28.tinh So Hang Ngay

  • Uploaded by: Gioan Lê Quang Vinh
  • 0
  • 0
  • December 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View 28.tinh So Hang Ngay as PDF for free.

More details

  • Words: 914
  • Pages: 1
TÍNH SỔ HÀNG NGÀY Ngày chúng tôi còn bé tí, Cha giáo Cao Phương Kỷ đã dạy câu của thánh hiền: “Nhất nhật tam tỉnh ngô thân”. Chúng tôi hiểu là phải tự xét mình về ba bổn phận làm người: bổn phận đối với Trời, đối với người khác và đối với bản thân. Cũng có thể hiểu là phải xét mình ba lần một ngày. Lớn lên một chút, chúng tôi được Cha giáo Nguyễn Lân Mẫn soạn cho cuốn “Tính Sổ Hàng Ngày” để dựa vào đó mà xét mình. Ngài bảo: “Như một người buôn bán, mỗi ngày phải tính sổ, các con cũng phải tính toán xem xét để biết ngày hôm đó mình sống ra sao trước mặt Chúa”. Những điều các Cha giáo khả kính dạy bảo, chính là điều Chúa Giêsu đã nhắc nhở trong Tin Mừng, và ngay từ ngày học giáo lý Xưng tội Rước Lễ, ai ai cũng phải nhớ và thực hành. Và việc xưng thú lỗi lầm là một hành động vừa thể hiện lòng khiêm tốn, thể hiện niềm tin vào tình yêu của Thiên Chúa, vừa là cách thế để hoàn thiện mình theo Lời Thầy Chí Thánh. Thành thử ra, việc người tín hữu được mời gọi sám hối ăn năn là việc bình thường, và Mẹ Thiên Chúa khi hiện đến với con cái loài người cũng nhắc nhở sám hối và cải thiện cuộc sống. Và chúng tôi tin rằng Đức Tổng Kiệt cũng thực hành việc tính sổ với Chúa hàng ngày, nhất là trước khi ngài dâng Thánh Lễ. Người Công giáo không cần ai nhắc nhở phải xét mình, đi xưng tội, bởi đó là bổn phận quan trọng trong cuộc đời họ. Thế nhưng, khi một anh cán bộ nhà nước lại đi nhắc nhở một vị Tổng Giám Mục rằng ngài hãy tự xem xét lại hành vi của mình, tự ăn năn, tự hối cải, tự biết mình đã sai phạm, thì rõ ràng có một cái gì đó chưa ổn. Lại nhớ lời giảng của Bố Phụng trong một Thánh Lễ cầu nguyện cho công lý và hoà bình “hình như mọi chuyện chưa nằm đúng chỗ của nó”. Bây giờ chúng ta hãy thử làm một chuyện còn phạm thượng hơn, không phải chỉ là nhắc một Tông đồ của Đức Giêsu ăn năn hối cải (chúng ta không nói đến Giuđa, còn gọi là tông đồ quốc doanh của nhà cầm quyền thế tục Do thái), mà chúng ta tự nghĩ mình là Đức Tổng Giám Mục Giuse. Thế thì chúng ta sẽ xét mình về cái gì đây, hàng ngày chúng ta tính sổ với Chúa về cái gì đây? Xét về ba điều: bổn phận đối với Thiên Chúa, chắc chắn một vị Tổng Giám Mục hẳn là ít thiếu sót lỗi lầm hơn những người chỉ ngồi nhìn Trời mà chê với trách. Bổn phận đối với tha nhân, chắc chắn một vị Tổng Giám Mục không lỗi đức công bằng, không ham của cải thế gian (nếu ham của cải thì với tài năng, ngài ở thế gian hẳn là đã giàu hơn bao nhiêu người, giàu chân chính chứ không phải làm giàu bằng cách không lao động trí óc cũng chẳng lao động tay chân… của mình). Còn về chính bản thân, nếu chúng ta là vị Tổng Giám Mục, chắc chắn chúng ta hiểu mình phải làm gì. Một trong những bổn phận của Đức Giám Mục là giảng dạy và lên tiếng. Chúa Giêsu dạy các Tông đồ: “Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà. Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn” (Mt.10,26-28). Đức Tổng Giám Mục Giuse đã nói lên sự thật và đã ủng hộ cho công lý, nghĩa là ngài đã làm theo Lời Đức Giêsu, vậy khi ngài “tự xét lại hành vi của mình” thì ngài biết không những “mình đã không sai phạm” mà còn tự hào vì mình đã thực thi đúng bổn phận Chúa trao. Bài này được viết không phải để ca ngợi một vị Tổng Giám Mục dù ngài rất đáng được ca ngợi, cũng không nhằm biện hộ cho Đức Tổng vì ngài đã có Thiên Chúa, Đấng thấu hiểu mọi sự đứng lên bênh đỡ ngài. Người viết chỉ tự răn mình và mạn phép được nhắc lại cho anh em mình rằng Thánh Công Đồng Vaticanô II đã xác quyết: “Chính Chúa Kytô đã đặt các Giám Mục kế vị các Tông Đồ, là Mục Tử của Giáo Hội. Bởi vậy, ai nghe lời các ngài là nghe lời Chúa Kytô, còn khinh dể các ngài là khinh dể chính Chúa Kytô và Đấng đã sai Chúa Kytô đến” (Lumen Gentium #20). Tự răn mình cũng có nghĩa là hãnh diện vì chủ chăn của mình. Vì thế, một trong những điều người tín hữu phải đưa vào tính sổ hàng ngày là mình đã có thái độ nào đối với các vị chủ chăn chân chính, hình ảnh của Đức Kytô, Chúa Chiên Lành. Còn chuyện người thế gian ăn nói kiểu gì thì cũng chỉ là chuyện gió nói, mây nghe hay không thì gió cũng bay về nơi xa… Gioan Lê Quang Vinh

Related Documents

28.tinh So Hang Ngay
November 2019 5
Tcbc So 2 Ngay 14.1
October 2019 8
Hang
November 2019 30
Hang
November 2019 31

More Documents from ""

December 2019 24
Chua Giac Minh
May 2020 21
June 2020 18
June 2020 8