Về nội dung: Điều 7. Hành vi vi phạm trật tự công cộng (NĐ150) 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay; b) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; c) Gây mất trật tự ở rạp hát , rạp chiếu bóng, nhà văn hoá, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, trụ sở cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức xã hội , doanh nghiệp , hợp tác xã, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên các phương tiện giao thông, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác; Theo Từ điển tiếng Việt, trât tự là hàng lối trước sau, trên dưới, thứ lớp ổn định. Hành vi gây rối TTCC là hành vi của người có lời nói, cử chỉ tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng tỏ ra coi thường trật tự chung, gây mất trật tự hoặc là hành vi càn quấy, hành hung người khác (nhưng không gây thương tích). -> hành vi gây mất trật tự của NVH cụ thể là gì? Phải chứng minh được cái trật tự của khu dân cư đó trước và sau khi bị NVH gây mất trật tự thì bị xáo trộn, thay đổi như thế nào? Cụ thể, ai bị ảnh hưởng, tài sản gì bị hư hại? Nói lớn không phải là gây mất trật tự, nếu cho rằng nói lớn là gây mất trật tự công cộng, xin mời phạt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước vì ông nói rất lớn tiếng, cứ xem truyền hình thì biết. Cũng theo Từ điển tiếng Việt: Khiêu: khêu gợi; khích: kích thích,; khiêu khích là trêu tức để gây sự bất hoà, cục cằn và lỗ mãng, trắng trợn Xúc phạm là động chạm đến, làm tổn thương đến những gì mà người ta thấy là cao quý, thiêng liêng phải giữ gìn cho bản thân mình hoặc cho những người thân của mình. Ví dụ: Xúc phạm đến danh dự. Nhân phẩm bị xúc phạm. -> Cần chứng minh điều cao quý, thiêng liêng bị NVH xúc phạm là cái gì? Đã gọi là cao quý, thiêng liêng thì nó phải đúng đắn, thánh thiện, trong sạch mà có ai đó cố tình làm cho nó trở thành đen tối, nhơ nhớp, nói không đúng sự thật thì mới là xúc phạm. Ngược lại, một kẻ trộm bị gọi là tên trộm thì đó là nói đúng sự thật, không phải xúc phạm. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm là xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, nếu cá nhân đó cho rằng mình bị xúc phạm thì cá nhân đó có đơn yêu cầu cơ quan chức năng xử lý. Ngược lại, nếu cá nhân cho rằng không việc gì, không bị xúc phạm thì cơ quan, tổ chức không có quyền xen vào can thiệp. Ví dụ: A chửi B, B cho rằng A hiểu lầm (hoặc nóng tính) nên nói bậy chớ thật ra A không có ác ý -> đây là việc giữa 2 cá nhân, không cơ quan tổ chức nào được can thiệp. Ngược lại, nếu B làm đơn kiện A thì A phải bị xử lý tùy mức độ vi phạm. Về hình thức:
1). Biên bản vi phạm HC lập lúc 16h20’ ngày 7/12/2006: vi phạm nguyên tắc khách quan, trung thực - Người lập biên bản: Phạm Đình Trọng-PCA phường và Trần Xuân Minh-CSKV. Trọng không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, không nắm được sự việc mà vẫn lập biên bản -> không đúng sự thật. - Biên bản không thể hiện được ngày giờ xảy ra hành vi vi phạm, hành vi cụ thể là cái gì, bị hại là ai, thiệt hại ra sao, nhân chứng biết được điều gì v.v…-> biên bản không khách quan, không đúng sự thật. Cụm từ “gây rối trật tự” hay “xúc phạm nhân phẩm” gì đó luật quy định là tội danh chung chớ không phải hành vi. Mẫu biên bản ban hành bắt buộc khi lập biên bản phải có đủ những nội dung theo mẫu chớ không có nghĩ là để y nguyên như vậy mà ghi vào đó có mấy chữ, phải in lại cho giãn dòng ra để đủ chổ ghi -> làm việc tùy tiện, cẩu thả, thiếu tinh thần trách nhiệm. 2). Quyết định xử phạt hành chính: sai thẩm quyền Căn cứ biên bản vi phạm hành chính ở trên thì chức vụ Trọng lớn hơn Minh, người ra quyết định phạt là Trọng, Minh không có quyền ra quyết định phạt vì theo mẫu Quyết định số 07 người ra quyết định phạt phải có quyền đóng dấu -> Minh không có quyền ký quyết định phạt. Phạh theo thủ tục đơn giản thì phạt tại chổ, ngay lập tức khi phát hiện hành vi vi phạm và không lập biên bản vi phạm hành chính. 3). Quyết định phân công xác minh khiếu nại số 158/QĐXM-KN: vi phạm nguyên tắc khách quan - Trọng là người lập biên bản vi phạm hành chính tất Trọng phải bảo vệ quan điểm của mình là NVH sai. Nay phân công Trọng xác minh, kết luận khiếu nại chẳng khác nào “giao trứng cho ác”. 4). Quyết định giải quyết khiếu nại số 159/QĐXM-KN: sai thủ tục - Sai thủ tục: theo Điều 38 Luật khiếu nại tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung: 1- Ngày, tháng, năm ra quyết định; 2- Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; 3- Nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ; 4- Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; 5- Giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại; 6- Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có); 7- Quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án. Quyết định không ghi rõ nội dung khiếu nại là gì, kết luận khiếu nại “đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ” (quy định tại điểm 3), ý kiến của cơ quan giải quyết khiếu nại về quyết định bị khiếu nại “điểm 5), quyền khởi kiện của ông Hải (điểm 7) Điều 38.