KẾ HOẠCH KINH DOANH
DỰ ÁN TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Đề tài dự thi cuộc thi “THẮP SÁNG TÀI NĂNG KINH DOANH TRẺ”
Tháng 8, 2003
Người thực hiện: Nguyễn Thế Vinh TN03 – 0441
Lưu ý về trách nhiệm pháp lý Bản kế hoạch kinh doanh này được chuẩn bị hoàn toàn chỉ có mục đích tham dự kỳ thi “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ”. Mọi hành động sao chép, photocopy hoặc sử dụng lại bất kỳ dưới hình thức nào khác một phần hay toàn bộ nội dung của tài liệu này mà không được sự đồng ý của tác giả là trái pháp luật. Tài liệu này hoàn toàn không phải là một đề nghị đầu tư. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác chuẩn bị, tác giả, Ban tổ chức cuộc thi hoặc bất kỳ bên liên quan thứ ba nào hoàn toàn không chịu trách nhiệm về tính xác thực của các số liệu đưa ra ở đây.
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Mục Lục 1.
Tóm lược ............................................................................................................................... 2 1.1. Sơ lược về Dự án .......................................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu thực hiện.......................................................................................................... 2 1.3. Một vài chỉ tiêu tài chính chủ yếu ................................................................................... 3 1.4. Nhu cầu về vốn .............................................................................................................. 3 1.5. Sử dụng vốn huy động................................................................................................... 3 1.6. Các chiến lược thu hồi đầu tư........................................................................................ 3
2.
Dự án Trung tâm Đào tạo Công nghệ thông tin ................................................................ 5 2.1. Mô hình đào tạo ............................................................................................................. 5 2.2. Cơ sở vật chất của trung tâm ........................................................................................ 7 2.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm ...................................................................................... 8 2.4. Giới thiệu một số ứng viên cho các vị trí chủ chốt......................................................... 9 2.5. Nhà phát triển Dự án.................................................................................................... 10
3.
Mô hình kinh doanh ............................................................................................................ 11 3.1. Nguồn thu nhập............................................................................................................ 11 3.2. Tóm lược lợi nhuận của dự án .................................................................................... 12 3.3. Cơ cấu vốn và lợi tức của các nhà đầu tư................................................................... 12
4.
Các chiến lược kinh doanh và kế hoạch thực hiện ........................................................ 14 4.1. Phân tích Thế mạnh – Yếu điểm – Cơ hội – Nguy cơ (S.W.O.T.)............................... 14 4.2. Chiến lược hoạt động .................................................................................................. 15 4.3. Định hướng đối tượng học viên và chính sách giá...................................................... 15 4.4. Các hoạt động marketing cụ thể .................................................................................. 16
5.
Phân tích thị trường ........................................................................................................... 17 5.1. Nhu cầu chung của thị trường Việt Nam...................................................................... 17 5.2. Quy mô thị trường đào tạo CNTT Hà Nội .................................................................... 19 5.3. Một số đối thủ cạnh tranh............................................................................................. 19
6.
Phân tích tài chính .............................................................................................................. 21 6.1. Tóm tắt các dự toán tài chính ...................................................................................... 21 6.2. Tóm tắt các giả thiết tài chính ...................................................................................... 22 6.3. Phân bổ dòng tiền tự do và tỷ suất lợi tức của nhà đầu tư ......................................... 24
7.
Phụ lục ................................................................................................................................. 26 7.1. Chi tiết đầu tư ban đầu................................................................................................. 26 7.2. Chi tiết dự toán thu nhập.............................................................................................. 26 7.3. Chi tiết dự toán chi phí ................................................................................................. 26 7.4. Chi tiết tài sản và khấu hao.......................................................................................... 26 7.5. Chi tiết dự toán dòng tiền............................................................................................. 26
Kế hoạch kinh doanh
Trang 1
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
1. Tóm lược 1.1. Sơ lược về dự án Dự án “Trung tâm Đào tạo Công nghệ thông tin” nhằm tổ chức vận hành và kinh doanh một trung tâm đào tạo về công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu của thị trường về lĩnh vực này. Đây sẽ là một trung tâm đào tạo dạy nghề với trang thiết bị hiện đại bao gồm 25 phòng học, 15 phòng máy tính (computer lab), 1 thư viện, và gần 500 máy tính cho phép trang bị cho các học viên những kỹ năng và kiến thức cập nhật nhất, phục vụ cho công việc hiện tại và trong tương lai của họ. Trung tâm sẽ kết hợp với trường đại học Deakin của Úc nhằm tạo điều kiện cho các học viên có nhu cầu tiếp tục theo học để lấy bằng đại học do trường Deakin cấp. Ngoài ra, trung tâm cũng sẽ kết hợp đào tạo phổ cập tin học có cấp chứng chỉ thông qua các khóa ngắn hạn và sẽ kết hợp tổ chức đào tạo ngoại ngữ nhằm trợ giúp các học viên nâng cao khả năng tiếp cận kiến thức và thông tin quốc tế, đồng thời tạo ra một kênh thu nhập hỗ trợ phần nào chi phí học tập cho các học viên chính thức, giúp cho nhiều học viên có thể học tập với mức chi phí chấp nhận được. Đối tượng khách hàng chính của dự án là sinh viên, học sinh và người lao động đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Tp. Hà Nội, đặc biệt là những người kém may mắn trong các kỳ thi đại học, cao đẳng. Dung lượng ước tính của thị trường vào khoảng 1,1 triệu người. Thời hạn dự kiến của dự án là 20 năm. Tuy nhiên nhà phát triển dự án có xem xét đến khả năng thu hồi vốn cho các nhà đầu tư trước thời hạn qua hai phương án trình bày trong phần 1.7 – Các chiến lược thu hồi đầu tư.
1.2. Mục tiêu thực hiện •
Tận dụng nhanh chóng sự thiếu hụt cung của thị trường, đưa trung tâm đi vào hoạt động ổn định.
•
Tổ chức hoạt động đào tạo ngắn hạn một cách hiệu quả nhằm hỗ trợ cho hoạt động đào tạo chính thức trong những năm đầu tiên.
•
Có lãi từ năm hoạt động thứ 3.
•
Phấn đấu đưa hoạt động đào tạo đại học trở thành hoạt động chính của trường trong vòng 10 năm. Nhanh chóng tăng tỷ trọng đào tạo lập trình trong hoạt động hướng nghiệp.
•
Phấn đấu đảm bảo chất lượng đào tạo như một tiêu chí chủ yếu của trường. Tạo điều kiện học tập một cách tốt nhất cho học viên.
•
Nâng cao uy tín của trung tâm trong lĩnh vực đào tạo.
•
Xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở trường lớp của riêng mình sau năm hoạt động thứ 10.
Kế hoạch kinh doanh
Trang 2
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
1.3. Một vài chỉ tiêu tài chính chủ yếu •
Tổng doanh thu hàng năm đạt 32 tỷ đồng (năm thứ 7)
•
Tỷ lệ lãi/doanh thu thuần đạt 32%
•
Thời điểm hòa vốn là năm thứ 3
•
Giá trị của doanh nghiệp năm thứ 7 là 40 tỷ
•
IRR cho các nhà đầu tư đạt 22% vào năm thứ 7
•
Tỷ lệ cổ tức/giá trị đầu tư năm thứ 7 là 11%
•
Thời hạn thu hồi vốn cho các nhà đầu tư là 8 năm
1.4. Nhu cầu về vốn Dự án cần một lượng vốn đầu tư vào khoảng 19 tỷ đồng để thực hiện. Trong số này, nhà phát triển dự án cam kết sẽ đóng góp 15% vốn cổ phần dưới hình thức công sức, thời gian và chi phí cá nhân bỏ ra thành lập và đưa dự án vào hoạt động. 85% số vốn cổ phần còn lại sẽ kêu gọi đóng góp từ các nhà đầu tư khác. Ước tính số vốn cần huy động vào khoảng 13,2 tỷ đồng. Theo dự tính, dự án sẽ vay từ các ngân hàng trong nước hai khoản vay trị giá 4,5 tỷ đồng với thời hạn 3 năm trong đó: •
Khoản vay 3 tỷ đồng dùng để phát triển dự án, chiếm 16% tổng vốn đầu tư.
•
Khoản vay 1,5 tỷ đồng dùng để trang trải những chi phí hoạt động trong năm đầu tiên của dự án.
1.5. Sử dụng vốn huy động Khoản vốn đầu tư 13,2 tỷ đồng và hai khoản vay sẽ được sử dụng vào những mục đích sau: •
Trả trước tiền thuê địa điểm cho dự án trong vòng 3 năm
•
Chuẩn bị địa điểm cho phù hợp với mục đích sử dụng
•
Mua sắm các trang thiết bị dụng cụ giảng dạy và làm việc
•
Quảng cáo
•
Thiết kế chương trình học cho năm đầu tiên
•
Trang trải các chi phí trước khi trung tâm bước vào hoạt động, và
•
Làm nguồn vốn lưu động
(Chi tiết về sử dụng nguồn vốn huy động xin xem Phụ lục 7.1 – Chi tiết đầu tư ban đầu)
1.6. Các chiến lược thu hồi đầu tư Dự án dự kiến sẽ được thực hiện dưới hình thức một công ty cổ phần. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể dễ dàng thu hồi khoản đầu tư nếu có nhu cầu. Ngoài ra, nhà phát triển dự án đề xuất hai phương án thu hồi vốn như sau:
Kế hoạch kinh doanh
Trang 3
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
•
Niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán: Theo quy định hiện hành, sau 3 năm hoạt động liên tục có lãi, một công ty hoàn toàn có thể được đăng ký niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh hoặc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Dự án được dự tính sẽ bắt đầu có lãi từ năm hoạt động thứ 3, do vậy từ năm thứ 6 trở đi hoàn toàn có khả năng niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhà phát triển dự án đề xuất khả năng niêm yết vào năm thứ 7 là năm mà hoạt động của trung tâm đã đi vào ổn định. Việc này cũng đồng thời tăng khả năng tìm kiếm nguồn tài chính của trung tâm khi mở rộng quy mô hoạt động, xây dựng địa điểm trường lớp của riêng mình.
•
Bán hoàn toàn dự án cho các nhà đầu tư mới: Trường đại học Deakin đã tỏ ý quan tâm đến việc mua lại trung tâm sau năm hoạt động thứ 5. Nhà phát triển dự án đề xuất xem xét khả năng này vào năm hoạt động thứ 7.
Kế hoạch kinh doanh
Trang 4
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
2. Dự án Trung tâm Đào tạo Công nghệ thông tin Dự án Trung Tâm Đào Tạo Công Nghệ Thông Tin là một mô hình đào tạo dạy nghề với đầy đủ các trang thiết bị cho phép các học viên có thể tiếp cận tới các kiến thức và kỹ năng hiện đại cập nhật nhất đồng thời có thời gian thực hành tối đa (50% thời gian học). Trung tâm cũng sẽ mở ra cho các học viên cơ hội học tiếp lên đại học với hình thức du học tại chỗ ngay tại trung tâm do trường Đại học Deakin cấp bằng.
2.1. Mô hình đào tạo Trung tâm giới thiệu hai hình thức đào tạo: đào tạo dài hạn bao gồm hai chương trình hướng nghiệp và đại học dành cho các học viên có thời gian và mong muốn theo đuổi một chương trình nghề nghiệp thực sự, và đào tạo ngắn hạn và cho các học viên muốn nâng cao kỹ năng nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập và công tác của mình. Hướng nghiệp Chương trình kéo dài trong bốn học kỳ, mỗi học kỳ 5 tháng. Các lớp học sẽ kéo dài 4 giờ mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi chiều và diễn ra 5 ngày mỗi tuần từ thứ hai đến thứ sáu. Vào cuối các học kỳ thứ hai và thứ bốn, nhà trường sẽ thu xếp để các học viên có thể thực tập tại một số doanh nghiệp. Chương trình giảng dạy bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt sẽ do các giáo viên có uy tín đảm nhiệm và bao gồm hai phần lý thuyết và thực hành. Phần thực hành sẽ chiếm tới 50% thời gian học nhằm đảm bảo cho học viên có đầy đủ sự thực tập cũng như các kinh nghiệm làm việc thực tế tại các doanh nghiệp cũng như tại các dự án. Các học viên có thể lựa chọn theo học một trong ba chương trình sau của trung tâm: •
Tin học ứng dụng: Tập trung vào việc ứng dụng CNTT vào hoạt động văn phòng, quản lý, các hoạt động kinh tế, kinh doanh. Chương trình bao gồm bốn loại khóa học về tin học văn phòng, quản lý hệ thống thông tin, điều hành quản lý mạng, thiết kế trang Web vv. Đối tượng học viên sẽ là những người tối thiểu đã tốt nghiệp phổ thông trung học có nguyện vọng học tập những kỹ năng cần thiết để có thể làm việc một cách hiệu quả tại các vị trí nhân viên hành chính, lễ tân hoặc các công việc văn phòng. Bên cạnh việc yêu cầu và bố trí cho các học viên thực tập tại các doanh nghiệp, trung tâm sẽ mời các chuyên gia CNTT tại các doanh nghiệp tham gia giảng dạy cũng như tham gia xây dựng giáo trình để cung cấp cho học viên những kiến thức, những kinh nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp, nhằm giúp cho các học viên có thể đáp ứng được những nhu cầu của nghề nghiệp tương lai.
•
Kỹ thuật tin học: Tập trung vào đào tạo các kỹ năng kỹ thuật về phần cứng. Học viên tốt nghiệp sẽ có khả năng phát hiện và xử lý những hỏng hóc phần cứng của máy vi tính, của mạng máy tính và các thiết bị có liên quan. Đối tượng học viên cũng sẽ phải là những người đã học trung học và là những người hướng đến các vị trí nhân viên kỹ thuật, bảo hành, hoặc những nhà kinh doanh thiết bị máy tính. Đối với chương trình học này, yêu cầu thực tập thực tế của học viên là rất lớn. Nhà trường sẽ yêu cầu các học viên có ít nhất 40% thời gian học thực tập tại các công ty. Nhà trường sẽ mời các chuyên gia kỹ thuật có kinh nghiệm tham gia giảng dạy và thiết kế chương trình học.
Kế hoạch kinh doanh
Trang 5
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
•
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
Kỹ thuật lập trình: Chương trình sẽ trang bị cho các học viên các kỹ thuật lập trình của các ngôn ngữ lập trình hiện đại đồng thời cung cấp cho các học viên các kỹ năng cần thiết đối với một kỹ sư lập trình chuyên nghiệp. Chương trình học sẽ dựa trên sự tham khảo các chương trình đào tạo của các trường Đại học Kỹ thuật lớn trên thế giới. Chương trình sẽ có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với việc đăng ký học. Ví dụ: học viên tối thiểu phải tốt nghiệp trung học và đạt một trình độ tiếng Anh nhất định; các học viên khi đăng ký sẽ phải thực hiện các bài kiểm tra đầu vào và phải đạt một mức điểm tối thiểu quy định. Học viên tốt nghiệp có thể đăng ký học tiếp chương trình hai năm để lấy bằng đại học do đại học Deakin (Úc) cấp.
Đào tạo Đại học kết hợp với Trường Đại học Deakin (Úc) Học viên tốt nghiệp khóa kỹ thuật lập trình kéo dài 2 năm của Nhà trường sẽ có thể đăng ký học tiếp chương trình du học tại chỗ của trường Đại học Deakin. Trường Đại học Deakin lựa chọn Trung tâm là cơ sở thực hiện đào tạo cấp đại học với chương trình học và giáo trình do trường quy định. Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy cũng sẽ do trường phê chuẩn. Trường Deakin sẽ xem xét và chấp nhận kết quả một số môn học mà sinh viên đã học ở chương trình Kỹ thuật lập trình của Trung tâm, nhờ vậy sẽ rút ngắn thời gian học đại học của sinh viên chỉ còn 2 năm. Sau khóa học, trường Deakin sẽ cấp bằng tốt nghiệp cho các sinh viên tốt nghiệp. Những sinh viên có nguyện vọng cũng có thể chuyển đến học trực tiếp tại trường Đại học Deakin mà không phải làm các thủ tục đăng ký vào trường. •
Giới thiệu về trường Đại học Deakin Thành lập từ những năm 70 và là một trong các trường đại học thế hệ mới của Úc, trường đại học Deakin là một trong những trường đại học lớn nhất nước Úc với hơn 70.000 sinh viên theo học. Trường mang đến cho các sinh viên những khóa học phù hợp với từng ngành theo học, và cho phép sinh viên lựa chọn hình thức theo học một cách thích hợp, tại các cơ sở chính thức của trường hay dưới hình thức theo học từ xa hoặc học qua mạng Internet/Intranet. Trường Deakin có 6 cơ sở đào tạo ở các trung tâm kinh tế lớn và ở các thành phố tiểu vùng của nước Úc. Trường Deakin đã là trường duy nhất hai lần nhận giải thưởng University of the Year vào các năm học 1995/1996 và 1999/2000 vì những thành tích xuất sắc trong hoạt động đào tạo.
Ngắn hạn Trung tâm sẽ thực hiện đào tạo các khóa ngắn hạn (3 tháng) cho mọi đối tượng có nguyện vọng nâng cao trình độ nhằm phục vụ cho quá trình công tác cũng như học tập. Các khóa học sẽ diễn ra vào buổi chiều tối từ 17h-18h30 hoặc 19h-20h30. Một khóa học thông thường sẽ gồm 3 buổi học mỗi tuần trong vòng 3 tháng, tương đương với 54 giờ học. Vào các ngày thứ bảy và chủ nhật, Trung tâm sẽ tổ chức các khóa học đặc biệt kéo dài 3 giờ vào buổi sáng và buổi chiều. Một khóa như vậy chỉ gồm một buổi học một tuần và kéo dài 4 tháng. Trung tâm sẽ tổ chức các khóa học tin học ngắn hạn cấp chứng chỉ và các khóa học ngoại ngữ nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ của học viên hay những cá nhân/tập thể có nhu cầu.
Kế hoạch kinh doanh
Trang 6
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Các khóa học tin học sẽ được giảng dạy trực tiếp ngay tại các phòng máy tính của trường. Các chương trình sẽ được thiết kế để phù hợp với nhu cầu của các học viên. Chương trình học bao gồm:
Chương trình tin học cơ bản
Tin học văn phòng
Kỹ năng mạng Internet
Tin học cho trẻ em
Kỹ năng sử dụng máy tính,
và nhiều chương trình khác. Các khóa học ngoại ngữ nhằm mục đích nâng cao khả năng tiếng Anh của các học viên chính thức cũng như của những người có nhu cầu. Chương trình học sẽ bao gồm các trình độ từ cơ bản đến nâng cao. Ngoài ra còn có các chương trình tiếng Anh chuyên ngành tập trung vào các ngành kỹ thuật và CNTT. Đối tượng học viên sẽ bao gồm đủ mọi thành phần ở mọi lứa tuổi từ cấp 1.
2.2. Cơ sở vật chất của trung tâm Địa điểm Trung tâm sẽ thuê một diện tích 3.520 m2 tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đây là một địa điểm khá thuận lợi cho hoạt động của Trung tâm vì gần khu dân cư và các trường đại học lớn như Bách Khoa, Xây Dựng, Kinh Tế. Giá thuê dự kiến sẽ là 75.000 đồng một m2 một tháng (tương đương $5). Diện tích dự kiến sẽ được sử dụng như sau:
Computer lab Phòng học Thư viện Hội trường Phòng giám đốc Phòng Marketing & PR Phòng tổng hợp Các khoa Phòng IT Khu vực chung Tổng
Số phòng
Số người/ phòng
15 25 1 1 1 1 1 5 1
30 30 50 100 1 2 5 3 1
= 20% tổng diện tích 51
phòng
Diện tích/ đầu người (m2) 2.00 1.50 1.50 1.30 10.00 5.00 5.00 5.00 15.00
Diện tích/ phòng (m2) 72 54 90 156 10 10 30 15 15
Tổng diện tích (m2) 1.080 1.350 90 156 10 10 30 75 15 704 3.520,00
Trang thiết bị Trang thiết bị cho trung tâm bao gồm hai thành phần: Trang thiết bị cố định và trang thiết bị sử dụng cho học sinh có tính chất thay đổi. Trang thiết bị cố định bao gồm các trang thiết bị phòng học, thư viện, các trang thiết bị cho nhân viên hành chính và quản lý, hệ thống mạng của trung tâm, máy vi tính sử dụng
Kế hoạch kinh doanh
Trang 7
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
làm việc. Sau 5 năm hoạt động, trung tâm sẽ thay thế mới toàn bộ thiết bị để đảm bảo hiệu quả và chất lượng đào tạo của trung tâm. Các trang thiết bị dùng cho học sinh có tính chất thay đổi bao gồm máy tính và bàn ghế sử dụng trong phòng lab. Số lượng các thiết bị này sẽ tăng dần theo số học viên theo học. Các máy tính dành cho học viên sẽ được thay thế 3 năm một lần nhằm đảm bảo học viên luôn có thể được sử dụng những thiết bị mới hiện đại. Trung tâm sẽ thuê bao nhiều đường kết nối Internet ADSL phục vụ cho hoạt động giảng dạy của trung tâm. Dự tính trong năm đầu sẽ thuê bao 16 đường kết nối Internet ADSL, sau đó sẽ tăng số lượng lên tùy theo nhu cầu các năm tiếp theo. Trung tâm dự kiến sẽ đảm bảo cho cứ 5 máy tính của học sinh sẽ dùng chung một đường ADSL. Ước tính trang thiết bị đầu tư ban đầu như sau: Tên thiết bị Máy tính cho nhân viên
Đơn vị: ‘000 đồng Số lượng Tổng đầu tư 18
Hệ thống mạng và thiết bị khác (bao gồm máy chủ, mạng LAN, máy in cùng các thiết bị khác)
149.000,00
224.750,00
Bản quyền phần mềm
84.000,00
Trang thiết bị cho thư viện/hội trường
447.000,00
Trang thiết bị văn phòng
233.000,00
Bàn ghế cho học viên Máy tính cho phòng lab
750
525.000,00
68
534.800,00
Bàn ghế và các thiết bị khác Tổng đầu tư thiết bị ban đầu
54.500,00 2.252.050,00
2.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Nhân sự của Trung tâm sẽ bao gồm 2 phần: đội ngũ quản lý và đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên của trung tâm sẽ được tổ chức theo hình thức hợp đồng và sẽ đựoc trả lương theo giờ. Các giáo viên thuộc sự quản lý của 5 khoa: Khoa đào tạo Đại học, khoa đào tạo ứng dụng, khoa kỹ thuật, khoa kỹ sư lập trình, và khoa đào tạo ngắn hạn. Các giáo viên sẽ được lựa chọn kỹ lưỡng. Hàng năm trung tâm dành ra 2% doanh thu cho hoạt động tuyển lựa các giáo viên giỏi có kinh nghiệm. Đội ngũ quản lý gồm 22 người, trong đó có 7 quản lý, 2 nhân viên kỹ thuật và 13 nhân viên hành chính. Tổ chức của trung tâm gồm 7 bộ phận:
Bộ phận tiếp thị và quan hệ công chúng
Khoa đào tạo Đại học
Khoa đào tạo ứng dụng
Khoa kỹ thuật
Khoa kỹ sư lập trình
Kế hoạch kinh doanh
Trang 8
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Khoa đào tạo ngắn hạn, và
Phòng hành chính tổng hợp.
Sơ đồ tổ chức của trung tâm Giám đốc TT Ông Nguyển Việt Hà, MBA
Phòng Marketing & PR Ông Phạm Trần Thọ, Thạc sỹ Kinh doanh
Khoa đào tạo Đại học
Khoa kỹ sư lập trình
Phòng tổng hợp
Khoa kỹ thuật
Khoa tin học ứng dụng
Ông Phan Văn Hưng
Đội ngũ giáo viên do trường đại học Deakin chấp thuận
Khoa đào tạo ngắn hạn
Các giáo viên hợp đồng
2.4. Giới thiệu một số ứng viên cho các vị trí chủ chốt Đội ngũ quản lý của Trung tâm sẽ bao gồm những chuyên gia có kỹ năng và kiến thức về quản lý CNTT cũng như về kinh doanh. Ngoài ra các chuyên gia cũng có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành CNTT. Vị trí Giám đốc Trung tâm Ông Nguyễn Việt Hà, MBA: Ông Nguyễn Việt Hà, tốt nghiệp bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh ở Mỹ năm 2001, đã từng tham gia thành lập và vận hành nhiều dự án đào tạo trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Ông Hà hiện đang sở hữu một hệ thống các trung tâm đào tạo ngoại ngữ thành công tại nhiều địa điểm trong thành phố. Ngoài ra ông Hà còn có kinh nghiệm phong phú về lĩnh vực CNTT qua nhiều năm hoạt động. Vị trí Trưởng phòng Marketing & PR (Quan hệ công chúng) Đây là vị trí khá quan trọng trong cơ cấu tổ chức của trung tâm. Trưởng phòng Marketing & PR có trách nhiệm đề ra các chính sách marketing thích hợp để có thể thu hút các học viên đến với trung tâm, đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra. Ông Phạm Trần Thọ, Thạc sỹ Kinh doanh: Ông Phạm Trần Thọ là một ứng viên xuất sắc cho vị trí này. Ông đã tốt nghiệp bằng Thạc sỹ Kinh doanh với chuyên môn về Marketing tại Anh quốc năm 2002. Với khả năng nhạy bén về thị trường, ông Thọ là người đã khởi xướng và xây dựng mạng lưới khách hàng cho công ty Remy Martin Singapore tại Hà Nội trước khi ông được cấp học bổng sang Anh du học năm 1999. Sau nhiều năm làm tư
Kế hoạch kinh doanh
Trang 9
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
vấn cho nhiều dự án về CNTT, ông Thọ đã thu được một bề dày kinh nghiệm đáng kể về lĩnh vực này. Trưởng Khoa Kỹ sư lập trình Ông Phan Văn Hưng, Chuyên viên lập trình: Ông Hưng hiện đang là Giám đốc Giải pháp phần mềm trong một công ty tư vấn giải pháp phần mềm với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình. Ông Hưng tốt nghiệp khoa CNTT trường Đại học Bách Khoa năm 1996 và ngay sau đó đã trở thành một Trưởng nhóm Lập trình thuộc công ty FPT cho tới năm 2001 là năm ông tách ra thành lập công ty của riêng mình. Là một chuyên viên lập trình cao cấp, ông Hưng đã tham gia vào hàng chục dự án, thao tác với nhiều loại ngôn ngữ lập trình hiện đại như C/C++, Pascal, SQL, Java, v.v. trên nhiều hệ điều hành như DOS, Windows, Unix v.v.
2.5. Nhà phát triển Dự án Ông Nguyễn Thế Vinh, Cử nhân Kinh tế: Ông Nguyễn Thế Vinh tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương năm 1999. Ngay từ khi còn là sinh viên, ông Vinh đã tham gia làm việc bán thời gian cho Công ty Máy tính Việt Nam với tư cách là một nhân viên kinh doanh. Sau khi tốt nghiệp, ông Vinh đã tham gia nhóm nghiên cứu thị trường cho công ty New Toyo, một công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng cao cấp. Ông Vinh đã tham gia đảm trách việc thực hiện nghiên cứu, tìm kiếm đầu mối tiêu thụ cho sản phẩn công ty trên toàn bộ khu vực miền Bắc và chuẩn bị bản báo cáo tổng thể sơ bộ cho Ban Giám Đốc. Sau đó ông gia nhập công ty Indochina Capital Corporation, một công ty tư vấn tài chính của Hồng Kông và đạt đến vị trí chuyên gia tài chính cao cấp. Trong thời gian làm việc với công ty Indochina Capital Corporation, ông Vinh đã tham gia tư vấn phát triển nhiều dự án trong nhiều lĩnh vực: du lịch, giải trí, bất động sản, chứng khoán, và công nghệ thông tin. Đặc biệt, ông Vinh đã tham gia soạn thảo bản nghiên cứu khả thi cho dự án Công viên Phần mềm Quang Trung vào cuối năm 2001, đầu năm 2002.
Kế hoạch kinh doanh
Trang 10
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
3. Mô hình kinh doanh 3.1. Nguồn thu nhập Với sự phân chia thành 3 loại hình đào tạo, thu nhập của trung tâm cũng được tạo ra từ 3 nguồn chính như sau:
Doanh thu từ đào tạo hướng nghiệp: là một bộ phận doanh thu chủ yếu của trung tâm, ước tính khoảng 16 tỷ đồng mỗi năm khi trung tâm đã đạt được công suất tối đa của mình. Doanh thu từ hoạt động hướng nghiệp sẽ chiếm tới 48% tổng doanh thu. Đối tượng khách hàng chủ yếu sẽ là các học sinh đã tốt nghiệp trung học nhưng thiếu may mắn trong các kỳ thi vào đại học. Doanh thu hướng nghiệp được tạo ra từ ba chương trình: ¾
Doanh thu từ chương trình tin học ứng dụng sẽ chiếm một bộ phận lớn trong doanh thu, 53% trong những năm đầu và giảm còn 26% trong những năm sau.
¾
Doanh thu từ chương trình kỹ thuật chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, chỉ khoảng 18% trong hai năm đầu và giảm xuống còn 4% trong các năm sau.
¾
Doanh thu lập trình trong thời gian đầu sẽ ở mức khiêm tốn 29% nhưng sẽ tăng lên đến mức cao 70% khi hoạt động của trường đã đi vào ổn định, cung cấp phần lớn thu nhập từ hoạt động đào tạo hướng nghiệp.
Doanh thu từ đào tạo cấp Đại học, phối hợp với trường Đại học Deakin sẽ chiếm không đáng kể trong doanh thu của trung tâm. Sau khi trừ đi các chi phí cũng như phần lợi nhuận chia sẻ (ước tính 60%) cho đại học Deakin, phần thu về sẽ chỉ chiểm khoảng 9% trong tổng doanh thu của trung tâm.
Doanh thu đào tạo các khóa ngắn hạn sẽ là một trong những nguồn thu quan trọng tương ứng với nguồn thu từ đào tạo hướng nghiệp. Ước tính mỗi năm trung tâm sẽ thu khoảng 12-13 tỷ từ hoạt động này, chiếm 44% tổng doanh thu. Trong hai năm hoạt động đầu tiên, đây sẽ là nguồn thu chủ yếu của trung tâm. Thu nhập được tạo ra từ hai nguồn chính: ¾
Các khóa tin học ngắn hạn sẽ cung cấp khoảng 40% thu nhập.
¾
Các khóa đào tạo ngoại ngữ sẽ cung cấp 60% thu nhập. Trong thời gian đầu đây sẽ là một nguồn thu quan trọng để đảm bảo bù đắp các chi phí cho các hoạt động đào tạo khác của trung tâm.
60%
Thu từ các SV ĐH Sinh viên Học sinh
Người lao động
Trả cho trường Deakin 40%
Thu từ các học viên hướng nghiệp: - Ứng dụng - Kỹ thuật - Lập trình
Lợi nhuận chia cho các cổ đông 35%
Trẻ em
Kế hoạch kinh doanh
Thu từ các học viên ngắn hạn: - Tin học - Ngoại ngữ
Nộp thuế cho nhà nước
Trang 11
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
3.2. Tóm lược lợi nhuận của dự án Trung tâm hy vọng sẽ bắt đầu thu lợi nhuận kể từ năm thứ 3 của dự án và đạt đến hoạt động ổn định vào năm thứ 7 với lợi nhuận trước thuế hằng năm đạt mức 11 tỷ đồng mỗi năm như được trình bày trong bảng dưới đây: Đơn vị: tỷ đồng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Tổng doanh thu Giá vốn hàng bán
1
4,29
10,79
18,08
25,14
32,55
38,56
42,76
44,61
46,91
49,18
1,72
4,30
7,43
10,54
13,85
16,86
18,71
19,46
20,48
21,46
2,28
3,32
4,32
8,86
10,22
11,00
11,70
12,28
12,92
13,61
0,29
3,17
6,33
5,74
8,49
10,70
12,35
12,86
13,51
14,11
Khấu hao và hao mòn
3,78
3,78
3,78
0,41
0,11
0,70
0,70
0,70
0,45
0,45
Lợi nhuận trước thuế
(3,74)
(0,78)
2,47
5,34
8,38
10,00
11,66
12,16
13,06
13,66
tỷ đồng
Chi phí hoạt động Thu nhập hoạt động thuần
Đồ thị tăng trưởng thu nhập
60,00 Tổng doanh thu
50,00
Thu nhập hoạt động thuần Lợi nhuận trước thuế
40,00 30,00 20,00 10,00 (10,00)
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Năm 10
3.3. Cơ cấu vốn và lợi tức của các nhà đầu tư Để thực hiện dự án, nhóm phát triển dự kiến sẽ kêu gọi sự góp vốn từ phía các nhà đầu tư với tổng số vốn là hơn 13 tỷ đồng, tương đương với 85% vốn chủ sở hữu. Ngoài ra một khoản vay trị giá 4,5 tỷ đồng trong thời hạn 3 năm cũng sẽ được huy động để hỗ trợ cho các hoạt động ban đầu. Cơ cấu vốn được trình bày trong bảng dưới đây: Đơn vị: tỷ đồng Vốn chủ sở hữu Nhà phát triển dự án
15%
2.847.750,88
Nhà đầu tư
85%
13.137.255,00
(Góp vốn bằng tiền mặt)
15.985.005,88
84% vốn đầu tư
3.000.000,00
16% vốn đầu tư
Tổng số
(Góp vốn phi hiện kim)
Vốn vay Ngân hàng Tổng số tiền Tổng vốn đầu tư
1
18.985.005,88
Bao gồm các chi phí tài liệu học tập, lương giáo viên và phần lợi nhuận chi trả cho đại học Deakin
Kế hoạch kinh doanh
Trang 12
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Dựa trên ước tính thu nhập của dự án và ước tính giá trị của doanh nghiệp tại năm thứ 7 tương đương với thu nhập chia cho cổ đông trong 10 năm hoạt động tiếp theo, nhóm dự án tính toán tỷ lệ IRR ước tính là 22% và NPV ước tính là 17,5 tỷ đồng. Đơn vị: tỷ đồng Phân tích lợi nhuận của nhà đầu tư
Năm 0
Thu nhập trước thuế Thu nhập của nhà đầu tư (85%)
Năm 1
Năm 2
Năm 5
Năm 6
Năm 7
(3,74)
(0,78)
Năm 3 Năm 4 2,47
5,34
8,38
10,00
11,66
0,04
0,35
2,43
1,65
1,75
1,90
3,77
0,04
0,35
2,43
1,65
1,75
1,90
38,23
Giá trị sở hữu của nhà đầu tư Tổng thu nhập của nhà đầu tư
34,46 (13,14)
IRR của các nhà đầu tư
22%
NPV của các nhà đầu tư
17,5
Kế hoạch kinh doanh
Trang 13
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
4. Các chiến lược kinh doanh và kế hoạch thực hiện 4.1. Phân tích Thế mạnh – Yếu điểm – Cơ hội – Nguy cơ (S.W.O.T.) Thế mạnh •
Dự án được đầu tư quy mô, bài bản với trang thiết bị hiện đại.
•
Giáo trình giảng dạy được thiết kế kỹ lưỡng, theo sát nhu cầu của các doanh nghiệp.
•
Mang lại cho các học viên cơ hội có được bằng đại học do trường đại học nước ngoài cấp.
•
Địa điểm dự án ở khu trung tâm dân cư và giáo dục sẽ là một thế mạnh rất lớn của trung tâm.
•
Việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo sẽ giúp trung tâm bù đắp được chi phí trong thời gian đầu hoạt động.
•
Chính sách học phí vừa phải sẽ giúp trung tâm thu hút được nhiều học viên.
Yếu điểm •
Tuổi đời của một cơ sở đào tạo là một thành phần rất quan trọng trong uy tín của cơ sở đó.
•
Việc cân đối giữa giữ học phí ở mức chấp nhận được với đa số khách hàng và đảm bảo cơ sở vật chất thiết bị ở tình trạng cập nhật nhất cũng là một thách thức lớn.
Cơ hội •
Chính sách của nhà nước, cộng với nhu cầu cao về đào tạo và đào tạo lại CNTT là một cơ hội đối với dự án.
•
Tiềm năng của thị trường đào tạo CNTT Hà Nội là rất lớn, trong khi chưa có nhiều các cơ sở đào tạo đáp ứng được nhu cầu thị trường.
•
Sự linh hoạt trong đào tạo CNTT của ngành giáo dục còn thấp.
Nguy cơ •
Những chuyển biến tích cực trong các chương trình đào tạo ở các khoa CNTT các trường đại học lớn, đặc biệt về lập trình trong những năm tới sẽ làm giảm lượng khách hàng tiềm năng của trung tâm.
•
Khả năng xuất hiện các cơ sở đào tạo tương tự cũng sẽ thu hẹp lại nguồn khách hàng tiềm năng.
•
Việc không có được địa điểm trường lớp của riêng mình có thể sẽ gây nguy cơ gián đoạn hoạt động của trung tâm trong tương lai. Việc thanh toán trước tiền thuê địa điểm trong 3 năm chính là để giảm bớt nguy cơ này.
Kế hoạch kinh doanh
Trang 14
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
4.2. Chiến lược hoạt động Với những khó khăn và cơ hội đã nêu, trung tâm sẽ hoạt động theo chiến lược như sau: •
Theo đuổi chiến lược đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu nhằm tạo dựng uy tín một cách nhanh chóng cho trung tâm.
•
Trong thời gian đầu chú trọng vào các chương trình đào tạo tin học ứng dụng là chương trình có nhu cầu cao. Sau đó sẽ dần dần giảm tỷ trọng chương trình này và tăng tỷ trọng chương trình đào tạo kỹ thuật viên lập trình.
•
Đặc biệt chú trọng các chương trình đào tạo ngắn hạn trong thời gian đầu để tạo ra các nguồn thu nhập tức thời nhằm đảm bảo bù đắp chi phí hoạt động, giúp cho mục tiêu hoạt động lâu dài của trung tâm.
•
Thực hiện chiến lược marketing “năng động”, tích cực quảng bá hình ảnh và tên tuổi của trung tâm bằng mọi phương tiện, thu hút các học viên đến với trung tâm.
•
Quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trong hoạt động giảng dạy. Nâng cao khả năng thực hành của học viên.
•
Phối hợp với các tổ chức giáo dục nước ngoài nhằm cải thiện không ngừng chất lượng giảng dạy.
4.3. Định hướng đối tượng học viên và chính sách giá Với hình thức đào tạo hướng nghiệp Đối tượng học viên là những người trong độ tuổi lao động muốn nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên trung tâm sẽ đặc biệt chú trọng đến các học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông trung học nhưng không thành công trong kỳ thi vào đại học. Các sinh viên đang theo học một trường đại học có mong muốn tham gia theo học để nâng cao kiến thức cũng là một nguồn khách hàng quan trọng. Chính sách giá của trung tâm với các đối tượng này là đảm bảo mức học phí không cao quá mức học phí chung của thị trường, đồng thời hỗ trợ về tài liệu và các tiện nghi học tập như thư viện và sử dụng internet miễn phí tại trường. Trước mắt trung tâm sẽ không dự trù khả năng cấp học bổng cho học viên. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, trung tâm có thể xem xét một số trường hợp với sự phê chuẩn của hội đồng cổ đông. Với hình thức đào tạo ngắn hạn Học viên bao gồm nhiều đối tượng có độ tuổi từ học sinh cấp 1 trở lên. Trung tâm sẽ thiết kế nhiều chương trình phù hợp với các lứa tuổi, các mức trình độ nhằm thu hút học viên. Tuy vậy, trung tâm sẽ tập trung vào đối tượng học viên là các học sinh, sinh viên đại học, người lao động có nhu cầu nâng cao trình độ và kỹ năng CNTT cũng như ngoại ngữ. Mức học phí của trung tâm cũng sẽ bằng, thậm chí thấp hơn so với mặt bằng chung thị trường.
Kế hoạch kinh doanh
Trang 15
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
4.4. Các hoạt động marketing cụ thể Trung tâm sẽ sử dụng chính sách marketing “năng động”, tích cực giới thiệu các hoạt động của trung tâm đến tận từng khách hàng tiềm năng. Hàng năm sẽ có ngân sách vào khoảng 5% doanh số cho hoạt động này. Một số hoạt động cụ thể như sau: •
Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng
•
Quảng cáo qua mạng Internet
•
Quảng cáo trực tiếp bằng thư, email
•
Tổ chức các buổi hội thảo, tư vấn nghề nghiệp
•
Xây dựng trang web của trường
Kế hoạch kinh doanh
Trang 16
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
5. Phân tích thị trường 5.1. Nhu cầu chung của thị trường Việt Nam Nhu cầu về đào tạo CNTT ở Việt Nam hiện rất cao, thể hiện qua các điểm sau: Chiến lược phát triển của Chính phủ Việt Nam: Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 5/6/2000 của Chính phủ Việt Nam về Phát triển Công nghiệp Phần mềm đã xác định rằng ngành Công nghiệp Phần mềm là một ngành kinh tế quan trọng và cho đến năm 2005, Việt Nam sẽ có khoảng 25.000 lập trình viên chuyên nghiệp và các chuyên viên cao cấp với trình độ tiếng Anh thành thạo. Để đạt được mục tiêu này, Nghị định đã xác định một trong những cách thức thực hiện là khuyến khích mọi thành phần kinh tế nước ngoài cũng như trong nước tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CNTT nói chung và Công nghiệp Phần mềm nói riêng. Thêm vào đó, Chỉ thị 58-CT/TƯ của Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh áp dụng và phát triển CNTT nhằm phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nêu rõ: phát triển nguồn nhân lực CNTT là nhân tố chính để áp dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam. Chỉ thị cũng xác định rõ ràng rằng cho tới năm 2005, Việt Nam cần đào tạo thêm 50.000 chuyên viên CNTT ở mọi cấp độ bao gồm cả mức kỹ thuật viên. Đồng thời Chỉ thị cũng khuyến khích các tổ chức nước ngoài cũng như trong nước tham gia vào đào tạo CNTT. Thêm vào đó, Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT ban hành ngày 30/87/2001 của Bộ Giáo dục Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT đã xác định rằng mọi trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cần phải ưu tiên các điều kiện để tăng quy mô đào tạo về CNTT. Cuối cùng, theo kế hoạch của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (cũ), Việt Nam hiện đang thiếu nhân lực CNTT và đến năm 2005, Việt Nam cần đạo tạo mới ít nhất 40.000 chuyên gia CNTT trình độ cao trong các lĩnh vực quản lý dự án, phân tích hệ thống, thiết kế hệ thống, lập trình; và về mặt đào đạo các kỹ thuật viên, Việt Nam cần đào tạo ít nhất 80.000 kỹ thuật viên CNTT mới. Từ các điểm trên đây, có thể thấy rõ ràng rằng: •
Môi trường pháp lý đối với hoạt động đào tạo CNTT là rất thuận lợi.
•
Nhu cầu đào tạo CNTT tương đối cao, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo các kỹ thuật viên.
Sự tăng trưởng về số lượng các công ty và thiếu hụt nhân lực trong ngành CNTT: Theo số liệu năm 2002 của PC World Việt Nam, ngành CNTT Việt Nam có khoảng 719 tổ chức, trong đó 600 thành viên hoạt động về kinh doanh và 119 thành viên hoạt động về nghiên cứu và đào tạo, bao gồm các viện CNTT, các trường, vv. Về thị trường, có khoảng 75% tổ chức hoạt động trong cả hai lĩnh vực phần mềm và phần cứng, 15,4% hoạt động chuyên biệt về phần cứng và 9,6% hoạt động chuyên biệt trong lĩnh vực dịch vụ và phần mềm. Các tổ chức CNTT Việt Nam tương đối non trẻ. Theo phân tích năm 2002 của PC World Việt Nam, những doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động trên 10 năm chỉ chiếm 5,8%. Điều này có nghĩa là có tới 94% doanh nghiệp được thành lập từ sau năm 1992 đến nay. Các số liệu chi tiết hơn cho thấy số lượng các công ty trong ngành CNTT được thành lập mới phân bố như sau:
Kế hoạch kinh doanh
Trang 17
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Tỷ lệ số công ty CNTT thành lập qua các thời kỳ 30%
27%
27%
1999-2000
2001-2002
25% 20% 15%
15%
13%
12%
10% 6% 5% 0% Trước năm 1992
1992 - 1995
1995-1996
1997-1998
Hiện tại, Việt Nam có khoảng 23.400 người làm việc trong 719 tổ chức CNTT. Số nhân viên trung bình của mỗi tổ chức là khoảng 33 người. Trong khi đó, số nhân viên trung bình của các công ty CNTT thành lập mới như sau. Năm
Số công ty thành lập mới
Tổng số nhân viên
Số nhân viên trung bình
1999
73
1.594
22,00
2000
131
2.877
22,00
2001
148
2.411
16,30
58
632
10,90
2002 (6 tháng)
Nguồn: Thống kê của PC World Việt Nam, năm 2002 Từ các dữ liệu đưa ra có thể thấy nhu cầu về nhân lực CNTT có chất lượng cao và thông thạo tiếng Anh cũng đang rất cao, đặc biệt là ở các công ty mới thành lập. Sự thiếu tính thực hành trong đào tạo CNTT ở Việt Nam: Có một thực trạng rất rõ ràng trong đào tạo CNTT nói riêng và trong ngành giáo dục Việt Nam nói chung, đó là việc đào tạo trong hệ thống các trường đại học hiện nay mang tính lý thuyết cao, vì vậy, phần lớn các sinh viên tốt nghiệp ra trường đều bị hạn chế về kỹ năng thực hành và các kiến thức công nghệ mới. Ví dụ như theo VietNamNet: Nhiều công ty phần mềm hầu như không thể tuyển được nhân viên đúng yêu cầu. Ở công ty Paragon Solutions, tỷ lệ đạt yêu cầu tuyển dụng chỉ là 8%, Công ty TMA là 5% so với số đăng ký. Điều này tạo ra sự phiền hà và gây thêm chi phí đối với các công ty CNTT khi tuyển thêm nhân viên do phải tổ chức đào tạo thêm về kỹ năng. Sự cứng nhắc trong quản lý giáo dục ở Việt Nam không cho phép các trường đại học, cao đẳng có thể thay đổi chương trình học một cách linh hoạt tương ứng với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực CNTT. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho các trung tâm đào tạo phi chính thức.
Kế hoạch kinh doanh
Trang 18
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Sự ứng dụng CNTT trong hoạt động và quản lý ở các doanh nghiệp Việt Nam còn rất thấp: Theo báo cáo tại hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực về thương mại điện tử trong khu vực sông Mê Kông” tổ chức tháng 10 năm 2002, hiện chỉ có 2% DN VN có website, 8% tham gia có tính chất phong trào, còn lại 90% doanh nghiệp chưa tham gia, chưa biết sử dụng. Trong điều kiện Việt Nam đang từng bước tiến tới hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, việc ứng dung CNTT vào các hoạt động sản xuất kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Điều này cho thấy một nhu cầu tiềm tàng cho hoạt động đào tạo CNTT ở Việt Nam. Nhu cầu học tập hướng nghiệp và đại học của đa số các học sinh tốt nghiệp trung học là rất lớn trong khi khả năng đào tạo của ngành giáo dục Việt Nam còn rất hạn chế. Năm 2002 số thí sinh đăng ký thi vào các trường đại học, cao đẳng là vào khoảng 900.000 thí sinh, trong khi chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các trường chỉ vào khoảng 293.000 sinh viên, như vậy là mới chỉ đáp ứng được 33% nhu cầu. Những khảo sát mới đây cho thấy để tìm được việc làm ở các thành phố lớn, người lao động thường phải có bằng đại học hoặc tối thiểu các bằng tin học và ngoại ngữ. Việc khám phá ra một số đường dây làm giả văn bằng chứng chỉ với quy mô lớn là một minh chứng cho hiện trạng này.
5.2. Quy mô thị trường đào tạo CNTT Hà Nội Hà Nội là một trong những trung tâm văn hóa, kinh tế, hành chính, khoa học kỹ thuật, và giáo dục hàng đầu của Việt Nam. Theo thống kê, dân số Hà Nội năm 2002 là khoảng 2,9 triệu người với xu hướng tăng lên đến 3,3 triệu người vào năm 2010. Tỷ lệ dân cư ở độ tuổi lao động chiếm tới 61% tổng dân số. Giả thiết chỉ có khoảng 40% số lao động trên có nhu cầu về đào tạo CNTT, thì quy mô thị trường đã lên tới 700.000 người. Ngoài ra còn một bộ phận sinh viên các trường đại học, cao đẳng với số lượng khoảng 400.000 sinh viên cũng sẽ có nhu cầu đào tạo ngoài giờ học, nâng tổng quy mô của thị trường lên tới 1,1 triệu người. Xem xét số lượng học viên đăng ký và nhập học vào trường ESTIH, một mô hình tương tự với mô hình dự án, ở bảng dưới đây, có thể thấy lượng học viên có nhu cầu đào tạo CNTT tăng khá nhanh, trong khi khả năng cung ứng của các trường mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu.
Trường ESTIH
Số học viên đăng ký Số học viên theo học
1994 1995
1995 1996
1996 1997
1997 1998
1998 1999
1999 2000
2000 2001
2001 2002
2002 2003
123 91
325 180
471 300
589 378
734 396
1.100 570
1.792 824
2.086 1.118
3.000 1.118
5.3. Một số đối thủ cạnh tranh Các trung tâm/chương trình đào tạo cao cấp Hiện nay đơn vị chuyên đào tạo tin học đang đưa ra hàng loạt những chương trình liên kết với nước ngoài để đào tạo chuyên viên CNTT hoặc lập trình viên quốc tế theo hướng đào tạo chuyên sâu theo tiêu chuẩn quốc tế với thời gian đào tạo khoảng 2 năm với các cơ sở đào tạo liên kết với Aptech, TATA, NIIT... hoặc đào tạo công nghệ chuyên biệt của
Kế hoạch kinh doanh
Trang 19
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
các tập đoàn lớn với thời gian 1-2 năm tại các cơ sở đào tạo của Cisco, Microsoft... Những chương trình đào tạo này đã cung cấp một lượng chuyên viên CNTT có khả năng đáp ứng được yêu cầu của các công ty. Tuy nhiên, các khóa học theo "tiêu chuẩn quốc tế" này có mức học phí tương đối cao và không phải là cánh cửa rộng mở cho những ai ít vốn đầu tư cho việc học. Trường ESTIH (Ecole des Technologies Informatiques de Hanoi) Trường ESTIH là một trường bán công kỹ thuật tin học được thành lập năm 1994 dựa trên sự hợp tác góp vốn giữa Ủy ban Nhân dân Tp Hà Nội và một số đối tác Pháp (gồm có Association Internationale des Maires et Responsables des Capitales et Metropoles partiellement ou entierement Francophones, Chambre de Commerce et d'Industrie de Versailles-val d'Oise-Yvelines, Ambassade de France au Vietnam, Conseil Regional d'llede-France, GIP Inter, và Lotus France). Cơ sở vật chất của trường bao gồm một tòa nhà 6 tầng dùng làm phòng học, một tòa nhà 2 tầng dùng làm cơ sở làm việc cho giáo viên, 6 phòng máy tính với 205 máy tính và hệ thống mạng nội bộ dùng trong giảng dạy. Chương trình giảng dạy ở trường bao gồm tin học văn phòng, tin học quản lý và kỹ thuật máy tính. Chương trình đào tạo kéo dài 2 năm. Nhà trường có tổ chức giảng dạy các chương trình ngắn hạn nhưng theo yêu cầu của khách hàng chứ không tổ chức đào tạo phổ cập. Hàng năm trường tuyển khoảng trên 1.000 học viên. Đối tượng học viên là các học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Học phí với mỗi học viên từ 2,6-3 triệu đồng một năm học. Khoảng 80% học viên ESTIH ra trường có thể tìm được việc làm ngay. Trương ESTIH có thể được coi là đối thủ cạnh tranh chính của Trung tâm. Khoa CNTT các trường đại học Là những địa chỉ đào tạo CNTT chính quy do nhà nước chỉ định có ưu thế về đội ngũ giảng dạy, cơ sở hạ tầng và hỗ trợ của chính phủ. Hiện nay có khoảng 96 trường có khoa đào tạo về CNTT trên khắp cả nước. Đồng thời ở hầu hết các trường đại học và cao đẳng đều có đào tạo cho sinh viên về CNTT. Tuy nhiên do sự thiếu linh hoạt trong xây dựng giáo trình giảng dạy, chất lượng đào tạo của các trường còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc các sinh viên ngoài thời gian học ở trường cũng sẽ tìm đến các trung tâm đào tạo để bổ sung các kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lai. Các trung tâm đào tạo CNTT quy mô nhỏ Hiện nay ở Hà Nội có hàng trăm trung tâm đào tạo CNTT với quy mô nhỏ, dưới 100 học viên. Các trung tâm này đóng góp rất nhiều vào công tác đào tạo phổ cập CNTT với mức học phí chấp nhận được, đáp ứng phần nào nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên các trung tâm này có nhược điểm như sau: • Cơ sở hạ tầng không hoàn chỉnh, kém đồng bộ, quy mô nhỏ • Giáo trình không thống nhất, không được lựa chọn kỹ càng, hầu hết chỉ tập trung vào tin học cơ bản và tin học văn phòng. • Không có sự hướng nghiệp rõ ràng, chủ yếu đào tạo theo nhu cầu học viên • Uy tín không cao do không được tổ chức chuyên nghiệp, bài bản
Kế hoạch kinh doanh
Trang 20
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
6. Phân tích tài chính 6.1. Tóm tắt các dự toán tài chính Đơn vị: tỷ đồng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Tổng doanh thu đào tạo dạy nghề
0,78
2,44
4,96
7,87
11,55
14,07
15,67
16,45
17,27
18,14
Tài liệu học tập
(0,08)
(0,24)
(0,50)
(0,79)
(1,15)
(1,41)
(1,57)
(1,65)
(1,73)
(1,81)
Lương giáo viên ứng dụng
(0,25)
(0,80)
(1,22)
(1,62)
(2,18)
(2,46)
(2,55)
(2,67)
(2,81)
(2,95)
Lương giáo viên đồ họa
(0,13)
(0,40)
(0,55)
(0,81)
(0,87)
(0,74)
(0,51)
(0,53)
(0,56)
(0,59)
Lương giáo viên lập trình
(0,06)
(0,18)
(0,59)
(1,08)
(1,75)
(2,30)
(2,72)
(2,85)
(3,00)
(3,15)
-
-
1,04
2,17
3,77
6,41
8,10
8,21
8,68
9,05
-
-
(0,10)
(0,22)
(0,38)
(0,64)
(0,81)
(0,82)
(0,87)
(0,91)
-
-
(0,16)
(0,24)
(0,34)
(0,63)
(0,75)
(0,79)
(0,83)
(0,87)
-
-
(0,47)
(1,03)
(1,83)
(3,08)
(3,92)
(3,96)
(4,19)
(4,37)
Tổng doanh thu đào tạo đại học Tài liệu học tập Lương giáo viên Lợi nhuận trả cho trường Deakin Tổng doanh thu đào tạo tin học
1,13
2,38
3,75
5,25
6,89
7,23
7,60
7,98
8,38
8,79
Tài liệu học tập
(0,06)
(0,12)
(0,19)
(0,26)
(0,34)
(0,36)
(0,38)
(0,40)
(0,42)
(0,44)
Lương giáo viên
(0,23)
(0,48)
(0,75)
(1,05)
(1,38)
(1,45)
(1,52)
(1,60)
(1,68)
(1,76)
Tổng doanh thu đào tạo ngoại ngữ
2,38
5,96
8,33
9,85
10,34
10,85
11,40
11,96
12,57
13,19
Tài liệu học tập
(0,36)
(0,89)
(1,25)
(1,48)
(1,55)
(1,63)
(1,71)
(1,79)
(1,89)
(1,98)
Lương giáo viên
(0,57)
(1,19)
(1,67)
(1,97)
(2,07)
(2,17)
(2,28)
(2,39)
(2,51)
(2,64)
Doanh thu thuần
2,57
6,49
10,64
14,60
18,70
21,70
24,05
25,14
26,43
27,72
Chi phí sản xuất
4,20
4,72
5,22
2,42
2,78
3,59
3,79
3,94
3,86
4,03
Tổng lãi (lỗ) Tỷ lệ lãi/doanh thu Chi phí quản lý hành chính Thu nhập hoạt động thuần (EBIT) Tỷ lệ EBIT/doanh thu Các thu nhập khác
(1,63)
1,77
5,42
12,18
15,92
18,11
20,26
21,20
22,57
23,69
0%
27%
51%
83%
85%
83%
84%
84%
85%
85%
1,87
2,38
2,88
6,84
7,54
8,11
8,60
9,04
9,51
10,03
(3,50)
(0,61)
2,54
5,34
8,38
10,00
11,66
12,16
13,06
13,66
0%
0%
24%
37%
45%
46%
48%
48%
49%
49%
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
0,25
0,16
0,07
-
-
-
-
-
-
-
Thu nhập trước thuế
(3,74)
(0,78)
2,47
5,34
8,38
10,00
11,66
12,16
13,06
13,66
Lãi (lỗ) trước thuế lũy kế
(3,74)
(4,52)
(2,05)
3,28
11,67
10,00
11,66
12,16
13,06
13,66
-
-
-
1,15
2,93
3,50
4,08
4,26
4,57
4,78
(3,74)
(0,78)
2,47
4,19
5,45
6,50
7,58
7,91
8,49
8,88
0%
0%
23%
29%
29%
30%
32%
31%
32%
32%
Chi phí tài chính (lãi vay NH)
Thuế thu nhập Lãi(lỗ) ròng Tỷ lệ Lãi ròng/doanh thu
Kế hoạch kinh doanh
Trang 21
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
6.2. Tóm tắt các giả thiết tài chính Nhà phát triển đã sử dụng những giả thiết sau trong xây dựng mô hình tài chính: Giả thiết liên quan đến thu nhập: •
Số học viên: Mỗi phòng học và phòng lab được sử dụng 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều cho các lớp hướng nghiệp, trung bình 4 giờ mỗi lần, do đó số lớp tối đa của trung tâm một năm sẽ là 80 lớp với 30 học viên mỗi lớp. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, tỷ lệ học viên theo học sẽ không đạt 100% mà chỉ đạt 95% mỗi năm. Số học viên chuyển tiếp học lấy bằng đại học Deakin sẽ căn cứ theo số lượng học viên theo học khóa lập trình. Giả định trong năm đầu tiên chuyển tiếp, số sinh viên chuyển tiếp sẽ đạt khoảng 50% và tăng dần lên mức 70% trong các năm tiếp theo. Số học viên theo học các khóa tin học ngắn hạn sẽ phụ thuộc vào số lượng phòng lab với 30 học viên mỗi lớp. Mỗi phòng lab có thể được sử dụng cho 2 lớp học thuộc các khoá ngắn hạn 3 tháng từ 17h-18h30 và từ 19h-20h30 vào các buổi 2-4-6 hoặc 3-5-CN. Ngoài ra vào mỗi buổi sáng và buổi chiều hai ngày thứ 7 và Chủ Nhật còn tổ chức những lớp học tập trung với thời lượng 4 giờ một buổi học cho các khóa ngắn hạn 4 tháng. Như vậy trung bình mỗi phòng lab sẽ được sử dụng cho 28 lớp học mỗi năm. Với 15 phòng lab trung tâm có thể tổ chức tối đa 420 lớp học, mỗi lớp 30 học viên, mỗi năm. Số học viên ngoại ngữ không phụ thuộc vào số lượng phòng lab mà sẽ thực hiện theo các chỉ tiêu dưới đây. Tỷ lệ học viên theo học giả thiết cũng không đạt 100% mà chỉ đạt 90%. Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10
Học viên hướng nghiệp
228
684
1.083
1.511
1.938
2.081
2.052
2.052
2.052
2.052
0
0
23
46
76
123
148
143
144
143
Học viên tin học ngắn hạn
2.520
5.040
7.560 10.080 12.600 12.600 12.600 12.600 12.600
12.600
Học viên ngoại ngữ
6.300 12.600 16.800 18.900 18.900 18.900 18.900 18.900 18.900
18.900
Tổng số học viên
9.048 18.324 25.466 30.537 33.514 33.704 33.700 33.695 33.696
33.695
Sinh viên đại học
•
Học phí và tỷ lệ học viên: Học phí các khóa học dự kiến như sau: ¾
Các chương trình hướng nghiệp: + Ứng dụng – 3 triệu đồng/học viên/năm + Kỹ thuật – 2 triệu đồng/học viên/năm + Lập trình – 10 triệu đồng/học viên/năm
¾
Đối với sinh viên đại học Deakin: ước tính 3.000 USD một năm tương ứng với 45 triệu đồng một học viên. Tuy nhiên mức giá này còn phải có sự phê chuẩn của trường Deakin và mức học phí này có khả năng sẽ còn cao hơn.
¾
Đối với các khóa ngắn hạn: Mức học phí sẽ thay đổi tùy theo chương trình học. Để đơn giản, nhà phát triển ước tính trung bình mỗi học viên các khóa tin học sẽ đóng học phí là 450.000 đồng cho 3 tháng học và mỗi học viên khóa ngoại ngữ sẽ đóng 400.000 đồng cho 3 tháng.
Nhà phát triển dự án dự tính sẽ áp dụng tỷ lệ tăng học phí là 5% tương ứng với tỷ lệ lạm phát hàng năm.
Kế hoạch kinh doanh
Trang 22
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
•
Chi phí tài liệu cho học viên và lương giáo viên giảng dạy: chi phí tài liệu và lương trả cho các chuyên gia tham gia giảng dạy sẽ được coi như giá vốn hàng bán và sẽ được trừ trực tiếp vào tổng học phí thu được. Ước tính chi phí chuẩn bị tài liệu học tập cho các học viên sẽ chiếm khoảng 15% học phí mỗi học viên ngoại ngữ, 5% đối với các học viên tin học ngắn hạn và 10% với các học viên khác.
Chi tiết về thu nhập xin xem Phụ lục 7.2 – Chi tiết dự toán thu nhập. Giả thiết liên quan đến chi phí: •
Chi phí hoạt động: Bảo trì máy tính
100.000
Chi phí tài liệu giảng dạy & thư viện Phí thiết kế chương trình học Chi phí tuyển giáo viên Điện, nước và các dịch vụ khác Cài đặt ADSL Thuê bao Internet 2 Số đường ADSL •
Chí phí hành chính quản trị: Thuê mặt bằng Quảng cáo, PR Bảo dưỡng phòng học Điện thoại, truyền thông Phí bảo hiểm Văn phòng phẩm Trang Web Chi phí khác
•
đồng/máy/năm (kể cả máy chủ và máy in) 2,0% Doanh thu 150.000.000 đồng/năm 2,0% Doanh thu 200.000 đồng/máy/tháng (kể cả máy chủ) 3.500.000 đồng/đường 1.030.000 đồng/tháng/ đường (cả thuê bao đường dây ĐT) = Số máy dùng làm việc / 10 + Số máy phòng lab / 6
75.000 5% 15.000.000 500.000 0,70% 1% 5.000.000 10%
đồng/m2/tháng Doanh thu đồng/năm đồng/nhân viên/tháng Giá trị tài sản Doanh thu đồng/năm Tổng chi phí
Chi phí tiền lương: Lương tháng (đồng) 10.000.000 7.500.000 6.000.000 4.000.000 2.000.000
Giám đốc Trưởng phòng Marketing&PR Trưởng khoa Nhân viên kỹ thuật (IT) Các nhân viên khác Tổng số Trách nhiệm với người lao động 3 (45% lương) Tổng chi phí tiền lương
Số nhân Tổng lương năm viên (đồng) 1 120.000.000 1 90.000.000 5 360.000.000 2 96.000.000 13 312.000.000 22 978.000.000 440.100.000 1.418.100.000
Chi tiết về chi phí xin xem Phụ lục 7.3 – Chi tiết dự toán chi phí
2 3
Theo mức giá thông thường, chưa tính đến ưu đãi dành cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo Bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập và thưởng tháng lương thứ 13
Kế hoạch kinh doanh
Trang 23
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Giả thiết khấu hao: •
Khấu hao chi phí địa điểm: Chi phí địa điểm bao gồm hai khoản: Sửa sang chuẩn bị phòng học và làm việc với thời gian khấu hao là 10 năm và thanh toán trước tiền thuê địa điểm trong 3 năm đầu tiên. Sau 3 năm tiền thuê sẽ không tính vào khấu hao mà sẽ được tính trực tiếp vào chi phí.
•
Khấu hao trang thiết bị văn phòng và các thiết bị khác: Trang thiết bị văn phòng bao gồm bàn ghế, trang bị văn phòng, máy photocopy, hệ thống âm thanh hình ảnh, trang bị phòng họp, thư viện (ngoài máy tính và các phụ kiện). Những trang thiết bị này sẽ có thời gian khấu hao là 4 năm và sẽ được thay thế mới sau 5 năm hoạt động. Riêng bàn ghế phục vụ giảng dạy sẽ được thay thế sau thời hạn là 4 năm.
•
Khấu hao máy tính và các thiết bị phụ kiện: Máy tính và các thiết bị phụ kiện bao gồm hai loại: dùng cho công tác giảng dạy và dùng quản lý. Thời hạn khấu hao của các thiết bị loại này đều là 3 năm. Tuy nhiên máy tính sử dụng với mục đích quản lý sẽ chỉ được thay thế sau 5 năm hoạt động. Còn máy tính sử dụng cho công tác giảng dạy sẽ được thay thế sau 3 năm nhằm phục vụ tốt nhất có thể cho công tác giảng dạy.
Chi tiết xin xem Phụ lục 7.4 – Chi tiết tài sản và khấu hao Các giả thiết khác: Mô hình tài chính còn dựa trên các giả thiết như sau: •
Lãi suất ngân hàng hàng năm là 6%
•
Tỷ lệ lạm phát mặc định là 5%
•
Thuế thu nhập doanh nghiệp là 35%
•
Công ty sẽ trích 10% lãi ròng thưởng cho nhân viên mỗi năm
•
Tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa trung tâm với trường đại học Deakin là 4:6
•
Tỷ lệ máy tính phòng lab không được sử dụng là 8%
6.3. Phân bổ dòng tiền tự do và tỷ suất lợi tức của nhà đầu tư Dòng tiền mặt tự do được tạo ra bởi lãi ròng của công ty sau khi cộng thêm khấu hao và các thu nhập tài chính và trừ đi các khoản đầu tư mới và trả nợ ngân hàng. Dòng tiền mặt tự do sau khi khấu trừ các quỹ khen thưởng và các quỹ dự phòng kinh doanh sẽ còn lại thu nhập cho các cổ đông. Năm
1
2
1.50
(1.45)
0.41
3.11
2.36
2.61
2.89
5.19
5.00
6.29
5.53
(1.50)
1.50
-
0.25 -
0.42 -
0.54 -
0.65 -
0.76 -
0.79 -
0.85 -
0.89 -
Dòng tiền cho các cổ đông
-
0.05
0.41
2.86
1.94
2.06
2.24
4.43
4.21
5.44
4.64
85% Dòng tiền cho nhà đầu tư
-
0.04
0.35
2.43
1.65
1.75
1.90
3.77
3.58
4.62
3.95
Dòng tiền mặt tự do Thưởng cho nhân viên Quỹ dự phòng
Kế hoạch kinh doanh
3
4
5
6
7
8
Đơn vị: tỷ đồng 9 10
0
Trang 24
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
IRR của nhà đầu tư đến năm thứ 5
24%
đến năm thứ 6
22%
đến năm thứ 7
22%
đến năm thứ 8
21%
đến năm thứ 9
20%
đến năm thứ 10
20%
NPV của nhà đầu tư đến năm thứ 5
13,567,277.32
đến năm thứ 6
15,104,332.76
đến năm thứ 7
17,573,858.48
đến năm thứ 8
18,635,399.61
đến năm thứ 9
20,307,455.12
đến năm thứ 10
20,953,863.30
Chi tiết về dòng tiền xin xem Phụ lục 7.5 – Chi tiết dự toán dòng tiền
Kế hoạch kinh doanh
Trang 25
Dự án Trung tâm Đào tạo CNTT
Bài dự thi Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ
7. Phụ lục 7.1. Chi tiết đầu tư ban đầu (Xin xem trang 7.1 – 1/2)
7.2. Chi tiết dự toán thu nhập (Xin xem trang 7.2 – 1/1)
7.3. Chi tiết dự toán chi phí (Xin xem trang 7.3 – 1/1)
7.4. Chi tiết tài sản và khấu hao (Xin xem trang 7.4 – 1/2)
7.5. Chi tiết dự toán dòng tiền (Xin xem trang 7.5 – 1/1)
Kế hoạch kinh doanh
Trang 26
7.1. Chi tiết đầu tư ban đầu Đơn vị: '000 đồng
Số phòng Phòng học và các phòng chức năng Computer lab Phòng học Thư viện Hội trường Phòng giám đốc Phòng Marketing & PR Phòng tổng hợp Các khoa Phòng IT Khu vực chung Tổng
15 25 1 1 1 1 1 5 1
Thiết bị dùng cho học sinh (thay đổi) Bộ máy tính phòng lab (+ổn áp) Máy chủ(+UPS+ổn áp) Hub Bàn ghế cho phòng lab Tổng Chi phí chênh lệch dự phòng
Diện tích/ Diện tích đầu người mỗi phòng
30 30 50 100 1 2 5 3 1
2,00 1,50 1,50 1,30 10,00 5,00 5,00 5,00 15,00
1.056.000,00 9.504.000,00 10.560.000,00
300,00 75,00
72 54 90 156 10 10 30 15 15
51
Chi phí chuẩn bị phòng lớp Tiền thuê địa điểm Tổng số Chi phí Trang thiết bị Thiết bị cố định Máy tính cho nhân viên Laptop cho GĐ Máy tính trong thư viện/phòng họp Phần mềm Máy in Print Server Máy chủ UPS Ổn áp Mạng LAN Hub Máy photocopy Trang thiết bị văn phòng Trang thiết bị thư viện Hệ thống âm thanh-hình ảnh Bàn ghế hội trường Bàn ghế cho phòng học
Số người/phòng
Tổng diện tích
Chi phí/đơn vị ('000 đồng)
1.080 1.350 90 156 10 10 30 75 15 704 3.520,00
m2 m2/tháng trong 3 năm
17 1 11 28 10 1 1 1 30 627 12 3 9 1 1 100 750
119.000,00 30.000,00 77.000,00 84.000,00 62.000,00 6.000,00 45.000,00 20.000,00 18.000,00 94.050,00 17.700,00 105.000,00 90.000,00 250.000,00 70.000,00 50.000,00 525.000,00
7.000,00 30.000,00 7.000,00 3.000,00 6.200,00 6.000,00 45.000,00 20.000,00 600,00 150,00 1.500,00 35.000,00 10.000,00 250.000,00 70.000,00 500,00 700,00
65 3 6 65
494.000,00 40.800,00 9.000,00 45.500,00 2.252.050,00
7.600,00 13.600,00 1.500,00 700,00
10%
225.205,00
Tổng chi phí địa điểm và thiết bị
13.037.255,00
Tóm tắt Vốn đầu tư dự án Tổng chi phí địa điểm và thiết bị Chi phí khác Chi phí quảng cáo/trước hoạt động Chi phí thiết kế chương trình học Vốn lưu động Chi phí phát triển dự án Tổng số
Tổng vốn đầu tư
13.037.255,00
4
500.000,00 600.000,00 2.000.000,00 2.847.750,88 5.947.750,88
18.985.005,88
Trang 7.1 - 1 / 2
150.000,00 15% Vốn đầu tư
7.1. Chi tiết đầu tư ban đầu Đơn vị: '000 đồng Cơ cấu vốn đầu tư Vốn chủ sở hữu Nhà phát triển dự án Nhà đầu tư Tổng số Vốn vay Ngân hàng Tổng số tiền Tổng vốn đầu tư
15% 85%
2.847.750,88 13.137.255,00 15.985.005,88
84% vốn đầu tư
3.000.000,00
16% vốn đầu tư
18.985.005,88
Trang 7.1 - 2 / 2
7.2. Chi ti ết dự toán thu nhập Đơn vị: '000 đồng
Tổng doanh thu đào tạo dạy nghề Trừ Tài liệu học tập Lương giáo viên ứng dụng Lương giáo viên đồ họa Lương giáo viên lập trình Tổng doanh thu đào tạo đại học Trừ Tài liệu học tập Lương giáo viên Lợi nhuận trả cho trường ABC
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Năm 10
775.200,00
2.441.880,00
4.959.057,00
7.872.310,00
11.548.542,00
14.074.843,50
15.673.176,00
16.454.988,00
17.273.736,00
18.137.628,00
(495.905,70) (1.216.630,80) (553.014,00) (589.881,60)
(787.231,00) (1.619.748,90) (809.874,45) (1.079.832,60)
(1.154.854,20) (2.182.076,82) (872.830,73) (1.745.661,46)
(1.407.484,35) (2.459.649,83) (737.894,95) (2.295.673,17)
(1.567.317,60) (2.547.253,79) (509.450,76) (2.717.070,71)
(1.645.498,80) (2.674.616,48) (534.923,30) (2.852.924,25)
(1.727.373,60) (2.808.347,31) (561.669,46) (2.995.570,46)
(1.813.762,80) (2.948.764,67) (589.752,93) (3.145.348,98)
1.035.000,00
2.173.500,00
3.770.550,00
6.407.454,38
8.095.271,63
8.212.871,85
8.683.819,75
9.054.691,22
(217.350,00) (244.490,40) (1.026.995,76)
(377.055,00) (342.286,56) (1.830.725,06)
(640.745,44) (628.951,55) (3.082.654,43)
(809.527,16) (754.741,86) (3.918.601,56)
(821.287,19) (792.478,96) (3.959.463,43)
(868.381,98) (832.102,91) (4.190.000,92)
(905.469,12) (873.708,05) (4.365.308,43)
5.251.680,00
6.892.200,00
7.232.400,00
7.597.800,00
7.975.800,00
8.379.000,00
8.794.800,00
(262.584,00) (1.050.197,40)
(344.610,00) (1.378.384,09)
(361.620,00) (1.447.303,29)
(379.890,00) (1.519.668,46)
(398.790,00) (1.595.651,88)
(418.950,00) (1.675.434,47)
(439.740,00) (1.759.206,20)
(77.520,00) (253.440,00) (126.720,00) (56.320,00) -
-
-
-
Tổng doanh thu đào tạo tin học ngắn hạn Trừ Tài liệu học tập Lương giáo viên
1.134.000,00
Tổng doanh thu đào tạo ngoại ngữ Trừ Tài liệu học tập Lương giáo viên
2.381.400,00
Doanh thu thuần Chi phí sản xuất Bảo trì máy tính Chi phí tài liệu giảng dạy & thư viện Phí thiết kế chương trình học Chi phí tuyển giáo viên Điện, nước và các dịch vụ khác Cài đặt ADSL Thuê bao Internet Khấu hao & hao mòn Tổng lãi (lỗ) Tỷ lệ lãi/doanh thu Chi phí quản lý hành chính Lương cán bộ công nhân viên Thuê mặt bằng Quảng cáo, PR Bảo dưỡng phòng học Điện thoại, truyền thông Phí bảo hiểm Văn phòng phẩm Trang Web Chi phí khác Thu nhập hoạt động thuần (EBIT) Tỷ lệ EBIT/doanh thu Các thu nhập khác Chi phí tài chính (lãi vay NH) Thu nhập trước thuế Thuế thu nhập
(56.700,00) (226.800,00)
Tỷ lệ lãi/doanh thu
2.383.920,00 (119.196,00) (476.280,00)
(103.500,00) (155.232,00) (465.760,80) 3.749.760,00 (187.488,00) (750.141,00)
5.959.800,00
8.332.800,00
9.846.900,00
10.338.300,00
10.848.600,00
11.396.700,00
11.963.700,00
12.568.500,00
13.192.200,00
(893.970,00) (1.190.700,00)
(1.249.920,00) (1.666.980,00)
(1.477.035,00) (1.969.120,13)
(1.550.745,00) (2.067.576,13)
(1.627.290,00) (2.170.954,94)
(1.709.505,00) (2.279.502,68)
(1.794.555,00) (2.393.477,82)
(1.885.275,00) (2.513.151,71)
(1.978.830,00) (2.638.809,30)
2.568.890,00
6.486.354,00
10.642.163,10
14.599.930,37
18.702.786,95
21.703.075,93
24.050.418,03
25.143.692,76
26.428.797,93
27.720.618,73
4.195.150,53
4.717.035,47
5.220.024,87
2.423.139,65
2.783.990,74
3.593.343,07
3.788.915,12
3.939.121,51
3.858.718,17
4.027.771,63
11.300,00 150.000,00 5.852,20 22.600,00 49.000,00 173.040,00 3.783.358,33 (1.626.260,53) 0% 1.869.569,81
22.365,00 175.104,72 157.500,00 52.531,42 44.730,00 66.150,00 415.296,00 3.783.358,33 1.769.318,53 27% 2.384.032,91
30.980,25 285.032,19 165.375,00 142.516,10 61.960,50 69.457,50 681.345,00 3.783.358,33 5.422.138,23 51% 2.879.893,36
44.105,51 391.728,43 173.643,75 274.209,90 88.211,03 72.930,38 972.960,66 405.350,00 12.176.790,72 83% 6.839.635,25
58.465,85 501.082,02 182.325,94 450.973,82 116.931,70 76.576,89 1.292.034,52 105.600,00 15.918.796,21 85% 7.537.989,11
65.090,36 576.471,68 191.442,23 576.471,68 130.180,72 1.356.636,25 697.050,15 18.109.732,86 83% 8.106.089,54
68.344,88 630.673,97 201.014,35 630.673,97 136.689,76 1.424.468,06 697.050,15 20.261.502,91 84% 8.604.480,73
71.762,12 660.014,24 211.065,06 660.014,24 143.524,24 1.495.691,47 697.050,15 21.204.571,25 84% 9.040.729,17
75.350,23 693.593,20 221.618,32 693.593,20 150.700,46 1.570.476,04 453.386,73 22.570.079,76 85% 9.511.529,69
79.117,74 727.666,31 232.699,23 727.666,31 158.235,48 1.648.999,84 453.386,73 23.692.847,11 85% 10.031.551,55
1.418.100,00 146.305,00 15.000,00 132.000,00 45.425,44 29.261,00 5.000,00 78.478,36
1.489.005,00 437.761,80 15.750,00 138.600,00 43.867,84 87.552,36 5.250,00 166.245,91
1.563.455,25 712.580,48 17.364,38 145.530,00 42.652,43 142.516,10 5.512,50 250.282,24
1.641.628,01 3.168.000,00 979.321,07 20.101,43 152.806,50 20.144,37 195.864,21 5.788,13 655.981,54
1.723.709,41 3.326.400,00 1.252.705,05 24.433,42 160.446,83 21.614,91 250.541,01 6.077,53 772.060,95
1.809.894,88 3.492.720,00 1.441.179,19 31.183,92 168.469,17 32.344,44 288.235,84 6.381,41 835.680,69
1.900.389,63 3.667.356,00 1.576.684,91 41.789,44 176.892,62 28.789,20 315.336,98 6.700,48 890.541,46
1.995.409,11 3.850.723,80 1.650.035,59 58.801,94 185.737,26 27.761,46 330.007,12 7.035,50 935.217,40
2.095.179,56 4.043.259,99 1.733.983,01 86.877,24 195.024,12 19.232,66 346.796,60 7.387,28 983.789,23
2.199.938,54 4.245.422,99 1.819.165,77 134.775,12 204.775,32 18.975,11 363.833,15 7.756,64 1.036.908,90
(614.714,38) 0%
2.542.244,87 24%
5.337.155,47 37%
8.380.807,10 45%
10.003.643,32 46%
11.657.022,18 48%
12.163.842,07 48%
13.058.550,07 49%
13.661.295,56 49%
(357.210,00) (567.000,00)
(3.495.830,34) 0% 249.129,34 (3.744.959,68) -
Lãi(lỗ) ròng
(244.188,00) (798.336,00) (399.168,00) (177.408,00)
(3.744.959,68) 0%
163.123,42 (777.837,80) (777.837,80) 0%
71.879,75 2.470.365,12 2.470.365,12 23%
-
-
-
-
-
-
-
5.337.155,47
8.380.807,10
10.003.643,32
11.657.022,18
12.163.842,07
13.058.550,07
1.149.653,08
2.933.282,49
3.501.275,16
4.079.957,76
4.257.344,73
4.570.492,52
4.781.453,44
4.187.502,38 29%
5.447.524,62 29%
6.502.368,16 30%
7.577.064,42 32%
7.906.497,35 31%
8.488.057,55 32%
8.879.842,11 32%
Trang 7.2 - 1 / 1
13.661.295,56
7.3. Chi tiết dự toán chi phí
Đơn vị: '000 đồng Chi phí hoạt động Quảng cáo, PR 5% Doanh thu Bảo trì máy tính 100,00 máy (kể cả máy chủ và máy in) Bảo dưởng sửa chữa phòng học 15.000,00 năm Điện thoại, truyền thông 11.000,00 tháng Chi phí tuyển giáo viên 2,0% Doanh thu Chi phí tài liệu & thư viện 2,0% Doanh thu Phí bảo hiểm 0,70% Giá trị tài sản Văn phòng phẩm 1% Doanh thu Phí thiết kế chương trình học 150.000,00 một năm Điện, nước và các dịch vụ khác 200,00 máy/tháng (kể cả máy chủ) Thuế thu nhập 35% Thu nhập Trang Web 5.000,00 năm Chi phí Internet 1.030,00 tháng/ đường Cài đặt ADSL 3.500,00 đường 14 18 18 Các chi phí khác 10% chi phí hoạt động Trách nhiệm đối với người lao độn 45% Lương = tháng lương 13 + bảo hiểm xã hội + bảo hiểm y tế + thuế thu nhập /tháng Năm Lương nhân viên và các trách nhiêm Giám đốc 10.000,00 Trưởng phòng Marketing&PR 7.500,00 Trưởng khoa 6.000,00 Nhân viên kỹ thuật (IT) 4.000,00 Các nhân viên khác 2.000,00
18
18
0
0
0
0
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1 1 5 2 13
120.000,00 90.000,00 360.000,00 96.000,00 312.000,00
126.000,00 94.500,00 378.000,00 100.800,00 327.600,00
132.300,00 99.225,00 396.900,00 105.840,00 343.980,00
138.915,00 104.186,25 416.745,00 111.132,00 361.179,00
145.860,75 109.395,56 437.582,25 116.688,60 379.237,95
153.153,79 114.865,34 459.461,36 122.523,03 398.199,85
160.811,48 120.608,61 482.434,43 128.649,18 418.109,84
168.852,05 126.639,04 506.556,15 135.081,64 439.015,33
177.294,65 132.970,99 531.883,96 141.835,72 460.966,10
186.159,39 139.619,54 558.478,16 148.927,51 484.014,40
22
978.000,00 440.100,00
1.026.900,00 462.105,00
1.078.245,00 485.210,25
1.132.157,25 509.470,76
1.188.765,11 534.944,30
1.248.203,37 561.691,52
1.310.613,54 589.776,09
1.376.144,21 619.264,90
1.444.951,42 650.228,14
1.517.199,00 682.739,55
1.418.100,00
1.489.005,00
1.563.455,25
1.641.628,01
1.723.709,41
1.809.894,88
1.900.389,63
1.995.409,11
2.095.179,56
2.199.938,54
Thuê mặt bằng Quảng cáo, PR Bảo trì máy tính Bảo dưỡng phòng học Điện thoại, truyền thông Chi phí tuyển giáo viên Chi phí tài liệu giảng dạy & thư viện Phí bảo hiểm Văn phòng phẩm Phí thiết kế chương trình học Điện, nước và các dịch vụ khác Trang Web Cài đặt ADSL Thuê bao Internet
0 146.305,00 11.300,00 15.000,00 132.000,00 5.852,20 45.425,44 29.261,00 150.000,00 22.600,00 5.000,00 49.000,00 173.040,00
0 437.761,80 22.365,00 15.750,00 138.600,00 52.531,42 175.104,72 43.867,84 87.552,36 157.500,00 44.730,00 5.250,00 66.150,00 415.296,00
0 712.580,48 30.980,25 17.364,38 145.530,00 142.516,10 285.032,19 42.652,43 142.516,10 165.375,00 61.960,50 5.512,50 69.457,50 681.345,00
3.168.000,00 979.321,07 44.105,51 20.101,43 152.806,50 274.209,90 391.728,43 20.144,37 195.864,21 173.643,75 88.211,03 5.788,13 72.930,38 972.960,66
3.326.400,00 1.252.705,05 58.465,85 24.433,42 160.446,83 450.973,82 501.082,02 21.614,91 250.541,01 182.325,94 116.931,70 6.077,53 76.576,89 1.292.034,52
3.492.720,00 1.441.179,19 65.090,36 31.183,92 168.469,17 576.471,68 576.471,68 32.344,44 288.235,84 191.442,23 130.180,72 6.381,41 1.356.636,25
3.667.356,00 1.576.684,91 68.344,88 41.789,44 176.892,62 630.673,97 630.673,97 28.789,20 315.336,98 201.014,35 136.689,76 6.700,48 1.424.468,06
3.850.723,80 1.650.035,59 71.762,12 58.801,94 185.737,26 660.014,24 660.014,24 27.761,46 330.007,12 211.065,06 143.524,24 7.035,50 1.495.691,47
4.043.259,99 1.733.983,01 75.350,23 86.877,24 195.024,12 693.593,20 693.593,20 19.232,66 346.796,60 221.618,32 150.700,46 7.387,28 1.570.476,04
4.245.422,99 1.819.165,77 79.117,74 134.775,12 204.775,32 727.666,31 727.666,31 18.975,11 363.833,15 232.699,23 158.235,48 7.756,64 1.648.999,84
Tổng chi phí hoạt động và hành chính
784.783,64
1.662.459,13
2.502.822,41
6.559.815,35
7.720.609,49
8.356.806,88
8.905.414,61
9.352.174,02
9.837.892,34
10.369.089,01
Chi phí khác
78.478,36
166.245,91
250.282,24
655.981,54
772.060,95
835.680,69
890.541,46
935.217,40
983.789,23
1.036.908,90
Tổng chi phí
2.281.362,01
3.317.710,05
4.316.559,90
8.857.424,90
10.216.379,85
11.002.382,45
11.696.345,70
12.282.800,54
12.916.861,14
13.605.936,45
Tổng lương Trách nhiệm với người lao động Tổng chi phí tiền lương Chi phí
Tỷ lệ tăng chi phí
5%
Trang 7.3 - 1 / 1
7.4. Chi tiết tài sản và khấu hao
Đơn vị: '000 đồng
Tiền thuê địa điểm Phòng, lớp học Thiết bị văn phòng và các thiết bi khác Máy tính làm việc và các thiết bị
Giá trị 9.504.000,00 1.056.000,00 1.199.000,00 630.025,00
Thời hạn (năm) 3 10 4 3
Mỗi năm 3.168.000,00 105.600,00 299.750,00 210.008,33
Tài sản mua sắm mới Năm Thiết bị văn phòng và các thiết bi khác Khấu hao Máy tính làm việc và các thiết bị Khấu hao
Năm 8%
Bộ máy tính phòng lab Tăng thêm Giá Giá trị tăng thêm
5,0% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Khấu hao máy tính phòng lab Năm Máy chủ phòng lab Tăng thêm Giá (+ 2 hub + UPS + ổn áp) Giá trị tăng thêm
5,0% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Khấu hao máy chủ phòng lab
1 299.750,00 210.008,33
2 299.750,00 210.008,33
3 299.750,00 210.008,33
4 299.750,00 -
5
1 65 65 7.600,00 543.400,00 181.133,33
2 162 97 7.980,00 774.060,00 181.133,33 258.020,00
3 227 65 8.380,00 544.700,00 181.133,33 258.020,00 181.566,67
4 324 162 8.800,00 1.425.600,00 258.020,00 181.566,67 475.200,00
5 421 194 9.240,00 1.792.560,00 181.566,67 475.200,00 597.520,00
181.133,33
439.153,33
620.720,00
914.786,67
1.254.286,67
-
6 1.391.146,90 347.786,73 730.990,26 243.663,42
6 450 94 9.700,00 911.800,00 475.200,00 597.520,00 303.933,33
1.376.653,33
7 0 347.786,73
8 0 347.786,73
243.663,42
243.663,42
7 450 162 10.180,00 1.649.160,00 597.520,00 303.933,33 549.720,00
8 450 194 10.690,00 2.073.860,00 303.933,33 549.720,00 691.286,67
9 450 94 11.230,00 1.055.620,00 549.720,00 691.286,67 351.873,33
1.451.173,33
1.544.940,00
1.592.880,00
1 3 3 16.600,00 54.780,00 18.260,00
2 6 3 17.430,00 52.290,00 18.260,00 17.430,00
3 9 3 18.300,00 54.900,00 18.260,00 17.430,00 18.300,00
4 12 6 19.220,00 115.320,00 17.430,00 18.300,00 38.440,00
5 15 6 20.180,00 121.080,00 18.300,00 38.440,00 40.360,00
6 15 3 21.190,00 63.570,00 38.440,00 40.360,00 21.190,00
7 15 6 22.250,00 133.500,00 40.360,00 21.190,00 44.500,00
8 15 6 23.360,00 140.160,00 21.190,00 44.500,00 46.720,00
18.260,00
35.690,00
53.990,00
74.170,00
97.100,00
99.990,00
106.050,00
112.410,00
Trang 7.4 - 1 / 2
9 347.786,73 -
9 15 3 24.530,00 73.590,00 44.500,00 46.720,00 24.530,00 115.750,00
10 0 347.786,73 -
10 450 162 11.790,00 1.909.980,00 691.286,67 351.873,33 636.660,00 1.679.820,00 10 15 6 25.750,00 154.500,00 46.720,00 24.530,00 51.500,00 122.750,00
7.4. Chi tiết tài sản và khấu hao
Đơn vị: '000 đồng Năm
1 65 65 700,00 50.050,00 12.512,50
2 162 97 740,00 71.780,00 12.512,50 17.945,00
3 227 65 770,00 50.050,00 12.512,50 17.945,00 12.512,50
4 324 97 810,00 78.570,00 12.512,50 17.945,00 12.512,50 19.642,50
5 421 162 850,00 137.700,00 17.945,00 12.512,50 19.642,50 34.425,00
6 450 126 890,00 112.140,00 12.512,50 19.642,50 34.425,00 28.035,00
7 450 65 940,00 61.100,00 19.642,50 34.425,00 28.035,00 15.275,00
12.512,50
30.457,50
42.970,00
62.612,50
84.525,00
94.615,00
97.377,50
101.500,00
108.790,00
Tóm tắt khấu hao
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Năm 10
Trang thiết bị mua mới
2.477.255,00
898.144,00
1.159.408,33
1.619.490,00
2.051.340,00
3.209.647,17
1.843.760,00
2.309.080,00
1.296.070,00
2.378.400,00
Tiền thuê địa điểm Phòng, lớp học Thiết bị văn phòng và các thiết bi khác Máy tính làm việc và các thiết bị Máy tính phòng lab Bàn ghế phòng lab
3.168.000,00 105.600,00 299.750,00 210.008,33 199.393,33 12.512,50
3.168.000,00 105.600,00 299.750,00 210.008,33 474.843,33 30.457,50
3.168.000,00 105.600,00 299.750,00 210.008,33 674.710,00 42.970,00
105.600,00 299.750,00 988.956,67 62.612,50
105.600,00 1.351.386,67 84.525,00
105.600,00 347.786,73 243.663,42 1.476.643,33 94.615,00
105.600,00 347.786,73 243.663,42 1.557.223,33 97.377,50
105.600,00 347.786,73 243.663,42 1.657.350,00 101.500,00
105.600,00 347.786,73 1.708.630,00 108.790,00
105.600,00 347.786,73 1.802.570,00 159.235,00
Tổng khấu hao
3.783.358,33
3.783.358,33
3.783.358,33
405.350,00
105.600,00
697.050,15
697.050,15
697.050,15
453.386,73
453.386,73
Bàn ghế cho phòng lab Tăng thêm Giá Giá trị tăng thêm
5,0% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Khấu hao bàn ghế lab
Trang 7.4 - 2 / 2
8 450 97 980,00 95.060,00 34.425,00 28.035,00 15.275,00 23.765,00
9 450 162 1.030,00 166.860,00 28.035,00 15.275,00 23.765,00 41.715,00
10 450 288 1.090,00 313.920,00 15.275,00 23.765,00 41.715,00 78.480,00 159.235,00
7.5. Chi tiết dự toán dòng tiền Đơn vị: '000 đồng Năm 0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Năm 8
Năm 9
Năm 10
Thu nhập hoạt động thuần
0
287.527,99
3.168.643,95
6.325.603,20
5.742.505,47
8.486.407,10
10.700.693,47
12.354.072,33
12.860.892,22
13.511.936,80
14.114.682,28
Chi phí tài chính (lãi vay NH) Khấu hao & hao mòn
0 0
(163.123,42) (3.783.358,33)
(71.879,75) (3.783.358,33)
(249.129,34) (3.783.358,33)
Thu nhập trước thuế
(3.744.959,68)
(777.837,80)
Lãi (lỗ) trước thuế lũy kế
(3.744.959,68)
(4.522.797,48)
Thuế thu nhập
35%
Lãi(lỗ) ròng Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Tăng) giảm vốn lưu động = 0,5 tháng sales Lãi(lỗ) ròng Khấu hao & hao mòn Tổng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Dòng tiền từ hoạt động đầu t ư Mua trang thiết bị Chi phí trước hoạt động Tổng dòng tiền từ hoạt động đầu t ư Dòng tiền từ hoạt động t ài chính Tiền mặt từ hoạt động tài trợ, góp vốn Vay nợ ngân hàng Trả nợ gốc ngân hàng Tổng dòng tiền từ hoạt đông t ài chính Dòng tiền mặt tự do Thưởng cho nhân viên Quỹ dự phòng
(2.000.000,00) (2.000.000,00) (13.037.255,00) (1.100.000,00) (14.137.255,00)
10%
Dòng tiền cho các cổ đông
13.137.255,00 4.500.000,00 17.637.255,00 1.500.000,00 (1.500.000,00) -
(405.350,00)
(105.600,00)
(697.050,15)
(697.050,15)
(697.050,15)
(453.386,73)
(453.386,73)
2.470.365,12
5.337.155,47
8.380.807,10
10.003.643,32
11.657.022,18
12.163.842,07
13.058.550,07
13.661.295,56
(2.052.432,37)
3.284.723,10
11.665.530,20
10.003.643,32
11.657.022,18
12.163.842,07
13.058.550,07
13.661.295,56
0
0
0
1.149.653,08
2.933.282,49
3.501.275,16
4.079.957,76
4.257.344,73
4.570.492,52
4.781.453,44
(3.744.959,68)
(777.837,80)
2.470.365,12
4.187.502,38
5.447.524,62
6.502.368,16
7.577.064,42
7.906.497,35
8.488.057,55
8.879.842,11
(79.550,00) (3.744.959,68) 3.783.358,33 (41.151,35)
(201.075,00) (777.837,80) 3.783.358,33 2.804.445,53
(395.211,88) 2.470.365,12 3.783.358,33 5.858.511,58
(618.152,07) 4.187.502,38 405.350,00 3.974.700,31
(895.497,94) 5.447.524,62 105.600,00 4.657.626,68
(1.101.875,04) 6.502.368,16 697.050,15 6.097.543,27
(1.241.749,11) 7.577.064,42 697.050,15 7.032.365,46
(1.292.912,24) 7.906.497,35 697.050,15 7.310.635,26
(1.359.836,29) 8.488.057,55 453.386,73 7.581.607,99
(1.425.330,92) 8.879.842,11 453.386,73 7.907.897,92
(898.144,00) (898.144,00)
(1.159.408,33) (1.159.408,33)
(1.619.490,00) (1.619.490,00)
(2.051.340,00) (2.051.340,00)
(3.209.647,17) (3.209.647,17)
(1.843.760,00) (1.843.760,00)
(2.309.080,00) (2.309.080,00)
(1.296.070,00) (1.296.070,00)
(2.378.400,00) (2.378.400,00)
(1.498.254,08) (1.498.254,08) 408.047,45 -
(1.589.497,75) (1.589.497,75) 3.109.605,49 247.036,51 -
2.355.210,31 418.750,24 -
2.606.286,68 544.752,46 -
2.887.896,10 650.236,82 -
5.188.605,46 757.706,44 -
5.001.555,26 790.649,73 -
6.285.537,99 848.805,75 -
5.529.497,92 887.984,21 -
(1.412.248,17) (1.412.248,17) (1.453.399,51) 1.500.000,00 46.600,49
408.047,45
2.862.568,98
1.936.460,08
2.061.534,22
2.237.659,29
4.430.899,02
4.210.905,52
5.436.732,23
4.641.513,71
0 (13.137.255,00) -
1 39.610,41 -
2 346.840,33 -
3 2.433.183,63 -
4 1.645.991,07 -
5 1.752.304,09 30.131.973,48
6 1.902.010,39 32.349.044,56
7 3.766.264,16 34.459.771,88
8 3.579.269,69 34.741.539,90
9 4.621.222,40 35.199.206,67
10 3.945.286,65 34.592.948,12
(13.137.255,00) (13.137.255,00) (13.137.255,00) (13.137.255,00) (13.137.255,00) (13.137.255,00)
39.610,41 39.610,41 39.610,41 39.610,41 39.610,41 39.610,41
346.840,33 346.840,33 346.840,33 346.840,33 346.840,33 346.840,33
2.433.183,63 2.433.183,63 2.433.183,63 2.433.183,63 2.433.183,63 2.433.183,63
1.645.991,07 1.645.991,07 1.645.991,07 1.645.991,07 1.645.991,07 1.645.991,07
31.884.277,57 1.752.304,09 1.752.304,09 1.752.304,09 1.752.304,09 1.752.304,09
34.251.054,95 1.902.010,39 1.902.010,39 1.902.010,39 1.902.010,39
38.226.036,05 3.766.264,16 3.766.264,16 3.766.264,16
38.320.809,59 3.579.269,69 3.579.269,69
39.820.429,07 4.621.222,40
38.538.234,78
Dòng tiền đối với nh à đầu tư Giá bán tính trên (Cap rate = Tỷ lệ góp vốn của nh à đầu tư
10,00 năm dòng tiền tự do 10,0 %) 85% Năm
Góp vốn và thu nh ập cổ tức của nh à đầu tư Giá bán (niêm yết DN) chia cho nhà đầu tư Dòng tiền ở năm thứ
IRR của nhà đầu tư đến năm thứ 5 đến năm thứ 6 đến năm thứ 7 đến năm thứ 8 đến năm thứ 9 đến năm thứ 10 NPV của nhà đầu tư đến năm thứ 5 đến năm thứ 6 đến năm thứ 7 đến năm thứ 8 đến năm thứ 9 đến năm thứ 10
5 6 7 8 9 10
24% 22% 22% 21% 20% 20%
13.567.277,32 15.104.332,76 17.573.858,48 18.635.399,61 20.307.455,12 20.953.863,30
Trang 7.5 - 1 / 1