Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 1 sur 37 Search:
Yahoo! My Yahoo! Mail
Sign In
Web Search Yahoo! 360° Home - Help
New User? Sign Up
Yahoo! 360° News | Beta Feedback Start your own Yahoo! 360° page Home|My Page|My Blog|My Friends|Mailbox|Invite|Search|Settings
CÔNG LÝ và SỰ THẬT Top Page | Blog | Feeds | Friends | Lists
l l
Work: Kiến Nghĩa Bất Vi Vô Dõng Dã School: Lâm Nguy Vô Cứu Mạc Anh Hùng
Add CÔNG LÝ và SỰ THẬT is not connected to you in Yahoo! 360°. l
Ignore this person (What's this?)
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog l
Report for abuse
l
View page without theme
Page 2 sur 37
l
Last updated Sun Dec 30, 2007 Member since July 2006 Total Page Views
414,253
Tag Cloud ba-nguoi-khac-to-hoai bac-lieu bai-dang-bbc bang-tu-suong bao-so-9 be-bu ben-le-apec binh-luan-van-hoc chat-voi-thu-tuong-vn chui-the chuyen-xua-tich-cu co-hoc-tinh-ma:chuyen-nuoc-vo dac-san-que-huong de-an-112 doi-song-van-hoc du-lich-bac-lieu du-thao-nghidinh duong-thi giao-duc gop-y-van-kien-dhx hai-huoc ho-chi-minh keu-goi-giup-do khai-but-2008 khieu-nai khoa-hoc-phap-ly kinh-te-nong-thon ky-su-phap-dinh lien-hop-quoc loi-day-cua-thanh-nhan mo-sai-thanh nghiep-vu-bao-chi nha-to nhac-phim nhan-dam nhan-vat-lich-su nhung-cau-noihay noel-2007 nu-cong-gia-chanh offline phong-sinh-su phong-su-anh quoc-hoi sach-nhieu sai-gon-phieu-luu-ky sap-cau-can-tho sinh-nhat-tui sodep su-kien-va-binh-luan su-kien-va-nhan-vat tag tai-nghe-mat-thay tan-lieu-trai-chi-di tan-man thoi-su-xa-hoi thong-bao-tim-viec thu-tuc-laphoi thue-thu-nhap-ca-nhan tin-nong tin-tuc-ttx-via-he truong-sa tu-chuc tu-thien van-ban-phap-quy video-mien-trung xa-hoi xuan-dinh-hoi albert-einstein
January 2008
‹ Su
Mo
›
Tu
We
Th
Fr
Sa
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
MY BLOGROLL
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 3 sur 37
Từ điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam Tra cứu văn bản pháp luật Việt Nam Từ điển Anh - Pháp - Hoa - Việt Công an Tp. Hồ Chí Minh Online Sài Gòn Giải Phóng Online Tiền phong Online Vietnamnet Dân Trí Online Lao Động Online Thanh Niên Online Người Lao Động Online Tuổi Trẻ Online VnExpress BBC Vietnamese
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 4 sur 37
CL&ST tạm "bế quan luyện công" đến hết ngày 18/1/2008, đừng huynh đệ nào dụ dỗ tại hạ "tái xuất giang hồ" nghen!. ĐƠN KHIẾU NẠI CỦA 3 LS ĐẶNG DŨNG, BÙI QUANG NGHIÊM, LÊ CÔNG ĐỊNH--> Click here 1 - 5 of 435 First | < Prev | Next > | Last
Công Lý và Sự Thật's Blog
Full Post View | List View
Dùng sức mạnh chính trị can thiệp vào văn hóa là cưỡng bức tư tưởng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÔNG CÓ QUYỀN BAN HÀNH CÔNG VĂN CẤM SINH VIÊN, HỌC SINH ĐI BIỂU TÌNH
Biểu tượng của tự do .
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 5 sur 37
January 08, 2008 .
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 6 sur 37 .
Các cuộc biểu tình phản đối Trung quốc về Hoàng Sa - Trường Sa nổ ra tại Hà nội và Tp.HCM có lực lượng tham gia đông đảo và hăng hái nhất là thanh niên, sinh viên. Cùng trong giai đoạn này đã có một số văn bản của Bộ giáo dục đào tạo gửi cho các trường Đại học, của Sở giáo dục đào tạo gửi cho các trường Trung học phổ thông, trường cao đẳng… với nội dung thông báo chủ trương của Bộ là ngăn chặn, không cho phép hoặc cấm … sinh viên, học sinh tham gia các cuộc biểu tình. Tôi nhận được hai văn bản (đính kèm ở dưới) và xin trích dẫn một số văn từ có nội dung mang tính “quy phạm pháp luật” cụ thể như sau: - Công văn số 13387/BGDĐT-HSSV ngày 21/12/2007 có ghi “quán triệt cho tất cả học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên nhà trường tuyệt đối không được tham gia tụ tập, biểu tình, tuần hành trái quy định của pháp luật”; - Công văn số 2883/GDĐT-VP của Sở giáo dục và đào tạo Tp.HCM ngày 11/12/2007 có ghi “nghiêm cấm học sinh, sinh viên tụ tập biểu tình trái pháp luật”; Một số vấn đề cần phải đặt ra ở đây là: 1. Đây có phải là những văn bản quy phạm pháp luật hay không? 2. Liệu các sinh viên, học sinh - những công dân trẻ - có thể bị hạn chế quyền của mình trước những văn bản [chuyên ngành?!] áp dụng trực tiếp đến hành vi của mình như vậy hay không? 3. Liệu có sự phân biệt quyền giữa “công dân sinh viên” và công dân bình thường hay không? 4. Liệu ông Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo có quyền cấm hay cho phép một hành vi của công dân là một quyền hiến định hay không? Cũng cần phải hiểu rõ về quy phạm pháp luật: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Nhà nước bảo đảm thực hiện có nghĩa là nếu chúng ta vi phạm thì đã có sẵn những chế tài xử phạt hành chính để phạt hoặc có thể bị khởi tố hình sự nếu mức độ nghiêm trọng. Chúng ta có một công cụ hữu hiệu để trả lời những thắc mắc trên, đó là hệ thống Pháp luật hiện hành và cụ thể nhất là Luật ban hành văn bản quy phạm Pháp luật. Xin trích dẫn tại đây 2 điều luật đầu tiên trong Luật ban hành văn bản quy phạm Pháp luật: “Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 7 sur 37
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo quy định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: 1. Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết. Văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết; 2. Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội: a. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước: b. Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; c. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; d. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh cán Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đ. Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội. 3. Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; a. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; b. Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân; Điều 2. Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật.
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 8 sur 37
Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành.” Căn cứ vào những chữ viết tắt bên cạnh số văn bản (13387/BGDĐT-HSSV, 2883/GDĐT-VP) cho thấy đây là những công văn hành chính nhằm mục đích trao đổi công việc giữa cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới. Đây không phải là những “chỉ thị” vì theo quy định thì văn bản là chỉ thị phải có chữ viết tắt là CT. Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 đã liệt kê ra các loại văn bản quy phạm pháp luật (từ cấp chính phủ trở xuống) như sau: “Nghị quyết viết tắt là NQ; Nghị định viết tắt là NĐ; Quyết định viết tắt là QĐ; Chỉ thị viết tắt là CT; Thông tư viết tắt là TT; Nghị quyết liên tịch viết tắt là NQLT; Thông tư liên tịch viết tắt là TTLT”. Như vậy chỉ cần đối chiếu về tên gọi văn bản ta đã có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng các công văn nói trên không thể là văn bản quy phạm pháp luật. Bởi vì chỉ những loại văn bản có tên gọi được liệt kê trên đây (tại điều 1 Luật BHVBQPPL) mới được coi là văn bản quy phạm pháp luật. Ta cũng thấy rằng các công văn này không hề dẫn chiếu những căn cứ cho thấy người ban hành có thẩm quyền quy định về hành vi biểu tình (là một quyền hiến định của công dân). Theo tôi thì cấp Bộ có thể hướng dẫn thêm, chi tiết hóa quy định của Chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ nếu như Chính phủ đã có nghị định quy định riêng về việc biểu tình. Tuy nhiên cho đến nay chính phủ chưa có một văn bản nào quy định về việc biểu tình. Chính vì vậy mà chúng (công văn của Bộ, của Sở nói trên) không thể có hiệu lực pháp luật áp dụng cho Sinh viên. Sinh viên cũng là những công dân bình thường và không thể bị hạn chế quyền một cách phân biệt đối xử như vậy. Chúng ta không thể tìm thấy một văn bản pháp luật nào quy định rằng Bộ giáo dục đào tạo có thẩm quyền ra những quy định cấm hay cho phép biểu tình dù là chỉ áp dụng cho một loại công dân đặc biệt là công dân sinh viên. Riêng về cụm từ “biểu tình trái với quy định của pháp luật” tôi cho rằng đây là cách dùng từ chưa chính xác bởi lẽ chưa có quy định pháp luật nào cụ thể về biểu tình thì chưa thể vội vã cho rằng cứ biểu tình là trái pháp luật được. .
Trên đây là những nhận định riêng của cá nhân tôi với một số vốn kiến thức Pháp luật còn hạn chế, vì thế tôi sẵn sàng tiếp nhận mọi ý kiến phê bình và xin tranh luận công khai với các đồng nghiệp là Luật gia, Luật sư cũng như tất cả các bạn.
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 9 sur 37
.
Luật gia PHAN THANH HẢI -----------------------------------------------------------------------------.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .................CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .....Số 13387/BGDĐT-HSSV ........................................ Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc ................------------- .........................................................----------------------------------
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2007 .
V/v: Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội .
Kính gửi : - Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp - Giám đốc sở giáo dục và đào tạo .
Tiếp theo công văn số 12914/BGDĐT-HSSV ngày 09 tháng 12 năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo triển khai một số công việc sau: 1. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan quán triệt cho tất cả học sinh, sinh viên, cán bộ , giáo viên nhà trường tuyệt đối không được tham gia tụ tập, biểu tình, tuần hành trái quy định của pháp luật. 2. Triển khai các biện pháp nắm bắt diễn biến tư tưởng của học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên nhà trường thông qua các hoạt động, diễn đàn.các website , nhật ký trên mạng … để chủ động xử lý và báo cáo kịp thời. 3. Xây dựng phương án triển khai cụ thể và có mặt tại hiện trường để phối hợp giải quyết khi có vụ việc xãy ra 4. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, công an các quận huyện, phường xã trong việc phòng ngừa và xử lý khi vụ việc
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 10 sur 37
xảy ra. 5.Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực đạo thực hiện các công việc nêu trên,đặc biệt lưu ý các ngày thứ bảy, chủ nhật , ngày lễ, tết, kỷ niệm và báo cáo kết quả triển khai về Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Mọi thông tin xin liên hệ : Vụ Công tác học sinh, sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo, 29 Đại Cồ Việt, Hà Nội. Điện thoại : 04.8694984, Fax :04.8681598. Email :
[email protected]. Di Động : 0913 319904, 0912 609907 .
KT BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG PHẠM VŨ LUẬN (Đã ký và đóng dấu) .
______________________ .
CL&ST đang “bế quan”, không có thời gian bình luận về tính hài hước của công văn này, nhưng “ngứa mỏ” quá nên phải chen vô 3 điều: .
- Cơ bản thống nhất với ý kiến bình luận của Luật gia PHAN THANH HẢI - “Công văn” nghĩa là văn vản trao đổi về việc công, không phải văn bản quy phạm pháp luật nên không có quyền “cấm” bất cứ cái gì hết. - Đọc câu trích yếu “V/v: Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội” trên đầu công văn, CL&ST tự hỏi hổng biết Bộ Giáo dục - Đào tạo kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ của Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng hồi nào dzậy chời??? Sao không thấy Quốc Hội đem ra bàn, không thấy Chính phủ thông báo??? http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 11 sur 37
Tags: khoa-hoc-phap-ly Tuesday January 8, 2008 - 10:37pm (ICT) Permanent Link | 7 Comments
TỰ DỐI MÌNH, LỪA NGƯỜI THÌ CHỈ CÓ KẾT CỤC THẢM KHỐC
Cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan .
January 08, 2008 .
Đại văn hào Lỗ Tấn để lại cho đời tác phẩm “AQ chính truyện” cho thấy cái kết cục thảm khốc của con người nếu không dám nhìn thẳng vào sự thật, né tránh đấu tranh một cách tiêu cực bằng cách tự lừa dối mình.
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 12 sur 37
Tự lừa mình và dối người không bao giờ là biện pháp hay, cuối cùng, sự thật tàn nhẫn bao giờ cũng phải phơi bày, không thể che đậy, tránh né được. Các vị lãnh đạo cao cấp nhà ta thì hết ông này đến ông kia nhảy lên mặt báo nói là sẽ kềm giữ để giá cả không tăng thêm nữa. Nhưng làm sao mà kềm được bằng biện pháp hành chính khi nền kinh tế không vận hành đúng quy luật khách quan??? TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế ở Hà Nội khi trả lời Đài ACTD đã có nhận xét: “ Việt Nam với tư cách thành viên WTO Việt Nam đã tiếp tục tăng trưởng cao, cũng đã nâng cao được uy tín và thu hút hơn 20 tỷ đô la cam kết đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó thì cũng không thể bỏ qua sự kiện tốc độ lạm phát trên 12% và mức nhập siêu kỷ lục cũng trên 12 tỷ đô la. Đấy là những dấu hiệu chứng tỏ rằng, việc hoạch định chính sách của Việt Nam cần phải được đổi mới và cải tiến để đáp ứng với tình hình mới, công tác dự báo công tác điều hành phối hợp giữa các ngành cũng phải được làm tốt hơn.” “Tuy không nói thẳng ra nhưng ông Vũ Khoan cho người đọc hiểu là trong thời gian qua chính phủ đã không kịp thời áp dụng các giải pháp tiền tệ để chống lạm phát mà đã loay hoay với các biện pháp hành chính, điều ông cho là chỉ có tác dụng phụ trợ, tựa như trong y khoa chữa trị là xoa bóp vật lý trị liệu mà thôi”. .
CL&ST xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan về vấn đề lạm phát và mức sống người nghèo giảm sút trong năm 2007 (Tuổi Trẻ ngày 03/1/2008) . .
Mức sống gia đình tôi giảm đáng kể Từng được chứng kiến và nghiên cứu vụ “siêu lạm phát” hồi thập niên 1980, ông Vũ Khoan - nguyên phó thủ tướng Chính phủ đã chia sẻ suy ngẫm và phân tích về hiện tượng lạm phát chưa có hồi kết hiện nay. * Theo ông, câu chuyện lạm phát giữ vị trí nào trong bức tranh kinh tế năm nay?- Năm 2007, bức tranh kinh tế có nhiều điểm sáng như chỉ số tăng trưởng, thu hút đầu tư, xuất khẩu... nhưng cũng có một vài điểm tối. - Điểm tối nhất chính là chỉ số lạm phát, tức giá tiêu dùng tăng trên 12%, cao hơn tốc độ tăng trưởng. Chỉ số này làm bức tranh kém hẳn đi vì kinh tế tuy đi lên nhưng chất lượng sống đi xuống.
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 13 sur 37
* Thưa ông, bằng cách nào chúng ta đã làm chủ được “con ngựa lạm phát” của những năm 1980? Những “đòn” quyết định là gì và có thể áp dụng được gì? - Mức lạm phát khi đó là 800%/năm. Có rất nhiều bàn bạc, tranh luận, nhận định khác nhau. Nhiều cách thức, giải pháp đã áp dụng nhưng cuối cùng thì chúng ta tìm ra, mà thực chất là học kinh nghiệm của thế giới về bốn mối quan hệ cung cầu tạo nên lạm phát. Đó là quan hệ sản xuất - tiêu dùng; tiền - hàng; thu - chi ngân sách và xuất - nhập khẩu. Bốn quan hệ này bị mất cân đối trầm trọng. * Theo ông, bài học lớn nhất của “bài thuốc” đó là gì và có thể áp dụng cho “cơn bệnh” hiện nay? - Bài học đó tên là “Vận hành đúng qui luật khách quan”. Bài thuốc này, theo tôi, luôn đúng trong vận hành kinh tế. Tuy nhiên, mỗi thời điểm lại có những triệu chứng khác nhau nên liều lượng và cách chữa trị cũng phải khác nhau. Tôi cho rằng hiện nay nền kinh tế của chúng ta không mắc bệnh ở cả bốn mối quan hệ trên. Sản xuất và tiêu dùng thì thực chất hiện không thiếu hàng hóa. Sự thiếu hụt chỉ mang tính cục bộ và tức thời, như thiếu thịt gà khi dịch cúm gia cầm, thiếu thịt trâu bò khi có bệnh lở mồm long móng. Một số vùng thiếu hàng tiêu dùng cũng chỉ là trong thời điểm lũ lụt, thiên tai. Sự thiếu hụt này luôn có sản phẩm thay thế. Vì vậy giải pháp hạ thuế nhập khẩu nhằm tăng hàng để hạ giá là không trúng “huyệt”. Thu chi ngân sách mới ở mức bội chi trên dưới 4% là không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, hai mối quan hệ còn lại thì có vấn đề. Xem ra thì tiền qua kênh phát hành, tín dụng, đầu tư đều cao. Theo thông tin từ các chuyên gia, báo chí, lượng tiền phát hành tăng trên 30%, trong đó có một lượng lớn được dùng để mua ngoại tệ; tín dụng từ các ngân hàng tăng trên dưới 35%, đầu tư toàn xã hội tăng trên 15%, chiếm tới 40% GDP là mức khá cao, chỉ kém Trung Quốc. Trong khi đó ít thấy các biện pháp nhằm kịp thời thu hồi tiền về, nhiều công trình chôn vốn, vòng quay không nhiều. Một hiện tượng đáng chú ý nhưng ít được đề cập là tổng mức bán lẻ tăng tới trên 22%, nếu trừ nhân tố giá thì vẫn cao hơn các năm. Về cân đối xuất nhập khẩu thì nhập siêu ngày càng lớn. Đành rằng trong giai đoạn hiện nay ta chưa thể cân bằng xuất nhập, song không thể xem nhẹ tình trạng nhập siêu vì nó góp phần đẩy lạm phát lên. Lạm phát là căn bệnh nan y, bốc thuốc chữa trị nó bao giờ cũng có tác dụng phụ. Vì muốn hút tiền về thì phải tăng lãi suất tiền gửi, nhưng như vậy sẽ phải tăng lãi suất tín dụng, từ đó tác động đến sản xuất. Muốn gia tăng xuất khẩu thì không thể để giá nội tệ quá cao. Nhưng điều chỉnh tỉ giá là bài toán tiềm ẩn nhiều tác động khó lường. Do vậy, muốn chữa lạm phát thành công, duy trì được tăng trưởng kinh tế, không gây xáo động xã hội đòi hỏi cả một nghệ thuật điều hành tinh tế. * Theo ông, nghệ thuật đó là gì? Và lời giải bài toán lạm phát - tăng trưởng hiện nay có “tín hiệu” nghệ thuật ở đâu không? - Quốc gia nào cũng muốn tăng trưởng cao nhưng lạm phát thấp. Nghệ thuật nằm ở chỗ chúng ta thúc đẩy tăng trưởng nhưng
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 14 sur 37
chấp nhận lạm phát ở mức nào. Nay chúng ta đã đặt ra và hoàn toàn có khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng cao thì toàn bộ vấn đề là có nghệ thuật và những biện pháp hữu hiệu khống chế lạm phát có hiệu quả. Tôi thấy gần đây Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra chủ trương linh hoạt tỉ giá liên ngân hàng. Đây có lẽ là những bài thuốc đánh trúng bệnh vì nói cho cùng, lạm phát là căn bệnh tiền tệ, là hiện tượng kinh tế, do vậy phải chữa bằng “thuốc” tiền tệ, “thuốc” kinh tế. các biện pháp hành chính là cần thiết nhưng chỉ có thể bổ sung như vật lý trị liệu, xoa bóp mà thôi. * Ông đối mặt với cuộc sống giá cả tăng quá cao này như thế nào? - Cũng giống như mọi gia đình chỉ trông vào đồng lương, mức sống gia đình tôi bị giảm đi đáng kể vì giá những sản phẩm thiết yếu đều tăng. Nhà tôi đi chợ hôm nào về cũng kêu giá lên khiếp quá. Tôi cũng cảm nhận được điều đó. Từ thịt, cá, rau, mắm đến gas... đều ảnh hưởng. Trong hoàn cảnh ấy, đương nhiên phải dè sẻn thêm. Thật ra đối với gia đình tôi thì lạm phát chưa tác động quá mạnh vì hai vợ chồng già chẳng ăn tiêu bao nhiêu. Nhưng cứ nghĩ đến bà con nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo đô thị kiếm một đồng quá nhọc nhằn thì không hiểu bà con xoay xở thế nào. Lạm phát những năm 1980 đánh vào mọi người lúc đó nghèo như nhau. Nay trước hết nó đánh vào những người nghèo. Đó là nỗi xót xa của chúng ta. Tags: su-kien-va-nhan-vat Tuesday January 8, 2008 - 01:37pm (ICT) Permanent Link | 9 Comments
ĐƠN KHIẾU NẠI CỦA 3 LS ĐẶNG DŨNG, BÙI QUANG NGHIÊM, LÊ CÔNG ĐỊNH
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 15 sur 37
Ls Bùi Quang Nghiêm - Phó Chủ nhiệm Đoàn Ls Tp HCM .
January 07, 2008 .
Với nhận thức rằng phiên tòa xét xử phúc thẩm LS Nguyễn Văn Đài và LS Lê Thị Công Nhân đã có những “vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng" các Luật sư Đạng Dũng, Bùi Quang Nghiêm và Lê Công Định đã thống nhất cùng ký tên trong Đơn khiếu nại gửi đến Ông Chánh án Tòa án ND tối cao. Theo các vị Luật sư thì Hội đồng xét xử đã có những vi phạm cụ thể sau: 1. Không triệu tập đủ nhân chứng. 2. Không xem xét tài liệu mới. 3. Cản trở Luật sư tranh luận. Họ kiến nghị rằng những thiếu sót này cần phải khắc phục ngay lập tức bằng thủ tục luật định trên cơ sở Luật pháp hiện hành. Cũng theo các vị luật sư trên thì ông Chánh án tòa án nhân dân tối cao phải có quyết định trả lời khiếu nại trong vòng 15 ngày, tuy nhiên đến nay đã quá 25 ngày mà họ vẫn chưa nhận được quyết định này.
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 16 sur 37
Trong khi kiên nhẫn chờ đợi sự trả lời chính thức của ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, chúng tôi đăng bản Đơn khiếu nại này để công luận cùng theo dõi và nhận xét. . .
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC _______________________ .
ĐƠN KHIẾU NẠI .
Kính gửi: Ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao .
Trích Yếu: Khiếu nại hành vi của Hội đồng xét xử trong Phiên tòa phúc thẩm ngày 27/11/2007 vụ án hình sự “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” .
Kính thưa ông Chánh án, .
Chúng tôi, đồng ký tên dưới đây, là những Luật sư tham gia bào chữa cho ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân trong vụ án hình sự “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được xét xử phúc thẩm vào ngày 27/11/2007. Bằng văn thư này, chúng tôi khiếu nại sự việc như sau: .
SỰ VIỆC Thứ nhất: Không triệu tập đủ nhân chứng Ngày 19/11/2007 các Luật sư biện hộ đã gửi đơn thỉnh cầu triệu tập mười bảy (17) nhân chứng, nhưng chúng tôi được Thư ký Tòa thông báo miệng rằng Tòa chỉ gửi giấy mời triệu tập chín (9) nhân chứng đến dự Phiên tòa phúc thẩm. Vào ngày xét xử chỉ http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 17 sur 37
năm (5) nhân chứng dự phiên tòa phúc thẩm. Về phần nhân chứng Phạm Văn Trội bị Công an cản trở đến tòa làm chứng mà chúng tôi đã lưu ý Hội đồng xét xử khi bắt đầu Phiên tòa và yêu cầu phải có biện pháp giải quyết ngay, thì ngoài việc Hội đồng xét xử cố tình “tịch thu” bản gốc Đơn tố cáo của nhân chứng Phạm Văn Trội, trong suốt diễn biến Phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyệt nhiên không đề cập đến sự việc nghiêm trọng và có dấu hiệu vi phạm pháp luật này mặc dù Thẩm phán Chủ tọa Nguyễn Minh Mắn hứa sẽ giải quyết vấn đề này trong Phiên tòa. Thậm chí, ông Chủ tọa cũng cố tình không cấp một bản sao y Đơn tố cáo của nhân chứng Phạm Văn Trội cho các Luật sư như đã cam kết khi yêu cầu Luật sư nộp lại bản gốc. Việc làm nói trên của Hội đồng xét xử về vấn đề này là không thể chấp nhận được vì lẽ ra các Thẩm phán cần phải hội ý với nhau và tham khảo ý kiến của Đại diện Viện Kiểm sát tối cao và các Luật sư đang hiện diện tại Phiên tòa để xem xét khả năng yêu cầu Công an địa phương nào đã bắt giữ trái pháp luật ông Phạm Văn Trội phải lập tức đưa anh ta trở lại Phiên tòa. Thứ hai: Không xem xét tài liệu mới Khoản 1 Điều 246 của Luật Tố tụng Hình sự quy định việc người bào chữa có quyền cung cấp và bổ sung chứng cứ mới và tài liệu trong khi xét hỏi tại Phiên tòa phúc thẩm. Cũng tại điều này Khoản 2 Điều này, chứng cũ mới, cũ và tài liệu mới bổ sung phải được xem xét tại Phiên tòa phúc thẩm và ghi nhận trong Bản án phúc thẩm. Tại Phiên tòa phúc thẩm các Luật sư đã cung cấp tài liệu mới sau đây để Hội đồng xét xử xem xét: (1) Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; (2) Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; (3) Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (International Covenant on Political and Civil Rights) do Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua vào ngày 16/12/1966 theo Nghị quyết số 2200 A (XXI), có hiệu lực từ ngày 23/3/1976 và Việt Nam tham gia vào ngày 24/9/1982; và (4) Các Nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư (Basic Principles on the Role of Lawyers) do Hội nghị Liên hiệp quốc lần thứ tám về phòng chống tội phạm và xử lý người phạm tội, tổ chức tại Havana (Cu-Ba) từ ngày 27/8/1990 đến ngày 7/9/1990. Nhà nước Việt Nam có bổn phận tuân thủ các điều ước quốc tế đã gia nhập hoặc công nhận, đặc biệt là các công ước của Liên hiệp quốc mà Việt Nam là thành viên như đã liệt kê ở trên. Tuy nhiên, khi chúng tôi dẫn chiếu các tài liệu nói trên tại Phiên tòa, thì Hội đồng xét xử chẳng những cố tình ngăn cản các luật sư phát biểu đề cập đến các tài liệu pháp lý nói trên, mà còn không ghi nhận các tài liệu ấy trong Bản án phúc thẩm đã tuyên tại Phiên tòa và thậm chí không giải thích lý do vì sao Hội đồng xét xử từ chối áp dụng luật pháp quốc tế theo yêu cầu của các Luật sư. http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 18 sur 37
Đây là một sự thiếu sót nghiêm trọng của Hội đồng xét xử trong công việc xét xử tại Phiên tòa phúc thẩm ngày 27/11/2007. Thứ ba: Cản trở Luật sư tranh luận Tất cả các Luật sư đều bị Hội đồng xét xử cản trở khi tranh luận, đặc biệt là Luật sư Đặng Trọng Dũng bị cắt ngang lời phát biểu ít nhất sáu (6) lần khiến ông phải bỏ dở phần trình bày quan trọng của mình. Việc nhắc nhở là cần thiết nhưng cản trở Luật sư trình bày luận cứ và tranh luận là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Các Thẩm phán đã tự ý nhận định các luận cứ do Luật sư trình bày là không liên quan đến Vụ án mặc dù chưa nghe trọn quan điểm của Luật sư, đặc biệt khi các Luật sư phân tích sự cần thiết phải áp dụng các quy định có liên quan của những công ước quốc tế mà Nhà nướcViệt Nam đã tham gia và phải tuân thủ. Mặt khác, khi Luật sư Lê Công Định đề nghị đọc công khai Đơn tố cáo của nhân chứng Phạm Văn Trội tại Phiên tòa hay Luật sư Đặng Trọng Dũng đề nghị đọc toàn văn bài viết “Quyền tự do thành lập Đảng tại Việt Nam” của Bị cáo Nguyễn Văn Đài nhằm mục đích phân tích chứng cứ và rộng đường tranh luận giữa Đại diện Viện Kiểm sát tối cao và các Luật sư, thì phán Chủ tọa Nguyễn Minh Mắn đã thẳng thừng bác bỏ một cách vô lối mà không lý giải vì sao. Rõ ràng đây là sự cố tình của Hội đồng xét xử trong việc gây khó khăn cho công việc bào chữa hợp pháp của các Luật sư. .
KHIẾU NẠI VÀ ĐỀ NGHỊ Vì những sai phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng nêu trên tại Phiên tòa phúc thẩm ngày 27/11/2007 xét xử ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, chúng tôi nhận định rằng việc giải quyết Vụ án có nhiều thiếu sót cần phải khắc phục ngay lập tức bằng thủ tục luật định. Do vậy, chúng tôi nghiêm túc đề nghị ông Chánh án xem xét sự việc và giải quyết khiếu nại nêu trên của chúng tôi trên cơ sở luật pháp Việt Nam hiện hành. Rất mong nhận được sự chấp thuận và hợp tác của ông Chánh án. Xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào. .
TP Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 12 năm 2007 .
Đồng kính đơn
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 19 sur 37
(Đã ký tên và gửi đơn) Đặng Trọng Dũng . . . Bùi Quang Nghiêm . . .Lê Công Định Tags: khoa-hoc-phap-ly Monday January 7, 2008 - 01:45pm (ICT) Permanent Link | 6 Comments
LUẬN CỨ BIỆN HỘ CHO BỊ CÁO LS NGUYỄN VĂN ĐÀI CỦA LS ĐẶNG DŨNG
January 06, 2008 .
Được phép của Hội Đồng xét xử, Tôi-LS. Đặng Trọng Dũng (tức Đặng Dũng) của VPLS Đặng Dũng & Ninh Hòa thuộc
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 20 sur 37
ĐLS/TP.HCM-là LS. bào chữa cho bị cáo LS. NGUYỄN VĂN ĐÀI bị truy tố về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN “ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự . LS.Nguyễn Văn Đài đã bị Tòa Sơ thẩm TAND/TP.Hà Nội xử phạt 05 năm tù và quản chế 04 năm sau khi mãn hạn tù. Cùng với LS. Đài, có LS. Lê Thị Công Nhân cũng bị truy tố về tội danh này. Tôi cũng sẽ có Luận cứ bảo vệ bị cáo LS. Lê Thị Công Nhân ngay sau đây cùng với các đồng nghiệp của tôi. Ông Nguyễn văn Đài đã kháng cáo bản án Sơ thẩm vì ông Đài khẳng định ông KHÔNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC CHXHCNVN. Các hành vi của ông chỉ thực hiện quyền công dân, quyền chính trị. Các hành vi đó là một sự bày tỏ, phản kháng, nói CHÍNH XÁC là bất đồng chính kiến. Chúng tôi là các LS đã được gia đình bị cáo mời biện hộ từ cấp Sơ thẩm nhưng do bận rộn và có những lý do riêng nên chưa nhận lời. Lần này tại phiên tòa cấp Phúc thẩm, gia đình có mời và đích thân bị cáo LS Nguyễn văn Đài đã đồng ý nên chúng tôi đã đồng ý biện hộ. Điều chúng tôi nhận lời là do hoàn cảnh chính trị và kinh tế của nước ta có sự thay đổi rõ nét, sự việc đã được nhìn nhận trong bầu không khí chính trị bình tĩnh hơn để LS chúng tôi không bị những áp lực nặng nề, ảnh hưởng đến việc bào chữa cho bị cáo. Để có thể làm tốt được chức năng và nhiệm vụ của Luật sư, chúng tôi cũng mong muốn HĐXX căn cứ theo Luật Tố tụng Hình sự, tạo điều kiện cho LS và kể cả bị cáo nguyên là Ls. Nguyễn văn Đài và Ls. Lê thị Công Nhân được trình bày quan điểm bào chữa của chính bị cáo và tranh luận với Đại diện VKSNDTC theo tinh thần cải cách tư pháp vì chỉ có qua tranh luận thẳng thắn như vậy mới mong HĐXX có một quyết định có lý, có tình soi rọi được đến tận cùng các vấn đề chưa được xem xét một cách đầy đủ và chính xác. .
Tôi xin được phép trình bày Luận cứ bào chữa của tôi cho bị cáo Ls. Nguyễn Văn Đài: Vụ án đã được sự quan tâm rất lớn của dư luận quốc tế và trong nước, hơn 600 tờ báo đã đề cập đến vụ án này. Nhiều lãnh đạo thế giới, nhiều chính trị gia, trí thức và các tổ chức quốc tế đã lên tiếng phản đối, bình luận về sự việc điều tra, truy tố, xét xử hai bị cáo nguyên là luật sư. Tại sao vụ án được sự quan tâm rộng lớn như vậy? Câu trả lời không khó. Đó là sự quan tâm của họ về nền dân chủ của chúng ta, hiến pháp và hệ thống luật pháp của chúng ta. Là thành viên thứ 150 của tổ chức WTO và được hơn 170 quốc gia bỏ phiếu để Việt Nam trở thành ủy viên trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Họ nghĩ rằng đất nước chúng ta và đặc biệt người dân chúng ta xứng đáng được hưởng một nền dân chủ đích thực hơn nữa, việc phê bình chỉ ra những yếu kém trong tổ chức guồng máy Nhà nước là một điều bình thường ở các quốc gia Tây phương và kể cả các quốc gia đang phát triển. .
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 21 sur 37
Bản thân các Luật sư tại TP.HCM có mặt trong pháp đình ngày hôm nay đã từng là đồng nghiệp với hai bị cáo nguyên là Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Luật sư Bùi Quang Nghiêm là người cùng với Luật sư Nguyễn Văn Đài trong dự án “Vì công lý” và tôi Luật sư Đặng Dũng đã từng phản biện với Luật sư Đài trên diễn đàn của BBC về việc “Thành lập Đảng tại Việt Nam”. Nói một cách đầy đủ là các Luật sư chúng tôi ngoài việc hành nghề về dịch vụ pháp lý còn quan tâm, nghiên cứu về các vấn đề dân chủ, hiến pháp, nhân quyền tại đất nước chúng ta. Do hiện nay mạng Internet rất phổ cập tại VN nên nó là một phương tiện hữu hiệu để các Luật sư có thể nhanh chóng trao đổi các ý kiên pháp lý về các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội. Là LS chúng tôi ý thức LS được công ước của Liên Hiệp Quốc quan tâm và dành cho những trọng trách trong việc bảo vệ nhân quyền cho người dân như trong thư của LS Chủ tịch Hiệp Hội LS thế giới đã quan tâm và gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng việc hai LS hội viên của tổ chức này là Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị bắt và bị truy tố xét xử mà họ không được hưởng những điều được ghi trong tuyên ngôn về Quyền của người bào chữa đã được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 09.12.1998, tại điều 1 của bản Tuyên ngôn này đã ghi: "Mọi người đều có quyền, tự mình hoặc cùng với người khác nhằm thúc đẩy và đấu tranh cho việc bảo vệ và thực hiện quyền con người và những quyền tự do căn bản ở phạm vi quốc gia và quốc tế". Bên cạnh đó, tại điều 23 của "Những nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư" được Đại hội đồng Liên hiệp quốc ủng hộ năm 1990, điều này qui định: "Luật sư cũng như mọi công dân khác có đầy đủ quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng, lập hội và hội họp. Đặc biệt, các luật sư còn có quyền tham gia vào các cuộc tranh luận công khai về các chủ đề luật pháp, hành chính tư pháp, khuyếch trương và bảo vệ các quyền con người, gia nhập hoặc lập các tổ chức ở tầm địa phương, quốc gia, quốc tế và tham gia các cuộc họp của các tổ chức này, mà không sợ bị khó khăn trong công việc luật sư vì các hoạt động đúng pháp luật của họ, hay tư cách thành viên của họ trong các tổ chức hợp pháp." .
Có thể nói đầy đủ rằng chúng tôi hiểu và chia sẻ những suy nghĩ của hai Luật sư bị cáo ngày hôm nay. Điều này sẽ rất thuận tiện để chúng tôi trình bày trước HĐXX về nội dung vụ án của hai Luật sư bị truy tố: ‘Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam”. .
- Như trong kháng cáo của bị cáo Ls. Nguyễn Văn Đài về phần hình thức, tố tụng bản án sơ thẩm đã có quá nhiều sai sót mà hai luật sư lão thành là người đã bào chữa tại phiên tòa sơ thẩm đã nắm rất rõ và trình bày tại phiên tòa ngày hôm nay.
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 22 sur 37
Trong hướng cải cách tư pháp thì gần đây chúng ta đã chứng kiến rất nhiều bản án đã bị hủy do thiếu sự tham gia của luật sư tại các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Đối với vụ án này trước hàng loạt các sai phạm về mặt tố tụng hình sự thì chúng tôi kiến nghị HĐXX xem xét để hủy bản án cấp sơ thẩm đã tuyên. Chúng tôi mong được tranh luận với đại diện VKS về những điều sai sót tố tụng mà các luật sư chúng tôi nêu ra trong phiên tòa Phúc thẩm. - Về mặt nội dung của việc truy tố về tội tuyên truyền: Việc điều tra truy tố và xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm cũng đã làm quá nhanh gọn không tôn trọng tinh thần và nội dung của cải cách tư pháp, thiếu việc tranh luận, phân tích, dẫn chứng về các sai phạm của các bị cáo đặc biệt là về các hành vi của bị cáo Luật sư Đài về: kêu gọi thành lập Đảng tại VN, trả lời phỏng vấn đối với các báo đài như BBC, RFA… Phiên tòa sơ thẩm đã không cho các luật sư tranh luận chi tiết với đại diện VKS cho thấy HĐXX cấp sơ thẩm không tôn trọng cơ quan tiến hành tố tụng là VKS và người tham gia là các luật sư chúng tôi. Do vậy, tại phiên tòa cấp Phúc thẩm, chúng tôi mong được HĐXX tạo mọi điều kiện để chúng tôi và phía công tố tranh luận sòng phẳng về các cáo buộc đối với hai bị cáo. Cụm từ “tranh luận sòng phẳng” là cụm từ được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt bình luận về vụ án. Tôi và Luật sư Bùi Quang Nghiêm vừa hoàn thành nhiệm vụ trong vụ án xử phúc thẩm bị cáo-bác sỹ Lê Nguyên Sang tại TP.HCM vào tháng 08/2007. HĐXX cấp Phúc thẩm đã cho phép chúng tôi phân tách, tranh luận về nội dung các tờ truyền đơn mà không lo ngại về việc “phạm húy”. Nhận thức về cách thức giải quyết các vấn đề pháp lý tại VN trong hơn 30 năm qua sau khi đất nước thống nhất sau 1975, trong tư tưởng của các Nhà làm luật và các người thi hành pháp luật và người dân VN đã có cách hiểu khác nhau và khoảng cách này rất là lớn. Do đó trong thực tế, cuộc sống đã xảy ra các mâu thuẫn, các đối kháng trong xã hội dẫn đến các bất ổn đáng lẽ ra hoàn toàn có thể tránh được. Lấy thí dụ trực tiếp và cụ thể, đối chiếu với vụ án này đó là điều 69 trong Hiến pháp ghi nhận như sau : “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền được hội họp, lập Hội, biểu tình theo qui định của pháp luật”. Về phía Nhà nước trong thực tế hiểu vấn đề rằng khi chưa có các đạo luật thì phía Hành pháp, Chính phủ, Nhà nước làm ra các văn bản dưới luật tức là các Nghị định để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội trong cuộc sống. Đó là tư duy về phía Nhà nước tức là NGƯỜI DÂN PHẢI LÀM THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT!! Về phía người dân, các nhà trí thức và đặc biệt là giới Luật sư-họ hiểu việc thực thi luật pháp có phần tiến bộ hơn, gần với cách hiểu, nhận thức về Luật pháp GIỐNG NHƯ CỦA NGƯỜI DÂN CÁC QUỐC GIA KHÁC, đó là khi chưa có các đạo luật được làm ra thì cần thiết phải tôn trọng đạo luật số 1, đạo luật căn bản đó là Hiến pháp, sau đó mới là các qui định pháp luật tức là các http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 23 sur 37
văn bản dưới luật. Do vậy, các quyền của người công dân cụ thể như trong điều 69 của Hiến pháp năm 1992 thì công dân được quyền và có quyền làm các điều mà các Nhà Lập pháp soạn thảo ra Hiến pháp ghi nhận đó là: Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, biểu tình khi chưa có qui định của Luật về các quyền này. Hiện nay tại các cơ quan Nhà nước thường treo khẩu hiệu “Sống và làm việc theo pháp luật hoặc “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật". Người dân mong muốn cơ quan Nhà nước SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT mới thực sự là có tinh thần trọng pháp. Nhà nước cho rằng việc ban hành các văn bản dưới Luật-giống như các sắc lệnh ban ra trong thời chiến tranh sẽ buộc người dân chấp hành. Phía các cơ quan Nhà nước đã không tuân thủ nội dung và tinh thần của Hiến pháp đầy đủ so với người dân. Đây là một nghịch lý của nền tư pháp Việt Nam. Cuộc xung đột về nhận thức này đang diễn ra gay gắt và phần thua là về phía đa số người dân vì quyền lực ở trong tay bộ máy Nhà nước. Với một hành xử như vậy, xung đột pháp lý ngày càng gay gắt và dẫn đến bùng nổ là điều không khó hiểu. .
Tại VN cũng không có Tòa Án Hiến pháp, nhưng trong Luật về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có dự liệu một số việc mà Quốc Hội hay UBTVQH có thể làm một số việc mà Tòa Án Hiến pháp sẽ làm đó là giải thích Luật và giám sát xem xét việc một Bộ Luật, một số chương điều khoản Luật cụ thể nào đó vi hiến tức là mâu thuẫn với Luật Hiến pháp. Tại các phiên Tòa ở Pháp đình trang nghiêm này, tôi đã nhiều lần nói về việc ngôn ngữ Việt Nam là một ngôn ngữ đa nghĩa, có thể hiểu theo nhiều cách. Không phải chỉ có ngôn ngữ mà ngay hành vi, sự việc hay sự kiện nào đó, mỗi chúng ta cũng nhìn nhận sự việc theo góc độ quan điểm rất đa dạng. Đối với các hành vi của bị cáo LS. Nguyễn Văn Đài cũng thế, không thể nào qui kết các hành vi của ông ta một cách đơn giản là tuyên truyền chống Nhà nuớc CHXHCNVN! Hành vi của hai Luật sư theo Cáo trạng được nhìn nhận ở một quan điểm rõ ràng đó là về chính kiến, quan điểm chính trị về hiện tình của đất nước. Trong bài báo gửi cho đài BBC được đăng vào ngày 14.05.2006-LS Nguyễn văn Đài nói về: “Quyền tự do thành lập đảng ở Việt Nam” có đoạn viết:... Tôi là một luật sư hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo trong nhiều năm. Dưới đây, tôi đưa ra những nghiên cứu và quan điểm của cá nhân tôi về quyền tự do thành lập đảng ở Việt Nam trong lịch sử và theo Hiến pháp, pháp luật hiện hành. Tôi mong muốn có sự đóng góp ý kiến cũng như tranh luận của các luật sư, các nhà nghiên cứu pháp luật trong và ngoài nước nhằm cổ vũ cho sự khôi phục lại hoạt động cũng như sự thành lập mới của các đảng phái chính trị ở Việt Nam…”
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 24 sur 37
Với một lời lẽ khiêm tốn như vậy, bài viết mang tính khoa học, cầu thị của một luật sư cho nên không thể kết tội Luật sư Nguyễn Văn Đài là tuyên truyền chống nhà nước XHCN. Đây chỉ là một bài viết nghiên cứu Hiến pháp Việt Nam có viện dẫn về mặt lịch sử, pháp luật hiện hành. Bài viết đã được sự phản hồi của rất nhiều bạn đọc trong và ngoài nước. Người đồng ý và người không đồng ý. Bản thân tôi cũng đã có bài “phản biện” về bài viết của Luật sư Đài đăng trên đài BBC ngày 11.05.2006. Trong đó tôi muốn được phản biện khoa học với Luật sư Đài về việc thành lập Đảng tại VN. Cả hai bài viết của chúng tôi đều mang tính khoa học và được nhiều độc giả, nhiều luật gia, nhà nghiên cứu ủng hộ việc tranh luận về các đề tài rất cần cho tình hình phát triển chính trị, dân chủ ở nước ta. Đối với cáo buộc hành vi của Luật sư Đài có các bài viết, trả lời phỏng vấn đài BBC… thì như chúng tôi đã đưa ra một thí dụ về bài báo “ Về việc thành lập Đảng tại VN” thì báo đài nước ngoài như BBC, RFI, VOA… không còn xa lạ gì với các nhà lãnh đạo Việt Nam, các trí thức và giới luật sư chúng tôi. Các nhà lãnh đạo VN khi tại chức hay về hưu từ nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho đến nhà sử học kiêm đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, Trần Quốc Vượng, các Luật sư Trần Lâm, Bùi Quang Nghiêm, Lê Công Định và tôi đã được các báo đài này yêu cầu trả lời về những vấn đề về hiện tình đất nước, pháp luật, chính trị xã hội. Nhiều bài báo, phỏng vấn nói trên sau đó đã được một số báo đài VN trích đăng. Khi VN đã có vị thế chính trị, vào WTO thì các mặt tích cực của các báo đài trên đối với đất nước VN điều là không thể phủ nhận được. Như vậy, hành vi nghiên cứu và có những bài viết về chuyên đề Hiến pháp, pháp lý, tôn giáo, hoàn toàn là những nội dung mà bất kỳ Luật sư nào cũng đều được phép làm chiếu theo các công ước Quốc tế mà VN đã ký kết, phê chuẩn và thực hiện. Căn cứ theo “Luật Ký Kết, Gia Nhập và Thực hiện điều ước quốc tế” do Quốc hội VN ban hành vào ngày 14.06.2005 thì tại điều 06, luật này cũng quy định việc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế: “trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”. Như vậy căn cứ về các nguyên tắc cơ bản về vai trò của Luật sư được LHQ thông qua và VN cũng như nhiều nước khác phê chuẩn tuân thủ thì hành vi của hai Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân “giống như những công dân khác được quyền tự do diễn đạt, tín ngưỡng, lập hội và hội họp. Đặc biệt, họ có quyền tham dự thảo luận các vấn đề công cộng liên quan đến luật pháp, việc thực thi công lý, xúc tiến và bảo vệ nhân quyền và tham gia hoặc thành lập các tổ chức ở qui mô địa phương, quốc gia hoặc quốc tế và tham dự các cuộc họp mà không chịu giới hạn nghề nghiệp bởi do các hành động hợp pháp hoặc việc làm thành viên trong các tổ chức hợp pháp. Trong việc thực thi các quyền này, luật sư phải luôn kiểm soát mình theo luật và các tiêu chuẩn được thừa nhận và đạo đức hành nghề.” Hai LS này đã hành động có căn cứ theo Điều ước Quốc tế mà VN đã cam kết thực hiện . Với việc khởi tố rồi truy tố, xét xử các hành vi của hai LS nói trên cho thấy có sự xung đột pháp lý: Nếu theo điều 88, - tôi xin nhấn mạnh từ NẾU, có sự vi phạm và cũng hành vi đó là điều họ được làm với tư cách là Luật sư-chiếu theo điều ước quốc tế thì hai LS sẽ được miễn trừ trách nhiệm hình sự. Nếu VN thực sự tôn trọng điều 6 của Luật nói trên thì hai LS này không thể bị kết http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 25 sur 37
tội theo điều 88 được. Đây là điểm pháp lý quan trọng mà trong phần điều tra, truy tố rồi xét xử ở cấp sơ thẩm vừa qua hoàn toàn không đề cập đến. Hiện nay Việt Nam đã vào WTO, là thành viên của HĐBALHQ, càng cần phải chứng tỏ sự tôn trọng các điều ước quốc tế mà VN ký kết. Chúng tôi đề nghị việc truy tố và xét xử hai LS cần phải căn cứ vào bộ Luật ký kết gia nhập và thực hiện điều ước Quốc tế 2005 chứ không phải chỉ căn cứ vào Bộ Luật Hình sự được. Công dân VN đặc biệt là LS, hai bị cáo nguyên là LS này chính là đối tượng của tuyên ngôn về Quyền của người bào chữa. Hành vi của hai LS nói trên đối với việc tham gia, tranh luận, viết bài nghiên cứu, trả lời phỏng vấn báo chí ở trong nước và ngoài nước hay trên Internet là quyền và trách nhiệm của Luật sư được phép làm. Các hành vi của họ là điều cần thiết cho việc hành nghề của họ nhằm phục vụ cho trọng trách cao cả và thiêng liêng của nghề Luật sư, nhằm bảo vệ các quyền thiêng liêng của con người là các vấn đề về nhân quyền. Các vấn đề về quyền căn bản của con người đã được long trọng nêu lên trong các Công ước về nhân quyền mà đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã đề xuất, có sự tham gia của đại diện các nước trên thế giới hội họp, bàn luận và chấp thuận thông qua. Giống như Quốc hội trong một nước, các quốc gia thành viên của LHQ đã cử các Đại diện của mình tham gia vào Quốc Hội của các quốc gia trên toàn thế giới là Liên Hiệp Quốc và họ đã bàn đến những vấn đề chính trị toàn cầu trong đó Nhân Quyền luôn là một trong các chủ đề được ĐHĐLHQ thường xuyên hội họp và nêu lên. Các Quốc gia là thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc đều có nghĩa vụ tôn trọng các công ước này. Họ có quyền từ chối hoặc cam kết tham gia vào các công ước này hoặc tham gia hạn chế với việc tham gia nhưng bảo lưu một số điều tức là cam kết tôn trọng những điều trong các công ước đó nhưng không chấp nhận trọn vẹn vì các lý do nào đó mà đại diện quốc gia đó nêu lên và được Liên Hiệp Quốc chấp thuận. Việt nam thực tế đã tham gia các công ước quốc tế về nhân quyền một cách trọn vẹn tức là không hề yêu cầu LHQ cho mình tạm thời hay không áp dụng một hay nhiều điều khoản nào trong các công ước về Nhân quyền. Điều này đã được nhiều tổ chức, nhiều quốc gia kính trọng quốc gia VN chúng ta vì tuy là một nước đang phát triển, Nhà nước VN đã ký kết gia nhập và cam kết tôn trọng các điều ước Quốc tế về Nhân quyền, điều đó nói lên Chính phủ VN cam kết với thế giới tôn trọng các quyền con người mà không có bất cứ bảo lưu nào. Thực tế VN trong Hiến pháp hiện nay đã ghi nhận các quyền này trong rất nhiều điều khoản của Hiến pháp năm 1992. Cụ thể nhất một trong các điều thể hiện việc VN tôn trọng các công ước quốc tế về nhân quyền là Điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền được hội họp, lập Hội, biểu tình theo qui định của pháp luật“. Thế giới đã thực sư hoài nghi chúng ta khi đọc Hiến pháp năm 1992 vì đọc lên đều toát lên việc các nhà làm luật VN đều cam kết với nhân dân của mình và với thế giới rằng đất nước này là thành viên của LHQ đã tôn trọng các công ước Quốc tế về Nhân quyền và http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 26 sur 37
thể hiện quyết tâm tôn trọng bằng cách ghi trong Bản Hiến pháp của mình, tức là đạo luật căn bản và tối thượng của các đạo luật và các đạo luật làm ra sau này đều có nhiệm vụ thực hiện các khoản, điều của Hiến pháp. Thực tế tại VN có nhiều điều khoản về quyền con người đã được Quốc Hội, làm ra các đạo luật thực hiện nghiêm chỉnh, như quyền về tự do kinh doanh đã và đang được làm tốt. Chính phủ tôn trọng và thực hiện các đạo luật này bằng các văn bản dưới luật. Tuy nhiên đối với các quyền con người tại Điều 69 của Hiến pháp thì trong một thời gian dài đã không được Quốc Hội quan tâm để làm ra các đạo luật; bên phía hành pháp, Nhà nước do đó đã không tôn trọng đầy đủ các điều khoản trong Hiến pháp mà đã chỉ ra các Nghị định để qui định khung pháp lý cho các vấn đề quan trọng về các quyền chính trị như quyền tự do ngôn luận, báo chí lập hội, biểu tình….. Làm như vậy là vi phạm Hiến pháp. Nếu chỉ ra các qui định hạn chế các quyền tự do thì việc người dân sẽ làm theo ĐẠO LUẬT HIẾN PHÁP tức là họ được quyền tự do không giới hạn về các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Hai LS này chỉ làm những điều mà các điều ước QT về nhân quyền, về quyền của người LS được phép làm căn cứ Tuyên ngôn về Quyền bào chữa của LS năm 1998 mà LHQ đã thông qua và được Chủ tịch Hội Luật sư thế giới đã gửi thư đến Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng về việc bắt giam và truy cứu trái phép hai LS này là hai Luật sư hội viên của Hội Luật sư thế giới. (xin xem thư gửi cho Thủ tướng NTD của chủ tịch Hội Luật sư thế giới thay mặt Hội về việc phản ứng với việc bắt giam hai LS hội viên của Hiệp Hội LS thế giới UIA). Kính thưa HĐXX và đại diện VKSNDTC, Tôi xin được đề cập đến điều 88 của Bộ Luật HS như sau : Cần có đánh giá thật chính xác về các vấn đề “tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân” và “làm ra, tàng trữ, lưu hành tài liệu chống Nhà nước" Như đã phân tích ở trên, đối với cả hai bị cáo phạm tội theo Đ.88 BLHS không được cấu thành tội phạm vì thiếu yếu tố chủ quan là động cơ chống Nhà nước. .
Tuy nhiên tôi xin được bàn thêm về những khái niệm được nêu lên trong các điểm a và c của khoản 1 Đ.88 BLHS vì cấp Sơ thẩm đã làm cho quyền tự do ngôn luận hiến định bị mất đi ý nghĩa đích thực của nó. Theo tự điển Bách khoa toàn thư thì tuyên truyền là “hành vi phổ biến một chủ trương, một học thuyết để làm chuyển biến thái độ của quần chúng và thúc đẩy quần chúng hành động theo một đường lối và nhằm một mục đích nhất định". .
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 27 sur 37
Trước hết cần xác định rằng tuyên truyền là một từ ngữ được dùng riêng trong lãnh vực chính trị với một nội hàm nhất định nên không thể bị đem ra sử dụng một cách bừa bãi được. Cách nói “ông bạn A tuyên truyền với ông bạn B rằng …” hay “ông bố tuyên truyền với đứa con rằng …” là lối dùng từ bừa bãi. Tuy nhiên tùy cách nhìn từ các nền văn hoá hoặc thể chế chính trị khác nhau mà bản thân từ tuyên truyền mang nghĩa tiêu cực hay tích cực. Trong những nền văn hoá xem trọng nhân phẩm của con người ở phương Tây, hành vi tuyên truyền - với bất kể nội dung tuyên truyền nào - luôn mang nghĩa tiêu cực vì bản thân hành vi này đã có chủ ý lèo lái đối tượng về một lối suy nghĩ hoặc hành động mà chính đối tượng đó không muốn có. Trong cách hiểu này, tuyên truyền là nhồi sọ hoặc che lấp khả năng phê phán của đối tượng. Trong khi đó, trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam, tuyên truyền được sử dụng với nghĩa trung dung. Theo đó, hành vi tuyên truyền được đánh giá xấu hay tốt là tùy vào nội dung được tuyên truyền. Người nào tuyên truyền tốt cho chính sách của Nhà nước Việt Nam thì là người tốt, người nào tuyên truyền chống đối nó thì bị xem là phạm pháp. Nhưng dù hiểu thế nào, hành vi tuyên truyền cũng có một số đặc điểm chung khiến người ta không thể lầm lẫn nó với các hành vi truyền thông khác. .
Về mặt nội dung, những điều được đem ra tuyên truyền phải xuất phát từ một học thuyết hoặc chủ trương, tức là tập hợp những suy tư có hệ thống. Không ai gọi sự bày tỏ những ý nghĩ vụn vặt, nông cạn hay ngẫu hứng là tuyên truyền. Hiện nay cộng đồng nhân loại có chung quan điểm chống lại một số chủ trương như chủ trương diệt chủng, chống nhân loại, chống hoà bình, kỳ thị chủng tộc, khủng bố. Do đó mọi hành vi tuyên truyền cho chúng và thực hiện chúng cũng bị cấm. Thông thường, muốn cấm một đề tài chính trị, các Nhà nước pháp quyền phải đưa ra luật để định nghĩa rõ ràng về đề tài bị cấm đó. Luật pháp cũng sẽ phải ấn định thật rõ những phương tiện nào bị cấm dùng để tuyên truyền cho đề tài này. Về mặt hình thức, người tuyên truyền luôn luôn tìm cách đưa ra thông tin một cách thiên vị để dễ lèo lái đối tượng. Những thông tin này không nhất thiết phải sai lạc. Chúng có thể đúng ở một mặt nào đó nhưng nhất định không thể hiện vấn đề một cách trọn vẹn và đầy đủ. Ngoài ra, để dễ kích động quần chúng, người tuyên truyền thường dùng cách trình bày giản lược, có khuynh hướng đánh động vào những cảm xúc hơn là khơi dậy sự suy xét của đối tượng. Phương tiện tuyên truyền là tờ rơi, bích chương, phim ảnh, báo chí, truyền hình, radio và các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Để thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền, chủ thể tuyên truyền đặt ra một kế hoạch quy mô để lập đi lập lại vấn đề một cách có hệ thống trên các phương tiện truyền thông. .
Nếu thiếu một hay nhiều đặc điểm về nội dung, phương thức thực hiện và cả về sự qui mô nêu trên thì một hành vi sẽ không còn được gọi là tuyên truyền nữa.
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 28 sur 37
Trên thực tế, nếu xét về mặt hiệu quả, tầm mức quy mô và tầm mức ảnh hưởng, cũng chỉ có một Nhà nước mới có khả năng tuyên truyền một cách hữu hiệu vì chỉ có Nhà nước mới có đủ phương tiện để phổ biến chủ trương hoặc học thuyết một cách có hệ thống, trong thời gian lâu dài, bằng các phương tiện truyền thông đại chúng, đến đông đảo quần chúng để làm chuyển biến thái độ của quần chúng và thúc đẩy quần chúng hành động theo một đường lối nhất định. Để tuyên truyền, Nhà nước Việt Nam đã sử dụng một bộ máy khổng lồ gồm khoảng 700 cơ quan truyền thông làm việc có qui củ dưới sự lãnh đạo rất chặt chẽ của các cơ quan văn hoá, thông tin và tư tưởng. Để tuyên truyền cho một chính sách hoặc chủ trương, các cơ quan nhà nước Việt Nam thường cho phổ biến hẳn một kế hoạch về tuyên truyền trong đó ấn định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương tiện thực hiện và bộ phận chỉ đạo. Trước ưu thế ấy, một cá nhân ở Việt Nam khó có thể làm được công việc tuyên truyền hoặc phản tuyên truyền cho có kết quả. Cho nên nói LS. Đài hay LS. Công Nhân với các hành vi vừa qua không thể nói là họ tuyên truyền. Theo tôi, các cơ quan điều tra đã nhận định tầm ảnh hưởng các hoạt động của hai nhà Bất Đồng Chính Kiến khi cho rằng HỌ tuyên truyền chống chính quyền. Khi xem xét vụ việc của hai nhà bất đồng chính kiến, các cơ quan này đã không áp dụng cùng một tiêu chuẩn đánh giá như đối với các cơ quan Nhà nước. (Xem tiếp bên dưới) Tags: khoa-hoc-phap-ly Sunday January 6, 2008 - 12:11am (ICT) Permanent Link | 2 Comments
LUẬN CỨ BIỆN HỘ (PHẦN CUỐI) Cơ quan điều tra không chứng minh HỌ đã có kế hoạch tuyên truyền cho học thuyết nào, với mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động và bộ phận chỉ đạo như thế nào? Trong phiên xử sơ thẩm, động từ tuyên truyền đã bị hiểu đơn giản là hành vi nói hay viết một điều gì đó cho người khác nghe một vài lần. Nếu hiểu tuyên truyền theo nghĩa đó thì bất cứ ai trao đổi điều gì với người khác cũng có thể bị xem là phạm pháp nếu công an cho rằng điều đó có mục đích chống Nhà nước. Hiểu theo nghĩa đó thì bất cứ lời phát biểu bất mãn nào dù ở trong quán nhậu hay phạm vi gia đình đều là hành vi phạm pháp. Với cách hiểu như thế, số người vi phạm pháp luật ở Việt Nam sẽ rất lớn. Hậu quả là các cơ quan thi hành luật sẽ xử lý không xuể các trường hợp phạm tội.
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 29 sur 37
Về mặt hình thức, những điều mà hai nhà bất đồng chính kiến đã làm không có qui mô của hành vi tuyên truyền, nếu hiểu từ ngữ này theo đúng nghĩa của nó. Đối với LS. Đài chỉ mới gặp có một lần cả 03 người sinh viên Hà Nam, có một người đã gặp 03 lần, mỗi lần từ 30 đến 90 phút, trong đó nội dung trao đổi luôn bị thay đổi, bao gồm nhiều lãnh vực khác nhau từ hỏi thăm cá nhân, tư vấn pháp lý, các vấn đề triết học, nhân quyền và thời sự. Toà dẫn chứng rằng Ls. Đài đã viết 2 bài “Quyền tự do thành lập đảng” và “Dân trí Việt Nam có đủ khả năng xây dựng chế độ đa đảng” và gửi đăng trên đài BBC ở Anh Quốc. Nhưng 02 bài này không mang nội dung chống Nhà nước, như tôi đã phân tích trong vấn đề Đảng và Hiến pháp ở trên. Những bài này, rõ ràng nhất là bài thứ 2, mang tính cách đóng góp cho một cuộc thảo luận công khai trên một trang web truyền thông và không mang tính tuyên truyền. Như đã đề cập ở trên các nhân viên của VPLS THIÊN ÂN đều khai rằng họ không hoạt động tuyên truyền và không bị NVĐ lôi kéo vào các hoạt động này. Ông Phạm Văn Trội cũng khai rằng ông tự ý tìm đến gặp LS Đài để nhờ tư vấn về nhân quyền và pháp luật chứ không phải để hoạt động tuyên truyền. Tất cả những người này đều có trình độ đại học nên biết rõ điều họ đã làm. Tại phiên Tòa sáng nay, chúng tôi đã hỏi rất kỹ các nhân chứng v/v cái gọi là lớp học có giống như các lớp học họ đang theo học tại khoa báo chí không thì họ nói, họ chỉ mới đến một, hai lần và đến vì đi theo bạn, tò mò và qua trao đổi ngắn thì thấy hai LS này có quan điểm khác với Nhà trường của họ. Họ nói đó chỉ là các việc trao đổi ngắn không phải là lớp học như cáo trạng đã hoàn toàn căn cứ theo kết luận của cơ quan điều tra và bản án sơ thẩm cũng chẳng làm gì khác hơn là xét theo KLĐT, Cáo Trạng và xét xử không xét hỏi nhân chứng một cách thận trọng như sáng nay các LS chúng tôi đã hỏi-các nhân chứng đã trả lời hoàn toàn khác với kết luận điều tra và cáo trạng đã nêu. Việc làm thiếu thận trọng trên chỉ muốn kết tội hai LS này là tuyên truyền chống Nhà nước XHCNVN.Thực ra như đã phân tích việc làm của hai LS hoàn toàn có căn cứ pháp luật theo các điều ước Quốc tế về nhân quyền mà VN đã gia nhập. Suốt trong qúa trình hành nghề của hai LS, họ hoàn toàn tuân thủ pháp luật và không bị Đoàn Luật sư hay các cơ quan hành chánh quản lý Nhà nước phạt vi phạm hành chánh gì cả. .
Về mặt khác, trang 7 của bản án Sơ thẩm ghi: Ông NVĐ đã viết một số bài và trả lời phỏng vấn trên một vài trang internet và kết luận những điều ông Đài nói hoặc viết là “sai sự thật, bóp méo, xuyên tạc về dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, kích động nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam, kêu gọi thay đổi chế độ, v.v…. Toà sơ thẩm không vạch được ra những điều cụ thể nào do ông NVĐ trực tiếp viết hoặc nói ra mà bị toà xem là “xuyên tạc chính quyền nhân dân”. .
Theo Bách khoa toàn thư, xuyên tạc là “trình bày sai sự thật với dụng ý xấu”, còn chính quyền là “bộ máy điều hành, quản lí http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 30 sur 37
công việc của Nhà nước”. Như vậy nếu điều được trình bày là đúng sự thật thì đó không phải là xuyên tạc. Ngay cả khi điều được trình bày đúng sự thật ấy có nhằm phê phán chính quyền thì hành vi này cũng không nằm trong phạm vi truy tố của điểm a, khoản 1 của Đ.88 BLHS vì điều này chỉ qui định về việc xuyên tạc. Trong lãnh vực nhân quyền, qua nghiên cứu các bài viết của LS Đài có thể khẳng định rằng những điều mà Ls. Đài từng phát biểu đều có cơ sở thực tế, có chứng cứ, có nhân chứng nên không thể sai sự thật. LS Đài vốn biết rằng nhân quyền là lãnh vực mà chính quyền xem là nhạy cảm nên đã làm việc rất cẩn thận và trung thực, không bao giờ dám phóng đại hoặc vu cáo. Phỉ báng là “chê bai, nói xấu” và thường tùy thuộc vào quan điểm cá nhân. Theo tôi, đối với bất cứ việc làm nào cũng có người khen, kẻ chê. Cho nên đòi hỏi không có lời chê là một đòi hỏi không thực tế. Cấp Sơ thẩm đã dẫn chứng rằng Ls. Đài “nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam” trong khi vấn đề này lại hoàn toàn nằm ngoài phạm vi truy tố của Đ. 88 BLHS 1999. Cấp sơ thẩm đã không phân biệt rạch ròi chính quyền với chế độ XHCN và Đảng CSVN. Cần nói thêm rằng chỉ có BLHS của năm 1985 mới có tội danh “Tuyên truyền chống chế độ XHCN” (Đ. 82) mà thôi. BLHS 1999 đã bỏ điều này. Ông NVĐ là một luật sư nhân quyền. Để giúp thân chủ đòi hỏi quyền lợi chính đáng và hợp pháp, ông Đài có quyền và có trách nhiệm nâng cao sự hiểu biết của mình bằng cách nghiên cứu các luồng tư tưởng và các quan điểm trên các lĩnh vực khác nhau của xã hội. .
Phiên tòa Sơ thẩm đã kết án ông Đài vì tội “tàng trữ, lưu hành tài liệu chống Nhà nước”. Theo tôi, vì các nhà làm luật Việt Nam chưa làm rõ được các khái niệm “tàng trữ và lưu hành” trong thời đại mới nên họ đã để cho các qui định này của Đ.88 BLHS làm mất đi các nội dung giá trị của các quyền hiến định về dân sự của công dân như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền nghiên cứu khoa học và quyền được tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước. Nội dung của Đ.88 Bộ Luật Hình sự đang có mâu thuẫn trầm trọng với nội hàm của quyền tự do nghiên cứu và sáng tạo (Đ.51 Bộ Luật Dân sự 2005) và chức năng xã hội của luật sư (Đ.3, Luật Luật sư 2006), trong đó chức năng xã hội của luật sư là “góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” . Ở đây rõ ràng các nhà làm luật Việt Nam cần điều chỉnh các quy định để bảo đảm tính nhất quán của các quyền hiến định đối với các bộ luật. .
Để kết tội “làm ra, tàng trữ, lưu hành" của Đ.88 BLHS, cấp Sơ thẩm đã sử dụng 121 đầu tài liệu thu giữ được ở nhà hoặc văn phòng của LS Đài. Qua xét hỏi sáng nay tại phiên Tòa Phúc thẩm thì ông Đài khẳng định ông không phải là tác giả của tòan bộ các tài liệu này như cáo trạng và bản án cấp Sơ thẩm đã viết. Cấp Sơ thẩm đã không phân loại tính chất và phân tích nội dung của 121 tài liệu này. Ông Đài thừa nhận có viết 02 bài “Quyền tự
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 31 sur 37
do thành lập đảng” và “Dân trí Việt Nam có đủ khả năng xây dựng chế độ đa đảng” Bản án Sơ thẩm trang 4&5 “có nội dung bôi nhọ, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho rằng trong điều kiện hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam không đủ năng lực để lãnh đạo cách mạng nên cần phải có một đảng khác thay thế hoặc phải đa nguyên, đa đảng mới đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói”. Việc Ls. Đài viết hai bài này hoàn toàn nằm trong phạm vi của quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp 1992 và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị quy định. Ngoài ra theo phân tích ở trên, cấp Sơ thẩm không cơ sở để qui kết 02 bài viết của Ls. Đài có tính cách chống Nhà nước. Cách dùng từ như “bôi nhọ, hạ thấp vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam” cho thấy cấp Sơ thẩm đã tìm cách áp đặt quan điểm chủ quan của mình và đi ra ngoài phạm vi truy tố của Đ. 88 BLHS. .
Ngoài ra bản án Sơ thẩm (trang 6) đã kết luận rằng ông Đài là “người trực tiếp soạn thảo ‘Điều lệ Đảng Dân chủ’ … của Hoàng Minh Chính”, mặc dù trong phiên xử, toà đã không tìm đủ chứng cứ để buộc tội ông Đài về điểm này. Khi chưa có biện pháp xử lý đối với Đảng Dân chủ 21 mà đã buộc tội ông Đài về việc có liên quan đến đảng này. Do đó sự cáo buộc Nguyển Văn Đài “làm ra tài liệu chống Nhà nước” là vô căn cứ. .
Nói về Tàng trữ-theo Bách khoa toàn thư là việc cố ý “cất giấu cẩn thận, không muốn cho ai biết). Ở đây, các tài liệu thu được tại văn phòng cũng như nhà riêng là những tài liệu được NVĐ sử dụng làm tài liệu nghiên cứu nên anh ta không có ý định che giấu chúng. Các nhân viên công an theo dõi ông Đài trong những tháng qua có thể xác nhận rằng cửa của văn phòng luật sư Thiên Ân lúc nào cũng rộng mở cho mọi người ra vào và các máy tính ở đó cũng đã để cho nhiều người sử dụng chung cho nên cáo buộc anh ta bí mật cất giấu tài liệu là một cáo buộc phi thực tế.
Khi công an đến khám xét văn phòng cũng như nhà riêng của NVĐ, các tài liệu này đang ở trong 05 máy tính hoặc được để trên các giá sách và trong tủ tài liệu cùng với các tài liệu nghiên cứu về pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế cũng như các hồ sơ của khách hàng. Tính chất sưu tầm để nghiên cứu thể hiện rõ ở 02 điểm: Thứ nhất, những tài liệu này thể hiện nhiều quan điểm khác nhau, có bênh, có chống, nằm lẫn lộn với những tác phẩm nghiên cứu và những tài liệu pháp lý. Thứ hai, Ls. Đài không nhất thiết phải có cùng quan điểm với những tài liệu mà mình đang có. Thí dụ ông Đài không chống bầu cử trong khi vẫn giữ những tài liệu kêu gọi tẩy chay bầu cử của linh mục Lý.
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 32 sur 37
Để nghiên cứu và tìm hiểu thấu đáo một vấn đề, không thể chỉ nghe người khác nói không thôi hoặc chỉ đọc những tài liệu được viết theo cùng một quan điểm. Khi biết LS Đài quan tâm đến một số vấn đề, nhiều người đã đem đến trao tận tay hoặc gửi lại văn phòng một số tài liệu bị toà đánh giá là “cực kỳ phản động, bóp méo, xuyên tạc sự thật” như “Đảng cộng sản Việt Nam là nghiệp chướng”, “Nhật ký Dân oan” hay tài liệu của Quốc-Quốc. Trong phiên xử sơ thẩm, LS Đài trung thực nhận có giữ những tài liệu này mặc dù có nhiều tài liệu anh ta không hay biết là có trong văn phòng hoặc chưa đọc qua. Điều này thể hiện rằng LS Đài không có ý giấu diếm-ngay cả đối với những tài liệu bị cáo buộc nặng nề nhất-vì Ls. Đài tin vào quyền tự do ngôn luận, quyền tự do nghiên cứu hiến định của mình. Việc cáo buộc Ls. Đài tàng trữ đã vi phạm các quyền tự do hiến định. .
Khái niệm “tàng trữ tài liệu trong máy tính”. Trong thời đại nối mạng toàn cầu ngày nay, khái niệm này đã bị lỗi thời. Hàng ngày, dù muốn hay không, người sử dụng email đã phải nhận hàng trăm tài liệu từ những người quen lẫn người lạ. Nếu có siêng năng mà hủy các tài liệu này thì một người sử dụng máy tính bình thường cũng không thể xoá sạch vết tích trên máy tính được. Thông thường, ít ai có thể quản lý hữu hiệu được khối lượng email nhận được hàng ngày. Ngoài ra mạng internet toàn cầu còn là một kho lưu trữ thông tin khổng lồ. Bất cứ lúc nào người sử dụng cũng có thể lên internet để lấy thông tin cần thiết, hoặc có thể lưu trữ thông tin riêng trên internet, mà không cần phải “tàng trữ” riêng trên máy tính cá nhân nữa. Do đó trong thời đại internet hiện nay, việc ấn định biên giới địa lý trong việc lưu trữ tài liệu là một hành động trái tự nhiên và không thể thực hiện hữu hiệu được trong thực tế. .
Trong bản án sơ thẩm không có một chỗ nào cáo buộc rõ anh Đài về hành vi “lưu hành các tác phẩm, văn hoá phẩm có nội dung chống phá Nhà nước”. Lưu hành là “đưa ra sử dụng rộng rãi từ người này, nơi này đến người khác, nơi khác trong xã hội” (BKTT, sđd). Tuy nhiên trong phần xét về tội trạng của Ông NVĐ trong bản án sơ thẩm, trang 5 có đoạn ghi: “Các bị cáo đã phát tán các tài liệu này trên các phương tiện thông tin cho các tổ chức phản động người Việt tại nước ngoài”. Để loại bỏ mọi ngộ nhận, tôi giả thiết rằng toà hiểu phát tán là lưu hành. Ngay cả trong giả thiết này, việc cáo buộc đã thiếu hẳn sự chính xác cần thiết. Thay vì liệt kê cụ thể rằng NVĐ đã có những hành vi phạm tội gì, bằng phương tiện nào và ở đâu thì Toà lại mô tả sự việc bằng một chuỗi những từ không xác định như “các bị cáo”, “các tài liệu”, “các phương tiện thông tin”, “các tổ chức phản động” trong câu nêu trên. Trong bản án, cụm từ “các tài liệu này” chắc đã được dùng để chỉ 02 tài liệu “Quyền tự do thành lập đảng” và “Dân trí Việt Nam có đủ khả năng xây dựng chế độ đa đảng” đã được liệt kê ngay trong đoạn viết trước đó. Như đã phân tích ở trên, cấp Sơ thẩm không có cơ sở để cáo buộc 02 bài viết của Ls. Đài có mục đích chống Nhà nước. Đài BBC là một cơ quan truyền thông hoạt động có uy tín trên thế giới từ nhiều năm qua có thể nói không quá đáng là không một
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 33 sur 37
trí thức, một nhà lãnh đạo nào mà không nghe các thông tin của BBC/Vietnamese. Không ai có thể nói rằng đài BBC là của người Việt ở nước ngoài hoặc là phương tiện thông tin của các tổ chức phản động người Việt tại nước ngoài. Nhiều nhân viên cao cấp chính phủ, đại biểu Quốc hội, cán bộ nghiên cứu nước ta đã thường lên đài này để phát biểu, trong số đó có nhiều ý kiến phê phán chính quyền khá mạnh mẽ. Toà không có chứng cứ nào về việc NVĐ phát tán 02 tài liệu này đến các cơ quan truyền thông khác. Trong thời đại internet, các tờ báo và trang web có thể dễ dàng sao chép, sử dụng, nhân rộng các thông tin có sẵn tại một trang web khác để làm rộng đường dư luận mà không cần phải xin phép tác giả. Tóm lại kết luận cho rằng NVĐ đã thực hiện hành vi lưu hành tác phẩm có nội dung chống phá Nhà nước là hoàn toàn vô căn cứ.
Kết luận và kiến nghị với Hội đồng xét xử cấp Phúc thẩm: Trong kháng cáo của Ls.Đài đã khẳng định anh là một người yêu nước. Là một luật sư nhân quyền, anh Đài đã hết lòng bảo vệ quyền công dân hiến định và đã đấu tranh phê phán những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của những nhân viên và cơ quan nhà nước. Trên thực tế, những đóng góp trong lãnh vực tự do tôn giáo của NVĐ đã giúp Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền và nâng cao uy tín với thế giới. Những đóng góp này cũng giúp cho chính quyền hiểu hơn về những người theo đạo Tin lành và từ đó giúp cho tình hình Việt Nam thêm ổn định.. Việc bắt giam và xét xử NVĐ đã không được thực hiện một cách hợp pháp và đúng thủ tục qui định. Cơ quan công an đã điều tra về các việc làm của NVĐ đưa ra những suy đoán buộc tội thiếu cơ sở. Viện Kiểm sát Nhân dân và Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tiếp nhận thiếu suy xét những kết luận này để buộc tội và kết án LS Đài theo Đ.88 BLHS. Ls. Đài đã thực thi có ý thức quyền tự do ngôn luận của mình. Quyền dân sự của công dân này được bảo vệ bởi Hiến pháp 1992. Quyền hiến định này cũng được bảo vệ một cách vững chắc về pháp lý bởi Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị kể từ khi Nhà nước CHXHCNVN ký kết tham gia công ước này vào năm 1982 và bởi Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ước Quốc tế vào năm 2005. Như thế, công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ và trọn vẹn quyền tự do ngôn luận theo qui định của điều 19 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà không chịu bất cứ một giới hạn luật định nào khác. Luật quốc tế xem hành vi bày tỏ ý kiến phản đối chính quyền một cách ôn hoà là không phải là tội phạm hình sự. Như vậy hành động đấu tranh, phê bình, chỉnh sửa một cách ôn hoà, bằng lời nói hay bằng chữ viết của NVĐ đối với các cơ quan hoặc nhân viên Nhà nước cần được xem là những hành vi hợp pháp. Dù đứng trên quan điểm của luật hình sự Việt Nam, những lý luận buộc tội Ls. Đài cũng không đứng vững. Để cáo buộc NVĐ tội chống Nhà nước CHXHCNVN, Toà đã viện dẫn lý do LS Đài chống Hiến pháp, có liên lạc với những những người Việt Nam lưu vong, có ý thức chống Nhà nước quyết liệt và là thành viên của những tổ chức chống Nhà nước CHXHCNVN. Nhưng tất cả các cáo buộc này đều sai vì đã dựa trên một sự ngộ nhận về tính duy nhất của sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và dựa vào http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 34 sur 37
những suy luận, võ đoán, gán ghép vô căn cứ và phi thực tế về một số cá nhân và tổ chức ở trong và ngoài nước. Vì không chứng minh được rằng NVĐ có ý thức chống Nhà nước-là yếu tố chủ quan của tội phạm-nên hành vi phạm tội theo Đ.88 BLHS cũng đã không được cấu thành. Ngoài ra, như tôi đã phân tích ở trên, Nhà nước cần xét lại toàn bộ nội dung của Đ.88 BLHS để bảo đảm tính nhất quán với các bộ luật khác, với Hiến pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Đ.88 BLHS hiện có những khái niệm rất mơ hồ và bao quát nên đã tạo cơ hội cho các cơ quan thi hành pháp luật diễn giải sai, tuỳ tiện hay độc đoán khiến cho việc áp dụng luật pháp không còn nghiêm minh nữa. Sau khi phân tích lại toàn bộ vụ án của LS. Nguyễn Văn Đài và Ls.Lê Thị Công Nhân, tôi kiến nghị cấp Phúc thẩm những điều sau đây: LONG TRỌNG KIẾN NGHỊ TRƯỚC KHI TIẾP TỤC XÉT XỬ CẦN THIẾT : - DO CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐẶC BIỆT LÀ CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG Ở CẤP SƠ THẨM ĐÃ KHÔNG CẨN TRỌNG XEM XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CÁC CƠ QUAN CẤP TRÊN CỦA HỌ LÀ VKSNDTC VÀ TANDTC ĐỀ YÊU CẦU QUỐC HỘI, ỦY BAN TVQH XEM XÉT TÍNH CHẤP HỢP PHÁP, HỢP HIẾN CỦA ĐIỀU 88 LUẬT HÌNH SỰ. - DO VẬY, KÍNH ĐỀ NGHỊ tại phiên Tòa cấp Phúc thẩm, HĐXX và đại diện VKSNDTC yêu cầu ông Chánh án TANDTC, ông Viện trưởng VKSNDTC kiến nghị Quốc Hội xem xét điều 88 Bộ Luật Hình sự có trái với nội dung của các điều khoản về Quyền của công dân tại điều 53, điều 59 và điều 69 của Hiến pháp. Đây là điều rất bình thường trong tố tụng ở các Tòa Án các nước. Ở VN theo chúng tôi được biết chưa có tiền lệ này. Tại phiên Tòa hôm nay, kính đề nghị TANDTC và VKSNDTC căn cứ vào các điều 52, và khoản 2 điều 81 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên và cần thiết yêu cầu Quốc Hội: 1-Xem xét và Giải thích Điều 88 của Bộ Luật Hình sự có trái với Hiến pháp năm 1992 hay không? 2- Xem xét và đối chiếu với các công ước VN đã gia nhập với điều 88 của Bộ Luật HS và Căn cứ khoản 2 điều 6 Luật ký kết gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 thì hiệu lực của điều 88 là như thế nào? Áp dụng các điều ước Quốc tế, đặc biệt về nhân quyền mà VN đã gia nhập thay vì áp dụng điều 88 Bộ Luật HS đối với hai bị cáo. .
Bởi các lẽ trên, HĐXX cần xem xét yêu cầu của các Luật sư chúng tôi-tạm thời ngưng việc xét xử để TANDTC và VKSNDTC có văn bản gửi đến UBTVQH vì Quốc Hội thực hiện quyền hiến định là GIẢI THÍCH LUẬT VÀ GIÁM SÁT VIỆC XEM XÉT
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 35 sur 37
ĐIỀU 88 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ CÓ TRÁI VỚI HIẾN PHÁP không? Về điều 88 Bộ Luật Hình sự đối với Hiến pháp và các công ước Quốc tế về Nhân quyền mà VN đã gia nhập có mâu thuẫn không? Làm được điều trên, mới là có tinh thần bảo vệ Hiến pháp và Pháp luật của quốc gia VN. .
Với các đề nghị nêu trên, sau khi có được sự trả lời chính thức của Quốc Hội, UBTVQH , tôi kính yêu cầu Hội đồng xét xử tuyên:
a). Huỷ bản án Sơ thẩm số 153/2007/HSST ngày 11.5.2007. Đình chỉ vụ án theo Đ.251 của BLTTHS vì các cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của BLTTHS. Hai Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân thực sự vô tội theo nguyên tắc “Không có tội khi không có luật” theo Điều 2 của BLHS; b). Trả tự do ngay cho hai Luật sư Nguyễn văn Đài và Lê Thị Công Nhân. c). Hoàn trả các tài sản bị tịch thu; đối với các tài liệu thu thập được tại VPLS Thiên Ân mà ông Đài không thừa nhận là của ông do của bá tánh mang lại, nếu thấy có hại thì tuyên tiêu hủy . d). Phục hồi danh dự cho LS Nguyễn văn Đài bằng cách hủy bỏ quyết định thu hồi thẻ luật sư và giấy phép hành nghề của văn phòng luật sư Thiên Ân. a) Bài Luận cứ này cũng như các Luận cứ của các LS chúng tôi đã tham khảo đầy đủ các ý kiến của diễn đàn, trí thức, Luật sư trên thế giới, của một số cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã quan tâm và bày tỏ ý kiến trên mạng Internet về số phận của hai LS trước khi phiên Tòa Phúc thẩm xét xử.
Luận cứ bào chữa này cũng đã truyền tải một số ý kiến của bà Vũ Minh Khánh-vợ Luật sư Nguyễn văn Đài đã muốn đưa ra các Luận cứ xác đáng nhằm cung cấp cho HĐXX hiểu rõ hơn về các việc làm của chồng bà, các điều này được bà cung cấp cho Qúy Tòa có trong bút lục hồ sơ vụ án . Trân trọng cám ơn sự quan tâm của Hội đồng xét xử. .
LS. ĐẶNG TRỌNG DŨNG (ĐẶNG DŨNG) Tags: khoa-hoc-phap-ly
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 36 sur 37
Saturday January 5, 2008 - 11:41pm (ICT) Permanent Link | 2 Comments
Add Công Lý và Sự Thật's Blog to your personalized My Yahoo! page: About My Yahoo! & RSS 1 - 5 of 435 First | < Prev | Next > | Last
l l l l l l l l l l l l l l l l l l l l l l l l l l l
HIGHLIGHTED POSTS BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÔNG CÓ QUYỀN BAN ... TỰ DỐI MÌNH, LỪA NGƯỜI THÌ CHỈ CÓ KẾT CỤC ... LUẬN CỨ BIỆN HỘ CHO BỊ CÁO LS NGUYỄN VĂN Đ... LUẬN CỨ BIỆN HỘ (PHẦN CUỐI) PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH BÁO CHÍ KHI TIẾNG KÊU THỐNG THIẾT CỦA TBT BÁO TUỔI... MỖI BLOGGER HÃY LÀ MỘT NHÀ BÁO CÔNG DÂN SỰ ĐỘT PHÁ CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TRUNG QUỐC PHÁT HÀNH TIỀN RIÊNG CHO TRƯỜNG... ĐỊNH NGHĨA VÀ SO SÁNH TỚ ĐI XEM LỄ NOEL Ở SÀI GÒN- "TRÁI TIM VIỆ... “MỜI” HAY “BẮT NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT”??? BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC Ở ANH, PHÁP VÀ ... TRUNG QUỐC: ÂM MƯU ĐẦU ĐỘC TRẺ EM VIỆT NAM... ĐỪNG TƯỞNG NGƯỜI VIỆT NGU THẤT VỌNG QUÁ ĐOÀN ƠI!!! “CHIẾN CÔNG” CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HCM... TẦN CƯƠNG - HÃY CÂM ĐI GIỌNG LƯỠI CAN THIỆ... TẦN CƯƠNG - HÃY CÂM ĐI GIỌNG LƯỠI CAN THIỆ... TẠ PHONG TẦN TỰ ĐẤU GIÁ MÌNH TƯỜNG THUẬT BIỂU TÌNH NGÀY 16/12/2007 TRÊN... GẶP CƯỚP ĐƯỜNG HÃY CẢNH GIÁC VỚI KẺ XẤU LỢI DỤNG BIỂU TÌNH “16 CHỮ VÀNG” MỚI CL&ST SOẠN THẢO RIÊNG DÀ... "CỘNG ĐỒNG MẠNG" VÀ 9-12-2007, MỘT NGÀY SO... VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ NÓI VỚI CON VỀ TỔ QUỐC
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008
Yahoo! 360° - Công Lý và Sự Thật's Blog
Page 37 sur 37
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM TUYÊN BỐ XẤC LÁO CỦA BỘ NGOẠI GIAO TRUNG Q... THANH NIÊN CHẤT VẤN PHÓ CHỦ TỊCH UBND THÀN... TỪ TÌNH HUỐNG BẤT NGỜ MÀ KHÔNG KHÓ HIỂU ĐẾ... CÔNG HÀM THỦ TƯỚNG VN VÀ TUYÊN BỐ CỦA BỘ N... ĐỐI THOẠI VỚI “CHỦ RANH NGHIỆP” “CHIẾN TRANH!” BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC: KHI LÒNG YÊU N... BẠC LIÊU: NHÀ DÂN BỊ GIẢI TỎA THÌ NGỦ… ĐỨN... PHÓNG SỰ VỀ SỐ PHẬN CỦA CÁC TRẺ THƠ BỊ BỎ ... EU TIẾP TỤC ĐÒI THẢ NGƯỜI CƠ CHẾ LỜI KÊU GỌI CỦA MỘT NHÀ SƯ MIẾN ĐIỆN KHI TRUNG QUỐC KHÔNG THÈM THƯƠNG LƯỢNG NGƯỜI TA ĐÃ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI NH... KHOE CHÂN LUẬN CỨ BÀO CHỮA CỦA LS LÊ CÔNG ĐỊNH TẠI P... ĐỪNG “CHẾT” VÌ THIẾU… CẢNH GIÁC! THÀNH QUẢ “CON GÀ KINH TẾ” ĐỪNG SỢ XÃ HỘI DÂN SỰ DÂN TA DỄ BỊ “DỤ”? NGHỊCH LÝ CHUYỆN XĂNG DẦU CẦN PHẢI KHÔI PHỤC CHỈ SỐ GNP Copyright © 2008 Yahoo! Inc. All rights reserved. Privacy Policy - Terms of Service - Copyright/IP Policy - Guidelines - Help - Ad Feedback NOTICE: We collect personal information on this site. To learn more about how we use your information, see our Privacy Policy.
http://blog.360.yahoo.com/blog-calB7c8leuiQNqd4fyQ2Ua1yzA--?cq=1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
09/01/2008