CASE 6 a. Quan điểm về giấy chứng nhận chất lượng trong tình huống trên Trong tình huống này L/C có quy định rõ về giấy chứng nhận chất lượng do SGS cấp tại cảng đi và cảng đến. Mục tiêu của giấy chứng nhận chất lượng này nhằm đảm bảo là hàng hóa sau khi cập cảng đến vẫn đảm bảo được chất lượng. Như vậy, trong nhiều trường hợp nhà nhập khẩu đã biết trước được hàng hóa có thể bị hư hỏng sau khi đi một quá trình dài do bản chất của hàng hóa hay là do hàng hóa không đủ chất lượng (lỗi trong quá trình sản xuất của người bán). Vì vậy, nhà nhập khẩu đã yêu cầu rõ trong L/C là sẽ thanh toán tiền làm hai lần cho bên xuất khẩu và lần còn lại được xem như là số tiền đảm bảo của nhà xuất khẩu, nếu hàng hóa bị hư hỏng thì sẽ bị trừ vào số tiền trong lần thanh toán cuối. Ghi chú khiếm khuyết trên giấy chứng nhận chất lượng không thể xem như ghi chú khiếm khuyết hàng hóa trên B/L vì giấy chứng nhận chất lượng là do cơ quan chuyên môn cấp, hàng hóa sẽ được kiểm tra một cách cẩn thận, còn trên B/L chỉ ghi nhận lại tình trạng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển do người chuyên chở hay thuyền trưởng xác nhận. b. Phân tích tình huống. (Ngân hàng P là ngân hàng phát hành, ngân hàng C là ngân hàng chiết khấu) Trong lần thanh toán đầu tiên tức là ngày 14/06/2008, công ty X giao hàng đòi tiền lần thứ nhất là 1,935,000USD và được NHC chiết khấu sau khi kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ so với L/C. Ngân hàng P đã hoàn trả tiền cho ngân hàng C sau khi nhận và kiểm tra bộ chứng từ gửi đến . Hai ngân hàng đều đã làm đúng theo trách nhiệm của mình. Trong lần thanh toán thứ hai ngày 30/07/2008 ‘36 ngày sau ngày thanh toán thứ nhất’, công ty X đã xuất trình hối phiếu trị giá 215,000USD và bộ chứng từ giao hàng (bản copy) gồm hai bàn gốc giấy chứng nhận chất lượng của SGS ghi rõ: Nơi cấp TP Hồ Chí Minh Ngày cấp 12/07/2008 Ghi chú: 42000kg bị ẩm mốc, không thể đưa vào sản xuất. Ngoài ra tất cả các chi tiết về hàng hóa và điều khoản khác đều phù hợp với các chứng từ khác và LC. Như vậy trong lần thanh toán thứ hai Ngân hàng C đã làm sai theo quy định của L/C vì đã chiết khấu hối phiếu trong khi giấy chứng nhận chất lượng ghi chú 42000kg bị ẩm mốc, không thể đưa vào sản xuất. Hơn nữa mục tiêu của giấy chứng nhận chất lượng ở cảng đến là nhằm xác định cho giá trị thanh toán còn lại mà Ngân hàng C đã chiết khấu mà không trừ đi số hàng bị hư hỏng. Một tháng sau, ngân hàng P điện cho ngân hàng C là người mở chỉ chấp nhận thanh toán 155,000USD, số còn lại trị giá 60,000USD được trừ vào chi phí tái chế, hun trùng và các khoản chi phí phát sinh khác do số hàng kém chất lượng. Mặt khác công ty bảo hiểm cũng xác định rằng số hàng trên bị hư là do lỗi của Nhà sản xuất nên trong trường hợp này Ngân hàng P trừ 60,000 USD là hợp lý.