Danchimviet Com Chi So Kinhte Thegioi Vn 2008

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Danchimviet Com Chi So Kinhte Thegioi Vn 2008 as PDF for free.

More details

  • Words: 4,697
  • Pages: 12
DCVOnline - Thế giới và Việt Nam 2008

Văn Hóa Đời Sống

Page 1 sur 12

Quan Điểm

Columns Huỳnh Việt Lang Nguyễn Văn Lục Sổ Tay Thường Dân TNT

Việt Nam

Diễn Đàn Dân Chủ

Chính Trị Xã Hội

Con người & Sự kiện

Kinh Tế

Thế Giới

Blogs

Forum

01-01-2008

Thế giới và Việt Nam 2008 Lê Diễn Đức - Tổng hợp và nhận định

Thu Toa Soan

dcvblogs

Vài lời dẫn nhập Từ trung tuần tháng 12 đến trước Lễ Giáng Sinh, DCVOnline đạt mức kỷ lục về số bạn đọc truy cập. Vào mọi thời điểm, bất kể tính theo múi giờ miền Tây hay miền Đông Hoa Kỳ, giờ Australia, Châu Á hay xuyên Atlantic qua Lục địa Âu châu, lúc nào cũng xấp xỉ 1.000 người trở lên. Qua quan sát số bạn đọc truy cập trên từng bài chủ (hiện thị riêng cho Ban biên tập) chúng tôi rút ra kết luận rằng, hiện tượng trên xuất phát từ sự kiện thời sự Hoàng-Trường Sa. Thế mới biết, người Việt khắp nơi, trong nước cũng như ở nước ngoài, quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng của đất nước ra sao.

Login Biệt danh Mật mã Log vào Bạn chưa đăng ký độc giả? Bạn có thể đăng ký ở đây.

Chắc chắn tinh thần của thanh niên, sinh viên tại Hà Nội, Sài Gòn trong các cuộc biểu tình 9/12, 16/12 và 23/12, đến nay - dù bị nhà cầm quyền Hà Nội ra tay trấn áp, bất chấp dư luận và tiếng nói chính nghĩa - sẽ vẫn tiếp tục phát huy. “Cùng tất biến, biến tất thông”, sang năm 2008, phong trào tranh đấu của nhân dân Việt Nam đòi tự do, dân chủ và bảo vệ chủ quyền chắc chắn sẽ khôn ngoan tìm ra liệu pháp mới đối phó với bạo quyền cộng sản Hà Nội, tiếp tục nhân lên lòng yêu nước và truyền thống chống ngoại xâm của cha ông. Năm 2008, với nhiều toan tính và dự phóng mới, thiết nghĩ không hẳn chỉ các sự kiện chính trị xã hội của Việt Nam là đề tài chúng ta theo dõi, ưu tư, mà kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng chi phối đời sống. Kinh tế toàn cầu hoá và tương tác

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4452 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

01/01/2008

DCVOnline - Thế giới và Việt Nam 2008

Page 2 sur 12

Biếm họa Bất kỳ một biến động nào trên thị trường tài chính tại New York, Tokyo, London, Franfurt, Hongkong, Shanghai... đều gây ảnh hưởng tương hỗ với phần còn lại của thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.

Ai đang online? Hiện đang có 764 bạn đọc trên DCVOnline Log On Đọc DCVOnline trên Yahoo!

Thư mục DCVOnline Trang nhất Ban biên tập Góc bạn đọc Góp ý tòa soạn Gởi bài Lưu trữ Tin RSS

Gần đây nhất, cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản tại Hoa Kỳ (giai đoạn 2005-2007) là một thí dụ cho sự tương tác toàn cầu, điển hình nhất trong năm qua. Hàng loạt ngân hàng khổng lồ như Bear Stearns, Morgan Stanley, Merrill Lynch, City Group, IKB Deutsche Industriebank, BNP Paribas, Northern Rock, Alliance & Leicester, Bradford & Bingley, UB Suisse, Credit Suisse công bố thiệt hại nhiều tỷ đô la. Hàng trăm ngân hàng tầm cỡ nhỏ hơn bị phá sản. Cuộc khủng hoảng mang lại hậu quả trầm trọng đến mức mà ngân hàng trung ương của nhiều nước trong Liên hiệp Âu châu (EU), Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore... phải cùng xắn tay can thiệp, tránh cho nhân loại không rơi vào một cuộc suy thoái toàn diện. Ngân hàng Dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve) quyết định hạ lãi suất và 5 trung tâm tài chính lớn nhất thế giới tung ra 67 tỷ USD trong trung tuần tháng 12 như chiếc phao thần kéo các ngân hàng đang chới với giữa cơn sóng bất ổn ngoài khơi xích gần vào bờ. Hy vọng năm 2008, thế giới đang đứng trước nhiều thách đố nhưng không đến nỗi quá tồi tệ giống như thập niên 70s hay 80s, khi mà giá dầu tăng gấp 10 lần và tốc độ lạm phát tại Hoa Kỳ lên tới 10%. Người viết chuyển tới bạn đọc DCVOnline một số dự đoán của The Economist cho năm 2008. Mặc dù các con số không biết nói dối, nhưng khi đánh giá, chúng ta không nên chỉ dựa vào chỉ số tăng trưởng hoặc tổng thu nhập như nhà cầm quyền Trung Quốc hay Việt Nam thường nhấn mạnh cho mục đích tuyên truyền thuần tuý, cố tình làm ngơ các tiêu chuẩn khác. Chỉ số tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là yếu tố quan trọng nhưng chưa đủ để đánh giá một xã hội văn minh hay một nền kinh tế phát triển bền vững. Cần phải có những yếu tố sau đây trong kết luận tổng quát: tăng trưởng tính trên mặt bằng nào; chỉ số lạm phát so với mức tăng trưởng; thu nhập tính theo đầu người; mức lương tối thiểu cho một lao động bình thường; hệ thống giáo dục và y tế; hệ thống an sinh xã hội; môi sinh/an toàn thực phẩm; nghiên cứu khoa học và sáng chế; an ninh công cộng và quốc phòng. Và trên hết, là các quyền lợi phổ quát của công dân như tự do ngôn luận, lập hội, đi lại, bầu cử, v.v... có được quốc gia đó đảm bảo hay không. Các con số dưới đây được công bố trên số đặc biệt của The Economist với tựa đề “The World in 2008” phát hành cuối tháng 12/2007 (1). The Economist chỉ đưa ra 79 quốc gia quan trọng nhất: 29 nước Âu châu; 18 nước Á châu (trong đó có Việt Nam); 3 nước Bắc Mỹ; 11 nước Nam Mỹ; 18 nước Phi châu và Trung Cận Đông - là những nền kinh tế hoặc có tiềm năng, hoặc có ảnh hưởng đến cuộc chơi chung trên sân khấu kinh tế-địa-chính trị thế giới. Người viết chia ra một số nhóm các nước mà người Việt thường quan tâm hơn và lấy đó làm cơ sở quy chiếu cho các phân tích, nhận định. Các chữ viết tắt có nghĩa như sau: GDP: Gross Dosmetic Product - Tổng thu nhập quốc dân; GDP = consumption + investment + (government spending) + (exports − imports). PPP:

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4452 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

01/01/2008

DCVOnline - Thế giới và Việt Nam 2008

Page 3 sur 12

Purchassing-Power Parity - Thu nhập tính theo mãi lực đồng đô la, tức là trị giá mua của 1 USD ($) tại nước khác so với 1$ tại Hoa Kỳ. GDP per Head và PPP per Head: Thu nhập tính theo đầu người và tính theo mãi lực. Các dự đoán về kinh tế 2008 1. G8: 7 nước giàu và phát triển nhất thế giới + Nga

2. Các nước cựu cộng sản Âu châu

3. Các nước châu Á & Thái Bình Dương khác

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4452 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

01/01/2008

DCVOnline - Thế giới và Việt Nam 2008

Page 4 sur 12

4. Một số nước khác

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4452 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

01/01/2008

DCVOnline - Thế giới và Việt Nam 2008

Page 5 sur 12

Chỉ số hội nhập toàn cầu Tạp chí Foreign Policy phát hành tại Washington DC, Hoa Kỳ, từ 7 năm nay hợp tác với A.T Kearney (international management consulting firm) nghiên cứu về mức độ hội nhập toàn cầu của các nước trên thế giới. Đây cũng là yếu tố giúp thêm cho việc đánh giá tình hình của các quốc gia. Foreign Policy đã công bố trong số tháng 12/2007 kết quả ranking về hội nhập toàn cầu (The Globalization Index) của 72 quốc gia trên 5 châu lục. Cơ sở để xếp hạng dựa trên 4 tiêu chuẩn chủ yếu: 1. Politycal engagement - Cam kết chính trị, bao gồm cả ngoại viện, các thoả ước, các tổ chức (quốc tế) và tham gia gìn giữ hoà bình. 2. Personal Contact - Quan hệ cá nhân, bao gồm cả liên lạc điện thoại, du lịch, và kiều hối. 3. Technological connectivity - Nối kết Kỹ Thuật (công nghệ), bao gồm cả số người truy cập internet, hệ thống máy chủ, và việc bảo đảm an toàn hệ thống phục vụ trực tuyến. 4. Economic intergration - Hội Nhập Kinh Tế: bao gồm cả mậu dịch quốc tế và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Ranking của Foreign Policy cho ta thấy thế giới này dù không bằng phẳng cho mọi con người, ở mọi nơi, nhưng không ai có thể kìm hãm và bắt cỗ xe toàn cầu hoá quay ngược lại. “The Global Top 20” trong 72 nước được xếp hạng theo thứ tự như sau: 1. Singapore; 2.

Hongkong; 3. Netherland; 4. Switzerland; 5. Ireland; 6. Denmark; 7. United State; 8. Canada; 9. Jordan; 10. Estonia; 11. Sweden; 12. Britain; 13. Australia; 14. Austria; 15. Belgium; 16. New Zealand; 17. Norway; 18. Finland; 19. Czech Republic; 20. Slovenia. Việt Nam hạng 48 trước Thái Lan (53), Nam Phi (59), Nga (62)… Các nước nằm chót bảng gồm:

63. Pakistan; 64. Bangladesh; 65. Turkey; 66. Trung Quốc; 67. Brazil; 68. Venezuela; 69. Indonesia; 70. Algeria; 71. India; 72. Iran. Vài nhận định chung Qua các con số ta thấy nền kinh tế của G7, nhóm các nước giàu có và phát triển nhất thế giới gánh trên vai hậu quả nặng nề của 2007, sang năm 2008 hầu như ở trạng thái trì trệ (staglation), mức tăng trưởng không đáng kể sau khi cân đối với tỷ lệ lạm phát: Tuy vẫn đứng đầu nhưng kinh tế Hoa Kỳ đi xuống (tăng trưởng 1,2% - lạm phát 2,7%, Italy (tăng trưởng 1,6% - lạm phát 1,9%), trừ Nhật Bản 1,4%, các nước còn lại đều dưới 1%. Bài toán khó giải cho các nhà kinh tế chiến lược và chính phủ của Hoa Kỳ và phương Tây là phải chọn một trong hai giải pháp: lạm phát hoặc suy trầm. Riêng nước Nga (Russia) tình hình sáng sủa hơn, tăng trưởng tiếp tục cao (6,3%) tuy vẫn chưa giải quyết được lạm phát gia tăng (7,8%) nhưng là nước duy

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4452 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

01/01/2008

DCVOnline - Thế giới và Việt Nam 2008

Page 6 sur 12 nhất trong các nước Đông-Trung Âu (và cũng hiếm hoi trên thế giới) có số dư (4,9% GDP) trong account balance 2008. Các nước cựu cộng sản châu Âu, sau gần hai thập kỷ xoá bỏ kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa, xây dựng thể chế dân chủ và kinh tế thị trường, vẫn trên đà phát triển với mức tăng trưởng cao nhất lục địa. Việc 9 nước thành viên mới của EU gia nhập không gian Schengen từ 21/12/2007, xoá bỏ hoàn toàn kiểm soát biên giới giữa 24 nước (Austria, Belgium, Czech Republic, Denmark, Estonia, Finland, Hungary, Greece, Germany, Island, Italy, Luksemburg, Latvia, Lithuania, Malta, Netherlands, Norway, Poland, Portugal, Pháp, Spain, Slovakia, Slovenia, Sweden) càng tạo thêm nhiều cơ hội thuận lợi mới. (Thuỵ Sĩ và Lechtenstein sẽ gia nhập Schengen ngày 1/11/2008, Cyprus dự tính USA 2008: kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan. Ai vào năm 2009; Romania và Bulgaria năm trong các ứng cử viên sẽ làm thay đổi tình hình? – 2011). Nguồn: Lpl-bg.org

United Kingdom và Ireland thuộc EU nhưng không tham gia Schengen, là hai nước mở thị trường lao động và đi lại tự do sớm nhất cho Ba Lan (Poland), Czech và Hungary. Người Ba Lan, từ khi gia nhập EU (5/2004), chỉ cần bằng lái xe là có thể qua Anh quốc và Ireland, tự do làm việc với đầy đủ tiêu chuẩn an sinh xã hội như người bản xứ. Hiện có khoảng 1 triệu người Ba Lan ở Anh quốc, 200 ngàn ở Ireland và hàng chục ngàn khác tại Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha... làm việc trong mọi lĩnh vực, từ công nghệ cao cấp, y tế, giáo dục, thương mại, nghiên cứu khoa học đến dịch vụ phổ thông và thời vụ... Bình quân mỗi quý người Ba Lan gửi tiền thu nhập về nước qua đường chính thức khoảng 1,5 tỷ euros. Vì thế, đồng tiền nội địa ngày mỗi mạnh thêm so với đồng đô la và euro, làm giảm mức lạm phát. Tiếp nhận một nền kinh tế suy sụp sau khi cộng sản sụp đổ vào năm 1989, ngày nay Ba Lan dân chủ và tự do đang có vị trí quan trọng tại châu Âu ($453

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4452 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

01/01/2008

DCVOnline - Thế giới và Việt Nam 2008

Page 7 sur 12 tỷ GDP 2008 trên 38,1 triệu dân), thu nhập 21/12/2007: Các thủ tướng A. Merkel (Đức), D. Tusk tính theo đầu người tăng gần 4 lần so với (Ba Lan) và M.Topolanek (CH Czech) cắt bỏ hàng rào biên giới đi lại, mở không gian tự do cho các nước thời điểm 1990. cựu cộng sản châu Âu - Nguồn: Kprm.gov.pl

Xoá bỏ đường biên giới, tiến tới thế giới đại đồng theo học thuyết của Karl Marx là mơ ước của cả khối cộng sản suốt thế kỷ XX đã bị phá sản thảm hại, thì lại trở nên hiện thực tại Liên Hiệp Âu châu vào đầu thế kỷ XXI. Khẩu hiệu “Vô sản các nước liên hiệp lại” dường như chẳng còn ý nghĩa gì. Chính các quốc gia tư bản dân chủ đang liên hiệp, mở rộng dần, hợp tác và hỗ trợ nhau cùng phát triển trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng chủ quyền dân tộc của mỗi thành viên, chất dứt vĩnh viễn cúi đầu làm theo mệnh lệnh từ Moscow! “Cái được” mà người Ba Lan cũng như nhiều nước cựu cộng sản châu Âu khác có hôm nay, so với “cái mất” qua gần nửa thế kỷ bị giam hãm trong bức tường sắt Xô-Viết, càng làm cho người dân những nước này cảm thấy giá trị cao quý của sự hy sinh cho cuộc dấn thân tranh đấu bền bỉ để giành lại bằng được tự do và dân chủ. Trong các nước châu Á và Thái Bình Dương, Trung Quốc với $3.940 tỷ GDP 2008, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản, sẽ lấy đi vị trí thứ 3 trên thang bậc toàn cầu của Đức với GDP $3.430 tỷ. Cũng nên lưu ý rằng, năm 2008 với Trung Quốc là năm có tầm quan trọng đặc biệt: tổ chức Thế Vận Hội mùa Hè tại Bắc Kinh, một cơ hội lớn thúc đẩy kinh tế trong các lĩnh vực du lịch, viễn thông, xây dựng và nhiều dịch vụ khác... Thế nhưng con số tổng thu nhập không làm lu mờ được những nan đề của Trung Quốc. Vào những ngày cuối năm 2007, giá thực phẩm không ngừng tăng, mức lạm phát cao nhất từ 11 năm nay (6,9% trong tháng 11). Mức chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị càng ngày càng khủng khiếp. Khoảng 700 triệu nông dân với mức sống vẫn chẳng khác bao nhiêu so với 50 năm trước. Hàng chục triệu người phải bỏ ra thành thị kiếm việc làm, trong khi chi phí học tập cho con cái và y tế tăng vọt, hoàn toàn không có chế độ bảo hiểm, bạo loạn chống chính quyền sách nhiễu, chiếm đoạt đất đai và tham nhũng lên tới vài trăm ngàn vụ mỗi năm. Khoảng 300 triệu người không tiếp cận được nguồn nước sạch cho sinh hoạt, 70% sông ngòi đang chết vì ô nhiễm nặng. Chính vì vậy, tại đại hội thứ XVII vừa qua, đảng CS Trung Quốc xem vấn đề giải quyết tình trạng môi sinh cấp bách đến mức chấp nhận có thể làm giảm thiểu tăng trưởng kinh tế. Ấn Độ (India) là tiềm lực lớn ($1.330 tỷ GDP) đang trên đà đi lên và dự tính tới năm 2025 sẽ bắt kịp Trung Quốc về mức tiêu thụ và tổng số người thuộc lớp trung lưu. Một điểm khác với Trung Quốc, Ấn Độ có hệ thống kinh tế dựa trên các nguyên tắc bền vững hơn nhiều, đặc biệt, đây là quốc gia dân chủ đông dân nhất thế giới (1,13 tỷ trong 2008). Việt Nam: cơ hội và những nan đề Trong 18 nước Á châu mà The Economist đưa ra, Việt Nam áp chót bảng, chỉ nhích hơn Uzbekistan (Trung Á). Như một phiên bản của Trung Quốc (tuy ở tầm cỡ nhỏ hơn), năm 2008, Việt Nam vừa có nhiều cơ hội vừa phải đối đầu với những thách thức rất lớn.

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4452 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

01/01/2008

DCVOnline - Thế giới và Việt Nam 2008

Page 8 sur 12 Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2007 đạt con số kỷ lục $20,3 tỷ. Lượng vốn đăng ký 2008 đã tăng hơn 69% so với năm 2006 ($12 tỷ) và vượt hơn 53% so với kế hoạch cả năm 2007 ($13 tỷ), riêng ngành du lịch đã nhận được 47 dự án đầu tư tổng cộng lên tới $1,8 tỷ; giá trị xuất khẩu đạt $43,3 tỷ. Tăng trưởng GDP 2007 đạt 8,4%, trong khi chỉ số lạm phát dự tính 8,3% dường như quá thấp do vật giá tăng đối với các mặt hàng chính như thực phẩm, xăng và vật liệu xây dựng. “Chỉ số giá tiêu dùng” có thể tăng đến 12,63% sau khi chỉ trong tháng 12 đã tăng gần 3% so với tháng 11. Trong phiên họp thường kỳ cuối tháng 12/2007, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề ra chỉ tiêu tăng trưởng trong năm 2008 phải đạt 9% và chỉ số tăng giá cả thấp hơn tốc độ tăng GDP. The Economist dự đoán tăng trưởng GDP là 8,1% với mức lạm phát 7,3%. Các nhà bình luận cho rằng, từ năm 2005, lạm phát ở Việt Nam có vẻ như không còn kiểm soát được nữa. Một điều thú vị: giống như dịch tả được Bộ Y Tế Việt Nam gọi là “tiêu chảy cấp tính”, cuộc chơi chữ tiếp tục được sử dụng trong kinh tế: Từ lạm phát (Inflation) được chuyển thành “chỉ số giá tiêu dùng” – tức là CPI (Consumer Price Index) - phải được hiểu rằng đây là chỉ số tăng của tiêu thụ và dịch vụ, thước đo lạm phát được ứng dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Thế nhưng nhà nước CS Việt Nam tránh nói đến hai chữ “lạm phát”, có lẽ vì sợ tác động lên tâm lý xã hội tiêu cực hơn. Cũng cần lưu ý rằng, ở Việt Nam hiện nay có hơn 70% dân số sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Khoảng cách giàu nghèo gia tăng giữa nông thôn và thành thị tại Việt Nam đang là vấn đề đau đầu. Mức phát triển tại nông thôn Việt Nam vẫn còn rất thấp, Việt Nam thời hội nhập: Một cảnh phố Hà tốc độ tăng trưởng chỉ đạt khoảng 4%. Đội ngũ dân Nội - Nguồn: picasaweb.google.com oan vẫn đông đảo và hàng ngày khiếu kiện về đất đai bị chiếm đoạt, tệ nạn ăn hối lộ, cựa quyền hà hiếp nhân dân của quan chức địa phương. Mức đô ô nhiễm môi sinh và thực phẩm cũng trong tình trạng báo động. Theo bản phúc trình mới đây của Chương trình Môi trường Liên hiệp Quốc UNEF, Sài Gòn chẳng hạn, xếp thứ 5 trong các thành phố châu Á có bụi hoá chất cao nhất châu lục... (2) Trong phiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội ngày 17/11/2007, Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp cho biết giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2007 khoảng $1,4 tỉ.

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4452 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

01/01/2008

DCVOnline - Thế giới và Việt Nam 2008

Page 9 sur 12 Thế nhưng rất nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh đói nghèo chỉ cần sau một đợt thiên tai như lũ lụt, dịch bệnh… “Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo mà hàng năm vẫn còn hàng trăm nghìn đồng bào chỉ được ăn cơm khi ngày lễ, ngày tết, khi bị ốm” - Ông Phát nói. Phẩm chất của sự phát triển kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nghiêm trọng vào vấn đề nổi cộm số một, làm xói mòn tài sản quốc gia và thất thoát lớn trong các dự án đầu tư, đó là nạn tham nhũng. Trong kỳ họp quốc hội ngày 30/03/2007, Dương Trung Quốc, đại biểu tỉnh Đồng Nai đã khẳng định chống tham nhũng “là sự sống còn của chế độ” nhưng lại băn khoăn trước “hội chứng vô can” trong cuộc đấu tranh này. Chế độ độc quyền lãnh đạo, quản lý đất nước của đảng cộng sản Việt Nam không có các định chế độc lập kiểm soát, nhất là không có báo chí tự do, đã và đang tạo ra sự lạm quyền phổ cập, trước hết trong hàng ngũ đảng viên có chức có quyền từ trung ương xuống địa phương. Vì thế, Trương Vĩnh Trọng, đại biểu tỉnh Bến Tre, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cũng phải xác nhận: “Muốn công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả, trước hết phải phòng, chống tham nhũng từ trong Đảng” và ví điều này như “nước phải sạch từ nguồn”. (3) Cho nên, kinh tế Việt Nam, với sự phát triển nhìn thấy trên bề nổi qua lăng kính của các thành phố lớn vẫn chứa đựng vô số nan đề nóng bỏng và sôi sục bên trong. Nhà tư tưởng kinh tế nổi tiếng Milton Friedman (4) đã từng nói rằng, “độc tài và kinh tế tự do không thể song hành”. Nhưng liệu có đúng không với hai mô hình Trung Quốc và Việt Nam, cho dù càng ngày càng xuất hiện nhiều thành tố đối kháng, mâu thuẫn sâu sắc giữa cơ cấu chính trị độc tài và kinh tế thị trường với cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa"? Thời gian sẽ trả lời, nhưng sau bao lâu nữa thì sự khẳng định này của Milton Friedman sẽ được chứng minh hoàn toàn? Ngày 22- 27/12/2008. © DCVOnline

* (1): The Economist là tuần báo toàn cầu, độc lập của Anh quốc, ra đời từ năm 1843 tại London do The Economist Newspaper Ltd chủ quản (từ năm 1928 có 50% cổ phần của Financial Times), ra ngày thứ 5, có số bán ra khoảng 1 triệu bản/tuần. The Economist có uy tín hàng đầu trên thế giới về phân tích, đánh giá, dự phóng các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế-chính trị. * (2): Số liệu và các trích dẫn được lấy từ BBC Việt ngữ, 12/2007. * (3): Số liệu và các trích dẫn được lấy từ Tuổi Trẻ Online, 30/3/2007.

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4452 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

01/01/2008

DCVOnline - Thế giới và Việt Nam 2008

Page 10 sur 12 * (4): Milton Friedman (1912 - 2006) là nhà tư tưởng kinh tế hàng đầu của Hoa Kỳ và thế giới; cha đẻ của lý thuyết chính sách tiền tệ (monetarism), đã từng là khuôn mặt chuẩn mực của trường đại học kinh tế Chicago. Năm 1976 M. Friedman được trao giải thưởng Nobel cho các thành quả nghiên cứu về tiêu thụ, giải quyết việc làm theo các giai đoạn lịch sử và lý thuyết monetarism. Trong những năm 80, M. Friedman là cố vấn kinh tế của Ronald Reegan, là tổng thống Hoa Kỳ có công lao to lớn vực dậy và làm sống động lại nền kinh tế Hoa Kỳ và làm sụp đổ khối cộng sản. [ Trở lại ] Đọc những bài khác trong mục Kinh Tế

Trang in

Gởi điện thư

Đăng Ý kiến của bạn về bài này?

Ý kiến Bạn đọc (DCVOnline không chịu trách nhiệm về nội dung của những ý kiến đóng góp từ bạn đọc)

Re: Thế giới và Việt Nam 2008 2008-01-01 00:38:30 Tâm Việt Khai Trí Minh Tâm, Dân Khôn Nước Thịnh Nhà tư tưởng kinh tế nổi tiếng Milton Friedman đã từng nói rằng, “độc tài và kinh tế tự do không thể song hành”. và Hai nước độc tài hàng xóm song hành đi theo kinh tế tự do thì sẽ chèn ép hại nhau đến cực cực độ!

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Thế giới và Việt Nam 2008 2008-01-01 02:01:27 le van nhan

"KHÔNG CÓ GÌ QUÍ HƠN TỰ DO, DÂN CHỦ CHO TOÀN DÂN VN " Tự do, dân chủ cho mau Để cho nước mạnh dân giàu người ơi Toàn dân nước Việt tôi ơi

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4452 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

01/01/2008

DCVOnline - Thế giới và Việt Nam 2008

Page 11 sur 12 Hãy mau đoàn kết mọi người với nhau Đồng tâm hiệp lực cùng nhau Đề phòng quỷ đỏ Cộng Tàu xâm lăng Chấm dứt chủ nghĩa tham tàn Chấm dứt chủ nghĩa buôn dân bán người Chủ nghĩa CS hết thời Ném vào sọt rác cho rồi bạn ơi Ai người yêu nước Việt tôi Xả thân vì nước cứu người VN Toàn dân của nước VN Hãy mau quyết chí quyết tâm của mình Thay đổi nước Việt Nam mình Chấm dứt chủ nghĩa vô tình vô nhân Ai người yêu nước thương dân Hãy mau đứng dậy giúp dân Việt mình VN dân tộc có tình Tại sao cứ mãi chẳng tình nghĩa nhân Anh hùng hào kiệt thương dân Hiền nhân quân tử hiến thân của mình Làm người phải biết nghĩa tình Trọn lòng thương nước Việt mình người ơi Đã bao năm tháng qua rồi Toàn dân nước Việt sống đời lầm than Không lẽ dân tộc VN Suốt đời suốt kiếp phải làm gia nô Ông cha nô lệ Hung Nô Giờ thì con cháu theo Hồ làm nô Ngàn năm đô hộ Tàu ô Lịch sử cứ mãi hàm hồ thế sao Tương lai nước Việt lu mờ Vì lũ chồn cáo họ Hồ gian tham Buôn dân, bán nước Việt Nam Phản dân, hại nước VN của mình Người dân VN có tình Thì phải diệt lũ chẳng tình quê hương VN muốn có yêu thương Thì phải diệt lũ bất lương vô nghì

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4452 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

01/01/2008

DCVOnline - Thế giới và Việt Nam 2008

Page 12 sur 12 Ta thương toàn dân VN Không muốn nhìn thấy VN khổ sầu Chỉ muốn nước mạnh dân giàu Toàn dân thống nhất sang giàu từ đây Năm cũ sẽ qua đêm nay Năm mới sẽ đến ngày mai sáng trời Ước mong nước Việt của tôi Tự do, dân chủ sáng ngời tương lai Hết ý rồi, đầu óc cũng hơi mệt rồi, xin phép các bạn hiền phải đi ngủ rồi đây . Trước khi dứt lời xin phép được kính chúc toàn dân VN một năm mới tràn đầy hạnh phúc, thắng lợi, thành công, và vạn sự đều được như ý muốn . Kính mến

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ] 2

DCVOnline Copyright © 1999-2007 by DCV Inc. PHP-Nuke Copyright © 2004 by Francisco Burzi

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4452 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

01/01/2008

Related Documents