Câu1: Thế nào là dạng bào chế ? Trình bày tóm tắt cách phân loại dạng bào chế ?
-
Dạng bào chế (dạng thuốc) : là sản phẩm cuối cùng của quá trình bào chế, trong đó dược chất được pha chế và trình bày dưới dạng thích hợp để đảm bảo an toàn hiệu quả, thuận tiện cho người dùng, dễ bảo quản và giá thành hợp lý. Phân loại dạng bào chế: Theo thể chất: + Các dạng thuốc lỏng: siro thuốc, potio… + Các dạng thuốc mềm: cao mềm, thuốc mỡ… + Các dạng thuốc rắn: viên nén, nang cứng…
-
Theo đường dùng: + Dạng thuốc dung theo đường tiêu hóa: uống ,ngậm, nhai, đặt… + Dạng thuốc dung theo đường hô hấp: xông, hít, phun mù, nhỏ mũi… + Dạng thuốc dung theo đường da : thuốc mỡ, thuốc bột, cao dán… + Thuốc tiêm: tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm hoặc truyền nhỏ giọt tĩnh mạch…
-
Theo cấu trúc hệ phân tán: + Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán đồng thể: dung dịch thuốc uống, thuốc tiêm, dung dịch keo, dịch chiết dược liệu… + Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán dị thể: nhũ tương và hỗn dịch thuốc + Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán cơ học: thuốc bột, nang cứng, thuốc viên…
-
Theo nguồn gốc công thức: + Thuốc pha chế theo công thức dược dụng + Thuốc pha chế theo đơn Câu 2: Phân biệt chế phẩm bào chế và biệt dược Chế phẩm
- Chế phẩm là sản phẩm bào chế nói chung của một dược chất. - Ví dụ: - Aspirin có nhiều chế phẩm viên nén: viên bao tan ở ruột 500 mg và 100 mg viên, viên đệm, viên sủi bọt, cốm sủi bọt, ... - Vitamin C được bào chế dưới dạng thuốc viên nén không bao, viên bao, viên sủi bọt, viên ngậm, viên nang cứng, thuốc tiêm, ... * Biệt dược Biệt dược là chế phẩm bào chế lưu hành trên thị trư¬ờng dưới một tên thương mại do nhà sản xuất đặt ra. Ví dụ: - Viên nén chứa paracetamol có nhiều biệt dược như Pamol, Panadol, Dafalgan, Pacemol, Valadol, ... - Viên nang cứng chứa amoxicilin có các biệt dược như Amolin, Amopen, Moxalin, Danoxillin, Zamocillin… Câu 3: Trình bày khái niệm sinh dược học và sinh khả dụng Sinh dược học là môn học nghiên cứu các yếu tố thuộc về lĩnh vực bào chế và thuộc về trong cơ thể nhằm nâng cao hiệu quả điều trị của chế phẩm đó Sinh khả dụng là đại lượng chỉ tốc độ và mức độ hấp thu dược chất từ một chế phẩm bào chế vào tuần hoàn chung một cách nguyên vẹn và đưa đến nơi tác dụng
-
-
-
-
-
-
Câu4: Định nghĩa và phân loại dung dịch thuốc Khái niệm dung dịch thuốc: là những chế phẩm lỏng, được điều chế bằng cách hòa tan một hoặc nhiều dược chất trong một dung môi hoặc một hỗn hợp dung môi. Dung dịch thuốc có thể dùng trong hoặc dùng ngoài. Phân loại dung dịch thuốc: Phân loại theo cấu trúc hóa lý: dung dịch thuốc bao gồm: + dung dịch thật + dung dịch keo + dung dịch cao phân tử Phân loại theo trạng thái tập hợp: + Dung dịch chất rắn trong chất lỏng + Dung dịch chất lỏng trong chất lỏng + Dung dịch chất khí trong chất lỏng Phân loại theo bản chất dung môi: + dung dịch nước + dung dịch dầu + dung dịch cồn Phân loại theo xuất xứ công thức pha chế: + dung dịch pha chế theo công thức quy định trong Dược điển gọi là dung dịch dược dụng + dung dịch pha chế theo đơn của bác sĩ gọi là dung dịch pha chế theo đơn Câu 5: Ưu, nhược điểm của dung dịch thuốc nói chung Ưu điểm: So với các dạng thuốc rắn (bột,viên, nang): + Dễ nuốt (đặc biệt là với trẻ em, người cao tuổi): chuyển dược chất dạng rắn sang lỏng + Hấp thu nhanh : quá trình sinh dược học không qua LD + Ít kích ứng niêm mạc do dược chất đã pha loãng + Kích thước BC tương đối đơn giản, đầu tư không cao So với hỗn dịch: chia liều chính xác hơn Nhược điểm: Dược chất kém ổn định, tuổi thọ ngắn hơn dạng thuốc rắn Dễ bị nhiễm khuẩn , nhất là dung dịch nước Vị khó chịu thể hiện rõ: do dược chất đã hòa tan Chia liều kém chính xác hơn các dạng phân liều Tỉ lệ hư hao cao trong sản xuất cao hơn thuốc rắn Cồng kềnh, khó vận chuyển và bảo quản Câu 6: Cho biết vai trò của từng thành phần có trong từng công thức dung dịch thuốc được viết ở phần “một số công thức dung dịch thuốc Công thức 1: Dung dịch Lugol Iod 1g Kali iodid 2g Nước tinh khiết vừa đủ 100ml Khi pha dung dịch Lugol trước hết phải hòa tan Kali iodid trong lượng nước gấp đôi lượng Kali iodid, cho tiếp iod vào hòa tan hoàn toàn rồi them nước vừa đủ theo công
thức, lọc dung dịch bằng bông, đóng thuốc vào chai thủy tinh màu, nắp kín. Dung dịch có tác dụng chữa bướu cổ đơn thuần, uống theo giọt sau khi đã pha loãng với nước. Iod và Kali iodid tạo thành dẫn chất dễ tan KI3, dễ tan trong cồn và nước. Nước tinh khiết là dung môi
Công thức 2: Siro đơn chế nóng Saccarose 175g Nước cất vừa đủ Dung dịch long trắng trứng 1/200 4,5ml Khi pha siro đơn chế nóng, ta phải hòa tan đường trước trên bếp , sau đó ta sẽ cho từ từ dung dịch long trắng trứng vào không khuấy đến khi sôi. Để nguội khoảng 60-70oC rồi hớt bọt, lọc nóng thu được siro đơn. Siro đơn làm dẫn chất để điều chế siro thuốc Saccarose là chất điều vị, dung dịch long trắng trứng tạo tủa và làm trong siro, nước cất là dung môi hòa tan đường
Công thức 3: Siro ho trẻ em Natri benzoate 0,5g Natri bromid 0,5g Siro cánh kiến trắng 15g Siro đơn vừa đủ 100g Cho siro cánh kiến trắng vào chai đựng thành phẩm trước. Cân siro đơn vừa pha vào cốc có mỏ rồi đun nóng nhẹ, cho thêm Natri benzoate và Natri bromid vào siro nóng, sau đó lọc qua màng lọc thu dịch lọc. để nguội rồi rót vào chai chứa siro cánh kiến trắng rồi lắc đến đồng nhất. đóng nắp và dán nhãn theo quy định. Siro ho dùng để chữa long đờm, giảm ho cho trẻ em Natri benzoate là chất bảo quản; Natri bromid giúp an thần, giảm ho; siro cánh kiến trắng tác dụng chữa ho; siro đơn là dẫn chất hòa tan các dược chất
Công thức 4: Potio có tinh dầu Calci gluconat 5g Natri benzoate 2,5g Tinh dầu khuynh diệp XXVIII giọt Siro đơn 25g Nước cất 75ml Saccarose 2g Hòa Calci gluconat trong sôi, sau đó để nguội rồi lọc thu được dung dịch 1. Hòa Natri benzoate trong nước nóng sau đó lọc thu được dung dịch 2. Nghiền đường thành bột mịn rồi cho thêm tinh dầu vào trộn đều sau đó cho thêm siro đơn rồi khuấy kĩ ta được hỗn hợp 3. Cho dung dịch 1 vào hỗn hợp 3 rồi khuấy kĩ, cho tiếp dung dịch 2 vào rồi khuấy tiếp. sau đó bổ sung nước cất vừa đủ, đóng chai nút kín dán nhãn đúng quy chế. Potio chữa ho cho người lớn. Calci gluconat là dược chất; Natri benzoate là chất bảo quản đồng thời giảm ho; tinh dầu khuynh diệp phòng và điều trị các vấn đề liên quan đến đường hô hấp; siro đơn và saccarose là chất điều vị, làm dẫn chất; nước cất là dung môi.
Công thức 5: Dung dịch thuốc nhỏ mắt Cloramphenicol 0,4% Cloramphenicol 0,4g Acid boric 1,1g Natri borat 0,2g Natri clorid 0,2g Benzalkonium clorid 0,002g Nước cất pha tiêm vừa đủ 100ml Hòa tan Acid boric trong nước sôi, sau đó hòa tan tiếp Natri borat và Natri clorid vào dung dịch. Để dung dịch nguội khoảng 60oC rồi hòa tan Cloramphenicol, thêm Benzalkonium clorid rồi hòa tan tiếp sau đó đo và điều chỉnh PH trong khoảng từ 7-7,5. Thêm nước vừa đủ rồi khuấy đều và lọc bằng máy lọc thu dịch lọc, đóng lọ và ghi nhãn đúng yêu cầu. Dung dịch dùng khi nhiễm khuẩn mắt. Cloramphenicol là dược chất; Acid boric và Natri borat là chất tạo hệ đệm; Natri clorid là chất đẳng trương; Benzalkonium clorid là chất bảo quản; nước cất pha tiêm là dung môi
Công thức 6: Nhũ tương dùng ngoài Clorocid Clorocid 0,5g Thymol 0,05g Dung dịch acid boric 3% 6,25g Dung dịch natri clorid 0,9% 6g Lanolin 4g Vaselin 17g Dầu lạc trung tính 16g Cho dầu lạc vào đun cách thủy rồi cho Thymol vào hòa tan, cho riêng dung dịch acid boric và dung dịch natri clorid vào cốc khác rồi đun nóng. Cho riêng Lanolin và Vaselin vào bát sứ đun nóng và khuấy đều thu được HH1. cho Clorocid vào cối nghiền mịn rồi thêm đồng lượng dầu lạc trung tính thu được HH2. Phối HH1 với HH2 trong cối sau đó cho từ từ dung dịch nước đã đun nóng , dùng chày đánh nhanh, mạnh, liên tục cho tới khi nhũ hóa hoàn toàn. Cho tiếp dầu lạc đã hòa tan Thymol vào cối, đánh đều sau đó đóng hộp và dán nhãn theo yêu cầu. Nhũ tương dùng chữa vết thương có mủ, lở loét ngoài da. Clorocid là dược chất; pha dầu là Thymol, vaselin, dầu lạc trung tính và lanolin; pha nước là dung dịch acid boric 3% và dung dịch natri clorid 0,9%; chất nhũ hóa là Lanolin
Công thức 7: Hỗn dịch Antacid Nhôm hydroxyd 4g Magnesi hydroxyd 4g Gôm xanthan 0,25g Natri saccarin 0,05g Natri benzoate 0,5g Dung dịch sorbitol 70% 70g Vanilin 0,01g Nước tinh khiết vừa đủ 100ml Đầu tiên ta ngâm Gôm xanthan với nước để trương nở hoàn toàn, sau đó ta sẽ đi nghiền mịn Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxyd trộn thành bột kép đồng nhất trong cối. thêm
Gôm xanthan đã trương nở vào cối rồi nghiền kĩ hỗn hợp thành bột nhão, sau đó thêm dần Dung dịch sorbitol vào hỗn hợp rồi phân tán và kéo đều. Ta hòa tan Natri benzoate và natri saccharin vào cốc có mỏ rồi phối hợp dung dịch này vào hỗn dịch trong cốc có chân, thêm Vanilin rồi khuấy đều, sau đó bổ sung nước tinh khiết vừa đủ và khuấy đều. đóng chai và dán nhãn đúng quy chế. Kết hợp với các thuốc khác trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, giảm đau, giảm ợ chua, khó tiêu. Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxyd để trung hòa acid; Gôm xanthan là chất làm dày và tăng độ nhớt của hỗn dịch; Natri saccharin là chất tạo ngọt nhân tạo; Natri benzoate là chất bảo quản; dung dịch sorbitol 70% là chất tạo ngọt, giữ ẩm; Vanilin là chất điều hương; nước tinh khiết là dung môi
-
-
Công thức 8: Cồn quế Vỏ quế (bột nửa mịn) 200g Ethanol 80% vừa đủ Xác định nồng độ ethanol và pha ethanol 80%: Ta sẽ xác định nhiệt độ của ethanol bằng nhiệt kế và đọc hàm lượng ethanol biểu kiến bằng tửu kế. từ đó ta sẽ tính được lượng ethanol cao độ và nước cần lấy để pha ethanol 80% Điều chế cồn quế: Làm ẩm cồn quế bằng ethanol 80% với lượng vừa đủ, để yên trong 2-3h. cho dược liệu đã thấm ẩm vào bình ngấm kiệt sau đó đổ từ từ ethanol vào bình cho đến khi vài giọt dung môi chảy ra, đổ tiếp ngập dược liệu và ngâm trong 24h, sau đó ta sẽ rút dịch chiết, để lắng rồi gạn lấy dịch trong, đóng lọ dán nhãn đúng quy định (kiểm tra lại hàm lượng ethanol pha được và điều chỉnh nếu cần) Cồn quế uống vào chữa đau bụng, đi ngoài, cảm lạnh và làm nguyên liệu pha chế các thuốc khác. Cồn quế là dược chất,ethanol 80% là dung môi.
Câu 7: Mô tả tóm tắt quy trình bào chế dung dịch thuốc bằng sơ đồ
-
Câu 8: Các thành phần của dung dịch thuốc Bao gồm : dung môi và chất tan Dung môi: là môi trường phân tán , là chất mang của dược chất để đưa dược chất vào cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến độ ổn định của thuốc. Dung môi phải không được có tác dụng dược lý, không độc hại,không tương kỵ với dược chất và đồ bao gói Dung môi : nước; nước cất và nước khử khoáng ( điều chế từ nước) Dung môi thân nước/ phân cực : ethanol; glycerin; glycol và các dẫn chất (butylene glycol và propylene glycol) Dung môi thân dầu/ không phân cực: dầu thực vật, cloroform Chất tan: bao gồm dược chất và các chất phụ Dược chất đảm bảo yêu cầu dễ tan trong dung môi pha chế, ổn định, mùi vị dễ chịu Các chất phụ: + Chất phụ ổn định ( chống oxy hóa, chống thủy phân…) + Chất làm tăng độ tan + Chất bảo quản (chống vi khuẩn, nấm mốc) + Chất tạo hệ đệm PH, điều chỉnh PH ( đảm bảo độ ổn định, sinh khả dụng của thuốc, tránh kích ứng…) + Các chất đẳng trương ( thường dùng trong dung dịch thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt)
Câu 9: Trình bày chi tiết những công việc phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị trước khi pha chế dung dịch thuốc? Chuẩn bị trước khi pha chế DDT
1.Chuẩn bị cơ sở, dụng cụ, thiết bị pha chế Phòng pha chế, bàn pha chế, các dụng cụ và thiết bị máy móc dùng trong pha chế phải được lau, rửa, vệ sinh sạch trước và sau khi pha chế theo đúng các quy trình thao tác chuẩn đã được quy định bằng văn bản cụ thể áp dụng trong từng cơ sở pha chế – sản xuất. 2.Chuẩn bị nguyên, phụ liệu Tất cả các dung môi, hoá chất, bao bì, hòm, hộp, nhãn ... trước khi đưa vào pha chế – sản xuất phải được kiểm nghiệm theo các tiêu chuẩn áp dụng đối với từng nguyên, phụ liệu và chỉ được sử dụng khi đã có phiếu kiểm nghiệm xác nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng đã công bố. 3.Chuẩn bị bao bì Bao bì dùng để đóng thuốc phải được rửa sạch trong, ngoài bằng nước xà phòng, rửa sạch xà phòng bằng nước, tráng lại bằng nước tinh khiết, sấy khô hoặc làm khô bằng phương pháp thích hợp (tuỳ vật liệu làm bao bì là thuỷ tinh hay chất dẻo). Bao bì cần được xử lý ngay trước khi đóng thuốc. Trường hợp, bao bì đã xử lý nhưng để lâu cần phải xử lý lại trước khi đóng thuốc. Câu 10: Cho biết các nguyên tắc cần áp dụng trong quá trình hòa tan chất tan vào dung môi khi pha chế dung dịch thuốc? - Chất ít tan trước, chất dễ tan sau - Pha hỗn hợp DM trước - Chất làm tăng độ tan trước DC - Sử dụng dung môi trung gian: hòa tan DC vào DM trung gian trước rồi phối hợp từ từ vào DD - Hòa tan các chất chống oxy hóa, các hệ đệm, chất bảo quản trước khi hòa tan DC - Cồn thuốc, cao lỏng ( pha potio): phối hợp với DM có độ nhớt cao trước - Các chất làm thơm, dễ bay hơi: hòa tan sau/ dụng cụ kín Câu 11: Cho biết các phương pháp đóng dung dịch thuốc vào bao bì? Yêu cầu kiểm soát trong quá trình đóng thuốc? Đóng thuốc: - Dung dịch sau khi lọc và kết quả kiểm nghiệm bán thành phẩm đạt yêu cầu sẽ được đóng vào bao bì đã được xử lý. Tùy theo quy mô pha chế và điều kiện về thiết bị, có thể thực hiện đóng thuốc vào chai (lọ) bằng cách: Đóng thủ công: bình chưa dung dịch thuốc được đặt lên một giá cao hơn so với mặt bàn ngồi đóng thuốc, dung dịch thuốc sẽ tự chảy từ bình chứa vào chai (lọ) theo một ống chất dẻo hoặc ống cao su có đường kính thích hợp nhờ chênh lệch về áp suất thủy tĩnh. Khi dịch thuốc chảy vào chai (lọ) đạt đến thể tích yêu cầu (so sánh ước lượng với ngấn thể tích của các chai thuốc làm mẫu) thì kẹp đầu ống lại và chuyển đầu ống sang chai lọ khác, mở kẹp cho dung dịch chảy vào chai (lọ). Thuốc đóng đến đâu cần đậy nắp ngay đến đó để hạn chế ô nhiễm từ môi trường vào thuốc. Thể tích thuốc đóng vào từng chai (lọ) để làm mẫu so sánh được đong bằng ống đong. Cần đóng 5 đến 10ml chai (lọ) mẫu đặt trước mặt khi đóng thuốc để dễ so sánh. Đóng bằng máy bán tự động: quá trình đóng dung dịch thuốc vào chai (lọ) được thực hiện bằng một máy bơm dịch ngắt, mở theo chu kỳ hoạt động máy. Thể tích hay khối lượng thuốc đóng vào từng chai (lọ) được điều chỉnh theo ý muốn của người vận hành máy ngay từ khi bắt đầu đóng thuốc. Quá trình tiếp chai (lọ) và đậy nắp vẫn phải làm thủ công. Đóng thuốc bằng máy tự động: qua trình tiếp chai (lọ), đóng thuốc, đậy nắp và có thể các khâu dán nhãn, in số kiểm soát được thực hiện tự động bằng một hệ thống máy liên hoàn.
-
Kiểm tra giới hạn cho phép về thể tích thuốc trong quá trình đóng chai: dù quá trình đóng dung dịch thuốc vào chai (lọ) được làm thủ công hay tự động, đều phải định kỳ ( quy định theo thời gian hoặc theo số sản phẩm đã đóng) kiểm tra lại thể tích thuốc đã đóng vào chai (lọ) có nằm trong giới hạn cho phép không. Nếu không đạt yêu cầu phải điều chỉnh kịp thời. Dược điển Việt Nam 4 (2009) có quy định giới hạn cho phép về thể tích áp dụng đối với từng loại dung dịch cụ thể như ghi ở bảng 2.2. với quy định này, thể tích dung dịch thuốc thực đóng trong chai (lọ) đều phải lớn hơn so với thể tích ghi trên nhãn thuốc. Giới hạn cho phép về thể tích theo dược điển Việt Nam 4 Loại thuốc Dung dịch thuốc uống
Siro thuốc
Thuốc dung ngoài
Thể tích ghi trên nhãn Tới 20ml Trên 20ml tới 50ml Trên 50ml tới 150ml Trên 150ml Tới100ml Trên 100ml tới 250ml Trên 250ml Tất cả các loại
Giới hạn cho phép +10% +8% +6% +4% +10% +8% +6% +10%
Câu 12: cho biết các chỉ tiêu chất lượng của dung dịch thuốc và nguyên tắc kiểm tra? Nói chung, tiêu chuẩn chất lượng áp dụng với dung dịch thuốc gồm có các chỉ tiêu: - Về cảm quan: dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng trong suốt, có màu, mùi, vị đặc trưng riêng, được quy định cụ thể đối với từng chế phẩm. Kiểm tra bằng cảm quan, chế phẩm phải đạt các yêu cầu đã nêu trong tiêu chuẩn của chế phẩm đó. - Sai số về thể tích thuốc: phải đạt giới hạn cho phép về thể tích áp dụng đối với từng loại dung dịch như ghi ở bảng 2.2. Xác định bằng cách lấy 5 đơn vị bất kỳ (chai, lọ ..) xác định thể tích từng đơn vị bằng ống đong chuẩn, sạch, khô, có độ chính xác phù hợp. Thể tích mỗi đơn vị phải nằm trong giới hạn cho phép. - pH: áp dụng đối với các dung dịch nước. Xác định bằng máy đo pH. Chế phẩm phải có pH nằm trong khoảng giá trị pH đã công bố trong tiêu chuẩn chất lượng của chế phẩm đó. - Tỷ trọng: là chỉ tiêu chất lượng thường được quy định với các siro thuốc. Để xác định tỷ trọng của siro thuốc có thể dùng tỷ trong kế để đo hoặc cân xác định khối lượng của một thể tích thuốc nhất định rồi tính tỷ trọng theo công thức trong đó d là tỷ trọng, m là khối lượng siro (gam), v là thể tích siro ứng với khối lượng đã cân (mililít). Siro thuốc thường có tỷ trọng từ 1,28 đến 1,32. - Định tính: chế phẩm phải cho phản ứng dương tính của dược chất. Thử theo phương pháp ghi trong tiêu chuẩn chất lượng của từng chế phẩm cụ thể. - Hàm lượng dược chất: theo Dược điển Việt Nam 4, giới hạn cho phép về hàm lượng dược chất áp dụng đối với các dung dịch thuốc như ghi ở bảng 2.3. Bảng 2.3. Giới hạn cho phép về hàm lượng dược chất trong dung dịch thuốc Loại thuốc Lượng ghi trên nhãn Giới hạn cho phép Dung dịch Mọi hàm lượng ± 10 % -Tiến hành định lượng dược chất trong dung dịch thuốc theo phương pháp ghi trong tiêu chuẩn của từng chế phẩm cụ thể. Hàm lượng dược chất phải nằm trong giới hạn cho phép. - Giới hạn tạp chất: đối với các dung dịch thuốc có dược chất dễ bị phân huỷ và sản phẩm phân huỷ có độc tính cao thì trong tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm người ta còn quy định phải thử giới hạn tạp chất. - Độ nhiễm khuẩn:
Nguyên tắc thử là nuôi cấy mẫu thuốc trong môi trường nuôi cấy thích hợp để phát hiện xem có vi khuẩn hay nấm men, nấm mốc phát triển hay không. Dung dịch thuốc uống và thuốc dùng ngoài có thể có khuẩn lạc nhưng phải nằm trong giới hạn cho phép về độ nhiễm khuẩn như quy định trong Dược điển Việt Nam 4, phụ lục 13. 7 (trang PL 266).16 Câu 13: định nghĩa và phân loại thuốc tiêm- tiêm truyền? 1. Thuốc tiêm: + Định nghĩa: Thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn, có thể là dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương hoặc bột khô khi tiêm mới pha lại thành dung dịch hay hỗn dịch để tiêm vào cơ thể theo những đường tiêm khác nhau. + Phân loại: - Dựa theo đường tiêm thuốc: thuốc tiêm dưới da, thuốc tiêm bắp, thuốc tiêm tĩnh mạch, thuốc tiêm truyền tĩnh mạch. - Dựa theo hệ phân tán: thuốc tiêm dung dịch, thuốc tiêm hỗn dịch, thuốc tiêm nhũ tương, thuốc tiêm dạng bột vô khuẩn. - Dựa theo bản chất của dung môi: thuốc tiêm nước và thuốc tiêm dầu - Dựa theo nguồn gốc và mục đích sử dụng: thuốc tiêm pha từ các hóa chất vô cơ hay hữu cơ, thuốc tiêm là các sản phẩm sinh học ( vaccin, kháng độc tố), thuốc tiêm dùng để chuẩn đoán bệnh (thuốc cản quang, thuốc nhuộm để kiểm tra chức năng của một số cơ quan nội tạng), thuốc tiêm có gắn chất phóng xạ để chuẩn đoán hay điều trị bệnh. - Dựa theo liều dùng: thuốc tiêm liều nhỏ và thuốc tiêm liều lớn ( thuốc tiêm dùng với liều > 100 mililít cho một lần tiêm truyền) 2. Thuốc tiêm truyền: - Định nghĩa: thuốc tiêm truyền là những chế phẩm thuốc nước vô khuẩn, có thể là dung dịch nước hoặc nhũ tương dầu trong nước, không có chất gây sốt, không có chất sát khuẩn, thường đẳng trương với máu, dùng để tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch chậm với thể tích lớn Câu 14: Nêu ưu, nhược điểm của thuốc tiêm – tiêm truyền? Ưu điểm - Tiêm thuốc có tác dụng nhanh, nhất là khi tiêm tĩnh mạch, thậm chí có tác dụng tức thời nếu tiêm trực tiếp vào cơ quan đích nên rất thích hợp trong những trường hợp cấp cứu. - Thuốc tiêm là dạng thuốc thích hợp với dược chất hoặc bị phân huỷ hoặc không hấp thu được hoặc kích ứng mạnh đường tiêu hoá khi dùng theo đường uống. - Tiêm thuốc là đường dùng thích hợp khi bệnh nhân không uống được (ngất, phẫu thuật đường tiêu hoá ...), khi bệnh nhân không hợp tác với thầy thuốc. - Thuốc tiêm truyền có thể bổ sung nhanh nước, chất điện giải, thể tích huyết tương, chất dinh dưỡng ... khi cơ thể bệnh nhân bị mất nước, mất chất điện giải, mất máu hoặc không ăn, uống được trong một thời gian dài. Nhược điểm - Thuốc được tiêm trực tiếp vào các mô, bỏ qua các hàng rào bảo vệ sinh học của cơ thể như da và niêm mạc. Do vậy, thuốc tiêm phải vô khuẩn. Nếu thuốc tiêm không vô khuẩn sẽ gây nhiễm khuẩn rất nguy hiểm cho bệnh nhân. - Khi tiêm thuốc quá liều, tiêm thuốc sai chỉ định về đường tiêm sẽ gây tai biến nặng, thậm chí tử vong. - Khác với các dạng thuốc uống, bệnh nhân không thể tự tiêm thuốc. Chỉ những người có chuyên môn nhất định mới được phép tiêm thuốc cho bệnh nhận. - Chỉ có thể bào chế được thuốc tiêm đạt yêu cầu chất lượng khi có cơ sở, thiết bị và nhân lực
được đào tạo theo đúng các quy định về thực hành tốt sản xuất thuốc vô khuẩn. Câu 15: đặc tính của thuốc tiêm truyền? Thuốc tiêm truyền là một loại thuốc tiêm, vì vậy các thuốc tiêm truyền phải đạt tất cả các yêu cầu chất lượng quy định đối với thuốc tiêm. Nhưng thuốc tiêm truyền được truyền trực tiếp vào máu với liều hàng trăm mililít trở lên. Do đó, thuốc tiêm truyền có một số đặc tính riêng khác với thuốc tiêm nói chung: - Thuốc tiêm truyền không chứa các dược chất có hoạt lực mạnh và các chất sát khuẩn. - Dung môi để pha thuốc tiêm truyền là nước cất để pha thuốc tiêm. Dược chất phải hoà tan hoàn toàn trong nước thành dung dịch thật hay dung dịch keo. Nếu trong thành phần của thuốc tiêm truyền có dầu thực vật, thì dầu phải được phân tán vào nước dưới dạng nhũ tương dầu trong nước. - Thuốc tiêm truyền thường là dịch đẳng trương với máu. Trường hợp là dung dịch ưu trương phải truyền với tốc độ chậm. - Thuốc tiêm truyền không có chất gây sốt, không có nội độc tố vi khuẩn. - Dung dịch thuốc tiêm truyền có yêu cầu rất cao về độ trong (xem phần yêu cầu chất lượng thuốc tiêm). Nhũ tương tiêm truyền dạng dầu trong nước phải có kích thước giọt phân tán của pha dầu nhỏ hơn 0,5 mcm. Câu 16: Cho biết vai trò của từng thành phần trong một số công thức thuốc tiêm- tiêm truyền được trích dẫn trong tài liệu? ( bỏ ) Câu 17: Cần phải làm gì để hạn chế sự oxy hóa dược chất trong thuốc tiêm? Nếu dược chất bị oxy hoá, hàm lượng dược chất sẽ giảm, hàm lượng các chất phân huỷ tăng, hiệu lực điều trị và độ an toàn của thuốc sẽ giảm. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng của thuốc phải áp dụng đồng thời các biện pháp sau: - Dùng dược chất, hoá chất, dung môi tinh khiết, để hạn chế đưa vào thuốc các gốc tự do và các ion kim loại nặng. - Thêm vào thuốc các chất chống oxy hoá thích hợp. Có thể dùng: + Các muối sulfit như natri sulfit, natri bisulfit, natri methabisulfit và natri dithionit (công thức 3.6, 3.9). + Các chất khử như acid ascorbic, cystein, thioure, Rongalit ... + A-tocoferol, butyl hydroxytoluen (BHT), butyl hydroxyanisol (BHA), propyl gallat ... dùng cho các thuốc tiêm dầu. - Thêm các chất tạo phức như dinatri edetat và một số acid đa chức như acid citric, acid tartric để khoá ion kim loại nặng. - Điều chỉnh pH của thuốc tiêm về giá trị thích hợp, mà tại khoảng pH đó, tốc độ phản ứng oxy hoá dược chất là thấp nhất. - Loại oxy hoà tan trong nước cất ngay trước khi pha thuốc bằng cách đun sôi nước hoặc sục khí nitơ. - Đóng ống (lọ), hàn ống (đậy nắp) trong dòng khí nitơ để thay thế không khí có oxy ở đầu ống bằng khí trơ. Đây là biện pháp chống oxy hoá dược chất rất hiệu quả nên có thể giảm bớt nồng độ các chất chống oxy hoá cần đưa vào thuốc mà vẫn đạt được mục đích.
- Bảo quản thuốc tránh ánh sáng. - Tiệt khuẩn đúng nhiệt độ và thời gian tiệt khuẩn cần thiết. Câu 18: yêu cầu chung về nhà xưởng, thiết bị dùng trong pha chế, sản xuất thuốc tiêm-tiêm truyền 1. Nhà xưởng và thiết bị 1.1. Nhà xưởng - Thuốc tiêm, tiêm truyền là những chế phẩm thuốc vô khuẩn. Vậy phải có nhà xưởng đạt yêu cầu cho phép sản xuất các chế phẩm vô khuẩn. - Hệ thống nhà xưởng phải được bố trí xắp xếp theo một trật tự hợp lý, phù hợp với trình tự các thao tác có yêu cầu mức độ sạch và vô khuẩn khác nhau, để loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất sự nhiễm chéo giữa các khu vực. - Trong phòng, bề mặt tường, sàn, trần làm bằng các vật liệu nhẵn, không thấm, không nứt nẻ, không có các khe, hốc, các gờ nổi để không gây bụi hay giữ bụi, dễ rửa sạch, chịu được các chất tẩy rửa và sát trùng. - Phòng vô khuẩn (có cấp độ sạch cao nhất) chỉ nên có diện tích và không gian phù hợp với quy mô sản xuất để đảm bảo được mức độ vô khuẩn cần thiết. - Rửa và dùng các chất sát khuẩn có thể làm sạch các bụi bẩn và các vi sinh - vật trên bề mặt tường, trần, sàn và bề mặt các thiết bị pha chế trong phòng. Tiệt khuẩn không khí bằng hoá chất như hơi formol hay bức xạ tử ngoại cũng không thể duy trì được mức độ sạch của không khí trong phòng do bị tái nhiễm trong quá trình sản xuất. Biện pháp tốt nhất để kiểm soát môi trường không khí đối với các phòng pha chế vô khuẩn là cấp khí bằng hệ thống lọc và điều hoà không khí. - Hệ thống lọc không khí (laminar airflow systems): không khí được thổi qua màng tiền lọc (các tiểu phân bụi có kích thước lớn được giữ lại để bảo vệ màng lọc chính) rồi được nén qua màng lọc HEPA (high effiency particulate air) có kích thước lỗ lọc từ 0,20 đến 0,25 µm (có thể giữ lại 99,97% - 99,99 % số tiểu phân có kích thước 0,3 µm) đi vào khu vực pha chế. Toàn bộ thể tích không khí trong một diện tích bằng diện tích của màng HEPA sẽ chuyển dời với một tốc độ đồng nhất (0,54 m/giây) thành những lớp song song dọc theo chiều thổi của dòng không khí, sẽ tải trực tiếp các tiểu phân bụi tái nhiễm từ người pha chế, từ máy móc thiết bị, từ nguyên liệu ra khỏi phòng, duy trì độ vô khuẩn của môi trường không khí trong dòng thổi của hệ thống. Tuỳ quy mô pha chế - sản xuất mà sử dụng hệ thống cấp, lọc không khí thích hợp.
1.2. Dụng cụ, thiết bị - Để đong, đo chất lỏng: trong pha chế nhỏ dùng ống đong, bình đong. Trong sản xuất dùng máy bơm qua đồng hồ đo thể tích. - Để hoà tan: trong pha chế nhỏ dùng cốc chân, bình thuỷ tinh và dụng cụ khuấy thích hợp. Trong sản xuất dùng bồn pha chế bằng thép không gỉ có nắp kín, có máy khuấy điều chỉnh được tốc độ khuấy. - Thiết bị lọc: để lọc các dung dịch thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền có thể dùng phễu thuỷ tinh xốp G4, G5 hoặc màng lọc với thiết bị lọc thích hợp (xem kỹ thuật lọc ở bài 2). + Các màng có kích thước lỗ lọc 0,45 µm dùng lọc trong dung dịch. Các màng có kích thước lỗ 0,22 µm dùng lọc vô khuẩn dung dịch. - Máy đóng thuốc tiêm: + Để đóng thuốc vào ống tiêm thuỷ tinh và hàn kín đầu ống phải có máy đóng - hàn ống tiêm . Máy đóng - hàn ống tiêm vận hành theo nguyên lý: ống tiêm được tự động tiếp vào máy nhờ khuôn tiếp ống, chuyển dịch tới vị trí kim đóng thuốc, thuốc được bơm vào ống nhờ một bơm pit tông (điều
chỉnh được thể tích thuốc cần đóng), ống thuốc tiếp tục được dịch chuyển tới đầu nạp khí trơ (khi cần loại không khí trong đầu ống bằng khí nitơ), sau đó ống thuốc được dịch chuyển tới ngọn lửa hàn đốt nóng chảy thuỷ tinh ở khoảng giữa đầu ống, cặp đầu ống vừa kéo vừa xoay, đầu ống tiêm được hàn kín, tròn và nhẵn. + Để đóng các dung dịch thuốc tiêm truyền vào chai cần có máy đóng dịch vận hành theo nguyên lý bơm pitton, bơm quay tròn hay áp suất nén định kỳ. - Thiết bị tiệt khuẩn: + Tủ sấy, máy sấy, lò sấy (nhiệt khô): để tiệt khuẩn bao bì và các dụng cụ pha chế bằng sứ, thuỷ tinh, kim loại và các chế phẩm thuốc tiêm dầu (thời gian và nhiệt độ tiệt khuẩn xem bài 2). + Nồi hấp (nhiệt ẩm): để tiệt khuẩn nút cao su và đa số các thuốc tiêm có thành phần bền với nhiệt (kỹ thuật sử dụng, điều kiện và thời gian tiệt khuẩn xem bài 2). - Các thiết bị khác: nếu bào chế thuốc tiêm hỗn dịch hay nhũ tương phải có các thiết bị phân tán và đồng nhất hoá. Nếu bào chế thuốc tiêm đông khô phải có thiết bị đông khô ... Câu 19: Các chất đẳng trương thuốc tiêm - Một dung dịch đẳng trương với máu khi có áp suất thẩm thấu là 7,4 atm, độ hạ băng điểm là -0,52oC giống như huyết tương và không làm thay đổi thể tích tế bào máu trong nghiệm pháp Hematocrit. - Khi tiêm các dung dịch đẳng trương, tế bào mô tại vùng tiêm thuốc không bị thay đổi thể tích, không gây tai biến. - Trái lại, nếu tiêm thuốc không đẳng trương, tế bào mô tại vùng tiêm thuốc sẽ phồng to hay xẹp lại, gây đau, thậm chí gây hoại tử tế bào nơi tiêm. Khi tiêm truyền gây phá máu và rối loạn điện giải. Vì thế, yêu cầu thuốc tiêm phải là dịch đẳng trương đối với máu. - Đa số các thuốc tiêm có chứa một lượng dược chất rất nhỏ so với lượng dung môi nên dung dịch thu được thường là nhược trương, vì vậy phải thêm các chất tan như natri clorid, natri sulfat hay glucose ... để đẳng trương dung dịch. Câu 20: so sánh quy trình xử lí bao bì đóng thuốc tiêm-tiêm truyền với quy trình xử lý bao bì đóng các thuốc khác *) Với các dây truyền sx thuốc tiêm- tiêm truyền, thuốc nhỏ mắt hiện đại, việc chế tạo bao bì được thực hiện đồng thời với quá trình pha chế thuốc theo những quy trình khép kín, khi đó Sẽ k có quy trình xử lý riêng bao bì Đối với bao bì được sản xuất riêng thì phải xử lý theo những quy trình nhất định và phải đạt yêu cầu sạch, vô khuẩn - Bao bì thủy tinh: Rửa sạch bằng nước, rửa sạch bằng dd xà phòng, rửa sạch xà phòng bằng nước (tốt nhất là dùng nước khử khoáng), tráng lại 2-3 lần bằng nước cất để pha thuốc tiêm (tốt nhất là dùng nước đã lọc qua màng lọc 0,45mm để tráng), tiệt khuẩn bằng nhiệt khô ở 180•c trong ít nhất 2h. Trong những trường hợp cần phải loại chất gây sốt 1 cách triệt để, sau khi rửa sạch xà phòng, có thể tráng bằng dd acid hydrocloric 10% hoặc hoặc dd sulfocromic - Bao bì chất dẻo Bao bì bằng chất dẻo cũng được xử lý tương tự như bao bì thủy tinh, nhưng chất dẻo dễ bị biến dạng dưới tác động của nhiệt do vậy phải lựa chọn phương pháp tiệt khuẩn thích hợp với từng loại chất dẻo. Bao bì bằng polypropylen hoặc polyetylen tỷ trọng cao có thể triệt khuẩn bằng nhiệt ẩm. Bao bì chất dẻo khác thường được triệt khuẩn bằng khí ethylen oxyd - Nút cao su
Rửa sạch bằng nước, luộc sôi với nước để loại bỏ parafin hoặc sáp trên bề mặt nút, rửa bằng dd chất tẩy rửa (dùng tetranatri pyrophosphat hoặc trinatri phosphat), rửa sạch bằng nước, tráng lại bằng nước cất pha tiêm ,tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm trong nồi hấp ở 121•c trong 30’ Việc rửa bao bì đóng thuốc tiêm thường được thực hiện bằng các máy rửa phù hợp với kiểu dáng và loại bao bì. Bao bì sau khi rửa và tiệt khuẩn đạt yêu cầu chỉ được dùng trong 1 khoảng thời gian quy định nếu quá thời gian quy định phải xử lý lại *) thuốc thông thường: Bao bì dùng để đóng thuốc phải được rửa sạch trong, ngoài bằng nước xà phòng, rửa sạch xà phòng bằng nước, tráng lại bằng nước tinh khiết, sấy khô hoặc làm khô bằng pp thích hợp (tuỳ vật liệu làm bao bì là thủy tinh hay chất dẻo). Bao bì cần được xử lý ngay trước khi đóng thuốc. Trường hợp bao bì đã xử lý nhưng để lâu cần phải xử lý lại trước khi đóng thuốc Câu 21: vẽ sơ đồ các công đoạn pha chế, sản xuất thuốc tiêm-tiêm truyền
Câu 22: những yêu cầu kĩ thuật phải thực hiện để pha chế-sản xuất được 1 chế phẩm thuốc tiêmtiêm truyền vô khuẩn Việc pha chế - sản xuất các chế phẩm thuốc vô khuẩn nếu chỉ dựa vào biện pháp tiệt khuẩn cuối cùng thì chế phẩm thu được chưa chắc đã đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối, do đó phải chú trọng thực hiện các biện pháp vệ sinh - vô khuẩn ở tất cả các công đoạn có liên quan trong quá trình pha chế sản xuất, bao gồm: nhà xưởng, môi trường không khí, thiết bị, hoá chất, bao bì và con người trực tiếp sản xuất, theo những quy trình vệ sinh, vô khuẩn được quy định cụ thể trong từng quy trình tháo tác chuẩn đã được thẩm định. Chuẩn bị cơ sở, thiết bị pha chế Ngay trước khi tiến hành pha chế, các phòng sản xuất và các thiết bị sẽ sử dụng trong quá trình pha chế - sản xuất phải được vệ sinh, lau rửa sạch, tiệt khuẩn đạt yêu cầu vô khuẩn. Đối với phòng pha chế vô khuẩn có thể tiến hành xử lý theo các bước sau: Lau rửa sạch tường, sàn, trần nhà bằng nước. Lau tiếp bằng các dung dịch chất sát khuẩn thích hợp như cloramin B hoặc cloramin T 2% hoặc dung dịch phenol 0,5%. Tiệt khuẩn không khí bằng dung dịch formaldehyd (đun nóng dung dịch formaldehyd 50% cho hơi formol lan toả vào không khí trong phòng, cần xử lý trước 1 đêm) và bằng đèn tử ngoại. Cho hệ thống cấp lọc khí hoạt động. Chuẩn bị hoá chất
Các hoá chất, dung môi có trong thành phần của thuốc tiêm sẽ pha chế – sản xuất phải được kiểm nghiệm 100% và chỉ được đưa vào sản xuất khi nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng như đã công bố trong quy trình sản xuất. Chuẩn bị bao bì Với các dây truyền sản xuất thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền, thuốc nhỏ mắt hiện đại, việc chế tạo bao bì được thực hiện đồng thời với quá trình pha chế thuốc theo những quy trình khép kín, khi đó sẽ không có quy trình xử lý riêng bao bì. Đối với bao bì được sản xuất riêng thì phải xử lý theo những quy trình nhất định và phải đạt yêu cầu sạch, vô khuẩn. - Bao bì thuỷ tinh: Rửa sạch bằng nước, rửa sạch bằng dung dịch xà phòng, rửa sạch xà phòng bằng nước (tốt nhất là dùng nước khử khoáng), tráng lại 2 - 3 lần bằng nước cất để pha thuốc tiêm (tốt nhất là dùng nước dã lọc qua màng 0,45 µm để tráng), tiệt khuẩn bằng nhiệt khô ở 180 0C trong ít nhất 2 giờ. Trong những trường hợp cần phải loại chất gây sốt một cách triệt để, sau khi rửa sạch xà phòng, có thể tráng bằng dung dịch acid hydrocloric 10% hoặc dung dịch sulfocromic. - Bao bì chất dẻo Bao bì bằng chất dẻo cũng được xử lý tương tự như bao bì thuỷ tinh, nhưng chất dẻo dễ bị biến dạng dưới tác động của nhiệt do vậy phải lựa chọn phương pháp tiệt khuẩn thích hợp với từng loại chất dẻo. Bao bì bằng polypropylen hoặc polyetylen tỷ trọng cao có thể tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm. Bao bì chất dẻo khác thường được tiệt khuẩn bằng khí ethylen oxyd. - Nút cao su Rửa sạch bằng nước, luộc sôi với nước để loại parafin hoặc sáp trên bề mặt nút, rửa bằng dung dich chất tẩy rửa (dùng tetranatri pyrophosphat hoặc trinatri phosphat), rửa sạch bằng nước, tráng lại bằng nước cất pha tiêm, tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm trong nồi hấp ở 121oC trong 30 phút. Việc rửa bao bì đóng thuốc tiêm thường được thực hiện bằng các máy rửa phù hợp với kiểu dáng và loại bao bì. Bao bì sau khi rửa và tiệt khuẩn đạt yêu cầu chỉ được dùng trong một khoảng thời gian quy định nếu quá thời gian quy định phải xử lý lại. Vệ sinh con người Những người tham gia trực tiếp trong dây truyền sản xuất phải được huấn luyện kỹ thuật vệ sinh cá nhân và phải tuân thủ các quy trình vệ sinh cá nhân đối với mọi người có liên quan đến các công đoạn sản xuất như: Rửa tay, thay quần áo chuyên dụng kể cả mũ, mạng, bọc giầy, găng tay cao su ... đã được xử lý vô khuẩn. Việc ra vào khu vực sản xuất vô khuẩn đang hoạt động phải tuân thủ theo những quy định cụ thể. Tiến hành pha chế Trong phòng vô khuẩn: - Tiến hành các công đoạn: cân hoá chất, đong dung môi, hoà tan các chất tan (chú ý trình tự hoà tan), điều chỉnh pH, điều chỉnh thể tích, kiểm soát quá trình, kiểm nghiệm bán thành phẩm giống như khi pha chế dung dịch thuốc (xem phần trình tự pha chế dung dịch thuốc ở bài 2). - Lọc trong dung dịch qua màng có lỗ lọc 0,45 µm. Phải kiểm tra sự nguyên vẹn của màng trước khi lọc và độ trong của dịch lọc. - Vô khuẩn bằng cách lọc: các dung dịch thuốc tiêm có thành phần không bền với nhiệt, không tiệt khuẩn được bằng nhiệt thì thực hiện vô khuẩn bằng cách lọc qua màng có lỗ lọc 0,22 µm. Dịch lọc vô khuẩn được đóng ống (chai, lọ), hàn kín (đậy nắp) ngay trong điều kiện vô khuẩn. - Đóng thuốc (đóng - hàn ống với thuốc tiêm hoặc đóng chai hay túi với thuốc tiêm truyền): phải định kỳ kiểm tra thể tích thuốc đã đóng vào ống (chai) để điều chỉnh kịp thời trong quá trình đóng thuốc, đảm bảo đủ thể tích quy định. - Tiệt khuẩn bằng nhiệt: áp dụng với các thuốc tiêm bền với nhiệt và phải tiệt khuẩn ngay sau khi đóng thuốc. + Tiệt khuẩn dung dịch thuốc tiêm dầu bằng nhiệt khô ở 1800C/30 phút.
+ Tiệt khuẩn các dung dịch thuốc tiêm nước bằng nhiệt ẩm ở nhiệt độ và thời gian được quy định với từng chế phẩm cụ thể. - Các công đoạn tiếp theo là ghi nhãn, đóng gói, kiểm nghiệm thành phẩm và nhập kho (chỉ nhập kho khi kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng). Câu 23: yêu cầu tiêu chuẩn thuốc tiêm-tiêm truyền và nguyên tắc kiểm tra 1. Chỉ tiêu cảm quan: - Thuốc k màu hoặc có màu dược chất - Thuốc tiêm nhũ tương k đc có biểu hiện tách lớp - Thuốc tiêm là hỗn dịch có thể lắng cặn nhưng phải phân tán đồng nhất ngay khi lắc nhẹ và phải giữ đc sự phân tán đồng nhất đó trong thời gian đủ để lấy đc đúng liều thuốc cho vào bơm tiêm. Thuốc tiêm hỗn dịch chứa các tiểu phân phân tán có kích thước nhỏ hơn 15 µm - Thuốc tiêm bột đóng lọ phải đạt quy định về hàm ẩm (theo tiêu chuẩn của chế phẩm). thuốc phải nhanh chóng chuyển thành dd trong suốt hay hỗn dịch đồng nhất khi cho d/môi vào lắc nhẹ - Thuốc tiêm dd (bao googm cả dd dc pha lại từ thuốc tiêm bột vô khuẩn) phải đạt độ trong suốt cho phép, đặc biệt đối với thuốc tiêm tĩnh mạch và thuốc tiêm truyền Nguyên tắc kiểm tra: DĐVN III : thuốc tiêm-tiêm truyền k đc có vật thể phát hiện bằng mắt thường khi quan sát bằng dụng cụ soi tiểu phân. Và khi đếm số tiểu phân đc giữ lại trên màng lọc sau khi lọc 25ml dd cần ktra qua màng lọc có lỗ lọc 1µm bằng kính hiển vi, k đc quá 20 tiểu phân có kích thước > 10µm, 5 tiểu phân có kích thước ≥ 25µm và k đc có tiểu phân xó kích thước 50µm 2. Định tính, định lượng: Định tính và định lượng hàm lượng dược chất trong chế phẩm tiến hành theo chỉ dẫn trong từng chuyên luận thuốc tiêm cụ thể 3. Thể tích hoặc khối lượng: - Sai số thể tích (áp dụng với thuốc tiêm là dịch lỏng): thuốc tiêm phải đc đóng vs thể tích lớn hơn so với thể tích ghi trên nhãn để có thể lấy đc đúng thể tích thuốc cần tiêm. Thể tích thuốc phải đạt 100-115% thể tích ghi trên nhãn thuốc đối với thuốc đóng ống dưới 5ml và 100-110% đối với thuốc tiêm đóng ống trên 5ml. tiến hành theo phụ lục 1.14 trong DĐVN III - Độ đồng đều khối lượng (áp dụng với thuốc tiêm bột): phải đạt yêu cầu về thử độ đồng đều khối lượng theo quy định là ± 10% so với khối lượng trung bình. Tiến hành theo phụ lục 8.3 trong DĐVN III 4. Độ pH: Thuốc phải đạt giới hạn pH như ghi trong chuyên luận. xác định bằng máy đo pH 5. Vô khuẩn: Để kiểm tra độ vô khuẩn của thuốc tiêm, tiến hành nuôi cấy mẫu thuốc tiêm cần kiểm tra độ vô khuẩn trong các môi trường nuôi cấy thích hợp để xem có sự phát triển của vi khuẩn. nấm mốc, nấm men hay k Có 2 phương pháp thử là pp màng lọc và pp cấy trực tiếp. tiến hành theo phụ lục 10.8 trong DĐVN III 6. Chất gây sốt: Thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm tĩnh mạch với liều trên 15ml trở lên, thuốc tiêm trực tiếp vào dịch não tủy, vào mắt, vào túi bao khớp phải k đc có chất gây sốt. Chất gây sốt là sản phẩm
chuyển hóa do các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc, nấm men, virus, sinh ra trong quá trình sống của chúng và xác chết của các vi sinh vật này, gây phản ứng sốt khi tiêm. Chất gây sốt do các vi khuẩn gram (-) sinh ra có tác động mạnh nhất Kiểm tra: tất cả các thuốc tiêm tĩnh mạch với liều trên 15ml hoặc theo yêu cầu quy định riêng đều phải kiểm tra chất gay sốt. Để kiểm tra phát hiện chất gây sốt trong các chế phẩm thuốc tiêm, DĐVN III cũng như Dược điển các nước đều quy định thử phát hiện chất gây sốt trong thuốc tiêm trên thỏ 7. Nội độc tố vi khuẩn: Phép thử nội độc tố vi khuẩn thực hiện trong những trường hợp có quy định trong chuyên luận hoặc theo yêu cầu quy định riêng để phát hiện hoặc định lượng nội độc tố vi khuẩn trong thuốc tiêm Thử nội độc tố vi khuẩn trong thuốc tiêm bằng dịch phân giải tế bào dạng amip ( amebocyte lysat) có trong máu loài sam biển Limilus polyphemus hoặc tachypleus tridentatus. Khi cho thuốc thử vào dd có nội độc tố vi khuẩn, dương dịch sẽ bị đục, kết tảu hoặc tạo gel. Thử theo phụ lục 10.3 của DĐVN III Khi có quy định thử nội độc tố vi khuẩn thì k phải thử chất gây sốt, trừ khi có quy định khác.
Câu 24: ưu nhược điểm thuốc nhỏ mắt so sánh với thuốc mỡ tra mắt - Thuốc nhỏ mắt: thuốc nhỏ mắt là những chế phẩm lỏng, có thể là dd hay hỗn dịch, vô khuẩn ,có chứa 1 hay nhiều dược chất, được nhỏ vào mắt để chẩn đoán hay điều trị bệnh ở mắt. Thuốc nhỏ mắt còn được bào chế ở dạng bột vô khuẩn và được pha với 1 chất lỏng vô khuẩn thích hợp trước khi dùng Thuốc nhỏ mắt là dạng thuốc dùng phổ biến nhất trong điều trị các bệnh ở mắt (chiếm trên 70% các chế phẩm thuốc mắt) do dễ sử dụng, ít gây tác dụng phụ nhưng kết quả điều trị thường k cao do thuốc bị rửa trôi và pha loãng rất nhanh bởi nước mắt tiết ra từ tuyến nước mắt ,muốn có tác dụng điều trị cần phải nhỏ mắt nhiều lần trong ngày - dd rửa mắt: là các dd vô khuẩn và đẳng trương ,có thành phần chất tan chủ yếu là các muối như natri clorid, kali clorid, calcil clorid ,magnesi clorid ,natri acetat, natri citrat... và 1 chất sát khuẩn thường là benzalkonium clorid. Các dd này dc dùng rửa mắt, có t/dụng loại các tiểu phân bụi, các hoá chất, các chất ô nhiễm từ môi trường như khói, khí... xâm nhập vào mắt - Thuốc mỡ tra mắt: là dạng thuốc mềm vô khuẩn thường đc điều chế với hỗn hợp tá dược vaselim, lanolin và dầu khoáng ,để tra vào bờ mi mắt. Dược chất trong thuốc mỡ tra mắt có thể tan trong hỗn hợp tá dược hoặc đc phân tán trong hỗn hợp tá dược với kích thước tiểu phân dưới 75mm. So với thuốc nhỏ mắt, t/dụng của thuốc mỡ tra mắt thường tốt hơn do thời gian tiếp xúc của thuốc với niêm mạc mắt kéo dài ,ít bị pha loãng bởi nước mắt, k bị loại trừ theo ống mắt-mũi. Nhược điểm của thuốc mỡ tra mắt là làm mờ mắt tạm thời nên phải dùng thuốc khi ngủ - Ngoài các dạng thuốc Thông thường kể trên, còn có nhiều dạng bào chế hiện đại như dạng sol-gel, kính tiếp xúc, hệ điều trị cài đặt ở mắt... Câu 25: tên các nhóm dược chất thường được bào chế dưới dạng thuốc nhỏ mắt Các thuốc dùng để điều trị nhiễm khuẩn: Tùy theo tác nhân gây bệnh mà lựa chọn các thuốc kháng khuẩn cho thích hợp, cũng có thể dùng 1 hoặc kết hợp 2 hay nhiều thuốc kháng khuẩn trong 1 công thức thuốc nhỏ mắt. các dược chất thường dùng: + các muối vô cơ và hữu cơ của các k/loại bạc, kẽm, thủy ngân như kẽm sulfat, argyrol,protargol và thimerosal + các sulfamid như natri sulfacetamid và natri sulfamethoxypiridazin + thuốc kháng khuẩn như cloramphenicol, tetracyclin, gentamycin, neomycin, polymycin,ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin...
+ thuốc chống nấm như nystatin, natamycin, ketoconazol, miconazol - Các thuốc chống viêm tại chỗ Thường dùng các corticosteroid, tùy theo vị trí viêm mà dùng các corticosteroid có hoạt lực khác nhau. Nếu bị viêm sâu trong niêm mạc thì nên dùng các chất có hoạt lực mạnh như dexamethason 0,1% hay prednisolon 1%, còn nếu bị viêm trên bề mặ thì nên dùng các chất có hoạt lực thấp như hydrocortison. Thường hay dùng phối hợp 1 corticosteroid vs 1 k/sinh. Khi dùng corticosteroid cần chú ý đến các t/dụng k mong muốn do thuốc gây ra như: tăng nhãn áp, giãn đồng tử, viêm màng mạch, sa mi mắt, chậm liền vết thương giác mạc, nhiễm khuẩn thứ phát 1 số thuốc chống viêm k steroid dc pha dưới dạng thuốc nhỏ mắt như natri diclofenac, indomethacin - các thuốc gây tê bề mặt 1 số các thuốc gây tê về mặt như tetracain hydroclorid, cocain hydroclorid dc dùng khá phổ biến trong nhãn khoa nhi tiến hành các thủ thuật chẩn đoán hoặc là tiến hành các phẫu thuật nhỏ ở mắt - các thuốc điều trị bệnh glaucom Dùng các thuốc như pilocarpin, carbachol hoặc các thuốc khoá thụ thể B như betaxolol, timolol và bunolol có t/dụng làm giảm áp lực trong mắt - các thuốc giãn đồng tử Thường dùng atropin, homatropin và scopolamin - các vitamin 1 số vitamin như vitamin A, vitamin B2, vitamin C.... cũng dc pha dưới dạng thuốc nhỏ mắt riêng rẽ hoặc phối hợp vs các dược chất khác - các thuốc dùng chẩn đoán Natri fluorescein dc dùng tại chỗ giúp cho chẩn đoán xước hoặc loét giác mạc và các tổn thương ở võng mạc
Câu 26: Cho biết tác dụng của từng nhóm tá dược dùng trong thuốc nhỏ mắt ? Chất sát khuẩn - Mặc dù nước mắt có men lysozym có tác dụng kháng khuẩn nhẹ , nhưng khả năng ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn từ mỗi trường vào mắt cũg rất hạn chế. Nếu nhỏ vào mắt một chế phẩm thuốc nhỏ mắt không vô khuẩn thì có thể gây ra nhiễm khuẩn nghiêm trọng ở mắt - Để giữ cho thuốc luôn vô khuẩn, trong thành phần của thuốc nhỏ mắt bao giờ cũng có thêm một hay nhiều chất sát khuẩn - Chất sát khuẩn cso trong thuốc có tác dụng diệt ngay các vi sinh vật ngẫu nhiên rơi vào thuôc sau mỗi lần nhỏ Vd : benzalkonium clorid, Clorobunol 1. Hệ đệm - Đảm bảo độ ổn định của dược chất - Giảm kích ứng mắt ( ~pH của nước mắt ) - Tăng độ tan, tính thấm dược chất - Tăn tác dụng chất sát khuẩn Vd : + Boric- borat: hay dùng, ngoài td đệm còn có td sát khuẩn + Citric – vitrat : đệm và có khả năng chống oxy h
2. Chất làm tăng độ nhớt - Có tác dụng cản trở tốc độ tốc độ rút và rửa trôi liề thuốc đã thuốc đã nhỏ vào mắt , kéo dài thời gian lưu thuốc ở vùng trước giác mạc, tạo điều kiện cho dược chất được hấp thu tố hơn
-
Tăng độ nhớt của thuốc nhỏ mắt còn giúp cho các tiểu phân dược chất phân tán đồng nhất hơn và ổn định hơn trong chất dẫn Vd: + Dẫn chất cellulose: CMC, HPMC,… + Các dẫn chất khác: PVP, PEG, Glycerin…. 3. Các chất đẳng trương thuốc nhỏ mắt Thực tế hàm lượng dược chất trong thuốc nhỏ mắt thường rất thấp. nên khi hoà tan dược chất vào một dung môi đẳng trương thì chế phẩm thuốc nhỏ mắt thu được chỉ hơi ưu trương so với dịch nuwocs mắt , do đó không gây khó chịu cho mắt Vd: natri clorid, kali clorid…. 4. Các chất chống oxy hoá Nhiều dược chất dugf để pha thuốc nhỏ mắt là nhưungx chất dễ bị oxy hoá. Đê rbaor vệ dược chất, cần hạn chế đến mức thấp nhất sự oxy hoá dược chất, trogn thành phần của các thuốc nhỏ mắt này thường co thêm các chất chống oxy hoá 5. Các chất hoạt động bề mặt - Có tác dụng phân tán các tiểu phân dược chất rắn đồng nhất trong môi trường phân tán - Làm tăng độ tan của dược chất ít tan để pha dd thuốc nhỏ mắt - Tăng sinh khả dụng của thuốc Vd : benzalkonium clorid…. Câu 27: Cho biết tác dụng của từng thành phần trong 10 công thức nhỏ mắt đã trích dẫn trong tài liệu Dd nhỏ mắt Cloromphenical 0.4% Ct Cloromphenical 0.4g Acid boric 1.1g Natri tetaborat 0.2g Natri cloric 0.2g Thủy ngân phenyl borat 0.002g Nc cất vừa đủ 100ml Kỹ thuật bào chế Bc1 Cân các tp trong công thức Bc2 Hoà tân acid boric trong khoản 80ml nước sôi Bc3 Hoà tan tiếp natri borat + cloric vào dd trên Bc4 Để dd nguội đến t° ~ 60°c -> hoà tan Cloromphenical Bc5 Đo pH và điều chỉnh pH = 7,0 - 7,5 bằng dd natri hydroxyl 1M hoặc acid hydrocloric 1M Bc6 Thêm thủy ngân phenyl borat vào hoà tan tiếp Bc7 thêm nước cất vào đủ 100ml -> khuấy đều Bc8 Lọc dd qua màng lọc kích thước lỗ lọc 0.2𝜇m Bc9 Soi dịch lọc, ktra độ trong Bc10 Đóng lọ chất dẻo 5ml có bộ phận nhỏ giọt Bc11 Dán nhãn đúng quy chế. Đặc điểm thành phần. - DD trong, không màu, đạt một số chỉ tiêu ĐĐVN V Công dụng, cách dùng - Dùng khi nhiễm khuẩn mắt, nhỏ mắt 4-6 lần 1 ngày, mỗi lần 1-2 giọt. - Chỉ dùng thuốc trong vòng 4 tuần kể từ khi mở nắp. Bảo quản
-
Ở nhiệt độ không quá 30°C
Thông tin cần biết Cloromphenicol - Độ tan, độ ổn định của chloramphenicol trong dung dịch nước, các biện pháp làm tăng độ tan và độ ổn định của chloramphenicol trong dd. Cloromphenical là bột kết tinh trắng, trắng xám hay vàng, không mùi, vị đắng. Tan trong khoản 400 phần nước, dễ tan trong cồn aceton, etylacetat, propylen glycon, hơi tan trong ete và chlarafarm. - Tan trong nước nóng tốt hơn tan trong nước lạnh, nhưng ở t° lớn hơn 80°c chloromphenical bị phân hủy. - Dd trung tính với quỳ, bền vững trong dd hơi acid, tan tốt trong pH kiềm những dễ bị thủy phân. * Acid boric + natri tetaborat - Dùng để pha hệ đệm có pH = 6,5 - 7,3 - Để đảm bảo cho độ bền vững, độ hoà tan của hoạt chất, giúp mắt không bị kích ứng, khả năng dụng nạp thuốc với cơ thể tốt hơn * Natri clorid - Chất đắng trương hoá
-
-
Câu 28: Cho biết yêu cầu đối cới bao bì đóng thuốc nhỏ mắt ? Chai nhựa đựng thuốc nhỏ mắt phải có cấu tạo nhỏ gọn, vừa tay người cầm, gọn trong ngón tay cái và ngón trỏ cầm được, thông thường dung tích loại này độ tầm khoảng 5ml hoặc 10ml. Thân mềm dễ bóp. Loại nhựa LDPE là thích hợp và thông dụng nhất được ưu tiên dùng cho sản xuất chai thuốc nhỏ mắt. Bao bì đưgj thuốc bao giừo cũng phải có bộ phận nhỏ giọt và thường được chê staoj gắn liền với phần nắp lọ thuốc Đường kính trong của bộ phận nhỏ giọt cần phải được chuẩn hoá để giọt thuốc nhỏ vào mắt có dung tích khoảng từ 30 đên 50 𝜇𝑙 Câu 29: Các công đoạn trong quy trình bào chế thuốc nhỏ mắt dd ?
Câu 30: Nêu nguyên tắc bào chế thuốc nhỏ mắt hỗn dịch ? -
-
-
-
-
-
-
-
Dùng dược chất ở dạng bột siêu mịn Pha dd chất dẫn ( môi trường phân tán) : hoà tan các thành phần có trong công thức thuốc vào dung môi để thu được dd chất dẫn, lọc trong dd ( nếu cần ) và tiệt trùng khuẩn dd bằng phương pháp tiệt khuẩn thích hợp ( lọc lợi khuẩn hoặc tiệt khuẩn bằng nhiệt). Với vác thành phần polyme cần ngâm trước polyme với một lường dung môi nhất định để cho polyme trương nở và hoà tan tốt hơn Tạo khối bột nhão dược chất: để dễ dàng phân tán dược chất vào môi trường phân tán nên phối hợp bột được chất với một lượng vừa đủ dd chất gây thấm hoặc môi trường phân tán đã chuẩn bị trên thành bột nhão đồng nhất Phân tán bột nhão dược chất vào dd chất dẫn bằng dụng hay thiết bị khuấy trộn thích hợp. Điều chỉnh thể tích vừa đủ theo công thức Đóng lọ và hoàn thiện sản phẩm Câu 31: Các chỉ tiêu chất lượng của thuốc nhỏ mắt Thuốc nhỏ mắt phải đạt các chỉ tiêu chất lượng sau: 1. Vô khuẩn Thuốc nhỏ mắt là các chế phẩm vô khuẩn, do đó phải kiểm tả độ vô khuẩn của chế pâhmr sau khi hoàn chỉnh thành phẩm, cũng như khả năng duy trì độ vô khuẩn của chế phẩm sau khi đã mở thuốc ra dùng. 2. Cảm quan Đối với dd thuốc nhỏ mắt DD thuốc nhỏ mắt phải trong suốt, không có các tiểu phân không tan lơ lửng trong dd, không màu hoặc có màu của dược chất Với hỗn dịch nhỏ mắt Đối với hỗn dịch thuốc nhỏ mắt, giới hạn kích thước của ác tiểu phân dược chất rắn nói chung phải ≤ 50 𝜇m để thuốc không gây kích ứng niêm mạc mắt, không gây xước giác mạc và để dược chất hoà tan tốt hơn trong dịch nước mắt tạo thuận lợi cho sự hấp thu dược chất qua niêm mạc mắt, đảm abor sinh khả dụng của thuốc 3. Các chỉ tiêu khác Chỉ tiêu về pH Định tính Định lượng Độ nhớt Độ thẩm thấu Câu 32: Trình bày định ngĩa của quá trình hoà tan chiết xuất Chiết xuất là quá trình dùng dung môi thích hợp để hoà tan các chất tan chất tan có trong dược liệu, chủ yếu là các hoạt chất có tác dụng trị, sau đó tách chúng ra khỏi phần không tan của dược liệu Phần dung môi đã hoà tan các chất được gọi là dịch chiết Phần không tan của dược liệu gọi là bã dược liệu Cá chất có tác dụng điều trị trong dược liệu ( alcaloid, glycosid, vitamin, tinh dầu,…..) được gọi là hoạt chất
-
-
-
-
Sản phẩm của quá trình chiết xuất có thể là: + Dịch chiết toàn phần: hay dùng trong bào chế ( cao, cồn thuốc) + Hoạt chất tinh khiết: mocphin, artemisinin,… dùng trong sx nguyên liệu Câu 33: Các loại dung môi dùng để chiết xuất 1. Nước Ưu điểm Là dung môi thông dụng dê kiểm nghiệm, giá thành hạ Dễ thấm vào dược liệu, do có độ nhớt thấp và sức căng bề mặt nhỏ Có khả năng hoà muối alcaloid, một số glycosid, đường, chất nhầy, pectin, chất màu, các acid, các muối vô cơ, enzym… Nhược điểm Có khả năng hoà tan rộng nên dịch chiết có nhiều tpj chất , tạo môi trường cho vi khuẩn, nám mốc phát triển, dịch chiết khó bảo quản. Có thể gây thuỷ phân một số hoạt chất ( glycosid, alcaloid ) Có đọ sôi cao nên khi cô đặc địch chiết, nhiệt độ làm phân huỷ một số hoạt chất Ít được dùng làm dung môi cho phương pháp ngâm nhỏ giọt vì dược liệu khô khi hặp nước sẽ trương nở làm kín các khe hở giữa các tiểu phân, do đó dung môi ko đi qua được 2. Ethanol Ưu điểm Hoà tan được alcaloid, một sos glycosid, tinh dầu, nhựa, ít hào tan các tạp chất nên có khả năng hoà tan chọn lọc Có thể pha loãng với nước ở bất kỳ tỉ lệ nào, nên có thể pha loãng ethanol thành những nồng độ khác nhau theo yêu cầu cần chiết xuât đối với từng loại dược liệu Ethanol có nồng độ ≥ 20% có khả năng bảo quản, ngăn cản vi khuẩn, nấm mốc phát triển Nhiệt độ sôi thấp nên khi cô đặc dịch chiết, hoạt chất ít bị phân huỷ. Ethanol cao độ làm đông vón các chất nhầy, albumin, gôm, pectin… nên còn dùng để loại tạp chất Là dung môi thích hợp với phương pháp ngâm nhỏ giọt vì không làm trương nở dược liệu như nước Nhược điểm Có tác dụng dược lí riêng 3. Glycerin Có độ nhớt cao nên thường dùng phối hợp với nước và ethanol để chiết những dược liệu có tanin 4. Dầu thực vật Dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương… có khả năng hoà tan tinh dầu, chất béo có trong dược liệu, do độ nhớt cao nên khó thấm vào dược liệu. Dầu dễ bị oxy hoá, do đó độ acid tăng và ôi khét sau một thời gian bảo quản 5. Các dung môi khác Ether, clorofrm, aceton, benzen, dicloethan hoà tan được nhiều chất như alcaloid, nhựa, tinhd
ầu. Các dung môi này có tác dụng dược lí riêng nên phải loại ra khỏi thành phẩm. thường dùng Câu 34: Nguyên tắc tiến hành các phương pháp chiết xuất ngâm: Ngâm lạnh,hầm,hãm, ngấm kiệt + Ngâm: Phương pháp cho dược liệu đã chia nhỏ tới độ mịn thích hợp tiếp xúc với dung môi trong một thời gian nhất định, sau đó gạn, ép, lắng đọng thu lấy dịch chiết + Ngâm lạnh:
-
Nguyên tắc: Ngâm dược liệu trong dung môi ở nhiệt độ phòng, thường dùng dung môi ethanol – nước với tỷ lệ thích hợp. Trong quá trình ngâm có thể khấy trộn để tăng hiệu xuất chiết, dụng cụ cần đậy kín, tránh bay hơi dung môi. Thời gian ngâm lạnh kéo dài nhiều ngày.
-
Thường áp dụng với các dược liệu: o
Có hoạt chất dễ bị thủy phân do nhiệt
o
Có chất nhựa, các chất cần chiết có đặc tính chậm hòa tan trong dung môi
+ Hầm -
Nguyên tắc: Là ngâm dược liệu đã chia nhỏ với dung môi trong 1 bình kín, ở nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ sôi của dung môi nhưng lớn hơn nhiệt độ phòng và giữ nhiệt độ ở trong thời gian quy định, thỉnh thoảng khấy trộn. Nhiệt độ hầm thường là 50oC – 60oC và kéo dài hàng giờ.
-
-
Thường áp dụng với dược liệu: o
Có hoạt chất ít tan ở nhiệt độ thường, dễ phân hủy ở nhiệt độ cao
o
Cần áp dụng khi cung môi có độ nhớt cao như đầu Mật
Dụng cụ hầm: Nồi nhiệt cách thủy hoặc thiết bị đảm bảo nhiệt độ hầm theo yêu cầu.
+ Hãm -
Nguyễn tắc: Cho dung môi đun sôi vào Dược liệu đã phân chia nhỏ trong 1 bình chịu nhiệt, để trong 1 thời gian xác định (thường 15 – 30p) có khuấy trộn hoặc lắc, sau đó gạn, ép lấy dịch chiết. Thường dùng dung môi nước để điều chế thuốc nước uống, dịch chiết làm chất dẫn cho các dạng thuốc lỏng.
-
-
Thường áp dụng với các DL có: o
Cấu tạo thực vật mỏng manh
o
Hoạt chất dễ tan trong thời gian ngắn ở nhiệt độ cao.
Dụng cụ: Hãm có thể được bọc cách nhiệt.
+ Sắc -
Nguyên tắc: Đun sôi dầu và nhẹ nhàng DL với dung môi trong 1 thời gian quy định, sau đó gạn lấ dịch chiết. Thời gian sắc từ 30p đến hàng giờ. Thường dùng dung môi là nước.
-
-
Thường áp dụng với DL: o
DL rắc chắc
o
DL có hoạt chất không bị phân hủy ở nhiệt độ cao
Thường dùng điều chế thuốc uống và cao uống.
+ Ngấm kiệt
-
Là phương pháp chiết xuất hoạt chất bằng cách cho dung môi chảy rất chậm qua khối DL đựng trong dụng cụ bình ngấm kiệt hình dạng và kích thước quy định.
-
Nguyên tắc: DL luôn được tiếp xúc với dung môi mới, luôn tạo sự chênh lệch nồng độ hoạt chất cao, do đó có thể chiết kiệt hoạt chất. Trong quá trình chiết không khuấy trộn.
-
Dụng cụ: Bình ngấm kiệt thường làm bằng thủy tinh, sứ, thép không gỉ, KL mạ thiếc hoặc tráng men. Câu 35: Nguyên tắc tiến hành tiến hành của phương pháp chiết xuất: gấm kiệt ( ngâm nhỏ giọt )
-
Là phương pháp chiết xuất hoạt chất bằng cách cho dung môi chảy rất chậm qua khối DL đựng trong dụng cụ bình ngấm kiệt hình dạng và kích thước quy định.
-
Nguyên tắc: DL luôn được tiếp xúc với dung môi mới, luôn tạo sự chênh lệch nồng độ hoạt chất cao, do đó có thể chiết kiệt hoạt chất. Trong quá trình chiết không khuấy trộn.
Câu 36: Kỹ thuật điều chế: Cồn thuốc, rượu thuốc, cao thuốc 1. Cồn thuốc * PP ngâm lạnh: + Cho DL đã quy định vào 1 bình đậy kín ngâm ở nhiệt độ phòng, để chỗ mát và khuấy trộn. + NGâm theo thời gian đã xác định, sau đó gạn lấy dịch ngâm vàép bã để lấy dịch ép (Tỷ lệt 1DL = 10 cồn thuốc) + THường được dùng để điều chế cồn thuốc không chứa hoạt chất độc mạnh: tỏi, gừng,…. + DỤng cụ ngâm lạnh luôn đậy kín, tránh bay hơi dung môi + Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm + Nhược điểm: Hàm lượng dược liệu không cao, tốn thời gian. * PP Ngấm kiệt + Cbi DL: DL có đọ ẩm không quá 5%, được phân chia ở mức độ thích hợp, thường nằm trong cỡ rây số 180 – 355 hoặc 250 – 710 + Làm ẩm DL: Làm ẩm bằng dung môi, đậy kín, để im một thời gian cho DL trương nởtừ 2 – 3h, lượng dung môi thấm ẩm tùy theo khả năng thấm ẩm của dược liệu với dung môi cần dùng. + Cho DL vào bình ngấm kiệt: Lót một lớp bông thấm nước lên trên ống thoát dịch chiêt. Sau đó, đặt giấy lọc đã cắt vừa, san đều và nén nhẹ các lớp DL. Cho DL đến 2/3 thể tích bình, đặt lấy lọc và các vật đè lên để tránh xáo trộn DL khi đổ dung môi.
+ Đổ dung môi vào bình và ngâm lạnh: Mở khóa ống thoát dịch chiết và đổ dung môi lên trên khối DL tới khi có vài giọt dịch chiết chảy ra, đóng khóa lại. Đổ tiếp dung môi cách mặt DL 3 - 4 cm. Ngâm lạnh trong thời gian xác định đối với từng loại DL (24 – 48h) + Rút dịch chiết: Hết thời gian ngâm lạnh, mở khóa cho dịch chiết chảy ra từng giọt. Thường xuyên thêm dung môi ngập mặt D: 2-3cm. Có 2 trường hợp: o
Nếu có quy định hàm lượng DC: CHỉ chiết đến ¾ thể tích quy định, định lượng DL và điều chỉnh theo kết quả định lượng
o
Nếu không có quy định hàm lượng DC: Chiết 4/5 lượng quy định, ép bã, lọc, điều chỉnh dung tích vừa đủ quy định.
+ Ưu điểm của pp: Chiết kiệt được hoạt chất, tốn ít dung môi + Nhược điểm: Tốn thời gian, phải có thiết bị + Thường áp dụng với DL có hoạt chất độc mạnh, dung môi thường dùng: Ethanol – Nước. * PP Hòa tan + Hòa tan cao thuốc, hóa chất, tinh dầu vào ethanol có nồng độ thích hợp, khi hoà tan hoàn toàn lấy dịch lọc trong. + Thường áp dụng với những công thức đi từ DL có chứa tạp chấ (nhựa, chất béo,..) + Ưu điểm: Hòa tan, bảo quản dễ dàng hơn. 2. Rượu thuốc + Là dạng thuốc lỏng, được điều chế bằng cách hòa tan chiết xuất DL thực vật hoặc động vật, đủ chế biến theo yêu cầu với rượu hoặc ethanol, rượu có nồng độ thích hợp. + Kỹ thuật điều chế -
Chuẩn bị nguyên liệu và dung môi o
DL: Sấy khô, chia nhỏ như phần kỹ thuật chung hoặc sao tẩm theo yêu cầu của đơn
o -
DM: Pha ethanol, rượu có nồng độ thích hợp.
Các PP chiết xuất: o
Ngâm lạnh: Thời gian dài nhưng chiết xuất trong trơn
o
Ngâm nóng: Thường là sắc, pp này nhanh, hiệu xuất cao nhưng rượu dễ bị tủa và sẫm màu
-
o
Ngấm kiệt
o
Hòa tan: Đi từ cao
Phối hợp dịch chiết: Thường phối hợp các dịch chiết có hoạt chất và độ cồn gần như nhau để hạn chế tủa. Phối hợp các dịch chiết khác khau để rượu thuốc có độ cồn khoảng 20 – 30o
-
Thêm các chất điều hương, điều vị và chất màu.
-
Hoàn chỉnh chế phẩm và đóng gói.
3. Cao thuốc + Là các chế phẩm được đièu chế bằng cách cô đặc, sấ khô các dịch chiết thảo mộc tới thể chất nhất định (Lỏng, đặc, khô,…) + Kĩ thuật điều chế: -
-
Chuẩn bị nguyên liệu o
DL: THường được sấy khô và chia mịn tới độ mịn thích hợp
o
DM: Tùy vào loại DL
Chiết xuất: Phụ thuộc vào bản chất DL và dung môi o
Ngâm lạnh: Đối với dung môi là nước. THường ngâm phân đoạn với lượng dung môi 8 – 12 lần so với lượng DL.
o
Hầm và sắc: Có vỉ bằng KL để DL không tiếp xúc với đáy, tránh bị cháy.
o
Ngấm kiệt: Là pp thường được sử dụng để điều chế cao thuốc nhất. Thường dùng d.môi ethanol
o
Ngấm kiệt cải tiến: Thu được cap 1:1, không phải cô
-
Loại tạp chất
-
Cô đặc, sấy khô o
Cô đặc: Điểu chế cao lỏng và cao đặc. Các pp cô đặc:
Cô đặc ở áp suất thường: thường cô cách thủy có khuấy trộn
Cô đặc ở áp suất giảm: Thường dùng các thiết bị có bộ phận hút chân không
o
Sấy khô: Điều chế cao khô. Các pp:
Sấy dưới áp suất giảm, to< 50oC: Sấy nhanh, bảo toàn lượng DC có trong cao thuốc
Sấy trên trống quay tạo màng mỏng: Sử dụng máy sấy tạo màng mỏng. Ưu điểm: Thời gian làm khô nhanh
Sấy bằng phương pháp phun sấy: Thời gian dịch chiết tiếp xúc với nhiệt ít
Sấy bằng phương pháp đông khô: Để nâng cao độ ổn định của họat chất trong cao thuốc.
-
Hoàn chỉnh chế phầm: o
Xác định tỷ lệ hoạt chất và điều chỉnh cho đúng quy định hoạt chất trong cao
o
Thêm chất bảo quản chống nấm.
Câu 37: Tiêu chuẩn chất lượng chính của: Cồn thuốc, cao thuốc, rượu thuốc 1. Cồn thuốc -
Cảm quan: Màu sắc, mùi vị, theo đúng chuyên luận riêng
-
Tỷ trọng: Thường trong khoảng 0,87 – 0,98
-
Hệ số vẩn đục: Là lượng nước cất thêm vào 10ml cồn thuốc để tạo thành vẩn đục
-
Hàm lượng ethanol của cồn: Xác định theo chuyên luận dược điển
-
Tỷ lệ cặn khô của cồn thuốc: Là chỉ số góp phần chất lượng cồn thuốc
-
Hàm lượng hoạt chất trong cồn thuốc: Được xác định theo chuyên luận này.
2. Cao thuốc -
Cảm quan: o
Thể chất: lỏng, đặc, khô
o
Mùi vị: Có mùi của DL tương ứng
-
Độ tan: 1g cao lỏng tan trong 20ml dung môi được dùng để chiết xuất khi điều chế cao
-
Cắn khô
-
Định lượng hoạt chất: Theo pp ghi trong chuyên luận riêng
-
Kim loại nặng: Đáp ứng yêu cầu quy định trong chuyên luận riêng
-
Dung môi tồn dư: Đáp ứng yêu cầu phụ lục
-
Giới hạn nhiễm khuẩn: Đáp ứng yêu cầu quy định trong phụ lục 13.6 thử giới hạn nhiễm khuẩn.
3. Rượu thuốc: -
Màu sắc: Theo yêu cầu quy định trong chuyên luận riêng
-
Mùi vị: Theo yêu cầu quy định trong chuyên luận riêng. Rượu thuốc có thể có mùi thơm của DL, có vị ngọt do thêm đường hoặc mật ong.
-
Độ lắng cặn: Theo yêu cầu của chuyên luận riêng. Trong lớp cặn không được có vật lạ và bã dược liệu
-
Độ cồn Rượu bôt dưỡng thường có độ cồn 20o, rượu có DL động vật có độ cồn 30 – 35o
-
Định tính các DL điển hình: Theo y/c quy định trong chuyên luận riêng
-
Định tính lượng hoạt chất: Theo y/c quy định trong chuyên luận riêng
-
Tỷ trọng Theo y/c quy định trong chuyên luận riêng
-
Độ trong và độ đồng nhất: Theo y/c quy định trong chuyên luận riêng Câu 38: Kỹ thuật bào chế: Cồn Ô đầu, Cồn cánh kiến trắng, cồn quế, cồn tỏi, rượu bổ sâm, cao lỏng canh kina, cao bổ phổi, cao khô benladon 1.
-
Cồn Cánh kiến trắng
Thành phần:
-
o
Cánh kiến trắng tán mịn
o
Ethanol
200g Vừa đủ
Dược liệu Cánh kiến trắng có chứa các hoạt chất chính là acid benzoic, acid cinamic, các este như benzyl benzoate, banzyl cinamat, tinh dầu, vanillin, các hoạt chất dễ bay và dễ tan trong ethanol cao độ, tạp chất chính là nhựa.
-
Ethanol 900 là dung môi thích hợp để hòa tan hoạt chất
-
Điều chế: Ngâm 200g Cánh kiến trắng đã tán mịn với 1000ml ethanol 900 trong bình nút kín, trong thời gian 10 ngày, thỉnh thoảng lắc. Sau đó gạn lấy dịch chiết, để lắng 24h, lọc, thêm ethanol 900 vừa đủ qua phễu lọc để được 1000ml cồn thuốc.
-
Cồn Cánh kiến trắng có màu vàng nâu, mùi tỷ trọng ở 250oC là 0,865 – 0,875 và tỷ lệ cặn 8 – 10%. Hàm lượng Ethanol không dưới 75% khối lượng.
-
Cồn Cánh kiến trắng dùng phối hợp trong các potio và siro chữa ho. 2. Cồn tỏi
-
-
Thành phần o
Tỏi
o
Ethanol 600
200g 1000ml
Điều chế: Bóc hết lần vỏ cứng của các nhánh toit, thái mỏng, cho vào cối sứ dung tích 500ml, nghiền nát, rồi cho vào một bình đã chứa sẵn khoảng 900ml ethanol 600. Dùng lượng ethanol còn lại để tráng cối và đổ tập trung vào bình.
-
Ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc. Gạn cồn tỏi sang một bình khác, ép bã tỏi. Tập trung dịch chiết, lọc qua gạc hoặc giấy lọc thô, được cồn tỏi. 3.
-
-
Cồn quế
Thành phần: o
Vỏ quế (bột nửa mịn)
o
Ethanol 800
200g vđ
Điều chế o
Cân bột quế, thấm ẩm bằng 100ml ethanol 800, đậy kín, để yên 2 – 3h
o
Cho dược liệu đã thấm ẩm vào bình ngấm kiệt
Lót một ít bông xuống đáy bình, đặt giấy lọc lên trên bông
Cho dược liệu đã thấm ẩm vào bình, vừa cho vừa san đều
Đặt tờ giấy lọc vừa vặn với đướng kings của bình lên trên mặt dược liệu, cho một ít viên bi thủy tinh lên trên.
o
Cho dung môi
Mở khóa bình ngấm kiệt
Đổ từ từ dung môi vào bình đến khi có vài giọt dung môi chảy ra, khóa vòi, đổ tiếp dung môi ngập dược liệu 2 – 3 cm.
o
Ngâm lạnh 24h
o
Rút dịch chiết, tốc độ rút 1ml/phút, đồng thời bổ sung dung môi luôn ngập dược liệu. Tiếp tục rút dịch chiết đến khi thu được 1000ml. Để lắng 2 – 3 ngày, gạn lọc lấy dịch trong.
o 4. -
-
Đóng lọ thủy tinh, dán nhãn đúng quy định
Cồn Ô đầu
Thành phần: o
Ô đầu (bột nửa mịn)
o
Ethanol 9000
100g vđ
Ô đầu là dược liệu đặc, có chứa hoạt chất chính là aconitin để bị thủy phân thành benzoyl aconin, làm giảm tác dụng điều trị. Vì thế, để điều chế cồn ô đầu dùng dung môi thích hợp là Ethanol 900. Cồn ô đầu là thuốc có quy định hàm lượng hoạt chất.
-
Điều chế: Bằng phương pháp ngấm kiệt (Thực hiện kỹ thuật ngấm kiệt giống như điều chế cồn quế). Sauk hi ngâm lạnh, rút được khoảng 800g dịch chiết thì ngừng chiết. Định lượng alkaloid taonf phần trong dịch chiết và điều chỉnh để thu được cồn thuốc chứa 0,050% alkaloid toàn phần tính theo aconitin. Đóng cồn thuốc vào chai thủy tinh, nút kín, để chỗ mát.
-
Cồn ô đầu có màu vàng nâu nhạt, vị đắng và có cảm giác kiến cắn đầu lưỡi. Thêm đồng lượng khối lượng nước sẽ đục lờ. Tỷ trọng ở 25oC là 0,285 – 0,835
-
Cồn Ô đầu dùng phối hợp trong các đơn thuốc uống chữa ho và dung ngoài xoa bóp để giảm đau dây thần kinh. 5. Cao lỏng canh kina
-
-
Thành phần: o
Vỏcanh kina (bộtmịn)
100g
o
Acid hydrochloric loãng
200ml
o
Ethanol 950
o
Nướccất
120ml vđ
Nguyên liệu: Bột vỏ canh kina có chứa hoạt chất alkaloid, tồn tại dưới dạng muối acid hữu cơ ít tan trong nước.
-
Dung môi: Nước, acid hydrochloric, vì nó chuyển alkaloid dạngmuối hữu cơ sang dạng muối vô cơ dễ tan hơn.
-
Tiến hành: Lấy 130ml acid có trong công thức hòa loãng với 4000ml nước (dung môi 1). Dùng 600ml dung môi thấm ẩm dược liệu, để 2 giờ. Cho dược liệu vào bình ngâm kiệt (Chú ý dung bình không bị acid ăn mòn). Cho dung môi 1 ngập dược liệu để 48 giờ. Rút dịch chiết, để riêng 600ml dịch chiết đầu. Tiếp tục nhỏ giọt với dung môi 1 và dung môi 2 (pha 20ml acid hydrochloric loãngvới 800ml nước). Kết thúc lấy dịch chiết khi 1 thể tích dịch chiết với 2 thể tích dung dịch natricarbonat 20% không có tủa. Cô dịch chiết còn 230ml thêm 600ml dịch chiết đầu vào, thêm 50ml acid hydrochloric loãng còn lại, khuấy đều, để lắng, lọc….
-
Chế phẩm là chất lỏng trong màu đỏ nâu, vị đắng chat, có mùi thơm của canh kina. Không vẩn đục ki thêm ethanol và nước. Phải chứa ít nhất 3,5% alealoid toàn phần.
-
Cao lỏng canh kina được phối hợp trong các đơn thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa. 6. Cao khô benladon
-
-
Thành phần: o
Lá benladon bột khô vừa
o
Lá benladon bột mịn sấy khô
vđ
o
Ethanol 70%
vđ
1000g
Lá benladon có chứa hoạt chất là các alkaloid: Atropin, hyoscyamin, scopolamine, tan được trong ethanol 70%
-
Để chiết xuất hoạt chất trong lá benladon (100g) người ta dùng phương pháp ngâm nhỏ giọt thu lấy 3000ml dịch chiết. Có cách thủy còn lại 1000ml, sau đó trộn với 2000ml nước và để 18h ở chỗ mát, lọc lấy dịch trong và rửa cắn bằng nước. Gộp dịch trong và dịch rửa, sau đó cô đặc ở áp suất giảm tới thể cao mềm. Xác định hoạt chất và tỷ lệ cắn khô. Nếu tỷ lệ hoạt chất cao hơn quy định có thể pha loãng với bột mịn lá benladon, lactose hoặc dextrin, sau đó sấy khô để đạt tới độ ẩm tối đa khoảng 3%
-
Cao khô benladon là bột màu vàng nâu, mùi đặc trưng của dược liệu, vị đắng, hòa vào nước tỷ lệ 1:10, dung dịch đục, chứa 1,4 – 1,5% alkaloid toàn phần tính theo hyoscyamin.
-
Cao beladon phối hợp trong các dạng thuốc có tác dụng giảm đau, giảm ho,… 7. Rượu bổ sâm
-
Công thức ( Cho 1 chai) : o
Nhâm sâm
1 củ (10 – 12g)
o
Rượu 40%
400ml
o
Siro đơn
65g
o
Chất màu
vừa đủ
o
Nước tinh khiết vừa đủ
500ml
-
Kỹ thuật bào chế o
Chọn củ sâm đạt khối lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn DĐVN III, rửa sạch bằng ethanol 70o
o
Cho củ sâm vào chai dung tích 500ml đã rửa sạch, sấy khô
o
Ngâm lạnh với 400ml rượu 40o trong 7 ngày
o
Gạn, lọc lấy dịch chiết trong
o
Thêm siro đơn, nước, chất màu vào dịch chiết vừa đủ 500ml
o
Rót rượu vào chai đã có củ sâm, đậy kín
o
Dán nhãn đúng quy định.
8. Cao bổ phổi -
-
Thành phần (CT): o
Bách bộ
50g
o
Thạch xương bồ
22g
o
Bọ mắm
120g
o
Cam thảo
11g
o
Trần bì
17g
o
Cát cánh
12g
o
Mạch môn
o
Tinh dầu bạc hà
0,2ml
o
Acid benzoic
2g
o
Menthol
0,2g
o
Đường trắng
900g
o
Cồn
110ml
o
Nước cất vừa đủ
1000g
50g
Bào chế: o
Vỏ quýt rửa sạch, thái nhỏ, ngâm với 90ml ethanol 50& trong 7 ngày, gạn dịch chiết, ép, lọc lấy hết dịch
o
Menthol và acid benzoic hòa tan với 20ml ethanol 50%. Các vị thuốc còn lại (trừ đường và Tinh dầu Bạc hà) rửa sạch, thái lát, xếp vào nồi, dùng vỉ ghìm chặt để khỏi bồng khi sôi, đổ ngập nước 10cm. Đun sôi 2 – 3h. Trong khi đun sôi bổ sung nước sôi để bù lượng nước bay hơi.
o
Rút dịch chiết, cô còn khoảng 300ml. Cho đường vào đun sôi cho hòa tan và cô còn khoảng 950ml. Lọc nóng, để nguội. Thêm cồn vỏ quiets, methanol, acid benzoic, tinh dầu Bạc hà.
o
Bổ sung nước vừa đủ, khuấy đều, đóng chai.
Câu 39: Trình bày khái niệm, thành phần, phân loại, ưu nhược điểm của NTT? 1. Khái niệm: Nt là 1 hệ phân tán cơ học vi dị thể được hình thành từ 2 chất lỏng không đồng tan. Trong đó 1 chất lỏng là pha phân tán được phân tán vào chất lỏng thứ 2 là môi trường phân tán dưới dạng các tiểu phân cơ học có kích thước 0,1 -> hàng chục micromet. 2. Thành phần: Pha dầu, pha nước, chất nhũ hóa * Pha dầu: + DC hòa tan: bromoform, vit A,D,E, methol, long não + Chất phụ tan: Chất chống OXH: BHA, BHT, α-tocopherol, ascorbyl palmitat,…Chất làm thơm: Tinh dầu, hương liệu. + Sáp, hydrocacbon, alcol, acid béo, dầu TV hydrogen hóa: o
Điều chỉnh thể chất
o
Ôn định trạng thái phân tán của hệ
+ Dầu TV, động vật hay dầu khoáng o
Hòa tan các thành phần trong dầu
o
Có tác dụng dược lí
Dầu parafin, dầu thầu dầu – NT uống (nhuộm hay tẩy)
Dầu bông, đậu tương – NT tiêm cung cấp năng lượng
Dầu gan cá (vit A, D), dầu gấc (caroten),…
* Pha nước: o
Nước tinh khiết
o
DM đồng tan với nước: EtOH, PG, PEG, glycerin, 2-pyrodidon,…. Làm tăng độ tan DC ít tan, giữ ẩm
o
DC và TD tan trong nước
o
DỊch chiết dược liệu tan trong nước
* Chất nhũ hóa o
Hình thành NT:
Làm giảm ε và giảm δ
Tạo màng mỏng liên tục, đơn hoặc đa pt giữa D và N, tạo thành lớp áo bao các TP của PPT
o
Ổn định NT
Tăng η MTPT
Mang ĐT
Tăng Hydrat hóa PPT Nhũ tương bền vững
3. Phân loại -
-
-
-
-
Theo nguồn gốc o
NT thiên nhiên: Sữa đv
o
NT nhân tạo
Theo tỷ lệ pha phân tán & MTPT o
NT loãng
o
NT đặc
Theo mức độ phân tán o
Vi NT: KT tiểu phân phân tán nhỏ
o
NT mịn: Các tp có KT nhỏ từ 0,5 - 1µm
o
NT khô: Các thành phần có kích thước vài µm trở lên
Theo kiểu NT o
NTT kiểu D/N
o
NTT kiểu N/D
o
NTT kiểu D/N/D
o
NTT kiểu N/D/N
Theo đường sử dụng: NT uống (D/N), đóng nang mềm, tiêm, truyền,dùng ngoài, bôi xoa, phun mù.
4. Ưu điểm: -
Phối hợp dễ dàng cac DC lỏng không đồng tan hoặc các DC rắn chỉ tan trong 1 loại dung môi
-
Giúp DC phát huy tốt hơn tác dụng điều trị
-
Thuốc uống chế dưới hình thức NT, kiểu D/N dễ dàng hấp thụ, che giấu mùi vị khó uống, giảm kích ứng của DC đối với niêm mạc đường tiêu hóa, tăng độ ổn định của DC.
-
Thích hợp với: o
Dạng thuốc tiêm tĩnh mạch có DC không tan trong nước, vit A,E,D
o
Kem thuốc, mĩ phẩm: Tạo thể chất, cảm quan tôt và hấp dẫn
o
Thuốc đặt: Hấp thụ nhanh, gây tác dụng toàn dân
5. Nhược điểm: -
Kém bền về mặt nhiệt động học
-
Phân liều khó chính xác
-
Dễ nhiễm khuản
-
Đòi hỏi người pha chế phải nắm vững kỹ thuật.
Câu 40: Các nhóm chất nhũ hóa (CNH) thường dùng và ứng dụng của chúng? 1. Các CNH thiên nhiên: dược sử dụng đầu tiên trong các NTT -
-
Các Carbonhydrate o
Gôm arabic, gôm adagaut, thạch, …
o
Ứng dụng làm CNH ổn định trong các nhũ tương và chất gây thấm
Các sapunin o
-
-
Điều chế các dạng thuốc hỗn dịch và nhũ tương dùng ngoài
Các protein o
Gelatin, gelactozo, sữa, cacein, lòng đỏ trứnglà dẫn chất
o
Ứng dụng: tạo kiểu nhũ tương D/N giàu nước
Các steron o
Cholesteron, các dẫn chất iso tolesteron, metalcholesteron có nhiều trong lanolin, lòng đỏ trứng, …
o
Ứng dụng: thường được dùnglàm tá dược nhũ hóa và gây thấm trong các hỗn dịch thuốc tiêm dầu và làm CNH trong các dạng thuốc mỡ, thuốc xoa, thuốc đạm.
-
Các phospho lipit o
Lecithin
o
Ứng dụng: làm chất nhũ hóa hoặc gây thấm trong nhiều dạng nhũ tương, hỗn dịch thuốc uống, tiêm và dùng ngoài.
2. Các CNH tổng hợp và bán tổng hợp: làm chất gây thấm, CNH, chất trung gian hòa tan, … làm tá dược trong kỹ thuật điều chế các nhũ tương, hỗn dịch. -
Các chất diện hoạt: o
Twen 20, span 20, forbesters-12
o
Ứng dụng: dùng làm CNH, chất tẩy rửa, gia công chất BVTV, chất làm mềm cho vải sợi
-
Các CNH ổn định o
Các polỹyethuylene glucol, các alcol polyvinylic, các dược chất của cellulose (CMC, methylcellulose, natrosol250 cellulose
o
Ứng dụng: làm CNH, chất gây thấm, làm dung môi trong kỹ thuật điều chế các dạng hỗn dịch, nhũ tương.
3. Các CNH thể rắn ở dạng hạt nhỏ -
Bentonit, veegum, hectorit, cellulose bột siêu mịn
-
Ứng dụng: làm CNH
Câu 41: Nguyên tắc tiến hành các phương pháp bào chế NTT? 1. PP keo khô + Áp dụng khi dùng chất nhũ hóa đã chế thành bột mịn. Phương pháp này thích hợp để điều chế một lượng nhỏ tương bằng cối chày. + Nguyên tắc: Chất nhũ hóa ở dạng bột mịn được trộn với toàn bộ tướng nội, thêm một lượng tướng ngoại vừa đủ và phân tán mạnh để tạo nhũ tương đậm đắc. Thêm từ từ tướng ngoại còn lại vào và hoàn chỉnh nhũ tương. + Thực hiện qua các bước như sau: -
Phối hợp các thành phần của pha nội với nhau
-
Trộn pha nội và một lượng pha ngoại vừa đủ để hòa tan chất nhũ hóa
-
Dùng lực gây phân tán tạo ra một nhũ tương đậm đặc
-
Thêm dần từng lượng nhỏ pha ngoại còn lại, khuấy trộn để hòa đều. Đây là phương pháp được áp dụng chủ yếu trong kỹ thuật điều chế các nhũ tương lỏng kiểu D/N, ở quy mô bào chế nhỏ, bằng phương tiện thô sơ như cối chày và dùng chất nhũ hóa là các chất kéo thân nước như gôm Arabic, gelatose,… + Phương pháp này áp dụng thuận lợi để điều chế nhũ tương D/N trong trường hợp chất nhũ hóa thân nước là gôm Arabic, adragant hoặc methyl cellulose. Chất nhũ hóa được trộn với dầu tạo một hệ phân tán nhưng không gây thấm ướt. Thêm nước vào và phân tán thành nhũ tương đậm đặc D/N.
2. PP keo ướt + Là phương pháp thích hợp nhất thường áp dụng ở quy mô công nghiệp để điều chế nhũ tương. + Nguyên tắc: Chất nhũ hóa được hòa tan trong lượng lớn pha ngoại, sau đó thêm từ từ pha nội vào, vừa phân tán đến khi hết pha nội và tiếp tục phân tán cho đến khi nhũ tương đạt yêu cầu. +Việc điều chế các nhũ tương bằng phương pháp keo ướt được thực hiện qua các bước sau: -
Phối hợp với các thành phần có trong pha dầu, đun nóng đến 60 – 70oC
-
Phối hợp các thành phần có trong pha nước, đun nóng đến 60 – 70oC
-
Chất nhũ hóa tan được trong pha nào thì hòa tan vào pha đó.
-
Thêm dần từng lượng nhỏ pha nội vào pha ngoại, đồng thời tác dụng lực gây phân tán để tạo ra nhũ tương. + Đây là phương pháp thường được áp dụng khi có phương tiện gây phân tán mạnh như thiết bị đồng nhất hóa, thiết bị khuấy siêu âm,… để bào chế nhũ tương.
3. PP tách pha từ dung môi đồng tan với cả 2 pha Là phương pháp dùng một dung môi có thể đồng tan với pha ngoại để hòa tan pha nội và chất nhũ hóa, sau đem dung dịch đó trộn với pha ngoại. Ví dụ: BC nhũ tương thuốc có thành phần: Creosot
33g
Lecithin
2g
Nước cất vừa đủ
100g
Creosot và lecithin đều dễ hòa tan trong ethanol và ethanol lại đồng tan với nước, nên có thể dùng 10g ethanol để hòa tan creosot và lecithin, sau đó cho dần hỗn hợp này vào nước, lắc mạnh để tạo nhũ tương. Trên thực tế, phạm vi áp dụng của phương pháp này rất hạn chế, do rất khó tìm được một dung môi chung có thể hòa tan cả pha nội và chất nhũ hóa, đồng thời lại đồng tan với pha ngoại như trường hợp trên.
Câu 42: Nhũ tương thuốc cần phải đạt các chỉ tiêu chất lượng sau: -
Về cảm quan: Nhũ tương thuốc không được tách lớp. Với nhũ tương thuốc có thể tách lớp nhưng phải phân tán đồng nhất trở lại khi lắc, vì thế cần có dòng chữ “Lắc trước khi dùng” trên nhãn thuốc.
-
Về kích thước pha phân tán cần chú ý đặc biệt với các nhũ tương có quy định kích thước các tiểu phân phân tán.
-
Nhũ tương thuốc phải đạt các chỉ tiêu về định tính, định lượng, giới hạn tạp chất, sai số thể tích hay khối lượng, độ nhiễm khuẩn, vô khuẩn,… theo từng chuyên luận riêng.
để loại tạp chất hoặc phân lập hoạt chất dưới dạng tinh khiết
Câu 43: Viết trình tự pha chế của các nhũ tương thuốc từ đơn thuốc hay công thức 1 đến 5? *Đơn thuốc 1: Rp. Bromoform 2,0g Natri benzoat 4,0g Codein phosphate 0,2g Sirô đơn 20,0g Gôm Arabic 9,0g Dầu lạc 10,0ml Nước tinh khiết vừa đủ 100,0ml M.f.emul * Kỹ thuật bào chế: - Làm nhũ tương đặc: + Chuẩn bị cối chày sạch, khô + Nghiền mịn gôm Arabic trong cối
+ Hòa bromoform vào dầu lạc + Cho dung dịch dầu vào gôm, đảo nhẹ + Thêm 18ml nước, đánh nhanh, mạnh 1 chiều, liên tục cho đến khi hình thành nhũ tương đặc (trắng có tiếng kêu lép bép) -Pha loãng nhũ tương: + Trích khoảng 15ml nước để hòa tan codein phosphate và natri benzoate + Pha loãng từ từ nhũ tương đặc bằng lượng nước còn lại + Phối hợp dung dịch codein - natri benzoate vào nhũ tương + Thêm sirô đơn trộn đều + Thêm nước vừa đủ 100ml. khuấy đều + Đóng chai, dán nhã đúng quy định *Công dụng: potio nhũ tương có tác dụng chữa ho do co thắt, long đờm. Uống một thìa canh (15ml/lần, 2-3 lần/ngày). *Công thức 2: Nhũ tương dầu parafin (BP 2003) Dầu parafin 500,0 ml Vanillin 500,0 mg Cloroform 2,5 ml Dung dịch acid benzoic 20,0 ml Methylcellulose 20 20,0g Natri saccharin 50,0 mg Nước tinh khiết vừa đủ 1000,0 ml -Trong đó dung dịch acid benzoic (BP 2003) được pha theo công thức: Acid benzoic 50,0 g Propylene glycol 750,0 ml Nước tinh khiết vừa đun sôi, để nguội vừa đủ 1000 ml *Kỹ thuật bào chế (pha chế ngay trước khi dùng): - Đun sôi 120ml nước tinh khiết, them methylcellulose vào để trương nở hoàn toàn. Thêm nước đá đang tan cho vừa đủ 350 ml, khuấy kỹ đến đồng nhất -Trộn đều chloroform và dung dịch acid benzoic, hòa tan vanillin trong hỗn hợp này rồi them dung dịch methylcellulose, khuấy trong 5 phút -Hòa tan natri saccharin trong một ít nước rồi phối hợp vào dung dịch trên. Thêm nước vừa đủ 500ml -Thêm dầu parafin, khuấy đều rồi cho qua máy đồng nhất hóa -Đóng chai, dán nhãn đúng quy định *Công dụng: thuốc nhuận, tẩy. Để nhuận tràng, uống 30ml nhũ tương/lần. Để tẩy, uống 60ml nhũ tương/lần. *Đơn thuốc 3: Rp. Dầu parafin 35,00 g Tween 80 4,30 g Spans 80 1,68 g Nước tinh khiết vừa đủ 100,0 g M.f.emul. *Kỹ thuật bào chế: -Đun nóng dầu parafin đến khoảng 60°C, hòa tan Span 80 -Đun nóng nước đến khoảng 65°C, hòa tan Tween 80 -Phối hợp 2 pha, cho nhũ tương qua máy đồng nhất hóa -Đóng chai, dán nhãn đúng quy định *Công dụng: dùng làm thuốc nhuận, tẩy. Uống 50ml nhũ tương/lần có tác dụng nhuận tràng, uống 100ml như tương/lần có tác dụng tẩy. *Công thức 4: Nhũ tương giảm đau (Analgesic Balm) Sáp nhũ hóa (BP 2003) 15,0 g
Dầu parafin 10,0 g Methyl salicylat 10,0 g Menthol 5,0 g Nước tinh khiết 60,0 g *Kỹ thuật bào chế: -Trộn đều methyl salicylate vào menthol để được một dung dịch trong suốt. Trộn dung dịch này với một nửa lượng dầu parafin (1) -Đun nóng sáp nhũ hóa à một nửa lượng dầu parafin còn lại đến 55-60°C. Khuấy đều (2) -Đun nóng nước đến khoảng 60°C rồi thêm (2), khuấy mạnh -Tiếp tục thêm (1), khuấy mạnh rồi cho qua máy đồng nhất hóa -Đóng chai, dán nhãn đúng quy định *Công dụng: chữa đau cơ, đau lưng, đau khớp, cứng vai, mỏi cơ, đau dây thần kinh, vết bầm, bong gân, cứng cơ, thấp khớp. Xoa thuốc lên chỗ đau, kết hợp với bóp 2-4 lần/ngày. *Đơn thuốc 5: Rp. Acid strearic 5,00 g Dầu vaselin 7,00 g Kali carbonat 0,50 g Natri borat 0,25 g Nước cất vừa đủ 50,00 g M.f.cream. *Kỹ thuật bào chế: - Hòa tan kali carbonat, natri borat trong toàn bộ lượng nước có trong đơn rồi đun nóng đến khoảng 65-70°C, rót vào cối sứ nóng (1) - Đồng thời đun nóng hỗn hợp acid strearic và dầu vaselin trong một bát sứ đến khoảng 60-65°C (2) - Rót từ từ (2) vào (1) đồng thời dùng chày đánh nhanh, liên tục cho đến khi cream được hình thành - Đóng vào lọ rộng miệng hoặc tuýp, dán nhãn đúng quy định *Cồn dụng: kem làm mềm và dịu da nhất là mùa hanh khô. Câu 44: Nêu định nghĩa, phân loại và ưu nhược điểm của hỗn dịch thuốc? *Định nghĩa: Hỗn địch thuốc là các chất lỏng để uống, tiêm , dùng ngoài chứa các dược chất rắn không tan dưới dạng các hạt rất nhỏ (đường kính ≥ 0,1𝜇m) được phân tán đồng đều trong chất lỏng là môi trường phân tán (chất dẫn). *Phân loại: •Theo nguồn gốc các chất: - Hỗn dịch nước, hỗn dịch dầu, hỗn dịch glycerin… • Theo đường dùng: - Hỗn dịch uống, hỗn dịch tiêm, hỗn dịch dùng ngoài - Ngoài hỗn dịch lỏng còn có bột, cốm pha hỗn dịch. Trước khi dùng phải cho nước hay dẫn chất thích hợp và lắc đều để chuyển thành hỗn dịch •Theo kích thước tiểu phân dược chất rắn phân tán: -Hỗn dịch thô (hỗn dịch phải lắc): + Tiểu phân dược chất có đường kính = 1-100𝜇m + Tiểu phân dược chất thường bị sa lắng và đóng cắn ở đáy chai do tác dụng của trọng lực. -Hỗn dịch mịn (hỗn dịch đục) + Tiểu phân dược chất có đường kính = 0,1-1 𝜇m + Hệ phân tán bền vững, nhìn bề ngoài hỗn dịch là chất lỏng đục. *Ưu điểm: - Thích hợp cho trẻ em, người già khi uống thuốc chứa dược chất rắn ít tan trong nước. - Cải thiện vị đắng khi pha hỗn dịch cho trẻ em: cloramphenicol. - Giảm kích ứng, đọc tính. - Tăng độ ổn định của dược chất: oxytetracyclin, chloramphenicol.
- Kéo dài GP thuốc (so với dung dịch) - Hòa tan nhanh (so với thuốc viên) - Khư trú tác dụng thuốc tại chỗ. *Nhược điểm: - Hệ phân tán dị thể thường không bền : tiểu phân dược chất rắn có xu hướng tích tụ và lắng đọng. Vì vậy, trên sản phẩm ghi dòng chữ “Lắc kỹ trước khi dùng” - Với bản chất là những hệ phân tán dị thể (cơ học) dạng thuốc này là những hệ phân tán không bền về mặt nhiệt động học nên thường khó điều chế và không ổn định - Khó phân liều chính xác và khó đồng nhất với hỗn dịch uống. Vì vậy hiện nay sản xuất dạng cốm (bột) pha hỗn dịch, đóng trong túi phân liều hoặc lọ có dụng cụ phân liều. Câu 45: Nhận biết đúng các thành phần: pha phân tán, chất dẫn , chất gây thấm trong các công thức hay đơn thuốc từ 1 đến 5? Công thức 1: Rp. Terpin hydrat 2,0 g Gôm arabic 1,0 g Natri benzoat 2,0 g Siro codein 15,0 g Nước cất vừa đủ 75,0 ml M. f. potio Kỹ thuật bào chế theo phương pháp phân tán, qua các bước: - Cân và nghiền thật mịn terpin hydrat (nên thêm vài giọt ethanol 90 cho dễ nghiền mịn và gôm arabic, trộn thành bột kép. - Thêm đồng lượng siro codein nghiền thật kỹ thành bột nhão. - Cho siro codein còn lại vào chai. - Hoà tan natri benzoat vào nước (đun nóng nếu cần), dùng dung dịch này kéo dần hỗn dịch vào chai đã có siro codein - Bổ sung nước vừa đủ 75 ml, lắc đều - Đóng chai, dán nhãn đúng qui chế, nhãn có thêm dòng chữ “Lắc trước khi dùng”. Công dụng: chữa ho, long đờm. Uống 1 - 2 thìa canh (15 - 30 ml)/lần, 2 - 3 lần/ngày. Công thức 2: hỗn dịch bari sulfat Bari sulfat 100,00 g Natri benzoat 0,06 g Natri carboxy methyl cellulose 1,00 g Natri saccarin 0,20 g Siro đơn 10,00 g Cồn vanilin 10% 10,00 giọt Nước tinh khiết vừa đủ 100,00 ml Kỹ thuật bào chế theo phương pháp phân tán: - Cân natri carboxymethyl cellulose, ngâm trong khoảng 10 ml nước ấm khoảng 50oC cho trương nở hoàn toàn. - Cân bari sulfat nghiền thật mịn trong cối, rây qua rây số 180. - Cho dịch natri carboxymethyl cellulose vào cối có bari sulfat, nghiền thật kỹ thành bột nhão. - Hoà tan natri saccarin, natri benzoat vào lượng nước còn lại rồi phối hợp với bột nhão. - Cho hỗn dịch vào chai đã có siro đơn - Thêm cồn vanilin lắc đều. - Thêm nước vừa đủ 100 ml. - Đóng chai, dán nhãn đúng qui chế, nhãn có thêm dòng chữ “Lắc trước khi dùng”. Công dụng, cách dùng: hỗn dịch thuốc uống khi chụp X quang dạ dày. Liều một lần chụp 150 - 200 ml. Lắc kỹ trước khi uống.
Ngoài dạng hỗn dịch trên, người ta còn bào chế bột bari sulfat để pha hỗn dịch theo công thức (DĐ Hungary VI): Vanilin 0,04 g Sacarin 0,06 g Metyl cellulose 3,00 g Bari sulfat 96,90 g Công thức 3: hỗn dịch cotrimoxazol Sulfamethoxazol 2,400 g Trimethoprim 0,480 g Nipagin 0,136 g Natri carboxymethyl cellulose 0,300 g Natri saccarin 0,060 g Tween 80 0,120 g Propylen glycol 2,400 g Acid citric 0,064 g Chất thơm vừa đủ Nước cất vừa đủ 60,000 ml Kỹ thuật bào chế theo phương pháp phân tán: - Cân sulfamethoxazol và trimethoprim, nghiền mịn, trộn thành bột kép trong cối. - Ngâm natri carboxymethyl cellulose trong khoảng 10 ml nước ấm để cho trương nở hoàn toàn, thêm Tween 80 vào trộn đều. - Cho hợp dịch này vào cối có dược chất, nghiền kỹ thành bột nhão. - Hoà tan nipagin vào propylen glycol. Hoà tan natri saccarin và acid citric vào nước. Phối hợp 2 dung dịch và dùng để kéo hỗn dịch vào chai. - Thêm chất thơm. - Thêm nước vừa đủ, lắc đều. - Đóng chai, dán nhãn đúng qui chế. Nhãn có thêm dòng chữ “Lắc trước khi dùng”. Công dụng, cách dùng: - Thuốc uống điều trị các bệnh nhiễm khuẩn: đường hô hấp (viêm phế quản, khí quản), đường tiết niệu, đường sinh dục, đường tiêu hoá. - Liều dùng: 10 ml/lần, ngày 2- 3 lần. Đợt điều trị từ 7-10 ngày. Không nên dùng cho bệnh nhân suy thận. Công thức 4: Rp. Long não 1,0 g Lưu huỳnh 4,0 g Glycerin 20,0 g Nước cất vừa đủ 100,0 ml M. f. lotio Bào chế lotio này bằng phương pháp phân tán. Công thức 5: Rp. Acid salicylic 1,0 g Long não 1,0 g Lưu huỳnh kết tủa 4,0 g Ethanol 20,0 g Glycerin 20,0 g Nước cất vừa đủ 100,0 ml M.f. lotio Bào chế đơn thuốc hỗn dịch này bằng cách kết hợp phương pháp phân tán và phương pháp ngưng kết: - Nghiền mịn lưu huỳnh trong cối, thêm đồng lượng glycerin, tiếp tục nghiền thành khối nhão mịn. - Hoà tan acid salicylic và long não trong ethanol (1).
- Phối hợp lượng glycerin còn lại với lượng nước có trong công thức (2). - Rót từ từ (1) vào (2) đồng thời với khuấy trộn được hỗn dịch (3). - Dùng hỗn dịch (3) pha loãng bột nhão lưu huỳnh và kéo vào chai. - Thêm nước vừa đủ 100 ml. - Đóng chai, dán nhãn đúng qui chế. Nhãn có thêm dòng chữ “Lắc trước khi dùng”. Câu 46: Trình bày nguyên tắc tiến hành hai phương pháp bào chế hỗn dịch thuốc? 1.Phương pháp phân tán: Dùng lực với cường độ thích hợp phân tán các tiểu phân rắn vào môi trường -Yêu cầu:Dược chất rắn được phân chia đến độ mịn thích hợp trước khi phân tán vào môi trường phân tán -Các giai đoạn: + Nghiền, tán, xay rây dược chất rắn đến độ mịn tối đa + Tạo bột nhão bằng cách thêm môi trường phân tán để tiếp tục nghiền mịn dược chất rắn + Pha loãng hỗn dịch: phân tán hỗn dịch đặc (bột nhão) vào môi trường phân tán để thu được hỗn dịch + Làm đồng nhất hỗn dịch bằng cối xay hoặc thiết bị thích hợp + Kiểm tra bán thành phẩm, đóng gói.
2.Phương pháp ngưng kết: Hòa tan pha phân tán vào dung môi thích hợp rồi kết tủa trong môi trường không đồng tán.
Câu 47: Nêu yêu cầu chất lượng chính của hỗn dịch thuốc? Theo các tài liệu chuyên môn, hỗn dịch thuốc phải đạt các yêu cầu chất lượng sau: -Về mặt cảm quan: khi để yên, dược chất rắn phân tán có thể tách thành lớp riêng lắng xuống đáy chai lọ nhưng phỉa trở lại trạng thái phân tán đồng đều trong chất dẫn khi lắc nhẹ chai thuốc trong 12 phút và giữ nguyên được trạng thái phân tán đều đó trong vài phút. Yêu cầu này chỉ là tối thiểu, nhằm đảm bảo khi sử dụng thuốc, lượng dược chất được phân phối tương đối đều trong các liều. Để kiểm tra mức độ phân tán đồng đều của dược chất trong hỗn dịch thuốc, có thể đánh giá bằng cách lắc đều chai thuốc, rồi lấy những thể tích thuốc như nhau, đem ly tâm, tách lấy cặn đem cân. -Kích thước tiểu phân dược chất trong hỗn dịch (thường chỉ áp dụng với các hỗn dịch tiêm hay nhỏ mắt): có thể xác định bằng soi kính hiển vi hoặc thiết bị đếm tiểu phân tự động - Xác định vận tốc lắng cặn: lắc đều hỗn dịch, rót vào ống đong có chai vạch, để yên, đọc lớp cặn sau từng khoảng thời gian xác định. Người ta cho rằng chuẩn hỗn dịch đạt chất lượng tốt nếu sau 24 giờ, lớp cặn chiếm 85% thể tích cảu hỗn hợp và dễ dang trở lại trạng thái phân tán đều khi lắc nhẹ nhàng. - Hỗn dịch thuốc còn phải đạt các chỉ tiêu về pH, định tính, định lượng, giới hạn tạp chất, sai số thể tích/ khối lượng… theo từng chuyên luận riêng. Câu 48: Nêu thành phần chính hỗn dịch thuốc? *Pha phân tán : • Dược chất: -Dược chất rắn không tan, hoặc rất ít tan trong môi trường phân tán + Có thể dễ thấm nước – thân nước – sơ dầu: Sulfamid, kháng sinh, MgO, ZnO, CaC𝑂3 + Có thể dễ thấm dầu – thân nước – sơ nước: Terpin, Long não, Methol… - Tiểu phân chất rắn của pha phân tán có kích thước từ 1-100 𝜇𝑚 • Chất thấm • Chất gây phân tán • Chất ổn định điện ly
• Chất ổn định keo thân nước *Môi tường phân tán (chất dẫn): • Môi trường phân tán của hỗn dịch thuốc có thể là nước cất, các chất lỏng phân cực khác (ethanol, glycerin…), các loại dầu lỏng (không phân cực), không có tác dụng dược lý và các chất lỏng tổng hợp hoặc bán tổng hợp khác. • Chất điều chỉnh pH, hệ đệm • Chất điều chỉnh áp suất thẩm thấu • Chất màu, mùi, vị • Chất bảo quản • Chất dẫn, dung môi. Câu 49: Các yêu tố dược học và sinh học ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc tiêm? 1.Các yếu tố dược học ảnh hướng tới SKD của thuốc tiêm: 1.1. Độ tan và tốc độ hòa tan của dược chất. 1.2 Độ nhớt: -Độ nhớt cao, hệ số khuếch tán của dược chất giảm, tốc độ tan giảm, làm chậm quá trình hấp thu -Tác dụng khu trú liều thuốc 1.3 Hệ số phân bố dầu – nước: - Dược chất thân lipid, có hệ số phân bố dầu-nước càng lớn, tốc độ khuếch tán qua màng sinh học càng lớn, tốc độ hấp thu tăng. 1.4 Mức độ đẳng trương của thuốc tiêm: - Dung dịch nhược trương: tốc độ hấp thu tăng - Dung dịch ưu trương: tốc độ hấp thu giảm 1.5 Thể tích tiêm: - Cùng lượng dược chất, thể tích thuốc tiêm giảm, tốc đọ hấp thu tăng 1.6 Cấu trúc lý hóa của thuốc tiêm: - Dung dịch nước, dung dịch dầu, hỗn dịch, nhũ tương… 1.7 Tương tác giữa dược chất với các chất phụ: - Liên kết tạo phức → thay đổi hấp thu 2. Các yếu tố sinh học ảnh hưởng tới SKD của thuốc tiêm - Đường tiêm thuốc : tiêm dưới da, tiêm bắp, tĩnh mạch - Tuổi của bệnh nhân: người già, trẻ em, trẻ sơ sinh - Tình trạng cơ thể: sinh lý, bệnh lý Câu 50: Các biện pháp tác động nhằm tăng sinh khả dụng thuốc nhỏ mắt khi xây dựng công thức? 1. Kéo dài thời gian lưu thuốc ở trước giác mạc: -Thêm chất làm tăng độ nhớt: Giúp thuốc khó bị rửa trôi, khó chảy qua mũi – lệ Kéo dài thời gian tiếp xúc dược chất với giác mạc -Điều chỉnh về pH lý tưởng, độ đẳng trương: Hạn chế gây kích ứng mắt, giảm tiết nước mắt, tránh rửa trôi thuốc. -Bào chế dưới dạng hỗn dịch nhỏ mắt: Kích thước tiểu phân < 50 𝜇𝑚 khó bị rửa trôi, mỗi tiểu phân là một kho dự trữ: : khi thuốc bị rửa trôi, tiểu phân dược chất lại hòa tan ra một lượng dược chất. -Bào chế dưới dạng siêu vi nang, siêu vi cầu để kiểm soát giải phóng dược chất. 2. Làm tăng tính thấm của giác mạc với dược chất -Thêm chất hoạt động bề mặt trong chất diện hoạt: +Dược chất phân tán nhanh vào nước mắt + Thay đổi tính thấm của giác mạc + Dược chất dễ khuếch tán qua biểu mô giác mạc -Điều chỉnh mức độ ion hóa của phân tử dược chất +Duy trì được độ tan của dược chất trong nước
+tăng tỷ lệ dược chất dạng không ion hóa.