Thù lao luật sư sao cho hợp lý? 07.02.2008
Những năm gần đây, các giao dịch kinh tế, dân sự, lao động phát sinh ngày càng nhiều và từ đó cũng phát sinh những mâu thuẫn và tranh chấp quyền lợi giữa các nhóm đối tượng có lợi ích khác nhau. Vì thế, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư ngày càng cần thiết và đa dạng, đồng thời khách hàng cũng đòi hỏi chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp cao hơn từ luật sư. Tuy nhiên, trong quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý, một vấn đề rất nhạy cảm nhưng lại đóng vai trò quyết định để khách hàng và luật sư có thể đi đến một thỏa thuận chung về cung cấp dịch vụ pháp lý, đó là mức thù lao của luật sư. Trên thực tế, việc xác định mức thù lao hợp lý của luật sư và phương thức thanh toán phù hợp cho cả hai bên trong bối cảnh hiện nay là một điều không dễ dàng. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, các bên dù đã mất rất nhiều thời gian thương lượng nhưng vẫn không thể hiểu và thống nhất về cách tính thù lao của luật sư. Từ đó, quan hệ cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư cho khách hàng không thể được hình thành hoặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Những yếu tố ảnh hưởng đến thù lao của luật sư Theo Luật Luật sư, mức thù lao của luật sư được tính theo: nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; thời gian và công sức của luật sư được sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; và kinh nghiệm, uy tín của luật sư. Trong thực tế, mức thù lao của luật sư còn dựa vào các yếu tố như nơi hành nghề (ở thành thị và những khu vực trung tâm hành chính - kinh tế thì thù lao luật sư thường cao hơn các nơi khác); kết quả công việc; tư vấn (ý kiến pháp lý của luật sư chỉ được đưa ra sau khi luật sư bỏ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và kiểm tra đối với công việc được giao) và một số chi phí hoạt động khác. Luật sư thường tính thù lao theo các hình thức sau: (i) thù lao dựa trên số giờ phát sinh thực tế của luật sư và các trợ lý luật sư dành cho công việc được giao và mức phí thù lao dịch vụ tiêu chuẩn tính theo giờ của luật sư (thù lao theo giờ); (ii) thù lao trọn gói; (iii) thù lao ứng trước; và (iv) thù lao tùy thuộc vào kết quả công việc (thù lao kết quả). Trả thù lao cho luật sư theo kiểu nào? Tâm lý chung của khách hàng là muốn được trả cho luật sư ở một mức thù lao trọn gói dựa vào kết quả thành công sau cùng của công việc được giao khi hai bên giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý. Hình thức tính thù lao này giúp khách hàng xác định chính xác khoản chi phí phải tiêu tốn cho vụ việc, bảo đảm chi phí thù lao phải trả cho luật sư sẽ không vượt quá kết quả mà luật sư đạt được, cũng như bảo đảm rằng chỉ tốn thù lao cho luật sư khi công việc được giao đạt kết quả như khách hàng mong muốn. Nếu kết quả công việc không thành công hay thành công không như khách hàng mong muốn thì luật sư có rủi ro là không được khách hàng trả thù lao, mất thời gian và chi phí mà luật sư đã bỏ ra để thực hiện công việc. Trong khi đó, luật sư muốn được khách hàng trả thù lao dựa trên số thời gian thực tế đã bỏ ra cho công việc được giao với mức thù lao được hai bên thỏa thuận khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Hình thức tính thù lao này giúp luật sư chắc chắn có được thu nhập ổn định khi làm việc cho
khách hàng, luật sư sẽ không phải lo lắng về thời gian phải sử dụng để thực hiện công việc dịch vụ (vì sẽ được khách hàng trả thù lao), đồng thời sẽ chỉ tập trung vào kết quả của vụ việc và phương cách để đạt được kết quả. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, cách tính thù lao theo giờ này lại gây bất lợi cho khách hàng vì khách hàng không thể kiểm soát được số tiền thù lao phải trả cho luật sư. Giải pháp để giảm thiểu mâu thuẫn giữa luật sư và khách hàng về thù lao Để giảm thiểu mâu thuẫn giữa luật sư và khách hàng về vấn đề thù lao của luật sư, các bên liên quan cần lưu ý các điểm sau: (a) Tùy theo loại công việc pháp lý được giao (tư vấn, tranh tụng, dịch vụ, công việc hỗn hợp), luật sư và khách hàng cần đánh giá tổng quan thời gian mà luật sư sẽ bỏ ra cho công việc, khả năng hoàn thành công việc của luật sư và khả năng thanh toán của khách hàng để xác định cách tính thù lao phù hợp cho lợi ích của các bên và vì kết quả công việc dịch vụ. Trong đa số các trường hợp, thù lao theo giờ thường được áp dụng đối với những công việc tư vấn mà cả khách hàng và luật sư đều chưa thể xác định thời gian hoàn thành công việc; thù lao trọn gói nên được áp dụng đối với các dịch vụ pháp lý mà Nhà nước quy định khung thù lao cho luật sư (tranh tụng hình sự) hay những dịch vụ pháp lý có tính chất lặp đi lặp lại mà luật sư có thể ước tính được khá chính xác số thời gian mà mình phải sử dụng cũng như thời gian dự kiến hoàn thành công việc (ví dụ như thủ tục xin giấy phép thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng, dịch thuật). Loại thù lao trả trước nên được áp dụng đối với những vụ án hình sự hay các dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho các công ty, doanh nghiệp. Thù lao kết quả nên áp dụng cho các dịch vụ như đòi nợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm. Thù lao hỗn hợp được áp dụng đối với những trường hợp mà khách hàng có nhưng không đủ khả năng thanh toán thù lao của luật sư, trong những trường hợp này luật sư sẽ nhận một số thù lao trả trước, phần thù lao kết quả còn lại sẽ tùy thuộc vào kết quả của vụ việc được giao. (b) Hai bên cần dành nhiều thời gian hơn trong việc soạn thảo và ký kết một hợp đồng dịch vụ pháp lý chặt chẽ, chi tiết và đầy đủ. Đặc biệt đối với cách tính thù lao theo giờ làm việc của luật sư, trong hợp đồng dịch vụ pháp lý cần ghi rõ cách tính giờ của luật sư được quy định như thế nào, thời gian di chuyển, nghiên cứu hồ sơ, trao đổi với các đồng sự và cơ quan nhà nước của luật sư có được tính thù lao không, nếu tính thì tính theo mức thù lao nào. Cần đưa ra những thời điểm cụ thể khi mức thù lao lên đến một mức nào đó thì luật sư phải thông báo cho khách hàng biết để khách hàng dự trù chi phí và quyết định có tiếp tục theo đuổi vụ việc hay không. Hay đối với thù lao kết quả, cần quy định rõ trong hợp đồng dịch vụ pháp lý những yếu tố nào hợp thành sẽ được xem là cơ sở để quyết định luật sư đã hoàn thành công việc được giao như ý muốn của khách hàng. (c) Dịch vụ pháp lý cũng là một loại hình dịch vụ trong vô số các loại hình dịch vụ khác, mức thù lao của luật sư cũng cần phải được hai bên thương lượng dựa trên giá thị trường tại địa phương. Luật sư không nên quá cứng nhắc trong việc yêu cầu hoặc áp đặt khách hàng phải theo một phương thức tính thù lao nhất định. Hơn nữa, do dịch vụ pháp lý là một loại hình dịch vụ đặc thù dựa trên sự tin tưởng của khách hàng đối với luật sư do đó khách hàng cũng không nên xem luật sư đơn thuần là một người cung cấp dịch vụ bình thường và cố gắng “trả giá” để được mức thù lao luật sư thấp nhất. * Thù lao theo giờ được tính trên số giờ thực tế mà luật sư đã bỏ ra để thực hiện công việc cho đến khi hoàn tất. Hiện nay, mức thù lao theo giờ của luật sư tại các chi nhánh hãng luật nước
ngoài tại Việt Nam xê dịch trong khoảng từ 250-450 USD/giờ. Đối với các luật sư Việt Nam ở các hãng luật trong nước, mức này trong khoảng 100-250 USD/giờ.
Luật sư vòi vĩnh sẽ bị phạt tiền, tước chứng chỉ Cập nhật lúc 09:58, Thứ Ba, 11/08/2009 (GMT+7) , Luật sư sách nhiễu, lừa dối thân chủ bị phạt tối đa 5 triệu đồng, tước chứng chỉ hành nghề từ 6 tháng đến 1 năm. Một trong những lĩnh vực được Nghị định 60 về phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp vừa được Chính phủ ban hành là siết lại một số kẽ hở liên quan hoạt động của luật sư. Nhiều hành vi như tự ý tiết lộ thông tin của khách hàng, vòi vĩnh thêm tiền ngoài thù lao và chi phí ghi trong hợp đồng, thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký hợp đồng, hoặc ký nhưng nội dung không đúng quy định... sẽ bị phạt khá nặng.
Luật sư không chịu ký hợp đồng với thân chủ sẽ bị phạt 3- Bảo đảm quyền lợi khách hàng 5 triệu đồng. Ảnh minh họa: Pháp Luật TP.HCM “Với Nghị định 60, các luật sư thường hoạt động ở ngoại tỉnh sẽ gặp khó khăn”, luật sư Đào Xuân Thành (Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước) dự đoán. Hiện nay, nhiều luật sư có văn phòng ở tỉnh này nhưng mở chi nhánh và thường xuyên hoạt động ở tỉnh, thành khác. Khi được đoàn luật sư tỉnh mình phân công trợ giúp pháp lý miễn phí trong các vụ án thì luật sư đó có thể không theo nổi và từ chối. Nếu làm vậy, sắp tới họ sẽ bị phạt 3-5 triệu đồng. Luật sư Lê Văn Bình (Đoàn luật sư TP.HCM) quan tâm đến khoản 2 Điều 24 Nghị định 60 quy định: Luật sư không thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của mình khi thực hiện dịch vụ pháp lý thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 ngàn đến một triệu đồng. “Vậy nếu trong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ghi rõ quyền, trách nhiệm của hai bên nhưng đương sự “tố” luật sư không thông báo, thông báo không đầy đủ... thì luật sư có thể bị phạt hay không?”, ông Bình thắc mắc. Theo luật sư Nguyễn Thế Phong, ủy viên Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Nghị định 60 quy định những hành vi bị xử phạt trong hành nghề luật sư là cần thiết. Qua đó bảo đảm quyền lợi cho khách hàng (những người kém am hiểu pháp luật), giúp họ tránh bị luật sư (những người am hiểu pháp luật) chèn ép. “Tuy nhiên, một số quy định tôi cho rằng phải có hướng dẫn cụ thể hơn. Chẳng hạn như việc không thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ được hiểu như thế nào? Thông báo bằng hình thức nào, thời gian nào? Hay như việc từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý phải quy định cụ thể từ chối trong trường hợp nào vì hiện những quy định này còn rải rác, luật sư khó lường hết được”, luật sư Phong phân tích. Khách hàng cho phép mới được thông tin cho báo chí
Nghị định 60 cũng bổ sung một hành vi vi phạm về bí mật thông tin của khách hàng. Nếu tiết lộ thông tin về vụ việc, về khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề mà không có văn bản đồng ý của khách hàng, luật sư sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng. “Với quy định này, luật sư dễ dàng bị phạt như... cơm bữa. Bởi vì trong quá trình hành nghề, thấy vụ án có nội dung, yếu tố pháp lý hay, các luật sư vẫn thường cung cấp cho báo chí mà không yêu cầu khách hàng viết văn bản cho phép”, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bến Tre Trương Thị Xem nhận định. Tuy nhiên, bà Xem đề nghị cần hướng dẫn rõ việc cấm luật sư cung cấp thông tin về vụ việc của khách hàng là không cung cấp cho ai, thời hạn tối đa hay tối thiểu để được cung cấp, cung cấp mà không ảnh hưởng quyền lợi khách hàng thì sao. “Chứ không lẽ quy định luật sư nhận việc của khách hàng làm xong thì phải câm nín, chừng nào chết thì thôi sao? Tôi thấy chưa hợp lý”, bà Xem nói. Nghị định 60 cũng quy định luật sư sách nhiễu, lừa dối, ép buộc khách hàng đưa thêm tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý bị phạt 3-5 triệu đồng, tước chứng chỉ hành nghề 6-12 tháng. Theo luật sư Bình, nếu hiểu không khéo điểm này thì luật sư dễ “vừa mất tiền vừa mất nghề”. Trong thực tế, có những luật sư nhận việc xong, thấy phát sinh thêm việc nên yêu cầu thân chủ trả thêm chi phí, thù lao. Sắp tới, nếu hai bên vui vẻ thì không sao, ngược lại thân chủ mà “tố” thì luật sư có thể bị phạt. Bà Xem còn chỉ ra hành vi vi phạm mà giới luật sư còn chưa rõ là móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để làm trái quy định pháp luật là như thế nào (hành vi này sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng). Nghị định 60 có hiệu lực từ ngày 18/9 tới, thay thế Nghị định 76 năm 2006.
Thù lao luật sư sao cho hợp lý? LS. Nguyễn Hữu Phước và LS. Nguyễn Gia Huy Chương, Văn phòng luật sự Phước & các cộng sự TBKTSG Gửi email Bản in 09:19' AM - Thứ sáu, 08/08/2008 Những năm gần đây, các giao dịch kinh tế, dân sự, lao động phát sinh ngày càng nhiều và từ đó cũng phát sinh những mâu thuẫn và tranh chấp quyền lợi giữa các nhóm đối tượng có lợi ích khác nhau. Vì thế, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư ngày càng cần thiết và đa dạng, đồng thời khách hàng cũng đòi hỏi chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp cao hơn từ luật sư. Tuy nhiên, trong quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý, một vấn đề rất nhạy cảm nhưng lại đóng vai trò quyết định để khách hàng và luật sư có thể đi đến một thỏa thuận chung về cung cấp dịch vụ pháp lý, đó là mức thù lao của luật sư. Trên thực tế, việc xác định mức
thù lao hợp lý của luật sư và phương thức thanh toán phù hợp cho cả hai bên trong bối cảnh hiện nay là một điều không dễ dàng. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, các bên dù đã mất rất nhiều thời gian thương lượng nhưng vẫn không thể hiểu và thống nhất về cách tính thù lao của luật sư. Từ đó, quan hệ cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư cho khách hàng không thể được hình thành hoặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Những yếu tố ảnh hưởng đến thù lao của luật sư Theo Luật Luật sư, mức thù lao của luật sư được tính theo: nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; thời gian và công sức của luật sư được sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; và kinh nghiệm, uy tín của luật sư. Trong thực tế, mức thù lao của luật sư còn dựa vào các yếu tố như nơi hành nghề (ở thành thị và những khu vực trung tâm hành chính - kinh tế thì thù lao luật sư thường cao hơn các nơi khác); kết quả công việc; tư vấn (ý kiến pháp lý của luật sư chỉ được đưa ra sau khi luật sư bỏ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và kiểm tra đối với công việc được giao) và một số chi phí hoạt động khác. Luật sư thường tính thù lao theo các hình thức sau: (i) thù lao dựa trên số giờ phát sinh thực tế của luật sư và các trợ lý luật sư dành cho công việc được giao và mức phí thù lao dịch vụ tiêu chuẩn tính theo giờ của luật sư (thù lao theo giờ); (ii) thù lao trọn gói; (iii) thù lao ứng trước; và (iv) thù lao tùy thuộc vào kết quả công việc (thù lao kết quả). Trả thù lao cho luật sư theo kiểu nào? Tâm lý chung của khách hàng là muốn được trả cho luật sư ở một mức thù lao trọn gói dựa vào kết quả thành công sau cùng của công việc được giao khi hai bên giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý. Hình thức tính thù lao này giúp khách hàng xác định chính xác khoản chi phí phải tiêu tốn cho vụ việc, bảo đảm chi phí thù lao phải trả cho luật sư sẽ không vượt quá kết quả mà luật sư đạt được, cũng như bảo đảm rằng chỉ tốn thù lao cho luật sư khi công việc được giao đạt kết quả như khách hàng mong muốn. Nếu kết quả công việc không thành công hay thành công không như khách hàng mong muốn thì luật sư có rủi ro là không được khách hàng trả thù lao, mất thời gian và chi phí mà luật sư đã bỏ ra để thực hiện công việc.
Trong khi đó, luật sư muốn được khách hàng trả thù lao dựa trên số thời gian thực tế đã bỏ ra cho công việc được giao với mức thù lao được hai bên thỏa thuận khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Hình thức tính thù lao này giúp luật sư chắc chắn có được thu nhập ổn định khi làm việc cho khách hàng, luật sư sẽ không phải lo lắng về thời gian phải sử dụng để thực hiện công việc dịch vụ (vì sẽ được khách hàng trả thù lao), đồng thời sẽ chỉ tập trung vào kết quả của vụ việc và phương cách để đạt được kết quả. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, cách tính thù lao theo giờ này lại gây bất lợi cho khách hàng vì khách hàng không thể kiểm soát được số tiền thù lao phải trả cho luật sư. Giải pháp để giảm thiểu mâu thuẫn giữa luật sư và khách hàng về thù lao Để giảm thiểu mâu thuẫn giữa luật sư và khách hàng về vấn đề thù lao của luật sư, các bên liên quan cần lưu ý các điểm sau: (a) Tùy theo loại công việc pháp lý được giao (tư vấn, tranh tụng, dịch vụ, công việc hỗn hợp), luật sư và khách hàng cần đánh giá tổng quan thời gian mà luật sư sẽ bỏ ra cho công việc, khả năng hoàn thành công việc của luật sư và khả năng thanh toán của khách hàng để xác định cách tính thù lao phù hợp cho lợi ích của các bên và vì kết quả công việc dịch vụ. Trong đa số các trường hợp, thù lao theo giờ thường được áp dụng đối với những công việc tư vấn mà cả khách hàng và luật sư đều chưa thể xác định thời gian hoàn thành công việc; thù lao trọn gói nên được áp dụng đối với các dịch vụ pháp lý mà Nhà nước quy định khung thù lao cho luật sư (tranh tụng hình sự) hay những dịch vụ pháp lý có tính chất lặp đi lặp lại mà luật sư có thể ước tính được khá chính xác số thời gian mà mình phải sử dụng cũng như thời gian dự kiến hoàn thành công việc (ví dụ như thủ tục xin giấy phép thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng, dịch thuật). Loại thù lao trả trước nên được áp dụng đối với những vụ án hình sự hay các dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho các công ty, doanh nghiệp. Thù lao kết quả nên áp dụng cho các dịch vụ như đòi nợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm. Thù lao hỗn hợp được áp dụng đối với những trường hợp mà khách hàng có nhưng không đủ khả năng thanh toán thù lao của luật sư, trong những trường hợp này luật sư sẽ nhận một số thù lao trả trước, phần thù lao kết quả còn lại sẽ tùy thuộc vào kết quả của vụ việc được giao. (b) Hai bên cần dành nhiều thời gian hơn trong việc soạn thảo và ký kết một hợp đồng dịch vụ pháp lý chặt chẽ, chi tiết và đầy đủ. Đặc biệt đối với cách tính thù lao theo giờ làm việc của luật sư, trong hợp đồng dịch vụ pháp lý cần ghi rõ cách tính giờ của luật sư được quy định như thế nào, thời gian di chuyển, nghiên cứu hồ sơ, trao đổi với các đồng sự và cơ quan nhà nước của luật sư có được tính thù lao không, nếu tính thì tính theo mức thù lao nào. Cần đưa ra những thời điểm cụ thể khi mức thù lao lên đến một mức nào đó thì luật sư phải thông báo cho khách hàng biết để khách hàng dự trù chi phí và quyết định có tiếp
tục theo đuổi vụ việc hay không. Hay đối với thù lao kết quả, cần quy định rõ trong hợp đồng dịch vụ pháp lý những yếu tố nào hợp thành sẽ được xem là cơ sở để quyết định luật sư đã hoàn thành công việc được giao như ý muốn của khách hàng. (c) Dịch vụ pháp lý cũng là một loại hình dịch vụ trong vô số các loại hình dịch vụ khác, mức thù lao của luật sư cũng cần phải được hai bên thương lượng dựa trên giá thị trường tại địa phương. Luật sư không nên quá cứng nhắc trong việc yêu cầu hoặc áp đặt khách hàng phải theo một phương thức tính thù lao nhất định. Hơn nữa, do dịch vụ pháp lý là một loại hình dịch vụ đặc thù dựa trên sự tin tưởng của khách hàng đối với luật sư do đó khách hàng cũng không nên xem luật sư đơn thuần là một người cung cấp dịch vụ bình thường và cố gắng “trả giá” để được mức thù lao luật sư thấp nhất. * Thù lao theo giờ được tính trên số giờ thực tế mà luật sư đã bỏ ra để thực hiện công việc cho đến khi hoàn tất. Hiện nay, mức thù lao theo giờ của luật sư tại các chi nhánh hãng luật nước ngoài tại Việt Nam xê dịch trong khoảng từ 250-450 USD/giờ. Đối với các luật sư Việt Nam ở các hãng luật trong nước, mức này trong khoảng 100-250 USD/giờ. Thù lao của luật sư. Thảo luận: Ngày: 24/10/2008 Chào bạn, Bạn có thể tham chiếu quy định về thù lao của Luật sư theo quy định của Luật luật sư: " Điều 55. Căn cứ và phương thức tính thù lao 1. Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây: a) Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; b) Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; c) Kinh nghiệm và uy tín của luật sư. 2. Thù lao được tính theo các phương thức sau đây: a) Giờ làm việc của luật sư; b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói; c) Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án;
d) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định. Điều 56. Thù lao, chi phí trong trường hợp luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý 1. Mức thù lao được thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; đối với vụ án hình sự mà luật sư tham gia tố tụng thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủ quy định. 2. Tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện dịch vụ pháp lý do các bên thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. "
Nong bong thi truong phap ly Bà Nguyễn Thị Tuyết, Tổng giám đốc Công ty Camimex, mới đây đã cho biết trong vụ kiện tôm vừa qua Camimex phải chi không dưới 5 tỉ đồng để thuê luật sư. Trường hợp như Camimex không phải là cá biệt; hiện nay các doanh nghiệp đã xem luật sư là một thứ “vũ khí” và nghề luật sư công ty đang bắt đầu nóng lên. Thuê cùng lúc năm luật sư
Khác hẳn với thời kỳ khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, hầu hết các công ty luật chuyên về tư vấn hiện đang trong tình trạng... quá tải khách hàng. Luật sư Lê Thành Kính, Trưởng văn phòng luật sư Lê Nguyễn, cho biết so với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng giao dịch của văn phòng hiện đã tăng khoảng 300%. Điểm đáng chú ý là ngoài nguồn khách hàng nước ngoài truyền thống, số khách hàng doanh nghiệp trong nước cũng đang có chiều hướng gia tăng. “Thậm chí, có một số trường hợp doanh nghiệp Việt Nam trả phí còn “ngọt” hơn cả doanh nghiệp nước ngoài”, luật sư Nguyễn Hữu Phước, Trưởng văn phòng Luật sư Phước & Associates, khoe. Khách hàng trong nước chủ yếu là khối tư nhân nhưng theo Văn phòng luật sư Luật Việt, có một đối tượng khách hàng mới đang xuất hiện. Đó là các tổng công ty nhà nước 90, 91; các doanh nghiệp quân đội; các công ty thuộc ngành công an... “Họ sẵn sàng trả mức phí cao cho những hợp đồng lớn, thường là hợp đồng có yếu tố nước ngoài”- một luật sư của Luật Việt giải thích. Luật sư Lê Thành Kính thì cho biết trước đây các doanh nghiệp trong nước thường hay đắn đo về mức phí, nhưng bây giờ chuyện đó đã không còn là vấn đề. Nội dung tư vấn cũng đa dạng hơn. Ngoài những vấn đề thông thường về lao động, quy chế công ty, hợp đồng..., có doanh nghiệp nhờ tư vấn sâu về những lĩnh vực đầu tư gần như chưa có ở Việt Nam. Chẳng hạn như các ngành quản lý bảo hiểm, quản lý bất động
sản... Những ngành nghề này có được đầu tư không? Nếu được, thủ tục ra sao? Vấn đề pháp lý gì sẽ nảy sinh?... Hoặc như ở Văn phòng Phước & Associates bắt đầu xuất hiện những vị khách mới là các công ty đang chuẩn bị lên sàn chứng khoán. Họ hỏi những vấn đề về lao động, điều lệ, tài chính trước và sau khi trở thành công ty cổ phần và niêm yết. Thậm chí, đã từng có chuyện một doanh nghiệp nọ thuê cùng lúc bốn, năm luật sư nổi tiếng của các hãng luật khác nhau, tạo thành một ê kíp nhằm đề phòng khả năng rủi ro có thể xảy ra mà doanh nghiệp này lường trước được. “Điều đó cho thấy doanh nghiệp nghiên cứu thị trường dịch vụ pháp lý rất kỹ. Họ biết rõ sở trường của từng luật sư và sử dụng một cách chuyên nghiệp”- luật sư Phan Trung Hoài, Trưởng văn phòng luật sư Phan & Associates, nhận xét. Vai trò của luật sư tăng lên cũng được phản ánh rõ nét cả trên thị trường tuyển dụng. Tại website www.vietnamworks.com, chỉ trong vòng hơn ba tuần (từ 28/9 đến 20/10/2006) đã có 12 đơn đặt hàng tuyển dụng luật sư, chủ yếu là từ các hãng luật chuyên về tư vấn. Đặc biệt, hầu hết các nhà tuyển dụng đều đề nghị mức lương “cạnh tranh”. Có tin cho biết một luật sư của Công ty V- hãng luật lớn của Việt Nam đã được một tập đoàn sản xuất linh kiện máy tính của Mỹ mời về làm luật sư nội bộ với giá không dưới 3.000 đô la/tháng. Tiết kiệm được 50 triệu đô la nhờ luật sư Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, ông Lý Xuân Hải, cho rằng yêu cầu tuân thủ pháp luật trong kinh doanh, đó là một trong những lý do khiến cho doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thuê luật sư. Chính ACB cũng có một phòng pháp chế bao gồm 20 luật sư và nhân viên pháp lý làm nhiệm vụ “gác cửa”. “Một sản phẩm mới ra, một kế hoạch đầu tư mới hay một hợp đồng chuẩn bị ký kết đều phải có ý kiến của bộ phận pháp chế. Dự báo của bộ phận này về những thay đổi chính sách pháp lý trong tương lai cũng là một trong 11 nhóm công việc cần làm khi chúng tôi xây dựng chiến lược kinh doanh”- ông Hải cho biết. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, việc tuân thủ pháp luật thường rất cao. Hầu hết doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều thuê luật sư; hoặc là luật sư nội bộ hoặc là luật sư của các hãng luật độc lập. Lý do, theo luật sư Nguyễn Chính (Văn phòng luật sư Nghiêm & Chính) là vì chi phí luật sư được các cổ đông công nhận và tính vào giá thành sản phẩm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, giám đốc những doanh nghiệp này (đa số đều là người làm thuê) chẳng “dại” gì mà không thuê luật sư. Còn luật sư Nguyễn Hữu Phước thì cho biết: “Có doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra 300- 500 đô la thuê luật sư chỉ để nhờ một việc đơn giản: hướng dẫn nhân viên cách điền vào hợp đồng lao động!”.
Việc tuân thủ pháp luật trong kinh doanh càng được xem trọng khi doanh nghiệp bước vào sân chơi toàn cầu. Vụ Vietnam Airlines bị kiện ở Ý và hàng loạt vụ kiện chống phá giá xảy ra gần đây đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo các doanh nghiệp trong nước. Họ bắt đầu hiểu rằng không thể không biết luật chơi và phải nhờ đến luật sư nếu không muốn bị thiệt hại khi làm ăn với nước ngoài. Trong vụ kiện chống bán phá giá tôm, các doanh nghiệp Việt Nam đã tốn khoảng 3 triệu đô la Mỹ cho việc hầu kiện, trong đó riêng chi phí luật sư khoảng hơn 2 triệu đô la. Con số đó quả là không nhỏ nhưng lợi ích mà doanh nghiệp nhận được còn lớn hơn gấp bội. “Vào thời điểm bị kiện, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ khoảng 500 triệu đô la. Thoạt tiên, thuế suất sơ bộ là trên 15% nhưng chúng ta đã đấu tranh để mức thuế suất cuối cùng giảm còn dưới 5%. Có nghĩa, nếu tính bằng tiền, các doanh nghiệp đã giảm được 50 triệu đô la tiền thuế, chưa kể vẫn giữ vững được thị trường xuất khẩu”- luật sư Đinh Ánh Tuyết thuộc hãng luật Vilaf-Hồng Đức phân tích. Còn nhiều cản ngại Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Chính, mối nhân duyên giữa luật sư và các doanh nghiệp trong nước dường như cũng chỉ mới bắt đầu. Phần đông doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất dè dặt khi sử dụng luật sư. Cản ngại đầu tiên là chi phí. Theo quy định, mức thù lao luật sư được căn cứ vào ba yếu tố: tính chất phức tạp của vụ việc; thời gian, công sức thực hiện dịch vụ và uy tín, kinh nghiệm của luật sư. Mặc dù vậy, việc xác định mức phí vẫn là điều rất khó khăn. Nếu tính theo giờ làm việc, một luật sư nước ngoài có tiếng tăm có thể có giá từ 300-550 đô la Mỹ/giờ. “Với những luật sư loại này, thậm chí gọi điện hỏi ba phút thôi, khách hàng cũng có thể bị tính tiền”- một luật sư cho biết. Còn luật sư “xịn” trong nước có giá từ 60-250 đô la Mỹ/giờ. Đa số các doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ và vừa, dễ bị “choáng” ngay khi nghe mức phí như vậy. Nhưng thù lao chưa hẳn là cản ngại chính. Luật sư Chính cho rằng nếu doanh nghiệp thực sự thấy được lợi ích mà luật sư mang lại thì chi phí sẽ không còn là vấn đề khó. Khổ nỗi, lợi ích đó trong nhiều trường hợp khó có thể quy ra tiền bạc nên không phải ai cũng nhận ra ngay. Chính vì vậy, một số doanh nghiệp Việt Nam để đến khi lâm nạn rồi mới nhờ luật sư giải cứu. Đó là chưa kể có doanh nghiệp vẫn còn tâm lý nhờ “anh Hai”, “anh Ba” hay chạy đến một cơ quan nào đó để tác động với hy vọng giải quyết êm xuôi. “Tôi đã từng buộc phải từ chối yêu cầu của một khách hàng vì họ muốn tôi phải vi phạm pháp luật nhằm giúp họ thắng trong vụ án. Khách hàng này đã bỏ đi dù chúng tôi có quan hệ khá lâu dài trong công việc”- luật sư Lê Thành Kính kể.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng bản thân giới luật sư cũng chưa đủ “lực” để nắm bắt cơ hội đang mở ra. Theo thống kê của Asialaw - tạp chí ngành luật ở Hồng Kông, hiện Việt Nam chỉ có khoảng hơn 20 hãng luật (13 hãng nội địa và 8 hãng luật nước ngoài) là có khả năng tư vấn về các lĩnh vực hoạt động cơ bản của doanh nghiệp như tài chính, ngân hàng, nhà đất, xây dựng, sở hữu trí tuệ, viễn thông... Nguồn nhân lực bổ sung cho đội ngũ luật sư hầu như không thấm tháp gì so với nhu cầu. Văn phòng luật sư Phước & Associates thiết kế phòng ốc cho khoảng 40 luật sư nhưng sau sáu tháng tìm kiếm chỉ tuyển được một nửa chỉ tiêu. Đã vậy, các hãng luật, kể cả hãng luật nước ngoài, còn phải đối mặt với nạn chảy máu chất xám. “Hiện đang có khuynh hướng luật sư của các hãng luật bỏ ra làm luật sư cho các công ty. Họ bỏ đi vì được trả lương cao trong khi áp lực công việc nhẹ hơn”- luật sư Phước nói Một luật sư (LS) ra giá khách hàng để thực hiện dịch vụ hợp thức hóa nhà là 150 lượng vàng. Nhưng sau đó, vị thân chủ này phát hiện Nhà nước hóa giá căn nhà chỉ... 23 lượng vàng. Thấy vô lý, vị thân chủ không đồng ý trả vàng cho LS. Thế là LS đưa vụ việc ra tòa. Vị thân chủ trên là ông Đào Thúc Lai (ngụ tại 75 Lương Nhữ Học, P.10, Q.5, TP.HCM). Ông Lai thuê căn nhà tại địa chỉ trên và sinh sống ổn định từ trước năm 1975. Đến năm 2000, ông làm thủ tục hợp thức hóa căn nhà. Qua giới thiệu, ông Lai tìm đến luật sư Vũ Ngọc Anh - Trưởng văn phòng luật sư (VPLS) Vũ Lâm (thuộc Đoàn LS TP.HCM). Tại đây, LS Anh bảo đảm sẽ hợp thức hóa được căn nhà này cho ông Lai, nhưng tổng chi phí thực hiện lên đến 150 cây vàng SJC. Trong đó, số tiền trả cho Nhà nước khoảng 7 triệu đồng/m2 (căn nhà của ông Lai có diện tích 100m2, tức giá đất là 700 triệu đồng) cộng với tiền thuê nhà từ năm 1975 tới nay khoảng 100 cây vàng, riêng chi phí cho dịch vụ này là 50 cây vàng! Thấy ông Lai ngần ngại, LS Anh đưa ra một đề nghị hấp dẫn: Phía LS Anh sẽ ứng tiền thực hiện trọn gói, sau này bán được nhà thì ông Lai thanh toán lại, nhưng với điều kiện ông Lai phải ký vào giấy... vay 150 lượng vàng với vợ chồng LS Anh để làm tin. Ông Lai chấp nhận và ngày 2/12/2003, ông đã ký vào 2 bản hợp đồng với LS Anh. Đầu tháng 11/2004, việc hợp thức hóa căn nhà hoàn tất, ông Lai được đứng tên chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi xem lại toàn bộ giấy tờ nhà đất, ông Lai mới "tá hỏa" vì phát hiện tổng số tiền hóa giá căn nhà chỉ có... 181 triệu đồng (tức khoảng 23 cây vàng thời điểm này). Cho rằng việc LS Anh tính mức thù lao như trên là quá cao và vô lý nên khi LS yêu cầu ông Lai phải trả đủ 150 lượng vàng thì ông Lai kiên quyết không đồng ý. Do ông Lai không thanh toán nên LS Anh cũng không trả lại giấy tờ nhà bản chính cho ông. Phía LS Anh đã đưa vụ việc ra tòa án nhờ phân xử để yêu cầu ông Lai phải trả cả gốc lẫn lãi số tiền thù lao cũng như số tiền mà LS ứng trước để làm dịch vụ.
Ông Đào Thức Lai và căn nhà 75 Lương Nhữ Học Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 1/8/2006, người đại diện của ông Lai cho rằng việc giao nhận vàng chỉ là hình thức, thực tế không hề có việc giao nhận vàng giữa hai bên. Điều này đã được cả hai bên xác nhận. Ngoài ra, việc vợ LS Anh cho ông Lai vay mượn vàng thực chất là để VPLS thực hiện dịch vụ hợp thức hóa nhà cho ông Lai. Chính vì vậy, người đại diện của ông Lai đã yêu cầu tòa án hủy bỏ hợp đồng vay nợ. Song, Hội đồng xét xử TAND Q.5 vẫn chấp nhận yêu cầu của phía LS Anh và tuyên buộc phía ông Lai phải trả tổng cộng tiền gốc và lãi trên 171 cây vàng SJC. Không đồng tình với bản án này, đại diện của ông Lai đã làm đơn kháng cáo để TAND TP.HCM xem xét lại theo trình tự phúc thẩm. Chiều 16/8, PV Báo Thanh Niên đã gặp trực tiếp LS Vũ Ngọc Anh để trao đổi xung quanh sự việc này. Theo LS Anh, khi nghe ông Lai trình bày sự việc, LS Anh giao kèo là làm trọn gói dịch vụ với giá 150 cây vàng. Nếu ông Lai đồng ý thì làm, còn không thì thôi. "Nếu như ông Lai không có tiền thì vợ tôi sẽ cho mượn, khi nào bán nhà thì trả lại" - LS Anh nói rõ hơn. LS Anh khẳng định: "Tôi chỉ nói với ông Lai là bao trọn gói với giá 150 cây vàng. Ông Lai được nhiều cái lợi trong vụ việc này, thứ nhất không có văn phòng nào ứng tiền trước như thế (người nhà ông Lai có quen biết với vợ LS Anh - PV). Một cái lợi nữa là trước đó, nếu như bán "lúa non" (tức nhà chưa có giấy tờ - PV) thì căn nhà của ông Lai chỉ được khoảng 350 cây, còn khi vừa hoàn tất thủ tục hóa giá nhà, đã có người trả ông Lai 720 cây vàng. Ở đây, nếu như cho ông Lai mượn tiền để rồi ông Lai nhờ VPLS khác làm thì chắc chắn vợ tôi sẽ không cho mượn". LS Anh nói tiếp: "Lẽ ra những người này phải cám ơn vợ chồng tôi mới đúng. Vì họ đã được lợi hơn 200 cây vàng". Hiện nay, vụ án vẫn còn đang thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND TP.HCM theo thủ tục phúc thẩm. Nhiều người thắc mắc mức thù lao cao ngất mà LS
Vũ Ngọc Anh đưa ra như trên có hợp lý không? Theo Pháp lệnh về luật sư, căn cứ tính mức thù lao của luật sư như sau: nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; thời gian và công sức của luật sư; kinh nghiệm và uy tín của luật sư. Về phương thức tính thù lao, pháp lệnh quy định: tính thù lao theo giờ; hoặc theo vụ việc với mức thù lao trọn gói hoặc theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện... Ngoài ra, một trong những điều cấm đối với luật sư là cấm nhận bất cứ một khoản tiền, lợi ích vật chất từ khách hàng ngoài thù lao và chi phí đã thỏa thuận. Tuy nhiên, nhiều luật sư cũng cho biết trên thực tế, thù lao của LS để thực hiện một dịch vụ hợp thức hóa nhà cao nhất là 50-70 triệu đồng (đối với hồ sơ rất phức tạp); thông thường chỉ khoảng 10-15 triệu đồng. Một LS hành nghề chân chính thì bao giờ cũng cho khách hàng biết chi tiết công việc của mình và những chi phí để thực hiện dịch vụ... (T.Anh) hi sử dụng các dịch vụ pháp lý, việc bàn bạc để có sựu đồng thuận về thù lao giữa luật sư và khách hàng là mối quan tâm hàng đầu của cả hai bên. LS.Hữu Phước - LS Huy Chương Khi các giao dịch kinh tế dân sự, lao động phát sinh, dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp quyền lợi ngày càng nhiều, thì nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý ngày càng trở lên cần thiết. Cùng với nhu cầu này, vấn đề thù lao luật sư cũng được đặt ra. Thực tế, việc xác định mức thù lao hợp lý cho luật sư và phương thức thanh toán phù hợp cho cả hai bên là điều không dễ dàng. Khách hàng, đặc biệt là những khách hàng cá nhân trong nước, chủ yếu chỉ dựa vào kết quả thành công của công việc để trả thù lao. Tong khi đó, luật sư thường tính lượng thù lao dựa trên lượng thời gian thực tế phải tiêu tốn để thực hiện công việc. nếu được hỏi, hầu hết các luật sư đều nói rằng, luật sư là một nghề cao quý nhằm mục đích theo đuổi sự thật và công lý. Tuy nhiên, bên cạnh mục tiêu cao cả đó, nghề luật sư cũng cần mang lại lợi nhuận. Các yếu tố ảnh hưởng đến thù lao luật sư Theo Luật Luật sư và thực tiến hành nghề, mức thù lao của luật sư thường được tính như sau: Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý: Thù lao luật sư có thể cao hơn đối với những vụ việc khó hoặc mất nhiều thời gian để hoàn thành, hoặc có rủi ro sẽ không thu được kết quả tốt. Thời gian và công sức luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý. Kinh nghiệm và uy tín của luật sư: Luật sư nổi tiếng trong lĩnh vực pháp lý nào đó thường có khuynh hướng tính mức thù lao cao hơn các luật sư ít kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực. Vị trí địa lý: Luật sư hành nghề ở thành thị, các khu vực trung tâm hành chính – kinh tế thương mại – tài chính có khuynh hướng tính thù lao cao hơn luật sư hành nghề ở các nơi khác. Kết quả công việc. Tư vấn: Ý kiến pháp lý của luật sư chỉ được đưa ra sau khi luật sư bỏ ra thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và kiểm tra đối chiếu công việc được giao.
Chi phí văn phòng: Tiền lương cho nhân viên, tiền thuê văn phòng, coppy sách chuyên môn và các chi phí khác có ảnh hưởng lớn đến thù lao luật sư. Mức giảm giá cho khách hàng thường xuyên.
Thù lao của luật sư thường được tính như thế nào? Thù lao của luật sư thường được tính theo các cách sau: Thù lao theo giờ (hourly fee): Đây được xem là cách tính phổ biến nhất. Số tiền thù lao luật sư được nhận sẽ dựa vào số giờ thực tế mà luật sư bỏ ra để thực hiện công việc cho đến khi hoàn tất. Mức thù lao theo giờ sẽ được tính toán và đưa ra tuỳ thuộc vào sự sẵn sàng tiếp nhận, khả năng thanh toán của khách hàng, kinh nghiệm chuyên môn và vị trí của luật sư hay hãng luật đó trên thị trường địa phương. Theo thống kê, thương hiệu của luật sư hay hãng luật chiếm từ 10 – 20% mức thù lao theo giờ. Hiện nay, mức thù lao theo giờ của luật sư tại các chi nhánh, hãng luật nước ngoài ở Việt Nam xê dịch từ 250 – 450 USD/giờ. Đối với luật sư Việt Nam ở các hàng luật trong nước, mức thù lao theo giờ chênh lệch từ 100 – 250 USD/giờ. Hình thức thù lao này giúp luật sư có được thu nhập ổn định. Tuy nhiên, cách tính này lại gây bất lợi cho khách hàng vì họ không thể kiểm soát được số tiền phải trả cho luật sư. Thậm chí, một số khách hàng còn lo ngại rằng, luật sư có khuynh hướng cố gắng giữ gìn công việc được giao không hoàn tất, hay làm cho vụ việc phức tạp thêm để kéo dài thời gian cung cấp dịch vụ. Theo đó, luật sư tiếp tục tính thù lao cho vụ việc Thù lao trọn gói (flat/fixed fee): Đối với một số dịch vụ pháp lý mang tính tiêu chuẩn và có tính chất lặp lại như thành lập doanh nghiệp, công chứng hợp đồng thuê nhà, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, đăng ký, kê khai thuế thu nhập cá nhân, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá… một số luật sư sẵn sàng làm việc theo mức thù lao trọn gói. Phương thức này rất phổ biến trong những năm gần đây. Theo đó, khách hàng thuận lợi hơn trong việc lập kế hoạch tài chính khi sử dụng dịch vụ pháp lý và luật sư cũng có thể lên kế hoạch doanh thu chính xác hơn. Tuy nhiên hình thức thù lao này lại gây bất lợi cho luật sư. Khách hàng thường không quan tâm đến việc luật sư thực hiện công việc bằng cách nào, bỏ ra bao nhiêu thời gian, cũng như tổng số chi phí đã bỏ ra để thực hiện công việc. Nếu kết quả công việc không thành công hay không như mong muốn của khách hàng, luật sư sẽ không được trả thù lao và bị mất thời gian, chi phí đã bỏ ra để thực hiện công việc. Thù lao trả trước (retainer): Là loại thù lao được trả trước giúp luật sư trang trải các chi phí khi thực hiện công việc. Thù lao trả trước có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong một số trường hợp, đây là khoản thù lao không hoàn lại được trả cho đặc quyền được thuê luật sư của khách hàng, bất kể luật sư đó có cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng hay không. Trong một số trường hợp khác, thù lao trả trước có thể ở dưới dạng thù lao trọn gói được chi trả định kỳ (còn gọi là hợp đồng dài hạn với mức phí cố định). Ví dụ, một công ty có thể trả tiền hàng tháng để một luật sư tham gia vào các cuộc họp hội đồng quản trị, tư vấn pháp lý cho các sự việc phát sinh hàng ngày của công ty. Do không xác định được trên cơ sở thời gian làm việc, nên thù lao trả trước thường không được luật sư hoàn lại cho khách hàng, dù khoản thù lao này chưa được sử dụng hết. Thù lao kết quả (contingent fee): Luật sư sẽ được ứng trước một khoản thù lao để bắt đầu thực hiện công việc. Phần thù lao kết quả còn lại sẽ được tính toán và chi trả sau khi công việc kết thúc. Thù lao kết quả thường (nhưng không phải luôn luôn) được tính dựa vào phần trăm thành công của vụ việc. Đa số các trường hợp, thù lao kết quả được áp dụng trong trường hợp thu hồi nợ hoặc tranh tụng tại toà án. nếu không đạt được kết quả theo thoả thuận, khách hàng sẽ không có nghĩa vụ trả thù lao cho luật sư. Thù lao hỗn hợp (mixed fee): Trong nhiều trường hợp, để thuận tiện cho tính đa dạng của công việc, luật sư và khách hàng sẽ thoả thuận áp dụng tổng hợp các phương pháp tính thù lao trên. Ví dụ, luật sư sẽ được trả một mức thù lao theo giờ có giảm giá và một khoản thù lao kết quả sẽ được trả nếu hoàn thành công việc. Hay luật sư sẽ được trả một khoản thù lao trọn gói không hoàn lại và một khoản thù lao kết quả lơn, nếu công việc hoàn thành. Giảm thiểu mâu thuẫn giữa luật sư và khách hàng về cách tính thù lao luật sư
Để giảm thiểu mâu thuẫn giữa luật sư và khách hàng về vấn đề thù lao của luật sư, cần lưu ý các điểm sau: Tuỳ theo loại công việc pháp lý được giao, luật sư và khách hàng cần đánh giá tổng quan thời gian mà luật sư sẽ bỏ ra cho công việc, khả năng hoàn thành công việc của luật sư và khả năng thanh toán của khách hàng để xác định cách tính thù lao phù hợp cho cả hai bên. Đa số trường hợp, thù lao theo giờ thường được áp dụng đối với những công việc tư vấn mà cả khách hàng và luật sư đều chưa thể xác định thời gian hoàn thành công việc. Thù lao trọn gói nên được áp dụng đối với các dịch vụ pháp lý mà nhà nước quy định khung thù lao cho luật sư (tranh tụng hình sự), hay những dịch vụ pháp lý có tính chất lặp đi lặp lại mà luật sư có thể ước tính khá chính xác thời gian phải sử dụng để hoàn thành công việc. Thù lao trả trước nên được áp dụng đối với các vụ án hình sự, các dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp. Thù lao kết quả nên áp dụng cho các dịch vụ như đòi nợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm của khách hàng, nhưng khách hàng không có khả năng trả thù lao cho luật sư. Thù lao hỗn hợp được áp dụng trong trường hợp khách hàng không đủ khả năng thanh toán thù lao cho luật sư. Trong những trường hợp này, luật sư sẽ nhận một số thù lao trả trước, phần thù lao kết quả còn lại sẽ tuỳ thuộc và kết quả của công việc. Hai bên cần soạn thảo để ký kết một hợp đồng dịch vụ pháp lý chặt chẽ và đầy đủ. Đặc biệt, đối với cách tính thù lao theo giờ, trong hợp đồng dịch vụ pháp lý cần ghi rõ cách tính giờ của luật sư được quy định như thế nào, thời gian di chuyển, nghiên cứu hồ sơ, trao đổi với các đồng sự và cơ quan nhà nước của luật sư có được tính thù lao không, nếu tính thì tính theo mức thù lao nào… Cần đưa ra những thời điểm cụ thể, vì khi thù lao lên đến một mức nào đó luật sư phải thông báo cho khách hàng để họ dự trù chi phí và quyết định có tiếp tục theo đuổi vụ việc hay không. Đối với thù lao kết quả, cần quy định rõ trong hợp đồng dịch vụ pháp lý rằng, những yếu tố nào hợp thành sẽ được xem là cơ sở để quyết định luật sư đã hoàn thành công việc được giao như ý muốn của khách hàng. Dịch vụ pháp lý cũng là một loại hình dịch vụ, nên mức thù lao của luật sư cũng cần được thương lượng dựa trên giá thị trường. Luật sư không nên quá cứng nhắc trong việc yêu cầu hoặc áp đặt khách hàng phải theo một phương thức tính thù lao nhất định. Hơn nữa, đây là một loại hình dịch vụ đặc thù, dựa trên sự tin tưởng của khách hàng đối với luật sư. Vì thế, khách hàng không nên xem luật sư đơn thuần chỉ là người cung cấp dịch vụ và cố gắng thương lượng để trả mức thù lao thấp nhất. Hy vọng với những lời góp ý trên, luật sư và khách hàng sẽ có thể dễ dàng đi đến thoả thuận cung cấp dịch vụ pháp lý với cách tính thù lao phù hợp cho cả hai bên. TB: Dịch vụ tư vấn, tài chính, thuế, kế toán… cũng tương tự dịch vụ do luật sư cung cấp. KTV và các công ty kiểm toán có thể tham khảo bài này trong việc tính thù lao cho công việc tư vấn, kể cả dịch vụ kiểm toán…
Luật sư Việt Nam, đón chờ diện mạo mới ở tuổi 20 Luật sư Việt Nam thiệt thòi vì sinh sau đẻ muộn so với các đồng nghiệp quốc tế. Bước vào năm 2007, sau những sự kiện lớn về kinh tế, đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam và sự cải cách không ngừng về thể chế, nghề luật sư Việt Nam hy vọng sẽ có những thay đổi lớn về diện mạo. Cú hích đầu tiên của năm nay là sự kiện Luật luật sư có hiệu lực vào ngày 01/01/2007. Luật sư Việt Nam ra đời từ khi nước Việt Nam dân chủ công hoà được thành lập năm 1945. Nhưng, nghề luật sư chỉ được biết đến là một nghề từ năm 1987, khi Pháp lệnh tổ chức luật sư được ban hành. Tuy được coi là một nghề nhưng cho đến trước năm 2001, luật sư vẫn chỉ được coi là "nghề tay trái", việc "làm thêm" của một số cán bộ, công chức trong các cơ quan pháp luật, chưa phải là một nghề chuyên nghiệp như các nghề nghiệp
khác.Vì thế, sau 14 năm Pháp lệnh luật sư đi vào cuộc sống, cả nước mới có chưa đầy 2000 luật sư. Phần lớn trong số ít luật sư này lại là các cán bộ về hưu, các công chức kiêm nhiệm... Luật sư trẻ chuyên nghiệp chỉ tính được trên đầu ngón tay!Cái vòng luẩn quẩn của sự không chuyên nghiệp đã khiến cho luật sư Việt Nam chưa tìm được chỗ đứng trong hệ thống thực thi pháp luật và đời sống kinh doanh, thương mại. Pháp lệnh luật sư 2001 ra đời mang theo một sứ mệnh lịch sử là chuyên nghiệp hoá luật sư Việt Nam, nâng tầm nghề này để xứng đáng với vị trí vốn có của nó trong nền kinh tế thị trường của một xã hội dân chủ, văn minh. Hai thay đổi cơ bản so với hệ thống pháp luật về luật sư trước đó là: Hình thành các tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp và không chấp nhận sư kiêm nhiệm trong hoạt động luật sư. Bên cạnh đó, một số những thay đổi pháp ly khác cũng có tác động tích cực đến con đường chuyên nghiệp hoá nghề này như:không chấp nhận trình độ "tương đương đại học luật", mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ cho luật sư.. Sau 5 năm thực thi Pháp lệnh 2001, diện mạo luật sư Việt Nam đã thay đổi hẳn. Hơn 1100 tổ chức hành nghề luât sư Việt Nam đã đi vào hoạt động, tạo thành một mạng lưới quan trọng trong hệ thống thực thi pháp luật. Hình thành một đội ngũ luật sư chuyên nghiệp hơn 4100 luật sư. Đặc biệt, vai trò của luật sư trong hệ thống thực thi pháp luật và hệ thống thương mại đã được khẳng định. Luật sư - hai từ này đã tạo được một vị trí khá quan trọng trong hệ thống phân vai của xã hội Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, Pháp lệnh luật sư cũng còn để lại một khoảng trống khiến cho con đường chuyên nghiệp hoá của luật sư Việt Nam vẫn gặp những "cú sóc" bất ngờ. Những quy định chưa rõ ràng của Pháp lệnh 2001 về khái niệm dịch vụ pháp lý đã đẻ ra nạn "hai luật chơi" trong thị trường dịch vụ pháp lý. Nhiều người không phải luật sư vẫn cứ cung cấp dịch vụ pháp lý như luật sư. Bênh cạnh đó, việc phận biệt vai trò giữa luật sư trong công ty luật hợp danh với luật sư trong các văn phòng luật sư đã khiến hệ thống hành nghề của chúng ta phát triển không bình thường như quy luật của nó. Luật luật sư ra đời đúng lúc. Ngày 01.01.2006 đánh dấu một mốc quan trọng trên chặng đường chuyên nghiệp hoá của nghề luật sư Việt Nam bởi những thay đổi về thể chế mà Luật luật sư tạo ra sẽ tạo đà cất cánh cho luật sư Việt Nam. Những thay đổi ấy là: Thứ nhất, Luật đã thống nhất điều chỉnh thị trường dịch vụ pháp lý, không còn nạn hai luật chơi. Ai muốn cung cấp dịch vụ pháp lý phải là luật sư và phải được điều chỉnh bởi Luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Thứ hai, luật đã thừa nhận bản chất của tổ chức hành nghề luật sư là doanh nghiệp, nghề luật sư là một nghề kinh doanh dịch vụ. Như thế, chúng ta không còn khác thế giới trong quan niệm về nghề luật sư. Thứ ba, các luật sư không phải chịu sự phiền toái khi gia nhập đoàn luật sư vì cái hộ khẩu nữa. Từ nay, nó đã bị loại hẳn khỏi bộ hồ sơ và những phiền hà do nó gây ra cũng chấm dứt.Đáng chú ý là sự mở rộng hình thức hành nghề luật sư đang tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho luật sư khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực mà trước nay không có. Những cơ hội đang ở phía trước! Luật luật sư 2006 đi vào cuộc sống với một kỳ vọng là nâng tầm đội ngũ luật sư Việt Nam. Các luật sư sẽ không còn là cái bóng trên công đường và sẽ trở thành một mắt sích quan trọng trong hệ thống thực thi pháp luật cũng như trong hệ thống thương mại đa phương!
Xuân Bính (Pháp luật VN)
Luật sư Phạm Thành Long - Giám đốc công ty Luật Gia Phạm Trong một thời gian dài, luật sư chỉ được biết đến như các "thầy cãi" tại các phiên toà hình sự.Thậm chí, tỷ lệ luật sư tham gia tố tụng cũng rất ít và vai trò thì hết sức mờ nhạt. Đội ngũ luật sư tư vấn về kinh doanh thương mại lại càng ít Sự ra đời của các luật quan trọng về kinh doanh và đầu tư như Luật công ty, luật doanh nghiệp.. đã thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ luật sư tư vấn. Trong thời gian tới, diện mạo của luật sư Việt Nam sẽ được thay đổi đáng kể nhờ đội ngũ luật sư này. Sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam ngày càng sâu rộng sẽ khiến cho các doanh nghiệp cần đến dịch vụ pháp lý nhiều hơn, vai trò của luật sư trong kinh doanh thương mại càng được khẳng định. Với sự thay đổi pháp luật về luật sư, đặc biệt là vai trò của Luật luật sư sẽ tạo ra một đội ngũ luật sư tư vấn trẻ, năng động và chuyên nghiệp - Diện mạo mới của luật sư Việt Nam. Bước khởi đầu của luật sư kinh doanh ở Việt Nam Những năm gần đây, cùng với tiến trình mở cửa của đất nước và sự phát triển của kinh tế thị trường, đội ngũ luật sư từng bước được phát triển về số lượng, nâng cao dần chất lượng hành nghề. Phạm vi các dịch vụ mà luật sư cung cấp đang trở nên phong phú và đa dạng. Nhiều văn phòng luật sư, công ty tư vấn pháp luật đã ra đời. Nhu cầu về dịch vụ pháp lý, đặc biệt là về tư vấn pháp luật ngày càng gia tăng. Trước khi ban hành Pháp lệnh luật sư năm 2001, cả nước có khoảng 20 công ty luật với số lượng khoảng vài trăm người thì ngày nay, sau khi Pháp lệnh luật sư được ban hành, đã có hàng trăm công ty và văn phòng luật được thành lập, tổng số luật sư lên tới vài ngàn người. Trong bối cảnh ấy, đội ngũ luật sư kinh doanh đã xuất hiện và phát triển. Đây là lực lương luật sư chuyên nghiệp, đang góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Luật sư kinh doanh là ai? Luật sư kinh doanh là những luật sư mà hoạt động chủ yếu của họ là cung cấp dịch vụ pháp lý, hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh trong quá trình kinh doanh của các tổ chức đó. Luật sư kinh doanh bao gồm các luật sư tư vấn, (những người đưa ra các giải pháp pháp lý cho khách hàng) và các luật sư tranh tụng (những người bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước các cơ quan tài phán). Trước năm 1987, Việt Nam không có các yếu tố của nền kinh tế thị trường. Do vậy, xã hội không có nhu cầu về các dịch vụ pháp lý và đội ngũ luật sư kinh doanh cũng chưa hình thành. Theo chính sách mở cửa và hội nhập, nền kinh tế thị trường đã được thừa nhận và khởi sắc ở Việt Nam. Lúc này, các hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu nở rộ, kèm theo đó là sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước. Doanh
nghiệp nhà nước không còn chỉ ngồi chờ vào chỉ thị của cấp trên đối với hoạt động kinh doanh của mình mà họ buộc phải suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh đó. Đây là những tiền đề quan trọng làm phát sinh nhu cầu của thị trường về dịch vụ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của đội ngũ luật sư kinh doanh của Việt Nam. Nhìn lại quá trình phát triển của đội ngũ luật sư kinh doanh của Việt Nam trong hơn mười lăm năm qua ta thấy, bắt đầu họ thường là những nhà tư vấn đầu tư nằm trong số lượng ít ỏi các công ty được phép thành lập để hỗ trợ quá trình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Giai đoạn đầu, những người này cung cấp các dịch vụ đa dạng nhằm thỏa mãn yêu cầu của các nhà đầu tư, bao gồm cả dịch vụ điều tra thị trường, lập các hồ sơ pháp lý, kinh tế kỹ thuật, thực hiện các dịch vụ hành chính v.v... trong đó dịch vụ pháp lý được coi như một dịch vụ kèm theo. Với thời gian và sự phát triển của thị trường, lực lượng các nhà tư vấn và các dịch vụ do họ cung cấp đã được chuyên nghiệp hoá hơn một bước và giới luật sư kinh doanh chuyên nghiệp được hình thành. Một nguồn quan trọng bổ sung vào đội ngũ luật sư kinh doanh chuyên nghiệp đó là nhóm các luật sư Việt Nam làm việc tại các chi nhánh công ty luật nước ngoài ở Việt Nam. Sau hơn mười lăm năm mở cửa, đội ngũ này cũng phát triển lớn mạnh và nhiều người trong số họ đã đứng ra thành lập văn phòng luật trong nước. Hiện nay, nhiều hãng luật nội địa đã trở nên quen thuộc không chỉ với giới kinh doanh Việt Nam mà với cả giới kinh doanh nước ngoài . Các luật sư kinh doanh làm gì? Khái niệm dịch vụ pháp lý mới chỉ chính thức được ghi nhận ở Việt Nam tại Pháp lệnh luật sư năm 1987, sau khi chúng ta thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa kinh tế. Sự phát triển của hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam kéo theo nhu cầu hiểu biết về các vấn đề liên quan đến môi trường chính sách, pháp luật và môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Đi theo các nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức luật sư nước ngoài và họ hiện diện ở Việt Nam để hỗ trợ quá trình đầu tư và kinh doanh này. Tuy nhiên, với sự hạn chế về ngôn ngữ, về hiểu biết pháp luật, văn hoá và môi trường kinh doanh ở Việt Nam của các công ty luật nước ngoài, để triển khai hiệu quả các dự án làm ăn của mình tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty luật nước ngoài vẫn cần đến sự hỗ trợ và/ hoặc phối hợp của các nhà tư vấn Việt Nam. Đây là quá trình đầu tiên và quan trọng nhất để tạo ra một nghề tư vấn, đồng thời tạo nên đội ngũ luật sư kinh doanh chuyên nghiệp tại Việt Nam. Như đã nói trong giai đoạn đầu, tính chuyên nghiệp của các nhà tư vấn Việt Nam còn thấp, họ thực hiện bất kỳ công việc nào liên quan đến bất kỳ khâu nào trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó, dịch vụ pháp lý chỉ là một thành tố. Thông qua quá trình này, lần đầu tiên các luật sư Việt Nam được làm quen với những loại hình giao dịch và khái niệm pháp lý mới của nền kinh tế thị trường. Lúc đầu, việc tham gia mang tính thụ động với sự hỗ trợ và chuyển giao công nghệ của các luật sư nước ngoài. Đôi khi, ở những văn phòng ít kinh nghiệm, việc tham gia chỉ
mang tính chất hình thức và thực tế chỉ là dịch vụ xác nhận những công việc do các văn phòng luật sư nước ngoài thực hiện. Dần dà, một số công ty luật và luật sư Việt Nam đã có thể tham gia và làm chủ trong những giao dịch lớn có yếu tố nước ngoài, có tính chất phức tạp và đỏi hỏi độ chuyên nghiệp cao. Hiện nay, các luật sư kinh doanh Việt Nam đã có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của các công ty luật nước ngoài tại Việt Nam ở không ít giao dịch quan trọng. Ví dụ, công ty Invest Consult gần đây đã tham gia đấu thầu cạnh tranh và thắng nhiều nhà thầu nước ngoài trong các dự án tư vấn về cải cách hành chính, cải cách doanh nghiệp nhà nước và các giao dịch thương mại khác. Có thể kể ra một số dịch vụ cơ bản mà giới luật sư kinh doanh Việt Nam đã cung cấp: - Theo tính chất nghề nghiệp: Hoạt động của luật sư kinh doanh bao gồm: hoạt động tư vấn như đưa ra các giải pháp pháp lý cho một quan hệ hoặc giao dịch cụ thể của khách hàng; hoạt động tranh tụng như tham gia giải quyết các sự cố pháp lý phát sinh từ một giao dịch trước các cơ quan tài phán. - Theo lĩnh vực và đối tượng khách hàng: Hoạt động của luật sư kinh doanh được chia thành các nội dung cụ thể trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính; thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp.. và hoạt động trong ngành cụ thể như trong ngành hàng không, ngành hàng hải... Đó là những dịch vụ pháp lý gắn liền với hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. ở giai đoạn đầu, một luật sư kinh doanh có thể hành nghề trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, như một xu hướng tất yếu, khi yêu cầu của xã hội ngày càng cao thì tính chuyên nghiệp hoá của luật sư kinh doanh sẽ càng rõ. Vai trò của luật sư kinh doanh đối với Việt Nam Việt Nam đang xây dựng một nhà nước pháp quyền và một nền kinh tế thị trường, việc điều hành xã hội bằng pháp luật là vô cùng quan trọng. Xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ xã hội và hệ thống pháp luật điều chỉnh nó cũng trở nên phức tạp. Sự tham gia, hỗ trợ của các luật sư kinh doanh cho các doanh nghiệp sẽ góp phần tạo nên sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế - xã hội, thông qua sự tác động đến bốn nhóm đối tượng sau: -Trong mối quan hệ với nhà nước: Việc các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của luật sư kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có được sự hiểu biết rõ hơn về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với nhà nước để thi hành pháp luật đúng đắn. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các luật sư kinh doanh, nhiều hành vi lạm quyền hoặc vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp cũng bị hạn chế hoặc ngăn chặn. -Trong mối quan hệ giữa các bên tham gia kinh doanh với nhau: Các luật sư kinh doanh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của một bên tham gia giao dịch, tránh sự thua thiệt của doanh nghiệp do không hiểu pháp luật trong thực tiễn kinh doanh.
-Đối với các bên thứ ba: Đội ngũ luật sư kinh doanh góp phần phòng và chống các hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. -Tác động đối với xã hội: Từ sự tác động lành mạnh đến ba nhóm đối tượng trên đây, hoạt động của luật sư kinh doanh chung tay vào việc ổn định kỷ cương pháp luật và trật tự kinh doanh, phát triển văn hoá kinh doanh lành mạnh trên nền tảng pháp luật. Hiện nay, Việt Nam đang xác định việc tăng cường năng lực hội nhập và cạnh tranh quốc tế là thách thức lớn và vô cùng cấp thiết. Vì vậy, đội ngũ luật sư kinh doanh phải là những người bảo vệ các lợi ích kinh tế của quốc gia và doanh nghiệp. Thực tế gần đây cho thấy, do yếu kém về năng lực, kinh nghiệm và hiểu biết quốc tế, các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của các luật sư nước ngoài trong nhiều giao dịch có yếu tố nước ngoài, với những khoản chi phí lớn. Điển hình nhất là vụ kiện tụng với các doanh nghiệp Hoa Kỳ liên quan đến tranh chấp cá tra, cá basa và tôm, chúng ta đã phải tiêu tốn một khoản tiền lớn để thuê các luật sư Hoa Kỳ đứng ra bảo vệ quyền lợi. Nếu được chăm lo phát triển, đội ngũ luật sư kinh doanh có thể không chỉ bảo vệ được các lợi ích kinh tế của chúng ta trên chính quê hương mình (trong các quan hệ kinh doanh có yếu tố nước ngoài) mà còn tham gia bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài. Những rào cản và đòi hỏi đối với sự phát triển của luật sư kinh doanh Việt Nam Cho đến nay, Việt Nam vẫn trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường. Nhiều lĩnh vực và ngành nghề đã có lịch sử lâu đời ở các nước phát triển nhưng chỉ mới được biết đến ở Việt Nam, trong đó có dịch vụ pháp lý và nghề luật sư kinh doanh. Trước đây có những giai đoạn, dịch vụ tư vấn pháp luật bị định kiến nặng nề và bị coi như một nghề chỉ trỏ, môi giới nước bọt và không đóng góp gì cho đời sống xã hội. Với sự biến chuyển của xã hội, quan niệm này đã thay đổi. Vai trò của các nhà tư vấn pháp luật và luật sư kinh doanh dần được đề cao và tôn trọng. Nhà nước đã thừa nhận các chi phí mua các dịch vụ pháp lý trong các doanh nghiệp là một loại chi phí hợp lệ. Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu thuê các tổ chức luật sư tham gia vào những giao dịch quan trọng của mình, ví dụ, thuê luật sư tham gia vào bảo vệ các doanh nghiệp liên quan đến vụ tranh chấp cá tra, cá ba sa hay vụ tranh chấp tôm với các doanh nghiệp Hoa Kỳ, hoặc trong các giao dịch thuê, mua máy bay Boeing từ Hoa Kỳ hay Airbus từ châu Âu. Tuy nhiên, cần phải thấy một thực tế là, so với lĩnh vực hình sự và dân sự thì lĩnh vực pháp luật kinh doanh và giới luật sư kinh doanh chưa được nhìn nhận và hỗ trợ một cách thỏa đáng. Hệ thống pháp luật về kinh doanh và tố tụng kinh tế chưa đồng bộ, hoàn thiện. Ngoài ra, vai trò và quyền năng của giới luật sư nói chung và luật sư kinh tế nói riêng chưa được đề cao. Hoạt động của giới luật sư nói chung mới chỉ đóng vai trò như là các hoạt động bổ trợ cho sự quản lý của nhà nước, chứ chưa đóng vai trò như các tổ chức đối
trọng tạo ra sự cân bằng xã hội. Một rào cản nữa đối với sự phát triển của đội ngũ luật sư kinh doanh là những ràng buộc về trách nhiệm pháp lý đối với các luật sư. Theo Pháp lệnh luật sư năm 2001, các tổ chức luật sư chỉ chịu một loại hình trách nhiệm duy nhất là trách nhiệm vô hạn, trong khi ở nhiều nước trên thế giới, xu hướng đa dạng hoá loại hình trách nhiệm của luật sư đang trở nên phổ biến. Mặt khác, ràng buộc về nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm đối với luật sư cũng là nguyên nhân tạo ra sự hạn chế đối với các luật sư kinh doanh Việt Nam trong việc có các cơ hội tham gia các giao dịch kinh doanh phức tạp và có giá trị lớn. Với thời gian, các rào cản nói trên sẽ dần dần được dỡ bỏ. Tuy nhiên, để có thể làm tốt vai trò bảo vệ các lợi ích kinh tế của quốc gia và doanh nghiệp, đội ngũ luật sư kinh doanh Việt Nam cần được tạo điều kiện và không ngừng rèn luyện đáp ứng các đòi hỏi: - Có những kiến thức kinh doanh và hiểu biết văn hoá tổng hợp, có kinh nghiệm phong phú; có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo; thường xuyên cập nhật kiến thức mới theo sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật; - Phương pháp tư duy và hành động phải linh hoạt, năng động và có khả năng phát triển các quan hệ kinh doanh cho mình và cho khách hàng; - Hoạt động theo tổ chức, có tiềm lực tài chính lớn, trách nhiệm ổn định; Đối với xã hội, cần thiết phải: - Đẩy mạnh dân chủ hoá đời sống xã hội. Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo sự phát triển lành mạnh của các nhu cầu xã hội đối với dịch vụ pháp lý nói chung, dịch vụ pháp lý liên quan đến kinh doanh nói riêng và qua đó, phát triển đội ngũ luật sư kinh doanh; - Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ luật sư kinh doanh cần được tôn trọng và tham gia tư vấn cho chính phủ trong việc lập chính sách kinh tế, xây dựng và soạn thảo luật pháp về kinh tế và kinh doanh; - Các cơ quan chức năng của nhà nước cần và nên coi luật sư kinh doanh là một trong những lực lượng thiết yếu trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Việc làm trước mắt là phải xoá bỏ các rào cản không cần thiết đối với hoạt động của luật sư. - Đa dạng hoá loại hình hoạt động của các luật sư kinh doanh để họ có thể lựa chọn loại hình thích hợp nhất, đặc biệt là loại bỏ yêu cầu bắt buộc về việc chịu trách nhiệm vô hạn của luật sư. Thù lao luật sư sao cho hợp lí? 01-10-2007 Những năm gần đây, các giao dịch kinh tế, dân sự, lao động phát sinh ngày càng nhiều và từ đó cũng phát sinh những mâu thuẫn và tranh chấp quyền lợi giữa các nhóm đối tượng có lợi ích khác nhau. Vì thế, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý (DVPL) của luật sư ngày càng cần thiết và đa dạng, đồng thời khách hàng cũng đòi hỏi chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp cao hơn từ luật sư.
Tuy nhiên, trong quá trình cung cấp DVPL, một vấn đề rất nhạy cảm nhưng lại đóng vai trò quyết định để khách hàng và luật sư có thể đi đến một thỏa thuận chung về cung cấp DVPL, đó là mức thù lao của luật sư. Trên thực tế, việc xác định mức thù lao hợp lý của luật sư và phương thức thanh toán phù hợp cho cả hai bên trong bối cảnh hiện nay là một điều không dễ dàng. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, các bên dù đã mất rất nhiều thời gian thương lượng nhưng vẫn không thể hiểu và thống nhất về cách tính thù lao của luật sư. Từ đó, quan hệ cung cấp DVPL của luật sư cho khách hàng không thể được hình thành hoặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Những yếu tố ảnh hưởng đến thù lao của Luật sư Theo Luật Luật sư, mức thù lao của luật sư được tính theo: nội dung, tính chất của DVPL; thời gian và công sức của luật sư được sử dụng để thực hiện DVPL; và kinh nghiệm, uy tín của luật sư. Trong thực tế, mức thù lao của luật sư còn dựa vào các yếu tố như nơi hành nghề (ở thành thị và những khu vực trung tâm hành chính - kinh tế thì thù lao luật sư thường cao hơn các nơi khác); kết quả công việc; tư vấn (ý kiến pháp lý của luật sư chỉ được đưa ra sau khi luật sư bỏ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và kiểm tra đối với công việc được giao) và một số chi phí hoạt động khác. Luật sư thường tính thù lao theo các hình thức sau: (i) thù lao dựa trên số giờ phát sinh thực tế của luật sư và các trợ lý luật sư dành cho công việc được giao và mức phí thù lao dịch vụ tiêu chuẩn tính theo giờ của luật sư (thù lao theo giờ); (ii) thù lao trọn gói; (iii) thù lao ứng trước; và (iv) thù lao tùy thuộc vào kết quả công việc (thù lao kết quả). Trả thù lao cho luật sư theo kiểu nào? Tâm lý chung của khách hàng là muốn được trả cho luật sư ở một mức thù lao trọn gói dựa vào kết quả thành công sau cùng của công việc được giao khi hai bên giao kết hợp đồng DVPL. Hình thức tính thù lao này giúp khách hàng xác định chính xác khoản chi phí phải tiêu tốn cho vụ việc, bảo đảm chi phí thù lao phải trả cho luật sư sẽ không vượt quá kết quả mà luật sư đạt được, cũng như bảo đảm rằng chỉ tốn thù lao cho luật sư khi công việc được giao đạt kết quả như khách hàng mong muốn. Nếu kết quả công việc không thành công hay thành công không như khách hàng mong muốn thì luật sư có rủi ro là không được khách hàng trả thù lao, mất thời gian và chi phí mà luật sư đã bỏ ra để thực hiện công việc. Trong khi đó, luật sư muốn được khách hàng trả thù lao dựa trên số thời gian thực tế đã bỏ ra cho công việc được giao với mức thù lao được hai bên thỏa thuận khi ký hợp đồng DVPL. Hình thức tính thù lao này giúp luật sư chắc chắn có được thu nhập ổn định khi làm việc cho khách hàng, luật sư sẽ không phải lo lắng về thời gian phải sử dụng để thực hiện công việc dịch vụ (vì sẽ được khách hàng trả thù lao), đồng thời sẽ chỉ tập trung vào kết quả của vụ việc và phương cách để đạt được kết quả. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, cách tính thù lao theo giờ này lại gây bất lợi cho khách hàng vì khách hàng không thể kiểm soát được số tiền thù lao phải trả cho luật sư. Giải pháp để giảm thiểu mâu thuẫn giữa luật sư và khách hàng về thù lao Để giảm thiểu mâu thuẫn giữa luật sư và khách hàng về vấn đề thù lao của luật sư, các bên liên quan cần lưu ý các điểm sau: (a) Tùy theo loại công việc pháp lý được giao (tư vấn, tranh tụng, dịch vụ, công việc hỗn hợp), luật sư và khách hàng cần đánh giá tổng quan thời gian mà luật sư sẽ bỏ ra cho công việc, khả năng hoàn thành công việc của luật sư và khả năng thanh toán của khách hàng để xác định cách tính thù lao phù hợp cho lợi ích của các bên và vì kết quả công việc dịch vụ. Trong đa số các trường hợp, thù lao theo giờ thường được áp dụng đối với những công việc tư vấn mà cả khách hàng và luật sư đều chưa thể xác định thời gian hoàn thành công việc; thù lao trọn gói nên được áp dụng đối với các DVPL mà Nhà nước quy định khung thù lao cho luật sư
(tranh tụng hình sự) hay những DVPL có tính chất lặp đi lặp lại mà luật sư có thể ước tính được khá chính xác số thời gian mà mình phải sử dụng cũng như thời gian dự kiến hoàn thành công việc (ví dụ như thủ tục xin giấy phép thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, VPĐD; đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng, dịch thuật). Loại thù lao trả trước nên được áp dụng đối với những vụ án hình sự hay các dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho các công ty, doanh nghiệp. Thù lao kết quả nên áp dụng cho các dịch vụ như đòi nợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm. Thù lao hỗn hợp được áp dụng đối với những trường hợp mà khách hàng có nhưng không đủ khả năng thanh toán thù lao của luật sư, trong những trường hợp này luật sư sẽ nhận một số thù lao trả trước, phần thù lao kết quả còn lại sẽ tùy thuộc vào kết quả của vụ việc được giao. (b) Hai bên cần dành nhiều thời gian hơn trong việc soạn thảo và ký kết một hợp đồng DVPL chặt chẽ, chi tiết và đầy đủ. Đặc biệt đối với cách tính thù lao theo giờ làm việc của luật sư, trong hợp đồng DVPL cần ghi rõ cách tính giờ của luật sư được quy định như thế nào, thời gian di chuyển, nghiên cứu hồ sơ, trao đổi với các đồng sự và cơ quan nhà nước của luật sư có được tính thù lao không, nếu tính thì tính theo mức thù lao nào. Cần đưa ra những thời điểm cụ thể khi mức thù lao lên đến một mức nào đó thì luật sư phải thông báo cho khách hàng biết để khách hàng dự trù chi phí và quyết định có tiếp tục theo đuổi vụ việc hay không. Hay đối với thù lao kết quả, cần quy định rõ trong hợp đồng DVPL những yếu tố nào hợp thành sẽ được xem là cơ sở để quyết định luật sư đã hoàn thành công việc được giao như ý muốn của khách hàng. (c) DVPL cũng là một loại hình dịch vụ trong vô số các loại hình dịch vụ khác, mức thù lao của luật sư cũng cần phải được hai bên thương lượng dựa trên giá thị trường tại địa phương. Luật sư không nên quá cứng nhắc trong việc yêu cầu hoặc áp đặt khách hàng phải theo một phương thức tính thù lao nhất định. Hơn nữa, do DVPL là một loại hình dịch vụ đặc thù dựa trên sự tin tưởng của khách hàng đối với luật sư do đó khách hàng cũng không nên xem luật sư đơn thuần là một người cung cấp dịch vụ bình thường và cố gắng “trả giá” để được mức thù lao luật sư thấp nhất. Thù lao theo giờ được tính trên số giờ thực tế mà luật sư đã bỏ ra để thực hiện công việc cho đến khi hoàn tất. Hiện nay, mức thù lao theo giờ của luật sư tại các chi nhánh hãng luật nước ngoài tại Việt Nam xê dịch trong khoảng từ 250-450 đô la Mỹ/giờ. Đối với các luật sư Việt Nam ở các hãng luật trong nước, mức này trong khoảng 100-250 đô la Mỹ/giờ. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Thù lao luật sư trong án hình sự Chuyện thù lao của luật sư rất nhạy cảm, muôn màu muôn vẻ, ẩn chứa nhiều tiêu cực ngầm. Không chỉ là “hợp đồng ẩn”, trả bằng nhà, xe, thậm chí “đón gió lấy tiền” thân chủ hàng trăm triệu đồng, thù lao cho luật sư còn biến tướng dưới rất nhiều hình thức khác. Với nhiều luật sư, thù lao cho công việc không chỉ tính trên công sức, chi phí đi lại mà còn dựa vào sự nổi tiếng của mình cùng mức độ giàu nghèo của thân chủ. Mới đây, luật sư T. ký hợp đồng bào chữa trong một vụ án khá lớn ở tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu với giá 20 triệu đồng. Nghe báo giá, thân chủ áy náy: “Sao luật sư chỉ lấy bấy nhiêu? Chừng đó đủ không? Tôi đã gặp nhiều luật sư, họ đều ra giá trọn gói cho vụ này là 200300 triệu đồng”.
Dù ngỡ ngàng luật sư T. vẫn giải thích với thân chủ, thù lao như thế là lớn nhất đối với văn phòng ông rồi. Hơn nữa, ông nhẩm tính hồ sơ chỉ có bốn, năm bản cung, kết luận điều tra đã có, mọi cái cũng tương đối rõ. Nếu phải đi lại, nghiên cứu tài liệu, xác minh tình tiết có lợi cho thân chủ, tham gia phiên toà thì cùng lắm là tốn 10 ngày. “Thật tình tôi không hiểu các luật sư khác dựa vào đâu mà hét giá ấy. Có lẽ họ thấy ông này là đại gia chăng?”, luật sư T. băn khoăn. Một đồng nghiệp của luật sư Q. kể trong một lần cùng ra nước ngoài, ông đã chỉ trích cách làm việc của luật sư này. Đáp lại, luật sư Q. tuyên bố xanh rờn: “Nước bọt tôi đâu phải của chùa, muốn mua phải bỏ đô ra”. Từ đó giới luật sư luôn rỉ tai nhau: Tay đó chỉ làm những án mà thù lao phải cỡ đại gia mới kham nổi. Cũng chính vì câu nói nổi tiếng trên mà mới đây, việc luật sư Q. nhận làm một vụ tranh chấp đất đai đơn đã gây rất nhiều tò mò cho các đồng nghiệp. Oái oăm hơn là chuyện “nhìn mặt vặt tình”. Ba năm trước, một luật sư được cô vợ khá đẹp của một bị cáo nhờ bào chữa cho chồng đang bị tạm giam. Dù thù lao, theo luật sư thì “nó tội lắm, xem như giúp miễn phí” nhưng người ta thấy luật sư rất nhiệt tình đi với cô này nhiều nơi nhiều lúc, cùng ăn cùng uống, thậm chí cùng vào cả khách sạn để “xác minh vụ án”. Những “cử chỉ đẹp” ấy có kết quả là sau khi mãn án tù, người chồng trở về, mấy lần đánh ghen dằn mặt, hăm xử luật rừng. Sợ tai tiếng, vị luật sư đó phải tìm mọi cách lánh xa cặp vợ chồng nọ. Sau này, khi ngồi cà kê, có người bạn nào chọc bóng gió thì luật sư chống chế: “Làm ơn mắc oán ấy mà”. Không ít vụ luật sư cãi không công và lấy đó làm điều tự hào với người khác nhưng ẩn sau “cử chỉ đẹp” lại là “ơn nghĩa” với anh Hai, anh Ba, là sự toan tính nhờ vả bắc cầu quan hệ. Có những trường hợp mà luật sư ngoài chuyện không lấy thù lao lại phải móc hầu bao cho các chi phí không tên tuổi để làm tròn ơn nghĩa. Đơn giản vì trước đó họ từng là chiến hữu với nhau, “anh Ba bị nạn thì phải giúp”.
Hay như gần đây, trong dịp tiếp xúc với một giám đốc công ty xây dựng từng bị khởi tố, ông này kể vụ đó luật sư L. bào chữa cho ông không thù lao nhưng lại ra điều kiện: Khi “anh Hai” về thì sắp xếp cho em một bữa nhậu có mặt sếp X., sếp Y.. Những nhân vật luật sư nêu ra cũng là chỗ quen biết, nhờ vả của dân trong nghề nên ông đồng ý. Đúng thời hạn, bữa tiệc đã diễn ra, việc bắc cầu quan hệ cũng đã được vị luật sư khai thác khá thành công. Năm trước, luật sư T. tiếp một thân chủ. Nghe trình bày vụ án thấy có nhiều điểm mơ hồ, luật sư hỏi lại. Vòng vo một hồi, thân chủ bảo: "Luật sư không cần tìm hiểu sâu làm gì, chỉ cần nhận lời bào chữa, ra toà nói về các tình tiết giảm nhẹ là xong, kết quả thế nào khỏi bận tâm". Thắc mắc, luật sư T. gặng hỏi thêm những việc bên lề. Say chuyện, thân chủ vô tình tiết lộ những điều khá “lạ” dù chưa có lịch xét xử: ai sẽ ngồi ghế chủ toạ, ai ngồi cánh gà, kiểm sát viên tên gì. Lạ một điểm nữa là trước đó thân chủ đã nhờ một luật sư rất nổi tiếng khác. Ông này đã nghiên cứu vụ án nát nước, không biết bây giờ vì sao lại “ẩn mặt”, làm mối cho thân chủ đến nhờ luật sư T. cãi thay. Luật sư T. thở dài: “Có khách dễ như vậy, thù lao cả chục triệu đồng cho một buổi cãi bâng quơ, trong khi mỗi vụ mà văn phòng tôi nhận trung bình chỉ vài triệu, ai mà chẳng muốn làm. Nhưng vụ này có vấn đề nên tôi từ chối. Tôi không muốn người ta lấy mình làm bình phong. Thiệt tình nhiều lúc muốn làm một luật sư tử tế sao mà khó quá.”. Cũng “mượn tên” nhưng H., một bị can được tại ngoại lại dùng kiểu khác: gia đình khá giả nhưng H. vẫn tìm mọi cách xin cái giấy chứng nhận hộ nghèo mang đến trung tâm trợ giúp pháp lý yêu cầu “Cãi” cho mình. H. thú thiệt: "Chi phí cho cái giấy hộ nghèo kia còn lớn hơn việc nhờ luật sư bên ngoài". Bù lại, theo H., được “người của nhà nước” bào chữa dù sao cũng dễ được toà chiếu cố hơn (trung tâm trợ giúp pháp lý do nhà nước đặt ra để bảo vệ miễn phí cho các đối tượng chính sách). Cuối năm 2004, bà L., ngụ quận 12 (TP HCM) phản ánh có một luật sư “làm tiền” bà. Nguyên bà có đứa con phạm tội cố ý gây thương thích. Bà đã đến nhờ luật sư VM bào chữa, thoả thuận rằng ngoài tiền thù lao đã ký, nếu đạt kết quả tốt thì bà sẽ bồi dưỡng thêm cho luật sư. Trong phiên sơ thẩm, toà tuyên bị cáo được hưởng án treo, nhẹ hơn so với đề nghị của viện kiểm sát. Sau đó, luật sư Việt Nam yêu cầu bà L. trả thêm phần bồi dưõng. Tuy nhiên, theo bà L., nhìn nhận, con bà được “xử nhẹ” không phải vì luật sư tác động. Những tình tiết luật sư nêu đã thể hiện rõ trong suốt tiến tình xử án, được hồi đồng xét xử thừa nhận. Luật sư chỉ là người nhắc lại nên bà không đồng ý bồi dưỡng. Bị “chơi quê”, luật sư đánh tiếng: "Lên phúc thẩm, tui sẽ cho con bà ngồi tù". Phóng viên vào cuộc để tìm hiểu hư thực. Tuy nhiên, do nóng vội, bà L. lại quay sang cảnh cáo luật sự: "Ông mà còn quấy rầy thì tôi kêu nhà báo". Luật sư M. nhận ra ngay sự bất lợi cho mình nên lặng lẽ “thu chiêu”.
Đầu năm tới, Luật Luật sư sẽ có hiệu lực. Với quy định nghiêm cấm luật sư nhận, đòi hỏi bất kỳ khoản tiền nào khác ngoài khoản thù lao, chi phí đã thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý, nhiều người tin rằng chuyện thù lao luật sư sẽ dần dần được đưa vào nề nếp, công khai, rõ ràng hơn. Thực tế, quy định này đã được rất nhiều luật sư ủng hộ, dù đi vào cụ thể thì còn nhiều điều phải bàn về mức thù lao. Bởi bên cạnh những luật sư “lôm côm” cũng có không ít luật sư làm ăn đàng hoàng và luôn giữ gìn uy tín của mình.
Thù lao luật sư sao cho hợp lý? 16.12.2007
Những năm gần đây, các giao dịch kinh tế, dân sự, lao động phát sinh ngày càng nhiều và từ đó cũng phát sinh những mâu thuẫn và tranh chấp quyền lợi giữa các nhóm đối tượng có lợi ích khác nhau. Vì thế, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư ngày càng cần thiết và đa dạng, đồng thời khách hàng cũng đòi hỏi chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp cao hơn từ luật sư. Tuy nhiên, trong quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý, một vấn đề rất nhạy cảm nhưng lại đóng vai trò quyết định để khách hàng và luật sư có thể đi đến một thỏa thuận chung về cung cấp dịch vụ pháp lý, đó là mức thù lao của luật sư. Trên thực tế, việc xác định mức thù lao hợp lý của luật sư và phương thức thanh toán phù hợp cho cả hai bên trong bối cảnh hiện nay là một điều không dễ dàng. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, các bên dù đã mất rất nhiều thời gian thương lượng nhưng vẫn không thể hiểu và thống nhất về cách tính thù lao của luật sư. Từ đó, quan hệ cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư cho khách hàng không thể được hình thành hoặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Những yếu tố ảnh hưởng đến thù lao của luật sư Theo Luật Luật sư, mức thù lao của luật sư được tính theo: nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; thời gian và công sức của luật sư được sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; và kinh nghiệm, uy tín của luật sư. Trong thực tế, mức thù lao của luật sư còn dựa vào các yếu tố như nơi hành nghề (ở thành thị và những khu vực trung tâm hành chính - kinh tế thì thù lao luật sư thường cao hơn các nơi khác); kết quả công việc; tư vấn (ý kiến pháp lý của luật sư chỉ được đưa ra sau khi luật sư bỏ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và kiểm tra đối với công việc được giao) và một số chi phí hoạt động khác. Luật sư thường tính thù lao theo các hình thức sau: (i) thù lao dựa trên số giờ phát sinh thực tế của luật sư và các trợ lý luật sư dành cho công việc được giao và mức phí thù lao dịch vụ tiêu chuẩn tính theo giờ của luật sư (thù lao theo giờ); (ii) thù lao trọn gói; (iii) thù lao ứng trước; và (iv) thù lao tùy thuộc vào kết quả công việc (thù lao kết quả). Trả thù lao cho luật sư theo kiểu nào? Tâm lý chung của khách hàng là muốn được trả cho luật sư ở một mức thù lao trọn gói dựa vào kết quả thành công sau cùng của công việc được giao khi hai bên giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Hình thức tính thù lao này giúp khách hàng xác định chính xác khoản chi phí phải tiêu tốn cho vụ việc, bảo đảm chi phí thù lao phải trả cho luật sư sẽ không vượt quá kết quả mà luật sư đạt được, cũng như bảo đảm rằng chỉ tốn thù lao cho luật sư khi công việc được giao đạt kết quả như khách hàng mong muốn. Nếu kết quả công việc không thành công hay thành công không như khách hàng mong muốn thì luật sư có rủi ro là không được khách hàng trả thù lao, mất thời gian và chi phí mà luật sư đã bỏ ra để thực hiện công việc. Trong khi đó, luật sư muốn được khách hàng trả thù lao dựa trên số thời gian thực tế đã bỏ ra cho công việc được giao với mức thù lao được hai bên thỏa thuận khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Hình thức tính thù lao này giúp luật sư chắc chắn có được thu nhập ổn định khi làm việc cho khách hàng, luật sư sẽ không phải lo lắng về thời gian phải sử dụng để thực hiện công việc dịch vụ (vì sẽ được khách hàng trả thù lao), đồng thời sẽ chỉ tập trung vào kết quả của vụ việc và phương cách để đạt được kết quả. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, cách tính thù lao theo giờ này lại gây bất lợi cho khách hàng vì khách hàng không thể kiểm soát được số tiền thù lao phải trả cho luật sư. Giải pháp để giảm thiểu mâu thuẫn giữa luật sư và khách hàng về thù lao Để giảm thiểu mâu thuẫn giữa luật sư và khách hàng về vấn đề thù lao của luật sư, các bên liên quan cần lưu ý các điểm sau: (a) Tùy theo loại công việc pháp lý được giao (tư vấn, tranh tụng, dịch vụ, công việc hỗn hợp), luật sư và khách hàng cần đánh giá tổng quan thời gian mà luật sư sẽ bỏ ra cho công việc, khả năng hoàn thành công việc của luật sư và khả năng thanh toán của khách hàng để xác định cách tính thù lao phù hợp cho lợi ích của các bên và vì kết quả công việc dịch vụ. Trong đa số các trường hợp, thù lao theo giờ thường được áp dụng đối với những công việc tư vấn mà cả khách hàng và luật sư đều chưa thể xác định thời gian hoàn thành công việc; thù lao trọn gói nên được áp dụng đối với các dịch vụ pháp lý mà Nhà nước quy định khung thù lao cho luật sư (tranh tụng hình sự) hay những dịch vụ pháp lý có tính chất lặp đi lặp lại mà luật sư có thể ước tính được khá chính xác số thời gian mà mình phải sử dụng cũng như thời gian dự kiến hoàn thành công việc (ví dụ như thủ tục xin giấy phép thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng, dịch thuật). Loại thù lao trả trước nên được áp dụng đối với những vụ án hình sự hay các dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho các công ty, doanh nghiệp. Thù lao kết quả nên áp dụng cho các dịch vụ như đòi nợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm. Thù lao hỗn hợp được áp dụng đối với những trường hợp mà khách hàng có nhưng không đủ khả năng thanh toán thù lao của luật sư, trong những trường hợp này luật sư sẽ nhận một số thù lao trả trước, phần thù lao kết quả còn lại sẽ tùy thuộc vào kết quả của vụ việc được giao. (b) Hai bên cần dành nhiều thời gian hơn trong việc soạn thảo và ký kết một hợp đồng dịch vụ pháp lý chặt chẽ, chi tiết và đầy đủ. Đặc biệt đối với cách tính thù lao theo giờ làm việc của luật sư, trong hợp đồng dịch vụ pháp lý cần ghi rõ cách tính giờ của luật sư được quy định như thế nào, thời gian di chuyển, nghiên cứu hồ sơ, trao đổi với các đồng sự và cơ quan nhà nước của luật sư có được tính thù lao không, nếu tính thì tính theo mức thù lao nào. Cần đưa ra những thời điểm cụ thể khi mức thù lao lên đến một mức nào đó thì luật sư phải thông báo cho khách hàng biết để khách hàng dự trù chi phí và quyết định có tiếp tục theo đuổi vụ việc hay không. Hay đối với thù lao kết quả, cần quy định rõ trong hợp đồng dịch vụ pháp lý những yếu tố nào hợp thành sẽ được xem là cơ sở để quyết định luật sư đã hoàn thành công việc được giao như ý muốn của khách hàng. (c) Dịch vụ pháp lý cũng là một loại hình dịch vụ trong vô số các loại hình dịch vụ khác, mức thù
lao của luật sư cũng cần phải được hai bên thương lượng dựa trên giá thị trường tại địa phương. Luật sư không nên quá cứng nhắc trong việc yêu cầu hoặc áp đặt khách hàng phải theo một phương thức tính thù lao nhất định. Hơn nữa, do dịch vụ pháp lý là một loại hình dịch vụ đặc thù dựa trên sự tin tưởng của khách hàng đối với luật sư do đó khách hàng cũng không nên xem luật sư đơn thuần là một người cung cấp dịch vụ bình thường và cố gắng “trả giá” để được mức thù lao luật sư thấp nhất. * Thù lao theo giờ được tính trên số giờ thực tế mà luật sư đã bỏ ra để thực hiện công việc cho đến khi hoàn tất. Hiện nay, mức thù lao theo giờ của luật sư tại các chi nhánh hãng luật nước ngoài tại Việt Nam xê dịch trong khoảng từ 250-450 USD/giờ. Đối với các luật sư Việt Nam ở các hãng luật trong nước, mức này trong khoảng 100-250 USD/giờ.
Phải ấn định mức trần thù lao của luật sư Đại biểu Phan Anh Minh (Phó Giám đốc Công an TP HCM) đã đưa ra vấn đề này trong cuộc hội thảo về đạo đức nghề nghiệp của luật sư tổ chức ngày 2/8. Đây cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, Đoàn luật sư và các cơ quan tư pháp thành phố
Đạo đức luật sư luôn là vấn đề "nóng".
Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM, ông Nguyễn Văn Trung đưa ra quan điểm, quy định niêm yết bảng giá về việc thực hiện các dịch vụ pháp lý tại các văn phòng luật sư là "không có tác dụng và là điều không tưởng". Theo luật sư Trung, quy định này không phù hợp cả về mặt luật pháp và mặt thực tế. Lao động của luật sư không thể định ra một mức giá nhất định, hơn nữa luật pháp đã quy định mức thù lao của luật sư là do thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng, tùy vào tính chất, mức độ của từng vụ việc cụ thể.
Tuy nhiên, đại biểu Phan Anh Minh cho biết, rất nhiều người dân không am hiểu pháp luật nên đến cậy nhờ luật sư. Trong các bản hợp đồng thực hiện dịch vụ pháp lý dĩ nhiên không luật sư nào nêu những thỏa thuận không phù hợp với pháp luật, với đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, thực tế không thể tránh khỏi những "thỏa thuận miệng" để "chạy án" giữa luật sư và người dân. Vì thế, dù thừa nhận lao động của các luật sư là lao động trí tuệ, khó có thể định giá nhưng ông Minh vẫn cho rằng, cần phải ấn định "mức trần" trong các khoản thù lao của luật sư. Đây là vấn đề "nhạy cảm" liên quan đến đạo đức của nghề luật sư mà cuộc gặp gỡ "3 bên"- giữa những người làm, thi hành và giám sát luật này cần giải quyết.
Thăm dò ý kiến
Theo ông Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố, nghề nào cũng đòi hỏi người làm nghề phải có lương tâm, trách nhiệm đối với nghề của mình trước xã hội. Nghề luật sư cũng không ngoại lệ thậm chí còn hết sức khắc nghiệt. Họ bị giám sát bởi chính khách hàng và ràng buộc bằng uy tín của nghề. Không luật sư nào có thể tồn tại nếu không có khách hàng, mà muốn có khách hàng thì luật sư đó phải biết xây dựng và bảo vệ uy tín của chính mình. Trên thực tế, nhiều người dân khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với luật sư nhưng không hiểu biết pháp luật nên dư luận cho rằng họ rất dễ bị luật sư o ép, kiếm chác. Tuy nhiên, luật sư Nghiêm cho rằng, không luật sư nào lại dại dột làm việc ấy với thân chủ để rồi bị kiện ngược lại và "thân bại, danh liệt". Vì bất cứ một khiếu nại về luật sư nào đó dù chưa biết đúng sai cũng để lại "tiếng tăm", có thể làm hỏng sự nghiệp của luật sư đó. "Do đó, không cần phải đặt đạo đức nghề nghiệp luật sư thành vấn đề riêng biệt ". Luật sư Nghiêm nói. Đưa ra những dẫn chứng thực tế về những trường hợp lợi dụng danh nghĩa luật sư để "làm bậy", ông Minh phản bác: "Giao việc giám sát luật sư cho khách hàng và ràng buộc luật sư bằng uy tín của nghề là không tin tưởng được".Ông cho rằng, nên giao việc giám sát luật sư cho các đoàn luật sư Tuy nhiên, Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Nguyễn Đăng Trừng phản bác: "Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan công an và văn phòng luật sư là những nơi dễ có tiêu cực. Không thể buộc Đoàn Luật sư phát hiện các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động luật sư". Ông Trừng nhấn mạnh, Đoàn Luật sư luôn coi vấn đề đạo đức nghề nghiệp của các thành viên là hết sức quan trọng. Luật sư đừng mong gia nhập vào được đoàn khi đã bị kỷ luật hoặc đã có "vết" từ dư luận về hành vi chạy án. "Đoàn đã tập trung xây dựng và thông qua điều lệ về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư nên "cứ theo quy tắc mà làm, đã có 9 luật sư bị xử lý vi phạm căn cứ vào điều lệ này" - ông Trừng cho biết.
Theo bạn có nên đưa mức thù lao vào hợp đồng thoả thuận giữa luật sư với thân chủ? Có Không Ý kiến khác