 Biện pháp chống sót bộ: Phải tiến hành thường xuyên các công tác: thống kê đối tượng đăng ký kinh doanh, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh ở địa phương để đưa vào diện quản lý thu; kiểm tra đăng ký thuế của các đối tượng kinh doanh. Chi cục thuế cần kết hợp với Phòng Thống kê huyện, Phòng Kế hoạch đầu tư để nắm chính xác lại số hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, từng đội thuế xã, thị trấn phải điều tra thực tế số hộ thực sự kinh doanh chịu thuế hàng tháng và số hộ nhỏ có thu nhập thấp được xét miễn giảm thuế. 4.3.2 Biện pháp kiểm tra doanh số: Thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh để đề xuất phân loại hộ kinh doanh theo đúng quy định của Luật thuế và thường xuyên kiểm tra để phân loại lại khi có sự thay đổi. Riêng đối với hộ kê khai, cần phổ biến thực hiện ghi chép sổ sách và thông báo việc kiểm tra sổ sách, kiểm tra việc sử dụng hoá đơn để đối chiếu với số thực tế từ đó xác định đúng doanh thu chịu thuế. Doanh thu cần được quản lý hai đầu, giá bán và giá mua. Quản lý tốt giá bán, giá mua để tránh ghi sai lệch so thực tế bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, buộc các cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán từng mặt hàng cụ thể trong sổ sách dù là hộ kinh doanh nhỏ hoặc niêm yết giá cả tại nơi dễ trông thấy nhất trong cửa hiệu, cửa hàng, doanh nghiệp… Cần giao cho những cán bộ có trình độ chuyên môn tương đối đối với ngành nghề họ quản lý, nhất là các ngành sản xuất thì phải cần có những hiểu biết như: quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, các chi phí phát sinh trong kỳ…để từ đó xác định chính xác doanh số, ít bị gian lận. Bởi vì chi phí kinh doanh tuy quy định khá cụ thể bằng tỷ lệ phần trăm của một số chi phí nhưng với chi phí khấu hao tài sản cố định thường không xác định được giá trị tài sản, số đã khấu hao nên loại chi phí này thường xuyên
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
59
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
bị khai khống. Tuy nhiên, mức chính xác về doanh số chỉ mang tính tương đối, để xác định cho hợp lý đòi hỏi có sự hợp tác của cơ sở kinh doanh với việc ghi sổ sách rõ ràng, hợp lệ để tốn nhiều thời gian công sức của cán bộ kiểm tra trong khi công việc của họ không chỉ là kiểm tra doanh số, lại cần sự phối hợp của các ngành quản lý có liên quan để khi tiêu cực xảy ra ở khâu nào thì việc xác định doanh số có nhiều sai lệch. Do vậy, để đảm bảo tính công bằng, hợp lý đòi hỏi mọi người làm đúng và phải có “cái tâm” trong chuyên môn của mình, không lợi dụng kẻ hở để trục lợi. Qua thực tiễn cho thấy, đối tượng nộp thuế còn sót nhiều hộ chưa đưa vào quản lý, số hộ đã quản lý có doanh thu tính thuế rất thấp. Hai vấn đề này cần được thực hiện song song nhau, rà soát lại hộ kinh doanh, nếu thấy thiếu sót thì đưa vào đồng thời ấn định doanh thu tăng nếu kiểm tra thấy sai phạm, thực hiện đồng loạt trên diện rộng đòi hỏi có mức thuế tương xứng giữa các hộ, giữa xã này với xã khác, nơi nay với nơi khác có điểm tương đồng. 4.3.2 Biện pháp giảm nợ đọng: Thời gian qua, Chi cục thuế đã làm nhiều việc để nâng cao ý thức người dân trong việc nộp thuế song song đó cũng có nhiều biện pháp quản lý cán bộ, thúc đẩy họ làm việc hiệu quả hơn. Tóm lại, khi phát hiện những nguyên nhân dẫn đến nợ đọng, Chi cục đã tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, cần phối hợp nhiều hơn nữa với Uỷ ban nhân dân, hội đồng tư vấn thuế và các ngành liên quan vận động nhân dân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, cương quyết xử lý nghiêm các trường hợp dây dưa chậm nộp, trốn thuế… có thể tiến hành cưỡng chế nếu thấy cần thiết. Đồng thời, đối với cán bộ vi phạm vẫn phải áp dụng các xử lý mang tính răn đe cao, tuyên dương khen thưởng những bộ làm tốt tạo động lực cho họ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ vượt chỉ tiêu. Đội ngũ cán bộ là chìa khóa của thành công trong công tác quản lý do vậy cần: quy định rõ trách nhiệm của từng loại cán bộ trên từng vị trí công tác. Cán bộ cần được thanh tra theo tiêu chí: kết quả công tác, số lượng và chất lượng công việc được giao; coi trọng phẩm chất đạo đức, chính trị; cần phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Cần tăng cường hơn
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
60
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
nữa việc giáo dục nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp thuế, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thuế. Tóm lại, một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình còn một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng. Chi cục thuế là một tổ chức nên việc đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt mục đích chung là tối quan trọng, và phối hợp như thế nào thì lại phụ thuộc vào nghệ thuật của các nhà quản lý, mà quản lý ở đây là quản lý Nhà nước. Do vậy, tuy trong khuôn khổ nhiều quy định cần tuân thủ nhưng lãnh đạo Chi cục thuế cần phát huy tính sáng tạo, năng động trong toàn cơ quan. Môi trường làm việc phù hợp, có cơ hội phát triển sẽ giúp cho mọi người làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn, họ sẽ làm việc hết năng lực và toàn tâm khi được trọng dụng. Phong cách quản lý hiện đại trong các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hiện nay là mô hình tốt cho các cơ quan quản lý hành chính của Nhà nước cần học hỏi, họ biết rõ quản lý tức là quản lý con người, vì vậy hiểu rõ yếu tố con người là nắm giữ chìa khoá thành công của công tác quản lý. Đối với cơ quan thuế, yếu tố con người là lực lượng nhân sự trong cơ quan và cả đối tượng nộp thuế vì đó là những đối tượng mà tổ chức trực tiếp quản lý. 4.4
KIẾN NGHỊ:
Để khắc phục tồn tại, nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đảm bảo phù hợp với kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế. Cần sửa đổi, bổ sung luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng bao quát mọi nguồn thu, giảm nhẹ nghĩa vụ đóng góp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy sản xuất. Cụ thể là: Đối với thuế giá trị gia tăng: Mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng để thực hiện thống nhất, bao quát của thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ. Điều chính thuế suất thuế giá trị gia tăng nhằm giảm mức thuế suất xuống còn một mức hoặc hai mức thuế suất, mở rộng diện áp dụng thuế suất 0% đối với toàn bộ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Quy định rõ ràng, thống nhất nguyên tắc tính thuế, khấu trừ thuế theo hóa đơn giá trị gia tăng.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
61
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: Áp dụng thống nhất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Mở rộng sự điều chỉnh về loại thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với các loại thu nhập từ hoạt động kinh doanh hiện đang tạm thời chưa thu hoặc chưa phát sinh phổ biến. Quy định rõ ràng cụ thể căn cứ xác định thu nhập chịu thuế từ doanh thu, chi phí và các khoản thu nhập khác. Xây dựng mức thuế suất phù hợp, cần giảm hơn nữa so hiện hành, tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng phần lợi nhuận để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Hệ thống và thống nhất các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, cần có các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục quốc gia phải có trách nhiệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn các chính sách thuế để mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ và tự giác chấp hành nghiêm về thuế theo quy định của pháp luật. Tôn vinh kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời lên án mạnh mẽ và kiên quyết các hành vi gian lận thuế. Hệ thống quản lý kinh tế xã hội phải được cải cách đồng bộ tạo cơ sở cho việc quản lý thuế như: quản lý đất đai, quản lý hệ thống thanh toán qua ngân hàng, quản lý đăng ký kinh doanh, quản lý xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh… Hệ thống pháp luật cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng quy định rõ trách nhiệm của cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc thực hiện Luật thuế và các Luật khác có điều chỉnh các cơ sở kinh doanh. Khuyến khích, mở rộng và đẩy mạnh hoạt động tư vấn, cung cấp dịch vụ về thuế, về kế toán giúp cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hiểu rõ quy định của các luật thuế, làm tốt công tác kế toán để thực hiện được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. SVTH: Lý Thị Thùy Trang
62
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
63
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
Qua 5 năm thực hiện các Luật thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đã đạt được những kết quả tích cực. Hệ thống chính sách thuế đã trở thành công cụ quản lý vĩ mô có hiệu lực của Nhà nước, góp phần ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Đảm bảo ổn định và tăng trưởng nguồn thu nhân sách Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của đất nước. Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đã trở thành nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước và có tốc độ tăng trưởng cao, nguồn thu thuế mỗi năm mỗi tăng, luôn thu vượt chỉ tiêu được giao. Đã từng bước đơn giản, bình đẳng và công bằng xã hội. Thúc đẩy các cơ sở sản xuất tăng cường hạch toán kinh tế, củng cố công tác kế toán hóa đơn chứng từ, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao ý thức chấp hành luật thuế. Đó là những thành quả chung trong cả nước và cũng là thành tựu tại huyện Tân Châu. Tuy nhiên, trước sự phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, công tác quản lý thuế vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại và vướng mắc phát sinh. Trong quá trình nghiên cứu về công tác quản lý thuế tại Chi cục đã phát hiện những điểm mạnh và cả những vướng mắc. Để quản lý thu đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở huyện Tân Châu đạt hiệu quả là nhiệm vụ khó khăn do phải quản lý một khu vực hoạt động nhiều ngành nghề, đa dạng về loại hình cùng với số lượng lớn các cơ sở kinh doanh đòi hỏi nhiều ở sự cố gắng, quyết tâm hoàn thành nghĩa vụ của cả tổ chức. Công tác quản lý cán bộ, tổ chức bộ máy phải hợp lý mới giúp tăng cao hiệu quả thu thuế trên cả địa bàn huyện. Vẫn còn đó tình trạng nợ tồn đọng, quản lý hộ, quản lý doanh số chưa đạt hiệu quả cao; công tác thanh tra, kiểm tra là khâu yếu nhất trong công tác quản lý. Do vậy, cần phát huy điểm mạnh từ những thành tựu đạt được đồng thời cần khắc phục kiên quyết, triệt để những tồn tại, hạn chế. Từ đó kiện toàn bộ máy để có đủ năng lực thực hiện thu thuế theo cơ chế doanh nghiệp tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế mà hiện nay trong giai đoạn thí điểm và trong tương lai sẽ đưa vào thực hiện trong cả nước. Để thực hiện tốt cơ chế này đòi hỏi công tác thanh tra, kiểm tra phải thật sự có hiệu lực vì khi đó cơ quan thuế chỉ làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra. Vì vậy, ngay từ thời điểm này đòi hỏi công tác thanh tra, kiểm tra tại Chi cục cần có những bước tiến mạnh, hiệu quả; song song đó đòi hỏi mọi mặt trong công tác quản lý có những cải cách chiến SVTH: Lý Thị Thùy Trang
64
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN
GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất
lược cho tương thích với những thay đổi mạnh mẽ trong cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001-2010 mà hiện nay là giai đoạn nước rút. Từ ngày 01- 01- 2004 bắt đầu áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hứa hẹn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Chi cục thuế hoàn thành nhiệm vụ tốt ngày càng tốt hơn.
SVTH: Lý Thị Thùy Trang
65