Yama Niyama

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Yama Niyama as PDF for free.

More details

  • Words: 1,118
  • Pages: 2
YAMA – NIYAMA Những nguyên tắc để có sức khỏe tâm trí Súc khỏe của cơ thể liên quan rất mật thiết đến sức khỏe của tinh thần. Những nghiên cứu y khoa gần đây tiết lộ rằng, hơn 80% các bệnh tật đều do tinh thần mà ra. Để có được tâm an tịnh, một vài nguyên tắc của thói quen tinh thần rất thiết yếu để thực hành trong đời sống của chúng ta. Nó sẽ giúp ta giữ được mối tương quan hài hòa với tha nhân cũng như với chính mình. Những nguyên tắc này được gọi là Yama-Niyama. Nó làm nền tảng vững chắc để tiến bộ trong việc luyện tập yoga. Đồng thời gia tăng sức mạnh bên trong của ta, và cho ta một tinh thần thanh tịnh. YAMA: (có nghĩa là “sự kiểm soát”) Những nguyên tắc để có sự hài hoà trong xã hội, thái độ tương quan với tha nhân. 1. AHIMSA (không tổn hại): Không gây đau đớn hay tổn hại người khác bằng tư tưởng, lời nói và hành động. Khi ta làm tổn hại người khác thì chính chúng ta cũng thấy bất ổn. Mỗi hành động đều có hành động phản lại. 2. SATYA (sự thật nhân đức): Nói với tinh thần đem lại lợi lạc cho người khác. Tâm chúng ta phải đầy chân thật, lời nói chúng ta cũng vậy. Nhưng trong trường hợp nếu chúng ta nói sự việc có thật, có thể làm hại người khác thì ta nên nói sự thật nhân đức, dù nó có thể không hoàn toàn sự thật. Chẳng hạn: bác sĩ bảo bệnh nhân bị ung thư, hay thày giáo và một học sinh chậm tiến bộ. Không nên áp dụng cho bất kỳ lý do ích kỷ nào. 3. ASTEYA (không ăn cắp): Không chiếm hữu bằng vật chất hay bằng tinh thần những gì thuộc về kẻ khác. Chẳng hạn: ăn cắp bằng hành động hay bằng tư tưởng, không trả tiền vé xe buýt, bán hàng giả, bóc lột kẻ khác, v.v. . . 4. BRAHMACARYA (nhìn thấy cái vĩ đại trong tất cả): Hãy đối xử với tất cả những vật khác nhau, mà ta liên hệ đến, như là những biểu hiện khác nhau của tâm thức vũ trụ mà không xem như là những vật thô thiển. Tâm thức vũ trụ có trong nhân loại, trong động vật, trong cây cối không chỉ bằng xương bằng thịt. Cũng có nghĩa là chúng ta đối xử với tất cả các sinh vật bằng TÌNH THƯƠNG YÊU và LÒNG KÍNH TRỌNG. 5. APARIGRAHA (cuộc sống không xa hoa): Hãy giữ một cuộc sống đơn giản và vừa phải, không chạy theo những tiện nghi xa xỉ, không cần thiết cho sự bảo vệ cuộc sống. Của cải vật chất có giới hạn, nếu người nào đó tích trữ quá nhiều, sẽ không còn đủ cho kẻ khác. Ví dụ, nếu cả một gia đình làm ra được 300.000 – có năm thành viên trong gia đình. Một người trong họ rất tham lam. Hắn lấy một mình hắn 200.000, chỉ còn 100.000 cho tất cả những thành viên còn lại trong gia đình. Tiêu chuẩn đời sống thay đổi theo thời gian, nơi chốn và con người. Ví dụ xe hơi là sang trọng đối với Việt Nam, nhưng rất thông thường ở Châu Âu.

NIYAMA: (những nguyên tắc để phát triển cá nhân) –Thái độ đối với chính mình. 1. SHAOCA (sạch sẽ): Giữ sạch sẽ thân thể, trí óc và môi trường. Quần áo, thân thể và môi trường dơ bẩn gây ảnh hưởng sức khỏe và trí tuệ. Điều quan trọng là giữ sạch sẽ chung quanh chúng ta, đồng thời cố gắng giữ tư tưởng chúng ta trong sáng vậy. 2. SANTOSA (sự mãn nguyện tinh thần): Hãy cố gắng tối đa để tiến bộ trong mọi lãnh vực của đời sống, nhưng phải duy trì sự mãn nguyện và quân bình về tâm trí. Hãy thấy cái tốt trong mọi trường hợp các bạn đang gặp phải mà không hề mất quân bình tâm trí. Ví dụ đối với một sinh viên, hãy học thật chăm, nhưng chấp nhận kết kết quả dù như thế nào, đừng ganh tị sự thành công của kẻ khác hoặc tự trách mình. 3. TAPAH (phụng sự kẻ khác với sự hy sinh): Hãy chịu mọi khó khăn về thể chất lẫn tinh thần để đem lại phúc lợi cho tha nhân. Chỉ nghĩ về mình làm cho tâm ta trở nên hẹp hòi và nhỏ bé. Tinh thần phụng sự lợi tha mở rộng tâm ta. Khi chúng ta giúp đỡ tha nhân, chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Đôi khi chúng ta cũng phải hy sinh những tiện nghi vật chất và tinh thần của chúng ta để làm vơi đi những thống khổ của người khác. Phụng sự không chỉ cho con người mà còn cho thú vật và cây cỏ nữa. 4. SVADHYAYA (học tập sự khôn ngoan): Học tập để gặt hái sự hiểu biết rõ ràng vế ý nghĩa cơ bản của các kinh sách. Chúng ta nên bỏ một ít thời gian hàng ngày để đọc những chuyện viết của những nhà hiền triết, để thu được kiến thức hầu giúp ta tiến bộ trong cuộc sống. 5. IISHVAR PRANIDHANA (luyện tập đều đặn và tập trung tư tưởng – thiền): Hãy luyện tập “tập trung tư tưởng” đều đặn ngày hai lần. Điều này giúp ta tự hiểu biết mình, để phát triển khả năng tiềm tàng trong ta, rộng mở tâm ta, và để ngày càng là những con người tốt hơn, cho đến khi chúng ta trở nên hoàn thiện. Nguồn an lạc, tình thương, hạnh phúc, tri thức đang nằm sâu bên trong chúng ta. Việc luyện tập tập trung tư tưởng đầu đặn biến đổi chúng ta chẳng khác nào mài tảng đá để có kim cương vậy. Mười nguyên tắc này là những nguyên tắc chỉ đạo cho thái độ (sống) của chúng ta bên trong cũng như bên ngoài. Nó rất thực tiễn để áp dụng, không phải như những luật “chết”. Trong vũ trụ này có những luật tự nhiên chắc chắn, mỗi hành động đều có hành động phản lại (hậu quả). Hành động tốt tạo ra hậu quả tốt, hành động xấu tạo ra hậu quả xấu. Trong Yama va Niyama chúng ta có những thái độ tích cực đối với tha nhân cũng như đối với chính ta. Đây là một trong những bí quyết để đạt được chân hạnh phúc.

Related Documents

Yama Niyama
November 2019 23
Yama Dwiteeya
June 2020 3
Sept 09 Yama (revised)
June 2020 11
Resume Of Yama
November 2019 11
Yama No Jinja
November 2019 21