4. Dinh Gia Xay Dung

  • Uploaded by: Hung Ngo
  • 0
  • 0
  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View 4. Dinh Gia Xay Dung as PDF for free.

More details

  • Words: 4,574
  • Pages: 10
Định giá xây dựng Cách tính hệ số trong chi phí nhân công Câu hỏi: Công trình chúng tôi làm ở những vùng có phụ cấp lương cao hơn so với đơn giá xây dựng công trình của tỉnh ban hành. Nên khi tính chi phí nhân công chúng tôi không xác định được 2 hệ số: 1. Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của các nhóm lương. 2. Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của các nhóm lương. Bộ Xây dựng hướng dẫn cánh tính 2 hệ số trên. Trương Thị Thuỷ - Email ([email protected]) Trả lời: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu hoặc so với tiền lương cấp bậc của các nhóm lương được xác định bằng cách thực hiện phép tính chia: chi phí nhân công trong đơn giá chia cho lương tối thiểu hoặc chia cho lương cấp bậc theo các thời điểm của cấp có thẩm quyền ban hành; Vụ Kinh tế Tài chính Chi phí chung được áp dụng theo Thông tư 05/2007/TT-BXD Câu hỏi: Hiện nay các công trình duy tu, sửa chữa thường xuyên đường bộ tại địa phương việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2007của Bộ Xây dựng. Trong Thông tư có quy định phần chi phí chung trong công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên đường bộ tính bằng 66% chi phí nhân công. Mặc khác chi phí chung còn được tính bằng 12% chi phí trực tiếp theo quy định tại Quyết định số 2685/QĐ-BXDKTTC ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn bổ sung một số điểm trong Thông tư số 02/2005/TT-BXD và Thông tư số 04/2005/TTBXD của Bộ Xây dựng. Vậy nếu như áp việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD thì phần chi phí chung áp dụng theo định tại Quyết định số 2685/QĐ-BXD-KTTC có phù hợp không? Bộ Xây dựng có hướng dẫn nào khác về chi phí chung cho công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên đường bộ không?. Nguyễn Đăng Khoa- Email ([email protected]) Trả lời: Theo quy định, Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thay thế Thông tư 04/2005/TT-BXD ngày 1/4/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi

phí xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư và những quy định trước đây trái với thông tư này, do vậy nếu dự toán được lập theo quy định tại thông tư 05/2007/TT-BXD thì phần chi phí chung được áp dụng theo quy định của Thông tư này Một số vấn đề liên quan đến Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 Câu hỏi: “Hiện nay Thông tư số 09/2008/TT-BXD ban hành ngày 17/4/2008 đang là đề tài nóng hổi tại các cuộc họp liên quan đến đầu tư xây dựng công trình. Sau khi nghiên cứu, chúng tôi thấy có một vấn đề chưa rõ quy định tại khoản 8.3 như sau: - Chủ đầu tư tạm ứng cho nhà thầu (đương nhiên là phải qua Tài chính và Kho bạc vì công trình sử dụng vốn ngân sách)... trong khi chờ làm các thủ tục điều chỉnh để tránh thiệt hại cho nhà thầu... Hồ sơ tạm ứng, tạm thanh toán gồm... hợp đồng điều chỉnh (phụ lục hợp đồng) và dự toán chi phí xây dựng bổ sung. Vấn đề là ở chỗ: Để có hợp đồng điều chỉnh (phụ lục hợp đồng) thì phải có giá gói thầu điều chỉnh, giá trị dự toán bổ sung được duyệt. Muốn có những giá trị đó thì tổng mức đầu tư phải được điều chỉnh (vì tuyệt đại đa số các dự án đều bị vượt tổng mức đầu tư). Ngoài ra việc xác định dự toán chi phí bổ sung cho những dự án đang tiếp tục triển khai thi công trong năm 2008, 2009 thậm chí đến 2010 là rất khó khăn. Việc sử dụng hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu có thể dẫn đến những sai số rất lớn do tình hình biến động giá hiện nay. Trong khi đó, dự toán chi phí này được lập một lần. Như vậy để tạm ứng được thì vẫn phải làm đầy đủ thủ tục điều chỉnh, nếu không thì Kho bạc sẽ không cho tạm ứng”. Nguyễn Trung Lương, Email ([email protected]) Trả lời: Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng đã qui định: “Chủ đầu tư tạm ứng cho nhà thầu tiền bù chênh lệch giá theo hướng dẫn tại Thông tư này theo mức tạm ứng của hợp đồng đối với khối lượng chưa thực hiện và tạm thanh toán 80%-90% chênh lệch giá của khối lượng đã thực hiện trong khi chờ làm các thủ tục điều chỉnh để tránh thiệt hại cho nhà thầu và không ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, dự án”. Như vậy, theo qui định này thì Chủ đầu tư, Kho bạc tạm thanh toán 80%-90% chênh lệch giá của khối lượng đã thực hiện trong thời gian chờ Chủ đầu tư làm các thủ tục điều chỉnh. Việc sử dụng hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu chỉ là 1 trong số những phương pháp xác định dự toán điều chỉnh. Đối với những dự án có thời gian thi công kéo dài (2 đến 3 năm), Chủ đầu tư tổ chức lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung cho khối lượng đã thực hiện và khối lượng còn lại của hợp đồng. Đối với những khối lượng chưa thực hiện cần lưu ý đến khả năng biến động giá vật liệu.

Một số vấn đề liên quan đến Thông tư 09/2008/TT-BXD Câu hỏi: “1. Trong phần căn cứ pháp lý chỉ có Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 và Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 mà không căn cứ vào Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006. Tuy nhiên, trong thực tế thì việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng chủ yếu lại áp dụng cho các công trình, dự án đang thực hiện quản lý theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006. Điều này có mâu thuẫn không? 2. Tại điểm 3.3 ghi "Dự toán chi phí xây dựng bổ sung lập một lần trên cơ sở những khối lượng xây lắp chịu ảnh hưởng tăng (giảm) giá vật liệu xây dựng từ năm 2007", điểm này khó áp dụng trong thực tế do hiện nay giá vật liệu xây dựng vẫn đang biến động mạnh và ai bảo đảm cho việc điều chỉnh 1 lần tại thời điểm này sẽ không phải điều chỉnh trong thời gian thi công từ 1 đến 2 năm sau. Theo tôi nên cho phép điều chỉnh giá do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng 06 tháng hoặc 1 năm 1 lần còn điều chỉnh hình thức hợp đồng xây dựng thì thực hiện 1 lần. 3. Tại điểm 8.6 ghi "Đối với những công trình, gói thầu thực hiện theo qui định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006), hình thức hợp đồng theo giá điều chỉnh, nếu việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng không do lỗi của nhà thầu, thì những khối lượng thực hiện từ năm 2007 được điều chỉnh theo hướng dẫn tại thông tư này". Như vậy, trường hợp hình thức giá hợp đồng trọn gói, hình thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định, nếu việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng không do lỗi của nhà thầu thì giải quyết ra sao?”. Doãn Hoài Nam, địa chỉ Email ([email protected])

Trả lời: Không mâu thuẫn, do Nghị định số 99/2007/NĐ-CP là Nghị định quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP là Nghị định về quản lý dự án đầu tư. Chủ đầu tư lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung một lần để điều chỉnh giá gói thầu, điều chỉnh tổng mức đầu tư (trong trường hợp cần điều chỉnh), điều chỉnh giá hợp đồng. Việc thanh toán, quyết toán giữa Chủ đầu tư và nhà thầu căn cứ theo nội dung hợp đồng ký kết hoặc căn cứ theo sự biến động giá của từng giai đoạn thi công. Việc điều chỉnh giá hợp đồng theo hướng dẫn của Thông tư số 09/2008/TT-BXD và việc phạt chậm tiến độ do Nhà thầu gây nên là 02 việc hoàn toàn khác nhau. Điều chỉnh giá hợp đồng theo hướng dẫn của Thông tư số 09/2008/TT-BXD là

để đảm bảo quyền lợi cho Nhà thầu theo qui định của Nhà nước. Việc phạt chậm tiến độ do lỗi của Nhà thầu gây ra thực hiện theo các nội dung qui định trong hợp đồng kinh tế đã ký kết. Về việc lập hồ quyết toán công trình và lập dự toán chi phí xây dựng Câu hỏi: ”Theo quy định của Bộ Xây dựng tại mục 2.8.7 quy định hồ sơ thanh toán của công trình phải lập theo mẫu theo phụ lục số 1, số 2, số 4 của thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007. Vậy khi công trình hoàn thành hồ sơ quyết toán công trình làm theo mẫu nào và "chiết khấu tiền tạm ứng" ghi ra sao? Theo thông tư 05/2008/TT-BXD ngày 22/2/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và VLXD thì điều chỉnh hình thức giá hợp đồng trọn gói, cố định thành giá hợp đồng theo giá điều chỉnh, như vậy các khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng có sử dụng phụ lục số 4 của TT06 không?”. Nguyễn Hoàng Trung, Email ([email protected]) Trả lời: Khi lập hồ sơ quyết toán công trình thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007, Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007, Thông tư số 98/2007/TT-BTC ngày 9/8/2007 của Bộ Tài chính. Hiện nay, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 thay thế cho Thông tư 05/2008/TT-BXD ngày 22/2/2008. Lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD. Bạn có thể tham khảo hoặc vận dụng Phụ lục số 4 của Thông tư 06/2007/TT-BXD xác định giá trị để điều chỉnh giá hợp đồng trên cơ sở dự toán điều chỉnh. Vụ Kinh tế Xây dựng

Về giá trị chênh lệch giá vật liệu Câu hỏi: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng & Kinh doanh Nhà ĐăkLăk, địa chỉ Email ([email protected]) hỏi: “Dự toán công trình lập quý 3/2005 và được mở thầu tháng 06/2006, khởi công tháng 10/2006 và đến ngày 28/8/2008 vẫn đang thi công (nhà thầu không chậm tiến độ thi công). Nhưng theo Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 và Công văn hướng dẫn số 1551/BXD-KTXD ngày 01/8/2008 của Bộ Xây dựng thì giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh

so với giá vật liệu nào (giá vật liệu của nhà nước công bố tại thời điểm nào, giá vật liệu dự toán được duyệt, giá vật liệu hồ sơ dự thầu)”. Trả lời: Đối với hợp đồng có hình thức giá hợp đồng trọn gói và giá hợp đồng theo đơn giá cố định, thì được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng. Khi điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng theo quy định tại Thông tư này, thì giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng. Trường hợp giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng thấp hơn giá vật liệu do Liên sở thông báo thì giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu do Liên sở thông báo ở thời điểm tương ứng. Đối với hợp đồng ký trước năm 2007, thì giá vật liệu ở thời điểm tương ứng là giá vật liệu tại thời điểm tháng 12/2006 hoặc quý IV/2006 (nếu không có giá tháng 12/2006). Giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh là giá vật liệu tại thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành do Liên Sở thông báo, công bố hoặc theo hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình. Vụ Kinh tế Xây dựng 02/10/2008

Điều chỉnh giá vật tư vật liệu theo Thông tư 09/2008/TT-BXD Câu hỏi: Công dân Hoàng Quốc Việt, địa chỉ Email ([email protected]) hỏi: “Hiện nay chúng tôi đang tiến hành điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng cho các gói thầu đấu thầu năm 2007 và 2008, trong quá trình điều chỉnh có một số vướng mắc cần giải đáp: Trong mục 3 Công văn số 1551/BXDKTXD ghi là "Giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng trong hợp đồng, dự toán gói thầu được duyệt hoặc giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu (trường hợp đấu thầu) đối với hợp đồng được ký kết từ năm 2007". Câu này được hiểu như thế nào?

- Trường hợp nào thì lấy giá vật liệu trong hợp đồng? - Trường hợp nào thì lấy giá vật liệu theo dự toán được duyệt và khi nào thì lấy giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước thời điểm mở thầu?”. Trả lời: Đối với hợp đồng có hình thức giá hợp đồng trọn gói và giá hợp đồng theo đơn giá cố định, thì được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng. Khi điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng theo quy định tại Thông tư này, thì giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng. Trường hợp giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng thấp hơn giá vật liệu do Liên sở thông báo thì giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu do Liên sở thông báo ở thời điểm tương ứng, thời điểm tương ứng chia làm hai trường hợp: + Đối với hợp đồng ký trước năm 2007: thì giá vật liệu ở thời điểm tương ứng là giá vật liệu tại thời điểm tháng 12/2006 hoặc quý IV/2006 (nếu không có giá tháng 12/2006); + Đối với hợp đồng ký từ năm 2007: thì giá vật liệu ở thời điểm tương ứng là giá trong dự toán gói thầu được duyệt (đối với gói thầu thực hiện theo hình thức chỉ định thầu) hoặc giá vật liệu theo thông báo giá tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu (đối với gói thầu thực hiện theo hình thức đấu thầu). Giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh là giá vật liệu tại thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành do Liên Sở thông báo, công bố hoặc theo hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình. Vụ Kinh tế Xây dựng 03/10/2008

Điều chỉnh tăng (giảm) giá theo Thông tư 09/2008/TT-BXD 2008-11-17 15:13:37.758 Câu hỏi; Bạn hien le ba hien tại hòm thư [email protected] hỏi :

“Hợp đồng thi công công trình được ký tháng 8/2005 (giá phê duyệt cũng tháng 8/2005). Khi điều chỉnh tăng (giảm) giá theo Thông tư 09/2008/TTBXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng: 1) Chủ đầu tư lấy giá thời điểm hoàn thành bộ phận công việc trừ cho giá theo thông báo giá của liên sở Tài chính và Xây dựng tại thời điểm tháng 12/2006. 2) Theo ý kiến của nhà thầu là lấy giá thời điểm hoàn thành bộ phận công việc trừ cho giá trong hợp đồng. Xin hỏi cách làm nào đúng?”. Trả lời: Về thời điểm để tính chênh lệch vật liệu như thư bạn hỏi thì lấy giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng; Trường hợp giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng thấp hơn giá vật liệu do Liên sở thông báo thì lấy giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu do Liên sở thông báo ở thời điểm tháng 12/2006 hoặc quý 4/2006 (nếu không có giá tháng 12/2006); Vụ Kinh tế Xây dựng

Về việc điều chỉnh giá gói thầu theo Thông tư 09/2008/TT-BXD 2008-12-02 10:51:57.488 Câu hỏi: Bạn Dũng Trần Chí Tại hòm thư [email protected] hỏi : “1. Theo quy định tại Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 14/4/2008 của Bộ Xây dựng, về hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng, trong đó có quy định: Mục 5. Điều chỉnh giá gói thầu sau khi đã lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung “Chủ đầu tư điều chỉnh giá gói thầu bằng cách cộng giá trúng thầu đã được phê duyệt với dự toán chi phí xây dựng bổ sung được xác định tại mục 3 nêu trên. Trường hợp giá gói thầu sau khi điều chỉnh không vượt giá gói thầu đã được phê duyệt thì chủ đầu tư quyết định phê duyệt. Trường hợp giá gói thầu sau khi điều chỉnh vượt giá gói thầu đã được phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư quyết định phê duyệt và gửi kết quả để báo cáo người quyết định đầu tư. Trường hợp giá gói thầu sau khi điều chỉnh làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì việc điều chỉnh tổng mức đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại mục 6 của Thông tư này”. Vậy việc điều chỉnh giá gói thầu này có ý

nghĩa như thế nào, trong khi hợp đồng đã được ký kết để thực hiện gói thầu này? (giá gói thầu chỉ là cơ sở để lực chọn nhà thầu trong quá trình tổ chức đấu thầu và việc điều chỉnh giá gói thầu chỉ thực hiện khi chưa ký hợp đồng). 2. Một dự án được duyệt trước đây trong kế hoạch đấu thầu gồm 03 gói thầu, nay gói thầu số 01 đã thực hiện được phần hồ sơ thiết kế - dự toán (thẩm định xong), nhưng giá trị dự toán vượt tổng mức đầu tư được duyệt. Vậy muốn thực hiện trước gói thầu số 01 này trong lúc chưa trình điều chỉnh tổng mức đầu tư có được hay không (vì theo khoản 2 - điều 70 Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 không quy định điều chỉnh tổng mức đầu tư vào thời gian nào)? Và nếu trình phê duyệt đấu thầu gói thầu này cùng lúc chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện việc điều chỉnh tổng mức đầu tư có được hay không? - Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư được duyệt thì chủ đầu tư quyết định giá trị tổng mức đầu tư điều chỉnh hay người có thẩm quyền quyết định (vì theo quy định là chỉ báo cáo người có thẩm quyền trước khi thực hiện)? Và cơ quan thẩm định tổng mức đầu tư là cơ quan nào. 3. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án chịu trách nhiệm như thế nào trong việc thẩm định dự án, vì theo thực tế điạ phương thì đơn vị đầu mối phải chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung trong dự án (trừ thiết kế cơ sở)? Nếu đơn vị đầu mối chỉ có trách nhiệm gửi lấy ý kiến và trình người có thẩm quyền phê duyệt dự án thì nếu cơ quan được lấy ý kiến ngoài việc chịu trách nhiệm nội dung mình góp ý, trường hợp chỉ nói chung chung và nói không đúng trách nhiệm cuả mình thì phải xử lý như thế nào và văn bản nào cho phép thực hiện việc này. 4. Về hình thức quản lý dự án do người quyết định đầu tư quyết định trong quá trình phê duyệt dự án. Nếu hình thức quản lý dự án là chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì cần phải dựa vào đâu mà xem xét, quyết định (tiêu chí về con người, cũng như năng lực của chủ đầu tư đối với từng dự án cụ thể đạt bao nhiêu là đáp ứng đủ năng lực), vì trong Nghị định 16/2005/NĐCP chỉ quy định năng lực của tổ chức đơn vị tư vấn quản lý dự án. 5. Theo quy định về thẩm định thiết kế và dự toán, thì chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt. Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực thẩm định mà vẫn ra báo cáo thẩm định (không đi thuê đơn vị thẩm tra để thực hiện) thì phải xử lý như thế nào vì nó ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như hiệu quả của dự án”.

Trả lời: 1. Theo mục 5 của Thông tư số 09/2008/TT-BXD thì việc điều chỉnh giá gói thầu (gói thầu này chưa ký hợp đồng) là công việc của chủ đầu tư thực hiện trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; 2. Khi lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung mà một trong 03 gói thầu như thư bạn hỏi đã làm vượt tổng mức đầu tư phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định; Quyết định của người quyết định đầu tư là căn cứ để chủ đầu tư thực hiện các công việc tiếp theo về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Việc thẩm định tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thực hiện theo mục 2 điều 6 của Nghị định 99/2007/NĐ-CP; 3. Đơn vị đầu mối và các đơn vị thẩm định dự án có liên quan chịu trách nhiệm trước người quyết định đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao (Điều 39 Luật Xây dựng); 4. Về năng lực quản lý dự án, thẩm định thiết kế, dự toán… của chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định để đảm bảo hiệu quả của dự án. Vì vậy, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước người quyết định đầu tư và trước pháp luật về nhiệm vụ của mình đã được giao. Vụ Kinh tế Xây dựng

Điều chỉnh giá khi giá vật liệu xây dựng giảm 2008-12-08 16:12:32.228 Câu hỏi: Bạn levanluan Tại hòm thư [email protected] hỏi : “Căn cứ Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng, Công văn số 1551/BXD-KTXD ngày 01/8/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thêm một số nội dung của Thông tư số 09/2008/TT-BXD, Sở Xây dựng Tiền Giang đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản số 4854/UBND-CN ngày 01/9/2008 hướng dẫn việc điều chỉnh và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, từ tháng 9 năm 2008 đến nay giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng giảm dần, có

loại như thép xây dựng giảm trên 35%, do đó phát sinh những vướng mắc, Sở Xây dựng xin ý kiến Bộ Xây dựng hướng dẫn để thực hiện, cụ thể: - Theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng, đối với các gói thầu đã và đang triển khai thực hiện theo hình thức giá hợp đồng trọn gói, hình thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định thì được điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do giá VLXD biến động ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu. Thời gian gần đây giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng liên tục giảm mạnh nên một số gói thầu có giá trúng thầu rất cao so với giá thị trường do giá VLXD tại thời điểm mở thầu cao hơn nhiều so với thời điểm cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt trúng thầu (sau khoảng 2 tháng). Trong trường hợp này chủ đầu tư có được phép thương thảo với nhà thầu để điều chỉnh giảm giá trúng thầu theo mặt bằng giá tại thời điểm phê duyệt kết quả đấu thầu hay không? - Đối với các gói thầu mới triển khai (mở thầu sau ngày Thông tư số 09/2008/TT-BXD có hiệu lực và thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ) thì có áp dụng điều chỉnh giá theo Thông tư 09/2008/TT-BXD hay không? Trường hợp giá VLXD giảm đột biến như hiện nay thì chủ đầu tư có được phép áp dụng Thông tư 09 để điều chỉnh giảm giá gói thầu đối với các hợp đồng đã ký theo hình thức hợp đồng theo đơn giá hay không?”. Trả lời: + Theo qui định, đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng thì việc điều chỉnh giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng áp dụng cho cả trường hợp tăng và giảm. + Các gói thầu không thuộc phạm vi áp dụng của Thông tư số 09/2008/TTBXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng thì việc điều chỉnh giá thực hiện theo các nội dung trong hợp đồng đã ký kết và các qui định hiện hành của nhà nước có liên quan. Vụ Kinh tế Xây dựng

Related Documents

Don Gia Xay Dung-dien
November 2019 13
Gia Dinh
April 2020 14
Luat Xay Dung
November 2019 17
Ky Thuat Xay Dung
October 2019 22
Meo Vat Gia Dinh
July 2020 15

More Documents from ""