Dangerous Goods Training Programme WORKBOOK 4
Ramp and Warehouse Personel
Effective 1 January – 31 December 2007
Base on the 2007 IATA Dangerous Goods Regulations 48th Edition
International Air Transport Association Montreal – Geneva
31st / Edition
MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................v CÁC GHI NHẬN ................................................................................................................vi GIỚI THIỆU ......................................................................................................................vii MỤC TIÊU KHOÁ HỌC.................................................................................................viii BÀI 1- ÁP DỤNG .................................................................................................................1 1.1. TRIẾT LÝ CHUNG................................................................................................1 1.2. ĐỊNH NGHĨA.........................................................................................................2 1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ ...................................................................................................3 1.4. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GỬI HÀNG ........................................................5 1.5. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ KHAI THÁC...........................................................5 1.6. CÁC YÊU CẦU VỀ ĐÀO TẠO ............................................................................5 1.7. AN TOÀN VỀ HÀNG HOÁ NGUY HIỂM ..........................................................6 1.8. THÔNG TIN CHO NGƯỜI GỬI HÀNG ..............................................................7 BÀI TẬP ÔN TẬP CHO BÀI 1 .............................................................................8 BÀI 2- CÁC GIỚI HẠN ......................................................................................................9 2.1 TỔNG QUAN.........................................................................................................9 2.2 HÀNG HOÁ NGUY HIỂM CHẤP NHẬN ĐƯỢC...............................................9 2.3 HÀNG HOÁ NGUY HIỂM BỊ CẤM ....................................................................9 2.4 NHẬN DIỆN HÀNG HOÁ NGUY HIỂM DẠNG ẨN .......................................10 2.5 CÁC ĐIỀU KHOẢN DÀNH CHO HÀNH KHÁCH VÀ TỔ BAY ....................13 2.6 HÀNG HOÁ NGUY HIỂM TRONG THƯ TÍN HÀNG KHÔNG......................16 2.7 CÁC ĐẶC TÍNH HÀNG HOÁ NGUY HIỂM CHO NHÀ KHAI THÁC ..........16 2.8 NHỮNG SỰ KHÁC NHAU GIỮA QUỐC GIA VÀ NHÀ KHAI THÁC..........16 BÀI TẬP ÔN TẬP CHO BÀI 2 ...........................................................................17 BÀI 3- PHÂN LOẠI...........................................................................................................19 3.1 CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ............................................................................19 3.2 DANH SÁCH ĐẦY ĐỦ CỦA LOẠI VÀ PHÂN LOẠI DGR ............................20 BÀI TẬP ÔN TẬP CHO BÀI 3 ...........................................................................26 BÀI 4- ĐÓNG GÓI ............................................................................................................29 4.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG VỀ ĐÓNG GÓI .........................................................29 4.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG GÓI.....................................................................29 4.3 CÁC KIỂU ĐÓNG GÓI .......................................................................................33 BÀI TẬP ÔN TẬP CHO BÀI 4 ...........................................................................34 iii
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 BÀI 5- ĐÁNH DẤU VÀ DÁN NHÃN ..............................................................................35 5.1 TỔNG QUAN.......................................................................................................35 5.2 ĐÁNH DẤU .........................................................................................................35 5.3 DÁN NHÃN .........................................................................................................37 BÀI TẬP ÔN TẬP CHO BÀI 5 ...........................................................................45 BÀI 6- LƯU KHO VÀ CHẤT XẾP..................................................................................47 6.1 BẢO VỆ ĐỂ KHỎI GÂY HỎNG ........................................................................47 6.2 KIỂM TRA KIỆN HÀNG NGUY HIỂM ............................................................47 6.3 GIỬ AN TOÀN VÀ KHOẢNG CÁCH CHO HÀNG NGUY HIỂM .................47 6.4 CÁC GIỚI HẠN CHẤT XẾP TRÊN SÀN MÁY BAY CHỞ KHÁCH..............48 6.5 CHẤT XẾP TRÊN MÁY BAY CHỞ HÀNG ......................................................50 6.6 CHẤT XẾP HÀNG HOÁ NGUY HIỂM KHÔNG TƯƠNG THÍCH .................51 6.7 XẾP HÀNG CHẤT ĐỘC VÀ CHẤT TRUYỀN NHIỄM ...................................53 6.8 CHẤT XẾP CÁC KIỆN HÀNG NGUY HIỂM CÓ DẠNG LỎNG....................53 6.9 CHẤT XẾP VÀ XẾP HÀNG PHÓNG XẠ..........................................................54 6.10 CHẤT XẾP CÁC VẬT LIỆU TỪ TÍNH .............................................................56 6.11 CHẤT XẾP HÀNG CARBON DIOXIDE, CHẤT RẮN (ĐÁ KHÔ)..................56 6.12 CHẤT XẾP HÀNG HẠT POLYME....................................................................56 6.13 CHẤT XẾP ĐỘNG VẬT SỐNG VỚI HÀNG NGUY HIỂM .............................56 6.14 CHẤT XẾP WHEELCHAIRS HOẶC CÁC LOẠI BATTERY KHÁC THEO HÀNH LÝ KÝ GỬI..............................................................................................57 6.15 VẬN HÀNH CÁC CHẤT TỰ PHẢN ỨNG VÀ ORGANIC PEROXIDE .........58 6.16 ULD CHỨA HÀNG NGUY HIỂM .....................................................................59 BÀI TẬP ÔN TẬP CHO BÀI 6 ...........................................................................60 BÀI 7- CHUẨN BỊ THÔNG TIN .....................................................................................61 7.1 THÔNG TIN CHO TỔ BAY (NOTOC) ..............................................................61 7.2 THÔNG TIN BỞI CƠ TRƯỞNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP TRONG CHUYẾN BAY ....................................................................................................66 BÀI 8- ỨNG PHÓ HÀNG NGUY HIỂM TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP ......67 8.1 GIỚI THIỆU .........................................................................................................67 8.2 QUY TRÌNH CHUNG CHO NHÂN VIÊN SÂN ĐỖ VÀ KHO.........................67 8.3 SƠ ĐỒ ỨNG PHÓ HÀNG HOÁ NGUY HIỂM TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP.......................................................................................................................68 8.4 VẬN HÀNH HÀNG HOÁ, HÀNH LÝ BỊ HỎNG..............................................69 BÀI TẬP ÔN TẬP CHO BÀI 8 ...........................................................................70 CÁC CÂU HỎI TỔNG QUAN CUỐI CÙNG CHO TOÀN BỘ CHƯƠNG TRÌNH..71
iv
LỜI NÓI ĐẦU Phụ chương 18 công ước Chicago trong hàng không dân dụng quốc tế, tựa đề “Vận chuyển an toàn hàng hoá nguy hiểm trong hàng không”, chương 10, yêu cầu các chương trình đào tạo hàng hoá nguy hiểm phải được xuất bản và cập nhật theo tài liệu được cung cấp bởi ICAO là “Các hướng dẫn kỹ thuật để vận chuyển an toàn hàng hoá nguy hiểm bằng đường hàng không”. Các hướng dẫn kỹ thuật của ICAO (Phần 1; 4.1) yêu cầu các chương trình đào tạo hàng hoá nguy hiểm mới cũng như ôn tập lại phải được xuất bản và duy trì bởi các nhân tố sau: • Các nhà khai thác • Các công ty phục vụ mặt đất ở sân bay đại diện cho nhà khai thác, hoạt động nhận hàng, vận hành , chất xếp, xuống hàng, chuyển hàng hoặc các quy trình xử lý hàng hoá khác. • Các công ty phục vụ mặt đất ở sân bay đại diện cho nhà khai thác, hoạt động xử lý hành khách. • Các đại lý không ở sân bay đại diện cho nhà khai thác thực hiện công việc check in hành khách. • Các công ty gửi hàng hoá. • Người gửi hàng hoá nguy hiểm, bao gồm cả người đóng gói và các cá nhân, tổ chức thực hiện trách nhiệm của người gửi hàng ; và • Các cơ quan an ninh soi chiếu cho hành khách, hành lý và hàng hoá. Các chương trình đào tạo phải được xem xét và chứng nhận bởi nhà chức trách chính phủ. Đào tạo lại phải được tổ chức trong vòng 24 tháng nhằm chắc chắn rằng kiến thức được cập nhật. Bài kiểm tra phải được làm và hoàn tất theo khoá học nhằm đảm bảo rằng các hướng dẫn đã được thông hiểu. Sách bài tập này được xuất bản nhằm giúp chuẩn hoá việc đào tạo các cấp bậc trên thế giới trong các khía cạnh về vận hành, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không và cụ thể hơn, nó hổ trợ cho những người có trách nhiệm soạn thảo các chương trình đào tạo. Tài liệu trong sách bài tập này đã được phát triển bởi ICAO và IATA theo các thông tin đã được cung cấp trong phụ chương 18 công ước Chicago trong hàng không dân dụng quốc tế. Nó được tin tưởng rằng việc sử dụng chương trình đào tạo quốc tế soạn thảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự thừa nhận bởi những nhà chức trách quốc gia. Sách bài tập này là một trong năm quyển sách. Mỗi sách được soạn theo từng loại đào tạo cụ thể cho các nhân sự tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. 5 quyển sách là: Sách 1 : Người gửi hàng, người đóng gói, người chấp nhận hàng nguy hiểm Sách 2 : Tổ bay, Người làm kế hoạch chất xếp Sách 3 : Tiếp viên, nhân viên phục vụ hành khách, nhân viên soi chiếu an ninh Sách 4 : Nhân viên sân đỗ và kho hàng Sách 5 : Nhân viên chấp nhận hàng thông thường. Những ấn bản của các sách này được xuất bản thường niên nhằm cập nhật đúng với các thay đổi của các điều khoản mà nó căn cứ vào.
v
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 GHI NHẬN Những quyển sách bài tập hàng hoá nguy hiểm này đã được soạn thảo bởi IATA dưới sự giám sát của ban hàng hoá nguy hiểm. Thành phần ban soạn thảo gồm:
IATA và ban soạn thảo hàng hoá nguy hiểm xin cảm ơn sự kiểm tra từ các hãng hàng không thành viên, các cộng sự chiến lược của IATA và các hiệp hội khác như IFALPA và viện vận chuyển hàng hoá FIATA đã tham gia phát triển các sách bài tập này.
vi
HƯỚNG DẪN Sách bài tập này được thiết kế dành cho nhân viên làm công việc tại sân đỗ và kho hàng. (Mức 5 và mức 8 trong sách DGR của IATA, bảng 1.5A). Tất cả các nhân sự ở các vị trí trên cần phải có kiến thức và thông hiểu về hàng hoá nguy hiểm, mối nguy hiểm tiềm tàng của chúng và các quy trình áp dụng trong vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng đường hàng không. Hàng hoá nguy hiểm là những mặt hàng có những đặc trưng tiềm tàng nguy hiểm. Những điểm đặc trưng này sẽ không làm cho việc vận chuyển bằng đường hàng không trở nên nguy hiểm trừ khi việc phòng ngừa thích hợp được thực hiện. Hàng hoá nguy hiểm bao gồm không chỉ các hợp chất rõ ràng như acid, chất nổ và chất độc mà còn bao gồm những vật thể không được rõ ràng như chất từ tính, tủ lạnh và các công cụ gia đình hàng ngày như các chất tẩy trắng, bình phun thuốc và nước hoa. Có những quy tắc quốc tế tán thành để bảo đảm vận tải an toàn hàng nguy hiểm bằng đường không. Những điều trên được xuất bản bởi tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) trong Hướng dẫn kỹ thuật cho vận chuyển an toàn hàng hoá nguy hiểm bằng đường hàng không Sách Quy định hàng hoá nguy hiểm của IATA (Được viết tắt là DGR trong quyển bài tập này) được căn cứ vào phụ chương 18 công ước Chicago trong hàng không dân dụng quốc tế. Chúng được bao gồm tất cả các yêu cầu của phụ chương 18 và phiên bản mới nhất của Các hướng dẫn kỹ thuật của ICAO Quy định hàng hoá nguy hiểm của IATA (DGR) được tổ chức bởi ICAO như là một tài liệu dành cho lĩnh vực vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng đường hàng không. Không có việc nào của vận chuyển hàng không quan trọng hơn việc an toàn, và việc quan trọng cần thiết là phải có chi tiết và chuẩn bị cho các quy định, nhận hàng và vận chuyển trên phạm vi rộng các loại hoá chất và các hợp chất, vật thể nguy hiểm khác. Ghi chú Các từ dangerous và hazardous, được sử dụng trong DGR và trong sách bài tập này là có cùng nghĩa. Theo yêu cầu của Hướng dẫn kỹ thuật ICAO, nhân sự ở mức 5 và 8 phải quen thuộc với triết lý chung của các quy định, các yêu cầu về đánh dấu và dán nhãn, nhận dạng hàng nguy hiểm không được kê khai, quy trình lưu kho và chất xếp, chất xếp đặc biệt- thông báo cho cơ trưởng (NOTOC), các điều khoản áp dụng cho hành khách và tổ bay và quy trình khẩn cấp, các báo cáo liên quan đến những rắc rối hay tại nạn hàng nguy hiểm. Sách bài tập này tuân theo các đòi hỏi của hướng dẫn kỹ thuật ICAO cũng như DGR. Nó không nhằm hợp thức cho nhân viên hay đại lý chấp nhận các vật thể hay hợp chất được kê khai như là hàng hoá nguy hiểm bởi người gửi. Chỉ có những nhân viên hay đại lý đã hoàn tất và được cấp chứng nhận khoá học về nhận hàng có thể chấp nhận hàng hoá nguy hiểm . Các trang theo sau sẽ giúp học viên thông hiểu những hợp chất, vật thể nào cấu thành hàng nguy hiểm và các giới hạn áp dụng để vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không. Sách này bao gồm các đoạn trích từ IATA DGR hiện hành và các mục đồng nhất với DGR. Tuy nhiên, học viên không cần thiết phải có hay sử dụng DGR để giải sách bài tập này. vii
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 MỤC TIÊU KHOÁ HỌC Sau khi học và sử dụng sách bài tập này, học viên sẽ : • • • • • • • •
Có thể nhận dạng hàng hoá nguy hiểm Có kiến thức về các quy tắc nguồn gốc hiện hành và nhận thức được các triết lý chung. Có thể nhận dạng các loại hàng hoá nguy hiểm. Nhận biết và xác định hàng nguy hiểm/ Nhãn phục vụ áp dụng cho hàng nguy hiểm Nhận biết và xác định đóng gói hàng nguy hiểm và đánh dấu trên kiện hàng. Có thể xác định được hàng hoá, hành lý có mối nguy hiểm tiềm ẩn. Biết được các điều khoản về hàng nguy hiểm trong hành lý của hành khách và tổ bay. Thông thạo quy trình khẩn nguy.
viii
APPLICABILITY BÀI 1 – ÁP DỤNG 1.1 TRIẾT LÝ CHUNG Những điểm cơ bản nào cần xem xét khi vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không ? Hàng nguy hiểm có thể được vận chuyển an toàn bằng đường hàng không khi các nguyên tắc được tuân thủ chặc chẽ. Những nguyên tắc và quy trình này bao gồm: 1.1.1 Phân loại Hàng nguy hiểm được phân loại theo các tiêu chuẩn được xác định bởi các uỷ viên chuyên gia Liên hợp quốc. Việc phân loại này xác định việc chấp nhận các vật phẩm hay hợp chất để vận chuyển bằng đường hàng không cũng như các tình trạng cho việc vận chuyển cúng. Trách nhiệm của người gửi hàng là xác định các vật phẩm hay hợp chất là hàng nguy hiểm hay không, và nếu là hàng nguy hiểm, xác định đúng loại và nhóm loại. 1.1.2 Các ngăn cấm Một vài hàng nguy hiểm được nhận dạng là quá nguy hiểm cho việc chuyên chở trên bất kỳ máy bay nào dưới bất kỳ hoàn cảnh nào; Một số khác bị cấm ở hoàn cảnh bình thường nhưng có thể được chuyên chở với sự phê chuẩn rõ ràng từ các quốc gia liên quan; Một vài loại có giới hạn vận chuyển trên các chuyến bay chở hàng; tuy nhiên, có thể chở an toàn trên các chuyến bay chở khách, miễn là các yêu cầu phải được tuân thủ chắc chắn. 1.1.3 Đào tạo Đào tạo là một nhân tố quan trọng trong việc duy trì chế độ điều chỉnh an toàn. Đào tạo hàng hoá nguy hiểm là yêu cầu bắt buộc (Pháp lý) cho tất cả các cá nhân tham gia vào quá trình chuẩn bị hay vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng đường hàng không nhằm bảo đảm rằng họ có thể thực hiện những trách nhiệm của họ. Tuỳ thuộc vào chức năng công việc, việc đào tạo đòi hỏi phổ biến hay có thể đào tạo chi tiết và phức tạp hơn. Chương trình đào tạo phải được xem xét và chứng nhận bởi nhà chức trách chính phủ. Việc đào tạo lại phải được thực hiện trong vòng 24 tháng nhằm đảm bảo kiến thức được cập nhật trừ khi nhà chức trách xác định khoảng thời gian ngắn hơn. Bài kiểm tra phải được thực hiện theo khoá học nhằm xác nhận sự hiểu biết về các điều khoản. 1.1.4 Đóng gói Đóng gói là một yếu tố cần thiết trong việc vận chuyển hàng nguy hiểm an toàn bằng đường hàng không. IATA DGR có cung cấp các hướng dẫn đóng gói cho tất cả các loại hàng nguy hiểm chấp nhận vận chuyển hàng không với một phạm vi rộng cho đóng bên trong, ngoài và các kiện đơn. Hướng dẫn đóng gói thường yêu cầu sử dụng các bao bì đã được kiểm tra của UN, tuy nhiên việc này không yêu cầu khi hàng nguy hiểm được vận chuyến theo các điều khoản theo hướng dẫn đóng gói giới hạn “Y”. Số lượng hàng nguy hiểm được cho phép không nằm trong các hướng dẫn này thì phải tuyệt đối tuân thủ giới hạn của quy định để hạn chế thấp nhất nguy hiểm. 1.1.5 Đánh dấu và dán nhãn Các kiện hàng được đánh dấu và dán nhãn theo yêu cầu để đảm bảo rằng các mối nguy hiểm được nhận biết mà không dựa vào tài liệu trong trường hợp khẩn cấp. 1.1.6 Tài liệu Việc kê khai đúng hàng nguy hiểm bởi người gửi nhằm đảm bảo rằng dây chuyền vận chuyển biết được khi vận chuyển chúng. Việc này nhằm chắc chắn rằng hàng đã được chấp nhận, vận hành và chất xếp đúng và nếu có vấn đề xảy ra trong chuyến bay và dưới mặt đất, việc đối phó đúng sẽ thực thi. 1
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 1.1.7 Thông báo cho cơ trưởng Cơ trưởng phải biết những gì có trên máy bay để có những xử lý và hành động đúng trong bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào có thể xảy ra. Cơ trưởng cũng phải chuyển thông tin này nếu có thể cho các dịch vụ không lưu để có những ứng phó khi máy bay gặp sự cố hay tai nạn. 1.1.8 Ngăn ngừa các mối nguy hiểm tiềm ẩn Các thông tin về “Hàng nguy hiểm tiềm ẩn” phải được chuyển đến bộ phận hành khách và người gửi hàng nhằm hổ trợ họ trong việc nhận biết hàng hoá nguy hiểm, những thứ mà họ sẽ không được phép đem theo người, hành lý, hàng hoá và những thứ không thể dễ dàng nhận ra là nguy hiểm. 1.1.9 Báo cáo tai nạn/ sự cố Các tai nạn, sự cố về hàng nguy hiểm phải được báo cáo, ví thế, việc điều tra bởi các nhà chức trách có liên quan có thể chứng minh nguyên nhân và hành động khắc phục có thể được đưa ra. Vì thế, nếu có những thay đổi ở kết quả của việc điều tra này, hoạt động điều chỉnh thích hợp sẽ làm ngay không chậm trễ. 1.2 ĐỊNH NGHĨA Hàng hoá nguy hiểm là gì? Theo định nghĩa chính thức, hàng hoá nguy hiểm là: “Các vật phẩm hay hợp chất mà có khả năng gây nguy hại cho sức khoẻ, an toàn, tài sản hoặc môi trường và những thứ được liệt kê trong danh sách hàng hoá nguy hiểm (IATA DGR) hoặc những thứ đã được phân loại theo quy định”. Tuy nhiên, bởi vì vận chuyển hàng không có những đặc trưng (sự thay đổi chấn động, áp suất và nhiệt độ) sẽ có những ảnh hưởng đến kiện hàng vận chuyển hàng không mà chúng ta không thấy khi ở mặt đất, có những đề phòng thêm áp dụng cho vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không. Việc đề phòng này là cần thiết vì thế những rủi ro đối với máy bay, hành khách và tổ bay gây ra bởi hàng nguy hiểm sẽ được loại trừ hoặc giảm thiểu. Nếu có rủi ro, tại sao chúng ta cho phép vận chuyển? Có nhu cầu về thương mại cho nhiểu sản phẩm được phân loại là hàng nguy hiểm như các loại sơn và ắc quy và đặc biệt là những thứ nhạy cảm thời gian như đồng vị phóng xạ dành cho chữa trị y khoa, và hàng hoá phải được giữ lạnh trong một khoảng thời gian. Đôi khi vận chuyển hàng không hay di chuyển bằng đường không là cách duy nhất để đi các nơi. Một vài hàng nguy hiểm được yêu cầu phải có trên máy bay cho khả năng bay hay khai thác. Các vật thể gồm: • Nhiên liệu máy bay; • Ắc quy; • Bình xịt chữa cháy; và • Phao cứu sinh Các loại hàng miễn thuế như nước hoa và rượu mạnh thì cần thiết cho việc phục vụ hành khách trong khi bay. Nhà khai thác máy bay được miễn trừ các điều khoản hàng nguy hiểm cho các vật phẩm trên. Quan trọng hơn, nếu sự rủi ro có thể được nhận biết, nó có thể bị loại trừ trong trường hợp vận chuyển hàng không có thể thực hiện an toàn bởi duy trì chặc chẽ việc điều hành và trách nhiệm. Làm thế nào chúng ta bảo đảm vận chuyển hàng nguy hiểm an toàn? Rủi ro có thể giảm thiểu khi tuân thủ các quy định. Không bao giờ nhận các vật thể cấm để vận chuyển và các loại hàng nguy hiểm được phép chỉ được chấp nhận vận chuyển trừ 2
APPLICABILITY khi chúng được phân loại, nhận dạng đóng gói, ghi nhãn, dán nhãn đúng với quy định. Các loại hàng được xem là quá nguy hiểm cho vận chuyển hàng không trong bất kỳ trường hợp nào. Tuy nhiên một số trường hợp ngoại lệ dưới miễn trừ của quốc gia, các hàng hoá này có thể được chuyên chở theo xem xét của hãng hàng không miễn là tất cả các tình trạng phải được tuân thủ. Làm thế nào để hàng nguy hiểm được chất nhận vận chuyển hàng không? Nhiều loại hàng nguy hiểm có thể được chuyên chở trên máy bay dưới dạng hàng hoá miễn là chúng được chuẩn bị đúng để vận chuyển theo quy định cũng như xác định và điều hành đóng gói chuẩn phải được áp dụng. Danh sách hàng nguy hiểm có hơn ba nghìn vật thể thông thường nhất liệt kê theo tên và trong đó quy định trọng lượng tối đa chấp nhận trên một kiện hàng vận chuyển trên máy bay chở khách hay máy bay chở hàng. Chúng không được phép theo hành khách hay tổ bay dưới dạng hành lý xách tay. Mỗi loại hàng nguy hiểm phải được nhận dạng bởi Tên vận chuyển thích hợp (PSN) mà nó sẽ được tìm thấy trong IATA DGR- Phần “danh sách hàng nguy hiểm”. Mỗi tên vận chuyển thích hợp (PSN) được nhận dạng bởi 4 số UN, số này được đặt bởi hội đồng chuyên gia Liên hợp quốc, Hoặc số ID dãy số trên 8000 khi chưa có số UN nào được đặt cho vật thể đó.. 1.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ Những quy định này là gì? Ban có thể nhớ lại rằng những yêu cầu về pháp lý nằm trong Hướng Dẫn Kỹ Thuật để vận chuyển hàng nguy hiểm an toàn cho đường hàng không của ICAO, nó đúng với các cơ sở luật quốc tế cũng như quốc gia.
3
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 Tuy nhiên, các hãng hàng không sử dụng IATA DGR như là một tài liệu hàng ngày cho lĩnh vực này. Những sách này tuân theo các hướng dẫn kỹ thuật của ICAO, và trong một vài trường hợp còn khắt khe hơn.
Tại sao tôi cần biết hàng nguy hiểm? • Có một yêu cầu bắt buộc (Pháp lý) là bạn phải nhận thức được các mối nguy hiểm trong việc vận chuyển hàng nguy hiểm. • Sự hiểu biết về hàng nguy hiểm tham gia vào vấn đề an toàn của máy bay, hành khách và tổ bay, bởi sự chú ý của bạn, trách nhiệm bạn phải có với sự thận trọng, đề phòng. • Đôi khi bạn là hành khách bạn sẽ cảm thấy an toàn khi biết rằng đồng nghiệp của bạn cũng hiểu biết về các quy định. Còn những người khác thì sao? họ cần phải biết không? Vâng. Tất cả mọi người trong dây chuyền vận chuyển cần thông hiểu hàng nguy hiểm và hiểu các quy định ở các cấp độ khác nhau, tuỳ thuộc vào trách hiệm công việc của họ. Ví dụ: Người gửi hàng cần gửi hàng nguy hiểm bằng đường hàng không có trách nhiệm cụ thể để tuân theo các quy định. Trong khi hành khách có thể bay lần đầu hay khách hàng thường xuyên cũng đều cần phải được thông báo về những vật phẩm hay hợp chất không được mang lên máy bay dưới dạng hành lý hay theo người. Các quy định để làm gì? Hướng dẫn kỹ thuật của ICAO cung cấp nền tảng mà hàng nguy hiểm có thể được vận chuyển an toàn bằng đường không ở một mức độ cần thiết để đảm bảo máy bay hoặc người sử dụng không bị rủi ro. Nguyên tắc chung là khi có biến cố xảy ra không dẫn đến một tai nạn. Một biến cố hàng nguy hiểm được xác định như là một sự cố liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm đường không mà hậu quả của nó gây hại đến con người, gây hư hỏng, hoả hoạn, đổ vỡ hay rỉ nước đối với các chất dịch hay bức xạ hay một số biến cố khác do đóng gói không kỹ. Một tai nạn hàng nguy hiểm được xác định như một sự cố liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm đường không mà hậu quả của nó gây thương tích nghiêm trọng đến con người . 4
APPLICABILITY 1.4 TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GỬI HÀNG Trách nhiệm người gửi hàng là gi khi gửi hàng nguy hiểm đường hàng không? Tầm quan trọng của trách nhiệm người gửi hàng và việc tuân theo các quy định không thể được quá nhấn mạnh. Đặc biệt người gửi hàng phải: • Chứng minh nhân viên của họ được đào tạo để họ thực hiện trách nhiệm của họ. • Chứng minh rằng các vật phẩm hay hợp chất bị cấm vận chuyển đường hàng không. • Bảo đảm rằng hàng nguy hiểm được nhận dạng, phân loại, đóng gói, đánh dấu, dán nhãn và làm tài liệu tuân thủ đầy đủ theo quy định. Hàng hoá được đề nghị vận chuyển hàng không như “Không cấm” hay “Không phải hàng nguy hiểm” thì không gặp một tiêu chẩn phân loại là hàng hoá nguy hiểm. • Bảo đảm rằng hàng nguy hiểm được đóng gói tuân thủ theo các quy định về vận chuyển. 1.5 TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ KHAI THÁC Nhà khai thác là gì? Họ có trách nhiệm đặc biệt không ? Khi chấp nhận vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, nhân viên chấp nhận hàng hoá có trách nhiệm bảo đảm rằng hàng hoá ký gửi không có hàng nguy hiểm trừ khi người gửi hàng đã chuẩn bị hàng nguy hiểm theo đúng quy định. Bảng kiểm tra (Checklist) phải được sử dụng để chấp nhận hàng nguy hiểm. Ngoài việc chấp nhận hàng, nhà khai thác có bảy trách nhiệm khác là : • Xếp vào kho ; • Chất xếp ; • Điều tra • Chuẩn bị thông tin, bao gồm cả thông tin ứng phó trong trường hợp khẩn cấp ; • Báo cáo sự cố cũng như tai nạn hàng nguy hiểm ; • Lưu trữ các ghi chép ; và • Đào tạo 1.6 CÁC YÊU CẦU VỀ ĐÀO TẠO Các quy định yêu cầu gì ở tôi ? Đào tạo được xem như hành động để nắm bắt sự hiểu biết các triêt lý và yêu cầu các hướng dẫn kỹ thuật. Cần thiết phải đào tạo tất cả những người liên quan, có thể là chỉ để biết hay đào tạo kiến thứcchi tiết, nhờ đó, trách nhiệm của từng cá nhân sẽ được thể hiện. Một bài kiểm tra phải được làm và hoàn thành đầy đủ để chứng minh sự hiểu biết về các quy định. Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo đầu tiên, việc đào tạo lại phải được tiến hành trong vòng 24 tháng, trừ khi nhà chức trách đề nghị một khoảng thời gian ngắn hơn.
5
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 Những kiến thức và đào tạo nào tôi phải có ? Việc áp dụng thành công các quy định tuỳ thuộc vào sự hiểu biết về các tính nguy hiểm liên quan và kiến thức về các quy định. Việc đào tạo được yêu cầu cho từng mức nhân viên tham gia vào quá trình hoạt động của hàng nguy hiểm bằng đường không được chi tiết trong quy định. Có ba nhân tố cho việc đào tạo : • Đào tạo phổ biến chung ; • Đào tạo theo chức năng và công việc ; và • Đào tạo an toàn. Việc đào tạo lại được yêu cầu trong vòng 24 tháng để bảo đảm kiến thức được cập nhật. Các khía cạnh nào của quy định tôi cần phải hiểu biết ? Việc đào tạo được yêu cầu cho từng mức nhân viên tham gia vào quá trình hoạt động của hàng nguy hiểm bằng đường không được chi tiết trong quy định. Trường hợp của bạn, nhân viên sân đỗ hay kho hàng (Mức 5 và 8 theo bảng DGR 1.5A), bạn phải bao gồm các khía cạnh sau : • Triết lý chung ; • Quy trình lưu kho và chất xếp ; • Thông báo cho cơ trưởng (NOTOC); • Các điều khoản dành cho hành khách và tổ bay; • Nhận biết hàng nguy hiểm không khai báo; • Đánh dấu và dán nhãn; và • Các quy trình khẩn cấp. Còn có quy định nào khác mà tôi phải hiểu biết không? Vâng, Có những yêu cầu khác như vấn đề sức khoẻ và an toàn vv… nơi làm việc và dĩ nhiên ở trong tài liệu của công ty bạn về hàng nguy hiểm. Ở đây chúng tôi chỉ nói về IATA DGR 1.7 AN TOÀN VỀ HÀNG NGUY HIỂM Có những điều khoản về an toàn nào tôi cần phải hiểu biết trong vận chuyển hàng nguy hiểm đường hàng không hay không? Tất cả những người tham gia vào vận chuyển hàng nguy hiểm nên nghĩ về các yêu cầu an toàn tương xứng với trách nhiệm của họ. Nhân viên nên hiểu biết các kế hoạch an toàn có thể gây hậu quả đến nơi làm của họ và trách nhiệm của họ đối với các kế hoạch này. Việc đào tạo được chỉ rõ trong quy định đối với tất cả các mức nhân viên nên bao gồm các nhân tố về kiến thức an toàn. Đào tạo kiến thức an toàn nên đặt vào các nguy cơ về an toàn tự nhiên, nhận biết các nguy cơ về an toàn, phương pháp tìm ra và giảm thiểu các rủi ro và các hành động phải thực hiện trong trường hợp có sự cố. Nó nên được bao gồm trong các kế hoạch an toàn (nếu có thể) tương ứng với trách nhiệm của cá nhân và vai trò của họ trong tiến trình kế hoạch an toàn.
6
APPLICABILITY 1.8 THÔNG TIN CHO NGƯỜI GỬI HÀNG Làm thế nào người gửi hàng biết được các quy định tồn tại trong vận chuyển hàng nguy hiểm đường không? Nhà khai thác phải bảo đảm rằng các thông báo đầy đủ được xuất hiện dễ thấy ở các nơi nhận hàng hoá để cảnh báo cho người gửi hàng áp dụng các quy định trong vận chuyển hàng nguy hiểm. Thêm vào đó, cũng có cảnh báo trên không vận đơn.
Có nhiều người liên quan trong dây chuyền vận chuyển, từ người gửi hàng đến các nhân viên của họ tham gia trong quá trình nhận hàng, vận hành và chất xếp hàng hoá cũng như phi hành đoàn. Nếu tất cả những người trong dây chuyền hiểu biết được hàng nguy hiểm là gì và quy định để vận chuyển chúng thì an toàn là không bị uy hiếp.
7
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 BÀI TẬP ÔN TẬP CHO BÀI 1 Cơ sở pháp lý cho các quy định là Hướng dẫn kỹ thuật trong vận chuyển an toàn hàng nguy hiểm bằng đường hàng không của ICAO. Tài liệu lĩnh vực này, được sử dụng bởi các hãng hàng không thành viên là IATA /DGR a)
Nhân sự ở mức 5 và 8 cần phải hiểu biết các khía cạnh nào của quy định?
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ b)
Người gửi hàng nhận thông tin về quy định như thế nào?
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ c)
Định nghĩa hàng hoá nguy hiểm là gì?
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ d)
Đào tạo lại được yêu cầu trong vòng bao nhiêu tháng kể từ khi học cơ bản trừ khi có quy định thời gian ngắn hơn của nhà chức trách?
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................
8
BÀI 2 – CÁC GIỚI HẠN 2.1 TỔNG QUAN Có giới hạn nào trọng vận chuyển hàng nguy hiểm không? Có một vài loại hàng nguy hiểm quá nguy hiểm khi vận chuyển bằng máy bay, Một vài loại khác chỉ có thể chuyên chở trên máy bay chở hàng và một số khác thì chấp nhận trên cả hai chuyến bay chở hàng và chở khách. Có một số giới hạn về hàng nguy hiểm cho phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường không. Các giới hạn này được thiết lập bởi IATA DGR. Thêm vào đó, các Quốc gia và Nhà khai thác có thể áp đặt thêm các hạn chế gọi là “Sự thay đổi”. Vấn đề này sẽ được bàn sau trong bài này. 2.2 HÀNG NGUY HIỂM CÓ THỂ CHẤP NHẬN Hàng nguy hiểm “chấp nhận được” là gì? Như đã thảo luận ở bài 1, rất nhiều hàng nguy hiểm có thể được chuyên chở trên máy bay dưới dạng hàng hoá miễn là chúng được chuẩn bị đúng để vận chuyển theo quy định. Các mục trong danh sách hàng nguy hiểm (DGR 4.2) theo tên là thường xuyên vận chuyển dạng hàng nguy hiểm, trong đó có chỉ ra trọng lượng tối đa cho phép cho mỗi kiện đối với máy bay chở khách và chở hàng. Những hàng nguy hiểm bị hạn chế chuyên chở trên máy bay chở hàng sẽ bị hạn chế hơn hoặc cấm trên chuyến bay chở khách. Nói chung, chúng không được phép trên máy bay dưới dạng hành lý ký gửi, hành lý tổ bay hay là hành lý xách tay. Những vật phẩm bị cấm dưới dạng hành lý có thể được chấp nhận dưới dạng hàng hoá miễn là những vật thể hay những hợp chất đó tuân theo các điều khoản của quy định. 2.3 HÀNG NGUY HIỂM BỊ CẤM Có loại hàng nguy hiểm nào bị cấm hoàn toàn chuyên chở bằng đường hàng không? Một vài loại hàng nguy hiểm được xem như quá nguy hiểm để vận chuyển bằng đường hàng không trong bất kỳ tình huống nào. Những hợp chất hay vật phẩm, như được giới thiệu, có khả năng bị nổ, phản ứng nguy hiểm, phát sinh lửa hay phát nhiệt nguy hiểm hay phát xạ chất độc nguy hiểm, chất ăn mòn hay những khí dễ cháy hoặc bốc hơi ở điều kiện bình thường thì bị cấm chuyên chở trên máy bay dưới bất kỳ trường hợp nào. Có trường hợp ngoại lệ nào dành cho hàng nguy hiểm bị cấm không? Một số hàng nguy hiểm khác được xem như quá nguy hiểm để vận chuyển hàng không trong các tình huống bình thường. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ, và dưới sự chấp nhận ngoại lệ của quốc gia, những hàng nguy hiểm này có thể được vận chuyển miễn là các chi tiết của chính phủ cho phép phải được hoàn toàn tuân theo. Việc tiếp nhận hàng nguy hiểm được đưa ra dưới dạng ngoại lệ của quốc gia căn cứ theo xem xét thận trọng của nhà khai thác. Phần phụ lục của bản hướng dẫn kỹ thuật ICAO cung cấp nhà chức trách của quốc gia các chi tiết trọng lượng chấp nhận của kiện hàng và việc đóng gói cho các hợp chất cho phép ở dạng ngoại lệ. Nó sẽ cung cấp toàn diện các mức về an toàn cũng như việc cung cấp trong DGR. Tài liệu ngoại lệ của chính phủ đưa ra các chi tiết yêu cầu về đóng gói và những thứ khác đi theo việc gửi hàng.
9
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 2.4 NHẬN BIẾT HÀNG NGUY HIỂM DẠNG TIỀM ẨN Có phải tất cả hàng nguy hiểm đều dễ nhận dạng không? Không phải dễ nhận dạng tất cả hàng nguy hiểm. Hàng hoá được kê khai dưới dạng diễn giải bình thường có thể chứa các vật phẩm nguy hiểm nhưng không rõ ràng lắm. Một số vật phẩm có thể tìm thấy trong hành lý. Vì vậy, việc quan trọng là sự hiểu biết và thận trọng là cần thiết trong bất kỳ thời gian nào. Việc quan tâm là nên có để đảm bảo rằng không có hàng nguy hiểm, trừ những loại có giải thích từ trước, được chất xếp hoặc chuyên chở trên máy bay. Nhân viên tiếp nhận hàng của nhà khai thác phải được đào tạo tương ứng để hỗ trợ họ trong việc nhận và phát hiện hàng nguy hiểm được kê khai dưới dạng hàng bình thường. Nhân viên tiếp nhận hàng và nhân viên phuc vụ hành khách phải được cung cấp thông tin và các thông tin được chuyển đến nhân viên như: 1. Các mô tả chung thường sử dụng cho hàng hoá và hành lý của hành khách có chứa hàng nguy hiểm; 2. Những dấu hiệu khác hàng nguy hiểm có thể có (Ví dụ nhãn, đánh dấu); và 3. Hàng nguy hiểm có thể được mang bởi hành khách phù hợp với bảng DGR 2.3.A Nhớ rằng, Người gửi hàng có thể không biết rằng hàng của họ có thể được xem như hàng nguy hiểm, cần phải theo quy định. Việc xác nhận phải được thực hiện từ bộ phận hàng hoá về việc các vật dụng bị nghi ngờ có chứa hàng nguy hiểm. Nếu hàng nguy hiểm được phát hiện hay được kê khai dạng hàng bình thường, việc hỗ trợ phải được thực hiện từ các nhân viên tiếp nhận hàng hay các chuyên gia. Tôi nên cảnh giác những thứ gì? Có rất nhiều vật phẩm có chứa hay chỉ ra những hiện diện của hàng nguy hiểm. Những loại vật phẩm nào tôi phải nghi ngờ? Những ví dụ về các vật phẩm có chứa hay chỉ ra những hiện diện của hàng nguy hiểm là: Phụ tùng máy bay/ Có thể chứa một số vật liệu nằm trong tiêu chuẩn hàng nguy Thiết bị máy bay/ hiểm. Ví dụ như chất nổ (tia lửa hay các ống chứa lửa), những Thiết bị máy bay máy sản xuất oxy hoá học, những ống khí nén (Oxy, carbon dioxide, nitơ hay bình chữa cháy), sơn, những chất dính, bình dưới mặt đất. xịt, thiết bị cứu sinh, vật dụng sơ cứu, các nguồn pin nước hay lithium, diêm, xăng dầu trong các thiết bị vv… Thiết bị xe ô tô (Xe Có thể chứa pin ướt, Các ống nitơ, các túi khí, động cơ, những hơi, môtô, xe gắn bộ chế hoà khí hay những thùng có chứa nhiên liệu, khí nén trong bánh xe vv… máy) Có thể là khí nén hay oxy, những máy tạo oxy hoá học hay Dụng cụ để thở những oxy đông lạnh. Có thể chứa chất khí dễ cháy (butane, propane vv...), các chất Thiết bị cắm trại lỏng dễ cháy (kerosene, gasoline vv...), chất rắn dễ cháy (hexamine, matches vv...) hay một số hàng nguy hiểm khác. Hầu hết các chất hoá học đều nguy hiểm, và chỉ hàng nguy hiểm Các chất hoá học được nhân viên tiếp nhận được vận chuyển dưới dạng hàng hoá. Chất hoá học nguy hiểm không bao giờ chấp nhận dưới dạng hành lý. Các vật liệu của công Như thiết bị máy bay, có thể chứa hàng nguy hiểm như bộ hận đầy đủ (dụng cụ trợ thở cho hành khách, khí nén vv...) ty 10
LIMITATIONS (Chất Là những chất khí đông lạnh như nitơ, neon, helium, argon vv... Chất lỏng đông lạng nguy hiểm vì chúng có thể huỷ diệt da con người nếu tiếp xúc, và nếu làm đổ, chúng có thể gây ra nghẹt thở trong khoảng không gian kín Các ống xy lanh Gồm khí nén hay khí hoá lỏng. Các dụng cụ nha Có thể chứa nhựa hay dung môi dễ cháy, khí nén hay khí hoá khoa lỏng, thuỷ ngân và chất phóng xạ. Các mẫu chẩn đoán Có thể chứa các chất truyền nhiễm. Các thiết bị lặn Có thể là các xy lanh (bình khí nén của thợ lặn, áo ống...) mà chúng thường chứa khí nén hay hổn hợp khí đặc biệt. các xylanh rỗng (áp suất bằng 0) thì được chấp nhận. Đèn lặn có thể chứa acid acquy và đèn lặn cường độ cao có thể sinh nhiệt rất cao khi vận hành trong không khí. Để vận chuyển an toàn, bóng và nguồn pin phải không được kết nối. Thiết bị khoan và Có thể chứa chất nổ và một số loại nguy hiểm khác. đào mỏ Dry shipper (Vapour Có thể chứa nitơ lỏng. Lô hàng này phải theo quy định do chúng shipper) có thể phóng ra các chất nitơ lỏng khi kiện hàng để không đúng hướng. Các thiết bị điện Có thể chứa vật liệu từ tính hoặc thuỷ ngân trong các gờ và ống điện từ hoặc pin ướt trong các nguồng cung cấp nhiên liệu liên tục (UPS) Các thiết bị điện có (Xe lăn, thiết bị ôtô, máy cắt cỏ, xe đánh golf ) có thể chứa các nguồn điện nguồn pin acqui ướt. Phim của tổ bay hay Có thể chứa các thiết bị dễ nổ, những động cơ đốt trong, pin ac các thiết bị truyền qui ướt xăng dầu và những vật thể phát sinh nhiệt. thông Thực phẩm đông Có thể đóng kiện chung với carbon dioxide, chất rắn dễ cháy (đá lạnh khô) có thể gây bất lợi cho động vật sống và con người. Bộ phận điều khiển Có thể chứa chất lỏng dễ cháy nạp nhiên liệu Khí cầu nóng Có thể chứa chất khí dễ cháy, bình chữa cháy, nguồn điện… Đồ gia dụng Có thể chứa những chất có quy định trong DGR bao gồm chất lỏng dễ cháy, như các loại sơn hoà tan, các chất dính, bình xịt (dành cho hành khách theo bảng 2.3A), chất tẩy, dung dịch làm sạch lò nấu có chất ăn mòn, quân nhu, diêm vv… Các công cụ Có thể gồm những khí áp kế, áp kế, chuyển mạch thủy ngân,
Đông lỏng)
lạnh
những đèn nắn, những nhiệt kế … chứa đựng thủy ngân Các thiết bị thử cho Có thể chứa những vật nằm trong tiêu chuẩn hàng nguy hiểm, phòng thí nghiệm những chất lỏng đặc biệt dễ cháy, chất rắn dễ cháy, chất ô-xi hóa, oc-xyt già hữu cơ (thuốc nhuộm tóc) , chất độc hay ăn mòn. Thiết bị máy móc
Có thể chứa chất dính, sơn, chất bịt kín, dung môi, các loại pin ac qui ướt, thuỷ ngân, các ống khí nén hay khí hoá lỏng.
Chất từ tính hay các Có thể riêng lẽ hay tích tụ, đều tương ứng với các định nghĩa vật liệu tương tự trong vật liệu từ tính. khác 11
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 Bao gồm các vật phẩm đúng tính chất với hàng nguy hiểm, cụ thể như chất lỏng dễ cháy, chất rắn dễ cháy, chất oxy hoá, chất hữu cơ, chất độc và chất ăn mòn Thiết bị xây dựng Có thể chứa chất từ tính và gặp vấn đề trong các yêu cầu về xếp kim loại, ống dẫn và hàng vì có thể ảnh hưởng đến các dụng cụ trên máy bay. miếng cản kim loại Có thể chứa các vật đúng với tiêu chuẩn hàng nguy hiểm, ví dụ Hành lý của khách như pháo hoa, chất lỏng gia dụng dễ cháy, các chất rửa bếp có tính ăn mòn, khí dễ cháy hay bật lửa hay các bình gas để cắm trại, diêm, chất tẩy, bình xịt (những thứ không cho phép theo bảng 2.3A) Có thể chứa các vật đúng với tiêu chuẩn hàng nguy hiểm, cụ thể Dược phẩm là vật liệu phóng xạ, chất lỏng, rắn dễ cháy, oxy hoá, chất hữu cơ, chất độc và chất ăn mòn. Các thiết bị hình ảnh Có thể chứa các vật đúng với tiêu chuẩn hàng nguy hiểm, cụ thể là thiết bị phát hơi nóng, chất lỏng, rắn dễ cháy, oxy hoá, chất hữu cơ, chất độc và chất ăn mòn Các thiết bị của đoàn Có thể chứa động cơ, bộ chế hoà khí hay bình xăng nơi chứa đua xe hơi hoặc mô nhiên liệu hay nhiên liệu cặn, các bình xịt dễ cháy, bình khí nén hoặc những phụ gia nguyên liệu hay ắc qui ướt. tô Có thể chứa khí hoá lỏng hay dung dịch amoniac lỏng Tủ lạnh Có thể chứa chất dính dễ cháy, sơn hoà tan, nhựa và các chất Thiết bị sửa chữa oxy hoá hữu cơ khác. Có thể chứa các vật đúng với tiêu chuẩn hàng nguy hiểm, cụ thể Mẫu để thử là chất truyền nhiểm, chất lỏng dễ cháy, chất rắn dễ cháy, oxy hoá, chất độc hoặc chất ăn mòn. Có thể chứa carbon dioxide, đá khô, khí lạnh hoá lỏng vv... Tinh dịch Có thể chứa chất nổ, khí nén, sơn, Pin lithium, những máy dò Phụ tùng của tàu tìm khẩn cấp. Thiết bị trình diễn, Có thể chứa các hợp chất dễ cháy, chất nổ hay các chất nguy phim, thiết bị hiệu hiểm khác. ứng đặc biệt Các hoá chất dành Có thể chứa các chất oxy hoá hay ăn mòn. cho hồ bơi Công tắc trong thiết Có thể chứa thuỷ ngân bị điện hay dụng cụ Có thể chứa chất nổ (Đóng đinh tán), khí nén, bình xịt, khí dễ Hộp chứa dụng cụ cháy (bình butan hay đuốc), Các chất dính hay sơn dễ cháy, chất lỏng ăn mòn (axit hay các dung dịch làm sạch). Các đèn pin nhỏ và các bật lửa có thể chứa chất khí dễ cháy và Đèn pin trang bị chung với các bộ khởi động điện tử. Các loại đèn lớn hơn bao gồm đầu của đèn (thường thì tự chuyển đổi khi cháy) kết hợp với các ống khất khí dễ cháy. Các thiết bị y tế
12
LIMITATIONS Hành lý của hành Có thể chứa các vật đúng với tiêu chuẩn hàng nguy hiểm, như khách không đi trên pháo hoa, các chất lỏng gia dụng dễ cháy, các chất làm sạch ăn mòn, chất khí hay lỏng dễ cháy, hay các vật dụng cho cắm trại máy bay như bếp lò, diêm, chất tẩy, bình xịt vv... Có thể đóng gói chung với đá khô. Vaccines Các chuẩn đóng gói cho các chất lỏng khác hay chất bột có thể bị rò rỉ hay tràn như thế nào ? Có những vật phẩm hay hợp chất không nằm trong quy định nhưng trong trường hợp có sự cố hay rò rỉ có thể gây ra vần đề về vệ sinh nghiêm trọng hay ăn mòn vào cấu trúc máy bay. những chất này phải được kiểm tra để đảm bảo rằng việc đóng gói phù hợp để phòng ngừa rò rỉ trong quá trình vận chuyển. 2.5 CÁC ĐIỀU KHOẢN DÀNH CHO HÀNH KHÁCH VÀ TỔ BAY Hành khách và tổ bay có thể mang hàng nguy hiểm trong hành lý của họ được không ? Điểm mấu chốt là có rất ít hàng nguy hiểm cho phép hành khách và tổ bay mang lên máy bay. Để vận chuyển an toàn hàng nguy hiểm bằng đường không, một số yêu cầu phải được áp dụng. Có thể biết nhiều hơn những gì quy định đã đưa ra. Nó bao gồm tuân theo, không ngoại lệ, đúng quy định và thiết lập một dây chuyền giữa an toàn và kiểm tra. Nhiều vật thể cho sử dụng hàng ngày được xem như hàng nguy hiểm, hàng nguy hiểm được vận chuyển và để dành cho việc kiểm soát, việc vận chuyển bởi hành khách hay tổ bay ở dạng hành lý xách tay phải được đóng gói và đúng số lượng quy định. Những vật phẩm hàng nguy hiểm này được loại ra khỏi quy định khi được mang bởi hành khách và tổ bay. Nhưng chúng vẫn tuỳ thuộc vào các điều khoản và giới hạn cụ thể. Sau đây là danh sách tóm tắt các vật phẩm có thể được mang trên khoang bởi hành khách hoặc tổ bay : • Đồ uống có cồn • Các dụng cụ chữa bệnh không phóng xạ hay các vật dụng toilet (gồm cả bình xịt). • Vật dụng hớt tóc có chứa khí hydro. • Đá khô • Diêm hay bật lửa an toàn, chỉ mang theo người • Đá khô nhỏ và các ống khí oxy • Nhiệt kế Hàng nguy hiểm không được mang bởi hành khách và tổ bay, ngay cả hành lý ký gửi hay hành lý xách tay ngoại trừ các thứ liệt kê trong danh sách DGR 2.3 và bảng DGR 2.3A.
13
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 BẢNG 2.3.A Các điều khoản vầ hàng nguy hiểm được mang bởi hành khách hay tổ bay (2.3) Hàng nguy hiểm không được mang theo hành khách và tổ bay dạng xách tay hay ký gửi ngoại trừ danh sách sau Cho phép để trong hành lý xách tay Cho phép để trong hành lý ký gửi Cho phép để trong người Phải có sự chấp thuận của hãng chuyên chở Phải thông báo vị trí chất xếp cho cơ trưởng n/a n/a NO NO NO Thiết bị khống chế như gậy, chuỳ, bình xịt hơi cay… chứa các chất gây bất tỉnh hoặc gây cay rát mắt mũi thì bị cấm để trong người, hành lý ký gửi hay hành lý xách tay n/a n/a NO NO NO Các loại cặp, túi xách, hộp đựng tiền… có gắn thiết bị bảo vệ liên quan đến HHNH như pin Lithium và/ hoặc chất gây cháy nổ thì cấm chuyên chở hoàn toàn. Xem thêm tên trong DGR 4.2- danh sách HHNH NO NO NO YES YES Các loại đạn (viên đạn dùng cho các loại vũ khí) trong hộp kín, chắc chắn (chỉ cho phép đối với phân nhóm 1.4S- UN0012 và UN0014): tổng trọng lượng không quá 5 kg cho mỗi người dùng cá nhân, không kể những loại đạn gây nổ hay phóng lửa. Không được phép kết hợp trong lượng cho phép của nhiều khách chung trong một hay nhiều kiện đạn. NO NO NO YES YES Các loại bếp cắm trại và bình nhiên liệu chứa chất lỏng dễ cháy: có thể được phép chuyên chở với điều kiện bình nhiên liệu của bếp hoặc bình nhiên liệu rời phải được làm sạch hết các chất lỏng dễ cháy đúng quy định nhằm loại bỏ khả năng nguy hiểm (xem DGR 2.3.2.5) NO NO YES YES YES Đá khô: trọng lượng không quá 2 kg cho mỗi khách (dùng ướp lạnh các loại hàng dễ hỏng không phải là HHNH) để trong hành lý xách tay và kiện hành lý này phải cho phép thoát khí cacbonic ra ngoài. Sự chấp thuận của hãng hàng không chỉ áp dụng đối với hành lý ký gửi. NO NO NO YES YES Xe lăn hoặc các thiết bị di chuyển khác dùng bình ắc qui khô (Nonspillable battery- xem thêm trong Packing Instruction 806 và S.P A67) với điều kiện là bình ắc qui phải được ngắt điện , các điện cực phải được bảo vệ tránh chạm mạch và bình phải gắn chặt vào xe lăn. Lưu ý: Xe lăn hoặc các thiết bị di chuyển khác dùng bình ắc qui có dung dịch dạng gel thì không cần ngắt điện nhưng phải bảo vệ tránh chạm mạch. NO NO YES YES YES Xe lăn hoặc các thiết bị di chuyển khác dùng bình ắc qui ướt (spillable battery): Xem trong IATA DGR 2.3.2.4 về điều kiện chuyên chở NO NO NO YES YES Các vật phẩm sinh nhiệt dùng pin như đèn pin dùng dưới nước, mỏ hàn kim loại (Xem 2.3.3.2 để biết điều kiện phục vụ) NO NO YES YES YES Các loại nhiệt kế vá khí áp kế thuỷ ngân chuyên dùng được nhân viên nghành khí tượng hay các tổ chức tương tự khác xách tay. (Xem 2.3.3.1 để biết chi tiết) NO NO YES YES YES Bộ đồ cứu hộ đeo lưng, mỗi khách một bộ , trang bị nút bấm phun khói lửa chứa không quá 200 mg thuốc nổ thuộc phân nhóm 1.4S và ít hơn 250 mg khí nén thuộc phân nhóm 2.2. Bộ đồ cứu hộ phải được đóng gói bảo đảm không bị kích hoạt tình cờ. Ngoài ra túi khí đệm trong bộ đồ cứu hộ phải được gắn van giảm áp. NO NO YES YES YES Thiết bị bảo ôn chứa nitơ lỏng (Dry shipper) với nitơ lỏng được thấm trong loại vật liệu xốp, dùng để giữ lạnh cho những vật phẩm khác không thuộc diện hàng nguy hiểm- thì không cần áp dụng quy định HHNH dưới điều kiện thiết bị này phải được thiết kế sao cho không làm tăng áp suất bên trong bao bì, cũng như không để thoát nitơ lỏng ra ngoài bất kể hướng đặt của thiết bị. Ghi chú: n/a nghĩa là không áp dụng
14
LIMITATIONS BẢNG 2.3.A Các điều khoản vầ hàng nguy hiểm được mang bởi hành khách hay tổ bay (2.3) (Tiếp theo) Cho phép để trong hành lý xách tay Cho phép để trong hành lý ký gửi Cho phép để trong người Phải có sự chấp thuận của hãng chuyên chở Phải thông báo vị trí chất xếp cho cơ trưởng NO YES YES YES YES Bình chứa khí nén không cháy, gắn trong áo phao cứu hộ chứa khí cácbon dioxide hoặc các loại khí thích hợp khác thuộc phân nhóm 2.2 (khí không độc, không cháy). Mỗi khách được mang theo 2 bình khí nhỏ và 2 bình khí dự phòng. YES NO YES YES NO Bình oxy (dạng khí) nhỏ dùng trong y khoa Ghi chú: bình oxy dạng lỏng bị cấm vận chuyển NO NO YES NO NO Các loại bình xịt thuộc phân nhóm 2.2 (khí không độc, không cháy), không nguy hiểm phụ dùng trong thể thao hay gia đình và YES YES YES NO NO Những vật phẩm phi phóng xạ dùng để chữa bệnh hoặc các vật phẩm trang điểm (gồm các loại bình xịt) như bình keo xịt tóc, dầu thơm, nước thơm và các loại dược phẩm có cồn Các vật phẩm kể trênco1 trong lượng không quá 2 kg(4,4lb) hoặc 2 lít (2qt) và trọng lượng mỗi bình chứa không quá 0,5 kg (1lb) hoặc 0,5 lít (1pt). Các van của bình xịt phải được đậy nắp hoặc được bảo vệ bằng cách thích hợp nhằm tránh bị kích hoạt tình cờ. YES YES YES NO NO Thức uống có cồn : có độ cồn từ 24% đến 70% trong đồ đựng không quá 5 lít và mỗi khách không quá 5 lít. YES YES YES NO NO Các loại xylanh chứa khí nén không độc, không cháy : được đeo vào dùng cho chân tay giả. Các xylanh dự phòng có kích thước tương tự với số lượng phù hợp dùng trong chuyến đi. YES YES YES NO NO Các thiết bị sử dụng điện chứa lithium hay pin lithium ion hay ắc qui như đồng hồ, máy tính, máy chụp hình, điện thoại di động, máy tính xách tay, máy quay phim… khi được mang bởi tổ bay hay hành khách cho sử dụng cá nhân. YES NO YES NO NO Không quá 2 cặp lithium hay pin lithium hay ắc qui như các thiết bị điện tử chỉ có thể mang theo dạng hành lý xách tay (xem 2.3.5.10 để biết chi tiết). Những ắc qui này phải được bảo quản riêng nhằm trách chạm mạch YES YES NO NO NO Máy uốn tóc dùng khí dễ cháy (hydro cacbon), mỗi khách, thành viên tổ bay được mang theo 1 cái, dưới điều kiện đậy nắp an toàn cho phần sinh nhiệt. Máy này không được dùng trong suốt chuyến bay. Bình khí dùng kèm theo máy không được phép mang theo trong hành lý ký gửi và hành lý xách tay. YES YES YES NO NO Nhiệt kế thuỷ ngân dùng trong y khoa : có chứa thuỷ ngân, mỗi khách được đem theo một cái, đựng trong hộp bảo vệ. YES NO YES NO NO Hệ thống pin nhiên liệu và phụ tùng nạp nhiên liệu dành cho các thiết bị điện tử (ví dụ như máy chụp hình, điện thoại di động, máy tính xách tay, máy quay phim…) xem 2.3.5.11 để biết chi tiết. NO NO YES NO NO Máy tạo nhịp tim chứa đồng vị phóng xạ hoặc các thiết bị khác dùng pin lithium được cấy vào trong người, hay những loại dược phẩm có phóng xạ được gắn vào cơ thể con người sau khi điều trị y khoa. NO NO YES NO NO Diêm an toàn hoặc hộp quẹt có nhiên liệu được thấm hết vào bông thấm (hoặc chất rắn khác), dùng cho cá nhân và để trong người. Tuy nhiên hộp quẹt với bình chứa nhiên liệu lỏng dễ cháy không được thấm hút bằng bông (không kể khí hoá lỏng), nhiên liệu cho hộp quẹt, bình nhiên liệu dự phòng thì không được phép mang trong người, hành lý ký gửi hay hành lý xách tay. Ghi chú: Diêm quẹt “cháy ở mọi nơi” bị cấm vận chuyển trên máy bay
15
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 2.6 HÀNG HOÁ NGUY HIỂM DẠNG THƯ TÍN Những vật thể này là gì và các điều khoản nào áp dụng cho chúng? Hàng nguy hiểm, không nằm trong danh sách dưới đây, nghiêm cấm chuyên chở dưới dạng thư tín. Các vật phẩm dưới đây có thể được chấp nhận như một thư tín theo các điều khoản của nhà chức trách bưu điện quốc gia và miễn là nó tuân theo các yêu cầu của DGR • Mẫu bệnh phẩm như được giải thích trong quy định miễn là chúng được phân loại, đóng gói và dán nhãn đúng yêu cầu (DGR 3.6.2.2.3.6); • Các hợp chất truyền nhiễm Chỉ ở caterory B (UN3373). Khi đóng gói phải làm đúng theo các yêu cầu của hướng dẫn đóng gói 650, và đá khô sử dụng cho việc làm lạnh chất trên. • Vật liệu phóng xạ khi hoạt tính không vượt quá 1/10 các giới hạn của kiện hàng ở dạng ngoại lệ. 2.7 HÀNG HOÁ NGUY HIỂM LÀ TÀI SẢN CỦA NHÀ KHAI THÁC Tài sản hàng nguy hiểm của nhà khai thác ví dụ là gì? Các vật phẩm hay hợp chất được phân loại là hàng nguy hiểm cần thiết trên máy bay phải đúng với yêu cầu và thích hợp và những quy định khai thác; hoặc được cho phép bởi quốc gia của nhà khai thác đúng với các yêu cầu đặc biệt. Ví dụ như phao cứu sinh, áo phao, phao trượt thoát hiểm khẩn cấp mà tất cả những thứ trên có chứa khí nén và cũng có thể chứa những vật phẩm khác như đồ dùng sơ cứu và pháo sáng. Các vật phẩm khác như: bình xịt, thức uống có cồn, nước hoa, diêm quẹt an toàn và bật lửa khí hoá lỏng có thể được mang lên khoang máy bay bởi nhà khai thác để sử dụng hoặc bán trong chuyến bay hay nhiều chuyến bay. Tuy nhiên, các vật phẩm hay hợp chất dự định như là vật thay thế hay những vật thể, hợp chất được di chuyển đi chổ khác để thay thế phải được vận chuyển theo đúng các điều khoản của DGR. Trừ khi có sự uỷ thác của nhà khai thác, chúng phải được chất trong thùng được thiết kế đặc biệt cho việc vận chuyển miễn là các thùng phù hợp với các yêu cầu cho việc đóng gói theo quy định các kiện hàng được chất trong thùng. Đá khô sử dụng cho phục vụ thực phẩm và thức uống cũng có thể được chuyên chở trên máy bay. 2.8 CÁC THAY ĐỔI CỦA QUỐC GIA VÀ NHÀ KHAI THÁC. Có giới hạn nào khác dành cho hàng hoá nguy hiểm bởi quốc gia hay hãng hàng không không? Quốc gia và nhà khai thác có thể đưa ra các thay đổi của họ về quy định hàng nguy hiểm. Ví dụ một vài chính phủ đòi hỏi các nhà chức trách phải cấp phép cho một số loại hàng hoá nguy hiểm được vận chuyển đi, đến hoặc ngang qua nước họ. Một vài chính phủ không cho phép sử dụng các quy định đóng gói đang có. Một số hãng hàng không khác cũng có những giới hạn tương tự.
16
LIMITATIONS BÀI TẬP ÔN TẬP CHO BÀI 2
1. Loại hàng hoá nguy hiểm nào có thể đượng mang lên khoang hành khách của máy bay để sử dụng hoặc bán bởi nhà khai thác? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 2. Các vật thể sau đây, hành khách có cần sự phê chuẩn của nhà khai thác không? a) Một cái nhiệt kế nhỏ
..........................................................................
b) Đá khô trong hành lý ký gửi
..........................................................................
c) Diêm an toàn
..........................................................................
d) Hộp đựng vũ khí
..........................................................................
e) Nhiên liệu dùng cho bếp cắm trại ..........................................................................
3. Những mối nguy hiểm nào bạn nghi ngờ tìm thấy trong các hành lý sau? a) Thiết bị gây hiệu ứng đặc biệt
..........................................................................
b) Thiết bị cắm trại
..........................................................................
c) Thiết bị lặn
..........................................................................
d) Hành lý không đi cùng khách
..........................................................................
e) Thực phẩm đông lạnh
..........................................................................
17
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4
18
BÀI 3 – PHÂN LOẠI CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG Có phải tất cả các loại hàng nguy hiểm đều có mối nguy hiểm giống nhau? Không. Quy định phân chia hàng nguy hiểm ra làm 9 loại theo các nguy hiểm lien quan. Trong một số trường hợp, những loại này được phân nhóm để nhận dạng ra mối nguy hiểm cụ thể. Một số trường hợp khác, việc tham khải chỉ ở phân nhóm, không ở loại hàng nguy hiểm. Các loại hàng nguy hiểm được biểu diễn bởi số đơn. Ví dụ như loại 7. Nhóm loại được biểu diễn bởi 2 con số. Số đầu tiên để nhận biết số loại và số thứ hai để nhận biết sự khác nhau trong loại. Ví dụ như, Oxydizer là loại 5, phân nhóm 1 và được quy vào “Phân nhóm 5.1”. Số thứ tự của loại và phân nhóm là số để thuận tiện cho việc sử dụng, không hàm ý đến mức độ nguy hiểm. Có nghĩa là loại 1 thì không cần thiết là nguy hiểm hơn loại 2, 3 vv… Những loại hàng hoá nguy hiểm là gì? Mỗi loại hay nhóm loại có chuẩn cụ thể được dùng để nhận ra một vật thể hay hợp chất thuộc vào loại hay nhóm loại nào. Những chuẩn này là các chi tiết kỹ thuật và việc phân loại một vật thể yêu cầu sự hiểu biết về tiêu chuẩn của các chuyên gia. Những loại này gồm: Loại 1 - Chất nổ Loại 2 - Chất khí Loại 3 - Chất lỏng dễ cháy Loại 4 - Chất rắn dễ cháy, Các hợp chất có thể tự bốc cháy, Hợp chất khi tiếp xúc với nước sẽ phát ra khí dễ cháy. Loại 5 - Các hợp chất oxy hoá và organic perixides Loại 6 - Chất độc và chất truyền nhiễm Loại 7 - Vật liệu phóng xạ Loại 8 – Các chất ăn mòn Loại 9 – Các hàng hoá nguy hiểm khác.
Mã hàng hoá có 3 chữ cái được gán vào mỗi loại, nhóm loại để thuận tiện cho việc nhận biết trong các tài liệu chuyến bay khác nhau, như danh sách hàng hoá và bảng thông báo đặc biệt cho tổ bay (NOTOC).
19
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 DANH SÁCH HOÀN CHỈNH CỦA LOẠI VÀ NHÓM LOẠI Loại/nhóm loại/tên Cargo IMP code
LOẠI 1 CHẤT NỔ Nhóm loại 1.1 REX
RCX RGX Nhóm loại 1.4 REX
Mô tả
Chú thích và/ hay ví dụ
Vật phẩm hay hợp chất có mối nguy hiểm nổ lớn (mass explosion)
Nhóm loại 1.2 REX
Nhóm loại 1.3 REX
Nhãn nguy hiểm
Vật phẩm hay hợp chất có mối nguy hiểm nổ văng miểng (projection hazard)
Khi được cho phép
Vật phẩm hay hợp chất có nguy hiểm nổ hoặc văng miểng nhỏ
Vật phẩm hay hợp chất có mối nguy hiểm không đáng kể
Nhóm loại 1.5 REX
Những hợp chất không nhạy có mối nguy hiểm nổ thành khối (mass explosion)
Nhóm loại 1.6 REX
Vật thể cực kỳ không nhạy và không có mối nguy hiểm nổ thành khối.
Những chất nổ này thường bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không Ví dụ: TNT, Dynamite hoặc ngư lôi
20
CLASSIFICATION Loại/nhóm loại/tên Cargo IMP code
Nhãn nguy hiểm
Mô tả
RXB RXC RXD RXE RXG
Chú thích và/ hay ví dụ
Việc gán nhóm tương thích được đặt theo bảng DGR 3.1.A
Ghi chú: Hàng thuộc loại 1 được gán vào một trong 6 nhóm loại VÀ vào một trong 13 nhóm tương thích, nơi mà các loại hợp chất hay vật thể gây nổ được xem như là tương thích RXS
Vật thể hay hợp chất có mối nguy hiểm không đáng kể. ảnh hưởng của tai nạn chỉ nằm trong kiện hàng.
Ví dụ:đạn dược cho vũ khí cầm tay, báo hiệu, hay một vài loại pháo hoa.
Nhóm loại 2.1 Chất khí dễ cháy RFG
Bất kỳ khí nào khi trộn với không khí trong một tỷ lệ nhất định, tạo ra một hỗn hợp gây cháy.
Ví dụ: Butane, Hydrogen, propane, Acetylene, lighters.
Nhóm loại 2.2 Không dễ cháy Không khí độc RNG RCL
Bất kỳ chất không dễ cháy, khí không độc hoặc khí hoá lỏng nhiệt độ thấp.
Ví dụ: carbon dioxide, neon, bình chữa lửa, nitơ hay heli hoá lỏng.
Nhóm loại 2.3 Khí độc RPG
Chất khí được biết là độc hay ăn mòn đến con người hay gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người.
Hầu hết khí độc bị cấm vận chuyển bằng máy ba, một vài chất được phép như bình xịt tính độc thấp, thiết bị xịt khí.
LOẠI 2CÁC CHẤT KHÍ
21
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 Loại/nhóm loại/tên Cargo IMP code
Nhãn nguy hiểm
Mô tả
Chú thích và/ hay ví dụ
Bất kỳ chất lỏng nào có điểm bốc cháy kín là 600C hay thấp hơn (DGR phụ lục A)
Ví dụ như sơn, các chất có cồn, các chất dính, Acetol, Petrol …
Nhóm loại 4.1 Chất rắn dễ cháy RFS
Bất kỳ vật liệu rắn nào sẵn sàng dễ cháy hay có thể gây ra cháy khi ma sát.
Ví dụ như diêm, lưu huỳnh, Celluloid, Nitronaphthalane. Ghi chú: Mốt số chất tự động cháy.
Nhóm loại 4.2 Tự động dễ cháy RSC
Một số hợp chất có thể sinh ra nhiệt hay nóng lên khi tiếp xúc với không khí và sau đó có khả năng sinh ra lửa
Ví dụ như phosphorus trắng hay vàng, Magnesium diamide
Nhóm loại 4.3 Nguy hiểm khi ướt RFW
Các hợp chất khi kết Ví dụ như hợp với nước có khả Calcium carbide, năng gây ra dễ cháy sodium. hay phát ra chất khí dễ cháy.
LOẠI 3 CHẤT LỎNG DỄ CHÁY Loại 3 Chất lỏng dễ cháy RFL
LOẠI 4 CHẤT RẮN DỄ CHÁY
22
CLASSIFICATION Loại/nhóm loại/tên Cargo IMP code
Nhãn nguy hiểm
Mô tả
Chú thích và/ hay ví dụ
Nhóm loại 5.1 Oxy hoá ROX
Hợp chất sinh ra Oxy có khả năng gây ra cháy những vật liệu khác.
Ví dụ như Ammonium nitrate fertilizer, Calcium chlorate, bleaches
Nhóm loại 5.2 Organic Peroxide ROP
Chất hữu cơ (lỏng hay rắn) có thể bị đốt cháy từ bên ngoài và sau đó cháy với tỷ lệ nhanh hơn. Một vài hợp chất phản ứng nguy hiểm với các chất khác.
Ví dụ như tertButyl hydroperoxide, như liệt kê trong phụ lục C của DGR
Nhóm loại 5.2 Organic Peroxide ROP
Nhãn mới dành cho Giống như tham nhóm loại 5.2 Organic khảo phía trên Peroxide được giới thiệu tháng 01/2007; sẽ thay thế nhãn nhóm 5.2 chất rắn màu vàng vào tháng 01/2011.
LOẠI 5 CHẤT OXY HOÁ, ORGANIC PEROXIDE
LOẠI 6 CHẤT ĐỘC, CHẤT TRUYỀN NHIỄM Nhóm loại 6.1 Chất độc RPB
Chất lỏng hay chất rắn gây nguy hiểm khi hít, nuốt hay hấp thu qua da.
Ví dụ như Arsenic,Nicotine, Cyanide,Pesticide, Strychnine. Một vài chất bị cấm hoàn toàn như Bromoacetone.
Nhóm loại 6.2 Chất truyền nhiễm RIS
Những hợp chất được biết là có mầm bệnh gây ra bệnh cho con người hay động vật.
Ví dụ như Virus, Bacteria, HIV, một vài mẫu bệnh phẩm, sản phẩm sinh học và thuốc, rác y tế.
23
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 Loại/nhóm loại/tên Cargo IMP code
Nhãn nguy hiểm
Mô tả
Chú thích và/ hay ví dụ
LOẠI 7 VẬT LIỆU PHÓNG XẠ Loại 7 Vật liệu phóng xạ Mức I - Trắng RRW
Vật liệu phóng mức độ bức xạ bề mặt kiện Không sử dụng vận chuyển .
xạ có thấp ở hàng. chỉ số
Loại 7 Vật liệu phóng xạ Mức II - Vàng RRY
Mức bức xạ cao hơn mức I và chỉ số vận chuyển không được vượt quá 1
Loại 7 Vật liệu phóng xạ Mức III - Vàng RRY
Mức bức xạ cao hơn mức II và / hoặc chỉ số vận chuyển quá 1 nhưng không vượt quá 10.
Loại 7 Vật liệu phóng xạ Phân hạch Trạng thái chỉ số an toàn
Nhãn chỉ số an toàn hạt nhân phải được sử dụng và thêm vào đó là nhản phóng xạ phải thích hợp nhằm phục vụ đúng với các kiện hàng hay overpack có chứa vật liệu phân hạch
Ví dụ như Radionucli des hay Isotopes dành cho mục đích y tế hay công nghiệp
Ví dụ vật liệu nhiệt hạch: Uranium 233 và 235; Plutonium 239 và 241
24
CLASSIFICATION Loại/nhóm loại/tên Cargo IMP code
Nhãn nguy hiểm
Mô tả
Chú thích và/ hay ví dụ
Chất lỏng hay chất rắn gây ra tổn thương nghiêm trọng khi tiếp xúc hay rò rỉ .Hoặc huỷ hoại các loại hàng hoá khác hay phương tiện vận chuyển.
Ví dụ như Battery acids, thuỷ ngân, lưu huỳnh.
Bất kỳ hợp chất nào có mối nguy hiểm với vận chuyển hàng không nhưng không nằm trong các loại. Bao gồm những hợp chất rắn hay lỏng theo quy định hàng không như thuốc gây mê, chất độc hay những thuộc tính khác có thể gây cực kỳ khó chịu hay gây bực dọc cho tổ bay, việc đó làm tổ bay không thể thực hiện đúng công việc của họ. Những vật thể trùng hợp xử lý giữa chừng cho nhiễm vào chất khí dễ cháy hay chất lỏng trong chén; chúng sẽ tiến triễn thêm một khối lượng khí dễ cháy Chất rắn carbon dioxide (đá khô) có nhiệt độ -790C. Sự thăng hoa sẽ sản xuất chất khí nặng hơn không khí và nếu trong khu vực kín, một số lượng lớn sẽ gây nghẹt thở
Ví dụ như asbestos, phao cứu sinh, động cơ đốt trong.
LOẠI 8 CHẤT ĂN MÒN Loại 8 Vật liệu ăn mòn RCM
LOẠI 9 CÁC LOẠI HÀNG NGUY HIỂM KHÁC Loại 9 Hàng hoá nguy hiểm khác RMD
Hạt trùng hợp RSB
Carbon dioxide, chất rắn Đá khô ICE
25
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 BÀI TẬP ÔN TẬP CHO BÀI 3
1.
2.
Hãy cho số loại và nhóm loại đúng và mã IMP hàng hoá sau? Nhóm, nhóm loại Mã hàng hoá a) Chất độc
............................................
...................................
b) Chất ăn mòn
............................................
...................................
c) Vật liệu phóng xạ
............................................
...................................
d) Carbon dioxide, rắn (Đá khô)
............................................
...................................
Có bao nhiêu nhóm loại trong loại 2?
............................................................................................................................................ 3.
Nhận dạng loại và nhóm loại thích hợp cho các nhãn sau? a)
b)
26
CLASSIFICATION c)
d)
e)
27
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4
28
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 BÀI 4 – ĐÓNG GÓI 4.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG VỀ ĐÓNG GÓI Hàng hoá nguy hiểm phải được đóng gói bằng vật liệu đóng gói tốt, chặc chẽ, sít sao nhằm tránh trường hợp bị rò rỉ. Chúng phải chịu được những điều kiện bình thường trong vận chuyển hàng không bao gồm độ rung và các thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm hay áp suất. Cho các mục đích đóng gói khác nhau, một vài loại hàng nguy hiểm được chỉ định nhóm đóng gói tuỳ thuộc vào các mức độ nguy hiểm mà chúng có: Nhóm đóng gói I – Nguy hiểm cao Nhóm đóng gói II – Nguy hiểm trung bình Nhóm đóng gói III – Nguy hiểm thấp
4.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG GÓI Các phương pháp đóng gói hàng nguy hiểm là gì ? ĐÓNG GÓI KẾT HỢP – Bao gồm một bao bì bên ngoài được sản xuất từ gỗ, tấm xơ ép, nhựa hay kim loại và chứa các bao bì bên trong được làm từ kim loại, nhựa, thuỷ tinh vv... và chúng có thể được đóng gói trong các vật liệu chông thấm hay đệm.
29
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 ĐÓNG GÓI ĐƠN – Những bao bì theo tiêu chuẩn kỹ thuật của UN thường không cần bao bì đóng gói ngoài để bảo vệ và được sản xuất từ thép, nhôm, nhựa hay một số vật liệu cho phép khác. Tuy nhiên, khi vận chuyển bao bì thép hay nhôm ở một số loại máy bay thân hẹp thì khuyến khích chúng nên được đóng chung, chung mâm hàng hay bảo vệ ở hai đầu phù hợp bằng một số cách khác. Cũng vậy đối với đóng gói kiện nhỏ khoảng 2 lít hoặc ít hơn, phải được chất chung để thuận tiện cho việc phục vụ và giữ an toàn thích hợp trên máy bay.
Đóng gói kết hợp và/ hay đóng gói đơn có thể chất chung vào một đơn vị để phục vụ thì được gọi là overpack.
30
PACKING Overpack là gì ? OVERPACK – Là một kiện rào xung quanh được sử dụng bởi một nhà gửi hàng đơn lẻ để chứa một hay nhiều kiện hàng để hình thành một kiện lớn nhằm thuận tiện trong vận hành và lưu trữ. Những kiện hàng nguy hiểm nằm trong một overpack phải được đóng gói, đánh dấu và dán nhãn đúng và các điều kiện đúng theo quy định. Một overpack yêu cầu cần phải dán nhãn và đánh dấu. Ghi chú : Một thùng, mâm trên máy bay (ULD) thì không được xem như một overpack. Các ví dụ về overpack •
Một thùng hay thùng hình trống bằng xơ ép tốt bên ngoài, một thùng gỗ, hoặc một thùng hay thùng hình trống bằng kim loại.
•
Một thùng thưa bằng gỗ
31
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 •
Các kiện hàng được cột lại với nhau
•
Các kiện hàng được cột lại trên mâm của kho hàng
Ghi chú : Các cuộn tròn hay các cuộn cột dây cũng có thể được sử dụng như là một overpack.
32
PACKING 4.3 CÁC LOẠI ĐÓNG GÓI Đóng gói theo tiêu chuẩn của liên hợp quốc (UN) Các đóng gói này đề cập đến các thử nghiệm vận hành được thiết kế để đảm bảo rằng việc thử nghiệm bao bì sẽ không làm mất những thứ chứa bên trong dưới các điều kiện vận chuyển bình thường. Tính nghiêm khắc của việc thử nghiệm các bao bì tuỳ thuộc vào các mức độ nguy hiểm của các vệt thể dự định chứa bên trong. Mức độ nguy hiểm được chỉ ra trong nhóm đóng gói (PG). Các bao bì theo tiêu chuẩn kỹ thuật của UN thường được thử nghiệm bởi một viện chức trách bởi những nhà chức trách chính phủ. Chúng sẽ được đánh dấu theo tiêu chuẩn UN (Sẽ giải thích sau ở bài 5). Ví dụ : 4G/X50/07 NL/+AA245 Đóng gói với số lượng giới hạn (limited quantity packaging) Các điều khoản đóng gói có giới hạn nhân ra rằng nhiều hàng nguy hiểm với số lượng nhỏ và mức nguy hiểm giảm, và có thể được vận chuyển an toàn trong các bao bì kết hợp chất lượng tốt. Các bao bì với số lượng giới hạn này phải được sản xuất giống với các yêu cầu kỹ thuật đóng gói đã được UN xây dựng. Nhưng thay vì UN thử nghiệm, chúng phải có thể chịu đựng được độ rơi thử nghiệm 1,2 mét (4 feet) và dồn khối lượng lớn trong 24 giờ như mô tả trong DGR 6.6. Những bao bì này phải mang dấu ‘Limited quantity’ hay ‘LTD.QTY’ để chỉ ra rằng chúng đã thoả mãn các yêu cầu. Ghi chú : Bao bì với số lượng giới hạn không yêu cầu các đánh dấu kỹ thuật của UN Một số loại đóng gói khác Các hướng dẫn đóng gói không yêu cầu đóng gói tiêu chuẩn UN hay đóng gói theo số lượng giới hạn. Ví dụ như một vài nhà tiêu thụ hàng có thể gửi hàng trong các loại đóng gói dự định cho bán lẻ. Các số lượng ngoại lệ (Excepted quantities) Số lượng rất nhỏ hàng nguy hiểm thì được ngoại lệ trong các yêu cầu về đóng gói, đánh dấu, chất xếp và tài liệu như tất cả những loại hàng nguy hiểm khác. Người đóng gói phải mang cho nó nhãn đặc biệt. Xem bài 5
33
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 BÀI TẬP ÔN TẬP CHO BÀI 4 1)
Một kiện hàng có số lượng giới hạn có thể là “đóng gói đơn” không? Giải thích
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 2)
Làm thế nào để nhân biết được kiện hàng đóng gói kỹ thuật của UN?
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 3)
Nhóm đóng gói nào có mức nguy hiểm cao hơn: Nhóm đóng gói II hay nhóm đóng gói III?
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 4)
Hai phương pháp đóng gói hàng nguy hiểm là gì?
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................
34
BÀI 5 – ĐÁNH DẤU VÀ DÁN NHÃN 5.1 TỔNG QUAN Có phải tất cả hàng nguy hiểm được đánh dấu và dán nhãn bằng một vài cách ? Vâng. Các kiện có chứa hàng nguy hiểm thường được nhận biết với các đánh dấu cụ thể và các nhãn nguy hiểm đặc biệt, nhằm cảnh báo cho bạn biết được các rủi ro vốn có của các thứ bên trong. Đánh dấu và dán nhãn đúng trên các kiện hàng nguy hiểm là một nhân tố quan trọng trong quy trình vận chuyển an toàn. Đánh dấu và dán nhãn đáp ứng các mục đích chung sau : • Chúng chỉ ra những thứ chứa bên trong kiện hàng ; • Chúng chỉ ra rằng các đóng gói đúng với tiêu chuẩn ban hành ; • Chúng cung cấp các thông tin để phục vụ và lưu kho an toàn ; • Chúng cung cấp các loại nguy hiểm. Người gửi hàng có trách nhiệm đánh dấu và dán nhãn đúng cho kiện hàng được kê khai để vận chuyển. Đại lý hàng hoá, người gửi hàng và những người chấp nhận hàng hoá nguy hiểm của nhà khai thác được yêu cầu phải kiểm tra và đảm bảo rằng tất cả các kiện hàng đã được đánh dấu và dán nhãn đúng trước khi chấp nhận hợp đồng. 5.2 ĐÁNH DẤU Người gửi hàng có những trách nhiệm đặc biệt nào về đánh dấu trên các kiện hàng nguy hiểm không ? Trên mỗi kiện và overpack có chứa hàng nguy hiểm có yêu cầu đánh dấu, người gửi hàng phải : 1. Kiểm tra các đánh dấu yêu cầu được áp dụng ở các vị trí chính xác trên kiện hàng nhằm đúng với các yêu cầu về chất lượng và chi tiết kỹ thuật của quy định ; 2. Đảm bảo rằng nơi nào yêu cầu các đóng gói kỹ thuật, Đánh dấu kỹ thuật cũng phải được xác định rõ ; 3. Xé bỏ hoặc tẩy xoá các đánh dấu không liên quan ; 4. Đảm bảo rằng tất cả các đánh dấu theo yêu cầu được áp dụng khi kiện hàng được kê khai cho nhà khai thác. Những đánh dấu nào được yêu cầu trên kiện hàng nguy hiểm ? Có hai loại đánh dấu : • Đánh dấu xác định việc sử dụng của một đóng gói cụ thể cho một đơn gửi hàng cụ thể. Tất cả các kiện hàng nguy hiểm phải được đánh dấu với tên vận chuyển đúng (Proper shipping name), số UN hay ID, và tên đầy đủ, địa chỉ của người gửi và người nhận . • Đánh dấu xác định việc thiết kế hay tính năng kỹ thuật của kiện hàng, khi bao bì kỹ thuật UN được sử dụng.
35
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 Làm thế nào để tôi nhận ra các đánh dấu kỹ thuật ? Như đã thảo luận ở bài 4, các kiện hàng theo chi tiết kỹ thuật UN được thể hiện theo hướng và tuỳ thuộc vào các thử nghiệm rõ ràng trước khi chúng được cho phép dán nhãn theo yêu cầu. Các nhãn giống như các ví dụ dưới đây và cung cấp cho người sử dụng các thông tin như sau : Ví dụ : Kiện hàng đánh dấu theo kỹ thuật UN
= Ký hiệu bao bì của Liên Hiệp Quốc chỉ ra rằng kiện hàng đã được thiết kế, thử nghiệm và sản xuất theo các kỹ thuật của Liên Hiệp Quốc 4G
= Loại mã hiệu của bao bì. ‘4G’ nghĩa là thùng làm bằng tấm xơ ép
X
= Nhóm đóng gói. . X có thể sử dụng cho nhóm đóng gói I, II và III. Y có thể sử dụng cho nhóm đóng gói II và III, Z chỉ sử dụng cho nhóm đóng gói III
10
= Cho bạn biết trọng lượng cho phép tối đa, tính bằng kg, cho kiện hàng.
S
= Chỉ ra kiện hàng được sử dụng để chứa chất rắn hay bao bì bên trong (Inner packaging)
01
= Chỉ ra năm của bao bì đã sản xuất
USA
= Chỉ ra quốc gia cho phép đánh dấu.
T17402 = Tên hay nhãn nhận dạng của nhà sản xuất Bao bì có số lượng giới hạn có cần nhãn nhận dạng giống như trên không ? Không, Chúng chỉ cần thể hiện câu đánh dấu ‘ Limited Quantity’ hay ‘LTD. QTY’
36
MARKING AND LABELLING 5.3 DÁN NHÃN Những loại nhãn nào tôi có thể thấy ở các kiện hàng hoá nguy hiểm ? Các kiện có chứa hàng nguy hiểm phải được dán nhãn đúng để chỉ ra những thứ chứa bên trong. Có hai loại nhãn : • •
Nhãn nguy hiểm ; Nhãn phục vụ.
Người gửi hàng có trách nhiệm dán nhãn trên kiện hàng hay overpack có chứa hàng nguy hiểm. Nhà khai thác hay hãng hàng không chỉ có trách nhiệm thay thế các nhãn đã bị tháo gỡ hay không nhận dạng được trong quá trình vận chuyển. Nhãn nguy hiểm chỉ ra những gì ? Các kiện có chứa hàng nguy hiểm thường được nhận dạng bằng các nhãn nguy hiểm đặc biệt, cảnh báo cho bạn biết được các rủi ro đối với các thứ chứa bên trong. Như chúng ta đã thấy ở bài 3, mỗi loại hay nhóm loại chỉ có một nhãn nhận dạng duy nhất mà nó phải xuất hiện bên ngoài của mỗi kiện hàng. Các nhãn nguy hiểm này phải phù hợp với các chi tiết kỹ thuật như kích cỡ, màu, biểu tượng và số loại, nhóm loại. Mặc dù hầu hết các nhãn có chữ giải thích mối nguy hiểm, một vài có thể không, nhưng hình dạng, màu và biểu tượng của nhãn sẽ cảnh báo cho bạn biết loại nguy hiểm. Nhãn nguy hiểm theo hình dạng vuông ở 450 (hnh thoi), và có kích thước tối thiểu là 100x100 mm
37
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 Nhãn phục vụ là gì ? Một số hàng nguy hiểm yêu cầu có một số nhãn phục vụ bên cạnh nhãn nguy hiểm bởi vì chúng cần được phục vụ hay chất xếp theo cách cụ thể. Danh sách dưới đây là nhãn phục vụ được sử dụng trong vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường không. Tên Cargo IMP code
Vật liệu từ tính
Nhãn phục vụ
Mô tả
Chú thích và/ hay ví dụ
Những vật liệu này Ví dụ: macnêtron và nam châm vĩnh cửu có liên quan đến sức không có thanh chắn hút mạnh quản lý. Nhãn loại 9 không yêu cầu phải có nhãn vật liệu từ tính
Chỉ dành cho máy bay chở hàng CAO
Nhãn phục vụ của Phải được sử dụng trên những kiện hàng hàng hoá chỉ vận chỉ cho phép chuyên chuyển trên máy bay chở trên máy bay chở chở hàng hàng.
Chất lỏng đông lạnh RCL
Nhãn phục vụ dành Phải được sử dụng thêm với nhãn nguy cho chất lỏng đông hiểm khí không dễ lạnh cháy (Nhóm loại 2.2) trên các kiện và overpack chứa chất lỏng đông lạnh (Khí hoá lỏng đông lạnh).
Kiện hàng có định hướng (This Way Up)
Kiện hàng có định hướng (This Way Up) Thiết kế xen kẽ
Phải được sử dụng trên các kiện hàng kết hợp và overpack có chứa hàng nguy hiểm là chất lỏng
38
MARKING AND LABELLING Tên Cargo IMP code
Mô tả
Chú thích và/ hay ví dụ
Nhãn phục vụ dành cho bình ắc qui hay các thiết bị di động
Có thể gắn vào bình ắc qui của xe đẩy hay các thiết bị di động để hổ trợ các thiệt bị trên hoạt động. Nhãn có thể được sử dụng để hỗ trợ việc nhận ra có hay không việc di chuyển ắc qui trong xe đẩy
Nhãn có 2 phần, phần A là xe đẩy và chỉ ra ắc qui đã tháo ra khỏi xe hay chưa. Trong trường hợp cụ thể là ắc qui đã tách ra khỏi xe đẩy, Phần B có thể được sử dụng để hỗ trợ nhận dạng và tính tương thích của ắc qui và xe đẩy.
Tránh xa sức nóng
Nhãn phục vụ cho các chất tự phản ứng ở nhóm loại 4.1 và 5.2, Organic Peroxides.
Phải được sử dụng kèm với nhãn nguy hiểm trên các kiện hàng và overpack có chứa các hợp chất tự phản ứng thuộc phân nhóm 4.1 và 5.2 Organic Peroxides. Kiện hàng được bảo vệ tránh ánh nắng trực tiếp và tất cả các nguồn nhiệt và được đặt ở các khu vực thông thoáng
Vật liệu phóng xạ Kiện hàng ngoại lệ (Excepted Package) RRE
Nhãn phục vụ cho tất cả cho các kiện hàng ngoại lệ (excepted packages) chứa các vật liệu phóng xạ.
Được dán trên tất cả các kiện hàng ngoại lệ chứa vật liệu phóng xạ từ ngày 01/01/2007
Số lượng ngoại lệ (Excepted Quantities)
Nhãn phục vụ
Phải được dán trên bất kỳ kiện hàng nào chứa hàng nguy hiểm vớo số lượng giới hạn 39
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 Tại sao nhãn vật liệu từ tính không mang hình thoi? Bởi vì nó không phải là nhãn nguy hiểm, nhưng là nhãn phục vụ. Vật liệu phóng xạ không được quy định bởi các phương tiện vận chuyển khác. Nhãn chỉ ra rằng nhãn vật liệu từ tính phải được tránh xa các đồng hồ dò sóng của máy bay.
Khi nào nhãn “Cargo Aircraft Only” được sử dụng ? Nhãn được sử dụng cho các kiện hàng đã được đóng gói theo hướng dẫn đóng gói chỉ dành cho máy bay chở hàng. Kiện hàng có nhãn này không bao giờ được chất lên máy bay chở khách.
40
MARKING AND LABELLING Tôi không thấy nhãn “This way up” trên tất cả các kiện hàng hay overpack chứa hàng nguy hiểm. Khi nào thì các nhãn này được yêu cầu? Nhãn “This way up” (ở phía đối diện của kiện hàng) được yêu cầu trên các kiện hàng đóng gói kết hợp hay các overpack có chứa chất lỏng. Đóng gói kết hợp là đóng gói các kiện bên trong (Inner packaging) nằm trong kiện ngoài (Outer packaging). Có một số trường hợp ngoại lệ yêu cầu. Nhãn “This way up” không yêu cầu trên các kiện hàng chứa chất lỏng dễ cháy khi các kiện bên trong (Inner packaging) chứa ít hơn 120 ml/1 cái, các kiện chứa chất truyền nhiễm khi các kiện bên trong (Inner packaging) chứa 50 ml hay ít hơn, trên các kiện hàng chứa vật liệu phóng xạ và thùng hình trống, lọ vv… không chứa kiện hàng bên trong (inner packaging).
Nhãn chất lỏng đông lạnh màu xanh dùng để làm gì? Nhãn này được dùng trên các kiện có chứa chất khí lỏng làm lạnh hay chất lỏng đông lạnh. Nó làm nổi bật rằng chất khí có thể chảy ra ngoài bằng các thiết bị thoát, và bởi vì nó quá lạnh nên có thể thoát hơi nước ra không khí. Hiện tượng này có thể nhìn giống khói, nhưng nó bình thường và không nguy hiểm. Các kiện hàng này nên cách ly với động vật sống.
41
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 Có phải là các kiện hàng chỉ chuyên chở trên máy bay chở hàng nguy hiểm hơn? Đôi khi, đúng. Đa số các trường hợp một số lượng hàng hoá nguy hiểm lớn được chấp nhận cần thiết phải sử dụng nhãn này. Những hàng này thường được cho phép bởi vì hầu hết các loại hàng này phải được chất xếp trên máy bay chở hàng nhằm để tổ bay dễ dàng xử lý trong quá trình bay. Tổ bay có những lựa chọn cách xử lý rộng hơn trong trường hợp khẩn cấp. Ví dụ về đánh dấu và dán nhãn:
Ghi chú: Đánh dấu và dán nhãn không yêu cầu nằm tất cả trên một bề mặt của kiện hàng. Chúng được hiển thị rõ ràng theo sơ đồ. Tuy nhiên cũng có một số yêu cầu cần phải theo: • Các nhãn phải ( must ) được đặt ở cùng bề mặt của kiện hàng gần với tên vận chuyển thích hợp (Proper shipping name) nếu kích cở thích hợp. • Các nhãn nên (should) được gắn gần với địa chỉ của ngưởi gửi hay người nhận trên kiện hàng. • Các nhãn nguy hiểm phụ, nếu thích hợp, phải (must) dán gần với các nhãn có nguy hiểm chính. • Khi nhãn “Cargo aircraft only” được yêu cầu, nó phải (must) được dán cùng bề mặt của kiện hàng gần các nhãn nguy hiểm. • Khi nhãn định hướng “This way up” được yêu cầu, tối thiểu 2 nhãn này phải (must) được sử dụng. Mỗi nhãn phải được dán ở các hướng đối diện của kiện hàng với mũi tên chỉ đúng hướng. • Khi kiện hàng có yêu cầu trọng lượng tịnh hay trọng lượng cả bao bì của hàng nguy hiểm phải được hiển thị, nó phải (must) được đặt gần với số UN và tên vận chuyển thích hợp (Proper Shipping Name). Ghi chú: Bởi vì kích thước của các kiện hàng thường không đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Chú ý việc sử dụng của “Must” (Phải làm) và should (Nên, không làm cũng được). Đánh dấu kỹ thuật UN được làm độc lập bởi nhà sản xuất hay các đại lý thử nghiệm và có thể xuất hiện ở bề mặt khác của kiện hàng.
42
MARKING AND LABELLING Có những loại nhãn khác tôi có thể thấy không? Có. Có một nhãn được sử dụng trên kiện hàng “Hàng nguy hiểm theo số lượng giới hạn” được hiển thị dưới đây. Đây là nhưng loại hàng nguy hiểm được cho phép với số lượng rất nhỏ mà nó nằm ở mức nguy hiểm tối thiểu và nó yêu cầu mức nguy hiểm hay nhãn phục vụ khác. Kiện hàng này phải được làm thích hợp với các hướng dẫn của quy định.
43
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 Có những loại đánh dấu và dán nhãn khác có thể chỉ ra hàng nguy hiểm không? Có, Nhưng chúng không phải là những nhãn được yêu cầu cho hàng nguy hiểm vận chuyển bằng đường hàng không. Có hai nguồn cơ bản dành cho những đánh dấu hay dán nhãn thêm này. Đầu tiên, chúng có thể được yêu cầu bởi phương thức vận chuyển khác, như đường biển hay tàu hoả. Thứ hai, nhiều loại sản phẩm gia đình cụ thể được yêu cầu vận chuyển dưới luật pháp quốc gia hay các ghi chú hay dán nhãn cảnh báo cho người tiêu dùng. Những điều này không có nghĩa là số hàng trên nguy hiểm, nhưng việc sử dụng hay bỏ đi chúng phải có cảnh báo. Sự hiện diện của các cảnh báo và nhãn nên được làm như là sự biểu thị hàng hoá đã được làm theo quy định. Nếu nghi ngờ, liên hệ với người quản lý hay chuyên gia hàng hoá nguy hiểm. Các ví dụ về các nhãn và cảnh báo cho người tiêu thụ.
CHẤT ĐỘC ĐỂ KHỎI TẦM TAY CỦA TRẺ EM ĐỌC HƯỚNG DẪN AN TOÀN TRƯỚC KHI MỞ
CÓ HẠI CÁC HƯỚNG DẪN AN TOÀN TRÁNH TIẾP XÚC VỚI DA, MẮT VÀ HÍT THỞ HƠI. SỬ DỤNG VỚI CÁC THÔNG HƠI ĐẦY ĐỦ. ĐEO KÍNH AN TOÀN. NẾU NGUY CƠ HÍT VÀO VẪN CÒN, ĐEO MẶT NẠ PHÒNG HƠI ĐỘC. TRÁNH TIẾP XÚC VỚI THỨC ĂN. SƠ CỨU MẮT : Nếu vào mắt, mở mắt và rửa nước tối thiểu 15 phút và sau đó gặp bác sĩ DA: Nếu tiếp xúc với da xảy ra, cởi trang phục bị bẩn ra và rửa da cẩn thận HÔ HẤP : Di chuyển đến nơi có không khí trong lành. TIÊU HOÁ: Nếu ăn phải chất độc, liên hệ với bác sĩ hay trung tâm thông tin chất độc. nếu đã nuốt, cố gắng sử dụng Ipecac syrup để ói nếu có thể. HOẢ HOẠN Sử dụng bình xịt nước, sương mù, bọt, CO2 . Tránh các sản phẩm dễ bốc cháy.
44
MARKING AND LABELLING BÀI TẬP ÔN TẬP CHO BÀI 5 1)
Dấu hiệu
là gì?
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................
2)
Có 2 loại đánh dấu trên kiện hàng, chúng là gì?
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 3)
Có bao nhiêu loại nhãn hàng? Hãy ghi rõ.
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 4)
Khi nào nhãn CAO được sử dụng?
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 5)
Có phải nhãn “This way up” được yêu cầu trên các kiện hàng kết hợp có chứa chất lỏng không?
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................
45
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4
46
BÀI 6 – LƯU KHO VÀ CHẤT XẾP 6.1 BẢO VỆ KHỎI HƯ HẠI Có những yêu cầu đặc biệt nào mà tôi cần phải biết về lưu kho và chất xếp hàng nguy hiểm không? Nhà khai thác phải bảo vệ các kiện hàng nguy hiểm không bị hư hại. Phải có những chú ý cụ thể về việc vận hành kiện hàng trong suốt quá trình vận chuyển, loại máy bay để chuyên chở chúng và các phương pháp được yêu cầu để chất xếp lên máy bay, vì thế các tai nạn làm hư hại sẽ không xảy ra khi kéo hay phục vụ sai kiện hàng.(DGR 9.3.5.1) 6.2 KIỂM TRA CÁC KIỆN HÀNG NGUY HIỂM Việc kiểm tra các kiện hàng nguy hiểm có quan trọng không? nếu có, khi nào? Các kiện hàng hay overpack không được chất xếp lên máy bay hay vào trong ULD trừ khi chúng được kiểm tra ngay khi chất xếp và không tìm thấy rò rỉ hay hư hỏng. Trước khi chất xếp vào máy bay, ULD phải được kiểm tra và chắc chắn không tìm thấy bất kỳ tác nhân nào rò rỉ hay hư hỏng dẫn đến không phục vụ được. Khi dỡ hàng, các kiện hàng và overpack chứa hàng nguy hiểm phải được kiểm tra có hư hỏng hay rò rỉ không. Nếu tìm thấy dấu hiệu rò rỉ hay hư hỏng, vị trí chất hàng nguy hiểm hay ULD chứa hàng nguy hiểm trên máy bay phải được kiểm tra hư hỏng hay nhiễm bẩn và làm sạch chúng đi. Bất kỳ kiện hàng nào, nếu xuất hiện bị hư hỏng hay rò rỉ phải được di chuyển khỏi máy bay và sắp xếp lại cho an toàn theo đúng quy trình của công ty, sân bay và chính phủ. Nó có thể yêu cầu các dịch vụ của các chuyên gia. Trong trường hợp vật liệu phóng xạ hay các chất truyền nhiễm bị đổ, nhà chức trách quốc gia phải được thông báo. Trong trường hợp bị rò rỉ, nhà khai thác phải đảm bảo rằng phần còn lại của lô hàng không bị hư hỏng và không có hàng hoá nào khác bị nhiễm bẩn. 6.3 AN TOÀN VÀ PHÂN CÁCH HÀNG NGUY HIỂM Có phải các kiện hàng nguy hiểm cần phục vụ khác nhau trên chuyến bay? Các kiện hàng nguy hiểm phải được bảo vệ khỏi bị hư hỏng và an toàn để ngăn chặn việc dịch chuyển trong khi bay mà nó có thể thay đổi hướng của kiện hàng. Các kiện chứa hàng nguy hiểm có thể tự phản ứng nguy hiểm với nhau phải được phân cách vật lý khi chất lên mâm hay hầm hàng máy bay.
47
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 Tách ra bằng cách cột riêng từng kiện
Chất hàng không nguy hiểm bình thường giữa các kiện hàng không tương thích với nhau.
Các kiện hay overpack có chứa vật liệu phóng xạ thì việc an toàn phải chuẩn bị thoả đáng để đảm bảo rằng các yêu cầu về khoảng cách đúng với DGR 9.3.10.6 và 9.3.10.7. Xem mục 6.9 của sách này để biết thêm chi tiết. 6.4 CÁC HẠN CHẾ CHẤT XẾP TRÊN SÀN MÁY BAY VÀ MÁY BAY CHỞ KHÁCH Có giới hạn chất xếp nào về hàng nguy hiểm trên sàn máy bay hay máy bay chở khách không? 6.4.1 Các giới hạn chất xếp Hàng nguy hiểm có thể được chuyên chở trên sàn chở hàng chính của máy bay chở khách miễn là khoang hàng đó phù hợp với các yêu cầu chứng nhận khoang hàng loại A, B hay C. các kiện hàng có nhãn “Cargo Aircraft Only” không được chất xếp trên máy bay chở khách. Máy bay chở khách được định nghĩa ở IATA DGR phụ lục A là “Một máy bay chuyên chở bất kỳ hành khách hay thành viên tổ bay nào, một thành viên của nhà khai thác chính thức, một đại diện hợp pháp của nhà chức trách quốc gia hay là một người hộ tống việc gửi hàng” Máy bay chở hàng được định nghĩa ở phụ lục A là “Bất kỳ máy bay nào, ngoài máy bay chở khách, chỉ chuyên chở hàng hoá hoặc tài sản” 6.4.2 Phân loại khoang hàng hoá Loại A: Một khoang hàng hoá hay hành lý loại A là : • Việc xảy ra hoả hoạn sẽ dễ dàng được khám phá bởi tổ bay. • Mỗi phần của khoang hàng đều dễ dàng xử lý trong khi bay. Loại B: Một khoang hàng hoá hay hành lý loại B là : • Có đủ các lối tiếp cận để xử lý trong chuyến bay để cho phép các thành viên phi hành đoàn có thể đạt đến bất kỳ phần nào của khoang hàng hiệu quả để chữa cháy • Khi các lối tiếp cận đã bị sử dụng, không làm có khói độc, lửa hay các chất chửa cháy tràn vào khoang hành khách và tổ bay. • Có máy phát hiện khói được phê chuẩn riêng hay hệ thống phát hiện lửa để cảnh báo cho phi công hay thợ máy 48
STORAGE AND LOADING Loại C: Một khoang hàng hoá hay hành lý loại C là không có các tiêu chuẩn của loại A và loại B nhưng: • Có máy phát hiện khói được phê chuẩn riêng hay hệ thống phát hiện lửa để cảnh báo cho phi công hay thợ máy • Có hệ thống cứu hoả được phê chuẩn có thể điểu khiển được bởi phi công hay thợ máy. • Có các phương tiện để loại trừ sự nguy hiểm của khói, lửa hay có bình cứu hoả ở các khoang hành khách và tổ bay. • Có các phương tiện để điều khiển lọc và thông gió trong khoang hàng để cho người cứu hoả điều khiển được lửa có thể phát cháy trong khoang hàng. Loại D: Một khoang hàng hoá hay hành lý loại D là : • Hoả hoạn xảy ra trong khoang sẽ hoàn toàn được chế ngự không gây nguy hiểm đến an toàn của máy bay hay người trong đó. • Có các phương tiện để loại trừ sự nguy hiểm của khói, lửa hay các loại khí độc hại khác từ các khoang hành khách hay tổ bay. • Lọc khí và thông gió được điều khiển trong từng khoang hàng để lửa cháy trong một khoang sẽ không lây lan ra bên ngoài những giới hạn an toàn. • Quan tâm đến nhiệt độ của khoang hàng ảnh hưởng đến các bộ phận của máy bay. Đối với các khoang hàng có thể tích từ 14,2 m3 trở lại, luồng không khí đi qua được chấp nhận là 42,5 m3 / giờ Loại E: Khoang hàng loại E là khoang trên máy bay chỉ được sử dụng để vận chuyển hàng hoá và: • Có máy phát hiện khói được phê chuẩn riêng hay hệ thống phát hiện lửa để cảnh báo cho phi công hay thợ máy. • Có các phương tiện để tắt thông gió cho khoang hàng và các điều khiển của các phương tiện này có thể sử dụng được bởi tổ bay ở trên buồng lái. • Có các phương tiện để loại trừ sự nguy hiểm của khói, lửa hay các loại khí độc hại khác được điều khiển từ buồng lái. • Các trường hợp khẩn cấp được yêu cầu của tổ bay có thể xử lý dưới bất kỳ tình trạng chất xếp hàng hoá nào. Ghi chú: Các định nghĩa hay giải thích thêm về các vị trí khoang hàng hoá có thể được tìm thấy ở ICAO Publication Emergency Response Guidance for Aircraft Incidents Involving Dangerous Goods (Doc 9481-AN/928).
49
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 6.5 CHẤT XẾP TRÊN MÁY BAY CHỞ HÀNG
Có các yêu cầu đặc biệt nào khi chất xếp các kiện hàng “Cargo Aircraft Only” lên máy bay chở hàng hay không? Các kiện mang nhãn “Cargo Aircraft Only” phải được chất xếp lên máy bay chở hàng để chúng có thể được xử lý (chúng có thể được thấy, phục vụ, phân cách với các loại hàng hoá khác trong chuyến bay). Các nhãn cảnh báo nguy hiểm và nhãn CAO phải dễ thấy. yêu cầu này không áp dụng với: Chất lỏng dễ cháy Nhóm đóng gói III, không có nguy hiểm phụ (Loại 3) Chất độc và chất truyền nhiểm (Loại 6) Vật liệu phóng xạ (Loại 7) Các loại hàng nguy hiểm khác (Loại 9)
50
STORAGE AND LOADING 6.6 CHẤT XẾP CÁC LOẠI HÀNG NGUY HIỂM KHÔNG TƯƠNG THÍCH Tất cả các loại hàng nguy hiểm có thể chất chung với nhau không? Các kiện hàng nguy hiểm có thể tự phản ứng nguy hiểm với nhau, không được chất xếp gần nhau trên máy bay (hay nhà kho) hoặc bất kỳ vị trí nào cho phép phản ứng giữa chúng với nhau trong trường hợp bị rò rỉ. Để duy trì các khoảng cách cho phép giữa các kiện hàng nguy hiểm có mối nguy hiểm khác nhau, phải xem xét các khoảng cách yêu cầu được nêu ra trong bảng DGR 9.3A . các khoảng cách yêu cầu áp dụng được căn cứ vào tất cả các nhãn nguy hiểm trên kiện hàng, không cần biết đó là nguy hiểm chính hay nguy hiểm phụ. Việc chất nổ có thể được chất xếp với nhau trên máy bay được xác định bởi “tính tương thích”. Các chất nổ được xem như là tương thích nếu chúng có thể chất chung với nhau và không tăng xác suất tai nạn , trong một số lượng cụ thể, độ lớn các ảnh hưởng của một tai nạn. Tiêu chuẩn nhóm tương thích được tìm thấy trong bảng DGR 3.1A. Tất cả chi tiết về giới hạn chất xếp được nêu ra ở DGR 9.3.2.2.2 Chỉ chất nổ trong phân nhóm 1.4, nhóm tương thích S, được cho phép chuyên chở trên máy bay chở khách. Chỉ những loại chất nổ sau đây được chuyên chở trên máy bay chở hàng: • Nhóm loại 1.3, nhóm tương thích C, G • Nhóm loại 1.4, nhóm tương thích B, C, D, E, G, S Hàng nguy hiểm yêu cầu phải chia tách phải được phân cách bởi hàng không nguy hiểm, hay được cột chặt riêng lẻ trên mâm hay sàn máy bay.
Ghi chú 1. Xem 9.3.2.2 2. Xem 9.3.2.2.4 3. Vần “X” ở chỗ giao nhau giữa hàng và cột chỉ ra các kiện chứa loại/ nhóm loại hàng nguy hiểm này phải được tách ra. Dấu “ — ” ở chỗ giao nhau giữa hàng và cột chỉ ra ra các kiện chứa loại/ nhóm loại hàng nguy hiểm này không cần phải tách ra 4. Nhóm loại 4.1 và loại 6,7,và 9 thì không nằm trong bảng 9.3A vì chúng không cần tách ra với các loại hàng hoá nguy hiểm khác.
Ghi chú: Các kiện hàng nguy hiểm với nhiều loại/ nhóm loại nguy hiểm cần tách biệt theo bảng 9.3A không cần phải tách biệt với các kiện có cùng số UN (DGR 9.3.2.1.2)
51
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 6.6.1
CÁC VÍ DỤ
(A) 2 kiện hàng này:
VÀ
Nhãn trên kiện thứ nhất Nhãn trên kiện thứ hai Không tương thích với nhau và cần phải tách ra như được chỉ ra “X” trên bảng 9.3A (B) 2 kiện hàng này
VÀ
Không tương thích với nhau và cần phải tách ra như được chỉ ra “X” trên bảng 9.3A (C) 2 kiện hàng này
VÀ
Tương thích với nhau. Chúng có thể được chất xếp và lưu trữ gần nhau.
52
STORAGE AND LOADING Một vài loại hàng nguy hiểm có thể không tương thích với một vài loại hàng không nguy hiểm. các phần dưới đây sẽ bàn luận thêm về vấn đề này. 6.7 CHẤT XẾP CHẤT ĐỘC VÀ CHẤT TRUYỀN NHIỄM Các kiện chứa chất độc và chất truyền nhiễm thì như thế nào? Các kiện có nhãn thuộc nhóm loại 6.1 hoặc 6.2 không được chất chung khoang hàng với : a) Động vật sống b) Thức ăn c) Cho ăn d) Các chất khác có thể ăn được dành cho con người hay động vật tiêu thụ. Ngoại trừ: • Hàng nguy hiểm được chất trong ULD kín và thức ăn hay động vật sống được chất trong một ULD kín khác. • ULD mở được sử dụng, các ULD này không được chất kề nhau. Ví dụ: Các nhãn hàng nguy hiểm
Phải được chất khác khoang hàng với hàng dễ hỏng (PER) bao gồm thức ăn cho người và động vật (EAT, PEP, PES, PEM) và động vật sống (AVI, PET) trừ khi thực hiện đúng những hướng dẫn ở trên.
6.8 CHẤT XẾP KIỆN HÀNG NGUY HIỂM DẠNG LỎNG Có những yêu cầu chất xếp đặc biệt nào dành cho các kiện chứa hàng nguy hiểm dạng lỏng không ? Các kiện hàng có nhãn định hướng “This Way Up” phải được chất xếp, lưu kho và phục vụ đúng với nhãn đã chỉ ra. Các kiện hàng đơn (single packaging) được đóng kín có chứa chất lỏng phải được phục vụ với phần đóng kính hướng lên trên.
53
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 6.9 CHẤT XẾP VÀ LƯU TRỮ VẬT LIỆU PHÓNG XẠ Có yêu cầu chất xếp đặc biệt nào dành cho vật liệu phóng xạ không? Vật liệu phóng xạ mức I- Trắng, II- Vàng hay III – Vàng không được chất xếp trong khaong hàng có hành khách và tổ bay. Để giữ sự bức xạ thấp khả thi, các kiện hàng vật liệu phóng xạ nên được chất xếp ở khoang hàng dưới hay ở phía cuối cùng cuảng khoang hàng trên sàn chính. (DGR 9.3.10.2) Chỉ số vận chuyển “Transport index” là một đơn vị thuận lợi để chỉ ra mức độ bức xạ của kiện hàng chứa vật liệu phóng xạ. Nó được sử dụng để kiểm soát sự tích luỹ cuẩ các kiện hàng được chất lên máy bay. Chỉ số vận chuyển được thể hiện trên nhãn phóng xạ thuộc mức II- Vàng và mức III- vàng. Các kiện hàng được dán nhãn mức I- Trắng có thể được chất xếp với số lượng không giới hạn và không yêu cầu có khoảng cách. Các lô hàng này không có chỉ số vận chuyển. Các kiện được dán nhãn mức II- Vàng hay mức III- Vàng phải được chất tách rời với khoang hành khách và buồng lái. Chỉ số vận chuyển trình bày trên nhãn xác định được khoảng cách tách rời. Khoảng cách tách rời yêu cầu đối với các kiện hàng phóng xạ được căn cứ vào chỉ số vận chuyển của chúng ở bảng DGR 9.3.D và 9.3.E. các khoảng cách tách rời này cũng phải được sử dụng đối với hàng phóng xạ khi lưu trữ ở kho hàng. Các kiện hàng có chứa vật liệu phân hạch, có thể vận chuyển bằng đường hàng không cũng phải mang nhãn nhận dạng chỉ số an toàn tới hạn (Criticality Safety Index, CSI). Chỉ số CSI được gán vào kiện hàng, overpack hay thùng chứa vật liệu phân hạch. Nó là con số được sử dụng để cung cấp việc xử lý các tích luỹ chỉ số của các kiện hàng, overpack hay thùng chứa vật liệu nhiệt hạch.
54
STORAGE AND LOADING Nếu nhiều hơn một kiện, overpack hay thùng được chất lên máy bay, khoảng cách tách ra tối thiểu cho mỗi kiện hàng, overpack hay thùng phải được xác định căn cứ vào bảng ở trên, trên nền tảng là tổng số chỉ số vận chuyển của từng kiện hàng đơn, overpack và thùng hàng. Một lựa chọn khác, nếu các kiện hàng, overpack hay thùng hàng tách ra thành nhóm, khoảng cách tối thiểu của mỗi nhóm tới bề mặt gần nhất hay sàn hành khách của máy bay là khoảng cách áp dụng của tổng số chỉ số vận chuyển trong mỗi nhóm, miễn là các nhóm cách nhau 3 lần khoảng cách được xác định bởi kiện hàng có chỉ số vận chuyển lớn hơn. Ghi chú: Đối với các kiện có tổng số chỉ số vận chuyển lớn hơn, được vận chuyển bằng máy bay chở hàng, xem bảng DGR 9.3.E Nhà khai thác được yêu cầu phải cung cấp thông tin , trong khai thác và/ hay tài liệu thích hợp, liên quan đến: a) Chi tiết của vị trí và nhận dạng của hầm hàng. Có thể bao gồm cả các kích thước của hầm hàng b) Hướng dẫn chất xếp vật liệu phóng xạ, căn cứ vào các yêu cầu của DGR 9.3.10 Ví dụ Kiện 1
Kiện 2
• •
= 5.5 TI = Cần khoảng cách 1.15m từ mặt trên của kiện hàng đến bề mặt gần nhất của sàn hành khách. Nếu chiều cao của kiện hàng 1 là 50cm, hầm hàng phải cao tối thiểu 1.65m. Ví dụ 1.15m + 50 cm = 4.2 TI = Cần khoảng cách 1m từ mặt trên của kiện hàng đến bề mặt gần nhất của sàn hành khách.
Kiện 1 có tổng chỉ số vận chuyển lớn hơn. Vì thế, khoảng cách tối thiểu giữa kiện 1 và kiện 2 là: = 1.15 x 3 = 3.45m
55
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 6.10 CHẤT XẾP VẬT LIỆU TỪ TÍNH Vật liệu từ tính không được chất xếp ở các vị trí mà ở đó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các địa bàn từ tính đọc trực tiếp hay các máy dò tìm chính trên máy bay. 6.11 CHẤT XẾP CARBON DIOXIDE, CHẤT RẮN (ĐÁ KHÔ) Các chất bonic, chất rắn (đá khô) được vận chuyển hay dùng để làm lạnh cho các loại hàng gia dụng khác có thể được vận chuyển miễn là nhà khai thác chuẩn bị phù hợp tuỳ thuộc vào loại máy bay, tỷ lệ thông gió của máy bay, các phương pháp đóng gói và lưu trữ, có hay không động vật sống được vận chuyển trên cùng chuyến bay và một số nhân tố khác. Nhà khai thác phải đảm bảo rằng nhân viên mặt đất được cung cấp thông tin có carbon dioxide, (đá khô) được chất xếp hay có sẵn trên máy bay. Carbon dioxide, chất rắn (đá khô) được chứa trong ULD hay một loại mâm khác được chuẩn bị bởi người gửi hàng theo quy định. Sau đó nhà khai thác phải bảo đảm rằng các thông tin trên được cung cấp cho phi công duyệt lại về số lượng đá khô. Theo yêu cầu của quy định, hành lý ký gửi của tổ bay và hành khách có chứa đá khô phải được đánh dấu để nhận dạng rằng kiện hành lý đó có chứa đá khô và chỉ ra số lượng đá khô hay các dấu hiệu để nhận biết có dưới 2,5kg đá khô. Để hỗ trợ việc vận hành hành lý ký gửi của hành khách hay tổ bay có chứa đá khô, hình 9.3G trong DGR chỉ ra một ví dụ về tag hành lý, có thể được sử dụng bởi nhà khai thác để nhận ra hành lý ký gửi có đá khô. FIGURE 9.3G Ví dụ tag hành lý đá khô (9.3.12.3)
Chú ý: Để tránh bị nghẹt thở, trước khi đi vào khu vực có chất xếp hay lưu trữ đá khô, đảm bảo các thông gió đã được mở lên tương ứng. 6.12 CHẤT XẾP HẠT NHỰA TRÙNG HỢP Tổng cộng không nhiều hơn 100kg (220lb) trong lượng tịnh các hạt nhựa trùng hợp (hay hạt nhỏ) hay vật liệu nhựa đúc theo hướng dẫn đóng gói 908 có thể được chuyên chở trên bất kỳ hầm hàng ở bất kỳ loại máy bay nào. 6.13 CHẤT XẾP ĐỘNG VẬT SỐNG VỚI HÀNG NGUY HIỂM Động vật sống không nên được chất gần với chất lỏng để làm lạnh hay đá khô.Động vật sống phải được chất ở một mức trên các kiện hàng chứa đá khô. Chúng phải được chất tách biệt với các kiện hàng chứa vật liệu phóng xạ có mức II- Vàng và mức III- Vàng tối thiểu 0.5m (1ft 8 in) cho chặng đường ít hơn 24 giờ và tối thiểu 1m (3 ft 4 in) cho các chặng đường dài hơn.
56
STORAGE AND LOADING 6.14 CHẤT XẾP XE ĐẨY HAY CÁC THIẾT BỊ HỖ TRỢ DI ĐỘNG CÓ ẮC QUI KHÁC DƯỚI DẠNG HÀNH LÝ KÝ GỬI 6.14.1 Nguồn pin có thể bị tràn ra Xe đẩy hay các thiết bị hỗ trợ di động khác có ắc qui ướt, được chuyên chở với phê chuẩn của nhà khai thác dưới dạng hàh lý ký gửi, phải được phục vụ như sau: a) Nếu xe đẩy hay thiết bị hỗ trợ di động có thể được chất xếp, việc sắp xếp và xuống hàng phải luôn ở vị trí đứng thẳng. Ắc qui phải được ngắt kết nối, cách ly những đầu ắc qui nhằm tránh tai nạn chạm mạch, và ắc qui phải được gắn an toàn vào xe đẩy hay thiết bị hỗ trợ di động. b) Nếu xe đẩy hay thiết bị hỗ trợ di động không thể được chất xếp, việc sắp xếp và xuống hàng phải luôn ở vị trí đứng thẳng. Ắc qui phải được lấy ra và sau đó xe đẩy hay thiết bị hỗ trợ di động được chuyên chở dưới dạng hành lý ký gửi với không giới hạn nào. Ắc qui được lấy ra phải được để trong bao bì tốt, cứng như sau: • • •
Bao bì phải kín, không rò rỉ, không thấm được các chất dịch của ắc qui và phải được bảo vệ khỏi bị đổ bởi việc chất xếp lên mâm hàng hay chất xếp vào khoang hàng sử dụng các phương tiện ràng buộc thích hợp. Ắc qui phải được bảo vệ tránh chạm mạch, để thẳng đứng trong các bao bì và xung quanh được bao bọc bởi các vật liệu chống thấm tương thích để hút các chất lỏng từ ắc qui. Các kiện này phải được đánh dấu “BATTERY, WET, WITH WHEELCHAIR” hay “BATTERY, WET, WITH MOBILITY AID” và phải được dán nhãn “Corrossive” và nhãn định hướng “This Way Up”.
Phi công phải được thông báo vị trí của xe đẩy hay thiết bị hổ trợ di động có gắn ắc qui hay vị trí của kiện ắc qui. Khuyến kích hành khách cùng sắp xếp với nhà khai thác; Ắc qui ướt được chụp ống thông hơi nhằm tránh làm tràn ra nếu có thể. 6.14.2 Nguồn pin khô Xe đẩy hay các thiết bị hỗ trợ di động khác có ắc qui khô, được chuyên chở với phê chuẩn của nhà khai thác dưới dạng hàh lý ký gửi, phải được chất xếp với ắc qui được ngắt kết nối, cách ly những đầu ắc qui nhằm tránh tai nạn chạm mạch, và ắc qui phải được gắn an toàn vào xe đẩy hay thiết bị hỗ trợ di động. Ghi chú: Xe đẩy/ thiết bị di động có ắc qui dạng đặc quánh không yêu cầu ắc qui phải ngắt kết nối miễn là các đầu ắc qui phải được cách ly để tránh tai nạn chạm mạch.
57
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 6.14.3 Nhãn xe đẩy/ thiết bị di động có ắc qui Để hổ trợ việc phục vụ xe đẩy và thiết bị di động có ắc qui, DGR 9.3H đưa ra ví dụ về nhãn có thể được sử dụng để hổ trợ việc nhận biết xe đẩy có ắc qui hay không. Nhãn có 2 phần, Phần A có xe đẩy và chỉ ra ắc qui đã được lấy ra hay chưa. Phần B có thể được sử dụng để hổ trợ nhận biết tính tương thích của ắc qui và xe đẩy.
6.15 PHỤC VỤ CÁC CHẤT TỰ PHẢN ỨNG VÀ ORGANIC PEROXIDE Các kiện và ULD chứa các kiện hàng hợp chất tự phản ứng thuộc phân nhóm 4.1 và/ hay organic peroxide thuộc phân nhóm 5.2 phải được bảo vệ tránh khỏi ánh nắng trực tiếp, tránh xa các nguồn nhiệt và được chất xếp ở các khu vực thông thoáng trong suốt quá trình chất xếp, dỡ hàng và lưu kho.
58
STORAGE AND LOADING 6.16 ULD CHỨA HÀNG NGUY HIỂM Mỗi ULD chứa hàng nguy hiểm, yêu cầu có nhãn nguy hiểm, phải hiển thị rõ ràng bên ngoài để có dấu hiệu nhận ra là ULD có chứa hàng nguy hiểm. Dấu hiệu này phải được cung cấp bởi dán một nhãn nhận diện vào ULD có đường viền nổi bật màu đỏ và kích thước tối thiểu là 148mm x 210mm. Các số loại, nhóm loại nguy hiểm chính và phụ của hàng nguy hiểm phải được đánh dấu trên nhãn này. Nhãn này phải được tháo khỏi ULD ngay khi hàng nguy hiểm đã được dỡ xuống. Nếu ULD chứa các kiện hàng mang nhãn “Cargo Aircraft Only”, Nhãn này phải chỉ ra được rằng ULD này chỉ có thể chất lên máy bay chở hàng.
59
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 BÀI TẬP ÔN TẬP CHO BÀI 6 1.
Khi nào thì các kiện hàng chứa hàng nguy hiểm nên được điều tra thiệt hại hay rò rỉ?
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 2.
Tại sao các kiện hàng nguy hiểm phải được ràng buộc chặc trên sàn máy bay?
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 3.
Tại sao các kiện hàng nguy hiểm không tương thích phải được chất xếp cách ly trên máy bay?
............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 4.
Kiện hàng nguy hiểm mang nhãn “Cargo Aircraft Only” có thể được chất lên hầm hàng của máy bay chở khách không?
............................................................................................................................................ 5.
Các loại hàng nguy hiểm nào mang nhãn “Cargo Aircraft Only” không yêu cầu có lối xử lý tiếp cận trong khi bay trên máy bay chở hàng?
............................................................................................................................................
6.
Các kiện hàng nguy hiểm sau đây có thể chất xếp gần nhau được không? a) Nhóm loại 6.1 và loại 3 YES / NO b) Nhóm loại 4.3 và loại 8 YES / NO c) Loại 3 và loại 8 YES / NO d) Nhóm loại 5.1 và loại 3 YES / NO
7.
Các kiện hàng nguy hiểm sau đây có thể chất xếp gần với các loại hàng hoá cụ thể sau không? a) Nhóm loại 6.1 và động vật sống YES / NO b) Loại 7 và thức ăn YES / NO c) Carbon dioxide, chất rắn và trứng ấp YES / NO
60
BÀI 7 – CHUẨN BỊ THÔNG TIN 7.1 THÔNG BÁO CHO CƠ TRƯỞNG (NOTOC) Cơ trưởng có cần biết có hàng nguy hiểm trên chuyến bay không? Có, nhà khai thác máy bay chuyên chở hàng nguy hiểm phải cung cấp thông tin cho cơ trưởng sớm nhất có thể được trước khi máy bay cất cánh, với các thông tin được viết hay in chính xác liên quan đến hàng nguy hiểm. Các thông tin này nên được thể hiện trên mẫu và nó không phải là “Không vận đơn” hay “Bảng kê khai hàng nguy hiểm của người gửi” vv… Nói chung thông tin này được thể hiện trên mẫu “Special load, Notification to captain (NOTOC)” NOTOC không được yêu cầu cho hàng nguy hiểm dưới dạng có số lượng ngoại lệ (Excepted quantity) hay các kiện ngoại lệ (Excepted package) chứa vật liệu phóng xạ. NOTOC bao gồm tối thiểu như sau: Ghi chú: Bao gồm các thông tin về hàng nguy hiểm được chất xếp ở điểm cất cánh trước đó và được chuyên chở trên chuyến bay kế tiếp. • • • • •
• • • •
Số không vận đơn (Khi phát hành). Tên vận chuyển thích hợp với tên kỹ thuật nếu có thể và số UN hay số ID đúng theo danh sách quy định. Loại hay nhóm loại, và các mối nguy hiểm phụ tương ứng với các nhãn được sử dụng bởi các con số, và trong trường hợp loại 1, nêu ra nhóm tương thích. Nhóm đóng gói, nếu áp dụng. Đối với vật liệu không phóng xạ, cần thể hiện số lượng kiện hàng, trọng lượng tịnh hay tổng trọng lượng (nếu áp dụng) của mỗi kiện hàng, ngoại trừ không áp dụng với hàng nguy hiểm mà trọng lượng tịnh hay tổng trọng lượng không được yêu cầu trong bảng kê khai của người gửi hàng, và vị trí chất xếp chính xác. Đối với lô hàng bao gồm nhiều kiện hàng nguy hiểm có cùng tên vận chuyển thích hợp và số UN, chỉ cần cung cấp thông tin tổng trọng lượng và chỉ ra các kiện lớn nhất, nhỏ nhất trên từng vị trí chất xếp. Đối với vật liệu phóng xạ, cần thể hiện số lượng kiện, mức, chỉ số vận chuyển (nếu có) và vị trí chất xếp chính xác của chúng. Nêu ra kiện hàng đó chỉ được chuyên chở trên máy bay chở hàng hay không? Sân bay nơi kiện hàng được dỡ xuống Có dấu hiệu chỉ ra rằng hàng nguy hiểm được chuyên chở dưới sự miễn trừ của quốc gia (nếu có)
Ghi chú: Nhà khai thác dự định làm thuận tiện hơn cho tổ bay là cung cấp số điện thoại thay vì chi tiết về hàng nguy hiểm trên máy bay như đã ghi rõ trong DGR 9.5.1.3, Số điện thoại mà thông tin trên NOTOC có thể thu được trong chuyến bay phải được bao gồm trong NOTOC (DGR 9.5.1.1.1.1)
61
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 Thông tin này phải được cung cấp trong thời gian sớm nhất trước giờ bay cho phi công để họ có thể kiểm tra nếu họ muốn. Phi công phải chỉ ra được trên bảng copy của NOTOC hay bằng một vài cách khác là họ đã nhận được thông tin. Thông tin đưa cho phi công phải được ký xác nhận, hay một vài dấu hiệu khác từ nhân viên hướng dẫn chất xếp rằng không có dấu hiệu hư hại hay rò rỉ đối với các kiện hàng đã được chất xếp lên máy bay và có luôn thông tin vị trí chất xếp chính xác. NOTOC phải luôn sẵn sàng có cho phi công trong suốt quá trình bay. Khi phi công chuyển qua một máy bay quá cảnh, các thông báo về tất cả hàng nguy hiểm đã được chất xếp ở sân bay trước đó và những loại hàng còn lại trên máy bay phải có sẵn. NOTOC được xem như NOPIC và NOTAC Nói chung bộ phận hàng hoá chịu trách nhiệm hoàn tất tất cả các thông tin được yêu cầu ngoại trừ vị trí chất xếp. Vị trí chất xếp nên được hoàn tất bởi nhân viên lập kế hoạch chất tải hay lấy thông tin từ nhân viên hướng dẫn chất xếp / nhân viên sân đỗ đã được hướng dẫn bởi nhân viên lên kế hoạch xếp tải. Một bản copy hợp pháp về NOTOC phải được lưu ở công ty mặt đất. Bản copy đó phải có dấu hiệu trên đó rằng tổ bay đã nhận được thông tin. Bản copy hay thông tin chứa trên nó phải sẵn sàng tiếp cận ở điểm đến cuối cùng và điểm đến tiếp theo. Một ví dụ mẫu về bản NOTOC được hoàn thành có chứa thông tin cho phi công và một vài mã IMP của hàng hoá theo IATA như dưới đây. Mẫu dưới đây là mẫu IATA khuyến khích sử dụng theo AHM 381-384. NOTOC cũng có các chuẩn bị thông tin liên quan đến “tải đặc biệt” như động vật sống, thức ăn và túi thư ngoại giao mà những thứ trên cần phục vụ hay chất xếp đặc biệt . Ghi chú: Nhiều nhà khai thác có thêm một cột nữa là “ERG code” trên mẫu NOTOC. Sự chuẩn bị thông tin cho cột này cho phép áp dụng mã ERG, mục 4.2 của DGR, được nhập vào trong NOTOC đối với hàng nguy hiểm được nhập vào bởi nhân viên làm NOTOC.
62
PROVISION OF INFORMATION
CHẤT XẾP ĐẶC BIỆT- THÔNG BÁO CHO CƠ TRƯỞNG
63
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 Ví dụ: Các ví dụ về các phần liên quan đến tờ khai của người gửi hàng và thông tin này được xuất hiện như thế nào trên NOTOC điện tử sau đây và các trang tiếp theo. Mẫu hoàn chỉnh bản kê khai của người gửi hàng (phần giữa) của vật liệu không phóng xạ:
Ghi chú:hướng dẫn đóng gói 604 chỉ áo dụng cho máy bay chở hàng. Mẫu NOTOC liên quan (Của LH)
Giải thích (mỗi sự ghi vào thường bao gồm 2 dòng) 01 : Số lần ghi, ORG...= tên vận chuyển thích hợp, DL= Vị trí chất xếp, JFK = trạm dỡ hàng, 98296844= số không vận đơn, 6.1=loại/nhóm loại của mối nguy hiểm chính, UN3017=số UN, 3= loại/ nhóm loại của mối nguy hiểm phụ, 5= số kiện, 30L= trọng lượng tịnh của mỗi kiện, I= nhóm đóng gói, RPB= mã IMP của mối nguy hiểm chính, X= các kiện phải được chất xếp trên máy bay chở hàng, P6P00648LH= số của ULD Chữ viết tắt sử dụng trong NOTOC CL= Class(loại), CV= division (nhóm loại), COMP= Compatibility group (nhóm tương thích), TI = transprort index(chỉ số vận chuyển), PCK= package (kiện hàng), RRR CAT= Radioactive category (mức phóng xạ), PCK GRP= packing group (nhóm đóng gói), POS= Loading position (Vị trí chất xếp), ULD= Unit load device (thùng, mâm).
64
PROVISION OF INFORMATION Mẫu hoàn chỉnh của bản kê khai của người gửi hàng (phần giữa) của vật liệu phóng xạ
Mẫu NOTOC liên quan (Của LH)
Giải thích (mỗi sự ghi vào thường bao gồm 2 dòng) 01 : Số lần ghi, Radio...= tên vận chuyển thích hợp, 11P= Vị trí chất xếp, FRA = trạm dỡ hàng, 94014955= số không vận đơn, 7=loại, UN3017=số UN, 1= số kiện, 0.9 T.I= Chỉ số vận chuyển, II= Mức, RRY= mã IMP , P6P00649LH= số của ULD Chữ viết tắt sử dụng trong NOTOC CL= Class(loại), CV= division (nhóm loại), COMP= Compatibility group (nhóm tương thích), TI = transprort index(chỉ số vận chuyển), PCK= package (kiện hàng), RRR CAT= Radioactive category (mức phóng xạ), PCK GRP= packing group (nhóm đóng gói), POS= Loading position (Vị trí chất xếp), ULD= Unit load device (thùng, mâm).
65
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 7.2 THÔNG BÁO BỞI CƠ TRƯỞNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP TRONG KHI BAY Điều gì sẽ xảy ra nếu có trường hợp khẩn cấp liên quan đến hàng nguy hiểm trong chuyến bay? Nếu có trường hợp khẩn cấp xảy ra, phi công, trong trường hợp cho phép sớm nhất, phải thông báo cho đơn vị phục vụ không lưu thích hợp của nhà chức trách sân bay về bất kỳ hàng nguy hiểm chuyên chở dưới dạng hàng hoá trên máy bay. Các thông tin bao gồm: • Tên vận chuyển thích hợp và/ hay số UN/ID • Loại/ nhóm loại (Đối với loại 1 có nhóm tương thích) • Bất kỳ mối nguy hiểm phụ nào • Số lượng và vị trí chất xếp trên máy bay. Thêm một lựa chọn, phi công có thể cung cấp số điện thoại nơi có thể lấy được thông tin cho cơ trưởng. Khi không thể bao gồm tất cả thông tin, các phần được xem là liên quan nhất, hay một bản tóm tắt về số lượng, loại hay nhóm loại hàng nguy hiểm trong mỗi khoang hàng nên được cung cấp bởi nhà khai thác.
66
BÀI 8 – ĐỐI PHÓ TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP HÀNG NGUY HIỂM 8.1 GIỚI THIỆU Tôi có thể làm gì và đâu là các quy trình để làm theo? Các quy trình khẩn cấp phải có sẵn ở bất kỳ nơi nào phục vụ hàng nguy hiểm. Phụ chương 14 của ICAO – Phần các sân bay nhỏ, chương 9, “Khẩn cấp và các dịch vụ khác”, yêu cầu rằng các quy trình phải được thiết lập bởi nhà chức trách sân bay để xử lý đối với các trường hợp khẩn cấp liên quan đến hàng nguy hiểm. Ngoài ra, quy định yêu cầu nhà khai thác cung cấp thông tin cho tổ bay và những người lao động khác trong quy trình khai thác của nhà khai thác hay các tài liệu thích hợp, các hành động phải thực hiện khi có trường hợp khẩn cấp liên quan đếng hàng nguy hiểm xảy ra. Đào tạo việc đối phó với trường hợp khẩn cấp được yêu cầu cho tất cả các mức nhân sự được nêu rõ trong quy định. Các quy trình cơ bản sau đây được đưa ra như là một ví dụ. Việc thông thuộc các quy định trong nước và các nơi liên quan đến trường hợp khẩn cấp của bạn rất quan trọng. 8.2 CÁC QUY TRÌNH CHUNG DÀNH CHO NHÂN VIÊN SÂN ĐỖ VÀ NHÀ KHO Các quy trình chung được làm theo bao gồm: • Thông báo cho người quản lý trực tiếp đầu tiên. • Nhận dạng hàng nguy hiểm (nếu an toàn) • Các ly các kiện hàng bằng việc di chuyển các kiện hay tài sản nếu an toàn • Tránh tiếp xúc với các thứ bên trong kiện hàng • Nếu các thứ trong kiện hàng dây vào người hay quần áo: — Tắm rửa cơ thể bạn kỹ lưởng bằng nhiều nước — Cởi bỏ các trang phục bị làm bẩn — Không được ăn hay hút — Không đưa tay vào mắt, miệng hay mũi — Tìm sự giúp đỡ của y học • Các nhân viên liên quan trong những biến cố trên cần phải ở lại tại chỗ cho đến khi tên của họ được ghi nhận.
67
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 8.3 SƠ ĐỒ ĐỐI PHÓ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ HÀNG NGUY HIỂM (BIẾN CỐ TRÊN MẶT ĐẤT) Loại và nhóm loại nguy hiểm và nhóm tương thích 1.3C 1.3G 1.4B 1.4C 1.4D 1.4E 1.4G 1.4S 2.1 2.2 2.2 2.3
Loại hàng nguy hiểm
Diễn tả nguy hiểm
Có nguy hiểm lửa và nổ nhỏ/ hay nguy hiểm đẩy tới Chầt nổ (Chỉ được chấp nhận trên máy bay chở hàng)
Lửa, Nhưng không có mối nguy hiểm đáng kể khác
3
Chất nỗ (an toàn) Chất khí dễ cháy Chất khí không đễ cháy Chất lỏng đông lạnh Khí độc (Chỉ chấp nhận trên máy bay chở hàng) Chất lỏng dễ cháy
Mối nguy hiểm lửa nhỏ Bốc cháy khi rò rỉ Nổ tung thùng cao áp Đông lạnh Nổ tung thùng cao áp và xông chất độc Bổc hơi dễ cháy
4.1 4.2
Chất rắn dễ cháy Tự động cháy
4.3 5.1 5.2
Nguy hiểm khi ướt Chất oxy hoá Organic peroxide
6.1
Chất độc
6.2
Chất truyền nhiễm
Bốc cháy, đóng góp để cháy Bắt lửa khi tiếp xúc với không khí Bắt lửa khi tiếp xúc với nước Bắt lửa chất cháy khi tiếp xúc Phản ứng nguy hiểm với các hợp chất khác Gây hại nếu nuốt, hít vào hay tiếp xúc với da Gây bệnh cho người và động vật
7 Cat I 7 Cat II/III 8
Chất ăn mòn
9
Hành động tức thì Giảm thiểu rò rỉ và liên hệ với hàng hoá khác
Thông báo bộ phận cứu hoả để dập lửa
Thông báo bộ phận cứu hoả để dập lửa Sơ tán hàng hoá- khu vực thông thoáng Tránh xa tối thiểu 25m Thông báo bộ phận cứu hoả để dập lửa Không được sử dụng nước trong bất kỳ tình huống nào Thông báo bộ phận cứu hoả để dập lửa Không sử dụng nước Khu vực cách ly Thu thập các hướng dẫn chuyên môn Không được tiếp xúc Tránh xa tối thiểu 25m
Gây nguy hiểm cho da và kim Thông báo bộ phận cứu loại hoả để dập lửa Tránh tiếp xúc với da Phát ra một số lượng nhỏ chất Tránh tiếp xúc với da Hạt đồng nhất Không hành động tức khí dễ cháy Ảnh hưởng đến hệ thống dẫn thì nào được yêu cầu. Vật liệu từ tính đường Gây ra đông lạnh/ nghẹt thở Đá khô Các loại hàng nguy hiểm Các nguy hiểm không nằm trong các loại. khác
68
Dangerous Goods Emergency Response 8.4 PHỤC VỤ HÀNH LÝ HAY HÀNG HOÁ BỊ LÀM BẨN Nếu hành lý hay hàng hóa không được nhận ra khi việc chứa đựng hàng nguy hiểm đã bị làm bẩn và được nghi ngờ rằng hàng nguy hiểm có thể là nguyên nhân của việc nhiễm bẩn, nhà khai thác phải thực hiện các bước hợp lý để nhận dạng trạng thái tự nhiên và nguồn gốc của việc nhiễm bẩn trước khi tiến hành chất xếp hàng hoá hay hành lý bị nhiễm bẩn. Nếu hoá chất nhiễm bẩn được tìm thấy hay nghi ngờ và chất được phân loại là hàng nguy hiểm theo quy định, nhà khai thác phải cách ly hành lý hay hàng hoá và thực hiện các bước thích hợp nhằm vô hiệu các tính nhuy hiểm trước khi hành lý hay hàng hoá đó được vận chuyển bằng đường hàng không. Tai nạn và sự cố hàng nguy hiểm là gì? Tai nạn về hàng nguy hiểm là sự việc liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm mà nó sẽ gây hại hay gây thương tích nghiêm trọng đến con người hay tài sản. Một biến cố hàng nguy hiểm và một sự việc xảy ra, khác với tai nạn hàng nguy hiểm, liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm đường không, không nhất thiết phải xảy ra trên máy bay, mà nó có thể dẫn đến thương tích cho con người, hư hỏng tài sản, hoả hoạn, vỡ, đổ, rò rỉ các chất dịch hay phóng xạ hoặc các chứng cứ khác là sự toàn vẹn của việc đóng gói không được bảo quản. Bất kỳ sự việc nào liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm mà nó gây nguy hiểm nghiêm trọng đến chuyến bay hay những người trên đó được xem như là biến cố hàng nguy hiểm. Chúng tôi phải báo cáo biến cố, tai nạn về hàng nguy hiểm đến ai? Nhà khai thác phải báo cáo các biến cố và tai nạn hàng nguy hiểm đến các nhà chức trách thích hợp của quốc gia của nhà khai thác và của quốc gia mà tai nạn hay biến cố đã xảy ra, làm đúng theo yêu cầu về báo cáo của các nhà chức trách trên. Nhà khai thác phải báo cáo bất kỳ trường hợp nào khi hàng nguy hiểm không được khai báo hay quên khai báo bị phát hiện. Một báo cáo phải được lập cho nhà chức trách của quốc gia nhà khai thác và quốc gia mà trường hợp trên xảy ra. Nhà khai thác cũng phải báo cáo bất kỳ trường hợp nào về hàng nguy hiểm không đúng với 2.3 trong hành lý của hành khách. Báo cáo cũng phải được lập cho nhà chức trách của quốc gia nhà khai thác và quốc gia mà trường hợp trên xảy ra. Tại sao hãng hàng không phải báo cáo hàng nguy hiểm không hoặc quên khai báo cho nhà chức trách? Báo cáo này được yêu cầu để nhà chức trách có hành động ngăn ngừa sự việc xảy ra lại.
69
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 BÀI TẬP ÔN TẬP CHO BÀI 8 1.
Một kiện hàng mang nhãn chất truyền nhiễm bị hư hỏng trong kho hàng do một thùng hàng rơi vào: a)
Nguy hiểm gì sẽ được tạo ra? ....................................................................................................................... .......................................................................................................................
b)
Hành động tức thì nào yêu cầu phải làm? ....................................................................................................................... .......................................................................................................................
70
NHỮNG CÂU HỎI TỔNG QUAN CUỐI CÙNG CHO TOÀN BỘ CHƯƠNG TRÌNH 1.
Chương trình đào tạo này căn cứ vào quy định nào? ...................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
2.
Viết tên thích hợp đối với các số loại/ nhóm loại sau đây ? 1
3.
4.
........................................................ 5.2
............................................................
2.2 ........................................................ 6.1
............................................................
3
........................................................... 8
............................................................
4.1 ........................................................... 9
............................................................
Với phê chuẩn của nhà khai thác, xe đẩy có pin khô được chuyên chở dưới dạng hành lý ký gửi phải được chuẩn bị: Đánh dấu 9 vào hành động nào được thực hiện a)
Ngắt kết nối bình ắc qui
...............................................
b)
Rút hết chất dịch trong bình ắc qui
...............................................
c)
Cách ly đầu ắc qui
...............................................
d)
Gắn ắc qui an toàn vào xe đẩy
...............................................
e)
Tất cả trên đều đúng
...............................................
Có phải nhãn chất lỏng dễ cháy được yêu cầu cho các kiện hàng chứa Alcohol với số lượng ngoại lệ (Excepted Quantities): ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
5.
Có phải cơ trưởng phải được thông báo vị trí của xe đẩy có ắc qui nước được chất xếp lên máy bay ? ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
71
Dangerous Goods Training Programme – Workbook 4 6.
Hàng hoá nguy hiểm nào mang nhãn sau đây ?
.................................................. .................................................. ..................................................
7.
Một kiện hàng mang 2 nhãn dưới đây ?
Hãy chỉ ra : Hai mối nguy hiểm liên quan:
.............................................................. ..............................................................
72
Final Review Questions for the Entire Programme 8.
9.
Một ULD có chứa hàng nguy hiểm yêu cầu: (Khoanh tròn vào các trả lời đúng) a)
Nhãn nguy hiểm được xuất hiện dễ nhìn trên 2 hướng đối diện bên ngoài ULD, theo nhãn nguy hiểm trên các kiện hàng đã chất trong ULD
b)
Một nhãn nguy hiểm xuất hiện trên một bề mặt của ULD
c)
Một nhãn nhận dạng có viền đỏ nổi bật ở hai bên trên đó có thông tin về loại, nhóm loại hàng nguy hiểm.
d)
Có câu “Có hàng nguy hiểm bên trong” với chiều cao tối thiểu 30mm
Sử dụng bảng phân cách các kiện hàng, có thể tìm thấy trong chương “Loading” của quyển sách này và trả lời các câu sau: a)
Các kiện hàng loại 8 phải được phân cách với các kiện hàng nhóm loại 4.2 ĐÚNG/ SAI
b)
Loại 3 phải được phân cách với nhóm loại 6.1 ĐÚNG/ SAI
c)
10.
...............................................
...............................................
Một kiện chất nổ thuộc 1.4S có thể chất chung với các kiện hàng nhóm loại 5.1
ĐÚNG/ SAI Hàng hoá nguy hiểm được định nghĩa là:
...............................................
................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 11.
Bao lâu thì phải đào tạo lại môn hàng nguy hiểm? ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................
12.
Các nguy hiểm nào liên quan đến phục vụ một lô hàng đá khô lớn? ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................
13.
CAO có nghĩa là gì? ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................
73
Final Review Questions for the Entire Programme 14.
Khoảng cách tối thiểu phải tránh là bao nhiêu đối với kiện hàng loại 2 bị rò rỉ ? ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................
15.
Ở trường hợp nào thì hợp chất loại 6 có thể chất chung với thức ăn? ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................
16.
Loại hàng hoá nguy hiểm nào có thể được chứa trong: Phụ tùng thay thế máy bay:
................................................................. .................................................................
Dụng cụ trợ thở:
................................................................. .................................................................
Hành lý của hành khách không đi cùng: ................................................................. ................................................................. Các bộ phận máy móc:
................................................................. .................................................................
74