BÁO CÁO HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
XĂNG PHA CHÌ
XĂNG PHA CHÌ LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG I . LỊCH SỬ XĂNG PHA CHÌ: 1 . TEL – Lịch sử hình thành và phát triển: 1.1) Tetraethyl lead (TEL): TEL (tetraethyl lead) được tạo thành bởi phản ứng giữa clorua etil với hợp kim NaPb: 4NaPb + 4CH3CH2Cl → (CH3CH2)4Pb + 4NaCl + 3Pb TEL là chất lỏng sánh, không màu, dễ bay hơi, nhiệt độ sôi cao ts=2000C, kém tan. Khối lượng riêng : 1,6524 g/cm3. 1.2) Công dụng: Được dùng làm chất chống kích nổ cho nhiên liệu của động cơ đốt trong (xăng).Tuy nhiên ảnh hưởng lên sức khỏe con người: rất độc do tính chất dễ bay hơi và thấm qua da, làm tổn thương hệ thần kinh trung ương , nhiễm độc phổi, thận.Tồn tại ở dạng bụi, ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi chất và não, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, tồn tại trong khớp xương. Trước đây, nồng độ cho phép của TEL trong xăng là 5.10-6 mg/l, tuy nhiên hiện nay, hầu như tất cả các nước đều cấm hoặc chuẩn bị cấm sử dụng xăng có TEL. 1.3) Lịch sử hình thành: Gần hai thập kỷ từ sau khi Carl Benz chế tạo chiếc xe chạy bằng động cơ xăng đầu tiên, các chuyên gia kỹ thuật mới nhận ra rằng hiện tượng kích nổ không cho phép họ tuỳ ý tăng sức mạnh của động cơ đốt trong. Hiện tượng kích nổ bắt nguồn từ việc sử dụng nhiên liệu có khả năng chống kích nổ quá thấp, khiến cho hỗn hợp khí - nhiên liệu không được đốt cháy một cách điều hoà để tạo ra nguồn năng lượng tối đa.
khoảng gần 10 các
CHỦ ĐỀ 1 – NHÓM 9
Trong suốt thời gian năm sau đó, hãng xe hơi,
1
BÁO CÁO HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
XĂNG PHA CHÌ
các công ty dầu khí, công ty hoá chất đã huy động rất nhiều nhà nghiên cứu, chi những khoản tiền khổng lồ để giúp họ tập trung vào nghiên cứu, thử nghiệm hàng loạt các đề án nhằm loại bỏ hiện tượng kích nổ. Nghiên cứu viên xuất sắc của hãng General Motor. Thomas Midgley, ngày 9/12/1921, đã khám phá ra tính chất chống kích nổ đặc biệt của hợp chất cơ kim chứa chì mang tên “chì tetra-ethyl”. Một thành công ngoài sức tưởng tượng của Thomas Midgley sau hơn 5 năm tiến hành thử nghiệm với hàng trăm chất phụ gia khác nhau. 2 . Sự phát triển và sử dụng: Chỉ cần 3-4 cc hợp chất này trong một gallon nhiên liệu (3,79 lít), hiện tượng kích nổ hoàn toàn biến mất. Sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô gắn liền với “chì tetra-ethyl” trong suốt một thời gian dài. Xăng pha chì bắt đầu chiếm lĩnh thị trường, sản lượng “chì tetraethyl” không ngừng tăng và chỉ một thời gian ngắn sau đó tất cả các loại xăng trên thế giới đều pha “chì tetra-ethyl” . Chỉ hai năm sau, tác hại sức khoẻ do chì tăng lên,trong các phòng nghiên cứu của tập đoàng Standar Oil, 5trong số 49 công nhân chết và 35 nguời bị hiện tượng thần kinh nghiêm trọng do ngộ độc chì hữu cơ. Sau đó thành phố New York, Philadenphia và một số đô thị khác lập tức cấm bán xăng pha chì. Tuy nhiên sau một thời gian sự kiện này lắng xuống và xăng pha chì tiếp tục được bán ra thị trường. Lượng chì pha vào xăng tăng rất nhanh, 375.000 tấn hằng năm trong những năm 70 của thế kỷ 20. Kết quả là từ năm l923 đến năm 1986 có 7 triệu tấn chì tetraetyl được trộn vào xăng và có 68 triệu trẻ em trên thế giới phải tiếp xúc với chất độc này dẫn đến chỉ số thông minh và khả năng nhận thức của chúng bị giảm.Và khi những ảnh hưởng của việc sử dụng xăng pha chì đã được nghiên cứu và nhận thức một cách rõ ràng thì xu hướng cắt giảm đi đến loại bỏ là tất yếu. Sau này do các cải tiến trong ôtô đòi hỏi phải sử dụng xăng không chì và tác hại của nó lên sức khỏe, năm 1975 chính phủ Mỹ chính thức phê chuẩn quyết định cắt giảm lượng chì trong xăng và tới năm 1985 cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (US.EPA) quuyết định xúc tiến việc chấm dứt dùng xăng pha chì. Năm 1986 Mỹ hoàn toàn không sử dụng xăng pha chì. Điều này có lợi ích với sức khoẻ cộng đổng. Từ năm 1976 đến năm 1990 mức chì trung bình trong máu người dân Mỹ đã giảm từ 16,5 xuống dưới 10μg/dL .
CHỦ ĐỀ 1 – NHÓM 9
2
BÁO CÁO HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
XĂNG PHA CHÌ
(Biểu đồ quan hệ giửa nồng độ trung bình của chì trong máu và lượng chì trong xăng qua các năm)
Ở Nhật Bản việc giảm lượng chì trong xăng bắt đầu từ những năm 1970 sau những báo cáo về lượng chì trong máu tăng cao ở Tokyo. Sau đó không lâu xăng pha chì bị loại bỏ ở Canada, Brazil, Colombia, Áo, Hàn Quốc. Tại châu Âu lượng chì trong xăng bị giới hạn dưới 0.15g/l và tất cả các loại động cơ sử dụng xăng phải có bộ chuyển đổi xúc tác. Liên bang Xô Viết là nơi đi đầu trong việc hạn chế chì trong xăng bởi những nghiên cứu phơi nhiễm chì ở nồng độ thấp. Năm 1967 việc bán xăng pha chì đã bị cấm bán tại các thành phố Matxcơva, Lêningrad, Kiev, Baku, Odessia và khu vực Caucasia. Tại các nước đang phát triển lúc đó Myanma, Indonesia, Cộng hoà Nam Phi, Zimbawe…. lượng chì cho phép trong xăng lớn hơn 0.8g/l. Ở châu Âu, xăng pha chì bị cấm sử dụng vào những năm 1990. Cuối năm 1996 chỉ có 14 nước chấm dứt hoàn toàn dùng xăng pha chì và đến năm 1999 đã có 30 quốc gia trên thế giới loại bỏ việc dùng xăng pha chì. Còn ở Việt Nam, ngày 1/7/2001, Thủ tướng cũng đã ra quyết định cấm sử dụng xăng pha chì trên phạm vi toàn quốc. 3. Hiện trạng:
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tác hại của xăng pha chì đến sức khoẻ con người do đó xăng pha chì đã bị cấm sử dụng tại nhiều quốc qia trên thế giới. Tại Việt Nam từ ngày 1/7/2001 xăng pha chì bắt đầu bị cấm sử dụng. Điều này có ý nghĩa lớn đến sức khoẻ của người dân, nồng độ chì trong không khí giãm từ hơn 2μ/m3 xuống chỉ
CHỦ ĐỀ 1 – NHÓM 9
3
BÁO CÁO HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
XĂNG PHA CHÌ
còn 0.5μg/m3. Tiêu chuẩn chì trong xăng hiện nay là 0.013 g/l (TCVN 7143:2002) Tại các khu đô thị ô nhiễm bụi, khí thải và tiếng ồn từ hoạt động giao thông đường bộ chiếm 70%. Bình quân mỗi năm tăng khoảng 1518% và chất lượng phương tiện chưa đảm bảo đã gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Mỗi năm hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải sử dụng tới 1.5 triệu tấn xăng và dầu diezel, tương ứng là lượng khí thải lớn đước sinh ra. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thông thương cũng như đi lại của cá nhân tăng lên nhanh chóng đòi hỏi gia tăng các phương tiện giao thông cả về số lượng, chất lượng và sự đa dạng kéo theo lượng xăng dầu lớn được tiêu thụ.
Số lượng phương tiện giao thông tăng lên đáng kể song do xăng pha chì bị cấm sử dung nên nồng độ chì trong không khí từ năm 2002-2005 có tăng nhưng không nhiều.Tuy nhiên tại TP.HCM, lượng chì trong không khí từ 2006-2007 đã tăng gấp đôi, từ 0.5μg/m3 lên đến trên 1μg/m3. Việc chì tăng bất thường như nói trên, nghi vấn là do đã có một lượng xăng pha chì bán ra thị trường trong thời gian gần đây. Chất lượng xăng không chì cũng là vấn đề cần quan tâm, trong hai năm gần đây nhiều vụ việc liên quan đến chất lượng xăng bán ra thị trường đáng quan tâm. Theo công bố chình thức của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (10/10/2006) khảo sát chất lượng mẫu xăng tại nhiều trạm xăng dầu trên địa bàn 5 tỉnh phía nam cho thấy sai lệch cấp chất lượng xăng các loại là 38% , 39 trong 105 mẫu xăng thu được không đạt chỉ số octan theo phương pháp nghiên cứu CHỦ ĐỀ 1 – NHÓM 9
4
BÁO CÁO HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
XĂNG PHA CHÌ
RON. Và cũng trong năm 2006 aceton pha vào xăng ảnh hưởng đến động cơ xe cũng được người dân rất quan tâm.
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM)
II . TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG: 1 . Ô nhiễm môi trường: Khi nhiên liệu bị đốt cháy trong động cơ ở nhiệt độ cao thì TEL sẽ phân ly, đốt cháy tác dụng với oxi tạo ra oxit chì (PbO): (CH3CH2)4Pb + 13O2 → 8CO2 + 10H2O + Pb. Pb + O2 → PbO. Pb và PbO tiếp tục phản ứng với 1,2-diclorometan và 1,2dibomometan trong xăng sinh ra PbCl2, PbBr2. Các hợp chất chì vô cơ và hữu cơ dễ bay hơi khuếch tán vào khí quyển. Nhờ chuyển động của các dòng khí trong lớp khí quyển thấp,các hợp chất chì, bụi chì được phán tán ra trên khu vực rộng lớn. Thời gian lưu trung bình của các hợp chất chì trong không khí là 14 ngày sau đó nhờ quá trình sa lắng khô hay ướt các hợp chất, bụi này được giử lại trên bề mặt thạch quyển hay đi vào thuỷ quyển. Trên mặt đất bụi chì bám trên bề mặt thực vật cản trở quá trình quang hợp. Chì trong đất hầu như tồn tại vĩnh cửu, các chất hữu cơ trong đất giử lại chì rất hiệu quả do dó lảm nhiễm bẩn nặng đất (300500 ppm).
CHỦ ĐỀ 1 – NHÓM 9
5
BÁO CÁO HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
XĂNG PHA CHÌ
Trong thuỷ quyển các hợp chất chì tồn tại ở dạng kết tủa hay bị hydrat hoá,các phản ứng hoà tan, hợp chất huyền phù…được hấp thụ một phần bởi thực vật thuỷ sinh (rau muống, rau nhút..) tích tụ trong đó và thông qua chuổi thức ăn vào cơ thể con người. PbO + 2OH- + H2O → Pb(OH)42- . 3Pb + 8HNO3 → 3Pb(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Nước ngầm chứa ít chì hơn(0,01mg/l), nước biển chứa 0,03µ g/l. Trong nước cấp chảy qua các đường ống dẫn bằng chì có thể thấy lượng chì trong nước lên tới 100 µg/l. Các hợp chất Pb ở dạng hòa tan hay huyền phù sẽ theo dòng chảy ra biển. Một phần đáng kể hợp chất chì đi vào cơ thể sống theo dây chuyền thực phẩm hoặc được giữ lại ở lớp trầm tích. Nước ngọt chứa chì chủ yếu ở dạng các phức cacbonat, nuớc biển chứa hợp chất chì chủ yếu ở dạng phức clorua, trong khi trong nước của đất, chì lại ở dạng phức của các axit humic hoặc fulvic.
V ÒNG TUẦN HOÀN CHÌ
Cùng với chì được thải ra còn có nhiều khí khác CO, SOx, NOx, H2S, VOC, các hợp chất hữu cơ, halogen. Các khí này là các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí và có ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh vật. CHỦ ĐỀ 1 – NHÓM 9
6
BÁO CÁO HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
XĂNG PHA CHÌ
2 . Tác động đến sức khoẻ: Chì có thể vào cơ thể từ không khí theo đường hô hấp vào phổi rồi mau chóng chuyển sang máu, theo thức ăn qua đường tiêu hoá được hấp thụ qua ruột non rồi vào máu. Hàm lượng chì hấp thụ vào máu tuỳ thuộc vào tuổi lượng thức ăn trong dạ dày. Khi no, chỉ có 6% chì hấp thụ vào máu, còn lúc đói có tới 60% chì vào máu.Trẻ em hấp thụ sang máu nhiều hơn người lớn. Qua da đặc biệt là các vùng da trầy xước, tuy nhiên ít xảy ra. Từ máu chì được chuyển đến các cơ quan trong cơ thể. Phần lớn người dân thành thị bị hấp thụ chì qua ăn uống (200-300mg/ngày), nước và từ không khí 10-15mg/ngày. Từ tổng số chì hấp thụ này thì có 200mg chì được tách còn 25mg được giữ lại trong xương.
Tiểu phân chì Chì bám vào tế bào hồng cầu trong theo các mạch không khí máu đến các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là chì vô cơ vào các mô mềm, răng, xương. 10mg Chì hữu cơ có thể hoà tan trong lipit thành phần cấu tạo vỏ tế bào do đó có thể xâm nhập vào trong tế bào gây nguy hại cho não. Chì có thể Trong nước dạng tồn tại trong cơ thểhoà 25-40 ngày cá biệt có thể đến hàng chục năm tuỳ tan hay phức cơ quan và độ tuổi. Người 15mg dự trữ Tác dụng sinh hoá chủ yếu của chì là tác độngBài cuảtiết nóchì tới quá trong 200mg Thực dạngmáu phứcdẫn đến phá vỡ hồng cầu. Mỗi đơn vị con của trình phẩm tổng hợp xương 200mg hemoglobin là một protein cấu trúc25mg hình cầu với nhóm heme - nhóm thay thế chúa nguyên tố sắt đảm nhiệm cho việc gắn oxy. Bình thường quá trình tổng hợp heme xảy ra như sau:
Bước 1: Tổng hợp δ-aminolevulinic acid từ phản ứng kết hợp 1 phân tử glycine và 1 phân tử succunylCoA bởi enzym kết hợp pyridoxal phosphate.
CHỦ ĐỀ 1 – NHÓM 9
7
BÁO CÁO HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
XĂNG PHA CHÌ
Bước 2: Hai phân tử δ-aminolevulinic acid chuyển hoá thành porphobilinogen nhờ xúc tác là enzym δ-aninolevulinate dehydratase.
CHỦ ĐỀ 1 – NHÓM 9
8
BÁO CÁO HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
XĂNG PHA CHÌ
Bước 3: 4 phân tử porphobilinogen nhờ các enzym uroporphyrinogen I,II,III,IX tạo linear tetrapyrrole. Fe gắn vào linear tetrapyrrole tạo heme có màu đỏ nhờ enzym ferrochelatase.
Chì ức chế một số enzym quan trọng của quá trình tạo máu do sự tích luỹ các hợp chất trung gian của quá trình trao đổi chất. Enzym ferrochelatase và δ-aminolevunolinate hydrase bị phá hỏng bởí độc tính cúa chì phản ứng tổng hợp không thể xảy ra.
δ-aminolevulinic
CHỦ ĐỀ 1 – NHÓM 9
porphobilinogen
9
BÁO CÁO HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
XĂNG PHA CHÌ
Tác dụng chung của chì là phá huỷ quá trình tổng hợp hemoglobin cũng như các sắc tố hô hấp khác cần thiết trong máu nhu xitocrom. Chì cản trở việc sử dụng O2 và glucozơ để sản xuất năng lượng cho quá trình sống. Nếu trong máu nồng độ chì cao hơn 0.8 ppm có thể gây nên hiện tượng thiếu máu do thiếu hemoglobin. Nồng độ chì trong máu nằm trong khoảng 0,5 - 0,8 ppm gây rối loạn chức năng thận và phá huỷ não. Xương được xem là nơi tàng trữ Pb tích tụ trong cơ thể. Phần chì này có thể tương tác với phospho trong xương và thể hiện tính độc khi truyền vào các mô mềm trong cơ thể. Chì có thể thay thế canxi trong tế bào mới, và tác động lên chu trình biến dưỡng, dẫn đến việc giảm khả năng tổng hợp ATP làm hỏng chức năng của tế bào. Các nhà khoa học cũng thực hiện nhiều bước tiến bộ lớn trong việc xác định ảnh hưởng của chì đối với cơ thể. Họ cho thấy rằng sau khi chì xâm nhập vào tế bào, nó tìm đến những vùng protein nơi có nhiều sulfur và đẩy những phân tử đặc tính tương tự nhỏ hơn sang một bên. Nhưng so với những gì chì thay thế thì trở nên to lớn hơn, ngoài ra không thích hợp về mặt hóa học, do đó chì sẽ xoắn toàn bộ sợi protein thành hình dạng xấu và vô giá trị. Một khi đã bị biến dạng, ảnh hưởng của sự thay đổi này gây ra một tác dụng nghiêm trọng được gọi là nhân tố bản sao chép, đó là các protein điều khiển khi gene hoạt hóa và mất đi. Trong thời gian nghỉ, thời gian gene là tới hạn. Điều này có thể giúp giải thích lý do tại sao kể cả sự tiếp xúc tương đối vừa phải nhất đến chì có thể làm hư hỏng toàn bộ nguyên bản của quá trình phát triển của não. Các nhà nghiên cứu tin rằng khi chì được đưa vào cơ thể với một lượng thích đáng nó sẽ thay thế kẽm, cản trở sự phát triển của tế bào não. Để não trẻ em phát triển trọn vẹn, cơ thể phải nhờ vào một lượng nhỏ kẽm giúp điều khiển các gen điều phối sự phát triển tế bào não. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy thực tế chì đã can thiệp tới kẽm gây trở ngại các gen điều khiển sự phát triển não. Theo Cục sức khoẻ cộng đồng Mỹ phơi nhiễm chì là mối đe doạ sức khoẻ môi trường đến trẻ nhỏ.Hầu hết các báo cáo đều chỉ ra cứ mỗi sự gia tăng 10-15μg/dL chì sẽ giãm 2-4 điểm IQ trong khoảng từ 5-35μg/dL chì trong máu và không có ngưỡng rõ ràng nào cho những ảnh hửởng đó.
CHỦ ĐỀ 1 – NHÓM 9
10
BÁO CÁO HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
XĂNG PHA CHÌ
Ở trẻ em: nhiễm độc cấp tính khiến cho trẻ trở nên cáu kỉnh, kém tập trung, ói mửa, dáng đi không vững, lên cơn kinh phong. Trường hợp mãn tính có dấu hiệu chậm trí, hay gây gổ, lên kinh thường xuyên, đau bụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận, đôi khi có thể đưa tới tử vong. Thường, trẻ em bị tác hại của chì trầm trọng hơn ở người trưởng thành, đặc biệt là dưới 6 tuổi vì hệ thần kinh còn non yếu và khả năng thải độc chất của cơ thể chưa hoàn chỉnh. Ngộ độc chì ở người lớn: gây đau tê ở đầu ngón chân, tay. bắp thịt mỏi yếu; nhức đầu, đau bụng, tăng huyết áp, thiếu máu, giảm trí nhớ, thay đổi tâm trạng, xảy thai…Lâu ngày, bệnh trở thành mãn tính, đưa tới suy thận, tổn thương thần kinh ngoại vi, giảm chức năng não bộ.
Ngộ độc chì có thể chữa bằng các tác nhân chelat có khả năng liên kết mạnh với chì. Phức chất chelat của canxi được dùng để giải độc chì. Pb2+ thế chổ cho Ca2+ trong phức chất chelat và kết quả là phức chelat Pb 2+ được tách ra nhanh qua nước tiểu.
CHỦ ĐỀ 1 – NHÓM 9
11
BÁO CÁO HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
XĂNG PHA CHÌ
III . BIỆN PHÁP:
Lượng chì trong không khí đo được tại các trạm quan trắc ven đường giao thông của TP.HCM từ đầu năm 2006 đến nay đã tăng đột biến, lên mức trên 1μg/m3, vượt mức cho phép của Tổ chức Y tế thế giới WHO (1μg/m3) . Do đó chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau đây: * Các biện pháp kỹ thuật: Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng môi trường, tiêu chuẩn giới hạn các chất độc hại trong khí thải từ các phương tiện giao thông và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm xăng dân dụng sử dụng ở Việt Nam. Trong các tiêu chuẩn này cần chú ý đến hàm lượng chì và các chất ô nhiễm khác, đặc biệt là hàm lượng các hydrocacbon thơm và benzen. Cần lưu ý rằng các hydrocacbon thơm cũng góp phần làm tăng chỉ số octan của xăng nhưng lại rất độc hại và là nguyên nhân gây bệnh ung thư, vì vậy cần thiết phải tiến hành đồng thời việc loại bỏ xăng pha chì với việc kiểm soát, khống chế hàm lượng các hydrocacbon thơm có trong xăng. Sử dụng các loại chất phụ gia thay thế. Hiện nay trên thế giới,
chất phụ gia được ưa chuộng nhất là methyl tert-butyl ether (MTBE). Bởi vì MTBE rẻ, do được sản xuất từ methanol và isobutyl, là những sản phẩm phụ của ngành công nghiệp dầu khí. MTBE có mùi đặc trưng giống như diethyl ether, nó được sử dụng trong hoá hữu cơ như là một dung môi rẻ tiền với những đặc tính tương tự như diethyl ether, nhưng có nhiệt sôi cao hơn và nhiệt đông đặc thấp hơn so với nước. MTBE được đưa vào xăng để làm tăng chỉ số octan, giảm sự tạo thành khí thải carbon monoxide, làm giảm sự phá huỷ tầng ozon bằng cách làm giảm độ hoạt tính của các hợp chất VOC ( Volatile Organic Carbon). Những chất phụ gia này đã thay thế chất phụ gia chứa chì, chúng có khả năng đáp ứng tốt hơn cả những yêu cầu mới về lượng oxygen và những giới hạn về áp suất bay hơi. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới và kinh nghiệm thực hiện chương trình loại bỏ xăng pha chì ở Thái Lan, giá thành xăng không chì cao hơn giá thành xăng pha chì vào khoảng USD 0.015 – 0.02/ lít.
CHỦ ĐỀ 1 – NHÓM 9
12
BÁO CÁO HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
XĂNG PHA CHÌ
Nhiên liệu thay thế cho xăng dầu như cồn sản xuất từ ngô, bả
mía, dầu sinh học từ mở cá, năng lượng mặt trời…Tìm ra nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hoá thạch ngày nay là điều cần thiết trong tình trang cạn kiệt dần nhiên liệu hoá thạch cũng như các vấn đề môi trường và sức khoẻ con người. Áp dụng các tiêu chuẩn mới cho động cơ, nhiên liệu:
* Các biện pháp cưỡng chế: ban hành các văn bản bắt buộc tuân thủ các tiêu chuẩn đặc biệt là tiêu chuẩn về giới hạn các chất độc hại trong khí thải từ các phương tiện giao thông. Tăng cường công tác quan trắc giám sát chất lượng môi trường và thực hiện các biện pháp kiểm soát khí thải từ các phương tiện giao thông tại các thành phố và đô thị lớn. Kiểm tra chất lượng xăng dầu nhập khẩu trước khi bán ra thị trường. * Các biện pháp khuyến khích: xây dựng các chính sách ưu tiên thuế và trợ giá liên quan đến việc kinh doanh và sử dụng xăng không chì. * Các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng: sử dụng các phương tiện truyền thông và hệ thống giáo dục phổ thông để phổ biến cho nhân dân về tác hại của không khí ô nhiễm chì và các chất độc hại khác do khí thải của các phương tiện giao thông, nâng cao hiểu biết của người điều khiển phương tiện giao thông về khả năng sử dụng xăng
CHỦ ĐỀ 1 – NHÓM 9
13
BÁO CÁO HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
XĂNG PHA CHÌ
không pha chì. Khuyến khích sử dung phương tiện giao thông công cộng.
Câu hỏi. 1. Ngoài nguồn chì gây ô nhiễm không khí từ giao thông còn nguồn nào khác gây ô nhiễm chì tronh không khí ? Trả lời: Ngoài nguồn chì trong không khí do giao thông nguồn gây ô nhiễm chì có thể do hoạt động của các nhà máy luyện kim, điện tử, pinacquy, sơn mạ… 2. Chì tập trung ở đâu trong cơ thể sing vật biển ? Trả lời: Chì được hấp thụ nhiều bởi các loài rong, tảo trở thành thức ăn cho các loài cá hoặc chì xâm nhập trực tiếp qua nước thải vào cơ thể cá. Trong cơ thể cá, chì tập trung trong xương, mở là chủ yếu, trong sụn cá loài cá nhám, trong thịt cá có chì nhưng hàm lượng thấp nhiều trong các mô mở, xương, sụn. TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHỦ ĐỀ 1 – NHÓM 9
14
BÁO CÁO HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG
XĂNG PHA CHÌ
1. Đặng Kim Chi. Hoá học môi trường. NXB KHKT Hà Nội 1999.(tr 230-233) 2. PGS.TS Đặng Đình Bạch,TS Nguyễn Văn Hải. Giáo trình Hoá học môi trường. NXB KHKT Hà Nội.(tr 224-227) 3. Bộ công nghiệp-Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp. Dự thảo cuối cùng.Hà Nội tháng 5/2007. 4. V.M.Thomas, Center for Energy and Evironmental Studies, Priceton University. The Elimination of Lead in gasoline.(tr 305-307) 5. William Kovarik. Ethyl-leaded Gasoline: How a Classic Occuptional Disease Became an International Public Health Disaster.(tr 384-397) 6. J.H.Shrader, Ph.D.Derect, Bureau of Chemistry and Flood, Baltimore City Health Department.(tr 213-216) 7. Tài liệu Internet. www.wikipedia.com www.agius.com www.med.unibs.it www.epa.org www.tuoitre.com www.vinachem.com
CHỦ ĐỀ 1 – NHÓM 9
15