10 đề Thi Thử Ngữ Văn Hay Nhất - Có đáp án Chi Tiết.pdf

  • Uploaded by: Viet An
  • 0
  • 0
  • December 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View 10 đề Thi Thử Ngữ Văn Hay Nhất - Có đáp án Chi Tiết.pdf as PDF for free.

More details

  • Words: 27,928
  • Pages: 51
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề kiểm tra có 02 trang)

KỲ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 12 THPT Năm học 2017 – 2018 Bài kiểm tra: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

I.ĐỌC HIỂU Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu: …Họ làm việc cật lực suốt cả tuần đằng đẵng, họ khổ sở vì làm việc, không phải vì họ thích làm việc, mà vì họ cảm thấy họ phải làm. Họ phải làm việc, vì họ phải trả tiền thuê nhà, vì họ phải nuôi gia đình. Họ gánh tất cả những nhọc nhằn bất mãn ấy, và khi họ nhận được những đồng tiền của mình, họ không hạnh phúc. Họ có hai ngày để nghỉ ngơi, làm điều họ muốn làm, và họ làm gì? Họ tìm cách chạy trốn. Họ uống say mềm vì họ không ưa chính họ. Họ không thích cuộc sống của họ. Có nhiều cách để chúng ta tự làm tổn thương mình, khi chúng ta không ưa bản thân mình. Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, mà không mong chờ phần thưởng, bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện. Các phần thưởng rồi sẽ đến, nhưng bạn không bị ràng buộc vào phần thưởng. Bạn thậm chí còn nhận được cho mình nhiều hơn những gì bạn tưởng tượng, khi không mong chờ phần thưởng. Nếu chúng ta yêu thích điều chúng ta làm, nếu chúng ta luôn làm hết khả năng của mình, khi ấy chúng ta sẽ được tận hưởng cuộc sống một cách thực sự. Chúng ta có niềm vui, chúng ta không chán nản, và chúng ta không thất vọng… (Bốn thỏa ước, Don Miguel Ruiz, Nguyễn Trung Kỳ dịch, NXB Tri thức, 2017) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (nhận biết) Câu 2. Trong văn bản trên, tác giả đã chỉ ra những thái độ nào của con người đối với công việc? Những biểu hiện nào thể hiện thái độ tích cực? (thông hiểu) Câu 3. Trong đoạn trích có câu Họ tìm cách chạy trốn. Theo anh/chị, tác giả muốn nói họ tìm cách chạy trốn khỏi điều gì? (thông hiểu) Câu 4. Anh/chị có đồng tính với ý kiến: Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, mà không mong chờ phần thưởng, bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện? Vì sao? (vận dụng) II.LÀM VĂN Câu 1. (ID: 246023) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy việt một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về cách để mỗi người có thể tận hưởng cuộc sống một cách thực sự. (vận dụng cao) Câu 2. (ID: 246024) Trong Vội vàng, nhà thơ Xuân Diệu viết: Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

1

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mấy đưa và gió lượn; Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc cuat hời tươi; -

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi! (Ngữ Văn 11 – Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam)

Bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh có đoạn: Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù vuôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Ngữ Văn 12 – Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam) Hãy trình bày cảm nhận của anh/chị về khát vọng tình yêu tuổi trẻ ở các đoạn thơ trên. (vận dụng cao) ------------------HẾT---------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm

2

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM I.ĐỌC HIỂU

II.LÀM VĂN

3

Câu 1: *Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm,… *Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Câu 2: *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. *Cách giải: _ Những thái độ của con người với công việc: + Công việc như một việc phải làm, không có niềm đam mê, yêu thích với công việc. + Công việc như một niềm đam mê, họ yêu thích công việc của mình. _ Biểu hiện thể hiện thái độ tích cực: + Nếu hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, không mong chờ phần thưởng bạn sẽ nhận được phần thưởng lớn hơn mình tưởng tượng. + Làm điều mình yêu thích bằng tất cả khả năng của mình sẽ là cách bạn tận hưởng cuộc sống một cách thực sự. + Khi ấy chúng ta sẽ có niềm vui, không chán nản, không thất vọng,… Câu 3: *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. *Cách giải: Điều “họ tìm cách chạy trốn” là: công việc không yêu thích, những gánh nặng đè nặng lên vai họ: tiền nhà, gia đình,… và chạy trốn chính bản thân mình. Câu 4: *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, giải thích. *Cách giải: Học sinh có thể lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý miễn là có cách lí giải hợp lí. _ Nếu lựa chon đồng tình có thể lí giải: khi chúng ta làm vì niềm yêu thích, đam mê với công việc thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn, có hứng thú trong công việc hơn. _ Nếu lựa chọn không đồng tình có thể lí giải: mỗi công việc nếu không có phần thưởng được đặt ra trước chúng ta sẽ mất đi động lực để ta không ngừng tiến lên, vượt qua những trở ngại. Phần thưởng càng lớn động lực quyết tâm phấn đấu càng cao. Câu 1: *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận. *Cách giải:  Yêu cầu về hình thức _Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ. _Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. _Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.  Yêu cầu về nội dung  Giới thiệu vấn đề

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

 Giải thích vấn đề _ “Tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ” là sự hưởng thụ trọn vẹn tất cả niềm vui, sự hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi người.  Bàn luận vấn đề _ Cách thức tận hưởng cuộc sống thực thụ: Mỗi chúng ta có những cách khác nhau để tận hưởng cuộc sống nhưng đâu mới là cách thức tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ. + Làm những công việc mình yêu thích, làm bằng tất cả đam mê, nhiệt huyết, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ. + Hài lòng với những gì mình đang có, không ghen ghét đố kị với những người xung quanh. Nhưng không vì thế mà sinh ra tính tự thỏa mãn, không nỗ lực phấn đấu cho tương lai. + Không ngừng nâng cao hiểu biết và hoàn thiện bản thân. + Có tấm lòng nhân hậu, lương thiện, luôn có thái độ khoan hòa, bao dung trước mọi sai lầm, khuyết điểm của người khác. => Hưởng thụ thực sự là khi con người cảm thấy thanh thản và mãn nguyện với những việc mình làm, những điều mình suy nghĩ.  Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân _ Hiện nay vẫn còn những quan niệm sai lầm về hưởng thụ như: chỉ chăm lo cho cá nhân, sống đua đòi, hưởng lạc,… đó là những cách suy nghĩ sai lầm, thiển cận, cần phải loại bỏ. _ Muốn có được sự hưởng thụ thực sự đòi hỏi mỗi con người cần phải học hỏi và hiểu biết về những gì ta đang làm, ta đang có, cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện với những điều đó. _ Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ. Câu 2: *Phương pháp: _Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). _Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. *Cách giải:  Yêu cầu hình thức: _Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. _Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.  Yêu cầu nội dung:  Giới thiệu tác giả, tác phẩm _Xuân Diệu là cây bút xuất sắc của phong trào Thơ mới. Ông được giới trẻ tấn phong là ông hoàng của thơ tình yêu bởi đã đem vào thơ tình một quan niệm đầy đủ, toàn diện, một cách thể hiện mới mẻ, phong phú đặc biệt là sự diễn đạt chân thực và táo bạo về tình yêu. Xuân Diệu đem đến cho thơ hiện đại Việt Nam một giọng điệu thiết tha, sôi nổi. _Vội vàng được in trong tập Thơ thơ (1938). Thi phẩm đầu tay này ngay lập tức vinh danh Xuân Diệu như một đại biểu tiêu biểu nhất của phong trào thơ Mới. _Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. _Sóng (1967) là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.  Phân tích

4

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

*Đoạn thơ trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu bộc lộ một cái tôi sôi nổi, vồ vập và giàu khát vọng và yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt. _Câu thơ mở đầu đoạn thơ Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm như một lời giục giã nhanh chóng tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống. Có lẽ sự nhạy cảm về thời gian đã khiến Xuân Diệu lúc nào cũng cuống quýt, vội vàng. _Chữ tôi trong đoạn thơ mở đầu đã chuyển thành chữ ta ở đoạn cuối. Dường như có sự đồng thuận mặc nhiên nào đó mà cảm xúc của cái tôi bỗng hòa nhập vào cái ta rộng mở. _Nhịp thơ sau một hồi ngưng đọng lại như hối hả, gấp gáp hơn chuyển tải cả một dòng cảm xúc say sưa, ào ạt. _Tác giả dùng một loạt các động từ mạnh ôm, riết, say, hôn,... thể hiện ước muốn tận hưởng bằng tất cả các giác quan. _Các bổ ngữ -> bày ra bàn tiệc thịnh soạn của cuộc đời, có đầy đủ thanh sắc, đẹp vô cùng, trần trề vô cùng. _Liên từ và, cho... được lặp lại -> nhấn mạnh sự ăm ắp, thịnh soạn của bàn tiệc của mùa xuân, bàn tiệc của cuộc đời. _Một loạt tính từ và cũng là từ láy: chếnh choáng, đã đầy, no nê -> diễn tả sự thỏa mãn tận cùng. _Tác giả khép lại mong muốn của mình bằng: + Lời gọi: hỡi xuân hồng -> mùa xuân không còn vô hình, trừu tượng mà trở thành con người hữu hình, thân thiết. + Biện pháp chuyển đổi cảm giác: xuân -> xuân hồng -> muốn cắn -> mong muốn được hưởng thụ một cách trọn vẹn nhất. => Xuân Diệu vô cùng nhạy cảm trước bước đi của thời gian cho nên thi sĩ khát khao tận hưởng những phút giây đẹp nhất của đời người. Đây cũng chính là một khát vọng rất nhân văn. _Nghệ thuật: + Có sự đan xen giữa cảm xúc nồng nàn với cảm hứng triết luận sâu sắc. + Dùng rất nhiều biện pháp nghệ thuật: thể thơ tự do, thủ pháp trùng điệp, ngôn từ mới mẻ, hình ảnh sáng tạo… *Đoạn thơ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi đầy khao khát.  Khổ 7: Khát vọng, niềm tin vào tình yêu và cuộc đời _Khát vọng của sóng luôn hướng vào bờ, khát vọng của em đặt trọn vào tình yêu nơi anh. Quy luật của tự nhiên cũng như quy luật của cuộc đời luôn khao khát bến đỗ hạnh phúc dù còn muôn vàn khó khăn, trắc trở. _Dù đã trải qua nhiều đắng cay, đổ vỡ trong tình yêu nhưng người phụ nữ ấy vẫn hồn nhiên, tha thiết yêu đời, vẫn ấp ủ hi vọng và niềm tin vào hạnh phúc tương lai.  Khổ 8,9: Khát vọng dâng hiến và bất tử hóa tình yêu _Nhà thơ suy tư về không gian, thời gian và bộc lộ nỗi niềm khắc khoải, tự nhận thức về mình, về tình yêu và hạnh phúc đồng thời khẳng định sự hữu hạn, nhỏ bé của đời người với dòng chảy vô thủy vô chung của thời gian và cái vô hạn của vũ trụ. _ Khát vọng được hóa thành trăm con sóng nhỏ, khát vọng được tan thành trăm con sóng nhỏ là khát vọng được cho đi và dâng hiến bởi có một nghịch lí trong tình yêu là "Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn dám mạnh dạn cho đi chứ không phải nắm giữ thật chặt" (Christopher Hoare). "Tan ra" không phải là tan biến đi mà là để còn mãi. _Khát vọng muốn hòa nhập tình yêu của mình để ngàn năm còn vỗ. Đây là khát vọng muốn được vĩnh cửu hóa, bất tử hóa tình yêu.

5

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

_Nghệ thuật : + Thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu như âm hưởng của những con sóng biển. + Sử dụng phép nhân hóa, so sánh.  So sánh _Giống nhau: đều sử dụng thể thơ giàu nhịp điệu, thể hiện được khát vọng mãnh liệt, cháy bỏng về tình yêu với cuộc đời. _Khác nhau: khát vọng trong Sóng là khát vọng của tình yêu lứa đôi, là khao khát dâng hiến đến tận cùng. Còn trong Vội Vàng thì thể hiện một quan niệm sống: sống vội vàng, sống giục giã, cuống quýt, phải tận hưởng vì thời gian đi qua tuổi trẻ sẽ không còn – đó là tình yêu tha thiết với cuộc sống.  Đánh giá chung Cả hai bài thơ đều thể hiện những xúc cảm dạt dào với tình yêu và cuộc sống.

6

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Môn thi: Ngữ Văn

Lớp: 12

Thời gian làm bài: 120 phút

Đề thi gồm: 02 trang I.PHẦN ĐỌC – HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Lúc ấy, có thể bạn sẽ phải ngậm ngùi mà thốt lên: “Chao ôi, ta đã làm chi đời ta vậy?” Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sao ta không ngồi xuống đây trong một ngày cuối năm và tìm kiếm câu trả lời từ đáy tim mình: Ta muốn làm gì? Ta muốn sống ra sao? Ta muốn trở thành ai trong cuộc đời này? Ta muốn làm chi đời ta? Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa chờ đợi được đánh thức… (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (nhận biết) Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”. (thông hiểu) Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn”? (thông hiểu) Câu 4. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/chị là gì? Anh/Chị sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 7 – 10 dòng). (vận dụng) II.PHẦN LÀM VĂN

1

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

Câu 1: (ID: 246010) Từ nội dung ở đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Theo đuổi ước mơ. (vận dụng cao) Câu 2: (ID: 246011) Có người cho rằng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, cái đói vừa là một cơ hội vừa là một thử thách. Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? (vận dụng cao) HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM I.PHẦN ĐỌC – HIỂU

II.PHẦN LÀM VĂN

2

Câu 1: *Phương pháp: Căn cứ các phương pháp đã học: miêu tả, biểu cảm, nghị luận,… *Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: *Phương pháp: Căn cứ các biện pháp tu từ đã học: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,… *Cách giải: _ Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng phép tu từ so sánh, thể hiện rõ ở trong câu: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy”. _ Tác dụng: Chỉ ra sự tương đồng giữa “sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh”, giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để biến ước mơ của mình thành hiện thực. Câu 3: *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. *Cách giải: _Ước mơ là những khát khao mong đợi hoặc những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn biến thành hiện thực. _Con người cần biết giữ gìn bảo vệ không để những thử thách khó khăn trong cuộc sống làm thui chột ước.mơ và cũng không để người khác ngăn cản việc chúng ta thực hiện ước mơ của mình. Câu 4: *Phương pháp: Phân tích. *Cách giải: Học sinh trình bày quan điểm riêng của mình. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể nêu một số ý sau: _ Cần trang bị kiến thức, kỹ năng sống. _ Nỗ lực phấn đấu, không nản lòng trước những khó khăn, thất bại trên hành trình thực hiện ước mơ. Câu 1: *Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…) *Cách giải:  Yêu cầu về hình thức: _Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ. _Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. _Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

đạo đức và pháp luật.  Yêu cầu về nội dung:  Giới thiệu vấn đề  Giải thích vấn đề “Ước mơ” là khát vọng, là mục đích cao đẹp của cuộc đời mà con người tha thiết hướng tới và mong ước đạt được.  Bàn luận vấn đề _ Phân tích, chứng minh: + Trong cuộc sống, mỗi người có thể có nhiều ước mơ. Ước mơ có thể vĩ đại hay nhỏ bé nhưng phàm đã là con người thì ai cũng có ước mơ. + Mỗi người cần theo đuổi ước mơ. Bởi ước mơ không chỉ làm đẹp cho cuộc đời mà còn bởi ước mơ không bao giờ có sẵn. Để đạt được nó, người ta phải khát khao, kiên trì, nỗ lực, sáng suốt, bền lòng, dũng cảm vượt qua những khó khăn, thử thách, thậm chí chấp nhận thiệt thòi, hi sinh, mất mát, khổ đau để thực hiện ước mơ. Ước mơ càng lớn càng cao đẹp bao nhiêu thì đòi hỏi con người càng phải nỗ lực bấy nhiêu.( Dẫn chứng). _ Khi đã có ước mơ, ta hãy lên kế hoạch cụ thể để từng bước chinh phục nó. _ Bàn luận mở rộng: + Những ước mơ chân chính dù lớn, dù nhỏ đều làm cho cuộc đời thêm ý nghĩa. + Thật buồn cho những con người sống một đời mà không biết theo đuổi ước mơ. _ Bài học: HS cần rút ra bài học chân thành, thiết thực. Câu 2: *Phương pháp: _Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). _Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. *Cách giải:  Yêu cầu hình thức: _Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. _Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.  Yêu cầu nội dung:  Giới thiệu tác giả, tác phẩm _Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân. Đó là mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa. _Vợ nhặt của Kim Lân xứng đáng thuộc loại những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Có nhà nghiên cứu văn học đã xếp Vợ nhặt vào loại gần như “thần bút”.  Giải thích ý kiến Truyện ngắn được xây dựng trên nền hiện thực là nạn đói năm 1945. Cái đói là thử thách bởi đối mặt với nó là hiện thực về cuộc sống thiếu thốn, nghiệt ngã và con người vì cái đói mà rẻ rúng cả nhân cách của mình. Cái đói là cơ hội bởi trong chính cái đói đó con người tìm thấy những hạnh phúc bình dị, đời thường và tìm thấy con đường để đổi đời cho mình, cơ hội để bộc lộc tình người tha thiết.

3

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

 Phân tích truyện ngắn để làm rõ ý kiến: *Cái đói là thử thách _Con người phải đối mặt với cuộc sống thiếu thốn, đối mặt với cái chết cận kề từng ngày: +Kim Lân mở đầu truyện ngắn bằng hình ảnh một buổi hoàng hôn lạnh lẽo, ảm đạm: ++ Màu sắc: màu xanh xám của da người, màu đen kịt của đàn quạ bay trên trời. ++ Mùi vị: mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người, mùi đốt đống dấm khét lẹt. ++ Âm thanh: tiếng quạ gào lên từng hồi, tiếng hờ khóc từ những nhà có người chết. ++ Đường nét: sáng nào cũng có 3, 4 thây người nằm chết còng queo nằm bên đường. Tác giả 2 lần so sánh người với ma. +Ánh sáng hắt lên trang viết của Kim Lân là ánh chạng vạng. Ông đã không né tránh sự thật mà phơi bày nó một cách sâu sắc. _Con người trong hoàn cảnh đó nhân cách bị rẻ rúng – thị là tiêu biểu cho điều đó. Thị theo Tràng về với không một nghi lễ đón rước nào cả. Đám hỏi chỉ là bốn bát bánh đúc với câu đùa: “Muốn ăn cơm trắng với giò này!/Lại đây mà đẩy xe bò với anh!” *Cái đói là cơ hội: _Cơ hội cho con người tìm thấy những hạnh phúc bình dị, đời thường +) Tràng đã có cơ hội được hưởng hạnh phúc gia đình ++Tràng là dân xóm ngụ cư với ngoại hình không mấy được bắt mắt, gia cảnh nghèo, hội tụ đầy đủ những điều kiện bất lợi để lấy được vợ. ++Trong một lần tầm phơ tầm phào, Tràng đã “nhặt được vợ”. Thử hỏi nếu không phải là trong nạn đói, không phải trong hoàn cảnh khốn quẫn đến chừng ấy, liệu hai con người lương thiện kia chắc gì đã gặp được nhau và có hạnh phúc? ++)Trong hạnh phúc mới, Tràng chợt thức tỉnh ra nhiều thứ, thấy mình cần phải có trách nhiệm với gia đình với tổ ấm của mình. Tràng bắt đầu lờ mờ nhận ra con đường để đổi đời – hình ảnh lá cờ Việt Minh lẩn khuất trong đầu Tràng. _Cơ hội để bộc lộ tình người tha thiết. Trong hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngã, tình người vẫn được thể hiện nồng hậu. Đó chính là sức mạnh để con người ta dám cưu mang nhau, vượt qua cái đói.  Với bút pháp hiện thực nghiêm ngặt, với trái tim giàu lòng nhân ái, Kim Lân đã tìm được một cơ hội vô song để thể hiện sự bất diệt của nỗi khát khao được yêu thương, hạnh phúc và niềm hy vọng vào một ngày mai tươi sáng ở những con người “dưới đáy” xã hội như Tràng. Niềm khao khát ấy âm thầm vươn lên từ tối tăm, từ bờ vực của cái đói, cái chết vì thế nó trở nên cảm động và đáng quý gấp ngàn lần. _Cơ hội con người có khao khát và dám mơ ước đến một tương lai tốt đẹp hơn: + Bà mẹ nói về tương lai tốt đẹp sau này của đôi vợ chồng trẻ. + Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng cuối tác phẩm, biểu tượng cho cuộc sống tự do, hạnh phúc.  Tổng kết

4

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRƯỜNG PTTH CHUYÊN ____________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ___________________

ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (Đề thi gồm 02 trang) I.Đọc hiểu Ngày nọ, một thương nhân gửi con trai mình đến một nhà thông thái không ai bằng để nhờ ông dạy cho người con bí quyết để đạt được hạnh phúc. Anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày xuyên qua sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga ngự trên núi cao. Nhà thông thái anh muốn tìm đang ở đó…. anh ta phải chờ suốt hai tiếng mới đến lượt mình được tiếp. Nhà thông thái lắng nghe anh trình bày rồi đáp rằng hiện ông không rảnh để chỉ dạy anh về bí quyết của hạnh phúc. Ông bảo anh hãy đi xem khắp tòa lâu đài rồi hai tiếng sau trở lại. Anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày từ sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga trên núi cao. “Nhưng ta yêu cầu anh làm hộ một điều”, nhà thông thái nói rồi đưa cho anh một muỗng con đựng hai giọt dầu “trong lúc đi xem thì anh cầm theo một muỗng này và nhớ đừng làm sánh dầu nhé”. Anh ta lên lầu, xuống lầu mắt không rời cái muỗng. Sau hai giờ anh quay lại gặp nhà thông thái. “Sao?” ông hỏi “Anh đã thấy cái tấm thảm Ba Tư quý giá trong phòng ăn của ta chứ?”. Cả cái vườn tráng lệ mà người làm vườn đã phải khổ công mười năm xây dựng? và những cuộn giấy da tuyệt hảo trong thư viện của ta nữa?” anh ta ngượng ngùng thú thật rằng chẳng hề để mắt đến gì khác vì cứ phải chăm chăm ngó nhìn muỗng dầu đã được giao phó. “Thế thì anh hãy đi thêm lần nữa và ngẫm cho kĩ những thứ tuyệt mỹ trong thế giới của ta”, nhà thông thái nói. “Không thể đặt tin tưởng vào một người khi mình không hề biết người ấy sống trong một ngôi nhà như thế nào”. Yên dạ hơn, anh ta lại cầm muỗng đi một vòng. Lần này anh chăm chú xem xét những vật quý treo trên tường và trên trần nhà. Anh ngắm khu vườn có núi vây quanh với đủ thứ hoa thơm cỏ lạ và mỗi tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ đều được để đúng chỗ thích hợp. Trở lại gặp nhà thông thái, anh kể chi tiết tất cả những gì đã thấy. “Thế còn hai giọt dầu ta nhờ anh giữ đâu rồi”, nhà thông thái hỏi. Nhìn cái muỗng, anh ta hốt hoảng thấy mình đã làm sánh mất rồi. “Đây là điều duy nhất mà ta có thể khuyên anh: bí quyết của hạnh phúc là biết ngắm nhìn mọi thứ tuyệt mĩ trên thế gian này mà không hề quên hại giọt dầu trên muỗng”. (Nhà giả kim – Paulo Coelho, tr.50,51,52) Câu 1: Đặt tên và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (nhận biết) Câu 2: Chi tiết “anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày từ sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga trên núi cao” có ý nghĩa gì? (thông hiểu)

1 Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Đây là điều duy nhất mà ta có thể khuyên anh: bí quyết của hạnh phúc là biết ngắm nhìn mọi thứ tuyệt mĩ trên thế gian này mà không hề quên hại giọt dầu trên muỗng”. (thông hiểu) Câu 4: Nêu hai bài học mà anh/chị rút ra từ câu chuyện. (vận dụng) II.Làm văn Câu 1: (ID: 250659) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày quan niệm của anh/chị về hạnh phúc. (vận dụng cao) Câu 2: (ID: 250662) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau đây: “Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” (Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mạc Tử, SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục) “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có thấy dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” (Trích Tây Tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM I.Đọc hiểu

Câu 1: *Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm,… *Cách giải: _ Tên văn bản: Bí quyết để hạnh phúc. _ Phương thức biểu đạt: Tự sự. Câu 2: *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. *Cách giải: Chi tiết đó thể hiện khát vọng, mong muốn, sự kiên trì của anh con trai trong hành trình tìm cách để được hạnh phúc. Câu 3: *Phương pháp: Căn cứ biện pháp: ẩn dụ. *Cách giải:

2 Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

_ Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ (hai giọt dầu). => Tác giả muốn nhấn mạnh, sống trong cuộc đời phải biết tận hưởng tận cả những gì đẹp đẽ nhất mà chúng đem đến nhưng cũng không quên gìn giữ, trân trọng những giá trị giản dị mà quan trọng của cuộc sống: gia đình, bạn bè,.. Câu 4: *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. *Cách giải: _ Hạnh phúc là do mỗi người vun trồng, xây dựng, không ai có có thể dạy chúng ta hạnh phúc. _ Hạnh phúc là khi được hưởng thụ mọi tinh hoa, vẻ đẹp trong cuộc sống nhưng cũng không quên đi những giá trị bền vững, cốt lõi nhất của mỗi người, đó chính là gia đình. Câu 1: *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận. *Cách giải:  Yêu cầu về hình thức _ Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ. _ Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. _ Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.  Yêu cầu về nội dung  Giới thiệu vấn đề  Giải thích vấn đề _ Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.  Bàn luận vấn đề _ Ý nghĩa của hạnh phúc + Khiến bản thân luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ. + Lan tỏa niềm hạnh phúc với mọi người xung quanh. _ Làm thế nào để hạnh phúc. + Biết thỏa mãn với những gì mình đang có. Nhưng không vì vậy mà không ngừng nỗ lực, cố gắng. + Cân bằng giữa mọi thứ trong cuộc sống. Có khả năng kiểm soát bản thân trước mọi cám dỗ trong cuộc đời. + Luôn trân quý những thứ tình cảm giản dị mà đẹp đẽ trong cuộc đời, như tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè,…  Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân _ Hiện nay, ta đang sống trong thời đại kinh tế xã hội ngày càng phát triển nên phần nào thoả mãn được nhu cầu của con người. Vì thế quan niệm về hạnh phúc cũng phần nào thay đổi. _ Nhưng hạnh phúc không phải chỉ là những điều to lớn mà còn nằm trong những việc gần gũi, giản dị hằng ngày mà đôi khi ta đã vô tâm mà bỏ lỡ. Vì thế, biết cách cảm nhận những rung động từ cuộc sống thường nhật đôi khi lại đem đến những niềm hạnh phúc rất dạt dào. _ Để niềm hạnh phúc trọn vẹn hơn mỗi ngày, mỗi con người nên rèn luyện cho mình một sức khoẻ tốt và một trái tim luôn rộng mở để có thể cảm nhận vẻ đẹp từ cuộc sống. Câu 2: *Phương pháp: _Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). _Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. *Cách giải:  Yêu cầu hình thức: 3 Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. _Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.  Yêu cầu nội dung:  Giới thiệu tác giả, tác phẩm _ Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ lớn của phong trào thơ Mới. Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi, nhiều “đau thương” nhưng sức sáng tạo lại rất dồi dào, mạnh mẽ. _ Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những thi phẩm nổi tiếng của ông. Bài thơ lấy cảm hứng từ tấm bưu ảnh của một người con gái xứ Huế gửi cho ông khi ông đang trong tình trạng cô đơn, xa cách với tất cả. Nhưng nó là tiếng lòng đầy uẩn khúc của một tình yêu đơn phương mãnh liệt mà vô vọng, là nỗi khát sống, niềm thiết tha gắn bó với cuộc đời của một thi sĩ gặp “hoạn nạn nơi trần thế” khi tuổi còn rất trẻ. _ Bài thơ được xếp trong tập Thơ Điên (sau đổi thành Đau thương). _ Quang Dũng là nhà thơ nổi tiếng của nền thi ca Việt Nam. Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Hồn thơ của ông phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lình Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình. _Tây Tiến là một trong những thi phẩm xuất sắc của Quang Dũng. Bài thơ được in trong tập Mây đầu ô (1986).  Phân tích hai khổ thơ *Khổ thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử _ Câu 1: Cõi người được cụ thể hóa trong hình bóng giai nhân: + “Khách đường xa”: Xa lạ, xa dần. + “Mơ”: cõi mộng, không phải ở cõi thực, không thể nắm bắt. _ Câu 2: + “Trắng quá”: cực tả sắc trắng ở mức độ tột cùng. -> Cảm giác thay thế bằng ảo giác, hình ảnh thay thế bằng ảo ảnh, hình bóng giai nhân mất hết đường nét, chỉ để lại một khoảng trống hẫng hụt trong cõi lòng thi nhân. => Hướng ra ngoài kia để rồi nhận cảm giác hẫng hụt, đành quay về thế giới trong này. _ Câu 3: + “Mờ nhân ảnh”: thiếu vắng tình người -> nỗi đau nhất, chỉ khao khát mà không thể làm gì được. + Sợi dây giao nối duy nhất là tình cảm -> vô hình. _Câu 4: + Đặt câu hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà?” với 2 đại từ phiếm chỉ, gợi 2 cách hiểu: ++ “Ai” chính là cô gái ngoài kia, là Hoàng Thị Kim Cúc là cõi người, có biết được tình cảm của Hàn Mặc Tử đậm đà hay không. ++ “Ai” là mình ở trong này có biết được người ngoài kia có dành tình cảm đậm đà cho mình hay không. -> Sự hoài nghi, băn khoăn vì sợi dây giao nối quá mong manh. -> Sự cô đơn trống vắng, khao khát yêu thương đến khắc khoải của Hàn Mặc Tử. => Tình yêu người, yêu đời, yêu sống thiết tha của Hàn Mặc Tử. *Khổ thơ trong bài Tây Tiến – Quang Dũng: Bốn câu thơ cuối là bức tranh sông nước miền Tây trong chiều sương: _ Trước hết là khung cảnh thiên nhiên: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ + Không gian được bao tr m bởi một màn sương giăng mắc trở nên mờ ảo, như hư, như thực. Sương chiều bảng lảng đầy thi vị, chứ không còn là “sương lấp đoàn quân mỏi” khi màn đêm buông xuống. + Sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử, chỉ có màu lau trắng trải dài tít tắp, phất phơ theo chiều gió thổi, xôn xao ẩn chứa những nỗi niềm của con người… Thiên nhiên như có linh hồn, “hồn lau” hài hòa với “hồn thơ” của những người lính đa cảm. Cũng có thể hiểu “hồn lau” là một ẩn dụ đặc sắc gợi về vẻ đẹp giản dị, gần gũi, hồn hậu của những con 4 Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

người miền Tây - những người lao động trên sông nước mênh mông. _ Trên nền thiên nhiên tĩnh lặng và thơ mộng đó nổi bật hình ảnh con người: Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa + “Dáng người trên độc mộc” phải chăng đó là dáng hình mềm mại, uyển chuyển của thiếu nữ sơn cước trên chiếc thuyền độc mộc trên dòng sông Mã, tạo nên chất thơ làm tiêu tan vẻ dữ dội của “dòng nước lũ” hung hãn + Như để hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng đong đưa làm duyên trên dòng nước xiết. “Hoa đong đưa” là một hình ảnh lạ, hoa lá vô tri như được thổi hồn vào, gợi ra ánh mắt lúng liếng tình tứ của những cô gái v ng núi xinh đẹp trẻ trung + Dường như trong khổ thơ nào của bài thơ cũng thấp thoáng bóng dáng của người đẹp như vậy: - Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi - Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói - Mai Châu m a em thơm nếp xôi đoạn - Kìa em xiêm áo tự bao giờ - Đêm mơ à Nội dáng kiều thơm đoạn Hình ảnh người đẹp thấp thoáng trong các khổ thơ đã điểm cho kí ức Tây Tiến chút lãng mạn, mơ mộng, khiến cho câu chữ trở nên mềm mại hơn và lòng người cũng nhẹ nhàng hơn… _ Những từ có thấy, có nhớ là những lời tự hỏi lòng mình đầy bâng khuâng, lưu luyến khi đã cách xa với Tây Tiến cả về không gian và thời gian…  So sánh sự giống và khác nhau: *Giống nhau: _Cả hai đoạn thơ đều sử dụng bút pháp lãng mạn. _Khung cảnh hiện ra trong tâm tưởng, trong kí ức. _Đều có sự xuất hiện của bóng dáng “người đẹp”. _Cảm xúc đều đặt trong hoàn cảnh của sự chia li, trong những dự cảm về sự khó có thể tái ngộ. *Khác nhau: _Hoàn cảnh sáng tác: +Đây thôn Vĩ Dạ ra đời trong thời kì thơ Mới với hoàn cảnh cá nhân rất đặc biệt của tác giả - đó là khi ông bị bệnh. Bài thơ được viết trong tâm thế của một kẻ sắp chết, là lời từ biệt với cuộc đời. +Tây Tiến được viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Nhân vật trữ tình là một người lính với tình thần anh dũng và tâm hồn lãng mạn. _Cảm hứng: +Hàn Mặc Tử viết bài thơ từ cảm hứng của tấm bưu thiếp được gửi từ người con gái mà tác giả thầm thương trộm nhớ - tình yêu đơn phương. Dù có thể hiện lòng yêu cuộc sống tha thiết, nhưng trong sâu thẳm ta vẫn cảm nhận thấy nỗi cô đơn, tuyệt vọng của ông. +Quang Dũng viết bài thơ từ nỗi nhớ về v ng đất “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn” và những người đồng đội đã c ng mình vào sinh ra tử. Tác phẩm mang cảm hứng bi tráng, nói về những cái chết nhưng không hề bi lụy. Văn bản là bài ca ngợi ca vẻ đẹp anh dũng, kiên cường, hào hùng của họ.  Lí giải: Hai yếu tố phong cách và thời đại chi phối. + Hàn Mặc Tử: xuất hiện trong phong trào thơ Mới với một hồn thơ nhuốm màu sắc bi thương. + Quang Dũng: xuất hiện trong thời kì kháng chiến chống Pháp với hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa, hồn hậu.  Tổng kết

5 Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

CỤM CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN THI THỨ NHẤT

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA Năm học 2017 – 2018 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút

I.ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người ước mơ gần: một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay xa quá và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn. Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào. Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. (…) Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường. (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn; Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn; 2017) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (nhận biết) Câu 2: Theo tác giả, vì sao chúng ta “không thèm khát vị thế cao sang này rẻ rúng công việc bình thường khác”? (thông hiểu) Câu 3: Anh/Chị hiểu thế nào về ý kiến: học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào? (thông hiểu) Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường? Vì sao? (thông hiểu) II.LÀM VĂN Câu 1: (ID: 251733) Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn. (vận dụng cao) Câu 2: (ID: 251734)

1

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người vợ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân, Ngữ Văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam). Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) để nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao. (vận dụng cao) HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM I.ĐỌC HIỂU

II.LÀM VĂN

2

Câu 1: *Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm,… *Cách giải: Phướng thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp *Cách giải: Vì: mỗi người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Câu 3: *Phương pháp: Phân tích, lí giải. *Cách giải: “Học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào” _ Học là phương tiện tốt nhất để mỗi chúng ta có được công việc mình yêu thích và mong muốn. _ Khi tích lũy đủ tri thức, lại có thêm những kĩ năng khác tất yếu ta sẽ nhận được mức thu nhập cao nhất, xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Câu 4: *Phương pháp: Phân tích, lí giải *Cách giải: _ Đồng ý với quan điểm của tác giả _ Vì: + Mỗi nghề đều có một vị trí, ý nghĩa trong xã hội, không có nghề nào là cao quý, nghề nào là thấp hèn. Chỉ cần chúng ta lao động chân chính bằng sức của mình thì ấy chính là nghề cao quý nhất. + Phải quyết tâm, tâm huyết với nghề mình đã chọn, nỗ lực không ngừng để đạt được thành quả cao nhất, vươn đến đỉnh cao của nghề Câu 1: *Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…) *Cách giải:  Yêu cầu về hình thức: _Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ. _Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. _Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.  Yêu cầu về nội dung:  Giới thiệu vấn đề  Giải thích vấn đề _ Ước mơ là gì? Ước mơ là những gì đó vượt ngoài tầm với, ngoài khả năng của bản thân mà chúng ta mong muốn đạt tới. Nhưng nếu nỗ lực, cố gắng hết mình ước mơ sẽ thành hiện thực. => Ước mơ là điều quan trọng với mỗi người, nó là mục tiêu phấn đấu, giúp chúng ta không

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

ngừng nỗ lực, cố gắng để đạt được mong ước đó. Và chỉ có ước mơ không thôi chưa đủ, cần phải có cách thức hành động đúng đắn thì ước mơ đó mới thành hiện thực.  Bàn luận vấn đề _ Vì sao chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn: + Ước mơ mà không hành động thì ước mơ đó chỉ nằm trong ý nghĩa, đó là ước mơ chết nên “chẳng đưa ta đến đâu cả”. + Bởi vậy cần phải hành động để thực hiện ước mơ của chính mình:  Nếu cách thức hành động đứng đắn, nhân văn thì sẽ khẳng định được giá trị bản thân, sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho chính mình và cuộc đời.  Nếu cách thức thực hiện mưu mô, vụ lợi sẽ đánh mất giá trị của chính mình, bị mọi người xa lánh, bị xã hội loại trừ. _ Cách thức thực hiện ước mơ: + Xác định được ước mơ của mình, ước mơ phải mang tính lành mạnh, nhân văn, phục vụ cho cộng đồng, xã hội. + Đưa ra những mục tiêu, dự định và không ngừng nỗ lực phấn đấu. + Không nản chí, bỏ cuộc khi chưa làm hết năng lực của bản thân. + Tin tưởng vào chính mình.  Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân _ Bên cạnh những người có mơ ước và cách thức thực hiện đúng đắn lại có bộ phận các bạn trẻ lười biếng, chỉ mơ ước và để đấy, không có bất cứ hành động nào thực hiện ước mơ của mình. Các bạn đang tự hủy hoại tương lai chính mình và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. _ Liên hệ bản thân: em ước mơ gì? Em đã thực hiện những hành động nào để thực hiện mơ ước của mình. Câu 2: *Phương pháp: _Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). _Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. *Cách giải:  Yêu cầu hình thức: _Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. _Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.  Yêu cầu nội dung:  Giới thiệu tác, tác phẩm _Kim Lân là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam và nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân – mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa. _Vợ nhặt là một trong những sáng tác xuất sắc của ông. Có nhà nghiên cứu văn học đã xếp Vợ nhặt vào loại gần như “thần bút”. _Truyện ngắn được xây dựng trên cái nền hiện thực của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945) và được in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.  Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật “thị”  Giới thiệu chân dung, lai lịch:

3

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

* Lai lịch: không rõ ràng: _ Không tên tuổi. _ Không gia đình, quê hương. _ Không nghề nghiệp. _ Không tài sản _ Không quá khứ. -> Trong nạn đói khủng khiếp, thân phận con người trở nên hết sức vô nghĩa. * Chân dung: _ Ngoại hình: + Áo quần tả tơi như tổ đỉa + Gầy sọp + Mặt lưỡi cày xám xịt + Ngực gầy lép + Hai con mắt trũng hoáy  Ngoại hình thảm hại do cái đói tạo ra. _ Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động: + “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Ăn thật nhá”, “Hà, ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố” -> đanh đá, chua ngoa, chao chát, chỏng lỏn. + “Ton ton chạy lại”, “liếc mắt cười tít”, “sầm sập chạy đến”, “xưng xỉa nói”, “cong cớn”, “cắm đầu ăn”, “ăn xong lấy đũa quẹt một cái”, bám lấy câu nói đùa của người ta để theo về làm vợ thật -> vô duyên, táo bạo đến mức trơ trẽn.  Vẻ đẹp nhân vật: * Khát vọng sống mãnh liệt: _ Khi nhìn dưới góc độ nhân bản thì tất cả hành động, cử chỉ trơ trẽn, vô duyên của thị lại là biểu hiện của khát vọng sống mãnh liệt -> khâm phục thị. * Vẻ đẹp nữ tính: _ Trên đường về nhà chồng: + Rón rén, e thẹn: “Thị cắp cái thúng con, cái đầu hơi cúi xuống; cái nón rách tả tơi nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt” + Ngượng nghịu: “Chân nọ ríu vào chân kia”. -> Bẽn lẽn, thẹn thùng như bất kì cô dâu mới nào. _ Khi về đến nhà chồng: + Thấy gia cảnh nhà chồng: “nén tiếng thở dài” + “Ngồi mớm ở mép giường” _ Khi gặp gỡ mẹ chồng: + Đứng dậy nghênh đón, lễ phép chào. + Ngượng nghịu cúi đầu, tay vân vê vạt áo. + Đứng im lắng nghe bà cụ Tứ dặn dò. _ Sáng hôm sau: + Dọn dẹp, vun vén nhà cửa. + Bưng bát cháo khoán điềm nhiên và vào miệng. -> Hiền hậu đúng mực * Niềm tin vào tương lai: _ Đưa đến thông tin mang tính chất như định hướng để mở ra lối thoát. *Nghệ thuật xây dựng nhân vật: chú trọng khắc họa cử chỉ, hành động, ngoại hình để người đọc nhận ra vẻ đẹp của thị.  Liên hệ với nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao  Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo _Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông xoay quanh đề tài về người trí thức nghèo và người nông dân. _Chí Phèo là một trong số những sáng tác đặc sắc làm nên tên tuổi của ông và đưa ông lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

4

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

 Khái quát nhân vật Thị Nở *Chân dung, lai lịch: - Chân dung thảm hại: xấu ma chê quỷ hờn. - Dở hơi, “ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích”. - Nghèo. - Có dòng giống mả hủi. -> Không có cơ hội tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân. -> Bi đát, thảm hại, đáng thương, tội nghiệp. *Vẻ đẹp tâm hồn: _ Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc. + Trong đêm gặp gỡ ăn nằm với Chí Phèo, Chí Phèo bị cảm lạnh nôn mửa, Thị Nở chăm sóc ân cần cho Chí: dìu vào lều -> đặt nằm lên chõng -> nhặt nhạnh những manh chiếu rách đắp cho Chí Phèo cho khỏi lạnh rồi mới ra về. + Khi ra về vẫn nghĩ đến Chí Phèo, không ngủ được, thương -> thức dậy ý thức trách nhiệm. + Sáng sớm hôm sau nấu một nồi cháo hành mang cho Chí Phèo -> nhìn hắn toe toét cười, giục hắn ăn nóng…. -> Ân cần, tình tứ. -> Thức tỉnh Chí Phèo. _ Biết khát khao hạnh phúc. + Sau khi ăn nằm với Chí Phèo, Thị Nở về nhà và lăn lộn không ngủ được, nghĩ đến những chuyện đã qua, nghĩ đến hai chữ “vợ chồng” và thức dậy cho mình bản năng, khát vọng hạnh phúc đã ấp ủ từ lâu. + Sẵn sàng vượt qua định kiến, đến ở với Chí Phèo suốt năm ngày. + Về hỏi ý kiến bà cô để hợp thức hóa mối quan hệ với Chí Phèo, để có hạnh phúc bình dị như bao con người bình thường khác.  Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai nhà văn: *Giống: Khắc họa vẻ đẹp con người qua vẻ đẹp về nhân phẩm, về tâm hồn. Đây cũng là chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của hai nhà văn. *Khác: _Kim Lân: Nhân vật của ông tìm được con đường sống cho mình. _Nam Cao: Xây dựng nhân vật bằng bút pháp điển hình, nhân vật bị đặt ra ngoài rìa của xã hội. Nhân vật được khắc họa rõ nét qua diễn biến tâm lí.  Tổng kết

5

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

SỞ GD – ĐT LẠNG SƠN TRƢỜNG THPT CHUYÊN CHU VĂN AN ____________________________ ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG LỚP 12 NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm có 01 trang)

I.ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Chúng ta thường đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc để có được ngoại hình đẹp, nhà cửa khang trang, xe cao cấp, quần áo giày dép đắt tiền. Nhưng còn nền tảng cho hạnh phúc thực sự của chúng ta, điều không thể nhìn thấy bằng mắt thường – “những mối quan hệ tốt”, chúng ta đã đầu tư được bao nhiêu rồi? Cho dù gặp khó khăn trong cuộc sống, chỉ cần bạn biết rằng bên cạnh mình có người hiểu được giá trị con người bạn và ủng hộ bạn bằng sự quan tâm chân thành thì bạn có thể nhận được hạnh phúc và dũng khí to lớn để sống tiếp. Ngược lại, cho dù bạn có điều kiện vật chất tốt đến mức nào đi chăng nữa, nếu những mối quan hệ của bạn bắt đầu xấu đi thì bạn sẽ bắt đầu khổ sở, dễ mắc chứng trầm cảm, thậm chí nếu cảm thấy quá khó khăn và mệt mỏi, bạn có thể nghĩ đến cả cái chết. Nếu bạn đang nỗ lực để có được ngoại hình đẹp, nhà cửa khang trang, xe cao cấp, quần áo giày dép đắt tiền, vậy chẳng phải bạn cũng nên nỗ lực thật nhiều để tạo được mối quan hệ tốt? Những mối quan hệ tốt không thể tự nhiên hình thành nếu bạn không đầu tư một chút cố gắng. Vậy làm sao để được sống trong những mối quan hệ tốt đẹp? (Trích Bước chậm lại giữa thế gian vội vã, Hae Min, Nxb Hội nhà văn, 2017, tr.60) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (nhận biết) Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào là những mối quan hệ tốt? (thông hiểu) Câu 3. Theo tác giả, vì sao những mối quan hệ tốt là nền tảng cho hạnh phúc thực sự? (thông hiểu) Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Những mối quan hệ tốt không thể tự nhiên hình thành nếu bạn không đầu tư một chút cố gắng? Vì sao? (vận dụng) II.LÀM VĂN Câu 1: (ID: 247144) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về việc làm sao để được sống trong những mối quan hệ tốt đẹp? (vận dụng cao) Câu 2: (ID: 247147) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (đoạn trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài). Từ đó trình bày suy nghĩ về sức sống con người Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. (vận dụng cao) 1 Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

HƢỚNG DẪN LÀM BÀI THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM I.ĐỌC HIỂU

II.LÀM VĂN

Câu 1: *Phƣơng pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học tự sự, miêu tả, biểu cảm,… *Cách giải: Phương thức biểu đạt: Nghị luận Câu 2: *Phƣơng pháp: Phân tích, lí giải *Cách giải: Mối quan hệ tốt đẹp là khi giữa con người với con người có thể thấu hiểu, lắng nghe để biết được quan điểm, cảm xúc của đối phương. Mối quan hệ tốt là khi đôi bên tôn trọng nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau những lúc gặp khó khăn. Câu 3: *Phƣơng pháp: Phân tích, lí giải *Cách giải: Những mối quan hệ tốt là nền tảng cho hạnh phúc thực sự vì: Cho dù gặp khó khăn trong cuộc sống, chỉ cần bạn biết rằng bên cạnh mình có người hiểu giá trị con người bạn và ủng hộ bạn bằng sự quan tâm chân thành thì bạn có thể nhận được hạnh phúc và dũng khí to lớn để sống tiếp. Câu 4: *Phƣơng pháp: Lí giải *Cách giải: _ Đồng ý với quan điểm trên. _ Vì: bất cứ điều gì trong cuộc sống này cũng vậy nếu ta không bỏ công sức thì sẽ không có thành quả. Mọi sự may mắn không phải vô tình có được mà là do những tích lũy nhỏ bé trước kia của bạn tạo thành. Bởi vậy, mối quan hệ tốt đẹp không thể ngẫu nhiên mà có nếu ta không bỏ sức vun đắp. Câu 1: *Phƣơng pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…) *Cách giải:  Yêu cầu về hình thức _Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ. _Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. _Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.  Yêu cầu về nội dung  Giới thiệu vấn đề  Giải thích vấn đề _ Mối quan hệ tốt đẹp: là khi giữa con người với con người có thể thấu hiểu, lắng nghe để biết được quan điểm, cảm xúc của đối phương. Mối quan hệ tốt là khi đôi bên tôn trọng nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau những lúc gặp khó khăn. => Một mối quan hệ tốt đẹp là điều bất cứ ai cũng cần có trong cuộc sống, nhưng không phải ai cũng biết cách để được sống trong những điều tốt đẹp ấy.  Bàn luận vấn đề _ Làm thế nào để được sống trong những điều tốt đẹp? + Luôn lắng nghe để thấu hiểu nhau. Lắng nghe và không phán xét sẽ giúp mọi người hiểu nhau hơn, xóa nhòa khoảng cách với nhau.

2 Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

+ Tôn trọng người đối thoại với mình. Tôn trọng là nền tảng cho một mối quan hệ vững chắc do đó bạn nên tôn trọng bản thân mình cũng như những người khác. + Quan tâm, chăm sóc mọi người mà trước hết là những người bên cạnh mình, những người thân như ông bà, bố mẹ,… _ Lợi ích khi được sống trong những điều tốt đẹp: + Bản thân cảm thấy thoải mái, hạnh phúc. + Luôn được mọi người quan tâm, giúp đỡ.  Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân _ Bên cạnh những người luôn tích cực cải thiện mối quan hệ xã hội của mình thì lại có những cá nhân sống cô lập, tách mình ra khỏi xã hội hoặc chỉ nhằm phấn đấu phục vụ lợi ích cá nhân quên đi những người xung quanh. Những người như vậy thường sẽ không tìm thấy hạnh phúc thực sự, luôn sống trong sự cô đơn. _ Mỗi chúng ta là một tế bào của xã hội, không ai có thể tách mình ra khỏi cộng đồng ấy. Bởi vậy phải có lối sống tích cực, hòa mình vào cộng đồng. Luôn thấu thiếu, cảm thông và tôn trọng những người xung quanh để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. _ Em đã làm gì để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Câu 2: *Phƣơng pháp: _Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). _Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. *Cách giải:  Giới thiệu tác giả, tác phẩm _Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa. _Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu mường, viết về dân tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.  Giới thiệu nhân vật Mị *Chân dung, lai lịch: _Nhan sắc: trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê. _Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. _Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ: +Hiếu thảo: Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố +Tự tin vào khả năng lao động: Con đã biết cuốc nương làm ngô +Khao khát tự do: Bố đừng bán con cho nhà giàu  Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối. *Số phận bi kịch: Bị biến thành con dâu gạt nợ: _Nguyên nhân: +Do món nợ truyền kiếp. +Vì bị A Sử lừa bắt về do hủ tục cướp vợ của người dân tộc thiểu số. _Thân phận bi kịch: +Mới về làm dâu xuất hiện ý thức phản kháng +Lâu rồi, quen dần cũng trở nên trơ lì, chai sạn về cảm xúc.  Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân: Trong đêm tình mùa xuân, 3 Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

sức sống tiềm tàng của Mị đã trỗi dậy. * Nguyên nhân thức dậy sức sống tiềm tàng: _ Khung cảnh ngày xuân: +Màu sắc rực rỡ: cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe rộng ra như những cánh bướm sặc sỡ. +Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng: tiếng trẻ con chờ tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà … _ Tiếng sáo: có sự dịch chuyển, vận động: +Từ xa đến gần (Từ ngoài vào trong, từ khách thể nhập vào chủ thể): Lấp ló ngoài đầu núi vọng lại. Văng vẳng ở đầu làng. Lửng lơ bay ngoài đường. Rập rờn trong đầu Mị. + Từ hiện tại đến quá khứ (Từ cõi thực đến cõi mộng). + Tiếng sáo rủ bạn đi chơi đầy háo hức -> tiếng sáo gọi bạn yêu trong tuyệt vọng. => Dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ. _Hơi rượu: +Uống cả hũ rượu +Uống ực từng bát -> Say lịm mặt ngồi đấy -> Lãng quên hiện tại -> Sống lại quá khứ. * Diễn biến tâm lí – hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại để tìm lại chính mình: (+) Tương tranh, mẫu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu: _Sức sống tiềm tàng: + Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng” + Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. _Thực tại hiện hữu: Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng. (+) Trong hơi rượu -> sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy _Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình. + Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sáng. -> thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình. + Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo. (+) Hành động vượt thoát khỏi hoàn cảnh bị chặn đứng: _Mị bị A Sử trói vào cột, không cho đi chơi. -> A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát vọng, sức sống của Mị. -> Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi. (+) Sáng hôm sau Mị tỉnh lại, quay về thực tại, nhận ra tình thế bi đát của mình: _Những dây trói xiết lại, đau dứt từng mảnh thịt. -> Thấy mình không bằng con ngựa ở bên kia vách. *Giá trị nhân đạo: Tin tưởng vào bản chất người luôn tiềm tàng trong mỗi con người: khát vọng sống mãnh liệt.  Sức sống của con người Việt Nam trước Cách mạng _Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về người dân lao động miền núi Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức đày đọa giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do, đi tìm lối thoát. Đó cũng chính là sức sống của con người Việt Nam trước Cách mạng.  Tổng kết

4 Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 01 trang)

THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I.ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Điều mà tôi luôn đau đáu là: hầu hết mọi người đều đang sống dưới khả năng của mình. Tại sao như vậy? Mỗi người đều có những tiềm năng khác nhau. Mỗi người đều có những thế mạnh khác nhau. Nhưng tại sao hầu hết mọi người đều không sống đúng với tiềm năng của mình? Có thể là vì đa phần chúng ta đều lười, đều không sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình. Có thể là vì nhiều người trong chúng ta chưa nhận thức được sức mạnh của thói quen, chúng ta muốn thay đổi nhưng chưa đủ động lực để vượt qua được sức ì, sự trì níu của những thói quen xấu. Hoặc cũng có thể là vì, sau những lần thất bại trong cuộc sống, sau những va vấp của tuổi trẻ, từ bao giờ chúng ta đã tự thuyết phục bản thân rằng mình là một người bình thường, mình không có gì đặc biệt, rằng hãy thôi mơ mộng viển vông, hãy chấp nhận sống một cuộc đời bình thường, có những công việc bình thường. Và rồi chúng ta chết đi, trên tấm bia mộ ghi: “Đây là nơi yên nghỉ của một người hoàn toàn bình thường”. Bạn thân mến, nếu bạn đã có lúc nào đó nghĩ rằng mình là người đặc biệt, rằng mình khác thường, thì đừng dập tắt ý nghĩ đó. Hãy tin vào lời thì thầm bên trong của mình, hãy trân trọng sự khác biệt, nuôi dưỡng niềm tin vào bản thân mình. Âm thầm rèn luyện, tìm kiếm đam mê và theo đuổi con đường riêng của mình. Rồi một lúc nào đó, bạn sẽ thấy mình đang sống đúng như cách mà bạn từng mơ ước. Hãy luôn tin rằng bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng. (Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Roise Nguyễn, NXB Hội nhà văn, trang 245 – 246) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (nhận biết) Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân nào khiến “hầu hết mọi người đều không sống đúng với tiềm năng của mình”? (thông hiểu) Câu 3. Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. (thông hiểu) Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? (vận dụng) II.LÀM VĂN Câu 1. (ID: 248714) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của tác giả trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “hãy trân trọng sự khác biệt”. (vận dụng cao) Câu 2: (ID: 248715)

1

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ (đoạn trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó, hãy liên hệ với vẻ đẹp của nhân vật thị Nở trong đoạn văn sau: Báo cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình đẫm bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chạy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu, thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, hay trận ốm thay đổi hắn về sinh lí cũng thay đổi cả tâm lí nữa? Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo xa. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. (Chí Phèo – Nam Cao, SGK Ngữ Văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 151) (vận dụng cao) HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM I.ĐỌC – HIỂU

2

Câu 1: *Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm,… *Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: *Phương pháp: Phân tích. *Cách giải: Các lí do các tác giả đưa ra: _ Có thể là vì đa phần chúng ta đều lười, đều không sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của chính mình. _ Có thể là vì nhiều người trong chúng ta chưa nhận được sức mạnh của thói quen, chúng ta muốn thay đổi nhưng chưa đủ động lực để vượt qua sức ì, sự trì níu của những thói quen xấu. _ Hoặc cũng có thể là vì, sau những lần thất bại trong cuộc sống, sau những va vấp của tuổi trẻ, từ bao giờ chúng ta đã tự thuyết phục bản thân rằng mình là một người bình thường, mình không có gì đặc biệt, rằng hãy thôi mơ mộng viển vông, hãy chấp nhận sống một cuộc đời bình thường, có những công việc bình thường. Câu 3: *Phương pháp: Căn cứ các biện pháp tu từ đã học. *Cách giải: _ Điệp cấu trúc: có thể là vì (hoặc có thể làm vì) => Nêu lên những nguyên nhấn nhằm nhấn mạnh, lí giải nguyên do vì sao bạn không dám khác biệt, bạn không dám mơ ước. _ So sánh: Bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng. => Hình ảnh so sánh ví mỗi con người như một ngôi sao, nếu dám vươn lên, nỗ lực không ngừng sẽ được tỏa sáng. Hình ảnh so sánh đẹp là động lực để mỗi cá nhân không ngừng cố gắng. Câu 4: *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. *Cách giải:

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

II.LÀM VĂN

3

Mỗi học sinh có thể đưa ra những thông điệp khác nhau sau khi đọc đoạn trích, sau đây là gợi ý: _ Luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân, có dũng khí thực hiện mọi mơ ước của mình. _ Tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh cũng là tôn trọng sự khác biệt của chính mình. Câu 1: *Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…) *Cách giải:  Yêu cầu về hình thức: _Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ. _Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. _Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.  Yêu cầu về nội dung:  Giới thiệu vấn đề.  Giải thích vấn đề: _ Tôn trọng sự khác biệt là gì? Là sự thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông với những điều khác biệt của mọi người xung quanh. _ Sự khác biệt tồn tại như một điều tất yếu trên thế giới này, nếu không hiểu được sự khác biệt giữa người này và người khác là một điều bình thường thì ta sẽ có cái nhìn thiếu khách quan dẫn đến kỳ thị, thiếu tôn trọng.  Bàn luận vấn đề _Vì sao chúng ta phải tôn trọng sự khác biệt? + Tôn trọng sự khác biệt với người khác là cách ứng xử có văn hóa, mà mỗi người cần có trong xã hội hiện đại. + Mỗi người chúng ta đều có một giá trị riêng, khi ta chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, giá trị của người khác cũng là khi ta tôn trọng chính mình. _Tôn trọng sự khác biệt sẽ đem lại điều gì? + Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của người khác còn giúp ta có một tâm hồn đẹp, việc lưu tâm đến sự tử tế của người khác sẽ xóa tan ấn tượng về cảm giác khó gần, khắt khe từ phía những người bạn xung quanh. _Cần làm gì để luôn có thái độ đúng mực với những “khác biệt” trong cuộc sống? + Luôn có cái nhìn bao dung, độ lượng trước mọi vấn đề. + Nhìn nhận, đánh giá mọi việc từ nhiều khía cạnh, không nên có cái nhìn phiến diện, một chiều.  Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân _Bên cạnh những người tôn trọng sự khác biệt lại luôn có những đối tượng lên án, kì thị thậm chí tẩy chay những sự khác biệt ấy. Đó là biểu hiện của suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc cần có sự thay đổi. _Liên hệ bản thân. Câu 2: *Phương pháp: _Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). _Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. *Cách giải:  Yêu cầu hình thức: _Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. _Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.  Yêu cầu nội dung:  Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

_Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa. _Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu Mường, viết về dân tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.  Giới thiệu nhân vật _Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê. _Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. _Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ: + Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố” + Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô” + Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu” -> Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.  Phân tích vẻ đẹp nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ: vẻ đẹp của sức phản kháng mạnh mẽ, của lòng thương người * Tình huống gặp gỡ: _A Phủ: trong khi đi chăn bò cho nhà thống lí Pá Tra do mải bẫy nhím nên để hổ vồ mất một con bò -> bị trói đứng. _Mị: Sau đêm tình mùa xuân Mị rơi vào trạng thái tê liệt về tinh thần. Hàng đêm ngồi cạnh bếp lửa (cạnh chỗ A Phủ bị trói) hơ tay hơ chân. -> Hai người gặp gỡ nhau. * Sự thức tỉnh của Mị: _Nguyên nhân: + Giọt nước mắt A Phủ “giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. _Diễn biến tâm trạng: + Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ -> thương mình -> thương người. + Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu về cái chết -> càng thương hơn -> thương người lấn át cả thương thân -> Hành động cắt dây cởi trói. + Mị hốt hoảng, sợ hãi -> thúc đẩy bản năng tự vệ tích cực của Mị -> Mị vùng chạy theo A Phủ. => + Đồng cảm, xót thương với số phận khổ đau của nhân vật A Phủ dưới ách áp bức của giai cấp thống trị miền núi. + Lên án, phê phán mạnh mẽ giai cấp thống trị miền núi đã đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng. + Phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của A Phủ. + Tìm hướng giải thoát cho cuộc đời nhân vật: dũng cảm đứng lên chống lại cường quyền, tiền quyền, thần quyền để giải phóng bản thân; tham gia du kích. => Mị là hiện thân của sức sống, của tình yêu thương trong mỗi con người.  Liên hệ với vẻ đẹp của nhân vật thị Nở trong đoạn trích *Giới thiệu tác giả, tác phẩm _Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của ông xoay quanh đề tài về người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. _Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

4

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

*Giới thiệu nhân vật Thị Nở _Chân dung thảm hại: xấu ma chê quỷ hờn. _Dở hơi, “ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích”. _Nghèo. _Có dòng giống mả hủi. -> Không có cơ hội tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân. -> Bi đát, thảm hại, đáng thương, tội nghiệp. *Khái quát về nhân vật thị Nở trong đoạn trích Trong đoạn trích, thị Nở hiện lên là một người phụ nữ nhân hậu, ần cần quan tâm, chăm sóc cho người mà mình yêu thương. Chính sự quan tâm, chăm sóc cùng tình yêu thương của thị Nở đã làm sống dậy con người lương thiện trong Chí Phèo. *Điểm tương đồng và khác biệt của nhân vật Mị và nhân vật thị Nở trong đoạn trích: _Điểm tương đồng: +Đều là người phụ nữ trong những hoàn cảnh cá nhân khốn khổ, phải chịu nhiều áp bức, bất công từ xã hội. +Đều giàu tình yêu thương, đem tình yêu để giải thoát, để đánh thức phần người ở những cá nhân xung quanh mình. _Khác nhau: +Hoàn cảnh cá nhân: ++Mị bị là cô gái miền núi bị thống trị bởi cả cường quyền lẫn thần quyền trong thân phận con dâu gạt nợ. ++Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn, nghèo, dở hơi, bị đặt ra ngoài vòng xã hội lúc bấy giờ +Tình cảm: ++Tình cảm Mị đối A Phủ là lòng đồng cảm của những con người đang chịu chung số phận. ++Thị Nở tình thương yêu của một đôi lứa xứng đôi trong quan niệm của xã hội bấy giờ.  Tổng kết

5

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm: 02 trang

I.ĐỌC – HIỂU Lòng nhân ở mỗi con người, luôn tiềm ẩn và nếu nó được dung dưỡng và bồi đắp thì sẽ tạo ra những nhân cách sống đẹp và giúp ích cho xã hội. Câu chuyện bé gái Hải An 7 tuổi mấy vì bệnh hiểm nghèo để lại giác mạc cho người sống đang tiếp tục loan tỏa, và đặc biệt là nó đã đánh thức lòng nhân trong nhiều người chúng ta. Những ngày qua, hàng trăm cuộc gọi điện và email hoặc trực tiếp đến nhờ tư vấn và đăng kí hiến tặng mô tạng tại Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia. Điều đó không phải bỗng dưng, nó được bắt đầu từ “đốm lửa nhỏ” mang tên Hải An. Một sự mất mát dù đau đớn nhưng lan truyền được cái đẹp, thậm chí tạo nên được một nguồn cảm hứng. Lòng nhân con người trong xã hội đầy bộn bề lo toan cơm áo gạo tiền dễ bị “ngủ yên”, nếu không được đánh thức thì nó sẽ mãi “ngủ yên”. Đời người trải qua sinh – bệnh – lão – tử và thường ngẫm rằng chết là hết. Nhưng với y học ngày càng phát triển, con người chết đi không chỉ để lại tiếng mà còn có thể để lại một phần cơ thể, giúp ích cho những người khác đang sống. Không chỉ ở Việt Nam mà cả tại những quốc gia phát triển và văn minh bậc nhất thể giới như ở châu Âu và Bắc Mỹ, không phải cá nhân nào, gia đình nào cũng dễ dàng chấp nhận một thực tế hiến tặng mô tạng khi người thân mình mất đi. Các trường hợp hiến tặng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhoi nhưng cũng chẳng thể trách móc vì đó là quyền của mỗi cá nhân, quyền con người. Thế mà một bé gái 7 tuổi, trong cơn bệnh hiểm nghèo, đã đồng ý hiến tặng mô tạng, đó mới là câu chuyện hiếm có. Chính vì thế, nó đã tạo ra được sự xúc động lan truyền trong xã hội, thúc đẩy sự mạnh dạn trong suy nghĩ của nhiều người về việc đăng kí hiến tặng mô tạng. Và hơn thế nữa, “đốm lửa nhỏ” Hải An cùng người mẹ của bé dã gợi cảm hứng về một suy nghĩ khác cho nhiều người: Trong cái chết nghĩ về sự sống, ta tiếp tục được sống trong một sự sống khác với tình yêu và sự chở che. Sự đánh thức lòng nhân và gợi cảm hứng về một cách sống đẹp luôn là điều mà mỗi con người hướng đến, qua đó chúng ta mới tạo được những giá trị sống về mặt tinh thần mạnh mẽ có thể lay động bao người. THẾ LÂM (http://laodong.vn/dien-dan/tu-be-hai-an-long-nhan-duoc-danh-thuc-593337.ldo) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (nhận biết) Câu 2: Theo tác giả vì sao “một bé gái 7 tuổi, trong cơn bệnh hiểm nghèo, đã đồng ý hiến tặng mô tạng, đó mới là câu chuyện hiếm có”? (thông hiểu) Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “Lòng nhân ở mỗi con người, luôn tiềm ẩn và nếu nó được dung dưỡng và bồi đắp thì sẽ tạo ra những nhân cách sống đẹp và giúp ích cho xã hội”? (thông hiểu) Câu 4: Qua đoạn trích anh/chị rút ra được bài học gì cho mình? (vận dụng)

1

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

II.LÀM VĂN Câu 1. (ID: 248707) Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay. (vận dụng cao) Câu 2. (ID: 248708) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài). Từ đó liên hệ nhân vật Liên trong tác phaảm “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) để nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn. (vận dụng cao) HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM I.ĐỌC – HIỂU

II.LÀM VĂN

2

Câu 1: *Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu tả, biểu cảm,… *Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: *Phương pháp: Phân tích *Cách giải: Vì: “Không chỉ ở Việt Nam mà cả những quốc gia phát triển và văn minh bậc nhất thế giới như ở Châu Âu và Bắc Mỹ, không phải cá nhân nào, gia đình nào cũng dễ dàng chấp nhận một thực tế hiến tặng mô tạng khi người thân mình mất đi. Các trường hợp hiến tặng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhoi nhưng cũng chẳng thể trách móc vì đó là quyền của mỗi cá nhân, quyền con người”. Câu 3: *Phương pháp: Phân tích, lí giải *Cách giải: “Lòng nhân ở mỗi con người, luôn tiềm ẩn và nếu nó được dung dưỡng và bồi đắp thì sẽ tạo ra những nhân cách sống đẹp và giúp ích cho xã hội” _ Lòng nhân – tình yêu thương con người là cái bản chất, cái vốn có trong mỗi con người. _ Lòng nhân không phải lúc nào cũng được biểu lộ rõ ràng, dễ thấy mà đôi khi nó bị khuất lấp bởi những bộn bề cuộc sống, bởi vậy cần có những hành động cụ thể để đem tình yêu thương đó vào thực tiễn. _ Khi cả xã hội đối xử với nhau tràn ngập tình yêu thương cuộc sống sẽ trở nên đẹp đẽ hơn, hạnh phúc hơn. Câu 4: *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp *Cách giải: Mỗi học sinh có thể tự rút ra cho mình những bài học khác nhau từ nội dung đoạn trích. Sau đây là một vài gợi ý: _ Tình yêu thương khi được lan tỏa sẽ đem lại những tác động tích cực cho cộng đồng xã hội. _ Mỗi chúng ta cần sống một cách tử tế, luôn yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh bằng sự chân thành. Câu 1: *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận. *Cách giải:  Yêu cầu về hình thức

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ. _Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. _Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.  Yêu cầu về nội dung * Giới thiệu vấn đề * Giải thích vấn đề - Sống tử tế: là sống tốt với những người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình, những việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp. => Sống tử tế là lối sống tốt đẹp, cần có trong mỗi con người để làm xã hội ngày một tốt đẹp hơn. * Bàn luận vấn đề - Sự cần thiết của việc lan tỏa lối sống tử tế: + Lối sống tử tế đem lại niềm vui, sự hạnh phúc cho chính bản thân mình. Tố Hữu đã từng nói: “Đã là con chim, chiếc lá Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả ống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” + Lối sống tử tế khi được lan tỏa sẽ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. + Biết yêu thương những người xung quanh, cho đi – nhận lại yêu thương là điều đẹp đẽ và tuyệt vời nhất đối với chúng ta. + Trong xã hội ngày càng phát triển, con người ngày một vô cảm, tình yêu thương giữa con người với con người ngày càng trở thành món quà xa xỉ thì việc lan truyền những người tử tế, việc tử tế càng trở nên quan trọng hơn. - Những hành động cần thiết để thực hiện điều tử tế: + Luôn quan tâm, giúp đỡ những người quanh mình mà trước hết là giúp đỡ người thân: ông bà, cha mẹ,… + Sống chân thành, mở rộng tấm lòng, cho đi bằng sự chân thật, không nghĩ đến những lợi ích khác. + Lên án những kẻ sống hời hợt, ích kỉ, chỉ suy nghĩ cho riêng mình. - Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân + Trong một môi trường sống đầy rẫy những việc không tử tế thì câu chuyện thực hành sự tử tế gặp không ít những thách thức. Tuy nhiên, tất cả đều có thể vượt qua nếu ta còn biết nghĩ đến mọi người. Tất cả chúng ta, dù ít dù nhiều, đều từng được hưởng sự tử tế hay ân huệ của cuộc đời. Lẽ nào ý thức về sự đáp đền không mảy may xuất hiện trong ta? + Em đã làm gì để thực hiện lối sống tử tế. Câu 2: *Phương pháp: _Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). _Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. *Cách giải:  Yêu cầu hình thức: _Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. _Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.  Yêu cầu nội dung:  Giới thiệu tác giả, tác phẩm _Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt,

3

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

đắc địa. _Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu Mường, viết về dân tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.  Giới thiệu nhân vật _Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê. _Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. _Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ: + Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố” + Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô” + Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu” -> Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.  Phân tích nhân vật 1.Số phận bi kịch: Bị biến thành con dâu gạt nợ: a. Nguyên nhân: _ Do món nợ truyền kiếp. _ Vì Mị bị A Sử lừa bắt về do hủ tục cướp vợ của người dân tộc thiểu số. b. Thân phận bi kịch: Con dâu gạt nợ: * Khi mới về làm dâu: _ Xuất hiện ý thức phản kháng: + “Có đến mấy tháng trời đêm nào Mị cũng khóc” -> phản kháng yếu ớt. + Muốn tự tử -> phản kháng mạnh mẽ. * Khi làm dâu đã quen: _Nỗi khổ về thể xác: + Thời gian của Mị chỉ được tính bằng công việc, các công việc nối tiếp nhau, việc này chồng lên việc kia. Mị trở thành một cỗ máy, công cụ lao động, mất hết ý niệm về thời gian. + Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa; thậm chí còn không bằng con trâu con ngựa. _Nỗi khổ về tinh thần: + Thể hiện qua những câu văn tả thực trầm buồn mở đầu tác phẩm: “Ai có việc ở xa về…”, “lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. + Biện pháp so sánh: Mị - con trâu, con ngựa; Mị - con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa. -> vật hóa nặng nề. + Hình ảnh ẩn dụ: căn buồng Mị ở “kín mít, chỉ có một cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào nhìn ra cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng” -> giống như ngục thất giam cầm cuộc đời Mị, giống như nấm mồ chôn vùi tuổi thanh xuân, chôn vùi hạnh phúc của Mị.  Giá trị hiện thực và nhân đạo: _Giá trị hiện thực : Phơi bày thực trạng xã hội phong kiến miền núi lúc bấy giờ. _Giá trị nhân đạo: + Bày tỏ sự đồng cảm, xót thương cho những số phận dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi. + Lên án, phê phán những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người. 2.Vẻ đẹp tâm hồn: a. Sức sống tiềm tàng trong đêm tình mùa xuân: * Nguyên nhân thức dậy sức sống tiềm tàng: _ Khung cảnh ngày xuân: + Màu sắc rực rỡ: cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe rộng ra như

4

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

những cánh bướm sặc sỡ. + Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng: tiếng trẻ con chờ tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà … _Tiếng sáo: có sự dịch chuyển, vận động: + Từ xa đến gần (Từ ngoài vào trong, từ khách thể nhập vào chủ thể): Lấp ló ngoài đầu núi vọng lại. Văng vẳng ở đầu làng. Lửng lơ bay ngoài đường. Rập rờn trong đầu Mị. + Từ hiện tại đến quá khứ (Từ cõi thực đến cõi mộng). + Tiếng sáo rủ bạn đi chơi đầy háo hức -> tiếng sáo gọi bạn yêu trong tuyệt vọng. => Dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ. _Hơi rượu: + Uống cả hũ rượu + Uống ực từng bát -> Say lịm mặt ngồi đấy -> Lãng quên hiện tại -> Sống lại quá khứ. * Diễn biến tâm lí – hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại để tìm lại chính mình: (+) Tương tranh, mẫu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu: _Sức sống tiềm tàng: + Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng” + Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. _Thực tại hiện hữu: Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng. (+) Trong hơi rượu -> sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy _Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình. + Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sáng. -> thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình. + Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo. (+) Hành động vượt thoát khỏi hoàn cảnh bị chặn đứng: _Mị bị A Sử trói vào cột, không cho đi chơi. -> A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát vọng, sức sống của Mị. -> Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi. (+) Sáng hôm sau Mị tỉnh lại, quay về thực tại, nhận ra tình thế bi đát của mình: _Những dây trói xiết lại, đau dứt từng mảnh thịt. -> Thấy mình không bằng con ngựa ở bên kia vách. b. Sức phản kháng mạnh mẽ trong đêm mùa đông: Mị cắt dây cởi trói cứu A Phủ và tự chạy trốn: * Tình huống gặp gỡ: _A Phủ: trong khi đi chăn bò cho nhà thống lí Pá Tra do mải bẫy nhím nên để hổ vồ mất một con bò -> bị trói đứng. _Mị: au đêm tình mùa xuân Mị rơi vào trạng thái tê liệt về tinh thần. Hàng đêm ngồi cạnh bếp lửa (cạnh chỗ A Phủ bị trói) hơ tay hơ chân. -> Hai người gặp gỡ nhau. * Sự thức tỉnh của Mị: _Nguyên nhân: + Giọt nước mắt A Phủ “giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. _Diễn biến tâm trạng: + Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ -> thương mình -> thương người. + Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu về cái chết -> càng thương hơn -> thương người lấn át cả thương thân -> Hành động cắt dây cởi trói. + Mị hốt hoảng, sợ hãi -> thúc đẩy bản năng tự vệ tích cực của Mị -> Mị vùng chạy theo A Phủ.

5

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

4.Tổng hợp, đánh giá a. Giá trị nội dung: _Giá trị hiện thực: + Phơi bày, phản ánh một cách chân thực số phận cực khổ của người dân lao động Tây Bắc dưới ách áp bức của giai cấp thống trị miền núi. _Giá trị nhân đạo: + Đồng cảm, xót thương với số phận khổ đau của nhân vật Mị dưới ách áp bức của giai cấp thống trị miền núi. + Lên án, phê phán mạnh mẽ giai cấp thống trị miền núi đã đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng. + Phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của tâm hồn Mị: sức sống tiềm tàng trong đêm tình mùa xuân và sức sống mạnh mẽ trong đêm mùa đông. + Tìm hướng giải thoát cho cuộc đời nhân vật: dũng cảm đứng lên chống lại cường quyền, tiền quyền, thần quyền để giải phóng bản thân; tham gia du kích. b.Nghệ thuật xây dựng nhân vật: _Ít tả hành động, chủ yếu khắc họa tâm tư. _Giọng kể của nhà văn đan xen, hòa vào dòng tâm tư của nhân vật.  Liên với nhân vật Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”. *Điểm tương đồng: Hai nhân vật đều có một tâm hồn nhạy cảm và sự khát khao một cuộc sống tươi đẹp. *Khác nhau: _Hoản cảnh sống: +Mị là cô gái miền núi trong hoàn cảnh bị thống trị bởi cả thần quyền lẫn cường quyền, mang thân phận bi kịch của cô dâu gạt nợ. +Liên là một cô bé mới lớn, từng có những khoảnh khắc hạnh phúc tại thành phố. Nay do gia đình sa sút mà chuyển về sống nơi phố huyện. _Con đường vượt thoát: +Mị cuối cùng tìm được con đường vượt thoát khỏi nghịch cảnh éo le. +Liên cùng với em trai vẫn chỉ gửi tất cả mong mỏi vượt thoát đó vào những chuyến tàu đêm và niềm hoài niệm về một Hà Nội xa hoa và xa xăm.  Nhận xét về tấm lòng nhân đạo của nhà văn Cả Tô Hoài và Thạch Lam đều gửi gắm tấm lòng nhân đạo sâu sắc của mình vào hai tác phẩm. Đó là: +Lòng thương cảm, đồng cảm với số phận và hoàn cảnh của những người dân lao động. +Phát hiện, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của họ. +Ủng hộ với những ước mơ, khát vọng của họ về một cuộc sống tươi đẹp.  Tổng kết

6

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 Môn thi: Ngữ Văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I.ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Chúng ta thường tự nhủ mình không hề phán xét mà chỉ quan sát người khác thôi. Nhưng đó chẳng khác nào một lời nói dối. Tập trung chú ý vào thất bại, sự hèn hạ của người khác đồng nghĩa với việc ta đang thổi phồng chúng lên quá mức, từ đó, làm tổn thương họ. Tất nhiên, điều ngược lại cũng có tác dụng tương tự. Nếu lựa chọn nhìn vào điểm tốt vốn dĩ luôn tồn tại trong người khác, chúng ta sẽ củng cố thêm điểm tốt ấy cho họ, cho bản thân chúng ta cũng như cho cả cộng đồng; chúng ta sẽ giúp những điều tốt đẹp, dù nhỏ bé nhất, lan tỏa khắp nơi. Chúng ta luôn có quyền lựa chọn nhìn vào điểm tốt trong mọi người. Đó là lối tư duy ta nên rèn luyện vì lợi ích của xã hội. Thật may mắn vì chúng ta có thể cảm nhận được lợi ích của sự chuyển biến này ngay lập tức. Đôi khi ta cần phải quyết định lại; nhưng mỗi khi lựa chọn nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác, thay vì chú tâm vào khuyết điểm, chúng ta sẽ cảm thấy mình trở nên tốt bụng hơn, khoan dung hơn. Và điều đó sẽ tiếp sức cho hy vọng. Sự tự tin, hạnh phúc và lòng nhiệt thành của ta càng tăng lên bao nhiêu thì chúng ta càng cảm thấy thanh thản bấy nhiêu. Một vài người còn tin rằng, khi nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác là chúng ta đã làm trọn ý nguyện của Thượng đế, bởi lẽ đó chính là cách Thượng đế nhìn nhận con người. Dù ý tưởng này phù hợp với niềm tin của bạn hay không cũng chẳng quan trọng. Lời khuyên mấu chốt tôi muốn đề cập ở đây là cần ý thức được rằng, tâm trạng của mình sẽ thay đổi khi ta cư xử hòa nhã và nhiệt tình với mọi người xung quanh, thay vì hạ thấp họ bằng phán xét. Bạn nên biết con người luôn cảm nhận được sự phán xét dù họ có thể không nhìn thấy hay nghe thấy. Nói một cách đơn giản, thái độ phán xét khiến thế giới của chúng ta nhỏ hẹp. Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung. (Theo Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay – Karen Casey, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) Câu 1. Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản trên. (nhận biết) Câu 2. Theo tác giả, vì sao chúng ta nên nhìn vào điểm tốt của người khác? (thông hiểu) Câu 3. Tác giả cho rằng: Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung. Anh/chị có đồng ý không? Tại sao? (thông hiểu) Câu 4. Trong xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ có thói quen chê bai, chỉ trích người khác trên các trang mạng xã hội. Lời khuyên nào anh/chị muốn dành cho những bạn này? (vận dụng) II.LÀM VĂN Câu 1. (ID: 252004)

1

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

Từ phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng sự phán xét giam hãm bạn? (vận dụng cao) Câu 2. (ID: 252008) Cảm nhận anh/chị về hình tượng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong lần đến nhà Bá Kiến ở đoạn cuối truyện (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ Văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2016), cho biết thông điệp mới mẻ của Tô Hoài về cuộc sống, con người. (vận dụng cao) HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM I.ĐỌC HIỂU

II.LÀM VĂN

2

Câu 1: *Phương pháp: Căn cứ các phong cách ngôn ngữ đã học: nghệ thuật, báo chí, chính luận,… *Cách giải: Phong cách ngôn ngữ: Chính luận. Câu 2: *Phương pháp: phân tích, tổng hợp *Cách giải: Chúng ta nên nhìn vào điểm tốt của người khác vì: _ Chúng ta sẽ cảm thấy mình trở nên tốt bụng, khoan dung hơn. _ Tiếp cho chúng ta hi vọng. _ Sự tự tin, hạnh phúc và lòng nhiệt thành của ta càng tăng lên bao nhiều thì chúng ta càng cảm thấy cuộc sống thanh thản bấy nhiêu. _ Nhìn nhận điều tốt đẹp của người khác là chúng ta làm trọn ý nguyện của Thượng đế. Câu 3: *Phương pháp: Phân tích, lí giải *Cách giải: “Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung”. _ Đồng ý với quan điểm của tác giả. _ Vì: + Với tấm lòng bao dung, độ lượng chúng ta sẽ nhìn nhận khuyết điểm của người khác một cách nhẹ nhàng hơn, không chỉ trích, lên án họ. + Đồng thời với tấm lòng bao dung còn giúp chúng ta tập trung vào những ưu điểm, bỏ qua những khuyết điểm, động viên họ để họ không ngừng cố gắng. + Bên cạnh đó dùng tấm lòng bao dung đối đãi với người xung quanh sẽ đem lại sức mạnh lan tỏa lơn, khiến cho cả cộng đồng tin tưởng và yêu thương nhau nhiều hơn. Từ đó sẽ làm thay đổi tư duy của mọi người. Câu 4: *Phương pháp: Phân tích tổng hợp *Cách giải: _ Nên có thái độ khoan hòa, bao dung hơn với mọi người xung quanh. _ Chúng ta không phải người trong cuộc nên không có quyền phán xét câu chuyện của họ. _ Suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau, tìm hiểu kĩ vấn đề trước khi đưa ra bất cứ một quan điểm, một đánh giá nào với mọi người. _ Chê bai, chỉ trích người khác không phải là cách thể hiện quan điểm, thể hiện cái tôi của bản thân mà đó chính là cách hạ nhục người khác, đồng thời cũng làm mất đi giá trị của chính mình. Câu 1: *Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận,

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

so sánh, tổng hợp,…) *Cách giải:  Yêu cầu về hình thức: _Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ. _Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. _Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.  Yêu cầu về nội dung:  Giới thiệu vấn đề  Giải thích vấn đề _ Phán xét là gì? Là cách nhìn nhận xem xét, đánh giá về một con người, sự vật, hiện tượng nào đó xung quanh mình. => Những lời phán xét tiêu cực như một nhà tù giam hãm tâm hồn mỗi chúng ta.  Bàn luận vấn đề _ Vì sao phán xét lại giam hãm con người? + Khi phán xét người khác tự bản thân bạn sẽ chỉ nhìn nhận đến những vấn đề tiêu cực, không có tâm trí làm việc. _ Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng phán xét người khác: + Suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau, tìm hiểu kĩ vấn đề trước khi đưa ra bất cứ một quan điểm, một đánh giá nào với mọi người. + Trước mọi vấn đề nên có cái nhìn bao dung, độ lượng. + Dùng cả tri thức và tình cảm để nhìn nhận bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống. + Cảm thông, tha thứ trước những sai lầm, tội lỗi của người khác.  Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp có phân tích ngắn gọn.  Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân _ Phán xét người khác là một hành động xấu, khiến hình ảnh bản thân trong mắt mọi người ngày càng trở nên xấu xí. Cần phải có sự thay đổi. _ Nhục mạ, nói xấu người khác chứng tỏ bản thân là một kẻ có nền tảng văn hóa yếu kém. _ Liên hệ bản thân. Câu 2: *Phương pháp: _Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). _Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. *Cách giải:  Yêu cầu hình thức: _Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. _Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.  Yêu cầu nội dung:  Giới thiệu tác giả, tác phẩm _Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa. _Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu Mường, viết về dân tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.  Giới thiệu nhân vật

3

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

_Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê. _Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. _Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ: + Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố” + Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô” + Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu” -> Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.  Phân tích vẻ đẹp nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ: vẻ đẹp của sức phản kháng mạnh mẽ, của lòng thương người * Tình huống gặp gỡ: _A Phủ: trong khi đi chăn bò cho nhà thống lí Pá Tra do mải bẫy nhím nên để hổ vồ mất một con bò -> bị trói đứng. _Mị: Sau đêm tình mùa xuân Mị rơi vào trạng thái tê liệt về tinh thần. Hàng đêm ngồi cạnh bếp lửa (cạnh chỗ A Phủ bị trói) hơ tay hơ chân. -> Hai người gặp gỡ nhau. * Sự thức tỉnh của Mị: _Nguyên nhân: + Giọt nước mắt A Phủ “giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. _Diễn biến tâm trạng: + Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ -> thương mình -> thương người. + Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu về cái chết -> càng thương hơn -> thương người lấn át cả thương thân -> Hành động cắt dây cởi trói. + Mị hốt hoảng, sợ hãi -> thúc đẩy bản năng tự vệ tích cực của Mị -> Mị vùng chạy theo A Phủ. => + Đồng cảm, xót thương với số phận khổ đau của nhân vật A Phủ dưới ách áp bức của giai cấp thống trị miền núi. + Lên án, phê phán mạnh mẽ giai cấp thống trị miền núi đã đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng. + Phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của A Phủ. + Tìm hướng giải thoát cho cuộc đời nhân vật: dũng cảm đứng lên chống lại cường quyền, tiền quyền, thần quyền để giải phóng bản thân; tham gia du kích. => Mị là hiện thân của sức sống, của tình yêu thương trong mỗi con người.  Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong lần đến nhà Bá Kiến ở đoạn cuối truyện _Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo. _Tóm tắt ngắn gọn cuộc đời Chí Phèo và lí do dẫn đến hành động cuối truyện. _Phân tích hành động: + Trong nỗi đau tột cùng, Chí Phèo xách dao đi với ý định đâm chết cả nhà Thị Nở nhưng rồi không đến nhà Thị Nở mà lại đến nhà Bá Kiến. Vì: ++ Chí Phèo đang say. ++ Chí Phèo quen chân. ++ Chí Phèo mơ hồ nhận ra kẻ thù đích thực, nhận ra nguyễn nhân gốc rễ đẩy mình vào bi kịch không phải cô cháu Thị Nở mà là Bá Kiến. +Chí Phèo đến khi Bá Kiến đang ghen -> cả giận mất khôn. (+) Tự hủy hoại mạng sống của chính mình: +Chí Phèo có hai lựa chọn: ++ Sống: Là người lương thiện: xã hội làng Vũ Đại không chấp nhận Chí -> không được. Làm quỷ dữ -> không thể vì con quỷ dữ chỉ tồn tại khi có Bá Kiến giật dây; hơn hết là Chí Phèo không muốn. ++ Chết: được chết cái chết của người lương thiện.

4

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

-> Chỉ có một lựa chọn duy nhất là cái chết. => Lên án, tố cáo xã hội đương thời một cách sâu sắc, đanh thép.  Thông điệp mới mẻ của nhà văn Tô Hoài về cuộc sống, con người _Trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người cũng hiện lên với những vẻ đẹp lạ thường. _Con người được giải phóng và tìm được cách giải phóng chính mình. _Lí giải: +Tác phẩm Chí Phèo viết trước Cách mạng, Nam Cao tuân thủ nghiêm ngặt bút pháp sáng tác của chủ nghĩa hiện thực, con người chưa tìm được cách để giải thoát chính mình. +Tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết sau Cách mạng, con người đã tìm được con đường giải phóng cho mình.  Tổng kết

5

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 – LẦN 1 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề thi gồm 02 trang)

I.ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ngày chúng tôi đi các toa tàu mở toang cửa không có gì phải che giấu nữa những thằng lính trẻ măng tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ những thằng lính trẻ măng quân phục xùng xình chen bám ở bậc toa như chồi như nụ con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ và dài muốn đứt hơi hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ thế hệ chúng tôi hiệu còi ấy là một lời tuyên bố một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82 vẫn thường vác trên vai một thế hệ thức nhiều hơn ngủ xoay trần đào công sự xoay trần trong ý nghĩ đi con đường người trước đã đi bằng rất nhiều lối mới

1

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

(Một người lính nói về thế hệ mình – Thanh Thảo, 123, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr. 63 – 64) Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng thể thơ gì? Anh/ chị dựa vào đâu để xác định như vậy? (nhận biết) Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và nêu tên các biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản. (nhận biết) Câu 3. Đại từ “chúng tôi” trong đoạn thơ chỉ đối tượng nào? Ngoài đại từ này, đối tượng đó còn được gọi tên bằng một số cụm từ khác. Hãy chép ra các cụm từ ấy. (thông hiểu) Câu 4. “Thế hệ chúng tôi” được khắc họa trong văn bản có những đặc điểm gì nổi bật? Tác giả đã dựng chân dung của thế hệ mình với thái độ như thế nào? (thông hiểu) II. LÀM VĂN Câu 1. Theo những điều được gợi lên từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày nhận thức của anh/ chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc. (vận dụng cao) Câu 2. Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu - Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2017), hai nhân vật Phùng và Đẩu từng có lúc thốt lên: “Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!”. Qua phân tích tình huống dẫn đến cảm giác ngạc nhiên, bối rối chứa đựng trong lời nói ấy của các nhân vật, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. (vận dụng cao)

--------------HẾT--------------

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I.ĐỌC HIỂU

2

Câu 1: *Phương pháp: Căn cứ vào số chữ trong một câu thơ, cắt ngắt nhịp, ngắt dòng, vần gieo… *Cách giải: Thể thơ được dùng trong văn bản: thể thơ tự do. Căn cứ để xác định: số chữ trong các câu không đều nhau; cách ngắt dòng phóng túng; vần gieo không theo mô hình cố định, thậm chí có chỗ bỏ qua vần… Câu 2: *Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt và các biện pháp tu từ đã được học. *Cách giải: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm (hoặc trữ tình) và tự sự. Các biện pháp tu từ nổi bật: ẩn dụ, so sánh. Câu 3: *Phương pháp: Đọc, phân tích. *Cách giải: Đối tượng được chỉ định bằng đại từ “chúng tôi”: những người lính trẻ thời chống Mỹ cứu nước. Một số cụm từ khác cùng chỉ về đối tượng: “những thằng lính trẻ măng”, “thế hệ chúng tôi”, “một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận”, “một thế hệ thức nhiều hơn ngủ”.

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

Lưu ý: Vế thứ nhất của câu hỏi giúp xác định mức độ hiểu biết của thí sinh về tác giả và bối cảnh được miêu tả trong văn bản. Vế thứ hai của câu hỏi kiểm tra một kỹ năng đọc thơ mang tính đặc thù: nhận ra sự lặp lại với một số biến hóa của những từ/ hình ảnh then chốt, từ đó, xác định được hình tượng trung tâm và thông điệp chính của văn bản. Câu 4: *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. *Cách giải: “Thế hệ chúng tôi” được khắc họa với những đặc điểm nổi bật: cởi mở, tinh nghịch, trẻ trung (không có gì phải che giấu nữa, tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ, chen bám ở bậc toa như chồi như nụ); dám gánh vác trách nhiệm trước đất nước (hiệu còi ấy là một lời tuyên bố); dày dạn, kiên trì trước những thử thách khốc liệt (mỗi ngày đều đụng trận, vác cối nặng, thức nhiều hơn ngủ, xoay trần đào công sự…); đầy tinh thần sáng tạo trong hành trình cuộc sống (xoay trần trong ý nghĩ, đi… bằng rất nhiều lối mới…). Thái độ của tác giả khi dựng chân dung thế hệ mình: tự tin, yêu quý, tự hào, không hề có một chút mặc cảm.

II.LÀM VĂN

Lưu ý: Thí sinh không nhất thiết phải dùng đúng các từ định danh đặc điểm đối tượng miêu tả/ khắc họa và các từ khái quát về thái độ của nhà thơ giống như trong đáp án. Điều quan trọng là nhận ra được nội dung biểu đạt và sắc thái ý nghĩa riêng của những cụm từ/ hình ảnh nổi bật có trong văn bản được chọn in nghiêng ở trên. Câu 1: *Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…) *Cách giải: 1.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc. 2.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: - Thế hệ trẻ, với đặc điểm trẻ trung, cởi mở của mình, luôn là nét tươi sáng, tích cực của bức tranh cuộc sống. - Nói tới thế hệ trẻ là nói tới những hành trình đầy niềm hưng phấn, với tinh thần trách nhiệm rất cao. - Thế hệ trẻ cần dấn bước vào đời với quyết tâm lớn, với những hành động quyết liệt, vì mục đích đưa đất nước bước lên tầm cao mới, khẳng định được tư thế tồn tại đường hoàng của mình trước thế giới, nhân loại. - Thế hệ trẻ phải biết không ngừng khám phá, sáng tạo, “đi con đường người trước đã đi/ bằng rất nhiều lối mới”. Lưu ý: Đây chỉ là một đoạn văn ngắn, không đòi hỏi quá khắt khe về bố cục, về hệ thống “ý”. Có thể dựa vào/ phỏng theo mạch cảm xúc/ suy nghĩ của tác giả văn bản (trong phần Đọc hiểu) để triển khai mạch viết riêng của mình (như gợi ý ở trên). Thí sinh có thể hoàn thành đoạn văn theo kiểu lần lượt trả lời (ngắn) các câu hỏi: Tại sao phải có trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc? Trách nhiệm cụ thể của thế hệ trẻ hôm nay là gì? Thế hệ trẻ chúng ta đã làm gì, sẽ phải làm gì để thể hiện tinh thần trách nhiệm đó? 3.Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn mực. Câu 2:

3

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

*Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. *Cách giải: 1.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ mở bài, thân bài, kết luận; nội dung phần nào phải phù hợp với tính chất quy ước chung của phần ấy. 2.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: - Tình huống dẫn tới lời thốt lên của hai nhân vật: “Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!”. - Nội dung và ý nghĩa thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. 3.Nêu được những thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm: - Tác giả: Nguyễn Minh Châu – nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng, người góp phần đổi mới văn học sau 1975. - Tác phẩm: viết năm 1983, báo hiệu sự chuyển mình của văn học Việt Nam sang thời kỳ mới. 4.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: - Một tình huống đầy nghịch lý, có nền là hoàn cảnh, sự việc nhiều éo le: + Cảnh bạo lực giữa khung cảnh thơ mộng. + Phản ứng lạ lùng của những người liên đới. + Cách giải quyết sự việc và kết cục bất ngờ.  “Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!” là câu nói mà hai nhân vật Phùng và Đẩu thốt lên tại tòa án huyện, khi họ hỏi (chất vấn) người đàn bà làng chài và lắng nghe những gì chị ta trần tình, giãi bày. Câu nói bộc lộ đỉnh cao của sự ngạc nhiên, sau tất cả những gì mà họ (nhất là Phùng) đã chứng kiến và tham dự, không chỉ tại tòa án mà còn tại bãi biển trong mấy buổi sớm. Họ ngạc nhiên vì thấy mọi việc không diễn ra theo logic bình thường. - Thông điệp nhận thức về bản chất phức tạp của cuộc đời: mọi thứ không phải diễn ra như điều ta tưởng tượng, mong ước và suy đoán; tâm lý con người (nhất là người lao động nghèo khổ) diễn ra rất khác so với hình dung của những kẻ hời hợt hoặc thiếu thực tế. Bạo lực không chỉ có nguyên nhân từ những gì thuộc về bản tính con người mà còn từ sự khốn quẫn trong đời sống. Trong con người cam chịu vẫn có sự cứng cỏi và sự vị tha. Không phải cứ cách mạng về là hết khổ. Những hành động thiện chí không phải bao giờ cũng được đón nhận theo chiều hướng tích cực… Nói chung, nghịch lý luôn chứa đựng trong các sự kiện đời sống, trong mọi hành xử của con người. - Thông điệp nhận thức về độ chênh giữa nghệ thuật và cuộc sống: nghệ thuật hời hợt thường chỉ thấy được bề nổi của sự vật, thường tự thỏa mãn với những cái nhìn thấy “từ xa”, thường chỉ dung nạp những gì thuần nhất, lý tưởng. Nhân vật Phùng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trong quá trình truy tìm cái đẹp, xây dựng ý tưởng sáng tạo. Những điều diễn ra đã giúp anh nhìn sâu hơn về bản chất và trách nhiệm của nghệ thuật chân chính, nghệ thuật vì con người. - Đánh giá: Thông điệp mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm được rút ra từ chiêm nghiệm của một cây bút giàu trách nhiệm với cuộc đời, với nghệ thuật, luôn trăn trở với việc đổi mới văn học. Thông điệp đó, ngoài việc thể hiện rõ định hướng sáng tác của tác giả Chiếc thuyền ngoài xa trong giai đoạn mới, còn góp phần tích cực tạo nên bước chuyển của cả nền văn học Việt Nam sau 1975. Lưu ý: Có khả năng nhiều thí sinh sẽ bê nguyên bài giảng về truyện Chiếc thuyền ngoài xa

4

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

vào làm thành nội dung bài viết. Dĩ nhiên, với kiểu làm bài này, thí sinh sẽ có những “ý” chạm được/ đáp ứng được yêu cầu của đề, nhưng như thế là chưa nhìn thấy đòi hỏi tinh tế chứa đựng trong đề. Đặc biệt, thông điệp (của nhà văn) ở đây có một nội dung rất cụ thể, không chung chung để có thể ghép vào sáng tác của ai và vào thời kỳ nào cũng được. Không nên quá nhấn mạnh vào những khái niệm khá mơ hồ và mòn sáo như yêu thương, vị tha, thiên chức, cái đẹp… Nên tập trung suy nghĩ xoay quanh những từ có ý nghĩa theo chốt là phức tạp (của cuộc đời) và độ chênh (giữa nghệ thuật và hiện thực). Đây mới chính là điểm làm nên giá trị của Chiếc thuyền ngoài xa, dù về nghệ thuật, truyện ngắn này chưa phải đã hoàn hảo. Việc trình bày về nội dung thông điệp gắn tất yếu với việc phân tích ý nghĩa của thông điệp; không nhất thiết phải tách bạch hai phần viết với nhau. Phân tích ý nghĩa đúng chứng tỏ trước đó đã hiểu đúng nội dung (dù việc trình bày về nội dung này có thể chưa được tường minh). Đặc biệt, để phân tích được ý nghĩa thông điệp, phải lưu tâm đầy đủ đến bối cảnh sáng tác truyện ngắn này: các nhà văn phải đập vỡ thói quen/ quán tính nhận thức và sáng tác để thực hiện cuộc đổi mới văn học theo đòi hỏi của cuộc sống thời điểm đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Những bài viết nào có ý so sánh sáng tác của hai thời kỳ văn học khác nhau nên cho điểm khích lệ. Việc quá quan tâm phân tích tính cách, phẩm chất nhân vật có thể đẩy bài viết đi trệch mục tiêu chính. Những đánh giá về nghệ thuật của tác phẩm chỉ nên được giới hạn ở phạm vi: sự lựa chọn các chi tiết làm nổi bật tính oái oăm của tình huống, với những kiểu phản ứng tâm lý, hành động đa dạng, ngược chiều nhau của các nhân vật ở từng phía… 5.Sáng tạo: sáng tạo trong cách diễn đạt, lập luận; nêu được những ý tưởng độc đáo 6.Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn mực.

5

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƢƠNG

TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NINH GIANG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN (Lần 3) Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm có: 02 trang) Phần I.Đọc hiểu Anh/chị hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: (1)”Nhắc tới Lê Yên Thanh, sẽ có rất nhiều cụm từ ưu ái dành cho 9x này: “Gương mặt trẻ tiêu biểu”, “Nhân tài đất Việt 9x”, “Chàng trai được Google trả mức lương 6.000USD”. Thế nhưng, điều khiến người được mệnh danh là chàng trai vàng của Tin học Việt được nhắc tới nhiều nhất chính là hoài bão trong công việc, tính cầu tiến và không ngừng học hỏi. (2)Yên Thanh từng từ chối lời mời làm việc tại Google trụ sở Singapore với mức lương khủng 6.000 đô (tương đương với khoảng 130 triệu đồng) để trở về Việt Nam làm việc cho một công ty startup (*) thuê văn phòng ở quận 7, TP.HCM với mức lương thấp hơn Google 10 lần. (3)Chia sẻ về lý do có quyết định đầy táo bạo này, Thanh khiến mọi người nể phục khi nói: “Mình muốn học hỏi. Đó là lý do duy nhất. Nhiều bạn trẻ đặt ra mục tiêu sau khi tốt nghiệp đi làm cho công ty nào đó đến tháng nhận lương là xong, không muốn phát triển mình thêm nữa thì các bạn có thể chọn phương án an toàn. Bản thân mình vẫn muốn phát triển thêm nữa nên mình chấp nhận một mức lương chỉ đủ sống thôi, miễn là làm việc vui”. (4) Mỗi sáng thức dậy ở Google mình có lương cao, công việc nhiều người mơ ước, có thể vừa làm vừa chơi, đồ ăn miễn phí, môi trường thân thiện. Nhưng, tất cả những chế độ tuyệt vời đó không giúp mình phát triển hơn được nữa. Google đã là một “ông lớn”, tồn tại trong tập thể đó mình chỉ là một thành phần nhỏ đến rất nhỏ, mình không có sức ảnh hưởng, không có tiếng nói và mãi mãi mình cũng chẳng làm được điều gì lớn lao…” (Theo Hồng Đăng, Cafebiz.vn, ngày 23/2/2018) (*) Công ty Startup: thuật ngữ để chỉ những công ty trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh. 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. 2.Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn 1. 3.Vì sao Yên Thanh từ chối lời mời làm việc tại Google? Anh/chị đánh giá như thế nào về quyết định đó của Yên Thanh? 4.Từ quyết định của Yên Thanh (trong phần đọc hiểu), theo anh/chị “Tuổi trẻ có cần sống khác biệt”? Vì sao? Phần II: Làm văn

1

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

Câu 1: (ID: 245636) Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (200 chữ) bàn về vai trò của “tính cầu tiến và không ngừng học hỏi” trong cuộc sống. Câu 2: (ID: 245637) “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng màu hè sáng lóa xói và hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗngvừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươn mươn niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rá mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.” (Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.30) Cảm nhận của anh/chị về sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Liên hệ với sự thay đổi của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để thấy được tấm lòng của các nhà văn dành cho những người dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. HƢỚNG DẪN LÀM BÀI THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM Phần I.Đọc hiểu

2

Câu 1: *Phƣơng pháp: Căn cứ phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm,… *Cách giải: phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: *Phƣơng pháp: căn cứ các phép liên kết đã học: phép nối, phép thế,… *Cách giải: Phép liên kết được dùng trong đoạn 1: + Phép nối: Thế nhưng + Phép thế: Chàng trai vàng của tin học Việt thế cho Lê Yên Thanh. Câu 3: *Phƣơng pháp: Phân tích, lí giải *Cách giải: _ Lê Yên Thanh từ chối làm việc ở Google vì: muốn học hỏi, muốn phát triển bản thân hơn nữa. _ Nhận xét: + Đây là một quyết định táo bạo. + Đây là quyết định đầy bản lĩnh, thể hiện sự tự tin, sẵn sàng đương đầu và chinh phục mọi

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

Phần II.Làm văn

3

khó khăn thử thách. + Cho thấy Lê Yên Thanh là mổ con người có hoài bão trong công việc, tinh thần cầu tiến cao, không ngừng học hỏi để nâng cao giá trị bản thân. Câu 4: *Phƣơng pháp: Phân tích, lí giải. *Cách giải: _ Tuổi trẻ cần sống khác biệt. _ Vì: + Sống khác biệt giúp chúng ta có những suy nghĩ độc lập, táo bạo, thể hiện được cá tính của bản thân. + Mỗi cá nhân là một thực thể với những màu sắc đa dạng. Sống khác biệt để tránh dập khuôn, một màu một cách sáo rỗng. + Những suy nghĩ khác, góc nhìn về thế giới và mọi vật xung quanh sẽ tạo điều kiện con người tìm kiếm cơ hội vươn lên. Câu 1: *Phƣơng pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…) *Cách giải:  Yêu cầu về hình thức: _Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ. _Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. _Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.  Yêu cầu về nội dung:  Giới thiệu vấn đề  Giải thích vấn đề _ Cầu tiến là gì? Là thái độ luôn mong muốn bản thân mình được hoàn thiện hơn trong bất cứ công việc nào. Cầu tiến là thái độ sống tích cực, giúp bản thân mỗi chúng ta ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. _ Học hỏi là gì? Chủ động tìm tòi, hỏi han người khác để kết quả học tập tiến bộ. => Tính cầu tiến và không ngừng học hỏi là một phẩm chất, đức tính quan trọng mà mỗi chúng ta cần có trong cuộc sống. Hai đức tính này không chỉ giúp ta hoàn thành xuất sắc công việc mà còn nâng tầm giá trị bản thân.  Bàn luận vấn đề _ Biểu hiện của người có tính cầu tiến và tinh thần học hỏi: + Luôn tìm cách khắc phục điểm yếu bản thân. + Khi thất bại không nản lòng, mất niềm tin, rút ra cho mình những kinh nghiệm để lần sau không mắc phải. + Luôn luôn học hỏi từ những người xung quanh, và học hỏi từ chính thất bại của mình. + Không ngừng tư duy, suy nghĩ, tìm ra những hướng đi khác. _ Vai trò của tinh thần cầu tiến và lòng ham học hỏi: + Tinh thần cầu tiến và lòng ham học hỏi sẽ giúp mỗi chúng ta tích lũy được tri thức, kinh nghiệm. + Chấp nhận sự thất bại và tìm ra hướng đi mới đúng đắn hơn. + Luôn vững vàng, kiên định trước mọi hoàn cảnh. + Người có tinh thần cầu tiến và ham học hỏi nhất định sẽ đạt được thành công. + Những người mang trong mình phẩm chất tốt đẹp như vậy sẽ luôn được mọi người tôn trọng, yêu quý.  Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân _ Bên cạnh những người luôn có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi lại có một bộ phận lười biếng, luôn an phận với những gì mình có được. Điều đó làm cho bản thân ngày càng tụt

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

lùi và mất giá trị. _ Liên hệ bản thân Câu 2: *Phƣơng pháp: _Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). _Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. *Cách giải:  Yêu cầu hình thức: _Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. _Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.  Yêu cầu nội dung:  Giới thiệu tác giả, tác phẩm _Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân. Đó là mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa. _Vợ nhặt của Kim Lân xứng đáng thuộc loại những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Có nhà nghiên cứu văn học đã xếp Vợ nhặt vào loại gần như “thần bút”.  Giới thiệu nhân vật Tràng a.Chân dung, lai lịch _Lai lịch: dân ngụ cư – tha phương cầu thực, không sống được ở quê mình nên tìm đến một vùng đất khác ->bị kì thị, phân biệt, đối xử. +Không được chia ruộng đất. +Không được sống cùng trong không gian của ngôi làng, phải sống ở rìa làng hoặc ngoài đê. +Không được tham gia sinh hoạt bất cứ sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã. _Gia cảnh: nghèo. +Gia đình chỉ có mẹ góa con côi, bố mất sớm. +Công việc bấp bênh, không ổn định: kéo xe bò thuê. _Chân dung ngoại hình: +Hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều. +Hai bên quai hàm bạnh ra. +Thân hình to lớn vập vạp. +Vừa đi vừa lảm nhảm những điều mình nghĩ. +Ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch. =>Có sức hấp dẫn với lũ trẻ con trong xóm =>Hội tụ đầy đủ các yếu tố bất lợi để có thể lấy được vợ. b.Sự kiện mang tính bước ngoặt cuộc đời: Tràng “nhặt”vợ: _Xuất phát từ những câu bông đùa: “Muốn ăn cơm trắng với giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh” _Sự chia sẻ, thương cảm giữa những người đồng cảnh. _Từ lời nói đùa của Tràng, thị theo về thật.  Phân tích sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên _Hạnh phúc đã khơi dậy ý thức bổn phận của người đàn ông trong gia đình. +Tràng tỉnh dậy muộn -> trong người cảm thấy dễ chịu, êm ái, lửng lơ như người từ trong giấc mơ đi ra

4

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

->tâm trạng ngỡ ngàng trước hạnh phúc mình đang nắm giữ. +Tràng quan sát khung cảnh đang bày ra trước mắt mình, nhận thấy cảnh tượng thay đổi mới mẻ, khác lạ: ++Nhà cửa được dọn sạch sẽ hẳn. ++Không khí gia đình: mẹ và vợ chung tay dọn dẹp, vun vén nhà cửa. =>Thức dậy trong Tràng nhiều cảm xúc: +Thấm thía cảm động +Bỗng thấy thương yêu, gắn bó +Vui sướng, phấn chấn ->Nhận thức mới mẻ: nhận thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. ->Hành động: Xăm xăm chạy ra sân, muốn chung tay tu sửa căn nhà. ->Muốn chung tay để nghênh đón tương lai tươi sáng đến với gia đình. _Có lẽ chính những hạnh phúc khi có một gia đình khiến Tràng có những khát khao đổi đời ở phần cuối truyện. Tràng bắt đầu quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội; hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới lần khuất, ẩn hiện trong tâm trí Tràng. Đó là dấu hiệu của một tương lai tươi sáng. _Nghệ thuật: +Khả năng khám phá và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật điêu luyện, tài tình. +Sử dụng ngôn ngữ người nông dân rất tự nhiên, đưa ngông ngữ đời sống của người dân vào trang văn. Vì vậy nhân vật hiện lên chân thực, sống động.  Liên hệ với sự thay đổi của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở *Giới thiệu nhà văn Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo: _Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam. Phải đến Nam Cao, trào lưu văn học hiện thực chủ nghĩa mới thực sự tự giác về những nguyên tắc sáng tác của nó. _Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. *Giới thiệu nhân vật Chí Phèo: _Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng. -> Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng. _Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến, lành như đất -> lương thiện đích thực: + Cày cấy thuê để kiếm sống. + Khi bị bà ba gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục -> có lòng tự trọng. + Mơ ước về mái ấm hạnh phúc, giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải… => Là một người lương thiện. _Sau đó chính cái xã hội tàn ác đã đẩy Chí vào con đường tha hóa, biến Chí thành thằng lưu manh. *Phân tích sự đổi thay của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở: Chính cuộc gặp gỡ giữa Thị Nở và Chí Phèo đã đánh thức Chí khỏi những cơn say triền miên: _Thức tỉnh tính người qua giọt nước mắt: + Khi đón nhận bát cháo hành và những cử chỉ săn sóc của Thị Nở, Chí Phèo bâng khuâng. + Ngạc nhiên và cảm động (“mắt ươn ướt”) vì đây là lần đầu tiên được đàn bà cho, đây là lần đầu tiên Chí Phèo được ăn cháo, lần đầu được săn sóc bởi bàn tay đàn bà. _Thức tỉnh tình người – biểu hiện cao nhất là tình yêu: + Thấy Thị Nở có duyên -> bản chất của tình yêu. + Khao khát chung sống với Thị Nở -> đích đến của tình yêu chân chính. + Không còn kinh rượu nữa nhưng cố uống cho thật ít; trở nên hiền lành đến khó tin. -> Sức mạnh cảm hóa của tình yêu. _Thức tỉnh khát vọng người:

5

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

+Khát vọng hoàn lương -> Thị Nở sẽ là người mở đường cho hắn. _Cuối cùng, định kiến xã hội cũng đã giết chết Chí, Chí không có cơ hội được sống một cuộc đời tử tế mà hắn tự liễu đời mình.  Nét tƣơng đồng và khác biệt *Tương đồng: _Đều viết sự thay đổi của hai người nông dân. _Tình yêu thương chính là nguyên nhân làm thức tỉnh những cảm xúc, cảm giác của các nhân vật. *Khác biệt: _Mỗi nhân vật lại có chiều hướng phát triển số phận theo các cách khác nhau: Tràng là dấu hiệu của sự đổi đời còn Chí Phèo lại đi vão ngõ cụt của sự tuyệt vọng, bi kịch. *Lí giải khác nhau: _ Chí Phèo là sáng tác chịu ảnh hưởng của cảm quan hiện thực trước Cách mạng của nhà văn Nam Cao. Nhân vật chưa tìm được lối thoát cho mình. _ Vợ nhặt là sáng tác chịu ảnh hưởng của cảm quan hiện thực sau Cách mạng của nhà văn Kim Lân. Nhân vật đã tìm được lối thoát cho chính mình  Tổng kết

6

Truy cập http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

Related Documents

Chi Thi
July 2020 3
Chi Pheo- Cuc Hay
July 2020 6
C. Chi
June 2020 5
Chi Thi 04
May 2020 2
N P
June 2020 9

More Documents from ""

December 2019 16
Contoh Proposal.docx
October 2019 34
Trombosis.docx
June 2020 23
Artikel Hal.docx
June 2020 18