Xm Dat

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Xm Dat as PDF for free.

More details

  • Words: 2,613
  • Pages: 3
Dự báo xu thế biến động của các quá trình tự nhiên, tài nguyên và môi trường

1. XU THẾ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC QÚA TRÌNH TỰ NHIÊN Với hình dạng đảo và vị trí đảo nằm giữa vịnh với điều kiện thủy triều biên độ lớn, sóng mạnh nên hoàn lưu nước ven đảo tích cực và khả năng tự làm sạch môi trường cao. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm tiến hóa tự nhiên đảm bảo cho một nền tảng ổn định duy trì bền vững môi trường sinh thái vùng đảo. Tuy nhiên, tại vùng đảo có thể xảy ra những tai biến trường diễn hoặc bất thường: - Xét về vị trí kiến tạo và những dấu hiệu khe nứt có trên đảo, khu vực đảo là nơi có thể xảy ra khả năng địa chấn và xuất hiện sóng thần. - Bão và sóng lớn bất thường có khả năng khá cao là một mối nguy hiểm cho dân sinh - kinh tế và môi trường sinh thái. Bão và sóng lớn bẻ gãy các rạn san hô, lật chìm tầu thuyền gây ô nhiễm tràn dầu và gây xói lở bờ bãi mạnh. - Lượng mưa thấp, nhỏ hơn lượng bốc hơi là tiền đề gây khô hạn kéo dài làm thiếu nước ngầm tầng mặt, cây cối khô héo, đất đai cằn cỗi và có khả năng mặn hoá nước ngầm. - Mưa lớn xảy ra gây xói mòn đất đảo, đục và ngọt nước ven đảo làm suy thoái sinh vật vùng triều và rạn san hô, cuốn trôi chất ô nhiễm trên đảo xuống ven đảo. - Thuỷ triều địa phương biên độ lớn và mực nước biển dâng cao (tốc độ 2-3 mm/năm lâu dài), do khí hậu toàn cầu ấm lên và chuyển động kiến tạo địa phương có thể tăng cường xói lở bờ và gây nhiễm mặn nguồn nước ngầm tầng nông ven đảo. - Tăng cao nhiệt độ nước biển do trái đất ấm lên và vào thời gian El - Nino là một trong những nguyên nhân gây chết san hô hàng loạt (ví dụ như năm 1998). 2. XU THẾ BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Cảnh quan tự nhiên, đối tượng của tài nguyên du lịch, đồng thời cũng là yếu tố chất lượng của môi trường sống con người, có khả năng biến động lớn, đặc biệt là rạn san hô ngầm, dưới tác động của cả con người và tự nhiên. Các đoạn bờ bãi cát biển biến động mạnh bồi xói theo mùa, với sự ưu thế của xói lở gia tăng. Nhân tác chính là quá trình tự nhiên. Vai trò nhân tác cũng rất quan trọng như khai thác vật liệu xây dựng và xây dựng công trình ven đảo, hủy hoại rạn san hô ngầm. Nước giếng và nước ngầm tầng mặt có khả năng ô nhiễm cao do chất thải sinh hoạt, chăn nuôi, nhiễm mặn do bơm hút quá mức và mực biển dâng cao. Nước ven đảo có nguy cơ tăng cao ô nhiễm dầu do hoạt động tầu thuyền và có thể xảy ra sự cố tràn dầu. Khả năng ô nhiễm xyanua trong nước và trầm tích cao nếu không kiểm soát được tình trạng dùng thuốc gây mê đánh cá. Các hệ sinh thái và đa dạng sinh học dễ bị tổn thương. Hệ sinh thái rạn san hô nhạy cảm với hoạt động của sóng bão lớn, tăng cao nhiệt độ, đánh bắt bằng mìn, thuốc độc cyanua, neo đậu của tầu thuyền, du lịch ngầm. Hệ sinh thái bãi cát biển rất nhạy cảm với dâng cao mực nước, sóng bão lớn, ô nhiễm tràn dầu và khai thác vật liệu xây dựng. Hệ sinh thái bãi triều rạn đá nhạy cảm với dâng cao mực nước, tăng cao nhiệt độ, mưa lớn, khai thác vật liệu xây dựng, khai thác quá mức và tràn dầu. Do vậy, đa dạng sinh học có nguy cơ suy giảm mạnh ở các hệ sinh thái ven đảo. Có nguy cơ khai thác quá mức đối với thủy sản và vật liệu xây dựng. Nguồn lợi thủy sản còn bị đe dọa do khai thác hủy diệt bằng mìn, điện, thuốc độc và mất nơi cư trú, đặc biệt là rạn san hô. Đất đảo có nguy cơ thoái hóa do khô hạn, laterit hóa, xói mòn và mất lớp phủ thực vật do chăn nuôi và xây dựng công trình. Nảy sinh vấn đề mâu thuẫn sử dụng đất. Tài nguyên du lịch được cấu thành từ nhiều yếu tố (cảnh quan tự nhiên, các hệ sinh thái bãi cát, rạn san hô, bãi triều rạn đá,v.v.) sẽ mất nếu không bảo vệ và sử dụng hợp lý. Khi Hiệp định về nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đi vào thực hiện, hàng ngày sẽ có một lượng lớn tàu thuyền của cả hai nước đánh cá trong khu vực. Vì vậy lượng dầu cặn thải đổ từ tàu thuyền sẽ là một nguồn ô nhiễm dầu đáng kể trong vùng biển. Hoạt động hàng hải, khai thác dầu khí làm gia tăng ô nhiễm dầu và có thể xảy ra các sự cố tràn dầu và gây ra những hậu quả môi trường sinh thái nghiêm trọng.

Phẫu diện đất là phần cắt ngang qua các lớp đất để lộ ra các tầng đất ngang (các lớp). Đất nói chung bao gồm các lớp có cấu trúc và bề ngoài khác biệt nhau tương đối rõ ràng. Tính từ lớp trên cùng đến lớp cuối cùng thì người ta đã tổng quát hóa chúng như sau: : A) Lớp đất mùn: Là lớp chứa các chất hữu cơ ở dạng tương đối chưa bị phân hủy. Lớp này có bề ngoài chung là sẫm màu,

mùi và cấu trúc đa dạng. Các chất hữu cơ thô, bán phân hủy có thể nhận ra được trong thành phần của lớp này, ví dụ lá khô rụng hay đang thối rữa, cành gãy v.v. B) Lớp đất mặt: Chứa các chất hữu cơ đã phân hủy tương đối kỹ, trộn lẫn với một lượng nhỏ khoáng chất. C) Lớp hỗn hợp của các chất hữu cơ đã phân hủy và khoáng chất. D) Lớp đất cái hay lớp khoáng chất, thành phần của lớp này thay đổi tùy theo bản chất của đất cũng như của vật chất nguồn gốc của nó. E) Lớp đá móng hay vật chất nguồn gốc của đất, lớp này bị phân hủy ở phần bề mặt trên cùng do hiệu ứng của sự phong hóa và phân rã. Bản chất của vật chất nguồn gốc nguyên thủy xác định thành phần của đất và tự nó là kết quả của các quá trình địa chất (ví dụ như sự đóng băng, hoạt động núi lửa v.v) nào là phổ biến nhất trong khu vực). Mặc dù đất được phân chia thành các tầng rời nhận thấy được nhưng chuyển động liên tục vẫn diễn ra giữa chúng do phong hóa, chuyển động của nước cũng như các hoạt động sống của các sinh vật trong đất như côn trùng và vi khuẩn, điều này làm cho các chất hữu cơ được đảo xuống dưới và khoáng chất được đẩy lên trên. Thiết diện đất cũng thể hiện các thông tin có giá trị khác, bao gồm các chứng cứ về sự kết khối, vận chuyển của nước, sự xâm nhập của rễ cây v.v. Xói mòn đất .- Khái niệm: Xói mòn đất là quá trình phá huỷ lớp đất mặt và tầng đất dưới do tác dụng của nước mưa, nước tưới, tuyết tan hoặc gió Hình thái phẩu diện không hoàn chỉnh, có trường hợp mất hẳn tầng mùn. Sét và limon bị cuốn trôi đi => cát, sỏi chiếm ưu thế. Chua hoặc rất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng. Số lượng VSV ít và hoạt động yếu. quá trình các tác nhân khí hậu (mưa gió), đôi khi cả con người (các hoạt động chặt phá rừng để lấy đất canh tác, phát triển cơ sở hạ tầng như xây nhà, làm đường, vv.) tác động lên mặt đất làm cho lớp mặt của đất, keo mùn, những tầng đá tơi xốp, các vụn đất và đá sét bị mất đi hoặc trôi theo hướng sườn dốc: 1) Tác động của các yếu tố tự nhiên: lực đập của giọt nước mưa, sức đẩy của gió cát phá huỷ các hạt đất, bịt kín những lỗ hổng, làm giảm tính thấm nước, tăng dòng chảy trên mặt và gây rửa trôi (xói mòn mặt), dòng nước chảy tập trung phá đất thành rãnh (xói mòn rãnh), làm xói lở từng mảng, thành hào hố. 2) Tác động do con người: sử dụng đất không hợp lí, gây xói mòn mạnh, phá đất nhanh hơn quá trình hình thành đất; phá rừng; tưới nước không hợp lí; chăn thả quá nhiều súc vật, vv. Ở Việt Nam, trên các vùng đồi núi, nếu không có cây che phủ, thì hàng năm mỗi hecta mất đi trung bình 100 - 200 tấn đất; các lòng hồ, lòng sông bị bồi lắng nhanh hơn nhiều so với mức độ bình thường. Cần phòng và chống XMĐ bằng bốn biện pháp tổng hợp: 1) Nông nghiệp (canh tác theo đường đồng mức, chọn thời vụ thích hợp, bón phân, phủ đất, vv.); 2) Lâm nghiệp (trồng rừng trên đồi núi và dọc ven biển, ven sông); 3) Công trình xây dựng đồng ruộng, làm ruộng bậc thang, hệ thống giao thông, thuỷ lợi; 4) Hoá học kết hợp với sinh học (dùng chất liên kết màng và cây cỏ che phủ mặt đất quanh năm). Dựa vào quan niệm lâu đời của nông dân vùng cao và quan điểm đổi mới trong sử dụng và quản lý đất dốc. Những tiến bộ mới trong canh tác và bảo vệ đất dốc đã tự khẳng định tính ưu việt của nó và được đông đảo nông dân các dân tộc vùng cao chấp nhận, nhân rộng với tốc độ nhanh. Tái sinh các loại đất đã bị thoái hoá không canh tác được có thể dùng các loài cây hoang dại, ngắn ngày, chống chịu tốt, đa chức năng, có triển vọng áp dụng để cải tạo đất và làm thức ăn chăn nuôi như: đại mạch, cao lương, đậu tương lông. Các loại cỏ tín hiệu, cỏ lông ẩm, cỏ lông Ruzi có bộ rễ phát triển mạnh, có khả năng phá vỡ lớp đất rắn bề mặt và khi phân huỷ sẽ làm cho đất tơi xốp hơn. Khả năng chịu lạnh khá tốt, vì vậy sẽ là nguồn thức ăn quý cho gia súc trong mùa khô. Dùng tàn dư thực vật che phủ bề mặt Phủ đất là biện pháp hữu hiệu chống xói mòn đất thông qua việc tránh tiếp xúc trực tiếp của hạt mưa với mặt đất và hạn chế dòng chảy bề mặt. Ngoài ra còn làm tăng hàm lượng hữu cơ cho đất qua sự phân huỷ lớp vật liệu phủ đất. Độ xốp của đất được cải thiện nhanh từ đó làm tăng khả năng hấp thụ và giữ nước của đất, tăng cường hoạt tính sinh học của đất, tạo điều kiện cho bộ rễ cây trồng phát triển tốt. Che phủ đất cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón thông qua việc chống xói mòn rửa trôi đất, tăng dung tích hấp thụ của đất. Một tác dụng quan trọng nữa là hạn chế gần như tuyệt đối cỏ dại cạnh tranh với cây trồng, từ đó giảm công lao động làm cỏ và góp phần tăng năng suất cây trồng. Vật liệu dùng để che phủ rất đơn giản và dễ kiếm: Sản phẩm phụ sau thu hoạch (rơm, rạ, thân cây…), các loại cỏ, cây hoang dại, ưu tiên các loại cây hoang dại, bán hoang dại và các loại cây đã thích nghi cao. Từ thực nghiệm quay mô nhỏ, kỹ thuật che phủ đất dốc bằng tàn dư thực vật đã và đang được phổ biến rộng rãi, được bà con các dân tộc miền núi phía Bắc áp dụng có hiệu quả. Tạo lớp che phủ đất bằng lớp thực vật sống. Cây lạc dại là cây họ đậu sinh trưởng vô hại, có tác dụng che phủ chống xói mòn đất dốc, cho sinh khối lớn, làm thức ăn gia súc và làm chất hữu cơ giàu đạm cải tạo đất, rễ có nốt sần có khả năng cố định đạm cho đất. Lạc dại sinh trưởng quanh năm, nhờ thảm lạc dại che phủ mà hạn chế được xói mòn đất, khả năng giữ độ ẩm và độ phì đất được cải thiện rõ rệt, năng suất tăng 25% so với đối chứng (đối với cây mận được che phủ ở Mộc Châu, Sơn La), đặc biệt quả to hơn và sáng hơn. Ngoài ra, còn thu hoạch được 100 tấn xơ/ha/năm làm thức ăn chăn nuôi là chất hữu cơ cải tạo đất. Một số cây họ đậu khác như đậu mèo, đậu gạo…cũng được dùng để che phủ đất dốc nhằm cải thiện cấu trúc lý tính của đất, hoạt hoá hệ sinh vật và vi sinh vật trong đất và làm tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, cần dựa vào mùa vụ và loài cây trồng để bố trí trồng cho thích hợp, giảm cạnh tranh và phát huy được tiềm năng của chúng.

Kiến thiết tiểu bậc thang kết hợp che phủ đất và làm đất tối thiểu Kinh nghiệm làm ruộng bậc thang ở miền núi đã có từ lâu, nhưng chỉ áp dụng được ở nơi có tầng đất dày và độ dốc thấp cộng với đầu tư công lao động lớn. Đối với những sườn núi có độ dốc cao, tầng đất mỏng thì tạo tiểu bậc thang kết hợp che phủ đất và chọc lỗ gieo thẳng mà không làm đất là một kỹ thuật rất có hiệu quả, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ và tăng độ phì cho đất. Tiểu bậc thang được kiến tạo bề mặt từ 30-40cm và nên trồng các loại cây thích hợp để bảo vệ bờ bậc thang, có thể kết hợp trồng cỏ để làm thức ăn gia súc, trồng cây họ đậu qua đông để bảo vệ và cải tạo đất. Trồng xen cây họ đậu vào nương sắn Lạc hoặc đậu tương được trồng 1-2 hàng vào giữa 2 hàng sắn và được trồng cùng với sắn, thường vào tháng 2. Lạc và đậu tương sẽ thu hoạch vào tháng 6, còn sắn thu cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12. Trồng xen như vậy có rất nhiều tác dụng: Sau trồng lạc và đậu tương phát triển nhanh, cùng với cây sắn non tạo thành lớp thực vật che phủ dày đặc trên bề mặt đất, chống được xói mòn trong đầu mùa mưa. Cây họ đậu cũng cạnh tranh và hạn chế được cỏ dại. Khi thu hoạch lạc, đậu tương, toàn bộ thân lá, rễ phủ lại bề mặt nương sắn vừa có tác dụng che phủ chống xói mòn, vừa là nguồn hữu cơ giàu đạm cải tạo đất. Ngoài ra, nông dân lại có thêm một vụ thu hoạch vào giữa năm.

Related Documents

Xm Dat
June 2020 6
Xm
October 2019 19
Dat
October 2019 44
Nokia 5800 Xm
December 2019 17