Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO – Cơ hội, thách thức và nhu cầu nâng cao năng lực
1
BỐ CỤC • TỔNG QUAN CAM KẾT WTO CỦA VIỆT NAM • TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO TRONG 1 NĂM RƯỠI VỪA QUA • CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM • NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỂ HỘI NHẬP HIỆU QUẢ HƠN 2
TỔNG QUAN CAM KẾT GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM
Cam kết đa phương: Không trợ cấp xuất khẩu nông sản, áp dụng các biện pháp trợ cấp theo đúng quy định của WTO Mở cửa quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài Trao cho doanh nghiệp Nhà nước quyền tự chủ (Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp) Loại bỏ phân biệt đối xử trong việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt thông qua việc áp dụng duy nhất một mức thuế Áp dụng một cách minh bạch, công khai các quy định của pháp luật. 3
TỔNG QUAN CAM KẾT GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM
Cam kết mở cửa thị trường: Cắt giảm thuế: Ràng buộc toàn bộ biểu thuế Mức thuế bình quân toàn biểu giảm từ 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện trong vòng 5-7 năm Thuế bình quân nông sản giảm từ 23,5% xuống còn 20,9% trong 5 năm Thuế bình quân công nghiệp giảm từ 16,8% xuống 12,7% trong 5-7 năm Khoảng 1/3 biểu thuế phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu như nông sản, xi măng, sắt thép, ôtô… vẫn giữ được mức bảo hộ nhất định. Một số mặt hàng cắt giảm lớn là dệt may, thuỷ sản, gỗ và giấy… 4
TỔNG QUAN CAM KẾT GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM
Cam kết mở cửa thị trường: Mở cửa thị trường dịch vụ: Cam kết 11 ngành và khoảng 110/155 phân ngành Mức mở cửa không lớn, chủ yếu tương đương với cam kết trong hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), kể cả trong các ngành dịch vụ quan trọng như phân phối, tài chính, viễn thông… 5
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM • Về xuất nhập khẩu: Nhập khẩu: Năm 2007, kim ngạch XK tăng 21,9%. 7 tháng đầu 2008, đạt khoảng 37 tỷ USD, tăng 37,7% Hưởng lợi từ gia nhập WTO: dệt may tăng từ 5,83 tỷ USD năm 2006 lên 7,75 tỷ USD năm 2007, 7 tháng đầu 2008 đạt trên 5 tỷ USD (một phần do thuế nguyên phụ liệu giảm từ trung bình 36,4% xuống 13,5%, hạn ngạch ở Hoa Kỳ được bãi bỏ) Khối lượng và trị giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực như thuỷ sản, giày dép, sản phẩm gỗ, điện tử vẫn chưa có sự biến đổi mạnh do những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích, năng suất hạn chế, giá trị gia tăng thấp… Cơ cấu xuất khẩu có chuyển biến tốt, đã chuyển dần từ sản phẩm thô (dầu mỏ, than, gạo) sang sản phẩm chế biến (dệt may, gỗ, nhựa). Tỷ trọng dầu thô trong XK giảm từ 21% năm 2006 xuống 17,5% trong 2007 và 18,4% trong 7 tháng 2008. Thị trường XK mở rộng, hàng VN đã thâm nhập hầu hết các thị trường trọng điểm trên thế giới
6
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM • Về xuất nhập khẩu: Nhập khẩu: Nhập khẩu năm 2007 đạt khoảng 63 tỷ USD, tăng 39,6% so với 2006. Tỷ trọng hàng tiêu dùng tăng từ 7,5% giai đoạn 1996-2006 lên 11,4% năm 2007. Nhập siêu tăng mạnh, 7 tháng đầu 2008 đạt trên 15 tỷ USD, tăng 2,37 lần so với 2007. Nguyên nhân: không phải chủ yếu do gia nhập WTO vì nhập siêu chủ yếu từ các thị trường ASEAN, TQ theo cam kết trong ASEAN, ASEANTrung Quốc… Vướng là khó tăng thuế hoặc áp dụng biện pháp hạn chế định lượng như trước.
7
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM • Về dịch vụ, đầu tư Dịch vụ: Năm 2007, khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất từ 1997, đạt trên 8%. Nhóm dịch vụ kinh doanh và hỗ trợ kinh doanh đóng góp tới 79,4% trong tốc độ tăng giá trị của dịch vụ gồm khách sạn và nhà hàng, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính và bảo hiểm. Việc mở cửa có thể ảnh hưởng đến Việt nam như trong dịch vụ phân phối, một số dịch vụ kinh doanh. Do vậy, cần tận dụng tốt các bảo lưu trong cam kết.
8
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM Thu hút và thực hiện vốn FDI giai đoạn 2003-2008
9
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM • Về đầu tư: Đầu tư gián tiếp: • Cuối 2007: 261 công ty, mức vốn hoá = 43.7% GDP, tương đương 30.7 tỉ USD. • Số nhà đầu tư: 2007: 307,000 (bao gồm 502 nhà đầu tư tổ chức và 7,500 nhà đầu tư nước ngoài). • Cuối 2007 : 300 nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài: 29% năm 2007. • Năm 2007, giá trị giao dịch tăng lên khoảng 55% giá trị thị trường. Các nhà đầu tư nước ngoài nắm 25 – 30 % vốn hoá.
10
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM • Về công nghiệp và nông nghiệp Công nghiệp: Phải xoá bỏ trợ cấp theo cam kết WTO nên một ngành được hưởng trợ cấp như cơ khí, điện và điện tử, dệt may chịu ảnh hưởng nhưng không nhiều. Sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt năng suất cao, đặc biệt ngành có đầu vào nông sản và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như thuỷ sản, may mặc, giày dép, nội thất. 11
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM • Về công nghiệp và nông nghiệp Nông nghiệp: Nhập khẩu nông sản gia tăng, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là sữa và sản phẩm sữa, bông và bột mì, đường, nguyên liệu thức ăn gia súc… Xuất khẩu nông sản không hưởng nhiều tác động vì các mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, cao su trước WTO không gặp nhiều trở ngại. 12
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM • Về môi trường kinh doanh Hệ thống chính sách minh bạch hơn. Chế độ quản lý giá được bãi bỏ. Các biện pháp trợ cấp được điều chỉnh hợp lý hơn và phù hợp hơn với quy định và thông lệ quốc tế. Doanh nghiệp được hỗ trợ nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh. 13
NHỮNG TỒN TẠI Năng lực thể chế dù tiến bộ nhưng cần nhiều việc phải làm để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho phù hợp với cam kết gia nhập WTO và các chuẩn mực kinh tế thị trường. Phối hợp giữa các Bộ, ngành còn chưa chặt chẽ, kịp thời. Thiếu khuôn khổ pháp lý và thể chế giám sát vốn đầu tư gián tiếp Còn bối rối trong xử lý việc thực hiện cam kết gia nhập WTO, đặc biệt là cam kết dịch vụ. Văn bản pháp luật chưa được ban hành hoặc chậm thực hiện cam kết, gây khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư Lạm phát cao, nhập siêu lớn, dấu hiệu dễ tổn thương của ngành tài chính ngân hàng Công nghiệp chủ yếu là sơ chế, gia công với giá trị gia tăng chưa cao Năng suất lao động thấp Xuất khẩu tăng nhưng còn hạn chế (khả năng xuất khẩu bình quân đầu người thấp, ví dụ Singapore 60600 USD, Malaysia 5890 USD, Thái Lan 1860 USD, Việt Nam 563 USD) Thiếu hụt nguồn nhân lực đáp ứng FDI
14
CƠ HỘI ĐỐI VỚI VIỆT NAM Phát triển kinh tế đối ngoại: Là điểm đến của đầu tư nước ngoài, nhất là sau những biến động tại các nước trong khu vực và theo công thức Trung Quốc + 1 Thu hút các nguồn vốn khác như đầu tư gián tiếp, kiều hối, ODA, phát hành trái phiếu quốc tế. Tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Điều chỉnh quan hệ và cách thức kinh doanh xuất nhập khẩu với các thị trường bên ngoài cho hợp lý và có lợi hơn cho phát triển lâu dài của nền kinh tế. Thị trường xuất khẩu sẽ mở rộng hơn khi tham gia sâu vào WTO và các khu vực mậu dịch tự do. 15
CƠ HỘI ĐỐI VỚI VIỆT NAM Phát triển kinh tế xã hội: Tiếp tục thúc đẩy doanh nghiệp nà nước, phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân tạo môi trường lành mạnh cho doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển Phát triển nguồn nhân lực mới Cải thiện mạng lưới an sinh xã hội Cải thiện chất lượng tăng trưởng, chú trọng tới môi trường
16
CƠ HỘI ĐỐI VỚI VIỆT NAM Đẩy mạnh công cuộc đổi mới: Đổi mới tư duy phát triển kinh tế theo hướng phát triển bền vững, bỏ tư duy chạy theo thành tích Xây dựng các chính sách phát triển kinh tế chú trọng nhiều hơn sự tham gia của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường 17
THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM Các yếu tố bên ngoài: Dự báo và phòng ngừa nguy cơ mất ổn định, mất an toàn có khả năng xảy ra nhanh chóng Lựa chọn đối tác để tạo cân bằng chiến lược trong khu vực và toàn cầu, trong trung hạn và dài hạn Tham gia phân công lao động trong khu vực và toàn cầu trong khi năng lực cạnh tranh hạn chế Cạnh tranh hơn nữa khi tham gia vào thương mại quốc tế, đặc biệt là việc phải tiếp tục cam kết nếu Vòng Doha được nối lại 18
THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM Các yếu tố nội tại: Cơ sở hạ tầng yếu kém (nút thắt cổ chai) hạn chế việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư và phát triển kinh tế Cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, giá trị gia tăng thấp, chậm thay đổi Ngành dịch vụ hỗ trợ chưa tốt, còn chưa cạnh tranh. Khai thác cạn kiệt và huỷ hoại tài nguyên Lao động trình độ thấp và thiếu vừa yếu Nhà nước “thừa” và “thiếu”, năng lực điều hành hạn chế, phối hợp chưa tốt Khu vực doanh nghiệp tư doanh yếu (chưa có các doanh nghiệp tư nhân thực sự lớn theo tiêu chuẩn khu vực) Sức cạnh tranh yếu, chậm cải thiện 19
THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM Môi trường kinh doanh: Môi trường chính sách chưa ổn định, thiếu minh bạch, khó tiên liệu luôn thay đổi Hệ thống hành chính công và dịch vụ công phức tạp, chưa hiệu quả, chậm đổi mới Bảo vệ sở hữu trí tuệ chưa tốt 20
NÂNG CAO NĂNG LỰC THỂ CHẾ Năng lực thể chế: Cần nhu cầu xây dựng năng lực hoạch định và thực hiện chính sách (xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và giải pháp, quy trình và kỹ năng xây dựng…) Cần nâng cao năng lực giám sát việc thi hành chính sách của cơ quan nhà nước, nâng cao vai trò giám sát của xã hội và người dân đối với nhà nước và công chức Nhu cầu nâng cao năng lực cán bộ thực thi các cam kết quốc tế (hiểu và diễn giải cho đúng cam kết quốc tế bao gồm cam kết WTO) Cần tăng cường và áp dụng có hiệu quả kinh nghiệm học hỏi các nước tiên tiến trong khu vực
21
NÂNG CAO NĂNG LỰC THỂ CHẾ Năng lực quản trị vĩ mô: Cần nâng cao năng lực nghiên cứu và dự báo xu hướng phát triển trong và ngoài nước Nâng cao năng lực xây dựng chiến lược, qui hoạch, chương trình phát triển trong các lĩnh vực cần thiết, định hướng cho các ngành, vùng, sản phẩm chủ yếu của Việt Nam Năng lực huy động các lực lượng xã hội, tạo điều kiện tối đa cho người dân phát triển, đóng góp và thụ hưởng sự phát triển chung Năng lực phân bổ & sử dụng hiệu quả các nguồn lực Năng lực hài hòa các nhu cầu & lợi ích, thu hẹp các khoảng cách, phát hiện & xử lý các vấn đề phát sinh 22
NÂNG CAO NĂNG LỰC THỂ CHẾ Năng lực của địa phương: Năng lực nhận diện các điều kiện cơ bản cho phát triển của địa phương trên quan điểm hội nhập quóc tế & cạnh tranh: phân tích các mặt mạnh/ yếu, lợi thế/bất lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng, nhân lực, bộ máy quản lý, doanh nghiệp, văn hóa… Năng lực phân tích cơ hội & thách thức do hội nhập mở ra Năng lực nâng cao tri thức về pt & hội nhập và năng lực phổ biến, hướng dẫn cho bộ máy các cấp dưới, cho doanh nghiệp & người dân Năng lực rà soát các văn bản pháp luật, chính sách và việc thực hiện ở địa phương Năng lực cải cách hành chính, tăng cường nămh lực bộ máy, trình độ cán bộ Năng lực xây dựng các chương trình phát triển & tổ chức thực hiện
23
NÂNG CAO NĂNG LỰC THỂ CHẾ Năng lực của doanh nghiệp: Hiểu những qui định cơ bản của pháp luật , chính sách & cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam, của các nước bạn hàng, các tổ chức kinh tế quốc tế liên quan Nâng cao tri thức & khả năng tiếp cận thông tin về thị trường, các tiêu chuẩn sản phẩm, hàng rào kỹ thuật trong xuất nhập khẩu Nâng cao năng lực quản trị & kinh doanh của doanh nghiệp Nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia phân công lao động quốc tế của doanh nghiệp & các sản phẩm Nâng cao năng lực của các hiệp hội trong việc đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp, hỗ trợ và liên kết ; trong đối thoại chính sách, tham gia các tổ chức khu vực & quốc tế, xúc tiến thương mại
24