Vui Voi Nguoi Noi Tieng

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Vui Voi Nguoi Noi Tieng as PDF for free.

More details

  • Words: 3,169
  • Pages: 8
Một điều đơn giản Trên chuyến tàu từ Châu Âu sang Mỹ, mọi người đều mệt mỏi vì bị sóng biển nhồi lắc. Riêng có một người gương mặt thật bình thản ngồi hút thuốc, nghe nhạc. Mọi người thêm thán phục khi biết được đó chính là Albert Einstein (1879 - 1955). Một người mạnh dạn hỏi: - Thưa ngài, trong thuyết tương đối, nhiều và ít được hiểu như thế nào ạ? - Ồ, có gì đâu. Đơn giản thế này nhé: mấy trăm cọng tóc trên đầu là ít. Nhưng trong một chén nước uống mà chỉ có vài ba cái tóc cũng là nhiều.

Không hiểu được Plăng đâu Đến Berlin, thủ đô nước Đức, Plăng, nhà vật lý học về lý thuyết trường lượng tử quên khuấy mất là mình sẽ phải thuyết trình ở giảng đường nào. Ông vào văn phòng trường Đại học tổng hợp để hỏi. Tại đây, ông gặp một giáo sư - Xin bác cho biết, hôm nay giáo sư Plăng sẽ thuyết trình ở đâu ạ? Vị giáo sư nhìn Plăng từ đầu tới chân rồi nhún vai: - Này anh bạn trẻ, đừng đến đấy làm gì. Anh còn ít tuổi thế, làm sao mà hiểu nổi giáo sư Plăng!

Có lý Mác Xlê-pho, một hoạ sĩ nổi tiếng tâm sự với bạn bè về lý do mình chọn ngành hội hoạ: -Tôi chọn ngành này từ năm 11 tuổi. Thoạt đầu tôi muốn trở thành ca sĩ, nhưng suy đi nghĩ lại, tôi thấy nếu ca sĩ mà bị mất giọng thì xem như tan đời. Còn hoạ sĩ nếu có mất ... bút vẽ thì chỉ có việc chạy ra ngoài phố, nhoáng cái là mua được cây khác rồi. Và thế là tôi quyết định.

Tính đãng trí của Ampe Một hôm, ông có việc phải ra khỏi nhà vào buổi sáng. Lúc đi, ông khoá cửa và viết mấy chữ hẹn ở cánh cửa: "Ampe đi vắng, 16 giờ mới có mặt ở nhà." Ông đi công chuyện, 14 giờ đã xong, ông trở về nhà mình. Đến nơi thấy dòng chữ nói trên, đang mãi suy nghĩ, ông quên khuấy mình chính la Ampe, ông thở dài, xem đồng hồ và lẩm bẩm: -Vậy là mất đứt gần hai giờ chờ đợi.

Nghi ông nhà văn quá Trong dịp nghỉ hè, nhà văn Victor Hugo đến một ngôi làng xinh đẹp. Cuộc sống ở đây thật thanh bình, ngày nào ông cũng thả ngựa gặm cỏ trên cánh đồng, còn mình thì lim dim tựa gốc cây tìm ý tưởng... Một hôm, choàng dậy thì ông đã thấy con ngựa biến mất. Tức điên lên, nhà văn bổ đi tìm nhưng vô ích. Thất thểu về nhà, gặp một ông cụ nông dân đi dạo trên

đường, nhà văn than phiền về con ngựa. Ông cụ nhìn Hugo như một "quái vật" rồi khẽ đáp: - Làng này toàn người tự trọng cả, không ai làm chuyện ấy đâu - chợt cụ sực nhớ ra - À, mà này, cách đây mấy hôm, nghe nói có cái ông nhà văn gì đấy từ Paris đến. Hay là...

Quảng cáo Hồi Mark Twain làm chủ bút một tờ báo tỉnh lẻ, ông nhận được thư của khách hàng mua dài hạn lâu năm, than phiền rằng ông ta thấy một con nhện trong trang báo và hỏi như thế là điềm lành hay gở. Mark Twain trả lời : - Thưa độc giả dài hạn lâu năm thân mến ! Thấy một con nhện trong tờ báo chẳng phải là điềm lành hay gở cho ông. Chỉ đơn giản là con nhện dò trên tờ báo của chúng tôi, tìm xem nhà buôn nào không đăng quảng cáo để nó có thể đến cửa hiệu đó chăng mạng nhện ở cửa, và hưởng một cuộc sống thanh bình phẳng lặng cho mãi về sau.

Bằng cái đuôi của ta Napoleon là vị hoàng đế rất kiêu ngạo, ngay cả với mọi người trong gia đình. Khi được tin vợ ông là Desiree mới sinh hoàng tử và yêu cầu ông đặt tên cho đứa bé. Napoleon bèn bảo: - Nó bằng cái đuôi của ta cũng khá lắm rồi. Đặt tên cho nó là…Leon.

Phần giải lao Một phóng viên hỏi nhà văn Mark Twain, có phải ông vừa hoàn thành một vở kịch cho nhà hát ở Philađenphia phải không. Nhà văn trả lời: - Anh có thể đăng báo là tôi đang viết một vở kịch gồm 4 hồi và 3 lần nghỉ giải lao. Tôi đã hoàn thành xong phần 3 lần giải lao đó.

Quốc hữu hóa Winston Churchill (Thủ tướng Anh từ 1940-1945, 1951 -1955) và Clement Atlee (Thủ tướng Anh từ 1945-1951, đã quốc hữu hóa các ngành đường sắt, than, khí đốt, điện... ở nước Anh trong nhiệm kỳ thủ tướng của mình) đang đi dạo chơi trong một khu vườn rộng thì bỗng Churchill cho biết ông muốn tiểu tiện. Atlee bèn dừng lại bên cạnh ông. Churchill yêu cầu ông ta đi ra xa hơn nữa, lên phía trước một quãng. Atlee hỏi tại sao, Churchill trả lời: - Vì anh có thói quen: bất cứ lúc nào thấy "cái gì hơi to một tí" là anh muốn quốc hữu hóa nó ngay!

Để lại danh thiếp Vua Phổ Fêdêrich đệ nhị mời Vonte đến thăm cung điện. Rất nhiều quan trong triều đình thèm muốn sự ưu đãi này của vua Phổ đối với nhà văn. Một vị cận thần đặc biệt rất ghen tị với Vonte. Một hôm gã viết trên cửa ra vào của nhà văn một dòng chữ rất to "Chó đểu".

Vonte quen và hiểu biết rất nhiều người, đặc biệt ông biết rất rõ những người không ưa ông, ông đoán ngay kẻ muốn lăng mạ mình. Ngay lập tức, ông trở lại nhà gã cận thần nọ và nói rất lịch sự với gã: - Thưa ngài, tôi xin lại thăm đáp lễ ngài. Tôi đã được đọc "Danh thiếp tên ngài" trên cửa nhà tôi. Tôi vô cùng tiếc là đã không ở nhà khi ngài đến thăm!

Sophocle làm thơ Có lần Xô-Fốc ( Sophocle ), nhà soạn kịch vĩ đại Hy Lạp xưa ( 496 - 406 trước công nguyên ) nói rằng để viết nên ba câu thơ ông phải mất 3 ngày lao động. -Ba ngày cơ à! _ một nhà thơ hạng trung bình nghe thấy thế, ngạc nhiên hỏi_ cứ như tôi đây, cứ 3 ngày tôi có thể làm tối thiểu 100 câu thơ! -Vâng, đúng thế _ Xô-Fốc trả lời_ nhưng anh bạn trẻ ạ, 100 câu thơ ấy chắc chỉ sống được ba ngày!

Nói thế nào Trong một bữa tiệc có hai chàng thanh niên hợm hĩnh hỏi Vonte với giọng chế giễu: - Thưa nhà văn, nói thế nào cho đúng: "Cho chúng tôi uống" hay là "Mang thức uống cho chúng tôi"! - Đối với các bạn cả hai câu ấy đều không đúng - Nhà văn trả lời - Các bạn phải nói: "Dẫn chúng tôi ra vũng nước"!

Nên ăn cá Mark Twain trả lại bản thảo cho một tác giả trẻ với lời nhận xét sau: "Bạn thân mến, các thầy thuốc danh tiếng khuyên những người làm việc trí óc nên ăn cá, vì thực phẩm này bồi dưỡng tủy não bằng chất đạm của nó. Trong lĩnh vực này tôi không thạo lắm vì thế tôi không biết bạn nên ăn bao nhiêu cá. Nhưng qua bản thảo bạn gửi cho tôi, tôi cho rằng đối với bạn hai con cá voi cỡ vừa không phải là một lượng quá đáng!"

Sai địa chỉ Có một nhà thơ mang cho Vonte một bài thơ với tiêu đề: "Gửi lại thế hệ mai sau". Sau khi đọc xong nhà văn nói với tác giả: - Thơ ông viết cũng được, nhưng tôi nghĩ rằng địa chỉ mà ông đề có lẽ không đúng và nó sẽ không đến được đâu!

Thiếu Có lần nhà văn Moritj Saphir (1795-1858) là nhà văn hài hước nổi tiếng người Đức, cãi nhau với một nhà thơ. Ông này vốn ghét nhà văn đã nói: - Thưa ngài Saphir, ngài viết chỉ vì tiền. Còn tôi viết vì danh dự!

- Mỗi chúng ta viết chính vì cái chúng ta thiếu! Ông từ tốn đáp.

Vali của Gaiđa Accađi Gaiđa là nhà văn viết cho thiếu nhi nổi tiếng của Liên Xô (cũ). Ông hay lui tới những vườn trẻ ở ngoại ô Matxcơva chơi với các em. Một lần, tiễn Gaiđa ra ga, các em đua nhau xách hộ ông chiếc vali. Đến nơi, một em hỏi nhà văn: - Thưa bác, tại sao bác là người nổi tiếng mà chiếc vali của bác lại nhẹ và rỗng như thế này? Gaiđa suy nghĩ rồi trả lời: - Ồ! Không sao, bác chỉ sợ chiếc vali của bác nổi tiếng còn bác thì lại... nhẹ và rỗng!

Bài giảng của Đemosten Đemosten là một triết gia cổ Hy Lạp, có tài hùng biện. Một hôm, đang giảng bài, thấy học trò lơ đãng, ông bèn kể một câu chuyện như sau: "Một người kia phải đi qua sa mạc. Người ấy vào chợ, đến chỗ mướn lừa. Hắn mướn một con lừa, trả tiền trước và giao hẹn với kẻ cho thuê: -Tôi mướn lừa của anh, anh dắt lừa, tôi ngồi trên lưng lừa qua sa mạc. Đường xa, trưa, càng nắng. Người cưỡi lừa bị nóng bức, chịu hết nổi. Giữa sa mạc, chỉ có một bóng mát duy nhất là bóng con lừa. Hắn bèn nhảy xuống, núp bóng lừa mà đi. Gã cho mướn lừa thấy vậy, liền dừng lại, không đi nữa. Người mướn lừa hỏi: - Sao không đi tiếp? Gã kia đáp: - Phải trả thêm tiền. - Tiền gì? - Tiền thuê bóng con lừa. Vì ông chỉ mướn con lừa, chớ ông có trả tiền mướn cái bóng của nó đâu. Anh mướn lừa giận quá, đang tìm chữ xứng đáng để nói với đứa cho mướn lừa..." Nghe nói, cả lớp xôn xao chờ đợi. Đemosten mới nói: - Thưa các bạn, cái chính là bài tôi giảng thì các bạn chả chú ý, lại đi chú ý đến câu chuyện cù lần của thằng cho mướn lừa!

Quốc tịch Albert Einstein có lần nói với các nhà báo:

- Các ông đừng đặt vấn đề quốc tịch của tôi. Những năm còn lại của cuộc đời tôi, theo giấy tờ thì tôi là người Mỹ. Nhưng, sau khi tôi chết. Nếu như những lý thuyết của tôi đề ra là đúng thì người Đức sẽ nói tôi chính gốc là người Đức. Người Pháp sẽ nói tôi là công dân quốc tế. Nếu sau này có những chứng minh cho rằng lý thuyết của tôi đề ra còn có những thiếu sót, thì người Pháp sẽ nói tôi đã từng là người Đức và người Đức sẽ nói tôi là một tên Do Thái.

Tên gì? Một hôm, nhà bác học Anhxtanh bước lên xe buýt nhưng lỡ làm rơi mắt kiếng, ông đang khom người sờ soạng tìm dưới sàn xe thì cô bé đứng đối diện nhặt kiếng lên dúi vào tay ông. "Cảm ơn bé, cháu tên gì nhỉ?" "Clara-Anhxtanh, bố ạ!"

Không còn ngủ được Có một người thợ may đến nài nhà văn Sáclơ Bôđơle người Pháp (1821-1867) trả tiền công may trang phục. Bôđơle cười và trả lời rằng, ông không có gì để trả nợ cả. Người thợ may tức giận nói: - Ít nhất ngài cũng phải cho biết cụ thể khi nào ngài có thể trả nợ được để tôi có thể ngủ ngon giấc? Nhà thơ buồn rầu nhìn chủ nợ rồi nói: - Nếu tôi nói ra thì ông sẽ chẳng bao giờ ngủ được mất.

Luôn luôn phải đứng Một lần Mark Twain đến một thành phố nhỏ, ông có buổi nói chuyện ở đây. Tối đến, ông vào một tiệm ăn, chủ hiệu hỏi: - Ngài mới đến thành phố này phải không ạ? - Vâng, tôi vừa mới đến đây. - Ngài thật là may mắn, tối nay có buổi nói chuyện của Mark Twain, ngài đi nghe chứ? - Chắc chắn là có. - Thế ngài đã có vé vào chưa? - Ồ! Chưa, chưa. - Thế thì có khi ngài phải đứng đấy. - Vâng, thật đáng tiếc, tôi luôn luôn phải đứng trong các buổi nói chuyện của Mark Twain.

Nguyên nhân Một hôm Bécnasô gặp một giáo sĩ nổi tiếng hài hước và rất béo.

Vị giáo sĩ nhìn thấy Bécnasô gầy gò quá liền đùa vui: - Tôi mong ông đừng có gầy quá, nhìn ông người ta lại nghĩ là nước Anh đang còn đói. Bécnasô liền trả lời: - Còn tôi cũng mong rằng ông đừng béo quá như thế này, không thì người ta lại tưởng chính ông là nguyên nhân gây ra các nạn đói ấy!

Không gặp những con lừa Nhà vật lý người Anh William Thomson (1824-1907) có lần phải hoãn một buổi lên lớp. Ông thông báo lên bảng như sau: "Professor Thomson will not meet his classes today" (Hôm nay giáo sư Thomson sẽ không gặp sinh viên) Nhóm sinh viên tinh nghịch đã xóa chữ "c" trong từ classes, từ này trở thành "lasses" (những tình nhân) và câu trên trở thành : "Hôm nay giáo sư Thomson sẽ không gặp những tình nhân của mình". Hôm sau, khi lên lớp thấy những ánh mắt cười ranh mãnh và dòng chữ đùa tếu ấy, nhà vật lý thiên tài không mảy may bối rối mà còn thản nhiên bước tới bảng xóa thêm chữ "l" ở từ "lasses", rồi xách cặp ra về. Dòng chữ trên bảng lại trở thành : "Hôm nay giáo sư Thomson sẽ không gặp những con lừa" (từ " asses": những con lừa)

Kinh doanh ngòi bút Một lần đại văn hào Pháp Victor Hugo (1802- 1885) đi thăm nước Phổ. Khi đến biên giới Pháp-Phổ. Một nhân viên hải quan nước Phổ hỏi: - Xin ông cho biết ông làm nghề gì? - Tôi viết. - Tôi muốn hỏi ông sinh sống bằng nghề gì? Lần này Hugo đáp gọn: - Bằng ngòi bút. Nhân viên hải quan nọ gật đầu ra vẻ thông hiểu. Sao đó anh ta ghi vào tờ thị thực nhập cảnh: "Hugo, nhà kinh doanh ngòi bút".

Đánh giá tác phẩm Lép Tônxtôi viết một truyện ngắn, và gửi đến tòa soạn một tạp chí, ký tên khác. Sau hai tuần ông đến tòa soạn để biết số phận truyện ngắn của mình. Một biên tập viên trẻ tiếp ông không lịch sự lắm và bảo thẳng truyện ngắn của ông sẽ không được đăng. - Vì sao thưa ông?- Nhà văn hỏi lại.

- Thưa ông thân mến, khi đọc truyện ngắn của ông, tôi hoàn toàn tin đây là một người viết văn còn non nớt. Tôi thành thật khuyên ông hãy bỏ cái thích thú viết lách đi. Vào tuổi tác như ông, bắt đầu viết thì đã muộn rồi. Trước kia, xin lỗi, ông đã viết gì chưa? Tônxtôi trả lời giọng trầm lắng: - Tôi có viết một số tác phẩm mà người đọc cũng đánh giá là được chẳng hạn như: Chiến tranh và hòa bình hay Anna Karênina.. Người biên tập lặng đi không nói nên lời nữa.

Nữ Hoàng gõ cửa Nữ hoàng Victoria nước Anh đôi khi cũng gặp phải sóng gió nhỏ nhặt trong hôn nhân. Tối nọ, trong hoàng cung yến tiệc linh đình. Nữ hoàng bận tiếp các vương tôn quý tộc nên đã quên bẵng chồng mình. Hoàng thân giận lắm bèn lẳng lặng quay về phòng. Vài phút sau có người đến gõ cửa, trong phòng chỉ vọng ra một giọng lạnh lùng: "Ai đấy?" Người gõ cửa uy nghiêm đáp: "Nữ hoàng đây!" Cửa không mở và mãi cũng chẳng thấy động tịnh gì. Người đứng ngoài thẹn thùng rời đi nhưng chẳng bao lâu đã quay lại. Trong phòng lại có tiếng hỏi: "Ai?" Người gõ cửa bây giờ dịu giọng xuống: "Victoria đây!" Thế nhưng cửa vẫn cứ đóng chặt. Người gõ cửa hết sức tức giận, không ngờ cả uy danh nữ hoàng cũng chẳng lấy được một cánh cửa, bèn hậm hực bỏ đi... Nửa chừng ngẫm nghĩ lại quay về gõ lần nữa. Bên trong vẫn tiếng nói lạnh lùng ban nãy: "Ai?" Lần này người gõ cửa khẽ khàng: "Vợ của anh" Và lần này cửa mở ra ngay.

Im lặng là vàng Edison phát minh một dụng cụ điện tử, ông muốn bán phát minh này với giá 3.000 USD, và tự nhủ nếu các thương gia chỉ trả 2.000 USD cũng được. Lúc gặp nhau, họ hỏi ông về giá cả, Edison lúng túng không biết phải nói như thế nào. Một người trong số họ đành phải bắt đầu trước: - Chúng tôi không trả cao đâu, ông nghĩ sao với cái giá 40.000 USD?

Cùng mù chữ cả Một lần vào quán ăn, Einstein quên kính nên không đọc được thực đơn, ông bèn nhờ người hầu bàn đọc hộ. Với cái nhìn đầy thông cảm, anh bồi ghé tai Einstein nói thầm: - Xin lỗi, tôi cũng không biết chữ như ngài.

Mark Twain sang Pháp Trong chuyến đi Pháp, Mark Twain lên tàu hỏa đến Dijon. Vì mệt và buồn ngủ, ông đề nghị người soát vé đánh thức ông dậy khi tới Dijon. Biết là mình sẽ ngủ rất say, Mark Twain dặn kỹ: - Có thể tôi sẽ phản đối to tiếng khi ông cố đánh thức tôi dậy đấy! Nhưng đừng bận tâm, dù thế nào cũng cứ cho tôi xuống tàu nhé! Khi Mark Twain thức dậy thì tầu đã chạy qua Dijon và đang vào ga Paris. Ông rất bực, chạy đến chỗ tay kia mắng gay gắt: - Suốt đời tôi chưa bao giờ cáu giận như thế này. Người soát vé dửng dưng nhìn Mark Twain và nói: - Lão người Mỹ mà tôi cho xuống ở ga Dijon ấy, còn cáu gấp đôi ông ấy chứ.

Ban-dăc và kẻ trộm Một đêm Ban-dăc quên không đóng cửa, ông đã vào nằm nhưng chưa ngủ. Một tên ăn trộm vào không thấy ai, bèn đi đến cái tủ, khẽ mở ra và lục tìm tiền. Bỗng tên trộm nghe nhà văn cười nói: - Anh bạn ơi, mắc sai lầm lớn rồi. Anh đã đến vào đêm tối như bưng để tìm tiền ở nơi chính tôi, giữa ban ngày chói chang tôi cũng không bao giờ tìm thấy!

Related Documents

Vui Voi Nguoi Noi Tieng
November 2019 16
Redazione Voi & Noi
November 2019 14
Noi 2pc Voi Nhau
October 2019 13
Raccolta Voi...noi..
November 2019 11
Tha Noi Voi Nang_d
November 2019 18