Cam Nang Sapa

  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Cam Nang Sapa as PDF for free.

More details

  • Words: 7,087
  • Pages: 11
Sa Pa là một thị trấn và là khu nghỉ mát thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Từ Hà Nội, có thể đi bằng tàu hỏa hay ô tô đến thị xã Lào Cai (376 km). Tuy nhiên việc đi lại bằng ô tô có thể gặp trở ngại về mùa mưa. Từ Lào Cai đến Sa Pa bằng ô tô hoặc xe máy trên quãng đường khoảng 38 km. Sa Pa đồng thời cũng là tên gọi của một huyện của tỉnh Lào Cai. @ Các địa danh du lịch ở Sapa: - Hàm Rồng, thác Bạc, Cầu Mây, bản Cát Cát, bản Tả Van - Phanxipang - Nóc nhà của Đông Dương. - Chợ Bắc Hà, sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu @ Đi lại: Từ Hà nội đi Sapa bạn có đi bằng tàu hoả vé ghế mềm giá 150k/lượt cho tàu SP (tàu du lịch). Nếu bạn mua vé giường nằm điều hào giá 240k/lượt, còn bạn đi tàu LC (tàu chợ) vé sẽ rẻ hơn nhưng tàu đi muộn và chậm hơn . Lên tàu 9h30 tối đến Lào Cai 6h sáng. Đến Lào Cai bạn đi xe khách (rất nhiều tại sân ga) lên Sapa giá vé 25k. Đến Sapa bạn nên ở KS Mùa xuân giá phòng 100k cho phòng 2 giường (KS này nhìn ra thung lũng và có thể nhìn ngọn núi Fanxipăng rất đẹp). Bạn có thể thuê xe máy giá 100k/ngày (đổ đầy xăng) hoặc 75k/ngày (tự đổ xăng) đi chu du những địa điểm bạn thích. Trước hết bạn nên hỏi mua bản đồ du lịch Sapa (tại các văn phòng DL hoặc tại quầy bán vé lên núi Hàm Rồng) đề bạn có thể xác định đường và lịch trình cụ thể. Đến Sapa vào cuối tháng 8, trong tháng 9 các ruộng bậc thang rất đẹp hoặc bạn đi vào sau Tết âm lịch để ngắm hoa đào Sapa. @ Ăn ở: - Khách sạn Mountain View: giá fòng là 150k, hình như vẫn còn loại rẻ hơn. MV ở ngay cạnh Royal, vị trí nói chung là đẹp hơn Mùa Xuân, Cát Cát…, Bamboo và Victoria (chính ra ở V. rất buồn mà lại đắt). Nếu ở được fòng 204 là sướng nhất vì fòng này có ban công nhìn xuống đường mà cũng ra được cái sân thượng trồng hoa nhìn xuống thung lũng rất đẹp. - Khách sạn Mùa Xuân (020824890) -Khách sạn Apatit đi, tớ kô nhớ số ĐT (có thể gọi 1080 Lào cai để hỏi). Lớp tớ mới đi hồi tháng 3. Đợt đó đi hơn 10 người, KS nói là 100k/fòng/đêm, nhưng cuối cùng thanh toán có 70k thôi. hehe. Bi giờ vào mùa chính có lẽ sẽ đắt hơn đấy, nhưng có thể rẻ hơn chỗ khác. Cái KS nè chỉ cách nhà thờ một đoạn, mà trông giống như vila ý, có khuôn viên cây cối thoáng, rất đẹp. -KS Cao nguyên -Phố Cầu Mây,phòng đẹp mà rẻ .Lần trước bọn tớ cũng ở đây,tại gần quán ăn Anh Đào .Ăn ở Anh đào ngon .THuê xe máy của mấy anh xe ôm ngay cửa Ks (Ko biết có ưu đãi gì ko nhưng giá thuê rẻ lắm:30.000đ) -Xuân Ngần - phố Xuân Viên - ĐT : 020 871 704 - 0912578325 . Giá : 80-100K/ph , 2 giường rộng rãi . Đến SP gọi điện là chủ nhà ra đón . Ăn nhớ hỏi giá trước , nói chung không đắt lắm . Đêm ra phố nướng mà uống rượu , có nhiều đồ nướng lạ : trứng nướng , lòng nướng , dạ dày nướng , gà nướng . . . Trời rét mà ăn dồ nướng rồi uống rượu San lùng hay phết !!! -Ăn uống : riêng mấy cái củ khoai tím nướng, trứng gà, trứng vịt lộn nướng, cơm lam, chả lợn cắp nách đã đủ béo phì. 2000d/củ khoai, 3000 /xiên thịt lợn cắp nách, cơm lam thì 2 000 thì

phải ( ăn miễn phí nên không biết ạ), quả trứng cứ 2000 mà nướng ( mag nhớ chọn cái quả nào bịn rịn mồ hôi như nắng chang chang mùa hè mà xơi, nếu ko thì cứ trứng luộc mà nướng…mất thơm ngon tinh khiết). À quên! hạt dẻ…nó to như ngón chân cái…. mấy nghìn một xiên cũng không biết chắc là 1 ngàn( miễn phí mà, có phải giả xiền đâu) Còn chú heo con nào thích ăn rau su su, cải mèo…thì cứ a lê hấp vào chợ ẩm thực ngay trước nhà thờ mà gặm Phòng trên Sapa có thể 4,5 người thậm chí 10 người ở cũng được nhé :-) (Jetravel) @Một số lịch trình cơ bản: LT1:4 đêm – 3 ngày từ tối thứ 5 sáng thứ 2 Preparation: Đặt vé tàu (2 chiều nếu được, ~220k/ng) và phòng khách sạn (2 đêm – 24, 25, 1 phòng ~80-100k chia 2-3 người) Mua: mì, bánh kẹo, sữa, giấy ăn… nói chung là hậu cần (total ~40k/ng) Thứ 5, 23/11 – HN-LÀO CAI – tối lên tàu (LC1: 10h10) Thứ 6, 24/11 – LÀO CAI-SAPA - Sáng sớm đến (7h10), mua vé xe bus du lịch (~25k/ng) lên Sapa (nếu đi bus thường thì 10k nhưng fải chờ, ko đợi sẵn ở ga) - Nhận phòng KS, mua bản đồ. Nếu chưa mua được vé tàu về về thì đặt của KS (phí 20k/vé) + hỏi các tour ngủ đêm tại bản đặt tour cho cả ngày thứ 7 + sáng CN – hỏi: có giảm tiền KS hôm ngủ bản ko?) – maybe đi Tả Van, Tả Phìn + hỏi thuê xe máy tự lái. - Ăn sáng. (Chapa Restaurant, vì mọi người giới thiệu dữ quá, he he) - Đi bộ thăm Hàm Rồng , trên đó có radio tower and look-out (lệ phí 15k). Ăn trưa. Nghỉ tại khách sạn. - Chiều: loanh quanh khu phố, nhà thờ…, chiều tối ra chợ shopping (đào, souvenir…) – toàn đi bộ. - Ăn tối. Về nghỉ sớm mai đi tour (máu thì ra thăm nghĩa địa xem đom đóm) Thứ 7, 25/11 – Trekking Tour – nơi đặt tour được đề nghị: Auberge Hotel (871 243), Mountain View Hotel (871 334)… CN, 26/11 – SAPA surroundings + SAPA-LÀO CAI - Tầm trưa về SAPA. Ăn trưa. - Thuê xe máy (~100k/xe cả xăng) or đi tour xe ôm (Thác Bạc, chân núi Fanxipan, Cầu Mây, and/or Cổng Trời, Bãi Đá Cổ… tự chọn sau ~ 50k lệ phí tất cả) - Bắt xe lên Lào Cai. Chơi. Ăn tối, chờ lên tàu. - 7h (LC2) or 8h35 (SP2) tối lên tàu về HN. Thứ 2, 27/11 – Sáng sớm về đến HN, the end (4h or 4h20) Nếu tính trung bình mỗi bữa ăn ~30k, ngày 3 bữa Ăn uống cả tour ~180k KS ~80k/ng, Xe cộ các loại ~200k, Tàu ~220k, Đồ mua ở HN ~40k, Lệ phí tham quan, mua sắm và các khoản phụ khác ~200k TOTAL: < 900.000 VND (tính dư dả lắm rồi, ko lo thiếu.) Đấy là em rút ngắn để tiết kiệm thời gian và tiền của (theo ý của bạn em). Đã tham khảo topic về Sapa trên các diễn đàn, kể cả ttvnol, box Du nịch.

Nếu máu để em dựng lại cái plan mà đi cả chợ Bắc Hà, thêm 1 ngày nữa. Sáng sớm tinh mơ thứ 2 về nên các bác ko phải nghỉ làm. À còn nữa, đấy là em tính đợt vắng khách, ko biết tết nhất giá cả nó thế nào. Comment tiếp nhân chuyến trekking Minh Lương - Sapa vừa rồi: - Bản Hồ, bản Sín Chải là những bản dân tộc đáng để đi, Cát Cát gần hơn nhưng không bằng - Thác Bạc rất mùa xuân rất ít nước, nói chung là không đẹp Em nên đi tàu từ Hà nội, có ba chuyến từ 21h đến 22h 15'.Sáng hôm sau tới Sapa khoảng 7h sáng.Ra cửa ga có xe 15 chỗ đi Sapa giá 25k. Nếu muốn đi xe ôm đoạn này thì khoảng 50-60k vì đường đèo dốc chạy ngược lên khoảng 30km.Lên tới Sapa em đến nhà nghỉ Thanh Quyên ở số 13 đường Phanxiphăng, bảo lái xe du lịch chở tới.Nghe bọn lái xe chỉ trỏ là chủ khách sạn phải chừa phần trăm đấy.Giá phòng ngày thường khoảng 80k , phòng đôi hai giường lầu 1 nhìn ra mặt tiền đường, phòng có nội thất được, nước nóng đầy đủ.Nói anh H chuyên đi chụp ảnh ở Saigòn giới thiệu họ không đòi giá cao đâu.Cuối tuần và ngày lễ thì giá phòng lên khoảng 120150k.Khách sạn này ngay trung tâm Sapa chỉ cách KS Hoàng Liên mấy căn tiện đi chợ , nhà thờ đá ... Ngày đầu tiên em nên đi núi Hàm Rồng vào buổi sáng, mang đồ gọn nhẹ vì khi leo núi nóng người lại tháo hết áo lạnh ra mang cực lắm.Lên Hàm Rồng ngắm đỉnh Phanxiphăng, thăm vườn hoa bốn mùa, vào nhà sàn xem ca nhạc dân tộc, lên sân mây chụp ảnh toàn cảnh sapa ...Trưa đến về ăn ở tiệm ăn gần nhà hoặc muốn ăn bụi thì vào khu chợ ăn uống ở ngay quảng trường. Cơm lam 3k một ống, thịt heo nướng 3k/xiên...Nhớ hỏi giá trước khi mua nhé, kaka đã từng bị chém gấp ba khi ăn ở trên Thác Bạc đấy. Chiều thì em đi thăm bản Cát Cát. Ngày thứ hai em đi thăm Lao chải - Tả Van, bọn Tây balô hay đi chỗ này, thường thì xe chở bọn tây đến Lao Chải, sau đó đi bộ vào bản, đi qua cầu treo sang bên kia suối rồi từ đó đi theo đường mòn tới Tả Van.Đi kiẻu dã ngoại này hơi mệt đấy, đến Tả Van khoảng 2h chiều nghỉ ngơi lên xe về sapa.Bản Hồ cũng đi cùng đường đó nhưng xa hơn, đường vào bản Hồ đang sửa bụi lắm, em đi vào đó hư hết dung nhan mà cảnh thì không hơn Lao chải.Trên đường đi đến hai nơi này đều qua bãi đá cổ, chỉ có mấy hòn đá dưới ruộng chán chết. Bản Tả Phìn cũng đừng đi vì nhà sàn của người H'mong ở đây lợp mái bằng tôn fibro xi măng hết rồi, đường trong bản thì beton nên chán phèo.Em mua tour mà đi chung với bọn tây. Thuê xe máy ở Sapa hơi mắc.70k/ngày xe không có xăng, 90-100k/ngày có luôn xăng nhưng nhiều điểm tham quan phải gửi xe đi bộ mà điểm cuối lại đón ở chỗ khác nên lãng phí.Đường lên thác Bạc đang sửa toàn tuyến rất bụi và thác đang mùa khô không có nước trông bẩn và xấu, qua thác bạc đến khu quản lý vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn chỗ ngã 3 leo PhanxiPăng đi thêm đoạn nữa ngắm toàn cảnh đèo Hoàng Liên Sơn. -----------------Em nên ở Sapa ba ngày. Ngày một đi núi Hàm Rồng vào buổi sáng.Chiều đi thăm bản Cát cát cách nhà nghỉ 4km , lúc đi toàn xuống dốc , lúc về lên dốc.Hôm trước anh vừa đi vừa chụp hình nên đi bộ xuống , tham quan xong đi xe ôm về hết 15k.

Ngày hai đi bản Lao Chải và Tả Van.Chiều mới về khoảng từ 02h pm -3h pm .Chiều ngày hai tranh thủ tham quan thị trấn Sapa và chợ.Mua sắm ở Sapa chẳng có gì.Rất nhiều hàng bán đồ thời trang thổ cẩm của người Kinh , người H'mong thì bán ở lề đường. Có một số hàng bán đồ mỹ nghệ bằng gỗ và tre . Lần trước anh có mua một cái điếu cày hút thuốc lào chạm trổ rồng đẹp lắm.Lên núi Hàm Rồng em sẽ thấy bán nhiều thuốc nam và nấm linh chi nhưng chớ có mua đấy , nấm gỗ vớ vẩn không hà. Còn nếu em thích thì mua bộ cánh H'mong mà diện. Đóng giả con nai vàng H'mong thử coi nhưng đi đường phải có người hộ tống đấy , trai Mèo mà nhìn thấy bắt vợ là không ai cứu đâu vì họ tôn trọng phong tục của dân tộc nên không can thiệp. Đèn pin, xạc điện thoại, bàn chải, lestorin, chwinggum, găng tay, quần áo bự, credit card, tiền mặt. "Phố nướng" Sa Pa Sa Pa về đêm Du khách đến với Sa Pa không chỉ được du ngoạn những danh lam thắng cảnh mà còn thưởng thức những loại rau non mướt hay uống rượu Bắc Hà, San Lùng cay nồng, thơm tê đầu lưỡi. Sa Pa còn một thú vui ẩm thực không kém phần hấp dẫn, đó là dãy phố chuyên bán những đồ nướng và nó chỉ xuất hiện khi màn đêm bắt đầu che phủ thị trấn. Nằm trên con phố Hàm Rồng, trước cổng khách sạn Công Ðoàn bề thế, bên sườn của nhà thờ đá cổ kính, chỉ có một đoạn ngắn chừng hơn 100 mét mà dễ có tới gần 30 quán hàng. Ðiều thú vị là các món ăn được bày bán tại đây đều là các món nướng, trở thành phố nướng Sa Pa. Từ những mẹt hàng ngô, khoai, sắn nướng nằm rải rác trên đường, trong thời gian ngắn, hàng loạt những quầy hàng được mọc lên. Chẳng biết phố nướng được hình thành có phải do nhu cầu, sở thích của du khách trong những đêm se lạnh. Hàng chục quầy hàng bán thịt chen cùng ngô, khoai, sắn, chỉ cần một cái thúng và một cái bếp than, vài ba cái ghế nhựa con là đã có nơi thưởng thức món ăn nướng. Còn nữa, trứng gà, vịt nướng, lòng mề lợn cũng thành món nướng. Chim nướng, gà nướng, bánh dày nướng, đậu phụ nhự nướng... Có tới hàng trăm món nướng mà trong vòng một tuần ở đây cũng chưa thưởng thức hết được. Mỗi một món ăn đều có cách tẩm và pha chế gia vị riêng mà ăn nhiều món cùng một lúc bạn không có cảm giác trùng lặp và chán ngán. Thí dụ như món đậu phụ nhự, người ta đem ngâm đậu cho tới khi đậu lên mùi chua nồng. Ai nếu chưa quen sẽ không dễ dàng chấp nhận mùi hương của nó, nhưng cứ thử một lần xem, bạn sẽ mê ngay bởi sự hấp dẫn ở hương vị bùi bùi của đậu tương, ngầy ngậy béo béo nóng ngoài, mát trong của viên đậu phụ nhự. Món bánh dầy nướng được ướp gia vị cùng với ruốc sẽ được nướng khi nào vỏ của bánh vàng ruộm, thơm nức mùi gạo nếp sẽ được gắp ra đĩa chờ bạn thưởng thức. Thông thường ở dưới xuôi, mọi người chỉ quen ăn trứng luộc rán, ốp la chứ ít ăn trứng nướng. Quả trứng nướng có hương vị thơm bùi của lòng đỏ, cũng rất lạ khẩu vị. Trứng nướng được do tài nghệ của người bán hàng, bởi nếu không biết cách nướng, quả trứng sẽ vỡ ra. Những bắp ngô Sa Pa nhỏ nhưng mềm ngọt, dẻo cũng được đưa lên làm đồ nướng. Hương vị ngọt ngào của tấm mía tím nướng gợi lại ký ức của tuổi thơ tôi vào những ngày đông lạnh giá,

mẹ thường nướng mía trên bếp than đến khi thơm phức mới cời ra tiện từng khẩu nhỏ. Cho mãi tới tận bây giờ, tôi mới cảm nhận được hết sự ngọt ngào lạ kỳ của tấm mía nướng đến thế. Nhưng phải nói, trong các món ăn, thì lợn cắp nách được khách hàng "yêu" nhất. Thịt lợn cắp nách có thể luộc, quay, nướng... ăn ngon như thịt lợn sữa. Lợn cắp nách là loại lợn thả rông nên chỉ nhỏ con, nhưng thịt ngon, ngậy, ngọt. Ðồng bào dân tộc thiểu số nuôi một thời gian, rồi "cắp nách" mang đi chợ bán. Khói của các món đồ ăn bốc lên quyện với làn sương càng làm cho không gian ban đêm huyền ảo dọc cả dãy phố. Càng khuya, phố nướng càng đông khách. Tây có, ta có, không ít đồng bào dân tộc thiểu số cũng sà vào ăn. Mỗi món đồ nướng rẻ thì 1.000 đồng đắt cũng chỉ 5.000 đồng. Người có tiền thì trả tiền, nếu không thì trả bằng hiện vật, trả bằng đô, không sao. Thậm chí đồng bào dân tộc, ăn xong đứng lên giơ chai rượu mầm thóc tự nấu đổi cho người bán cũng xong. Mỗi một quầy hàng chỉ thắp đủ một bóng điện có công suất nhỏ, vì nếu sáng quá lại mất thi vị. Khách ngồi sát bên nhau cùng thưởng thức hương vị các món nướng nơi đây. Hành trang về nhà của tôi cũng nặng thêm bởi những quả su su xanh mởn, những ngọn su su tươi non, những cây bắp cải lá dày, săn chắc. Gọi là chút quà xứ lạnh tặng người xuôi. Ngày 1 KHỞI HÀNH ĐI SAPA (bố mẹ chuẩn bị sẵn mỗi người 1 ảnh 3x4 + 1 phôtô chứng minh thư, đến sapa gọi điện cho chị Thêu đưa ảnh để làm thủ tục đi Hà Khẩu,) Mua tour trực tiếp của vp du lịch. Liên hệ: Ms Thêu chuyên dịch vụ Hà Khẩu: 0904266305. Giá: 100k (gồm HDV, xe). 9h có mặt tại ga Hà Nội ( Cổng Trần Quý Cáp), đáp chuyến tàu SP lúc h00 đi Sapa. Nghỉ đêm trên tàu. (đã mua vé tàu của Tulico, khoang 4, không cần ốp gỗ vì thấy khoang gỗ cũng bình thường) Ngày 2 7h10 đến Ga Lào Cai. Tự túc ăn sáng (có thể ăn trên tàu luôn) . Xuống tàu bố mẹ sẽ có người của Khách sạn MÙA XUÂN đón đi Sapa. Số ĐT của chị Sen/ anh Nhật là: 0912184606 hoặc số của KS 020824890(Trường hợp không gặp được chị Sen đón ,ngay ở cửa ra ga có dịch vụ bán vé xe ô tô du lịch vào thẳng Sapa: 25-30k/ người) Quãng đường từ LC vào SP khoảng 30km đi mất khoảng 01-01h30' đường leo dốc. Vào đến sapa khoảng 08h. Đến Sapa nhận phòng nghỉ tại khách sạn, đặt món ăn luôn cho bữa trưa ở khách sạn. (đặt 40nghìn /bữa/ người) Bố Mẹ hỏi đường đi thăm quan núi Hàm Rồng - vườn Lan Đông Dương, cổng Trời, Sân Mây.. Thăm quan xong về Khách sạn ăn trưa Buổi chiều thì đi chơi loanh quanh ở dưới, ở nhà thờ, rồi đi chợ . Có thể ăn tối ở khách sạn (nếu ăn ở khách sạn thì đặt món trước để đi chơi về ăn) hoặc các quán ăn bên cạnh như Quán ăn Anh Đào (gần KS Cao Nguyên): ngon, rẻ (30-50k/người: đồ ăn VN). Món đặc sản: thịt nhím, cá nướng,... hoặc Nhà hàng Thác Bạc (gần KS Mùa Xuân) hoặc Quán Hùng (người HN làm chủ - gần ksạn Linh Trang): giá rẻ hơn so với các nhà hàng đẹp ở Sapa. Ngày 3 THAM QUAN SAPA Sáng :Bố mẹ ra trước nhà thờ thuê xe ôm đi thăm Cát Cát buổi sáng (chắc thuê xe ôm từ 10 20k /1người), tự do tham quan bản Lao Chải - Tả Van, bãi đá cổ Sapa, (Cát Cát thì thuê xe ôm đi tiện hơn nhưng nếu mua tour của KS, có ghép được đoàn thì đi cũng hay) về KS ăn trưa,

Chiều: đi Thác Bạc (hoặc hỏi mua tour của khách sạn mùa xuân để đi Thác Bạc, nếu người ta ghép được tour cho mình thì chỉ 50ng/ người, bố mẹ cố gắng hỏi xem có ghép được không), ôtô hoặc mua tour của khách sạn mình nghỉ để đi thăm Cầu Mây, Thác Bạc, Bãi đá cổĂn sáng. Thuê xe ôm đi thăm quan bản Cát Cát thân thiện, hiếu khách, tự do tham quan bản Lao Chải Tả Van, bãi đá cổ Sapa. Tối: Bố mẹ tự do đi dạo. SAPA - HÀ KHẨU Ăn sáng xong, bố mẹ trả phònganh Trả phòng, bắt xe về Lào Cai (nhờ người của KS bắt xe hộ), làm thủ tục đi Hà Khẩu. Mua tour trực tiếp của vp du lịch. Liên hệ: Ms Thêu chuyên dịch vụ Hà Khẩu: 0904266305. Giá: 100k (gồm HDV, xe). hướng dẫn tham quan toàn cảnh thị trấn Hà Khẩu - Trung Quốc, thăm vườn hoa trung tâm, đài tưởng niệm Châu Hồng Hà, thăm khu chợ biên giới, siêu thị Quốc Thái. Dùng bữa trưa - thưởng thức những món ăn đặc sản Trung Quốc. Chiều làm thủ tục nhập cảnh về Việt Nam. Ăn tối và nghỉ ngơi tại nhà hàng 20h30 Quý khách tập trung tại ga Lào Cai, lên tàu SP4 lúc 21h15 về Hà Nội. Nghỉ đêm trên tàu. Kết thúc tour du lịch HN - SAPA -LC -HÀ KHẨU -HANOI. Ăn ở nhà hàng Anh Đào, Phố Cầu Máy: thịt lợn nướng, măng tươi xào, gà đen, gà bản, cá hồi, ngọn su su xào, Lưu ý: không mua các loại đồng bạc (bạc rởm hết) Chợ tầng 2 bán đồ thổ cẩm. Tầng 1 bán thuốc (thuốc TQ ko mua) , nhưng lại nên mua các loại rau ở đây Một vài lưu ý: Mua bản đồ DL tại văn phòng DL hoặc tại quầy bán vé lên Hàm Rồng. Mang theo áo khoác mỏng vì lên Sapa thời tiết luôn mát, lạnh. Ăn uống Quán ăn Anh Đào (gần KS Cao Nguyên): ngon, rẻ (30-50k/người: đồ ăn VN). Món đặc sản: thịt nhím, cá nướng,... Nhà hàng Đặng Trung *: nội thất xinh xắn, món ăn ngon, giá phù hợp. Nhà hàng Thác Bạc (gần KS Mùa Xuân) Nhà hàng Chapa*: thịt lợn mọi, rượu hoa quả ngọt như siro,... Little Sapa: có món cá suối rán giòn tan Quán Hùng (người HN làm chủ - gần ksạn Linh Trang): giá rẻ hơn so với các nhà hàng đẹp ở Sapa. Thịt nướng, lòng nướng, trứng nướng, hạt dẻ (buổi tối – các quán hàng rong) Mận, đào (T7, T6) Susu luộc, rau cải mèo.

Đặc sản ở Lào Cai: cuốn sủi (phở khan) (lúc về ăn thử), thắng cố (nên ăn ở Lào Cai do người Kinh làm vệ sinh hơn (gần cầu Cốc Lếu, bảo xe ôm chỉ đường). Đi lại tại Sapa Các điểm du lịch _ Hàm Rồng (20k/vé), Thác Bạc (5k/vé hoặc free) (Sapa – Thác Bac: 12km), Cổng Trời (Cầu Mây).. _ Mua đồ lưu niệm ở chợ Sapa (chợ bán đồ nướng, có 2 cửa hàng ở ngay ngoài chợ, hỏi cửa hàng có anh Long): ko nên mua chiếu điều hoa, tre, tăm…vì giá ko rẻ bằng HN vì họ phải nhập từ Lạng Sơn về, thổ cẩm loại lớn vì dễ phai… Mua đồ bạc ở Sapa (thách người bán cho thử bạc: mài xuống nền bê tông nếu là bạc rởm thì sẽ bị bong lớp mạ…): 40k… ---------------------------------SAPA mù sương Lần thứ hai đến rất tình cờ. Trong 2 ngày, kế hoạch đi chơi được phê duyệt với ngân sách và nhân sự hùng hậu, chỉ tiếc nhất là em Linh béo mải đi chăm sóc bạn bè mà bị bỏ rơi (đáng tiếc). Tập kết tại nhà mình, nhưng không mua được vé nên phải chia làm 2 đợt. Thanh Hiền được giao trọng trách quản lý nhóm 1. Nhóm 2 đi sau nhưng sung sướng hơn vì được vé nằm và đến nơi thì nhóm thứ nhất đã tới lâu rồi, đang vạ vật ở ga chờ đợi (híc, khổ quá). Nhưng theo lời kể thì nhóm 1 chinh chiến và gian nan hơn nhưng cũng ngọt ngào hơn rất nhiều. Rời Lào Cai, gập ghềnh xe lên đèo xuống lũng. Những con đường uốn lượn quanh co cô độc tựa mình vào núi. Sương mù lẩn quất trong cây cỏ, ôm ấp sườn núi như quấn khăn lông. Dịp ấy, trời vào giữa hè nhưng ảnh hưởng áp thấp, thành ra mưa nhiều và nhiệt độ thấp hơn trung bình. Thế nhưng trời Lào Cai vẫn nóng. Tuy nhiên càng gần tới Sapa không khí càng mát mẻ, dễ chịu, trời mới mưa xong, cây cối còn ướt át và mơ màng trong buổi sớm. Những em bé dân tộc chân không chạy lon ton theo mẹ đi chợ. Nào là những mắt tròn, là những gương mặt bụ bẫm lấp ló sau địu của mẹ. Khách sạn ở cuối con dốc, ngay gần chợ, phòng ở đầu hồi, ra ban công là với tay nắm lấy được cả một đám mây. Trời trưa vừa hửng nắng là thế, đầu buổi chiều trời tối lại mưa tầm tã. Gần như tất cả chui hết vào chăn, buôn chuyện râm ran. Từ cửa sổ nhìn ra dốc chợ, từng đôi từng đôi du khách lẫn trong dân bản che ô đi chợ, nép vào nhau tìm hơi ấm vì trời mưa, vì trời lạnh hay là vì tình ý ngây thơ (???). Chiều muộn trời lại hửng lên. Bà con kéo nhau xuống chợ, lọ mọ vào hàng thổ cẩm, hàng ô, đồ khô và kéo nhau xuống tận cuối chợ xem hoa quả. Lang thang chán lại mò vào hàng ngô luộc, suýt xoa bên bếp than hồng, tranh nhau ăn tranh nhau nói đến khi má đứa nào cũng rực lên. Mưa bất chợt ào xuống, trời chiều càng lạnh hơn. Chủ quan không mang áo ấm, đứa nào cũng co ro, cứ muốn ngồi mãi bên nồi ngô chẳng chịu về. Bữa tối với thịt nướng được dọn dẹp sạch sẽ trong nhà hàng nhỏ ngay bên hông khách sạn. Cửa gỗ, tường gỗ, với món thịt nướng xèo xèo trên chảo gang, với ớt xanh và hành tây được hưởng

ứng rất nhiệt tình. Ăn tối xong đến tiết mục tản bộ. Lang thang một vòng qua nhà thờ đá. Còn sớm nên chưa thấy biểu diễn múa khèn, toàn thấy dân du lịch đi qua đi lại, chờ đợi chợ tình họp chăng? Ra ngã tư, quyết định là giải phóng cho đôi bạn trẻ. Những người cô đơn còn lại quyết đi xa ra ngoài trung tâm (thế mới tìm được chợ tình thực sự chứ!). Cuối cùng đi mãi chẳng thấy gì, sợ lỡ hẹn lại quay về nhà thờ. Lúc đó, nhà thờ đông nghịt. Chen chúc vào đám đông. Hóa ra là một đôi vợ chồng người Dao múa khèn. Ở Sapa có lẽ cái gì cũng thương mại hóa hết rồi nên chợ tình thực sự đã biến đi đâu đó, không phải là thứ để dân du lịch nghiệp dư như mình tiếp cận được. Không thấy có gì hay, ý kiến đề xuất là ăn phèo nướng (lòng nướng gì đó) và uống rượu táo mèo. Ăn khá ngon, nên ai đó nảy ra ý định là về xuôi ta mở quán phèo nướng. Dzô được mấy hồi, mà hình như chỉ có tớ với bạn Tùng là chính, bàn bên cạnh kéo sang làm phiền. Chừng như tiệc đã tàn, lại thấy không thoải mái bà con ta nhổ neo, lang thang hàng quán lưu niệm. Đã khá khuya nên phần lớn đã đóng cửa, mọi người còn cố vớt vát mua được một ít đồ thổ cẩm, mình cũng sắm được 1 cái đàn tơ-rưng bé tí (vừa mới vứt đi năm ngoái). Chuyện ngủ cũng bi hài. Chỉ có 2 phòng, quá đông con gái và quá ít con trai nên không chia ra được. Đương nhiên là 1 phòng chỉ có mỗi 1 chăn và 1 giường. Tuy giường khá rộng, nhét tới tận 4 người vẫn có người phải nằm dưới chân giường hì hì. Được cái ấm áp, vì mình đã mua thêm tới 3 cái chăn thổ cẩm (vừa dày, vừa nặng chịch). Chỉ khổ cho ai nằm đất, sàn bằng gỗ (may) nhưng không có đệm đành quấn chăn tròn vo như tổ kén. Không hiểu có ngủ yên không mà sáng ra mình đá mấy cái, con sâu vẫn chưa chui ra khỏi ổ :smile:)... Mưa rả rích suốt đêm nên có vẻ sáng hôm sau trời tươi tắn trở lại, và đỡ lạnh hơn. Hành quân lên núi Hàm Rồng, xem xét gì chả ham chỉ mê có chụp ảnh và chụp ảnh. Chỉ nhớ có món xôi tím ngắt và dàn hoa bìm bìm cũng tím ngắt. Và trời thì rất đẹp để chụp ảnh, một chút nắng một chút gió, và sương thì bay bay trong vườn hoa, thơ mộng ứ chịu được. Chiều đi thăm Thác Bạc, lại mưa, mình vẫn ham hố leo lên thác, trong khi một nửa lười biếng ngồi dưới ăn trứng nướng, mía nướng. Trước bữa cơm chiều, trời còn rơi rớt chút nắng, quyết định lên đồi Victoria, xem khách sạn 5 sao khác gì. Chưa tới nơi trời đã lại đỏng đảnh đổ mưa. Chạy lúp xúp vào quán Khánh khỉ (mà mình cứ nhớ là Khách khỉ) vì quán cheo leo trên vách núi, trang trí toàn bằng những giỏ lan chưa thấy hoa, từ đó có thể nhìn bao quát cảnh nhà thờ trong mưa chiều lành lạnh đìu hiu. Sàn quán hơi dốc, ngồi ngược lại cứ như sắp tuột xuống núi đến nơi, có lẽ vì thế mà "khách" ngồi quán này phải như "khỉ" bám thật chắc (híc híc). Chuyện lại râm ran quanh ly trà nóng, toàn chuyện tình yêu đầy ghen tị và tò mò, nghe chiều xuống với cái lạnh ngọt ngào len lén vây quanh những tâm hồn cô đơn chưa có bến đỗ (haha). Hôm sau là ngày về Lào Cai. Rời Sapa từ sáng sớm, trời bắt đầu nắng và xuống Lào Cai thì nắng thật, nắng gắt. Qua đền Thượng thắp hương khấn vái, đoàn không kịp làm thủ tục nên bắt buộc sang Hà Khẩu bằng đường sông. Khốn khổ thay việc đi bộ qua con đường đất đang làm, vừa đi vừa hò hét nhau uống hết sữa cho đỡ nặng. Cuối cùng thì cũng qua sông bằng xuồng của biên phòng, qua lối lên cầu dơ bẩn chưa từng có (mình đi ra nước ngoài lần đầu khốn khổ thế này đây) cũng sang đến Hà Khẩu. Đi xe điện loanh quanh một vòng, rồi mạnh ai nấy đi mua

sắm. Mua mua chọn chọn một hồi, vừa đi vừa chạy vẫn chụp được cả một seri ảnh đẹp đẽ, trông đúng là đi du lịch nước ngoài cơ đấy. Nhớ nhất là vụ ăn kem hụt, xếp hàng bao lâu xem kem TQ khác VN thế nào để rồi cuối cùng được câu trả lời :Hết kem, mà lại còn bằng tiếng Trung, không biết sao mình lại hiểu chứ. Thất vọng, lại ra chụp ảnh cho bõ công xuất ngoại. Đường về cũng vất vả chẳng kém. Cuối cùng thì cũng về đến ga. Từ lúc đó là mình ăn không ngon vì lo không lấy được vé. Đang ăn thì có điện thoại vậy là cùng T.Hiền bỏ dở bữa cơm để đi trả tiền. Lấy xong về tới nơi thì mọi người cũng ăn xong, híc vất vả mà lại không được ăn mới khổ mình chứ. Đêm hôm đó trên tàu là đêm của sòng bạc. Sát phạt, ăn thua gần sáng mới chịu ngủ. Không đứa nào chịu sang ngồi ghế, chui tất vào 1 khoang, nằm chung. Nhung vẫn là đứa may mắn đường cờ bạc, thắng tù tì cả mấy bữa phở (sapa và Hà nội). Về tới nơi rồi, chia tay thôi, hẹn lần sau nhé. ____________________ Thế mà đã 4 năm trôi qua rồi. Rất nhiều thứ và rất nhiều người đã thay đổi. Cuộc sống thay đổi nhanh quá, khó có dịp nào lại tụ tập chơi bời vui như thế. Lẽ ra lâu rồi, mình cũng đã quên khuấy mất chuyện này. Nhưng may mà có người nhắc, bỗng nhiên hồi tưởng, thấy kỷ niệm vẫn y nguyên, như mới mùa hè này thôi. Nhanh tay ghi lại, không thì vài năm nữa có khi mình quên hẳn. Ký ức còn nguyên Sapa mù sương chiều mưa hôm ấy, còn nguyên cảm giác muốn so vai khi thấy đôi bạn trẻ tay trong tay. Kỷ niệm vẫn là kỷ niệm. Rất đẹp và khi thời gian không bao giờ quay lại thì kỷ niệm thật đáng nhớ, đáng yêu biết bao. Chúng mày ơi, bao lâu rồi mình không gặp nhau nhỉ??? Một kg thịt lợn mông giá gần 100 ngàn đồng (trước đó là 60 ngàn), rau xanh tăng giá 4-6 ngàn đồng/kg: 1 kg rau cải mèo là 15 ngàn đồng, khách ăn gọi một đĩa rau cải ngọt xào phải trả 20-30 ngàn đồng. Ngày đầu tiên ở Sapa trời hơi se lạnh, lất phất đôi ba hạt mưa, đủ để mặc áo dài tay và xòe ô che làm duyên làm dáng. Thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây một khí hậu tuyệt vời, lý tưởng cho các loài hoa và cây cỏ. Đi tới đâu cũng hoa là hoa, phòng nghỉ trên tầng 2, ngay đầu cầu thang là chậu địa lan hoa vàng rủ ra tứ phía, trên bờ tường hành lang cũng la liệt các chậu hoa đủ loại, màu sắc rực rỡ. Nhận phòng xong, lục tục kéo nhau ra thị trấn, phố xá đã thay đổi quá nhiều so với 10 năm trước, tấp nập và sầm uất. Có đầy đủ nhà hàng, khách sạn, quán cafe được thiết kế theo những phong cách ấn tượng, các shop quần áo và đồ thổ cẩm sang trọng, quán Karaoke và Internet, hiệu ảnh Kỹ thuật số mở cửa 24/24 phục vụ mọi nhu cầu của khách du lịch. Nhà thờ trung tâm cũ kỹ và xám xịt như một điểm nhấn đặc biệt giữa trung tâm thị trấn, đặc biệt hơn cả là thung lũng lòng chảo trước cửa nhà thờ, có lẽ do địa hình nên trước cửa nhà thờ lại có một khoảng sân trũng xuống, đó là khu vực chợ tình Sapa, các chàng trai, cô gái dân tộc đến hẹn lại lên, cứ đến tối thứ 7 lại kéo nhau ra đây thổi khèn, tìm bạn tình. Chợ Sapa nằm sâu dưới con đường phía trái Nhà thờ, tại đây, đủ loại sản vật địa phương được bày bán như nấm hương tươi, các vị thuốc nam, thuốc bắc, măng, mộc nhĩ, các loại bánh trái đặc sản địa phương như bánh

xén cù được làm từ gạo xén cù, thơm thơm vị gừng, dai dai dẻo dẻo tương tự chè lam dưới xuôi, giá 5k/1 chiếc lớn, 3k/1 chiếc nhỏ, nếu mua nhiều thì 25k/1 chục bánh nhỏ, mứt táo mèo giòn giòn, chan chát được đóng thành túi 0,5kg giá 10k/1 túi, mứt đào 23k/1 kg. Đặc biệt nhất là các loại rau xanh như rau cải mèo, cải xoong, ngọn susu..... phổ biến nhất ở Sapa là susu, quả susu Sapa đặc biệt ngon ngọt hơn hẳn quả susu ở dưới xuôi, luộc lên chấm với muối vừng có thể nói là món rau củ rất tuyệt, ngọn susu cũng dày dặn, mập mạp và xanh mướt, xào hay luộc đều ngon. Hoa quả được bày bán thành một dãy riêng trong chợ và dọc 2 bên đường đi xuống chợ, đào Sapa quả nhỏ chỉ bằng quả mận hậu, ăn hơi chát, giá dao động từ 14 -16k/1kg, còn loại đào lai mận trái cũng tương tự mận nhưng ăn vào lại có vị đào đặc trưng, giòn và thơm, tùy theo từng loại mà có giá cả khác nhau, loại ngon nhất, trái lớn và đỏ tươi giá 20k/1kg, loại trung bình 16 - 18k/1 kg, loại hơi chín quá được bán chỉ với giá 6-8k vì loại đào này không thể để lâu, chỉ 2 - 3 ngày là bị ủng..... Phía trước Nhà thờ là đường Phạm Xuân Huân, là con đường chuyên bán các loại hàng hóa như hàng ăn, quần áo, giày dép, kính mắt, đồ thổ cẩm, đồ chơi, vòng trang sức bằng bạc cũng có, thép mạ cũng có, nhưng phần lớn là hàng Trung Quốc chuyển cửa khẩu Hà Khẩu về .Bà con dân tộc bây giờ không mấy ai còn ngồi dệt vải như ngày xưa, những chiếc khung cửi thô sơ đã dần đi vào dĩ vãng, họ chỉ mua vải diềm bâu Nam Định màu trắng về rồi nhuộm chàm hoặc nhuộm các màu sắc theo ý muốn, sau đó thêu hoa văn, họa tiết lên trên rồi dùng nó để may váy áo, túi xách và mũ đội đầu. Khách du lịch lên Sapa có thể mua những chiếc mũ thổ cẩm, túi thổ cẩm nhỏ xinh với giá 10 hoặc 15k, những chiếc áo vải đũi xuất xứ Trung Quốc được may theo kiểu dáng dân tộc với giá từ 50k - 60k/1 chiếc với áo nữ, còn áo nam thì giá nhỉnh hơn 1 chút. Những chiếc vòng thép mạ với giá 10k rất xinh xắn , rất lưu ý khi mua đồ bạc, bây giờ đồ bạc ở Sapa không có mấy đồ thật, chủ yếu là đồ giả bạc, tốt nhất chỉ nên mua vòng thép mạ với giá phải chăng để làm kỷ niệm, các mặt hàng như quần áo hay mũ, thì không nói thách mấy, nhưng riêng đồ lặt vặt có khi nói thách gấp 2 - 3 lần , như chiếc vòng thép mạ làm theo kiểu vòng tuần được hét 25-30k/1 chiếc, cuối cùng được bán với giá 10k. Một dãy bếp than được bày bán toàn đồ nướng, bất cứ thứ gì có thể nướng đều được bán ở đây, trứng nướng giá 2k/1 quả, ăn thơm thơm dẻo dẻo, khoai lang nướng 2,5-3k/1 củ tùy to nhỏ, hạt dẻ to nướng 3k/1 xiên khoảng 5-6 hạt, cơm lam tùy loại giá từ 4-5k/1 ống, ngô nướng chừng 2-3k/1 bắp.....còn có lòng nướng, dồi nướng, thịt nướng đủ loại với giá cả phải chăng, có thể ăn vô tư mà không sợ quá thâm hụt túi tiền....... Bữa cơm trưa của ngày đầu tiên ngay tại khách sạn, tất nhiên phải có susu luộc chấm muối vừng ( vì nó rất đặc biệt ), ngọn susu xào, canh cua với cà muối xổi, gà bản rang gừng, lợn cắp nách xào xả ớt..... chừng đó món cộng với món cơm nóng thơm dẻo. Tổng thể giá 30k cho 1 suất. Chỉ tiếc là món thịt lợn cắp nách xào sả ớt quá ít , thôi thì coi như thưởng thức hương vị núi rừng. Không biết có phải vì lạ miệng, hay vì hành trình gần 400km suốt đêm dài khiến cho mọi người đói ngấu mà ăn nhanh như bay, nhà bếp bưng cơm ra tiếp không kịp...... Cơm nước xong xuôi thì đồng hồ đã chỉ vào con số 2 rưỡi, tranh thủ nghỉ trưa 30'', hành trình tiếp theo là núi Hàm Rồng, con phố phía tay phải Nhà thờ trung tâm dẫn đến chân núi, 30k cho 1 vé tham quan, có vẻ hơi đắt thì phải ... phù, cũng may là nó không cao lắm, cứ leo một đoạn là

được dừng chân, có vườn Lan với đủ loại Lan rừng, nhưng gây ấn tượng nhất lại không phải là những giò Lan được treo trên các cành cây hay những chiếc giàn được bắc trên cao, mà thực sự lại là rất nhiều loài HOA, hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, những luống hoa rum, hồng tú cầu, cẩm tú cầu, bất tử, thủy tiên, sen cạn, thanh anh, cẩm chướng, păng xê... và bạt ngàn cúc trắng... chữ SAPA thật lớn được trồng bằng cúc vàng rực. Khách du lịch đông vô kể, ai cũng tranh nhau chụp ảnh với chữ SAPA cúc vàng để giữ lại kỷ niệm của chuyến đi, gọi nhau í ới, đuổi nhau sồn sồn mong có dịp được chụp tấm hình SAPA chỉ có mình và bạn bè của mình trong ảnh, kết quả thì ảnh nhà nào cũng phải chêm vào dăm ba cái lưng, cái mặt của người khác, cũng không sao, có kỷ niệm là thích rồi. Vài chiếc bếp than trên kê cái giàn bán thịt nướng, tô thịt thái miếng mỏng được ướp sẵn gia vị, khách du lịch được tự tay xiên thịt vào que và tự tay nướng cho mình những xiên thịt thơm nức mũi. Một nhà sàn biểu diễn nghệ thuật, giá vé 10k/1 người nhưng đa số mọi người lại đứng dưới chân nhà sàn nghe vọng xuống những điệu hát của người Dao, người Mông, vài cô gái thuê những bộ trang phục Thái, Mông, Dao đỏ với giá 10k/1 bộ....vai đeo gùi nhoẻn cười làm duyên trước ống kính ....Lách theo con đường hẹp giữa vách đá để lên Sân mây và Cổng trời, điểm cao nhất của núi Hàm Rồng là Cổng trời, một doi đá chênh vênh được quây kín bằng hành lang sắt để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, ai ai cũng cố chen chân để lên tận nơi, đứng trên đây có thể nhìn ngắm toàn cảnh thị trấn Sapa với một góc độ rất đẹp. Tháng trước lên Sapa bọn tớ ở KS Cao nguyên -Phố Cầu Mây,phòng đẹp mà rẻ .Lần trước bọn tớ cũng ở đây,tại gần quán ăn Anh Đào .Ăn ở Anh đào ngon .THuê xe máy của mấy anh xe ôm ngay cửa Ks (Ko biết có ưu đãi gì ko nhưng giá thuê rẻ lắm:30.000đ) Bọn tớ lượn khắp Sapa ,xuống Cát cát....thì thấy lên đây thuê xe đi là tiện nhất (ko phải xe máy Tàu đâu nhé,cũng kô phải Min khù khờ đâu).Sapa đẹp .Mùa này thì chắc vẫn còn đào và mận đấy .Mận Sapa to,chín ,ngọt ,ngon chết đi được .Đào cũng vậy . Buffalo Bell

Related Documents

Cam Nang Sapa
May 2020 3
Cam Nang
November 2019 27
Cam Nang
November 2019 19
Cam Nang Tim Viec
August 2019 23
Cam Nang Hscc
June 2020 8
Noi Dung Cam Nang
November 2019 17