trong tình thế hiện tại đấu tranh với bạo quyền csvn chúng ta phải chọn lựa thái độ và phương cách nào ? long Điền i)chọn lựa thái độ đấu tranh và phương cách đấu tranh : một số định nghĩa : -nhà tranh đấu:là người đề ra và chỉ đạo mọi biện pháp và phương tiện để thắng đối phương giành thắng lợi hay đạt mục tiêu mình mong muốn.nhà tranh đấu cho tự do dân chủ là người đề ra chủ trưong đánh đổ dân chủ giả hiệu hiện nay của csvn để đem lại được tư do ,dân chủ thật sự cho dân tộc vn. Đấu tranh hiện nay phải là thắng hoặc thua chớ không có nhân nhượng những điều vô lý của csvn đề ra.(a freedom fighter) ví dụ : những nhà tranh đấu thuộc khối 8406 đòi hỏi dẹp bỏ chế độ cầm quyền hiện nay. -nhà bất đồng chính kiến ,nhà đối lập, đối kháng :là những người chống lại chủ trương của chính phủ, đảng phái đưa ra theo khuôn khổ luật pháp cho phép.(a dissident). ví dụ : Đảng dân chủ đối lập với đảng cộng hoà tại quốc hội hoa kỳ trong đường lối đối ngoại, những nhà đối lập cuội chủ trương cải lương đảng csvn.
2- mục tiêu đấu tranh hiện nay của toàn dân vn trước sự cai trị độc tài và dốt nát của đảng csvn trong suốt 62 năm qua (từ 1945 đến 2007) và kể từ khi chúng cưởng chiếm miền nam vn trong 32 năm qua (từ 1975- đến 2007) khiến cho tình trạng xã hội ngày càng sa đọa,phi đạo đức ,tham ô,tham nhũng là 1 quốc nạn,không còn thời gian hay biện pháp nào khác là giải thể toàn diện chế độ hiện hữu để thiết lập một chế độ Đa nguyên Đa Đảng,dân chủ,tư do ,công bằng và Đạo lý ,nhân bản trước thiên niên kỷ mới.những nhượng bộ đất đai,bán đất, bán biển cho trung cộng là 1 hiễm họa của toàn dân vn còn nghĩ đến tiền đồ dân tộc.không có một con đường nào khác là phải giải thể chế độ độc tài ngự trị hơn nửa thế kỷ qua, không có hoà giải với bè lủ bán nước.sau khi có hiến pháp mới toàn dân việt sẽ chọn 1 chế độ thích hợp với dân tộc việt nam sao cho xứng đáng trong vùng Động nam Á và thế giới. ii)chọn lựa phương cách đấu tranh: trong lịch sử dựng nước và giử nuớc trải qua hơn 4000 năm chúng ta đã từng chứng kiến những cuộc biến động ,lật đổ khi 1 triều đại đứng đầu là vị quân vương tỏ ra yếu hèn
trước quân ngoại xâm như mạc Đăng dung thế kỷ 16,lê chiêu thống thế kỷ 18 (17861789) (http://www.vnn-news.com/article.php3?id_article=874 trong nhận định cuả sử gia trần gia phụng.)nhung có 1 điều nghịch lý là trong lịch sử nước ta chưa có 1 triều đại nào tham tàn và bạo ngược,mất đạo lý mà lại được tồn tại lâu như vậy!tại vì csvn khởi đầu do hồ chí minh mang chủ nghiã ngoại lai vào vn,bằng phương thúc dối gạt, đổi trắng thay đen,lừa phỉnh bằng bánh vẻ trong phong trào đấu tranh của dân tộc chống thực dân pháp , đảng csvn và đồng bọn đã lừa gạt để người dân tưởng là chúng tranh đấu cho tự do dân tộc.thực ra chúng chỉ đấu tranh cho quyền lợi của quốc tế vô sản, cũa qt cộng sản mà thôi !cú lừa vĩ đại nầy đã khiến cho dân tộc vn lạc hậu và tụt lùi nhiều thập kỷ so với các nước vùng ĐnÁ và gây cảnh điêu linh sau khi khiến 4 triệu con dân vn chết thảm thương khi lao vào 1 cuộc nội chiến do csvn dàn dựng và csqt giật dây.một cuộc chiến dai dẳng từ 1945-1975 mà theo các nhà nhận định trong nước và quốc tế cho là không cần thiết và phải tốn nhiều xương máu như thế so với các nước tranh đấu giành Độc lập chủ quyền trong thập kỷ 40,50trên toàn thế giới! hiện nay trên thế giới vẫn đang diển ra những cuộc tranh đấu chống bạo quyền,nhưng chủ yếu có 3 hình thái hay còn gọi là 3 phương thức đấu tranh như sau : 1 phương thức bạo Động ,khũng bố. 2-phương thức vỏ trang lật đổ. 3-phương thức bất bạo động với 5 dạng khác nhau. 1-phương thức đấu tranh bạo động, khủng bố:phải công nhận 1 điều thực tế là csvn thuộc hàng bậc thầy về đấu tranh bạo động và khủng bố . Điều hành những cuộc chiến kiểu nầy thời giam gần đây đã có ở afganistan ,iraq và 1 số nước hồi giáo có lẻ họ học hỏi từ cuộc chiến vn, đó là 1 điều bất hạnh cho xứ sở họ !thật vậy không nên ca ngợi những cuộc khủng bố vì đây là hình thái xấu nhất cho những mục tiêu tranh đấu. Đơn cử lịch sử toàn thể đất nước vn trước khi có đảng csvn tay sai cho csqt thì chúng ta vẫn có những phong trào đấu tranh giành Độc lập trong thời pháp thuộc,nhưng chưa bao giờ có những vụ khũng bố ghê rợn,man dại như thời csvn .năm 1945 phong trào thanh niên tiền phong dùng bao bố để bắt và giết việt gian ,hình thức chạt đầu mổ bụng, đâm bằng tầm vong vạt nhọn rồi đạp xuống song nhiều đến độ mà sau đó không ai dám ăn cá tôm vì có quá nhiều thây ma (thằng chỏng) chết trôi trên các con sông của mọi miền đất nước. Điều nấy csvn học được từ thầy dạy cuả chúng là liên sô đả giết hại 60 triệu dân của nước họ trong thời gian cai trị 70 năm dưới ách cai trị của loài quỷ Đỏ. ví dụ điển hình là vụ khủng bồ đặt mìn trên chiếc du thuyền bạch tuyết trên cột cờ thủ ngử (bến bạch Đằng )khoản năm 1965 chỉ có 2,3 người mỹ chết còn hàng trăm người chết thảm thương là người việt đầu đen máu đỏ. thế mà cs giờ nầy vẫn còn ca ngợi chiến công lẩy lừng của Đặc công nội thành với thành tích giết đồng bào mình.vì là du thuyền chở người đi chơi trên sông saìgòn đâu có ai bão vệ làm gì,không ngờ cs lại dả tâm đến thế là cùng.còn hàng ngàn vụ giật mìn xe đò dân sự,xe lam ở khắp mọi nơi trước 1975 cũng là chiến tích lẩy lừng của cs. Đâu có khác gì hành động khủng bố của phe hồi giáo quá khích bây giờ đâu.trong suốt thời gian từ 1968 đến 1972 csvn đã pháo kích hàng ngàn vụ vào sài gòn ,các tỉnh lỵ,các đô thị đông dân của miền nam bằng súng cối 82ly.hoả tiển 107,122 ly “made in” ussr(liện xô),ai chết thì ta đã rỏ. trong suốt 4 năm trường chỉ có 2 lần cs pháo trúng vào hàng rào của dinh Độc lập,3 lần vào sân bay tân sơn nhất còn bao nhiêu trăm,ngàn vụ thì người dân vn
hưởng đủ.bây giờ mà thử có vụ pháo kích nào vào saì gòn giết hại thường dân thì dân sài gòn sẽ chưởi kẻ ác ôn cở nào mà ác dử vậy !các bạn có biết sai số kỷ thuật của hoả tiển 122 ly khi để trên cái giàn biến chế bằng tre của việt cộng thời đó nó sai lệch cở bao nhiêu không? xin thưa là sai số 2.000 mét .có nghiả là muốn bắn vào dinh Đôc lập thì 95% nó sẽ rơi cách đó 2 cây số! chuyện bi thương thời chiến là năm 1973 việt cộng định pháo vào phi trường biên hoà nhưng vì sai số kỷ thuật hôm đó nó rơi vào “trung tâm giam giử tù binh phiến cộng” gần ngả tư suối máu biên hoà làm chết mấy chục tên vc ác ôn .thật là gậy ông đâp lưng ông!nhưng với thú tính của người cs thì họ vẫn làm suốt cuộc chiến 1954-1975 ! chiến tranh mà ! riêng phiá qlvnch mà pháo binh lở bắn sai mục tiêu vì lý do kỷ thuật (thuốc bồi ẩm ướt v.v..) thì cấp chỉ huy và người thừa hành bị kỷ luật tối đa.tại sao có sự khác biệt như vậy ! vì một bên là có kỷ cương tri thức lấy dân làm chính,còn bên kia dân chết mặc bây miển là họ làm tròn trách nhiệm với chỉ thị của liên sô,trung cộng là đủ rồi.thới đại nầy mà dính vào bạo động ,hoặc khủng bố là bị khai trừ và lên án. 2) phương thúc đấu tranh lật đổ chính quyền bằng vỏ trang: đây là hành động có tính chuyên môn,có nguyên tắc tham mưu đầy đủ .chủ yếu là phải hội tụ đủ các yếu tố can bản như khu tự trị, kế đến phải nói là có một ngân khoản thật lớn , mật khu hoặc khu an toàn để tập trung tiếp liệu,trang bị ,bổ sung quân số.nguồn mua vỏ khí là cực kỳ khó khăn vì nếu không có nguồn cung cấp thì dù có tiền vẫn không mua được vủ khí ! xu thế của thế giới toàn cầu ngày nay không ủng hộ cho cuộc chiến tranh vỏ trang để giành chính quyền dù đó là chính quyền cs. Điều mà thế giới hiện nay quan tâm là dẹp các điểm nóng do các nhóm khủng bố hồi giáo gây ra tại một vài nơi ở trung Đông và nay đang lan dần ra vùng Đông nam Á (thái lan ) và thái bình dương (indonésia) hơn nửa việt nam qua hơn 60 năm chiến tranh dai dẳng người dân đã ngấy đến tận cổ rồi. ngày nay đừng hòng quyến rủ được ai nghe theo hình thức bạo động và vỏ trang lật đổ như thời việt minh 1945. 3) phương thức đấu tranh bất bạo động: qua 2 dẩn chứng vừa kể tôi đã chứng minh với các bạn là lật đổ 1 bạo quyền bằng bạo Động hoạc bằng vỏ trang là không thành công và không được thế giới ủng hộ,vậy ta thử xét đến giải pháp thứ 3 là Đấu tranh bất bạo Động. trong lịch sử thề giới có nhiều hình thức lật đổ chính quyền bằng đấu tranh bất bạo động. Ở đây chùng ta chỉ phân tích vè những phong trào đấu tranh bbĐ có tầm vóc lớn và xem xét chúng đã đem lại những kết quả hoặc thất bại ra sao. Định nghiả( nonviolent resistance (or nonviolent action) is the practice of applying power to achieve socio-political goals through symbolic protests, economic or political noncooperation, civil disobedience and other methods, without using violence.) Đấu tranh bất bạo động (đấu tranh bất bạo động được biết tới như sức mạnh nhân dân, thách thức chính trị hoặc kinh tế và cách mạng bất bạo động) là một phương pháp đấu tranh sử dụng hình thức phản đối đặc trưng, bất hợp tác và thách thức, nhưng không dùng bạo lực, để tạo ra sức mạnh trong các cuộc xung đột. nhận định thành công và thất bại của 5 phong trào đấu tranh bất bạo động đã xảy ra trong
thế kỷ 20 trên toàn thế giới như: a)phong trào đấu tranh bbĐ tại Ấn Độ giành độc lập từ thực dân anh (1914-1947) http://www.lamvuon.net/gandhi-va-tu-tuong-bat-bao-ong-t429.html : “ nhà cách mạng Ấn Độ mahatma gandhi (1869-1948) dân tộc Ấn Độ tôn gandhi thành vị ‘thánh’ (mahatma) cứu tinh của họ; trong khi đó, nhiều văn hào và sử gia như romain rolland, wille durant so sánh tư cách cao thượng, giản dị, đức hy sinh, lòng dĩ đức báo oán của ông như jêsus - người khai sinh ra thiên chúa giáo tây phương. trong lãnh vực quốc trị, khi luật pháp của chính quyền thiếu công bằng, người dân có nhiệm vụ vạch ra các lỗi lầm để chính quyền sửa đổi. tuy nhiên, khi chính quyền không chịu sửa đổi lỗi lầm thì sách lược bất bạo động đòi hỏi người dân phải chấp nhận hy sinh để chống lại những bộ luật sai trái bằng hành động vi phạm luật pháp một cách bất bạo động và yêu cầu được xử phạt nặng nhất. người đứng bên ngoài có thể xem việc cố ý vi phạm những luật lệ bất công là trọng tội, nhưng đây là phương pháp sử dụng tình thương để thay đổi các chính sách bất công. kẻ nắm độc quyền sinh sát trong quốc gia có thể đưa ra pháp luật và không tuân theo tinh thần luật pháp cũng như trốn tránh hình phạt khi phạm luật, nhưng chiến lược bất bạo động bắt buộc người theo nó phải chấp nhận - chứ không chạy trốn - các hình phạt thảm khốc đến từ hành động vi phạm luật pháp bất công. gandhi chủ trương là con người phải tôn trọng luật pháp. nhưng khi đối đầu với luật lệ bất công, sai trái với lương tâm, con người chấp nhận hy sinh để không thi hành luật lệ đó; và nếu sự bất tuân đó sẽ dẫn đến hình phạt thì con người phải chấp nhận hình phạt một cách tự nguyện để chứng tỏ với chính quyền sự phản kháng kịch liệt của mình đối với luật lệ sai trái. cách mạng bất bạo động không phải là một sách lược cướp đoạt chính quyền mà là một sách lược chuyển hóa các tương quan trong xã hội và kết thúc bằng cuộc thuyên chuyển quyền chính trị một cách hòa bình. gandhi biết là tiến trình bất bạo động có vẻ chậm chạp vô cùng, nhưng ông quả quyết rằng ‘kinh nghiệm dạy cho tôi biết rằng đó là phương pháp chắc chắn nhất để đạt đến mục đích chung.’ gandhi từng tiếp xúc với phong trào cộng sản và cảm thấy rằng nó không giải quyết được các vấn đề quốc gia cũng như khiến cho con người bị rơi vào vòng nô lệ mới của moscow sau khi vượt khỏi cái hố nô lệ thuộc địa. ‘tôi có nhiều bạn trong giới cộng sản. một số được coi như là con trai của tôi. nhưng họ có vẻ không biết phân biệt giữa sự công bằng và sự điên rồ, sự thật và giả dối... họ hình như nhận lệnh thẳng từ nga sô, một đất nước được họ xem như là tổ quốc tinh thần thay vì (quốc gia của họ). tôi không thể chấp nhận tình trạng lệ thuộc một thế lực bên ngoài.’ tựu trung, cơ chế quốc gia trong nhãn quan của gandhi là một cơ chế chính trị dân chủ mà trong đó mọi người đều bình đẳng như nhau và có đầy đủ quyền tự do phát triển khả năng cá nhân. chính quyền phải chăm lo cho đời sống của nhân dân, thay vì thiểu số liên hệ
đảng phái cầm quyền. không một đảng phái nào có thể ảnh hưởng cơ chế chính phủ lâu dài, và nhân dân có quyền thay đổi chính phủ khi họ bất tín nhiệm chính phủ. chính quyền phải chú tâm nâng cao đời sống của nhân dân và phải quản trị đất nước theo ý dân nhằm bảo vệ sự tự do của nhân dân. quốc gia không thể đạt được độc lập, tự do và hạnh phúc thực sự khi mà người dân bị chính quyền đàn áp dã man bởi vì họ dám can đảm đưa ra những ý kiến khác với đường lối ‘chung’ của thành phần lãnh đạo quốc gia. mặc dù sự đàn áp tàn nhẫn này mang đến một trạng thái trật tự tương đối tại Ấn Độ cuối năm 1943, nhưng phong trào "rời Ấn Độ" đã thành công với những mục tiêu của nó. khi chiến tranh chấm dứt, người anh đã đưa ra những dấu hiệu rõ ràng là quyền cai trị sẽ được chuyển đến tay Ấn Độ. gandhi đình chỉ cuộc đấu tranh, những người lĩnh đạo quốc hội và khoảng 100.000 người tù chính trị được thả. sau 90 năm phấn đấu, tự do giờ đây nằm trong tầm tay Ấn Độ.” cuối cùng chúng ta nhận thấy chủ trương bất bạo động cuả ông gandhi đã đem lại thành công trong việc giành lại được Độc lập cho Ấn Độ mà không cần phải tổ chức bạo động hoặc vỏ trang lật đổ, ưu điểm của đường lối nầy là không phí phạm sinh mạng quá đáng như một cuộc chiến có vỏ trang.tuy nhiên nhược điểm của chủ trương nầy là thời gian tranh đấu kéo dài quá lâu ( 33 năm ). b) phong trào đấu tranh bất bạo động tại trung quốc dưới sự cai trị của đảng cộng sản trung hoa: http://vi.wikipedia.org/wiki/s%e1%bb%b1_ki%e1%bb%87n_thi%c3%aan_an_m%c3%b 4n “cuộc biểu tình ở quảng trường thiên an môn năm 1989, cũng được biết đến với cái tên vụ thảm sát quảng trường thiên an môn, cuộc xô xát ngày 4 tháng 6, hay tình trạng náo động từ mùa xuân tới mùa hè năm 1989 theo chính phủ trung quốc, là một loạt những vụ biểu tình do sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở cộng hoà nhân dân trung hoa từ 15 tháng 4, 1989 và 4 tháng 6, 1989, (theo chính quyền trung quốc) đã khiến từ 400 đến 800 dân thường thiệt mạng, và từ 7,000 đến 10,000 người bị thương. một báo cáo ban đầu từ các bệnh viện địa phương đưa ra con số khoảng 2,000. vụ xô xát được đặt tên theo vị trí diễn ra sự đàn áp phong trào ở quảng trường thiên an môn, bắc kinh của quân đội giải phóng nhân dân. những người biểu tình thuộc nhiều nhóm khác nhau, từ các trí thức tin tưởng rằng chính phủ do Đảng cộng sản lãnh đạo quá tham nhũng và hà khắc, tới những công nhân thành thị tin rằng cải cách kinh tế trung quốc đã đi quá xa dẫn tới lạm phát tăng cao và tình trạng thất nghiệp lan tràn đe doạ cuộc sống của họ. sau khi những người biểu tình bất chấp kêu gọi giải tán của chính phủ, một sự chia rẽ xảy
ra bên trong Đảng cộng sản về việc giải quyết vấn đề với những người biểu tình theo cách nào. trong những nhóm đang tranh cãi nhau, một phe cứng rắn nổi lên và quyết định đàn áp cuộc biểu tình, và không cần để ý tới những yêu cầu của họ. ngày 20 tháng 5 chính phủ tuyên bố thiết quân luật và vào đêm ngày 3 tháng 6, sáng ngày 4 tháng 6, xe tăng và bộ binh quân đội được gửi tới quảng trường thiên an môn để tiêu diệt phong trào và giải tán những người biểu tình. những ước tính về con số thiệt mạng dân sự từ: 400-800 (cia), 2600 (chữ thập đỏ trung quốc), và một nguồn chưa được xác định khác là 5000. số người bị thương từ 7,000 đến 10,000. tiếp sau cuộc bạo lực, chính phủ tiến hành nhiều cuộc bắt giữ để đàn áp những người ủng hộ phong trào, cấm đoán báo chí nước ngoài và kiểm soát nghiêm ngặt việc đưa tin các sự kiện của báo chí trung quốc. cuộc đàn áp bằng bạo lực đối với những người biểu tình ở quảng trường thiên an môn đã gây nên sự chỉ trích rộng rãi của quốc tế đối với chính phủ prc tức là cộng hoà nhân dân trung hoa.” cuộc thảm sát lớn nhất thế giới nầy xảy ra vào cuối thập kỷ 80 trong 1 chính quyền do đảng cs trung hoa chỉ huy, đã khiến cho cả thế giới xúc động. không có tài liệu nào cho biết có phải tác động của vụ thiên an môn tháng 4/1989 ở trung quốc đã tác động như một ly nước tràn khiến cho toàn bộ các quốc gia cs ở châu Âu đã nhận được tín hiệu về sự tàn ác của cncs để rồi 2 tháng sau tháng 6/1989 đã kéo theo hàng loạt các nước cs Đông Âu bị sụp đổ nhanh chóng như một bộ phim giả tưởng!tuy rằng cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ tại bắc kinh chưa thành công mà trái lại còn gây ra cảnh hãi hùng in đậm lên dân tộc trung hoa y hệt như hành động bạo ác của 1 vị hoàng đế thời thượng cổ trung hoa là tần thuỷ hoàng.tuy nhiên hậu quả của nó rất to lớn và không phải chỉ dừng lại ở trong tq mà nó còn lan rộng ra toàn thể thế giới cho những ai còn quan tâm đến sự cai trị độc tài phải thấy đó là ánh chớp báo tử cho những chế độ cs độc tài(4 quốc gia còn sót lại :trung quốc,việt nam,cu ba,bắc hàn) còn tồn tại trên hành tinh nầy trong thiên niên kỷ mới. c) Đấu tranh bất bạo động ở tây tạng : http://vi.wikipedia.org/wiki/t%c3%a2y_t%e1%ba%a1ng cuộc đấu tranh dành Độc lập và dân chủ tự do ở tây tạng ít được thế giới phuơng tây chú ý vì tây tạng ngày nay trước kia là 1 quốc gia độc lập có chủ quyền,nay bị sáp nhập vào trung quốc .một đất nước mà cách đây mấy thập kỷ người ta còn dùng danh từ “bức màn sắt” để gọi chế độ bưng bít thông tin đại tài,ngay cả người dân trong cùng 1 xả mà cách nhau 2,3 cây số thì không biết gì ở làng bên cạnh! Đất nước thì kém phát triển,chế độ thì lại độc tài,khép kín ,thành ra thế giới ít biết về đời sống đau khổ của 1 dân tộc nhỏ bé bị cai trị hà khắc họ phải tranh đấu ra sao? “tây tạng (tiếng tây tạng: bod hay pö theo cách nói vùng lhasa; chữ hoa: 西藏) nguyên là một lãnh thổ và là một quốc gia độc lập ở trung Á và là nơi cư trú của người tây tạng. với độ cao trung bình vào khoảng 4.900 m, vùng đất này thường được gọi là 'nóc nhà của thế giới'. tất cả hay hầu hết tây tạng (tùy theo cách định nghĩa) ngày nay chịu sự kiểm soát
của cộng hoà nhân dân trung hoa (chndth). khi chính quyền tây tạng lưu vong nhắc đến tây tạng có nghĩa là họ nói đến một lãnh thổ rộng lớn đã tạo nên nền văn hóa tây tạng trong nhiều thế kỷ, bao gồm các địa phận truyền thống là amdo, kham (hay khams), và Ü-tsang (dbus-gtsang), nhưng không kể đến các vùng bên ngoài chndth như là arunachal pradesh, sikkim, bhutan và ladakh mà các vùng này cũng hình thành một phần của không gian văn hóa tây tạng. mặt khác, chndth xác nhận quyền cai trị tây tạng là hợp pháp, bởi cho rằng tây tạng đã là phần không thể chia cắt của trung hoa từ thời mông cổ (nhà nguyên) 700 năm trước, tương tự các quốc gia khác như là vương quốc Đại lý và Đế chế tây hạ cũng đã sát nhập vào Đế chế mông cổ ở thời điểm đó và vẫn còn thuộc về trung hoa cho đến ngày nay. chndth khẳng định rằng tất cả các kết quả cai trị của các chính quyền người hoa về sau cho đến thời chndth, tiếp tục thành công.” các nguồn tin dưa ra về số người tây tạng bị giết từ 1950 rất khác nhau. con số ước tính thấp nhất là của warren w. smith làm từ các báo cáo dân số cho là vào khoảng 200,000 người tây tạng đã mất tích . con số cao nhất được đưa ra của sách đen về chủ nghĩa cộng sản là 2,4 triệu. chính phủ tây tạng lưu vong cho rằng hàng triệu người trung hoa nhập cư vào vùng tự trị tây tạng là để đồng hóa người tạng thông qua văn hóa và thông qua các cuộc hôn nhân dị chủng. các nhóm tạng lưu vong cho rằng mặc dù có nổ lực bề ngoài để phục hồi văn hóa nguyên thủy tây tạng để thu hút khách du lịch, thì lối sống truyền thống tây tạng bây giờ đã hoàn toàn bị thay đổi.ngày nay người ta thường theo dỏi công cuộc đấu tranh dành tự do và độc lập của nhân dân tây tạng qua các hoạt động của đức Đạt lai lạt ma thứ 14, là nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân tây tạng.vào ngày 17 tháng 11 năm 1950, Đạt-lại lạt-ma 14 đã khoác lên mình một trọng trách là người lãnh đạo thế quyền của người dân tây tạng (head of the state and government) sau khi có khoảng 80.000 quân lính của trung quốc tấn công vào tây tạng. năm 1954, Đạt lai lạt ma đã đến bắc kinh để thương thuyết hòa bình với chủ tịch mao trạch Đông và những nhà lãnh đạo trung hoa khác, gồm chu Ân lai và Đặng tiểu bình. tuy nhiên, các cuộc đàm phán trong chuyến đi này không mang lại kết quả, cuối cùng sư đã quyết định muốn cứu vãn cho tây tạng, đành phải ra nước ngoài nỗ lực mang lại một giải pháp hòa bình của sư cho người dân tây tạng đã bị cản trở bởi một chính sách tàn bạo của nhà cầm quyền bắc kinh. cũng trong lúc đó, tại miền Đông tây tạng, dân chúng đã đứng lên kháng cự mạnh mẽ chống đối sự đàn áp của trung hoa. sự kháng cự này đã lan ra trên nhiều tỉnh thành của tây tạng. vào ngày 10 tháng 3 năm 1959, một cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử của tây tạng tại thủ đô lhasa để kêu gọi binh lính trung quốc phải rút khỏi tây tạng và tái xác định rằng tây tạng là một quốc gia độc lập. cuộc biểu tình ôn hòa này đã bị bẻ gãy một cách mỹ mản trước quân đội điên cuồng của hoa lục. kết quả của cuộc xâm lăng này đã giết chết hàng triệu người tây tạng vô tội và phá hủy 6 triệu chùa chiền tại đất nước này. Để tìm con đường giải phóng nỗi khổ đau ấy, 80.000 người dân tây tạng cùng với Đạt-lại lạt-ma 14 vượt qua dãy hy mã lạp sơn để đến tị nạn tại miền bắc Ấn Độ vào năm 1959. chính phủ lưu vong của tây tạng hiện đang được tiếp tục lưu trú tại
dharamsala, bắc Ấn Độ. http://www.quangduc.com/triet/47vkgiaodieu3.html trả lời trong một cuộc phỏng vấn Đức Đạt lai lạt ma 14 năm 2002 : thưa Đức Đạt lai lạt ma, ngài đã từng lên án trung cộng tìm đủ mọi cách để huỷ diệt nền văn hoá tây tạng. họ đã thực hiện điều đó như thế nào và theo ý kiến của ngài liệu họ có đạt được mục tiêu đó hay không? “kể từ khi xâm chiếm tây tạng, bốn mươi năm trước đây, cho đến nay trung cộng đã sử dụng đủ mọi phương thức ở trong nhiều thời điểm khác nhau. trong những năm giữa thập niên năm mươi, họ đã cho hủy diệt hầu hết các tu viện chùa chiền, loại trừ các thành phần trí thức, cư sĩ trung kiên, cũng như tăng sĩ bằng cách bỏ tù, tập trung lao động cải tạo kể cả hành quyết họ trước công chúng. rồi đến thời cách mạng văn hóa; mà tôi nghĩ là mọi người đều biết rõ những việc mà họ đã làm. cuối cùng là cả một chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ cho rằng văn hóa của tây tạng là lạc hậu, đen tối, ác độc và vô giá trị, tất cả những gì thuộc về tây tạng đều là thứ vô dụng, chẳng có gì để phải quan tâm. tôi nghĩ là bây giờ họ không còn sử dụng các phương sách này nữa. kể từ giữa thập niên tám mươi, trung cộngï đã bắt đầu đổi giọng và chính thức tuyên bố rằng văn hóa tây tạng là một nền văn hoá cổ truyền, có giá trị lớn, cần phải được bảo tồn, đó là phương thức mà họ đang sử dụng hiện nay. họ cũng đã cho dựng lên những bảng khẩu hiệu bằng tiếng tây tạng dọc theo đường phố và ngay cả ra lệnh cho người trung quốc sinh sống tại đây học tập ngôn ngữ tây tạng. tuy nhiên đây chỉ là bề mặt, trong thực tế họ ra sức tăng cường ảnh hưởng của trung quốc cụ thể qua học vấn và thi cử, những kiến thức liên quan đến trung quốc mới là trọng tâm. cũng xin được lưu ý rằng giảng khoá liên quan đến truyền thống tây tạng rất là nghiêm túc và đòi hỏi thời gian học tập, có khi kéo dài cả hai, ba chục năm để hoàn tất. bây giờ ở tây tạng hầu như không còn nơi nào người ta có thể theo đuổi những lớp học như thế từ lúc khởi đầu cho đến khi hoàn tất. may ra chỉ còn ở những vùng thật xa xôi hẻo lánh, nơi mà nhà cầm quyền trung cộng chưa với tay đến được. kết quả là, trình độ học vấn truyền thống tại tây tạng đang xuống đến mức thấp nhất, đó là lý do khiến hàng ngàn người trẻ tây tạng đã không còn một chọn lựa nào khác hơn là tìm đến Ấn Độ để theo đuổi việc học tập nghiên cứu tại các tu viện lưu vong. như vậy, mặc cho những tuyên truyền mà mọi người đều biết, thực tế là đang có một nỗ lực đầy tính toán nhằm thủ tiêu nền văn hoá của chúng tôi. cho dù có chủ mưu hay không, sự xâm lăng của thực dân trung cộng là nguyên nhân chính gây nên nạn diệt chủng nền văn hoá tây tạng”. nhận định chung cho phong trào đấu tranh bbĐ của tây tạng là một thất bại vì chính sách đồng hoá cuả cstq rất độc ác và thâm hiểm. những cố gắng đối thoại trực tiếp với chính quyền của người lãnh đạo tây tạng không đem lại kết quả nào vì chủ trương của trung quốc bằng mọi giá phải duy trì nền đô hộ tại tây tạng.tuy nhiên sự tranh đấu của những vị lạt ma và những chiến sỹ dân chủ tại tây tạng đã buộc trung quốc phải áp dụng chính sách tự trị,ban hành một số quyền lợi ưu đải dành cho người dân tây tạng để làm dịu cơn sốt
đấu tranh,nhưng ngọn lửa đấu tranh âm ỷ vẫn còn trong lòng của những người dân tây tạng.
d) Đấu tranh bất bạo động ở liên xô 1991 : http://vi.wikipedia.org/wiki/li%c3%aan_x%c3%b4 “ năm 1985 tổng bí thư mới được bầu, mikhail sergeyevich gorbachov, và những người cùng chí hướng như aleksandr nikolayevich yakovlev bắt đầu tiến hành chính sách cải tổ (perestroika – Перестройка) và công khai hóa (glasnost – Гласность) để giải phóng các tiềm năng chưa được khai thác của xã hội. cải tổ tìm cách nới lỏng sự kiểm soát tập trung của Đảng và nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tự do hóa ngôn luận, bầu cử cạnh tranh và tiến đến loại bỏ sự can thiệp của các cơ cấu đảng vào kinh tế và một số mặt của đời sống chính trị xã hội. nhưng những nỗ lực cải cách đã không thu được kết quả như mong đợi. khi sự tích cực của dân chúng dâng cao thì khủng hoảng xuất hiện và trở nên sâu sắc: các tổ chức và trào lưu dân tộc chủ nghĩa xuất hiện ngày càng nhiều và càng có xu hướng chống xô viết đòi độc lập. tốc độ và quy mô của các sự kiện làm những người chủ xướng cải cách không còn kiểm soát được tình hình và bị cuốn theo các sự kiện. các thành quả kinh tế thì còn rất nhỏ bé mà khủng hoảng chính trị ngày càng trầm trọng: các lực lượng đòi ly khai dần dần nắm các vị trí lãnh đạo của các nước cộng hòa và ra các tuyên bố về chủ quyền của nước cộng hòa. xung đột sắc tộc trở nên phức tạp có đổ máu thậm chí có nơi chính quyền các nước cộng hòa lãnh đạo cuộc xung đột với các nước cộng hòa lân cận. mâu thuẫn dân tộc cực kỳ lớn trong lòng liên xô trước đây vẫn bị dấu kín nay đã bộc lộ và tiến triển không thể kiểm soát được. một khi tình hình hỗn loạn thì các mối liên hệ kinh tế giữa các vùng miền và các nước cộng hòa cũng bị gián đoạn làm tình hình kinh tế trở nên nguy ngập, tình hình xã hội trở nên hỗn loạn. các đảng viên cộng sản phân ly và mất hoàn toàn sự kiểm soát và kỷ luật của Đảng và trở thành các lực lượng quốc gia dân tộc chủ nghĩa. ngay xô viết tối cao nga, nước cộng hòa trụ cột của liên xô, cũng ra nghị quyết đặt luật pháp nước cộng hòa cao hơn hiến pháp liên xô, quyền lực của nhà nước liên xô dần trở thành hình thức. ngày 19 tháng 8 năm 1991 một số nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn (chủ tịch quốc hội lukyanov, chủ nhiệm kgb kryuchkov, phó tổng thống yanaev, thủ tướng pavlov) với lý do khôi phục sự thống nhất của liên bang xô viết tiến hành đảo chính, lập uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, tước bỏ quyền lực của tổng thống liên xô gorbachov và đưa quân đội vào thủ đô. nhưng lực lượng đảo chính không đạt được sự ủng hộ của dân chúng và quân đội, đảo chính càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước cộng hòa và các thế lực chính trị lãnh đạo các khu vực. chỉ qua 2 ngày (21 tháng 8) bộ trưởng quốc phòng, nguyên soái yazov ra lệnh rút quân khỏi moskva, đảo chính thất bại. trong việc đánh bại đảo chính có vai trò nổi bật của tổng thống liên bang nga boris yeltsin, người đã hiệu triệu dân chúng bảo vệ nhà trắng, trụ sở chính phủ nga. sau đảo chính, tình hình biến chuyển nhanh chóng. ngày 8 tháng 12 tại minsk, thủ đô của belarus, các nhà lãnh đạo ba nước cộng hòa nga, belarus và ukraina ra tuyên bố ký thỏa thuận thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (sng – Содружество Независимых Государств), chấm dứt sự tồn tại của liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết. ngày
21 tháng 12 tại alma alta, thủ đô của kazakhstan, tất cả các nước cộng hòa trừ ba nước vùng biển baltic ký tuyên ngôn tôn trọng các tôn chỉ và mục đích của thỏa thuận thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập. ngày 25 tháng 12 năm 1991, liên xô chính thức chấm dứt tồn tại.” e) Đấu tranh bất bạo Động tại các nước Đông Âu : http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2005/08/050829_polandsolidarity.sht ml thắng lợi đầu tiên của ba lan dẩn đến sự sụp đổ hàng loạt các nước cộng sản dông Âu và luôn cả thành trì csqt là liên xô. “chính phủ ba lan cộng sản đã phải nhượng bộ trước các đòi hỏi về quyền của công nhân và có những thay đổi chính trị nhanh chóng. thắng lợi của phong trào công đoàn Đoàn kết dưới sự lãnh đạo của ông lech walesa đã khuyến khích các phong trào đấu tranh vì tự do tại các nước khác ở Đông Âu, và người ta cho rằng cuối cùng đã đem lại sự sụp đổ của chế độ cộng sản. thắng lợi đó đã dẫn tới sự sụp đổ của bức tường berlin và của các nước còn lại trong khối cộng sản Đông Âu nhưng những gì ông và phong trào công đoàn Đoàn kết đã đạt được tại xưởng đóng tàu này chính là sự khởi đầu cho cuộc cách mạng của người dân mà cuối cùng đã xóa bỏ cả khối xô viết và cũng đem lại cho người dân ba lan cơ hội trở thành một phần của châu Âu. theo ông rakowski (thủ tưóng ba lan ), đây là kết quả của một cuộc khủng hoảng trong toàn bộ chế độ đó vì nếu người dân phần nào vẫn hài lòng chấp nhận chế độ và nếu cuộc sống của họ mỗi năm một tốt đẹp hơn thì chẳng có phong trào công đoàn đoàn kết nào có thể phá bỏ được chế độ đó.” http://www.nsvietnam.com/62kinhnghiem.html sau đây là nhận định của liên minh dân chủ một chính đảng có uy tín ở hãi ngoại về những kinh nghiệm cần học hỏi từ cách mạng ba lan : “nhìn lại cuộc cách mạng Đông Âu, qua phân tích thấy chiến lược dân chủ hóa của gs nguyễn ngọc huy bao gồm 3 lực chính từ quốc nội, hải ngọai và quốc tế dường như đã trùng hợp được áp dụng thành công tại đó, nhứt là ở những nơi gặp khó khăn gian nan nhiều nhứt như ba lan và nam tư. xét kỹ về chính sách kêu gọi Đại phản tỉnh của giáo sư nguyễn Đình huy và pt/ tndt/ xd dc sẽ thấy có nét chính rất giống như chính sách kêu gọi Đoàn kết xóa bỏ hận thù của lãnh tụ công đoàn walesa tại ba lan.
tai sao vậy? tại vì cả hai đều ý thức muốn họat động công khai và thành công tại quốc nội dưới sự kiểm sóat khắc khe của đảng cộng sản phải có chính sách khôn ngoan đắc nhân tâm dựa vào 2 điểm chính yếu : 1) phải chủ trương ôn hoà bất bạo động để nhà cầm quyền không có cớ đàn áp và nhờ đó đồng bào mới dám tham dự gia nhập đông đảo ( kinh nghiệm qua sự thành công của thánh gandhi ở Ấn Độ) 2) phải chủ trương phản tỉnh xoá bỏ hận thù để tạo được thành phần cộng sản phản tỉnh ngay trong cơ cấu cầm quyền. chính đạo quân thứ 5 này là yếu tố tất yếu để thành công sớm hay muộn cho tiến trình chuyển hóa. thật vậy nếu nghiên cứu phân tích kỹ diển tiến tại trung cộng vào tháng 6 năm 1989 và tại nam tư vào tháng 10 năm 2000 thì sẻ thấy rõ chân lý cách mạng này: 1. mặc dù quy tụ được hàng triệu người về bắc kinh và thượng hải biểu tình chống nhà cầm quyền với khí thế tưởng như nắm chắc thắng trong tay, nhưng vì giới lãnh đạo sinh viên không chú tâm kêu gọi hoặc không thuyết phục được một lực lượng cộng sản phản tỉnh nào ra mặt ủng hộ - nhứt là trong quân đội cảnh sát - nên cuối cùng bị Đặng tiểu bình phản công đưa quân đội sắc tộc thiểu số về đàn áp đánh bại thê thảm. 2. trong khi đó, con số người về biểu tình tại thủ đô nam tư tuy ít, nhưng vì giới lãnh đạo có kinh nghiệm nhiều hơn nên đã biết móc nối được ngay lực lượng cộng sản phản tỉnh nằm trong guồng máy cầm quyền. nhờ đó không bị đàn áp như đã từng xảy ra tại thiên an môn và cuối cùng lực lượng dân chủ nam tư đã thành công rực rở. từ đó có thể giải thích khá chính xác một trong những lý do quan trọng : tại sao cho đến nay chưa thành công dân chủ hóa tại việt nam, trung cộng, bắc hàn và cuba? bởi vì lực lượng cộng sản phản tỉnh ở đó còn quá ít (bắc hàn và cuba) hoặc quá yếu (việt nam và trung cộng), đưa đến hậu quả tất yếu là lực lượng dân chủ ngoài đảng phải họat động lẻ loi thiếu yểm trợ quý báu ngấm ngầm từ ngay trong bộ máy cầm quyền nên gặp nhiều đàn áp khó khăn chưa thể sớm thành công được”. nhận định phải chủ trưong Ôn hoà bất bạo Động để nhà cầm quyền không có cớ đàn áp và nhờ đó đồng bào mới dám tham dự gia nhập đông đảo ( kinh nghiệm qua sự thành công của thánh gandhi ở Ấn Độ) v à công Đoàn Đoàn kết ba lan đó là những kinh nghiệm quý báu đã được chứng minh qua lịch sử đấu tranh cho tự do dân chủ. -những nguời việt đấu tranh cho tự do dân chủ trong và ngoài nước đã kết hợp chặc chẻ nhằm giải thể chế độ cs : http://www.nsvietnam.com/online/binhluan/112606-bantuyenngon.html nhận định của nhà bình luận chính trị Đào văn bình :
“ngòai ra, đã từ lâu, kể từ năm 1990, tôi luôn luôn quan niệm rằng khối người việt đang sống lưu vong ở hải ngọai phải là một chi thể bất khả phân ly của tổ quốc. do đó cuộc đấu tranh của họ phải là một chi thể của cuộc đấu tranh chung của cả dân tộc. không thể chỉ có cuộc đấu tranh chống cộng riêng lẻ cho người miền nam hoặc người quốc gia như trước đây. tất cả những ai giương cao ngọn cờ tự do, dân chủ đều đi đúng hơi thở của dân tộc, họ đang nói lên khát vọng chân chính nhất của dân tộc và họ xứng đáng được tòan dân hỗ trợ dù trong hay ngòai nước. và tôi đã từng viết các bài nghị luận tiên đóan rằng chỉ khi nào cách mạng ở hải ngọai bắt tay được với cách mạng ở trong nước thì lịch sử mới sang trang. chỉ khi đó cuộc đấu tranh trong nước mới chuyển hóa thành một giai đọan mới đầy sinh khí, đầy sức sống với tầm vóc dân tộc và quốc tế mỗi ngày mỗi lan rộng và dồn bạo quyền vào thế càng chống đỡ càng tuyệt vọng do bởi sự thức tỉnh của người dân trong nước và sức mạnh công phá của khối ba triệu người việt hải ngọai.”… “tòan dân việt nam không còn lựa chọn nào khác. quốc nội cần chuẩn bị tinh thần hy sinh và chấp nhận mọi tình huống xấu nhất. hải ngọai cần thao thức, tận dụng mọi khả năng sẵn có của mình, làm bất cứ điều gì để hỗ trợ cho mặt trận đấu tranh trong nước. sau hết giới trẻ việt nam trong và ngòai nước cần thức tỉnh, can đảm đứng đậy để đấu tranh cho tiền đồ của tổ quốc. các bạn trẻ trong nước chẳng có gì để mất ngòai một tương lai đen tối, một chế độ bất công, một xã hội băng họai, một chính quyền gian ác, một ngục tù bao la với mạng lưới chó săn chim mồi, công an dày đặc triệt hủy mọi quyền sống của con người. dân tộc việt nam đang đứng trứơc một thử thách lớn nhất trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước” . iii)sau khi đã lựa chọn phương thức đấu tranh ,chúng ta cần phải tiến hành những bước tiến thế nào : sau đây là những đề nghị để mọi người dân quan tâm đến hiện tình và tương lai Đất nước.người viết chỉ nhìn với một góc độ nhỏ hẹp,kính mong quý vị và các bạn cùng đóng góp để vach ra con đường phải đi trong tương lai . 1 -phổ biến rộng rải ,nâng cao dân trí về quyền con người. 2 -phổ biến rộng rải về chế độ tự do dân chủ ở các nước tiến bộ đã đạt được gồm có những gì. 3 -phổ biến cho toàn dân nhu cầu canh tân đất nước trước thềm thiên niên kỷ mới,phải dẹp bỏ vật cản đường là đảng csvn đi thì mới có tiến bộ được. 4-phổ biến cho mọi người biết rỏ tình trạng tham nhủng thối nát từ trên xuống dưới,bán rẻ tài nguyên đất nước, khai thác cùng kiệt tài ngiuyên thiên nhiên,phá hoại môi trường sống vì tham nhũng và vì dốt nát. 5 -phá hoại đạo Đức cổ truyền,tập quán dân tộc,phá hoại nền tảng gia đình của tập đoàn csvn bằng chủ thuyết ngoại lai từ liên sô ,trung quốc. Đảng csvn chỉ phục vụ cho quốc tế cs và quyền lợi của đảng mà thôi còn quyền lợi dân tộc bị chà đạp. 6-kêu gọi công an và bộ Đội từ bỏ đảng csvn để trở về phục vụ cho dân tộc (lấy kinh
nghiệm từ chiến dịch cữu bình bên trung quốc đã có trên 17 triệu đảng viên cstq bỏ đảng http://9binh.com/9b/binh0.html ) theo website thoÁi ĐẢng của thời báo Đại kỷ nguyên, thống kê kể từ ngày 3/12/2004, số người thoái xuất khỏi đảng và các tổ chức liên quan có tổng số: http://tuidang.dajiyuan.com/ 17.624.095, tháng này: 717.284, tuần này: 225.287, hôm qua: 47.053, hôm nay: 31.572. tính theo giờ bắc kinh. ( http://www.tdngonluan.com/ ; http://www.tudongonluanonline.com/ ; mật thư tội ác của chủ-nghĩa cộng-sản : tàn sát , khủng bố, đàn áp ( livre noir du communisme) ( muc. tim\ hie^u? ) http://www.tinparis.net/vn_index.html http://assembly.coe.int/mainf.asp?link=/documents/adoptedtext/ta06/fres1481.htm (fr) http://assembly.coe.int/main.asp?link=/documents/adoptedtext/ta06/eres1481.htm (us) )
7 -Đòi hỏi và đấu tranh để có tự do ngôn luận,tự do báo chí ,tự dothông tin (nên nhớ thứ tự do nào mà do xin mà có là không thật vì bọn cầm quyền khi vui thì cho,khi buồn thì lấy lại ). 8 -vạch rỏ và phổ biến rộng rải những nguy hại to lớn cho tương lai Đấtnước và dân tộc nếu còn chế độ thối nát hiện nay như:nợ nước ngoài ngày càng chồng chất 20 tỷ mỹ kim .csvn sẳn sang bán rẻ đất nứơc cho ngoại bang tàu ,nga, tư bản để vơ vét, bóc lột sức laođộng của công nhân và nông dân vn. bỏ mặc tệ nạn xả hội ngày càngphát triển, vơ vét đưa con em của chúng đi du học ngoại quốc.thiên tai bảolụt thì tạo tham ô nhiều,không lo cứu trợ nạn nhân .luôn kêu gào van xin nứớc ngoài và kiều bào hải ngoại còn chúng thì mặc tình đút túi tiền cứu trợ. 9-lấy nguyện vọng của người dân trong nươc là chính,kêu gọi quốc tế hổ trợ cho công cuộc đấu tranh của các phong trào đấu tranh hiện nay.cổ vỏ những tổ chức, cá nhân thực sự đấu tranh cho quốc gia dân tộc chớ không hổ trợ cho những bọn Đối lập cải lương. 10- hải ngoại sử dụng lá phiếu cử tri, ngoại giao để tranh thủ các chính khách quốc tế ủng hộ giải pháp giải thể chế độ cs .vận động truyền thông quốc tế lên án chế độ thối nát độc tài hiện nay. 11-phương châm hành động: đấu tranh là cho tương lai đất nước cần phải có tấm lòng rộng mở,không hẹp hòi,không vì lòng căm thù. (dù csvn đã gây nhiều nợ máu với dân tộc,từng gia Đình ,từng cá nhân ) Đấu tranh là lo cho thế hệ tương lai không mang một định kiến nào . iv)kết luận : trong việc lựa chọn phương cách đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho dân tộc việt nam có không ít những chủ trương khác nhau từ : Ôn hoà bất bạo Động , đến chủ trương vỏ trang quân sự,bạo động,khủng bố v.v…chúng ta phải tìm và chọn phương cách nào chắc chắn thành công (qua kinh nghiệm lịch sử) dù có chậm nhưng không gây đổ vở và tan thương như cộng sản đã làm cho Đất nước việt nam trong lịch sử. tương lai Đất
nước kỳ vọng nơi giới trẻ trong và ngoài nước thành phần hiện nay chiếm gần 70% dân số. sau khi lựa chọn thì phải kiên trì đeo đuổi mục tiêu là làm thế nào phải giải thể chế Độ thối nát để xây dựng một chế độ dân chủ tự do thông qua quốc hội và hiến pháp mới cho việt nam thân yêu. long Điền 1/2007. -rất mong được phổ biến rộng rải và góp ý bổ sung những thiếu sót.cảm tạ http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=news&file=article&sid=1243
------------------------------- o o o -------------------------------
gandhi và tư tưởng bất bạo Ðộng ________________________________________ trich từ diển Đàn dân chủ - trích từ triết lý quốc trị Ðông phương của dương thành lợi xuất bản vào năm 1996. phần đăng tải không bao gồm các tài liệu dẫn chứng.) nhà cách mạng Ấn Ðộ gandhi (1869-1948) là con người bằng xương bằng thịt có thật, nhưng cuộc đời của ông là chuỗi dài hy sinh của một siêu vĩ nhân. khoa học gia albert einstein đã chia buồn sau khi gandhi qua đời: nhiều thế hệ tới khó có thể tin là có một nhân vật bằng máu thịt như vậy từng đi lại trên quả địa cầu này? dân tộc Ấn Ðộ tôn gandhi thành vị ‘thánh’ (mahatma) cứu tinh của họ; trong khi đó, nhiều văn hào và sử gia như romain rolland, wille durant so sánh tư cách cao thượng, giản dị, đức hy sinh, lòng dĩ đức báo oán của ông như jêsus - người khai sinh ra thiên chúa giáo tây phương. các lời ca tụng trên không phải là vô căn cứ nếu chúng ta biết rõ về cuộc đời của gandhi nhà ái quốc chấp nhận từ bỏ hết tiền tài, danh vọng và chỉ mang trên mình mảnh vải thô che thân theo kiểu người ‘hạ nhân’ Ấn (the untouchables) nằm tuyệt thực một cách bất bạo động mà có thể làm tiêu tan hệ thống cai trị của đế quốc anh tại Ấn Ðộ. nhà cách mạng nhỏ người ấy với cặp mắt tinh anh không nắm bất cứ chức vụ nào trong chính quyền độc lập Ấn, không điều khiển quân đội, không lãnh đạo đảng phái, nhưng chỉ với tình thương dân tộc bao la bát ngát mà có thể nắm lấy lương tâm của cả quốc gia Ấn hàng trăm triệu người, có thể kêu gọi các đạo quân giết người buôn vũ khí để bắt tay nhau như anh em, thuyết phục nhà thờ từng xua đuổi ‘hạ nhân’ hàng nghìn năm phải mở cửa đón nhận họ vào làm lễ, khiến các lãnh tụ quốc gia phải gạt bỏ qua những khác biệt để cùng quản trị quốc sự tốt đẹp cho dân tộc. sách lược duy nhất của gandhi là tư tưởng bất bạo động ahimsa. trước khi phân tích tư tưởng ahimsa, phần kế tiếp sẽ tìm hiểu về cuộc đời của gandhi - người thực hành sách lược ahimsa đến giây phút cuối của cuộc đời.
cuộc Ðời cách mạng của gandhi mohandas karamchand gandhi sinh ngày 2-10-1869 tại tiểu bang porbandar, Ấn Ðộ. cha của ông giữ chức dewan (thủ tướng) trong chính quyền tiểu bang nhưng gia đình của ông vẫn không khá giả lắm; và có lẽ nhờ vậy cho nên khi còn bé, ông có cơ hội vui đùa với bạn bè cùng tuổi thuộc nhiều thành phần tôn giáo khác nhau. năm lên sáu tuổi, ông cắp sách đến trường và dần dần tỏ ra là một học sinh xuất sắc. năm 12 tuổi, ông phải lấy vợ theo sự sắp xếp của cha mẹ. vợ của gandhi, kasturbhai makanji, là một người đàn bà kiên nhẫn, độ lượng và tận tụy kề vai sát cánh hy sinh với chồng suốt cuộc đời cách mạng của ông. vào năm 1888, theo lời khuyên của nhà tôn giáo mavji dave và với sự trợ giúp của gia đình, gandhi xuất cảnh qua luân Ðôn, anh quốc, để học luật. ba năm sau, ông thi đậu bằng hành nghề luật sư và trở về Ấn Ðộ mở văn phòng tư vấn. nhân việc anh của ông, laxmidas, bị đại diện anh charles ollivant sa thải một cách thiếu công bằng (vì sự ém nhẹm tài chánh của hoàng gia bhavsingh), gandhi đến văn phòng chính quyền can thiệp cho laxmidas nhưng bị ollivant sai người tống cổ ra cửa. Ông đem việc này nói với Ðại luật sư sir pherozeshah mehta và được khuyên là nên im hơi lặng tiếng (‘pocket the insult’) bởi vì người anh đô hộ Ấn Ðộ cho nên họ muốn gì thì được nấy. sự kiện vị luật sư trẻ người Ấn dám đụng đến đại diện anh quốc làm động lòng một thương gia đồng hương tên abdul karim - chủ nhân của công ty dala adbulla & co. karim đề nghị với laxmidas là nên cho gandhi qua nam phi giúp đỡ cho công ty dala adbulla & co. trong một vụ tranh kiện lớn. karim đài thọ hoàn toàn chuyến đi nam phi và trả lương hậu cho gandhi. chuyến đi nam phi đánh dấu bước ngoặc mới trong cuộc đời của ông. vào tháng tư năm 1893, gandhi để lại vợ con ở Ấn Ðộ để lên đường đi nam phi. trong khi đáp xe lửa đến pretoria để nhận nhiệm vụ vào tháng sáu năm đó, gandhi đang ngồi trong toa hạng nhất thì bị đuổi ra. khi khẳng khái từ chối rời chỗ ngồi bởi vì ông đã mua vé hạng nhất thì gandhi bị nhân viên tàu hỏa đẩy ra khỏi toa xe lửa; hành lý của ông bị quăng xuống đất. Ðêm hôm đó ông nghỉ trong phòng đợi của nhà ga pietermaritzburg và đi đến quyết định là ông không thể tiếp tục chấp nhận bị kỳ thị và sẽ sử dụng phương pháp riêng của ông để chấm dứt tệ nạn kỳ thị chủng tộc - phản kháng tích cực nhưng bất bạo động. vào tháng 5-1894, gandhi tổ chức nghị viện Ấn Ðộ natal (natal indian congress) để chống lại dự luật tước đoạt quyền bầu cử, tức là ảnh hưởng chính trị, của dân Ấn Ðộ tại nam phi. do nỗ lực phản kháng này mà ông bị một số người Âu châu đánh gần bất tỉnh vào ngày 13-1-1897, nhưng ông không truy tố phạm nhân; theo ông, kẻ có tội là chính quyền natal vốn có chánh sách khuyến khích người Âu kỳ thị người Ấn, và đây là một vấn đề chính trị phải được ông giải quyết trên chính trường với lãnh tụ chính quyền. Ðể tạo sự thông cảm với giới lao động nghèo gốc Ấn, gandhi mở một nhà y tế nhỏ nhằm giúp đỡ họ miễn phí. song song, ông cho ra tờ báo indian opinion để trình bày ý kiến của cộng đồng Ấn đối với các vấn đề quan trọng. Ông cũng bắt đầu chủ trương đơn giản hóa đời sống cá nhân tới mức tối thiểu.
vào năm 1906, chính quyền natal ra dự luật bắt buộc tất cả thường dân gốc a¨ châu phải đăng ký, mang thẻ kiểm tra, và nếu trên 8 tuổi thì bị lấy dấu tay (như phạm nhân). gandhi và đa số dân Ấn ở nam phi tuyên thệ thà chết chứ không chịu đi ghi danh. vào tháng 10 năm đó, ông dẫn một phái đoàn qua luân Ðôn để cầu viện với quốc hội anh về dự luật kỳ thị của chính quyền natal; với sự vận động của phái đoàn gandhi, dự luật này không được quốc hội anh chấp thuận cho nên không được anh hoàng phê chuẩn. tuy vậy, tin vui này không kéo dài bởi vì khi chính quyền nam phi ở transvaal trở thành nhà nước tự trị (selfgovernment) vào năm 1907 thì ảnh hưởng của quốc hội anh trở nên vô hiệu. tướng smuts của transvaal quyết định là tất cả thường dân Ấn phải đăng ký và bị lấy dấu tay trước ngày 1-7-1907. nhiều người Ấn chống đối lại quyết định này và đã bị bắt giam, trong đó có gandhi. khi thấy dân Ấn quá cứng đầu thà đi tù còn hơn bị nhục, smuts liên lạc và thương lượng với gandhi. cuối cùng hai bên đồng ý là thường dân Ấn phải đăng ký một cách tự nguyện, nhưng thành phần trí thức Ấn không bị lấy dấu tay mà chỉ cần ký tên. sau khi hai bên thỏa thuận xong các điều kiện giải hòa, gandhi được phóng thích và bắt đầu lên tiếng kêu gọi dân Ấn tự nguyện đi đăng ký. một thanh niên Ấn, mir alam, và bốn người khác chống lại sự kiện chuyển hướng đăng ký tự nguyện cho nên đã đánh gandhi trọng thương khi ông đi đăng ký vào tháng 2-1908. sau khi bình phục, ông không truy tố họ về tội trạng này. vào tháng 10 năm đó, gandhi lại khuyến khích dân Ấn đốt các thẻ kiểm tra để chống lại một số dự luật kỳ thị khác (thuế thân, v.v.). chiến thuật của ông là bắt buộc chính phủ phải tốn tiền để nuôi người Ấn cho đến khi ngân sách nhà nước bị kiệt quệ. các thành viên satyagraha, trong đó có gandhi và con trai ông, hy sinh phạm luật ‘phá rối trật tự’ để được vào tù; luật sư biện hộ cho họ có nhiệm vụ xin cho họ bị án càng nặng càng tốt. từ năm 1908 đến 1914, gandhi dẫn đầu nhiều cuộc đình công, biểu tình chống đối chính quyền và phải ra vào tù nhiều lần. vào tháng 1-1914, tướng smuts phải thương lượng với gandhi và từ từ bãi bỏ hết các bộ luật kỳ thị người Ấn như luật thuế thân. người tù gandhi đã thành công - mặc dầu chỉ tương đối - trong việc bảo vệ nhân phẩm của dân Ấn tại nam phi. giữa tháng 7-1914, ông từ giã nam phi đi thăm anh quốc rồi hồi hương về Ấn Ðộ. tưởng cũng cần kể lại một câu chuyện đã xảy ra trong gia đình gandhi vào tháng 10-1901 ở nam phi. tại natal, bà kasturbhai muốn giữ lại số vàng ngọc mà thương gia Ấn tặng ông bà để ghi ơn, nhưng gandhi cực lực phản đối. Ông ra lệnh là phải trả lại tất cả các tặng phẩm cho người Ấn ở địa phương để tổ chức nghị viện Ấn Ðộ natal của họ có quỹ hầu tiến hành những công tác chống lại các dự luật bất công của chính quyền. trở về Ấn Ðộ ngày 9-1-1915, gandhi cảm thấy xa lạ với đất mẹ của mình. Ấn Ðộ nằm dưới ách thống trị của anh quốc là một đất nước hấp dẫn đối với ông từ xa, nhưng khi đặt chân lên Ấn Ðộ thì ông chưa biết mình phải làm gì. người dân Ấn đón chào ông một cách hoan hỉ nhưng họ không biết ông có thể giúp đỡ được gì cho họ; một số trí thức và giới vương giả Ấn lại tỏ vẻ dè dặt đối với nhân vật nổi loạn gandhi. theo lời đề nghị của gokhale - một người bạn cũng được xem là vị cố vấn chính trị - gandhi bỏ nhiều thời giờ đi khắp Ấn Ðộ để tìm hiểu dân tình; ông biết là chỉ khi nào ông thấu hiểu được thực trạng
của nhân dân thì ông mới biết là mình có thể giúp được gì cho họ. vào tháng 6-1916, gandhi được mời nói chuyện tại lễ khai trương Ðại học Ấn giáo benares (benares hindu university). trước mặt đại diện chính quyền đế quốc và các nhân vật vương giả Ấn đầy quyền hành, gandhi khuyên sinh viên nên học hỏi tiếng Ấn thay vì anh văn: ‘ngôn ngữ của chúng ta phản ảnh bản thân chúng ta, và nếu các bạn bảo tôi là ngôn ngữ của chúng ta quá nghèo nàn không thể trình bày những tư tưởng cao cả nhất, thì tôi nói là chúng ta nên tự diệt càng nhanh chừng nào càng tốt chừng đó!’ (our language is the reflection of ourselves, and if you tell me our languages are too poor to express the best thoughts, then i say that the sooner we are wiped out of existence the better of us!). sau đó ông tấn công thành phần vương giả giàu có và kết án là ngọc ngà châu báu của họ đến từ hành động cướp của dân nghèo; ông kêu gọi họ nên mở kho ra để phân phát cho bần dân. Ðại diện chính quyền đế quốc và quan khách vương giả bỏ ra về trước khi gandhi kết thúc bài nói chuyện của ông. sau bài diễn văn đó, chính quyền đô hộ và thành phần vương giả Ấn khinh bỉ gandhi, nhưng nhiều tổ chức và đại học lại muốn ông đến chia xẻ quan điểm của ông với họ; giấy mời từ khắp nơi gởi đến ông tới tấp. gandhi bắt đầu mang trên vai nhiệm vụ đánh thức dân tộc Ấn để họ nhận thức được là họ phải thay đổi từ cách sống đến tinh thần hầu có thể nắm lấy quyền lực chính trị trong tay, nếu không thì họ luôn luôn là những nạn nhân tự nguyện của sự đàn áp (willing victims of oppression). vào tháng 12 năm đó, gandhi dự hội nghị của nghị viện quốc gia Ấn (indian national congress). vai trò của ông đối với tổ chức nghị viện trong giai đoạn này không có gì đáng kể, nếu không nói là những nhân vật có ảnh hưởng trong tổ chức như tilak, jinnah, và besant (một phụ nữ cách mạng gốc anh) lúc đó xem thường ông. tại hội nghị này, gandhi gặp rajkumar shukla, một đại diện của nông dân champaran. shukla tham dự hội nghị với trọng trách trình bày thực trạng bất công ở champaran và yêu cầu tổ chức congress giúp đỡ. rất tiếc là shukla không có ảnh hưởng chính trị cho nên không ai thực sự chịu lắng nghe kiến nghị của ông - ngoại trừ gandhi vốn không có việc gì để làm lúc đó. tại vùng champaran, giới địa chủ anh với sự giúp đỡ của chính quyền đô hộ cướp đoạt ruộng đất và bắt dân địa phương trồng tỉa cho họ với đồng lương chết đói. song song, dân địa phương còn phải đóng cho bọn địa chủ một loại thuế lạ đời gọi là abwabs mỗi lần có giỗ chạp, cưới gả, hay tậu ghe, ngựa, v.v. nông dân champaran sống rất cực khổ và thỉnh thoảng họ biểu tình đòi cải cách nhưng không thành công. vào tháng 12-1916, nông dân vô danh rajkumar shukla lặn lội đi xin tổ chức nghị viện giúp đỡ; nhưng không ai chịu lắng tai nghe lời kể lể của ông. gandhi ban đầu cũng không tin shukla và chỉ hứa suông là ông sẽ giúp sau khi được nhìn thấy tận mắt sự bất công - sự trợ giúp này có thể sẽ không bao giờ xảy ra bởi vì gandhi chưa từng nghe đến địa danh champaran và ông cũng còn nhiều việc quan trọng hơn để làm. nhưng sự van nài kiên nhẫn của shukla khiến gandhi không thể từ chối. ngày 10-4-1917, gandhi đi thẳng đến muzaffarpur - nơi nông dân đang nổi loạn chống lại bọn địa chủ. sau khi trực diện với thực trạng cực khổ của giới bần nông, gandhi họp tất cả luật sư và thành phần trí thức địa phương lại để giúp ông trong việc thâu thập các bằng
chứng hầu kiến nghị (petition) lên chính quyền. có người phàn nàn là chiến lược của gandhi khó thực hiện được bởi vì các luật sư giàu có không thể kiên nhẫn vào tù phỏng vấn nông dân đang bị bắt một cách miễn phí, một số người khác lại thấy là công việc này kéo dài quá lâu mà lại không có hiệu quả ngay lập tức. gandhi cứ tiếp tục công việc đã được vạch ra; theo ông, nếu cần cũng có thể tốn hai năm trời để thâu thập bằng chứng. gandhi biết là việc ông làm sẽ khiến bọn địa chủ tức tối và họ sẽ tìm mọi cách để bắt ông hoặc tống xuất ông ra khỏi muzaffarpur cho nên ông đã chuẩn bị trước cho nguy cơ bị câu lưu. Ông sắp xếp người thay thế để tiếp tục thâu nhận và cất giấu chứng cớ sau khi ông bị bắt. Ông cũng gởi thư kêu gọi sự giúp đỡ của những người có thế lực cũng như chính quyền đô hộ trung ương. Ông thẳng thắn trao trả lại huy chương vàng kaisar i hin về công tác nhân đạo của ông bởi vì thấy là ông đang làm việc nhân đạo cho nông dân muzaffarpur mà bị cấm đoán. cuối cùng thì gandhi bị bắt nhưng được cho tại ngoại hầu tra với điều kiện là phải đóng 100 rupees để thế chân. Ông than là không có tiền thì lại được chánh a¨n đổi ý cho ký tên thay tiền, nhưng ông cũng không chịu ký. rốt cuộc ông cũng được thả ra chờ ngày hầu tòa mà không phải ký tên hay đóng tiền thế chân. khi được thả ra, ông vẫn tiếp tục làm việc như cũ mà không tỏ vẻ sợ hãi. có một người anh tên charlie andrews đến giúp đỡ nhóm của ông và ai cũng muốn andrews ở lại lâu với họ để làm một tấm chắn hộ mạng cho họ chống lại chính quyền địa phương. gandhi bảo andrews phải lập tức rời khỏi muzaffarpur bởi vì sự hiện diện của andrews có hại cho tinh thần của nhóm; họ phải tự rèn luyện lòng can đảm để có thể làm việc một mình mà không sợ hãi bạo lực đàn áp của chính quyền địa phương. sau một thời gian làm việc tận tụy, các luật sư dưới sự điều động của gandhi thâu thập được khoảng 25000 hồ sơ và tường trình lên chính quyền đô hộ để đòi hỏi họ giải quyết. Ðại diện chính quyền, thành phần địa chủ, và gandhi sau nhiều ngày thảo luận đã đi đến quyết định là giới địa chủ phải trả lại cho nông dân 25% số tiền thuế mà họ đã lạm thâu. chiến thắng này của gandhi - được chính thức hóa vào ngày 3-10-1917 - sau sáu tháng làm việc ngày đêm đưa ông vào vị trí lãnh đạo nông dân chống lại sự đàn áp của giới địa chủ. một nhân viên thuộc địa anh tên w.a. lewis đã viết về tư cách của ‘vị thánh’ sau cuộc gặp gỡ gandhi vào ngày 29-4 để bàn về tình trạng của nông dân muzaffarpur như sau: ‘chúng ta có thể xem gandhi như một nhân vật quá lý tưởng, cực đoan, hay một nhà cách mạng theo ý kiến riêng của chúng ta. nhưng đối với dân raiyats ông là người giải phóng họ, và họ xem ông như người có nhiều quyền phép ngoại hạn. Ông đi qua lại các làng để kêu gọi họ ta thán cho ông nghe, và ông chuyển hóa óc tưởng tượng của đại đa số ngu dân với viễn ảnh của nghìn năm về trước.’ cuối năm 1917, gandhi được bà gangabehn majmundar tặng một khung dệt cũ kỹ. Ông bắt đầu tự dệt lấy vải để may áo quần cá nhân, và phong trào khadi (dệt tại gia) bùng nổ. các vụ tự nguyện đốt vải vóc ngoại quốc đã xảy ra ở nhiều nơi để tô điểm thêm cho tinh thần kiên quyết chống lại chế độ cai trị của thực dân anh tại Ấn.
vào tháng 2-1918, gandhi hướng dẫn cuộc đình công của giới thợ thuyền tại ahmedabad. sau một thời gian không có kết quả, nhiều công nhân bắt đầu có ý muốn trở lại làm việc. họ không còn tiếp tục tin tưởng vào gandhi vốn không có gì để mất mà họ thì có thể bị chết đói. biết được ý nghĩ này, gandhi đã lấy mạng sống của mình ra để bảo vệ sự đoàn kết của công nhân; ông bắt đầu tuyệt thực cho đến chết, nếu cần thiết, để chứng minh cho giới công nhân thấy sự hy sinh tuyệt đối của ông cũng như chứng tỏ với thành phần chủ nhân tinh thần kiên quyết đình công của giới thợ thuyền. sau hai ngày tuyệt thực của gandhi, giới chủ nhân đồng ý tăng lương 35% cho công nhân; và con người ốm o gầy mòn gandhi lại chiến thắng thêm một lần nữa cho giai cấp bần cùng trong xã hội Ấn.
vào tháng 3-1919, dự luật ngăn cấm các hành động chống đối chính quyền thuộc địa được thông qua. sau khi nghiên cứu hậu quả tác hại của bộ luật mới, gandhi - lúc này đã ở trong vị thế lãnh đạo nhân dân - đi đến quyết định phải chống lại ảnh hưởng bất lợi của bộ luật mới. Ông kêu gọi tổng đình công cả nước (hartal) trong vòng 48 tiếng đồng hồ bắt đầu từ ngày 6-4. cuộc đình công bất bạo động đem đến nhiều cảnh đổ máu giữa thường dân và lực lượng an ninh thuộc địa. Ở amritsar, vào ngày 13-4, sĩ quan anh tên reginald dyer ra lệnh cho lính bắn vào đám đông đang tham dự một buổi lễ của đạo sikh. vốn không hiểu được giáo lệ sikh quy định là nam giới phải mang dao trong người, dyer thấy dân mang dao lại tưởng tượng là họ đang biểu tình cho nên ra tay đàn áp; sự tưởng tượng ngu dốt của dyer đã làm thiệt mạng 379 nam nữ và trẻ em vô tội cũng như khiến trên một ngàn người bị trọng thương. vụ thảm sát amritsar đánh dấu sự rạn nứt đầu tiên trong guồng máy thuộc địa anh tại Ấn Ðộ. lúc đầu khi nghe tin về vụ bắn giết thường dân vô tội ở amritsar, gandhi nghĩ là giới bần dân có lẽ phải bạo động để cho dyer hạ lệnh nổ súng. nhưng khi ông biết rõ vụ thảm sát là kết quả đến từ đầu óc ngông cuồng của tên sĩ quan thuộc địa, gandhi kiên quyết phải đấu tranh trực diện với chính quyền thuộc địa cho sự tự do của dân tộc Ấn. Ông hoạch định chương trình hành động gồm 4 bước: (1) người Ấn trả lại tất cả những huy chương, chức tước do chính quyền thuộc địa ban cho; (2) tất cả luật sư đóng cửa văn phòng, nhân viên chính quyền từ chức, và cha mẹ không cho con tiếp tục theo học những trường có sự tài trợ của chính quyền thuộc địa; (3) tất cả binh lính Ấn trong quân đội thuộc địa giã từ vũ khí; và (4) toàn thể nhân dân từ chối không đóng thuế cho chính quyền thuộc địa. gandhi bắt đầu được dân Ấn gọi là thánh. Ông đi đâu cũng được họ tung hô ‘vạn tuế thánh gandhi’ (mahatma gandhi ki jai); nhưng ông lại muốn họ tung hô ‘vạn tuế Ấn giáohồi giáo’ (hindu-mussulman ki jai) nhằm tu bổ thêm cho tình đoàn kết giữa người Ấn theo Ấn giáo và người Ấn theo đạo hồi. [sự chia rẽ giữa hai nhóm Ấn và hồi đã đưa đến cảnh chia ba quốc gia Ấn Ðộ sau này thành pakistan, bangladesh và Ấn Ðộ]. Ðối diện với phong trào cách mạng bất bạo động bùng nổ ở nhiều nơi (có chỗ thành viên phong trào bất-bạo-động đã có nhiều hành động bạo động sát nhân như ở làng chahuri chaura), chính quyền thuộc địa quyết định bắt giữ gandhi vào ngày 10-3-1922. Ông bị đưa ra xét xử và bị kết án 6 năm tù. ngày 4-2-1924, ông được thả ra vì tình trạng sức khỏe yếu kém (ông bị bệnh phải mổ trước đó một tháng cho nên thành phần lãnh đạo chính quyền thuộc địa không muốn ông chết trong lao tù của họ).
ngày 26-1-1930, gandhi kêu gọi dân Ấn treo lá cờ độc lập do nghị viện quốc gia Ấn thông qua. ngày 12-3-1930, gandhi bắt đầu cuộc hành trình lấy muối biển để chống lại chính sách độc quyền kiểm soát sự sản xuất muối của chính quyền thuộc địa. khởi hành từ sabarmati, gandhi lúc đó đã 61 tuổi mang trên mình mảnh vải che thân theo kiểu người ‘hạ nhân’ Ấn và cầm khúc gậy đi bộ 380 cây số đến bờ biển dandi để lấy muối. Ông xuất hành với dự tính chỉ đi một mình, nhưng dọc đường hàng ngàn người đã đi theo tạo thành một cuộc trường chinh lấy muối (the salt march). trên đường đi, gandhi ghé qua các làng xã để nói chuyện với dân chúng. Ở bhatgam, ông phát biểu: ‘chúng tôi tiến bước trong danh nghĩa thượng Ðế. chúng tôi hành động thay cho người đói khổ, không manh áo và không việc làm.’ (we are marching in the name of god. we profess to act on behalf of the hungry, the naked and the unemployment.’) sau khi gandhi lọc được nắm muối đầu tiên tại bờ biển dandi, cả nước Ấn rơi vào cơn sốt lấy muối; đâu đâu cũng thấy người dân thi nhau lọc lấy muối biển để dùng thay muối của nhà nước thuộc địa. chính quyền thuộc địa chưa biết phải phản ứng như thế nào đối với hành động phản kháng mới này thì hai sự kiện xảy ra: (i) một số thành viên của tổ chức cách mạng bạo động hội cộng hòa Ấn giáo (hindustan republican association) cướp kho vũ khí ở chittagong và trốn vào rừng sau khi giết 6 người; và (ii) đội quân thuộc địa gốc Ấn giáo đã từ chối không bắn vào đoàn người Ấn gốc hồi giáo biểu tình chống chính quyền ở peshawar. những biến chuyển mới này bắt buộc guồng máy thuộc địa phải phản ứng mạnh bắt đầu với lệnh ngăn cấm báo chí Ấn không được tường thuật về phong trào chống đối chính quyền thuộc địa. gandhi bị bắt vào ngày 4-5-1930. hai tuần sau, 2500 thành viên tổ chức nghị viện quyết định chiếm lấy cơ sở sản xuất muối dharasana một cách bất bạo động. trong tay không vũ khí, họ sắp hàng đi bộ vào sở muối và chỉ giơ tay đỡ bá súng của lính. hai người chết và khoảng 320 bị lính thuộc địa đánh trọng thương phải đưa vào trạm y tế dã chiến, nhưng họ vẫn tiếp tục nối bước một cách bất bạo động với mục đích chiếm lấy sở muối. cuối cùng vì không thể tiếp tục đánh đập mãi người tay không, lính thuộc địa xông vào bắt hai người đang chỉ đạo nỗ lực chiếm sở muối bất bạo động, sarojini naidu và manilal gandhi (con của gandhi). Ấn Ðộ bùng nổ với nhiều cuộc biểu tình ở khắp nơi. chính quyền thuộc địa thẳng tay đàn áp và bắt giam khoảng 100000 người. ngày 26-1-1931, gandhi và những lãnh tụ của tổ chức nghị viện được phóng thích vô điều kiện. vào tháng 9 năm ấy, ông đi luân Ðôn để tham dự hội nghị bàn tròn về vấn đề độc lập của Ấn Ðộ. mặc dầu hội nghị không giải quyết được việc gì quan trọng, sự hiện diện của gandhi là một hiện tượng vĩ đại ở Âu châu. dân chúng tuôn ra đường chào đón ông, và ngay cả những công nhân thất nghiệp cũng ủng hộ ông mặc dầu chính gandhi kêu gọi tẩy chay hàng hóa tây phương; họ nói ‘nếu tôi ở trong hoàn cảnh của gandhi tôi cũng kêu gọi như vậy’. Ông viếng thăm vatican và bị một cây thánh giá cao hút hồn vì ông ‘thấy hình ảnh của jêsus’ (i saw a figure of chirst there); rất tiếc là giáo hoàng gia tô lúc đó từ chối tiếp kiến ông. ngày 28-12-1931, gandhi trở về Ấn và bị bắt một tuần sau đó ở bombay. Ông tiếp tục chủ trương chống đối chính quyền một cách bất bạo động. theo ông, ‘sự bất tuân luật pháp
không những là quyền tự nhiên của một dân tộc, đặc biệt là khi họ không có tiếng nói hiệu lực trong chính quyền của họ, mà còn thay thế cho bạo lực hay phản kháng vũ trang.’ (i believe that civil disobedience is not only the natural right of a people, especially when they have no effective voice in their own government, but that it is also a substitute for violence or armed rebellion). ngày 17-8-1932, thủ tướng anh ramsay macdonald quyết định công nhận thành phần ‘hạ nhân’ Ấn như một cộng đồng riêng biệt có quyền bầu cử và ứng cử riêng rẽ nhằm đào sâu hố ngăn cách xã hội trong âm mưu ‘chia để trị.’ tại Ấn Ðộ, truyền thống Ấn giáo lâu đời chia nhân loại ra làm 4 thành phần: giáo sĩ (brahman), vua chúa quý tộc (ksatriya), điền chủ thương gia (vaisya), và nô lệ (sudra); những người không nằm trong thành phần này là loại ‘hạ nhân’ (paria) không ai muốn giao thiệp hay đụng đến (the untouchables). trong quan niệm cách mạng của gandhi, ba kẻ thù chánh là sự nghèo khổ của đại đa số dân Ấn, tệ nạn khinh khi thành phần ‘hạ nhân’, và guồng máy đô hộ thực dân. theo ông, ‘sự thống khổ tinh thần chỉ chấm dứt khi mọi dấu vết của tình trạng hạ nhân biến mất’ và ‘.. thà Ấn giáo chết còn hơn là tình trạng hạ nhân tồn tại.’ (‘the agony of soul is not going to end until every trace of untouchability is gone.’ ‘i would far rather that hinduism died than that untouchability lived.’) vì vậy cho nên ông cực lực đả kích quyết định ‘chia để trị’ của macdonald và bắt đầu cuộc tuyệt thực mới để phản đối. chính sự tuyệt thực của ông đã đánh thức dân Ấn theo Ấn giáo. các nhà thờ mở rộng cửa đón nhận thành phần hạ nhân vào làm lễ mà không đặt bất cứ điều kiện nào. chính quyền thuộc địa bắt đầu tham khảo ý kiến của đại diện giới hạ nhân để sửa đổi quyết định của macdonald. sau khi họ đi đến thỏa thuận cải cách quyết định chia để trị thì sức khỏe của gandhi rất yếu; họ vội vã đưa bản thảo đến cho ông xem. gandhi phủi tay bảo là họ phải đem đến cho ambedkar - đại diện giới hạ nhân - cho vị này tham khảo và chấp thuận trước. ngày 8-5-1933, gandhi được thả ra và rồi bị bắt lại ba tháng sau đó. Ông bắt đầu tuyệt thực bởi vì cai tù theo lệnh chính quyền cấm không cho ông tiếp tục làm việc trong tù cho thành phần hạ nhân. sức khỏe của ông quá kém cho nên ông được đưa vào bệnh viện cứu dưỡng; sau đó chính quyền phải phóng thích ông bởi vì nếu ông bị chết trong tù thì họ sợ bị cả thế giới lên án. ngày 8-8-1942, tổ chức nghị viện với ý kiến ‘cố vấn’ của gandhi thông qua nghị định ‘quit india’ [rời Ấn Ðộ] nhằm kêu gọi chính quyền anh rút lui. gandhi ở tuổi 73 lãnh đạo cuộc tổng phản kháng bất bạo động toàn quốc với khẩu hiệu ‘do or die’ [hành Ðộng hay hy sinh] (we shall either free india or die in the attempt). chính quyền thuộc địa vội vã bắt giữ gandhi để khống chế phong trào chống đối; nhưng lần này ông được đối xử rất tử tế hơn những lần đi tù trước. vợ của ông qua đời vào ngày 22-2-1944, và ông được thả ra vào tháng 5 cùng năm. là người muốn thấy một quốc gia Ấn Ðộ độc lập không chia rẽ cho nên gandhi phản đối tất cả những ai chủ trương chia hai Ấn Ðộ. rất tiếc cho ông là đại diện hồi giáo Ấn ali jinnah chỉ muốn làm lãnh tụ của một quốc gia riêng biệt cho nên không có ý định thương lượng để bảo tồn biên thùy Ấn Ðộ. gandhi - một người theo Ấn giáo - rất rộng lượng cho
nên đề nghị là Ấn Ðộ có thể được lãnh đạo bởi một chính quyền hồi giáo hầu Ấn Ðộ không bị chia đôi; nhưng ý kiến của ông bị thành viên tổ chức nghị viện theo Ấn giáo phủ quyết. tổ chức nghị viện đồng ý với kế hoạch của luân Ðôn phân chia Ấn Ðộ ra thành ba quốc gia: Ấn Ðộ, tây pakistan, Ðông pakistan (đã đổi tên thành bangladesh từ năm 1971). khi nghị viện đồng ý chia ba Ấn Ðộ, gandhi rất đau lòng nhưng vẫn kêu gọi dân Ấn phải ủng hộ quyết định của nghị viện. [gandhi ước mơ sau này ông sẽ có dịp tiến hành một cuộc trường chinh khác vào hai vùng pakistan để kêu gọi dân ở đây trở lại với Ấn Ðộ, nhưng rất tiếc là ông bị ám sát trước khi có thể hoàn thành nguyện vọng này.] vào tháng 8-1946, nehru - một thành viên tổ chức nghị viện rất tận tụy với gandhi - được thống Ðốc anh mời đứng ra thành lập chính quyền lâm thời để anh quốc có thể sắp xếp việc rút lui. Ước mơ một Ấn Ðộ độc lập của gandhi được thành tựu, nhưng ông lại phải đối đầu với các vấn đề khó khăn khác. lúc này hai vùng pakistan chưa được công nhận cho nên lãnh tụ hồi giáo Ấn ali jinnah đưa ra chương trình ‘direct action’ [hành Ðộng trực tiếp] để khoanh vùng tự trị bằng cách giết hại các gia đình theo Ấn giáo ở pakistan. cuộc tàn sát tập thể bắt đầu, và dân Ấn giáo lẫn dân hồi giáo vô tội bị giết hại mà không ai có khả năng chấm dứt cuộc săn người rùng rợn (riêng chỉ ở thành phố calcutta đã có 5000 người chết trong vòng 4 ngày). quân đội trở nên bất lực trước sự khát máu của con người bị điên loạn trong danh nghĩa tôn giáo. cả Ấn Ðộ chỉ có một người nắm giữ lương tâm của cả dân tộc và có thể chấm dứt cuộc tàn sát tập thể này. người đó là gandhi và vũ khí của ông là tình thương yêu tất cả mọi người bất kể tôn giáo hay đẳng cấp xã hội. ngày 1-9-1947, gandhi bắt đầu tuyệt thực ở calcutta để tái lập hòa bình. tin tức về gandhi đang tuyệt thực để chịu chết cho sự điên loạn của dân Ấn khiến họ bắt đầu suy nghĩ về các hành động dã man của họ. người theo đạo hồi bắt đầu tự hỏi là nếu gandhi qua đời thì không còn ai thực sự bảo vệ họ, và chắc chắn là họ sẽ bị đại đa số dân theo Ấn giáo nghiền nát. người theo Ấn giáo lại sợ phải chịu trách nhiệm về cái chết của gandhi người đã tận tụy hy sinh cả cuộc đời để giành lại độc lập cho quốc gia. cuối cùng hai bên Ấn hồi quyết định từ bỏ vũ khí và chấm giứt giết hại lẫn nhau. mặc dầu tình trạng tàn sát tập thể không còn xảy ra nhưng bầu không khí thù nghịch giữa dân hồi giáo và Ấn giáo vẫn còn tồn tại. gandhi quyết định tuyệt thực ở delhi vào ngày 13-1-1948 cho đến chết để yêu cầu dân Ấn bất kể tôn giáo phải bắt tay đoàn kết. sức khỏe của ông rất yếu kém vào lúc này; ông đã bắt đầu nói sảng trong giấc ngủ. thành viên của tất cả các tổ chức tôn giáo ở delhi đã vì mạng sống của gandhi mà gạt bỏ qua mọi sự khác biệt và cùng ký vào tuyên cáo là họ sẽ chung sống trong hòa bình cũng như hứa bảo vệ thiểu số dân theo hồi giáo. tuyên cáo này ra đúng lúc mà tình trạng sức khỏe của gandhi đã đi tới mức nguy hiểm (năm ngày sau khi ông bắt đầu tuyệt thực); may mắn là ông đã hồi phục tương đối không khó khăn lắm. ngày 20-1-1948, một quả bom ám sát gandhi nổ tung gần tòa nhà ông ở nhưng ông vẫn bình tĩnh không tỏ vẻ lo ngại. ngày 30-1-1948 trong khi gandhi đang đi đến nơi cầu nguyện thì bị nathuram godse bắn chết. godse là người theo Ấn giáo cực đoan và quyết định ám sát gandhi vì nghĩ là ông thương dân hồi giáo quá mức. khi gandhi qua đời, gia
tài vật chất của ông không có gì; nhưng hình ảnh cụ già ở chung với giới nghèo khổ, che mảnh vải thô kiểu ‘hạ nhân’, cầm cây gậy đuổi thực dân anh luôn luôn in rõ trong óc người dân Ấn, và gia tài tinh thần của ông với tư tưởng bất bạo động ahimsa trở thành một tư tưởng quý báu trong kho tàng văn hóa của nhân loại. vài trang giấy trên không đủ để diễn tả hết được tất cả những khía cạnh vĩ đại của cuộc đời gandhi. từ một luật sư thành công giàu có ở nam phi, ông đã chấp nhận hy sinh cho dân tộc. Ông vui vẻ sống chung với thành phần ‘hạ nhân’ để xóa tan chế độ giai cấp trong xã hội Ấn, đi xe lửa thì luôn luôn lấy vé hạng bét để được tâm tình với người nghèo, từ chối quà cáp và khuyên người tặng nên đem cho dân nghèo, che mảnh vải thô của người ‘hạ nhân’ để đánh thức lương tâm dân tộc Ấn, chống gậy đi bộ hàng trăm cây số để đuổi thực dân anh, tuyệt thực đến chết để đoàn kết dân tộc, v.v. tất cả các hành động của gandhi đều phản ảnh sự tin tưởng của ông là chỉ có tình thương, chứ không phải sức mạnh bạo lực, có thể giải phóng con người mà không làm tiêu tan tiềm lực quốc gia vốn cần thiết để giúp xây dựng đất nước sau khi giành lại được độc lập. sách lược duy nhất của gandhi là tư tưởng bất bạo động ahimsa. phần kế tiếp sẽ phân tích tư tưởng ahimsa. ahimsa hay tư tưởng bất bạo Ðộng triết thuyết ahimsa của gandhi là triết thuyết bất bạo động, và ông chủ trương áp dụng bất bạo động trong mọi lãnh vực quốc gia. việc diễn tả triết thuyết này một cách toàn vẹn không đơn giản bởi vì chính gandhi cũng từng thú nhận: ‘không ai có thể diễn tả thượng Ðế một cách đầy đủ. việc diễn tả bất bạo động cũng như vậy.’ tuy vậy, ahimsa có thể được định nghĩa tạm như là tư tưởng bất bạo động hướng dẫn con người hành xử theo tình thương người với sự can đảm cá nhân vượt bực. tình thương người và lòng can đảm cá nhân chính là hai bửu bối quan trọng của người thi hành bất bạo động. ‘lưỡi kiếm của bất bạo động là tình thương và sự quả quyết không thể lay chuyển.’ sách lược bất bạo động khác với chủ trương phản kháng tiêu cực (passive resistance). phản kháng tiêu cực là vũ khí của thành phần yếu không có khả năng tài trợ bạo lực nhưng không từ chối việc sử dụng bạo lực khi điều kiện cho phép. trong khi đó, sách lược ahimsa là vũ khí của thành phần mạnh nhất, có ý chí cao nhất và hoàn toàn không chấp nhận việc dùng bạo lực trong mọi hoàn cảnh. bất bạo động lúc nào cũng hơn phản kháng vũ lực và có thể giải quyết tất cả các khó khăn; tuy vậy, bất bạo động không thể được sử dụng để bảo vệ các chủ trương sai lầm. gandhi tin tưởng tuyệt đối vào sự thành công của đường lối bất bạo động. theo ông, không có vấn đề thua thiệt trong bất bạo động. bất bạo động sẽ không bị thất bại nếu là bất bạo động thật sự; và chỉ có những kẻ giả mạo bất bạo động mới gặp thất bại. gandhi cho biết là suốt nửa thế kỷ của cuộc đời, ông chưa bao giờ trải qua một hoàn cảnh nào mà ông không thể giải quyết bằng phương pháp bất bạo động. Ï Ðối với ông, ahimsa là một tín điều cho nên ông luôn luôn áp dụng bất bạo động khi làm việc một mình hay với bạn đồng hành. Ðối với gandhi, nhiệm vụ tuyên truyền cho ahimsa là mục đích của cuộc đời cho nên ông chủ trương phải sử dụng bất bạo động trong mọi hoàn cảnh. Ông tin rằng khi việc thực hiện bất bạo động trở thành phổ cập khắp vũ trụ thì thượng Ðế sẽ cai trị ở mặt đất như trên thiên đàng.
trong biên thùy của thế giới bất bạo động, mọi suy tư đều có giá trị và mọi tiếng nói thật sự đều có giá trị. gandhi quan niệm rằng chúng ta có thể sẽ không bao giờ đủ mạnh để hoàn toàn trở thành bất bạo động trong ý nghĩ, lời nói và hành động; nhưng chúng ta phải giữ bất bạo động như mục đích của cuộc đời và tiến hóa dần dần về hướng bất bạo động. sự vinh đạt tự do - của con người, quốc gia hay thế giới - phải tương xứng với khả năng hành xử bất bạo động của mỗi cá nhân. satyagraha khi áp dụng triết thuyết ahimsa vào thực tế thì sức mạnh nòng cốt của ahimsa là satyagraha. ‘satyagraha là nắm lấy sự thật hay chân lý cho nên có nghĩa là sức mạnh chân lý (truth-force). chân lý là linh hồn hay tinh thần. vì vậy cho nên (satyagraha) cũng được biết dưới danh nghĩa sức mạnh linh hồn (soul-force). (satyagraha) không chấp nhận việc sử dụng bạo lực bởi vì con người không có khả năng biết được chân lý tuyệt đối cho nên không đủ tư cách để xử phạt (người khác).’ sức mạnh chân lý cung cấp cho nhân dân tinh thần can đảm chấp nhận hy sinh để phản đối những chính sách bất công của chính quyền, và chấp nhận hy sinh để bất hợp tác với chính quyền trên tất cả mọi phương diện cho đến khi chân lý chiến thắng, tức là chính quyền phải thay đổi chính sách bất công. satyagraha tiến hóa từ từ, và người chấp nhận theo sách lược bất bạo động phải biết kiên tâm và có lòng trắc ẩn để tránh lỗi lầm. sự kiên tâm đòi hỏi ý chí sẵn sáng hy sinh, và lòng trắc ẩn thương người sẽ dẫn đến chiến thắng của chân lý bằng sự thiệt hại cá nhân chứ không phải bằng sự thiệt hại của địch nhân. bạo lực đàn áp của đối thủ càng dữ dội thì sự kiên tâm hy sinh càng cao độ. con người càng hy sinh một cách tự nguyện ở mức độ cao thì chắc chắn họ có thể đạt được thành công. theo gandhi, ‘.. according to the science of satyagraha, the greater the repression and lawlessness on the part of the ruling authority, the greater should be the suffering courted by the victims. success is the certain result of suffering of the extremest character, voluntarily undergone.’ bạo lực và bất bạo Ðộng bất bạo động không đồng nghĩa với sự hèn nhát; song song, có những hành vi dùng vũ lực được xem như là hành vi bất bạo động. nếu chỉ phải chọn lựa giữa tư thế hèn nhát để từ chối cứu người hoạn nạn và hành động bạo lực để cứu người thì gandhi sẵn sàng dùng bạo lực để cứu người. bất bạo động không bao giờ được dùng như một bình phong để che đậy sự hèn nhát. Ông thà thấy ‘Ấn Ðộ dùng vũ khí để bảo vệ danh dự quốc gia hơn là hèn nhát’ để mất danh dự (‘i would rather have india resort to arms in order to defend her honour than that she should in a cowardly manner become or remain a helpless witness to her own dishonour.’) hành vi bất bạo động cũng có mức độ bởi vì đôi khi hành động tự vệ bằng vũ khí cũng có thể được xem là bất bạo động. theo gandhi, nếu một người cầm kiếm đánh một mình với một đám giặc cướp võ trang đến tận răng thì tôi nên nói ông ta đánh một cách bất bạo lực
(non-violently). chẳng lẽ tôi chưa từng nói với giới phụ nữ của chúng ta là, nếu phải bảo vệ danh dự của họ thì họ dùng móng tay và răng và cả dao găm, tôi xem hành động của họ là bất bạo lực? cô gái chưa biết sự khác biệt giữa himsa (bạo động) và ahimsa (bất bạo động). cô gái phản ứng tự nhiên. thí dụ một con chuột dùng mõm bén để chống lại một con mèo, anh có thể nói con chuột là dữ tợn (violent) hay không? tương tự như vậy, người ba-lan can đảm chống đối những đoàn quân Ðức với lực lượng đông hơn nhiều, vũ khí và sức mạnh quân sự (hơn họ nhiều), (hành động của người ba-lan) gần như [almost] vô bạo lực...’ như vậy thì một hành động tùy trường hợp có thể được xem là hành vi bất bạo động hay là hành vi bạo động. rèn luyện nhân tố sự thành công của tất cả các sách lược quốc trị đều nằm ở yếu tố con người. con người là tụ điểm nòng cốt của mọi đường lối bình định quốc gia. gandhi không quên nhấn mạnh việc xây dựng nhân tố bất bạo động bởi vì ahimsa không thể được rao giảng mà phải được thực hành. theo ông, bất bạo động không thể tồn tại nếu không có sự tu thân (selfpurification). nhân tố bất bạo động chân chính là kẻ yêu thương đồng loại cho nên sẽ dệt vải cho dân thiếu áo cũng như trồng tỉa để gia tăng sản lượng thực phẩm nhằm đối đầu với sự đe dọa của cái đói.Ạ muốn thi hành bất bạo động thì nhân loại phải biết thay đổi để yêu thương mọi người kể cả đối phương bởi vì trong quyển tự điển bất bạo động không có danh từ kẻ thù.Ạ chúng ta không thể theo bất bạo động nếu giữ thế im lặng hay trở thành khán giả tiêu cực trong khi kẻ đối nghịch đang bị người khác đánh chết; chúng ta phải bảo vệ hắn bằng mọi giá kể cả phải hy sinh mạng sống của mình. tình thương yêu nhân loại của người theo bất bạo động là tình thương bao la vô tận; nếu còn lòng kiêu căng và vị kỷ thì không bao giờ có bất bạo động. gandhi khuyên mọi người hãy can đảm và thương yêu đồng hương cũng như đối thủ theo gương phật thích ca và chúa jêsus: bất bạo động không phải là tấm bình phong để treo lên hay hạ xuống tùy ý. theo gandhi, chỗ ngồi của ahimsa ở trong tim và phải là một phần không thể tách rời khỏi sự hiện hữu của chúng ta. ahimsa vốn là một phẩm chất của con tim cho nên không thể đến từ sự khêu gợi bộ óc, và nếu bất bạo động không hấp dẫn trái tim của chúng ta thì chúng ta đừng nên theo. nếu con tim còn bạo tính thì tốt nhất là nên hành sử bạo động hơn là giả vờ theo bất bạo động để che giấu tinh thần yếu kém hay vô nghị lực. bạo lực luôn luôn hơn sự vô nghị lực. người bạo động có thể theo bất bạo động, nhưng kẻ vô nghị lực thì hết hy vọng.Ạ gandhi suy luận rằng không có gì tệ hại bằng bình phong bất bạo động giả tạo của kẻ yếu hèn và thiếu nghị lực. trong bất bạo động, con người hành xử theo sức mạnh của thượng Ðế chứ không phải sức mạnh cá nhân. vì vậy, cội rễ của bất bạo động nằm ở sự cầu nguyện. người thi hành bất bạo động cầu nguyện thượng Ðế giúp đỡ chống lại sự độc ác của bạo lực đối lậpẠ cho
nên họ phải tin tưởng tuyệt đối vào thượng Ðế; người vô thần khó thi hành bất bạo động. thượng Ðế có thể được gọi bằng bất cứ tên nào (thiên chúa, trời, rama, v.v.) nếu phản ảnh xác thực luật của sự sống. mười lăm (15) điều tâm niệm của một người hành động theo tinh thần bất bạo động bao gồm: 1. không bao giờ tức giận. 2. chấp chận chịu đựng đau khổ đến từ sự tức giận của địch thủ. 3. chấp nhận sự đánh đập của đối thủ mà không đánh trả, nhưng sẽ không đầu hàng bởi vì bị đối thủ trừng phạt. 4. chấp nhận bị bắt giữ và không chống đối khi tài sản bị chính quyền tước đoạt. 5. khi phải giữ tài sản cho người khác thì không thể để bị cướp đi và phải tận lực bảo vệ tài sản đó cho đến chết, nhưng không bao giờ đánh trả lại. 6. chủ trương không đánh trả, không trả thù bao gồm thái độ không chửi bới nguyền rủa. 7. không chửi rủa đối thủ. 8. không chào cờ đế quốc anh nhưng cũng không chửi rủa nhân viên chính quyền dù họ là người Ấn hay dân anh. 9. phải sẵn sàng hy sinh bảo vệ nhân viên chính phủ khi họ bị chửi bới hay đánh đập. 10. khi ở tù thì tôn trọng cai tù và chấp hành các luật lệ đúng với lương tâm, nhưng không thể chấp nhận những việc có thể hạ thấp nhân phẩm. 11. Ở trong tù thì xử sự như mọi tù nhân khác mà không tự xem mình quan trọng hơn. có quyền đòi hỏi cai tù ban phát thêm phương tiện cho đời sống tinh thần và sức khỏe cá nhân. 12. Ở trong tù, không nên tuyệt thực để đòi hỏi thêm phương tiện không cần thiết cho nhân phẩm. 13. khi hành động thì vui vẻ tuân theo hiệu lệnh của trưởng nhóm ngay cả khi không đồng ý với hiệu lệnh. 14. lập tức thi hành hiệu lệnh mặc dầu không đồng ý, rồi sau này mới kháng nghị lên cấp trên. khi không đồng ý với đường lối của tổ chức thì có thể rút lui; nhưng khi còn ở trong tổ chức thì không được làm trái điều lệ của tổ chức. 15. không đòi hỏi cho gia đình của mình được chăm sóc mà chỉ tin tưởng vào sự trợ giúp
của thượng Ðế. kẻ chờ thời hay đón gió để hành động không phải là người thực sự thi hành đúng đường lối bất bạo động. người theo bất bạo động không thể chỉ chờ đợi cho đến khi các điều kiện trở nên hoàn hảo mới hành động, mà ngược lại phải hành động với bất cứ vật nào trong tay. song song, bất bạo động không phải là cái vỏ che chở kẻ nhát gan mà là phẩm chất cao quý nhất của người can đảm. lòng nhát gan hoàn toàn trái ngược với bất bạo độngẠ và không bao giờ song hành với bất bạo động như nước khắc lửa.
người thi hành bất bạo động là người sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ sự thật. ‘sự hy sinh mạng sống cho sự thật chính là chánh điểm của bất bạo động.’ người thi hành bất bạo động không bao giờ chạy trốn sự hiểm nghèo khi hành động một mình hay chung với người khác và nhất quyết hoàn thành trách nhiệm ngay cả khi phải hy sinh mạng sống cá nhân. người thi hành bất bạo động phải sẵn sàng hy sinh với nụ cười trên môi mà không có ý trả thù hay ý oán thù trong tim. một vài người nghĩ sai là sách lược bất bạo động chỉ có nghĩa là đi tù, hay là bị đánh đập nhưng không còn gì hơn nữa; theo gandhi, phương pháp bất bạo động loại này không đem lại độc lập cho quốc gia. muốn giành được độc lập quốc gia thì người thi hành bất bạo động phải học hỏi cách dấn thân hy sinh mạng sống cá nhân mà không sát hại đối phương.
gandhi quan niệm là chừng nào chúng ta còn giữ gươm giáo hay vũ khí thì chúng ta còn sợ hãi. sự sợ hãi ngoại nhân hay đối phương là cội rễ của lòng căm thù. khi không còn sợ hãi thì không còn căm thù. vì vậy chúng ta phải thay đổi nếu muốn thay đổi ngoại nhân hay đối phương; nếu chúng ta không còn yếu hèn thì ngoại nhân hay đối phương không thể hơn chúng ta. vũ khí của ngoại nhân hay đối phương không thể làm cho chúng ta sợ hãi; do đó chúng ta không có nhu cầu cần đến gươm giáo hay vũ khí (để chống lại ngoại nhân hay đối phương bởi vì chúng ta không còn sợ sự đàn áp của họ). nhân dân và sách lược bất bạo Ðộng lý tưởng bất bạo động không phải chỉ giành cho một thiểu số - thánh nhân và tiên tri - mà là cho tất cả mọi người. với bất bạo động, đại đa số nhân dân có một vũ khí hữu hiệu có thể giúp trẻ con, đàn bà, ông già ốm yếu chống đối lại một chính quyền vô nhân mạnh bạo nhất; nếu tinh thần của người dân mạnh thì cái yếu về thể lực không còn là một bất lợi. gandhi quan niệm rằng nhân phẩm được bảo vệ tốt nhất bằng cách phát triển khả năng không trả thù thay vì khả năng phá hoại. theo ông, nếu có thể dạy triệu người về hắc thuật bạo động vốn là luật của loài dã thú, thì cũng có thể dạy triệu người về nghệ thuật bất bạo động vốn là luật của người tái sinh. Ông tin tưởng rằng bất bạo động có thể được mọi người thực hiện nếu họ được huấn luyện và hướng dẫn chính xác. là con người thực tế, gandhi biết là một đạo quân của những người hoàn toàn bất bạo
động sẽ không bao giờ tồn tại, nhưng có thể được tổ chức với những người thành thật cố gắng tôn trọng bất bạo động. nhân dân phải được hướng dẫn để từ bỏ bạo lực bằng phương pháp bất bạo động. sự căm thù có thể được chinh phục bằng tình thương. sự ‘căm thù ngược lại’ (counter-hatred) chỉ gia tăng mặt nổi và độ sâu của sự căm thù. bản chất thú vật của nhân loại là bạo động, nhưng tinh thần của nhân loại thì bất bạo động. vào giây phút mà nhân loại thức tỉnh để hành xử theo tinh thần bất bạo động nội tâm thì họ không thể tiếp tục bạo động nữa. gandhi suy luận rằng bất cứ giây phút nào chúng ta quyết định không tiếp tục làm nô lệ thì gông cùm sẽ tan rã bởi vì tự do và nô lệ là trạng thái tinh thần. vì vậy cho nên việc đầu tiên chúng ta phải làm là tự bảo bản thân: ‘tôi sẽ không tiếp tục làm nô lệ. tôi sẽ không chấp nhận mệnh lệnh theo kiểu nô lệ và sẽ chống lại những mệnh lệnh trái với lương tâm cá nhân.’ kẻ tự cho mình là chủ nhân ông có thể đánh đập và bắt buộc chúng ta phục vụ. chúng ta sẽ từ chối: ‘không, tôi sẽ không hầu hạ ông vì tiền hay vì bị đe dọa.’ việc này có thể đem đến sự đau khổ bản thân nhưng lòng kiên tâm chấp nhận đau khổ của chúng ta sẽ đốt lên đuốc lửa tự do khó có thể bị dập tắt. khi được hướng dẫn đúng đắn để sử dụng tình thương một cách can đảm nhằm chinh phục lòng căm thù thì mọi người đều có thể thi hành bất bạo động. bất bạo động chính là vũ khí hữu hiệu nhất của những người khốn khổ yếu ớt dùng để cải cách các chính sách hà khắc của một chính quyền bất nhân. nếu nhân dân được tổ chức và hướng dẫn hành xử bất bạo động một cách hiệu quả thì họ sẽ trở thành sức mạnh vô biên có thể cải cách vạn sự mà không phá hủy cơ sở quốc gia vốn rất cần thiết cho nỗ lực canh tân đất nước sau này. cách mạng bất bạo Ðộng trong lãnh vực quốc trị, khi luật pháp của chính quyền thiếu công bằng, người dân có nhiệm vụ vạch ra các lỗi lầm để chính quyền sửa đổi. tuy nhiên, khi chính quyền không chịu sửa đổi lỗi lầm thì sách lược bất bạo động đòi hỏi người dân phải chấp nhận hy sinh để chống lại những bộ luật sai trái bằng hành động vi phạm luật pháp một cách bất bạo động và yêu cầu được xử phạt nặng nhất. người đứng bên ngoài có thể xem việc cố ý vi phạm những luật lệ bất công là trọng tội, nhưng đây là phương pháp sử dụng tình thương để thay đổi các chính sách bất công. kẻ nắm độc quyền sinh sát trong quốc gia có thể đưa ra pháp luật và không tuân theo tinh thần luật pháp cũng như trốn tránh hình phạt khi phạm luật, nhưng chiến lược bất bạo động bắt buộc người theo nó phải chấp nhận - chứ không chạy trốn - các hình phạt thảm khốc đến từ hành động vi phạm luật pháp bất công. tương tự như triết gia socrates ở hy lạp, gandhi chủ trương là con người phải tôn trọng luật pháp. nhưng khi đối đầu với luật lệ bất công, sai trái với lương tâm, con người chấp nhận hy sinh để không thi hành luật lệ đó; và nếu sự bất tuân đó sẽ dẫn đến hình phạt thì con người phải chấp nhận hình phạt một cách tự nguyện để chứng tỏ với chính quyền sự phản kháng kịch liệt của mình đối với luật lệ sai trái. Ðể đạt đến mục đích khai phóng dân tộc, nhà ái quốc phải nêu kiến nghị đòi hỏi chính quyền thay đổi theo quyền lợi dân tộc. có hai sức mạnh có thể ủng hộ kiến nghị và bắt
buộc chính quyền phải tuân hành. sức mạnh thứ nhất là bạo lực vốn có thể đe dọa là sẽ nghiền nát chính quyền nếu chính quyền không chịu thay đổi; và kết quả là chiến tranh sẽ xảy ra để đem đến sự đau khổ cho nhân dân. sức mạnh thứ hai là sức mạnh tình thương hay sức mạnh chân lý yêu cầu chính quyền phải thay đổi để khai phóng dân tộc; nếu không thì chính quyền sẽ mất tư thế lãnh đạo bởi vì nhân dân sẽ bất hợp tác để không chấp nhận sự lãnh đạo của chính quyền. chính quyền chỉ có thể lãnh đạo quốc gia khi nhân dân chấp nhận sự lãnh đạo của chính quyền. vai trò của nhân dân - chứ không phải vai trò của chính quyền - trở thành tối cao trong quốc gia. ‘sự bất tuân luật pháp không những là quyền tự nhiên của một dân tộc, đặc biệt là khi họ không có tiếng nói hiệu lực trong chính quyền của họ, mà còn thay thế cho bạo lực hay phản kháng vũ trang.’ (i believe that civil disobedience is not only the natural right of a people, especially when they have no effective voice in their own government, but that it is also a substitute for violence or armed rebellion). phương tiện cải cách cũng quan trọng không kém gì cứu cách. ‘trong bất bạo động, cứu cánh và phương tiện đều phải rõ ràng và công bằng’. theo gandhi, con người không thể vinh danh thượng Ðế bằng những hành động của quỷ satan. hai người có cùng một mục đích như nếu có hai phương tiện thi hành khác nhau thì kết quả đạt được cũng khác nhau. trong sách indian home rule, gandhi có bàn về trường hợp tống xuất một tên trộm. câu hỏi được đặt ra là ‘có phải dùng bạo lực để tống xuất tên trộm đi hay không?’ Ông đưa ra hai phương pháp giải quyết. cách thứ nhất là dùng vũ khí để chống đối lại với tên trộm; phương pháp này sẽ khiến tên trộm trang bị vũ khí cho lần cướp sau và như thế sẽ có đổ máu. cách thứ hai là đối thoại với tên trộm, tìm hiểu tại sao hắn lại làm như vậy, tìm việc làm cho hắn để hắn không phải đi ăn cắp nữa; phương pháp này sẽ giáo hóa tên trộm và giúp cho xã hội có thêm được một thành viên tốt. hai phương pháp để giải quyết một vấn đề có thể đem đến hai kết quả khác nhau;Ạ do đó gandhi chủ trương là con người phải cẩn thận khi chọn lựa phương tiện để đạt đến mục đích hầu không trở thành nô lệ của quỷ satan. cách mạng bất bạo động không phải là một sách lược cướp đoạt chính quyền mà là một sách lược chuyển hóa các tương quan trong xã hội và kết thúc bằng cuộc thuyên chuyển quyền chính trị một cách hòa bình.Ạ gandhi biết là tiến trình bất bạo động có vẻ chậm chạp vô cùng, nhưng ông quả quyết rằng ‘kinh nghiệm dạy cho tôi biết rằng đó là phương pháp chắc chắn nhất để đạt đến mục đích chung.’ gandhi quan niệm là nỗ lực chính trị (cách mạng) phải được đánh giá dựa trên sự ích lợi của nó và không thể bị lẫn lộn với hay dính dáng đến nỗ lực cải tạo kinh tế. ‘nỗ lực nâng cao đời sống kinh tế không thể chứa đựng mục tiêu chính trị như là một động cơ kín đáo.’ khi người ta lẫn lộn vấn đề chính trị và vấn đề kinh tế thì khó mà có thể giải quyết các trở ngại quốc gia tận gốc rễ. Ðường lối cải cách thiên kinh tế không thể giải quyết được các vấn đề chính trị; và ngược lại, thì phương pháp chính trị không nhất thiết có thể giải quyết được các khó khăn kinh tế. nhân loại chỉ có thể đạt được tự do công bằng với sức mạnh nội tâm, bằng cách xóa bỏ đẳng cấp trong xã hội, và đoàn kết tất cả các thành phần trong xã hội. sự chia rẽ đẳng cấp sẽ phân tán lực lượng quốc dân mà không đem lại lợi lộc nào cho nỗ lực cải cách các
chánh sách hà khắc của chính quyền. bất bạo động đòi hỏi cán bộ nòng cốt phải tận tụy và can đảm hy sinh để đoàn kết quốc dân bằng tình thương yêu nhân loại. những điều kiện cần thiết cho sự thành công của sách lược bất bạo động là: 1. người thi hành bất bạo động không có lòng căm thù kẻ đối lập của mình. 2. vấn đề cần giải quyết phải thật sự minh chánh và quan trọng. 3. người thi hành bất bạo động phải sẵn sàng hy sinh cho đến khi thành công. khi còn lòng căm thù thì con người khó đoàn kết với nhau cũng như không thể thi hành bất bạo động đúng đắn, và nếu thiếu lòng can đảm hy sinh thì không bao giờ đạt được mục tiêu cải cách. song song, nếu vấn đề cần được cải cách là việc không có tầm quan trọng cần thiết thì nỗ lực cách mạng của con người sẽ bị hoang phí vô ích. nguyên lý tiên quyết của tiến trình bất bạo động là sự từ chối cộng tác với tất cả các động lực lăng nhục (con người) bởi vì ‘bất hợp tác với kẻ ác độc là trách nhiệm cao cả.’ người thi hành bất bạo động cũng có thể dùng đến phương pháp tuyệt thực trong nỗ lực cách mạng nhưng chỉ sử dụng phương pháp này như là vũ khí cuối cùng khi tất cả các phương pháp giải quyết khác đã thất bại. khi tuyệt thực thì phải chấp nhận hy sinh mạng sống mà không ước mơ là sự tuyệt thực của mình có thể đem đến những kết quả đòi hỏi; ‘người nào tuyệt thực với ước vọng thành công thì sẽ bị thất bại. và ngay cả khi không thất bại, hắn cũng đánh mất hạnh phúc nội tâm của cuộc tuyệt thực chân thành.’ khi bàn về tổ chức cách mạng, gandhi phản đối đường lối thành lập các hội kín để tiến hành bất bạo động. theo ông, không tổ chức bí mật, dẫu lớn cỡ nào, làm được việc gì hữu dụng. sự bí mật chỉ có chủ đích xây cất bức tường bảo vệ cá nhân. bất bạo động khinh thường sự bảo vệ này và hành xử trong thanh thiên bạch nhật bất kể các khó khăn cùng cực. vì vậy cho nên gandhi khuyên chúng ta khi tổ chức một dân tộc đang bị thống trị bạo tàn (nhằm đem lại sự tự do hạnh phúc cho mọi người) thì nên theo đường lối tổ chức minh bạch dựa hoàn toàn trên sự thật. Ông nói: ‘tôi không thích các hành động kín đáo. triệu triệu người dân không thể nằm vùng (hành động kín đáo) và không cần làm như vậy.’ dân quyền và cơ chế quốc gia lý tưởng trong quốc gia dân chủ, theo gandhi, con người trước khi nghĩ đến ‘quyền’ thì phải nghĩ đến ‘nhiệm vụ’. ‘quyền thật sự đến từ kết quả thi hành nhiệm vụ’ (‘real rights are a result of performance of duty’). con người luôn luôn đòi hỏi quyền lợi cá nhân nhưng hiếm ai chịu suy nghĩ đến việc thi hành nhiệm vụ công dân của họ, tức là lo cho quyền lợi tập thể. nếu ai cũng nghĩ đến quyền lợi cá nhân thì người nào sẽ cung cấp những quyền lợi đó cho họ? tài sản quốc gia chỉ có giới hạn mà lòng tham của nhân loại thì vô đáy. do đó nếu muốn đạt được quyền lợi thực sự thì con người phải biết thi hành nhiệm vụ công dân. ‘quyền mà không đến từ nỗ lực hoàn thành trách nhiệm thì không đáng để có.’
quốc gia lý tưởng theo gandhi là một đất nước phản ảnh trung thực nhu cầu của dân tộc. Ông không muốn chính quyền Ấn Ðộ độc lập bị dính cái vết nhơ của guồng máy thư lại thuộc địa với những bất công của nó như tham nhũng, kỳ thị nông dân, o bế thành phần vương giả giàu có cũng như đám dân quân thuộc địa anh. Ông mong ước một chính quyền với những lãnh tụ có khả năng và kinh nghiệm với một hệ thống quản trị đơn giản. chính quyền phải chú trọng vào việc phát triển nông thôn, nơi đại đa số dân Ấn đang sống lầm than hầu như bị bỏ quên bởi chính quyền trung ương đóng neo trong các phòng ốc tráng lệ ở thành phố. chính quyền đơn giản thì có thể phản ứng lẹ làng hơn đối với các vấn đề cấp bách của quốc gia. và nếu chính quyền chú trọng vào việc phát triển nông thôn thì đời sống của đại đa số nhân dân sẽ khá hơn; có được như thế thì quốc gia mới giàu nổi. chính quyền phải quản trị quốc sự theo ý dân, và nhân dân có quyền thay đổi chính quyền khi họ bất tín nhiệm sự lãnh đạo của chính quyền. gandhi không muốn chính quyền bị một đảng chính trị ảnh hưởng lâu dài; chính ông cũng không muốn tổ chức nghị viện quốc gia Ấn - vốn được thành lập với chủ trương giành độc lập - biến thành một đảng chính trị sau khi Ấn Ðộ được độc lập. chính trị thường đi đôi với tệ nạn chia chác quyền lợi và có thể hủ hóa con người. gandhi muốn xây dựng một xã hội thật sự công bằng mà không ai có thể còn bị xem là hạng ‘hạ nhân’ (the untouchables). mọi công dân phải được bình đẳng trong nhiệm vụ và quyền lợi; không ai có quyền kỳ thị người khác với bất cứ lý do gì. vai trò của chính quyền rất quan trọng trong lãnh vực này; chính quyền phải ngăn cấm các chính sách hay phong tục kỳ thị con người. song song, chính quyền còn phải cố gắng giảm thiểu tối đa hố cách biệt giữa người nghèo và kẻ giàu. quyền lợi kinh tế phải được chia sẻ đồng đều cho mọi công dân trong quốc gia. nữ phái phải được tôn trọng trong xã hội và được bình quyền với nam phái. chính quyền cũng phải lo cho quyền lợi của thiếu niên vốn là tương lai của quốc gia. mọi hình thức cưới hỏi trẻ em vị thành niên phải bị khai trừ. là người đã phải thành hôn lúc 12 tuổi, gandhi khinh tởm tục lệ lâu đời này và xem nó như một mắt xích gông cùm xiềng chặc dân tộc Ấn vào sự nghèo khổ. cả đời của gandhi tận tụy hy sinh cho một quốc gia Ấn độc lập, tự do và hạnh phúc. Ông xây dựng quốc gia lý tưởng của ông trên trang giấy như sau: ’tôi sẽ tranh đấu cho một Ấn Ðộ trong đó thành phần nghèo nhất cũng có thể cảm thấy đó là quốc gia của họ mà trong đó họ có tiếng nói hiệu lực; một Ấn Ðộ mà trong đó không có giới thượng lưu hay giới hạ lưu. một Ấn Ðộ mà trong đó tất cả các cộng đồng đều chung sống tuyệt đối dung hòa. trong quốc gia Ấn Ðộ đó tệ nạn hạ nhân hoặc say sưa và nghiện ngập không tồn tại. nữ giới có cùng quyền hạn như nam giới. bởi vì chúng ta có hòa bình với cả thế giới, không bóc lột hay bị bóc lột, chúng ta sẽ có một đội quân ít người nhất. tất cả các quyền lợi, bất kể là của ngoại quốc hay của quốc gia, không đi ngược lại quyền lợi của triệu triệu ngu dân sẽ được tôn trọng một cách chu đáo. Ðây là
Ấn Ðộ trong giấc mơ của tôi.’ gandhi hy vọng toàn thể nhân dân sẽ thi hành bất bạo động để thương yêu lẫn nhau nhằm tương thân tương trợ trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc và quốc gia dân chủ phú cường. chính quyền dân chủ là một giấc mơ xa vời nếu bất bạo động không được công nhận như sức mạnh thực thể, như một tín điều không thể bị vi phạm, chứ không phải chỉ là một chính sách hời hợt. Ông suy luận rằng ‘thiếu sự công nhận bất bạo động trên bình diện quốc gia thì chính quyền hiến pháp hay dân chủ khó tồn tại.’ chính quyền thực sự dân chủ và biết chăm lo cho đời sống nhân dân thì không thể đàn áp người vô tội chỉ vì họ có ý kiến khác với chính quyền. ‘tự do dân chủ trở thành thất kính khi bàn tay của chính quyền dính đầy máu của dân vô tội.’ gandhi cũng so sánh chủ trương bất bạo động vì nhân dân của ông và mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu cộng sản; ông viết ‘mục đích (xã hội chủ nghĩa kiểu cộng sản) là sự tiến bộ vật chất. trong xã hội chủ nghĩa của họ không có tự do cá nhân. bạn không làm chủ gì kể cả thân thể của bạn. bạn có thể bị bắt bất cứ lúc nào ngay cả khi bạn không phạm tội gì. họ có thể đày ải bạn đi bất cứ nơi nào. tôi là người theo xã hội chủ nghĩa trước khi đa số họ (đảng viên cộng sản Ấn) chưa ra đời. quan niệm của tôi vẫn tồn tại khi xã hội chủ nghĩa của họ bị đào thải... tôi không muốn tiến hóa trên đống tro tàn của kẻ mù, người điếc và dân ngu... tôi muốn được tự do bày tỏ cá tánh riêng... xã hội chủ nghĩa của tôi có nghĩa là quốc gia không làm chủ tất cả.’ gandhi từng tiếp xúc với phong trào cộng sản và cảm thấy rằng nó không giải quyết được các vấn đề quốc gia cũng như khiến cho con người bị rơi vào vòng nô lệ mới của moscow sau khi vượt khỏi cái hố nô lệ thuộc địa. ‘tôi có nhiều bạn trong giới cộng sản. một số được coi như là con trai của tôi. nhưng họ có vẻ không biết phân biệt giữa sự công bằng và sự điên rồ, sự thật và giả dối... họ hình như nhận lệnh thẳng từ nga sô, một đất nước được họ xem như là tổ quốc tinh thần thay vì (quốc gia của họ). tôi không thể chấp nhận tình trạng lệ thuộc một thế lực bên ngoài.’ tựu trung, cơ chế quốc gia trong nhãn quan của gandhi là một cơ chế chính trị dân chủ mà trong đó mọi người đều bình đẳng như nhau và có đầy đủ quyền tự do phát triển khả năng cá nhân. chính quyền phải chăm lo cho đời sống của nhân dân, thay vì thiểu số liên hệ đảng phái cầm quyền. không một đảng phái nào có thể ảnh hưởng cơ chế chính phủ lâu dài, và nhân dân có quyền thay đổi chính phủ khi họ bất tín nhiệm chính phủ. chính quyền phải chú tâm nâng cao đời sống của nhân dân và phải quản trị đất nước theo ý dân nhằm bảo vệ sự tự do của nhân dân. quốc gia không thể đạt được độc lập, tự do và hạnh phúc thực sự khi mà người dân bị chính quyền đàn áp dã man bởi vì họ dám can đảm đưa ra những ý kiến khác với đường lối ‘chung’ của thành phần lãnh đạo quốc gia. kết luận
trong những nhà cách mạng cận đại hiếm ai có đầy đủ tư cách của một thánh nhân như gandhi. con người lý tưởng nhưng thực tế của gandhi đã vạch ra cho thành phần nghèo khổ trong xã hội phương pháp cải tổ chính quyền chỉ bằng sự kiên trì bất hợp tác - một vũ khí mà ai cũng có. Ông đem niềm hy vọng đến cho đại đa số ngu dân vốn đã mất hết hy vọng vì bị bỏ quên bởi những nhà chính trị tiếm danh sống xa thực trạng cực khổ của nhân dân. ahimsa là tư tưởng bất bạo động hướng dẫn con người xử sự theo tình thương người với sự can đảm cá nhân vượt bực. tình thương người và lòng can đảm cá nhân chính là hai bửu bối quan trọng của người thi hành bất bạo động. ‘lưỡi kiếm của bất bạo động là tình thương và sự quả quyết không thể lay chuyển.’ lòng căm thù có thể được chinh phục bằng tình thương. sự ‘căm thù ngược lại’ (counter-hatred) chỉ gia tăng mặt nổi và độ sâu của lòng căm thù. khi còn lòng căm thù thì con người khó đoàn kết với nhau cũng như không thể thi hành bất bạo động đúng đắn, và nếu thiếu lòng can đảm hy sinh thì không bao giờ đạt được mục tiêu cải cách. sách lược bất bạo động khác với chủ trương phản kháng tiêu cực (passive resistance). phản kháng tiêu cực là vũ khí của thành phần yếu không có khả năng tài trợ bạo lực nhưng không từ chối việc sử dụng bạo lực khi điều kiện cho phép. trong khi đó, sách lược ahimsa là vũ khí của thành phần mạnh nhất, có ý chí cao nhất và hoàn toàn không chấp nhận việc dùng bạo lực trong mọi hoàn cảnh. bất bạo động không đồng nghĩa với sự hèn nhát; không có gì tệ hại bằng bình phong bất bạo động giả tạo của kẻ yếu hèn và thiếu nghị lực. người thi hành bất bạo động là người sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ sự thật. ‘sự hy sinh mạng sống cho sự thật chính là chánh điểm của bất bạo động.’ người thi hành bất bạo động không bao giờ chạy trốn sự hiểm nghèo khi hành động một mình hay chung với người khác và nhất quyết hoàn thành trách nhiệm ngay cả khi phải hy sinh mạng sống cá nhân. người thi hành bất bạo động phải sẵn sàng hy sinh với nụ cười trên môi mà không có ý trả thù hay ý oán thù trong tim. sức mạnh nòng cốt của ahimsa trong thực tế là satyagraha. satyagraha là nắm lấy sự thật hay chân lý cho nên có nghĩa là sức mạnh chân lý (truth-force). sức mạnh chân lý cung cấp cho người dân sự can đảm chấp nhận hy sinh để phản kháng chống lại những chính sách bất công của chính quyền, và chấp nhận hy sinh để bất hợp tác với chính quyền trên tất cả mọi phương diện cho đến khi chân lý chiến thắng, tức là chính quyền phải thay đổi chính sách bất công. ‘trong bất bạo động, cứu cánh và phương tiện đều phải rõ ràng và công bằng’. phương tiện cải cách cũng quan trọng không kém gì cứu cách; phương tiện xấu hay hành động bất nhân khó có thể bảo đảm thành quả tốt đẹp. nhân loại không thể xây dựng được một cơ chế tốt đẹp bằng phương pháp tàn bạo. gandhi suy luận rằng nhân loại phải có lý tưởng tốt và luôn luôn hành động tốt mới có thể đạt được chủ đích tốt; hành động xấu sẽ làm hoen ố mục đích tốt. mọi người đều có thể thi hành bất bạo động chứ không phải chỉ riêng một thiểu số cá nhân đa tài. nếu tinh thần của con người mạnh thì cái yếu về thể lực hay vật chất không còn là một bất lợi cản trở nỗ lực cải cách chính sách quốc gia. với bất bạo động, đại đa số nhân dân nắm giữ một vũ khí hữu hiệu có thể giúp họ chống đối lại bạo lực vô nhân và thành công trong việc cải tạo xã hội.
tựu trung, chủ thuyết của gandhi bao gồm bốn điểm chánh: (1) suy nghĩ và hành động theo chân lý hay sự thật; (2) hành động phải bất bạo động; (3) chấp nhận hy sinh cho chân lý; và (4) luôn luôn hành động tốt theo chân lý. chỉ có thượng Ðế mới biết được chân lý hay sự thật và có khả năng trừng phạt con người; nhân loại không đủ khả năng hiểu biết hoàn toàn chân lý cho nên không thể trừng phạt những người có quan điểm bất đồng. gandhi không định nghĩa chân lý, và ông chỉ biết đi tìm chân lý bằng các hành động cụ thể với mục đích đem lại công bằng cho mọi người bất kể giàu nghèo, sang hèn. chân lý hay sự thật sẽ khai phóng nhân loại. phương pháp tìm kiếm chân lý của ông là phương pháp thiên về xã hội-chính trị, và cũng không phải là phương pháp duy nhất bởi vì con người cũng có thể tự đi tìm lấy chân lý qua tôn giáo hay khoa học. gandhi chú trọng vào nỗ lực khai phóng đời sống thực tại của nhân loại dựa trên nền tảng tình thương cho nên ông chủ trương bất bạo động (bởi vì bạo động thì có thể gây ra đổ máu mà con người không biết được chân lý tuyệt đối cho nên không thể trừng phạt kẻ đối lực). và khi đã quyết định hành động theo chân lý để công bằng hóa xã hội, gandhi chấp nhận hy sinh ngay cả mạng sống của mình. sự hy sinh của gandhi không phải để trừng phạt kẻ đối lực (thí dụ như ‘tôi thề sống chết cùng anh’) mà là để làm rạng rỡ chân lý. một khi đã phấn đấu cho chân lý thì gandhi quan niệm rằng mọi hành động phải phản ảnh tình thương nhân loại và giá trị của mục đích cho nên chỉ có những phương pháp tốt mới đáng được áp dụng nhằm đạt được mục tiêu tốt. hành động xấu hay tàn bạo chỉ làm lu mờ chân lý. dùng bạo lực để khai tử bạo lực thì khó có thể xây dựng một tân chính quyền nhân bản. với chủ trương bất bạo Ðộng, gandhi đã thành công trong nỗ lực tháo bỏ gông cùm nô lệ cho dân tộc Ấn và bình đẳng hóa xã hội (mặc dầu là thành quả về phương diện này bị giới hạn nhiều sau khi ông qua đời). sau khi gandhi ra đi, một đồng nghiệp (co-worker) của ông tên vinoba bhave cũng cố gắng nối tiếp bước ông để nâng cao đời sống nhân dân. vào tháng 4-1951, bhave đi từ làng này qua làng khác để kêu gọi giai cấp địa chủ tặng ruộng đất cho giới vô sản. phong trào boodan yagna (tặng Ðất) nổi lên một thời gian rồi chìm lặng vào quên lãng bởi vì thiếu sự hỗ trợ tinh thần thánh thiện của gandhi. với cái chết của gandhi, Ấn Ðộ mất đi vị cha già quốc gia (father of the nation) và nhân loại mất đi một vị thánh cao quý. dương thành lợi: triết lý quốc trị Ðông phương, tr. 379-444 cảm ơn bạn tinman và diễn đàn x-cafe đã có một post rất hay! cảm ơn bạn mạnh Đức đã post lại bài này từ x-cafe, không hiểu ai đã dịch bài viết dài này ra tiếng việt. tôi đã đọc khá nhiều sách về gandhi và do gandhi viết, vì thế không cần phải đọc các bài ngắn này nữa. tuy nhiên, với các bạn mới bước đầu tìm hiểu thì những bài ngắn ngắn dễ đọc như này rất có ích. thân mến.
-------------------vọng ngoại tắc ngu - bạo Động tắc tử http://www.lamvuon.net/gandhi-va-tu-tuong-bat-bao-ong-t429.html
------------------------------- o o o -------------------------------