Ai lo cho chiếc dù của bạn?
Charles Plumb từng là một phi công chiến đấu thuộc lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Sau 75 phi vụ chiến đấu, máy bay ông bị một hỏa tiễn bắn hạ. Ông phóng ra khỏi máy bay và, nhờ chiếc dù của mình, ông đáp an toàn xuống mặt đất.
Sau đó ông bị bắt giữ trong sáu năm. Nhưng ông đã sống sót và hiện nay vẫn còn đang đi diễn thuyết để trình bày những bài học rút ra từ những kinh nghiệm ấy. Một hôm, Plumb và vợ ông đang ngồi trong nhà hàng thì một người từ bàn khác đứng dậy đến bên ông mà nói: “Anh là Plumb phải không? Anh từng là phi công chiến đấu ở Việt Nam trên Hàng Không Mẫu Hạm Kitty Hawk. Máy bay anh đã bị bắn hạ!”. Plumb hỏi: “Làm sao anh biết được?” Người kia đáp: “Tôi là người lo cho chiếc dù của anh.”
Plumb rất ngạc nhiên và cuối cùng nói lời tri ân.
Người kia phủi tay và bảo : « Điều quan trọng là nó đã mở ra, phải không? » Plumb trả lời : « Dĩ nhiên rồi! Nếu chiếc dù không mở thì bây giờ tôi đâu còn có mặt trên đời! »
Đêm hôm ấy Plumb không tài nào ngủ được: ông không ngừng nghĩ đến người kia.
Ông tự hỏi người ấy dáng vẻ thế nào trong đồng phục hải quân : mũ bêrê trắng, mảnh vải vuông sau lưng và một chiếc quần ống loe.
Biết bao lần hẳn ông đã gặp người ấy mà không buồn nói: “Chào anh, khoẻ không?” hoặc một câu tương tự. Vì Plumb là phi công chiến đấu còn người kia chỉ là một lính hải quân trên tàu.
Plumb nghĩ đến bao nhiêu giờ khắc mà người lính kia đã bỏ ra trên tàu, để cẩn thận xếp các chiếc dù trên mặt bàn gỗ, và mỗi lần như thế là anh nắm lấy vận mệnh của một người mà anh không hề biết là ai.
Kể từ lần gặp gỡ đó, sau những buồi thuyết trình, Plumb hỏi cử toạ mình:
Ai lo cho chiếc dù của bạn? Chúng ta luôn cần một ai đó lo cho ‘chiếc dù’ của mình: chiếc dù thể chất, tình cảm, tinh thần và thậm chí tâm linh. Và các bạn biết không nào? Nhiều khi chúng ta không ý thức, nhưng luôn luôn có một ai đó tặng chúng ta những gì mình cần để sống qua ngày, để giúp đỡ chúng ta trong những lúc khó khăn, v.v.
Đôi khi, vì những lao nhọc trong đời thường, chúng ta quên đi những điều tuy nhỏ nhặt nhưng rất là quan trọng. Chúng ta quên nói: “Chào...”, “Xin vui lòng...”, “Cám ơn...” hoặc chúc mừng một người vừa sống qua một biến cố quan trọng trong đời họ. Chúng ta dễ quên nói một lời khen hay một câu tử tế, vì lý do duy nhất là mình thấy vui.
Và tôi mong rằng bạn cũng chuyển thư này đến những người từng lo cho bạn. Đôi khi, ta tự hỏi vì sao nhiều người vẫn tiếp tục viết thư cho mình, gửi đến cho mình những chuyện vui mà không viết một chữ nào hoặc viết có vài chữ? Có lẽ chỉ vì họ muốn, dù sao đi nữa, thì cũng còn giữ được mối tương giao. Cũng có thế đấy là một cách thức để chứng tỏ rằng họ còn nhớ đến bạn, rằng bạn là một người quan trọng đối với họ, rằng họ vẫn yêu mến bạn, chỉ vậy thôi! Như thế, lần sau bạn nhận được một chuyện vui, một bài viết hoặc một thư gì khác, xin hiểu rằng đấy là dấu hiệu cho thấy có một người nhớ đến bạn và người ấy từ đầu vi tính kia muốn gửi đến bạn một nụ cười và một cái nháy mắt. Chúc bạn một ngày vui!!!