This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share
it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA
report form. Report DMCA
PHầN 1: KHởI ĐầU ----------------------------------------------------------------------- 3 PHầN 2: CÀI ĐặT BLOG ------------------------------------------------------------------ 3 PHầN 3: THAY KHUÔN MẫU (TEMPLATE) CHO BLOG --------------------------------- 6 BạN ĐANG DÙNG LOạI TEMPLATE NÀO (CLASSIC HAY LAY OUT) CHO BLOG*SPOT CủA MÌNH? ---------------------------------------------------------------------------------- 10 MộT VÀI MẫU (TEMPLATE) DÀNH CHO BLOG*SPOT DạNG LAY OUT ---------------- 12 THÊM MộT VÀI MẫU TEMPLATE NữA CHO BLOG*SPOT------------------------------ 14 PHầN 4: THÊM RSS VÀO BLOG ------------------------------------------------------- 18 PHầN 5: THEO DÕI THÔNG Số FEEDBURNER VÀ HƯớNG DẫN Sử DụNG GREATNEWS Để ĐọC TIN RSS ------------------------------------------------------------------------ 20 PHầN 6: Sử DụNG GOOGLE ANALYTICS Để PHÂN TÍCH VÀ THốNG KÊ BLOG -------- 23 PHầN 7: TổNG HợP VÀ MộT Số LƯU Ý ------------------------------------------------- 25 PHầN 8: KếT THÚC -------------------------------------------------------------------- 26 HƯớNG DẫN THÊM CHứC NĂNG Mở RộNG BÀI VIếT CHO BLOGSPOT DạNG LAYOUT 28 HIểN THị MÃ HTML TRONG BÀI VIếT TạI BLOGSPOT -------------------------------- 29 THÊM BIểU TƯợNG FAVICON CHO BLOG HOặC WEBSITE ----------------------------- 31 LÀM BIếN MấT (ẩN) THANH NAVBAR TRÊN BLOGSPOT (TEMPLATE CLASSIC) ---- 32 LÀM MấT THANH NAVBAR ở BLOG Sử DụNG TEMPLATE DạNG LAY OUT ----------- 32 CHÈN BIểU TƯợNG EMOTICONS (CảM XÚC) VÀO BLOGSPOT ------------------------ 33 THÊM CÁC SOCIAL BOOKMARKING VÀO MỗI BÀI VIếT TRONG BLOG*SPOT -------- 34 NHÃN (LABEL) VÀ CÁC TÙY CHọN BÀI ĐĂNG (POST OPTIONS) TRÊN BLOGSPOT - 37 MộT VÀI CHứC NĂNG MớI CủA BLOG*SPOT ------------------------------------------- 39 THÊM PHầN "CÁC BÀI VIếT TRƯớC" VÀO CUốI MỗI BÀI VIếT------------------------- 41 THÊM CHứC NĂNG ĐÁNH GIÁ BÀI VIếT VÀO BLOG ----------------------------------- 42 THÊM LờI NHắN VÀO PHầN ĐĂNG NHậN XÉT ----------------------------------------- 43 Để PHầN ĐĂNG NHậN XÉT HIểN THị NGAY DƯớI BÀI VIếT TRONG BLOG*SPOT ----- 44 ĐƯA SITEMAP CủA BLOG VÀO GOOGLE WEBMASTER ------------------------------- 47 CHÈN HộP TÌM KIếM GOOGLE VÀO TRONG WEBSITE HOặC BLOG CủA BạN ---------- 48 THÊM BLOG VÀO CÁC Bộ MÁY TÌM KIếM ---------------------------------------------- 49
THÊM CHứC NĂNG KHÔNG CHO PHÉP BấM CHUộT PHảI LÊN BLOG ------------------ 51 MUA TÊN MIềN VÀ CấU HÌNH TÊN MIềN CHO BLOG ----------------------------------- 54 TạO HÒM THƯ VớI TÊN MIềN RIÊNG Sử DụNG GOOGLE APPS ------------------------ 57 SEO VớI BLOGSPOT -------------------------------------------------------------------- 59 19 CÁCH TốI ƯU BLOG VừA CHO SEO VừA CHO NGƯờI ĐọC -------------------------- 61 BLOG 360 VS BLOGSPOT ------------------------------------------------------------- 65
Phần 1: Khởi đầu Blogspot là tên gọi của dịch vụ Blog của Google tại địa chỉ https://www.blogger.com/. Dịch vụ này hoàn toàn miễn phí và hiện nay đã hỗ trợ Tiếng Việt nên quá trình sử dụng cũng không gặp nhiều trở ngại. Để sử dụng dịch vụ blogspot, bạn đăng kí một tài khoản Google mới hoặc có thể sử dụng tài khoản GMail cũ của bạn. Một lời khuyên là bạn nên dùng một tài khoản Google chung cho tất cả các dịch vụ khác nhau của Google như: GMail, Blog, Google Analytics, Google Adsense,... để có thể quản lý một cách dễ dàng và có tính tương thích cao. Lần đầu tiên để đăng nhập vào blogspot, bạn truy cập địa chỉ: https://www.blogger.com/, điền vào tên truy nhập, mật khẩu và đăng nhập. Bạn sẽ trải qua 3 bước: 1. Đăng kí blogger. 2. Đặt tên cho blog. 3. Chọn mẫu (template). Ở đây bạn lưu ý đến 2 vấn đề: đặt tên cho blog và chọn mẫu. Việc đặt tên có ý nghĩa quan trọng, tuỳ theo chủ đề nội dung bạn sẽ viết trong blog mà bạn sẽ đặt một cái tên cho phù hợp và về lâu về dài thì đó có thể coi đó là một thương hiệu của riêng bạn. Bạn hãy chọn một tiêu đề và một địa chỉ URL thích hợp cho blog của bạn. Về việc chọn mẫu cho blog: Google chỉ cung cấp sẵn cho bạn một số mẫu blog nhất định, do đó nếu bạn chọn những mẫu này thì có khả năng blog của bạn không nổi bật vì nó sẽ giống với nhiều blog khác và có thể nói là tính chuyên nghiệp không cao. Trong một blog thì nội dung là quan trọng nhất song hình thức của blog cũng quan trọng không kém bởi đó là bộ mặt của blog. Trước mắt, bạn hãy chọn một mẫu cho blog. Sau này bạn có thể thay đổi mẫu cho blog bất kỳ lúc nào, và quan trọng hơn là bạn tự thiết kế hoặc tìm một mẫu khác theo ý bạn, thể hiện cá tính riêng cũng như phù hợp với nội dung của blog. Sẽ có một bài viết riêng về vấn đề mẫu cho blog (thiết kế, tìm, thay mẫu, ...), bạn hãy nhớ đón xem. Đến đây, coi như bạn đã hoàn thành khâu tạo một blog và có thể đăng tải bài viết. Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên từ từ, hãy đọc hết các bài viết trong loạt bài viết Hướng dẫn Blogspot: Từ A đến Z này. Sau đó bạn bắt đầu cũng chưa muộn. Những lần sau, để đăng nhập vào bảng điều khiển, bạn hãy truy cập địa chỉ http://www.blogger.com/home, bạn cũng nên thêm địa chỉ này vào favorites để tiện cho những lần đăng nhập sau. Dĩ nhiên là bạn có thể đăng nhập vào từ địa chỉ https://www.blogger.com/ nhưng đôi khi nó quá tải, rất khó truy cập.
Phần 2: Cài đặt Blog Sau khi khởi tạo xong Blog, việc thứ hai mà bạn nên làm là cài đặt các thiết lập cho blog. Bài viết thứ hai này sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt các thiết lập này. Có một chú ý đó là trong các bài hướng dẫn đều sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt làm mặc định, đôi khi trong một vài trường hợp có thể sẽ dùng từ tiếng Anh
nhưng chủ trương của tôi là: người VN thì cố gắng dùng tiếng Việt, hạn chế được việc sử dụng Tiếng Anh phần nào tốt phần đấy, mặc dù có thể tiếng Anh dùng sẽ hay hơn (ví dụ như từ mẫu (khuôn mẫu) và Template thì rõ ràng là Template hay hơn rồi). Trước tiên bạn đăng nhập vào bảng điều khiển của blog. Một lời khuyên là bạn nên sử dụng trình duyệt Firefox hoặc IE7 để có thể hiển thị tiếng Việt tốt nhất.
Bảng điều khiển Bảng điều khiển là nơi quản lý (các) blog của bạn. Tại đây bạn có thể tạo thêm blog mới (Google không hạn chế số blog có trong một tài khoản, tức là bạn có thể tạo vô số các blog một cách không hạn chế chỉ với một tài khoản Google. Tuy nhiên bạn nên tập trung vào một blog mà thôi, có như thế mới nâng cao chất lượng được bài viết về chủ đề mà mình quan tâm, tránh việc lập nhiều blog nhưng không kham nổi.), đăng bài mới, quản lý bài đăng (xoá, chỉnh sửa bài đã đăng), cài đặt và mẫu. Để cài đặt các thiết lập cho blog, bạn hãy bấm chọn Cài đặt. Trong trang cài đặt, bao gồm các thiết lập về định dạng, lưu trữ, nhận xét,... được bố trí dưới dạng thẻ (xem hình dưới).
Về cơ bản mà nói, ở mỗi thẻ, mỗi mục đều có hướng dẫn bằng Tiếng Việt (để hiển thị tốt những hướng dẫn bằng tiếng Việt này, bạn nên sử dụng IE7 hoặc Firefox), nên việc thay đổi các thiệt lập này cũng không quá khó. Tuy nhiên có
một vài chỗ, việc giải thích, hướng dẫn còn chưa rõ ràng (nguyên nhân do việc chuyển ngữ từ tiếng Anh sang Tiếng Việt, tuy nhiên những thiết lập này không quan trọng lắm) cho nên nếu bạn không biết hoặc không chắc về một thiết lập nào đó thì bạn đừng sửa đổi, hãy cứ giữ nguyên mặc định thiết lập đó. Sau đây, tôi sẽ hướng dẫn bạn cài đặt các thiết lập cơ bản và chủ yếu nhất: 1. Thẻ Cơ bản: - Tiêu đề: Tiêu đề của blog, tiêu đề này phải làm nổi bật blog, nó giống như một câu slogan vậy. - Mô tả: Mô tả về blog của bạn, chủ đề của blog, blog viết về cái gì,... Mô tả phải ngắn gọn, súc tích, liên quan đến nội dung của blog. - Bổ sung Blog của bạn vào danh sách của chúng tôi?: chọn Có. Phần Cài đặt chung, tại mục Hiển thị nút chuyển chữ cho bài đăng của bạn?: chọn Không.
2. Thẻ Đang công bố: Đây là nơi để bạn thiết lập việc chuyển blog của bạn sang một host và tên miền của riêng bạn. Khi bạn đăng kí và khởi tạo blog tại blogspot, Google cung cấp cho bạn một tên miền miễn phí dạng http://abcxyz.blogspot.com, và đồng thời lưu trữ toàn bộ blog của bạn trên máy chủ của Google. Như vậy bạn không hề tốn một đồng phí nào để duy trì blog mà dung lượng lưu trữ thì...không giới hạn. Tuy nhiên nếu muốn thì bạn vẫn có thể chuyển blog của bạn sang tên miền và host riêng mà bạn đã mua. Chỉ lưu ý với các bạn rằng phí duy trì host và tên miền dù đã rẻ nhưng còn rất nhiều vấn đề xung quanh nó.
3. Thẻ Đang định dạng: - Hiển thị: hiển thị số bài viết đăng trên một trang. Nên chọn là 5. - Mẫu Bài đăng: bạn có thấy phần cảm ơn cuối mỗi bài viết trên blog này không? Chính là thiết lập tại phần Mẫu bài đăng. Hơn nữa phần Mẫu bài đăng này cũng được sử dụng để thêm mục "Đọc tiếp bài viết này" như bạn đã thấy trên DI4VN. Cách làm để có mục "Đọc tiếp bài viết này" này sẽ được giới thiệu trong một bài viết khác.
4. Thẻ Nhận xét: - Nhận xét: cho phép hiển thị hoặc không hiển thị các nhận xét trên blog. - Ai có thể nhận xét?: Cho phép ai được đăng các nhận xét trên blog của bạn. - Hiển thị nhận xét trong một cửa sổ bật lên?: nên chọn Không vì nhiều người dùng thường bật tính năng chặn popup. - Bật điều tiết nhận xét?: Nếu chọn Có, mỗi nhận xét trên blog phải qua sự
kiểm duyệt và cho phép của bạn mới được phép xuất hiện trên blog. Ngược lại nếu chọn Không thì nhận xét sẽ được đăng tải và xuất hiện ngay lập tức khi khách thăm blog đăng nhận xét. - Hiển thị xác minh từ cho các nhận xét?: Chức năng này nếu chọn Có sẽ hiển thị một chuỗi từ và yêu cầu khách đăng nhận xét phải nhập vào đúng chuỗi từ đó. - Địa chỉ Thông báo Nhận xét: Bạn nhập vào một địa chỉ email vào để theo dõi nhận xét. Mỗi khi có nhận xét mới đăng trên blog, một email sẽ được gửi về địa chỉ email mà bạn đã đăng kí.
5. Thẻ Đang lưu trữ: - Tần xuất Lưu trữ: Bạn chọn dạng tần suất lưu trữ bài viết theo ngày, tuần, tháng. Ban đầu bạn nên chọn dạng lưu trữ theo tuần, sau này khi số lượng bài viết đã nhiều bạn có thể chọn dạng lưu trữ theo tháng.
6. Thẻ Nguồn cấp trang Web: Đây chính là mục cung cấp tin RSS (Feed). Vấn đề liên quan đến tin RSS (Feeds) sẽ được đề cập đến trong một bài viết khác.
7. Thẻ Các quyền: - Các Tác giả Blog: bạn có thể mời thêm bạn bè viết chung blog với bạn bằng cách bấm vào Thêm tác giả rồi điền địa chỉ email của người bạn muốn mời. - Người đọc Blog: cho phép ai được đọc blog của bạn. Sau mỗi một thay đổi bạn hãy bấm Lưu Cài đặt để lưu lại các thay đổi đó.
Phần 3: Thay khuôn mẫu (Template) cho Blog Sau 2 phần trước, chắc bạn đang nóng lòng muốn đăng tải bài viết đầu tiên lên blog của mình. Nhưng trước hết, hãy đọc hết bài viết thứ 3 này đã nhé. Phần 3 này tiếp tục hướng dẫn bạn các thao tác với khuôn mẫu của Blog. Các thao tác với khuôn mẫu của blog sẽ làm thay đổi bố cục, cách trình bày (hiển thị) của blog. Tôi tin là vấn đề này rất thú vị và sẽ có nhiều bạn quan tâm. Với bất kỳ một website hay blog nào, việc thiết kế giao diện mang khá nhiều ý nghĩa. Bạn cần quan tâm tới bố cục, màu sắc, trang trí, ... nhưng cũng nên quan tâm tới tốc độ tải và thời gian trung bình để mở blog của bạn. Một lời khuyên là đối với các blog có chủ đề về Computer, Internet, Thủ thuật và mẹo máy tính, ... (như Di4VN - Ý tưởng số cho cuộc sống số này chẳng hạn) thì nên chọn gam
màu nhẹ, không cần màu mè (như thay đổi biểu tượng con trỏ chuột, hoa lá bay,...). Để bắt đầu các thao tác với khuôn mẫu, từ Bảng điều khiển bạn nhấn chọn Trình bày. Trang Mẫu sẽ được mở ra (xem hình dưới).
Trang khuôn Mẫu Như trong Phần 1 đã nói, trong quá trình khởi tạo blog, bạn đã tạm chọn một mẫu mà Google cung cấp sẵn. Các mẫu này (mẫu do Google cung cấp sẵn) chỉ có 2 cột, và có thể nói là hơi thô. Nếu bạn biết cách, từ mẫu này bạn có thể chèn thêm 1 cột và bạn sẽ có mẫu dạng 3 cột. Nhưng theo cảm quan của riêng tôi, thì dạng mẫu 3 cột mà bạn sẽ tạo ra này nhìn cũng không đẹp lắm và có nhiều hạn chế. Nhìn vào hình trên bạn thấy rằng ứng với dạng mẫu mà Google cho sẵn thì blogspot cung cấp cho bạn một giao diện trực quan giúp bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa, thêm bớt các thành phần cho blog. Việc chỉnh sửa này giống như là các thao tác trong Google Page Creator vậy. Bạn sử dụng thao tác kéo thả, thêm các thành phần, di chuyển các thành phần tới các vị trí tuỳ ý. Đối với những bạn không thạo HTML thì có thể nói cách sử dụng này rất thuận tiện. Bạn dễ dạng thao tác mà không gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên mục tiêu mà tôi muốn hướng dẫn các bạn là sử dụng các mẫu khác (không dùng các mẫu mà Google cung cấp sẵn) nên tôi không đi sâu vào hướng dẫn việc sử dụng này. Bạn có thể tự tìm hiểu thêm nếu muốn. Sau đây, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sao lưu, thay đổi mẫu (khuôn mẫu Template),... cho blog. Trước khi bắt đầu tôi xin giải thích: - Mẫu mà bạn chọn khi khởi tạo blog (mẫu do Google cung cấp) được gọi là dạng LayOut, hay còn gọi là Tempalte Blogger Beta (mặc dù Blogger.com đã hết giai đoạn Beta), thường có dạng XML. - Mẫu mà từ nay trở về sau tôi đề cập đến là dạng Classic Template (mẫu cổ điển), có dạng HTML. Đây cũng là dạng mẫu mà tôi khuyên mọi người nên dùng bởi nó có thể dễ dàng tuỳ biến, chỉnh sửa theo ý muốn của riêng bạn. Mọi chỉnh sửa về sau đều thực hiện trên mẫu này. Mặc định mẫu blog của bạn đang ở dạng LayOut, bạn phải chuyển sang mẫu cổ điển để tiện cho các thao tác về
sau. Để chuyển sang dạng mẫu cổ điển, bạn bấm chọn thẻ Chỉnh sửa HTML, bấm chọn tiếp Trở lại Mẫu Cổ điển, bấm OK. Một lưu ý là khi chuyển sang mẫu cổ điển, sẽ không còn khung để chỉnh sửa kiểu kéo thả trực quan như ở dạng LayOut bên trên. Muốn thêm, bớt cái gì,bắt buộc bạn phải thao tác với mã HTML.
1. Sao lưu Mẫu: Việc quan trọng đầu tiên trước khi thực hiện các thay đổi với mẫu là bạn phải sao lưu mẫu. Việc sao lưu rất đơn giản, bạn copy tất cả mã HTML trong khung tại phần Chỉnh sửa HTML, mở Notepad và paste vào đó, Save lại vào nơi an toàn.
2. Khôi phục mẫu: Trong quá trình chỉnh sửa, có thể việc chỉnh sửa không được như ý,... bạn sẽ phải khôi phục lại mẫu cũ. Bạn thao tác ngược lại với quá trình sao lưu bên trên, mở file Notepad có chứa mã HTML đã sao lưu ở trên, copy và paste vào khung chứa mà HTML tại phần Chỉnh sửa HTML. Bấm Lưu thay đổi Mẫu để lưu lại các thay đổi, bấm Xem trước nếu muốn xem những thay đổi với blog trước khi bấm lưu lại. 3. Thay đổi mẫu cho blog: Nếu bạn biết sử dụng HTML và CSS thì việc tự viết cho mình một mẫu riêng cho blog là không quá khó. Tuy nhiên nếu bạn không biết nhiều về HTML thì khá là khó. Sau đây, tôi xin giới thiệu với bạn 2 mẫu mà tôi đang có và sử dụng. Nếu bạn thích các mẫu này và cảm thấy phù hợp với blog của bạn, hãy liên hệ với tôi, tôi sẽ gửi các mẫu này cho các bạn. 1. Mẫu kiểu 2 cột:
Bạn có thể xem chi tiết tại đây.
2. Mẫu kiểu 3 cột: Đó là kiểu mẫu mà Di4VN đang dùng.
Các mẫu này đều đã thêm vào các chức năng cần thiết như RSS, mở rộng bài viết (chức năng "Đọc tiếp bài viết này"), .... Bạn chỉ cần một vài thay đổi nhỏ là có thể sử dụng cho blog của mình. Ngoài ra trên Internet cũng có khá nhiều website, blog cung cấp các mẫu miễn phí, bạn có thể tìm kiếm bằng Google với từ khóa: "template blogspot",... Trong các bài hướng dẫn sau, tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn cách thêm và sử dụng RSS, sử dụng Google Analytics, thêm vào công cụ tìm kiếm...
Bạn đang dùng loại template nào (classic hay LayOut) cho Blog*Spot của mình? Thời gian vừa qua, tôi cố gắng viết một số hướng dẫn về Blog*Spot, trong đó có đụng đến khá nhiều về code. Vẫn biết với những bạn không chuyên về lập trình, chuyện thao tác, mò mẫm với code là rất khó khăn. Có nhiều bạn làm theo hướng dẫn trong bài viết nhưng ngặt một nỗi là không tìm thấy đoạn code cần tìm, hoặc làm đúng như hướng dẫn mà không thấy kết quả. Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Bạn nên để ý rằng, với mỗi bài viết hướng dẫn về Blog*Spot, tôi đều nói rõ là áp dụng cho loại Blog*Spot dạng nào (dạng classic hay dạng LayOut). Vậy đâu là dạng classic? Dạng LayOut là như thế nào? Blog của bạn đang ở loại nào? Khi mới ra đời, Blogger (Blog*Spot) đều ở dạng classic. Sau này, khi đã được nâng cấp lên thành Blogger 2.0 thì nó được trang bị thêm dạng LayOut. Và tuỳ theo sở thích, ai thích dùng loại nào thì dùng.
1. Blog*Spot dạng LayOut: Sở dĩ được gọi là dạng LayOut vì nó có thể bố trí, sắp đặt được các thành phần trong blog. Khi đăng nhập vào Dashboard bạn bấm chọn LayOut. Bạn sẽ được đưa đến trang trông giống như thế này:
Tại đây, bạn có thể dùng chuột để di chuyển, thay đổi, thêm bớt các thành phần một cách cực kỳ đơn giản. Bạn có thể bấm vào liên kết Edit HTML để đến trang chỉnh sửa mã HTML. Tại trang chỉnh sửa HTML này, bạn có thể thấy toàn bộ mã HTML tạo nên giao diện blog của mình. Trong phần mã HTML này, bạn có thể tìm thấy các thẻ như là: , , , . Đây là ngôn ngữ XML, do đó file template của blog dạng này có định dạng là XML. Nếu blog của bạn có dạng giống như trên thì blog của bạn là dạng LayOut hay người ta còn gọi là dạng New Blogger, XML.
2. Blog*Spot dạng classic: Trái ngược với dạng LayOut bên trên, dạng classic không có khung LayOut để bạn có thể dùng chuột di chuyển, thay đổi các thành phần của blog. Muốn thay đổi thêm bớt
bạn phải hoàn toàn thao tác trên mã HTML. File template của bog dạng này có định dạng là html. Trong phần khung mã HTML, bạn sẽ thấy các thẻ như: BlogItemTitle>, , <$BlogItemURL$>, , <$BlogItemTitle$>, . Blog dạng này được gọi là classic hay Old Blogger.
3. Vài mẹo khi làm việc với template: - Nếu bạn đang sử dụng template dạng classic, muốn chuyển sang dạng LayOut thì bấm vào liên kết Customize Your Design sau đó bấm tiếp vào Upgrade Your Template. Còn nếu đang dùng dạng LayOut muốn chuyển sang classic thì bấm vào liên kết Revert to Classic Template trong mục Edit HTML. - Trước khi muốn chỉnh sửa thay đổi với template, hãy nhớ sao lưu cẩn thận template trước đã. - Mỗi dạng template có những ưu và nhược điểm riêng. Việc sử dụng kiểu nào là tuỳ theo sở thích và nhu cầu của bạn. - Để tìm được đoạn code cần tìm nhanh nhất, bạn copy toàn bộ mã HTML vào NotePad, sau đó sử dụng lệnh Find (menu Edit -> Find) để tìm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về blogger, từ đó biết được dạng blog của mình để có những thay đổi, dễ dạng chỉnh sửa code phù hợp và nhanh chóng.
Một vài mẫu (template) dành cho Blog*Spot dạng LayOut Như một số bài viết trước đã đề cập đến, dịch vụ Blog*Spot của Google có khá nhiều ưu điểm nổi bật nhưng dạng mẫu (template) mà Google cung cấp sẵn cho người dùng thì quá ít và nhàm chán. Để có được một mẫu template đẹp, ấn tượng không phải dễ, bạn phải biết lập trình, design,... Nếu không tự thiết kế được, bạn vẫn có thể có được một giao diện bắt mắt ưng ý dành cho Blog của mình. Đó là sử dụng các template được thiết kế sẵn do các cư dân trên cộng đồng mạng thiết kế, viết code và chia sẻ. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số mẫu như vậy. Trên Internet có khá nhiều nguồn template dành cho Blog*Spot, tính phí cũng có mà miễn phí cũng có. Các mẫu mà tôi giới thiệu ở đây hoàn toàn miễn phí (dù miễn phí nhưng bạn hãy tôn trọng bản quyền tác giả thiết kế bằng cách để liên kết của tác giả Template by .... trong blog của mình), chủ yếu là dạng mẫu 3 cột, định dạng XML dành cho Blog*Spot dạng LayOut.
1. Mẫu đầu tiên mà tôi muốn giới thiệu là Garland Theme: được thiết kế bởi Stefan Nagtegaal and Steven Wittens. Đầu tiên đây là mẫu dành cho blog dạng Wordpress, được tác giả chuyển sang dạng dành cho Blogspot.
Bạn có thể xem tại đây. Tải mẫu về tại đây.
2. Mẫu thứ hai cũng là một mẫu dành cho Wordpress được chuyển sang cho Blog*Spot. Mẫu iTheme, 2 cột:
Bạn có thể xem tại đây. Tải mẫu về tại đây.
3. Một số mẫu khác: Các mẫu này được phát triển từ những mẫu có sẵn của Google Blogger. Các mẫu cho sẵn của Google Blogger chỉ có 2 cột, còn các mẫu này, sau khi được chỉnh sửa đã
trở thành 3 cột (xem hình):
Chi tiết cũng như địa chỉ tải các mẫu này bạn có thể xem tại http://123hodgepodge.blogspot.com/2007/09/3-columns-new-blogger-templates-inxml.html hoặc http://webtalks.blogspot.com/2007/04/downlaod-three-column-newblogger.html
Thêm một vài mẫu Template nữa cho Blog*Spot Nhằm giúp bạn làm đẹp cho blog của mình, tôi xin giới thiệu với các bạn một vài mẫu template Blog*Spot khá đẹp được chia sẻ miễn phí trên Internet. Trong bài giới thiệu này, có cả 2 loại template: classic và LayOut, tùy bạn lựa chọn. 1. Mẫu dạng Classic: - Mẫu Digg:
Đây là template được thiết kế dành cho Wordpress, sau đó được code lại để sử dụng cho Blog*Spot.
Tải mẫu này về tại đây. 2. Mẫu dạng LayOut: a. Denim 3 cột:
Tải về tại đây. b. Kubrick:
Xem thử mẫu trước tại đây. Tải mẫu về tại đây. c. Andreas04
Xem thử mẫu trước tại đây.
Tải mẫu về tại đây. d. Mind Break:
Tải mẫu này về tại đây. e. Differential:
Tải mẫu này tại đây. f. Beautiful Day:
Xem trước mẫu tại đây. Tải về mẫu này tại đây. g. Dark Ritual:
Xem trước mẫu tại đây. Tải mẫu về tại đây. h. Deep Blue:
Xem trước mẫu tại đây. Tải mẫu về tại đây. i. Gemstone:
Phần 4: Thêm RSS vào Blog Sau khi khởi tạo, cài đặt và đã thay mẫu xong, bạn đã có thể bắt tay vào việc đăng tải bài viết lên blog của mình rồi. Tuy nhiên bạn cần thêm các chức năng khác, làm phong phú thêm cho blog của bạn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn các thao tác với RSS. RSS (bản tin RSS, Feed) là cách theo dõi tin tức nhanh và chủ động, giúp tiết kiệm thời gian lướt web của bạn. Một ví dụ trực quan như sau: Giả sử hàng ngày bạn thường truy cập từ 20 đến 30 website và blog. Như vậy bạn phải tốn ít nhất 30 phút chỉ để truy cập chúng mà chưa tính đến thời gian đọc nội dung. Không kể có website, blog không cập nhật nội dung (không có tin tức mới) hoặc trên những website, blog đó có những tin tức, nội dung không hay mà bạn không cần quan tâm đến. Giải pháp cho vấn đề này là dùng RSS. RSS sẽ thay bạn, truy cập tất cả những website, blog bạn quan tâm, lấy về các tin tức mới (nếu có) và hiển thị chúng. Từ đó bạn biết được rằng website nào có tin tức mới, blog nào có nội dung hay mà bạn cần phải đọc, những tin tức mà bạn không quan tâm đến thì bạn có thể bỏ qua. Để đọc được RSS (RSS có định dạng XML) bạn phải dùng một công cụ gọi là trình đọc tin RSS. Các trình đọc tin này hầu hết là miễn phí, có thể kể một vài trình đọc tin RSS như: GreatNews ( chương trình này được cài trên máy tính để nhận tin RSS), Firefox Live Bookmark (trình đọc tin RSS được tích hợp vào thanh Bookmark của trình duyệt Firefox), NewsGator Online (trình đọc tin RSS online trên nền web, không cần cài đặt phần mềm), Abilon (giống GreatNews), Outlook 2007, Google Desktop,... Vậy thì bạn cũng phải trang bị RSS cho blog của mình để cho khách thăm blog có thể tiếp cận với tin tức của bạn một cách nhanh chóng và thuận tiện. Thực tế blogspot cũng đã trang bị cho bạn chức năng cung cấp tin RSS, bạn để ý thì đó chính là dòng chữ Các Bài đăng (Atom) hoặc Post (Atom). Đây chính là một định dạng tin RSS mà Google sáng chế ra. Tuy nhiên với dạng tin RSS này, bạn không nắm bắt và quản lý những người theo dõi tin RSS của mình được. Thay vào đó bạn nên dùng một dịch vụ khác, chuyên nghiệp hơn, đó chính là Feedburner. Feedburner đã được Google đánh tiếng mua xong đến nay vẫn chưa có tin tức chính thức nào. Một tin vui là hiện nay Feedburner đã được tích hợp sẵn vào trong blogspot nên có tính tương thích rất cao. Feedburner không tự sinh ra RSS mà chỉ xuất bản lại, hỗ trợ RSS cho các blog, website đã có sẵn RSS. Nếu website, blog của bạn không có chức năng sinh ra RSS thì Feedburner cũng đành chịu. Trước tiên bạn truy cập Feedburner, đăng kí một tài khoản (miễn phí). Sau khi đăng
nhập, bạn điền link cung cấp RSS của blogspot có dạng http://địa_chỉ_blog_của_bạn/feeds/posts/default vào khung Burn a feed right this instant. Type your blog or feed address here, bấm Next. Trong trang tiếp theo bạn tiếp tục điền vào các mục: Feed Title: Tiêu đề của blog (xem lại Phần 2, mục 1). Feed Address: bạn có thể chọn một địa chỉ tuỳ ý có dạng http://feeds.feedburner.com/abcxyz để cung cấp RSS. Bạn nên chọn tên ngắn, đơn giản và gợi nhớ tới blog của bạn. Bấm Activate Feed để hoàn tất. Bạn quay lại mục Nguồn cấp trang Web (xem Phần 2, mục 6). Tại đây bạn thiết lập các mục như sau: - Cho phép Cấp Dữ liệu Blog: Bạn có thể chọn Đầy hoặc Ngắn. Chọn Đầy: bản tin RSS sẽ là toàn bộ bài viết, chọn Ngắn: sẽ là một bản tin RSS ngắn (1 phần của bài viết, muốn xem đầy đủ, buộc người đọc phải vào website (blog) của bạn để đọc toàn bộ). - URL Chuyển hướng Nguồn cấp dữ liệu Bài đăng: đấy chính là tính năng tích hợp Feedburner vào blogspot. Bạn diền địa chỉ cung cấp RSS mà bạn đã có ở trên (địa chỉ RSS tại mục Feed Address bên trên). Việc làm này sẽ chuyển hướng tất cả các lưu lượng nguồn cấp dữ liệu bài đăng đến địa chỉ này. Đến đây coi như bạn đã thiết lập xong RSS, tiếp theo bạn cần phải hiển thị RSS lên blog. Đăng nhập Feedburner, bấm vào một mục Feed của bạn (xem hình)
Trong trang Feed Stats Dashboard được mở ra, bấm chọn thẻ Publicize để mở mục Publicize Your Feed. Tại đây, Feedburner cung cấp rất nhiều dịch vụ (Services). Bạn chỉ cần quan tâm tới 3 dịch vụ chính là: - Email Subscriptions: chức năng phân phối bản tin qua email. - FeedCount: Hiển thị số người theo dõi bản tin RSS trên blog của bạn. - Chicklet Chooser: Hiển thị biểu tượng RSS trên blog của bạn.
1. Email Subscriptions: Đây là chức năng phân phối bản tin qua email. Ngoài cách thông thường là dùng trình đọc tin RSS như đã đề cập ở trên, bạn có thể dùng chức năng này để phân phối bản tin RSS. Ai muốn nhận bản tin RSS qua email thì người đó chỉ cần nhập địa chỉ email vào khung và bấm đồng ý. Đồng thời phải kiểm tra hòm thư và kích hoạt dịch vụ. Các email chứa bản tin RSS sẽ gửi tới các email đã đăng ki dịch vụ này một cách tự động mỗi khi blog có tin tức mới. Để bắt đầu dịch vụ này, bạn bấm vào Email Subscriptions (phía bên tay trái), chọn một nhà cung cấp dịch vụ trong 3 nhà cung cấp: FeedBurner, FeedBlitz, Rmail. Theo tôi nên chọn FeedBurner để đồng bộ và dễ quản lý. Bấm Activate để khởi động dịch vụ này. Bạn sẽ được cung cấp một đoạn mã HTML. Copy đoạn mã này và dán vào vị trí thích hợp trong blog của bạn. Bạn cũng có thể thiết lập một vài tuỳ chọn khác đối với mục Email Subscriptions
này. Bạn chú ý dưới mục Email Subscriptions có 4 mục nhỏ hơn đó là: - Subscription Management: cung cấp code HTML để chèn vào blog như đã nói ở trên. - Communication Preferences: các tuỳ chọn như: địa chỉ email trong mục "From" khi gửi email bản tin RSS, tiêu đề và nội dung thư kích hoạt. - Email Branding: Thay đổi Font chữ, cỡ chữ,... cho nội dung và tiêu đề của email gửi đi. - Delivery Options: Thời gian để gửi email bản tin RSS trong ngày. Sau khi thay đổi xong, bạn bấm Save để lưu lại. Bạn có thể xem kết quả ngay tại blog Di4VN này (phía bên tay trái trang - mục bản tin RSS). Tôi đã Việt hoá hoàn toàn: từ thư kích hoạt, khung đăng kí trên blog,... Về thời gian để gửi email trong ngày (mục Delivery Options) bạn nên để từ 5:00 a.m - 7:00 a.m để tin tức mới nhất có thể gửi tới mọi người vào buổi sáng.
2. FeedCount: Mục này để hiển thị số người theo dõi tin tức RSS trên blog của bạn. Bạn chọn loại Chicklet style, thay đổi màu sắc nếu muốn, cuối cùng bấm Activate để kích hoạt khởi động dịch vụ. Bạn sẽ được cung cấp một đoạn mã HTML dùng để chèn vào blog của bạn.
3. Chicklet Chooser: Dùng để hiển thị biểu tượng RSS trên blog, báo cho mọi người biết rằng đó là mục RSS. Bạn chọn dạng biểu tượng RSS muốn hiển thị rồi copy đoạn mã HTML được sinh ra để chèn vào blog. Nếu bạn có nhiều hơn một blog hoặc website, bạn chỉ cần một tài khoản Feedburner là có thể quản lý, theo dõi toàn bộ các Feed của các blog đó.
Phần 5: Theo dõi thông số Feedburner và hướng dẫn sử dụng GreatNews để đọc tin RSS Nếu ai hỏi tôi lý do dùng Feedburner, tôi sẽ trả lời rằng Feedburner chuyên nghiệp hơn, giúp quản lý người đọc tin tốt hơn và hơn hết là Feedburner tạo sự thuận tiện và dễ dàng nhất cho người sử dụng. Trong phần trước, bạn đã biết cách thêm và cấu hình Feedburner vào blog. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách theo dõi các thông số của Feedburner và sử dụng trình đọc tin GreatNews để nhận tin RSS. 1. Theo dõi thông số của Feedburner: Với Feedburner, bạn sẽ biết số lượng người theo dõi bản tin RSS (qua email và sử dụng trình đọc tin), dùng trình đọc tin RSS nào để nhận tin,...
Trước tiên, bạn truy cập Feedburner và đăng nhập bằng tài khoản của bạn. Trong mục My Feeds, bấm vào một mục Feed (dưới trường Feed Title) của bạn. Trang Feed Stats Dashboard sẽ được mở ra (xem hình dưới):
Tại đây, bạn sẽ thấy hai chỉ số: Subscribers: số lượng người theo dõi tin RSS (tính theo ngày). Reach: số người truy cập blog thông qua tin RSS. Con số Subscribers sẽ thay đổi theo từng ngày, điều này là hiển nhiên vì số lượng người theo dõi RSS từng ngày sẽ khác nhau. Có một quy luật là thường vào cuối tuần con số này là thấp nhất do vào dịp cuối tuần, chúng ta thường ít lướt web mà thay vào đó là đi chơi và nghỉ ngơi. Để có cái nhìn cụ thể hơn, bạn bấm vào liên kết See more about your subscribers ». Một biểu đồ nhỏ hiển thị cho biết chi tiết về các loại hình cũng như số lượng từng loại trình đọc tin mà người dùng sử dụng để nhận tin RSS.
Ngay bên dưới là một bảng liệt kê chi tiết từng loại trình đọc tin và một vài dòng giải thích ngắn gọn về trình đọc tin đó. Kéo xuống thấp chút nữa là mục: Email Subscription Services. Mục này cho phép bạn quản lý người nhận bản tin RSS qua email. Bạn bấm chọn
FeedBurner Email Subscriptions, bấm tiếp Manage Your Email Subscriber List. Bạn sẽ được đưa đến trang Email Subscriptions mục Subscription Management. Một danh sách email được liệt kê tại đây cho bạn biết có bao nhiều người đang đăng kí nhận bản tin RSS. Cũng tại đây bạn biết được thời gian họ bắt đầu nhận bản tin RSS (trường Start Date), ai đã kích hoạt chức năng nhận bản tin RSS (trường Status). Để kiểm tra và sớm nhận biết lỗi, cũng như theo dõi bản tin RSS của mình, bạn nên tự mình đăng kí nhận tin RSS của chính mình. Nếu bạn thấy các thiết lập bản tin RSS của mình chưa hoàn chỉnh chỗ nào thì chỉnh sửa. Một vấn đề có thể gặp phải là quá trình đồng bộ hoá tin RSS giữa bài đăng trên blog và Feedburner. Tức là bạn có bài đăng mới trên blog rồi nhưng Feedburner không sinh ra RSS cho bạn. Trước hết, bạn cần biết rằng Feedburner quét blog của bạn mỗi 30 phút một lần, nếu nó thấy sự thay đổi (có bài đăng mới) nó sẽ sản sinh tin RSS cho blog của bạn. Vì thế đừng sốt ruột. Nếu quá thời gian bạn vẫn không thấy bản tin RSS, bạn có thể khắc phục như sau: Dưới mục Feed chọn thẻ Troubleshootize, bấm Resync Now để Feedburner đồng bộ hoá RSS cho bạn. 2. Sử dụng trình đọc tin GreatNews để đọc tin RSS: Tại sao lại dùng trình đọc tin? Dùng trình đọc tin nói chung và GreatNews nói riêng có tiện lợi và lấy thông tin nhanh hơn so với cách nhận tin qua email. Email chỉ được gửi 1 lần trong ngày, còn trình đọc tin có thể cập nhật tin tức liên tục 24h. Nếu bạn có nhiều thời gian online trong ngày và có máy tính cá nhân riêng tại nhà thì nên dùng GreatNews. Nếu bạn không có máy tính tại nhà thì có thể sử dụng trình đọc tin Online như NewsGator Online, Bloglines. Còn nếu bạn không thường xuyên online thì có thể chọn hình thức nhận tin RSS qua email. Và tại sao lại dùng GreatNews? Trong email gửi về cho tôi, anh Võ Công Liêm có nói rằng việc dùng email để nhận bản tin RSS có lỗi: đó là chữ trong email bị biến dạng thành ô vuông, rất khó đọc. Tôi có tư vấn là dùng trình đọc tin GreatNews vì GreatNews hỗ trợ font Unicode rất tốt. Và quả thật, GreatNews rất đơn giản, dễ sử dụng, hỗ trợ Unicode và đặc biệt lại có giao diện tiếng Việt. Nhân đây tôi cũng thông báo rằng, việc sửa lỗi chữ trong email bị biến dạng thành ô vuông như trên đã được khắc phục. Hiện nay font chữ trong email bản tin RSS đã hiển thị bình thường. Trước tiên, bạn tải về GreatNews tại đây. Cài đặt và chạy chương trình. Để chuyển sang giao diện tiếng Việt, từ menu View, chọn Language > Việt Nam.
Giao diện GreatNews đã chuyển sang tiếng Việt Trong khung bên trái là danh sách các RSS, bạn có thể thêm, bớt, xóa, sửa,... các tin RSS. Bên phải là khung hiển thị nội dung các tin RSS. Để thêm một tin RSS vào GreatNews, bạn truy cập website, blog muốn đọc tin RSS từ nó, tìm đến biểu tượng . Bạn có thể sắp xếp, nhóm các RSS có cùng chủ đề vào cùng một nhóm để tiện theo dõi. Để cập nhật tin RSS, bạn bấm vào Cập nhật tất cả hoặc Update all feeds. GreatNews cũng tích hợp sẵn trình duyệt web nên bạn có thể lướt web ngay trong trình đọc tin này.
Phần 6: Sử dụng Google Analytics để phân tích và thống kê blog Bạn muốn biết những khách thăm blog (website) của bạn đến từ quốc gia nào? Thời gian duyệt blog là bao lâu? Vấn đề (nội dung) quan tâm nhất trên blog của bạn là gì?... Bạn sẽ có câu trả lời với Google Analytics. Google Analytics là một dịch vụ của Google giúp bạn thống kê, phân tích blog. Google đã mua lại dịch vụ này từ hãng Urchin và cung cấp miễn phí cho người sử dụng. Với những số liệu thống kê phong phú và giá trị, có cả chỉ số về số lượng (lượng truy cập, trang xem,...) lẫn về chất lượng (thời gian,...), tôi thấy đây là một dịch vụ đánh giá web miễn phí tốt nhất, cho kết quả đảm bảo với độ tin cậy cao.
1. Để sử dụng, bạn truy cập Google Analytics, đăng nhập bằng tài khoản Google. (Bạn thấy không, chỉ với 1 tài khoản Google, bạn có thể sử dụng rất nhiều các dịch vụ khác nhau của Google). Sau khi đăng nhập, bạn sẽ được chuyển đến trang Analytics Settings. Tại đây để bắt đầu theo dõi, phân tích và thống kê blog của bạn, bấm chọn Add Website Profile ». Trong trang Create New Website Profile, đánh dấu chọn vào dòng Add a Profile for a new domain và điền vào địa chỉ website (blog) cần thống kê vào khung Please provide the URL of the site you would like to track. Sau khi bấm Continue, bạn sẽ được cấp một đoạn mã, hãy copy đoạn mã này và chèn vào blog của bạn. Nên chèn đoạn mã này vào phần footer của blog. Sau khi chèn vào blog, bạn quay lại Google Analytics phần Analytics Settings, tại mục Website Profiles sẽ hiển thị danh sách các blog (website) mà bạn sẽ theo dõi và thống kê. Tại trường Status sẽ cho bạn biết trạng thái hoạt động của Google Analytics đối với blog (website) đó. Nếu hiển thị dòng chữ Receiving Data là quá trình cài đặt thành công và Google Analytics đang nhận các thông tin theo dõi blog của bạn. Bạn có thể sử dụng một tài khoản Google Analytics này để theo dõi nhiều blog (website) khác tuỳ thích.
2. Để theo dõi và xem các thống kê của Google Analytics về blog của bạn, sau khi đăng nhập Google Analytics, bạn chọn tên blog (website) từ menu xổ xuống ở mục View Reports hoặc bấm chọn View Reports. Trang báo cáo các kết quả theo dõi và thống kê rất đơn giản và trực quan. Phần trên là Dashboard hiển thị biểu đồ số lượng khách truy cập từng ngày. Ngay bên dưới là mục Site Usage thống kê theo tháng các số liệu: tổng số truy cập (Visits), tổng số trang xem (Pageview), số trang xem trung bình trên một lần truy cập (Pageview/Visit), thời gian trung bình khách truy cập (Avg. Time on Site), tỷ lệ phần trăm khách ghé thăm website lần đầu (% New Visits) - xem hình:
Các chỉ số thống kê chi tiết hơn được sắp xếp vào 4 mục nhỏ bao gồm: Visitors Overview, Map Overlay, Traffic Sources Overview, Content Overview.
- Visitors Overview: thống kê các thông số về khách truy cập website (blog): số trang xem, thời gian duyệt blog, loại trình duyệt đang sử dụng, loại đường truyền (kết nối Internet) đang sử dụng,... Ngoài ra còn rất nhiều các thông tin khác như: operating systems (hệ điều hành đang sử dụng), screen colors, screen resolutions (độ phân giải màn hình), java support (có để chế độ hỗ trợ Java hay không?), Flash, languages (ngôn ngữ sử dụng),... - Map Overlay: cho bạn biết khách ghé thăm website, blog của bạn đến từ các vùng lãnh thổ, đất nước nào (thậm chí thành phố nào). - Traffic Sources Overview: cho bạn biết chính xác con số truy cập website, blog của bạn qua những con đường nào: trực tiếp (Direct Traffic), các bộ máy tìm kiếm (Search Engines), từ các website liên quan khác (Referring Sites). Đồng thời, tại đây bạn cũng biết được khi sử dụng các bộ máy tìm kiếm, khách thăm website, blog đã tìm kiếm với từ khoá gì để tới được blog của bạn. - Content Overview: mục này cho bạn biết số lần truy cập vào từng bài viết trên blog của bạn. Bạn sẽ biết bạn bài nào được đọc nhiều nhất, từ đó định hướng đề tài cho blog của mình. Muốn xem chi tiết chỉ số thống kê nào, bạn bấm vào view report hoặc view full report để xem. Ngoài ra bạn cũng có thể truy xuất thông qua menu phía bên tay trái của Google Analytics. Google còn cung cấp rất nhiều thông tin hay và thú vị khác (nhưng rất có ý nghĩa), bạn có thể tự tìm hiểu thêm, ví dụ như: tỉ lệ giữa khách thường xuyên quay lại blog và số lượng khách mới đến lần đầu, số khách trung thành với blog, mức độ thường xuyên, những từ khoá tìm kiếm mà người sử dụng đã dùng để tìm ra blog của bạn,...
Phần 7: Tổng hợp và một số lưu ý Qua 6 phần hướng dẫn tạo và sử dụng blogspot vừa qua, chắc bạn đã có thể tự làm một blog cho riêng mình và bắt đầu đăng tải bài viết. Về cơ bản, việc cài đặt và thiết lập blogspot đã xong. Bài viết này chỉ bổ sung thêm một vài vấn đề bạn cần chú ý khi làm blog.
Trước tiên là danh sách các bài hướng dẫn tạo, cài đặt, thiết lập và sử dụng blogspot đã đăng tải trên Di4VN: • • • • • •
Hướng dẫn Blogspot: Từ A đến Z - Phần 1: Khởi đầu Hướng dẫn Blogspot: Từ A đến Z - Phần 2: Cài đặt Blog Hướng dẫn Blogspot: Từ A đến Z - Phần 3: Thay khuôn mẫu (Template) cho Blog Hướng dẫn Blogspot: Từ A đến Z - Phần 4: Thêm RSS vào Blog Hướng dẫn Blogspot: Từ A đến Z - Phần 5: Theo dõi thông số Feedburner và hướng dẫn sử dụng GreatNews để đọc tin RSS Hướng dẫn Blogspot: Từ A đến Z - Phần 6: Sử dụng Google Analytics để phân tích và thống kê blog
Ngoài ra còn một số bài liên quan khác: • • •
Hiển thị mã HTML trong bài viết tại blogspot Thêm biểu tượng Favicon cho blog hoặc website Làm biến mất (ẩn) thanh NavBar trên blogspot
Một điều cần lưu ý là trong blog cần có phần liên hệ, giới thiệu (có địa chỉ email của tác giả blog). Để thêm cột Các bài viết đáng chú ý hay Các bài viết được đọc nhiều nhất, bạn có thể nhờ đến Google Analytics như đã giới thiệu trong Phần 6. Để thêm công cụ tìm kiếm vào trong blog, bạn có thể sử dụng dịch vụ của Google Custom Search Engine hoặc cũng có thể tự chèn theo hướng dẫn tại bài viết Chèn bộ máy tìm kiếm Google vào trong website hoặc blog của bạn. Hướng dẫn để có các cột như: Lưu trữ các bài viết trước, Các bài viết gần đây, thêm chức năng mở rộng bài viết,... và một số chức năng khác sẽ được giới thiệu trong bài viết tới.
Phần 8: Kết thúc Bài viết cuối cùng này trong loạt bài viết Hướng dẫn Blogspot: Từ A đến Z sẽ giúp bạn hoàn chỉnh nốt một vài chức năng còn thiếu như: thêm chức năng mở rộng bài viết, thêm cột Lưu trữ các bài viết trước, Các bài viết gần đây. Chú ý rằng tất cả các chức năng này đều được hướng dẫn chỉnh sửa trên mẫu cổ điển (classic template).
1. Thêm chức năng mở rộng bài viết: Chức năng này giúp rút gọn bài viết, tránh làm dài trang chủ. Bạn có thể thấy chức năng này chính là phần: "Đọc tiếp bài viết này" trên Di4VN. Trước tiên, hãy đăng nhập bằng tài khoản của bạn. Từ bảng điều khiển của blog nhấn chọn Mẫu. Sao luwu mẫu như đã hướng dẫn trong phần 3 mục 1.
Chèn đoạn mã sau vào phần CSS (giữa 2 thẻ <style> and , nên đặt ngay trước thẻ ): <MainOrArchivePage> span.fullpost {display:none;} span.fullpost {display:inline;} Tìm đến dòng <$BlogItemBody$>, thêm vào ngay sau nó đoạn mã sau: <MainOrArchivePage> ">Read more! Bấm Lưu Thay đổi mẫu để lưu lại các thay đổi. Chuyển sang phần Cài đặt, thẻ Đang định dạng mục Mẫu Bài đăng (xem Phần 2 mục 2), điền vào đoạn mã sau: Đây là phần đầu bài viết. <span class="fullpost">Đây là nội dung bài viết. Bấm Lưu cài đặt. Mỗi khi đăng bài viết, bạn chuyển sang chế độ soạn thảo là Chỉnh sửa HTML rồi soạn thảo bài viết bình thường. Phần Đây là phần đầu bài viết bạn thay bằng một đoạn ngắn mở bài, còn nội dung chính của bài viết bạn gõ vào phần Đây là nội dung bài viết.
vào vị trí bạn muốn hiển thị trên blog. Với đoạn mã trên, mục Lưu trữ các bài viết trước hiển thị dưới dạng các liên kết. Nếu muốn hiển thị dưới dạng menu xổ xuống, bạn sử dụng đoạn mã sau: <select name="archivemenu" onchange= "document.location.href=this.options[this.selectedIndex].value;">
3. Thêm cột các bài viết gần đây: Chèn vào đoạn mã sau:
Về chức năng các bài viết liên quan thì hiện tại blogspot chưa có cách nào để thêm chức năng này.
Hướng dẫn thêm chức năng mở rộng bài viết cho blogspot dạng LayOut Chú ý: đây là hướng dẫn dành cho blogspot dùng template dạng LayOut. Hướng dẫn dành cho template dạng classic bạn có thể đọc tại đây. Blogspot dùng template dạng LayOut thường có định dạng XML. Dạng mẫu này cung cấp cho bạn một giao diện trực quan giúp bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa, thêm bớt các thành phần cho blog. Bạn sử dụng thao tác kéo thả để thêm các thành phần và di chuyển các thành phần đó tới các vị trí tuỳ ý. Trong bài viết này, có bạn thắc mắc CSS ở đâu? Tôi xin trả lời rằng nó nằm giữa 2 thẻ CSS ở đây . Quay trở lại vấn đề chính, để thêm chức năng mở rộng bài viết (hay còn gọi là Read more, Xem chi tiết,...), bạn làm theo hướng dẫn sau: 1. Trước tiên, tạo bản sao lưu mẫu (template) cho blog, xem chi tiết cách sao lưu và khôi phục template blog tại đây. 2. Tim đến tab Template | Edit HTML. Tại mục Edit Template, trong khung chứa code tìm đến thẻ , thêm đoạn code sau vào trước thẻ này: <style> span.fullpost {display:inline;} span.fullpost {display:none;} Chú ý quan trọng: trước thẻ có một thẻ là ]]>. Hãy thêm đoạn
code trên vào giữa hai thẻ này. 3. Bước tiếp theo là thêm dòng chữ: Xem chi tiết (hay Xem tiếp bài viết này). Cách làm như sau: Tìm đến dòng code: . Thêm đoạn code sau vào trước nó: Read more! Có thể thay Read more! bằng Xem chi tiết hoặc Xem tiếp bài viết này tùy ý bạn. Bấm Save Template để lưu những thay đổi. 4. Thay đổi trong phần soạn thảo bài viết Đây là bước cuối cùng. Bạn chuyển sang thẻ Settings | Formatting, kéo xuống dưới cùng tìm đến mục Post Template. Copy và paste đoạn code sau vào: Phần mở đầu của bài viết. <span class="fullpost">Phần tiếp theo của bài viết.
Bấm Save Settings. Mỗi khi viết bài bạn chuyển sang thẻ Edit Html để soạn thảo. Thay Phần mở đầu của bài viết. bằng nội dung mở đầu của bài viết, còn Phần tiếp theo của bài viết. là nội dung tiếp theo của bài viết. Cập nhật: Để tìm được đến những đoạn cođe đề cập trong bài viết trên, bạn cần phải đánh dấu chọn vào Expand Widget Templates. Có như thế thì mới tìm ra dòng lệnh tương ứng.
Hiển thị mã HTML trong bài viết tại blogspot Mặc định khi bạn soạn thảo trong blogspot, mã HTML sẽ được tự động thực thi bởi trình duyệt. Do đó nếu bạn có 1 đoạn mã HTML và cứ thế copy thẳng trực tiếp vào khung soạn thảo của blogspot thì nó sẽ không hiển thị trong bài viết khi người dùng đọc đâu. Muốn hiển thị mã HTML theo ý muốn trong blogspot thì bạn có thể tham khảo giải pháp
sau. 1. Thay thế < bằng < 2. Thay thế > bằng > 3. Thay thế “ bằng " Ví dụ Giả sử tôi muốn hiển thị đoạn mã sau trong blog <style type="text/css"> #navbar-iframe { height:0px; visibility:hidden; display:none; } Bạn thử copy đoạn code HTML này và paste vào khung soạn thảo blog của bạn và post lên xem. Đoạn code này sẽ biến mất mà không hiển thị được. Để có thể hiển thị được tôi sẽ thay thế <> bằng > and >,... Đoạn code trông sẽ như sau: <style type="text/css"> #navbar-iframe { height:0px; visibility:hidden; display:none; } </style> Bạn copy vào trong bài viết và post lên xem. Kết quả sẽ hiển thị trên bài viết như sau: <style type="text/css"> #navbar-iframe { height:0px; visibility:hidden; display:none; } Nếu bạn là blogger sử dụng blogspot của Google thì có thể bạn sẽ biết về HTML.
Nếu bạn biết HTML thì mọi việc đơn giản rồi, còn nếu không biết thì bạn cứ làm như trên là được.
Thêm biểu tượng Favicon cho blog hoặc website Favicon là viết tắt của từ "favorites icon", hay cũng còn được biết tới với những cái tên như là: "website icon", "page icon" hoặc "urlicon". Đó là một biểu tượng nhỏ hiển thị ở đầu địa chỉ website trong thanh Address bar. Nó cũng được coi là nét độc đáo riêng đặc của mỗi website. Bạn có thể xem hình duới đây:
Để thêm biểu tượng Favicon vào website hoặc blog bạn làm như sau:
1. Tạo biểu tượng Favicon: Bạn có thể sử dụng các chương trình như: PhotoShop, IrfanView,...để tự tạo cho mình một Favicon theo ý muốn. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng 1 số phần mềm và dịch vụ sau: GoldIcon: chương trình tạo Favicon trên máy tính. Chuyển một bức ảnh thành một Favicon: http://www.htmlkit.com/services/favicon/. Tạo Favicon online: http://www.favicon.cc/ Lưu ý là Favicon là file có định dạng .ICO.
2. Sử dụng Favicon cho website hoặc blog Với website bạn chỉ cần upload Favicon này vào thư mục gốc của website trên host là được. Với blog (blogspot của Google là một ví dụ) bạn làm như sau: Trước tiên, upload Favicon này lên một host nào đó. Host cho phép upload file .ICO khá khó tìm, giải pháp ở đây là sử dụng Google Page Creator. Google Page Creator chấp nhận file .ICO, đơn giản, dễ sử dụng và miễn phí. Theo ý kiến của riêng tôi, bạn có thể chuyển đổi file .ICO thành .PNG, trình duyệt vẫn hiển thị Favicon tốt mà không có bất kỳ trở ngại nào. Đăng nhập vào Blogger, trong phần chỉnh sửa code HTML của Blog, bạn thêm đoạn code sau vào giữa 2 tag và :
Thay thế youraccount với tên tài khoản Google Page Creator của bạn. Ví dụ với blog của tôi thì code như sau: Cuối cùng bấm nút Lưu lại Template của blog.
Làm biến mất (ẩn) thanh NavBar trên blogspot (template Classic) Nếu bạn là blogger sử dụng dịch vụ blogspot của Google, bạn có để ý là trên đầu của trang blog luôn có một thanh Navbar không (xem hình bên dưới)?
Theo Google thì: "Blogger NavBar là một thanh điều hướng và thanh công cụ có biểu mẫu cho phép mọi người tìm kiếm chỉ trong weblog của bạn sử dụng tính năng SiteSearch của Google và cho bạn khả năng xem những gì đang xảy ra với những blog khác mới được công bố gần đây chỉ bằng một nhấp. Thanh này thay thế các quảng cáo từng được hiển thị phía trên cùng của một số blog." Tuy nhiên với một thủ thuật nhỏ dưới đây, bạn hoàn toàn có thể ẩn (loại bỏ) thanh công cụ Navbar này nếu muốn. Tuy nhiên bạn cần biết một chút ít về mã HTML. Trong phần chỉnh sửa code HTML của Blog, bạn tìm đến dòng thêm vào đoạn mã sau: #navbar-iframe { height: 0px; visibility: hidden; display: none;} Thế là xong, thanh Navbar đã biến mất. Thật đơn giản phải không bạn. Và bạn cũng hoàn toàn yên tâm, việc làm này không vi phạm những quy định cũng như chính sách sử dụng dịch vụ của Google Blogger.
Làm mất thanh Navbar ở Blog sử dụng Template dạng LayOut Có nhiều bạn viết email hỏi tôi rằng đã làm đúng như hướng dẫn trong bài viết Làm biến mất (ẩn) thanh NavBar trên blogspot mà vẫn không được. Lý do là hướng dẫn đó chỉ dùng cho Blog*Spot dùng template dạng Classic như Di4VN này mà thôi, còn nếu
Blog*Spot của bạn dùng template dạng LayOut thì hãy tham khảo bài viết dưới đây. Nếu bạn sử dụng dạng LayOut (New Blogger Template hay Beta Blogger Template) thì đoạn code dùng để chèn vào sẽ khác một chút. Bạn có thể sử dụng 1 trong 2 đoạn code sau: 1. Đoạn code 1: #navbar #Navbar1 iframe { display:none; visibility:none; } 2. Đoạn code 2: div.navbar { opacity:0.0; display:none; } Có thể đoạn code này được, đoạn code kia không dược, bạn sẽ phải thử 1 trong 2 đoạn code này. Chúc bạn thành công.
Chèn biểu tượng Emoticons (cảm xúc) vào Blogspot Không giống như một số dịch vụ blog khác, Blogger không cung cấp sẵn những biểu tượng cảm xúc (Emoticons) để bạn chèn vào trong bài viết. Đây quả là một thiệt thòi của người dùng Blogger. Nhưng bạn đừng lấy đó làm buồn, hướng dẫn sau sẽ giúp bạn thêm các biểu tượng cảm xúc vào khung soạn thảo để có thể sử dụng trong các bài viết. Yêu cầu trên máy tính của bạn phải cài đặt trình duyệt Firefox. Trước tiên bạn hãy cài đặt extension Greasemonkey về từ địa chỉ: https://addons.mozilla.org/firefox/748/. Khởi động lại Firefox. Sau đó bạn cài đặt tiếp script Emoticons for Blogger tại địa chỉ: http://dangquockhanh.googlepages.com/bloggeremoticons.user.js. Sau khi cài đặt thành công, bạn đăng nhập blogger.com và soạn thảo bài viết mới bình thường. Các biểu tượng Emoticons đã được thêm vào thanh công cụ, muốn chèn biểu tượng nào, bạn chỉ cần dùng chuột để chọn biểu tượng tương ứng.
Thêm các Social bookmarking vào mỗi bài viết trong Blog*Spot Social bookmarking theo Wikipedia là cách mà người sử dụng Internet dùng để lưu giữ, quản lý, tổ chức, chia sẻ và tìm kiếm các địa chỉ website ưa thích. Hiện nay có rất nhiều các Social bookmarking như: Digg, Del.icio.us,..., nếu bạn chưa biết về social bookmarking thì bạn hãy thử sử dụng các dịch vụ social bookmarking này, bạn sẽ hiểu rõ chúng là gì và như thế nào. Để thuận tiện cho người sử dụng, chúng ta sẽ thêm các dịch vụ social bookmarking vào trong mỗi bài viết. Để làm được điều này chúng ta làm như sau:
1. Đối với New Blogger (dạng LayOut, XML): Bạn chèn đoạn code sau vào trước thẻ <style type='text/css'> div.socialbookmark ul { display: block; font-size:10px; height: 20px; list-style:none; padding: 0px 10px 10px 0px; margin: 0px 0px 0px 15px; } div.socialbookmark ul li { display: inline; margin: 0px; padding: 0px 5px 0px 5px; } div.socialbookmark ul li a { font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-weight: bold; margin: 0px; } .socialbookmark .stumbleupon, .socialbookmark .delicious, .socialbookmark .digg { padding-left: 20px; } .socialbookmark .digg { background: url(http://dangquockhanh.googlepages.com/bookmark_digg.gif) no-repeat left; } .socialbookmark .delicious { background: url(http://dangquockhanh.googlepages.com/bookmark_delicious.gif) norepeat left;
} .socialbookmark .stumbleupon { background: url(http://dangquockhanh.googlepages.com/bookmark_stumbleupon.gif) no-repeat left; } Tìm đến thẻ và thêm đoạn code này:
2. Đối với Blogger dùng template dạng classic: Bạn tìm đến đoạn code có dạng như sau: ... ... <$BlogItemBody$> ...
... ... Đoạn code social bookmarking như sau: Thêm vào social bookmarking &title=<$BlogItemTitle$>">d el.icio.us &title=<$BlogIte mTitle$>">Digg it &u=<$BlogItemPermalinkURL$ >">Furl &title=<$Blo gItemTitle$>">StumbleUpon Dạng như trên là dạng text link, nếu bạn muốn để ở dạng menu xổ xuống thì code như sau: <select name="jumpit" onchange="document.location.href=this.value"> <select name="jumpit" onchange="document.location.href=this.value"> Tất cả các đoạn code trên chỉ là trình bày mẫu với một vài social bookmarking, còn rất nhiều dịch vụ social bookmarking khác, bạn có thể tìm hiểu thêm để tự mình tùy biến.
Nhãn (label) và các tùy chọn bài đăng (Post Options) trên Blogspot Nhãn (label) là những cụm từ mô tả, được gán cho mỗi bài đăng (post). Ví dụ bạn viết một bài về Yahoo bạn có thể gán nhãn cho nó là yahoo, viết một bài về extension cho Firefox thì bạn có thể dùng nhãn extension, firefox,... Việc làm này nhằm mục đích phân loại bài viết theo từng chủ đề (topic, category) giúp việc quản lý bài viết dễ dàng hơn.
1. Dùng nhãn như thế nào? Sử dụng nhãn là việc gán các nhãn cho mỗi bài viết. Mỗi khi bạn viết bài trên blog, hãy chú ý tới phần dưới cùng của khung soạn thảo bài đăng có dòng chữ: Labels for this post. Đây là nơi gán nhãn cho bài viết, bạn hãy điền nhãn thích hợp vào khung.
Ngoài ra còn có 2 mục: Post Options: Điều chỉnh ngày giờ đăng bài, cho phép người đọc có được nhận xét hay không. Show All: Hiển thị toàn bộ nhãn của tất cả các bài viết trên blog từ trước tới nay.
2. Quản lý và hiệu chỉnh nhãn Để quản lý nhãn, sau khi đăng nhập vào Blog, bạn chọn thẻ Posting | Edit Posts (Quản lý bài đăng). Nếu bạn bấm vào một tên nhãn ở phía bên trái thì danh sách các bài viết có cùng nhãn đó sẽ hiển thị phía bên tay phải. Mỗi bài viết có một hộp checkbox, bạn đánh dấu vào checkbox nếu muốn chọn bài viết đó. Hiệu chỉnh nhãn: đánh dấu chọn bài đăng muốn hiệu chỉnh nhãn bằng cách đánh dấu vào checkbox, bấm chọn một tùy chọn từ menu Label Actions...
Muốn thêm một nhãn mới vào cho bài đăng, bạn chọn New Label..., điền vào tên nhãn mới. Muốn loại bỏ một tên nhãn nào đó khỏi bài đăng, bấm chọn tên nhãn cần loại bỏ dưới mục Remove label. Để hiệu chỉnh nhãn cho một loạt bài viết (nhiều bài viết cùng một lúc) trước hết bạn phải loại bỏ nhãn cần hiệu chỉnh rồi sau đó thêm vào một nhãn mới. Ví dụ, nếu muốn chuyển toàn bộ các bài viết đang có nhãn Firefox sang nhãn Internet Explore bạn làm như sau: - Bấm chọn nhãn Firefox tại cửa sổ phía bên trái để hiển thị toàn bộ bài viết có nhãn Firefox. - Chọn các bài viết muốn chuyển nhãn bằng cách đánh dấu vào checkbox. Nếu muốn chọn tất cả các bài viết có nhãn Firefox bạn hãy bấm vào liên kết Select All ở trên đầu danh sách các bài viêt. - Từ menu Label Actions..., bấm chọn Remove label > Firefox. - Từ menu Label Actions..., chọn Apply label > New Label... - Điền tên nhãn mới cần gán vào, trong trường hợp này là Internet Explore. Nếu bạn đã có sẵn nhãn Internet Explore rồi thì không cần tạo mới nhãn này nữa mà thay vào đó
bạn chỉ cần chọn Apply label > Internet Explore là được. Chắc hẳn bạn cũng ghé qua một vài blog dạng Wordpress, trong đó các bài viết cùng chủ đề được nhóm vào chung một Category. Với blogspot bạn cũng có thể làm như vậy. Chú ý trường hợp này của tôi là dùng cho blogspot dạng classic. Ví dụ tôi có các bài viết về Rapidshare, tôi muốn gộp chung chúng lại trong một mục, vậy tôi làm một liên kết trên trang chủ trong đó dùng đường liên kết có dạng sau: http://di4vn.blogspot.com/search/label/Rapidshare. Tóm lại liên kết tới label có dạng: http://tên_blog/search/label/tennhan (bạn thay tên nhãn cho phù hợp hoặc cũng có thể lấy link này bằng cách: từ blog, bấm chuột phải lên nhãn và chọn Properties). Nếu bạn dùng blogspot dạng Layout thì đơn giản hơn, chỉ việc bấm Add Page Element rồi chọn Label là được.
Một vài chức năng mới của Blog*Spot Thời gian gần đây, Blog*Spot đã có một vài thay đổi nhỏ đáng kể. Các thay đổi này nhằm vào phần Đăng nhận xét (commnet). Nào, chúng ta cùng xem đó là những thay đổi gì? Như đã nhận xét về phần Đăng nhận xét của Blog*Spot trong bài viết trước, rõ ràng là phần Đăng nhận xét của Blog*Spot kém xa so với Wordpress. Có lẽ Google cũng nhận thấy sự yếu kém này của mình nên Blog*Spot đã cải tiến khá tốt. Đầu tiên khi nhìn vào mục các nhận xét, bạn có thể thấy rằng ngay bên cạnh tên mỗi người nhận xét có một biểu tượng nhỏ, trông như thế này:
Trong đó biểu tượng có chữ B để chỉ rằng đó là người dùng Blogger (Blog*Spot), còn biểu tượng hình người để chỉ người dùng nặc danh khác. Tại sao lại có các biểu tượng như vậy? Nguyên nhân là do Blog*Spot đã mở rộng kiểu người dùng có thể nhận xét trên Blog*Spot. Để biết rõ hơn, bạn hãy bấm vào liên kết Đăng một Nhận xét ở ngay dưới cuối bài viết này. Tại phần Chọn một nhận dạng, bạn có thể thấy như hình sau:
Như vậy là từ giờ trở đi tất cả các người dùng có tài khoản tại: Wordpress, LiveJournal, Typekey, AOL, Open ID (ID mở) đều có thể sử dụng tài khoản đó để đăng nhập và đăng nhận xét tại Blog*Spot. Quá tuyệt vời. Tuy nhiên để các tài khoản tại Wordpress, LiveJournal, Tykey, AOL, Open ID (ID mở) có thể dùng để đăng các nhận xét trên blog của bạn thì bạn cũng cần phải thiết lập trong phần Setting (Cài đặt) của blog. Bạn đăng nhập vào blog, bấm liên kết Cài đặt -> Nhận xét, trong phần Ai có thể nhận xét? bạn phải đánh dấu chọn ở dòng Người dùng đã Đăng ký - bao gồm ID Mở hoặc Bất kỳ ai - bao gồm Người dùng Nặc danh.
Ở đây có một khái niệm khá mới là Open ID (ID mở), vấn đề này sẽ được nói trong bài viết tới. Còn hai chức năng nữa, không phải là mới, xong do tôi mới thêm vào Di4VN nên cũng giới thiệu luôn với tất cả các bạn. Thứ nhất là mục: Liên kết tới bài viết này. Đây chính là chức năng BlogThis!, là cách chúng ta trích dẫn bài viết. Như chúng ta đã biết, việc chia sẻ thông tin trên Internet là cần thiết xong chúng ta nên tôn trọng bản quyền, khi đăng tải lại bài viết của người khác trên blog của mình, bạn phải ghi rõ nguồn và kèm theo liên kết tới bài viết gốc. Ví dụ, bạn muốn đăng tải lại bài viết: Tạo hòm thư với tên miền riêng sử dụng Google Apps lên blog của bạn, bạn mở bài viết này lên, kéo xuống cuối bài viết, tại mục Liên kết tới bài viết này, bạn bấm vào liên kết: Tạo một Liên kết. Trong cửa sổ pop up bật lên, bạn đăng nhập bằng tài khoản Google của bạn. Tiếp theo bạn có thể chỉnh sửa, viết nội dung bài viết của bạn như bình thường. Cuối cùng bấm nút Xuất bản bài đăng, như
vậy là bài viết sẽ được đăng tải lên blog của bạn mà vẫn ghi rõ nguồn, có liên kết ngược. Đồng thời, dưới bài viết gốc của tôi cũng có liên kết tới bài viết mà bạn đã trích dẫn được đăng tải trên blog của bạn. Tiện cả đôi đường. Tuy nhiên chức năng này chỉ áp dụng được cho các blog cùng là Blog*Spot mà thôi, đây cũng là một bất cập của Blog*Spot. Thứ hai là mục theo dõi nhận xét qua email: Mỗi khi bạn đăng tải một nhận xét, bạn có thể nhìn thấy mục Gửi email những nhận xét tiếp theo đến ngay dưới phần Chọn một nhân dạng:
Giả sửa bạn muốn hỏi những điều chưa rõ trong bài viết, hoặc theo dõi tiếp những phản hồi mới tiếp theo sau nhận xét của bạn thông qua nhận xét, bạn có thể đánh dấu vào mục Gửi email những nhận xét tiếp theo đến, mỗi khi có nhận xét mới ở bài viết này, nó sẽ được gửi tới địa chỉ email mà bạn đã đăng kí ở trên.
Thêm phần "Các bài viết trước" vào cuối mỗi bài viết Ở New Blogger (Blog*Spot dạng LayOut, XML) ở cuối mỗi trang thường có liên kết Older Post (Các bài viết trước hay Các bài viết cũ hơn), giúp người đọc dễ dàng duyệt đọc lại các bài viết trước đó. Không giống như New Blogger, với các Blog*Spot dùng template dạng classic không thể thêm vào dạng liên kết như vậy. Giải pháp là chèn thêm mục Các bài viết trước vào cuối mỗi bài viết. Bạn cần phân biệt 2 kiểu:
Kiểu thứ nhất: Như bạn thấy, tại Di4VN, mục Các bài viết trước ở phía dưới bên phải. Để làm được mục Các bài viết trước như thế này, bạn làm theo hướng dẫn của Blogger Help đó là dùng đoạn code sau: "> <$BlogPreviousItemTitle$>
Kiểu thứ 2: Để chèn mục Các bài viết trước vào sau mỗi bài viết, về cơ bản, bạn vẫn dùng đoạn code trên, tuy nhiên do cấu trúc của Blogger nên ta phải thay đổi code một chút. Bạn tìm đến thẻ chèn thêm đoạn code:
Thêm chức năng đánh giá bài viết vào Blog Bạn có thể thêm chức năng đánh giá vào mỗi bài viết trong blog để người đọc đánh giá và xếp hạng bài viết cho bạn. Đây là một dịch vụ của outbrain. Khi sử dụng dịch vụ này, dưới mỗi bài viết sẽ xuất hiện các biểu tượng như trong hình dưới đây, người đọc sẽ cho điểm đánh giá cho bài viết của bạn bằng cách chọn số "sao" tương ứng.
1. Cách thực hiện với Blog*Spot: Bạn đăng nhập vào Blog*Spot, tim đến tab Template | Edit HTML. Tại mục Edit Template, đánh dấu chọn vào Expand Widget Templates. Trong khung chứa code tìm đến đoạn: , thêm vào đoạn code dưới đây ngay sau nó: <script language='JavaScript'> var OutbrainPermaLink=''; var OB_demoMode = false; var OB_Script = true; <script src='http://widgets.outbrain.com/OutbrainRater.js' type='text/javascript'/> Xong bấm Save Settings. Cách thực hiện trên sẽ chèn chức năng đánh giá bài viết vào sau mỗi tiêu đề bài viết (ở ngay đầu bài viết). Bạn có thể sáng tạo thêm, đặt chức năng đánh giá bài viết này vào cuối mỗi bài viết chẳng hạn.
2. Cách thực hiện với Wordpress: Một điều hay là dịch vụ này cũng hỗ trợ cho cả Wordpress. Bạn có thể thêm chức năng đánh giá này vào trang chủ, hoặc chỉ thêm vào mỗi bài viết, hoặc vào một trang bất kỳ. Dù bạn muốn thêm vào đâu thì cách thực hiện cũng khá giống nhau. Chỉ khác chăng là dể thêm vào trang chủ thì bạn đặt code vào trong file index.php, thêm vào trang các bài viết thì thêm code vào file single.php. - Đăng nhập vào Wordpress. Tìm đến mục Theme Editor. - Bấm chọn vào Single, Index hoặc Page trong danh sách file phía bên phải. - Tìm đến đoạn code: - Thêm vào đoạn code sau ngay sau nó: <script language='JavaScript'> var OutbrainPermaLink=''; var OB_demoMode = false; var OB_Script = true; <script src='http://widgets.outbrain.com/OutbrainRater.js' type='text/javascript'/>
Thêm lời nhắn vào phần Đăng nhận xét Nếu bạn để ý, mỗi khi bạn bấm vào liên kết Đăng một nhận xét dưới mỗi bài viết trong website Di4VN này, bạn sẽ bắt gặp phần Đăng nhận xét với lời nhắn từ tác giả như trong hình sau:
Nếu bạn cũng muốn có phần đăng nhận xét như trên có thể tham khảo bài viết sau. Bạn đăng nhập Blog*Spot, chuyển đến tab (thẻ) Settings > Comments. Tại khung Comment Form Message, điền vào nội dung mà bạn muốn để lại tại phần Đăng nhận xét.
Ví dụ trong trường hợp của tôi như sau: Mời bạn để lại lời nhận xét (phản hồi, góp ý) bằng cách gõ nội dung vào khung dưới đây. Tại Di4VN, bạn có thể viết nhận xét thoải mái mà không gặp trở ngại nào. Nếu bạn có tài khoản Blogger thì bạn nên sử dụng để tôi có thể biết bạn là ai. Dĩ nhiên là bạn có thể sử dụng tài khoản Nặc Danh (Anonymous), tuy nhiên trong trường hợp này nếu tôi muốn liên hệ hoặc giải đáp thắc mắc cho bạn thì không biết phải liên lạc với bạn bằng cách nào. Những lời nhắn này có tác dụng thông báo thông tin tới người đăng nhận xét. Bạn có thể thay đổi theo ý bạn như là thông báo người đăng nhận xét đừng spam, rằng nhận xét tại website của bạn có sự kiểm soát,....
Để phần đăng nhận xét hiển thị ngay dưới bài viết trong Blog*Spot Nếu so sánh phần viết nhận xét giữa Blog*Spot với Wordpress thì Wordpress tỏ ra trội hơn hẳn. Mặc dù định cư với Blog*Spot nhưng tôi vẫn phải nói rằng, phần viết nhận xét (comment) của Wordpress quá tuyệt vời. Nó bao gồm 4 khung nhập liệu, nằm ngay dưới mỗi bài viết, rất dễ dàng và thuận tiện cho người viết nhận xét. Trong Blog*Spot, muốn viết nhận xét, bạn phải bấm vào liên kết Post a comment (hoặc Đăng một nhận xét), rồi viết nhận xét trên một trang mới hoặc cửa sổ popup. Tại sao bạn không cải tiến một chút, làm cho phần đăng nhận xét của Blog*Spot giống như Wordpress. Điều lưu ý đầu tiên là cách thực hiện này chỉ có tác dụng với New Blogger (tức là dạng LayOut, XML) còn với dạng Blog*Spot dùng template dạng classic thì không thực hiện được. Bạn có thể xem kết quả sau khi thực hiện tại đây.
Các bước thực hiện như sau: 1. Trước khi thực hiện, bạn hãy sao lưu template của bạn một cách cẩn thận.
2. Đăng nhập vào blog, từ Dashboard - > LayOut - > Edit HTML. Nhớ đánh dấu kiểm vào dòng Expand Widget Templates.
4. Thay thế bằng đoạn code sau: Tải về đoạn code thay thế.
5. Copy đoạn code sau và paste vào trước thẻ
<script languange='javascript'>function showcomment(a,b){var di4vn = document.getElementById(a);di4vn.style.display = 'none';di4vn = document.getElementById(b);di4vn.style.display = 'block';} 6. Tìm đoạn code sau: <span class='post-comment-link'>1 7. Thay thế bằng đoạn code dưới đây: <span class='post-comment-link'>1 8. Bấm Save Template.
9. Đến đây coi như bạn đã hoàn thành, tuy nhiên bạn cần chỉnh sửa thêm trong phần Setting của blog. Từ Dashboard bạn bấm chọn Setting - > Comments. Tại mục Show comments in a popup window? bạn nhất thiết phải chọn Yes thì cách thực hiện trên mới có hiệu lực.
Cách làm này sẽ hiển thị ngay khung nhận xét ngay trong trang đăng bài viết (ngay dưới bài viết), giúp người đọc nếu muốn viết nhận xét dễ dàng hơn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thực hiện, hãy gửi mẫu (template) của bạn qua email cho tôi, tôi sẽ thực hiện giúp bạn.
Đưa sitemap của Blog vào Google Webmaster Đưa sitemap của Blogger (Blog*Spot) vào Google Webmaster sẽ cho phép Google tìm kiếm, đánh chỉ mục (index) và xếp hạng blog của bạn. Thực ra vấn đề này tôi định viết từ khá lâu rồi, xong khi mình thử thực hiện thì lại không thành công, thành ra chưa dám công bố. Nay đã tìm ra cách thực hiện thành công nên giới thiệu cùng tất cả các bạn.
1. Thêm blog vào Google Webmaster Tools: Trước tiên, bạn truy cập Google Webmaster Tools, đăng nhập bằng tài khoản Google của bạn. Tại cửa sổ Dashboard, bạn nhập vào địa chỉ blog của bạn trong khung Click here to add a site, sau đó bấm nút Add Site. Bước tiếp theo bạn cần xác minh rằng đó là blog của bạn. Để xác minh bạn bấm vào liên kết Verify your site. Chọn phương pháp xác minh từ menu Choose verification method xổ xuống. Do đặc thù của Blog*Spot, bạn chọn phương pháp xác minh là Add a meta tag. Bạn sẽ được cung cấp một đoạn mã có dạng giống như đoạn mã sau: <meta name="verify-v1" content="v6ToE1ROFkd5gMsr9Z0tsShTYnvx5R5kN2bPWbH1suw=" />. Bạn copy đoạn mã này, đăng nhập vào Blog, tìm đến mục Edit HTML. Tại đây, bạn dán đoạn mã đã copy phía trên vào ngay phía sau thẻ
. Cuối cùng bấm nút Verify để hoàn tất.
2. Thêm sitemap của blog vào Google Webmaster Tools: Trong Google Webmaster Tools, bạn bấm vào liên kết Sitemaps ở menu phía bên trái. Bấm tiếp vào liên kết Add a Sitemap. Chọn kiểu sitemap là Add General Web Sitemap từ menu xổ xuống. Bạn được yêu cầu điền vào địa chỉ tập tin sitemap của bạn. Ở đây, với Blog*Spot, bạn sử dụng chính địa chỉ RSS của Bog*Spot như sau: http://tên_blog_của_bạn.blogspot.com/rss.xml hoặc http://tên_blog_của_bạn.blogspot.com/atom.xml (bạn chỉ cần điền rss.xml hoặc atom.xml vào mục My Sitemap URL is thôi, vì nó đã cung cấp sẵn địa chỉ blog của bạn rồi) Chú ý: bạn sử dụng địa chỉ nào cũng được và địa chỉ không có www ở đầu. Đến đây với 1 số blog thì coi như đã hoàn thành, tuy nhiên có một số blog thì sẽ báo lỗi. Nguyên nhân là do đâu? Theo Thư Quán Việt Nam thì đó chính là do tính năng Feed
Redirection (với những blog dùng dịch vụ Feedburner) gây ra. Để khắc phục bạn sử dụng địa chỉ như sau: http://yourblogurl.blogspot.com/atom.xml?redirect=false&start-index=1&max-results=100 tức là bạn chỉ cần điền atom.xml?redirect=false&start-index=1&max-results=100 vào khung My Sitemap URL is. Cuối cùng bấm nút Add General Web Sitemap để hoàn tất.
Chèn hộp tìm kiếm Google vào trong website hoặc blog của bạn Việc sử dụng một bộ máy tìm kiếm trong một website hoặc blog là rất cần thiết. Nó giúp người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thứ họ cần trong hàng núi thông tin. Và hiện nay thì Google đang là bộ máy tìm kiếm số 1 thế giới. Vậy thì chẳng có lý do gì để bạn không trang bị thêm cho blog hoặc website của mình một bộ máy tìm kiếm của Google. Bạn truy cập website: http://www.googlesearchbox.info/, tại đây bạn được cung cấp đoạn mã HTML cần thiết để chèn một hộp tìm kiếm Google vào blog. Nhiệm vụ của bạn là copy đoạn mã đó và dán vào vị trí bạn muốn chèn hộp tìm kiếm trên blog. Tuy nhiên, có lẽ hộp tìm kiếm Google này chưa làm bạn hài lòng, vậy bạn hãy sửa nó lại theo ý muốn (loại bỏ logo, thêm chữ vào trong khung tìm kiếm, ...) Để thêm chữ vào trong khung tìm kiếm, bạn tìm đến đoạn mã có dạng: thêm vào các giá trị như sau: val ue=” N ập hvàot ừ khóa( đây là chữ muốn hiển thị trong khung tìm kiếm)” onf oc us=” i f ( t hi s. val ue==t hi s. def aul t Val ue) t hi s. val ue=' ’ ; ” onbl ur =” i f ( t hi s. val ue==' ’ ) t hi s. val ue=t hi s. def aul t Val ue; ” Đoạn code thêm vào có chức năng hiển thị dòng chữ trong khung tìm kiếm, khi người sử dụng bấm chuột vào trong khung tìm kiếm thì dòng chữ này sẽ biến mất và nó sẽ lại hiển thị lại khi người sử dụng bấm chuột ra ngoài khung tìm kiếm. Đoạn code sau khi được thêm vào trông như sau: Vậy là bạn đã có một khung tìm kiếm giống hệt như khung tìm kiếm trên trang chủ Di4VN.
Thêm Blog vào các bộ máy tìm kiếm Phải nói ngay rằng công cụ tìm kiếm (Search Engines) trên mạng Internet ví dụ như: Alta Vista, Lycos, Google, Yahoo... có thể đem đến cho bạn một lượng truy cập rất lớn. Khi người dùng tìm kiếm thông tin bằng cách đánh vào công cụ tìm kiếm những từ khóa, công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị lên một danh sách kết quả các website có liên quan đến từ khoá. Kết quả tìm kiếm có thể lên tới hàng nghìn, nhưng hầu hết người dùng chỉ xem tới 20 kết quả đầu tiên và cùng lắm là thêm 20 kết quả tiếp theo. Nếu website của bạn không nằm trong 40 kết quả tìm kiếm đầu tiên thì hầu như không có hy vọng thu hút được truy cập từ các công cụ tìm kiếm. Vậy làm thế nào để đạt được vị trí cao trên công cụ tìm kiếm? Có rất nhiều cách nhưng trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến giải pháp thêm blog, website của bạn vào các bộ máy tìm kiếm. Có 2 khả năng: 1. Trong kết quả tìm kiếm không xuất hiện địa chỉ blog của bạn. Nguyên nhân là Blog của bạn đã không được đánh chỉ mục (index) bởi các bộ máy tìm kiếm, do đó trong các kết quả trả về khi người sử dụng tìm kiếm không có địa chỉ blog của bạn. 2. Trong kết quả tìm kiếm trả về có địa chỉ blog của bạn nhưng nó nằm ở vị trí thư ...1000. Nếu blog của bạn có trong kết quả tìm kiếm nhưng lại ở tít mãi tận vị trí thứ...1000 thì nguyên nhân là mặc dù blog bạn đã được bộ máy tìm kiếm đánh chỉ mục nhưng bạn vẫn chưa tối ưu hóa nó, do đó vị trí xuất hiện của nó trong kết quả tìm kiếm có cũng như không. Search Engine Optimization (tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm) hay còn gọi là SEO là cách thức nhằm tăng số lượng người biết đến blog của bạn thông qua kết quả tìm kiếm. Các bộ máy tìm kiếm khác nhau có những thuật toán tìm kiếm khác nhau để phân tích nội dung và từ khóa, sau đó đưa ra kết quả tìm kiếm. Google là một ví dụ, nó có một kỹ thuật gọi là page ranks (thứ hạng của trang web). Trong kết quả tìm kiếm trả về, nó dựa vào thứ hạng này, trang nào có thứ hạng cao thì được xếp hiển thị ở đầu của kết quả tìm kiếm. Dĩ nhiên là còn nhiều yếu tố liên quan khác mà các bộ máy tìm kiếm phải tính toán đến như: mức độ liên quan, nội dung duy nhất,... Nhưng tôi phải nói trước rằng, không có giải pháp SEO nào là hoàn hảo và chắc chắn, lời khuyên của tôi ở đây là hãy cố gắng liên hệ với nhiều blog bạn bè khác, để họ có liên kết tới blog của mình và một điều cần làm nữa là thêm blog vào các bộ máy tìm kiếm như trình bày dưới đây. Mục tiêu của chúng ta ở đây là sẽ thêm blog (nội dung blog) của bạn vào các bộ máy tìm kiếm khác nhau, các bộ máy tìm kiếm này sẽ đánh chỉ mục cho blog của bạn để từ đó trong các kết quả tìm kiếm của mình, các bộ máy tìm kiếm này sẽ đưa ra liên kết tới blog của bạn nếu có nội dung hay từ khóa liên quan. Trước khi thực hiện có mấy điểm cần chú ý: a. Để kiểm tra xem blog của mình đã được một bộ máy tìm kiếm nào đó đánh chỉ mục hay chưa? bạn truy cập trang tìm kiếm đó, nhập vào URL đầy đủ của blog của bạn. Nếu bạn blog của bạn hiển thị trong kết quả tìm kiếm thì điều đó
có nghĩa là blog của bạn đã được bộ máy tìm kiếm đó đánh chỉ mục và bạn không cần phải thực hiện việc thêm blog của mình vào bộ máy tìm kiếm đó nữa. b. Khi thêm blog vào bộ máy tìm kiếm, bạn chỉ cần thêm vào duy nhất địa chỉ blog của bạn (ví dụ như: http://tên_blog_của_bạn.blogspot.com ) mà không cần thêm vào từng trang riêng lẻ trong blog của bạn. c. Nếu bạn thêm URL blog vào Yahoo! thì đồng thời nó cũng được thêm vào các bộ máy tìm kiếm khác như: AlltheWeb và AltaVista. Tương tự như vậy bộ máy tìm kiếm AOL thì sử dụng dữ liệu từ Google. d. Một vài trang yêu cầu gửi quảng cáo tới bạn khi yêu cầu thêm blog vào trang đó. Nếu không muốn, bạn có thể bỏ qua. Bạn nên tạo riêng một địa chỉ email chuyên sử dụng để đăng kí thêm blog vào các bộ máy tìm kiếm này. e. Một vài bộ máy tìm kiếm có những chuẩn khác nhau về nội dung, kỹ thuật nên do đó việc thêm blog của bạn vào các bộ máy tìm kiếm này không đảm bảo rằng chúng sẽ thành công. f. Đa phần muốn thêm blog vào các bộ máy tìm kiếm, bạn sẽ phải trả phí. Tuy nhiên ở đây tôi cố gắng đưa ra các dịch vụ hoàn toàn miễn phí. Danh sách các bộ máy tìm kiếm: • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • •
Google Yahoo! Search Microsoft Live Search Alexa Web Search Baidu (Chinese search engine) ExactSeek SearchSight Scrub the Web EntireWeb Gigablast Exalead SearchKing whatUseek AnooX Splat Search Walhello SearchIt email Mozdex Jayde Infotiger Abacho (European search engine) Submit-one TowerSearch HotLaunch Shoula The-search-site Websquash Unasked
Danh sách các dịch vụ tự động thêm blog vào các bộ máy tìm kiếm. Có khá nhiều website trên Internet cung cấp dịch vụ tự động thêm blog vào các bộ máy tìm kiếm. Chúng sẽ tự động thêm blog của bạn vào hàng trăm các bộ máy tìm kiếm lớn nhỏ khác nhau. • • • • • • • • • • • • • • •
Thêm chức năng không cho phép bấm chuột phải lên blog Bạn có thể thêm chức năng không cho phép bấm chuột phải lên blog của bạn, hoặc có thể cho phép bấm chuột phải lên blog nhưng không cho phép bấm chuột phải lên hình ảnh. Có khá nhiều cách khác nhau để thực hiện được việc này. Chủ yếu là dùng các đoạn mã HTML và JavaScript. 1. Không cho phép bấm chuột phải lên hình ảnh trên blog: Có 2 cách. a. Cách 1: Đơn giản nhất là mỗi khi bạn chèn hình ảnh vào blog, bạn thêm đoạn mã màu đỏ sau:
b. Cách 2: Bạn sử dụng một đoạn JavaScript như sau: <SCRIPT LANGUAGE="JavaScript"> function right(e) { var msg = "Xin lỗi, bạn không thể bấm chuột phải lên hình ảnh trên trang này!"; if (navigator.appName == 'Netscape' && e.which == 3) { alert(msg); return false; } if (navigator.appName == 'Microsoft Internet Explorer' && event.button==2) { alert(msg); return false; } else return true; } function protect_image() { if(document.images) { for(i=0;i<document.images.length;i++) { document.images[i].onmousedown = right; document.images[i].onmouseup = right; } } } Đoạn mã JavaScript này bạn đặt giữa
và , đồng thời bạn tìm đến thẻ
thêm vào dòng lệnh màu đỏ như sau: Nhận xét: Cách 1 đơn giản hơn cách 2. Cả 2 cách đều không cho phép bấm chuột phải lên các hình ảnh hiển thị trên blog, tuy nhiên vẫn cho phép bấm chuột phải lên blog. 2. Không cho phép bấm chuột phải lên blog: Nếu bạn không muốn cho người khác bấm chuột phải lên blog của bạn, bạn có thể thêm chức năng không cho phép bấm chuột phải lên blog. Bạn sử dụng một trong hai cách sau: a. Cách 1: Cách làm này khá đơn giản. Bạn tìm đến thẻ thêm vào dòng lệnh màu đỏ như sau:
b. Cách 2: Bạn sử dụng một trong hai đoạn mã sau: Đoạn mã 1: <SCRIPT LANGUAGE="JavaScript"> function right(e) { if (navigator.appName == 'Netscape' && (e.which == 3 || e.which == 2)) return false; else if (navigator.appName == 'Microsoft Internet Explorer' && (event.button == 2 || event.button == 3)) { alert("Xin lỗi, bạn không thể bấm chuột phải trên trang này!"); return false; } return true; } document.onmousedown=right; document.onmouseup=right; if (document.layers) window.captureEvents(Event.MOUSEDOWN); if (document.layers) window.captureEvents(Event.MOUSEUP); window.onmousedown=right; window.onmouseup=right; // End --> Đoạn mã 2: <script language="JavaScript"> var message="Xin lỗi, bạn không thể bấm chuột phải trên trang này!"; function click(e) { if (document.all) { if (event.button == 2) { alert(message); return false; } } if (document.layers) { if (e.which == 3) { alert(message); return false; }
} } if (document.layers) { document.captureEvents(Event.MOUSEDOWN); } document.onmousedown=click; Bạn đặt đoạn mã JavaScript này giữa hai thẻ: và
Mua tên miền và cấu hình tên miền cho blog Bạn có thể thấy sự thay đổi lớn của Di4VN đó chính là tên miền. Một đặc điểm khá hay của Blog*Spot là người dùng có thể tùy ý sử dụng tên miền và host (nơi lưu trữ) của riêng mình nếu muốn. Blog Di4VN nay đã được chuyển hẳn sang tên miền mới http://www.di4vn.com từ ngày 16 - 10 - 2007. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập tên miền cho blog nếu bạn có ý định mua tên miền cho Blog*Spot của bạn. Trước hết bạn đọc bài viết hướng dẫn tên miền cho blog của anh Nhân bên Thủ Thuật Blog. Tuy nhiên tôi có một vài hướng dẫn chi tiết sau giúp bạn hiểu rõ hơn cách cấu hình, bạn nên tham khảo thêm. 1. Nếu có điều kiện bạn nên mua tên miền từ Google Checkout (dùng Visa). Tên miền này được bán bởi eNom (đối tác của Google). Do đó tên miền được cấu hình sẵn, bạn sẽ không phải mất công cấu hình tên miền mà tên miền tự động được trỏ về blog của bạn, đồng thời bạn cũng được tạo luôn hòm thư dạng ten_su_dung@ten_mien_cua_ban.com (net,org,...). 2. Nếu không có điều kiện mua tên miền từ Google Checkout, bạn có thể mua tên miền từ các nhà cung cấp khác. Tại Việt Nam có khá nhiều nhà cung cấp tên miền, tên miền di4vn.com dùng cho blog Di4VN này được mua từ HaloVN (một đối tác của OnlineNic). Nếu có ý định mua tên miền bạn hãy thử liên hệ với HaloVN để được tư vấn. Nếu bạn không rành về cấu hình DNS, CNAME,... thì bạn có thể nhờ nhà cung cấp tên miền thiết lập hộ luôn để trỏ tới blog của bạn. Còn nếu bạn thích tự cấu hình lấy thì có thể đọc tiếp hướng dẫn sau: Saukhi mua được tên miền, bạn phải tạo bản ghi CNAME trong DNS để trỏ tới blog của bạn. Trước hết bạn đăng nhập vào trang quản lý tên miền, chuyển đến phần quản lý DNS (phần quản lý DNS này, cũng như cách cấu hình mỗi nhà cung cấp mỗi khác, có nơi có, có nơi lại không cung cấp, bạn nên lưu ý), tạo một bản ghi CNAME mới (nếu có bất kỳ bản ghi CNAME cũ nào, hãy xóa nó đi). Hướng dẫn tạo bản ghi CNAME: - Bạn điền vào như sau:
Host:
điền vào www Typte: chọn CNAME từ menu xổ xuống Data: điền vào ghs.google.com. (chú ý rằng có cả dấu chấm cuối cùng sau từ com) TTL: để mặc định Lúc này địa chỉ mới cho blog của bạn sẽ là: http://www.ten_mien_cua_ban.com (net, org,...). - Nếu bạn tạo thêm một bản ghi CNAME như sau: Host: để trống Typte: chọn CNAME từ menu xổ xuống Data: điền vào ghs.google.com. (chú ý rằng có cả dấu chấm cuối cùng sau từ com) TTL: để mặc định thì lúc này địa chỉ mới cho blog của bạn sẽ là: http://ten_mien_cua_ban.com (net, org,...) (không có www ở đầu) Và cả 2 địa chỉ này đều được sử dụng được cho blog của bạn - Còn nếu bạn điền như thế này:
Host: điền vào blog Typte: chọn CNAME từ menu xổ xuống Data: điền vào ghs.google.com. (chú ý rằng có cả dấu chấm cuối cùng sau từ com) TTL: để mặc định thì blog của bạn sẽ có tên miền mới là: http://blog.ten_mien_cua_ban.com (net, org,...). Blog*Spot không hỗ trợ kiểu tên miền dạng http://ten_mien_cua_ban.com/blog. Đến đây chắc bạn đã hiểu phần nào rồi chứ? Việc thay đổi DNS này cần phải chờ cho máy chủ DNS cập nhật. Theo hướng dẫn thì có thể từ 24 tiếng đến 72 tiếng (nhưng thực tế nhanh hơn nhiều). Để kiểm tra xem đã thêm bản ghi CNAME thành công chưa, bạn có thể dùng 1 trong 2 cách sau: a. Dùng lệnh ping (xem bài viết hướng dẫn tên miền cho blog) b. Sử dụng các công cụ kiểm tra online như: DnsStuff, ZoneEdit, DNS lookup. Sau khi DNS cập nhật thành công, bạn đăng nhập vào blog, bấm chọn Settings | Publishing, chọn tiếp Switch to: Custom Domain, chọn Switch to advanced settings, điền vào địa chỉ tên miền vào khung Your Domain, cuối cùng bấm Save Setting để lưu cài đặt.
Cập nhật: Khi cấu hình tên miền trong blog, bạn nhớ dánh dấu kiểm vào dòng Redirect ten_mien_cua_ban.com to www.ten_mien_cua_ban.com như trong hình trên, như thế có thể truy cập đồng thời được từ 2 địa chỉ: http://ten_mien_cua_ban.com và http://www.ten_mien_cua_ban.com. Nếu bạn mua tên miền từ các nhà cung cấp như: GoDaddy.com, ix web hosting, 1and1, EveryDNS.net, Yahoo!SmallBusiness, No-IP, DNS Park thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách cấu hình CNAME tại đây. Thông tin thêm: Bạn có thể kiểm tra thông tin tên miền của mình bằng dịch vụ Who.is, nó sẽ cho bạn biết thông tin liên quan về người chủ domain đó. Việc sử dụng tên miền riêng cho Blog*Spot còn khắc phục được việc nhiều người không truy cập được Blog*Spot do bị chặn (trước kia phải dùng proxy). Trong phần quản lý tên miền (quản lý DNS) còn có 2 chức năng khác nữa là: - URL Forwarding: Bạn không thuê hosting cho tên miền tenmiencuaban.com nhưng bạn muốn khi người dùng truy cập đến địa chỉ www.tenmiencuaban.com thì sẽ chuyển họ đến địa chỉ http://www.tenmienkhaccuaban.com thì bạn có thể sử dụng chức năng này. - Mail Forwarding: Khi bạn muốn để lại thông tin liên hệ, người dùng sẽ gửi mail đến [email protected], nhưng vì bạn chưa có hosting cho tên miền nên không thể tạo địa chỉ mail [email protected]. Bạn có thể dùng chức năng này, mail gửi đến [email protected] sẽ được forward đến một địa chỉ mail nào đó ([email protected] chẳn hạn). Bài viết tiếp sau sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng Google Apps để tạo hòm thư dạng ten_su_dung@ten_mien_cua_ban.com (net,org,...) như đã đề cập ở phần đầu.
Tạo hòm thư với tên miền riêng sử dụng Google Apps Đã có được một tên miền riêng cho blog của mình, chắc hẳn bạn cũng muốn sở hữu luôn địa chỉ email dạng: ten_su_dung@ten_mien_cua_ban.com (net,org,...). Nhưng vì bạn chưa có hosting riêng cho tên miền nên không thể tạo địa chỉ mail như vậy được. Bạn có thể sử dụng host miễn phí tuy nhiên host miễn phí rất phập phù, có thể die bất cứ lúc nào, hơn nữa bạn phải cài đặt cấu hình cho mail server - một điều không đơn giản. Lúc này bạn có thể nhờ đến Google Apps. Google Apps là một dịch vụ của Google sẽ giúp bạn tạo hòm thư tùy ý với tên miền của bạn một cách đơn giản và nhanh chóng.
1. Cấu hình và cài đặt Google Apps cho tên miền: Hiện nay Google Apps đã hỗ trợ Tiếng Việt, bạn truy cập phiên bản Google Apps Tiếng Việt từ địa chỉ http://www.google.com/a/?hl=vi. Để bắt đầu, bạn bấm chọn nút So sánh các Ấn bản và Đăng kí. Tại trang Chọn ấn bản phù hợp với các nhu cầu của bạn, bấm chọn nút Đăng kí phiên bản Standard Edition. Quá trình đăng kí gồm 3 bước: Bước 1: Chọn một tên miền Bạn điền tên miền của mình vào khung Nhập tên miền của bạn, bấm nút Sử dụng miền của tôi để sang bước 2. Bước 2: Đăng ký Google Apps Standard Edition Trong bước này, bạn khai báo các thông tin liên quan như: số người sử dụng, thông tin về người quản trị, ... Nhớ đánh dấu kiểm vào dòng Tôi hiểu rằng nếu tôi không thể thay đổi bản ghi DNS cho miền của tôi, tôi có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng Google Apps của công ty. Bấm nút Tiếp tục để chuyển sang sang bước 3. Bước 3: Cài đặt Tại bước này, bạn cần tạo một tài khoản dành cho người quản trị. Đây là tài khoản mà bạn sẽ sử dụng để quản lý tất cả các dịch vụ mà Google Apps cung cấp cho tên miền của bạn. Cuối cùng bấm nút Tôi chấp nhận. Tiếp tục cài đặt để kết thúc quá trình đăng kí. Tuy nhiên bạn cần phải kích hoạt dịch vụ, bằng cách xác minh quyền sở hữu tên miền. Quá trình xác mình quyền sở hữu tên miền như sau: Tại Bảng điều khiển ứng dụng, bạn bấm vào Xác minh quyền sở hữu miền, chọn phương pháp Thay đổi bản ghi CNAME từ menu xổ xuống để xác minh quyền sở hữu tên miền. Google Apps sẽ cung cấp cho bạn một xâu kí tự dùng để xác minh tên miền. Bạn đăng nhập vào Website của nhà cung cấp tên miền, chuyển đến phần quản lý DNS, tạo một bản ghi CNAME mới như sau:
Host: điền vào xâu kí tự đã được Google Apps cung cấp bên trên Type: chọn CNAME từ menu xổ xuống Data: điền vào google.com TTL: để mặc định Lưu các thay đổi của bạn. Kiểm tra bản ghi CNAME xem đã cài đặt thành công hay chưa? (Xem bài viết Mua tên miền và cấu hình tên miền cho blog)
Sau khi thêm bản ghi CNAME thành công, bạn quay trở lại trang Xác minh quyền sở hữu tên miền, bấm nút Xác minh để hoàn tất quá trình xác mình tên miền. Quá trình xác minh tên miền có thể mất vài tiếng. Sau khi xác minh xong tên miền, bạn cần cấu hình các bản ghi MX (Mail eXchange) trong DNS của bạn. Cách cấu hình như sau: Xoá tất cả các mục nhập MX hiện có. Nhập các bản ghi MX sau:
Lưu các thay đổi của bạn Lưu ý: - Nhớ điền đúng thứ tự ưu tiên. ASPMX.GOOGLE.COM là máy chủ email được ưu tiên hàng đầu. Không được chỉ định đến bất kỳ máy chủ nào khác. - Hãy chắc chắn bao gồm dấu chấm (.) ở cuối bất cứ tên miền. - Mỗi công ty lưu trữ tên miền có các chỉ dẫn hơi khác nhau để thay đổi các bản ghi MX. Bạn có thể đọc thêm các hướng dẫn khác tại đây. Bản ghi MX của bạn giờ đã được định cấu hình để trỏ đến Google. Có thể mất đến 48 giờ để các bản ghi MX có hiệu lực.
2. Sử dụng Google Apps và Email theo tên miền riêng: a. Google Apps: Bạn truy cập vào bảng điều khiển Google Apps theo địa chỉ sau:
https://www.google.com/a/cpanel/ten_mien_cua_ban.com/Dashboard, điền vào Username và Password của tài khoản quản trị mà bạn đã tạo ở trên. Trang quản trị bao gồm nhiều chức năng khác nhau được chia thành các tab (thẻ), có các thẻ chính sau: Bảng điều khiển ứng dụng: liệt kê các dịch vụ mà Google Apps cung cấp bao gồm: Email, GTalk, Docs &Spreadsheets, Lịch, Google Page Creator cũng như tình trạng hoạt động của chúng. Bạn có thể thêm hoặc bớt các dịch vụ này. Tài khoản người dùng: thêm người dùng mới, thay đổi mật khẩu và quản lý cài đặt người dùng. Cài đặt tên miền: thông tin tài khoản, tên miền, kiểm soát truy cập. b. Email: Để sử dụng dịch vụ Email, bạn truy cập địa chỉ http://mail.google.com/a/ten_mien_cua_ban.com. Nhập vào Username và Password của tài khoản quản trị mà bạn đã tạo ở trên. Mọi người dùng khác (nếu có) khi được khởi tạo thêm đều sử dụng địa chỉ trên để truy cập hòm thư riêng của họ. Giao diện hòm thư giống hệt GMail, chức năng cũng tương tự, nhưng địa chỉ email mang tên miền riêng của bạn.
Seo với Blogspot Thủ thuật SEO thì chắc bác nào cũng biết, em ở đây chỉ tổng hợp lại và minh họa thêm thôi. Em dùng blogspot vì nó đơn giản, dễ sử dụng với lại đỡ tốn tiền host (em còn GÀ lắm các anh ơi ). Các thủ thuật áp dụng cho blogspot cũng có vài cái đặc trưng riêng. Các bác xem và góp ý cho em nhé, nhất là mấy bác pro ấy. Mấy bác xem cái hình này đi
đầu tiên là xác định một cái keyword nào đó, ở đây em ví dụ là vovinam: 1. nó phải xuất hiện ở url. Khi post bài, blogspot sẽ lấy khoảng 6 đến 7 từ đầu tiên của title đặt cho url. ví dụ blog của em là vuacuagai.blogspot.com và post 1 bài về vovinam là vovinam se duoc dua vao chuong trinh thi dau seagames 25 thì nó sẽ đặt là vuacuagai.blogspot.com/.../vovinam-se-duoc-dua-vao-chuong-trinh.html. Do đó các bác lưu ý là cố gắng đặt tựa bài sao cho keyword xuất hiện trong 6 hay 7 vị trí đầu nhé. Nếu không thì dùng mẹo sau của em: khi đặt tựa cho bài post thì chỉ đặt keyword thôi, sau đó bấm publish, rôi liền sau đó edit và sửa lại title rồi bấm publish lần nữa. vì lần đầu bấm publish, blogspot sẽ đặt url như cách em nói trên, còn lần bác edit thì nó chỉ sửa title nhưng không sửa url, nhưng nên cẩn thận 2. Một ưu điểm của blogspot là khi bác đặt tựa bài viết như thế, nó sẽ tự động đưa lên cái title page cho bác luôn, khỏe re . 3. Nó phải xuất hiện ở đoạn paragraph đầu tiên, tốt nhất là câu đầu tiên của đoạn đó luôn. Bác nên viết sao mà câu đầu phải xuất hiện keyword, nếu đuối quá thì chơi trò này
như em, viết câu này đầu tiên: Bài viết này viết về vovinam 4. Nếu có hình ảnh trong bài viết, thì trong tag phần alt nên có chứa keyword đó. ví dụ: 5. Các heading, đặc biệt là
nên có chứa keyword đó. ví dụ ở đây là tựa đề bài viết về vovinam. Cách em thường làm là đặt cái title post vào tag
luôn cho khỏe, đỡ phải suy nghĩ. Cách làm như sau: Layout - Edit HTML - click vào cái [ ]Expand Widget Templates search kiếm từ này:
và thay cái
ấy bằng cái
Các thủ thuật trên nhằm mục đích vị keyword cho một bài post. Nó vừa có tác dụng giúp con bọ của Adsense cho ra ads đúng, và cũng có ích cho việc SEO vì giúp con bọ của search dễ dàng định vị. Em học được từ nhiều người, áp dụng thấy cũng có kết quả. Nhưng chưa làm với site tiếng việt bao giờ, nên không dám chắc là sẽ hiệu quả. bác cứ thử xem, chúc bác thành công. Cái này chỉ là SEO cho từng bài post. Hôm sau em sẽ post bài về cách SEO template của blogspot.
19 cách tối ưu blog vừa cho SEO vừa cho người đọc
Khi tạo một blog, các bạn thường tập trung vào các widget và giao diện blog sao cho đẹp và tối ưu nhưng việc tối ưu sao cho hiệu quả và hữu dụng thì gần như không ai để ý đến. Cho dù blog bạn dùng để kiếm tiền, cá nhân hay cho doanh nghiệp đi nữa thì bạn cũng phải chắc chắn rằng blog bạn đã tối ưu cho người đọc (nếu bạn muốn họ quay lại blog mình) và SEO. Tối ưu blog là một bước quan trọng nhưng nhiều blog dường như đã bỏ qua. Mặc dù nó hoàn toàn có thể đưa
blog bạn đến rộng rãi tất cả mọi người. Tâm lý chung của các designer khi tạo template thường tập trung vào phần giao diện nhìn sao cho bắt mắt và trông nó như thế nào. Nhưng điều này có vẻ không hay lắm khi điều thực sự các blogger cần lại chính là SEO, cần người đọc biết đến họ càng nhiều càng tốt. Sau đây là vài lời khuyên giúp bạn có thể tối ưu blog bạn cho cả người đọc lẫn bộ máy tìm kiếm: 1. Vứt bỏ template mặc định – hãy thuê một người thiết kế template hoặc sử dụng một số template free và tuỳ biến nó lại sao cho nó là độc nhất của bạn. Đừng sử dụng template mặc định hoặc để mình giống với nhiều người khác quá. Ngoài ra, nên xem nó có phù hợp với SEO hay không nữa. Đa số tâm lý chung của người chọn template hay theme điều xem nó có đẹp hay không và trong như thế nào mà đã quên đi phần quan trọng đó là SEO.
2. Phối màu - khi chỉnh sửa lại theme có lẽ dễ dàng nhất chính là đổi màu cho nó nhưng các bạn nên chú ý cách phối màu nhắm đến đối tượng người đọc nào nữa nhé. Hãy cân nhắc và xem như thế nào cho phù hợp, điều này có vẻ không quan trọng nhưng nó tạo cảm giác thân thiện đối với người đọc của bạn hơn trong cái nhìn đầu tiên.
3. RSS me ! – nếu bạn đang sử dụng một web-blog thì chắc chắc là bạn luôn có RSS. Nhiều theme hay blog hoàn toàn không hiển thị link RSS trên trang chính, bạn cần phải thêm nó vào. Và khi bạn thêm nó vào thì phải đảm bảo link RSS luôn được hiển thị. Đừng để link RSS dưới “đáy” trang web mà người đọc cần phải cuộn qua 20 bài viết mới có thể thấy được. Hãy đặt link RSS trên sidebar của bạn, đây là một nơi rất dễ dàng để người đọc phát hiện và tìm ra nó.
4. Offer RSS và Feed buttons – Khi người đọc subscribe một blog, họ sẽ tìm kiếm các logo RSS màu cam như một tiêu chuẩn của blog. Vì vậy nếu bạn muốn blog mình có trong bộ sưu tập RSS của người đọc thì hãy tạo điều kiện để họ subscribe RSS của bạn thật dễ dàng và nhanh chóng. FeedButton là một dịch vụ cung cấp một dạng button RSS theo dạng danh sách khi bạn ấn vào để lấy RSS cho các dịch vụ lưu trữ RSS hiện nay.
5. Cung cấp feed qua email – cung cấp RSS qua email cho người đọc cũng là một dạng feed được nhiều người ưa thích vì các bài viết sẽ được lưu trữ và gửi qua email cho người đọc nên các bài viết sẽ được lưu trữ mà không bị mất đi nếu có vấn đề gì xảy ra.
6. Cung cấp feed đầy đủ hay chỉ một phần – điều này phụ thuộc vào sở thích cá nhân và đề tài blogging của bạn. Hai cách này điều có những mặt lợi khác nhau. Nếu bạn cung cấp feed đầy đủ thì bạn sẽ có lợi trong việc đưa quảng cáo vào feed còn nếu bạn chỉ đưa một phần bài viết thì bạn sẽ không thể đưa quảng cáo vào feed mà người đọc phải vào chính blog của bạn mới có thể thấy. Điều này có lẽ tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân nhưng bạn nên ưu tiên đặt người đọc lên đầu tiên.
7. Viết đoạn đầu thật hấp dẫn – nếu bạn sử dụng plugin evermore hoặc cung cấp một phần feed thì hãy viết đoạn đầu mà nó sẽ hiển thị cho người đọc của bạn xem thật hấp dẫn để kéo họ đọc tiếp phần còn lại của bài viết. Thủ thuật đơn giản để bạn có thêm nhiều người đọc bài viết của bạn từ việc này chỉ là ghi nhớ số lượng từ cần phải viết để giới thiệu cho mỗi bài.
8. Hãy để ý đến cách viết của bạn – Một trong những thói quen ưa thích của các blogger là viết một đoạn thật dài và chi tiết….nhưng khi nhìn lại thì các bạn sẽ thấy, nó thật rối rắm và rối mắt đối với người đọc, không thể tìm kiếm một từ trong hàng nghìn từ đan xen khít chặt vào nhau giữa các dòng như vậy. Bạn cần để ý và xuống dòng cho phù hợp để bài viết trong sáng sủa và trình bày hợp lý hơn
9. Font - đây có lẽ là một vấn đề được đặt lên trên hết khi các blogger Việt tìm kiếm theme. Bạn cần phải check nó có hiển thị tốt đối với tiếng việt hay không. Nếu không bạn cần sửa đổi lại font mặc định của theme để hiển thị tốt cho người đọc. Bạn chỉ nên dùng một loại font đó là Arial, đừng dùng thêm loại nào khác. Có một số blogger thích sử dụng các loại font viết tay để cho blog trong có vẻ đẹp hơn nhưng điều này thật sự không tốt vì nếu người đọc của bạn không sử dụng font bạn sử dụng thì họ chỉ nhìn thấy font tiêu chuẩn đó là Time New Roman.
10. Đừng quên Navigationbar – cái này khá quan trọng. Đừng chỉ link đến trang chính của blog mà hãy đưa thêm link về các bài viết gần đây, bài viết xem nhiều nhất… trên sidebar của bạn, điều này giúp ích rất nhiều cho người đọc và chính bạn.
11. Host của bạn nhanh bao nhiêu ? – điều này có vẻ cần phải được xem xét trước hết khi xây dựng một blog. Bạn nên cân nhắc số tiền hiện có mà thuê một host cho tốt để có một tốc độ cao, điều này rất có lợi. Sẽ rất bực mình nếu như bạn phải ngồi chờ nhiều phút để load một bài viết hay ấn vào một link nào đó trên một web có host cực chậm, nó dường như không làm việc. Mặt khác, có thể một số người không thể tránh khỏi vì họ lỡ mua nhầm hay sử dụng host free thì nên sử dụng ít widget hơn và chỉ nên sử dụng các theme không có nhiều picture như trong bài Imageless WordPress Themes mà viettut đã từng giới thiệu
12. Tránh xa những widget quá nặng – Có thể bạn thấy nó tuyệt và đẹp nếu add thêm những widget này vào blog như MyBlogLog hay Flickr photo box đến gallery của bạn. Nhưng các widget này có một số lượng lớn các đoạn mã javascript cần phải thực thi mỗi khi load trang vì vậy nó sẽ làm site bạn chậm lại. Đừng làm mất đi thời gian và gây khó chịu cho người đọc chỉ vì đẹp nhưng không cần thiết.
13. Mô tả tiêu đề - quan trọng! Có thể là một câu slogan hay một đoạn ngắn dùng để mô tả blog hay tiêu đề blog của bạn. Nếu được bạn hãy dùng các keyword liên quan đến blog của bạn càng nhiều càng tốt trong đoạn mô tả này, vì nó sẽ hiện lên kết quả tìm kiếm của các search engine.
14. Viết bài thường xuyên – nếu bạn thường xuyên cập nhật thì googlebot và các bot khác sẽ dừng lại ở site bạn thường xuyên hơn. Nếu bạn chỉ đôi khi viết bài thì google sẽ dừng lại không cập nhật site bạn nữa cho đến khi nó thấy bạn thực sự cập nhật trở lại. Ngoài ra, bạn cũng cần cập nhật site thường xuyên nếu không muốn mất người đọc vì không ai chờ dài cổ để chờ sự cập nhật của bạn.
15. Hãy cho người đọc những link yêu thích – nếu bạn blogging về một câu truyện hãy link đến câu truyện đó như là một nguời đọc bình luận về bài viết này. Đưa link đến những bài viết liên quan đến bài viết của bạn cũnh làm tăng mối quan hệ đến các blogger khác và các mối liên kết đến blog bạn. Điều này sẽ rất có ích cho sự phát triển của blog bạn trong tương lai sau này.
16. Tạo ra những câu truyện độc nhất – viết một bài viết mà chưa ai nói đến vẫn tốt hơn là viết về đề tài đã có nhiều người nói đến nó sẽ làm tăng sự cạnh tranh giữa các blogger với nhau và hơn hết nó sẽ gây khó khăn cho người đọc trong việc lựa chọn thông tin. Họ sẽ không buồn để đọc lại những thông tin mà họ đã biết hay đã quá nhàm chán đối với họ.
17. Sử dụng Realated post plugin – Cái này không chỉ để giữ cho người đọc ở lại blog bạn lâu hơn hay không khi tham khảo thêm các bài viết liên quan đến vấn đề họ đang tìm hiểu mà nó còn cho phép bạn đưa những bài viết cũ được lưu trữ rất sâu bên trong blog được đưa đến người đọc, điều này nhằm tránh bỏ sót các bài viết cũ đã bị quên từ lâu. Bạn có thể tham khảo thêm về việc này trong bài Wordpress: Lựa chọn nào cho bài viết liên quan
18. Mua tên miền cho riêng bạn – đừng luôn nghĩ sẽ sử dụng các dịch vụ free hosting mãi. Nếu bạn đã xây dựng được một blog và có được một lượng người đọc trung thành khá cao rồi. Hãy sử dụng domain riêng để thể hiện tính chuyên nghiệp và đảm bảo người đọc sẽ luôn tìm thấy bạn trên kết quả của search engine. Xem thêm bài viết 5 lý
do để sỡ hữu một domain riêng
19. Tối ưu cấu trúc URL – Đừng sử dụng permarlink như www.wowbloggine.com/?P=123. Mà hãy thay thế nó bằng www.wowbloggine.com/2007/01/01/ten-bai-viet hay www.wowbloggine.com/ten-bai-viet. Hầu hết các source blog hiện nay điều cho phép bạn thay đổi cấu trúc permarklink sau cho phù hợp. Nếu bạn muốn đảm bảo google sẽ crawl site của bạn một cách “ngon lành” thì hãy sử dụng cấu trúc permarlink như trên. Tôi nghĩ rằng tối ưu blog cho search engine là một điều cần thiết, bạn phải tự làm chứ không thể đợi google đến site của bạn trong khi vẫn còn hàng triệu website khác ở ngoài đó. Hãy áp dụng thử những cách tôi đã trình bày ở trên xem có phù hợp với bạn không ?
Blog 360 VS Blogspot 1) Ngôn ngữ: Blog360: Tiếng Anh Blogspot: 100% Tiếng Việt 2) Theme: Ko có sự khác biệt gì nhiều lắm trong việc sử dụng theme giữa blog 360 và blogspot. Chỉ có 1 điểm khác biệt là Blogspot ko giới hạn độ lớn của theme như là Blog 360 ( blog 360 chỉ cho sử dụng theme có độ lớn từ 250kb trở xuống). 3) Khuôn mẫu: Khuôn mẫu ở đây chính là cách sắp xếp blog của bạn đó. Nếu là Blog 360, bất kì blog nào cũng chỉ có 1 khuôn mẫu nhất định. Còn với Blogspot bạn có thể thay đổi tùy ý mình, xem vài mẫu dưới đây nhé:
(Nếu bạn muốn blog của mình có 3 cột hay 4 cột cũng sẽ rất đơn giản với blogspot còn với blog 360 thì đó là điều ko thể) 4) Các tiện ích: Nói chung là yahoo và google đều cung cấp một số tiện ích cơ bản như đưa ảnh hay video vào blog, thêm feed,.. Nhưng cũng có sự khác biệt. Điều khác biệt lớn nhất ở đây là Google cung cấp sẵn cho bạn rất rất rất nhiều các tiện ích đủ để đáp ứng mọi nhu cầu cho blog của bạn. Những tiện ích này của Google được gọi 1 cái tên chung là "Gadget". Gadget có rất nhiều loại như: games, music, feed, công cụ tìm kiếm, truyền hình trực tuyến,...Ngoài gadget ra bạn có thể thêm vào blogspot của mình mọi tiện ích của các nhà cung cấp khác trên mạng. 5) Quản lí bài viết: Với blog 360, các bài viết xuất hiện trong 1 trang đã được quy định trước. Còn với Blogspot, bạn có thể thay đổi số bài viết xuất hiện trong 1 trang, làm gọn bài viết bằng
cách chỉ cho xuất hiện 1 phần bài viết đó, nếu mọi người muốn đọc thêm chỉ cần click vào chữ "Read more" là có thể đọc được toàn bộ. Ngoài ra bạn có thể thay đổi vị trí của thời gian đăng bài, tag...(thay đổi ở đây là đưa lên đầu bài viết hoặc bỏ chúng đi cũng được nếu bạn muốn). Thêm chữ kí cực cool của mình sau mỗi bài viết là điều dễ dàng đối với Blogspot. 6) Kiếm tiền với blog: Nếu bạn muốn có 1 chút tiền để trang trải cho những khoản "..." hàng tháng, Blogspot là lựa chọn cho bạn đó. Chỉ cần đăng kí 1 tài khoản là bạn có thể bắt đầu 1 chiến dịch kinh doanh nho nhỏ cho mình rồi. Kết: Blog 360 được sử dụng phổ biến bởi:các tính năng đơn giản, dễ dùng mà chỉ cần biết một vài mẹo nhỏ là bạn đã có 1 blog đẹp. Tuy nhiên, hiện nay blog360 ko còn được yahoo quản lí nữa, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không được bất kì sự trợ giúp nào nếu có sự cố với blog của mình. Nếu muốn có 1 blog mới sao bạn ko thử với Blogspot? Mình tin chắc rằng bạn sẽ có được rất rất rất nhiều sự giúp đỡ từ các blogger khác!!!