www.Youtemplates.com sưu tầm từ Internet Cho trẻ ăn gì khi bị bệnh? Khi trẻ bị bệnh, cơ thể bị suy nhược, điều quan trọng là bạn cần biết trẻ đang bệnh gì để có thể điều chỉnh chế độ ăn thích hợp giúp bé nhanh phục hồi. Dưới đây là vài chỉ dẫn cần thiết giúp các bà mẹ – nhất là những người lần đầu làm mẹ – bớt phần lúng túng. Nếu do ngộ độc thức ăn Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn hay tiêu chảy thường mất nhiều nước và chất điện giải ở trong người. Vì vậy bạn phải cho trẻ uống nước đầy đủ đặc biệt là nước ozon và chế độ ăn nhiều nước như cháo, súp. Tuy nhiên không nên cho trẻ ăn các loại sinh tố, trái cây, kem hay nước ngọt có ga vào thời gian này sẽ làm bệnh thêm nặng. Nếu trẻ tiêu chảy, có thể dùng nước giá đỗ xanh để quấy bột, nấu cháo loãng để vừa giúp trẻ dễ ăn vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất đạm, bột. Khi trẻ bị táo bón Bạn nên pha loãng sữa hơn và cần cho trẻ ăn đủ số lượng hằng ngày. Ăn nhiều rau xanh, nhất là các loại rau có tính chất nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, rau dền; ăn thêm bưởi, cam, quýt, thanh long, chuối tiêu, đu đủ... Khi nấu bột và cháo, phải băm nhỏ rau và ăn cả cái. Ảnh: Inmagine
Khi bị táo bón, không nên cho trẻ ăn cà rốt, hồng xiêm, táo... Có thể dùng nước cốt khoai lang sống cho trẻ uống. Trẻ bị sốt Hãy cho trẻ ăn thức ăn như bình thường hay những món ăn mà bạn thích. Nếu trẻ lười ăn hãy chia thành nhiều bữa nhỏ tuy nhiên không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt. Khi bị sốt cơ thể nóng, khả năng tiết nước bọt giảm, vì vậy bạn phải bổ sung nước và cho bé ăn thức ăn dễ nuốt như cháo, súp, canh, các loại thực phẩm giàu chất đạm là sữa mẹ, sữa bò, sữa đậu nành, trứng, thịt cá... Cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả tươi, hoặc ăn thêm hoa quả để bù lại lượng nước bị mất do sốt. Cung cấp thêm vitamin A, vitamin C vì các bệnh nhiễm trùng có thể gây mất vitamin A qua phân, nước tiểu, dẫn đến nguy cơ thiếu vitamin A, đặc biệt là đối với trẻ suy dinh dưỡng. Bé bị viêm họng
www.Youtemplates.com sưu tầm từ Internet Không cho bé ăn đồ lạnh như kem hay nước ngọt có ga, thức ăn phải luôn nóng sốt như món sup thịt nạc thăn, khoai tây, cà rốt, bắp cải... ngoài ra pha một thìa cà phê mật ong vào tách trà loãng và cho bé uống hàng ngày. Bé ngạt mũi Ăn thức ăn nóng hay soúp gà sẽ làm bé bớt ngạt mũi và cho bé nhai kẹo bạc hà sẽ bớt ngạt mũi. Thường xuyên rửa mũi bé bằng nước muối sinh lý.
Theo TGSĐ - http://thegioisanhdieu.timnhanh.com/m/sanh_dieu/chi_tiet/65267