Bach Thu Toiac Cs

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bach Thu Toiac Cs as PDF for free.

More details

  • Words: 76,563
  • Pages: 115
bẠch thƯ: tố cáo tội Ác của Đảng cộng sản 1945-92 (2) bẠch thƯ: tố cáo tội Ác của Đảng cộng sản 1945-92 (1) hyperlink "http://cstoiac.blogspot.com/2007/06/bch-th-t-co-ti-c-ca-ng-cng-sn-1945-92-2.html"(2) 2.2.1. Đệ nhất cộng hòa ngày 7/7/1954, ngô Đình diệm với sự thỏa thuận của pháp và bảo Đại, được hoa kỳ đưa về làm thủ tướng chính phủ miền nam. Đây là lần đầu tiên phía quốc gia được đủ cả 3 điều kiện: thiên thời, Địa lợi và nhân hòa. thiên thời: hiệp Định genève đã qui định 2 nước việt nam với 2 chế độ khác nhau. miền bắc chịu ảnh hưởng của khối cs và miền nam nằm trong quĩ đạo của khối tự do, và chiến tuyến quốc-cộng nay đã rõ ràng. Địa lợi: miền nam có cả một lãnh thổ đủ để làm chiến tranh trong thế công cũng như trong thế phòng vệ và đủ cả khả năng làm kinh tế để trở nên thịnh vượng, tuy nhiên vì “bán tại sơn hà, bán tại nhân” nên khai thác được khả năng của đất đai nhiều ít là tùy tài năng giới lãnh đạo! nhân hòa: miền nam được sự hỗ trợ toàn vẹn của hoa kỳ và thế giới tự do cũng như được sự tín nhiệm của lực lượng quân đội và khối di cư làm nòng cốt để đi những bước vững chắc xây dựng chế độ. tuy người pháp đã cố tình gây ra những khó khăn cho chính phủ như xúi bình xuyên nổi loạn, nhưng có đầy đủ 3 yếu tố nói trên nên ngô Đình diệm đã thành công trong việc ổn định miền nam và được đề cao như một chính khách lỗi lạc. nhưng miền nam chỉ được hưởng một giai đoạn hòa bình và thịnh vượng ngắn ngủi rồi bắt đầu đi vào suy thoái với chính sách “gia đình trị” và “đảng phiệt” cần lao nhân vị. yếu tố nhân hòa bị suy yếu kéo theo yếu tố Địa lợi cũng mất theo và như thế mất dân thì làm sao giữ đất? ngô Đình diệm có thể là một nhà hành chánh giỏi, có đạo đức nhưng không phải là một chính khách tài ba, vì họ ngô đã không nhìn được thế giao lưu của những quyền lực quốc tế giăng mắc, do đó đã không phát hiện được những âm mưu quốc tế để tuỳ nghi theo hoặc chống và cuối cùng bị lôi cuốn theo những xung đột quốc tế đang ảnh hưởng vào vn một cách tích cực. vụ phật giáo (1963) chỉ là một cái cớ, một giọt nước cuối cùng để làm tràn ly nước đã đầy sẵn gây ra sự sụp đổ của Đệ nhất cộng hòa.

2.2.2. giai Đoạn chuyển tiếp miền nam sống trong sự bất ổn chính trị với những âm mưu đảo chính, chỉnh lý như sau: tổng thống ngô Đình diệm bị quân đội đảo chánh, tướng dương văn minh bị tướng khánh

chỉnh lý, tướng khánh bị tướng kỳ giải nhiệm, tướng kỳ lên làm chủ tịch ủy ban hành pháp trung Ương, v.v... sự loại bỏ các tướng “gốc” pháp như trần văn Đôn, mai hữu xuân, lê văn kim, và việc cho về hưu non một số tướng lãnh già không phải chỉ đơn thuần mang tính chất thanh trừng nội bộ quân đội. nó còn mối tương quan biện chứng với việc tổng thống hoa kỳ lyndon johnson quyết định đổ quân ào ạt vào vn, và chứng tỏ mối xung đột quyền lợi quốc tế ở Đông dương đang ở mức độ gay gắt mà tâm bão là việt nam. nhìn xa và kiểm lại những sự kiện tất sẽ thấy âm mưu quốc tế với những cách lập thế, cài lực nhằm đẩy hoa kỳ ra khỏi Đông nam Á: – charles de gaulle sau một thời gian ẩn tích, đã trở lại chính quyền với chức vụ tổng thống (1959-1969). nước pháp dưới sự lãnh đạo của de gaulle đã thi hành một chính sách kịch liệt chống phá hoa kỳ ở Âu châu và cả ở Á Đông với chủ trương trung lập, tách các quốc gia Đông dương khỏi ảnh hưởng của hoa kỳ! – mao trạch Đông với chủ thuyết mao đã tách nga để tạo một thế đứng riêng trong thế giới lưỡng cực, thế “chân vạc”: ngụy–thục–ngô của thời tam quốc. vì có những quyền lợi tương đồng nên de gaulle và mao đã có những chủ trương giống nhau. – năm 1959, hà nội họp chính trị bộ quyết định giải phóng miền nam bằng võ lực. – năm 1960, mặt trận giải phóng miền nam việt nam (mtgpmn) được thành lập với luật sư nguyễn hữu thọ làm chủ tịch, với sự tham gia của một số đông các nhân sĩ miền nam, những người có khuynh hướng chủ trương đường lối trung lập. – thái tử sihanouk, người công khai tuyên bố “tôi theo de gaulle”, đã vì những hứa hẹn của các quyền lực quốc tế mà để cho mtgpmn xử dụng hải cảng kampong som để tiếp nhận quân trang, quân dụng vũ khí đạn dược cũng như để cho mt này đóng quân trên đất miên làm nơi tập trung quân xuất phát tiến đánh miền nam. Để chống lại cuộc chiến tranh toàn diện do hà nội đảm nhiệm nhưng lại do các thế lực quốc tế chủ trương, hoa kỳ chỉ phản ứng lại bằng sức mạnh của kỹ thuật cơ giới với tiêu chuẩn “một tấn đạn cho một tên thù” trong một trận chiến không có mục tiêu. hà nội làm chiến tranh càng lúc càng mạnh, chi viện quốc tế đổ vào dùng không hết, và mức sống người dân được coi là khá hơn thời bình vì đảng cũng nới tay trong chính sách kiểm soát dạ dầy, một nghệ thuật cai trị, mở xả nút để tránh cảnh tức nước vỡ bờ. trên mặt trận ngoại giao, hoa kỳ cũng vấp phải nhiều trở ngại, uy tín chính trị cao vút của thời thập niên 50, sau Đệ nhị thế chiến, sa sút một cách đáng kể trước phong trào “phản chiến” do trí thức Âu châu đứng ra tổ chức để chống mỹ, đề cao hà nội, tâng bốc hồ chí minh, đã làm hoa kỳ mất uy tín quốc tế và khơi động phong trào chống đối trong nước. ngay khi nhận định được vn là vũng lầy được che đậy bằng những âm mưu quốc tế, hoa kỳ đã nhanh chóng và khôn khéo đổi chiến thuật, chấp nhận hòa đàm ba lê (1968) ngồi

ngang với hà nội trong phái đoàn 4 bên: hoa kỳ, sài gòn, hà nội và mtgpmn, với thủ đoạn ngoại giao đi đêm với thật nhiều hứa hẹn dành cho hà nội và tạo ly gián giữa các thế lực quốc tế đang chống mình.

2.2.3. Đệ nhị cộng hòa nền Đệ nhị cộng hòa được long trọng khai mạc với sự đắc cử tổng thống của trung tướng nguyễn văn thiệu, chủ tịch ủy ban lãnh Đạo quốc gia, và phó tổng thống là thiếu tướng nguyễn cao kỳ, chủ tịch uỷ ban hành pháp trung Ương. ngay trong nhiệm kỳ đầu có 2 sự kiện đáng kể: – tổng thống lyndon johnson tuyên bố không tái ứng cử nhiệm kỳ ii vì thất bại ở vn. – vụ tết mậu thân (1968): nhân dịp tết Âm lịch, nhân dân miền nam đang vui mừng xuân thì mtgpmn phát động “tổng công kích” khắp các đô thị, tỉnh trên toàn miền nam gây nhiều thiệt hại vật chất và nhân mạng cho nhân dân. riêng tại huế, cs đã tàn sát hàng ngàn đồng bào bằng cách bắn tập thể, đập đầu bằng chày vồ và chôn sống. những thảm cảnh đó tố cáo chính sách dã man tàn bạo của cs, dù với nhân dân vô tội hay với kẻ thù cũng như với ngay đồng chí cũng chỉ là một! sự dũng cảm của quân đội vnch trong việc chống giữ và ngăn chặn để rồi tiêu diệt trọn bộ lực lượng quân sự của mtgpmn không được báo chí quốc tế và hoa kỳ đề cập. Đó là một sự bất công trong việc truyền thông nhưng hàm chứa một dụng ý. thực chất của cuộc “tổng công kích” mậu thân chỉ là sự tái diễn thủ đoạn tàn độc của người cs đã từng áp dụng khi xưa đối với những người quốc gia theo kháng chiến chống pháp “mượn địch giết thù”. tham dự trong âm mưu quốc tế để xẻ thịt “con voi mỹ”, hà nội biết chắc là mình sẽ thắng. vấn đề chỉ còn là thời gian nên đã quyết định thủ tiêu bộ phận quân sự chủ lực của mtgpmn gồm những người đi tập kết khi xưa để trừ hậu họa khi tiếp thu miền nam, thống nhất đất nước, đưa toàn dân tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa! nhiệm vụ làm tiền đạo dẫn đường và tiên phong của mt này đã chấm dứt! những người tập kết ra bắc đã phạm vào một tội không thể tha thứ: biết rõ bản chất tàn độc của hà nội và thực tế của thiên đường xã hội chủ nghĩa miền bắc! ngoài ra họ còn bị nghi ngờ vì bản chất lè phè, thích hưởng thụ của người miền nam nên dễ bị hủ hoá khi tiếp xúc với miền nam phồn vinh giả tạo, với văn minh cơ kỹ tây phương. loại được bộ phận quân sự chủ lực của mtgpmn, hà nội đã đưa đại quân của mình vào thay thế và kiềm chế chính phủ “lâm thời miền nam” đang có khuynh hướng tách rời trung ương hà nội để chịu ảnh hưởng của trung cộng và pháp. Đứng trên phương diện lãnh đạo hà nội tỏ ra khá giỏi để tạo thế, cài 12 mặt trận cách mạng hưng phục việt lực

ngăn ngừa những bất trắc có hại cho mình, nhưng đồng thời cũng gây khó khăn là không ai dám tin và ít ai dám gần vì bản chất phản trắc và lật lọng với cả đồng chí chứ đừng nói gì đến bạn bè, đồng minh. bài học cay đắng của người quốc gia chân chính trong thân phận cô nghiệt, chết đứng giữa hai lằn đạn thù cs và thực dân thời kháng chiến 1945-1954 đã không được những người tập kết biết đến, học và hiểu! và “chính trị của ngày qua” vẫn còn nối tiếp nhau làm nên lịch sử, những trang sử đau thương không riêng cho miền nam mà chung cho cả hai miền, cho toàn thể dân tộc việt! – 1969, richard nixon đắc cử tổng thống hoa kỳ với lời hứa giải quyết vấn đề vn trong danh dự. nhưng làm sao mang được toàn bộ đại quân về. cái khó nhất của kẻ làm tướng là lúc triệt thoái bảo tồn được lực lượng trong một hoàn cảnh thua kém mọi mặt và kẻ thù vây quanh chờ xẻ thịt. do đó giải pháp tốt nhất là bàn hội nghị, tuy có phải hạ mình, khẩn cầu nhục nhã, nhưng với nghệ thuật đi đêm có bóng tối đồng lõa thì mọi chuyện đều ổn thoả. – 1972, tổng thống nguyễn văn thiệu ứng cử “độc diễn” nhiệm kỳ ii, đắc cử với 99% số phiếu! – 27/1/73, hiệp Định ba lê được ký kết giữa bốn bên. nhưng cũng trong năm 1973, t.t. nixon bắt đầu nhiệm kỳ ii được ít tháng thì vụ án “watergate” xẩy ra. báo chí tấn công tới tấp, quần chúng bất mãn và cuối cùng nixon phải từ nhiệm trong uất ức, đớn đau! năm 1974, phó tổng thống ford lên thay. ở vn, t.t. thiệu bắt đầu gặp những khó khăn với những chống đối của quần chúng: phong trào luật sư tranh Đấu, phong trào chống tham nhũng, v.v... một phái đoàn thượng nghị sĩ hoa kỳ sang sài gòn tham quan tình hình cứu xét vấn đề viện trợ vn và tiếp xúc với các nhóm chống đối. một trong những đề nghị của nhóm này là chấm dứt ủng hộ thiệu và cắt viện trợ cho chính phủ thiệu. yêu cầu này được thượng viện mỹ quyết định nhanh chóng. vì chống đối từ nhiều phía nên thiệu phải từ chức. rồi phước long mất. quân Đoàn i di tản. 10/3/75, trận đánh ban mê thuột bắt đầu. 14/3/75, quân Đoàn ii rút trong biển máu đầy kinh hoàng... và những gì đến phải đến, đúng như dự tính của những người hoạch định chương trình. tổng thống dương văn minh tuyên bố đầu hàng quân đội cs bắc việt. những tin về giải pháp 3 thành phần, về sự can thiệp của người pháp, v.v... đã không xẩy ra! tất cả đã bị lừa! hoa kỳ đã bàn giao miền nam cho bắc việt trước kỳ hạn! cũng như pháp, hoa kỳ đã thua ở việt nam và phải ký hiệp Định ba lê để rút quân an toàn. với những cái nhìn cục bộ ở tầm mức chiến thuật, nhiều người đã suy luận là trên cương vị siêu cường hoa kỳ không thể thua cs bắc việt. sự kiện hoa kỳ bỏ miền nam chỉ là sự đổi chác lấy một quyền lợi nào đó với nga hoặc trung cộng. tuy nhiên, nếu xét trên chính lược thì sẽ thấy khác: hoa kỳ đã thua! thua vì đã nhận định

sai lầm về bạn và thù, về ta và Địch, về bản chất và mục đích của chiến tranh để thiết kế một chính lược làm trục cho nhiều chu kỳ chính trị liên tiếp, tạo thuận lợi cho việc xây dựng “một trật tự mới cho toàn thế giới” ngay sau Đệ nhị thế chiến. do đó người mỹ đã chới với trước sự cạnh tranh công khai và ngấm ngầm của những quyền lực đang hồi phục ngay trong khối tự do. những yếu tố không được tiên liệu này đã làm cho cuộc chiến vn kéo dài hơn thời gian hoạch định, phải đổ vào vn một số quân lớn hơn dự trù, phải chi tiêu một ngân khoản vượt ngoài khả năng. kết quả là sự suy giảm kinh tế đưa đến sự chia rẽ nội bộ. Để tự cứu, hoa kỳ đã phải cắn răng, muối mặt làm một việc tổn thương đến uy tín siêu cường lãnh đạo khối tự do: thi hành một chính sách ngoại giao đi đêm, bàn giao miền nam, một quốc gia đồng minh, tiền đồn của thế giới tự do đã được nhiều tổng thống cam kết bảo vệ, với toàn vẹn những cơ sở quân sự vũ khí của một quân đội tan rã. thêm vào đó là lời hứa tái thiết bắc việt bằng một ngân khoản nhiều tỷ mỹ kim và những trợ giúp kỹ thuật căn bản để giúp phát triển kinh tế. giai đoạn ii của cuộc chiến Đông dương với 21 năm trợ giúp của hoa kỳ được nhiều người coi là cơ hội tốt nhất của người việt quốc gia chân chính để chống cộng và giải phóng miền bắc, thống nhất đất nước và xây dựng lại theo đường lối dân chủ, tự do mà họ đã để lỡ. Đây là một nhận định sai lầm, không sát thực tế! hoa kỳ vào vn với một chính lược rõ rệt, chỉ đạo cho một chiến lược chống cộng đã vạch sẵn. người việt quốc gia chân chính vẫn không trực diện chống cộng với một sách lược của riêng mình. Đó là lý do đúng nhất để giải thích tại sao miền nam thiếu những chính khách lãnh đạo có tầm vóc quốc tế. tại sao miền nam chỉ có những chính phủ chuyên viên thừa hành làm những việc theo chương trình ngắn hạn? tại sao miền nam thiếu những tướng lãnh chiến lược? ngô Đình diệm bị hoa kỳ lật đổ. nguyễn văn thiệu, nguyễn cao kỳ đã bị hoa kỳ tố là tham nhũng, buôn bạch phiến. tuy nhiên, họ đã làm xong vai trò mà hoa kỳ muốn!

3. giai Đoạn iii (1975-1999): sự phản tỉnh của một dân tộc trước kẻ thù cộng sản: thế Địch hòa nhờ nhiều yếu tố thuận lợi, đảng csvn đã nắm được cơ hội làm lịch sử, và đã thành công hoàn toàn trong hai giai đoạn chiến tranh liên tiếp:

– giai đoạn i (1945-1954) thắng được thực dân pháp bằng chiêu bài “kháng chiến” làm chủ được miền bắc. – giai đoạn ii (1954-1975) thắng được cực quyền mỹ bằng chiêu bài “giải phóng” tiếp thu miền nam và thống nhất đất nước.

lý do chính của sự thành công này là đảng csvn đã độc quyền dùng được chiêu bài “cứu

quốc” và đeo được mặt nạ “dân tộc” để tuyên truyền lừa gạt được lòng yêu nước nhiệt thành của người dân trong việc hy sinh tất cả cho đại nghĩa chống ngoại xâm. nhưng chiêu bài và thực chất là hai điều khác biệt, rất dễ dàng được phân định bởi thời gian và chứng minh qua hành động trong thực tế. vậy, người cs có yêu nước không? họ đã làm những gì cho tổ quốc và dân tộc? Đảng csvn là công đảng phục vụ cho quyền lợi nước nòi hay đã làm công cụ đảng của ngoại bang để thực hiện những âm mưu quốc tế theo lệnh ủy nhiệm và đang biến hình để trở thành tư đảng của bè lũ tư bản Đỏ?! Đó là những câu hỏi có tính cách tra vấn mà người cs và đảng csvn phải trả lời trước toà án lịch sử và lương tâm của dân tộc về vô số tội ác họ đã phạm trong suốt gần nửa thế kỷ qua với tư cách lãnh đạo đất nước. sau khi tiếp thu miền nam, câu đầu tiên người cs nói với nhân dân là “ở miền nam, kể cả con bướm nhởn nhơ cũng có tội với cách mạng!”. do đó những biện pháp trấn áp của cs đối với tập thể quân dân miền nam chỉ là vấn đề thời gian sớm muộn.

3.1. tù “cải tạo” hàng trăm ngàn quân nhân quân lực vnch gồm đủ các cấp từ hàng binh tới cấp tướng và viên chức chính phủ, từ trung ương tới xã thôn đã bị tập trung trong các trại tù với danh xưng là “trại cải tạo lao động sản xuất” khắp từ nam ra bắc. người cs vẫn rêu rao là thi hành một chính sách khoan hồng nhân đạo, nặng về giáo dục và nhẹ về trừng phạt. nhưng tất cả những gì xẩy ra trong thực tế đã chứng minh bản chất thâm độc của họ, họ đã bắt “ngụy quân, ngụy quyền” làm những việc như tháo gỡ bãi mìn phòng thủ các căn cứ cũ bằng cách xếp hàng ngang tiến đều dùng que tre xâm và tay moi mìn lên. Đó là một việc cực kỳ nguy hiểm mà chuyên viên tháo gỡ chất nổ có thể giải quyết dễ dàng bằng phương tiện cơ giới và dây nổ chuyền! người cs thừa biết điều đó 14 mặt trận cách mạng hưng phục việt và cũng có thừa phương tiện để làm như thế, nhưng họ đã nghĩ khác. Đó là một cách giết người dưới một hình thức tai nạn tập thể, có lợi nhiều mặt, và đã có cả trăm người chết, hang ngàn người mang thương tật, cụt tay, què chân, mù mắt vì những lệnh giết người đó! người cs vẫn đề cao “người là vốn quí” và tầm mức quan trọng của kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại trong lao động sản xuất, trong việc quản lý nhân lực, nhưng họ đã làm khác: bác sĩ, kỹ sư, chuyên gia đều xếp hàng ngang cuốc đất trồng khoai, mì, ngô, sắn... thực chất trại cải tạo chỉ là một hình thức kinh tế sản xuất của người cs, một hình thức bóc lột sức lao động của những người bị kết án khổ sai mà không xét xử, không kỳ hạn ở tù. họ làm ra của cải để làm giầu cho đảng như một thứ nông nô thời trung cổ ở Âu tây, không được hưởng gì ngoài khẩu phần lương thực “tí hon” gồm toàn gạo ẩm, bo bo, ngô sắn không đủ làm ấm bao tử! nếu không có những đợt thăm nuôi của gia đình gồm thực phẩm để bồi dưỡng cơ thể và thuốc men để chữa trị bệnh tật thì số tử vong sẽ lên rất cao ở các trại tù “cải tạo”. thực

chất chế độ thăm nuôi cũng là một thủ đoạn tàn độc của đảng dùng để vô sản hóa nhân dân miền nam một cách nhanh chóng trong cái thời gạo châu củi quế để buộc họ phải bán đi những tư trang vàng bạc mà họ cất dấu được sau những đợt vơ vét của đảng như đánh tư sản mại bản, kiểm kê các tiệm buôn, cơ sở thương mại, kỹ nghệ để mua lương thực, thuốc men do đảng độc quyền quản lý để tiếp tế cho cha, cho chồng, cho con đang đi tù “cải tạo”, và cán bộ quản giáo cũng lợi dụng chế độ thăm nuôi như một ân huệ ban phát cho các tù nhân được gọi một cách hoa mỹ là “cải tạo viên”: phải lao động sản xuất tốt mới được viết thư về thăm gia đình, được gặp gia đình trong những kỳ thăm nuôi. học tập “tốt” là yêu cầu của trại tù và là điều kiện để được tha về đoàn tụ với gia đình. nhưng thế nào là “tốt”?! nó cũng co dãn như “tiêu chuẩn phân định thành phần giai cấp” trong hồi cải cách ruộng Đất ở miền bắc (1954) và quân dân miền nam cũng đã được đảng “chiếu cố” một cách tận tình, như xưa đảng đã đối xử với giai cấp địa chủ trong tinh thần giai cấp đấu tranh, chỉ khác là bây giờ là giai cấp “bắc” chống giai cấp “nam” trong tinh thần thù hận ganh tị ti tiện của nhân tính, ghét kẻ may mắn hơn mình!

3.2. chiến dịch “hoa nở về Đêm” gia đình là đơn vị nền tảng của xã hội, là mối khởi đoan của ngũ luân, năm giềng mối căn bản để ràng buộc con người vào xã hội: tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa cha con, anh chị em, thầy trò và tình nghĩa vua tôi, tức mối liên hệ song phương nhân dân với chính quyền. mục đích cao cả và thiêng liêng của đạo vợ chồng là tạo dựng người cho những thế hệ kế tiếp, làm đông đúc dòng họ, làm hưng thịnh giống nòi. không có sự kết hợp vợ chồng trên một nền tảng vững chắc tất không có cha con, không có anh chị em, không có thầy trò, không có nước nòi và không có xã hội loài người. lịch sử tranh đấu của dân tộc ta cũng đặt khởi đoan trên nền đạo thống vợ-chồng với cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng chống bắc xâm giành độc lập. tiêu chuẩn “trai trung hiếu, gái trinh hạnh” đã đưa đến những khuôn mẫu tuyệt vời “chàng đi theo nước, thiếp theo chàng” và nối tiếp trong tiến trình sống tiến hóa là những thế hệ “hiếu tử, trung thần” mang xác thân bao che cho tổ quốc, chìa vai đỡ gánh nặng non sông. nhiều sử gia trên thế giới khi nghiên cứu về vn, như joseph buttinger, trong the smaller dragon, đã đặt câu hỏi là: “tại sao trong hàng ngàn năm đô hộ mà dân tộc việt nam vẫn không bị đồng hóa và việt nam vẫn còn là một quốc gia biệt lập?” câu trả lời đúng căn cứ trên yếu tố văn hóa là vì việt nam là quê hương của nòi tình! với chiến dịch “hoa nở về Đêm”, đảng csvn đã ra mật lịnh cho các cán bộ cs phá nền tảng gia đình trong xã hội miền nam. họ đã tạo ra những cơ hội dễ sa ngã cho người phụ nữ sống trong một hoàn cảnh khó khăn về cả vật chất lẫn tinh thần. các cán bộ cs đã được mặc sức dùng quyền để o ép, dùng danh vị để câu nhử và dùng tiền bạc thu vét được để mua chuộc người đàn bà. Đã có bao cảnh nát long vì bị bao vây kinh tế, không kiếm được

việc làm, không có vốn buôn bán, khiến vợ của những “ngụy quân, ngụy quyền” đã phải bán mình nuôi thân, nuôi con, nuôi chồng đang tù cải tạo. Đã có biết bao cảnh thương tâm, vợ, con gái của các “ngụy quân, ngụy quyền” bị các cán bộ cs đòi hối lộ bằng trinh tiết để lo được cho chồng, cho cha sớm ra tù hay một cái giấy nhập hộ khẩu. Đảng đã đạt được nhiều mục đích qua chiến dịch trên: – dùng để đãi ngộ các cán bộ miền bắc, sau một thời gian dài gian khổ theo đảng mà chưa được tưởng thưởng. tuy nhiên đây cũng là một sự đóng dấu bằng tội ác làm cho họ bắt buộc phải bám vào đảng để tồn tại, để tiếp tục hưởng thụ, tương tự như những bần cố nông đã bị đóng dấu bằng máu địa chủ trong chiến dịch đấu tố ở miền bắc (1953-1956). – cô lập ngụy quân, ngụy quyền: khi họ được tha về sẽ không có nơi nương tựa, bị biến thành một giai cấp cùng khốn và tuyệt vọng nhất của xã hội, vì bị đày đọa bởi chính quyền, bị ruồng bỏ bởi cả vợ con thân yêu, những người một thời đã từng “đầu gối tay ấp” thề hứa cùng nhau đi xa hơn cả cuộc đời! – phá vỡ truyền thống ngàn năm của văn hóa việt đặt nền tảng trên đạo thống gia đình, tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa anh chị em, tình nghĩa làng xóm và tình nghĩa đồng bào một nước. trên ý nghĩa và hậu quả, chiến dịch “hoa nở về Đêm” mang những nét tương đồng của chiến dịch phản phong, chống tư tưởng lề thói phong kiến, đã được thực hiện ở miền bắc (1953-1956). trong chiến dịch này, đảng cũng đã thanh trừng một số lớn đảng viên kỳ cựu thuộc phe trường chinh bằng cách qui vào giai cấp địa chủ để tố khổ, bắn giết và đi tù, vợ của các đảng viên bị thanh trừng này cũng bị o ép mua chuộc bằng quyền và lợi để lấy các cán bộ đương nhiệm. sự kiện này đã chứng minh bản chất phi nhân, vô luân của nền văn hóa vô sản mang nặng tính Đảng tàn bạo thường được mệnh danh là nền văn hóa tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tổ tiên.

3.3. triệt hạ mặt trận giải phóng miền nam việt nam (mtgpmnvn) ngay sau khi tiếp thu xong miền nam, hà nội bắt đầu công cuộc triệt hạ các nhân vật trong mtgpmnvn; những nhân sĩ miền nam như nguyễn long, phùng văn cung... đều bị canh chừng. nguyễn hữu thọ, nguyễn thị bình lộ diện chỉ là bù nhìn, bảo sao làm vậy. nhóm miền nam tuy bất mãn nhưng vô lực. hà nội đã tính trước từ lâu nên lực lượng quân sự chủ lực của mtgpmn đã bị hà nội mượn tay quân lực vnch và bom đạn đồng minh giết sạch từ vụ tết mậu thân 1968. tất cả biểu tượng còn lại của mtgpmnvn chỉ là cây cờ xanh Đỏ sao vàng tung bay trên nóc dinh Độc lập cũ. hơn một năm sau, khi quyết định thống nhất bắc nam được thi hành để đưa cả nước tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa thì lá cờ này cũng được hạ xuống và vứt bỏ! xét trên tiến trình hình thành và hủy thể của đảng csvn, đây là giai đoạn ii được gọi là “công thần chủ nghĩa”. phe lê duẩn và lê Đức thọ sau khi thắng được cực quyền mỹ và

tiếp thu miền nam, uy thế cá nhân và phe nhóm lên rất cao trong đảng nên đã toàn quyền trong việc cắt đặt người vào tiếp quản miền nam. miền nam đã trở thành miền đất mơ ước của cán bộ cs và người miền bắc, tuy miền nam bị kết tội là đồi trụy và phồn vinh giả tạo nhưng qua câu nói: “ba tháng đi nga không bằng ba tuần đi Đông Đức và ba tuần đi Đông Đức không bằng 10 ngày chơi sài gòn” đã cực tả điều trên. giấc mơ xã hội chủ nghĩa kéo dài một đời của người cán bộ cs là làm sao có được một chiếc đồng hồ đeo tay, một 16 mặt trận cách mạng hưng phục việt chiếc đài (radio), một chiếc xe đạp thì nay đã trở nên quá dễ dàng nếu được đề cử vào nam làm việc. do đó đã có những vụ chạy chọt mua chỗ, giành chỗ với giá cao hơn để thực hiện 4 Đ: “Đổng, Đài, Đạp và...Đĩ”! 3.4. Đào mồ quật mả tử sĩ quân lực việt nam cộng hòa hành hạ kẻ thất thế đã là điều đáng xấu hổ trên phương diện tư cách cá nhân, huống hồ đây lại là một chính sách có mục đích trả thù kẻ đã chết. những nghĩa trang quân đội ở biên hòa, tân sơn nhất đều bị phá hoại, đào bới, san bằng. nghĩa trang mạc Đĩnh chi cũng bị chung số phận. dù biện minh bằng lý do gì chăng nữa, người cs cũng không thể che dấu được cái tâm địa hẹp hòi ti tiện, thiếu văn minh trước sự phê phán của quốc tế và vô luân bất nhân dưới quan điểm của dân tộc. “mồ mả gia tiên” là một phần trong tôn giáo thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta. hàng năm vào tiết thanh minh của mùa xuân, người việt nam vẫn thường có tục lệ đi tảo mộ, đốt hương khấn vái vong linh người thân thuộc. tục lệ đón “ông bà ông vải” về ăn tết vào ngày 23 tháng chạp cũng là một nghi thức tôn giáo. ngay trong thời quân chủ, độc tài và chuyên chế, người dân bị cấm đoán nhiều điều, mà người chết còn được hưởng đặc quyền chôn bằng quan tài sơn son thếp vàng, những biểu tượng chỉ dành riêng cho hang vương giả của triều đình. việc đào mồ quật mả kẻ thù, tuy có xẩy ra trong lịch sử giữa vua gia long đối với vua quang trung nhưng cũng chỉ hạn chế ở mức độ cá nhân và going họ, và hành động của vua gia long cũng bị lịch sử phê phán là thiếu tác phong lãnh đạo. việc đào mồ quật mả còn bị coi là một trọng tội thuộc hình luật mà kẻ vi phạm bị xử trị nghiêm khắc không những ở nước ta thời phong kiến mà còn là điều phổ biến trên thế giới văn minh ngày nay. chính, tà tuy xung khắc nhau như nước với lửa nhưng lại rất khó phân. người cộng sản chủ trương vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo nhưng lại gian lận tự nhận là kẻ chính thống kế thừa truyền thống dân tộc. “nhầm, thua; vô ý, mất tiền” đó là một thực tế lịch sử mà người việt phải chấp nhận trong hối tiếc vô cùng!

3.5. Đuổi thương binh ra khỏi bệnh viện, phế binh ra khỏi khu an dưỡng ngay sau 30/4/1975, người cs đã tiếp thu các bệnh viện quân đội và đã đuổi các thương binh đang điều trị ra khỏi bệnh viện và các phế binh ra khỏi các khu an dưỡng. Đây là những người đau khổ nhất của một chế độ đã tan rã. họ bị bỏ rơi không có nơi nương tựa, không có người săn sóc thuốc men. nhiều người đã đi đến quyết định tự tử để tự giải thoát khỏi đau đớn, tủi nhục. nhiều người đã chết vì thiếu săn sóc thuốc men và thiếu ăn,

một số đông đã kiếm sống bằng nghề ăn xin, hát dạo nơi bến xe, nơi họp chợ. họ sống được là nhờ sự san xẻ của những người cùng chung một số phận “ngụy” của miền nam đang lao đao trước những chính sách hà khắc bóc lột của người cs bắc việt. nhìn những thương phế binh dắt díu nhau đi lang thang trên hè phố, kẻ què đỡ kẻ cụt, dẫn kẻ mù, xốc xếch trong bộ đồ tác chiến rách tả tơi của mọi binh chủng mới thông cảm được nỗi đau nhục của kẻ chiến bại. họ là hình ảnh trung thực nhất của một quân đội anh hùng, đã làm trọn nhiệm vụ của người lính chiến gìn giữ đất nước, ngăn chống địch thù nhưng đã bị cấp chỉ huy bất xứng, giới lãnh đạo bất tài phản bội, Đồng minh bỏ rơi. dư luận quốc tế thường nhân danh lương tâm của loài người để giúp đỡ cs bắc việt trong cuộc chiến nam bắc. nay họ nghĩ gì về những thảm cảnh xã hội đang xẩy ra ở vn, nạn nhân của một sự thiên vị, bất công, bắt nguồn từ mặc cảm tự tôn bị tổn thương sau Đệ nhị thế chiến của các quốc gia tự nhận là văn minh. nhìn những thương phế binh của quân lực vnch nay đã tan rã, đang sống lây lất bên lề xã hội, người chiến binh cs nghĩ gì về họ, về mình, về thân phận chung của những người cầm súng bảo vệ một chế độ, phục vụ một lý tưởng?! Đảng cộng sản việt nam đã nổi tiếng về những kế hoạch dự phòng để làm “một cuộc chiến không thương binh” mà người chiến binh cs thì quá trẻ và đơn sơ để suy nghĩ sâu xa!...

3.6. Đánh tư sản mại bản chiến dịch này được thực hiện sau khi thống nhất nam bắc và đảng quyết định đưa cả nước đi thẳng lên xã hội chủ nghĩa không kinh qua giai đoạn chuyển tiếp. trước đó đảng đã cho thi hành nhiều đợt vơ vét tài sản nhân dân bằng lệnh đổi tiền mới với một gía cao hơn trước và một mãi lực thấp hơn trước. mức tiền đổi đã được hoạch định trước cho từng cá nhân, từng hộ khẩu với nhân số ước lượng. số tiền dư phải nộp cho chính phủ để lấy biên nhận! Đối tượng chính của chiến dịch này là các nhà buôn bán lớn, các nhà tư sản mại bản, các nhà tư sản dân tộc làm chủ các xí nghiệp sản xuất. tất cả đều phải nộp cho chính phủ để rồi hoạt động dưới hình thức tổ hợp hay quốc doanh. với chiến dịch này đảng đã thu được rất nhiều tiền, ngoại tệ và vàng bạc, trị giá nhiều chục tỷ mỹ kim. Đây là một mối lợi lớn mà đảng đã nhắm trước và chuẩn bị cho mọi biện pháp để sang đoạt. Đây cũng là một rẽ ngoặt trong tiến trình hình thành và hủy thể của đảng csvn đi từ “công thần chủ nghĩa” sang giai đoạn chót “ly trung tự hoại”. vì danh vị, vì quyền lợi cá nhân mà phe đã phân hoá ra thành nhóm và kình chống nhau. tiêu chuẩn phân nhiệm, phân công, và phân lợi đã bị vi phạm trầm trọng. Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân là một nguyên tắc được đưa ra nhưng không được thi hành. nay đảng vượt qua nhiệm vụ lãnh đạo để lấn sang lãnh vực quản lý và đảm nhiệm luôn việc làm chủ các cơ sở xí nghiệp, vấn đề không phải chỉ là “hồng hơn chuyên” như trước đây mà là con ông cháu cha và gốc lớn. “nhất thế nhì thân” đã tạo thành một hệ thống đảng tham nhũng có đường lối, có sách lược!

3.7. Đuổi dân thành phố đi vùng kinh tế mới Để thực hiện kế hoạch di dân từ miền bắc vào nam, cũng như để có chỗ cư trú cho một số lượng lớn nhân viên nhà nước được gửi từ bắc vào làm việc, đảng đã áp dụng chính sách lùa dân đi vùng kinh tế mới. qua hệ thống công an phường khóm, đa số gia đình “ngụy quân ngụy quyền” đã được chỉ định đi vùng kinh tế mới được mở ra những vùng hoang vu, rừng rậm đầy muỗi vắt và bệnh tật. người dân thành phố được tập trung rồi chở đi bằng xe đò bỏ tại đó rồi để mặc tình tự mưu sinh thoát hiểm bằng phương tiện cá nhân. Đã có rất nhiều người chết vì bệnh tật, vì đói, khoai sắn trồng chưa thu hoạch được thì đã hết lương dự trữ. nhiều người đã phải bỏ trốn về thành phố sống chui rúc ở chân cầu, hè phố, làm đủ nghề để độ nhật. Đôi khi ở ngay hè căn nhà xưa mình làm chủ, nay đã có người từ bắc vào chiếm hữu! thành phố nay có hai loại dân, loại dân cũ gốc “ngụy” bị chèn ép đủ điều, và loại dân mới thuộc gốc “đảng” đang làm cán bộ, công nhân viên nhà nước ở các ty sở đầy uy quyền thuộc giai cấp ưu đãi của chế độ.

3.8. kế hoạch xuất cảng người dù đã nhiều đợt thu vét tài sản của nhân dân miền nam nhưng đảng tin rằng nhân dân vẫn còn cất dấu một số lượng lớn tư trang, vàng bạc. Để tận thu số vàng này, đảng cho người móc nối tổ chức những vụ xuất cảng người chính thức lẫn bán chính thức. Đợt đi chính thức dành cho người việt gốc hoa, và những đợt đi bán chính thức dưới dạng đi chui được hải quan và công an tỉnh bao che bán bãi. trung bình mỗi người phải mất từ 5 tới 10 cây vàng để ra đi, và trước khi ra đi họ phải thanh toán nhiều thứ thuế do nhà nước đặt ra. với những người đi chui, công an cho theo dõi điều tra về khả năng tài chính. và rất ít người ra đi một lần mà thoát, thường bị bắt nhiều lần, mỗi lần bị bắt lại phải chạy vài cây vàng để được tha về. tất cả chỉ nhằm mục đích lấy hết vàng của lớp người ra đi. thực chất của cuộc xuất cảng người là đảng nhằm vào các mục đích:

– vét hết số vàng trong dân để dân không còn phương tiện chống đối, mua trữ lương thực, võ khí hoặc mua chuộc hủ hóa cán bộ qua mặt chính quyền. – tống khứ được một số lượng người bất mãn khá lớn để làm giảm áp lực chống đối trong nước, đỡ phải dùng công an canh chừng thường xuyên. – riêng đối với hoa kiều ở chợ lớn, đảng triệt hạ được mối nguy đạo quân thứ 5 trước khi có sự đụng độ chính thức về quân sự giữa vn và khmer Đỏ (1978), vn và trung cộng (1979).

nhưng cũng chính vì chính sách xuất cảng người đem lại một số lợi quá lớn nên các phe nhóm đua nhau tổ chức vượt biên bán bãi để thu lợi riêng cho mình. sự tự ý kinh tài này đã đưa đến những đụng chạm phe nhóm gây cảnh phe làm phe phá, gài bẫy giết hại nhau và đi đến việc chia vùng ảnh hưởng để làm ăn không lý gì đến luật lệ quốc gia, đường lối của trung ương. mỗi phe phái hùng cứ một địa phương với đủ quyền sinh sát như một sứ quân. Đã có hơn 1 triệu 500 ngàn người vượt biên và đến được bến bờ tự do, được định cư ở các quốc gia trên khắp thế giới. nhưng cũng đã có gần một triệu người chết vì vượt biên. họ chết vì hải tặc cướp của, hãm hiếp rồi thủ tiêu. họ chết vì bão tố trên đại dương. họ chết vì đói khát, vì trôi dạt vào hoang đảo... lý do của những người bỏ nước ra đi thường được phân làm hai loại: vì chính trị và vì kinh tế. tuy nhiên hãy nhìn vào thực tế để tìm hiểu tại sao họ ra đi. ra đi vì họ không có những điều kiện căn bản tối thiểu để sống như con người theo tiêu chuẩn qui định của thời đại. trước hết chúng ta phải là người, có bản chất người mới có thể làm người để thành người. súc vật dù sống vạn triệu tỷ năm cũng không thể thành người. dưới sự lãnh đạo của đảng csvn, con người bị dìm xuống ngang hang súc vật để làm súc vật và thành súc vật. chế độ phi nhân và vô luân này có thể tồn tại được trên quê hương vn chúng ta là vì có sự tiếp tay của những ác thế lực quốc tế, là vì sự ấu trĩ, thờ ơ, u tối của những người có trách nhiệm ở tầm mức quốc gia cũng như trên bình diện quốc tế. dân tộc pháp hãnh diện về một nền văn hóa nhân bản mà điểm sáng chói là cuộc cách mạng dân quyền 1789. nhưng chính quyền pháp lại là chính phủ đã trợ giúp kéo dài sự tồn tại của chế độ độc tài ở vn. nhân dân hoa kỳ tự hào về một nền văn hóa khai phóng nhân chủ xây dựng trên cuộc cách mạng nhân quyền 1862 làm khuôn mẫu cho toàn thế giới nhưng chính phủ hoa kỳ cũng lại là chính phủ có trách nhiệm nhiều nhất về sự thống khổ triền miên của dân tộc việt nam. tự do, bình Đẳng, bác Ái, công lý, và lương tâm nhân loại được nói tới như một chiêu bài để thực hiện thủ đoạn chính trị hay được giương cao như một đuốc thiêng lý tưởng để hòa hợp loài người trong tiến trình thống nhất thế giới?! nếu là chiêu bài thì chẳng có gì đáng nói. nhưng nếu là lý tưởng thì cần phải được chứng minh bằng những hành động cụ thể và thiết thực hơn nữa!

3.9. nạn mãi dâm và việc xuất cảng phụ nữ người cs đã tố cáo miền nam là một xã hội phồn vinh giả tạo dựng trên nền văn hóa lai căng đồi trụy, đầy dẫy những tệ trạng xì ke ma tuý, trộm cướp, đĩ điếm, tham nhũng. Đó là một nhận xét đúng về một xã hội đang tan rã. nhưng sau khi tiếp quản miền nam họ đã làm gì để giáo dục quần chúng, cải tạo con người và xã hội?! những trại cải tạo sản xuất dành cho những người xì ke ma túy, những trung tâm phục hồi nhân phẩm dành cho gái mãi dâm được mở ra dưới dạng thức nông trường tập thể đã

không giải quyết được vấn đề, cho nên tuy miền nam nghèo đi, xơ xác hơn xưa nhiều, nhưng tại các đô thị, tỉnh, những tệ trạng của thời “mỹ ngụy” vẫn tồn tại và còn gia tăng hơn xưa! sài gòn đã bị người cs gọi là “động điếm lớn của miền nam” với “500 ngàn gái mãi dâm để phục vụ đội quân mỹ và lính đánh thuê ngụy quân ngụy quyền” thì nay “mỹ đã cút, ngụy đã nhào” nhưng sao số lượng gái mãi dâm vẫn như xưa và còn hơn xưa vì nhu cầu ăn chơi của đảng, nhà nước cs được đưa thành quốc sách. tại sài gòn, số lượng khách sạn và vũ trường đã vượt xa chế độ cũ và còn đang được dự trù xây thêm nữa để phù hợp với nhu cầu và tiêu chuẩn của nền “kinh tế thị trường cs”, để chuẩn bị tiếp đón người ngoại quốc vào đầu tư kinh doanh. mãi dâm đã trở thành chủ điểm của quốc sách du lịch do đảng đề ra và tự tay thực hiện qua những người thân tín, và vn đã nổi tiếng là nơi ăn chơi rẻ nhất thế giới với thức ăn ngon lại với gái trẻ đẹp! song song với hệ thống nhà hàng, khách sạn được xây cất rầm rộ từ bắc vào nam là một hệ thống mãi dâm chằng chịt do những tổ chức buôn bán phụ nữ điều hành với sự bao che của trung ương đảng cs và địa phương. việc xuất cảng hàng chục ngàn thiếu nữ qua các quốc gia nhật, Đài loan, hồng kông, singapore, thái... là một dịch vụ tất nhiên, là hậu quả của quốc sách “du lịch” do bọn “tư bản Đỏ” ngồi ở chính trị bộ hoạch định! hồ chí minh từng tuyên bố: “Đánh thắng giặc mỹ ta sẽ xây dựng lại đất nước mười phần to đẹp hơn, đàng hoàng hơn” để trấn an nhân dân về hậu quả khốc liệt của chiến tranh và củng cố niềm tin của nhân dân vào đảng cs. nhưng sau 17 năm làm chủ đất nước (1975- 1992), đảng đã thi hành nhiều chương trình, nhiều đợt sửa sai mà quê hương vẫn tan hoang, đồng bào vẫn nghèo đói. giặc đói, giặc dốt, giặc bệnh tật càng ngày càng bành trướng, dân trí thêm u tối, dân tình thêm ly tán và vn đã trở thành một trong mười quốc gia nghèo đói lạc hậu nhất thế giới dù có đủ những điều kiện thuận lợi về đất đai, ruộng vườn phì nhiêu, hầm mỏ quí, về dân số với hơn 60 triệu người lao động cần cù. người cs đã thành công trong chiến tranh nhưng đã thất bại trong hòa bình! bản chất của chiến tranh là phá hoại bằng bạo lực, là chết chóc, tổn hao xương máu chiến sĩ và đồng bào. nhưng mục đích tối hậu của chiến tranh là cực độ của nhân ái để xây dựng lại tổ quốc, gây dựng lại giống nòi theo những khuôn mẫu tuyệt hảo trong điều kiện lý tưởng của hoà bình! thất bại trong hòa bình là dấu hiệu rõ rệt nhất tố cáo sự bất tài của giới lãnh đạo và sự tồn tại lỗi thời của đảng cs trong một hoàn cảnh đã đổi thay với những nhiệm vụ lịch sử nặng, khó hơn trước. người quốc gia đã mất một cơ hội làm lịch sử từ 1945 đến nay nhưng người cs cũng đã thất bại trong việc chứng tỏ tài năng từ 1975 đến nay. Để bào chữa, người cs thường tố cáo sự phá hoại của địch ngoài, thù trong, chính sách cấm vận của hoa kỳ và sự chống đối của “tàn dư mỹ-ngụy”. Điều đó không đúng. với chính sách “bắt lầm hơn bỏ sót”, với hệ thống trại tù, trại lao động sản xuất, khu kinh tế mới, với hệ thống công an quyền uy tuyệt đối, không một sự chống đối nào có thể tồn tại nếu không có sự tiếp tay của chính những người cs. với sự tan rã của khối cs Đông Âu, liên sô, sự lỗi thời của chủ thuyết marx, sự hạ bệ các lãnh tụ thần tượng cũ, kể cả lenin... đã làm cho chính người csvn bừng tỉnh, bàng hoàng. sự phản tỉnh của toàn dân và các cấp

thừa hành trong quân đội cũng như trong đảng đã tạo ra thế Địch hòa: chán đảng, khinh lãnh đạo và chờ đợi một sự đổi thay! còn sự cấm vận của hoa kỳ thì tuy có trên hình thức nhưng không hữu hiệu, bằng chứng là đã có nhiều quốc gia đồng minh của hoa kỳ vi phạm lệnh cấm vận để đầu tư vào vn kiếm lời! trong chính trị không có tình cảm, đồng minh hay kẻ thù, mà chỉ có quyền lợi! thất bại trong hòa bình còn tố cáo đảng csvn là công cụ của Đệ tam quốc tế cs và các lãnh tụ csvn là tay sai ngoại bang được ủy nhiệm để thi hành “nghĩa vụ quốc tế”, đã đưa dân tộc vào vòng sát hủy của bom đạn để giải quyết những xung đột quyền lợi của các 20 mặt trận cách mạng hưng phục việt ác thế lực quốc tế. họ chỉ biết đến quyền của cá nhân, đến lợi của giòng họ và phe nhóm trong đảng miễn sao họ được hống hách, ănngon mặc đẹp, còn để cả một dân tộc tàn lụi trôi dạt tới bờ vực thẳm của diệt vong! Đó là lý do giải thích sự hủy thể của đảng csvn, để đi từ vị trí công đảng, đấu tranh vì quyền lợi của nước nòi, sang công cụ đảng làm công tác ủy nhiệm của Đệ tam quốc tế và biến thành tư đảng của bè lũ tư bản Đỏ trong bộ chính trị, một loại băng đảng tội ác, cướp của giết người, vơ vét tài sản của quốc gia và nhân dân!

3.10. phong trào bán nhà bán Đất cho ngoại quốc thấy được sự lỗi thời của chủ thuyết marx, nhìn rõ sự đổ vỡ của liên sô và cs Đông Âu, người csvn với đặc tính cuồng tín và giáođiều đã tự hủ hóa để trở thành bọn cơ hội chủ nghĩa trong thực tế xã hội vn. nhìn được ngày tàn của chế độ, các tư bản Đỏ trong chính trị bộ tính chuyện tháo thân, bảo toàn lấy người và của. “dân chủ Đa nguyên” chỉ là một thủ đoạn của những ác thế lực quốc tế muốn giúp hà nội chuyển quyền một cách êm thắm dưới ảnh hưởng của các thế lực chống mỹ. Đảng csvn đã quyết định bán nhà cửa đất đai ở các thành phố lớn, hà nội, sài gòn, vũng tầu và nhiều khu đất, khu mỏ trên khắp nước cho các công ty ngoại quốc để lấy những số tiền lớn chia chác nhau. sự kiện này có một toan tính rõ rệt: đặt chế độ chuyển tiếp trước một sự kiện đã rồi không thể lật ngược lại; sự thống trị kinh tế của các thế lực quốc tế qua hệ thống cơ xưởng sản xuất kỹ nghệ, thương mại trên nước ta sẽ biến vn thành “tô giới” – một hình thức thuộc địa – của các quốc gia tư bản. và xin hãy nhớ, sự nô lệ trên phương diện kinh tế nguy hiểm thập phần hơn sự lệ thuộc chính trị. với số tiền vơ vét của nhân dân được chuyển ra cất dấu tại các quốc gia tự do trên khắp thế giới, tư bản Đỏ sẽ bỏ tiền ra mua lại các cổ phần của các cơ xưởng ngoại bang với giá cao hơn xưa để trở lại vn lũng đoạn đất nước dân tộc một lần nữa dưới hình thức tài phiệt. Đây là hình thức “giặt tiền” money laundering của các tổ chức tội ác trên thế giới thường dùng! bọn tư bản Đỏ và bè lũ thân tín mưu tính tồn tại và hưởng thụ, các thế lực quốc tế mưu tính để thủ lợi. nhưng dân tộc việt nam cũng mưu tính để làm một cuộc đại cách mạng giải quyết một cách triệt để, toàn diện và hướng thượng mọi vấn đề liên quan tới các mặt dân tộc, dân quyền và dân sinh.

3.11. tiến trình phản tỉnh của dân tộc việt nam về kẻ thù cộng sản chủ thuyết marxist-leninist là một tà thuyết nhằm phục vụ cho âm mưu thành lập Đế quốc nga dưới một hình thức mới để thống trị và bóc lột các quốc gia nhỏ yếu trên thế giới. lý tưởng đấu tranh cho giới vô sản nghèo đói trên thế giới chỉ là một chiêu bài được dùng để lừa gạt những nạn nhân đang bị đế quốc thực dân bóc lột. vì lòng căm thù cao độ đối với kẻ thù trước mặt mà nhiều người đã liều lĩnh chấp nhận cả việc bán linh hồn cho quỉ đỏ, để rồi lỡ bước sa chân, ôm hận suốt đời với cảnh “tái nô dịch chủ” tiếp tục kiếp ngựa trâu dưới quyền ông chủ mới, tàn ác keo bẩn hơn chủ cũ gấp bội phần. Đó là cái lầm to của thế kỷ! khởi điểm của đoạn đường bi thảm mà dân tộc ta đang thoát vượt đã nằm trong quá khứ xa vời của thời Đông du ở đầu thế kỷ này. ngày hồ chí minh, lúc đó mang tên nguyễn Ái quốc, khi “giác ngộ” chủ nghĩa cs đã la lớn trong đêm vắng: “Đây rồi con đường giải phóng dân tộc (sic)” cũng là thời điểm báo hiệu một chu kỳ đau thương sẽ đến và kéo dài trên quê hương chúng ta. hồ chí minh không phải là người đầu tiên ăn phải... cháo lú để quên nước nòi, trở thành đảng viên cs phục vụ cho Đệ tam quốc tế, nhưng lại là phần tử trung kiên và có công nhất với tổ chức này khi thành công đưa cả một dân tộc vào quĩ đạo cs, phục vụ quyền lợi đế quốc nga dưới một chiêu bài hào nhoáng: làm nghĩa vụ quốc tế. người đầu tiên trong giới đấu tranh của phong trào Đông du nhìn được âm mưu của các thế lực đế quốc chèn ép nhau qua chiêu bài chủ thuyết là nhà cách mạng lão thành sào nam phan bội châu. Để cảnh tỉnh các đồng chí về hiểm họa vong thân, cụ phan đã nói một câu đơn giản mà sâu sắc: “dân chẳng duy tâm, dân chẳng duy vật, dân chỉ duy dân”. nhưng cũng chỉ vì lời nói chí tình phản ảnh truyền thống nhân bản dân tộc mà cụ bị phản bội bán đứng cho mật thám tây! do đó những người phản tỉnh sớm nhất về cs là các thành phần đảng phái đã từng có kinh nghiệm đớn đau về kẻ thù. ngoài ra tất cả đều mù mờ về bản chất của chủ thuyết lẫn tâm địa của bọn lãnh tụ qua lý luận ấu trĩ “cộng sản thì cũng yêu nước chống thực dân vậy”! thành thật luận xét, ngay trong hàng ngũ đấu tranh của phía quốc gia gồm cả lãnh tụ chính đảng, chính khách, nhân sĩ cũng chưa triệt để phản tỉnh về kẻ thù cs. họ vẫn còn lấn cấn tình cảm, không dứt khoát lập trường để nhìn xa trông rộng, thẳng tay tiêu diệt kẻ thù. nguyễn hải thần, lãnh tụ việt cách (việt nam cách mệnh Đồng minh hội) đã đứng ra bảo lãnh cho hồ chí minh khi hồ bị quốc dân Đảng trung hoa bắt giam. trần trọng kim, thủ tướng chính phủ, đã đứng ra vận động nhật để xin tha cho các cán bộ cs bị nhật bắt giữ. bà cả tề, một nhân sĩ bắc hà, đã từng lặn lội đi thăm nuôi các đảng viên cs cao cấp bị pháp bắt giam ở các trại tù mạn ngược. họ không nghĩ rằng đó là hành động “dưỡng hổ di họa”, nuôi cọp để bị cọp vồ. năm 1954, gần 1 triệu người bỏ miền bắc vào nam để chọn tự do. nhưng ngược lại miền nam cũng có gần 400 ngàn người ra bắc tập kết. Đó là chưa kể con số ở lại nằm vùng phá hoại và một đại khối có cảm tình với kẻ thù cs vì sự ngộ nhận người cs là những người

yêu nước. người dân miền bắc chỉ thực sự phản tỉnh khi sống dưới chế độ cs. nhưng mọi hình thức chống đối đều bị đàn áp không nương tay. vụ nhân văn – giai phẩm của giới văn nghệ sĩ kháng chiến, vụ quỳnh lưu khởi nghĩa của nông dân đều được giải quyết nhanh gọn bằng súng đạn và sau đó bằng những bản án tù đầy. người dân miền nam cũng chỉ thực sự phản tỉnh sau khi họ sống dưới chế độ cs. tất cả đều bị lừa dối bằng một âm mưu thâm độc có lớp lang hẳn hòi. mặt trận giải phóng miền nam, công cụ xâm lược miền nam của hà nội cũng bị giải tán và lãng quên như những con múa rối, sau buổi trình diễn bị ném vào xó tối. những trại tù cải tạo, những vùng kinh tế mới và một đời sống cơ cực tủi hờn là giá phải trả của một dân tộc vì sự ấu trĩ, thờ ơ, u tối đã không nhìn ra bản chất thực của kẻ thù. tuy nhiên nếu quan niệm kinh nghiệm bản thân là điều kiện cần thiết để giác ngộ thì cả một dân tộc đã có điều kiện để phản tỉnh một cách toàn diện và triệt để về kẻ thù cs để quyết định phải làm một cái gì trước khi quá muộn.

4. sự phục hoạt của nòi việt trong một cuộc cách mạng triệt Để, toàn diện và hướng thượng phải mất gần một thế kỷ để dân tộc ta phản tỉnh một cách triệt để và toàn diện về bạn, về thù, và về chính ta để nhận ra nguyên tắc chỉ đạo trong chính trị: ta là chính, bạn và thù đều là tùy phụ! ta chính là khởi điểm của đấu tranh để sống, còn, nối, tiếp, tiến, hóa và ta cũng là đích điểm của đấu tranh trong tiến trình là người, làm người, thành người! Để đạt đích điểm này, tổ tiên việt cũng đã để lại những phương thức mà sự quan trọng chủ yếu nằm trong chữ tự lực để tự thắng rồi tự cường để đạt tự do trong tinh thần tự chủ! huyền thoại “tình hữu nghị xã hội chủ nghĩa” đã đổ vỡ khi chiến tranh xẩy ra giữa những nước anh em như csvn và cs tầu (1979). huyền thoại “đồng minh trong khối tự do” cũng đã tan biến khi miền nam bị hoa kỳ bỏ rơi, bàn giao cho hà nội, với thân phận của một con chốt thí (1975). nhờ có phản tỉnh, do những đớn đau, bẽ bàng, tủi nhục, ê chề kích thích mà người việt đã trở về với bản vị nước nòi, làm một lựa chọn đúng đắn: “tắm ở ao nhà!” trước hiện tình của dân tộc và tổ quốc, cách mạng nhất định phải xẩy ra như một tất yếu lịch sử, bằng sức mạnh của đại khối dân tộc 98% tạo ra sóng đáy để phá vỡ những đê bờ ngăn chặn và cuốn trôi đi những rác rến bẩn thỉu thống trị trên mặt tầng ở đó có tập đoàn cs nay đã trở thành những tay tư bản Đỏ và những tên thời cơ chủ nghĩa, hoạt đầu, sẵn sàng làm tay sai cho ngoại bang, cho kẻ thù. cách mạng phải được hướng dẫn bằng những tư tưởng cao đẹp, những khuôn mẫu trọn hảo của một nền văn hóa có ảnh hưởng trong sự kết buộc đại khối quần chúng thành một lực, thống nhất dưới một ngọn cờ, một lãnh đạo.

và ở trường hợp vn này, nền văn hóa truyền thống của dân tộc hòa hài tình nghĩa để chính đáng yêu mình, độ lượng yêu người cộng với tinh thần khoa học, khai phóng của thời đại, sẽ là nền tảng vững chắc của một lập trường việt làm trục cho những dự kế trong cả hai tầng phá và xây theo đúng ba phẩm tính toàn diện, triệt để và hướng thượng của một cuộc cách mạng bao gồm mọi vấn đề dân tộc, dân sinh và dân quyền. tầng phá sẽ gồm có phá địch ngoài, phá thù trong, phá những tồn tại lỗi thời của xã hội đã qua, phá những hận thù làm chia ly dân tộc, phá những ngộ nhận làm xa cách anh em, phá những mặc cảm thấp hèn, thua kém ở lòng ta, phá những cố chấp tự tôn, ngạo mạn ở long người, và xây đắp những khuôn mẫu tuyệt vời không những cho ta mà còn chung cho cả loài người yếu, ở đủ mọi tầng cấp: dân – nước, cá nhân – nhân loại.

— lý tưởng cao đẹp của nhân loại là thống nhất trong bình Đẳng. — mục đích thực tế của quốc gia dân tộc là Độc lập trong thịnh vượng. — mơ ước bình thường của con người là tự do và hạnh phúc.

Đó phải là những gì chúng ta phải xây đắp với tư cách là dân của nước việt nam, là con của một nòi tình có một trái tim vĩ đại biết yêu thương, biết uất hận nhưng cũng biết dung thứ trước những hối cải ăn năn của thù xưa, của bạn cũ và của rất nhiều những phản bội không tên đã được ngụy trang chôn dấu trên con đường tiến hóa mà dân tộc ta đi, trong đời sống cá nhân mà chúng ta sống. và đó là những gì mà chúng ta phải xây đắp bằng rất nhiều máu, máu của hy sinh dâng hiến và rất nhiều nước mắt, nước mắt của yêu thương, tình nghĩa, chứ không phải chỉ bằng bạo lực của bom đạn vô hồn. hoa kỳ, tháng 6/1992 mặt trận cách mạng hưng phục việt ******************************************************************************************

viỆt nam sau thÁng tƯ Đen (sự phán xét của lịch sử)

lê tùng minh 8/22/2006

ngày 30 thángtư năm 1975, quân cộng sản bắc việt (csbv) ào ạt tấn công vào

sàigòn – thủ đô việt nam cộng hòa (vnch)! chánh phủ dương văn minh tuyên bố đầu hàng “để cho hòn ngọc viễn Đông khỏi bị tàn phá” và “để cho nhân dân miền nam bớt đổ máu”(!) tháng tư lịch sử đau thương ấy của miền nam việt nam tự do, đã được nhiều nhà quan sát phương tây gọi là thÁng tƯ Đen (black april). chúng tôi xin mượn danh từ kép mang nghĩa ẩn đó, đưa vào đầu đề cho chuyên đề nghiên cứu lịch sử hiện đại này, nhân kỷ niệm “30 nĂm hẬn vong quỐc” (30/04/1975 - 30/04/2004), của cộng Đồng việt nam hải ngoại! mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu chuyên đề lịch sử: ”viỆt nam - sau thÁng tƯ Đen” (sự phán xét của lịch sử), không chỉ nhằm tố cáo tội ác của Đcs việt nam đối với tổ quốc và dân tộc ta; mà còn nhằm soi sáng một tiến trình tất yếu của lịch sử hiện đại việt nam là: “chẾ ĐỘ chuyÊn chÍnh vÔ sẢn” nhẤt ĐỊnh khÔng thỂ tỒn tẠi trong thỜi ĐẠi dÂn chỦ hÓa toÀn cẦu! i giai ĐoẠn 1975-1979. một màu xám đen bao phủ cả miền nam việt nam tự do, khi quân csbv đã chiếm lấy các thành phố từ quảng trị... đến cà mau... và thủ đoạn bạo lực chính trị đầu tiên của quân csbv là, áp dụng chính sách “hòa hợp dân tộc trên Đầu súng” – một chính sách đã được csbv hoạch định từ trước ngày thôn tính cả miền nam việt nam! Đó là chính sách “học tập bồi dưỡng chính trị” và “tập trung lao Động cải tạo” – mà thực chất là bắt bỏ tù và bắt lao động khổ sai – đối với mấy trăm ngàn sĩ quan và công chức của chế độ cũ (!) ngày 10 tháng 5 năm 1975, một ngày mở đầu cho sự hủy hoại hạnh phúc của mấy trăm ngàn gia đình có liên hệ đến những đối tượng bị “tập trung cải tạo”, mà chính quyền cộng sản đã liệt họ vào loại “gia Đình ngụy”(!) thật sự, cho đến nay, chưa có một tài liệu thống kê nào cho biết chính xác 100% về con số quân-cán-chính của vnch, đã bị “tập trung cải tạo” (?) tháng 5-1976, phó thủ tướng chxhcnvn - phạm hùng - trả lời cho phóng viên hãng thông tấn afp rằng: ”có 200.000 tù nhân đang lao động ở các trại tập trung cải tạo”(?) ngày 16-9-1976, người phát ngôn của chánh phủ csvn đã tuyên bố với báo chí (trong và ngoài nước) tại hànội, rằng: ”95% người của chế độ mỹ-ngụy bị bắt sau ngày 30-4-1975 đã được cho về đoàn tụ với gia đình. hiện chỉ còn 40.000 sĩ quan, công chức có nhiều nợ máu với nhân dân, phải bị cải tạo trong thời hạn 3 năm, và sau đó, một số người sẽ bị đem ra xử án” (?) – như vậy, theo lời tuyên bố này, số quân-cán-chính của vnch đã bị bất tập trung cải tạo vào lúc đầu là 800.000 người (?) ngày 22-9-1978, thủ tướng chxhcnvn – phạm văn Đồng – trả lời cho cuộc phỏng vấn của phóng viên báo pháp “paris match”, rằng: ”hơn 1 triệu người đã đươc phóng thích và đã trở về gia đình” (?) theo một nguồn tài liệu khác, báo cáo của ban an ninh tp hcm gửi cho Ủy ban quân quản thành phố, tính đến ngày 30-7-1975, thì đã có 154.772 sĩ quan, công chức của chế độ cũ, đã "chịu ra trình diện“ và bị “bắt tập trung học tập cải tạo”. và đến ngày 30-10-1975, đã bắt được thêm 68.037 người “trốn trình diện” nữa – tức là, tính đến tháng 10-1975, tồng cộng số quân-cán-chính của vnch đã bị “tập trung cải tạo” là: 222.809 người! (theo hồ sơ mật của phòng lưu trữ/văn phòng sở ca thành phố hcm, tập 1975-1976, ký hiệu a-ttct). con số nào mới là con số chính xác và đáng tin cậy nhất?

tại sao đã có 154.772 người của chế độ cũ tự nguyện ra trình diện với chế độ mới? – tại vì họ tin tưởng một cách ngây thơ vào cái gọi là “chính sách nhân đạo của Đảng và nhà nước”, mà csbv đã lớn tiếng tuyên truyền: “chỉ đánh kẻ đối kháng, chớ không bao giờ đánh người hàng phục”! nhưng họ- những người bại trận, đã bị kẻ thắng trận lừa gạt! hành động vô cùng độc ác bằng thủ đoạn “học tập bồi dưỡng chính trị” và “tập trung lao Động cải tạo”, đối với những người của chế độ cũ, của chính quyền csbv với tư cách là “kẻ chiến thắng”, đã bộc lộ một tâm lý lo sỢ khÔng giỮ ĐƯỢc chÍnh quyỀn trên vùng đất mà quân csbv đã bị đại đa số quần chúng nhân dân coi là quÂn xÂm lƯỢc! do đó phải diệt cho hết những ai đã từng phuc vụ cho chế độ việt nam cộng hòa (vnch), mà csbv coi là mẦm hỌa trong tƯƠng lai (!?) cho nên quân csbv đã thực hiện triệt để chủ trương phát xít của trung ương Đảng csvn – do tập đoàn lê duẩn, lê Đức thọ... nắm quyền – giẾt lẦm hƠn tha lẦm! từ ấy, tổ quốc việt nam bắt đầu mở ra những trang sử đen tối của một chế độ chuyên chế độc tài nhất trong lịch sử của dân tộc việt nam! nhưng lê duẩn đã có lên giọng của kẻ chiến thắng, vẽ ra một viễn cảnh đầy tham vọng, mà không kể hậu quả đảo ngược trong tương lai, rằng: ”chúng ta nhất định biến đất nước việt nam nghèo nàn, lạc hậu... thành một nước văn minh, giàu mạnh, thành trì bất khả xâm phạm của độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội ở Đông dương và Đông nam Á” (bài diễn văn tại ngày lễ “mừng chiến thắng giải phóng miền nam” ở hànội, vào ngày 15/05/1975 – xem báo nhân dân, hànội, số ra ngày 16/05/1975). trong 6 tháng cuối năm 1975, nhân dân miền nam việt nam tự do lại phải chịu khốn khổ vì chÍnh sÁch ĐỔi tiỀn (lần thứ nhất bắt đầu vào ngày 18/09/1975), và chỦ trƯƠng diỆt tƯ sẢn mẠi bẢn (lần thứ nhất bắt đầu vào ngày 10/11/1975)... hành động “cướp giật tài sản“ của nhân dân một cách công khai này là một tội lỗi “trời không dung Đất không tha!” chắc chắn sẽ mang lại hậu quả không tưởng trong tương lai cho Đảng cs việt nam! thực tế lịch sử Đen tỐi (có nhà báo pháp gọi là cruel,nghĩa là Ác ĐỘc) của những tháng sau 30/04/1975, đã được các nhà viết sử csvn huyền thoại để mị dân như sau: ”từ giữa năm 1975, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước, cả nước độc lập và thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.” (theo “lịch sử Đảng csvn” của bộ giáo dục và Đào tạo, nhà xb giáo dục, hànội-1997, trang152) chúng ta hãy xem cái gọi là “thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội” dưới sự lãnh đạo của tập đoàn lê duẩn-lê Đức thọ...như thế nào? Để hợp thức hóa chủ trương sát nhập miền nam tự do vào miền bắc cộng sản, mang chiêu bài thỐng nhẤt ĐẤt nƯỚc, tập đoàn lãnh đạo csvn họ lê đã quyết định tiến hành gấp rút việc bầu cử quốc hội khóa vi (24/04/1976), để "quốc hội gật” này ra tuyên bố: ”hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước” và đặt tên nước là “cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam” (chxhcnvn). trước khi bầu cử quốc hội khóa vi, tại thành phố sàigòn (mà csvn đã đổi tên là thành phố hồ chí minh) sở công an (dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của mai chí thọ) đã tiến hành khủng bố những đối tượng bị “tình nghi chống đối”, trong đó có vỤ tẤn cÔng nhÀ thỜ vinh sƠn vào đêm 12/02/1976, giết chết 3 tín đo công giáo, bắt linh mục quang minh và

một số người trong tổ chức liên tôn (!) theo sự chỉ đạo trực tiếp của lê duẩn thì: "việc trấn áp và xây dựng văn hóa ỏ miền nam là hai mặt khắng khít nhau. trấn áp những tư tưởng phản động, quét sạch tàn dư văn học đồi trụy, và truy lùng những tay sai văn hóa phản động là một nhiệm vụ tối quan trọng, để bảo vệ, xây dựng và phát triển nền văn hóa xhcn ở miền nam hiện nay!” (theo tạp chí văn hóa, hànội, số tháng 6-1976). vì vậy, tiếp theo chiến dịch khủng bố bắt và giết người của công an, thì đến chiẾn dỊch ĐỐt sÁch, dưới chiêu bài “tiêu hủy sách báo phản Động Đồi trụy của mỹ ngụy”(!) ngày 20-8-1975, bộ thông tin văn hóa csvn đã ra thông tri số 218/ct/75, nêu rõ rằng: ”cấm lưu hành các loại sách báo phản động về chính trị và loại sách báo dâm ô đồi trụy”. ngày 24-8-1975, trần văn phác - bộ trưởng ttvh - lại ra thêm quyết định số 124/vh/qĐ, quy định 4 điểm cụ thể về “chiến dịch đốt sách” như sau: “1/- tuyên truyền vận động khắp miền nam việt nam để cho dân chúng tự nguyện tiêu hủy hết di sản của nền văn hóa mỹ-ngụy, bao gồm sách báo, văn thơ, tiểu thuyết, họa, nhạc, kịch. 2/- truy lùng và khống chế toàn diện những cơ sở lén lút buôn bán những loại văn hóa phẩm này. 3/- tại các trường học, hội đoàn, các tổ chức tập thể... phải ra sức phát động từng đợt những cuộc truy lùng gắt gao đối với loại văn hóa mỹ-ngụy. 4/- tổ chức xử những trường hợp điển hình, đối với nhửng kẻ vi phạm quy định này, để làm gương cho kẻ khác.” (Điển hình như vụ xử 2 học sinh trường trung học trần hưng Đạo sàigòn – trương Đình hùng và nguyễn thị hoa - chỉ vì mang theo trong cặp 2 cuốn sách được xem là “phản động” và “dâm Ô” – cuốn giai cẤp mỚi của djilas, và cuốn yÊu của chu tử. hai em đã bị bản án 5 năm tù thật là oan ức!) chiến dịch phi vĂn hÓa này của những kẻ tàn bạo, tưởng chỉ có diễn ra trong thời tần thủy hoàng (trung quốc thời trung cổ), lại đã diễn ra trong thời văn minh hiện đại ở việt nam (!). chủ trương đốt sách, về mặt nào đó, là phạm tội hủy diệt kho tàng tri thức của nhân loại! sau khi bầu cử quốc hộị khóa vi (với 492 đại biểu đắc cử theo danh sách chỉ định của ban tổ chức trung ương Đảng, do lê Đức thọ làm trưởng ban), ngày 13/06/1976, toàn bộ văn nghệ sĩ của chế độ cũ ở miền nam việt nam tự do đã bị bắt buộc tập trung “học tập chính trị” để tẩy não; nhưng được khoác cái chiêu bài là “khóa bồi dưỡng chính trị” (!?) Địa điểm học tập tẩy não cho văn nghệ sị miền nam đã được tổ chức tại số 81 đường trương minh giảng (sau 30/04/1975 đa bị đổi tên là trần quốc thảo - sàigòn). các nhà quan sát thấy có khoảng 100 văn nghệ sĩ miền nam. vì sinh mệnh chính trị, vì cuộc sống của gia đình, đành buộc lòng đến tham dự, mà tâm trạng thật ê chề, như nhà văn hồ trường an đã phản ảnh rằng: ”từ bao lâu nay, dưới chánh thể cu, thần trí sáng tạo của người miền nam đã ngự trên nhiều cao đỉnh, tâm thức mở tung nhiều cánh cửa để hưởng ánh sáng từ nhiều phương trời tư tưởng; nay họ phải như con ngựa kéo xe, bị che mắt, bị người lãnh đạo gò cương sai khiến theo con đường văn hóa của chủ nghĩa mác-lê, như thế cảm hứng của họ chắc chắn bị sượng lại, cứng ngắc và chỉ còn là tiếng động vọng của chủ nghĩa... “ (xem bài “những người cầm bút phe bại trận” của hồ trường an – một nạn nhân của lớp học “tẩy não” – đăng trên tạp chí làng văn, 1990) và...tiếp theo sau khóa học tập tẩy não đó, thì đa số văn nghệ sĩ miền nam trước 30/04/1975 đều bị tập trung đi “cải tạo lao Động” ở vùng rừng thiêng nước độc! ngay tờ

báo l’humanite (nhân Đạo), cơ quan thông tin của Đảng cs pháp, từ số ra ngày 21-3-1977, cũng đã đăng tải danh sách 321 văn nghệ sĩ của chế độ việt nam cộng hòa, đã bị bắt đi “cải tạo lao động”! sau nhiều năm điều tra, sưu tầm, năm 1978, tạp chí quê mẹ ở paris (pháp) cũng đã công bố danh sách 163 văn nghê sĩ miền nam bị csvn bắt trong hai cuộc tổng ruồng vào những năm 1976-1977! các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ... có tiếng tăm ở miền nam trước ngày 30 tháng tư năm 1975, không ai thoát khỏi thủ đọan tàn bạo và khả ố đến mất hết tình tự dân tộc của csbv, trong những tháng năm vô cùng đen tối này! cùng với chủ trương đốt sách, chính sách tẩy não và tập trung cải tạo lao động đối với văn nghệ sĩ chế độ cũ, là một hÀnh vi bẠo ngƯỢc, hủy diệt tài sản văn hóa-văn minh và tài năng sáng tạo văn học nghệ thuật của dân tộc ta, mà chưa từng có chế độ nào bạo ngược đến thế trong lịch sử cận hiện đại việt nam! ngày 02/06/1976, quốc hội khóa v [của nước chxhcn việt nam họp “bầu”, theo chỉ định của bộ chính trị (bct), chọn tôn Đức thắng làm chủ tịch nước, trường chinh làm chủ tịch quốc hội, phạm văn Đồng làm chủ tịch hội Đồng bộ trưởng... nhưng thực tế "bộ ba của lập pháp và hành pháp” này, chỉ là công cụ sai khiến của tập đoàn lãnh đạo tối cao, là lê duẩn- tổng bí thư Đảng, và lê Đức thọ - Ủy viên bct đặc trách tổ chức! trình diện một quỐc hỘi gẬt, vÀ chọn ĐƯỢc một ông chỦ tỊch ngỒi chƠi xƠi nƯỚc, tập đoàn họ lê coi như đã “hoàn toàn thắng lợi về chính trị” trên toàn cõi việt nam. trên cơ sở hợp thức hóa hành động thôn tính miền nam bằng mỹ từ “thống nhất Đất nước”, bct trung ương Đcsvn liền đưa ra chỉ thị “tích cực cải tạo công thương nghiệp miền nam” (03/07/1976), và sẽ hoàn thành công cuộc cải tạo này vào năm 1979! thực chất của chính sách phi nhân quyền này, là thực hiện chiến dịch vơ vét tài sản của tầng lớp hữu sản ở miền nam (!). nguyễn văn linh, Ủy viên bct trung Ương Đảng, bí thư thành ủy thành phố sàigòn, được giao đặc trách công tác “cải tạo công thương nghiệp miền nam” (ctctnmn). kế đó, tập đoàn họ lê liền triệu tập Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ iv (14/12/1976). có thể nói đây là ĐẠi hỘi thanh trỪng phe cÁnh chỐng duẨn - thỌ... do đó, 1/3 ủy viên trung ương Đảng, trong số 71 ủy viên của khóa iii (1960-1976), thuộc phe cánh võ nguyên giáp... đã bị loại ra khỏi trung ương Đảng khóa iv. ban chấp hành trung ương Đảng (bchtuĐ) khoá iv gồm có 101 ủy viên chính thức, 32 ủy viên dự khuyết (tổng cộng là 133 người, tăng 62 người so với khóa iii), lê duẩn vẫn giữ chặt ghế tổng bí thư kiêm chủ tịch Đảng. Đại hội này đã quyết định đổi tên Đảng lao Động việt nam thành ĐẢng cỘng sẢn viỆt nam (Đcsvn), và đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ ii (1976-1980). Đại hội iv của Đcsvn cũng đã đề ra ĐƯỜng lỐi xÂy dỰng cnxh trong thỜi kỲ quÁ ĐỘ Ở viỆt nam với nội dung căn bản như sau: - “xác định 4 mục tiêu xây dựng cnxh: xây dựng chế độ làm chủ tập thể xhcn được xem là mục tiêu bao trùm; xây dựng nền sản xuất lớn xhcn được xem là cơ sở kinh tế của chế độ làm chủ tập thể; xây dựng nền văn hóa mới và xây dựng con người mới xhcn.” - “các biện pháp đòn bẩy để đặt các mục tiêu trên là: nắm vững chuyên chính vô sản và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; tiến hành đồng thời 3 cuộc cách

mạng – cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học-kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học-kỹ thuật là then chốt; công nghịệp hóa xhcn được xem là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ.” (theo “lịch sử Đcsvn”, đã dẫn trang 156-157) với 4 mục tiêu và 3 biện pháp theo lối “trò chơi chủ nghĩa”, bằng cách “kiến trúc lâu đài trên cát” đó, sẽ đạt được những hậu quả gì? Đến nay, chúng ta đã thấy hậu quả thảm hại của một ĐƯỜng lỐi khÔng tƯỞng... và những người cs thức tỉnh đều nhận ra “cái thùng rỗng đít” của đường lối xây dựng cnxh ấy! rõ ràng, tập đoàn duẩn - thọ đã nuôi mộng xây dựng cnxh khÔng tƯỞng bằng mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân việt nam, theo phương châm “ai chết mặc ai” miễn chúng “ ngồi mát ăn bát vàng” là được! Đến đàu năm 1977, sách lược “Đoàn kết theo giai Đoạn” của Đcs việt nam đã lộ rõ tính chất lừa mị của nó, khi bct trung ương Đcs việt nam quyết định sát nhập “mặt trận dân tộc giải phóng miền nam việt nam” và “liên minh dân tộc dân chủ và hòa bình việt nam”, vào mặt trận tổ quốc việt nam (22/01/1977). luật sư nguyễn hữu thọ và luật sư trịnh Đình thảo đều bị xuống chức, cùng làm phó chủ tịch mttq việt nam. sự lừa gạt có sách lược này của Đcs việt nam đã bị tiến sĩ lê văn hảo, nguyên chủ tịch lmdtdc và hb huế, tố cáo như sau: ”tôi được họ cử làm chủ tịch liên minh dân tộc dân chủ và hòa bình của thành phố huế, và khi cuộc tổng công kích vào tết mậu thân 1968 nổ ra, tôi lại được họ cử làm chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng thừa thiên. Đó là những chức vụ bù nhìn mà cộng sản khoác cho tôi, nhằm mục đích “lợi dụng danh vị giáo sư tiến sĩ” của tôi để lôi kéo trí thứ và sinh viên học sinh huế... mãi đến sau ngày 30/04/1975 thì tôi mới thấy rõ thủ đoạn đó của Đảng csvn” (tiến sĩ lê văn hảo nói trong “trả lời phỏng vấn” của trần nghi, đăng trên báo “quê mẹ” ở paris, số tháng 2-1990) thực hiện triệt để khẩu hiệu “thừa thắng xông lên” một cách mù quáng, ngày 06/04/1977, bct trung ương Đcs việt nam lại ra lệnh cho công an sàigòn bắt hòa thượng thích quảng Độ - tổng thư ký viện hóa Đạo của giáo hội phật giáo việt nam thống nhất. chúng đem giam ngài tại nhà tù t-20 (tức nhà tù phan Đăng lưu). chính sách ĐÀn Áp tÔn giÁo miỀn nam của Đcs việt nam khởi đầu từ đây, trắng trợn chà đạp quyền tự do tín ngưỡng, mà chính hiến pháp của nhà nước việt nam dân chủ cộng hòa (csbv) cũng đã có ghi rành rành (!) Đến ngày 12/12/1978, do áp lực của tình hình chính trị, nên chính quyền cs việt nam mới chịu thả ngài.... khi thấy nguyễn văn linh “nhẹ tay” trong việc thi hành chủ trương ctctnmn, và vì để vơ vét càng nhanh càng tốt tài sản của tầng lớp công-thương-nghiệp miền nam, lê duẩn trực tiếp chỉ thị cho thành lập “Ủy ban ctctnmn” (22/07/1977). lúc ban đầu, lê duẩn vẫn để cho nguyễn văn linh điều hành cái Ủy ban cướp tài sản này, và tiến hành đổi tiền lần thứ hai (!) nhưng sau đó thấy nguyễn văn linh không tích cực “vơ vét tài sản của dân miền nam để cống cho triều đình lê duẩn” (?) cho nên, đến ngày 10/05/1978, lê duẩn lại cử Đỗ mười và tố hữu – đều là Ủy viên dự khuyết bct- vào nam thay thế nguyễn văn linh, để chỉ huy cái Ủy ban gọi là ctctnmn ác độc đó! chiến dịch ctctnmn, thực chất là tiÊu diỆt tƯ sẢn dÂn tỘc và bẦn cÙng hÓa tiỂu thƯƠng, tiỂu chỦ của miền nam tự do! bởi thế, đã có biết bao gia đình bị lâm vào cảnh “tán gia bại sản”, và còn phải bị cưỡng bức bỏ thành phố, lên rừng để sinh sống, với chiêu bài “Đi xây dựng kinh tế mới”(!?) cho nên, lúc này trong dân gian miền nam đã truyền cho nhau nghe câu:”Đi kinh tế mới là Đi tới nghĩa

Địa!” Đối với nông dân miền nam, Đcs việt nam không dám chủ trương úp bộ, đưa họ vào công cuộc hợp tác hóa xhcn như đối với nông dân miền bắc trong những năm 1956-1960. bởi vì lê duẩn và lê Đứcthọ, vốn đã từng “ăn dằm nằm dè” ở nông thôn miền nam trong thời kỳ kháng chiến chống pháp (1945-1954) – riêng lê duẩn ở đến năm 1957. họ biết rõ tính kiên cường bất khuất của nông dân miền nam, nên không thể làm cho “đội quân chủ lực” này bất mãn, trong khi tình hình chính trị – trong nước cung như ngoài nước – đang diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp! vì vậy, song song với công cuộc ctctnmn, Đcs việt nam đành hạ thấp yêu cầu chỉ chủ trương tổ chức “tổ Đoàn kết sản xuất” và xây dựng “hợp tác xã” (htx) cấp thấp, bắt đầu từ tháng 6-1977, cho đến cuối năm 1979 sẽ đưa toàn bộ nông dân miền nam vào con đường “hợp tác hóa" để cùng nông thôn miền bắc “sánh vai tiến lên cnxh(?) nhưng dù đã hạ thấp yêu cầu như thế, họ cũng đã bị nông dân miền nam phản đối quyết liệt, nhất là vùng đồng bằng sông cửu long! nông dân đã bỏ ruộng để hoang hóa, không chịu canh tác, không đồng ý vào htx, dẫn đến nguy cơ… thiếu lương thực trầm trọng! {cho nên, Đcs việt nam đành buộc lòng phải ngưng thi hành chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn miền nam vào năm 1979!} chính sách ngĂn sÔng cẤm chỢ ở miền nam từ năm 1976, cũng là một hành động xuẩn trí của các nhà lãnh đạo thương nghiệp xhcn! chính sách cấm đoán tự do lưu thông hàng hóa của tư nhân từ nông thôn về thành thị, hay ngược lại, trên toàn miền nam, đã làm suy sụp ngành tiểu thương vốn rất thịnh hành của miền nam tự do…. chính sách “ngăn sông cấm chợ” của Đcs việt nam đối với nhân dân miền nam, cũng là một hành động xúc phạm nhân quyền một cách trắng trợn, làm cho bao nhiêu người thất nghiệp, làm cho bao gia đình lâm vào cảnh túng quẩn, thiếu ăn, làm cho các chợ nông thôn trở nên tiêu điều, xơ xác... vì thế, chính quyền cs việt nam đã bị sự phản đối của các tầng lớp mua bán nhỏ và giới tiêu thụ! {vì lẽ đó, chính sách “ngăn sông cấm chợ” của Đcs việt nam đối với thị trường tự do ở miền nam, bắt buộc phải chấm dứt sau năm 1979!} những người cs gốc nam bộ như huỳnh tấn phát (nguyên chủ tịch chánh phủ cách mạng lâm thời miền nam), nguyễn hữu thọ (nguyên chủ tịch mtdtgpmn việt nam), trần bửu kiếm (nguyên Ủy viên thường trực mtdtgpmn việt nam), nguyễn văn hiếu (nguyên tổng thư ký mtdtgpmn việt nam), dương kỳ hiệp (nguyên bộ trưởng kinh tế của cpcmltmn), dương quỳnh hoa (nguyên bộ trưởng y tế xã hội của cpcmltmn), nguyễn văn trấn (nguyên phó bí thư xứ ủy nam kỳ, nguyên vụ trưởng khoa giáo trung ương Đảng), nguyễn hộ (phó chủ tịch tổng công Đoàn việt nam, kiêm tổng thư lý liên hiệp công Đoàn tp hcm) v.v... và những người cs gốc bắc, nhưng sống ở miền nam đã lâu như nguyễn văn linh (nguyên bí thư trung Ương cục từ trước năm 1963, Ủy viên bct khóa iv và đương kim bí thư thành ủy tp. hcm)... đều cảm thấy sai lầm của các chính sách kinh tế - chính trị - văn hóa-xã hội của tập đoàn lê duẩn, nhưng họ chỉ âm thầm bất mãn, thiếu “cái dũng của nhà tranh đấu”, bởi vì họ đang thất sủng. {riêng chỉ có nguyễn văn linh là đương quyền, nhưng ông ta chỉ mới “lửng lơ con cá vàng” trong việc trực tiếp chỉ đạo công cuộc ctctnmn, và mới có ý kiến rằng: ”chưa nên đưa miền nam đi lên cnxh ngay vào lúc này, và cho phép công thương nghiệp tư doanh vẫn tồn tại” (trong khi lê duẩn kiên quyết “xóa bỏ côngthương nghiệp tư doanh và đưa miền nam lên cnxh ngay!”). cho nên, nguyễn văn linh đã bị tập đoàn duẩn – thọ loại ra khỏi bct trung ương Đảng khóa v (1982), và ngưng chức bí thư thành ủy sàigòn, “ngồi

chơi xơi nước” mội thời gian (1982-1985). tháng 5-1978, Đỗ mười ủy viên dự khuyết bct trung Ương Đcs việt nam đã được lê duẩn cử vào sàigòn thay thế nguyễn văn linh, nắm quyền lãnh đạo tối cao cái gọi là “Ủy ban ctctnmn”, và tiến hành ngay chiẾn dỊch x.2, mà bắt đầu bằng vụ đổi tiền lần thứ ii, với kết quả là đã có 400.000 hộ tư sản bị tịch biên gia sản, đồng thời dùng áp lực tống họ đi “vùng kinh tế mới”! thực chất, đây là một vụ cướp của, hãm hại các hộ tư sản một cách công khai hợp pháp! và phần lớn tiền bạc, vàng, hột xoàn, cẩm thạch, đá quý... tịch thu của tư sản miền nam, đều lọt vào túi riêng của tập đoàn lê duẩn - lê Đức thọ - phạm hùng - Đỗ mười... } bước vào năm 1978, nhà nước chxhcn việt nam đã đối diện với những thách thức nặng nề từ bên ngoài lẫn bên trong! - thÁch thỨc tỪ bÊn ngoÀi: trung cộng là hiểm họa đối với việt nam! sau khi csbv hoàn thành công cuộc thôn tính miền nam tụ do, trung cộng cũng bắt đầu ngăn chặn âm mưu làm bá chủ Đông dương của cs việt nam! nhân cuộc đụng độ giữa hải quân cs việt nam và hải quân của khờ me Đỏ (cambodia) ở phú quốc (04/05/1975), trung cộng xúc tiến ngay việc lôi kéo khờ me Đỏ chống lại âm mưu “liên bang Đông dương” của cs việt nam. cuối tháng 9 năm 1977, trung cộng bí mật viện trợ vũ khí và cho cố vấn quân sự sang cambodia, đồng thời xúi giục khờ me Đỏ xua quân tấn công biên giới phía nam của việt nam (tức vùng đất tịnh biên-châu Đốc thuộc tỉnh an giang). nhưng đã bị quân đội cs việt nam trả đũa bằng cách cho phản lực cơ a-37 (của hoa kỳ để lại trong tháng tư Đen) ném bom tiêu diệt đội ngũ quân khờ me Đỏ! thế là, bắt đầu cuộc khai chiến giữa khờ me Đỏ và cs việt nam! trung cộng thừa cơ hội này, ra mặt giúp tập đoàn pol potleng sary chống lại Đcs việt nam! sự kiện lịch sử “quan hệ quốc tế cộng sản” này đa chỉ rõ: chủ trương nuôi dưỡng cộng sản campuchia, được gọi là khờ me Đỏ, từ những năm 1950-1960, của Đcs việt nam, từ thời hồ chí minh đến thời lê duẩn, đã bị phản bội một cách trắng trợn! Đồng thời “chủ trương vun bồi tình nghĩa anh em đồng chí, núi liền núi sông liền sông” của Đcs việt nam, tư gần 40 năm qua (1930-1979) với trung cộng đã trôi theo giòng xoáy tranh giành bá quyền ở Đông dương! quan hệ căng thẳng giữa việt nam và trung cộng đã bắt đầu từ sự kiện 11-4-1975, với hành động đánh chiếm lại mấy hòn đảo trong quần đảo trường sa của hải quân bắc việt (mà trung cộng đã chiếm của vnch vào ngày 20-1-1974). và sau tháng 4-1975, với việc Đcs việt nam yêu cầu trung cộng rút hết 300.000 “chí nguyện quân” trú đóng ở miền bắc việt nam, về trung quốc! (theo tiết lộ của hoàng văn hoan, nguyên ủy viên bct tuĐcs việt nam khóa iii, thì: ”từ năm 1965 đến năm 1970... theo yêu cầu của hồ chủ tịch và trung ương Đảng lao động việt nam, mao chủ tịch và trung ương Đảng cộng sản trung quốc đã phát hơn 30 vạn bộ đội trung quốc vào việt nam.” – xem “giọt nước trong biển cả” của hvh, tin việt nam, hoa kỳ 1986,trang 345). Đồng thời Đcs việt nam cũng bắt đầu ngả hẳn về ông “anh cả liên xô”, ra mặt chống lại trung cộng. nhờ vậy, nên liên xô đã tăng viện trợ cho việt nam – năm 1976, từ mức “viện trợ tượng trưng” đã tăng nhảy vọt đến 500 triệu mỹ kim và viện trợ đến 3 tỷ mỹ kim cho

kế hoạch 5 năm 1976-1980! và đến cuối tháng 7/1977, sau chuyến đi bí mật sang liên xô của lê Đức thọ và phạm văn Đồng để xin quân viện, liên xô đã cử một phái đoàn quân sự cao cấp (21 nhân vật) cũng bí mật bay sang việt nam, để nghiên cứu nhu cầu quân viện cho việt nam, đồng thời cũng điều tra - nghiên cứu các cứ điểm quân sự ở Đà nẵng, cam ranh, nha trang, vũng tàu. sau đó, liên xô đã cung cấp cho việt nam 1 khu trục hạm, một số tàu tuần, và 4 phi đội chiến đấu cơ mig 21. tính đến năm 1978, số cố vấn liên xô ở việt nam đã tăng đến 600 người, và viện trợ quân sự đã lên tới 75 triệu mỹ kim. (theo “tài liệu mật về viện trợ của liên xô cho việt nam” trong giai đoạn 1977-1979- cục lưu trữ trung Ương, hànội). nhân ngày lễ kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành công của cuộc cách mạng tháng mười nga (07/11/1977), lê duẩn và trường chinh đã sang liên xô “hội đàm bí mật” với léonid brezhnev - tổng bí thư Đcs liên xô, về kẾ hoẠch tẤn cÔng campuchia, lẬt ĐỔ chÁnh quyỀn khỜ me ĐỎ! Đã có liên xô – “thành trì xhcn” – đứng sau lưng hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện âm mưu thành lập “liên bang Đông dương”, nên tập đoàn hiếu chiến lê duẩn - lê Đức thọ, không còn lo sợ áp lực của trung cộng nữa! tức giận vì thái độ “Ăn cháo Đá bát” của tập đoàn lãnh đạo trung Ương Đảng csvn, trung cộng đã phản phé, bằng cách tuyên bố: từ năm 1977, không cấp viện trợ cho việt nam nữa! và tình báo của trung cộng đã nhận được mật báo từ trong hàng ngũ cs việt nam (phe thân trung cộng) về việc bí mật qua lại giữa tập đoàn lê duẩn - lê Đức thọ và trung Ương Đcs liên xô (?) do đó,đến ngày 31/05/1978, viện cớ rằng: ”chánh quyền việt nam đã ngược đãi và hành hạ hoa kiều, lại vô cớ trục xuất hoa kiều ở việt nam về trung quốc”. cho nên, trung cộng mới chấm dứt việc thi hành “72 dự Án viện trợ”, đã ký từ trước cho chính quyền hànội, và rút hết cán bộ trung quốc đang làm việc tại việt nam về nước! sự bội ước có tính chất phản phé, gây áp lực kinh tế này của trung cộng, đã đẩy chính quyền cs việt nam mau chóng gia nhập vào “hội Đồng tương trợ kinh tế của khối xhcn” (comecon) do liên xô lãnh đạo, vào ngày 28/06/1978, để nhận viện trợ kinh tế tài chính của tổ chức này, nhằm thoát ra khỏi sự thao túng của trung cộng! [sự thật về chủ trương của Đcs việt nam “xua đuổi hoa kiều ra khỏi việt nam” là như thế nào? cho đến nay, chưa thấy một văn kiện công khai nào của Đảng và chánh phủ cs việt nam đề cập đến chủ trương đó (?) nhưng trong “hồ sơ mật” của bộ nội vụ / chánh phủ chxhcn việt nam, thì có “chỉ thị cho phép các sở, ty công an Địa phương Đượctổ chức vượt biên cho người việt gốc hoa, Để lấy vàng bổ sung cho ngân quỹ của nhà nước.” chỉ thị này đã được thi hành từ tháng 11-1978. thâm ý của chỉ thị này, là vừa chính thức đuổi người hoa ra khỏi việt nam, mà “không mang tiếng trục xuất những phần tử có thể làm tai mắt cho trung cộng” (!?); vừa thu được một số lượng vàng không nhỏ, theo quy định chung là “3 cây vàng một người”. dự tính: Ít nhất cũng có đến 100.000 người hoa “vượt biên chính thức” (trong số hơn 600.000 người hoa định cư khắp mièn nam việt nam)- có nghĩa là chính phủ chxhcn việt nam sẽ thu được ít nhất là 300.000 lạng vàng! - theo tiết lộ của Đại tá cục trưởng cục cảnh sát/ bộ nội vụ trần bình, vào những năm 1978-1982.} ngòi lửa chiẾn tranh campuchia - viỆt nam, chiẾn tranh trung quỐc - viỆt nam đang được thổi lên từ bắc kinh; nhưng Đảng cs việt nam, đặc biệt là tập đoàn hiếu chiến lê duẩn - lê Đức thọ cũng phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về cuồng vọng làm bá chủ Đông dương - cái nguyên cớ để cho trung cộng có cơ hội thổi bùng ngọn lửa chiến tranh!

- thÁch thỨc tỪ bÊn trong: Đảng cộng sản việt nam không bao giờ dám nhìn nhận những “thách thức từ bên trong” là bắt nguồn từ hành động chủ quan của họ, mà lúc nào cũng đổ thừa cho nhưng nguyên nhân khách quan! chúng ta hãy xem họ đã giải thích như thế nào, về nhỮng khÓ khĂn to lỚn Ở trong nƯỚc? họ đã giải thích những nguyên nhân đưa đến “những thách thức từ bên trong”, như sau: “chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội (cnxh) từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, năng xuất lao động thấp kém, lại phải trải qua hàng chục năm chiến tranh tàn phá, hậu quả để lại rất nặng nề, trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều ở hai miền, tàn dư thực dân, phong kiến hãy còn nhiều ở miền nam, phải nhanh chóng chuyển nền kinh tế cả nước từ chỗ được viện trợ không hoàn lại với giá trị khoảng một nửa tổng sản phẩm xã hội hàng năm sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào sức mình, kết hợp với nguồn viện trợ giảm đi rõ rệt và dưới hình thức chủ yếu là tiền vay và trao đổi hàng hóa. Đã thế, các thế lực thù địch, phản động trong nước và trên thế giới không cam tâm thất bại, thường xuyên chống phá ta. Đế quốc mỹ cùng các thế lực đế quốc khác thực hiện bao vây, cấm vận, ra sức cản trở công cuộc xây dựng hòa bình của nhân dân ta.” (theo lsĐcsvn, đã dẫn, trang 153) rõ ràng, mọi khó khăn, những thách thức, nẩy sinh từ sau ngày 30 tháng tư 1975, theo Đcs việt nam, đều là do những yếu tố khách quan gây ra. nào là do “một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến”. nào là do “nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, năng xuất lao động kém”. nào là do “trải qua hàng chục năm chiến tranh tàn phá". nào là do “các thế lực thù địch, phản động trong nước và trên thế giới”. v.v... và v.v.. những yếu tố khách quan trên đây là một sự thật không thể coi thường, nhưng nó chỉ có khả năng “tác yêu tác quái”, khi Đcs việt nam đã phạm phải nhiều sai lầm về “Đường lối - chính sách - chủ trương” xây dựng và phát triển kinh tế - chính trị, văn hóa-xã hội... như thực tế lịch sử của những năm sau tháng tư đen tháng12/1978 đã minh chứng rõ ràng, như dưới đây: -thỨ nhẤt: do chủ trương sai lầm của tập đoàn lãnh đạo Đcs việt nam, là vội vàng thủ tiêu quyền quản trị miền nam việt nam của chánh phủ cmltchmn việt nam, sau ngày chiến thắng mỹ và vnch (!)... hấp tấp sát nhập hai mặt trận (dtgpmn và lmdtdchbvn), vốn là hai biểu trưng cho “thành phần thứ ba” ở miền nam việt nam trong thời “chống mỹ cứu nước” (1960-1975)- cho dù hai mặt trận đó chỉ là lá bài sách lược giai đoạn của csbv mà thôi! chính vì sự “vắt chanh bỏ vỏ” đó của tập đoàn lãnh đạo Đcs việt nam, nên “thành phần thứ ba” ở miền nam, bao gồm nhân sĩ - trí thức, công thương gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo - Đảng phái, đã dấn thân tranh đấu cho “sự nghiệp giải phóng miền nam việt nam”... đã bất mãn trầm trọng! trước hết, họ đã nhận ra thủ đoạn lừa gạt của Đcs việt nam đối với họ! bởi vì lê duẩn đã từng hứa danh dự với họ rằng: ”sau khi đã giải phóng miền nam hoàn toàn, Đảng vẫn để cho chính phủ cmltchmn điều hành và quản trị miền nam theo thể chế dân chủ cộng hòa,

song song tồn tại với miền bắc xhcn, cùng thi đua xây dựng và phát triển đất nước vn theo phương hướng dân giàu nước mạnh... Đến khi nào toàn dân yêu cầu thống nhất Đất nước thì sẽ tiến hành tổng tuyển cử bầu ra một quốc hội thống nhất và một chính phủ thống nhất! tiến trình lịch sử đó là xu thế tất yếu, nhưng không thể cưởng ép lịch sử, trái với nguyện vọng của nhân dân hai miền! vì vậy tiến trình thống nhất Đất nước là một tiến`trình lâu dài... “ (theo lời truyền đạt của ông mười cúc, tức nguyễn văn linh, tại cuộc họp bàn việc thành lập cpcmltchmn, vào tháng 5-1969, tại khu mỏ vẹt – biên giới việt canpuchia, thuộc tỉnh hậu nghĩa. theo tiết lộ của mười quảng, thư ký riêng của mười cúc.) vậy mà sau 30-04-1975, lê duẩn đã nuốt lời, tiến hành ngay việc giải tán cpcmltchmn, sát nhập mtdtgpmn và mtlmdtdchbvn vào mttq việt nam(!) Đúng như chuyện dân gian hiện đại về “cái lưỡi không xương nhiều điều gian dối”! những trí thức đã gia nhập Đcs việt nam như nguyễn hữu thọ, huỳnh tấn phát, nguyễn văn hiếu, trần bửu kiếm v.v... tuy bất mãn chủ trương “đốt giai đọan” một cách độc đoán của tập đoàn lê duẩn - lê Đức thọ, không cần bàn bạc, trao đổi trước với Đảng bộ miền nam, nhưng họ vì “tôn trọng kỹ luật Đảng”, vì sợ mất luôn chức quyền, nên họ đành phải im lặng, che dấu nỗi tức tối vào trong đáy sâu của cõi lòng(!) mãi cho đến khi sắp lìa khỏi cuộc đời ô trọc này, luật sư nguyễn hữu thọ mới bộc lộ tâm sự khốn khổ của ông cho con trai nghe, rằng: ”nhưng điều đáng lên án nhất, là sự phục tùng mù quáng đến hèn nhát của cha đối với những mệnh lệnh phi nhân bất nghĩa của tập đoàn lãnh tụ độc tài mất hết tình tự dân tộc!” (theo di chÚc của luật sư nguyễn hữu thọ – tiết lộ của nguyễn hữu phước, con trai của nguyễn hữu thọ. Ông nguyễn hữu thọ chết vào ngày 24-12-1996). trong số trí thức đảng viên cs ở miền nam việt nam, có chân trong cpcmltmn, chỉ có 3 nhân vật ra mặt phản đối chính sách độc đoán của tập đoàn họ lê! Đó là bà bác sĩ dương quỳnh hoa, nguyên bộ trưởng y tế, cùng ông kỹ sư trương như tảng, nguyên bộ trưởng tư pháp, và giáo sư lữ phương, nguyên thứ trưởng bộ thông tin văn hóa. nhưng mỗi người có cách phản ứng khác nhau. dương quỳnh hoa thì chấp nhận làm đại biểu “quốc hội gật” để mong tạo cơ hội “xoay chuyển tình thế”, song cuối cùng chỉ là ảo vọng, với dư âm của những lời bất mãn phát biểu trên báo chí, trong tâm trạng đau khổ của một kẻ lầm đường không có lối thoát (!) và lữ phương cũng chấp nhận ở lại thành phố sàigòn, làm chuyên viên nghiên cứu văn hóa, để viết báo, viết sách, “chê bóng, chửi gió” các ông marxlénine, và Đảng của ông hồ chí minh, và chửi luôn chủ nghĩa thực dân mới mỹ... để cuối cùng ôm hận lui về nhà làm anh “phó nháy”, chụp và rửa hình để sinh nhai (!?) còn trương như tảng thì trốn thoát qua pháp, và lúc đầu cũng đã tìm cách liên lạc với ông hoàng văn hoan (đã chạy sang trung quốc), mong muốn “làm được gì cho non sông việt nam”, nhưng cuối cùng chỉ đạt kết quả là để lại một cuốn hồi ký đầy tủi nhục, như chính cái đầu đề của nó: ”a vietcong memoir” (hồi ký của một việt cộng) do nhà xuất bản random house ở new york- usa, phát hành vào năm 1985. còn số nhân sĩ trí thức không cộng sản như: luật sư trịnh Đình thảo, giáo sư tôn thất dương kỵ, giáo sư nguyễn văn kiết, giáo sư nguyễn văn chì, giáo sư lê văn hảo, giáo sư lê văn giáp, giáo sư trần kim bảng, kỹ nghệ gia lâm văn tết, nhà tư sản dân tộc phú hữu, linh mục chân tín, linh mục nguyễn ngọc lan v.v...đều bất mãn đến cực điểm! nhưng họ thấy lực lượng của “thanh phần thứ ba” ở miền nam chỉ là một nhóm hỗn tạp, không có tổ chức, lại chia rẽ trầm trọng, nên không làm được gì trước thế và lực mạnh tuyệt đối của Đcs việt nam! vì thế, im lặng và chịu đựng là thượng sách! mãi đến năm 1990, chịu đựng

hết nổi nên 2 vị linh mục nói trên mới gia nhập hàng ngũ “những người cs thức tỉnh”,mạnh dạn lên tiếng đối kháng sự lãnh đạo chuyên chế, độc tài của Đcs việt nam! (riêng tiến sĩ lê văn hảo, đến khi có cơ hội tị nạn ở pháp thì mới lên tiếng tố cáo thủ đoạn của Đcs việt nam!) tuy nhiên, thủ đoạn lừa gạt của Đcs việt nam đối với “lực lượng thứ ba” ở miền nam, và sự bất mãn của hàng ngũ lãnh đạo mtdtgpmn, mtlmdtdchb việt nam và cpcmltchmn, đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của giới trí thức, văn nghệ sĩ của chế độ vnch đang còn ở lại, và đang quan sát chế độ chxhcnvn (?) họ vừa chán ngán, vừa sợ hãi, không dám “phục vụ cho chế độ xhcn’ (!), chỉ tìm “an phận thủ kỹ” và tìm mọi cơ hội để chạy trốn ra nước ngoài! nạn chẢy mÁu xÁm của dân tộc việt nam chưa bao giờ trầm trọng như thời kỳ sau thÁng tƯ Đen ở miền nam việt nam! thực tế đau xót đó là một tổn thất lớn cho dân tộc việt nam trong công cuộc tái thiết, xây dựng và phát triển từ 30 năm qua! thỨ hai, là sự bất mãn của quần chúng nông dân vì chính sách tước đoạt quyền tư hữu ruộng vườn đã bao đời nay của họ, núp dưới chiêu bài “hợp tác hóa nông nghiệp”; là sự bất mãn của giới tiểu thương, của những người buôn bán nhỏ, chạy hàng rong, vì chính sách “ngăn sông cấm chợ”, đã triệt đường sinh sống của họ; là sự bất mãn của mấy trăm ngàn gia đình có chồng, em, con... đã bị bắt “tập trung cải tạo”, và gia đình họ bị tống ra đường phố để kiếm sống bằng đủ thứ nghề, kể cả nghề hạ tiện nhất(!) những nông dân bỏ ruộng vườn chui vào thành phố để kiếm sống! những tiểu thương, những người buôn bán nhỏ, chạy hàng rong... đã bị ngăn sông cấm chợ, triệt đường mua bán, cũng chui vào thành phố tìm cách sinh nhai... tất cả họ, cộng với những người bị chính sách cải tạo đẩy ra kiếm sống trên đường phố... đã hình thành một ĐỘi quÂn thẤt nghiỆp thƯỜng trỰc! chính sự có mặt và ngày càng gia tăng của đội quân thất nghiệp này, làm cho xã hội miền nam vốn đang rối loạn càng thêm rối loạn, tệ nạn xã hội đã nhiều càng nẩy sinh ngày càng nhiều, phức tạp đến mức báo động từ nông thôn đến thành thi, lên cả miền núi... xã hội miền nam trong những năm 1976-1979, giống như một bức hoành tráng như ngó không có sức sống, lại ảm đạm thê lương đến xót xa lòng người! có một nhà quan sát phương tây đặt câu hỏi rằng: ”người việt nam hôm nay lo âu và hy vọng những gì?" – thực tế lịch sử, như đã diễn ra trước mắt mọi người việt, cho chúng ta trả lời rằng: ”dân việt lo âu trước tình trạng của một xã hội truyền thống đã và đang bị hủy hoại tận gốc rễ, một xã hội bị tan rã trên mọi phương diện, mà trong xã hội gọi là xhcn đó họ đã bị tước đoạt những quyền căn bản của con người!” nhìn chung, sau “Đại thắng mùa xuân” 1975 (như tựa đề cuốn sách của Đại tướng cs văn tiến dũng), Đcs việt nam đã không chiếm được lòng dân miền nam, trái lại đã làm mẤt lÒng dÂn miỀn nam! Đây là một thÁch thỨc lỚn nẩy sinh từ các chính sách, chủ trương sai lầm nghiêm trọng của Đcs việt nam! nếu không sớm sửa sai chắc chắn sẽ có những biến động bất ngờ về xã hội, dẫn đến sự bế tắc về chính trị! cho nên có một số nhà quan sát quôc tế đã nói không sai rằng: ”cs việt nam đã bị thất bại ngay sau khi chiến thắng!” o0o Đứng trươc những thách thức nặng nề đó, Đcs việt nam sẽ phải đương đầu như thế nào?

sau khi đã được Đcs liên xô sẵn sàng yểm trợ cho Đcs việt nam thực hiện cuộc chiến tranh thần tốc trên đất campuchia, để tiêu diệt chế độ khờ me Đỏ do tập đoàn pol pot-ieng sary cầm đầu, dưới sự bảo trợ của trung cộng! {vào thời gian này, trung cộng đã có đến 5.000 cố vấn, chủ yếu là cố vấn quân sự, ở tại campuchia, để giúp cho khờ me Đỏ. Đặng tiểu bình đã hứa với son sen – bộ trưởng quốc phòng của chính quyền khờ me Đỏ – rằng: ”trung quốc sẽ không ngừng viện trợ tiền bạc và vũ khí cho campuchia, nếu khờ me Đỏ giữ vững lập trường chống csvn” (tân hoa xã, 10-1978)}. Đcs việt nam liền tiến hành ngay kế hoạch tấn công campuchia một cách bất ngờ! sở dĩ Đcs việt nam ngông cuồng như vậy, là vì đàng sau lưng của họ đã có sự yểm trợ mạnh mẽ của liên xô! từ tháng 8-1978, liên xô đã mở đường không vận và hải vận, để chuyên chở vũ khí và các phương tiện chiến tranh hiện đại, đến cảng Đà nẵng, cung cấp cho quân đội csvn, đặng tiến hành chiến tranh “cứu nguy campuchia” (?!) trong cuộc hỘi nghỊ ĐẶc biỆt cỦa bỘ chÍnh trỊ trung ương Đcs việt nam, vào đầu tháng 12-1978 tại hànội, tổng bí thư Đảng lê duẩn đã nói một cách khẳng định rằng: ”tiến hành cuộc chiến tranh ở ngoài biên giới của nước ta, cũng tức là chúng ta giải quyết những khó khăn lớn, những thách thức gay go ở trong nước!” kiểu lý luận ngông cuồng ấy của lê duẩn, đã một thời được các lý luận gia cs việt nam ca ngợi đến tận chín tầng mây (?!) chẳng hạn như, Đặng xuân kỳ – giáo sư viện trưởng viện marx—lénine và tư tưởng hồ chí minh, đã ca ngợi rằng: ”Đồng chí lê duẩn đã sớm được khẳng định là một nhà lãnh đạo ở tầm chiến lược luôn luôn vượt lên phía trước và đã trở thành một nhà tư tưởng, nhà lý luận, một trí tuệ lớn của cách mạng việt nam.” (xem bài “một tư duy sáng tạo... “ của ĐẶng xuân kỳ, trong cuốn “lê duẩn và cách mạng việt nam”, nhà xb chính trị quốc gia, hànội, 1997, trang 72). và ngay trong hội nghị đặc biệt này, lê duẩn đã chỉ đạo thành lập bỘ chỈ huy tỐi cao của chiẾn dỊch tỔng tẤn cÔng campuchia! bộ chỉ huy tối cao (bchtc) gồm có 5 nhân vật: lê Đức tho, ủy viên bct, trưởng ban tổ chức tƯĐ kiêm chỉ huy trung Ương tình báo việt nam. phạm hùng, Ủy viên bct kiêm phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng đặc trách kinh tế - tài chánh. trần xuân bách, Ủy viên bct, trưởng ban Đối ngoại của tƯĐ. chu huy mân, Ủy viên bct, thượng tướng tổng cục trưởng tổng cục chính trị. lê Đức anh, Ủy viên tƯĐ, trung tướng tổng tham mưu trưởng. lê Đức anh được cử làm tư lệnh “quân tình nguyện việt nam” thi hành “nhiệm vụ quốc tế" trên đất nước campuchia. song hành với cuộc hội nghị đặc biệt của bct, Đcs việt nam cũng cho ra đời một tổ chức chính trị, được gọi là “mẶt trẬn cỨu nguy campuchia” (mtcnc), và tổ chức lễ ra mắt

mtcnc tại “khu giải phóng snoul” (thuộc tỉnh kratier, giáp giới với thị trấn lộc ninh - tỉnh bình long, việt nam.) vào ngày 02/12/1978. heng samrin – một nhân vật góc khờ me trà vinh – đã được csbv nuôi dưỡng và huấn luyện từ sau 1954, và bấy giờ được giao làm chủ tịch mtcnc, trước sự chưng kiến của lê Đức thọ. Để dọn đường cho bộ binh tràn qua lãnh thổ campuchia, tiến hành cuộc chiẾn tranh thẦn tỐc, giành chiến thắng hoàn toàn trong vòng 10 đến 15 ngày! bắt đầu từ đêm 24 rạng ngày 25/12/1978, không quân csvn đã tiến hành nhiều phi vụ oanh tạc dữ dội, nhằm hủy diệt các cứ điểm quan trọng của quân khờ me Đỏ, ở các tỉnh dọc biên giới nam việt namcampuchia! sáng sớm ngày 01/01/1979, 100.000 “quân tình nguyện việt nam”, dưới quyền tổng chỉ huy của lê Đức anh, đã ào ạt mở các cuộc tập kích chớp nhoáng vào các tuyến phòng thủ biên giới của quân khờ me Đỏ! chỉ trong ngày đầu của chiến dịch tấn công campuchia, quân csvn đã phá vỡ tuyến phòng thủ biên giới của quân khờ me Đỏ, và tiến sâu vào lãnh thổ của xứ chùa tháp... như “Đê vỡ nước tràn”! trong khi các mũi tiến công của quân csvn đang hình thành thế bao vây thủ đô nam vang, thì vào ngày 5/01/1979, Đcs việt nam cho ra đời ĐẢng nhÂn dÂn cÁch mẠng campuchia (Đndcmc) va tổ chức “hỘi ĐỒng cÁch mẠng campuchia” (hĐcmc), cuộc chiến tranh thần tốc của quân csvn tiến hành tiêu diệt chính quyền khờ me Đỏ đã giành thắng lợi trong vòng một tuần lễ. ngày 07/01/1979, “quân tình nguyện việt nam” đã chiếm được thủ đô phnom penh. tập đoàn pol pot-ieng sary đành phải mang tàn quân chạy về biên giới thái lan (!) ngay sau đó, ngày 08/01/1979, hĐcmc liền tuyên bố thành lập nhà nước cỘng hÒa nhÂn dÂn campuchia (chndc), với thành phần lãnh đạo, do Đcs việt nam bày bố, như sau: 1/- heng somrin (chủ tịch), 2/- chea sim (phó chủ tịch), 3/- pen sobham (bộ trưởng quốc phòng), 4/- hun sen (bộ trưởng ngoại giao), 5/- keo chanda (bộ trưởng tuyên truyèn), ø 6/- nu beng (bộ trưởng y tế)... từ nay, về công khai thì tập đoàn heng somrin – hun sen ra mặt lãnh đạo nhà nước “cộng hòa nhân dân campuchia”, nhưng về bí mật thì Đảng cs việt nam đã nắm quyền tối cao và chi phối hầu hết trên các lĩnh vực quân sự - chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội... dưới hình thức cố vấn, chuyên gia! [ba tổ chức bí mật, có tầm quan trọng đặc biệt, của Đảng cs việt nam trên đất campuchia là: a-40, a-50 và b-68. a-40 là một tổ chức bao gồm những chuyên viên cao cấp về chính trị của Đcs việt nam, có trách nhiệm cố vấn cho bct và tƯ Đảng ndcmc! a-50 là một tổ chức gồm những chuyên viên trung cấp, chuyên về cố vấn tổ chức chánh quyền cấp tỉnh, huyện, cho nhà nước non trẻ campuchia. b-68 là tổ chức bao gồm các chuyên viên cao

cấp trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, làm cố vấn cho các bộ của nhà nước chndc.} chiến thắng thần tốc về quân sự cùng với thắng lợi về chính trị của Đcs việt nam trên đất campuchia, đã làm cho trung cộng thật sự nổi giận! ngày 31/01/1979, Đặng tiểu bình – tổng bí thư Đcs trung quốc - tuyên bố tại bắc kinh rằng: ”cộng sản việt nam phải bị trừng phạt đích đáng!” và đến ngày 07/02/1979, trên đường công du hoa kỳ trở về nước, ghé qua tokyo (thủ đô nhật), họ Đặng lại tuyên bố: ”phải dạy cho việt nam một bài học”! chiến tranh trung-việt sắp bùng nổ sau lời tuyên bố “nộ khí xung thiên” đó của Đặng tiểu bình! tha hồ để cho các nhà báo Đông-tây bình luận: ”cs việt nam làm sao có thể tồn tại trước sức mạnh của trung cộng, nếu không có sự hỗ trợ của liên xô?” khi đã về đến bắc kinh (09/02/1979), Đặng tiểu bình liền triệu tập “hội nghị quân Ủy trung Ương Đcstq”, thảo luận và quyết định kẾ hoẠch tẤn cÔng viỆt nam! một tuần lễ sau, tình báo việt nam mới nhận được tin về cuộc hội nghị trên, nên bct trung ương Đcsvn phải họp cấp tốc, vào ngày 15-2-1979, để bàn kẾ hoẠch ĐỐi phÓ cuộc tấn công của trung cộng! trong kế hoạch phòng ngự này, bct trung ương Đcsviệt nam có tính đến khả năng xấu nhất là: “nếu trung cộng chiếm được hànội, thì trung Ương Đảng và chánh phủ phải dời vô sàigòn, xây dựng miền nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào, thành căn cứ địa để tiến hành cuộc kháng chiến chống trung cộng lâu dài...“ (theo tiết lộ của nguyễn hồ, chánh văn phòng thành ủy tp hcm vào thời kỳ 1976-1982 – chính nguyễn hồ đã được nguyễn văn linh giao cho trách nhiệm lo cơ sở trú đóng của trung Ương Đảng và chánh phủ, một khi có cuộc sơ tán thê thảm đó.) ngày 17-2-1979, trung cộng xua 100.000 quân có thiết giáp xa yểm trợ, hùng hổ tràn qua 26 chốt-điểm trên toàn tuyến biên giới việt-hoa, tấn công đồng loạt vào các thị xã, thị trấn cao bằng, Đông khê, lào cai, mông cái và lạng sơn... cuộc chiẾn tranh hoa-viỆt bùng nổ đã gây nên sự kinh ngạc cho cả thế giới! nhiều chuyên gia bình luận về chiến tranh, từ phương Đông đến phương tây, đều suy luận một cách không chắc chắn rằng: ”liệu trung cộng có thắng cs việt nam một cách dễ dàng như lời tuyên bố của họ Đặng hay không?” cuộc chiến tranh “không quy ước” này, giữa hai Đảng cs vốn là “anh em, đồng chí, môi hở răng lạnh”, đã diễn ra một cách chớp nhóang và một sự hủy diệt tàn bạo đối với con người lẫn tài vật! nhưng nó cũng đã kết thúc trong một thời gian ngắn ngủi đến không ngờ! có một phóng viên chiến tranh người anh đã than phiền rằng: ”tôi vừa bay sang việt nam để viết phóng sự về “cuộc chiến tranh huynh đệ cộng sản quốc tế tương tàn” có một không hai trong thời đại ngày nay... nhưng buồn thay, nó đã kết thúc ngay lúc tôi đang trên đường bay đến việt nam!” (reuters, 6-3-1979) thật vậy, cuộc chiến tranh hoa-việt chỉ kéo dài có 17 ngày – từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3 năm 1979! tuần lễ đầu của cuộc chiến, quân trung cộng tấn công như vũ bão, đánh chiếm và hủy diệt không thương tiếc tài sản cùng con người trong 6 tỉnh thuộc vùng biên giới phía bắc! quân đội nhân dân của csvn tạm thời rút lui trong thế phòng ngự, và cố tình yếu thế nhằm tạo nên sự “chủ quan khinh địch”cho quân trung cộng! theo tin tức từ chiến trường bắc việt nam đưa về bắc kinh, thì quân trung cộng sắp sửa tiến chiếm

hànội (?). nhưng hoàn toàn bất ngờ đối với trung cộng! giữa đêm 24-3-1979, quân đội csvn đã phản công một cách mãnh liệt trên khắp mặt trận – Ở đâu có quân trung cộng là ở đó có sự phản công của quân đội csvn! kinh hoàng nhất đối với quân trung cộng là bị hủy diệt tập thể (hàng trăm người trong một lúc) do bởi những “cây súng phóng lựu” (tromblon vb) phóng những trái lựu có gắn đầu đạn hạt nhân, của quân đội csvn! (theo tiết lộ của Đại tá quân báo hoàng giang – một sĩ quan đã tham gia cuộc phản công quân trung cộng ở mặt trận lạng sơn. Ông hoàng giang không tiết lộ xuất xứ của vũ khí?) vì nguyên nhân thảm khốc đó, và với con số thiệt hại quá nặng nề – gần 70.000 quân bị loại ra khỏi vòng chiến đấu – nên đám tàn quân của trung cộng buộc lòng phải rút chạy trở về nước, đúng vào ngày 5-3-1979 (!) {trong khi cuộc chiến tranh hoa-việt đang diễn biến trên chiến trường rất ác liệt, các nhà quan sát quốc tế đều nghiêng về sức mạnh của quân trung cộng; thì vào ngày 1-3-1979, các nước tây phương đồng loạt tuyên bố “cấm vận và phong tỏa ngoại giao của nước chxhcnvn cho đến khi nào việt nam rút quân ra khỏi campuchia!” (voa news, 2-3-1979). Đây là một đòn kinh tế - chính trị khá nặng đối với csvn! do đó, họ đã hằn hộc tố cáo rằng: ”Đế quốc mỹ cùng với các thế lực đế quốc khác thực hiện bao vây, cấm vận, ra sức cản trở công cuộc xây dựng hòa bình của nhân dân ta.” (lsĐcsvn, đã dẫn, trang 153)... } về phía cộng sản việt nam, tuy đã giành được chiến thắng vô cùng oanh liệt trong lịch sử chiến tranh đối với quân xâm lăng phương bắc (từ thời tống, nguyên, minh, thanh đến trung cộng), nhưng cũng bị thiệt hại rất nặng về người và tài sản – hơn 60.000 binh sĩ cùng nhân dân đã chết và bị thương! sáu tỉnh biên giới phía bắc đã bị thiêu hủy đến 95% tài sản của quốc gia và của nhân dân, trở nên hoang tàn, đổ nát... mà không có cuộc chiến tranh nào trước đây đã tàn phá đến như thế (!?). quân trung cộng cũng đã dời hơn 100 cột mốc biên giới vào sâu trong lãnh thổ việt nam, trên tuyến biên giới dài 1.350 km, để hợp thức hóa việc chiếm đất biên giới về mặt pháp lý! chúng chiếm luôn một số vùng đất biên giới của việt nam, mặc nhiên biến thành đất của trung cộng, điển hình như bẢn giỐc, thuộc xã Đạm thủy, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng... những “ thách thức từ bên ngoài” tuy tạm thời đã giải quyết bằng vũ lực đối với trung cộng - khờ me Đỏ, nhưng lại nẩy sinh việc “cấm vận" và “phong tỏa ngoại giao” của các nước tây phương! những “thách thức từ bên trong” vẫn còn nguyên và càng phát triển theo chiều hướng ngày càng xấu hơn, chưa có cách nào giải quyết ổn thỏa, thì mâu thuẫn trong nội bộ Đcs việt nam lại bộc phát như “cái ung nhọt đã vỡ mủ” vậy! tình hình mâu thuẫn giữa phe thÂn trung cỘng (đại diện là hoàng văn hoan, chu văn tấn...) với phe thÂn liÊn xÔ (đại diện là lê duẩn, lê Đức tho...) vốn đã ngấm ngầm từ lâu, và bắt đầu căng thẳng từ sau khi hồ chí minh qua đời (2-9-1969). Đến khi cuộc chiến tranh hoa-việt bùng nổ, thì phe thân liên xô ra mật thanh trừng phe thân trung cộng! vì vậy, ngày 11-6-1979; hoàng văn hoan – Ũy viên trung Ương Đảng (đã bị tống ra khỏi bct), phó chủ tịch quốc hội – nhân chuyến đi “chữa bệnh“ ở Đông Đức, đã chuồn sang tị nạn ở trung quốc. sau đó, tập đoàn lê duẩn-lê Đức thọ cho lập tòa án công khai, xử tử hình hoàng văn hoan (vắng mặt!) không thể để cho tình trạng mẤt lÒng dÂn miỀn nam kéo dài, sẽ có lợi cho “các thế lực chống đối ở trong nước” có cơ hội liên kết với “các thế lực thù địch ở ngoài nước”, có thể

tạo nên nguy cơ cho sự tồn tại của chế độ chxhcnvn. bởi thế, bct trung Ương Đảng csvn mới triệu tập hội nghị lần thứ 6 của ban chấp hành trung Ương Đảng csvn khóa iv, vào ngày 21-9-1979, để xem xét quyết định sửa sai như thế nào, đối với công cuộc hthnn và chính sách “ngăn sông cấm chợ” ở miền nam việt nam. hội nghị này đã quyết định “cải thiện phân phối lưu thông, nới lỏng các biện pháp trói buộc kinh tế tư nhân” (nghị quyết số 10), căn cứ vào đó, chủ tịch hội Đồng bộ trưởng phạm văn Đồng đã ký quyết định, ra lệnh “giải tán các trạm kiểm soát trên những trục lộ giao thông trên toàn quốc”. mặt khác, hội nghị 6 cũng quyết định “bãi bỏ chế độ khoán theo công điểm trong nông nghiệp (theo công thức của chế độ xhcn miền bắc), và thực hiện chế độ “khoán họ.”- theo nghĩa “căn cứ vào sản lượng căn bản được tính trên diện tích ruộng giao cho mỗi hộ nông dân sản xuất.” (nghị quyết số 100). tuy việc sửa sai của Đcs việt nam chưa được triệt để, nhưng cũng cải thiện được phần nào khó khăn, đẵc biệt trong sản xuất nông nghiệp! (từ sản lượng 9.7 triệu tấn năm 1978, đã lên 11.3 triệu tấn năm 1979, và 11.6 triệu tán năm 1980.- theo con số “thống kê nông nghiệp” trong những năm 1978-1980, của tctkvn, hànội) một quỐc nẠn làm cho Đảng và chánh phủ csvn phải đương đầu với lƯƠng tÂm nhÂn loẠi, và bị cô lập trên trường quốc tế, là vấn đề “hành hạ những người của chế Độ cũ, và Đẩy nhiều người dân lương thiện bỏ nước ra Đi!” nếu hồi 1954-1955, hơn nửa triệu dân miền bắc phải chạy bỏ xứ vào nam, để “tị nạn cộng sản”, được một số văn nghệ sĩ diễn tả như là nỖi Đau xa quÊ cha ĐẤt tỔ, nhưng dù sao vẫn là tỊ nẠn ngay trÊn tỔ quỐc mÌnh, sỐng ngay trong lÒng dÂn tỘc mÌnh! còn cuỘc ĐÀo tỊ chẠy ra nƯỚc ngoÀi của hàng triệu người miền nam việt nam, kể từ ngày 30-4-1975 trở đi... là nỖi bi thẢm cỦa nhỮng con ngƯỜi vong quỐc, bỊ bỨng ra khỎi cÁi gỐc cỦa dÂn tỘc mÌnh! trong nửa cuốitháng tư Đen 1975, đã có 130.507 người di tẢn - theo đường hàng không (57.507 ngươi), hoặc bằng đường hàng hải (73.000 người) – do hoa kỳ vận chuyển. tất cả đều được đưa đến đảo guam và wake, sau khi được kiểm tra ở phi luật tân. sau đó, họ đã được chánh phủ hoa kỳ cho nhập cư vào nội địa nước mỹ, để rồi phân tán đi cư trú ở một số nước, như sau: 52.000 người sang pháp, 7.000 người đến canada, 2.700 người đi Úc Đại lợi, 1,400 người về mã lai, 890 người qua tây Đức, 880 người định cư ở bỉ, và 62.637 người ở tại hoa kỳ. (theo thống kê của sở di trú (ins) hoa kỳ năm 1975). Đây là đợt di tản, tuy cũng vất vả, nhưng được xem là may mắn nhất! sau đợt di tản trong tháng tư 1975, các cuộc vƯỢt biÊn ĐÀo thoÁt cỘng sẢn, tÌm ĐƯỜng lƯu vong Ở xỨ lẠ quÊ ngƯỜi, là một trang sử di tản vô cùng bi thảm của dân tộc việt nam trong thời hiện đại! trong giai đoạn 1975-1979, ngoài cuộc di tản tập trung do hoa kỳ vận chuyển (đã nói ở trên), những người vượt biên gặp phải sự khó khăn trăm bề! nhưng nỗi bi thảm nhất của những người việt vượt biển là khÔng Đi ĐẾn bẾn bỜ tỰ do! từ sau 30 tháng tư năm 1975 đến cuối năm 1979, đã có biết bao nhiêu người việt vượt biển, đã chôn xác dưới đáy đại dương vì cảnh chìm tàu, bỏ xác trên các hoang đảo do bọn hải tặc (thái lan) bắt, cướp của, giết (đàn ông) và hãm hiếp (đàn bà) một cách dã man!

chưa có tài liệu thống kê nào cho chúng ta một con số thật chính xác, về bao nhiêu người việt vượt biển, đã chết trong tình cảnh thảm thương như thế! qua việc điều tra và tìm hiểu từ những đợt người việt tị nạn khắp nơi trên thế giới, trong thời gian gần 5 năm này, những người việt xấu số đã ra đi nhưng không đến được bến bờ tự do, có thể chiếm đến 50% so với tổng so người việt đã vượt biển. con số đó có thể lên đến gần nửa triệu người (?) bởi vì theo số liệu trong cuốn “the boat people” của nhà nghiên cứu bruce grant thì tổng số người việt vượt biển – mà ông gọi la “thuyền nhân” – đã được cứu vớt, tính đến tháng 7-1979, là 426.076 người! cụ thể như sau: năm 1975 cứu vớt được 377 người, năm 1976 cứu vớt được 5.619 người, năm 1977 cứu vớt được 21.276 người, năm 1978 cứu vớt được 106.489 người, và năm 1979 cứu vớt dược 292.315 người! (sách đã dẫn, nhà xuất bản penguin book, new york, 1979). {năm 1979 cũng là năm cao điểm vượt biên – đường biển và đường bộ – trên đường bộ, vượt biên giời qua campuchia, rồi vượt biên giới qua thái lan (cũng có một số ít người vượt biên giới qua lào rồi sang thái lan). vượt biên theo đường bộ, tuy thê thảm không bằng vượt biển, nhưng cũng gặp nhiều gian khổ, cam go, có nhiều trường hợp đã bị lừa gạt, bị cướp và bị giết! theo con số thống kê của cao Ủy tị nạn liên hiệp quốc (hcr), thì tính đến tháng 10-1980, đã có gần 200.000 người việt vượt biên (đường bộ) đang sống trong 13 trại tị nạn trên đất thái lan.} t ình cảnh bi đát, vô cùng thê thảm của hàng triệu người việt ở miền nam việt nam, liều chết để đào thoát ra khỏi chế độ csvn tàn bạo, đã đánh động lương tâm thế giới. vì vậy,ngày 20-7-1979, hcr đã triệu tập một hỘi nghỊ quỐc tẾ vỀ thuyỀn nhÂn viỆt nam, tại genève với sự tham dự của 60 quốc gia. trong khi đó, chính quyền csvn không hề thấy trách nhiệm của họ đối với quốc nạn này, ngược lại càng gia tăng khủng bố những người vượt biên “bất hợp pháp”, song hành với việc tổ chức vượt biển thu vàng, càng thúc đẩy những người việt tìm cách vượt biển ngày càng đông theo cấp số nhân! dã man và độc ác nhất là các chính quyền của mã lai, thái lan, tân gia ba, trong thời điểm lịch sử này, đã dùng bạo lực xua đuổi và kéo thuyền của người việt tị nạn ra khơi (khi thuyền người việt tị nạn vừa vượt qua muôn trùng sóng gió mới đến được bến bờ của nước họ),để cho bao nhiêu người việt vượt biển phải làm mồi cho cá mập và cho bọn hải tặc thái lan (!) thảm cảnh quá đau thương và đầy khóc hận của “thuyền nhân việt nam”, là nguyên nhân trực tiếp đưa đến cuộc biểu tình rầm rộ của 12.000 người mỹ do nữ ca sỉ phản chiến joan baez dẫn đầu, vào cuối tháng 7-1979. Đoàn biểu tình đã đốt nến, đi bộ tới tòa bạch ốc “yêu cầu tổng thống carter phải ra lệnh cứu vớt người việt vượt biển, đồng thời công bố một kháng thư tố cáo tội ác của chính quyền csvn cho đăng trên báo new york times.” nhờ có cuộc biểu tình đó, tổng thống carter mới ra lệnh cho tất cả các tàu quân sự và dân sự của hoa kỳ, hoạt động ngoài khơi lãnh hải việt nam và trong vùng thái bình dương, phải có trách nhiệm cứu vớt “thuyền nhân việt nam”! cỨu vỚt thuyỀn nhÂn viỆt nam ĐÃ trỞ thÀnh mỘt tƯ trÀo lƯƠng tÂm quỐc tẾ! và sau hội nghị quốc tế về thuyền nhân việt nam, nó được khởi đầu bởi cuộc biểu tình của hơn một vạn người mỹ do joan baez dẫn đầu, và hành động vận động quốc tế mua tàu để “đến mã lai cứu giúp người việt tị nạn trên biển Đông”, của nhà triết học jean paul sartre,

của các tài tử danh tiếng pháp như brigitte bardot, yves montabt, simone signoret... và vladimir bukovsky (nhân vật liên xô ly khai). dân tộc việt nam, trong lịch sử đau thương của tổ quốc mình, sau tháng tư Đen, không bao giờ quên tấm thảm kịch quá bi thương của hàng triệu người việt đào thoát chế độ cộng sản, vượt biên tìm con đường sống ở xứ người! còn tiếp... lê tùng minh *****

tiếp theo kỳ trước... ii.- giai ĐoẠn 1980-1986. chiến thắng lật đổ chính quyền khơ me Đỏ trên đất campuchia (7-1-1979) và cuộc chiến đẩy lui quân xâm lược trung cộng (5-3-1979) của quân đội csvn, đã giúp cho Đảng csvn nhất thời chận đứng được hiểm họa từ phương bắc! nhưng tập đoàn lãnh đạo Đảng cầm quyền nhà nước chxhcn việt nam, vẫn còn phải đương đầu với cuộc khủng hoảng trầm trọng về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ở trong nước! kế hoạch 5 năm lần thứ ii (1976-1980), đã được thông qua trong Đại hội iv của Đcsvn (12-1976), chỉ là một kế hoạch “nói nhiều làm Ít”, nghĩa là các chỉ tiêu về các mặt đều không đạt (!) tuy vậy, những cái loa tuyên truyền của Đảng – báo chí, thông tấn xã, Đài phát thanh – vẫn phải bịa ra những “thành tựu Ảo” … để lừa mị, ru ngủ quần chúng nhân dân cả nước, đang phải chịu đựng cảnh thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu cả thuốc trị bịnh. . . (!) nhưng, mãi đến 6 năm sau (1980-1986), trong Đại hội lần thứ vi (tháng 12 năm 1986) trung Ương Đảng csvn mới dám thừa nhận một phần sự thật rằng: “về tình hình kinh tếxã hội trong nước, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự giảm sút của sản xuất vào cuối những năm 70 cùng với những sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, nhất là bố trí đầu tư và xây dựng cơ bản của 5 năn 1976-1980, đã để lại hậu quả nặng nề.” Đặc biệt lưu ý hai nan đề kinh tế-xã hội khó khăn nhất, làm mất lòng dân và hạ thấp niềm tin vào chế độ xhcn, cụ thể như sau: một, “Đời sống của nhân dân, nhất là công nhân viên chức còn nhiều khó khăn. nhiều người lao động chưa có và chưa đủ việc làm. nhiều nhu cầu chính đáng tối thiểu của nhân dân về đời sống vật chất và văn hóa chưa được bảo đảm. nông thôn thiếu hàng tiêu dùng thông thường và thuốc men; nhà ở, điều kiện vệ sinh, sinh hoạt văn hóa ở nhiều nơi còn thiếu thốn, nghèo nàn.” hai, “hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển. công bằng xã hội bị vi phạm. pháp luật, kỷ cương không nghiêm. những hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ và nhân viên nhà nước, những hoạt động của bọn làm ăn phi pháp. . . chưa bị trừng trị nghiêm khắc và kịp thời.”

(theo “văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ vi” của Đcsvn, nhà xb sự thật, hànội, 1987, các trang 13, 18) cho dù đất nước đang lâm vào cảnh nghèo đói, nhất là vào những năm 1977-1979, cả nước phải ăn độn bắp và bo bo mà vẫn không no (!) thế nhưng, tập đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng cs việt nam vẫn không chuyên tâm lo cải thiện đời sống cho toàn dân việt! tập đoàn lê duẩn – lê Đức thọ vẫn ngoan cố-bảo thủ đường lối chủ quan-duy ý chí, kiên trì thực hiện âm mưu “bá chủ Đông dương”, theo sự chỉ đạo và hỗ trợ tích cực của Đảng cs liên xô! ngoài việc duy trì một lực lượng hàng trăm ngàn “quân chí nguyện việt nam” chiếm đóng trên đất campuchia, Đảng cs việt nam còn đưa ra cái gọi là “liên minh hữu nghị ba nước Đông dương” (tháng 1-1980), dưới chiêu bài “cùng nhau xây dựng hòa bình, thịnh vượng cả vùng Đông dương” (?) nhưng thực chất là “xác quyết vai trò lãnh đạo Đông dương của Đảng cs việt nam”! từ đó, thúc đẩy sự thành lập tổ chức gọi là “Ủy ban liên lạc kinh tế việt nam-lào-campuchia” (tháng 2-1983) mà thực chất là “thực hiện xí đồ kiểm soát nền kinh tế Đông dương” của Đảng cs việt nam, nhưng được núp dưới chiêu bài “đẩy mạnh hợp tác kinh tế và điều hòa các kế hoạch phát triển quốc gia” (?). và để thực hiện thành công chiến lược “viỆt nam hÓa campuchia”, Đảng cs việt nam đã cho di dân ồ ạt từ miền nam việt nam lên định cư trên đất canpuchia. . . Đến năm 1985, đã có khoảng một triệu người việt lên lập nghiệp trên xứ chùa tháp , chiếm đến 1/4 dân số campuchia thời ấy. (theo “hồ sơ tối mật” của a-40, lưu trữ tại cục tình báo nước ngoài của tƯ Đảng csvn -theo tiết lộ của Đại tá tình báo csvn trần ngọc thuận bí danh hai nguyên, đặc trách mạng lưới a-16 trên đất campuchia trong thời gian 1980-1985). và cũng vì việc thực hiện mưu đồ “bá chủ Đông dương”, và đối đầu với sự bành trướng trong vùng Đông nam Á của trung cộng, mà Đảng cs việt nam phải tìm chỗ dựa, nên càng ngày càng lệ thuộc vào sự chi phối bởi quyền lực của người anh cả liên xô! chính tổng bí thư Đảng cs việt nam lê duẩn đã không dấu diếm tính lệ thuộc đó, dưới những mỹ từ như sau: “gắn bó chặt chẽ và hợp tác toàn diện với liên xô là nguyên tắc, là chiến lược, đồng thời là tình cảm. . . Đây là yêu cầu cấp bách đối với sự lớn mạnh của nước ta và các nước Đông dương trong cuộc đấu tranh chống bọn bành trướng bá quyền bắc kinh cấu kết với đế quốc mỹ đang tiến hành phá hoại nhiều mặt chống nhân dân ba nước anh em việt nam, lào và campuchia!” ( trích trong “báo cáo chính trị” của lê duẩn, tại Đại hội lần thứ v của Đcsvn, tại hànội, tháng 3-1982). tập đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng cs việt nam đã cố gắng tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng trong nước, bằng cách giành thắng lợi chính trị từ ngoài nước, nhưng vẫn không thể ổn định được tình thế khó khăn tự bản thân của chế độ chuyên chính độc tài, ngày càng mất lòng dân! thay vì ĐỔi mỚi chẾ ĐỘ chÍnh trỊ tỪ chuyÊn chÍnh ĐỘc ĐẢng sang dÂn chỦ Đa nguyÊn, thì tập đoàn lê duẩn-lê Đức thọ lại chủ trương áp dụng triệt để chính sách ĐỘc tÀi hÓa sỰ lÃnh ĐẠo quỐc gia! cụ thể là, bộ chính trị của trung Ương Đcsvn đã chỉ đạo cho quốc hội khóa vii thông qua bản dự thảo hiến pháp vào ngày 18 tháng 12 năm 1980, khẳng định quyền lãnh đạo nhà nước của Đcsvn như sau: ”nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là nhà nước vô

sản chuyên chính, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản việt nam!” (chương i) [xin nhắc lại rằng: vào 20 năm trước, ngày 1-1-1960, ông hồ chí minh, với cương vị chủ tịch nước việt nam dân chủ cộng hòa, đã cho công bố bản hiến pháp sửa đổi năm 1946, do quốc hội khóa i, kỳ họp thứ 2, đã nhất trí thông qua vào cuối tháng 12-1959; trong đó không hề khẳng định sự lãnh đạo nhà nước của Đảng lĐvn- tức Đảng csvn trá hình- mặc dù trong thực tế Đảng lĐvn vẫn nắm quyền lãnh đạo nhà nước!] bốn tháng sau, vào ngày 26-4-1981, trung Ương Đảng csvn cho tiến hành bầu cử quốc hội khóa vii (1981-1986) để “tuyển chọn” 496 đại biểu trên toàn quốc, theo sự chỉ định của ban tổ chức trung Ương Đảng csvn. quốc hội khóa vii đã “bầu” các ông: trường chinh làm chu ûtịch hội Đồng nhà nước, võ chí công làm chủ tịch Ủy ban thường vụ quốc hội, phạm văn Đồng làm chủ tịch hội Đồng bộ trưởng, theo sự chỉ định của bộ chính trị trung Ương Đảng! trong giai đoạn lịch sử này, có hai Điển hình vong thân của giới trí thức việt nam cần ghi nhận, để làm bài học cho trí thức việt nam hôm nay! Đó là hai trường hợp của hai vị luật sư nổi tiếng một thời ở miền nam quốc gia - đối đầu với miền bắc cộng sản – luật sư nguyễn hữu thọ và luật sư trương Đình dzu. luật sư nguyễn hữu thọ (1910-1996), gia nhập Đảng csĐd vào ngày 16 tháng 10 năm 1949, nguyên phó chủ tịch phong trào hòa bình sàigòn-chợlớn (1954-1956), nguyên chủ tịch mtdtgpmnvn (1960-1975). . . sau khi mtdtgpmnvn bị giải tán (1976) luật sư nguyễn hữu thọ cũng bị hạ xuống làm phó chủ tịch Ủy ban trung Ương mttqvn (từ 1977); đồng thời tập đoàn lê duẩn-lê Đức thọ cũng dùng chính sách “đa chức vô quyền” để cột chặt luật sư nguyễn hữu thọ, bằng cách đưa ông vào làm đại biểu quốc hội khóa vi, và làm phó chủ tịch nước chxhcn việt nam, được coi là “một chậu kiểng trí thức” của chế độ csvn (!) sự vong thân của luật sư nguyễn hữu thọ là sự vong thân trong những chức quyền bù nhìn. còn sự vong thân của luật sư trương Đình dzu thì như thế nào? khi luật sư trương Đình dzu ra tranh cử chức tổng thống vnch với tướng nguyễn văn thiệu (1966) thì trong giới lãnh đạo của mtdtgpmnvn đã có người nói rằng: ”luật sư trương Đình dzu là người của một tổ chức gián điệp quốc tế”(?) nhưng, luật sư nguyễn hữu thọ đã không ngần ngại nói thẳng với cao Đăng chiếm (phó ban an ninh của cục r,) rằng: ”luật sư trương Đình dzu là một trí thức dân tộc, có tinh thần yêu nước. tôi không tin ông ta là gián điệp của nước ngoài!” (theo tiết lộ của hai quang, bí thư riêng của luật sư nguyễn hữu thọ). nhận xét đó của luật sư nguyễn hữu thọ đã được minh chứng bằng hành động thực tế của luật sư trương Đình dzu, như ông đã từng lên tiếng mạnh mẽ tố cáo tệ tham nhũng của nội các nguyễn văn thiệu, vạch mặt những tướng tá “ăn bẩn”. . . do đó, ông đã bị chính quyền thiệu bắt giam, bỏ tù! còn con trai của luật sư là trương Đình hùng, du học ở hoa kỳ, tham gia phong trào phản chiến, bị fbi bắt về tội “làm gián điệp cho việt cộng”, bị xử 7 năm tù và bị trục xuất ra khỏi nước mỹ! và sau ngày 30-4-1975, luật sư trương Đỉnh dzu đã tích cực tham gia hoạt động trong “hội trí thức yêu nước” . . . vậy mà, anh em lê Đức thọ-mai chí thọ đã chụp lên đầu ông cái mũ “gián Điệp cho cia”, rồi bắt ông đi “an trí” dài hạn ở vùng rừng núi bắc việt (1978-1987). khi luật sư trương Đình dzu đau nặng, không thuốc chữa, mới được thả về sàigòn. . . Ông đã qua đời trong nỗi uất hận vì cảnh gia đình ly tán, tài sản mất sạch (1991). rõ ràng, sự vong thân của luật sư trương

Đình dzu là sự vong thân đau khổ và tủi hận (!) bước vào những năm 1980-1986, trong hàng ngũ lãnh tụ csvn đương thời, có một nhận vật được xem là “cha đẻ công cuộc đổi mới nửa vời” của chế độ csvn – nguyễn văn linh – cần được ghi nhận như là một nét chấm phá trong quá trình tha hóa và đi đến diệt vong của chế độ csvn! nguyễn văn linh (1915-1998) chính thức gia nhập Đảng csĐd từ năm 1936, đã kinh qua các chức vụ lãnh đạo trong Đảng như sau: bí thư chi bộ đồn điền phú riêng ở miền Đông nam kỳ (1938-1940), xứ ủy viên dự khuyết của xứ ủy nam bộ (1945-1954), xứ ủy viên chính thức, giữ chức thường vụ của xứ ủy nam bộ (1954-1957), phó bí thư xứ ủy nam bộ (1957-1960), Ủy viên trung Ương Đảng kiêm bí thư trung Ương cục miền nam (r), vào những năm 1961-1964, phó bí thư trung Ương cục kiêm trưởng ban tuyên huấn r (19641972), phó bí thư r kiêm bí thư khu Ủy sàigòn-chợ lớn-gia Định (t4) trong thời gian 1972-1975. sau ngày 30-4-1975, trong Đại hội iv (1975) nguyễn văn linh được bầu vào bộ chính trị trung Ương Đảng khóa iv (1975-1981), kiêm bí thư thành ủy thành phố hcm. với chức vụ mới trong thời kỳ hòa bình nhưng chưa ổn định này, nguyẽn văn linh đã có dịp phá huy tính cơ hội chủ nghĩa, bằng cách tỏ ra là “một lãnh tụ cộng sản cấp tiến”, để lôi kéo tầng lớp trí thức-văn nghệ sĩ công thương gia và các nhà lãnh đạo tôn giáo ở miền nam việt nam, nhằm tạo dựng một hậu thuẫn quần chúng cho con đường leo lên ghế tổng bí thư, thay cho lê duẩn trong tương lai! do đó, ông đã nêu ra một số quan điểm “cấp tiến” như sau: - về vấn Đề thống nhất Đất nước, nguyễn văn linh chủ trương “chưa vội thống nhất bắc – nam, cứ để hai miền trong tình trạnh hai thể chế – miền bắc xhcn và miền nam dân chủ nhân dân – cùng thi đua phát triển kinh tế. . . và đến lúc thật cần thiết thì sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để tổng tuyển cử – thống nhất tổ quốc!” - về Đường lối ngoại giao, nguyễn văn linh chủ trương: ”mở rộng ngoại giao với tây phương. . . tìm cách quan hệ thân thiện với mỹ và trung cộng để tạo thế mới trong quan hệ quốc tế!” (theo tiết lộ của nguyễn hồ, chánh văn phòng thành ủy tp hcm, trong thời gian 19751985) những chủ trương tỏ ra cấp tiến của nguyễn văn linh đã làm cho tập đoàn duẩn-thọ nổi giận! cho nên, đến khóa v (1982-1986) đã bị đẩy ra khỏi bct trung Ương Đcsvn; nhưng nhờ sự ủng hộ của đa số đại biểu trong Đại hội v, nên ông còn làm Ủy viên trung Ương Đảng khóa v, nhưng bị đưa ra làm chủ tịch tổng công Đoàn một thời gian, rồi mới được trở về miền nam, giữ chức bí thư thành ủy thành phố hcm. trước khi bước vào Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ v (3-1982), bộ công an của chánh phủ chxhcn việt nam đã mở một chiến dịch khủng bố đối với “những thành phần nguy hiểm của chế độ” (?!); bởi vì đã có một nhân vật xưng là “Đại tá", từ mỹ bay qua thái lan, đến biên giới lào-việt, để “móc nối với các phần tử chống cộng ở trong nước”, đã bị quân đội biên phòng của csvn bắt vào một ngày trong tháng 10-1981, đã khai rằng: ”Đang có một tổ chức gọi là: mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng việt nam” được mỹ

ủng hộ, đã lập mật khu tại vùng núi Đông bắc ở biên giới thái-campuchia, đang tiến hành liên kết với các lực lượng phục quốc ở trong nước, đặc biệt là lực lượng phật giáo chống cộng, sẽ nổi dậy lật đổ chế độ csvn trong năm 1982!” (theo tiết lộ của trung tá trần minh, trợ lý của tướng lê giản - cục trưởng cục phản gián/bộ công an đương thời). cho nên, trong chiến dịch khủng bố vào đầu năm 1982, nhà sư thích quảng Độ lại bị bắt vào ngày 25-4-1982, và bị đày đi “an trí” tại xã vũ Đài, huyện vũ thư, tỉnh thái bình, có sự quản lý chặt chẽ của công an địa phương! (ngày 10-4-1983, mẹ của hòa thượng thích quảng Độ cũng bị bắt đưa đi “an trí” chung một nơi với ngài, và vì không chịu nổi cảnh đói rét, nên bà đã từ trần ngay tại nơi bị lưu đày vào ngày 4-1-1985! (và theo lời khai “khống” của ông đại tá tự phong này, không biết còn có bao nhiêu người bị bắt nữa ?) ngày 27-3-1982, tại hànội, Đảng csvn đã tổ chức ĐẠi hỘi ĐẠi biỂu toÀn quỐc lẦn thỨ v. Đại hội này đã kéo dài trong 5 ngày (từ 27 đến 31-3-1982), nhằm “kiểm điểm những hoạt động của Đảng trong suốt nhiệm kỳ từ Đại hội lần thứ iv đến nay (12-1976 đến 31982), đồng thời đánh giá những thành tựu và khuyết điểm, phân tich thực trạng kinh tếxã hội nước ta cùng những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, để rút ra những bài học kinh nghiệm. . . “ (xem “diễn văn khai mạc” Đại hội v, trong “văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ v”, tập i, nxb sự thật, hànội, 1982) về mặt lý thuyết, những thành tựu trong 5 năm thực hiện kế hoạch lần thứ ii (1976-1980) của nhà nước chxhcn việt nam, đã được ghi thành văn, như sau: ”nó vừa giải quyết những hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh và của chủ nghĩa thực dân mới, vừa phải tổ chức lại nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng một bước nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong cả nước, đặt nền móng cho sự nghiệp công nghiệp hóa nước nhà.” (văn kiện Đại hội v, đã dẫn, trang 70). nhưng trong thực tế thì còn trăm bề khó khăn! có thể nói là Đảng csvn đã không thành công trong việc lãnh đạo thực hiện hai mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thứ ii (1976-1980) là: ”phát triển và cải tạo kinh tế - văn hóa, phát triển khoa học – kỹ thuật, nhằm xây dựng một bước cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội . . . cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.” (văn kiện, đã dẫn, trang 72). trong thực tế lịch sử ở những năm 1979-1980, đất nước việt nam đã lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn về kinh tế–xã hội: nạn đói tràn lan, nhất là ở nông thôn. nạn thất nghiệp nghiêm trọng ở thành thị. Đời sống của công nhân, viên chức vô cùng thiếu thốn (ngoại trừ hàng cán bộ trung-cao cấp của Đảng và nhà nước). . . ngay trong Đại hội v, trung Ương Đcsvn cũng phải thừa nhận một phần sự thật rằng: ”Đời sống của nhân dân lao động vẫn còn khó khăn, nhất là đời sống của công nhân, viên chức và nông dân … trong đời sống kinh tế-văn hóa, trong nếp sống an toàn xã hội đã có những biểu hiện tiêu cực kéo dài.” (văn kiện, đã dẫn, trang 35). bàn về nguyên nhân đã làm cho kế hoạch 5 năm lần thứ ii (1976-1980) thực hiện không thành công, Đại hội v của Đcsvn đã thừa nhận rằng: ”trong 5 năm 1976-1980, trên thực tế đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ tiền đề cần thiết; vừa nóng vội vừa buông lỏng trong công tác cải tạo xã hội chũ nghĩa; chậm đổi mới cơ chế quản ký kinh tế không còn phù hợp.” (văn kiện, đã dẫn, trang 37). nhưng, đó có phải là nguyên nhân chính hay không?

không! Đó chỉ là những “nguyên nhân phụ thuộc”, hay là những chủ trương-chính sách và biện pháp thực hiện sai lầm, bắt nguồn từ một nguyên nhân chính mà thôi! muốn truy ra nguyên nhân chính của sự thất bại trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ii (1976-1980), phải truy từ trong bẢn chẤt chuyÊn chÍnh, ĐỘc tÀi của Đảng csvn! nguyên nhân chính (hay căn bản) này không chỉ giới hạn trong giai đoạn 1976-1980, mà nó như “một sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn lịch sử từ 1981 trở đi. . . nếu Đảng csvn cứ khư khư ôm lấy cái quyền lực bẠo tÀn, phi nhÂn đó, không chịu “Đổi mới chế Độ chính trị”, không chịu “dân chủ hóa toàn xã hội”, không chịu thực hiện “Đa nguyên trong cơ chế lãnh Đạo quốc gia” . . . thì chắc chắn chỉ phải gánh chịu từ thất bại này đến thất bại khác, vô phương cứu gỡ! Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ v của Đảng csvn lại củng cố thêm quyền lực chuyên chính, độc tài của tập đoàn lê duẩn -lê Đức thọ, với 114 Ủy viên trung Ương chính thức của khóa v, đã bầu lê duẩn tiếp tục giữ chức tổng bí thư khóa v (1982-1986)! nhưng, đây cũng là giai ĐoẠn cuỐi cỦa tẬp ĐoÀn hỌ lÊ! sau Đại hội v, tập đoàn họ lê lại cử Đỗ mười và tố hữu vào miền nam (4-1982), nắm quyền trực tiếp chỉ đạo (thay cho nguyễn văn linh) tiến hành chiến dịch tỔng cÀn quÉt tÀi sẢn lần chót. Đối với giới công- thương gia và trung-phú nông miền nam, núp dưới chiêu bài “cải tạo công thương nghiệp và hợp tác hóa nông nghiệp" theo con đường xhcn (!) lần trước, trong chiến dịch x2 (5-1978), Đỗ mười thừa lệnh của tập đoàn duẩn-thọ, đã tịch biên tài sản của 400.000 hộ tư sản lớn nhỏ trên toàn miền nam (!) lần tổng càn quét này, tập đoàn duẩn thọ – thông qua Đỗ mười và tố hữu – đã làm tán gia bại sản của hàng triệu hộ công-thương và trung-phú nông ở miền nam (?) Đồng thời, với chủ trương “công hữu hóa các xí nghiệp tư doanh và hợp doanh” (mà đợt sửa sai vào năm 1979 đã khuyến khích phục hồi và phát triển), nên đã triệt tiêu ngay trong trứng nước cái mầm móng tư bản tư doanh trong nền kinh tế nhiều thành phần! còn đối với nông thôn miền nam thì chính sách “hợp tác hóa nông nghiệp xhcn” giống như một cơn bão tố, xoáy lốc, làm đảo lộn, xáo tung cuộc sống bình lặng của hàng triệu nông dân lương thiện! nông dân không chấp nhận vào hợp tác xã, thà bỏ ruộng hoang, đi tha phương kiếm sống. . . hậu quả của “chiến dịch tổng càn quét tư sản” trên đây đã góp phần tạo ra cuỘc khỦng hoẢng toÀn diỆn 1985! nhìn chung, từ 1982 đến 1985, tình hình khó khăn của nước chxhcn việt nam, có thể tóm tắt như sau: - về tình hình kinh tế-xã hội trong nước: Đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân là thiếu ăn (thậm chí có nhiều người bị đói!), thiếu mặc, thiếu thuốc men (có nhiều người bị bịnh không đến nỗi chết mà phải chịu chết!). và những thành phần công nhân, viên chức cấp thấp cùng chịu chung cảnh nghèo đói của dân nghèo! theo số liệu thống kê (1985) về “tiêu chuẩn cung cấp gạo” hàng tháng cho mỗi người, thuộc các thành phần, của tổng công ty lương thực-thực phẩm trung Ương, như sau: 18 kg cho quân đội, 14 kg cho học sinh sinh viên, 13 kg cho dân thường (18 tuổi trở lên), trẻ em từ 6 đến 12 kg (theo độ tuổi).

“Đói thì phải sinh loạn”, có thể coi là một quy luật xã hội được sinh ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội! cho nên, những hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế và xã hội càng nẩy sinh phức tạp, kéo dài, lan rộng khắp nước! tệ quan liêu-tham ô-hủ hóa, lan tràn từ thượng tầng trung ương xuống tận cơ sở quận-xã trong khắp nước . . . theo đó, bọn trộm cướp nổi lên khắp nơi, nhất là ở nông thôn; nạn mua gian bán lận, buôn lậu đã trở thành một lối làm ăn bán hợp pháp trước mắt các nhà cầm luật xhcn! trong khi đó, “nguồn cung ứng năng lượng và nguyên liệu, lực lượng giao thông vận tải không bảo đảm phát huy các năng lực sẵn có, xuất khẩu không bù đắp được nhập khẩu, thị trường giá cả diễn biến phức tạp, cơ chế quản lý và kế hoạch hóa mang nặng tính bao xấp.” (văn kiện, đã dẫn, trang 50) vì thế, chỉ số sinh hoạt ở năm 1985 tăng gấp 30 lần so với năm 1976 . và đồng bạc “Ông hồ” đã bị phá giá đến 92% so với đồng dollar usa! lương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng vô cùng khan hiếm. chỉ trong vòng vài tháng cuối năm 1985, giá nông phẩm vọt lên đến 10-12 lần, giá hàng công nghệ phẩm tăng vọt đến 28-30 lần. giá cả tăng vọt theo cấp số nhân trong tình trạng lạm phát phi mã, đã đẩy nền chính trị chxhcn việt nam lâm vào hoàn cảnh “tưởng chừng như sụp đổ đến nơi” (!?) - về tình hình quan hệ quốc tế: trong những năm 1982-1985, tình hình quan hệ quốc tế của chế độ csvn càng ngày càng diễn tiến theo chiều hướng không thuận lợi! Đảng csvn đã phải thừa nhận một sự thật, tuy chỉ nói chung chung rằng: ”quan hệ giữa nước ta với nhiều nước trong khối asean và một số nước khác trên thế giới, sau “sau sự kiện campuchia” có những vướng mắc không có lợi cho quá trình tiến lên của cách mạng nước ta!” Đồng thời, “đang phải đương đầu với kieuå chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các lực lượng thù địch chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên thế giơiù và trong khu vực.” (văn kiện, đã dẫn, trang 49-50). [nên nhớ: từ ngày 1-3-1979, mỹ cùng các nước tây phương đã tuyên bố cấm vận và phong tỏa ngoại giao đối với nước chxhcn việt nam, cho đến khi nào quân đội csvn rút ra khỏi lãnh thổ canpuchia! tình thế bất lợi này càng đè nặng trong những năm 1982-1985!] càng ngày áp lực nặng nề hơn, khi liên xô cắt giảm dần viện trợ từ cuối năm 1984, và lúc mikhail gorbachev lên làm tỏng bí thư của Đảng cskx (3-1985) thì Đảng csvn phải chịu thêm một sức ép về “Đổi mới”! mikhail gorbachev đã đặt thẳng vấn đề với lê duẩn và bộ chính trị trung Ương Đảng csvn là: “phải đổ mới đường lối xây dựng cnxh trong thời đại chung sống hòa bình với các chế độ chính trị khác nhau trên thế giới! chỉ có đổi mới chính trị và thực hiện đa nguyên trong lãnh đạo quốc gia, mở rộng dân chủ đến tận cơ sở, thì việt nam mới có khả năng vượt qua cơn khủng hoảng toàn diện hiện nay!” (theo tiết lộ của mười quảng (tức lê xuân tùng) bí thư riêng của nguyễn văn linh). một sự kiện nổi bật, chứng minh quyền lực của tập đoàn lê Đức thọ-lê Đức anh ở campuchia, là trong việc truất phế pen xô van – tổng bí thư Đảng ndcmc kiêm bộ trưởng bộ quốc phòng campuchia – vào năm 1982, bởi vì tội “chống Đảng csvn!” thật ra, pen xô van chỉ mới tỏ ra không hài lòng vì vai trò bù nhìn, không có thực quyền; và chỉ tỏ ra khó

chịu khi bị lê Đức anh ra mặt lấn quyền trong những quyết định về quân sự! tội nghiệp thay cho pen xô van! rõ ràng, ông không nắm vững luẬt chƠi chÍnh trỊ gian hÙng rằng: ”ta đưa mi lên được thì ta cũng đưa mi xuống được”! pen xô van, ông phải nhớ ông xuất thân từ đâu? Ông chỉ là một con người được Đảng lĐvn đào tạo và đưa lên làm trưởng phòng phát thanh tiếng khơ me, thuộc quyền Đài phát thanh tiếng nói việt nam ở hànội, trong những năm trước 1973. sau năm 1975, ông lại được Đảng csvn đào tạo thành lãnh tụ của “phong trào cách mạng campuchia”, và sau chiến thắng “cứu nguy campuchia” của quân đội csvn (1-1979), ông đã được Đảng csvn đưa lên ngôi vị cao nhất và nắm quyền lực tột đỉnh của nước campuchia, tuy chỉ là hình thức(!). tại sao ông không nhẫn nhục chờ thời cơ rút hết quân về nước của Đảng csvn, nên ông mới bị tập đoàn thọ-anh hạ bệ, và giải về ông việt nam để quản chế đến 10 năm (1982-1992)! bên cạnh đó, vỤ Án siam reap 1984 đã kích động sự thù hận của cán bộ, Đảng viên Đảng nhân dân campuchia với cán bộ, sĩ quan quân chí nguyện việt nam ở campuchia! “vụ Án siam reap” có thể tóm tắt như sau: ban quân báo của bộ tư lệnh quân chí nguyện việt nam ở campuchia đã mắc mưu phản gián của khơ me Đỏ (do sự chỉ đạo của cố vấn trung cộng), bằng sự tung tin giả (qua lời khai của những tên đầu thú và tù binh), bịa ra cái gọi là “chính quyền ii” ở tỉnh siam reap (tức là chính quyền “bí mật” của khơ me Đỏ), mà hầu hết những người làm việc cho “chính quyền ii”, vốn là cán bộ, Đảng viên đương quyền của Đảng nhân dân campuchia, từ cấp tỉnh xuống đến cấp xã. tưởng rằng đã “vồ được một vố lớn”, bộ tư lệnh quân chí nguyện việt nam vội vàng ra lệnh tiến hành bắt và thủ tiêu ngay hơn 40 “kẻ phản đảng nhân dân campuchia” (!) sự thật đã được phơi bày trước ánh sáng công lý, khi viên bí thư tỉnh ủy siam reap sắp bị bắt, đã nổ súng vào đầu tự tử, và để lại một huyết thư, rắng: ”các đồng chí bộ đội việt nam làm sai! tôi và các đồng chí của tôi là người cách mạng trung thành với Đảng!” sự thật đã vỡ lỡ, cán bộ và nhân dân campuchia phản ứng quyết liệt, lan rộng từ siam reap đến phnom penh, rồi cả nước campuchia đều xôn xao về cái hung tin: ”bộ đội việt nam bắt giết cán bộ campuchia một cách bừa bãi, coi thường Đảng và chánh phủ campuchia!” trách nhiệm lỗi lầm này, phải quy kết cho hai kẻ lãnh đạo tối cao của việt nam ở campuchia là lê Đức thọ và lê Đức anh! nhưng, tập đoàn duẩn-thọ đã áp dụng chính sách “hy sinh hạ cấp để bảo vệ thượng cấp”. trước tiên, để xoa dịu sự căm phẩn của Đảng và nhân dân campuchia, trung Ương Đảng csvn đã cử Đại tướng chu huy mân, Ủy viên bct, chủ nhiệm tổng cục chính tri, sang xin lỗi Đảng và chánh phủ campuchia. sau đó, thi hành kỷ luật một số cán bộ như: giáng cấp 2 viên tướng chỉ huy mặt trận 479 xuống cấp Đại tá và điều về quân khu 7 - thiếu tướng hoàng hoa, tham mưu trưởng btl quân chí nguyện việt nam, bị loại ra khỏi bch trung ương Đảng, giáng xuống cấp Đại tá, đưa về làm giám đốc trường lục quân ii ở thủ Đức (sàigòn) - viên Đại tá trưởng ban quân báo và 6 sĩ quan hạ thuộc, những cán bộ trực tiếp chấp hành, tạo nên “vụ Án siam reap”, đều bị cách chức, khai trừ khỏi Đảng, đuổi ra khỏi quân đội, đuổi về việt nam làm dân thường! (theo báo cáo của a-40 về “vụ Án siam reap 1984”, lưu trữ tại văn phòng ban bí thư trung ương Đảng, hànội, ký hiệu hồ sơ: srk/84). Đứng trước tình thế khó khăn trăm bề của nhà nước chxhcn việt nam, do Đảng csvn độc

quyền lãnh đạo, môt số tổ chức chống cộng của cộng đồng việt nam hải ngoại, cho rằng “thời cơ đã đến”, nên mới ra mặt công khai vận động đồng bào quyên góp “tiền cứu nước”, kêu gọi thanh niên tham gia xây dựng “lực lượng phục quốc”. . . và đưa người về nước để móc nối với các lực lượng chống cộng ở trong nước (hòa hảo ở miền tây nam bộ, cao Đài ở cà mau-mỹ tho-tây ninh, fulro ở tây nguyên, việt nam qdĐ ở miềntrung. . . ) có thể nói, phong trào chống cộng của cộng đồng người việt hải ngoại, trong giai đoạn 1982-1986, đã phát triển thành một cao trÀo chÍnh trỊ, lôi cuốn được sự đồng tình ủng hộ và tham gia của nhiều giới quần chúng. thực tế lịch sử này, đã gây khó khăn không ít cho Đảng và nhà nước csvn! tuy nhiên, cao trào chính trị chống cộng này, sở dĩ không trở thành sức mạnh có khả năng lật đổ chế độ csvn, là vì phong trào này phát triển theo chiều hướng ”chia năm xẻ bảy”, không hợp nhau lại thành một mẶt trẬn thỐng nhẤt, tạo thành một lực lượng tổng hợp khả dĩ đủ sức đối đầu với Đảng csvn! cho nên, các tổ chức chống cộng rời rạc của cộng đồng người việt hải ngoại, khi bước vào hoạt động vũ trang, bí mật hay công khai xáp trận với quân đội csvn, cuối cùng đều bị thất bại! một thí dụ điển hình, như sỰ thẤt bẠi của cuộc xâm nhập vào việt nam, được gọi là “chiến dịch Đồng tiến i” của “mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng việt nam” (gọi tắt là mtqg) hay còn gọi là “mặt trận hoàng cơ minh”, vào cuối năm 1985, đầu năm 1986. sự thật về câu chuyện bi thảm này, được tóm lược như sau: cuối năm 1985, tại “chiến khu bultarit” (bultarit là tên của một làng hẻo lánh, nằm ngay bên cạnh một khu rừng già, ở vùng Đông bắc thái lan, sát biên giới campuchia, cách xa thủ đô bangkok hơn 500 km.) cựu phó Đề đốc hải quân vnch hoàng cơ minh, chủ tịch mtqg, cùng “bộ tham mưu”, đã chỉ đạo việc thực hiện chiẾn dỊch ĐỒng tiẾn – Đồng tiến, có nghĩa là “Đồng lòng sát cánh bên nhau, quyết chí tiến về giải phóng quê hương việt nam thoát khỏi ách nạn thống trị của cộng sản!” (theo cương lĩnh của mtqg, công bố tại “chiến khu bultarit” (thực chất chỉ là mảnh đất rừng hoang được thuê để tạm dùng cho mtqg tổ chức ra mắt báo chí hải ngoại) vào ngày 8-3-1982. (xem bài của nhà báo hoàng xuyên, vạch trần sự thật về “khu chiến” của mtqg, đăng trong tạp chí văn nghệ tiền phong, số 233, virginia-usa, 1986). người được mtqg giao trách nhiệm lãnh đạo “chiến dịch Đồng tiến i" là ông dương văn tư, và người hướng dẫn “Đoàn quân Đồng tiến i” (30 người?) là ông huỳnh trọng hà. . . Đoàn Đt 1 vượt đường rừng từ vùng biên giới Đông bắc thái, qua đất lào, xâm nhập vào địa phận pleiku (tây nguyên-việt nam). khi đoàn Đt 1 vừa vượt sông sa–thầy (pleiku), chưa liên lạc được với cơ sở nào thì đã sa vào lưới vây bắt của quân biên phòng csvn! theo nguồn tin từ a.16 (bộ phận phản gián phía nam) của cục phản gián csvn, cho biết: tình báo lào đã mua được tin của tình báo thái lan, về toàn bộ kế hoạch “chiến dịch Đt 1” của mtqg, và đã thông báo tuyến đường xâm nhập việt nam của Đoàn Đt 1, do đó quân biên phòng csvn ở pleiku đã được lệnh phục kích sẵn tại vùng sông sa-thầy, để “bắt trọn đoàn quân Đồng tiến 1”! (theo tiết lộ của trung tá trần hải hậu, trưởng phòng pa.15/ sở ca tp. hcm, 1980-1990) qua sự kiện thất bại thảm hại của “chiến dịch Đt 1.” do mtqgtngpvn tiến hành, làm cho chúng ta nhớ lại “vụ xử Án tử hình” (8-1-1985) của tòa án csvn, đối với người chiến sĩ

yêu nước trần văn bá và các chiến hữu của anh! trần văn bá, nguyên chủ tịch tổng hội sinh viên việt nam tại paris (pháp), sau 30-4-1975 đến cuối năm 1979, sống tại nước người với thân phận lưu vong, anh đã chán ngấy “chống cộng kiểu sa lông”, ở trong phòng trà hay tiệc rượu của các ông chính khách tị nạn (!) vì vậy, anh quyết đinh tìm đường về nước để hoạt động lật đổ chế độ cộng sản bạo tàn! cho nên, anh đã bay sang thái lan vào ngày 6-6-1980. từ thái lan, anh sang campuchia và bí mật vượt biên giới vào việt nam. . . trong hai năm 1981-1982, anh len lỏi từ miền Đông xuống miền tây, đi tìm chiến hữu, tổ chức “cơ sở phục quốc”, xây dựng phong trào “cách mạng quốc gia”. . . rập theo “khuôn mẫu hệ thống xã hội tự do kiểu thụy Điển”. và theo quan điểm của trần văn bá thì “tương lai của việt nam sẽ là công trình của những người kháng chiến quốc nội. . . không phải của các chính trị gia lưu vong!” (theo olivier todd, trong “cruel avril 1975/la chute de saigon”, Édition robert laffont, s.a. paris, 1987, p.451). phương hướng hoạt động và chủ trương cách mạng của trần văn bá hoàn toàn đúng, nhưng “lực bất tùng tâm” và thời cơ chưa cho phép, nên sự nóng vội “muốn đốt cháy giai đoạn trường kỳ mai phục, chờ đợi thời cơ”, đã khiến anh lọt vào mạng lưới bủa vây của bọn công an cộng sản, vào ngày 11-9-1984 (!) theo lệnh của trung Ương Đảng, vào ngày 19-12-1984, tòa án cs tại thành phố hcm đã vội vàng đem trần văn bá ra xử về “tội phản quốc” (cùng với cựu phi công mai văn hạnh). trần văn bá và 3 chiến hữu là lê quốc quân, huỳnh vĩnh sanh, hồ thái bạch, đều bị kết án tử hình! trần văn bá vẫn bình tĩnh, lịch sự nói lời cuối cùng với bọn quan tòa cs rằng: ”tôi tiếc rằng đã gặp các ông trong hoàn cảnh trớ trêu này!”. và anh không thèm ký tên vào lá “đơn xin ân xá”! ngày 8-1-1985, trần văn bá và ba chiến hữu của anh đã bị hành quyết (!) thật là sâu sắc, khi olivier todd đã viết rằng: ”người ta so sánh bá với người chiến sĩ việt chống thực dân pháp. . ” (sách đã dẫn, trang 455). giai đoạn 1980-1986 cũng là giai đoạn phong trÀo vƯỢt biÊn tỊ nẠn cỘng sẢn cỦa ngƯỜi viỆt ĐÃ mỞ rỘng trÊn cẢ nƯỚc! cuộc hội nghị genève (7-1979) do liên hiệp quốc tổ chức, với sự tham gia của 73 quốc gia, nhằm mục đích “giải quyết tình trạnh thuyền nhân việt nam” và đưa ra “chương trình hành Động toàn diện” (cpa), để “ngăn chặn làn sóng ti nạn và cưỡng bức hồi hương” (!) nhưng trong thực tế lịch sử, phong trào vượt biên tị nạn cộng sản của người việt vẫn không ngừng tăng lên! Đây cũng chính là giai đoạn cao điểm bi thương, đầy uất hận, trước thảm cảnh cướp bóc, hãm hiếp, bắn giết của bọn hải tặc thái lan, đối với hàng triệu thuyền nhân việt nam! và lƯƠng tÂm nhÂn lỌai cũng đã và đang đối diện với tiếng kêu gào, cứu nguy của hàng triệu sinh mệnh việt nam, đang chồng chất ở các trại tị nạn, đang vật vờ ở giữa đại dương mênh mông! Đồng thời với chính sách “trục xuất người hoa’ núp dưới chiêu bài “cho vượt biên hợp pháp”, để “thu vàng cho ngân khố quốc gia”, số lượng người việt vượt biên tị nạn cộng sản đã gia tăng một cách ồ ạt trong thời gian 1980-1986, đặc biệt là số người việt ở miền bắc xhcn tìm cách vượt biên sang tị nạn ở hồng kông. thực tế này đã chứng minh một chân lý: dÂn chÚng cẢ nƯỚc viỆt nam ĐỀu khÔng chẤp nhẬn chẾ ĐỘ cỘng sẢn! theo thống kê của cơ quan unhcr thì trong những năm 1980-1985, có khoảng 225.000 thuyền nhân người việt đến nơi an toàn, nhưng phần đông đều bị nhốt ở các trại tị nạn, để

chờ cao Ủy tị nạn liên hiệp quốc (unhcr) thanh lọc (!) Điều đó cũng có nghĩ là có khoảng 2/3 thuyền nhân người việt không đi đến bến bờ, chôn vùi thân xác dưới đáy đại dương sâu thẳm (!) bởi vì theo tài liệu thống kê hộ khẩu của tổng cục thống kê thuộc chánh phủ chxhcn việt nam, thì từ 1980 dến 1985, đã có khoảng 675.000 người vượt biên theo đường biển (một phúc trình của unhcr vào năm 1982, “ước lượng cứ 1 người việt nam vượt biển bằng thuyền đến được Đông nam Á thì có 2 người khác đã vùi thây trên biển cả"!) như vậy, trong vòng từ 1975 đến 1985, sã có khoảng 650.000 thuyền nhân người việt đã đến nơi an toàn. và 276.000 người việt gốc hoa bị trục xuất ra khỏi nước bằng đường bộ. trong số người việt gốc hoa này, phần nhiều là về sống ở trung hoa lục địa (244.500). số còn lại, đã định cư ở các quốc gia như sau: 15,000 người ở Đài loan. 4,500 người ở macao. 10.000 người ở nhật bản. 2.000 người ở bắc hàn. và 1.000 người ở nam hàn. (theo số liệu của cơ quan unhcr). Đến năm 1985, người việt tị nạn cộng sản đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, như: bắc mỹ (Đông nhất), Âu châu, Á châu, phi châu và nam bán cầu. . . o0o lê duẩn (1907-1986) đã ngồi ghế tổng bí thư Đảng suốt trong 26 năm (1960-1986), liền cả ba khóa: khóa iii (1960-1975) – khóa iv (1976-1981) và khóa v (1982-1986). từ sau Đại hội v, lê duẩn càng ngày càng đổi tính – nóng nảy bất thường và ưa thích nịnh hót! xin nêu ra đây vài chuyện điển hình: - mùa hè1983, một hôm tại “ nhà nghỉ mát của bộ chính trị” ở quảng bá, bên bờ hồ tây, trước mặt một số cán bộ trung– cao cấp, trong đó có nhà báo thép mới (phó tổng biên tập báo nhân dân), Đại tá quang cận (tổng biên tập tạp chí qĐnd), Đặng xuân kỳ (giáo sư tiến sĩ viện trưởng viện nghiên cứu chủ nghĩa marx-lénine và tư tưởng hồ chí minh). . . ngài tổng bí thư lê duẩn, cao hứng nêu ra một học thuyết quân sự do chính ông ta sáng tạo, rằng: ”học thuyết quân sự của Đảng ta, và của giai cấp vô sản nữa, là chỉ có tiến công chớ không có phòng ngự!” học thuyết quân sự do lê duẩn nêu ra, đã gây nên một cuộc tranh luận khá sôi nổi ở các cơ quan nghiên cứu quân sự của việt nam, nhất là ở học viện quân sự cấp cao, ở viện nghiên cứu lịch sử quân sự, ở bộ tổng tham mưu. . .nói chung, các nhà nghiên cứu quân sự của chế độ csvn, đều nhận thấy cái “lỗ hổng” của một học thuyết quân sự “không hoàn chỉnh", mang đậm tính “hiẾu chiẾn, coi thƯỜng mẠng ngƯỜi”, do ngài tổng bí thư vì cao hứng (hay vì lẩm cẩm của tuổi già và bệnh tật?) nhưng không ai dám góp ý, trao đổi. . . thế nhưng,vẫn có một đại tá nhà báo tên quang cận (họ nguyễn), đã nặn óc viết ra một loạt bài “ca ngợi sự sáng tạo một học thuyết khoa học quân sự hiện đại của đồng chí tổng bí thư lê duẩn”, đã cho đăng liên tục nhiều kỳ trên tạp chí qĐnd. trong vài tháng sau, đội ngũ sĩ quan công tác ở tạp chí qĐnd đột nhiên thấy quang cận được thăng cấp thiếu tướng (?) trong hàng tướng lãnh csvn ai ai cũng hiểu ngầm rằng: ”Đây là sự ban thưởng của ngài tổng bí thư cho kẻ “thông minh”, và “nhận thức đượcsự sáng tạo vĩ đại” của ngài!” (theo tiết lộ của thiếu tướng lê hân, con trai cả của lê duẩn, tư lệnh phó quân khu 7). - mùa hè 1984, khí trời hànội rất oi bức, ngài tổng bí thư được “ban bảo vệ sức khỏe trung Ương Đảng” đưa đến nghỉ tại khu “nhà nghỉ mát của bộ chính trị” ở quảng bá, bên bờ hồ tây. một buổi trưa, ngài tổng cùng anh bảo vệ đi dạo mát dưới hàng cây cổ thụ trên đường đê nghi tàm; và khi đến “nhà sáng tác của hội nhà văn việt nam” (cũng nằm trên

đường đê nghi tàm), ngài tổng đột nhiên ghé vào, không cần báo cho ai biết trước, theo thông lệ “tiền hô hậu Ủng” của một vị tổng bí thư trung Ương Đảng! trong “nhà sáng tác” lúc ấy chỉ có 2 người là: nhà văn quân đội, Đại tá xuân thiều, công tác ở tạp chí văn nghệ quân đội. và nhà văn bùi bình thi, công tác tại tạp chí văn học. hai nhà văn này hoàn toàn bất ngờ, nhưng rất vui mừng được gặp “bác ba tổng bí thư”! xuân thiều thấy lê duẩn vui vẻ, cởi mở, nên mạnh dạn nêu ra một câu hỏi, vốn đã dồn nén trong lòng suốt hơn 15 năm nay, rằng: ”thưa bác, cháu định viết về tết mậu thân, nhưng có một điều xin bác chỉ giáo cho, đó là chúng ta phải hy sinh nhiều quá! và sự hy sinh quá lớn ấy có tương xứng với kết quả hay không?” Đang vui vẻ, ngài tổng bỗng nhiên nổi nóng, giận xanh cả mặt, quát lên: ”anh là cán bộ quân đội mà nói như vậy đưuợc à?. . . hy sinh bao nhiêu cũng là xứng đáng, là cần thiết. không có mậu thân thắng như vậy thì không có toàn thắng 30-41975 được! làm chiến tranh phải chịu hy sinh. sợ hy sinh thì mất nước! viết văn mà không hiểu điều đó thì viết cái gì!. . . là sĩ quan, là Đảng viên thì không được nghĩ sai lầm như thế!” xuân thiều sợ đến khiếp vía! bùi bình thi mau mau hạ giọng: ”vâng! chúng cháu phải hiểu như thế. bác dạy những lý lẽ thật là vô cùng quí báu! thật là may mắn cho chúng cháu được bác sẵn lòng chỉ dạy, cho chúng cháu tránh phạm sai lầm trong khi sáng tác ạ!” (theo lời kể lại của tiến sĩ dân tộc học, viện trưởng viện khxh thành phố hcm - mac Đường) Đến năm 1985, lê duẩn đã mang bệnh trầm trọng, cho dù có đủ thứ thuốc trên đời với những bác sĩ giỏi nhất của việt nam, có thừa chất bổ dưỡng loại thượng hảo hạng. . . nhưng khó bề kéo dài được mạng sống cho nhà độc tài số i trong hàng ngũ lãnh tụ của Đảng csvn! bởi vì, lê duẩn vốn đã mắc nhiều bệnh hậu trong người, lại thêm uất ức vì tình thế xây dựng cnxh việt nam, dưới sự lãnh đạo của ông ta, ngày càng tệ hại; hơn nữa, ông ta còn phải vung vãi sức lực để du híù với mấy cô bồ nhí, cho “khỏi phí tuổi già”. . . (khi lê duẩn chết, người ta mới biết ông có đến 4 cô “vợ trẻ” không chính thức – ngoài bà cả (bắc kỳ) và bà hai (nam bộ)! Đứng trước tình hình khủng hoảng toàn diện vào những năm 1983-1985, có nguy cơ làm sụp đổ chế độ chxhcn việt nam; và bệnh tình của lê duẩn mỗi lúc thêm trầm trọng, cần chuẩn bị người thay thế ngôi vị tổng bí thư của lê duẩn! cho nên bct trung ương Đảng csvn đã triệu tập hội nghị bch trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa v), vào một ngày giữa tháng 6-1985. trước hết, hội nghị này đã nhất trí sửa sai chính sách “cải tạo công thương nghiệp và hợp tác hóa nông nghiệp Ở miền nam”! vậy là, trong vòng 6 năm (1979-1985), về chính sách ctctn và hthnn ở miền nam, trung Ương Đảng csvn đã phải sửa sai đến 2 lần! ngoài việc quyết định ngưng ngay công cuộc ctctn và hthnn ở miền nam, hội nghị 8 cũng ra nghị quyết “cải tổ giÁ, lƯƠng, tiỀn”, và nhà thơ Ủy viên trung Ương Đảng tố hữu được giao chỉ dặn thi hành nghị quyết này, nhưng tố hữu đã phải than rằng ”Đồng tiền của chúng ta đã mất giá trị một cách mau chóng, trong khi vật giá cứ leo thang!” Đa số đại biểu tham gia hội nghị trung Ương lần thứ 8 (khóa v), đặc biệt là hầu hết các đại biểu miền nam, đều công nhận nguyễn văn linh đã có “tầm nhìn sáng suốt” về việc ông ta đã từng nêu ý kiến rằng: ”chưa vội tiến hành úp bộ ngay công cuộc ctctn và hthnn ở miền nam” (nghĩa là hàm ý chỉ trích sự sai lầm của tập đoàn duẩn-thọ!) do đó, nguyễn văn linh đã được đa số đại biểu tán thành cho ông ta phục hồi ngôi vị Ủy viên bộ chính trị khóa v. trong bct trung Ương Đảng khóa iv, những người ra mặt ủng hộ nguyễn văn linh, như là trường chinh, võ nguyên giáp, nguyễn cơ thạch, trần xuân bách. . . . thấy khuynh

hướng ủng hộ nguyễn văn linh mạnh mẽ, nên lê Đức thọ đành miễn cưỡng gật đầu. Đến những tháng đầu năm 1986, bệnh tình của lê duẩn đã vô cùng trầm trọng, cần phải chuẩn bị hậu sự cho ông tổng bí thư 79 tuổi (!) bct trung Ương Đảng csvn đã khẩn cấp triệu tập hội nghị ban chấp hành trung Ương Đảng khóa iv, lần thứ 10 (5-1986). mục đích của cuộc hội nghị này, ngoài việc lo hậu sự cho lê duẩn, còn bàn việc cử trường chinh “quyền tổng bí thư”, nếu lê duẩn qua đời trước khi tiến hành Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ vi (12-1986); đồng thời cử nguyễn văn linh giữ chức thường trực ban bí thư trung Ương Đảng khóa iv, để chăm lo soạn thảo: "báo cáo chính trị” cho Đại hội vi. thế là, nguyễn văn linh đã có cơ hội công khai tiến hành cuộc vận động ”leo lên ngôi vị tổng bí thư”, thay thế lê duẩn! tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng nhất của hội nghị trung Ương lần thứ 10 (khóa iv) là: xem xét về “những khó khăn mới và phức tạp đã đặt ra một yêu cầu khách quan, bức xúc có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp xây dựng cnxh do Đảng csvn lãnh đạo!” và để “xoay chuyển được tình thế, tạo ra một sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên bước đường đi lên cnxh, Đảng ta phải đổi mới sự lãnh đạo và chỉ đạo một cách mạmh mẽ, phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế.” (theo nghị quyết hội nghị lần thứ 10, tháng 51986 – xem văn kiện, đã dẫn). sau hội nghị này, nguyễn văn linh đã ráo riết vận động cho “công cuộc đổi mới”, sẽ được bắt đầu từ sau Đại hội vi – Đại hội mà ông ta tin tưởng là chắc chắn sẽ được ngồi vào cái ghế của lê duẩn! nguyễn văn linh đã công khai trao đổi với nhiều Ủy viên trung Ương về quan điểm đổi mới của ông ta, như sau: ”chỉ có đổi mới thì mới thấy đúng và thấy hết sự thật, thấy những nhân tố mới để phát huy, thấy những sai lầm để sửa chữa. . . muốn thế, phải đấu tranh chống cái cũ, chống bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống chủ quan nóng vội, chống tha hóa biến chất, chống những thói quen lỗi thời dai dẳng. Đây là cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ diễn ra trong mọi lãnh vực và trong bản thân từng người chúng ta…" và “chuyển biến toàn bộ sự nghiệp cách mạng theo hướng đổi mới là một quá trình lâu dài. chúng ta còn phải tiếp tục kiên trì suy nghĩ, tìm tòi, thử nghiệm, từng bước hình thành cái mới một cách tích cực và vững chắc!” (quan điểm này đã được nguyễn văn linh đưa vào bài “diễn văn khai mạc” Đại hội vi). Để chứng tỏ là một lãnh tụ “nhìn xa thấy rộng” trong công cuộc đổi mới, nguyễn văn linh đã chỉ thị cho lê xuân tùng (tức mười quảng), người trợ lý đắc lực của ông, tìm đủ cách sưu tầm và cho dịch ra tiếng việt, hầu hết những bài phát biểu và sách viết về perestroika (Đổi mới) của tổng bí thư Đảng cslx gorbachev, để ông ta nghiên cứu, chế biến thành chủ trương đổi mới của nguyễn văn linh. vì thế, nguyễn văn linh mới được một số người tâng bốc coi là gorbachev viỆt nam (!?) trong thời gian này, có một sự kiện chính trị thuộc về nội bộ của hàng ngũ cộng sản việt nam, mang tính chất phản kháng của một tập thể cán bộ, Đảng viên đã từng tham gia “hai mùa kháng chiến”- chống pháp và chống mỹ – đối với sự lãnh đạo của trung Ương Đảng csvn! Đó là việc ra đời của tổ chức được mệnh danh là: “câu lạc bộ những người kháng chiến cũ thành phố hồ chí minh”, được gọi tắt là câu lạc bộ những người kháng chiến cũ (clbnnkcc). quá trình hình thành clbkcc thật không dễ dàng! Đó là một quá trình phản ảnh quyền lực

"chuyên chính vô sản” của cá nhân lê Đức thọ, đồng thời cũng nói lên thực chất phản kháng của lực lượng kháng chiến cũ. nhóm “kháng chiến cũ” chủ trương thành lập một tổ chức “phản kháng công khai hợp pháp” gồm có những người chủ chốt sau đây: - nguyễn hộ, nguyên ủy viên thường vụ thành ủy thành phố hcm, đương nhiệm chủ tịch mttqvn của thành phố hcm. - tạ bá tòng bí danh tám cần, nguyên ủy viên thành ủy thành phố hcm, đương nhiệm hội trưởng hội trí thức yêu nước thành phố hcm. - nguyễn Đức hùng bí danh tư chu, nguyên Đại tá tư lệnh phó quân khu t4 (tức sàigòn-gia Định-chợ lớn). - thái doãn mẫn bí danh tám nam, nguyên Đại tá phó ban an ninh t4. - huỳnh văn tiếng, nguyên giám đốc sở thông tin nam bộ, nguyên giám đốc Đài phát thanh tiếng nói việt nam. - võ tuấn anh bí danh hai việt, nguyên chánh văn phòng khu ủy t4. - võ cương bí danh mười năng, bác sĩ, nguyên trưởng ban y tế t4. - huỳnh văn thơm bí danh sáu thơm, Đại tá, nguyên tỉnh Đội trưởng tỉnh Đội bộ dân quân sốc trăng. - nguyễn văn trấn bí danh hai cù nèo và bảy chợ Đệm, nguyên xứ ủy viên xứ ủy nam bộ, nguyên trưởng ban khoa giáo trung Ương Đảng. nguyễn hộ và các đồng chí của ông nhận thấy thời điểm 1985, là thích hợp cho sự ra đời của một tổ chức mang tính phản kháng công khai hợp pháp đối với đường lối lãnh đạo sai lầm của Đảng, trong công cuộc xây dựng cnxh việt nam! do đó, vào tháng 7-1985, họ định đệ đơn lên chính phủ xin thành lập tổ chức mang tên “hội truyền thống kháng chiến nam bộ”. nhưng sau đó, họ đã đưa đơn lên ubnd thành phố hcm, bởi vì họ đã đổi phạm vi hoạt động hẹp hơn, từ nam bộ xuống thành phố, để dễ dàng được chấp thuận là “hội truyền thống kháng chiến thành phố hồ chí minh”. và đã được ông bí thư thành ủy nguyễn văn linh ghi ý kiến chấp thuận vào ngày 21-7-1985, như sau: ”tôi rất đồng ý cho thành lập càng sớm càng tốt httkctphcm. Đề nghị thường trực ubnd ra quyết định”. sở dĩ ông nguyễn văn linh tích cực, ra mặt ủng hộ “nhóm nguyễn hộ-tạ bá tòng” thành lập hội truyền thống kháng chiến thành phố hcm, là vì mục đích tạo dựng một hậu thuẫn chính trị để cho ông ta giành được thắng lợi trong Đại hội vi sắp tới! thông thường, đã có ý kiến chấp thuận của bí thư thành Ủy (như trên) là ubnd phải chấp hành ngay! nhưng vì cái “búa tạ” của lê Đức thọ quá nặng, cho nên chủ tịch ubnd thành phố phan văn khải cũng không dám quyết định (!) phan văn khải lại chuyển hồ sơ đó sang cho bà nguyễn thị thanh, trưởng ban dân vận thành ủy. ban dân vận thành ủy lại chuyển cho ông phan minh tánh, trưởng ban tổ chức thành ủy. ban tổ chức thành ủy lại chuyển toàn bộ hồ sơ đó lên ban bí thư trung Ương Đảng ở hànội. song ban bí thư trung ương Đảng cũng không dám quyết định, lại chuyển sang cho ông trưởng ban tổ chức

trung ương Đảng là lê Đức thọ, tức “sáu búa”(tục danh mà cán bộ, Đảng viên đặt riêng cho lê Đức thọ!) hồ sơ xin thành lập “hội truyền thống kháng chiến thành phố hcm” của nhóm nguyễn hộ cứ chuyển lòng vòng như vây, đã phản ảnh tệ trạng độc đoán của lê Đức thọ – tệ trạng quyền lực cá nhân trên quyền lực của tổ chức; và cũng đã chứng tỏ ý kiến của nguyễn văn linh không còn đủ sức mạnh để ra lệnh cho cấp dưới của ông ta (khi cái bóng của sáu búa đang ngự trị tổ chức!); đồng thời cũng chứng tỏ tập đoàn duẩn-thọ về cũng lo sợ “sự phản kháng của lực lượng Đảng viên kỳ cựu của nam bộ!” vì thế, mãi đến một năm sau, lê Đức thọ mới trực tiếp ra lệnh cho phan văn khải ra quyết định số 60, ngày 16-5-1986, cho thành lập tổ chức, không mang tên như nhóm nguyễn hộ đề nghị, mà phải lấy tên là “câu lạc bộ những người khánh chiến cũ thành phố hồ chí minh”, với mục đích, nhiệm vụ chung chung như sau: ”ra sức tập hợp, đoàn kết rộng rãi những người kháng chiến cũ . . . Động viên giúp đỡ lẫn nhau phát huy trí tuệ, năng lực đóng góp tích cực vào các phong trào và hành động cách mạng để thực hiện mọi nhiệm vụ, mọi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước . . .” (theo tài liệu “những người kháng chiến cũ” của Đỗ trung hiếu, nguyên chánh văn phòng ban dân vận thành ủy, thời gian 1984-1986, thành viên clbnnkcc trong những năm 1987-1990). rõ ràng, lê Đức thọ đã quăng ra sôi “dây thòng lọng trung thành với Đảng, nhà nước và chủ nghĩa xã hội”, để xiết cổ những ai dám phản kháng đường lối lãnh đạo của Đảng! Ông nguyễn văn trấn đã nhận xét rất đúng rằng: “lệnh truyền của lê Đức thọ về nhiệm vụ của “hội” này được sửa ra là “câu lạc bộ”, là nhấn mạnh nghĩa vụ với Đảng , nhà nước và chủ nghĩa xã hội . quên điều đó là phạm tội tổ tông.” và “đưa cái bài vị ấy ra chỉ làm cho người ta nói hội ấy là . . . hội công cụ mà thôi”(theo “viết cho mẹ và quốc hội” của nguyễn văn trấn, nxb văn nghệ, ca. usa. 1965, trang 377-378) cũng trong những năm trước khi tiến hành Đại hội vi (12-1986), đã xẩy ra sự thanh trừng một cách bí ẩn, của tập đoàn lê duẩn – lê Đức thọ đối với “phe cánh võ nguyên giáp”! vì vậy , đến năm 1986, phần đông những tướng tá thân tín của Đại tướng võ nguyên giáp, không về hưu thì cũng đã chết! và cái chết bất ngờ, đầy sự bí ẩn của đại tướng hoàng văn thái (6-1986), là nỗi buồn đau vô cùng đối với đại tướng võ nguyên giáp! hoàng văn thái là người cán bộ hạ thuộc và thân tín nhất của ông giáp từ thời ở trung quốc (1943-1944) và ở căn cứ địa việt bắc (1944-1945). sau khi kháng chiến chống pháp thành công (19451954), về hànội, ông giáp đã đưa hoàng văn thái lên chức tổng tham mưu trưởng qĐnd. nhưng đến năm 1957 thì hoàng văn thái phải đưa cái ghế tổng tham mưu trưởng cho văn tiến dũng, và lui xuống làm tổng tham mưu phó. một dấu hỏi rất lớn đã đặt ra trong dư luận công chúng việt nam: vì sao hoàng văn thái đã chết bất ngờ và không được phép xét nghiệm thi hài trước khi chôn? - ngày 3-7-1986, là ngày buồn cho phe cánh lê Đức thọ, nhưng là ngày vui của phe nhóm nguyễn văn linh, bởi vì nhà đôc tài số 1 của Đảng csvn - lê duẩn đã chết! thế là, sau 26 năm mất chức tổng bí thư (1960-1986), trường chinh trở lại ngồi ghế tổng bí thư trung Ương Đảng, vào cuối khóa v (7-1986).

khi quan tài của lê duẩn vừa được vùi sâu dưới lòng đất trong nghĩa trang mai dịch (trong địa phận thường tín-ngoại thành hànội), thì cuộc tranh chấp phe nhóm trong nội bộ trung ương của Đảng csvn, cũng đã bắt đầu bước vào “một cuộc đấu đá âm thầm nhưng rất quyết liệt” giữa vây cánh lê Đức thọ & hồn ma lê duẩn cùng với phe nhóm của nguyễn văn linh & võ nguyên giáp. trong số 114 ủy viên chính thức của ban chấp hành trung ương Đảng csvn khóa v (1982-1986), đã có đến 50 người thuộc hàng thân tín nhất của lê Đức thọ & hồn ma lê duẩn. số còn lại chia làm 3 nhóm: nhóm trường chinh, nhóm võ nguyên giáp và nhóm nguyễn văn linh. trong cuộc đấu đá, thanh trừng nhau, trước ngày tiến hành Đại hội vi (12-1986), nhóm nguyễn văn linh đã bắt tay với nhóm võ nguyên giáp, còn nhóm trường chinh thì giữ cái thế “ngả theo chiều gió” và “ông câu hưởng lợi”! (theo tiết lộ của một ủy viên trong ban bí thư trung ương khóav & vi – xin được giấu tên). song tranh chấp gay gắt và nổi cộm nhất là trong “quân Ủy trung Ương” (tức tổ chức Đảng cao nhất trong qĐnd). cụ thể như sau: khoảng giữa tháng 9-1986, quân ủy trung Ương tổ chức “Đại hội Đảng toàn quân” để bầu đại biểu đi dự “Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ vi Đảng csvn: ba đại biểu sáng giá thuộc vây cánh lê Đức thọ & hồn ma lê duẩn, là đại tướng văn tiến dũng, đại tướng chu huy mân và trung tướng Đặng vũ hiệp lại không được bầu (!). nhưng đại tướng võ nguyên giáp và đại tướng lê trọng tấn lại được bầu với số phiếu cao nhất! thực tế này vượt ngoài ý muốn của phan Đình khải (tức lê Đức thọ). một “kế hoạch đen” do mai chí thọ (em ruột của lê Đức thọ – tên thật là phan Đình Đống – ủy viên bộ chính trị kiêm bộ trưởng bộ nội vụ) chỉ đạo, đã thực hiện trong bóng tối của mùa đông hànội. . . và ngày 5-12-1986, đột nhiên đại tướng lê trọng tấn nãû ra chết một cách “bất đắc kỳ tủ” (!?)… thế là, đại tướng văn tiến dũng được thay thế vào cái ghế đại biểu của đại tướng lê trọng tấn trong Đại hội vi. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ vi của Đảng csvn khai mạc tại hội trường ba Đình hànội, vào ngày 15 tháng 12 năm 1986, với “diễn văn khai mạc” của nguyễn văn linh, và trường chinh đọc “báo cáo chính trị”. Đại hội vi được tiến hành trong vòng 4 ngày (15 đến 18-12-1986). các quan sát viên nhận thấy chỉ có sự tham dự của 3 đoàn đại biểu quốc tế. Đó là: 1/- Đoàn đại biểu Đảng cs liên xô do e.k. ligachev,ủy viên bộ chính trị, bí thư ủy ban trung Ương Đảng dẫn đầu. 2/- Đoàn đại biểu Đảng nhân dân cách mạng lào do cay-xỏn phom-vi-hản, tổng bí thư ban chấp hành trung ương Đảng dẫn đầu. 3/- Đoàn đại biểu Đảng nhân dân cách mạng campuchia, do hêng-xom-ring, tổng bí thư ban chấp hành trung ương dẫn đầu. không có sự tham dự của các đoàn đại biểu cs Đông Âu, cu ba, mông cổ, triều tiên, đã phản ảnh một thực tế rằng: ngoài các Đảng cs chịu ảnh hưởng của trung cộng, không thể tham dự vì sợ đàn anh (Đặng tiểu bình) nổi giận; còn lại các Đảng cs khác chắc chắn đang gặp phải những nan đề chính trị, có nguy cơ đến sự tồn vong của Đảng cầm quyền (?) vậy mà, những nhà lãnh đạo tối cao của Đảng csvn vẫn còn mơ màng, hy vọng hão huyền rằng: ”các lực lượng cách mạng của thời đại đang không ngừng mạnh lên và rõ ràng ở thế chủ động, tiến công. lực lượng mọi mặt của hệ thống xã hội chủ nghĩa, do liên

xô làm tru cột ngày càng được tăng cường.” (văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ vi, nxb sự thật, hànội, 1987, trang 33). từ khi thành lập đến nay, Đảng csvn đã trải qua 5 kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc (19301982), chưa có kỳ Đại hội nào có sự tranh chấp quyền lãnh đạo gay gắt, cũng như không có kỳ Đại hội nào dám phê phán những sai lầm của tập đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng, như kỳ Đại hội lần thứ vi này! chưa có ai dám ra mặt phê phán sai lầm của ông hồ chí minh, càng không có ai dám ra mặt phê phán những sai lầm vô cùng nghiêm trọng của tập đoàn duẩn-thọ (!?) ngay trong Đại hội lần thứ vi này, cho dù lê duẩn đã chết, lê Đức thọ đã thiếu lực, kém thế, không còn khống chế được Đại hội, nhưng cũng không có ai dám phê phán đích danh những kẻ đã phạm sai lầm! tuy nhiên, Đại hội vi đã có những biểu hiện chuyển biến tiến bộ hơn các kỳ Đại hội trước nhiều, nó được minh chứng bởi hai vấn đề quan trọng nhất sau đây: một là, dám vạch trần những sai lầm của chấp hành trung ương Đảng khóa iv và khóa v, rằng: “trong mười năm qua (1976-1986) Đảng ta đã phạm nhiều sai lầm trong việïc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế.” “trong những năm 1976-1980, trên thực tế, chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác, chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã lỗi thời.” “Đã có những biểu hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành kinh tế quốc doanh.” v.v. . . và “những sai lầm và khuyết điểm trong công tác lãnh đạo của Đảng trước hết thuộc về trách nhiệm của ban chấp hành trung ương, bộ chính trị, ban bí thư, hội Đồng bộ trưởng. cần nhấn mạnh rằng, việc chậm bố trí đúng sự chuyển tiếp hay nhận lãnh đạo là một nguyên nhân trực tiếp làm cho sự lãnh đạo của Đảng trong những năm gần đây không đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới.” (văn kiện Đại hội vi, đã dẫn, trang 20-21 và 28) thông qua sự phê phán có tính khái quát, nhưng cũng phản ảnh được mức độ nghiêm trọng về sự sai lầm của ban chấp hành trung ương Đảng csvn, dưới trào lê duẩn - lê Đức thọ! vấn đề quan trọng là, thấy được sai lầm đã khó khăn, nhưng việc sửa chữa những sai lầm càng khó khăn hơn! thực tế lịch sử sau Đại hội vi sẽ trả lời chính xác nhất! ï hai là, mạnh dạn đưa ra chủ trương ĐỔi mỚi, cho dù chỉ mới phác họa những nét chung chung, phiến diện. phương châm căn bản của chủ trương đổi mới, do nguyễn văn linh chủ xướng là: “phải đổi mới cách nghĩ và cách làm, dám thừa nhận và thay đổi những quyết định sai lầm, dám xử lý kiên quyết những trường hợp phức tạp.” “Đảng phải đổi mới về nhiều mặt :đổi mới tư duy, trước hết tư duy kinh tế; đổi mới về tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác.” (văn kiện Đại hội vi, đã dẫn, trang 55 và trang 124) Điều căn bản và trọng yếu nhất là Đổi mới chính trị, nhưng trong nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ vi của Đảng csvn không hề nêu ra, cho dù chỉ là một câu hứa hẹn (?)

ngay cả việc “Đổi mới tư duy” cũng chỉ là sự “Đổi mối hình thức”, vì rằng tư duy được Đổi mới đó, không vượt khỏi khuôn chế của cái cũ, đã lạc hậu . . . như những lời lẽ khẳng định sau đây: ”muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa marx-lénine, kế thừa di sản quí báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của chủ tịch hồ chí minh, của đồng chí lê duẩn. . . “ (văn kiện Đại hội vi, đã dẫn, trang 125) và theo nghị quyết gọi là Đổi mới của Đại hội vi thì “mắc xích quan trọng nhất” của công cuộc đổi mới là “Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp”, mà “trước hết phải đổi mới công tác cán bộ và đội ngũ những người làm công tác tổ chức cán bộ.” (văn kiện Đại hội vi, đã dẫn, trang 132) nếu xét theo khía cạnh “phê phán sai lầm của lãnh đạo”, thì đây là “một cú đánh quyết định”, nhằm vào lê Đức thọ = trưởng ban tổ chức của trung ương Đảng (lê Đức thọ đã nắm quyền sinh sát cán bộ suốt 26 năm (1960-1986) đối với hệ thống tổ chức cán bộ trong toàn quốc, bao gồm: “các cơ quan lãnh đạo Đảng và nhà nước, cơ quan quản lý các ngành quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, các chức vụ chủ chốt của 40 tỉnh, thành, đặc khu, của hơn 400 quận, huyện, các cơ sở trọng yếu của nền kinh tế quốc dân.”) nguyễn văn linh và “phe nhóm đổi mới” đã giành được thắng lợi trong Đại hội vi. cụ thể la. 49 ủy viên trung ương Đảng khóa v, thuộc hàng thân tín của lê Đức thọ & hồn ma lê duẩn đã bị loại ra khỏi ban chấp hành trung Ương Đảng khóa vi, trong đó có: - lã lâm gia, bộ trưởng lương thực-thực phẩm. - lê Đức thịnh, chủ nhiệm Ủy ban quản lý thị trường của trung ương Đảng. - lê khắc, phó chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch nhà nước. - nguyễn côn, trưởng ban kinh tế trung ương Đảng. - nguyễn lân, trưởng ban công nghiệp trung ương Đảng. - trần phương, phó thủ tướng chínnh phủ. - nguyễn Đức thuận, chủ tịch tổng công Đoàn việt nam. - bùi phụng, thiếu tướng, ủy viên quân ủy trung ương kiêm thứ trưởng bộ quốc phòng. - Đặng vũ hiệp, trung tướng, thứ trưởng bộ quốc phòng. - chu huy mân, đại tướng, phó bí thư quân ủy trung ương, chủ nhiệm tổng cục chính trị. ngay cả lê Đức thọ cũng bị áp lực, buộc phải “tự nguyện rút lui" theo trường chinh và phạm văn Đồng, không ứng cử vào trung ương Đảng khóa vi, vì “tuổi đã cao, sức đã yếu”, để được “tuyên dương công trạng” ngay trước khi bầu cử ban chấp hành trung Ương khóa vi (17-12-1986). tổng số 128 người đắc cử vào ban chấp hành trung Ương Đảng khóa vi, đã có 65 ủy viên trung Ương khóa v tái đắc cử, và 63 người mới đắc cử lần đầu, đều thuộc “phe nhóm đổi mới” của nguyễn văn linh, trong đó có:

- nguyễn mạnh cầm, thứ trưởng bộ ngoại thương. - võ trần chí, ủy viên thường vụ thành ủy thành phố hcm. - nguyễn công tân, thứ trưởng bộ nông nghiệp. - hoàng bích sơn, thứ trưởng bộ ngoại giao. - phạm tâm long, thiếu tướng, thứ trưởng bộ nội vụ. v. v. . . . . . nguyễn văn linh được bầu làm tổng bí thư trung Ương Đảng khóa vi, không có gì khó khăn! tuy nhiên, nguyễn văn linh vẫn chưa có thực lực tuyệt đối trong bộ chính trị khóa vi! bởi vì trong số 12 Ủy viên bộ chính trị khóa vi, phe nhóm nguyễn văn linh chỉ chiếm 1/3 (nguyễn văn linh, võ chí công, võ văn kiệt và lê Đức anh). còn số 2/3 trong bộ chính trị khóa vi là: nguyễn cơ thạch, trần xuân bách, nguyễn Đức tâm, Đào duy tùng (thân tín của trường chinh)- Đồng sĩ nguyên, mai chí thọ, phạm hùng, Đỗ mười (vây cánh của duẩn-thọ). (theo sự tiết lộ của trần phương, nguyên bí thư riêng của phạm văn Đồng) o0o nguyễn văn linh – con người cơ hội và đầy thủ đoạn chính trị, đã thành công trong việc tranh giành ngôi vị tổng bí thư trung Ương Đảng khóa vi (1986-1991), trước hết là nhờ sự ủng hộ, hầu như tuyệt đối, của Đảng bộ cs miền nam! cái chết của lê duẩn và “tai tiếng xấu” của lê Đức thọ, trong khi trực tiếp chỉ đạo Đảng ndcn campuchia, ïđã tạo thuận lợi cho nguyễn văn linh! chiêu bài “Đổi mới” của nguyễn văn linh nhất thời hấp dẫn được sự tin tưởng của những cán bộ, đảng viên, vốn đang khốn khổ vì sự lãnh đạo độc tài chuyên chính của tập đoàn duẩn–thọ! Đối với tầng lớp trí thức trẻ, và thành phần văn nghệ sĩ cấp tiến, thì chiêu bài “Đổi mới” của nguyễn văn linh giống như “cái phao cấp cứu” đang khi con thuyền sắp chìm giữa đại dương, mênh mông! (xem tiếp giai đoạn 1987-1991) ....... lê tùng minh http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=231&chude_id=45 ***********

tiếp theo ... iii.- giai ĐoẠn 1987-1991 thực tiễn của lịch sử việt nam, từ sau tháng tư Đen (30-4-1975) đã minh chứng rõ ràng: giai đoạn 1987-1991 là “giai đoạn bắt đầu đổi mới nửa vời của Đảng cộng sản việt nam, trong tình thế sụp đổ của khối cộng sản Đông Âu và liên xô!” chính thực tiễn lịch sử tan rã của hai phần ba hệ thống chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa thế giới (19891991), đã tác động mạnh mẽ cực kỳ đến sự sinh tồn của Đảng csvn. phải làm thế nào để tránh khỏi thảm họa sụp đổ theo cơn bão tố chính trị của các nước xhcn ỏ Đông Âu và liên xô? có thấy được đặc điểm lịch sử này, mới thấy hết tính chất

đầy biến động và phức tạp của giai đoạn 1987-1991 ở việt nam, mới thấy rõ bản chất cơ hội của nguyễn văn linh và tính chất bảo thủ, độc tài của tập đoàn lãnh đạo Đảng csvn! o0o mở đầu giai đoạn 1987-1991, cũng là mở đầu chính sách đổi mới của nguyễn văn linh. lịch sử đã ghi nhận lời tuyên bố của nguyễn văn linh, được xem như “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của Đảng csvn, từ khi nguyễn văn linh làm tổng bí thư (khóa vi) – lời tuyên bố đó là: “chỉ có đổi mới thì mới thấy đúng và mới thấy hết sự thật, thấy những nhân tố mới để phát huy, những sai lầm để sửa chữa... muốn thế, phải đấu tranh chống cái cũ, chống bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống chủ quan nóng vội, chống tha hóa biên chất, chống những thói quen lỗi thời dai dẳng.” (theo văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ vi, nhà xb sự thật, hànội, 1987, trang 7-8) chính vì những lời tuyên bố “rất cách mạng” ấy, nên nhất thời mười cúc (tức nguyễn văn linh) đã được thành phần cấp tiến trong Đảng, trong guồng máy nhà nước và trong hàng ngũ sĩ quan của quân đội, đều tỏ ý hoan nghênh! dư luận trong nội bộ Đảng-chính quyềnquân đội nói chung, đều hy vọng là “sẽ thấy ánh sáng trong tương lai” (?) bắt đầu từ 25-5-1987, nhân dân cả nước đã thấy xuất hiện, trên báo “nhân dân” một loạt bài với đầu đề “những việc cần làm ngay!” của tác giả n.v.l (tức nguyễn văn linh) – nói cho đúng hơn rằng: Ông mười cúc bắt chước theo ông hồ khi còn sống, với một loạt bài ngắn gọn, mang tính chất chỉ thị “những việc cần làm ngay!’ với cái tên tắt là t.l (tức trần lực). nhưng trong thực tế, không có việc nào của n.v.l đề ra trên báo, đã làm ngay được cả (?) do đó, mới có chuyên tiếu lâm “vũ như cẩn” (tức là vẫn như cũ) dưới thời ông nuyễn văn linh (!) cho nên, loạt bài viết của n.v.l đăng trên báo nhân dân chỉ tồn tại trong vòng 4 tháng, rồi tự động biến mất, không kèn không trống! Đấy là một sư thất bại thảm hại của nguyễn văn linh trong việc gọi là “bắt chước nghề viết báo của ông hồ” (!) phụ họa và lèo lái chủ trương “Đổi mới” của ông tổng bí thư , ban bí thư trung Ương Đảng cũng đưa ra chỉ thị: “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm sử dụng báo chí tốt hơn trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực.”. trong chỉ thị này, bbt có đề ra một số điểm khống chế cụ thể như sau: ”phê bình công khai trên báo chí, trước mắt cần tập trung phê phán bệnh quan liêu, vô trách nhiệm, làm trái chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước; làm rối loạn trật tự, kỷ cương, gây lãng phí lớn...” (xem văn kiện Đảng, tập 19861990, nhà xb sự thật, hànội, 1990). nếu suy ngẫm cho kỹ thì ai cũng có thể nhận ra tính chất “Đổi mới nửa vời” của bản chỉ thị này (sic!) rõ ràng, ông tổng bt mới phóng tay ra thì ban bt liền kéo tay lại, theo phương châm “một tiến hai lùi”, miễn sao không đụng đến quyền lãnh đạo độc tôn của Đảng - “phê phán ai cũng được, nhưng không thể phê phán Đảng, vì Đảng là Đấng tối thượng!” (như lơiø phát biểu của ông Ủy viên trung ương Đảng đặc trách văn nghe ä- tố hữu, nói riêng với một số văn nghệ sĩ Đảng nô ở hànội, tháng 5-1987) ngay cả tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ có tư duy độc lập, cũng đã hồ hỡi đón nhận vị “lãnh tụ cấp tiến” (mười cúc); bởi vì ông ta đã “mở đường tự do” cho họ rằng: ”hãy tự mình cởi trói, tự mình cứu lấy mình, không uốn cong ngòi bút trước sức ép nào...” (trích bài nói

chuyện của nguyễn văn linh với văn nghệ sĩ tại hànội, vào ngày 6-10-1987. tham khảo thêm nghị quyết 05/bct tháng 12-1987 của bộ chính trị trung Ương Đảng csvn khóa vi) ai cũng ngỡ tưởng rằng: dưới sự lãnh đạo của một lãnh tụ có “quyết tâm đổi mới” như vậy, thì có thể múa bút vạch trần những sự thật phũ phàng của một thời kỳø lịch sử đen tối đã qua...như nhà thơ bùi minh quốc đã viết:

“bao nhiêu năm ta ngỡ mình tự do những giáo điều trở thành tín điều khi nào vậy?

chất độc ngấm ngọt ngào không ai nhìn thấy Đất sét nhào nên thần tượng để tôn thờ không có gì quí hơn độc lập tự do chân lý ngỡ thấm rồi ngờ đâu chưa hiểu hết sau bao phen đối đầu cùng cái chết vẫn chưa tan nỗi sợ trước uy quyền bọn đểu cáng mặt mày đạo mạo chúng nó ác hơn sói hùm và tinh ranh hơn cáo lò sát sinh tỏa hương vị thiên đường…”ø (trích bài thơ “không có gì quí hơn Độc lập tự do” của bùi minh quốc, Đà lạt, 1988) hai năm 1987-1988, hai năm đầu cầm quyền lãnh đạo tối cao của nguyễn văn linh, cũng là hai năm thử thách quyết tâm Đổi mới của Đảng csvn, trong sự biến động vô cùng phức tạp của phe xhcn và ngay trên đất nước việt nam nghèo đói và lạc hậu! chúng ta hãy theo dòng lịch sử với những sự kiện điển hình, để nhận ra đâu là cấp tiến, đâu là bảo thủ, đâu là chân chính, đâu là bất chính! Đó là những sự kiện lịch sử sau đây: - bầu cử quốc hội chxhcn khóa viii (1887-1992) vào ngày 8-4-1987, để tuyển chọn 496 đại biểu, “thay mặt” cho toàn dân việt nam để “chấp hành mệnh lệnh của Đảng csvn”, không khác gì “quốc hội bù nhìn” (!). họ ngoan ngoãn gật đầu theo lệnh của Đảng đã bầu các ông: lê quang Đạo làm chủ tịch Ủy ban thường vụ quốc hội,võ chí công làm chủ tịch hội đồng nhà nước, phạm hùng làm chủ tịch hội đồng bộ trưởng... có một hành vi không chính đáng, hay nói một cách khác là thủ đoạân bất chính của chánh phủ chxhcn việt nam đối với người việt hải ngoại! Đó là chính sách chiêu dụ người việt hải ngoại! người việt nam nào cũng biết: từ sau 30-4-1975 đến năm 1986, họ luôn luôn xếp những ngưới việt vượt biên tìm tự do Ở xứ người là “những phần tử phản quốc”! nhưng đến trước ngày bầu cử quốc hội khóa viii, họ lại đổi giọng, khoác cho

những người viêït hải ngoại một cái tên nghe rất kêu là “việt kiều yêu nươÙc”. và mục đích của thủ đoạn chính trị này đối với người việt hải ngoại, đã bộc lộ rõ ràng trong nội dung cái gọi là “thông cáo” ngày 10-4-1987, của hội Đồng bộ trưởng nhà nước chxhcnvn, “khuyến khích việt kiều gửi tiền, quà về giúp cho thân nhân...” (?) - khủng bố tôn giáo! thật ra, ngay từ sau ngày 30-4-1975, nhà nước csvn đã chỉa súng vào tôn giáo, đặc biệt đối với thiên chúa giáo, mà bắt đầu là trận khủng bố nhà thờ vinh sơn (12-2-1976). Đến nay, nhà nước csvn lại tiến hành khủng bố một họ Đạo thiên chúa – dòng Đồng công – ở thủ Đức! suốt trong một tuần lễ – từ ngày 15 đến 21-5-1987, công an vũ trang của thành phố hcm đã bao vây, tấn công những tu sĩ và giáo dân tay không (!) công an cộng sản đã bắt giam linh mục trần Đình thủ, cùng nhiều tu sĩ và giáo dân của dòng Đồng công! Đến ngày 18-10-1987, tòa án csvn tại thành phố đã kết án tù chung thân dối với linh mục trần Đình thu (cùng với một số linh mục khác) về tội “Âm mưu lật Đổ chính quyền” (?) hành động khủng bố này của csvn đã gây nên sự phản ứng mạnh mẽ của giáo dân ở nhiều họ Đạo trên toàn miền nam việt nam! Đối với phật giáo, sau vụ bất nhà sư thích quảng Độ đưa đi an trí ở miền bắc, tại huyện vũ thư (thái bình) hồi cuối tháng 2-1982; thì đến 28-9-1988, chính quyền csvn lại bắt và đưa ra tòa án thành phố hcm, xét xử hai vị thượng tọa thích tuệ sĩ va thích trí siêu về tội “không phục tùng pháp chế tôn giáo của Đảng và nhà nước” (?) khi bị biệt giam ở nhà tù phan Đăng lưu (phòng 4, khu c) thượng tọa thích tuệ sĩ rất kiên cường trước sự uy hiếp về tinh thần lẫn vật chất của bonï công an cộng sản! chúng bắt buộc ông phải lột bỏ bộ quần áo “già lam” của nhà sư, phải mặc bộ quần áo xanh của tù nhân, mới cho ra khỏi phòng giam để đi làm việc (trả lời cho bọn thẩm vấn viên) hoặc đi nhận quà thăm nuôi (!) thượng tọa thích tuệ sĩ kiên quyết không làm theo lệnh của bọn công an thẩm vấn, cuộc đấu tranh bất bạo động để giữ lấy bộ quần áo “già lam” , mà thượng tọa thích tuệ sĩ coi là cuộc đấu tranh “gìn giữ sự thanh bạch của người tu hành trước sự áp chế của quỷ”! và ông đã thắng! sau một tuần lễ hù dọa đủ cách, cuối cùng chúng phải nhượng bộ, không bắt buộc ông mặc quần áo tù nhân nữa! (theo lời kể lại của Đại úy nguyễn hữu liêm, nguyên trưởng nhà giam phan Đăng lưu, trong những năm 1987-1989). khi tòa án csvn ở thành phố hcm tuyên bố án tử hình đối vớ hai vị thượng tọa – thích tuệ sĩ và thích trí siêu, các phật tử dự phiên tòa ác ôn này, đều khóc thương cho hai nhà sư đáng kính! thày tuệ sĩ chỉ cười, đưa tay vẫy chào các phật tử, với vẻ mặt bình thản, cương nghị! còn thày trí siêu thì cười to... và nói lớn cho cả phiên tòa đều nghe rõ từng lời, rằng: "họ chà đạp luật pháp! họ là kẻ gian, kẻ ác! mình quang minh chính đại thì sợ gì ai!” cuối cùng chÍnh nghĨa ĐÃ thẮng! chính quyền csvn đã phải tự xé bỏ bản án tử hình đối với hai vị chân tu! - trấn áp các lực lượng “kháng chiến chống cộng”! theo thông báo của ông trường chinh trong Đại hội Đảng lần thứ vi, thì quân đội nhân dân đã “tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận lớn bọn phản động fulro ở vùng tây nguyên, bắt gọn nhiều nhóm phản động khác và bọn gián điệp, thám báo...”(theo văn kiện Đại hội vi,

đã dẫn, trang 15-16) Đồng thời, ông trường chinh cũng đã nêu rõ về tình hình các thế lực chống csvn rằng: ”Đối với Đông dương, thế lực bá quyền và chủ nghĩa đế quốc chưa từ bỏ âm mưu lâu dài làm suy yếu, hòng khuất phục nhân dân ba nước. các thế lực ấy có thể kéo dài chính sách đối đầu, dùng uy hiếp quân sự và bao vây, cô lập, hòng làm cho chúng ta chảy máu, không tập trung sức xây dựng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.” (văn kiện Đại hội vi, đã dẫn, trang37) do đó, chính quyền csvn đặt vấn đề trấn áp, tiêu diệt từ trong trứng nước, đối với bất cứ cá nhân hay tổ chức nào chống lại Đảng và nhà nước chxhcn việt nam! cho nên, vì không nắm được sự bố phòng dày đặc các lực lượng vũ trang của chính quyền csvn trên trận tuyến an ninh biên giới lào việt; lại chủ quan, ảo tưởng về “thời cơ sụp đổ” của chế độ csvn đã đến (!?); những người lãnh đạo mtqgtngpvn đã quyết định mở “chiến dịch Đồng tiến ii”. chiến dịch Đồng tiến ii (Đt. ii) được tiến hành vào thượng tuần tháng 7 kéo dài sang tháng 8-1987. cựu phó đề đốc hoàng cơ minh, chủ tịch mtqgtngpvn, là người trực tiếp chỉ huy chiến dịch. tổng số quân có vũ trang để tiến hành chiến dịch Đt ii là 144 người, được biên chế thành 3 quyết Đoàn (144:3 = 48). với lực lượng như thế, mà mở chiến dịch đánh nhau với quân đội csvn thí thật là quá phiêu lưu (!) Đoàn quân Đt ii xuất phát từ một cứ điểm trong tỉnh oubon (thailand) vào ngày 11-7-1987, di chuyển bằng xe lửa đến mộc tà hân tại biên giới thái-lào (?) từ đây, đoàn quân Đt ii vượt sông mékong (bằng xuồng máy và xuồng chèo) để đi vào địa phận của tỉnh savanakhet (thuộc hạ lào), rồi tiến đến biên giới việt lào để luồn sâu vào vùng tây nguyên của nước ta (theo kế hoạch?) từ savanakhet (có tài liệu viết là tỉnh savaran ?), bộ chỉ huy Đt ii có thuê được một toán lính lào (?) làm hướng đạo dẫn đường đến biên giới việt-lào (!) bộ chỉ huy Đt ii đã phạm vào một điều tối kỵ trong cuộc hành quân tác chiến, khi các ông phải thuê lính lào làm hướng đạo! chính bọn lính lào lam hướng đạo đã bí mật thông tin cho quân đội csvn biết từng chi tiết về lực lượng cũng như lộ trình hành quân của Đoàn quân Đt ii (!) bọn lính lào đã cố tình dẫn đoàn quân Đt ii đi lòng vòng từ khu rừng này sang khu rừng khác trong vòng nửa tháng trời... và đến ngày 26-7-1987 thì tên hướng đạo lào cuối cùng đã biến mất trong rừng sâu... trước ngày quân đội csvn bao vây và tấn công tiêu diệt Đoàn quân Đt ii (27-7-1987). sau hơn một tháng vây đánh, truy kích bằng một lực lượng đông gấp bội và hỏa lực mạnh áp đảo tuyệt đối... quân đội csvn đã bắt sống khoảng 60 chiến sĩ Đồng tiến ii, số còn lại đều bị tiêu diệt trong trận chiến! tướng hoàng cơ minh đẫ tự sát trước mắt quân thù để bảo tồn khí tiết (28-8-1987). (tham khảo, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu về “sự thật về cái chết của phó đề đốc hoàng cơ minh”). [chiến dịch Đồng tiến iii (Đt iii) của mtqgtngp việt nam được tiếp tục tiến hành trong năm 1990, nhưng đã bị quân đội csvn tiêu diệt và bắt sống hết! tháng 10-1990, tòa án csvn đã đưa 34 chiến sĩ của mtqg ra xử công khai, để trấn áp các lực lượng đối kháng ở trong nước và hải ngoại!?]. lịch sử đã ghi nhận một bài học quá đau thương về đấu tranh vũ trang của “lực lượng kháng chiến chống cộng”! Đây là một bài học vô giá cho những lực lượng cách mạng quốc gia ở hải ngoại, trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách

thống trị độc tài của csvn! - giáo dục xã hội chủ nghĩa s.o.s. năm 1987 cũng là năm xuống dốc thê thảm của nền “giáo dục xã hội chủ nghĩa” dưới quyền lãnh đạo độc tài của Đảng csvn. báo “lao Động” số ra ngày 1-9-1987, phát hành tại hànội đã báo động như sau: ”hơn 1/3 trong số 800.000 giáo chức đã bỏ dạy học vì nhà nước không có tiền trả lương suốt trong mấy tháng qua, để đi buôn kiếm tiền nuôi sống gia đình... và hơn 1.000.000 học sinh trên toàn quốc không có trường lớp để học...” thực tế đó, đã vạch trần mặt trái của chính sách gọi là: ”nâng cao vị trí xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dạy học”, đồng thời cũng tố cáo thứ lý thuyết suông của Đảng csvn trong chính sách gọi là: ”Đầu tư đúng mức cho sự nghiệp giáo dục, nhằm trước hết bảo đảm đủ sách giáo khoa và cơ sở cần thiết cho dạy và học.” (văn kiệân Đại hội vi, đã dẫn, trang 91) - tự trào phê phán “văn nghệ minh họa” và phong trào “văn nghệ phản kháng”! nghị quyết 05, tháng 12-1987, của bộ chính trị trung Ương Đảng csvn, là nghị quyết về “Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới.” chính nghị quyết nầy, nhất thời đã “cởi trói” văn nghệ sĩ xhcn, sau bao năm “nhà văn chỉ được giao phó công việc như một cán bộ truyền đạt đường lối, chính sách bằng hình tượng văn học sinh động…”. và “các nhà văn đã thích nghi với văn học minh họa như thích nghi với cách sống gian khổ, thiếu thốn trong chiến tranh”. vì thế “nhà văn nước mình tận trong tâm can ai mà chảng cảm thấy mình hèn!’ (theo bài “hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa!” của nhà văn nguyễn minh châu, đăng trên báo vĂn nghỆ số 49 & 50, hànội, ngày 5-12-1987) tự trào phê phán “văn học minh họa” đã được phát khởi từ “phát đạn ai điếu” của nhà văn nguyễn minh châu. trong tự trào này, nguyễn minh châu cũng đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết “mảnh Đất tình yêu”(nhà xb văn học, hànội, 1987), trong đó tác giả đã tố cáo các ông “quan cách mạng” như sau: ”nếu cứ như thế này, chúng ta làm cách mạng để làm gì, đổ xương máu ra để làm gì?... trao chính quyền vào trong tay cái bọn xấu đội lốt cách mạng thì có khác gì công dã tràng? tại sao người ta sợ chủ nghĩa xã hội? tất cả là vì để cho cái bọn vừa dốt nát, tham lam, vừa lắm quỷ kế, lắm thủ đoạn có quyền nhân danh cách mạng để làm sai lệch cách mạng, đến nỗi những người cách mạng chân chính cũng phải sợ chúng, chứ nói chi là người dân.” ( sách đã dẫn, trang 168) nhưng nói chung, “tự trào phê phán văn học minh họa” chỉ được phản ảnh trên một số mặt báo “không sợ cường quyền văn nghệ” ở một vài địa phương, như tờ Đất quảng, cửa việt, langbian v.v... một trong những người làm báo, có tinh thần phê phán mạnh mẽ nhất, là nhà thơ bùi minh quốc! bùi minh quốc là người quê ở tỉnh hà Đông (bắc việt), tốt nghiệp khoa văn của trường Đại học tổng hợp hànội, vào niên khóa 1958-1959. vợ của anh là nhà thơ nữ dương thị xuân quý, người hải dương. năm 1965, hai vợ chồng nhà thơ đã để đứa con gái đầu lòng

mới 16 tháng cho họ hàng nuôi giùm... hai vợ chồng đã vượt trường sơn vào nam tham gia “chống mỹ cứu nước”! nhưng đau đớn thay cho nhà thơ bùi minh quốc! nữ thi sĩ dương thị xuân quý đã hy sinh trên chiến trường (1968)... sau 1975, bùi minh quốc làm phó chủ tịch hội văn nghệ quảng nam – Đà nẵng, và là tổng biên tập tạp chí Đất quảng. Đến 1987, anh được cử làm chủ tịch hội văn nghệ lâm Đồng, kiêm tổng biên tập tạp chí langbian. năm 1988, bùi minh quốc cho ra đời 3 bài thơ chính luận, đã làm đau đầu, nhức óc tập đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng csvn! Đó là 3 bài: ”những ngày thường đã cháy lên”, “không có gì quí hơn độc lập tự do” và bài “mẹ đâu ngờ!” quyết liệt hơn, bùi minh quốc cùng nhà văn tiêu dao-bảo cự đã tiến hành cuộc vận động lấy chữ ký của 118 văn nghệ sĩ các tỉnh miền trung, vào cuối năm 1988, đi ra tận hànội, nộp lên Đảng và chính phủ để “ Đòi tự do sáng tác, tự do báo chí và xuất bản! yêu cầu đổi mới thật sự, yêu cầu cách chức những “thằng đểu” cấp cao trong đảng!” cuộc đấu tranh ôn hòa này của giới văn nghệ sĩ miền trung, mà người cầm đầu là nhà thơ phản kháng bùi minh quốc, đã làm cho bộ chính trị trung Ương Đảng csvn phải “báo động cho toàn Đảng cảnh giác tối đa với vụ “biểu tình chạy” của trí thức-văn nghệ sĩ, mà khởi đầu là nhóm bùi minh quốc – tiêu dao bảo cự...” (theo nguyễn văn trấn: ”viết cho mẹ và quốc hội”, sách đã dẫn, trang 419) cùng với “tự trào phê phán văn nghệ minh họa”, cũng đã bùng lên một “phong trào văn nghệ phản kháng”, dường như đã bắt đầu khai mở cho một thời “trăm hoa đua nở” trong vườn hoa văn nghệ xhcn, vốn bị ép vào khuôn phép minh họa đến khô cứng từ mấy chục năm nay (1955-1986)! trên “thị trường văn học”, các quầy hàng sách báo khắp nước, người ta thấy xuất hiện các tác phẩm văn học phản kháng, thu hút độc giả ... như sau: -“bên kia bờ Ảûo vọng”, “những thiên Đường mù”, "còn bến không chồng” của dương thu hương. (dương thu hương là một hiện tượng độc đáo trong giới văn học phản kháng (?) ngày 13-4-1991, dth đã bị chính quyền csvn bắt giam hơn 7 tháng, vì tội: chuyển tài liệu chống chế độ ra nước ngoài.”) - “những chuyện như Đùa” của mai ngữ - “người Đàn bà quỷ” của trần khắc. - “cái Đêm hôm Ấy... Đêm gì?" của phùng gia lộc. - “lờøi khai của người bị can” của trần quang huy. - “thời xa vắng” của lê lựu. - “một giờ trước lúc rạng sáng” của nguyễn quang lập. -“ly thân” của trần mạnh hảo. -“tướng về hưu”, “không có vua” của nguyễn huy thiệp.

-“Âm vang chiến tranh” của xuân thiều. - “tiểu thuyết cuộc Đời” của nguyễn văn bổng. - “ngày thứ bảy u Ám”, “cuộc ly hôn cuối cùng” của trần văn tuấn. -“mảnh Đất lắm người nhiều ma” của nguyễn khắc trường. - “mê lộ”, “thiên sứ” của phạm thị hoài. -“hồn trương ba da hàng thịt” kịch của lưu quang vũ. -“mẹ và em” thi tập của nguyễn duy. v.v... bao nhiêu tác phẩm (tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, thơ), bao nhiêu tác giả (nhà văn, kịch tác gia, nhà thơ... lão thành, trung niên, tuổi trẻ), mỗi ngưới mỗi vẻ... nhưng nói chung, họ như những cụm cây trong vườn văn nghệ đã và đang khô héo, thiếu nhựa sống vì thời tiết quá xấu, kéo dài từ năm này sang năm khác... bỗng nhiên, có một cơn mưa xuân trái mùa với một luồng gió mới lạ thổi ngược từ tây sang Đông – cơn mưa “đổi mới” và ngọn gió “cởi trói văn nghệ” – làm cho họ thức tỉnh và lao mình vào con đường “tự do sáng tác”, mà buổi đầu là tuông ra những gì ấm ức từ lâu, với những tiếng nói “phản kháng” quyết liệt với Đảng độc tài, với nhà nước chuyên chế, với các quan văn nghệ quan liêu! thế là, “văn nghệ phản kháng” ra đời! từ năm 1988, xuất hiện thêm một số cây bút phê bình như: lê ngọc trà, hà sĩ phu, lữ phương, phạm xuân nguyên, lại thiên Ân... đã gây nên một cuộc tranh luận khá gay gắt, giữa họ với ban tuyên huấn trung Ương Đảng, về tính Độc lập của văn nghệ và quyền tự do sáng tác, tự do xuất bản! tự trào phê phán “văn nghệ minh họa” và phong trào “văn nghệ phản kháng” của trí thức và văn nghệ sĩ trong thời gian 1987-1988, đã tác động mạnh, tạo ra một cuộc tranh luận nghiêm túc trong nội bộ trung Ương Đảng, về chủ trương “cởi trói văn nghệ” của nguyễn văn linh! chủ trương “cởi trói văn nghệ” của nguyễn văn linh đã trở thành “một loạt đại bác nả thẳng vào dinh lũy độc tài của Đảng trên lĩnh vực văn nghệ.” và tờ văn nghệ – tiếng nói của hội liên hiệp văn học nghệ thuật việt nam - do nhà văn nguyên ngọc làm tổng biên tập, đã bị ban tuyên huấn lên án là: tờ văn nghệ đã tự nguyện làm “diễn Đàn ngôn luận cho bốn văn nghệ sị phản kháng, lợi dụng giương cao ngọn cờ Đổi mới Để chống Đảng!” (lời của tố hữu). do đó, ngày 2-12-1988, theo lệnh của ban tuyên huấn, hội liên hiệp văn học nghệ thuật đã ra quyết định cách chức tổng biên tập của nguyên ngọc! cho nên, trong Đại hội nhà văn việt nam, khai mạc vào ngày 23-10-1989, một số nhà văn thức tỉnh đã lenb tiếng đấu tranh chống chính sách “cấm quyền tự do ngôn luận” và “đàn áp báo chí và văn nghệ sĩ” của Đảng và nhà nước. sự biếnvăn nghệ này đã báo hiệu : mở đầu chấm dứt thời kỳ “cởi trói văn nghệ” của tập đoàn nguyễn văn linh -lê quang Đạo - võ chí công - phạm hùng !

- câu lạc bộ những người kháng chiến cũ. câu lạc bộ những người kháng chiến cũ thành phố hcm (gọi tắt là clb) được ra đời vào ngày 10-5-1986 (như đã trình bày trong phần ii). nhưng từ tháng 5-1986 đến tháng 41988, clb chỉ làm công việc xây dựng và phát triển tổ chức. mặc dù bị ban tổ chức trung Ương Đảng khống chế phạm vi tổ chức là địa phương thành phố hcm, và tính chất hoạt động của clb là: ”Động viên giúp đỡ lẫn nhau phát huy trí tuệ, năng lực đóng góp tích cực vào các phong trào và hành động cách mạng để thực hiện mỗi nhiệm vụ, mọi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước nói chung và thành phố nói riêng.” (theo quyết định số 60, ngày 16-5-1986, của ubnd thành phố hcm). nhưng, những người chủ chốt trong ban chủ nhiệm clb – nguyễn hộ, tạ bá tòng – lại cố ý biến clb thành “một tổ chức tranh đấu cho công cuộc đổi mới thật sự!” vì vậy, trong hai năm xây dựng và phát triển tổ chức, clb đã tự động mở rộng tổ chức ở khắp 18 quận huyện, thuộc ngoại vi của thành phố, mà không đóng khung trong phạm vi nội ô của thành phố! không chỉ có thế, mà clb còn núp dưới hình thức “liên kết” để thành lập các tổ chức ngoại vi ở các tỉnh khác, chủ yếu là ở nam bộ (lấy tên clb hoặc hội kháng chiến cũ). tính đến 3 tháng đầu năm 1988, clb đã tập họp được 20.000 hội viên là “cán bộ kháng chiến cũ, tính qua hai thời kỳ: chống pháp và chống mỹ!” sau tháng 4-1988, clb đã tiến hành hoạt động có tính chất Đối kháng với những thành phần bảo thủ, cản trở công cuộc Đổi mới thật sự, trong hàng ngũ lãnh đạo trung Ương Đảng! cụ thể như sau: 1.- thành lập “ban tư vấn chính trị” (3-4-1988), do nguyễn hộ, chủ nhiệm clb, làm trưởng ban, để lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ “Đấu tranh giữa mới và cũ, giữa tiến bộ và bảo thủ, giữa trong sáng và tham nhũng.” 2.- Đưa yêu sách đòi nhà nước “hợp thức hóa tổ chức mới, biến clbnnkcc thành hội truyền thống kháng chiến cũ” (27-5-1988) 3.- tổ chức hội thảo, thảo luận côâng khai về việc “bầu cử chủ tịch hội đồng bộ trưởng mới” vào ngày 3-6-1988. tham dự hội thảo đã có hơn 200 cán bộ trung cao cấp và sĩ quan cấp tá, tướng (về hưu và đương chức). chủ tịch Đoàn hội thảo gồm có nguyễn hộ, nguyên thường vụ thành ủy; phạm khải, nguyên thành ủy viên; và thượng tướng trần văn trà, nguyên chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố sàigòn sau 30-4-1975ø. (cả ba người đều đương nhiệm ban lãnh Đạo clb). toàn thể hội thảo viên đã đồng nhất trí ký tên vào bẢn kiẾn nghỊ, gửi lên ban chấp hành trung Ương Đảng csvn và quốc hội nước chxhcn việt nam. nội dung kiến nghị có hai điểm chính như sau: một:”nếu chủ tịch hôïi đồng bộ trưởng có đức độ, tài năng, được nhân dân tín nhiệm, đủ sức lãnh đạo chính phủ theo tinh thần đổi mới thì mới có thể lấy lại niềm tin của dân, xoay chuyển được tình hình, đưa đất nước thoát khỏi vực thẳm! còn ngược lại thì vô cùng tai hại, nhân tâm ly tán, tình hình đất nước sẽ vô cùng phức tạp, kinh tế sẽ càng suy sụp, nhân dân càng điêu linh lầm than đau khổå!”

[có dư luận là phe cánh miền bắc trong trung ương Đảng muốn đưa Đỗ mười lên giữ cái ghế chủ tịch hĐbt, nhưng phe cánh nam bộ lại muốn giành ghế đó cho phạm hùng. nhóm clb ủng hộ phạm hùng!] hai : “Đảng phải tôn trọng quốc hội, để cho quốc hội được độc lập, tự do thảo luận lựa chọn ứng cử viên chủ tịch hĐbt... Đảng không nên dùng sức ép của Đảng, bắt buộc các đại biểu quốc hội trong và ngoài Đảng, chỉ được bầu theo ý của Đảng mà thôi!” (trích trong bẢn kiẾn nghỊ của cuộc hội thảo ngày 3-6-1988, tại nhà hữu nghị, số 31 đường lê duẩn, thành phố hcm) 4.- ngày 11-6-1988, clb lại đưa lên ban chấp hành trung Ương Đảng một bẢn kiẾn nghỊ 5 điểm... nhưng nội dung chính yếu là: yêu cầu hội nghị lần thứ 5 (sắp họp) của bch trung ương Đảng khóa vi, cần phải nghiêm khắc kiểm điểm “bộ chính trị, ban bí thư xử lý một số vụ việc vi phạm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, không tôn trọng cơ quan hành pháp và lập pháp, tức vi phạm luật pháp và hiến pháp, vi phạm dân chủ nội bộ Đảng và dân chủ xã hội.” và phải “kiện toàn ban chấp hành trung ương Đảng, bộ chính trị, ban bí thư... theo hướng quyết tâm đổi mới, quyết tâm thực hiện nghị quyết Đại hội vi. ai làm tốt để lại. ai không đổi mới đưa ra!” (trích trong bẢn kiẾn nghỊ ngày 11-6-1988 của clb, điểm 1 & 3) với 2 bản kiến nghị trên đây, clb do nguyễn hộ lãnh đạo đã thật sự tuyên chiến với lực lưông bảo thủ trong trung ương Đảng klhóa vi ! [trong danh sách đồng ký tên kiến nghị –ngày 3-6-1988 có 103 người và ngày 11-6-1988 cóù 44 người – đã thấy có mặt những nhân vật cao cấp sau đây: nguyễn văn bình ủy viên thành ủy tp hcm, Đoàn công chánh nguyên phó bí thư khu ủy sàigòn - gia định, hà huy giáp nguyên ủy viên dự khuyết trung Ương Đảng kiêm thứ trưởng bộ văn hóa, nguyễn hộ nguyên ủy viên thường vụ thành ủy tp hcm, bác sĩ nguyễn văn hưởng nguyên bộ trưởng bộ y tế-phó chủ tịch quốc hội, dương kỳ hiệp nguyên bộ trưởng kinh tế của chánh phủ cmltmn việt nam, phạm khải nguyên bí thư tỉnh ủy gia Định, vũ văn thanh nguyên ủy viên trung Ương Đảng khóa iv, phan văn năm nguyên ủy viên trung ương cục kiêm trưởng ban nông vận miền nam, huỳnh văn tâm nguyên Đại sứ lưu động của mtdtgpmn việt nam, nguyễn văn trấn nguyên vụ trươngû khoa giáo trung Ương Đảng, tạ bá tòng nguyên ủy viên thành ủy tp hcm, nguyễn thị một nguyên trưởng ban phụ vận xứ ủy nam kỳ, nguyễn thị tấn nguyên ủy viên khu ủy sàigòn-gia định… các cấp tướng, tá trong quân đội thấy có những nhân vật sau đây: thượng tướng trần văn trà nguyên chủ tịch Ủy ban quân quản sàigòn-chợ lớn, thiếu tướng Đào sơn tây nguyên phó chính Ủy quân khu 7, trung tướng phan trọng tuệ nguyên phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng chính phủ vndcch, Đại tá nguyễn huỳnh ngân nguyên phó tư lệnh quân khu 4, Đại tá thái doãn mẫn nguyên phó giám đốc sở ca tp hcm, Đại tá nguyễn Đức hùng nguyên phó tư lệnh Đặc khu sàigòngia Định v.v...] trước khi Đại hội vi họp, vì cần sự ủng hộ của Đảng bộ nam bộ, nguyễn văn linh ra mặt tích cực hoan nghênh sự thành lập clb của nhóm nguyễn hộ-tạ bá tòng... nhưng đến khi đã ngồi vững trên ngôi vị tổng bí thư trung ương Đảng, thì nguyễn văn linh quay ngoắt 180 độ, ra lệnh thẳng tay trấn áp nhóm nguyễn hộ-tạ bá tòng, với một lời phán để đời là:

”phải trấn áp thẳng tay với bọn phản Đảng đó!” thương hại thay cho nguyễn hộ vì quá tin vào “đồng chí mười cúc”(!)ø vào đầu tháng 3-1988, thành phần nội các của nhà nước chxhcn việt nam đã có thay đổi đột ngột – Đỗ mười lên làm chủ tịch hội đồng bộ trưởng , thay cho phạm hùng, vì phạm hùng đã chết (10-3-1988). Đỗ mười lên ngồi ghế mới chỉ có 4 ngày, thì trung cộng đã “chào mừng” ông ta bằng hành động đưa quân chiếm lấy 7 hòn đảo của việt nam ở hoàng sa (14-3-1988). trong khi đó, nạn đói lan tràn ở 19 tỉnh trên miền bắc, khiến cho hàng vạn người chết thảm! Để ngăn ngừa có biến động ở nông thôn, ngày 12-6-1988, bộ chính trị trung ương Đảng csvn vội vàng ra chỉ thị “ngưng thi hành công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp” và “thực hiện chính sách khoán sản phẩm trên mảnh đất chia cho nông danb tự quản”, nhằm mục đích kích thích sản xuất và xoa dịu sự bất mãn đang dâng cao của quần chúng nông dân (!). nông dân đồng bằng sông cửu long đã “chào mừng chính sách này, bằng một cuộc biểu tình với 300 người, vào ngày 15-8-1988, kéo lên thành phố hcm đưa yêu sách “đòi trả lại ruộng đất nguyên dạng mà ho đã làm chủ trước năm 1976!” (tức năm bắt đầu thi hành chính sách hợp tác hóa nông nghiệp). hưởng ứng với nông dân đồng bằng sông cửu long, ngày 22-11-1988, nông dân huyện thọ xuân (thanh hóa) đã biểu tình trước cơ quan ubnd huyện đòi lại ruộng đất mà nông trường quốc doanh sao vàng đã chiếm của họ! hai cuộc biểu tình này đã mở đầu cho phong trào nông dân đòi ruộng đất trên khắp cả nước trong thập niên 90 ! o0o bước vào năm 1989 – năm kiểm nghiệm tính chất cơ hội chủ nghĩa và lột trần bản chất đổi mới nửa vời của nguyễn văn linh – đất nước việt nam đang đứng trước cuộc khủng hoảng toàn diện, và nhà nước chxhcn việt nam đang đứng bên bờ vực thẳm của sự sụp đo ... tiếc thay! Ở vào cơ hội lịch sử “ngàn năm có một” này, trong các lực lượng yêu nước chân chính của dân tộc việt nam, tại quốc nội cũng như hải ngoại, vẫn chưa có một tổ chức chính trị nào, với một thiên tài lãnh tụ dân chủ nao, có đủ khả năng đảm trách nổi sứ mệnh trọng đại là “Đẩy chế độ csviệt nam đi vào con đường diệt vong (!?) năm năm sau này (1989-1994), bch trung ương Đảng csvn cũng đã thừa nhận về cuộc khủng hoảng toàn diện, vào những năm 1989-1991, rằng: ”cuộc khủng hoảng nảy sinh từ cuối thập kỷ 70, gay gắt nhất là những năm 1986-1988 khi lạm phát lên tới mức phi mã, ở thời điểm năm 1991 lại thêm một lần thử thách hiểm ngheõ... ”ngân sách thu không đủ chi, tỷ lệ bội chi ngân sách còn cao và có xu hướng tăng lên. nợ nước ngoài đến hạn và quá hạn trả quá lớn so với kim ngạch xuất khẩu hàng năm...” tình trạng không có hoặc thiếu việc làm, nhất là đối với thanh niên đến tuổi lao động, vẫn đang là vấn đề nóng bỏng và là một trong những nguyên nhân cơ bản làm nẩy sinh tiêu cực xã hội (...) như lối sống chạy theo đồng tiền, những thị hiếu không lành mạnh, những hũ tục, mê tín tâng nhanh, những sản phẩm độc hại lan tràn trên thị trương.” ( theo “báo cáo chính trị” của bch trung ương Đảng csvn khóa vii, trình bày tại hội nghị trung Ương giữa nhiệm kỳ khóa vii, tại hànội, ngày 24-1-1994). trong lúc ấy, có hai biến cố chính trị quốc tế đã tác động mạnh đến nỗi lo âu về sự sinh tồn của Đảng csvn!

một là, biến cố thiên an môn (3-6-1989): cuộc biểu tình ôn hòa, đòi “tự do dân chủ và thực hiện chế độ chính trị Đa nguyên” , của hàng trăn ngàn học sinh, sinh viên yêu nước trung quốc diễn ra tại thiên an môn (bắc kinh), kéo dài được một tuần lễ (27-2-1989 đến 3-6-1989), thì bị đàn áp đẫm máu! Đặng tiểu bình, tổng bí thư Đảng cstq, đã nổi khùng, xem những học sinh-sinh viên yêu tự do dân chủ là ”bọn phiến loạn phản cách mạng”, là “kẻ thù của dân tộc trung hoa” (!?). vì thế, họ Đặng bèn ra lệnh cho quân đội có võ trang các loại súng, và sử dụng cả xe tăng, thiết giáp, tiến hành đàn áp, thẳng tay tàn sát, giết chết không thương tiếc hàng ngàn, bắn bị thương hàng chục ngàn, bắt giam không biết bao nhiêu ngàn học sinh, sinh viên vô tội (!) biến cố thiên an môn không chỉ làm rúng động lương tâm thế giới... mà còn là một “bãi mìn máu”, báo hiệu cho công cuộc đấu tranh dân chủ hóa quyết liệt ở trung quốc trong tương lai! hai là, sự biến chính trị ở ba lan (18-6-1989): công Đoàn Đoàn kết của nhân dân ba lan đã thắng lớn trong cuộc tổng tuyển cử tự do lần đầu tiên, của chế độ chính trị xhcn do đảng cộng sản ba lan độc quyền lãnh đạo, trong hai ngày 4 và 18-6-1989! sau 45 năm (1945-1989) độc quyền thống trị đất nước ba lan, Đảng cs ba lan đành ngậm đắng nuốt cay, bắt buộc phải rút lui khỏi vũ đài lãnh đạo chính trị ở ba lan! và luật sư taduez mazowieckj của công Đoàn Đoàn kết đã được nhân dân tín nhiệm, đưa ông lên cầm quyền nội các liên hiệp của quốc gia ba lan vào ngày 19-8-1989! nguyễn hộ và các đồng chí của ông trong ban lãnh Đạo clb, đã nhậy cảm, bắt được “mạch sóng ngầm của cuộc cách mạng xanh” ở ba lan từ sau ngày 4 tháng 6 năm 1989, vối sự thắng cử trong vòng đầu của công Đoàn Đoàn kết ba lan so với Đảng cs ba lan! vì vậy, nguyễn hộ và ban lạnh Đạo clb mới tổ chức ngay một cuộc hội thảo về đề tài: ”quyền tự do dân chủ của công dân và những vấn Đề cấp bách khác hiện nay của xã hội”, vào ngày 11-6-1989, tại nhà hữu nghị số 31 đường lê duẩn, thành phố hcm, với sự tham dự của 76 thành viên chủ chốt của clb! cuộc hội thảo đã nhất trí đưa lên cho toàn thể Đại biểu quốc hội khoá 8 một bản kiến nghị, nhằm tố cáo ”bộ thông tin đã vi phạm điều 67 của hiếp pháp về tự do báo chí, đã đóng cửa một loạt tờ báo, chỉ vì các báo này dám nói thẳng, nói thật, chống tiêu cực quan liêu bảo thủ, cửa quyền, áp bức quần chúng.” Đồng thời đề nghị: ”quốc hội cần thúc đẩy việc soạn thảo, thông qua và ban hành luật báo chí và các luật khác, nhằm bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân mà hiến pháp đã quy định.”(trích nguyên văn trong bản kiến nghị – theo tài liệu “nhỮng ngƯỜi khÁng chiẾn cŨ” của Đỗ trung hiếu, thành viên clb, đặc trách “trí thức kháng chiến cũ” của tp hcm, 19-3-1995) [không hiểu vì lý do nào, trong bản kiến nghị ngày 11-6-1989 này, nhận thấy không có mặt những nhân vật như: hà huy giáp, trần văn trà, phan trọng tuệ, dương kỳ hiệp, nguyenã văn bình... (?) mãi đến tháng 3-1990, khi một số thành viên clb ra mặt “đấu tố’ hai ông nguyễn hộ và tạ bá tòng, thì mới biết là họ bắt đầu tránh né búa rìu trừng phạt của Đảng! thí dụ như trường hợp của thượng tướng trần văn trà. trong các cuộc hội thảo của clb trong năm 1988, trần văn trà rất hăng hái phát biểu, công khai đề xuất dân chủ hóa, lên án gắt gao tệ quan liêu, nạn tham nhũng trong các bộ máy của Đảng và chính quyền! nhưng, sang năm 1989, sau khi được nguyễn văn linh (tổng bí thư) và võ chí công (chủ tịch nước) “mời hội đàm về nhưng vấn nạn của Đảng”, và “hành động chống Đảng của nguyễn hộ và tạ bá tòng” (?) thì trần văn trà đã quay ngoắt 180 độ! Đứng trước những diễn biến phức tạp của quốc tế xhcn, và tình trạng khủng hoảng trầm

trọng ở trong nước, nguyễn văn linh cùng bộ chính trị trung Ương Đảng csvn, đã quyết định triệu tập khẩn cấp hội nghị trung Ương lần thứ 7 (khóa vi) vào đầu tuần thứ hai của tháng 8-1989, tại thành phố hcm, để bàn thảo và đề ra đối sách với tình thế đang diễn biến bất lợi cho chế độ xhcn trên thế giới, và ngay tại việt nam (!) hội nghị trung ương Đảng csvn lần thứ 7 (khóa vi) đã ra thông báo giải thích tình hình và xác quyết niềm tin mù quáng như sau: ”công cuộc cải tổ đang diễn ra ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa, nhưng một số nước đang gặp khó khăn nghiêm trọng... hơn lúc nào hết, chúng ta không được nghi ngờ chân lý tất thắng của chủ nghĩa xã hội...” Đồng thời hội nghị trung ương 7 cũng kêu gọi toàn Đảng cảnh giác rằng: ”trong một số iùt cán bộ đảng viên đã xuất hiện một số tư tưởng lệch lạc, chao đảo. nếu không sớm ngăn chặn và phát hiện, có thể dẫn tới những tác hại không nhỏ!” về sự biến ba lan, trung ương Đảng csvn kết luận: ”thực chất sự kiện chính trị đang diễn ra ở ba lan là công Đoàn Đoàn kết với sự tiếp tay của các thế lực đế quốc, chủ yếu là đế quốc mỹ, đang làm cuộc đảo chánh phản cách mạng ở ba lan!” (theo văn kiện Đảng, tập thời kỳ 1986-1990 – xem báo nhân dân, hànội, ngày 28-8-1989) theo tinh thần thông báo của hội nghị trung ương 7, ngày 29-8-1989, ban tổ chức trung Ương đã chỉ đạo tổ chức một cuộc biểu tình lớn tại thành phố hànội, nhằm lên án công Đoàn Đoàn kết ba lan là “nguyên nhân đưa đến cuộc khủng hoảng chính trị tại ba lan!” và tuyên bố ủng hộ Đảng công nhân thống nhất ba lan (tức Đcs ba lan) trong hành động “cương quyết đập tan cuộc đảo chính phản cách mạng!” rõ ràng là tập đoàn nguyễn văn linh đang nằm mơ, hay cố tình che dấu sự thật ? trong hội nghị trung ương 7 (khóa vi) có một hiện tượng chính trị cấp tiến cần được ghi vào trang sử trong giai đoạn này! Đó là hiện tượng trần xuân bách. trong Đại hội Đảng lần thứ vi, trần xuân bách đã được đề cử vào bộ chính trị và ban bí thư trung Ương Đảng, với chức vụ trưởng ban Đối ngoại trung Ương Đảng, và đặc trách công tác thông tin quốc tế của bộ chính trị. do đó, ông mới được quyền tổ chức riêng một văn phòng gọi là “nghiên cứu và thông tin quốc tế”, để thiết thực phục vụ cho chiến lược đối ngoại của Đảng csvn. cho nên, trong hàng ngũ lãnh đạo của bộ chính trị và ban bí thư, ông trần xuân bách là người am hiểu tình hình Đông Âu và liên xô nhất! trong hội nghị trung ương 7 (khóa vi) trần xuân bách đã phát biểu trái ý kiến với tập đoàn bảo thủ trong trung ương Đảng rằng: ”từ bài học thất bại của Đảng công nhân thống nhất ba lan, Đảng ta cần phải thay đổi chiến lược xây dựng cnxh, nghĩa là phải đổi mới triệt để cả về kinh tế và chính trị, thực hiện kinh tế thị trường và chính trị dân chủ đa nguyên!” (theo tiết lộ của mười quảng, tức lê xuân tùng, thư ký riêng của nguyenã văn linh). Đứng trước cơn bão tố của cuộc “cách mạng nhung” ở Đông Âu, và thực tế của cuộc khủng hoảng toàn diện ở việt nam, nguyễn văn linh đã thật sự hốt hoảng, lo sợ cho Đảng csvn, cho cái ghế tổng bí thư của ông, sẽ bị sụp đổ giống như Đảng cs ba lan (!) vì vậy, nguyễn văn linh quyết tâm trấn áp những ai – ngay cả trong nội bộ Đảng – có ý đòi hỏi dân chủ, đa nguyên chính trị (như trần xuân bách, như nguyễn hộ và một số thành viên của clb)! nguyễn văn linh đã công khai khẳng định lập trường chuyên chính rằng: ”chúng ta không cho phép mọi hành động lợi dụng dân chủ để phục vụ cho ý đồ xấu của cá nhân

hoặc một nhóm người chống chế độ xhcn. hội nghị trung ương lần này đã tỏ rõ sự nhất trí cao không chấp nhận tự do hóa tư sản, chủ nghĩa đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, ngầm phủ nhận chủ nghĩa mác lênin, chủ nghĩa xã hội và vai trò lãnh đạo của Đảng!” (theo tạp chí cộng sản, số tháng 9-1989) trong dịp dự lễ quốc khánh lần thứ 40 của nước cộng hòa dân chủ Đức, vào tháng 101989, nguyễn văn linh đã giành đi thay thế võ chí công (chủ tịch nước) để hy vọng “thuyết phục đồng chí honecker và nhất là trao đổi với đồng chí gorbachev để cứu vãn tình hình, thoát khỏi cơn nguy hiểm.”(lời của nguyễn văn linh nói với võ chí công và Đỗ mười trước khi bay sang Đông Đức - theo tiết lộ của mười quảng). trong thực tế, nguyễn văn linh chẳng những không thuyết phục được ai, mà còn chứng kiến tương lai “sự sụp đổ của bức tường ba ùlinh” trong một ngày không xa! nguyễn văn linh trở về việt nam mang theo cái bệnh liệt dây thần kinh số 7, nên phải chịu méo mồm! (không biết vì bị trúng gió độc hay vì bị chấn động thần kinh do sự sụp đổ trông thấy của Đông Đức?) còn ông trần xuân bách, mặc dù đã có nhiều ý kiến trong hàng ngũ trung Ương Đảng lên tiếng bất đồng với ông ngay trong hội nghị trung ương 7, nhưng sau đó trần xuân bách vẫn tiếp tục viết báo, trả lời phỏng vấn, thuyết trình... để truyền bá quan điểm của Ông! Đặc biệt bài thuyết trình tại Ủy ban khoa học xã hội việt nam, vào ngày 5-1-1990, với đề tài “chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?” đã làm cho tập đoàn bảo thủ trong bct và bbt quyết định đánh gục trần xuân bách (!) nội dung của bài thuyết trình như thế nào mà bị trung ương Đảng csvn phản ứng quyết liệt như vậy? toàn văn bài thuyết trình “chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?” đã đăng trên tạp chí cộng sản số tháng 1-1990. Ở đây, chỉ trích một đoạn điển hình, để chứng minh quan điểm chính trị xét lại chủ yếu của trần xuân bách, rằng: ”chủ nghĩa xã hội thế giói đang đứng trước những thử thách lớn... diễn biến chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa đang căng thẳng, phức tạp và có tính dây chuyền... không thể nghĩ rằng ở châu Âu thì sôi sục, còn ở châu Á thì ổn định. không thể chủ quan cho mình là ổn định. tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều nằm trong sự vận động để tiến lên, đều có những mâu thuẫn lớn, đều phải phá vỡ sức đè nén của những cái cũ, không anh nào có thể yên trí mình ổn định được. có khi tuần này còn huênh hoang, tuần sau đã bị đảo lộn!” và trong cuộc hội thảo tại trường nguyễn Ái quốc, vào ngày 3-2-1990, nhân kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập Đảng, trần xuân bách đã thẳng thắn tuyên bố: ”Đảng phải quyết tâm đổi nới triệt để thì mới trị được cái “bệnh tụt hậu” vô cùng nguy hiểm của Đảng!” thế là bão tố nổi lên! ngày 16-2-1990, tổng bí thư Đảng liền triệu tập một cuộc họp bất thường của bộ chính trị, để phê phán “quan điểm xét lại” của trần xuân bách. nguyễn văn linh, Đào duy tùng, lê Đức anh... đều lên tiếng phê phán gay gắt, và kết án trần xuân bách đang reo rắc tư tưởng xét lại vô cùng nguy hiểm cho Đảng (!) cho nên toàn thể bộ chính trị nhất trí thi hành kỷ luật, bằng cách loại trần xuân bách ra khỏi bộ chính trị và ban bí thư trung ương Đảng, nhưng vẫn còn lưu lại trong ban chấp hành trung ương Đảng khóa vi! sự sụp đổ của chế độ xhcn ở Đông Âu vào cuối năm 1989 đã gây một chấn động tinh

thần vô cùng hốt hoảng đối với tập đoàn lãnh đạo trung ương Đảng csvn! Đồng thời, sự kiện tổng bí thư Đảng cs liên xô m. gorbachev cùng với tổng thống mỹ g. bush, ra tuyên bố chung ở malte là “chiến tranh lạnh đã kết thúc!” (12-1989); và thái độ bất can thiệp vào tình hình Đông Âu của gorbachev và ban lãnh đạo Đảng cslx, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Đông Âu tiến hành cuộc cách mạng hòa bình lật đổ hệ thống xhcn Đông Âu, càng làm cho Đảng csvn bất mãn và hoang mang, lo lắng! vì vậy, nguyễn văn linh và bộ chính trị mới triệu tập khẩn cấp hội nghị trung ương lần thứ 8 (khóa vi) vào tháng 3-1990. (Đúng vào thời gian Đại hội dân biểu lx đã bầu m. gorbachev làm tổng thống lx). nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng nhất của hội nghị này là đánh giá tình hình Đông Âu và liên xô! hội nghị trung ương 8 (khóa vi) đã nhất trí nhận định rằng: ”sau sự sụp đổ của bức tường bá linh... và diễn biến phức tạp ở liên xô hiện nay, đã cho thấy sự thụt lùi của chủ nghĩa xã hội trên trường quốc tế, nhưng đó chỉ là tạm thời lâm vào thoái trào mà thôi! nguy hiểm nhất là trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng cộng sản liên xô, đã có một thế lực nguy hiểm, đang nâng chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, đầu hàng chủ nghĩa đế quốc, mà gorbachev là tiêu biểu! dựa vào tình thế đó, một số thế lực thù địch với ta đã và đang đẩy mạnh hoạt động hòng gây mất ổn định chính trị, phá rối an ninh quốc gia, làm phương hại đến độc lập chủ quyền của đất nước ta, trong khi nước ta lại đang đứng trước những thử thách rất gay gắt!”(theo văn kiện Đảng, tập 1985-1990, đã dẫn) chính vì dựa vào tinh thần của nghị quyết này, mà “viện khoa học công an việt nam” mới đương nhiên cho xuất bản cuốn “sự phản bội của goóc ba trốp” (nhà xb cand, hànội , 1990) chịu ảnh hưởng xấu của tình hình chính trị quốc tế và trong nước, ngay trong cuộc hội nghị này, trần xuân bách phải hứng chịu búa rìu của đa số Ủy viên trung Ương, trung thành với giáo điều của cnxh, đã quyết liệt lên án trần xuân bách, nhất là các ông Đào duy tùng, nguyễn Đức bình, nông Đức mạnh, nguyenã hà phan, lê duy anh, Đoàn khuê, vũ oanh, lê phước thọ, mai chí thọ, trần trọng tân... kết quả: trần xuân bách bị bãi bỏ tất cả các cương vị lãnh đạo trong Đảng, và loại ra khỏi trung ương Đảng, vì lý do đã “vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật của Đảng, gây ra nhiều hậu quả xấu!” cùng thời gia với sự xuất hiện các bài báo kêu gọi thi hành “dân chủ Đa nguyên” của trần xuân bách, clb do nguyễn hộ điều hành cũng hoạt động sôi nổi: ra báo “truyền thống kháng chiến”, tiếp tục hội thảo-đưa kiến nghị lên trung ương Đảng và quốc hội. Đặc biệt nhất là cuộc hội thảo ngày 13-11-1989, tại hội trường quận ủy quận 3, số 39 trần quốc thảo, với đề tài: ”tìm hiểu nguyên nhân trì trệ hiện nay trong việc đổi mới” tham dự hội thảo có hơn 700 cán bộ trung-cao cấp, tướng-tá, trí thức... nhưng khi cuộc hội thảo vừa bắt đầu, thì chủ nhiệm clb – nguyễn hộ- đã không vui, thông báo cho các thành viên ckb biết rằng: Ông nguyễn võ danh (bảy dự) nhân danh thường trực thành Ủy ra lệnh: “ngưng ngay cuộc hội thảo hôm nay!” Đồng thời cho biết: ”Đình chỉ xuất bản tờ truyền thống kháng chiến!” (nên biết, tờ truyền thống kháng chiến của clb mơiù ra được 2 số.) thế là, cuộc hội thảo với hơn 700 thành viên, tức khắc biến thành cuộc mít tinh, đồng thanh biểu quyết đòi: ”báo truyền thống kháng chiến phải tiếp tục xuất bản!” nghĩa là, clb ngang nhiên đòi quyền tự do báo chí, không sợ cường quyền của thành ủy, cũng là cường quyền của trung ương Đảng! ngày 7-1-1990, phát huy khí thế của cuộc mít tinh ngày13-11-1989, clb cho tổ chức song hành 2 cuộc mít tinh:

một, cuộc mít tinh và hội thảo nhân ngày kỷ niệm trần văn Ơn, tại nhà bảo tàng cách mạng thành phố, có hơn 200 học sinh sinh viên kháng chiến cũ, các má chiến sĩ, ni cô và phật tử tham dự... cuộc hội thảo đã lên tiếng phê phán quyết liệt tệ “độc tài, quan liêu trì trệ, tham nhũng, không còn kỷ cương”, và đề nghị Đảng phải cho “xây dựng một chế độ chính trị dân chủ và cởi mở hơn trong kinh tế...” cuộc hội thảo này đã bị thành ủy lên án gay gắt! trong cuộc hội thảo này cũng có mặt thượng tướng trần văn trà, thanh sơn nguyên phó bí thư xứ ủy nam bộ, trần bạch Đằng nguyên bí thư khu ủy sàigòn-gia Định. nhưng cả 3 nhân vật này đều trở giọng, khi nghe tin thành ủy lên án cuộc hội thảo (!?) hai, cuộc hội thảo do nguyễn hộ chủ trì, diễn ra suốt ngày, tại nhà văn hóa lao động số 55b đường xô viết nghệ tĩnh, có nhiều vị lão thành cách mạng tham dự, như: giáo sư trần văn giàu nguyên bí thư xứ ủy nam kỳ, nguyễn văn trấn nguyên phó bí thư xứ ủy nam kỳ, nguyễn như phong nguyên phó bí thư tỉnh ủy sông bé, nguyễn văn hữu nguyên tỉnh Đội trưởng sông bé, trần văn Đông nguyên thường vụ tỉnh ủy vỉnh long, phan văn nhơn nguyên tỉnh ủy viên tiền giang, Đại tá hồ văn cheo nguyên phó chánh ủy sư đoàn 9, v.v... cuộc hội thảo đã sôi nổi bàn luận, phát biểu ý kiến xoay quanh chủ đềø: ”công cuộc cải tổ ở liên xô và Đông Âu, tình hình đổi mới ở việt nam.” họ phê phán ban lãnh Đạo Đảng cslx, chỉ trích gorbachev... đồng thời cũng chê trách ban chấp hành trung ương Đảng cs việt nam khóa v là không chịu đổi mới triệt để... nhưng nổi bật nhất là ý kiến của giáo sư trần văn giàu. Ông nói thẳng thắn rằng: ”liên xô phải cải tổ vì tầng lớp lãnh đạo già nua bảo thủ... nhưng liên xô cải tổ gặp trở ngại rất lớn, vì bộ máy quan liêu bảo thủ, đặc quyền đặc lợi quá lớn quá lâu. Ở việt nam cũng vậy, vì số lãnh đạo già nua đặc quyến đặc lợi, họ đã gắn chặt đít vào ghế bằng bù lon. bộ máy đó là tai hại. càng sống lâu càng hư, làm quan lâu càng hư. Đổi mới là cách mạng. cách mạng là phải trẻ, phải tiến bộ. phải tống cổ bọn tham nhũng quan liêu bảo thủ ra khỏi Đảng và nhà nước! ... dân ngày nay nói... không tin Đảng nữa!” (theo tài liệu của Đổ trung hiếu, đã dẫn, phần ii, trang 26) cuối cùng, cuộc hội thảo ngày 7-1-1990 của clb đã chấm dứt, với kết luận của ông nguyễn hộ, rằng: ”quần chúng không còn tín nhiệm Đảng, vì cán bộ đảng viên suy thoái, lãnh đạo ba trợn. Đó là điều bi đát nhất trong lịch sử Đảng csvn!” toàn thể thành viên clb yêu cầu ”Đảng csvn phải đổi mới theo nghị quyết Đại hội vi, phải lột xác, phải đi lên, đưa cách mạng việt nam đi lên, làm cho đất nước phát triển giàu mạnh.” clb cũng đưa yêu sách, đòi nhà nước phải cho thành lập hội những người kháng chiến cũ, và cho tái bản báo truyền thống kháng chiến. không thua gì số phận của trần xuân bách, nguyễn hộ – tạ bá tòng với những hoạt động của clb, đến đầu năm 1990, đã bị nguyễn văn linh và bộ chính trị coi là ”vụ chống Đảng sau nhân văn giai phẩm” (thật ra, họ đâu có ý chống Đảng mà họ chỉ muốn cứu Đảng csvn, để tránh khỏi thảm họa như ở Đông Âu - ltm) .Đồng thời, bộ chính trị trung ương Đảng csvn cũngõ ra lệnh cho thành ủy thành phố hcm tiến hành ngay các biện pháp trấn áp, như sau: - cấm clb tổ chức hội thảo! cấm clb ra những đặc san truyền thống kháng chiến! - chỉ đạo ban chủ nhiệm clb tiến hành đấu tranh nội bộ, loại những phần tử quá khích ra khỏi ban chủ nhiệm, cụ thể là loại bỏ nguyễn hộ và tạ bá tòng

- giải thể các tổ chức phụ thuộc như ban liên lạc thanh niên, học sinh, sinh viên kháng chiến cũ! dẹp bản tin của ban liên lạc tnhssv kháng chiến cũ! (tài liệu đã dẫn, như trên). bão tố không chỉ giáng lên đầu trần xuân bách, nguyễn hộ, tạ bá tòng... mà còn phủ lên đầu của giới báo chí! sau vụ cách chức nguyên ngọc, tổng biên tập báo văn nghệ, hàng loạt nhà văn-nhà báo khác cũng bị loại ra khỏi chức vụ, như: bùi minh quốc tổng biên tập báo langbian; tô nhuận vĩ, tổng biên tập tạp chí sông hương; tô hòa, tổng biên tập báo sàigòn giải phóng; kim hạnh tổng biên tập báo tuổi tre; hoàng phủ ngọc tường, tổng biên tập báo cửa việât; nguyễn xuân quang, tổng biên tập báo sông bé; lê phúc, tổng biên tập báo Đối thoại (vĩnh long); kinh tinh, phó tổng biên tập báo Ấp bắc... họ đã lần lượt bị cách chức, khai trừ Đảng... chỉ vì họ cho đăng những bài tố cáo tệ quan liêu cửa quyền, nạn tham nhũng, phản ảnh thảm trạng đau khổ của người dân lương thiện, và đòi quyền tự do dân chủ... theo lệnh của bộ chính trị, ngày 4-3-1990 thành ủy thành phố hcm đã mở cuộc họp kiểm thảo nguyễn hộ va tạ bá tòng về tội “lập một trung tâm lôi cuốn cả nước chống Đảng”, và loại hai ông ra khỏi ban chủ nhiệm clb! thượng tướng trần văn trà, trần bạch Đằng, nguyễn trọng xuất nguyên phó ban tuyên huấn khu ủy sàigòn-gia Định... vì danh lợi cá nhân, đã trở mặt lên tiếng kết tội nguyễn hộ-tạ bá tòng là “phản bội Đảng”, là “nối giáo cho giặc”… nguyễn hộ và tạ bá tòng đã phản đối quyết liệt, vạch trần thủ đoạn chính trị bỉ ổi của thành ủy là muốn biến clb “thành công cụ phục vụ cho tập đoàn lãnh đạo quan liêu, bảo thủ, tham nhũngï và phản dân chủ, bóp nghẹt quyền sống của nhân dân!”và hai ông đã tự động bỏ cuộc họp ra về, để mặc cho bọn “Đảng nô” mặc sức khua môi múa mép. biết không còn dựa vào cái thế hợp pháp của clb để tiến hành đấu tranh cho công cuộc dân chủ hóa đất nước được nữa, ngày 21-3-1990 ông nguyễn hộ đã bí mật rời khỏi thành phố sàigòn... và tuyên bố “ly khai ra khỏi Đảng csvn !” Ông nguyễn hộ lui về vùng nông thôn sông bé, vùng căn cứ kháng chiến cũ mà trước đây ông đã từng sống và hoạt động chống pháp (1945-1954) và chống mỹ (1960-1975), nuôi hy vọng “lập chiến khu tiến hành cuộc kháng chiến mới” (?) tin nguyễn hộ ly khai Đảng csvn đã loan đi khắp nước! phóng viên người anh nick malloni đã tìm đến phỏng vấn ông tạ bá tòng. va nick malloni đã viết bài cho đăng trên tờ báo asia week ở hongkong, đã được đài bbc phát lại nguyên văn trong buổi phát thanh đêm 26-3-1990. nguyễn văn linh rất tức giận liền chỉ thị cho ban bí thư, ra thông báo khẩn cho toàn Đảng biết về “hành động chống Đảng của nguyễn hộ-tạ bá tòng và đồng bọn trong câu lạc bộ những người kháng chiến cũ!” sau đó, bộ nội vụ ra lệnh bắt hàng loạt người, gồm các ông: Đỗ trung hiếu (23-4-1990); tạ bá tòng, hồ hiếu, Đỗ ngọc long và luật sư Đoàn thanh liêm (cùng ngày 29-4-1990); linh mục chân tín và giáo sư nguyễn ngọc lan (cùng ngày 16-5-1990... Đến ngày 7-9-1990, nguyễn hộ cũng bị bắt ngay trên một nhánh sông sàigòn. tiếp theo, hàng trăm người ở sàigòn, tiền giang, hậu giang, sông bé... đã bị bắt ... trong đó có giáo sư Đoàn viết hoạt trong nhóm “diễn Đàn tự do”cũng bị bắt (17-11-1990).

chiến dịch khủng bố những người kháng chiến cũ “cùng phe nguyễn hộ – tạ bá tòng” của Đảng và chính quyền csvn đã gây nên một sự bất mãn rộng lớn trong các tầng lớp kháng chiến cũ ở nam bộ. Đây chính là một tai họa chính trị đối với nguyễn văn linh, trong vấn đề đánh mất lòng tin của hàng triệu cán bộ, đảng viên nam bộ!! phản đối chính sách trấn áp, khủng bố của chính quyền csvn đối với báo chí và những nhà phản kháng Đảng (như trần xuân bách, nguyễn hộ, tạ bá tòng...), ngày 11-5-1990 bác sĩ nguyễn Đan quế công bố “lời kêu gọi của cao trào nhân bản” do ông sáng lập tại sàigòn, được sự yểm trợ của “cao trào nhân bản” của bác sĩ nguyễn quốc quân ở hoa kỳ (anh ruột của bác sĩ quế). vì thế, ngày 14-6-1990 sở công an thành phố đã được lệnh bắt giam bác sĩ quế! (Đến ngày 20-11-1991, tòa án csvn ở thành phố hcm đã xử và kết án bác sĩ nguyễn Đan quế 20 năm tù, vì tội “chống chế độ xhcn”) năm 1990, là năm thanh trừng nội bộ cũng là năm ly khai Đảng mạnh nhất trong lịch sử xây dựng và phát triển của Đảng csvn từ 1930 đến nay – mà nguyễn hộ là ngọn cờ đầu! theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong toàn quốc đã có hàng 100.000 đảng viên chủ động ly khai ra khõi Đảng, vì thấy Đảng “đang dấn mạnh vào con đường chuyên chính độc tài, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ của nhân dân, thật sự phản bội lợi ích của quốc gia dân tộc” (theo tiết lộ của ông nguyễn hoài, viện phó viện thông tin, thuộc Ủy ban khoa học xã hội việt nam, hànội) [tác phẩm “hoa hồng trên cát” của vũ Đức sao biển, dày 200 trang, ra mắt độc giả tại sàigòn vào năm 1990, đã phản ảnh được một khía cạnh chuyên chính độc tài đảng trị kéo dài qua hai thế hệ, trong kháng chiến chống mỹ (1960-1975) và trong xây dựng hòa bình (1975-1990)...] năm 1990, cũng là năm chấm dứt mộng bá chủ Đông dương của Đảng csvn! vì áp lực của tình hình quốc tế và thực tiễn khủng hoảng trầm trọng ở trong nước, nên vào đầu tháng 9-1990 bắt buộc Đảng csvn phải tuyên bố rút hết quân đội ra khỏi lãnh thổ campuchia (!) lê Đức thọ – tên đồ tể trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện cái gọi là “liên bang Đông dương” - cũng đã từ giã cỏi đời, theo cuộc rút quân bất đắc dĩ ra khỏi đất chùa tháp! lê Đức thọ chết vào ngày 13-10-1990 vì chứng bệnh ung thư cổ, kèm theo nỗi uất ức về sự thất bại chính trị, sau bao nhiêu cố gắng của ông ta! o0o tệ trạng chính trị trên đây, dưới thời thống trị của tập đoàn nguyenã văn linh —lê quang Đạo - võ chí công – Đỗ mười, là bắt nguồn từ bản chất chuyên chính độc tài được núp dưới chiêu bài đổi mới, nhưng cũng nẩy sinh từ sự sai lầm của một đường lối xây dụng kinh tế không phù hợp với quy luật khách quan, không thích ứng với thực tiễn của xã hội việt nam trong thời gian 1987-1991! trong Đại hội vi, ban chấp hành trung Ương Đảng csvn đã nhất trí: ”vấn đề lớn nhất hiện nay là sắp xếp, bố trí lại cơ cấu và bước đi của nền kinh tế phù hợp với phương hướng, mục tiêu của những năm trước mắt, phù hợp với khả năng thực tế của nước ta và sự phân công, hợp tác quốc tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định, vững chắc, vớ nhịp độ nhanh.” (văn kiện Đại hội vi, đã dẫn, trang 151) nhưng trong thực tế lịch sử của những năm 1987-1991, đã cho thấy rõ; việc sắp xếp, bố

trí lại cơ cấu và bước đi của nền kinh tế đã không phù hợp với khả năng thực tế của nước việt nam. còn việc dựa vào sự phân công, hợp tác quốc tế chỉ là một hy vọng trong cơn bão tố! lịch sử đã ghi nhân cụ thể như sau: nghị quyết của Đại hội vi đã thông qua từ tháng 12-1986, vậy mà mãi đến hội nghị lần thứ 6 (3-1989) – nghĩa là mãi đến hơn hai năm sau – ban chấp hành trung ương Đảng khóa vi mới bắt đầu thảo luận về việc “sắp xếp, bố trí lại cơ cấu kinh tế.”và cũng mới bắt đầu “cải tổ” trên giấy tờ về kinh te rất nhiềâu khê như: - chấm dứt chế độ hợp tác hóa nông nghiệp, chia lại ruộng đất cho nông dân canh tác! (thực chất là trả lại ruộng đất cho nông dân, theo phương thức lấy nhiều trả ít, lấy ruộng tốt trả ruộng xấu, và còn bắt nộp lúa cho nhà nước theo kiểu “khoán sản phẩm” - một hình thưcù phát canh thu tô kiểu xhcn (!) tuy là tuyên bố “chấm dứt”, nhưng thực tế chỉ giảm bớt mà thôi! nếu năm 1985 có 55.714 hợp tác xã thì đến năm 1990 vẫn còn lại 16.341 hợp tác xã và 14.103 tập Đoàn sản xuất. (theo sốá liệu của tổng cục thống kê trung ương, hànội, 1991) - chấm dứt chế độ kiểm soát giá cảû, chấm dứt sự kiểm soát lưu thông phân phối hàng hóa, chấm dứt luôn chế độ bao cấp! nhưng không biết ban vật giá trung ương cùng bộ thương nghiệp thực hiện nghị quyết này như thế nào, mà trong hội nghị “quản lý thị trường” (13 và 14-6-1989) phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng võ văn kiệt phải lên tiếng báo động về “nạn buôn lậu đang tràn lan khắp cả nước, làm cho vật giá leo thang liên tục, đời sống của công nhân viên chức càng khốn đốn hơn thời bao cấp” (!?) - chấm dứt chính sách kiểm soát ngọai thương, nhằm tăng mặt hàng xuất khẩu, mở rông thị trường quốc tế, để tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách quốc gia. thế nhưng , cho đến năm 1990, thị trường xuất khẩu của ngành ngoại thương (csvn) chỉ hạn chế trong các thị trường liên xô (41,4%), nhật bản (10,6%), tân gia ba (7,0%) hongkong (7,0%), ba lan (5,2%), và một số nước khác là 28,8%. nguy hiểm nhất là, việt nam đã lâm vào tình trạng nguồn thu từ xuất cảng thí ít, mà phải chi cho hàng nhập cảng thì nhiều. cụ thể: năm 1987 thu được 854,2 triệu mỹ kim, nhưng phải chi là 2.455,1 triệu mỹ kim! năm 1988 thu được 1.038,4 triệu mỹ kim, nhưng phải chi là 2.756,7 triệu mỹ kim! năm 1989 thu được 1.946 triệu mỹ kim, nhưng phải chi là 2.565,8 triệu mỹ kim! năm 1990 thu được 2.402 triệu mỹ kim, nhưng phải chi là 2.752,4 triệu mỹ kim! (theo số lieuä thống kê 1987-1990 của bộ ngoại thương/chính phủ chhcn việt nam) - cho xí nghiệp quốc doanh (xnqd) tự quản về mặt sản xuất, và tự ấn định chính sách lương bổng cho công nhân, theo khẩu hiệu “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng” . nhưng trong thực tế thì không đúng theo tinh thần “công bằng xhcn” đó. vẫn còn tình trạng làm ít hưởng nhiều, làm nhiều hưởng ít, theo sự cảm tình cá nhân của ban lãnh Đạo xí nghiêp đối với từng công nhân (!?) theo số liệu của tổng cục thống kê trung ương: năm 1989 cả nước đã có trên 12.000 xnqd , trong đó đã có đến 2.630 đơn vị không hoàn thành kế hoạch và thua lỗ nặng! thực tế thảm hại đó đã làm cho ngân sách nhà nước bị thâm thủng nặng. nếu năm 1986, tỷ lệ bù lỗ cho xnqd là 29,33% thì năm 1990 phải bù lỗ với tỷ lệ là 58,66% (theo thống kê, đã dẫn). vậy là chủ trương “lời ăn lỗ chịu” chỉ nói suông mà thôi!

- Đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài... tuy “luật Đầu tư 1987” so với “luật Đầu tư 1977” có thoáng hơn nhiều, nhưng vẫn còn phải “thông qua nhiều cửa”, vẫn còn phải “làm nhiều thủ tục giấy tờ, và những nhà đầu tư phải biết cách “lót dollars” mới nhận được tờ giấy phép sớm hơn (!)... vì lẽ đó, nhiều nhà đầu tư lớn đều phải rút lui... nên số vốn đầu tư nước ngoài không được bao nhiêu so với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng của đất nước việt nam (theo sốù liệu của Ủy ban Đầu tư nước ngoài, cho biết số mỹ kim của nước ngoài đầu tư vào việt nam trong thời gian 1988-1990 như sau: 1988 366 triệu, 1989 – 539 triệu, 1990 - 596 triệu. vì vậy, ngày 30-6-1990, quốc hội csvn bắt buộc phải tu chỉnh lại “luật Đầu tư nước ngoài” sao cho hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hơn (?) - cải cách chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. không biết các chuyên gia kinh tế của nhà nước csvn thi hành việc cải cách như thế nào, mà đã đẩy nhà nước chxhcn lún sâu vào tình trạng bao cấp tín dụng bằng cách in thêm tiền không có bảo chứng! năm 1989, ngân hàng việt nam phải phát hành thêm số tiền mới là 83,3 tỷ đồng, và năm 1990 lại phải in thêm số tiền mới là 115 tỷ đồng, để “cứu vãn các xnqd và bù đắp vào sự thâm thủng quá nhiều của ngân sách quốc gia”. năm 1990, đồng thời với sự sụp đổ của hệ thống tín dụng, kéo theo thảm trạng ngân hàng nhà nước thiếu tiền cấp vốn cho các xnqd vay để sản xuất, đưa đến tệ nạn các đơn vị quốc doanh tìm cách chiếm dụng vốn lẫn nhau... cuối năm 1989, số vốn của 12.000 xnqd bị chiếm dụng là 10.450,7 tỷ đồng; và số vốn của các xnqd đi chiếm dụng là 8.556,6 tỷ đồng!(theo tiết lộ của ông lư sanh thoại, giám đốc ngân hàng nhà nước thành phố hcm,1991). thực tế tệ hại này, bắt buôc chính quyền csvn phải tìm cách cứu nguy. do đó, mới có sự việc ban hành pháp lệnh ngân hàng nhà nước, pháp lệnh hợp tác xã tín dụng và công ty tài chánh (23-5-1990). còn hy vọng vào sự phân công, hợp tác quốc tế thì bắt đầu từ cuối năm 1989, Đảng và nhà nước csvn đa rơi vào tình trạng vô vọng đối với các nước cộng sản bạn ở Đông Âu! và càng thất vọng đối với người anh cả liên xô, chỗ dựa trụ cột vững chắc của họ từ mười năm nay (1979-1989)! từ năm 1990, đàn anh liên xô đang đứng trước nguy cơ của sự sụp đổ toàn diện thì còn hơi đâu để lo cho đàn em csvn (?). khi m. gorbachev được Đại hội dân biểu liên xô đưa lên làm tổng thống, cũng là lúc quốc gia lituania (một trong 3 nước baltic) tuyên bố độc lập, chính thức tách ra khỏi liên xô (3-1990). tiếp theo sau đó, 2 nước baltic còn lại là latvia và estonia cũng chính thức tuyên bố độc lập (5-1990). sư kiện lịch sủ này đã báo hiệu số phận tan rã không thể tránh khỏi, của liên bang xô viết! giông bảo bắt đầu nổi lên, khi mước nga tuyên bố chủ quyền quốc gia (12-6-1990) mặc dù chưa tách khỏi liên xô... và từ đó, các nước cộng hòa khác cũng noi gương nước nga! họ đòi liên bang phải tôn trọng chủ quyền của mỗi nước cộng hòa; đòi thay nguyên tắc “liên bang” (fédération) bằng nguyên tắc “hợp bang” (confédération) để mở rộng quyền hạn cho các nước cộng hòa! họ cũng đòi áp dụng nguyên tắc tự quản về vùng địa lý hành chánh đối với mỗi quốc gia. chính vì áp lực tự quyết của các nước cộng hòa quá mạnh, nên gorbachev và ban lãnh đạo Đảng cslx phải chấp nhận soạn thảo lại hiệp ước liên bang mới! tuy nhiên, cho đến giữa năm 1991, khi hiệp ước liên bang mới được soạn thảo lại, theo đúng nguyên tắc confédération, thì các nước cộng hòa mới đồng ý ký!

nhưng gorbachev lại không chịu tổ chức lễ ký kết hiệp ước liên bang mới ngay, mà ông lại cùng gia đình đi nghỉ hè ở foros (crimée). Đây là một bí ẩn chính trị dính liền với sự tan ra hoàn toàn của liên xô (12-1991) (chúng tôi sẽ trình bày tiếp ở giai đoạn 19911996). cuối nam 1990, đầu năm 1991, nguyễn văn linh và tập đoàn lãnh đạo trung ương Đảng csvn đang đứng trước tình thế cực kỳ khó khăn, đầy thử thách về cả các mặt kinh tế – chính trị và xã hội! tình thế cữc kỳ khó khăn đó có thể tóm tắt như sau: - kinh tế: Đẩy nền kinh tế vốn đã bị khủng hoảng từ cuối thập niên 70, đầu thập niên 80, lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên, và trở nên gay gắt nhất vào những năm 1987-1990, khi tốc độ lạm phát đã vọt lên trên mức khống chế, với con số phi mã trên 400% (!) nền kinh tế việt nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, và nền công nghiệp nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kém phát triển trên cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được hiện đại hóa! do đó, đời sống của nhân dân và công nhân viên chức cấp thấp vẫn còn thiếu thốn, nghèo đói! - chính trị: dựa trên chính trị chuyên chính, độc tài vốn không ổn định, không được lòng dân, càng ngày càng thêm bất ổn định, càng thêm mất lòng đân! chủ trương đổi mới nửa vời, nên việc “cải cách bộ máy nhà nước” không có hiệu quả! tệ độc đoán chuyên quyền, ức hiếp, trù đập cá nhân khá nặng nề; tệ trạng quan liêu, cửa quyền, xem thường pháp luật, vô kỷ cương diễn ra ở khắp nơi... nền chính trị xhcn việt nam đang nghiêng ngả bên bờ vực thẳm, trước cơn giông tố chính trị từ Đông Âu và liên xô thổi đến (!?) - văn hóa – xã hội: cho dù chủ trương “cởi trói văn nghệ” của nguyễn văn linh thực hiện không được bao lâu (1987-1989), nhưng cũng đưa đến kết quả: sản sinh ra một tự trào “phê phán văn nghệ minh họa” và một phong trào “văn nghệ phản kháng”, đã làm “lu mờ tính đảng, tính giai cấp của nền văn nghệ xhsn” (!) Đồng thời khuynh hướng “thương mại hóa văn nghệ” cũng phát triển, góp phần làm tha hóa con người trong một xã hội không có tương lai! trong những năm mà nguyễn văn linh hô hào là “bảo đảm ăn đủ no, có thêm dinh dưỡng, mặc đủ ấm; đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh, đi lại, học hành và hưởng thụ văn hóa...”(văn kiện Đại hội vi, đã dẫn, trang 43). nhưng trong thực tế thì hoàn toàn ngược lại: Ăn không no lại còn bị đói, mặc không ấm mà còn thiếu thốn, suy dưỡng trầm trọng, thiếu cả thuốc chữa bệnh thông thừơng! thảm trạng kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội việt nam trong những năm 1987-1990, đã minh chứng hùng hồn khả năng yếu kém về lãnh đạo quốc gia trong xây dựng và phát triển, của ban chấp hành trung ương Đảng csvn khoa vi nói chung, của nguyễn văn linh nói riêng! chính ban chấp hành trung ương Đảng csvn trong Đại hội lần thứ vii cũng phải thừa nhận một thực trạng không thể chối cải, rằng: ”khủng hoảng kinh tế-xã hội đã kéo dài trong nhiều năm nay, lạm phát nghiêm trọng, sản xuất bấp bênh, thất nghiệp tăng,

tiền lương không đủ sống, trật tự an toàn xã hội không được bảo đảm; tham nhũng và nhiều tê nạn xã hội khác lan rộng, công bằng xã hội bị vi [hạm, nếp sống văn hóa, tinh thần và đạo đức bị xói mòn, lòng tin vào Đảng và nhà nước của quần chúng đã giảm sút quá nhiều!” (trích báo cáo chính trị trong Đại hội vii, 6-1991,) sự thật còn tệ hại hơn nhiều! nguyễn văn linh vọt lên chức tổng bí thư là nhờ chiêu bài đổi mới, và bị xô ngã khỏi chức tổng bí thư cũng là vì Đổi mới nửa vời! bản chất cơ hội chủ nghĩa của nguyễn văn linh là tấm gương soi, là bài học cho các nhà lãnh đạo của Đảng csvn sau năm 1990 hay không? lịch sử sẽ phán xét rất công minh! (xem tiếp phần iv-giai đoạn 1991-1996) lê tùng minh **********

(tiếp theo) iv.- giai đoạn 1991-1996 giai đoạn 1991-1996, theo như Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ vii (6-1991) của Đảng csvn, là giai đoạn thực hiện “cương lĩnh va chiến lược phát triển kinh tế-xã hội?", “ tiến hành công cuộc đổi mới sâu rộng và đồng bộ.” (theo văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa vii, báo cáo chính tri, trang 3). Đồng thời, Đại hội vii cũng đề ra mục tiêu tổng quát cho 5 năm 1991-1995 là: “vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng.”(xem văn kiện Đại hội viii, nhà xb chính trị quốc gia, hànội 1996, trang 58). vậy, thực tế bchtƯ Đảng khóa vii có thực hiện được cương lĩnh-chiến lược và mục tiêu đã đề ra, trở thành quyết nghị của Đại hội vii hay không? sau đây, sự thật lịch sử sẽ công minh phán xét! o0o Đầu năm 1991, đứng trước tình hình sụp đổ của cả hệ thống xhcn Đông Âu, và sự tan rã toàn diện trông thấy của liên xô, ban chấp hành trung Ương Đảng cs việt nam khóa vi quyết định triệu tập Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ vii (24 đến 27-6-1991). nhưng, để tránh sự hoang mang chính trị cho toàn Đảng, tập đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng csvn chỉ nêu lý do khủng hoảng kinh tế, rằng: “cuộc khủng hoảng nảy sinh từ cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, kéo dài suốt mười mấy năm liền, gay gắt nhất là những năm 1986-1988 khi lạm phát lên tới mức phi mã, ở thời điểm năm 1991 lại thêm một lần thử thách hiểm nghèo!”(văn kiện đã dẫn như trên, trang 6). rõ ràng, trong nội dung của đoạn văn trên, đã công khai chê trách sự lãnh đạo kém cỏi trên lĩnh vực kinh tế của nguyễn văn linh! và từ hậu quả đó, lẽ tất nhiên phải thay thế người có tài hơn nguyễn văn linh để đưa đất nước ra khỏi “thử thách hiểm nghèo” (!?) tuy nhiên, thực tế lịch sử đã vạch trần sự thật về viêc

tranh chấp quyền lãnh đạo quốc gia giữa phe nhóm Đỗ mười và phe nhóm nguyễn văn linh! sóng gió bất thường đã nổi lên trước khi Đại hội vii họp! nhưng, đối tượng bị công kích không phả là nguyễn văn linh hay Đỗ mười, mà nạn nhân lại là Đại tướng võ nguyên giáp và những tướng tá thân cận ông! Đó là vào giữa tháng 5-1991, tại câu lạc bộ ba Đình, bên cạnh lăng hồ chí minh, người ta thấy xuất hiện tập tài liệu đánh máy dày 11 trang, đánh số công văn 541, với tiêu đề “tình hình hoạt Động bè phái trong Đảng” (báo cáo của bộ chính tri tại hội nghị trung ương 12 khóa vi). nội dung của tài liệu này là: kể tội “nhóm cơ hội” đã móc nối với đại tướng võ nguyên giáp, nhằm tiến hành âm mưu sách động quần chúng, bao gồm công nhân, sinh viên, cựu chiến binh, để xuống đường, biểu tình, đưa yêu sách “thay đổi nhân sự lãnh đạo tối cao của Đảng, nhà nước và quân đội”, đưa Đại tướng võ nguyên giáp lên làm tổng bí thư, thượng tướng trần văn trà làm bộ trưởng quốc phòng... Đặc biệt “nhóm cơ hội” này còn có “âm mưu tổ chức ám sát Đại tướng lê Đức anh” (?) cùng thời gian với sự xuất hiện tập tài liệu quái dị này, còn có “vụ sáu sứ” làm đảo điên lòng người nữa! sáu sứ là một phụ nữ miền nam, có nhan sắc dễ quyến rũ đấng mày râu, đã được một “nhân vật bí mật” cung cấp tiền, xe, và chỉ đạo cho ả đi từ sàigòn ra hànội, thực hiện “mỹ nhân kế” đối với tướng giáp, tướng trà... rồi lén ghi âm tất cả những mẩu chuyện “tình chính trị”. và cô ả đã ghi âm được đến 16 tape để làm bằng chứng, giao nộp cho bộ chính trị trung Ương Đảng, nhằm tố giác "tội hũ hóa” của các ông tướng đó (!) theo thưông tướng nguyễn nam khánh, nguyên phó chủ nhiệm kiêm bí thư Đảng ủy tổng cục chính trị của qĐndvn, thì “vụ này cục 2 đã ngụy tạo tài liệu, dựng chứng cứ giả, nặn thêm tình tiết, làm cho dư luận ngộ nhận là có thật, đánh lừa bộ chính trị, ban bí thư, ban chấp hành trung ương, thực chất là vu khống đồng chí võ nguyên giáp, đồng chí trần văn trà, để thanh trừng nội bộ, hãm hại đồng chí.” (thư tố cáo của tướng nguyễn nam khánh, gửi cho cá nhân và các cơ quan thẩm quyền tối cao của trung ương Đảng csvn, hànội ngày 17/6/2004) Đây là một nghi Án chính trị vô cùng phức tạp, có một không hai trong lịch sử thanh trừng nội bộ của Đảng csvn từ năm mới thành lập đến nay (1930-1991). một nghi Án mà mãi đến 14 năm sau (1991-2004) mới bùng nổ, và mới dám công khai tố cáo, bắt đầu từ bức thư ngày 3 tháng 1 năm 2004 của Đại tướng võ nguyên giáp gửi cho ban chấp hành trung Ương, tổng bí thư, bộ chính trị, ban bí thư và Ủy ban kiểm tra trung Ương Đảng. từ trong bức thư này, nhân vật bí mật chỉ đạo những việc làm mờ ám nói trên, vẫn chưa được nêu đích danh, mặc dù tướng giáp có ám chỉ “người đứng đầu tổng cục ii thuộc bộ quốc phòng”(?) mãi đến tháng 7-2004, với bức thư của tướng nguyễn nam khánh thì nhân vật bí mật mới được đưa ra ánh sáng- nhân vật đó là lê Đức anh. vậy, lai lịch của lê Đức anh, sự thật là thế nào, ngoài những điều đã nói về nhân vật này ở những năm 19751990? vai trò của lê Đức anh trong giai đoạn lịch sử 1991-1996 sẽ ra sao? chúng tôi sẽ lý giải các nghi vấn trên đây ở đoạn tiếp sau Đại hội vii. theo một nguồn tin nội bộ của phe nhóm Đỗ mười tiết lộ cho biết: “Đỗ mười đã được sự ủng hộ của giang trạch dân – tổng bí thư Đảng cstq.” chính vì thế, cho nên trong Đại hội vii, một trong những quyết nghị quan trọng được thông qua là: “thúc đẩy quá trình bình

thường hóa quan hệ với trung quốc, từng bước mở rộng sự hợp tác việt-trung, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước thông qua thương lượng.”(xem báo cáo chính trị đọc tại Đại hội vii, ngày 24-6-1991). Điều này đã chứng tỏ sự hạ giọng, uốn mình của Đảng csvn trước thế mạnh của trung cộng, cho dù trước đó, ngày 27-3-1991, ngoại trưởng trung quốc tiền kỳ tham đã tuyên bố khẳng định: “quần đảo nam sa (tức hoàng sa của việt nam) thuộc chủ quyền của trung quốc, đó là điều rất rõ ràng!”(theo tân hoa xã, 283-1991); và trung cộng vẫn đang ra mặt yểm trợ hoàng văn hoan xây dựng “lực lượng áo đen” để tiến hành lật đổ Đảng csvn! sự thật này, đã cho thấy tính hai mặt của trung cộng đối với Đảng csvn! Đại hội vii của Đảng csvn đã xác lập quyền lực của tập đoàn Đỗ mười-lê Đức anh, qua cuộc thanh trừng phe nhóm không cùng khuynh hướng trong bch trung ương khóa vi. kết quả cụ thể như sau: có 20 Ủy viên trung Ương dảng khóa vi (trong số 124 Ủy viên) thuộc phe nhóm nguyễn văn linh, đã bị loại ra khỏi bchtƯ Đảng khóa vii (1991-1996). nguyễn văn linh cũng mất chức tổng bí thư! thay vào đó, có đến 42 Ủy viên mới được bổ sung vào bchtƯ Đảng khóa vii, mà đa số là những bí thư tỉnh ủy, bí thư thành ủy và các cán bộ phụ trách những cơ quan nghiên cứu, mà đa số là do phe nhóm Đỗ mười đưa vào. như vậy, tongå số Ủy viên bch trung ương khóa vii là 146 người. Đặc biệt có sự thay đổi lớn trong bộ chính trị. cụ thể như sau: trong số 12 Ủy viên bct khoá vi (không kể trần xuân bách đã bị loại ra từ giữa năm 1990), đã có 6 người bị loại ra. Đó là các ông: nguyễn văn linh (tổng bí thư khóa vi), võ chí công (nguyên chủ tịch nước), mai chí thọ (nguyên bộ trưởng nội vụ), nguyễn Đức tâm (nguyên trưởng ban tổ chức trung ương), nguyễn cơ thạch (nguyên bộ trưởng ngoại giao), và nguyễn thanh bình (nguyên thường trực ban bí thư). số 6 Ủy viên bộ chính trị khóa vi còn lưu lại trong bct khóa vii là: Đỗ mười (nguyên thủ tướng chính phủ), lê Đức anh (Đại tướng, nguyên bộ trưởng quốc phòng), võ văn kiệt (nguyên phó thủ tướng chính phủ), phan văn khải (nguyên chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch nhà nước), phạm thế duyệt (nguyên bí thư thành ủy hànội) và võ trần chí (nguyên bí thư thành ủy thành phố hcm). có 7 ủy viên ban chấp hành trung ương khóa vi, theo khuynh hướng ủng hộ Đỗ mười đã được đưa vào bct khóa vii là: Đào duy tùng (nguyên trưởng ban văn hóa tư tưởng trung ương), Đoàn khuê (thượng tướng, nguyên thứ trưởng bộ quốc phòng, kiêm tổng tham mưu trưởng, vũ oanh (nguyên trưởng ban dân vận trung ương), lê phước thọ (nguyên trưởng ban nông nghiệp trung ương), bùi thiện ngộ (Đại tướng, nguyên thứ trưởng bộ nội vụ), nông Đức mạnh (nguyên trưởng ban dân tộc trung ương) và nguyễn Đức bình (nguyên giám đốc học viện nguyễn Ái quốc). Đỗ mười được bầu làm tổng bí thư bchtƯ Đảng khóa vii vào ngày 27-6-1991, thì ngay ngày hôm đó, đã nhận bức điện chào mừng của giang trạch dân, rằng: “nhân dịp đồng chí được bầu làm tổng bí thư bchtƯ Đảng cộng sản việt nam, tôi xin gửi tới đồng chí lời chúc mừng chân thành. chúc đồng chí thu được nhiều thành tựu trên cương vị lãnh đạo quan trọng...”(báo nhân dân, hànội, ngày 28-6-1991) Đỗ mười có lai lịch chính trị như thế nào? Đỗ mười sinh vào năm 1917 tại hànội, xuất thân trong một gia đình lao động, chỉ học hết

bậc tiểu học, rồi đi làm thợ sơn để sinh sống. năm 1936, tham gia mặt trận bình dân. năm 1940, gia nhập Đảng csĐd và tham gia khởi nghĩa, nên đã bị pháp bắt giam tại nhà ngục hỏa lò (hànội). Đến tháng 3-1945, được quân nhật thả ra. tháng 8-1945, được Đảng cử làm bí thư tỉh ủy hà Đông. sau 1954, Đỗ mười được đưa vào hàng ngũ Ủy viên trung ương dự khuyết và làm trưởng ban tiếp quản hải phòng. tháng 4-1958, Đỗ mười được cử làm bộ trưởng thương nghiệp. trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ iii của Đảng (91960), Đỗ mười được bầu làm ủy viên trung ương chính thức, và chuyển sang làm chủ nhiệm Ủy ban vật giá-kiểm tra và xây dựng. nhờ vào thành phần cơ bản và nhưng năm ở tù, đồng thời được tập đoàn lê duẩn-lê Đức thọ nâng đỡ, nên Đỗ mười được thăng cấp rất nhanh, mặc dù phạm rất nhiều khuyết điểm trong công tác lãnh đạo thương nghiệp, vật giá và xây dựng! tháng 11-1967, ông ta được giao làm chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của chính phủ kiêm chủ tịch Ủy ban kiến thiết thủ đô hànội. tháng 12-1969, Đỗ mười được nâng lên làm phó thủ tướng chính phủ. tháng 61973, Đỗ mười kiêm luôn bộ trưởng bộ xây dựng. và sau tháng 4-1975, ông ta được đưa vào làm đại biểu quốc hội khóa vi. tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ iv (12-1976) Đỗ mười được bầu làm ủy viên dự khuyết bộ chính trị và là thành viên của ban bí thư trung ương Đảng. Đỗ mười đã nổi tiếng là hung thần tiêu diệt tư sản trong công cuộc cải tạo công thương nghiệp miền nam, vào những năm 1977-1980. bởi vậy, trong Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ vi (12-1986), Đỗ mười đã được phe nhóm của duẩn–thọ (dù duẩn đã chết) nâng lên vị trí ủy viên chính thức bộ chính trị, để tăng cường thế mạnh cho phe nhóm miền bắc tranh quyền đoạt vị đối với phe nhóm miền nam! nhìn vào sự sắp xếp vị trí thứ hạng, từ trên xuống dưới, của bcttƯ Đảng khóa vii, chúng ta sẽ thấy ngay thế mạnh của phe nhóm miền bắc so với phe nhóm miền nam! bộ chính trị trung Ương Đảng csvn khóa vii được sắp xếp như sau: 1/- Đỗ mười, tổng bí thư tƯ Đảng. 2/- lê Đức anh, chủ tịch nhà nước. 3/- võ văn kiệt, thủ tướng chính phủ. 4/- Đào duy tùng, trưởng ban văn hóa tư tưởng tƯ. 5/- Đoàn khuê, bộ trưởng quốc phòng. 6/- vũ oanh, trưởng ban dân vận tƯ. 7/- lê phước thọ, trưởng ban nông nghiệp tu. 8/- phan văn khải, phó thủ tướng thứ nhất. 9/- bùi thiện ngộ, bộ trưởng nội vụ. 10/- nông Đức mạnh, chủ tịch quốc hội. 11/- phạm thế duyệt, bí thư thành ủy hànội. 12/- nguyễn Đức bình, giám đốc học viện naq.

13/- võ trần chí, bí thư thành ủy thành phố hcm. [trong hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá vii (20-1-1994), bcttƯ Đảng khóa vii đã được bổ sung thêm 4 ủy viên bct là: nguyễn mạnh cầm (bộ trưởng ngoại giao), lê khả phiêu (trung tướng, chủ nhiệm tổng cục chính trị), nguyễn hà phan (ủy viên ban bí thư) và hồng hà (trưởng ban Đối ngoại trung ương). trong số này đã có 3 người (cầm-phiêu-hà) thuộc phe nhóm Đỗ mười.] trong số 6 người miền nam (anh, kiệt, khuê, ngộ, khải, chí) trong bct, thì đã có 2 người (anh, khuê) theo phe nhóm Đỗ mười, và 1 người (khải) lại không biểu lộ rõ khuynh hướng (?) vậy là, phe nhóm Đỗ mười (9 trong số 13 người) đã khống che átuyệt đối về thế và lực trong bcttƯ Đảng khóa vii! một hiện tượng bí ẩn, che dấu bản chất cơ hội, nguy hiểm nhất trong công tổ chức của Đảng csvn, là một nhân vật có lai lịch bất minh – lê Đức anh, như sự tố cáo của tướng nguyễn nam khánh, rằng: “về lý lịch, đồng chí anh khai xuất thân từ công nhân là không đúng. về ngày vào Đảng, đồng chí lê Đức anh khai không đúng!” và tướng nam khánh đẫ chứng minh như sau: “1- có những nhân chứng báo cáo với trung ương Đảng rằng lê Đức anh không hề là công nhân, mà là cai phu, “cặp rằn” (caporal), tay sai của chủ đồn điền. trong khi làm cặp rằn, lê Đức anh đã hành hạ đánh đập công nhân như một tên tay sai chính cống. 2- lý lịch đảng viên của lê Đứa anh bất minh, với đủ dấu hiệu giả mạo ngày gia nhập Đảng, người giới thiệu vào Đảng.” nhưng, tại sao nhiều đảng viên đã biết lai lịch bất minh của lê Đức anh từ lâu, mà không dám tố cáo, cứ để cho hắn nghiễm nhiên leo đến tột đỉnh quyền lực trong quân đội và nhà nước? tại vì “sỢ mẤt mẠng” (theo thư tố cáo, đã dẫn). từ sau tháng tư 1975, lê Đức anh đã vọt từ Đại tá lên thiếu tướng (vượt cấp chuẩn tướng), rồi lên trung tướng (1977), thượng tướng (1979) và Đại tướng (1985). vì sao lê Đức anh đã được thăng cấp nhanh như vậy? lý do chính yếu là lê Đức anh đã biết lấy lòng, và tỏ ra trung thành với tập đoàn lê duẩn-lê Đức thọ! trong cuộc “chiến tranh giải phóng và chiếm đóng campuchia”, lê Đức anh đã hốt không biết bao nhiêu vàng, nhét đầy tủ sắt cho hai đàn anh duẩn-thọ (?) chính đó là điều kiện tiên quyết giúp cho lê Đức anh leo lên ngôi vị thứ hai, sau Đỗ mười, trong hàng ngũ lãnh đạo tối cao của trung ương Đảng csvn, và là người đứng đầu nhà nước chxhcnvn, từ sau Đại hội vii! rõ ràng, thế lực của lê Đức anh vào cuối năm 1990, đã có thể khống chế cả bcttƯ khóa vi, cho nên “vụ sáu sứ” do cục ii (dưới quyền lãnh đạo của lê Đức anh) dàn dựng những bằng chứng giả tạo trắng trợn, mà hội nghị trung ương lần thứ 12 & 13 của khóa vi không dám giải quyết, phải bàn giao lại cho bchtƯ khóa vii, rồi cũng nhận “chìm xuồng” luôn ! những tiếng nói của những nhân vật cộng sản trí thức cấp tiến, như tiến sĩ vật lý phan Đình diệu, bác sĩ y khoa & nhà nghiên cứu khoa học nhân văn nguyễn khắc viện, cựu viện trưởng viện triết học hoàng minh chính, đã kiến nghị yêu cầu Đại hội vii phải ra quyết nghị “thay đổi hệ thống chính trị chuyên chính vô sản sang hệ thống chính trị dân chủ đa nguyên, và xây dựng một nhà nước pháp quyền ...”, nhưng đã bị “gát bỏ ngoài tai” và còn bị liệt vào “danh sách đen” (!) trong khi đó tập đoàn Đỗ mười-lê Đức anh, vẫn lớn tiếng rêu rao một nhận định quan trọng của Đại hội vii là: “công cuộc đổi mối đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng.” (văn kiện đã dẫn, như trên, trang 57).

sau Đại hội vii, để dọn đường cho tập đoàn Đỗ mười sang “chầu” đàn anh trung cộng: ngày 6-8-1991, nguyễn dy niên ủy viên trung ương Đảng khóa vii, thứ trưởng ngoại giao, đã đi bắc kinh để tiếp kiến với thứ trưởng ngoại giao trung quốc từ Đôn tín, từ ngày 8 đến ngày 10-8-1991, nhằm trao đổi về viecä bình thường hóa quan hệ trung-việt, và giải pháp chính trị cho campuchia. ngày 7-9-1991, nguyễn mạnh cầm ủy viên trung ương, bộ trưởng ngoại giao việt nam lại đi sang bắc kinh để tiếp kiến bộ trưởng ngoại giao trung quốc tiền kỳ tham, nhằm trao đổi ý kiến về việc “sớm khôi phục các quan hệ kinh tế thương mại, hàng không, hàng hải, bưu điện... nhằm thúc đẩy hơn nửa quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước.” (theo báo nhân dân, hànội, ngày 11-9-1991) ngày 5-11-1991, Đỗ mười và võ văn kiệt dẫn một phái đoàn cấp cao việt nam đi sang bắc kinh, gồm có: hồng hà (bí thư trung ương Đảng, trưởng ban Đối ngoại trung ương), nguyễn mạnh cầm (bộ trưởng ngoại giao), lê văn triết (bộ trưởng thương mại và du lịch), bùi danh lưu (bộ trưởng giao thông vận tải và bưu điện), vũ khoan (thứ trưởng ngoại giao), nguyễn quang tạo (phó trưởng ban Đối ngoại) và Đặng nghiêm hoành (Đại sứ viêt nam tại trung quốc).- giang trạch dân (tổng bí thư bchtƯ Đảng cstq), lý bằng (thủ tướng quốc vụ viện nước chønd trung hoa), tiền kỳ tham (bộ trưởng ngoại giao tq), và chu lương (trưởng ban Đối ngoại trung ương Đảng cstq), đã đón tiếp trọng thể phái đoàn csvn tại Đại lễ Đường nhân dân tại trung tâm thủ đô bắc kinh. phái đoàn csvn đã đi thăm, làm việc và ký kết “những thỏa ước quan trọng trên nhiều lĩnh vực” với trung cộng (?). hai bên đã ra thông cáo chung việt nam-trung quốc, gồm có 10 điểm, trong đó đã đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề an ninh biên giới, như sau: “hai bên đồng ý sẽ tiếp tục có những biện pháp cần thiết nhằm giữ gìn hòa bình và an ninh ở vùng biên giới hai nước. . . . và xây đựng đường biên giói việt-trung thành biên giới hòa bình và hữu nghị.” (điểm 5) ngày 10-11-1991, phái đoàn csvn đã rời bắc kinh, trở về hànội (theo báo nhân dân, hànội, ngày 11-11-1991). hành vi cắt đất, cắt biển hiến dâng cho trung cộng đã có mầm móng từ đây! o0o tập đoàn Đỗ mười-lê Đức anh đã vội vàng hạ mình với trung cộng như vậy, là vì tình hình chính trị của liên xô đã đến thời kỳ tan rã hoàn toàn! trong lúc gorbachev đang cùng gia đình nghỉ mát ở foros (crimée) thì kriushkov, đứng đầu một nhóm trong bchtƯ Đảng cslx, đã thực hiện âm mưu (complot) lật đổ tổng thống nga b. yeltsin (!), nhằm mục đích xóa bỏ “trung tâm quyền lực thứ hai” ở moskva, tập trung quyền lực tối cao cho m. gorbachev! (gorbachev đi nghỉ mát chỉ là kế nghi binh để đánh lừa yeltsin mà thôi). nhưng, gorbachev và phe nhóm cái gọi là “Ủy ban nhà nước về tình trạng Đặc biệt” (gkchp) không ngờ được rằng, yeltsin và những người lãnh đạo dân chủ nga, đã kịp thời kêu gọi dân chúng toàn nước nga, và kêu gọi những binh sĩ yêu nước trong quân đội, cùng vùng dậy đập tan âm mưu đảo chánh của nhóm “gkchp”! và yeltsin đã thắng! ngày 1-12-1991, nhân dân ukraina đã bầu l. kravchuk làm tổng thống. thế là, ngày 2-121991, 3 vị đứng đầu của 3 nước – tổng thống nga b. yeltsin, tổng thống ukraina l. kravchuuk, chủ tịch xô viết tối cao belorussia s. shushkevich – họp với nhau tại belovezhskaya pusha và cùng ký hiệp Định belove-zhskoe thành lập công đồng các

quốc gia độc lập (gọi tắt la sng), và ra lời kêu gọi các nước khác, thuộc liên xô trước đây, cùng tham gia sng! vì vậy, ngày 25-12-1991, m. gorbachev đã phải từ chức tổng thống liên xô. thực tế lịch sử về sự cáo chung của liên xô, một Đế quốc cộng sẩn được coi là “thành trì cách mạng vô sản toàn thế giới”, từ 1917 đến 1991, đã làm cho các nước cộng sản còn lại trên trái đất này hoang mang đến cực điểm! tuy nhiên, Đảng csvn không cam tâm để rơi vào hoàn cảnh của Đông Âu và liên xô. do đó, Đại hội vii cũng là Đại hội tìm cách duy trì sự sinh tồn của họ! trước hết, phải tung hỏa mù “Đánh giá tình hình” để gieo lòng tin vào tương lai của chủ nghĩa xã hội cho toàn Đảng. họ đã đưa ra “lý luận không tưởng” như sau: “ chế độ xã hội chủ nghĩa ở liên xô và các nước Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.”(văn kiện đã dẫn, như trên, trang 76). kế tiếp, để bảo toàn sự tồn tạo và giữ vững quyền độc tôn thống trị quốc gia, trước tình hình, theo nhận định của họ là: “có những thế lực vẫn tiếp tục mưu toan thực hiện diễn biến hòa bình, thường xuyên dùng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng can thiệp vào nội bộ nước ta.” (văn kiện đã dẫn, trang 79). vì thế, bchtƯ Đảng csvn quyết định thực hiện triệt để chính sách trấn áp, khủng bo,á về mặt tư tưởng cũng như hành động, đối với tất cả những thành phần đối kháng, đòi tự do dân chủ ngay trong nội bộ Đảng, cũng như trong quảng đại quần chúng nhân dân (!) chính từ chính sách trấn áp, khủng bố tư tưởng và hành động, không trừ một ai, của tập đoàn chuyên chính bạo tàn Đỗ mười-lê Đức anh, mà suốt trong hai năm 1992-1993 đã tạo ra một không khí thật nặng nề về chính trị-xã hội cho dân tộc việt nam, đi ngược lại dòng thác dân chủ-nhân quyền trên toàn thế giới! sau đây, là một số sự kiện trán áp, khủng bố điển hình: - ngày 25-4-1992, ông nguyễn sĩ bình và 10 thành viên của “Đảng nhân dân hành Động” từ mỹ về hoạt động, đã bị bắt giam! - ngày 25-7-1992, ông Đỗ trọng hiếu và vợ là bác sĩ Đỗ thị vân, cùng ông tạ bá tòng, đều là thành viên trong hàng ngũ lãnh đạo clbnnkcc, đã bị khai trừ ra khỏi Đảng csvn, vì phạm tội “liên lạc với tình báo nước ngoài” (?) - ngày 27-7-1992. ông hồ hiếu, thành viên lãnh đạo của clbnnkcc cũng bị khai trừ ra khỏi Đảng csvn, vì tội “vận động học sinh sinh viên chống Đảng” (?) - ngày 15-12-1992, công an thành phó hcm đã bắt ông phạm văn quang (50 tuổi) vì tội “dám công khai phất cờ của chế độ ngụy quyền sàigòn trước cuộc thi chạy việt dã quốc tế tại bến bạch Đằng.” (tháng 2-1994, tòa án csvn đã kết án ông quang 15 năm tù.) - ngày 29-3-1993, ông Đoàn viết hoại (đã bị bắt từ 17-11-1990) đã bị kết án 20 năm tù vì tội “tuyên truyền chống chế độ” (sau đó, giảm xuống 15 năm tù)

- ngày 29-5-1993, tòa án csvn đã đưa ông trần mạnh quỳnh và một số chiến hữu của ông (từ mỹ về) ra xử tội “âm mưu lật đổ chính quyền” (?) - ngày 3-7-1993, công an vũ trang bao vây chùa sơn linh (bà rịa-vũng tàu), khống chế, giải tán hàng ngàn phật tử, bắt giữ Đại đức hạnh Đức với 26 tăng ni và 100 phật tử (?) - ngày 25-8-1993, tòa án csvn đem một số thành viên của tổ chức “liên Đảng cách mạng việt nam” (Đa số là từ mỹ về) ra xử tội “âm mưu lật đổ chính quyền” (?) - ngày 15-12-1993, tòa án csvn đã đem ông nguyễn thanh vân và 10 thành viên của tổ chức”liên minh hưng gia Đại việt” xử tội “phá rối an ninh và trật tự xã hội” (?) qua một số sự kiện trấn áp và khủng bố trên đây của Đảng và nhà nước csvn, đã cho chúng ta thấy nỗi lo sợ bị lật đổ của họ, đồng thời cũng cho chúng ta thấy được khuyết điểm chủ yếu nhất của các lực lượng chống cộng ở hải ngoại về hoạt động tại quốc nội là: khÔng cÓ mỘt tỔ chỨc chÍnh trỊ thỐng nhẤt, khÔng cÓ mỘt chiẾn lƯỢc chỐng cỘng thỐng nhẤt! trong ba năm 1991-1993, mặc dù dưới chính sách trấn áp khủng bố thẳng tay của dảng và nhà nước csvn, nhưng theo quy luật xã hội “đàn áp càng mạnh, đấu tranh càng nhiều”! do đó, lịch sử đã ghi nhận những sự kiện sau đây: - ngày 18-1-1992, tại nơi bị an trí, lưu đày ở tỉnh thái bình (miền bắc), hòa thượng thích quảng Độ đã viết xong luận đề: “nhận định về những sai lầm tai hại của Đảng csvn đối với dân tộc và phật giáo việt nam!” nhưng mãi đến ngày 10-8-1994, hòa thượng mới có cơ hội gửi thẳng cho Đỗ mười (?) - ngày 19-1-1993, 300 công nhân làm việc tại công ty liên doanh mount tech ở thành phố hcm đã đình công, phản đối “sự đối xử hà khắc và tiền công quá thấp đối với công nhân, của chủ tư bản được chính quyền địa phương bao che!” - ngày 6-2-1993, 600 công nhân của công ty liên doanh reeyoung ở thành phố hcm đã đình công để phản đối “sự cấu kết của chủ tư bản với chính quyền thẳng tay bốc lột công nhân.” - ngày 22-2-1993, 700 công nhân của công ty dệt may xuất khẩu tân bình thành phố hcm đã đình công đòi “tăng lương giải quyết chế độ bảo hộ lao động” - ngày 21-5-1993, phật tử nguyễn văn dũng (30 tuổi) đã tự thiêu trước “bảo tháp cổ Đại lão hòa thượng thích Đôn hậu” (thích Đôn hậu đã viên tịch vào ngày 23-4-1992 tại chùa linh mụ, huế) để phản đối chính sách đàn áp phật giáo của chế độ csvn! - ngày 24-5-1993, hàng vạn phật tử và đồng bào ở huế đã xuống đường biểu tình, phản đối chính quyền đàn áp tôn giáo và đòi trả tự do cho Đại Đức thích trí tựu! - ngày 3-10-1993, đồng bào đân tộc thái ở huyện thái châu tỉnh sơn la đã nổi dậy đòi chính quyền trả lại đất canh tác, bị công an vũ trang đàn áp, bắn chết 50 người, trong đó có 19 trẻ em (!) - ngày 1-11-1993, “Ủy ban Đoàn kết các tôn giáo” tại viêt nam đã ra bản tuyên cáo tố cáo

chính quyền csvn đàn áp tôn giáo và coi thường nhân quyền! bản tuyên cáo này đã được phổ biến ở nhiều nơi trong toàn quốc. Đã thẳng tay trấn áp, khủng bố các thành phần dân chủ, đàn áp tôn giáo, bức bách dận tộc thieuå số đến như vậy, mà khi tổng kết tình hình dân chủ trong những năm 1991-1993, hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiêm kỳ khóa vii (20-1-1994), bchtƯ Đảng csvn đã tổng kết như sau: “hơn hai năm qua, nền dân chủ của xã hội ta đã có bước phát triển đáng kể, gắn liền với việc xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.”(văn kiện hội nghị, đã dẫn, trang13) nói đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền của quốc hội khóa viii của csvn, phải nói đến cơ quan lập pháp này đã thông qua hiến pháp 1992, vào ngày 15-4-1992, mà theo bchtƯ Đảng csvn khóa vii thì “sư kiện nổi bật là việc ban hành hiến pháp năm 1992” bởi vì nó đã “kịp thời thể chế hóa đường lối của Đảng về xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”(văn kiện đã dẫn, như trên, trang 13). và “nhà nước pháp quyền việt nam được xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng ta lãnh đạo!” (văn kiện đã dẫn, trang 56). bản chất của hiến pháp 1992 là xây dựng nhà nước pháp quyền cộng sản do Đảng độc quyền lãnh đạo! do đó, phải hiểu rằng: Điều 4 của hiến pháp 1992, chỉ là sự hợp thưcù hóa một cách công khai quyền lãnh đạo của Đảng mà thôi. Đòi hỏi xóa bỏ điều 4 hiến pháp 1992 chỉ là đòi hỏi xóa bỏ hình thức mà thôi! quyết định căn bản vẫn là phải có một quốc hội do toàn dân bầu ra, thông qua tổng tuyển cử dười sự kiểm soát của liên hiệp quốc, chớ không phải do sự lèo lái của Đảng csvn! từ sau Đại hội vii, cũng là thời kỳ khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng lý luận, trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo, từ trung ương đến địa phương của Đảng csvn! sự kiện nổi bật là cuộc đấu tranh quan điểm xoay quanh vấn đề “sự lỗi thời và sụp đổ của chủ nghĩa marx-lénine!”, giữa hoàng chí bảo (viện phó viện marx-lénine) và nguyễn Đức bình (Ủy viên bộ chính trị trưởng ban nghiên cứu lý luận trung ương, giám đốc học viện nguyễn Ái quốc). tháng 8-1993, sau hơn hai năm nghiên cứu về sự sụp đổ của các nước cộng sản ở Đông Âu và liên xô, hoàng chí cho xuất bản một cuốn sách nhỏ, nhan đề là: “chủ nghĩa xã hội hiện thực- khủng hoảng, Đổi mới và xu hướng phát triển.” trong tiểu phẩm này, hoàng chí bảo đã nêu ra 5 nguyên nhân căn bản làm cho chế độ xhcn ở Đông Âu và liên xô tan rã, là: một, bệnh giáo điều chủ nghĩa. hai, sự độc quyền lãnh đạo manh tính “Đảng trị” của Đảng cộng sản. ba, thực chất của nhà nước chuyên chính vô sản là phi dân chủ. bốn, bộ máy hành chánh quan liêu bao cấp đã sinh ra tệ nạn tham ô hũ hóa tràn lan. năm, mô hình xhcn khép kín, biệt lập, đi ngược lại trào lưu hội nhập, toàn cầu hóa. từ đó, hoàng chí bảo kết luận rằng: “các bước xhcn Đông Âu và liên xô sụp đỗ là hậu quả sâu xa của những tích động và chìm đắm trong trí tuệ, khủng hoảng quá lâu dẫn tới sự căng thẳng xã hội, vượt quá sự

chờ đợi của người dân. . . sự sụp đổ đó cũng là hậu quả trực tiếp của những sai lầm có tính nguyên tắc về chính trị của công cuộc cải tổ . . .” sau cùng, hoàng chí bảo đề nghị: “phải giải phóng tư duy, trong đó tư duy con người được hướng dẫn và khuyến khích theo chiều hướng tôn trọng sự thật, nói thật, nghĩ thật để rồi làm thật, hành động thật và sống thật.” hoàng chí bảo lấy sự kiện sụp đổ của khối cộng sản Đông Âu và liên xô, để ngầm cảnh cáo csvn, nhưng vẫn không dám đưa ra những biện pháp chữa trị cụ thể (?) vậy mà, cuốn sách nhỏ vẫn bị cấm lưu hành trong nhân dân; và đã bị phê phán, lên án gắt gao trong nội bộ Đảng. nguyễn Đức bình đã “giải độc hoàng chí bảo” bằng cách tung ra bài “không có chuyện chủ nghĩa mác-lênin bị sụp đổ hay lỗi thời!” trong bài này, nguyễn Đức bình đã nêu ra nguyên nhân sụp đổ của liên xô như sau: một, vì theo đường lối xét lại, phản bội chủ nghĩa mác-lênin. hai, chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động quốc tế đã đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” vô cùng thâm độc và cực kỳ nguy hiểm. nguyễn Đức bình viết: “sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong và từ trên chóp bu của cơ quan lãnh đạo cao nhất, là nguyên nhân trực tiếp làm cho liên xô tan rã và các nước Đông Âu sụp đổ.. . . tất nhiên, xét cho cùng, chính bọn cơ hội, xét lại và phản bội, sự mất cảnh giác cách mạng trong hàng ngũ, đã tạo cơ hội ằàng vàng cho chủ nghĩa đế quốc chiến thắng mà không cần chiến tranh.” rõ ràng nguyễn Đức bình chỉ minh họa cho tư duy giáo điều của tập đoàn lãnh đạo csvn mà thôi! nhưng không ai trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng có tinh thần thực sự cầu thị, đều không dám lên tiếng ủng hộ hoàng chí bảo hay phản đối nguyễn Đức bình. chỉ có một số người thất sủng như trần Độ, lê giản, ngô thứ... lên tiếng công kích nguyễn Đức bình là giáo điều, tả khuynh, như là “những tiếng nói lạc lõng trong cơn giông tố” (!) tuy nhiên, trong thâm tâm của đại đa số cán bộ, đảng viên và quần chúng thức thời, đã không còn tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội, vào chủ nghĩa marx-lénine qua sự biến Đông Âu và liên xô! “diễn biến hòa bình” là một nguy cơ đã làm cho bchtƯ Đảng hóa vii lo ngại nhất! họ nhận định rằng : “bạo loạn lật đổ” là “thủ đoạn nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch . . . vì vậy, không thể không tích cực ngăn ngừa và làm thất bại các mưu đồ lật đổ!” (văn kiện đã dẫn, trang 71-72) do đó, tập đoàn Đỗ mười-lê Đức anh thà chịu thua thiệt đối với trung cộng về vấn đề biên giới và lãnh hải, để rảnh tay đàn áp các thành phần dân chủ, đối kháng với chế độ độc tài đảng trị do họ cầm quyền, nhằm giữ cho được cái gọi là nhà nước chxhcnvn vốn đã mất lòng dân từ lâu! cho nên, rất dễ hiểu rằng, từ sau chuyến đi bắc kinh của Đỗ mười (từ ngày 5 đến 10-111991), trung cộng Đã bao lần vi phạm chủ quyền của việt nam trên vùng lãnh hải ở biển Đông, chẳng hạn như: ngày 8-5-1992, công ty dầu lửa ngoài khơi quốc gia trung quốc và công ty năng lượng crestone của hoa kỳ đã ký “hợp đồng hợp tác thăm dò dầu khí” trên một số diện tích rộng hơn 25.000 km2 trong khu vực nam sa - mà trung quốc gọi là “vạn an bắc-21” khu vực thăm dò này có độ sâu từ 300m đến 700m, nằm trong khu vực bãi ngầm tư chính trên

thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của việt nam thuộc tỉnh bà rịa – vũng tàu. vậy mà mãi đến ngày 15-7-1992, chính phủ csvn mới ra tuyên bố phản đối một cách yếu ớt (!?) mấy tháng sau, ngày 3-9-1992, trung quốc công khai tuyên bố các tàu giàn khoan và tàu thăm dò địa chấn của tq tiến hành khoan thăm dò khảo sát tại 6 vị trí trong khu vực trường sa, và “cấm tất cả tàu thuyền không được tới gần khu vực tàu khoan trong phạm vi bán kính 1000m, khu vực tàu đia chấn trong bán kính 1500m.” (theo tân hoa xã, 4-9-1992). trong tình thế không còn chỗ dựa nào khác, Đảng csvn bắt buộc phải dựa vào trung cộng – mặc dù trung cộng đã xác định rằng: ”quan hệ giữa hai nước sẽ không như thời hai nước còn sát cánh chiến đấu chống xâm lược, nhưng cũng không như thời gian đối đầu vừa qua.” (ngoại trưởng tq tiền kỳ tham tuyên bố với Đài bbc vào ngày 12-2-1992). và cho dù trung cộng vẫn nuôi âm mưu chiếm lấy trường sa và hoàng sa của việt nam – Đảng csvn vẫn ép mình làm thân với trung cộng. ngày 9-11-1993, lê Đức anh người đứng thứ hai, sau Đỗ mười trong bcttƯ Đảng csvn, đương kim chủ tịch bước chxhcn việt nam, đã danã phái đoàn cấp cao việt nam sang bắc kinh, gồm có: bộ trưởng ngoại giao nguyễn mạnh cầm, chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước nguyễn việt dũng, bộ trưởng-chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về hợp tác và Đầu tư Đậu ngọc xuân, và Đại sứ việt nam tại tq Đặng nghiêm hoành. phái đoàn lê Đức anh “thăm hữu nghị chính thức nước chndth” kéo dài đến ngày 15-11-1993. có hai cuộc hội đàm quan trọng, giữa giang trạch dân và lê Đức anh (9-11-1993), giữa lê Đức anh với lý bằng (10-11-1993). vấn đề chính yếu của hai cuộc hội đàm này là: đayå mạnh việc hợp tác trên các lĩnh vực kinh tem thương mại, khoa học,công nghệ. nhưng đặc biệt lưu ý là “đẩy nhanh quá trình đàm phán, xây dựng biên giới việt – trung thành biên giới hòa bình, ổn định và hữu nghị.” (báo nhân dân, hànội, 11-11-1993). và để “bày tỏ thiện chí” hai bên đã thống nhất mở lại cửa khẩu jinshuihe của tỉnh vân nam, tiếp giáp với lai châu, vào ngày 10-11-1993 (Đây là cửa khẩu thứ 3 đã được mở lại, trong vòng 6 tháng qua – cửa khẩu thứ 1 là hà giang được mở lại vào ngày 18-5-1993. cửa khẩu thứ 2 là lào cai đã được mở lại vào ngày 19-6-1993). tuy nhiên, kim ngạch buôn bán giửa hai nước vanã còn hạn chế. theo thống kê của trung quốc: năm 1992 đạt 179 triệu usd, và 6 tháng đầu năm 1993 đạt được 110 triệu usd (tân hoa xã, tháng 7-1993). biện chứng lịch sử sẽ chứng minh Đảng csvn sẽ trượt dài trên con đường ngày càng bị trung cộng đưa vào cái thế “chư hầu không tự nguyện”! o0o ngày 20-1-1994, trước sự thúc bách của tình hình khủng hoảng về lý luận và niềm tin về chủ nghĩa xã hội của cán bộ, đảng viên và quần chúng, bch trung Ương Đảng csvn đã mở hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa vii – một hội nghị giữa nhiệm kỳ lần đầu tiên trong lịch sử của Đảng csvn với số đại biểu đông chưa từng có là 644 người – mục đích được tuyên bố công khai của hội nghị này là: “kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Đại hội vii và tổng kết một bước thực tiễn đổi mới từ Đại hội vi đến nay, nhằm làm sáng tỏ thêm một số vấn đề trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.” (văn kiện đã dẫn, trang 5).

theo sự công bố trên giấy tờ của trung ương Đảng csvn thì trong giữa nhiệm kỳ đầu khóa vii, nước chxhcn việt nam đã đạt được thành tựu kinh tế như sau: - lạm phát đã được đẩy lùi, từ 67% năm 1991 xuống 17,1% năm 1992, và còn 5,2% năm 1993. - tổng sản phẩm trong nước (gdp) tăng bình quân hàng năm 7,2% (vượt mức kế hoạch 1991-1995 là1,2%) - sản lượng lương thực năm 1993 đạt xấp xỉ 25 triệu tấn (vượt mức đề ra cho năm 1995). - sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân hàng năm là 13% (vượt mức chỉ tiêu đề ra cho kế hoạch 1991-1995 là 3%). - kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt xấp xỉ 20%. - tính đến hết năm 1993, tổ số vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký là 7,5 tỷ usd. (theo văn kiện đã dẫn, từ trang 6 đến trang 8). nếu đây là những con số phản ảnh đúng thực tế, thì đã chứng tỏ Đảng csvn, đã có nhiều cố gắng trong việc lãnh đạo công cuộc phát triển kinh tế quốc gia trong thời kỳ khó khăn nhất - thời lỳ chống chỏi trước cơn giông to làm sụp đổ hệ thống xhcn quốc tế! cho dù bchtƯ Đảng khóa vii đã cố gắng dốc hết toàn lực để giữ vững chính quyền chxhcn việt nam trong thử thách vô cùng hiểm nguy, cũng chưa vượt qua được bốn nguy cơ đã có từ sau khi “thống nhất nước nhà” (!) bốn nguy cơ đó là: một: “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phát thấp, nhịp đô tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt.” hai: “nguy cơ chệch hướng xã hôi chủ nghĩa nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chủ trương chính sách và chỉ đạo thực hiện.” ba: “nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu.” bốn: “nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.” (văn kiện đã dẫn, trang 25) trong 4 nguy cơ đó, bchtƯ Đảng csvn khóa vii đã đánh giá rằng: “nguy cơ “diễn biến hòa nình” là một nguy cơ rất lớn và rất nghiêm trọng. . . cuộc đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, diễn ra quyết liệt và phức tạp, liên quan đế sự sống còn của Đảng ta, chế độ ta. . .” (văn kiện đã dẫn, trang 72). do quá lo sợ về sự sống còn của Đảng, lo sợ chế độ xhcn bị sụp đổ, nên trong những năm 1994-1995 Đảng csvn vẫn tiếp tục thi hành chính sách trấn áp, khủng bố đối với tôn giáo và các thành đối kháng.. . sau đây là một số bằng chứng cụ thể:

Đàn Áp tôn giáo! - ngày 12-1-1994, công an vũ trang tỉnh an giang tiến hành bao vây, bố ráp cơ sở sinh hoạt phật sự của tổng giáo hội phật giáo bửu sơn kỳ hương, bắt giam nhiều vị chức sắc, và tịch thu toàn bộ tài sản của cơ sở, tội “chống đối chính quyền” (?) - ngày 18-3-1994, thượng tọa thích giác dưỡng, phó trưởng giáo Đoàn iii khất sĩ, đã bị “kẻ lạ mặt” giết chết và treo cổ ngài trên một cành cây mít bên cạnh tịnh xá ngọc duyên. ngài thích giác dưỡng trước đó đã được thượng tọa thích giác lượng (viện trưởng viện tăng già khất sỉ, phó chủ tịch hội đồng Điều hành giáo hội pgvntn tại hoa kỳ) hỗ trợ tài chánh, để xây dựng tịnh xá ngọc duyên ( tại Đập Đá-huyện an nhơn-tỉnh bình Định). (có dư luận trong quần chúng cho rằng, vì ngài thích giác dưỡng đã liên lạc với “phật giáo chống cộng” ở hoa kỳ, nên đã bị chính quyền tỉnh bình Định , ra lệnh cho ca mật thủ tiêu?) - ngày 28-5-1994, Đại đức thích huệ thâu, chủ trì phật tự vĩnh long, miền tây nam bộ, đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền csvn! - ngày 4-8-1993, công an thành phố hcm đã thẳng tay đàn áp “cuộc biểu tình ngồi, bất bạo động” của Đại đức thích giác nguyên, cùng 9 tăng ni và 15 phật tử, từ trà vinh lên ngồi trước ubnd thành phố, đưa đơn thỉnh nguyện, “yêu cầu tự do tôn giáo”.tất cả đều bị bắt giam vô nhà ngục chí hòa (!) - ngày 5-11-1994, công an thành phố hcm đã vây bắt “Đoàn phật giáo cứu trợ Đồng bào bị nạn lụt ở miền tây”, đang tập trung tại ngã bảy sàigòn chờ giờ khởi hành. tất cả gồm có 60 tăng ni và 300 phật tử đều bị nhốt vào khám chí hòa, vì tội “tập trung đông người mà không có giấy phép” trước đó,cacù tu sĩ thích không tánh, thích trí lực, thí nhật ban... cũng đã bị bắt giam. [tháng 6-1994, một trận bão lụt khủng khiếp, kéo dài đến 4 tháng, tàn phá khắp 7 tỉnh đồng bằng sông cửu long, làm thiệt hại 3.000 tỷ đồng nhvn (tương đương 300 trieuä mỹ kim) và đã làm chết hơn 400 người! ] - ngày 19-12-1994, bộ nội vụ csvn ra lệnh cho ty công an tỉnh quảng ngãi “bắt nóng”(tức bắt cấp tốc) hòa thượng thích huyền quang, chủ tịch giáo hội pgvntn, tại chùa hội phước (quảng ngãi), để “phòng ngừa phật giáo miền trung nổi loạn” (?) - ngày 4-1-1995, sau một thời gian được tha về sàigòn, hòa thượng thích quảng Độ (viện trưởngviện hóa Đạo) đã bị chính quyền csvn ở thành phố hcm, ra lệnh cho công an đến ngay thanh minh thiền viện bắt ngài một cách cấp tốc để “ngừa hậu hoạn” (?) - trong hai ngày 14 và 15-8-1995, tòa án csvn đã đem xử hòa thượng thích quảng Độ, cùng với hai thượng tọa thích không tánh và thích nhật ban, với cư sĩ nhật thường,về tội “phá hoại chính sách đoàn kết tôn giáo” trong khi ngài đứng ra tổ chức cứu trợ nạn nhân bị bảo lụt ở đồng bằng sông cửu long (?). hòa thượng thích quảng Độ bị kết án 5 năm tù. còn 3 vị kia thì bị kết án từ 3 đến 5 năm tù. qua sự đàn áp tôn giáo của chính quyền csvn, cho thấy rằng Đảng cs việt nam rất lo ngại

để cho tôn giáo – đặc biệt là phật giáo việt nam – trở thành một “lực lượng chính trị” lật đổ chế độ (!). vì vậy, Đảng csvn đã thi hành chính sách “tiêu diệt từ trong trứng mước cái mầm bạo loạn của tôn giáo” để trừ hậu hoạn!

khủng bố Đối kháng! - ngày 1-1994, bộ nội vụ csvn lại ra lệnh bắt ông nguyễn hộ lần thứ hai, vì tội đã phổ biến biến bài “quan điểm và cuộc sống” do ông viết để tố cáo chế độ cộng sản phi nhân quyền! nhưng vì bị công luận ở trong và ngoài nước kịch liệt phản đố, đòi trả tự do cho nhà đối kháng kiên cường nguyễn hộ, nên chính quyền csvn buộc phải thả ông (25-61994), nhưng lại ra lệnh “quản chế tại gia” không được ra khỏi nhà, không được tiếp xúc với bất cứ ai, có công an canh gát 24/24 (!) tuy bị khủng bố đến thế, ông nguyễn hộ vẫn không nhụt chí, cứ tiếp tục đấu tranh: ngày 17-2-1995 ông cho phổ biến bài “lột xác”đòi Đảng cs việt nam phải “sám hối” tội lỗi với dân tộc, và phải chân thành thực hiện “hòa giải hòa hợp dân tộc” . - ngày 20-3-1994, ban văn hóa tư tưởng trung ương đã phổ biến trong nội bộ một tài liệu mang tên là: “hoạt động của một số lực lượng thù đich”, trong đó có nêu tên hai nhà đối kháng là nguyễ hộ và hoàng minh chính. rõ ràng, Đảng csviệt nam đã coi những nhà dân chủ đối kháng với Đảng độc tài là “thù Địch”, vì vậy cứ thẳng tay khủng bố! - ngày 14-4-1995, lê Đức anh đã ra chỉ thị thi hành kỷ luật hai ông nguyễn trung thành và lê hồng hà vì phạm tội “có hành động chống Đảng”. Ông nguyễn trung thành nguyên là Ủy viên thường trực ban bảo vệ trung Ương Đảng, đã viết thư gửi cho bct và tƯ Đảng, yêu cầu xét lại vụ án oan của 32 cán bộ trong “vụ án xét lại chống Đảng” hồi thập niên 60! Ông lê hồng hà nguyên vụ trưởng vụ nghiên cứu tổng hợp bộ công an, đã ủng hộ đề nghị của ông nguyễn trung thành! như vậy mà bị kết tội “chống Đảng” thì đâu còn gì là công lý (!?) ngày 26-6-1995, hai ông đã bị khai trừ ra khỏi Đảng! - ngày 3-6-195, bộ nội vụ csvn đã ra lệnh cho công an hànội bắt ông hoàng minh chính, nguyên viện trưởng viện triết học, với hai toiä danh: 1)- trả lời phỏng vấn của báo ba lan mà không xin phép nhà nước. 2)- phân phát tài liệu chống chế độ xhcn việt nam! cùng ngày, công an thành phố hcm đã giải giao ông Đỗ trung hiếu cho công an hànội vì hai tội danh: 1)- Đã liên lạc với ông hoàng minh chính . 2)- phân phát tài liệu chống Đảng và nhà nước. - ngày 3-7-1995, trong hội nghị bàn về “tình hình an ninh chính trị” do ban bí thư tƯ Đảng chủ trì, lê minh hương, ủy viên tƯ Đảng, thứ trưởng bộ nội vụ, đã thông báo: Đã phát hiện được 148 tài liệu chống Đảng do những phần tử đối kháng phân phát trong hàng ngũ cán bộ và Đảng viên! hiện nay, đã có từ 7 đến 8 nhóm “chống Đảng”, trong đó có “nhóm nguyễn trung thành-lê hồng hà”, và đặc biệt là “nhóm trần Độ” (Ông trần Độ, trung tướng, nguyên trưởng ban văn hóa tư tưởng trung Ương Đảng, nguyên phó chủ tịch quốc hội.) - hai ngày 11 và 12-8-1995, tòa án csvn đã đem nhóm liên minh dân chủ của ông nguyễn Đình huy ra xử và kết án: Ông nguyễn Đình huy 15 năm tù vì tội “Âm mưu lật đổ chế độ”. hai ông trần quang liêm và nguyễn tấn trí, đều là người mỹ gốc việt, thì bị kết án 4

năm tù, vì tội “liên hệ hoạt động vơiù nguyễn Đình huy”. nhưng, đến ngày 7-11-1995, thì hai ông liêm và trí đã được trục xuất về mỹ. - ngày 11-1995, tòa án csvn đã đem hai ông hoàng minh chính và Đỗ trung hiếu ra xử. Ông hoàng minh chính bị kết án 12 tháng tù, ông Đỗ trung hiếu 15 tháng tu , với tội danh “lợi dụng quyền tự do để chống đối nhà nước” (?) - ngày 22-11-1995, trương tấn sang, chủ tịch ubnd thành phố hcm đã ký lệnh “cấm lưu hành và tịch thu “ cuốn sách “viết cho mẹ và quốc hội” của người cộng sản lão thành nguyễn văn trấn, vì “nộäi dung vô cùng phản động” (?) thật ra, đây là một cuốn sách chỉ nói lên sự thật về những sai lầm của Đảng csvn với tinh thần phản tỉnh và sám hối mà thôi! (Ông nguyễn văn trấn nguyên là phó bí thu xứ ủy nam kỳ, đã từng theo học ở trường Đại học phương Đông tại liên xô, nguyên chính ủy quân khu 9 và 8 trong thời kinh tế kháng pháp, nguyên vụ trưởng khoa giáo trung ương trong thời gian tập kết ra sống ở hànội, sau 1975 về hưu tại sàigòn.) - ngày 5-12-1995, bộ nội vụ csvn đã ra lệnh cho công an hànội bắt khẩn cấp phó tiến sĩ sinh học nguyễn xuân tụ (bút danh hà sĩ phu), ngay trước cửa nhà của ông nguyễn kiên giang, trước khi ông rời hànội trở về Đà lạt, về tội “vận động, tổ chức chống Đảng” (?) - trong tháng 12-1995, bộ nội vụ csvn cũng ra lệnh bắt ông lê hồng hà (mới bị khai trừ ra khỏi Đảng), và bắt Đại tá phạm quế dương, nguyên tổng biên tập tạp chí lịch sử quân Đội, về tội “chống Đảng và nhà nước”(?) trong lịch sử hình thành và phát triển của Đảng csvn, suốt 60 năm, chưa có thời gian nào như những năm 90 này, đã có một lực lượng Đối kháng Đảng đông đến như vậy! nhưng rất tiếc là họ chưa tập họp thành một tổ chức thống nhất đủ mạnh, để khỏi bị “bẻ gẫy từng chiếc đũa” bởi “bàn tay sắt” của chế độ độc tài Đảng trị! Đảng và nhà nước csvn chỉ chuyên tâm vào việc gọi là “phải phá vỡ âm mưu lật đổ chính quyền của bọn phản động” (tài liệu tố mật của bộ nội vụ csvn) mà không lo cho cuộc sống của người dân lao khổ! vì vậy, không có lúc nào như lúc này, đã bùng nổ nhiều cuộc Đấu tranh của quần chúng ở khắp nơi: - trong tuần lễ đầu của tháng 1-1994, đã có 600 công nhân của 4 xí nghiệp, công ty ở sàigòn đình công, chống sự hà khắc của chủ tư bản, và đòi trả lương cho tương xứng với công lao động của họ đã hao phí! - ngày 18-1-1994, toàn thể công nhân xưởng quốc doanh “gia công linh kiện Điện tử” đã đình công, đòi tăng lương và tiền phúc lợi cho công nhân! - ngày 13-5-1994, hơn 500 tiểu thương ở chợ ga-hải phòng đã bãi thị, và biểu tình đi từ chợ ga đến ubnd thành phố, để chống việc tăng thuế quá cao! - ngày 15-2-1995, hơn 300 công nhân xí nghiệp may thiên phú ở củ chi (sàigòn) đã đình công chống “chủ bốc lột lao động của công nhân”! cùng ngày này, hàng trăm công nhân công ty giày thể thao kwang nam của Đại hàn đã đình công để phản đối việc sa thải công nhân không chính đáng!

năm 1995, có thể nói là năm đình công của công nhân! cả năm có tất cả là 55 cuộc đình công của công nhân thuộc các xí nghiệp quốc doanh và của các công ty có vốn nước ngoài đã nổ ra ở sàigòn (25 vụ), tỉnh sông bé (10 vụ), thành phố hải phòng (9 vụ), Đồng nai (5 vụ), Đà nẵng (4 vụ), khánh hòa (1 vụ) và nam hà (1 vụ). mục tiêu của các cuộc đình công là: chống bốc lột sức lao động, đòi tăng lương, chống xúc phạm nhân phẩm của công nhân! o0o trong tháng 7-1995,chính quyền csvn đã được hai thuận lợi lớn về mặt đối ngoại: một, ngày 11-7-1995, hoa kỳ tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với chính phủ csvn. (hoa kỳ đã tuyên bố bãi bỏ cấm vận việt nam từ ngày 3-2-1994) hai, ngày 24-7-1995, nước chxhcn việt nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 7 của hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (asean). thực tiễn lịch sử (như đã được trình bày ở trên) đã cho chúng ta thấy: nhà nước chxhcn việt nam, Đảng csvn độc quyền lãnh đạo, tạm thời đã vượt qua cơn giông tố sụp đổ có “tính dây chuyền” của Đông Âu và liên xô, mặc dù 4 nguy cơ vẫn còn sờ sờ, và nó có khả năng phát triển đến chỗ lật nhào cả chế độ csvn vào bất cứ lúc nào, nếu không triệt tiêu được 4 nguy cơ tai ác đó! tuy nhiên, tập đoàn Đỗ mười – lê Đức anh đã yên tâm hơn về việc đối phó với “các thế lực thù địch từ bên ngoài”. bởi vì: Đối với trung cộng thì Đảng csvn đã quan hệ bình thường trở lại, từ tháng 11-1991 đến nay, và mối bang giao lép vế đó, đã được củng cố thêm từ sau lần Đỗ mười sang thăm trung quốc lần thứ hai (từ ngày 26-11-1995 đến ngày 2-12-1995), như “thông cáo chung việt nam-trung quốc” ngày 2-12-1995, đã có ghi nhận rằng: “với tinh thần lấy đại cuộc làm trọng, thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, công bằng hợp lý, hiệp thương hữu nghị... không để bất đồng ảnh hưởng đến sự bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.” (tân hoa xã, 3-12-1995) Đối với hoa kỳ, không còn là “thù địch” nữa, ít nhất là trên phương diện quan hệ công khai trên trường quốc tế, nhất là từ sau khi ngoại trưởng mỹ christopher đến hànội (6-81995) va øcựu tổng thống bush viếng thăm việt nam (đầu tháng 9-1995), đã giúp cho Đảng csvn yên chí hơn, và hy vọng sẽ tiến đến việc ký kết “hiệp ước thương mại” với hoa kỳ! vấn đề phải ổn định trước mắt mắt của tập đoàn Đỗ mười – lê Đức anh, là sự không thống nhất trong nội bộ bộ chính trị, về đường lối xây dựng đất nước, trong giai đoạn từ nay trở đi! gay cấn nhất là sự không nhất trí giữa võ văn kiệt, đứng hàng thứ 3 trong bcttƯ Đảng, đang giữ chức thủ tướng chính phủ vơiù tập đoàn Đỗ mười và lê Đức anh. nếu nói rộng ra, thì tập đoàn Đỗ mười-lê Đức anh là đại diện cho phe nhóm bảo thủ, giáo điều, cuồng tín chủ nghĩa marx-lénine, trong bchtƯ Đảng khóa vii; còn võ văn kiệt thí đại diện cho nhóm cấp tiến, chấp nhận hiện thực, phê phán tính lỗi thời của chủ nghĩa marx-lénine, trong hàng ngũ canb bộ, đảng viên trí thức.

cuộc đấu tranh tư tưởng này, “ai thắng ai?” đã thấy rõ ràng! những người ủng hộ ông võ văn kiệt đã bị bắt giam, bị quản chế gần hết (như các ông: nguyễn hộ, tạ bá tòng, Đỗ trung hiếu, hồ hiếu, hoàng minh chính, hà sĩ phu, phạm quế dương, lê hồng hà. . . ) ngày 9-8-1995, võ văn kiệt đã đưa ra một bản văn ”góp ý kiến với bộ chính trị” có đóng dấu “tỐi mẬt” nội dung “góp Ý kiến” của ông võ văân kiệt có 4 điểm chính dưới đây: một: về tình hình hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa – võ văn kiệt nhận định rằng: “trong thế giới ngày nay, không phải mâu thuẫn đối kháng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc, mà trước hết là tính đa dạng, đa cực trở thành nhân tố nổi trội nhất, chi phối những mâu thuẫn và sự vận động của các mối quan hệ giữa mỗi quốc gia trên thế giới. và cũng khác với trước, ngày nay lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực, những lợi ích toàn cầu (ví dụ: hòa bình, vấn đề môi sinh, vấn đề phát triển...) đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong việc phát triển nhng mâu thuẫn, cũng như trong việc tạo ra những tập hợp lực lượng mới ngày nay trên thế giới. sự thật hiện nay là bốn nước xã hội chủ nghĩa còn lại tuy có những mối quan hệ với nhau ở mức độ nhất định, song không thể hành động và không có giá trị trên trường quốc tế như một lực lượng linh tế và chính trị thống nhất... nói riêng quan hệ việt nam-trung quốc, việt nam-cộng hòa dân chủ nhân dân triều tiên thì tính chất quốc gia lấn át (nếu chưa muốn nói là loại bỏ) tính chất xã hội chủ nghĩa trong mối quan hệ giữa những nước này. thậm chí trong quan hệ viêt namtrung quốc tồn tại không ít điểm nóng.” hai:về kinh tế quóc doanh và kinh tế tư nhân, ông võ văn kiệt đánh giá như sau: “chúng ta phải chủ trương đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế, chúng ta chấp nhận không đặt ra cho các thành phần kinh tế bất kỳ giới hạn phát triển nào, miễn là sự phát triển ấy cân đối, hài hòa, ổn định nằm trong khuôn khổ luật pháp... trong tinh thần đó, trừ một số lĩnh vực quan hệ đến an ninh quốc phòng và phát triển cơ sở hạ tầng (bao gồm các mặt xã hội) không nên và không thể đặt vấn đề “ưu tiên” cho kinh tế quốc doanh làm nhiệm vụ nắm giữ mọi thứ gì đó, như chúng ta đã thường làm trong cơ chế quản lý cũ.” ba: về chủ trương “cải cách hành chánh”, đã bàn thảo trong cuộc hội nghị ban bí thư trung ương (20-12-1994) và hội nghị ban chấp hành trung Ương lần thứ 8 (từ 14 đến 231-1995), ông võ văn kiệt nhấn mạnh, rằng: “Đã đến lúc bộ máy quản lý nhà nước các ngành và các cấp phải đoạn tuyệt với cơ chế “chủ quản” và với bất kỳ hoạt động kinh tế nào, phải được cải cách để làm đúng chức năng quản lý nhà nước. phải xem đó là nội dung chủ yếu của nhiệm vụ cải cách hành chánh.” bốn: về các vấn đề “chống” và “xây” trong Đảng hiện nay, ông võ văn kiệt nghiêm khắc đề xuất ý kiến, rằng: “trong thực tiễn, Đảng ta đang đứng trước yêu cầu phải đẩy mạnh đấu tranh chống các hiện tượng vô chính phủ, cục bộ bản vị (đạc biệt trong lĩnh vực kinh tế), đồng thời phải nghiêm túc thực hiện những nguyên tắc dân chủ trong Đảng. phải mạnh dạn từ bỏ ngọn cờ xây dựng chủ nghĩa xã hội, thay vào đó là ngọn cờ dân tộc và dân chủ!” (trích nguyên văn trong bản “góp Ý kiến “ của ông võ văn kiệt, đề ngày 9-8-1995) những ý kiến góp ý của võ văn kiệt, đã chứng tỏ ông ta đã thức thời trước sự phát triển

của cao trào dân chủ trên toàn cầu, nhưng bản văn góp ý kiến rất quan trọng của ông thủ tướng csvn đã không được tập đoàn thống trị Đỗ mười-lê Đức anh chấp nhận! tuy họ không đưa ra phê phán công khai, vì còn ngại thế lực ủng hộ võ văn kiệt của Đảng bộ nam bộ, và của đội ngũ cán bộ trí thức ở trong và ngoài Đảng! tuy nhiên, tập đoàn Đỗ mười – lê Đức anh đã đưa quan điểm bảo thủ, giáo điều cực tả của họ, phản bác quan điểm của ông võ văn kiệt, vào trong “báo cáo chính trị của bchtƯ Đảng khóa vii “ tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ viii của Đảng csvn (6-1996) (chúng tôi sẽ đề cập trong giai đoạn 1996-2000). Đường dây tải điện bắc nam , bắt đầu từ năm 1992, hoàn thành vào giữa năm 1995, đã củng cố vững chắc cái ghế thủ tướng của võ văn kiệt, cho dù người thân tín của ông ta, là bộ trưởng năng lượng vũ ngọc hải bị 6 tháng tù, vì tội biển thủ 4.000 tấn sắt (?) việc đuổi nhà của một số tướng ta,ù xây cất bất hợp pháp trên đê yên phu-hànội, của thủ tướng võ văn kiệt, đã làm cho lê Đức anh “ngậm bồ hòn không nói ra lời” với đàn em mà hắn, với tư cách bộ trưởng quốc phòng, đã làm ngơ cho họ làm bậy! trong vụ đuổi nhà này, dân chúng hànội rất hoan nghênh thủ tướng, nhưng thủ tướng lại bị một số tướng tá, đàn em của lê Đức anh, ngấm ngầm oán giận, chờ cơ hội trả thù (!?) trong bcttƯ Đảng khóa vii có một nhân vật người nam bộ, nhưng không đứng về phe nhóm võ văn kiệt mà lại ngả về phe nhóm Đỗ mười – lê Đức anh. Đó là nguyễn hà phan, Ủy viên tƯ Đảng đã được bổ sung vào bộ chính trị, trong hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa vii (20-1-1994). nào ai có ngờ, trong hội nghị trung ương lần thứ 10 (khóa vii), họp từ ngày 12 đến 20-4-1996, nguyễn hà phan lại bị lột hết chức trong bchtƯ Đảng và bị khai trừ ra khỏi Đảng, vì tội: “ khi bị bắt, bị tù. . . không giữ được khí tiết của người cộng sản, đã khai báo với địch nhiều cơ sở cách mạng và sau khi ra tù, từ năm 1964 đến nay, không báo cáo đầy đủ với Đảng về những sai lầm của mình.”(theo “thông báo nội bộ” ngày 274-1996 của ban thường vụ thành Ủy thành phố hcm, do Ủy viên thường trực nguyễn ngọc Ẩn ký tên, đóng dấu). có dư luận cho rằng, chính người của võ văn kiệt đã điều tra và báo cáo tội lỗi của nguyễn hà phan cho “ban bảo vệ chính trị nội bộ trung ương Đảng” biết (?). thực tế, đây là sự tranh chấp quyền lợi, địa vị, và tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, cán bộ và Đảng viên trên cả nước, trước khi tiến hành Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ viii của Đảng csvn, giữa hai phe nhóm có quyền lực nhất! cuộc tranh chấp gay gắt đến nỗi lê phước thọ, trưởng ban tổ chức tƯ Đảng, phải than với võ văn kiệt rằng: “tình trạng phân hóa nội bộ hiện nay của Đảng ta đang trở thành nguy cơ rã Đảng!”(theo tiết lộ của Đoàn mạnh giao, chánh văn phòng thủ tướng). (xem tiếp giai đoạn 1996-2000) lê tùng minh ********************

tiếp theo kỳ trước... v.-giai ĐoẠn 1996-2001

bức thư gửi cho bct trung ương Đcsvn của võ văn kiệt, dài 22 trang đánh máy, đề ngày 9 tháng 8 năm 1995, nêu ra 4 chủ điểm (1/- Đánh giá tình hình, cục diện thế giới ngày nay. 2/- chệch hướng hay không chệch hướng xhcn? 3/- nâng cao năng lực quản lý nhà nước. 4/- xây dựng Đảng trong tình hình mới.) đã tạo nên một sự lạc quan “Đổi mới giả tạo” trên chính trường ở cả trong và ngoài nước (!) Ở trong nước, những người cộng sản thức tỉnh, những trí thức-văn nghệ sĩ phản kháng, đều tin tưởng “phe Đổi mới” do võ văn kiệt đứng đầu, sẽ chiếm ưu thế trong Đại hội viii vào tháng 6 năm 1968, và từ đó họ hy vọng dưới sự lãnh đạo của võ văn kiệt, nước việt nam xhcn sẽ tiến mạnh trên con đường Đổi mới thật sự (?) Ở hải ngoại, có một số chính khách người việt đã hy vọng võ văn kiệt sẽ trở thành “gorbachev việt nam”; thậm chí có chính khách còn cho võ văn kiệt là “lãnh tụ cộng sản cấp tiến”, cần phải được cộng đồng người việt hải ngoại ra sức ủng hộ … và họ đã tiên đoán rằng: “việt nam sẽ có thay đổi lớn trong Đại hội lần thứ tám của Đảng csvn (?) thực tế lịch sử đã chứng minh: những mong muốn, những hy vọng của những ai tin tưởng võ văn kiệt, đều sai lầm và thất vọng! ngày 28 tháng 6 năm 1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ viii của Đảng csvn đã khai mạc tại hội trường ba đình (hànội). trong diễn văn khai mạc, lê Đức anh - ủy viên bct khóa vii – đã huênh hoang tuyên bố rằng: “Đại hội viii có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước ngoặt chuyển nước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước việt nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa…” (theo văn kiện Đại hội 8, nhà xuất bản chính trị quốc gia, hànội, 1996, trang 6) những lời nói suông, sáo rỗng có tính chất mị dân này, đã bị lột trần suốt trong nhiệm kỳ khóa viii (1996-2001) của bch trung ương Đảng csvn! kẾt quẢ cỦa ĐẠi hỘi viii trong Đại hội viii, vì quyền lợi thống trị tối cao của Đảng, cái goi là “phe bảo thủ” do Đỗ mười cầm đầu và “phe Đổi mới” do võ văn kiệt chỉ đạo, đã tạm thời hòa giải mâu thuẫn, vốn đã kéo dài trong nhiệm kỳ khóa vii (1991-1996). Đỗ mười – lê Đức anh – võ văn kiệt vẫn là nhóm “tam đầu chế”, nắm trọn quyền lãnh đạo tối cao của quốc gia xhxhcnvn! Đỗ mười vẫn ngồi lại ghế tồng bí thư trung ương Đảng. lê Đức anh vẫn nắm chắc chức chủ tịch nước, võ văn kiệt vẫn không buông chức thủ tướng chính phủ! thực chất của sự hòa giải mâu thuẫn của tập đoàn Đỗ mười-lê Đức anh và võ văn kiệt, là sự sắp xếp lại thành phần lãnh đạo tối cao - tức bộ chính trị trung ương khóa viii. cụ thể như sau: - loại 7 ủy viên bct khóa vii ra khỏi bct khóa viii. Đó là các ông: Đào duy tùng, vũ oanh, bùi thiện ngộ, lê phước thọ, võ trần chí, hồng hà và nguyễn hà phan. riêng nguyễn hà phan vì lý do kỷ luật (khai báo cơ sở cách mạng cho bọn đặc vụ của ngô Đình nhu), còn những người khác thì viện lý là họ đã già yếu (?) - Đưa 9 người, nguyên là ủy viên trung ương khóa vii và hàng ngũ bct khóa viii. Đó là

những nhân vật: trần Đức lương, lê xuân tùng, trương tấn sang, nguyễn thị xuân mỹ, nguyễn tấn dũng, phạm văn trà, nguyễn văn an, lê minh hương và nguyễn Đình tứ. trong phiên họp ngày thứ ba của Đại hội (30-6-1996), danh sách chính thức của bct trung ương khóa viii đã được thông qua như sau: 1/- Đỗ mười, 79 tuổi, tổng bí thư. (tháng 12-1997, Đỗ mười đau nặng, nên bch tƯ Đảng csvn đã bầu lê khả phiêu thay cho Đỗ mười. mười trở thành cố vấn bchtƯ Đảng.) 2/- lê Đức anh, 76 tuổi, Ủy viên bct kiêm chủ tịch nhà nước. 3/- võ văn kiệt, 74 tuổi, Ủy viên bct kiêm thủ tướng chính phủ. 4/- nông Đức mạnh, 56 tuổi, Ủy viên bct kiêm chủ tịch quốc hội. 5/- lê khả phiêu, 64 tuổi, Ủy viên bct, thượng tướng chủ nhiệm tổng cục chính trị kiêm phó bí thư tổng quân ủy. 6/- Đoàn khuê, Đại tướng, 72 tuổi, Ủy viên bct kiêm bộ trưởng quốc phòng. 7/- phan văn khải, 63 tuổi, Ủy viên bct kiêm phó thủ tướng thứ nhất. (tháng 9-1997, tại kỳ họp thứ nhất, quốc hội khóa x, pvk được bầu làm thủ tướng thay cho võ văn kiệt. kiệt trở thành cố vấn bch tƯ Đảng.) 8/- phạm thế duyệt, 60 tuổi, Ủy viên bct kiêm trưởng ban dân vận trung ương. 9/- nguyễn Đức bình, 69 tuổi, Ủy viên bct kiêm giám đốc học viện chính trị quốc gia hồ chí minh. 10/- nguyễn mạnh cầm, 66 tuổi, Ủy viên bct kiêm bộ trưởng ngoại giao. 11/- nguyễn Đình tứ, tiến sĩ vật lý, 63 tuổi, chết đột ngột trong Đại hội, nhưng vẫn được để tên trong danh sách bct khóa viii (!?) 12/- nguyễn văn an, 58 tuổi, Ủy viên bct kiêm trưởng ban tổ chức trung ương. 13/- nguyễn thị xuân mỹ, 55 tuổi, Ủy viên bct kiêm chủ nhiệm Ủy ban kiểm sát trung ương. 14/- trần Đức lương, 59 tuổi, Ủy viên bct kiểm phó thủ tướng thứ nhì. (tháng 9-1997, tại kỳ họp thứ nhất, quốc hội khóa x, trần Đức lương được bầu làm chủ tịch nước thay cho: lê Đức anh. anh trở thành cố vấn bch tƯ Đảng) 15/- phạm văn trà, trung tướng, 60 tuổi, Ủy viên bct kiêm tổng tham mưu trrưởng qĐndvn. 16/- lê minh hương, 60 tuổi, Ủy viên bct kiêm bộ trưởng nội vụ. 17/- nguyễn tấn dũng, 47 tuổi, Ủy viên bct kiêm trưởng ban kinh tế trung ương & thứ trưởng bộ nội vụ. 18/- lê xuân tùng, 60 tuởi, Ủy viên bct kiêm bí thư thành ủy hànội.

19/- trương tấn sang, 47 tuổi, Ùy viên bct kiêm bí thư thành ủy thành phố hồ chí minh. (sự sắp xếp trên đây là theo thứ tự quyền lực, từ cao xuống thấp) trong số 19 Ủy viên bct khóa viii lại cử ra một ban thường vụ bộ chính trị có thẩm quyền tối hậu quyết định mọi vấn đề của Đảng và nhà nước! (các hãng thông tấn phương tây gọi là super poliburo - tức là siÊu bỘ chÍnh trỊ). lúc đầu, tam Đầu chế mười-anh-kiệt định cử ra 7/19 người, nhưng sau cùng họ đã quyết định chỉ cử ra có 5/19 Ủy viên bct, nhằm thu hẹp số người nắm quyền lực cao nhất. năm nhân vật đó là: Đỗ mười, lê Đức anh, võ văn kiệt, lê khả phiêu và nguyễn tấn dũng. với cái gọi là “siêu bộ chính trị” này, đã biểu lộ xu hướng ĐỘc tÀi hÓa của Đảng csvn! nhưng để che lấp mâu thuẫn tạm thời hòa giải trong nội bộ lãnh đạo tối cao của trung ương Đảng csvn, cho nên khi tiếp chuyện với đại diện báo “the asian wall street”, vào cuối năm 1996, tại văn phòng thủ tướng chính phủ, võ văn kiệt đã nói: “nếu ai có hiểu lầm, chê trách đến xuyên tạc sự không thống nhất lãnh đạo của chúng tôi, thì chúng tôi cũng chẳng vì thế mà suy suyễn…Đấu tranh để đoàn kết, và muốn đoàn kết được bền chặt thì phải đấu tranh xây dựng. đó chính là quy luật phát triển của Đảng chúng tôi!” xu hướng độc tài hóa của Đảng csvn, đã được che dấu dưới chiêu bài “vai trò quan trọng” của Đảng csvn đối với quốc gia dân tộc, như sau: “phải kiên định sự lãnh đạo của Đảng, vì ở nước ta, không có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản thì không thể có độc lập dân tộc, không có quyền làm chủ thực sự của nhân dân, không có nhà nước của dân, do dân, vì dân, không thể thực hiện được công bằng xã hội, không thể có chủ nghĩa xã hội.” (văn kiện Đại hội 8, đã dẫn, trang 47) lịch sử từ 1945 đến nay (và về sau này nữa) cho thấy rằng: nếu không có sự lãnh đạo của Đảng csvn thì không có chủ nghĩa xã hội việt nam! nhưng nếu có sự lãnh đạo của Đảng csvn thì không có tự do dân chủ, không có công bằng xã hội và không có nhân quyền! ngoài việc “độc tài hóa lãnh đạo” để nắm trọn quyền thống trị đất nước, độc quyền “ngồi mát ăn bát vàng” trên mồ hôi, nước mắt và máu xương của dân tộc. lịch sử đã minh chứng rằng, cộng sản đã bạo tàn còn hơn phong kiến và thực dân! Đại hội viii của Đảng csvn còn làm được gì cho đất nước và dân tộc việt nam, trong 5 năm cuối của thế kỷ xx? sau đây là hai thí dụ điển hình: - Đại hội viii của Đảng csvn đề ra: Đến năm 2000, gdp bình quân đầu người sẽ gấp đôi năm 1990, nghĩa là từ 300 mỹ kim tăng lên 600 mỹ kim! và tổng sản phẩm trong nước (gdp) tăng từ 8 đến 10 lần so với năm 1990. nhưng, trong thực tế, đến năm 2000, như Đại hội ix của Đảng csvn (4-2001) đã kiểm điểm rằng: “nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (gdp) và gdp bình quân đầu người… không đại chỉ tiêu do Đại hội viii đề ra.” (văn kiện Đại hội ix, nhà xb chính trị quóc gia, hànội, 2001, trang 73). thí dụ cụ thể về vài con số không đạt chỉ tiêu của kế hoạch, như sau: tính đến năm 1998, tổng sản phẩm trong nước (gdp) chỉ tăng khoảng 6% (chỉ tiêu của kế hoạch là tăng từ 9% đến 10%); giá trị sản lượng nông nghiệp chỉ tăng có 3% (chỉ tiêu kế hoạch là từ 4,6% đến 4,8%); giá trị sản lượng công nghiệp chỉ tăng có khoảng 11,5% (chỉ tiêu kế hoạch là 13%); vốn đằu tư nước ngoài giảm 40% so với năm 1997 (năm 1997 giảm 30% so với năm 1996); gdp tính theo đầu người chỉ đạt 340 usd (theo tư liệu tổng kết của hội nghị

trung ương 6 (khóa viii) quyết nghị về “nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 1999”) - Đại hội cũng đề ra: Đến năm 2000, sẽ xóa bỏ nạn đói trên cả nước, và tỷ lệ người thu nhập thấp sẽ giảm xuống 50% so với năm 1990… nhưng trong thực tế, đến năm 2000 nạn đói vẵn còn là mối đe dọa thường xuyên đối với dân nghèo, và tỷ lệ người thu nhập thấp không giảm được đến 1/10 (!?) thật ra, Đại hội viii của Đảng csvn cũng có đề ra “phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 1996-2000 khá chi tiết, có sức hấp dẫn về mặt lý thuyết. (xem văn kiện đã dẫn, từ trang 153 đến trang 243). chẳng hạn như đoạn văn sau đây: “giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ… phấn đấu vượt và đạt mục tiêu được đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội năm 2000… tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.” (văn kiện đã dẫn, các trang 167-168). nhưng tại sao bch trung ương Đảng csvn khóa viii lại không thực hiện được những gì họ đã đề ra? trước tiên, là do sự ngoan cố bảo thủ lập trường, quan điểm giáo điều của tập đoàn lãnh đạo trung ương Đảng csvn, trong đường lối xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở thời đại mới! khi các nước nguyên là cộng sản ở Đông Âu và liên xô đã vứt bỏ một cách không thương tiếc cái gọi là “ánh sáng của chủ nghĩa marx-lénine”, thì Đảng csvn lại “kiên trì chủ nghĩa mác lê nin và tư tưởng hồ chí minh… và tăng cường vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội… kiên quyết không đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa… bởi vì chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội!” (văn kiện đã dẫn, các trang 14-16) thật ra, tập đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng csvn có “ngây thơ chính trị” như những câu lý thuyết suông trên đây hay không? không! họ chỉ nhằm lừa gạt hàng triệu cán bộ, đảng viên… lừa gạt quần chúng nhân dân lương thiện, để họ bảo vệ quyền thống trị độc tài của Đảng, cũng là để bảo vệ quyền vị ngồi mát ăn bát vàng của cá nhân họ! nếu không làm thế, thì làm sao có thể trở thành tƯ bẢn ĐỎ cỦa thỜi ĐẠi? Đỗ mười, lê Đức anh, lê khả phiêu, nông Đức mạnh, trần Đức lương, phan văn khải v.v…đâu phải nghiễm nhiên mà họ có hàng triệu mỹ kim gửi tại các ngân hàng nước ngoài ! chính từ nguyên nhân thứ nhất (đã trình bày ở trên) mới dẫn tới nguyên nhân thứ hai sau đây: cán bộ, đảng viên csvn đã bao nhiêu năm cuồng tín các ông thánh - karl marx, lénine đến hồ chí minh, tin tưởng mù quáng vào chủ nghĩa xã hội, một lòng theo lệnh của Đảng “quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng” cho sự nghiệp Độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội… nhưng cuối cùng họ được gì ngoài cái danh hão “chiến sĩ cách mạng” (!?) cho nên không thể trách họ, như Đại hội viii của Đảng csvn đã phê phán rằng: “không ít cán bộ, đảng viên đã phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hóa về phẩm chất, đạo đức; sức chiến đấu của một bộ phận tổ chức cơ sở đang suy yếu!” (văn kiện đã dẫn, trang 67). “thượng bất minh, hạ tất loạn”, thật là không sai chút nào!

thượng tầng trở thành tỷ phú, thì hạ tầng cũng phải làm triệu phú! thế là tệ nạn tham nhũng tràn lan khắp nước - lớn ăn theo lớn, nhỏ ăn theo nhỏ! từ trung ương đến địa phương sờ đâu cũng đụng tham nhũng! tham nhŨng trỞ thÀnh quỐc nẠn! tệ nạn này đã được bct trung ương Đảng csvn kết luận một cách chối bỏ trách nhiệm, đổ thừa cho khách quan, phổ biến trong nội bộ trung ương như sau: “sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức, có quyền kể cả cán bộ cao cấp… và nguyên nhân chính là do sự tác động của kinh tế thị trường! chính kinh tế thị trường với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó, đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân lối sống thực dụng, làm cho người ta chỉ chú ý tới lợi ích vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng động, chỉ chú ý lợi ích trước mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài!” (văn kiện hội nghị lần thứ 5 (khóa viii) nhà xb ctqg, hànội, 1998, trang 27 va trang 29-30) tệ trạng tham nhũng đã tràn lan đến nỗi ông cố vấn phạm văn Đồng phải lên tiếng – nhân kỷ niệm lần thứ 109 (1890-1999) ngày sinh của ông hồ chí minh - một cách đau khổ và cảnh cáo Đảng cầm quyền rằng: “nhiều người có chức, có quyền trong hệ thống tổ chức của Đảng, nhà nước, các đoàn thể quần chúng hư hỏng quá, thoái hóa, biến chất, chạy theo chức, quyền, tiền, danh và lợi… đã dẫn đến những chuỗi sai lầm nghiêm trọng là: tham nhũng, tư lợi và quan liêu cửa quyền, phiền hà và sách nhiễu dân, gây biết bao ảnh hưởng tiêu cực với những tác hại không lường hết được…” (tạp chí cộng sản, số 10, tháng 5-1999) - ( Ông phạm văn Đồng đã qua đời vào ngày 2 tháng 5 năm 2000) chính nguyên nhân thứ hai này, đã tác hại đến sức sản xuất cùa xã hội, để ra bao nhiêu tệ nạn làm trì trệ sự phát triển kinh tế và tạo nên sự hỗn loạn xã hội, như Đảng csvn đã thừa nhận một cách khái quát rằng: “buôn lậu và tham nhũng phát triển. ma túy, mãi dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng… cán bộ tham nhũng, dùng tiền của nhà nước tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đọa không được ngăn chặn có hiệu quả. hiện tượng quan liêu cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị, cục bộ địa phương, bè phái, mất đoàn kết khá phổ biến. những tệ nạn đó đã gây sự bất bình của nhân dân, làm tổn thương uy tín của Đảng, của nhà nước.” (văn kiện hội nghị 5, đã dẫn, trang 46-47). có một vấn đề nội bộ đặc biệt nghiêm trọng, mà sau này có người gọi là “vụ án siêu nghiêm trọng”, đã xuất hiện và lộng hành từ bch tƯ Đảng khóa vi 1986-1991) chuyển sang khóa vii (1991-1996), bàn giao lại cho bch tƯ Đảng khóa viii (1996-2001), nhưng vẫn không thể được đưa ra phán xét công khai trong nội bộ Đảng, cho dù là hạn chế trong bch tƯ Đảng csvn. Đó là vỤ Án tỔng cỤc ii thuộc bộ quốc phòng, do Đại tướng, Ủy viên bct, chủ tịch nước lê Đức anh nắm quyền lãnh đạo! tổng cục ii đã lộng hành đến mức dám phát hành các bàn tin, để báo cáo cho bct tƯ Đảng, đồng thời công khai lưu hành trong hàng ngũ cao cấp của qĐbd, vu khống một số cán bộ cao cấp của Đảng, chẳng hạn như bản tin số 49/96-tr, ngày 7-7-1996, có đoạn như sau: “sau Đại hội 8, cia chỉ đạo nhóm z (tức là nhóm giáp) chủ trương xúc tiến vận động cả quan điểm, tư tưởng và tổ chức nhân sự, lợi dụng tư tưởng hồ chí minh để loại bỏ chủ nghĩa mác-lênin, tách tư tưởng hồ chí minh với tư tưởng mác-lênin, tạo ra phong trào dân tộc dân chủ.” các bản tin tiếp theo, đã đưa ra những tin động trời, rằng: “hiện nay theo yêu cầu của cia thì ông giáp vãn đang ngấm ngầm hoạt động, nhất là sau khi có thông tin về cuộc gặp

riêng giữa ông và mcnamara trong cuộc hội thảo “những cơ hội bị bỏ lỡ”. tại cuộc gặp riêng này, mặc dù có phiên dịch tiếng anh, nhưng hai bên đã không dùng tiếng anh mà dùng tiếng pháp… mcnamara mời ông giáp sang mỹ để dự hội thảo về “sự kiện vịnh bắc bộ”… Ông giáp đã trả lời “thời cơ chưa chin muối” cia phân tích: “Ông giáp còn phải chuẩn bị dư luận dọ đường ở trong nước rồi mới đi mỹ.” (bản tin số 167/tr, ngày 17-71997). nói là: “có một sự mưu tính từ một số phe phái chính trị. trong Đảng việt nam đang mưu tính một cuộc cải cách chính trị, đảo chính chính trị. có những kế hoạch tuyệt mật trên cơ sở báo cáo của quốc nội do cpa gửi văn phóng an ninh của tổng thống mỹ, cho biết: phe phái chính trị này dự tính lôi kéo cả ông lê khả phiêu và phan văn khải đứng về phía họ… lúc bấy giờ, lê khả phiêu và phan văn khải cũng phải theo họ vì không còn con đư1ờng nào khác, cia sẽ chỉ đạo thực hiện kế hoạch.” (bản tin số 223/tr, ngày 19-11998) vụ án tổng cục ii đặc biệt nghiêm trọng, vì tổ chức này đã hành động như một tổ chức Đặc vụ dưới thời phát xít hitler (Đức quốc xã), hay như cơ quan mật vụ trong thời chuyên chế độc tài của staline (liên xô). như sau này, Đại tướng về hưu võ nguyên giáp đã tố cáo rằng: “những người đứng đầu và những phần tử xấu trong tổng cục ii đã có những hoạt động phá hoại Đảng nghiêm trọng một cách có hệ thống, có tổ chức kéo dài hàng chục năm, đặt máy nghe trộm các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ cấp cao, sử dụng những thông tin sai lệch để phá rối và chi rẻ nội bộ, có tính cách gây ra bè phái trong Đảng, tạo ra những chứng cớ giả để hãm hại những cán bộ tốt của Đảng…” (theo thư gửi “ban chấp hành trung ương Đồng chí tổng bí thư và các đồng chí trong bộ chính tri, ban bí thư và Ủy ban kiểm tra trung ương” của Đại tướng võ nguyên giáp, đề ngày 3 tháng 1 năm 2004). tại sao lê Đức anh và các tướng thủ hạ của ông ta như vũ chinh, nguyễn chí vịnh … lại dám lộng hành đến thế? tại sao bct tƯ Đảng csvn khóa viii lại cứ giả điếc làn ngơ, không chịu xét xử vụ án tổng cục ii? bí ẩn chính trị này chỉ có thể giải đáp rằng: thế lực của lê Đức anh quá mạnh, áp đảo cả bct trung ương Đảng khóa viii. và sau lưng nhóm lê Đức anh, chắc chắn có một thế lực rất mạnh làm hậu thuẫn cho những hoạt động lộng hành của họ! theo nhiều nguồn tin tình báo quốc ngoại thì chỗ dựa đó là trung cộng (?) phong trÀo dÂn chỦ hÓa từ năm 1993, bác sĩ y khoa-nhà khoa học nhân văn nguyễn khắc viện đã viết bài “bước vào cuộc kháng chiến mới”, trong đó có đoạn viết như sau: “một cuộc kháng chiến nhiều mặt, với báo chí, ti vi, sách vở phim ảnh, thành lập đủ thứ hội đoàn, đình công biểu tinh, với lá phiếu bầu cử, phát triển khoa học nhân văn, không bỏ sót ngành nào. trong nước, ngoài nước, đứng bất kỳ ở vị trí nào cũng có thể tham gia.” “chỉ có khác là kháng chiến lần này, chúng ta không cần đến súng đạn.” “chúng ta sẽ làm cho những tư tưởng dân chủ, công bằng xã hội, tinh thần quốc tế, tình nghĩa giữa người và người thâm nhập vào đại chúng.” tiếc thay, một cánh én không thể tạo nên mùa xuân! Đọc bài của nguyễn khắc viện. khen ý tưởng của nguyễn khắc viện. nhưng, chưa thấy ai hưởng ứng bằng hành động cách mạng, bằng cuộc kháng chiến mới toàn diện như nguyễn khắc viện đã đề xuất! chúng ta chỉ thấy một phong trào đấu tranh đòi dÂn chỦ hÓa vẫn còn rời rạc và phiến diện, không đủ lực để buộc Đảng csvn từ bỏ độc tài, thực

hiện dân chủ thật sự (!?) trong những năm 1990-1995, ai cũng hiểu rằng, quảng đại quần chúng nhân dân việt nam ở trong nước, đã và đang bất mãn chế độ chuyên chế phản dân chủ, phi nhân quyền, không có tự do của Đảng csvn! nhưng sự bất mãn đó chưa được kết tụ thành một sức mạnh, khả dĩ tạo thành một lực lượng dân chủ rộng lớn! xét qua phong trào dân chủ hóa ở trong nước, từ sau Đại hội viii của Đảng csvn, chúng ta sẽ thấy rõ thực lực đối kháng với Đảng cầm quyền, mạnh hay yếu như thế nào, để rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử cho công cuộc đấu tranh dân chủ hoá tiếp tục, sao cho đạt được sự thành công? lực lượng dân chủ ở trong nước, đã và đang đối kháng với Đảng csvn, ở giai đoạn này, có thề xác định chắc chắn, gồm những nhân vật như sau: trung tướng trần Độ (nguyên ủy viên trung ương Đảng, nguyên trưởng ban văn hóa- văn nghệ trung ương, nguyên phó chủ tịch quốc hội), hoàng minh chính (nguyên viện trưởng viện triết học kiêm bí thư Đảng ủy Ủy ban khoa học nhà nước), nguyễn văn trấn (nguyên vụ trưởng khoa giáo trung ương), nguyễn hộ (nguyên phó chủ tịch tổng cọng Đoàn việt nam, nguyên thường vụ thành ủy sàigòn), nguyển khắc viện (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban liên lạc văn hóa với nước ngoài), và một số cán bộ trung-cao cấp của Đảng csvn như nguyễn trung thành, nguyễn kiên giang, lê hồng hà, tạ bá tòng, la văn lâm, Đỗ trung hiếu, hồ hiếu… và một số Đảng viên văn nghệ sĩ như: bùi minh quốc, tiêu dao bảo cự, dương thu hương, hoàng tiến, ma văn kháng, hoàng quốc hải, trương thành tích, huỳnh nhật tấn, mai thái lĩnh… một số trí thức như phan Đình diệu,hà sĩ phu nguyễn xuân tụ, nguyễn thanh giang, phạm quế dương,lữ phương, linh mục chân tín, nhà báo nguyễn ngọc lan… Đa số trong những nhân vật đã nêu tên trên đây đều đã từng bị chế độ chxhcnvn bắt giam, bị quản chế dài hạn! lực lượng dân chủ này hoạt động mạnh nhất trong những năm 1990-1995, nhưng ở giai đoạn 1996-2000 thì bị chính quyền cộng sản khống chế đến không thể tự do hoạt động như trước được! sau Đại hội viii, bạo quyền cssvn đã thẳng tay trấn áp phong trào đòi dân chủ hóa, và mở đầu cho chính sách khủng bố đó là lập phiên tòa xử ba nhân vật phản kháng: hà sĩ phu, lê hồng hà và nguyễn kiên giang, vào tháng 8-1996! trong phiên tòa này, hà sĩ phu đã bị buộc tội “có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật của nhà nước” – Đó là hai bản photo copy bức thư gửi bộ chính trị của võ văn kiệt (đã nói ở trên). bức thư này đã được phổ biến công khai ở hải ngoại, trước khi hà sĩ phu bị bắt (?) phiên tòa này được xử kín, nên dân chúng không được vô nghe, rất ít báo chí được mời… tòa án áp dụng luật rừng của csvn đã phán quyết: lê hồng hà 2 năm tù giam, hà sĩ phu 1 năm tù giam, nguyễn kiên giang 15 tháng tù treo! gần một tháng, trước khi hà sĩ phu mãn hạn tù, nhà văn hoàng tiến có gửi “bức thư ngỏ” cho tập đoàn lãnh đạo trung ương Đảng csvn, với nội dung vạch trần thủ đoạn bỉ ổi của công an hànội, trong việc dàn dựng vở kịch bắt hà sĩ phu (!),đồng thời tố cáo tòa án csvn đã áp dụng luật rừng đối với ba nhà dân chủ (lê hồng hà, hà sĩ phu và nguyễn kiên giang) trong phiên tòa tháng 8-1996! nhà văn phản kháng hoàng tiến cũng đề nghị: “các nhà lãnh đạo (cs) việt nam cần thực thi dân chủ và dân quyền, cụ thể như sau: một, công nhận quyền làm báo tư nhân và xuất bản tư nhân. hai, bãi bỏ ban văn hóa tư tưởng. ba, buộc công an phải tuân theo luật pháp. nghiêm trị thật nặng đối với những công an bắt người oan. không xử lý nội bộ mà đưa ra xét xử tại tòa để làm gương cho mọi người!”

tiếp sức đấu tranh cho nhà văn hoàng tiến, ngày 16-11-1996, tại Đà lạt, nhà thơ phản kháng quyết liệt bùi minh quốc, đã tung ra một bức thư “gửi các đồng nghiệp hoàng tiến, ma văn kháng, hoàng quốc hải” với đầu đề là “lương tri một sức mạnh vô địch!” bức thư với tính chất của một bài chính luận, bùi minh quốc đã cung cấp khá nhiều sự kiện trái ngang, có thật trong đời sống của con người dưới chế độ bạo quyền csvn! chủ đích của bùi minh quốc trong bài chính luận này là phÊ phÁn tÍnh xu thỜi của đa số văn nghệ sĩ, chỉ vì quyền lợi sống còn của cá nhân, bán rẻ lương tâm cho Đảng độc tài, rằng: “tình trạng vô cảm của số đông nhà văn (xhcn) trước tai họa của đồng nghiệp… thật kinh hoàng trong khi đủ mọi chuyện đã và đang xẩy ra, đến cụ nguyễn công hoan sống lại viết hàng trăm thiên “Đống rác mới, bước Đường cùng mới” cũng không xuể! tình trạng thoái hóa, biến chất và vô luật pháp của tổ chức Đảng, trong một cái Đảng không ngày nào không nghe thiết lác dữ dằn và tụng niệm thành tín về nguyên tắc, thì sự tùy tiện về nguyên tắc, sự bất chấp luật pháp lại bắt đầu từ cái anh nắm tổ chức.” từ đó, bùi minh quốc kêu gọi các nhà đấu tranh cho đân chủ rằng: “mỗi người chúng ta cần có tiếng nói của mình, đã đành, nhưng tại sao chúng ta không cùng nhau đi tới một tiếng nói chung, cùng nhau ký tên và vận động những ai đồng ý cùng ký tên, dưới một văn bản yêu cầu quốc hội sớm sửa luật báo chí xuất bản hiện hành, bổ sung điều khoản đảm bảo quyền ra báo tư nhân, lập nhà xuất bản tư nhân không phải xin phép.” nhưng, đã có bao nhiêu nhà trí thức, văn nghệ sĩ ở trong nước, dám công khai ra mặt hưởng ứng nhiệt huyết của nhà thơ? trong thời gian này, tại nam bộ, mà trung tâm là thành phố sàigòn, đã xuất hiện một tờ báo “chạy’ chuyền tay, với cái tên ‘ngƯỜi sÀigÒn”. Đây là một tờ báo không xin phép, vượi ngoài sự kiểm soát của luật báo chí csvn! “người sàigon” do một nhóm trí thức dân chủ, trong lực lượng “kháng chiến cũ” chủ trương, do ông nguyễn văn trấn, tác giả của cuốn “viết cho mẹ và quốc hội”, làm chủ bút. “người sàigòn” là một tờ báo xuất bản và phát hành bán công khai và bất hợp pháp, duy nhất và đầu tiên ở việt nam từ sau ngày 304-1975 đến 1996. Ảnh hưởng mạnh mẽ của “người sàigòn’ trong dân chúng nam bộ đã làm cho Đảng csvn lo lắng! chính vì thế, bct trung ương Đảng csvn đã vội vàng ra chỉ thị cho văn phòng trung ương Đảng tức tốc gửi văn thư khẩn cho các cơ quan văn hóa, nội vụ, nội chính, tổ chức… từ trung ương đến các địa phương trong cả nước, phải khẩn trương thi hành lệnh: tịch thu toàn bộ, cấm lưu hành, tàng trữ báo “người sàigòn”! phải ráo riết truy lùng, bắt cho được những kẻ chủ biên và phát hành tờ báo độc hại “người sàgòn”! trong văn thư có đoạn viết như sau: “Đây là một tờ báo phát hành bất hợp pháp, có nội dung rất phản động, xuyên tạc, đả kích đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, vu khống, bôi nhọ một số cán bộ lãnh đạo, nhằm chia rẽ nội bộ và kích động những phần tử xấu chống đảng ta và chế độ ta… thường vụ bộ chính trị chỉ thị cho các tổ chức Đảng và chính quyền trên cả nước chú ý: phát hiện và có biện pháp xử lý nghiêm minh với những ai cố tình lưu giữ, sao chép, truyền bá, tán phát trái phép tờ báo cực kỳ phản động này!” (theo văn thư số 998-cv/vptu ký ngày 1-11-1996) tờ báo “ngƯỜi sÀigÒn” bắt đầu ra mắt độc giả vào đầu tháng 8-1996, và đến tháng 4 năm 1997 thì đã ra được 32 số (tuần báo). “người sàigòn” không chỉ lưu hành trong phạm vi sàigòn, mà còn tán phát khắp hai miền nam-bắc, nhất là miền nam. nó được phát hành băng nhiều hình thức: chuyền tay ở khắp nơi, khi thuận tiện - chợ, bến xe, trường học, nhà thương, nhà hàng, tiệm nước, trên xe đò … nó còn được chuyển qua hệ thống fax để gửi đến các cơ quan nhà nước, các công ty kinh doanh và các cửa hàng thương mại…

bọn công an văn hóa (pa.15) của sở công an thành phố hcm nghi ngờ “Ông già chợ Đệm” (tức ông nguyễn văn trấn) cầm đầu nhóm chủ biên tờ “người sàigòn”, nhưng bọn chúng chưa có bằng chứng cụ thể, nên chưa dám bắt “đồng chí cộng sản lão thành “đã từng là phó bí thư xứ ủy nam kỳ. vì vậy, trong một ngày cuối tháng 11-1996, Đại tá trưởng phòng pa.15, dẫn một toán công an bảo vệ chính trị, tìm đến nhà của ông bảy trấn, tại số 2b/4 đường bạch Đằng, phường 2, quận bình thạnh, để điều tra về tờ tuần báo “người sàigòn”! trong cuộc “thẩm vấn đặc biệt” này, tên huỳnh hạnh đã chuẩn bị sẵn những câu hỏi về các vấn đề: tổ chức xuất bản, mạng lưới phát hành, danh sách ban chủ biên và hệ thống cộng tác viên, nguồn yểm trợ tài chánh ở trong nước và hải ngoại v.v… nhưng bọn chúng đã không hỏi được gì, mà còn bị ông bảy trấn chất vấn ngược lại: “căn cứ vào đâu mà các chú khẳng định tôi phải là tổng biên tập báo người sàigòn?” Ông già chợ Đệm còn lớn tiếng thách thức bọn huỳnh hạnh rằng: “các chú không cần ra vẻ dân chủ nữa, muốn bắt thì cứ bắt, như đã bắt oan bao nhiêu đồng chí trung thật, bao nhiêu dân lành… như bấy lâu nay các chú đã làm!” Ông còn cảnh cáo bọn công an rằng: “các chú chờ xem, tòa án lịch sử sẽ phán xét công minh đối với tội đồ của dân tộc!” khi nghe sở công an thành phố hcm báo cáo tình điều tra ông nguyễn văn trấn bị thất bại, và những lời cảnh cáo của ông già chợ Đệm, bct trung ương Đảng csvn vô cùng tức giận! lê khả phiêu, ủy viên thường vụ bct, liền gọi điện thoại ngay cho lê minh hương, bảo rằng: “thường vụ bộ chính trị chỉ thị cho bộ nội vụ lập tức hoàn thành hồ sơ phạm tội và dứt điểm vụ án nguyễn văn trấn” (tiết lộ của Đại tá trần biên, cục phó cục bảo vệ chính trị trung ương). và trong cuộc hội nghi công an toàn quốc, họp tại hànội, từ 15 đến 17-11997, Đỗ mười đã trực tiếp ra kệnh cho lê minh hương là: “phải kết thúc vụ trọng án báo “người sàigòn” càng nhanh càng tốt!” thế là, lê minh hương, bộ trưởng nội vụ, liền trực tiếp ra lệnh cho giám đốc sở công an thành phố hcm gấp rút truy bắt ông nguyển văn trấn. nhưng ông bảy trấn đã biệt tích từ lúc nào, không ai báo cho công an địa phương biết(?) nhân vụ án báo “người sàgòn”, liên bộ nội vụ - văn hóa thông tin (csvn) đã cùng quyết định: “tổng kiểm tra các nhà in, nhà xuất bản, các trung tâm phát hành sách báo trên toàn quốc.” nhằm truy quét đến tận cùng các loại sách báo có di hại đến chế độ chxhcnvn (theo chỉ thị liên bộ số 02/ct-lb ngày 9-11-1997). Đợt truy quét lần thứ nhất đã được bắt đầu từ ngày 20-1-1997 đến ngày 31-1-1997. tiếp theo, tháng 2-1997, sở công an thành phố hcm nhận được chỉ thị của bộ nội vụ, chấp hành lệnh của bct trung ương Đảng, tiến hành truy bắt “tên phản Đảng nguyễn văn trấn”, nhưng ông bảy trấn đã được sự che chở của quần chúng nhân dân sàigòn-chợlớn-gia Định, nên bọn công an không tài nào bắt được ông! Ông nguyễn văn trấn qua đời vào ngày 1-5-1998, hưởng thọ 85 tuổi! trong phong trÀo dÂn chỦ hÓa của những người cỘng sẢn thỨc tỈnh, ĐỐi khÁng với sự lãnh đạo của tập đoàn mười-anh-kiệt-phiêu-dũng và bch trung ương Đảng csvn khóa viii, một nhân vật nổi bật, khá, là trung tướng trần Độ! vào cuối năm 1997, đầu năm 1998, ông trần Độ có viết một “kháng thư” gửi lên cho bộ chính trị, ban bí thư và cả ban chấp hành trung ương Đảng khóa viii… bức kháng thư này dài hơn 10 trang đánh máy (chữ nhỏ), kèm theo 4 trang phụ lục về “hai việc cần làm ngay để thực hiện dân chủ”. trước hết, trần Độ yêu cầu tập đoàn lãnh đạo Đảng hãy nhìn thẳng vào sự thật: sự thật về “những ổ tham nhũng ghê gớm nhất.” “một số doanh nghiệp nước ngoài đã rút vốn đầu tư và bỏ đi.” “nhân dân việt nam không tha thiết góp công, góp của cho công việc xây dựng đất nước.” “xã hội việt nam đã và đang phân hóa theo chiều hướng xấu, ngày càng

xấu hơn.”…”những biến động ở tỉnh thái bình có thể báo hiệu một tình trạng nguy hiểm hơn nhiều đối với Đảng!” [riêng về “vụ nổi dậy trong mùa hè thu 1997 của nông dân thái bình”, ông trần Độ đã bị tình nghi là “lãnh tụ giấu mặt” của nông dân thái bình và của nông dân khu hữu ngạn sông hồng. vì lẽ đó mà trung ương Đảng csvn chưa dám thi hành kỷ luật trần Độ trong thời điểm 1997, với lý do như phạm thế duyệt, ủy viên bct khóa viii đã nói: “kỷ luật trần Độ ngay trong thời điểm này tức là châm lửa vào một cánh đồng cỏ khô đang chờ bốc cháy!” (theo tiết lộ của lê xuân tùng, bí thư thành ủy hànội cho một sĩ quan thân cận với tướng trần Độ) do đó, đến tháng 1-1999, bct trung ương Đảng csvn mới dám thi hành kỷ luật khai trừ trần Độ ra khỏ Đảng csvn!] sau khi nêu ra những sự thật, trần Độ chỉ cho Đảng thấy nguyên nhân dẫn đến những sự thật đó là: 1/- mâu thuẫn không thể dung hòa về quyền lợi của Đảng và nhân dân. 2/Đảng chưa có một chiến lược phát triển thích hợp nên không được quần chúng nhân dân tán thành. 3/- Đảng luôn bảo thủ, kiên trì quyền lực độc tôn, tạo ra tệ trạng lộng quyền, tham nhũng. 4/- duy trì chế độ đảng trị, phi dân chủ. từ đó, trần Độ đề nghị Đảng phải thật sự đổi mới, cụ thể gồm có mấy điểm chính như sau: 1/- Đảng cần phải thay đổi quan niệm về dân chủ và phải nghiên cứu sự thành công của các nước phương tây về xây dựng chế độ dân chủ. 2/- Đảng phải xây dựng chế độ dân chủ pháp trị thật sự, thực thi nhân quyền và các quyền tự do của con người. 3/- Đảng phải thực hiện dân chủ hóa, xem đó là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự phát triển quốc gia. rõ ràng, tướng về hưu trần Độ không có ý lật đổ Đảng mà chỉ muốn cứu Đảng csvn, làm thế nào nắm được “ngọn cờ dân chủ và nhân quyền” để tránh khỏi tai họa sụp đổ! trần Độ thật sự là một người cộng sản cấp tiến, ông đã nhận biết được rằng: “nhân loại hiện nay có những giá trị dân chủ chung mà ta nhất thiết phải thực hiện đề đảm bảo quyền lực và quyền lợi gắn liền với trách nhiệm của nhân dân” (thư đã dẫn) cho nên, tập đoàn lãnh đạo trung ương Đảng csvn đã hoàn toàn sai lẩm, khi họ không nghe lời khuyên của tướng trần Độ! ngược lại, đến ngày 4-1-1999, bct trung ương Đảng csvn đã chỉ thị cho ban tổ chức trung ương phổ biến một “thông báo nội bộ” cho toàn Đảng biết là bch trung ương Đảng csvn đã quyết định khai trừ trần Độ ra khỏi Đảng, vì trần Độ đã “vi phạm Điều lệ Đảng một cách nghiêm trọng” (?) khi nghe tin tướng trằn Độ bị khai trừ, nhiều đảng viên trungcao cấp trong qĐndvn rất bất mãn…Đại tá-nhà sử học phạm quế dương đã trả thẻ Đảng để chống lại quyết định khai trừ trần Độ! phong trào dân chủ hóa trong giai đoạn này, tuy không buộc được Đảng csvn thay đổi đường lối chính sách độc đoán, chuyên chế của chế độ Đảng trị; nhưng cũng có tác động đến tinh thần đấu tranh đòi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân lao động! chính trong giai đoạn này, đã bùng nổ phong trÀo biỂu tÌnh, bÃi cÔng, chưa từng có trong chế độ xhcn việt nam từ trước tới nay! cuối năm 1996, tại hànội liên tiếp nổ ra 3 sự kiện điển hình như sau: 1/- ngày 20-7-1996. tại hànội, 20 phụ nữ cao niên đã biểu tình trước trụ sở ubnd thành phố, hô to những khẩu hiệu: “Đả đảo tham nhũng!” “diệt trừ ô dù bao che!” “cần phải đem bắn những tên tham nhũng!”

2/- ngày 6-9-1996. 40 tiểu thương buôn bán tại chợ Đồng xuân (hànội) đã biểu tình ngay trước tư gia của Đỗ mười ở khu ba Đình, trương biểu ngữ “chống bọn quan liêu lộng quyền”, yêu cầu ông tổng bí thư phải giải quyết! Đỗ mười hứa suông…, nên đến ngày 10-9-1996, họ lại diểu hành biểu tình đi từ chợ Đồng xuân đi qua hàng ngang - hàng Đào, vòng quanh hồ hoàn kiếm, rồi đến văn phòng ubnd thành phố đưa yêu sách: “giả quyết tệ trạng tư lợi của cán bộ thương nghiệp ở chợ Đồng xuạn!” 3/- ngày 30-12-1996, nông dân thôn thọ Đà, xã kim nổ, huyện Đông anh, thuộc ngoại ô bắc hànội, nổi dậy chống chính quyền cưỡng chiếm ruộng đất của họ để làm sân golf. công an hànội đã thẳng tay đàn áp! v.v………. cuối năm 1996 và đầu năm 1997, tại thành phố sàigòn-chợlớn đã liên tiếp nồ ra 8 cuộc đình công của công nhân, như: 1/- cuộc đình công của 1,000 công nhân làm việc cho công ty palace (Đài loan) trong khu chế xuất tân thuận-nhà bè, để phản đối chủ công ty vô cớ cúp 70% lương của cọng nhân. cuộc đấu đã giành thắng lợi! 2/- trong thời gian từ 15-1-1997 đến 6-2-1997, tại chợlớn liên tiếp nổ ra 7 cuộc đình công của công nhân, để đòi tiền thưởng và lương tháng 13 trong dịp tết, và tố cáo bộ lao Động (csvn) đã đứng về phía công ty nưóc ngoài để bốc lột lao động thặng dư của công nhân! bảy cuộc đình công đó là: - cuộc đình công của 500 công nhân thuộc công ty lên doanh shing-viet (Đài loan- việt nam) - cuộc đình công của 100 công nhân thuộc công ty magnicon (Đài loan) - cuộc đình công của 700 công nhân thuộc công ty sambu vina sports (Đại hàn) - cuộc đình công của 1.000 công nhân thuộc công ty huy hoành. - cuộc đình công của 150 tài xế thuộc công ty vina taxi. - cuộc đình công của 200 công nhân thuộc công trường xây dựng khách sạn hải thànhkotobusi (việt-nhật) - cuộc đình công của 800 công nhân thuộc thuộc xí nghiệp may khánh hội. theo nguồn tin từ đại tá công an huỳnh hạnh (trưởng phòng pa.15) thì các cuộc đình công này đều “có sự chỉ đạo ngầm của nhóm kháng chiến cũ do nguyễn hộ và nguyễn văn trấn lãnh đạo” (?). có thể nói một cách chắc chắn rằng: Đây là sự bắt mãn của tầng lớp công nhân sàigòn-chợlớn, đã được tích tụ suốt bao nhiêu năm bị bốc lột sức lao động, và đến lúc phải bùng nổ, theo quy luật “có áp bức có đấu tranh! Áp bức càng nhiều, đấu tranh cành mạnh!” Đồng thời với phong trào dân chủ hóa, còn có phong trÀo tỰ do tÔn giÁo của lực lượng phật giáo yêu nước. sau Đại hội viii của Đảng cssvn có hai sự kiện nổi bật về quyền tự do tôn giáo!

1/- sự kiện chùa long thọ-Đà lạt. vâng theo chỉ thị của bct trung ương Đảng csvn, “giáo hội phật giáo việt nam” (quốc doanh) tiến hành thi hành việc quản lý chù long thọ-Đà lạt, từ đầu tháng 10-1996. chùa long thọ do thượng tọa thí minh Đạo chủ trì từ lâu, và sinh hoạt trong tổ chức “”giáo hội phật giáo việt nam thống nhất” do hòa thượng thích huyền quang là chủ tịch, đối kháng với Đảng csvn! thượng tọa thích minh Đạo lãnh đạo toàn thể tăng ni, phật tử thuộc chùa long thọ quyết tâm bảo vệ quyền tự do tôn giáo, không chấp nhận sự quản lý của giáo hội quốc doanh! thế là, ngày 30-10-1996, một đội công an vũ trang của thị trấn Đà lạt, theo lệnh của ty cộng an lâm Đồng (chấp hành chỉ thị của trung ương Đảng csvn), tấn công chùa long thọ, bắt thượng tọa thích minh Đạo, đuổi 34 tăng ni ra khỏi chùa; và sau đó chúng đã phá sập chùa long thọ (!) phản đối hành động bạo ngược của công an Đà lạt, thực chất là phản đối bạo quyền csvn, hòa thượng thích tư mẫn – phó ban trị sự tỉnh hội phật giáo việt nam (quốc doanh) tỉnh lâm Đồng - và thượng tọa thí tâm thanh - phó hiệu trưởng trường phật học cơ bản, thuộc tỉnh hội phật gìáo việt nam lâm Đồng - đã cùng đưa đơn từ chức! trong đơn từ chức, hai ông có viết rằng: “việc khủng bố của công an Đà lạt đối với nhà sư chủ trì và các tăng ni chùa long thọ, cũng như việc phá sập chùa long thọ là hành động vi phạm những điều về tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng đã được ghi trong hiến pháp 1972!” 2/- sự kiện chùa linh mụ-huế. cuộc đấu tranh giải thoát cho Đại đức thích trí tựu từ ba năm trước (24-5-1993) đã được ghi vào sổ đen của chính quyền csvn ở huế (!) sau Đại hội viii của Đảng csvn, trong chiến dịch khủng bố các chùa không chấp nhận sự quản lý của “giáo hội phật giáo việt nam” (quốc doanh), chùa linh mụ là một trong những đối tượng bị khủng bố! bởi vì, hai Đại đức thích hải chánh và thích hải thịnh, đang quản trị chùa linh mụ, đã không chịu theo giáo hội quốc doanh! vì thế, ngày 22-11-1996, viện cớ là “phải làm trong sạch hàng ngũ phật giáo yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”, ty công an thừa thiên đã cho 200 tên công an vũ trang mở cuộc tấn công chù linh mụ, bắt hai đại đức thích hải chánh và thích hải thịnh, đuổi hết tăng ni và phật tử ra khỏi chùa, đồng thời niêm phong chùa linh mụ! bạo quyền csvn ở huế đã biến ngôi cổ tự linh mụ đã được xây dựng từ 500 năm trước, một viên ngọc trong lòng hàng triệu phật tử huế, thành tài sản của công ty du lịch huế, nhằm thủ tiêu trung tâm chính trị của phong trào phật giáo Đối kháng với Đảng csvn ở huế! quan hỆ viỆt – trung sau hơn 10 nam (1979-1990), từ đồng chí biến thành thù địch, rồi từ thù địch trở thành bạn bè, mối quan hệ việt-trung đều bắt nguồn từ quyền lợi của hai Đảng - Đảng csvn và Đảng cstq! quan hệ mới của việt nam và trung quốc bắt đầu từ cuộc “hội nghị thành Đô” (9-1990). Đó là cuộc hội nghị cấp cao không chính thức giữa việt nam và trung quốc,

diễn ra tại thành Đô (tứ xuyên – trung quốc). hai bên việt-trung đã đạt được thỏa thuận chung là: “khép lại quá khứ, mở ra tương lai!” ngày 5-11-1991, Đoàn đại biểu Đảng csvn do Đỗ mười và võ văn kiệt dẫn đầu sang thăm bắc kinh, và hai Đảng cộng sản trung quốc - việt nam đã ký “ thông cáo chung việt nam-trung quốc”, tuyên bố việt -trung chính thức bình thường hóa quan hệ từ đây… tuy nhiên, sau 5 năm trong quan hệ mới (1991-1995) quyền lợi của hai nước trên lĩnh vực biên giới và lãnh hải của hai bên vẫn chưa dung hòa được, bởi lẽ trung cộng lúc nào cũng lấy thế mạnh để lấn áp việt nam! bằng chứng như: ngày 10-1-1996, trần bính hiên – phó tổng giám đốc tổng công ty dầu lửa biển trung quốc, đã tuyên bố với phóng viên Đài truyền hình mỹ cnn, tại bắc kinh, rằng: “quần đảo nam sa (tức trường sa) từ xưa đến nay là lãnh thổ của trung quốc, trung quốc có chủ quyền không thể tranh cãi.” (tân hoa xã, 111-1996). ngày 10-4-1996, khi tổng công ty dầu khí việt nam và công ty dầu hỏa conoco của mỹ ký hợp đồng “tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí” tại hai lô 133 và 134 thuộc vùng thềm lục địa nam việt nam, thì trung cộng liền lên tiếng phản đối, vì họ cho vùng lãnh thổ đó là thuộc quyền của họ (?) thực tế đó đã cho thấy: trung cộng bắt tay việt nam trong quan hệ mới từ 1991 đến nay, không xuất phát từ thiện chí "chung sống hòa bình” trên “quan hệ bình Đẳng”, mà xuất phát từ tranh giành quyền lợi kinh tế biển Đông; đồng thời tìm cách khống chế, ngăn chặn việt nam ngả về phía hoa kỳ, để dễ dàng thực hiện âm mưu làm bá chủ Đông nam Á trong tương lai! trung cộng đã áp dụng sách lược “vừa mua chuộc bằng tình cảm và tiền bạc vừa khống chế áp đảo bằng thế lực kinh tế và quân sự”, trong quan hệ ngoại giao với Đảng csvn! cụ thể như: khi tham dự Đại hội viii của Đảng csvn, lý bằng - Ủy viên thường vụ ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản trung quốc, thủ tướng quốc vụ viện nước chnd trung hoa, đã ca ngợi hết lời rằng: “Đảng cộng sản trung quóc đánh giá cao những thành tựu to lớn về mọi mặt mà nhân dân việt nam dưới sự lãnh đạo của Đảng csvn, đã đạt được trong sự nghiệp đổi mới, nhằm xây dựng một nước việt nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh…” (báo nhân dạn, hànội, ngày 29-6-1996). nhưng sau đó, trong tuần lễ thứ hai của tháng 7-1996, trung cộng lại cho nhiều tàu dân sự và quân sự xâm nhập vào vũng lãnh hải thuộc vịnh bắc bộ của việt nam (reuters, 11-7-1996) t heo dõi sự diễn biến quan hệ việt-trung trong những năm 1996-2000, lịch sử đã ghi nhận những sự thật về sách lược ngoại giao hai mặt, của trung cộng đối với cộng sản việt nam! và sau đây là một số bằng chứng điển hình: - tuyên bố về việc “vạch đường cơ sở cho quần đảo tây sa” (tức hoàng sa của việt nam), người phát ngôn của bộ ngoại giao trung quốc đã nói: “tôi nhấn mạnh rằng việc vẽ các đường cơ sở là một hoạt động chủ quyền của một quốc gia!” (phát biểu tại diễn đàn an ninh khu vực họp tại jakarta ngày 23-7-1996). tranh chấp quyền lợi ở biển Đông ngày càng lấn tới… nhưng giọng điệu ngoại giao vẫn “êm như nhung”, như lời lẽ trong điện mừng quốc khánh lần thứ 51 của việt nam, gửi cho Đỗ mười, giang trạch dân - tổng bí thư Đảng cộng sản trung quốc, đã viết rằng: “phía trung quốc nguyện cùng phía việt nam góp phần tích cực vào việc thúc đầy quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa hai nướctrung việt phát triển hơn nữa.”(tân hoa xã, 2-9-1996)

- từ ngày 7-3-1997… trung cộng đã đưa dàn khoan kantan-03 cùng các tàu kéo 206 và 208 đến khoan thăm dò ngay thềm lục địa việt nam, tại vị trí có tọa độ là 17. 13’ 45” vĩ bắc và 108. 39’ 30” kinh Đông, cách điểm gần nhất của đường cơ sở lãnh hải việt nam 55 hải lý, cách điểm gần nhất trên bờ biển việt nam (mũi chân mây Đông) 64,8 hải lý, nhưng cách điểm gần nhất của đảo hải nam (mũi nản san) là 71 hải lý. sau khi chánh phủ chxhcnvn gửi công hàm ngày 10-3-1997, phản đối hành động vi phạm chủ quyền thềm lục địa việt nam của trung cộng (như trên); thì ngày 18-3-1997, người phát ngôn bộ ngoại giao trung cộng tuyên bố rằng: “chính sách của trung quốc không thay đổi!” (tân hoa xã, 19-3-1997). tiếp tục hành động vi phạm, coi thường dư luận quốc tế, vào đầu tháng 51997, trung cộng lại đưa 3 tàu có vũ trang xâm nhập khu vực quần đảo trường sa của việt nam. ( afp, reuters, 3-5-1997). vừa tiến hành tranh chấp quyền làm chủ nguồn tài nguyên ở thềm lục địa việt nam, vừa thực hiện chính sách mua chuộc tập đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng csvn, giữa đầu tháng 7-1997, giang trạch dân - tổng bí thư bch trung ương Đảng cstq, chủ tịch nước chnd trung hoa, trực tiếp mời Đỗ mười - tổng bí thư bch trung ương Đảng csvn,sang thăm trung quốc từ ngày 14 đến 18-7-1997. Đoàn đại biểu Đảng csvn do Đỗ mười cầm đầu gồm có phan văn khải - Ủy viên bct, phó thủ tướng thường trực chính phủ, nguyễn mạnh cầm - Ủy viên bct, bộ trưởng ngoại giao, và một số chuyên viên các ngành… Đoàn của Đỗ mười đã được tiếp đón long trọng tại Đại lễ Đường nhân dân bắc kinh vào chiều ngày 14-7-1997, và nơi đó cũng diễn ra cuộc hội đàm chính thức giữa giang trạch dân và Đỗ mười. một vấn đề quan trọng mà hai bên đã thống nhất là: “phấn đấu xây dựng một đường biên giới hữu nghị, hòa bình và ổn định giữa hai nước.” (báo nhân dân, hànội, 15-7-1997). Đây chính là khởi đầu cho hành vi cắt đất, cắt biển nhượng cho trung cộng vào những năm 1999-2000! vậy mà nguyễn mạnh cầm đã tán dương rằng: “chuyến thăm chính thức trung quốc lần này của tổng bí thư Đỗ mười đã củng cố them cơ sở và các nguyên tắc chỉ đạo mối quan hệ giữa hai nước, đặt thêm những viên đá tảng nâng cấp con đường đưa quan hệ việt – trung tiến tới tầm cao mới bước vào thế kỷ xxi.” (báo nhân dân, hànội, 21-7-1997) - ngày 20-11-1997, trung cộng lại ngang nhiên cho phép công ty atlantic richfield corp (arco) của mỹ đươc quyền khai thác hơi đốt và dầu lửa tại một vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của việt nam! nhận được tin này, một hãng thông tin phương tây đặt nghi vấn rằng: “phải chăng đó là kết quả thỏa thuận giữa hai ông tổng bí thư tại Đại lễ Đường nhân dân ở bắc kinh và mấy tháng trước?” sau chuyến đi thăm trung quốc lần này, Đỗ mười (đã 80 tuổi) trở cơn đau nặng! Đó cũng là cơ hội để cho trung cộng ngấm ngầm “mua chuộc và gây áp lực” đưa nhân vật “thân trung cộng” lên thay thế Đỗ mười và cuối năm 1997, vì Đỗ mười đà quá già yếu! không phải ngẫu nhiên mà trong 3 tháng cuối năm 1997, lý gia trung - Đại sứ trung cộng tại hànội, đã nhiều lần tiếp xúc không chính thức với thượng tướng lê khả phiêu, Ủy viên bct trung ương Đảng csvn (sau khi lê khả phiêu rớt chức tổng bí thư, tháng 4-2001, tin này mới được tiết lộ từ Đại tá lê chí nguyện-cục phó cục phản gián trung ương). hội nghị trung ương Đảng giữa cuối tháng 12-1997, đã bỏ phiếu bầu lê khả phiêu làm tổng bí thư thay cho Đỗ mười. ngày 14-1-1998, Đại sứ nước chnd trung hoa tai việt nam

đã đến chào mừng lê khả phiêu, và có nói khéo với lê khả phiêu rằng: “Đồng chí tổng bí thư, chủ tịch nước chnd trung hoa giang trạch dân, và các đồng chí lãnh đạo khác của trung quốc, rất vui lòng và gửi lời chúc mừng và thăm hỏi thân thiết tới đồng chí tân tổng bí thư ban chấp hành trung ương Đảng csvn, và mong muốn dưới sự lãnh đạo anh minh của đồng chí quan hệ hữu nghị và hợp tác trung-việt sẽ không ngừng phát triển” và lê khả phiêu đã hứa một cách khẳng định rằng: “Đảng, chính phủ và nhân dân việt nam sẽ kiên trì thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác việt-trung có bước phát triển mới trên cơ sở đã thỏa thuận giữa cấp cao của hai Đảng” (tân hoa xã, 15-1-1998). Đỗ mười hay lê khả phiêu đã thỏa thuận những gì với giang trạch dân? những “thỏa thuận bí mật” gì, tuyệt đối không hề được tiết lộ, nhưng về công khai thì báo chí việt nam đã có đưa tin rằng: “thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết đường biên giới trên bộ và phân định vịnh bắc bộ giữa hai nước trước năm 2000!” (báo nhân dân, hànội, 24-2-1998). theo nguồn tin tổng hợp của tình báo quốc tế (nga, pháp, anh, mỹ…) cho biết: trong năm 1998, trung cộng đã cử cán bộ tình báo sang hànội, và đã nhiều lần bí mật tiếp xúc với lê khả phiêu…họ đã thông báo cho lê khả phiêu biết là bch trung ương Đảng cstq sẽ làm hết sức, để cho lê khả phiêu tiếp tục ngồi vững chức tổng bí thư bch trung ương Đảng csvn khóa ix (2001-2005). họ cũng chuyển lời của tổng bí thư bch trung ương Đảng cstq giang trạch dân, trực tiếp mời lê khả phiêu sang thăm trung quốc vào đâu năm 1999. chính hồ cẩm Đào-phó chủ tịch nước chnd trung hoa, nhân chuyến thăm việt nam (18-12-1998) đã trực tiếp nói với lê khả phiêu rằng: “tổng bí thư giang trạch dân rất coi trọng chuyến thăm chính thức trung quốc sắp tới của tổng bí thư, mong muốn cùng tổng bí thư trao đổi rộng rãi về những vấn đề quan trọng trong quan hệ hai Đảng, hai nhà nước cũng như các vấn đề cùng quan tâm.” (tân hoa xã, 19-12-1998) trong thời gian lê khả phiêu lên làm tổng bí thư {21-12-1997) đến khi sang thăm trung quốc (23-2-1999), trung cộng vẫn ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của việt nam ở quần đảo hoàng sa-trường sa. thí dụ như: ngày 5 tháng 3 năm 1998,trung cộng đã hoàn thành việc lắp đặt trạm vệ tinh trên quần đảo hoàng sa, và có kế hoạch mở cửa quần đảo hoàng sa cho khách du lịch quốc tế. chiếc tàu discovery-08 của trung cộng đang tiến hành hoạt động ở khu vực quần đảo trường sa và đi sâu vào thềm lục địa việt nam. ngày 26-6-1998, hội nghị lần thứ 3 Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc trung quốc khóa ix, đã thông qua “luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước chnd trung hoa”. luật này đã quy định phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của trung quốc, bao gồm cả hai quần đảo hoàng sa và trường sa của việt nam, cũng như vùng phụ cận của hai quần đảo này. từ cuối tháng 10-1998, trung cộng đã đưa 7 tàu có võ trang đến hoạt động chung quanh đảo vành khăn thuộc quần đảo trường sa. nhà nước csvn cũng có phản đối hành động vi phạm chủ quyền việt nam của trung cộng, nhưng chỉ là phản ứng thụ động, chẳng hạn như vụ đảo vành khăn, người phát ngôn bộ ngoại giao nước chxhcnvn chỉ tuyên bố như sau: “việt nam bày tỏ sự lo ngại sâu sắc trước những diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây, chung quanh bãi vành khăn ở khu vực trường sa, không có lợi cho sự ổn định và hợp tác trong khu vực Đông nam Á và châu Á

– thái bình dương” (thông tấn xã vn, 13-11-1998). và khi trung cộng lên tiếng đòi hải quân việt nam ”phải rút ngay” ra khỏi hai bãi đá ngầm thuộc chủ quyền của việt nam tại quần đảo trường sa, thì việt nam mới xác nhận rằng: “lập trường của việt nam đối với hai quần đảo hoàng sa và trường sa là rất rõ ràng và nhất quán. việt nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình tại hai quân đảo này.” (ttxvn, 30-121998). ngày 25-2-1999, lê khả phiêu dẫn đầu phái đoàn csvn sang thăm chính thức trung quốc theo lời mời của giang trạch dân. phái đoàn gồm có: Ủy viên bct - phó thủ tướng chính phủ nguyễn tấn dũng, Ủy viên bct-phó thủ tướng thường trực kiêm bộ trưởng ngoại giao nguyễn mạnh cầm, Ủy viên bct - trưởng ban kinh tế trung ương phan diễn; và các Ủy viên trung ương: trần Đình hoan (chánh văn phòng tƯ Đảng), hữu thọ (trưởng ban tư tưởng-văn hóa tƯ), nguyễn sinh hùng (bộ trưởng tài chánh), trương Đình tuyển (bộ trưởng thương mại), nguyễn duy quý (giám đốc trung tâm khxh và nhân văn quốc gia), hồng vinh (tổng biên tập báo nd), võ hồng phúc (thứ trưởng bộ kh và Đt), và trưởng ban biên giới chính phủ-Đại sứ vn tại trung quốc bùi hồng phúc. phái đoàn csvn sang thăm trung quốc từ 25-2 đến 2-3-1999. giang trạch dân - tổng bí thư bch trung ương Đảng cstq kiêm chủ tịch nước chnd trung hoa, lý bàng - Ủy viên thường vụ bct kiêm chủ tịch quốc hội, lý thụy hoàn-Ủy viên thường vụ bct kiêm chủ tịch hội nghị hiệp thương toàn quốc, hồ cẩm Đào-Ủy viên thường vụ bct kiêm phó chủ tịch nước chnd trung hoa… đã tiếp đón nồng nhiệt phái đoàn cấp cao của Đảng csvn do lê khả phiêu dẫn đầu… hai bên đã ra “tuyên bố chung việt nam-trung quốc” (8 điểm) nhưng nội dung bao trùm lên tất cả là “xây dựng, củng cố và phát triển quan hệ hai nước từ nay về sau theo khung cơ bản là “láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và mục tiêu cụ thể phải đạt được là: “hai bên khẳng định quyết tâm đẩy nhanh tiến trình đàm phán để ký kết hiệp ước về biên giới trên bộ trong năm 1999 và ký kết văn kiện về phân định vịnh bắc bộ trong năm 2000.” (tân hoa xã, 26-2-1999), do đó, dư luận quốc tế đã nghi ngờ “chuyện Đi Đêm giữa giang trạch dân và lê khả phiêu” trong vụ chính phủ chxhcnvn cắt đất, cắt biển cho trung cõng ở một năm sau (cuối 1999 đầu 2000). Đi đêm như thế nào? lê khả phiêu được lợi gì? bí mật lịch sử này bao giờ mới được phơi bày ra ánh sáng? trong năm 1999, trung cộng vẫn tiếp tục vi phạm chủ quyền của việt nam ở biển Đông. ngày 27-2-1999, trung cộng ngang nhiên ra lệnh cấm đánh cá tại khu vực biển Đông từ ngày 1-6 đến 31-7-1999. giữa đầu tháng 5-1999, ông cục phó cục quản lý hải dương trung quốc trần bỉnh hâm, đã viết bài đăng báo vu cáo việt nam “ngăn cản không cho thực hiện những hiệp định thăm dò dầu khí mà trung quốc đã ký với phương tây, xâm phạm chủ quyền của trung quốc tại khu vực quần đảo trường sa.” (xem tạp chi` “khai thác và quản lý biển”, bắc kinh, số ra ngày 12-5-1999). ngày 18-7-1999, bộ thủy lợi và tổng cục hậu cần quân giải phóng của trung cộng, đã hoàn thành công trình hứng nước mưa trên quần đảo hoàng sa, tổng chi phí là 65.000.000 nhân dân tệ. công trình này có thể hứng và xử lý khoảng 14 vạn tấn nước mưa. thực tế đó đã chứng minh trung công có xí đồ xâm chiếm lâu dài đối với quân đảo hoàng sa! thế mà trung cộng cứ luôn luôn ca bà ca “hữu nghị” như sau: “trung quốc chủ trương đối thoại và đàm phán hòa bình, giải quyết những bất đồng và tranh chấp, bảo đảm quan hệ láng giềng và tin cậy, phát triển lành mạnh, ổn định bước vào thế kỷ xxi!” (xem “nhân dân nhật báo”, bắc kinh, bài của

vương nghị-trợ lý bộ trưởng ngoại giao trung quốc, số ra ngày 20-6-1999) thực hiện “lời hứa Đi Đêm với giang trạch dân”, lê khả phiêu đã trực tiếp chỉ thị cho thủ tướng phan văn khải gấp rút mời thủ tướng quốc vụ viện nước chnd trung hoa chu dung cơ, công khai là thăm viếng hữu nghị trung-việt, bên trong là bàn chuyện ký hiệp ước biên giới trên đất liền (!?) phái đoàn chu dung cơ đến thăm việt nam từ ngày 1-12 đến ngày 4-12-1999, gồm có: bộ trưởng ngoại giao Đường gia triền, bõ trưởng nông nghiệp trần diệu bang, trợ lý đặc biệt lưu hoa thu (cục phó cục tình báo trung ương trá hình), phó thống đốc ngân hàng trung quốc diêm hải vương, phó tổng thư ký quốc vụ viện mã khải, phó chủ nhiệm kế hoạch phát triển nhà nước lý vinh dung, thứ trưởng bộ hợp tác kinh tế mậu dịch đối ngoại trần tân hoa, phó chủ nhiệm ban nghiên cứu quốc vụ viện ngụy lê quân, chủ nhiệm văn phòng thủ tướng lý vĩ, trợ lý bộ trưởng ngoại giao vương nghị, và Đại sứ trung quốc tại việt nam lý gia trung. trong thời gian ở thăm hànội, chu dung cơ (có lưu hoa thu đi theo) đã có cuộc hội đàm riêng với lê khả phiêu cùng nông Đức mạnh và có mặt của Đỗ mười. (3 nhân vật có quan hệ trực tiếp quyết định việc cắt đất, cắt biển nhượng cho trung cộng!). chính tại cuộc hội đàm này, chu dung cơ đã chuyển lời của giang trạch dân rằng: “nếu các đồng chí lãnh đạo việt nam hoàn thành thời hạn ký kết các hiệp ước về biên giới và lãnh hải thì Đảng và chính phủ trung quốc sẽ giữ đúng lời hứa là viện trợ không hoàn lại từ 2 đến 4 tỷ mỹ kim trong kế hoạch 5 năm 2001-2005.”. không biết trung cộng sẽ ký gửi vào trương mục cá nhân của mười - phiêu - mạnh ở ngân hàng nước ngoài (thụy sĩ, pháp, anh hay mỹ?), là bao nhiêu triệu mỹ kim cho mỗi người (?) cho nên nhóm lê khả phiêu đã thống nhất với chu dung cơ là sẽ chính thức ký kết “hiệp ước về biên giới trên đất liền việt nam-trung quốc” vào ngày 30-12-1999. và một năm sau, tức vào ngày 25-12-2000 sẽ chính thứ ký kết “hiệp định phân định vịnh bắc bộ”! (theo tiết lộ của một chuyên viên phản gián, thuộc ban bảo vệ an ninh chính trị, dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của lê khả phiêu. xin được giấu tên!) chiều ngày 30-12-1999, tại “trung tâm hội nghị quốc tế” (hànội) với sự chứng kiến của thủ tướng phan văn khải, bộ trưởng ngoại giao csvn nguyễn mạnh cầm cùng bộ trưởng ngoại giao trung cộng Đường gia triền, đã ký “hiệp ước biên giới trên đất liền việt namtrung quốc”(!) theo nội dung cụ thể của hiệp định cắt đất này, nhà nước csvn đã nhượng cho trung cộng 150 km chiều đài trên đất liền của biên giới việt-trung (bởi vì, đường biên giới việt-trung trên đất liền, chiều dài nguyên thủy của nó là 1.350 km, nhưng trong hiệp định chỉ ghi là 1.200 km chiều dài?). Đó là chưa kể những vùng đất đã bị trung cộng chiếm trong cuộc xâm lăng việt nam hồi 1979, như bản giốc, nam quan v.v… ngày 9-6-2000, nông Đức mạnh lấy tư cách chủ tịch quốc hội đơn độc ký phê duyệt hiệp ước về biên giới trên đất liền việt nam-trung quốc, mà không thông qua hội nghị đại biểu quốc hội khóa ix, theo đúng nguyên tắc dân chủ (!?) chiểu ngày 6-7-2000, tại trụ sở bộ ngoại gio trung quốc (bắc kinh), đã diễn ra lễ trao đổi “thư phê chuẩn hiệp Ước biên giới trên Đất liền việt nam-trung quốc” của hai chủ tịch nước – chxhcn việt nam và chnd trung hoa. kể từ ngày này (6-7-2000) hiệp ước biên giới trên đất liền việt nam-trung quốc đã chính thức có hiệu lực thi hành! (sự phản đối, lên án của dư luận trong nước củng như ngoài nước của những người việt nam quyết tâm “bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của dân

tộc” đều bị Đảng cầm quyền gát bỏ ngoài tai!). tiếp tục thực hiện xí đồ thúc ép, mua chuộc tập đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng csvn trong việc cắt lãnh hải nhượng cho trung quốc, nên vào cuối tháng 9-2000, thủ tướng trung cộng chu dung cơ mời thủ tướng csvn phan văn khải sang thăm hữu nghị trung quốc. thế là, ngày 25-9-2000, phan văn khải cầm đầu phái đoàn chính phủ chxhcnvn sang thăm và làm việc với chính phủ chnd trung hoa, tù ngày 25 đến ngày 28-9-2000. kết quả: hai chính phủ việt nam - trung quốc đã thống nhất: “trong năm 2000 kết thúc đàm phán phân định vịnh bắc bộ, đồng thời ký hiệp định ngư nghiệp.””(tân hoa xã, 26-9-2000). vì thế, ngày 25-12-2000, nhân chuyến đi thăm trung quốc theo lời mời của giang trạch dân, trần Đức lương đã cùng giang trạch dân chứng kiến lễ ký các văn kiện sau đây: 1/- “tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước chxhcn việt nam và nước chnd trung hoa”. 2/- “hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh bắc bộ giữa nước chxhcn việt nam và nước chnd trung hoa”. 3/- “hiệp định về hợp tác nghề cá ở vịnh bắc bộ giữa chính phủ nước chxhcn việt nam và chính phủ nước chnd trung hoa”. 4/- “hiệp định sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình giữa chính phủ chxhcn việi nam và chính phủ chnd trung hoa”. 5/- “hiệp định hợp tác tin tức giữa ttxvn và thxtq”. nhưng chủ yếu mà trung cộng cần được là văn kiện thứ 2 và thứ 3! trong việc ký kết này trần Đức lương cũng đã bỏ vào túi riêng không ít triệu mỹ kim do trung cộng “biếu” (?) bởi vì với “hiệp định phân định vịnh bắc bộ” thì nước việt nam bị thiệt hại rất nhiều. theo đường phân định về chủ quyền của trung cộng (như hiệp định 25-12-2000 quy định) kéo dài cách đảo bạch long vĩ chỉ có 15 hải lý, và chiếm 50% diện tích của đảo cồn cỏ (mà trong thực tế là thuộc chủ quyền của việt nam từ lâu nay!) nghĩa là, một phần lớn tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa này, vốn là của việt nam, bây giờ nghiễm nhiên đã thuộc về trung cộng. hơn thế nữa, về mặt quân sự hoàn toàn bất lợi cho nước việt nam. nói một cách khác, với đường phân định như vậy, trung cộng đã áp sát và hình thành thế bao vây và kiểm soát chặt chẽ vịnh bắc bộ việt nam (!) còn “hiệp ước hợp tác nghề cá trong vịnh bắc bộ” thì “hai bên nhất trí lập vùng đánh cá chung ở trong vịnh bắc bộ từ vĩ độ 29 độ xuống đường đóng cửa vịnh. vùng này có bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía, và có tổng số diện tích 33.800 km2, tức là khoảng 27,9% diện tích vịnh.” (theo lê công phụng - thứ trưởng ngoại giao csvn, bài đăng trên tạp chí cộng sản, hànội, tháng 1-2000) theo sự tính toán chính xác của các nhà địa hải học (dự theo sự phân định của hiệp ước) thì trong số 27,9% diện tích biển đó, trung cộng chỉ đóng góp có 11,4% diện tích biển, còn việt nam phải đóng góp đến 16,5% diện tích biển. tại sao việt nam phải chịu thiệt lớn như vậy? xét qua những sự kiện lịch sử đã dẫn trên đây, cho chúng ta thấy rõ: Đây là quan hệ bất bình đẳng giữa nước lớn và nước nhỏ núp dưới chiêu bài “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. tập đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng csvn,

mà trước hết là nhóm độc quyền, tư lợi Đỗ mười-lê khả phiêu-nông Đức mạnh-trần Đức lương phải chịu trách nhiệm trước tòa Án lịch sử về tội cắt đất, cắt biển nhượng cho trung cộng! bang giao viỆt-mỸ bang giao việt-mỹ đã được khơi nguồn từ khi chính phủ mỹ tuyên bố bãi bỏ cấm vận buôn bán với việt nam (3-2-1994). và được khởi động từ ngày 11-7-1995, khi tổng thống mỹ tuyên bố công nhận ngoại giao và bình thường hóa quan hệ với việt nam. năm 1995, xem như là năm đặt nền tảng cho công cuộc bang giao chính thức vào năm 1997, giữa hai nước việt nam và hoa kỳ, bằng sự thăm viếng lẫn nhau: ngày 5-81995, bộ trưởng ngoại giao mỹ thăm việt nam. tháng 10-1995, chủ tịch nước chxhcn việt nam, nhân chuyến đi dự lễ kỹ niệm 50 năm thành lập liên hiệp quốc tại new york, lần đầu tiên tiếp xúc với một số quan chức cao cấp của chính quyền hoa kỳ.tháng 11-1995, phái đoàn liên bộ hoa kỳ sang thăm việt nam, và tìm hiểu hệ thống luật lệ thương mại và đầu tư của việt nam. năm 1996, là năm chuẩn bị và bắt đầu về thương mại trong quan hệ việt-mỹ. cụ thể là: tháng 4-1996, mỹ trao cho việt nam văn bản “những yếu tố bình thường hóa quan hệ kinh tế thương mại với việt nam”. tháng 7-1996, việt nam trao cho mỹ văn bản “năm nguyên tắc bình thường hóa quan hệ kinh tế-thương mại và đàm phán hiệp Định thương mại với mỹ”. vào tháng 9-1996, việt nam và mỹ bắt đầu quá trình đàm phán hiệp Định thương mại song phương.(1996-2000) ngày 7 tháng 5 năm 1997, việt nam và hoa kỳ đã xác lập bang giao chính thức - Đại sứ việt nam tại mỹ và Đại sứ mỹ tại việt nam,nhậm chức cùng ngày tại thủ đô của hai nước, hoàn tất quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao việt-mỹ. hai kẻ thù địch bắt tay nhau “chôn vùi quá khứ’, mỗi bên đều có mục đích riêng của mình! mục đích của Đảng csvn trong việc lập quan hệ ngoại giao với hoa kỳ là “dựa vào nền kinh tế-kỹ thuật cao nhất thế giới của mỹ, để đưa nền kinh tế-kỹ thuật việt nam thoát khỏi sự nghèo nàn và lạc hậu, nhằm sánh vai và vượt lên trên các nước phát triển trong khu vực” (trả lời phóng viên các hãng thông tấn nước ngoài của thủ tướng võ văn kiệt. tại hànội, ngày 8-5-1997) nhưng còn một mục đích rất quan trọng mà thủ tướng võ văn kiệt không dám nói. Đó là “tránh khỏi áp lực nặng nề và lệ thuộc quá nhiều vào trung-cộng! Đảng csvn vừa quan hệ ngoại giao với mỹ vừa quan hệ với trung cộng, là nhằm cân bằng sức ép của hai siêu cường, để tồn tại và phát triển theo sách lược” Đứng vững trong cái thế lưỡng lập” (võ văn kiệt phát biểu trong cuộc họp bất thường của ban thường vụ bộ chính tri, trước ngày lập quan hệ ngoại giao chính thức với hoa kỳ, tại hànội, ngày 4-51997 – theo tiết lộ của sáu hùng thư ký riêng của võ văn kiệt). mục đích của mỹ trong việc lập quan hệ ngoại giao với csvn, như ông thống clinton đã nói: “tôi tin việc bình thường hóa và tăng cường quan hệ giữa hoa kỳ và việt nam sẽ đẩy mạnh chính nghĩa tự do ở việt nam, cũng như những tiến trình đã xẩy ra ở Đông Âu và cựu xô viết” (theo diễn văn của clinton về việc xác lập quan hệ ngoại giao với csvn, ngày 11-7-1995) và ông newt greenrich, (chủ tịch hạ viện mỹ, Đảng cộng hòa), khi trả lời cho

phóng viên các nước, tại hồng kông vào ngày 20-3-1996, hỏi về sự bang giao mỹ - việt và chính sách của mỹ đối với tình trạng mất nhân quyền ở việt nam như thế nào, đã khẳng định rằng: “nhân quyền là vấn đề toàn cầu và chúng tôi cần đưa ra những thông điệp một cách tích cực. tuy nhiên, phát triển tự do và dân chủ cần phải có thời gian và kiên nhẫn!” (afp, 27-3-1997). còn giáo sư allan e. goodman – khoa trưởng phân khoa ngoại giao trường Đại hoc georgetown (mỹ) thì nói thẳng mục đích của mỹ rằng: “bang giao mỹ-việt cũng là phục vụ chiến lược của hoa kỳ ở khu vực châu Á - thái bình dương” (xem bài “còn gì nữa sau khi mỹ-việt thiết lập bang giao?” của allan e. goodman, đăng trong tạp chí foreign policy, số 100, autumn 1995). quan hệ ngoại giao việt - mỹ đã chính thức xác lập, nhưng quá trình đàm phán để ký kết “hiệp Định giữa cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam và hợp chủng quốc hoa kỳ về quan hệ thương mại” (agreement between the socialist republic of vietnam and the united states of america on trade relations) phải kéo dài đến 4 năm (7/1996-7/2000). trong 4 năm đó hai bên việt-mỹ đẵ tiến hành đàm phán đến 11 vòng: - vòng 1, từ 21-9-1996 đến 26-9-1996 tại hànội. - vòng 2, từ 9-12-1996 đến 11-12-1996 tại hànội. - vòng 3, từ 12-4-1997 đến 17-4-1997 tại hànội, phía mỹ trao cho việt nam văn bản dự thảo hiệp Định. - vòng 4, từ 6-10-1997 đến 11-10-1997 tại washington d.c. hai bên trao đồi sơ bộ về “những điều khoản chung” (general articles) và chương “thương mại hàng hóa” (trade in goods) trong hiệp Định. - vòng 5, từ 16-5-1998 đến 22-5-1998 tại washington d.c. (trước vòng đàm phán này, việt nam đã soạn thảo bản dự thảo hiệp định mới theo nguyên tắc tổ chức thương ại thề giới (wto) áp dụng cho các nước có trình độ phát triển tháp.) - vòng 6, từ 15-9-1998 đến 22-9-1998 tại hànội. - vòng 7, từ 15-3-1999 đến 19-3-1999 tại hànội. (trong hai vòng 6 và 7, hai bên tiếp tục trao đổi về các vấn đề quan trọng chưa nhất tri trong các vòng đàm phán trước, như: “phát triển quan hệ đầu tư” (development of investment relations), “thương mại dịch vụ” (trade in services), “thương mại hang hóa” (trade in goods) và “sở hữu trí tuệ” (intellectual property rights) - vòng 8, từ14-6-1999 đến 18-6-1999 eại washington d.c. - vòng 9, từ 23-7-1999 đến 25-7-1999 tại hànội. trong cuộc họp cấp bộ trưởng hai nước đã thông báo về sự thỏa thuận trên nguyên tắc những nội dung mà hiệp Định thương mại đã đạt được. - vòng 10, từ 28-8-1999 đến 2-9-1999 tại washington d.c. - vòng 11, ngày 3 thang 7 năm 2000, tại washington d.c. sau khi đàm phán những vấn đề

cuối cùng trong lĩnh vực viễn thông, và soát xét một lần cuối toàn văn bản hiệp Định. Đến ngày 13 tháng 7 năm 2000, hiệp Định thương mại việt-mỹ đã được ký tại washington d.c. Đại diện việt nam là bộ trưởng thương mại vũ khoan, đại diện cho hoa kỳ là bà bộ trưởng thương mại charlene barshefsky. tham dự lễ ký kết có hai Đại sứ việt-mỹ - lê văn bằng và peterson, hai trưởng đoàn đàm phán - trần Đình lương và joseph diamond, và nhiều quan chức khác… tại sao quá trình đàm phán phải kéo dài đến 4 năm như vậy? trở ngại chính là do thái độ bảo thủ, rụt rè, e sợ bị “nhuộm xanh chế độ” (tứ tư bản hoá) của Đảng csvn (!) bởi vì, lập trường đối ngoại cố hữu của Đảng csvn là: ”lợi ích cao nhất và thiêng liêng nhất của dân tộc ta mà cũng là của giai cấp công nhân ta là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa… thực hiện đúng cương lĩnh của Đảng và di chúc của bác hồ. công tác đối ngoại phải phục vụ lợi ích đó của Đảng và dân tộc.” (tạp chí cộng sản, số 4 tháng 2-2000, trang 13 – bài viết của phạm thế duyẹt, ủy viên thường vụ thường trực bct trung ương Đảng khóa 8) nỗi lo sợ chế độ xhcn việt nam sẽ bị việc thực thi hiệp Ước thương mại việt-mỹ làm cho biến chất và dẫn đến tư bản hóa, bằng con đường diễn biến hòa bình, đã được vũ khoan biện minh khéo, như sau: “sở dĩ như vậy (kéo dài thời gian đàm phán (là vì một loạt lý do: một là, chế độ chính trị xã hội ở hai nước hoàn toàn khác nhau, cộng vào đó gánh nặng quá khứ tiếp tục đè lên quan hệ (của hai nước). hai là, qui mô kinh tế hai nước quá khác nhau, kinh tế hoa kỳ là một nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới với gdp trên 8.000 tỉ usd, trong khi việt nam đang còn là nước phát triển với gdp chỉ khoảng 30 tỉ usd. riêng về mặt xuất khẩu, kim ngạch hang năm của hoa kỳ lên tới 1.000 tỉ, trong khi việt nam chỉ xuất khẩu được khoảng 13 tỉ. ba là, cơ chế kinh tế của hai nước khác nhau: hoa kỳ theo cơ chế thị trường tự do hoàn toàn, còn việt nam mới trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. bốn là, hoa kỳ là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (wto), còn việt nam mới còn đang trong quá trình khởi động đàm phán để gia nhập tổ chức này.” (xem bài “hiệp Định thương mại việt nam – hoa kỳ” của vũ khoan - tạp chí cộng sản, số15 tháng 8-2000, trang 35-36) nhưng, cuối cùng bct trung ương Đảng csvn cũng phải quyết định ký, vì sao? như lịch sử đã ghi nhận: từ ngày 25-7-1999 (ngày kết thúc đàm phán vòng 9) hai bên việt-mỹ đã ký tạm hiệp Ước thương mai, nên ai cũng nghĩ rằng hƯtm việt-mỹ sẽ được ký chính thức vào tháng 9-1999. nhưng, vào giờ chót chính phủ csvn đã yêu cầu phía hoa kỳ cho hoãn lại, để thảo luận thêm về “một vài điều khoản không công bằng” như hoa kỳ đòi hỏi “phải xúc tiến trong vòng vài năm (2002 chẳng hạn) để thực thi việc cấp giấy phép cho các công ty hay tổ chức đầu tư những ngành về truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm văn hóa, văn nghệ, và kể cả những lĩnh vực viễn thông, giao thông…” tuy nhiên, hoa kỳ không chịu nhượng bộ, vì các điều khoản mà phía việt nam cho là “không công bằng” đó,

chỉ ghi trong phần phụ lục (annex ii) mà thôi. Đến vòng đàm phán cuối cùng (vòng 11) hoa kỳ lại đưa những điều khoản trong annex ii vào các điều khoản bắt buộc phải thi hành! cho dù bị lép vế trong vòng đàm phán cuối cùng (3-7-2000) phía csvn bắt buộc phải ký chính thức hƯtm việt-mỹ, bởi vì tình thế của Đảng csvn đã đến lúc không thể trì hoãn thêm nữa! trong cuộc họp đặc biệt của bct trung ương Đảng csvn vào hạ tuần tháng 6-2000, lê khả phiêu đã phải thừa nhận: “tình trạng kinh tế nước ta đang lâm vào cảnh khủng hoảng trầm trọng, không thể phục hồi và phát triển được, nếu không có sự hỗ trợ của một nền kinh tế mạnh nhất như nền kinh tế của mỹ… vì vậy, chúng ta buộc phải ký chính thức hiệp ước thương mại với mỹ ngay torng tháng 7-2000 này! chúng ta chấp nhận nguy hiểm và có niềm tin là sẽ vượt qua hiểm nguy như trong thời chiến tranh với hai đế quốc mạnh hơn ta gấp bội vậy!” (theo tiết lộ của Đào xuân kỳ, Ủy viên tƯ Đảng, viện trưởng marx-lénine và tư tưởng hồ chí minh) hạ bút ký hƯtm việt - mỹ là Đảng csvn đã chấp nhận làm “chư hầu kinh tế” cho hoa kỳ, vì những lý do sau đây: “nếu hiệp định được phê chuẩn và đi vào cuộc sống thì nó sẽ mở ra một thị trường mới rộng lớn cho hàng hóa của ta.” thị trường mới này tức là thị trường hoa kỳ và “việc hưởng quy chế tối huệ quốc sẽ làm cho thuế xuất đánh vào hàng hóa việt nam xuất sang hoa kỳ giảm bình quân từ 40%-50% xuống còn 3%, từ đó nước ta có thể gia tăng việc thâm nhập thị trường này, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm.” mặt khác “các doanh nghiệp hoa kỳ cùng doanh ngiệp các nước khác gia tăng đầu tư vào việt nam, làm cho nền kinh tế hàng hóa phát triển và có nhiều hàng xuất khẩu sang thị trường hoa kỳ.” “do hiệp định được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn của wto nên cũng có thể đã là một bước chuẩn bị cho việt nam tham gia tổ chức này.” (vũ khoan, tạp chí đã dẫn, trang 36-37) Đảng csvn hy vọng: nhờ dựa vào nền kinh tế giàu mạnh nhất thế giới của hoa kỳ, qua việc thực thi có hiệu quả hƯtm việt - mỹ, sẽ giúp cho nhà nước chxhcn việt nam thực hiện có kết quả “chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010”, trọng tâm là “Đẩy mạnh công nghiệp nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, tập trung sức xây dựng có chọn lọc một số công nghiệp nặng quan trọng và công nghiệp cao sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết, trang bị và trang bị lại kỹ thuật công nghiệp tiên tiến cho các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và đáp ứng yêu cầu quốc phòng, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.” (theo “dự thảo báo cáo chính trị“ trình Đại hội Đảng lần thứ ix, tháng 3-2001) chấp nhận làm “chư hầu kinh tế” của mỹ, nhưng vẫn cảnh giác chính trị với mỹ. Đó là thái độ hai mặt của Đảng csvn, như trong một văn thư mật của thường vụ bộ chính trung ương Đảng csvn, đề ngày 2-10-2000, do phạm thế duyệt ký, gửi cho các Đảng bộ trong toàn quốc, có đoạn viết rằng: “chúng ta nên nhớ là bản chất của mỹ là chống lại chủ nghĩa cộng sản, họ không từ bỏ chính sách diễn biến hòa bình để thay đổi bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta!” rõ ràng, Đảng csvn đã biết chắc rằng, hƯtm việt-mỹ là “con dao hai lưỡi”, nhưng không còn con đường nào khác, đành phải áp dụng phương sách “Đi tìm sự sống trong cõi chết”!

xét về phía hoa kỳ, cho chúng ta thấy: việc ký hƯtm việt-mỹ không chỉ thuộc về “chính sách ngoại thương” đơn thuần của chính phủ hoa kỳ, mà còn là thực hiện “chiến lược an ninh quốc gia” của hoa kỳ. thật vậy, như kinh tế gia mỹ henry nau đã cho biết: “chính sách ngoại thương không chỉ là chìa khóa cho khả năng cạnh tranh của hoa kỳ mà còn cho nền an ninh quốc gia của hoa kỳ trong thời hậu chiến tranh lạnh.” (xem “trade and security” của henry nau, xuất bản ở hoa kỳ, năm 1995). chính sách ngoại thương của hoa kỳ là một điểm quan trọng trong “chính sách về sự hứa hẹn và mở rộng” (policy of engagement and enlargement), mà thực chất là “mở rộng dân chủ” (enlargement of democracy). chính sách này do tổng thống bill clinton và bộ tham mưu của ông vạch ra. chính sách này có 4 điểm, được tóm tắt như sau: 1/- tăng cường sức mạnh cho các quốc gia dân chủ có nền kinh tế thị trường. 2/- hỗ trợ các lực lượng dân chủ tiến hành công cuộc giải phóng ở các quốc gia chuyên chế phi dân chủ. 3/- Ủng hộ và củng cố tối đa cho những quốc gia mới thiết lập nền dân chủ và mới hình thành nền kinh tế thị trường. 4/giúp đỡ cho dân chủ và kinh tế thị trường nẩy nở tại những khu vực mà nhân loại đặc biệt quan tâm. như vậy, trọng tâm chính sách đối ngoại của hoa kỳ là cạnh tranh kinh tế, như tổng thống bill clinton đã tuyên bố: “chúng ta đã đặt khả năng cạnh tranh kinh tế của chúng ta vào trọng tâm của chính sách đối ngoại” (theo “1994 budget message to congress”). Điều này cũng có nghĩa là: thực hiện dự bành trướng nền kinh tế thị trường của mỹ khắp trên toàn cầu là tiền đề vật chất để thúc đẩy cuộc cách mạng dân chủ hóa hữu hiệu nhất trong thời đại mới ! nếu hiệp Ước thương mại việt-mỹ được ký kết (13-7-2000) là sự kiện nổi bật thứ nhất, thì việc tổng thống hoa ký bill clinton đến thăm việt nam, từ ngày 16-11-2000 đến 19-112000 là sự kiện nổi bật thứ hai trong quan hệ ngoại giao việt-mỹ của giai đoạn lịch sư1996-2001 ! trong chuyến thăm việt nam, tổng thống bill clinton đã để lại trong những trái tim viêt nam yêu nước một thông điệp dân chủ rất quan trọng, mang ý nghĩa sâu sắc, trong cuộc đấu tranh dân chủ hóa việt nam. thông điệp đó là bài diễn thuyết của ông tại trường Đại học quốc gia hànội, vào ngày 17-11-2000. thật là lý tưởng, khi tổng thống bill clinton nói rằng: “theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, và quyền tự do đối lập chính trị không đe dọa đến sự ổn định xã hội. thay vào đó, nó sẽ xây dựng niềm tin cho người dân về sự công bằng của thể chế của chúng tôi, và cho phép chúng tôi chấp nhận những ý kiến bất đồng với quan điểm của chúng tôi.” “những người trẻ tuổi có nhiều niềm tin vào tương lai của họ hơn, nếu họ có tiếng nói trong sụ quyết định cho tương lai của họ, có tiếng nói trong sự chọn lựa người lãnh đạo quốc gia và thiết lập một chính quyền có trách nhiệm phụng sự nhân dân.” “nếu các bạn tiếp tục mở rộng cửa của việt nam, để từ đó các bạn có thể mở mang thêm và tiếp thu được những gì của các nước khác. chỉ có các bạn mới quyết định được, nếu các bạn tiếp tục mở rộng thị trường của mình, cởi mở xã hội và tăng cường nền pháp trị. chỉ có các bạn mới có thể quyết định làm thế nào để kết nối quyền tự do cá nhân với nhân quyền trong một cơ cấu xã hội giàu mạnh có tính đặc thù của dân tộc việt nam.” o0o sau khi ký hƯtm việt - mỹ, Đảng csvn đã rơi vào tình thế lưỡng lập - vừa làm chư hầu

kinh tế cho hoa kỳ, vừa làm chư hầu chính trị cho trung cộng! thật ra, đa số trong ban chấp hành trung Ương Đảng csvn khóa viii đều có khuynh hướng ngả về hoa kỳ, nhưng đa số trong bộ chính trị khóa viii, dưới sự khống chế của nhón độc tài quân phiệt Đỗ mười - lê Đức anh - lê khả phiêu. đều ngả về trung cộng. và trong tương lai, khi bước vào thế kỷ xxi, phe nhóm mười-anh-phiêu bị thất sủng, chắc chắn khuynh hướng thân mỹ, thân phương tây sẽ mạnh hơn khuynh hướng thân trung cộng! vì vậy, nếu hoa kỳ có chính sách mềm dẻo linh hoạt hơn, nhằm lối kéo, ủng hộ một cách thiết thực đối với đa số cấp tiến trong ban chấp hành trung Ương Đảng csvn khóa ix, chắc chắn sẽ có khả năng làm biến đổi chế độ csvn ! lê tùng minh phụ chú: giai đoạn 2001-2005 vì lịch sử chưa kết thúc, chúng tôi chưa có thể viết để cống hiến cho độc giả của tạp chí cách mạng, tiếp theo sau bài này. chúng tôi sẽ viết tiếp theo vào cuối năm 2005 hoặc đầu năm 2006.

****************************************************************************************************

Đảng cộng sản việt nam qua những biến Động trong phong trào cộng sản quốc tế - 1 http://ykien.net/nmc_dangcs01.html http://ykien.net/nmc_dangcs02.html http://ykien.net/nmc_dangcs03.html

trần quang cơ : hồi ức và suy nghĩ http://ykien.net/tqc00.html http://www.tusachnghiencuu.org/pdf_files/baocao.pdf

Related Documents

Bach Thu Toiac Cs
November 2019 8
Thu
July 2020 9
Thu
May 2020 16
Thu
November 2019 28
Cs
November 2019 57