Mọi đóng góp, phê bình xin gửi về
[email protected] . “SỰ THAY ĐỔI XUẤT PHÁT TỪ CÁ NHÂN” – MAHATMA GANDHI DỰ ÁN 350 NGOẠI THƯƠNG ( 350 FTU )
I. Tổng quan về dự án : Trong bối cảnh biến đổi khí hậu trở thành tâm điểm nghị sự ở trên thế giới và Việt Nam, các tổ chức chống biến đổi khí hậu toàn cầu liên tục được thành lập và ráo riết triển khai hoạt động trong suốt hơn một thập kỉ qua. Theo Báo cáo phát triển con người 2007/2008, để đạt được mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, chúng ta phải dựa vào ba nền tảng chính: thứ nhất là định giá cho phát thải khí cacbon, thứ hai là thay đổi hành vi theo nghĩa rộng nhất, và thứ ba là hợp tác quốc tế. Nhằm nỗ lực liên kết các quốc gia trong lộ trình chống biến đổi khí hậu, nghị định thư Kyoto đã ra đời với sự cam kết giảm phát thải khí cacbon của các nước tham gia so với mức năm 1990. Nghị định thư đã đem lại kết quả khả quan, đặc biệt là các nước thuộc Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nghi ngờ những ảnh hưởng của nó. Trước một hậu Kyoto sau 2012, một hiệp định mới về định mức phát thải khí cacbon đang trên đường được soạn thảo và kí kết, với hi vọng sẽ có nhiều quốc gia đã phát triển, được biệt Mĩ và Úc, thông qua hơn, với sự cam kết giảm thiểu phát thải khí cacbon nhiều hơn. Đó chính là hiệp ước sẽ được kí kết tại Hội nghị Copenhagen sẽ diễn ra vào tháng 12 năm 2009 tại Đan Mạch. Hiệp ước này đóng vai trò quyết định nhân loại sẽ đối phó với biến đổi khí hậu như thế nào. Mức carbon họ định thỏa hiệp hiện đang cao hơn mức 350 PPM (mức CO2 trong bầu khí quyển (ppm – parts per million hay số phân tử CO2 trong 1 triệu phân tử không khí) mà theo bản báo cáo khoa học mới nhất là an toàn cho chúng ta và bảo vệ trái đất khỏi biến đổi khí hậu) rất nhiều, và nhiệm vụ của cộng đồng quốc tế chúng ta là phải yêu cầu họ hạ mức xuống 350. Hiệp ước này cần phải tăng giá carbon (tăng giá các sản phẩm, dịch vụ thải ra carbon) để chúng ta ngừng sử dụng chúng quá nhiều, đồng thời cần phải đảm bảo cơ hội cho những nước đang phát triển tiếp tục tiến lên. Bởi lí do này, và bởi một con số có thể vượt qua mọi rào cản về ngôn ngữ, 350 đã được chọn là tên cho cuộc vận động toàn cầu về biến đổi khí hậu. Mục tiêu trực tiếp của cuộc vận động này là gây áp lực đối với các nhà lãnh đạo thế giới trước thềm Hội nghị Copenhagen tháng 12 năm 2009 tại Đan Mạch. Ngày 24 tháng 10 năm 2009 tới đây sẽ là Ngày Quốc tế Hành động vì Khí hậu. Vào ngày này, khắp mọi nơi trên thế giới sẽ diễn ra các sự kiện và hoạt động nhằm gây dựng một chiến dịch quy mô toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu. Những người già và trẻ, những nhà khoa học, những nhà hoạt động xã hội, những vận động viên thể thao, những nhà nghệ thuật… từ mọi tầng lớp và quốc gia sẽ cùng nhau đoàn kết để chứng minh rằng: cùng với nhau, chúng ta có thể giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.
Theo báo cáo mới nhất, Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Tại hội thảo “Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu” diễn ra vào ngày 31/10/2009 tại Hội An, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết trong vòng 100 năm tới, mực nước biển ở Việt Nam sẽ tăng lên từ 75 đến 115 cm. Bộ trưởng đặc biệt lưu ý đến đối tượng dân cư nghèo khu vực đồng bằng song Hồng và đồng bằng song Cửu Long – nhóm ít gây ra biến đổi khí hậu nhưng lại chịu nhiều ảnh hưởng và rủi ro nhất. Nghiên cứu gần đây cho biết, nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m vào cuối thế kỉ này thì Việt Nam sẽ có khoảng 40.000km2 đất sẽ bị chìm trong nước và 14 triệu dân cư sinh sống tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng, đe dọa việc cung cấp lương thực cho hàng triệu người trong nước và trên thế giới. Sự thật là tính mạng con người và diện tích lãnh thổ của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng. Điều đó sẽ kéo theo khủng hoảng kinh tế và rối loạn chính trị - xã hội. Sự thật là biến đổi khí hậu đang tác động đến mỗi cá nhân chúng ta từng ngày, từng giờ. Hãy tưởng tượng rằng chúng ta giống như những con bọ trên bộ lông của một chú thỏ được đặt trong một cái nồi đang bị nung nóng. Vì muốn né tránh thực tại nên chúng ta ngày càng muốn chui sâu hơn vào bên trong bộ lông thỏ ấm áp ấy, thây kệ cái sự thật đang diễn ra hãi hùng phía bên ngoài. Cho đến một ngày, không ai còn có thể né tránh được nữa, con thỏ đã bị cháy xém đến tận chiếc lông cuối cùng. Chúng tôi, những sinh viên trẻ của Đại học Ngoại thương, đã nhận ra những sự thật khủng khiếp ấy, tự nguyện là những con bọ dám bò lên trên đỉnh của sợi lông thỏ, và lôi kéo những con bọ khác bò lên để tìm lối thoát trước khi quá muộn. Và 350 Ngoại thương đã ra đời! 350 Ngoại thương là một thành viên của 350 Hà Nội (được sáng lập bởi những bạn trẻ đến từ Diễn đàn tuổi trẻ Việt Nam – Vietnam Youth Forum và những người nhiệt tình khác hưởng ứng cuộc vận động 350 trên toàn cầu). Mục đích chính của 350 Hà Nội là tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho các bạn học sinh, sinh viên tại các trường Đại học và Trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội. Với danh tiếng đáng tự hào về chất lượng sinh viên, 350 Ngoại thương đang được đánh giá là một dự án rất có triển vọng. Hiện nay, dự án đang được triển khai và đã có những kết quả ban đầu rất tốt. Chúng tôi tin tưởng và kêu gọi sự đồng thuận của Ban lãnh đạo nhà trường, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ cùng các bạn sinh viên bởi sự đúng đắn của mục đích tuyên truyền giáo dục về môi trường. Định hướng tốt sẽ dẫn đến thành công, chẳng phải Mahatma Gandhi đã từng khẳng định : “Tốc độ chẳng quan trọng nếu bạn đang đi lầm đường.” II. Kế hoạch triển khai : 1/ Giai đoạn một : Trước ngày 24/10/2009 - ngày Quốc tế Hành động vì Khí hậu. • Hoạt động 1 : “Bởi vì chúng ta chung một con đường”
Điều đầu tiên quyết định đến sự thành công của một dự án đó là nguồn nhân lực. 350 Ngoại thương sẽ tiến hành đợt tuyển cộng tác viên bắt đầu từ ngày 09/09/2009 và kết thúc vào 20/09/2009. Hình thức thi tuyển là nộp đơn dự thi và phỏng vấn. Kết quả sẽ có sau một tuần. - 50 bạn sinh viên có năng lực và tâm huyết nhất sẽ chính thức là cộng tác viên của 350 FTU. Họ sẽ được dự một khóa tập huấn ngắn trong hai ngày, do thành viên Ban điều hành dự án đã tham gia vào khóa tập huấn “Giáo dục và truyền thông môi trường” do Live and Learn for Environment and Community ( Trung tâm sống và học tập vì Môi trường và Cộng đồng ) tổ chức trực tiếp truyền đạt lại. - 50 bạn sinh viên này sẽ cam kết cùng ban điều hành dự án đưa 350 Ngoại thương đến thành công và quan trọng hơn là tạo ra sự thay đổi với một nếp sống mới thân thiện hơn và có trách nhiệm hơn với môi trường trong cộng đồng sinh viên Ngoại thương. Chúng ta cam kết hành động, bởi vì chúng ta chung một con đường – thế hệ xanh. • Hoạt động 2 : “Chung tay” Ban chủ chốt sẽ hướng dẫn và trợ giúp các cộng tác viên tiến hành tổ chức các hoạt động vì môi trường và chống biến đổi khí hậu phù hợp trong trường Ngoại thương. Hiện nay chúng tôi đang trong quá trình xem xét và lên chương trình cho các hoạt động như : • cổ động tuyên truyền bằng băng - rôn (băng rôn tái chế từ quần áo cũ, giấy vụn và xốp) và diễu hành, đạp xe đạp,… • dán các mảnh giấy nhớ như “Tiết kiệm nước sạch” trong WC hay “Hãy phân loại rác” tại các thùng rác…, • chiếu phim “An Inconvenient Truth” (Một sự thật đau lòng ) và chuỗi video clips giới thiệu về chiến dịch 350 toàn cầu, ngày 24/10/2009, chuỗi phim hoạt hình Animals Save the Planet… • phát tờ rơi và đi đến từng lớp học vào đầu giờ để phổ biến kiến thức về môi trường cũng như tư vấn các biện pháp bảo vệ môi trường đơn giản phù hợp với sinh viên chúng ta như “12 điều giản đơn ai cũng có thể làm”, “40 điều để cứu thế giới”,… • đóng kịch, hát và tổ chức trò chơi tìm hiểu về môi trường • tham gia ngày hội Mottainai cùng CLB 3R Hà Nội với một gian hàng riêng cho 350 HàJHaHà Nội, cơ hội lớn để giao lưu và học hỏi giữa các 350 Ngoại thương, 350 Kinh tế quốc dân, 350 Học viện tài chính, 350 Hanoi-Amsterdam, 350 Chuyên ngữ… Sau những chuỗi hoạt động này (kết thúc vào trung tuần tháng 10) chúng tôi sẽ tổng kết rút kinh nghiệm và chọn ra từ 3 đến 5 bạn xuất sắc nhất gửi đi dự Hội thảo thanh niên môi trường. -