Bao Cao Tong Ket Nganh Nam 2007

  • Uploaded by: vanphong1
  • 0
  • 0
  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bao Cao Tong Ket Nganh Nam 2007 as PDF for free.

More details

  • Words: 9,638
  • Pages: 19
UBND TỈNH NAM ĐỊNH SỞ LAO ĐỘNG - TB VÀ XH

Số

/BC - LĐTBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nam Định, ngày

tháng 12 năm 2007

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI NĂM 2007 PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2008.

Năm 2007, là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện của UBND tỉnh và sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã chủ động tham mưu cho Tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội trong những điều kiện thuận lợi và khó khăn sau: *Thuận lợi: - Kinh tế của Tỉnh có bước phát triển khá, đời sống nhân dân nhất là nhân dân ở khu vực nông thôn ngày một ổn định và nâng cao, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. - Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương đã kịp thời ban hành các chủ trương chính sách , phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của đất nước từ đó đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp cho người lao động được học mghề tạo mở có việc làm tăng thêm thu nhập, giúp cho các đối tượng Người có công với cách mạng, đối tượng xã hội ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Củng cố được lòng tin của nhân dân nói chung, đối tượng người có công, đối tượng xã hội nói riêng vào đường lối đổi mới, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. - Nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về trách nhiệm giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề lao động – việc làm, vấn đề tai tệ nạn xã hội đã có bước chuyển biến tích cực góp phần quan trọng cho ngành Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. *Khó khăn: - Nam Định là tỉnh có nguồn thu ngân sách còn hạn chế mới đảm bảo được 1/3 nhu cầu chi. - Các diện đối tượng hưởng chính sách ưu đãi Người có công và chính sách xã hội rất lớn.

1

- Cơ cấu kinh tế trong đó tỷ trọng kinh tế nông nghiệp vẫn còn ở mức cao. Tỷ lệ lao động nông thôn lớn, lao động thiếu việc làm còn nhiều, chất lượng lao động thấp; Tệ nạn ma tuý vẫn là vấn đề bức xúc và nhức nhối. - Năm 2007 Ngành có sự biến động lớn về cán bộ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế về nghiệp vụ. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Ngành Lao động TBXH Nam Định đã đạt được những kết quả đáng tự hào thể hiện qua các mặt công tác sau: PHẦN I : KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC NĂM 2007 A. THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:

Với chức năng tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác Lao động Thương binh và Xã hội trên địa bàn, Sở đã tham mưu cho tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp các ngành triển khai công tác Lao động TBXH trên địa bàn, như: Chương trình và Kế hoạch triển khai Chương trình Giải quyết việc làmgiảm nghèo giai đoạn 2006-2010; - Triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội trên toàn tỉnh; - Thực hiện công tác dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn năm 2007 và thực hiện công tác quản lý, sử dụng kinh phí từ Dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” trên địa bàn tỉnh; - Chương trình và kế hoạch thực hiện Chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2006-2010. Quy định việc cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội trên địa bàn tỉnh, Quyết định việc tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng đối tượng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội; - Triển khai thực hiện đề án : "cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng". - Triển khai Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng xã hội và các văn bản triển khai rà soát hộ nghèo năm 2007; - Triển khai các hoạt động mới năm 2007 thuộc “chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo”. - Chỉ thị và Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh Liệt sỹ. Thành lập Ban chỉ đạo và tham mưu cho Ban chỉ đạo các cấp quy trình xét duyệt, giải quyết hồ sơ TNXP còn tồn đọng; - Kế hoạch tổ chức và triển khai thực hiện Tuần lễ quốc gia ATVSLĐPCCN trên địa bàn tỉnh; 2

Sở đã ban hành 89 văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện và hàng trăm văn bản hành chính khác để triển khai thực hiện các lĩnh vực lao động thương binh và xã hội trong toàn tỉnh. Trên cơ sở đó các Phòng NV-LĐTBXH đã tham mưu cho UBND các huyện, thành phố ban hành 140 văn bản và trực tiếp ban hành trên 260 văn bản triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra 229 xã phường, thị trấn trong toàn tỉnh thực hiện tốt công tác Lao động TBXH. Hệ thống văn bản này ban hành đảm bảo đúng qui trình, đúng thẩm quyền và đã cụ thể hoá được chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, của tỉnh vào tình hình thực tế tại địa phương đó là điều kiện để các cấp các ngành cùng phối hợp với Ngành LĐTBXH hoàn thành kế hoạch công tác năm 2007. Cùng với việc ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, từ Sở tới các phòng nghiệp vụ huyện đã thường xuyên quan tâm đến công tác tập huấn, công tác thanh, kiểm tra, giải quyết dứt điểm các đơn thư của công dân, không để xảy ra các vụ việc khiếu kiện đông người; Kết thúc mỗi chuyên đề đã kịp thời sơ, tổng kết đánh giá kết quả, chỉ rõ tồn tại và đề ra nhiệm vụ, giải pháp để khắc phục trong thời gian tiếp theo. B. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ : I. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG - DẠY NGHỀ.

1. Công tác Lao động việc làm. Nhận thức được tính bức xúc của vấn đề giải quyết việc làm, Ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã chủ động tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai kịp thời các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh. Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã làm xuất hiện một số ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao như cơ khí, đóng mới tàu thuyền, đóng mới xe ô tô; khôi phục nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề nông thôn, thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng tích cực là cơ sở để tạo mở và giải quyết được việc làm tại chỗ cho hơn 20 ngàn lao động mỗi năm. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển sản xuất và giải quyết việc làm tại chỗ, năm qua các hoạt động hỗ trợ để người lao động tự tìm kiếm và giải quyết việc làm cũng được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện khá hiệu quả đó là: - Hệ thống các Trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh đã tư vấn nghề, tư vấn việc làm cho 2.753 người, cung cấp thông tin cho hàng vạn người, giúp 692 lao động tìm được việc làm. - Sở đã tham mưu giúp UBND tỉnh phân bổ 3,5 tỷ từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho các huyện thành phố, các hội đoàn thể và nhận bàn giao vốn 3

vay từ Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Đã duyệt cho vay trên 460 dự án với tổng số tiền 22 tỷ đồng từ đó giải quyết việc làm cho 4.800 lao động - Dự án Xóa đói giảm nghèo Việt - Đức được thực hiện ở 8 huyện với 70 xã, thị trấn cho 2.789 tổ vay với tổng số tiền là 19.959 triệu đồng, được hướng dẫn cách làm ăn để sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho trên 1.000 lao động thuộc diện cận nghèo. - Vấn đề đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là hoạt động tạo việc làm có thu nhập cao luôn được người lao động và xã hội quan tâm. Với chức năng quản lý nhà nước , Sở đã chủ động liên hệ với cục Quản lý lao động ngoài nước thẩm định và giới thiệu 15 doanh nghiệp có uy tín, năng lực xuất khẩu lao động về các huyện để trực tiếp tuyển chọn (tăng hơn 7 doanh nghiệp so với năm 2006), Trực tiếp phối hợp với Công ty cổ phần tiến bộ quốc tế triển khai xuát khẩu lao động theo chỉ đạo của UBND tỉnh, tham mưu với UBND tỉnh có công văn đề nghị cấp giấy phép hoạt động XKLĐ cho 01 doanh nghiệp trên địa bàn. Các huyện, thành phố và các xã phường trong tỉnh đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp xuống tận địa phương tuyển chọn trực tiếp, cắt bỏ được nhiều khâu trung gian, giảm thời gian, chi phí cho người lao động. Kết quả năm 2007 đã đưa 2.500 lao động đi làm việc có thời hạn ở ngoài nước trong đó tập trung vào thị trường Malaysia, Đài Loan và Quata. Nổi lên các huyện làm tốt công tác xuất khẩu lao động là Vụ Bản, Ý Yên. Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, năm 2007 toàn tỉnh đã giải quyết được 37.800 lao động có việc làm mới, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 4,56%; Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đạt 83% vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. 2. Thực hiện Pháp luật lao động: Với chức năng quản lý Nhà nước về lao động trên địa bàn. Năm 2007, ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã chú trọng khâu tổ chức hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Bộ luật lao động. Đó là: Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, chấp hành Pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh. Làm tốt chức năng cơ quan thường trực của Hội đồng Trọng tài Lao động, Sở đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tham gia giải quyết dứt điểm tranh chấp lao động tập thể tại công ty TNHH Yuongone Nam Định làm ổn định tình hình trật tự ngay tại công ty trong ngày bầu cử Quốc hội khoá XII.

4

Phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tư, chỉ đạo phòng Nội vụ Lao động Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố rà soát thống kê 2.113 doanh nghiệp đang hoạt động để phối hợp, quản lý, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động tại doanh nghiệp. Tổ chức hướng dẫn 120 doanh nghiệp tự kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động trong doanh nghiệp. Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh trực tiếp kiểm tra 02 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (là công ty TNHH Yuongone, công ty TNHH Candle) qua kiểm tra đã kịp thời yêu cầu doanh nghiệp sửa chữa những sai xót về chế độ BHXH, HĐLĐ Trình UBND tỉnh quyết định 03 doanh nghiệp chuyển từ công ty nhà nước sang công ty TNHH một thành viên; Tiếp nhận, đăng ký hệ thống thang bảng lương cho 47 doanh nghiệp ; Duyệt và đăng ký nội quy lao động cho 15 doanh nghiệp; Tiếp nhận thẩm định đăng ký sử dụng cho 116 thiết bị có yêu cầu nghiên ngặt về an toàn vệ sinh lao động, tiếp nhận theo dõi thoả ước lao động tập thể của 07 doanh nghiệp trên địa bàn. Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ trong nông nghiệp theo dự án của tổ chức AILO tại xã Nam Dương, Nam Trực. Kết quả đã thực hiện được 1.325 người góp phần cải thiện được tình hình ATVSLĐ trong nông nghiệp. 3. Về hoạt động dạy nghề: Sau hai năm triển khai Đề án xã hội hoá dạy nghề giai đoạn 2006 – 2010 các cơ sở dạy nghề dân lập, cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp và hợp tác xã tăng khá nhanh. Đến cuối năm 2007 toàn tỉnh có 141 cơ sở dạy nghề trong đó 34 cơ sở thuộc diện bắt buộc đăng ký hoạt động dạy nghề (11 cơ sở dạy nghề do các bộ, ngành trung ương quản lý, 18 cơ sở do địa phương quản lý và 05 cơ sở thuộc doanh nghiệp). Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Luật dạy nghề và các văn bả dưới luật của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn. Sở đã thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt dự án dạy nghề cho 100 người tàn tật, dự án dạy nghề cho 2.100 lao động nông thôn và 512 lao động thuộc hộ nghèo. Với kết qủa trên, năm 2007 toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 17.564 người đạt 147,2% kế hoạch đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 25,35% tăng 1,85% so với năm 2006 (23,50%). Trong năm 2007 huyện Nghĩa Hưng là huyện đi đầu trong thực hiện các chỉ tiêu kế họach về đào tạo nghề nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho người nghèo, bên cạnh đó cũng còn một số huyện làm chưa tốt về công tác day nghề như thành phố Nam Định, huyện Mỹ Lộc. II. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG BINH LIỆT SỸ - NGƯỜI CÓ CÔNG:

Năm 2007 là năm kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7/194727/7/2007 đây là hoạt động ý nghĩa quan trọng vừa để ghi nhớ công lao những 5

người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh xương máu vì dân, vì nước vừa để biểu thị tình cảm của toàn Đảng, toàn dân đối với các liệt sỹ thương binh và người có công với cách mạng. Với nhận thức đó, toàn Đảng toàn dân và đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác Thương binh liệt sỹ tỉnh Nam Định năm qua đã chủ động tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền, Ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh Người có công tại địa phương tổ chức thực hiện các nội dung thiết thực hiệu quả góp phần đền ơn, tri ân đến thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và những người có công với cách mạng trong toàn tỉnh. Cụ thể: 1. Giải quyết chính sách: Năm 2007 toàn tỉnh đã giải quyết chế độ chính sách cho trên 66.138 lượt hồ sơ đối tượng NCC và thân nhân NCC được hưởng trợ cấp, các diện tồn đọng như xác nhận thương binh, liệt sỹ, người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày v.v… được giải quyết dứt điểm kịp thời, đúng chế độ. Sau nhiều năm vướng mắc năm 2007 Sở đã tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng qui trình xét duyệt hồ sơ thanh niên xung phong bị thương được lập theo qui định tại Thông tư liên tịch 16/1999 hướng dẫn tới các địa phương tổ chức xét duyệt. Đến nay Sở đã tham mưu cho Ban chỉ đạo pháp lệnh ưu đãi người có công tỉnh xét duyệt 1.107 hồ sơ thanh niên xung phong cho 09 huyện, thành phố. Kết quả: Có 130 hồ sơ đủ điều kiện được hưởng trợ cấp ngay, gần 600 hồ sơ phải kiểm tra, xác minh lại, số còn lại là không đủ điều kiện hưởng chế độ. Công tác xét duyệt được làm công khai dân chủ từ cơ sở lên giảm đáng kể việc khiếu kiện thắc mắc của đối tượng. 2. Thực hiện phong trào Đền ơn đáp nghĩa. Tiếp tục phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” dưới sự lãnh đạo của tỉnh, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể cùng nhân dân trong tỉnh đã có nhiều cố gắng trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” như: - Thực hiện tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7), sự hy sinh, cống hiến của các liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, các thương, bệnh binh; sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền các địa phương, trong công tác Thương binh - Liệt sỹ người có công. - Tổ chức và phục vụ Đoàn đại biểu đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh, các huyện, thành phố đi viếng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, nghĩa trang liệt sỹ đường 9 - tỉnh Quảng Trị đạt kết quả tốt. - Đôn đốc, hướng dẫn các cấp, các ngành vận động nhân dân làm tốt 05 Phong trào đền ơn đáp nghĩa vượt chỉ tiêu đề ra như: Xây mới 47 nhà tình nghĩa 6

trị giá 948 triệu đồng đạt 224% kế hoạch; Sửa chữa 101nhà tình nghĩa trị giá 635 triệu đồng đạt 101% so với kế hoạch; Vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 3.070 triệu đồng đạt tỷ lệ 136% so với kế hoạch. - Tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tổ chức trao tặng 619.630 bộ chuyên chén pha trà sứ Hải Dương cho các gia đình đối tượng chính sách người có công của tỉnh nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ. Tổng giá trị quà tặng này là trên 6 tỷ đồng. - Tham mưu cho Tỉnh tổ chức long trọng Lễ tiếp nhận và bàn giao 17 hài cốt liệt sỹ là con em quê hương Nam Định hy sinh tại nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào do Quân khu 4 bàn giao về an táng tại NTLS các địa phương đảm bảo trang nghiêm. - Tiếp tục vận động các cơ quan tổ chức nhận chăm sóc phụng dưỡng đến cuối đời 87 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. - Xét duyệt phân bổ kinh phí Trung ương hỗ trợ để xây dựng, tu sửa mộ, nghĩa trang liệt sỹ cho 18 công trình của tỉnh và các địa phương với số kinh phí là 03 tỷ đồng; tổ chức khởi công và xây dựng Đài tưởng niệm liệt sỹ của tỉnh v.v…. Có được kết quả này là do đội ngũ cán bộ công chức trong toàn ngành với tinh thần tận tuỵ phục vụ đã chủ động nghiên cứu, tìm hiểu chế độ chính sách của Nhà nước, kịp thời hướng dẫn cho đối tượng thiết lập hồ sơ nhanh chóng, chính xác. Nhìn chung các huyện, thành phố đều thực hiện rất tốt các hoat động đền ơn đáp nghĩa, tri ân những người có công, trong đó tiêu biểu nhất là huyện Hải Hậu. Đây là địa phương thực hiện tốt cả về công tác nghiệp vụ, công tác phong trào và là một trong những địa phương giải quyết đơn thư khiếu nại kịp thời, đúng thẩm quyền ngay từ cơ sở. Kết quả năm 2007 Hải Hậu đã giải quyết cho 15.569 hồ sơ, xây mới 09 nhà, sửa chữa 15 nhà vượt 300% so với kế hoạch đề ra v.v… III- BẢO TRỢ VÀ PHÒNG CHỐNG TNXH:

1. Xoá đói giảm nghèo: Triển khai và thực hiện chương trình giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, Ngành Lao động - TB và XH đã phối hợp khá chặt chẽ với các cấp, các ngành, các tổ chức hội, đoàn thể và toàn dân tạo điều kiện để người nghèo được tiếp cận nhanh và hiệu quả các chính sách ưu đãI để họ vươn lên thoát nghèo, đó là: + 22.684 lượt hộ gia đình thuộc diện nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất với số tiền 143,7 tỷ đồng; + Cấp 149482 thẻ BHYT miễn phí khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ khi đau ốm ở các cơ sở y tế cho người nghèo;

7

+ Hỗ trợ 659 em học sinh thuộc diện con hộ nghèo được hưởng ưu đãi trong giáo dục phổ thông cơ sở, cấp 5000 giấy chứng nhận học sinh sinh viên con hộ nghèo được hưởng trợ cấp trong giáo dục - đào tạo. + Vận động các tầng lớp dân cư ủng hộ quỹ vì người nghèo trong năm 2007 xây mới 34 nhà đại đoàn kết, sửa chữa 408 nhà với kinh phí 917,48 triệu đồng. + Triển khai dạy nghề miễn phí cho 512 người nghèo. + Tổ chức 827 lớp tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi cho 16.540 lượt người nghèo tham gia qua đó giúp người nghèo sản xuất có hiệu quả tăng thu nhập để vươn lên thoát nghèo. + Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho 4.170 cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp đặc biệt là các trưởng thôn, xóm, tổ dân phố; + Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình, Báo Nam Định và Đài phát thanh 03 huyện Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Nam Trực tuyên truyền các chính sách hỗ trợ người nghèo, các mô hình vượt khó vươn lên thoát nghèo; In 26 nghìn cuốn tài liệu về các chính sách đối với người nghèo để phát cho hộ gia đình nghèo. + Triển khai hệ thống chỉ tiêu giám sát đánh giá tới các sở, ban ngành, các huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Kết quả, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm được 1,88% (từ 11,08% năm 2006 xuống còn 9,2% năm 2007) vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Các huyện, thành phố đã có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sâu sát của chính quyền địa phương, sự tham mưu tích cực của ban chỉ đạo giải quyết việc làm giảm nghèo đã thu hút được đông đảo của các tầng lớp dân cư trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo như thành phố Nam Định, Hải Hậu, Xuân Trường. 2. Bảo trợ xã hội và cứu trợ xã hội: Năm 2007 Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Thông tư 09/2007/TTBLĐTBXH được Chính phủ và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành. Ngay sau khi văn bản được ban hành tỉnh đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn việc triển khai đồng bộ trong toàn tỉnh. - Đã xây dựng mức trợ cấp hàng tháng cho đối tượng hưởng chính sách Bảo trợ xã hội và mức trợ cấp nuôi dưỡng cho đối tượng tại các trung tâm thuộc Sở. - Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh các huyện, thành phố và các tổ chức đoàn thể đã trợ cấp Tết nguyên đán cho 3.642 hộ nghèo và 14.944 đối tượng xã hội khó khăn, đảm bảo mọi người dân trong tỉnh đủ điều kiện đón tết. - Trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng cho 15.122 đối tượng xã hội. 8

Phối hợp với các tổ chức phi chính phủ tiến hành đo, lắp chân giả miễn phí cho đối tượng tàn tật trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện Nghĩa Hưng thực hiện dạy nghề cho 60 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và tăng cường thêm lực lượng cán bộ tại các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành. Đã tổ chức nuôi dưỡng giáo dục dạy chữ dạy nghề, phục hồi chức năng cho 92 trẻ em khuyết tật tại trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật; Tổ chức nuôi dưỡng quản lý thường xuyên 41 đối tượng xã hội, 34 đối tượng tâm thần phân liệt tại trung tâm bảo trợ xã hội; Nhìn chung đời sống, sinh hoạt học tập, chữa trị của đối tượng tiếp tục có bước cải thiện và nâng cao chất lượng, giúp đối tượng an tâm chữa trị, học tập tốt hơn. 3. Công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội: a. Công tác đấu tranh phòng chống mại dâm: Ngành đã tham mưu cho tỉnh duy trì thường xuyên các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong đó chú trọng tới việc đa dạng hoá các hoạt động giáo dục tuyên truyền về tác hại của tệ nạn mại dâm như việc xây dựng mới cụm panô tuyên truyền tại khu vực trung tâm (huyện Vụ Bản, Trực Ninh, Hải Hậu), In ấn phát hơn 20.000 tờ rơi về phòng chống mại dâm tới các địa bàn đông dân cư và các vùng trọng điểm, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hội phụ nữ các cấp, các tổ chức đoàn thể và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng kiến thức phòng chống tệ nạn mại dâm, tuyên truyền pháp lệnh phòng, chống mại dâm, gương điển hình về phòng chống mại dâm . - Bên cạnh công tác tuyên truyền ngành đã chủ động phối hợp với chính quyền, công an, đội kiểm tra liên ngành 178 của tỉnh đã kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng chống mại dâm tại 26 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm trên địa bàn, qua kiểm tra đã phát hiện 04 cơ sở có vi phạm không đăng ký quản lý đối với khách đến lưu trú. Các đơn vị địa phương đã tiến hành thanh tra, sử lý 28 cơ sở vi phạm, phạt cảnh cáo 05 cơ sở, phạt tiền 11 cơ sở, phát hiện, ngăn chạn 2.154 tài liệu có nội dung xấu; tịch thu 3.906 đĩa phim có nội dung không lành mạnh, 03 băng rôn, 01 đầu CPU, 1.500 sách các loại. b. Công tác cai nghiện ma tuý: Sau nhiều năm thực hiện chương trình, công tác cai nghiện ma tuý vẫn là vấn đề được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm. Năm 2007, sau 2 năm thí điểm tại một số địa phương trong tỉnh, Đề án: Cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng đã được UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai trong toàn tỉnh nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào thực -

9

hiện đồng bộ các biện pháp kinh tế, xã hội, giáo dục, tuyên truyền, hành chính và pháp luật để đẩy mạnh công tác cai nghiện phục hồi. Cùng với các Trung tâm CBGD-LĐXH, công tác cai nghiện ma tuý đã thu được kết quả : Toàn tỉnh đã tổ chức cai nghiện cho 767 đối tượng. + Cai cưỡng chế cho 90 đối tượng + Cai tự nguyện tại trung tâm cho 301 đối tượng. + Cai tại gia đình và cộng đồng cho 376 đối tượng. Trước thực trạng khó khăn về cơ sở vật chất cho công tác cai nghiện, Sở Lao động TB và XH đã chủ động tham mưu xây dựng đề án thành lập 2 trung tâm CBGD LĐXH tại Xuân Trường và thành phố Nam Định). Dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2008 với công suất khoảng 500 đối tượng/năm. Nét nổi bật trong công tác cai nghiện ma tuý năm 2007 là công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. Nhiều địa phương đã thực sự huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, triển khai hiệu quả công tác này tiêu biểu như thành phố Nam Định. IV- CÁC CÔNG TÁC BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH:

1- Kế hoạch – Tài chính: - Ngay từ cuối năm 2006 Sở đã xây dựng và cụ thể hóa nhiệm vụ tỉnh giao cho ngành để giao chỉ tiêu kế hoạch năm 2007 cho các huyện, các đơn vị của ngành đảm bảo công khai, dân chủ, kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm kế hoạch. - Nguồn kinh phí trợ cấp ưu đãi NCC năm 2007 được đảm bảo đầy đủ kịp thời do đó công tác chi trả trợ cấp ưu đãi đối với người có công trên địa bàn được thực hiện tốt cả về thời gian và chế độ tài chính với số 430 tỷ đồng nhưng chưa có biểu hiện thất thoát, tiêu cực. Các đơn vị thực hiện khá tốt như thành phố Nam Định, Vụ Bản, ý Yên. Đảm bảo kịp thời kinh phí chi thường xuyên từ nguồn dự toán địa phương là 14.117.903 triệu đồng (đạt 100% kế hoạch), trong đó chi Quản lý Nhà nước 1.826 triệu đồng, Chi đảm bảo xã hội 11.177 triệu đồng, Kinh phí chương trình mục tiêu 1.115 triệu đồng. - Công tác thanh quyết toán các nguồn kinh phí, Sở Lao động TB và XH Nam Định là một trong những đơn vị được liên Bộ LĐTBXH và Bộ Tài chính đánh giá cao cả về tiến độ và chất lượng. Hầu hết chất lượng báo cáo quyết toán của các đơn vị có tiến bộ, trong đó cũng có huyện việc lập báo cáo quyết toán chưa đảm bảo quy định như huyện Hải hậu, Mỹ lộc. - Quy trình quản lý chi trả trợ cấp ưu đãi người có công tiếp tục được 3 cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Phòng Nội vụ Lao động TBXH các huyện, thành phố đã tăng cường tự kiểm tra công tác chi trả trợ cấp ưu đãi 10

người có công theo chỉ tiêu kế hoạch được giao. Qua kiểm tra công tác quản lý đối tượng, quản lý chi trả trợ cấp ưu đãi người có công ở một số xã, thị trấn của 5 huyện trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung các đơn vị thực hiện chặt chẽ theo đúng qui định, nhưng vẫn còn một số xã việc mở sổ ghi chép sổ quản lý, công tác lưu trữ chứng từ chưa đúng qui định. 2- Thanh tra: Ngay từ những tháng đầu năm 2007, Thanh tra ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các hoạt động trên lĩnh vực thanh, kiểm tra, tiếp dân giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân a) Tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo. - Tiếp dân tại Văn phòng Sở được duy trì thường xuyên , trong năm đã tiếp và trả lời 45 lượt người dân đến hỏi và đề nghị về chính sách người có công và chính sách xã hội, tham mưu giúp lãnh đạo Sở tham gia tiếp dân theo định kỳ tại trụ sở tiếp dân của UBND tỉnh. - Tiếp nhận và xử lý kịp thời đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, trong năm đã tiếp 36 đơn gồm 31 đơn thuộc thẩm quyền và 05 đơn không thuộc thẩm quyền trong đó: - 05 đơn không thuộc thẩm quyền Sở đã hướng dẫn đối tượng liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết. - 31 đơn thuộc thẩm quyền sở đã thẩm tra xác minh đi đến kết luận giải quyết cụ thể: - 24 đơn đề nghị sở đã trả lời trực tiếp 20 đơn, trả lời bằng văn bản 04 đơn; - 03 đơn tố cáo đã giải quyết cả 3 đơn. - 4 đơn khiếu nại sở đã giải quyết 03 đơn, còn lại 01 đơn của ông Phạm Duy Tiện xã Nghĩa An huyện Nam Trực đề nghị hưởng tiếp chế độ bệnh binh do phòng thương binh và xã hội huyện Nam Ninh trước đây thu Sở đang điều tra thu thập hồ sơ chứng cứ để làm căn cứ giải quyết. Đến nay tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định không còn đơn khiếu nại, tố cáo tồn đọng. b) Thanh tra chuyên đề: Triển khai quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra việc thực hiện Pháp luật Lao động ở 120 doanh nghiệp, cơ sở xuất xuất kinh doanh đoang hoạt động trên địa bàn, đến nay các 55 doanh nghiệp đã có báo cáo, Sở sẽ tổ chức phúc tra vào đầu tháng 01 năm 2008. Phối hợp liên ngành tổ chức thanh tra việc thực hiện Pháp luật Lao động tại 20 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua thanh tra thấy các đơn vị vẫn còn vi phạm ở mức độ khác nhau: 14/20 doanh nghiệp bằng 70% không lập quỹ dự phòng mất 11

việc làm, 6/20 doanh nghiệp bằng 30% chưa ký kết hợp đồng lao động; 8/20 doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ các qui định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; 9/20 doanh nghiệp bằng 45% không xây dựng hệ thống thang bảng lương, đăng ký quy chế lương, thưởng; 8/20 doanh nghiệp bằng 40% chưa thực hiện đầy đủ các qui định về trả lương ngừng việc, lễ, tết, phép năm; 730/2.310 người lao động bằng 24% không được ký kết hợp đồng lao động. Những vi phạm này xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp chưa tham gia tập huấn Bộ luật lao động. Tổ chức thanh tra 05 cơ sở dạy nghề trên địa bàn. Qua thanh tra cho thấy một số cơ sở dạy nghề giấy chứng nhận dạy nghề đã quá hạn; chưa ký hợp đồng dạy nghề với người học nghề trình độ sơ cấp; sử dụng hệ thống sổ sách, biểu mẫu của Bộ Giáo dục đào tạo; chưa thực hiện việc sử dụng hệ thống sổ sách theo biểu mẫu qui định; chưa được thủ trưởng đơn vị duyệt chương trình đào tạo nghề, giáo trình tài liệu giảng dạy; Những sai sót, vi phạm phát hiện trong quá trình thanh tra đã được kết luận, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm túc và kịp thời kiến nghị nghiên cứu bổ sung cơ chế chính sách biện pháp chấn chỉnh phù hợp tạo điều kiện cho các đơn vị tuân thủ đúng quy định của pháp luật. 3- Tổ chức cán bộ. Công tác cán bộ tiếp tục được tỉnh và các huyện, thành phố quan tâm bổ sung thêm nhiều cán bộ trẻ, có trình độ và thương xuyên đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ. Sở đã được Ban tổ chức tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm 01 Giám đốc sở và 01 phó giám đốc Sở. Bên cạnh đó Sở cũng chủ động thực hiện tốt quy trình luân chuyển bộ nhiệm cho 03 Giám đốc đơn vị sự nghiệp, 03 trưởng phòng, 02 Phó phòng, điều động thuyên chuyển một số cán bộ cho phù hợp với điều kiện công tác mới. Chủ động rà soát, điều chỉnh lại chức năng nhiệm vụ của một số phòng, chấn chỉnh lại qui trình tiếp nhận và quản lý một số đối tượng vào đơn vị sự nghiệp, cải cách và lược bỏ nhiều thủ tục hành chính trong quan hệ công tác với các cơ quan, đơn vị và nhân dân. - Phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức thi tuyển công chức, viên chức Ngành Lao động Thương binh và Xã hội vào làm việc tại Sở theo chỉ tiêu biên chế đảm bảo đúng quy trình. - Tổ chức phát động và hướng dẫn các huyện, thành phố, các sở ban ngành thực hiện công tác thi đua khen thưởng kỷ niệm 60 năm ngày thương binh Liệt sỹ. Trình các cấp khen thưởng và trực tiếp khen thưởng cho 91 tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác thương binh liệt sỹ và làm tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa cụ thể: 32 tập thể và 15 cá nhân được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 12

tặng bằng khen; 20 tập thể và 12 cá nhân được UBND tỉnh tặng bằng khen; 02 tập thể và 19 cá nhân được Giám đốc sở tặng giấy khen. - Làm thủ tục trình Bộ Lao động TB-XH quyết định tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp lao động TBXH" cho 14 cán bộ làm công tác Lao động TB và XH trong toàn tỉnh nhân dịp kỷ niệm 62 năm ngày thành lập Ngành Lao động Thương binh và Xã hội 28/8/2007. - Tổ chức phát động, ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị tạo bầu không khí thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ của từng đơn vị cũng như trong toàn ngành. Sở đã hoàn thiện các thủ tục về Thi đua khen thưởng năm 2007 : Sở đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận danh hiệu Lao động xuất sắc cho 03 tập thể, đề nghị tặng Bằng khen cho 03 tập thể và 04 cá nhân, hiệp y để Uỷ ban nhân dân các huyện Nghĩa Hưng và thành phố Nam Định đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen. Sở đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tặng bằng khen cho 01 cá nhân. Giám đốc Sở tặng giấy khen cho 08 tập thể và 19 cá nhân đã có thành tích trong công tác Lao động Thương binh và Xã hội. Ghi nhận thành tích giai đoạn 2000-2007 UBND tỉnh và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã hiệp y đề nghị Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng ba cho tập thể Sở Lao động Thương binh và Xã hội. C. QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA NGÀNH VỚI NGÀNH VÀ NGÀNH VỚI CẤP

Khối lượng công việc ngành Lao động Thương binh và Xã hội phải giải quyết ngày càng lớn, sức ép đòi hỏi ngành phải giải quyết nhanh, kịp thời đúng pháp luật trên tất cả các mặt công tác mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Muốn hoàn thành được chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao ngành phải phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong tỉnh. Nhận thức đúng mối quan hệ này năm qua Ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành. - Triển khai thực hiện kịp thời các nhóm giải pháp phát triển kinh tế, tạo mở việc làm cho người lao động góp phần cùng toàn tỉnh hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giải quyết việc làm và giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. - Công tác đào tạo nghề cho người lao động đã tạo ra được bước đột phá mới trong quan hệ phối hợp với Ngành giáo dục đào tạo và các huyện thành phố để chỉ đạo hướng dẫn các cơ sở đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động. Thành lập mới các cơ sở đào tạo nghề cấp huyện, đào tạo nghề cho lao động nông thôn và người tàn tật. - Phối hợp với các ngành Giáo dục, Y tế, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, các Hội đoàn thể và các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng nghiệp vụ thực hiện tốt chế độ 13

chính sách cho các diện đối tượng người có công, đối tượng xã hội trên địa bàn tỉnh. Đặc biẹt phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh niên CSHCM và hội cựu TNXP của tỉnh và UBND các huyện để giải quyết hồ sơ TNXP còn tồn đọng một cách khá chặt chẽ nghiêm túc. Phối hơp cùng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và hội cựu chiến binh tỉnh giải quyết hồ sơ thương binh tòn đọng do quân đội lập, giải quyết chế độ BHYT cho cựu chiến binh... Tuy vậy vẫn còn những mặt công tác chưa tạo ra được sự gắn bó thật chặt chẽ đặc biệt là với các ngành, các cấp trong công tác giảm nghèo, đấu tranh bài trừ tệ nạn xã hội cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng, chữa trị, giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm cho gái mại dâm. D: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2007: I. NHỮNG MẶT LÀM ĐƯỢC:

Năm 2007, mặc dù Ngành Lao động TB và XH Nam Định gặp không ít khó khăn, song với quyết tâm của lãnh đạo, cán bộ công chức viên chức, Ngành đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà UBND tỉnh giao; trong đó nội bật là: Một là: Thực hiện đạt và vượt cả 3 chỉ tiêu do HĐND tinh đề ra : Giải quyết việc làm mới cho 37.800 lao động. 17.564 người được đào đào tạo nghề, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 25,35%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh từ 11,08% năm 2006 xuống 9,2%% năm 2007 vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra góp phần không nhỏ vào sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội. Hai là: Giải quyết kịp thời, đúng chế độ chính sách cho các diện đối tượng người có công, đối tượng xã hội. Cùng các huyện, thành phố và các đơn vị thực hiện tốt các phong trào đền ơn đáp nghĩa. Đặc biệt là những hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày TBLS. Ba là : Chữa trị, cai nghiện ma tuý cho 767 đối tượng, trong đó có 376 đối tượng cai tại gia đình và cộng đồng, với tỉ lệ cai nghiện thành công sau 01 năm đạt tỷ lệ 69%. Bốn là : Các công tác đảm bảo cho hoạt động của ngành đã có những cải tiến đáng kể. Trong đó công tác thanh kiểm tra có hiệu quả thiết thực, ngăn ngừa hiện tượng thất thoát, tham ô, sử dụng sai mục đích. Vì vậy đã không để xảy ra khiếu kiện nhất là khiếu kiện đông người, vượt cấp, sai pháp luật do nguyên nhân thực hiện chính sách. Đạt được những kết quả như trên là do: - Có sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh uỷ, sự chỉ đạo sâu sát, toàn diện, trực tiếp của UBND tỉnh và sự chỉ đạo cụ thể về nghiệp vụ của Bộ LĐ- TB và XH. 14

- Đội ngũ cán bộ trong ngành từng bước được bổ sung và nâng cao về trình độ nghiệp vụ. Đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Ban giám đốc, các trưởng, phó phòng nghiệp vụ thuộc Sở, Phòng Nội vụ Lao động Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố, giám đốc, phó giám đốc các đơn vị sự nghiệp đã thực sự là nòng cốt để quy tụ và phát huy được năng lực sáng tạo của cán bộ trong ngành tập trung cho những công tác trọng tâm, trọng điểm của từng thời kỳ; duy trì tốt chế độ thông tin báo cáo có chất lượng, kịp thời có tổng kết gắn với thi đua khen thưởng đúng người, đúng việc, dân chủ và khách quan. - Có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức chính trị xã hội và sự thay đổi cơ bản trong nhận thức của nhân dân về chính sách LĐ- TBXH. II. NHỮNG MẶT TỒN TẠI.

Bên cạnh những mặt làm được trong năm qua công tác lao động TB và XH vẫn còn một số thiếu sót chủ yếu là: - Công tác giải quyết việc làm cho người lao động chưa đáp ứng được cầu của xã hội. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch song còn chậm. Công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài chưa đạt chỉ tiêu đề ra. -Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến người lao động, doanh nghiệp chưa được tiến hành thường xuyên nên vẫn còn những hiện tượng thực hiện sai pháp luật về lao động. - Công tác tuyên truyền về chế độ chính sách cho đối tượng người có công chưa đạt hiệu quả, vì vậy còn có đơn thư hỏi về chính sách, ảnh hưởng đến tư tưởng, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước và ngành. Vẫn còn hiện tượng việc giải quyết chính sách chưa kịp thời ở một vài địa phương. - Công tác chữa trị, cai nghiện cho người nghiện ma tuý còn rất hạn chế và tỷ lệ tái nghiện cao. -Việc chấp hành chế độ báo cáo ở một vài địa phương không kịp thời. III- NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG, TỒN TẠI LÀ:

- Tình hình kinh tế của tỉnh còn khó khăn, thu chưa đáp ứng được yêu cầu chi, trong khi đó nhiều vấn đề về chính sách xã hội thuộc ngành phải cân đối từ ngân sách địa phương. Đặc biệt là công tác bảo trợ xã hội và cai nghiện ma tuý. - Năng lực tham mưu của một số cán bộ làm công tác Lao động Thương binh và Xã hội còn hạn chế, nhất là cấp cơ sở. - Một số ít cán bộ chủ chốt các cấp, ngành nhận thức chưa đầy đủ về công tác Lao động TBXH, đôi khi coi công tác Lao động TBXH là chỉ là nhiệm vụ

15

riêng của ngành Lao động TBXH nên đã ảnh hưởng đến sự phối kết hợp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. PHẦN II : PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2008 A. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG:

Chủ động tham mưu và tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực lao động – thương binh và xã hội. Đi đôi với việc nâng cao chất lượng giải quyết chính sách thương binh liệt sĩ, chăm sóc người có công với cách mạng, chính sách xã hội và tăng cường các nguồn lực cho công tác phòng chống tệ nạn xã hội, đẩy mạnh một bước thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng. Năm 2008 là năm đột phá về công tác dạy nghề, GQVL. Cùng với các cấp các ngành đẩy mạnh các hoạt động để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia – giảm nghèo. Thực hiện cho được tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh là: hoàn thành công tác giảm nghèo trong kế hoạch 5 năm (2006-2010) về trước thời gian đó là vào cuối năm 2008. B. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM: I. LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG - DẠY NGHỀ:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giải quyết việc làm – giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. Năm 2008, giải quyết việc làm mới cho 38.500 người, trong đó giải quyết việc làm tại chỗ cho 28.500 người, lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài 6.600 người, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 3.400 người. - Trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai đề án xây dựng mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Đào tạo nghề cho 17.877 lao động, trong đó trình độ cao đẳng nghề là 250 người, trung cấp nghề là 2.780 người, cơ cấp nghề là 14.387 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 27,0%. - Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật lao động, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động về: Thu nhập, Tiền lương, tham gia BHXH, BHYT và điều kiện lao động và An toàn lao Bảo hộ lao động. II. THƯƠNG BINH LIỆT SĨ - NGƯỜI CÓ CÔNG:

- Tập trung giải quyết dứt điểm diện hồ sơ đủ điều kiện. Trong đó chú trọng chính sách cho thanh niên xung phong bị thương và người HĐKC nhiễm chất độc hoá học. - Đẩy mạnh phong trào Đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc phụng dưỡng các diện đối tượng người có công, tôn tạo, xây sửa nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ... III. BẢO TRỢ – CỨU TRỢ XÃ HỘI VÀ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI:

16

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 7,7%. - Triển khai tốt việc thực hiện chính sách cho đối tượng xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP, đảm bảo 100% đối tượng trong diện được thụ hưởng chính sách theo qui định. -Tiếp tục triển khai đề án cai nghiện tại gia đình và cộng đồng trên phạm vi toàn tỉnh, tăng cường công tác quản lý sau cai để đánh giá hiệu quả của đề án. Tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công tác này. Tập trung nguồn lực, nhanh chóng hoàn thiện để đưa 2 trung tâm CBGD LĐXH (Xuân Trường và Thành phố) vào hoạt động. IV. CÁC MẶT CÔNG TÁC KHÁC:

- Thực hiện tốt công tác giao chỉ tiêu kế hoạch. - Củng cố đội ngũ cán bộ thuộc ngành theo hướng tinh giản, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực về chuyên môn nghiệp vụ trình độ quản lý trình độ lý luận, có phẩm chất đạo đức. - Tổ chức tốt công tác tiếp dân, giải quyết 100% đơn thư khiếu nại, tố cáo. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, thực hiện tốt "Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ PCCN". C. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1 - Đổi mới công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành: - Trên cơ sở những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, cần nghiên cứu, vận dụng, tham mưu cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương, vừa đảm bảo đúng pháp luật, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho đối tượng và nêu cao tính chủ động sáng tạo. - Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, tham mưu cho tỉnh ban hành các chỉ thị, nghị quyết lồng ghép với các chương trình khác để tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện các nhiệm vụ của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội ở các địa phương. - Tranh thủ các nguồn lực và sự quan tâm chỉ đạo của Bộ LĐTBXH đối với các công tác của ngành tại tỉnh. - Chủ động gắn kết và tạo lập mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và các huyện, thành phố để thực hiện các nhiệm vụ của ngành. - Bám sát cơ sở, trong chỉ đạo điều hành phải mang tính hiệu quả thiết thực, phù hợp, tránh dàn trải, cào bằng. Nơi nào yếu việc gì yếu phải tìm cách khắc phục, nơi nào tốt việc nào tốt phải khuyến khích, đẩy mạnh việc nhân điển hình. Thường xuyên phát hiện, xử lý những vấn đề vướng mắc, đột xuất, phát sinh tại cơ sở để tháo gỡ kịp thời. - Đẩy mạnh công tác sơ tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm. 17

- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin về pháp luật, chế độ, chính sách, qui trình, thủ tục thực hiện. 2 - Một số giải pháp cần tập trung năm 2008 trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ: a) Về lao động- việc làm- dạy nghề- giảm nghèo: - Triển khai thực hiện dự án xây dựng sàn giao dịch lao động việc làm. - Đổi mới phương thức quản lý về công tác đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài: Tăng cường quan hệ phối hợp có hiệu quả giữa cơ quan QLNN với doanh nghiệp XKLĐ và cơ sở dạy nghề. Tuyên truyền công khai thủ tục, chi phí, tiêu chuẩn điều kiện người đi lao động ở nước ngoài. Xây dựng đề án mạng lưới các trung tâm GTVL. Phối hợp với ngân hàng trong việc cho lao động có nhu cầu các vốn vay đi lao động... - Tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề; Huy động các nguồn lực cho công tác việc làm- giảm nghèo: dạy nghề lao động nông thôn, dạy nghề cho người nghèo,... Đa dạng hoá các loại hình cơ sở dạy nghề. Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề. Thực hiện tốt chính sách cho người nghèo, phấn đấu cuối năm 2008 hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo trong kế hoạch 5 năm 2006-2010. b)Về phòng chống tệ nạn xã hội: - Sơ kết 01 năm thực hiện đề án cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, đánh giá, rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại. Đẩy mạnh tuyên truyền về hiệu quả của đề án, phát huy sức mạnh của toàn xã hội, nêu những gương điển hình để nhân diện rộng. - Tăng cường chỉ đạo các trung tâm CBGD LĐXH nâng cao hiệu quả công tác chữa trị, giáo dục; Phối hợp với các doanh nghiệp giải quyết việc làm cho người sau cai. Tham mưu để đầu tư mở rộng, nâng cấp các Trung tâm đảm bảo thực hiện đủ qui trình về chữa trị, giáo dục, lao động, dạy nghề tại cơ sở. Cùng với việc hoàn thiện và đưa 2 Trung tâm CBGDLĐXH vào hoạt động, công tác cai nghiện ma tuý trên địa bàn Nam Định được xác định là một nhiệm vụ mang tính cấp bách để giải quyết một trong những mặt yếu của ngành trong những năm gần đây. c) Về thực hiện chính sách người có công và chính sách xã hội: - Giải quyết dứt điểm chế độ cho TNXP bị thương, người HĐKC bị nhiễm chất độc hoá học. Sửa đổi qui trình quản lý chi trả trợ cấp cho NCC đảm bảo tính khoa học, kịp thời, chặt chẽ chính xác, phòng ngừa sự lợi dụng chính sách nhà nước của một số cá nhân cơ hội trục lợi. 18

- Rà soát thống kê chính xác số đối tượng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP. Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc cơ sở thực hiện tốt chính sách cho đối tượng này. d) Về thanh, kiểm tra: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tự kiểm tra về thực hiện chính sách người có công và chính sách xã hội tại cơ sở. Phát hiện ngăn chặn những biểu hiện sai trái trong thực hiện chính sách. Xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm. e) Về tổ chức, bộ máy: Tiếp tục kiện toàn cán bộ chủ chốt thuộc ngành, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhất là cán bộ xã phường. Sắp xếp bộ máy cho phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ của CBCC. Kiện toàn bộ máy và cán bộ 2 trung tâm CBGDLĐXH mới thành lập. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tại các đơn vị sự nghiệp. Nhiệm vụ ngành Lao động – TB và XH năm 2008 và những năm tiếp theo còn hết sức nặng nề, đòi hỏi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức quyết tâm phấn đấu cao hơn nữa để hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Tỉnh uỷ - HĐND tỉnh – UBND tỉnh và Bộ lao động – TB và XH giao./. SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH

19

Related Documents

Bao Cao Tong Ket
April 2020 11
Bao Cao Tong Ket De Taitq
November 2019 17
Tong Ket Sh 2007
November 2019 9
Bao Cao Nam 06-07
November 2019 7
Bao Cao.
June 2020 27

More Documents from ""