Vietnam

  • July 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Vietnam as PDF for free.

More details

  • Words: 5,210
  • Pages: 19
VIET NAM Human Rights Watch kêu gọi các nhà tài trợ thúc đẩy tự do báo chí ở Việt Nam Thanh Thủy, Trọng Nghĩa Bài đăng ngày 09/01/2009 Cập nhật lần cuối ngày 09/01/2009 16:05 TU

Trong bản thông cáo công bố hôm qua, 08/01/2009, tổ chức Human Rights Watch có trụ sở tại New York, đã yêu cầu Ngân Hàng Thế Giới cùng các quốc gia tài trợ cho Việt Nam phải gây áp lực, để chính quyền Hà Nội chấm dứt tình trạng kết tội hình sự đối với ký giả và cho phép ngành báo chí được tự do. In bài Gửi bài Bình luận bài

Nhắc lại một số vụ tống giam nhà báo và những người viết blog mới đây, cũng như việc cách chức tổng biên tập hai tờ báo đi đầu trong lãnh vực chống tham nhũng, Human Rights Watch cho rằng đó là những biện pháp « nhằm khoá miệng các tiếng nói phê phán và bất đồng ».

Human Rights Watch cho rằng « các nhà tài trợ cho Việt Nam cần tiếp tục nhấn mạnh với chính quyền Việt Nam là phải chấm dứt các hành động hình sự hóa những phát biểu ôn hoà. ». Theo bản thông cáo của tổ chức Human Rights Watch, trong ba tháng vừa qua, hai nhà báo và một người viết blog đã bị đem ra xử và bị kết án. Có ít nhất bốn phóng viên đã bị rút thẻ nhà báo, sau khi họ đưa tin về những vụ biểu tình của nông dân, về quan hệ Việt – Trung, về quyền tự do phát biểu và về nhân quyền. Human Rights Watch cũng nhắc lại là tất cả phương tiện truyền thông ở Việt Nam đều thuộc về Nhà nước và do Nhà nước kiểm soát. Do vậy, ông Brad Adams, giám đốc Human Rights Watch đặc trách vùng châu Á, nhấn mạnh rằng « Việt Nam là một trong số ít quốc gia mà người dân có thể bị giam cầm vì « lạm dụng các quyền tự do dân chủ ». Nhưng điều trớ trêu ở đây là Việt Nam lại là một nước không có các quyền tự do dân chủ ». Bản thông cáo liệt kê một số vụ đã xảy ra như là mồng 2 tháng giêng vừa qua hai tổng biên tập, Nguyễn Công Khế của tờ Thanh Niên và Lê Hoàng của tờ Tuổi Trẻ đã bị cách chức, sau khi hai phóng viên, Nguyễn Việt Chiến của Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của Tuổi Trẻ bị kết án tù vì tội phanh phui một vụ tham nhũng lớn, trong đó viên chức của chính phủ đã sử dụng hàng triệu đôla tiền viện trợ của Nhật Bản và của Ngân Hàng Thế Giới để chơi cá độ bóng đá. Đã thế, hai tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ còn cố tình đưa lên trang nhất những lời bình luận về việc bắt giam hai nhà báo kể trên hồi tháng 5 năm 2008. Sau khi chính phủ Việt Nam phản ứng bằng cách cách chức hai tổng biên tập, từ đó mọi chỉ trích mạnh dạn đã ngưng hẳn. Bản thông cáo cũng nhắc lại quyết định của chính phủ Việt Nam kiểm duyệt và hạn chế nội dung các blog, đồng thời nêu lên trường hợp của Nguyễn Hoàng Hải, tức Điếu Cầy tác giả của một trang

blog được rất nhiều người đọc. Tháng 12 năm 2008, toà án thành phố Hồ Chí Minh kết án Điều Cầy 30 tháng tù giam, vì tội đưa lên internet những bài báo phản đối Trung Quốc tranh giành chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, những bài báo có thể gây khó khăn trong quan hệ Việt –Trung. Vì những vụ hạn chế quyền tự do ngôn luận nêu trên mà ông Brad Adams kêu gọi Ngân Hàng Thế Giới và Nhật Bản phải làm cho chính phủ Việt Nam hiểu rằng cách xử sự như vậy đối với báo chí là không thể chấp nhận được. Trong lãnh vực chính trị, sau các nguồn tin báo chí Trung Quốc vào trung tuần tháng 12, theo đó chính quyền Bắc Kinh khuyến khích việc khai thác các đảo không người ở nhằm bảo vệ chủ quyền trên biển của nước này, Việt Nam đã chính thức có phản ứng. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng, vào hôm qua, 08/01/2009, đã tái khẳng định chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc và một số nước khác. Ngoài ra, ông Lê Dũng cũng cho rằng các bên có tranh chấp không nên có hành động làm cho tình hình thêm phức tạp. VIỆT NAM VIỆT NAM 2009, một năm đầy thử thách trong lãnh vực công ăn việc làm Trọng Nghĩa Bài đăng ngày 09/01/2009 Cập nhật lần cuối ngày 09/01/2009 14:13 TU

Công nhân nhà máy Keyhinge Toy ở Đà Nẵng đình công, ngày 30/01/2008. Ảnh : AFP Trên toàn quốc, trong năm 2008 vừa qua, đã có gần 30000 người lao động tại Việt Nam bị mất việc làm do suy giảm kinh tế. Dự báo trong năm nay, con số người bị thất nghiệp hoặc bị giảm việc làm có thể lên đến 300000. In bài Gửi bài Bình luận bài

Các số liệu chính thức trên đây nêu bật thách thức to lớn đối với chính quyền Việt Nam trong năm 2009 vừa bắt đầu. Tình hình càng gay go hơn trong bối cảnh suy thoái kinh tế tại các bạn hàng lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, Nhật Bản sẽ tác động nặng nề lên xuất khẩu, một động lực tăng trưởng chủ yếu của Việt Nam. Các số liệu đáng ngại do Bộ Lao Động Thương Binh Xã hội Việt Nam tiết lộ, đặc biệt là thống kê của năm 2008, chỉ mới là dự đoán, cần được xác nhận trong quý một năm nay. Tuy nhiên căn cứ vào các thông tin báo chí đến từ các tỉnh thành của Việt Nam, con số 30000 người thất nghiệp trong năm 2008 không phải là sai.

Tại thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, thủ đô kinh tế của cả nước, 46 doanh nghiệp chủ yếu trong các lãnh vực giầy dép, may mặc, điện tử, đồ gỗ, chế biến lương thực, đã phải cho hơn 10000 lao động nghỉ việc vì đơn đặt hàng tụt giảm. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, số người trong ngành thủy sản bị giảm việc cũng lên đến 20000. Ở Hà Nội, theo Liên Đoàn Lao Động Thành Phố, tổng số nạn nhân của tình trạng suy giảm kinh tế đã lên đến hơn 8500 người, trong đó hơn 4600 lao động bị mất việc hẳn. Tại Quảng Ngãi, mới đây đã có thêm 1000 công nhân hai khu công nghiệp phải nghỉ việc vì công ty thu dụng họ phá sản hoặc phải thu hẹp sản xuất. Còn về số liệu ước tính cho năm 2009, con số 300000 đưa ra dựa trên giả thuyết kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng với tỷ lệ 6,5%. Thế nhưng, đối với nhiều chuyên gia nước ngoài, đó là một chỉ tiêu quá cao. Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, IMF, chằng hạn, tăng trưởng Việt Nam năm 2009 có thể chỉ là 5%. Theo tính toán của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, mỗi khi tăng trưởng lên 1%, tỷ lệ người có việc làm sẽ tăng khoảng 0,33 – 0,34 %. Nhưng nếu tăng trưởng giảm đi, thì số người thất nghiệp lập tức tăng lên. Đối với một nước như Việt Nam, với 45 triệu lao động và mỗi năm có thêm khoảng một triệu người mới bước vào thi trường lao động, hậu quả của việc tăng trưởng suy giảm lẽ dĩ nhiên sẽ rất nặng nề. Triển vọng u ám trong lãnh vực nhân dụng, theo giới phân tích đang đặt ra rất nhiều thách thức cho chính quyền Việt Nam, sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xoá đói giảm nghèo và đặc biệt là phải chi tiêu nhiều hơn cho các chương trình xã hội. Vấn đề đáng lo ngại nhất là tình trạng bị mất việc hay bị giảm bớt công ăn việc làm sẽ gây bất bình trong số người lao động, trở thành môi trưởng thuận lợi cho những vụ biểu tình, đình công.

Trong năm 2008 vừa qua, theo một viên chức bộ Lao Động Việt Nam được AFP trích dẫn, số vụ đinh công đã tăng vọt lên thành 762 so vớI 541 vụ vào năm 2007 vốn đã khá cao trong bối cảnh Việt Nam. Các vụ đình công chủ yếu nổ ra trong các doannh nghiệp dệt may và giấy dép giành cho xuất khẩu. Hai ngành này được cho là sẽ gặp khó khăn nhiều nhất trong năm nay, kéo theo khả năng những vụ đình công gia tăng. Tình hình này, theo các nhà phân tích, đòi hỏi chính quyền Việt Nam sớm đề ra những cơ chế trọng tài hữu hiệu và minh bạch giữa chủ nhân và công nhân để giải quyết các tranh chấp. Nhân quyền theo quan điểm của Đảng và Nhà nước VN Đỗ Hiếu, phóng viên RFA 2009-01-09 Học viện chính trị, hành chánh quốc gia Hồ Chí Minh hôm 8-1 đã tổ chức hội thảo nhằm đánh giá công tác nghiên cứu, giáo dục về nhân quyền, theo quan điểm và chủ trương của đảng và nhà nước Việt Nam.

RFA PHOTO Công an ngăn cản một nữ giáo dân phía trước phiên tòa xử 8 giáo dân Thái Hà hôm 8-12-2008.

Quyền con người ở VN Lên tiếng tại cuộc hội thảo, giáo sư Nguyễn Đăng Thành, phó giám đốc học viện chính trị, hành chánh quốc gia nói, giáo dục về quyền con người gắn liền với tuyên truyền quan điểm, chính sách của đảng và nhà nước về quyền con người, đồng thời xác định rõ trách

nhiệm của các chủ thể chính trong việc thực thi, giám sát việc bảo vệ quyền con người. Ông cho biết, vấn đề quyền con người chính thức được quan tâm nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, từ giữa thập niên 80. Dịp này, tiến sĩ Nguyễn Thị Báo thuộc viện nghiên cứu quyền con người cũng nhấn mạnh rằng, việc tuyên truyền các thành tựu cơ bản về quyền con người, mà nhà nước Việt Nam đã nỗ lực đạt được, giúp cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về Việt Nam, phản bác lại những luận điệu vu cáo, bôi nhọ chế độ trên cơ sở lợi dụng các vấn đề về dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch bên ngoài. Trong khi đó, giáo sư Nguyễn Thanh Tuấn, phó viện trưởng vịên nghiên cứu quyền con người cho rằng, đảng và nhà nước đã định hướng khá tòan diện quyền con người, từ quyền công dân, quyền tư tưởng, chính trị, dân sự đến các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Bạn nghĩ gì về tình hình nhân quyền ở Việt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn: email: [email protected] hoặc tham gia thảo luận tại Trang blog Ban Việt ngữ RFA www.rfavietnam.com Theo ông, các quyền của những nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, như người nghèo khó, phụ nữ, trẻ em, cao tuổi, dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo, đều được bảo vệ và nâng cao. Thực trạng nhân quyền Tuy nhiên theo luật sư Lê Trần Luật từ Hà Nội thì Việt Nam chưa hề có nhân quyền, nếu nhà nước nói là nhân quyền luôn được tôn trọng thì đó là điều không trung thực.

Phần thượng nghị sĩ Marco Perduca, thuộc đảng Cấp Tiến, thành viên ủy ban đối ngoại và nhân quyền thượng viện Ý thì nói rằng: Phản ứng sau phiên xử 8 giáo dân Thái Hà Watch the video on YouTube (Video: Phản ứng sau phiên xử 8 giáo dân Thái Hà) “Hàng ngày, quốc hội Ý đều có thông tin đầy đủ về sinh họat kinh tế, tài chánh, thời cuộc tại Việt Nam, nhưng rất tiếc là không ai nói đến tình trạng nhân quyền, hay tự do tôn giáo nơi đây ra sao? Chính vì thế mà quốc hội Ý cần phải ghi nhận đầy đủ về những gì xảy ra mỗi ngày ở Việt Nam, mà chúng tôi được biết qua giới truyền thông quốc tế, là hầu như chuyện vi phạm quyền làm người, khá phổ biến và đều khắp các tỉnh thành trong nước. Chúng tôi yêu cầu Hà Nội cho phép quan sát viên của EU được đến thăm những khu vực từng xảy ra những trường hợp gây khó dễ cho sinh hoạt tôn giáo, những vụ đàn áp nhân quyền, để có thể kiểm chứng với những điều mà Hà Nội giải thích với công luận, cho rằng mọi sinh hoạt đều tự do. TNS Marco Perduca Mặt khác, để tìm hiểu sự vịêc tại chỗ, tháng 12 vừa qua, dân biểu Marco Panella đã cùng chúng tôi muốn đến thăm Việt Nam, và cho dù quốc hội Việt Nam đã có lời mời chính thức, cuối cùng chúng tôi gặp trở ngại, bị khước từ, không được phép nhập cảnh, nên đã không thể thực hiện được chuyến đi đó.” Trong cuộc trao đổi với phóng viên Ban Việt Ngữ chúng tôi, Thượng nghị sĩ Ý Marco Perduca, đang công tác tại Hà Lan, nhấn mạnh rằng, ông sẽ tiếp tục cuộc vận động từng theo đuổi lâu nay:

“Chúng tôi sẽ thường xuyên thu thập thông tin về quyền con người tại Việt Nam, trao đổi các diễn tiến với tất cả các quốc gia EU về những quyền căn bản của công dân Việt, trong các sinh hoạt chính trị, tôn giáo, đồng thời ghi nhận những trường hợp vi phạm nhân quyền xảy ra đều khắp và liên tục, đặc biệt là tại vùng Tây Nguyên, khu vực các sắc tộc thiểu số. Ngoài ra, chúng tôi cũng yêu cầu Hà Nội cho phép quan sát viên của EU được đến thăm những khu vực từng xảy ra những trường hợp gây khó dễ cho sinh hoạt tôn giáo, những vụ đàn áp nhân quyền, mà các tổ chức quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International phát hiện, để có thể kiểm chứng với những điều mà Hà Nội giải thích với công luận, cho rằng mọi sinh hoạt đều tự do, thoải mái. Nếu thực sự xảy ra những vụ vi phạm nhân quyền, chúng tôi sẽ yêu cầu EU ngưng tức khắc các khoản viện trợ kinh tế, tài chánh dành cho Hà Nội, vì thật là vô lý một khi tiền chi viện giúp cải tiến xã hội, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, lại được ngầm sử dụng vào chiến dịch xóa bỏ quyền tự do, dân chủ của người dân Việt.” Lâu nay, trong các cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nước ngòai, giới lãnh đạo chính quyền Hà Nội luôn cho rằng cách thức hành xử trong vấn đề nhân quyền tùy thuộc vào thực tế của mỗi nước. Tuy vậy, nhiều người cho rằng nhân quyền là vấn đề phổ quát và có những chuẩn mực chung mà mọi dân tộc trên thế giới cần phải tuân thủ.

Biểu tình tại Đức và CH Séc •

Chính trị - xã hội

Nhiều tác giả

Biểu tình tại Đức ngày 05/01/2008 - Blog giainhanmuathu Cảm nghĩ của một SV ở Dresden: "Chào các bạn, cuối cùng thì ngày 5.1 đã đến sau bao nhiêu nỗ lực và chuẩn bị. Chúng ta đã có một ngày đáng nhớ với sự thân ái, quyết tâm và tận tâm vô điều kiện. Ngay từ những phút đầu tôi đã choáng ngợp bởi số lượng pano, biểu ngữ và băng rôn đồ sộ, bất ngờ với những thành quả của các bạn Berlin, Hannover, Clausthal... Lá cờ tổ quốc đã tung bay kiêu hãnh không chỉ trên bầu trời mà trong cả trái tim mỗi sinh viên ngày hôm qua đã tham gia và chứng kiến cuộc meeting hòa bình đó. Những bài Hịch Tướng Sĩ, Bình Ngô Đại Cáo vang lên đầy nhiệt huyết như lời vang vọng của lịch sử Việt Nam ngàn năm bất khuất. Ai có thể quên được những khẩu hiệu đanh thép, ai có thể quên những bài hát vang mãi không thôi, cả khối người đổ dồn về phía trước như một làn sóng không thể nào ngăn cản, ai có thể quên cái giá lạnh của trời đất và khắc nghiệt hơn khi ở trên một cây cầu, nước mưa rơi xuống hóa băng trên mũ, trên áo, trên khăn... và khi đó, càng không thể quên nổi những trái tim tuổi trẻ sục sôi, nhiệt huyết và tinh thần đoàn kết như sờ thấy, chạm vào. Cái ngày 5.1 này, không thể nào quên!"

Xem thêm lời kêu gọi tham gia biểu tình

Biểu tình tại CH Séc ngày 07/01/2008 - ngAng tường thuật: Cuộc biểu tình được diễn ra rất nhỏ, chỉ khoảng 50 người (lí do tớ sẽ giải trình sau) nhưng vô cùng ý nghĩa và hoành tráng. Ngoài phần lớn thanh niên, sinh viên, lớp trẻ tự do dũng cảm đi biểu tình hoàn toàn vì Việt Nam thân yêu, còn có nhiều bác phụ huynh lớn tuổi, cùng các bác trong nhiều hội báo chí đến với tư cách các nhân.

Khoảng 10h30 thì những người ở xa cũng tập trung đủ ở Sibiřské náměstí. Thời tiết không hề ủng hộ, tuyết ngập đến mắt cá chân và

đường rất lầy bởi tuyết tan. Cuộc biểu tình được cai quản bởi 4 vị cảnh sát CZ. Người đệ đơn và đứng về mặt pháp lí là bạn Jindřich Pozlovský, vì chỉ công dân Cz mới có quyền xin biểu tình. Jindřich đã ủy quyền cho Mai Đức Việt, bạn này điều hành cùng tớ là Trần Thu Trang. Cuộc biểu tình được bắt đầu bởi Quốc ca và diễu hành (500 mm) đến cổng đại sứ Tàu. ĐSQ được cảnh sát thông báo trước, nên họ đóng cửa và nghỉ. Vừa diễu hành, 50 người vừa hô vang khẩu hiệu, dương cao biểu ngữ. Khi đứng dàn hàng trước ĐSQ Tàu, chúng tớ đã hô hào to hơn nữa, hát quốc ca to hơn nữa, những khẩu hiệu bằng tiếng Việt, Séc, Anh. Một diễn văn viết bằng tiếng Việt và tiếng Cz được đọc to trước cổng ĐSQ. Nội dung: Kính thưa các vị lãnh đạo tại Đại sứ quán Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa tại Praha, Cộng hòa Séc! Chúng tôi là những người Việt Nam trẻ tuổi các bạn không hề quen biết, cũng như chúng tôi không hề quen biết hay ghét bỏ các bạn và đất nước Trung Hoa mến yêu của các bạn. Chúng tôi đến đây hoàn toàn trong thiện cảm, mang theo một thông điệp hòa bình. Vấn đề tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại vùng biển nằm giữa các quốc gia Đông và Đông Nam Á đã diễn ra hàng mấy chục năm nay. Máu bao dân tộc đã rơi, lệ bao dân tộc đã chảy, nhưng sự thực chỉ có một, chỉ một dân tộc duy nhất có chủ quyền trên những đảo đá ngoài khơi xa xôi kia. Ít ai trong chúng ta đã một lần bước chân tới nơi đó, song chúng tôi tin vào sự công bằng của lịch sử, sự trung thực của các nhà sử học và những dữ liệu chứng minh hai quần đảo này thuộc về lãnh thổ Việt Nam chúng tôi, dân tộc Việt Nam chúng tôi, tổ tiên chúng tôi, những

người ngàn xưa đã hi sinh biết bao xương máu để gây dựng và gìn giữ từng mét đất đảo trơ toàn cát sỏi. Chúng tôi kiên quyết phản đối việc chính phủ Cộng sản Trung Hoa quyết định xây dựng thành phố trên một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa để thiết lập chính quyền và quản lí toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Mỗi hòn đảo to nhỏ, mỗi mét đất, mỗi mỏm đá đều thấm máu Việt Nam, nước mắt Việt Nam, nỗi đau của nhân dân Việt Nam chúng tôi. Chúng tôi xin được nhấn mạnh: Hoàng Sa, Trường Sa mãi là máu Việt Nam, mãi là thịt Việt Nam. Không thể tách rời. Trên đây là quan điểm cá nhân của mỗi chúng tôi muốn được bày tỏ tới chính phủ Trung Hoa. Chúng tôi tuyệt đối không chống lại nhân dân Trung Hoa và tình cảm láng giềng giữa nhân dân hai nước. Mọi hoạt động của cuộc biểu tình hoàn toàn không liên quan tới chính phủ Việt Nam, không được tổ chức bởi bất cứ đại diện nào thuộc chính quyền Việt Nam tại Cộng hòa Séc. Một lần nữa chúng tôi xin được khẳng định, tất cả thanh niên, sinh viên và người Việt Nam đang có mặt ở đây đã tới trong thiện cảm và hòa bình mong có một giải pháp tốt đẹp hướng tới sự bình yên, ổn định và phát triển của giữa quốc gia Việt Nam, Trung Quốc anh em. Ngay sau đó Việt và Trang sắp xếp lại tờ diễn văn cùng hơn 500 chữ kí của cộng đồng Việt Nam ủng hộ biểu tình và phản đối TQ. Dưới sự cho phép của cảnh sát, chúng tớ tới nhấn chuông ĐSQ TQ. Họ khước từ ra ngoài và không chấp nhận bất cứ thư nào, song cảnh sát Cz kiểm tra giấy và cho vào hòm thư của họ. Cuộc biểu tình được kết thúc bởi Quốc ca, lời cảm ơn tới Jindra, tới cảnh sát Cz và cuối cùng là lời khen ngợi của phụ huynh. Biểu tình diễn ra thành công tốt đẹp, trong hòa bình, không bạo động, đánh dấu lớn sự trưởng thành và tự lập của một số thanh niên, sinh

viên. Ảnh sẽ được cập nhật. Có cả máy ảnh nghiệp dư và cả thợ ảnh. Việt sẽ cập nhật ở trang web biểu tình, cá nhân tớ sẽ cập nhật ngay khi bố tớ về tối nay. Ngoài lề, cảm nghĩ của tớ: - 50 người. Không nhiều, cũng không quá ít. Lí do: không phải tổ chức không tốt, chỉ vì chúng tớ bị cô lập. Báo chí bị phong tỏa. Các chợ Việt Nam bị cấm vận. Các thành viên trong Hội SVVN và Đoàn TNCSVN tại Séc dù trước đã đăng kí đi, nhưng bị sức ép, không đi được. Vì vậy 50 là con số rất thành công đối với chúng tớ. Thực sự tớ cảm thấy thương cho một số bạn, ở một đất nước dân chủ, có nhân quyền, có tự do ngôn luận mà không dũng cảm nắm lấy nó, lại bị nó trôi trượt qua tay. - Biểu tình vẫn diễn ra, vì chỉ có 50 người nên mọi người rất thân và đồng tình, như anh em vậy. Ngược lại với những người phản đối đã dự định, không hề xảy ra bạo động, không có ai phản động, biểu tình hoàn toàn đúng với mục đích dự định, thiện cảm, hòa bình. Băng rôn và biểu ngữ cùng áo đỏ hoành tráng. - Người lớn khen rất nhiều. Chúng ta đã làm được những gì chúng ta đề ra, và hơn nữa đó là một việc làm đúng đắn, dù gặp nhiều chông gai, cản trở từ mọi phía. - Tớ chỉ tiếc một điều, người VN mình đối xử với nhau tệ quá. Chắc chắn Tàu họ cười thỏa thê, biểu tình họ không cần vùi dập, chính VN mình đã làm việc đó thay họ. Đừng Sách Nhiễu, Xúc Phạm Người Dân Một Cách Tùy Tiện

Chiều ngày 06 tháng 1 năm 2009, hai công an, một xưng là công an huyện Từ Liêm, một xưng là công an của Bộ đến đưa “Giấy triệu tập” tôi đúng 8h30 ngày mai, mồng 7 tháng 1 năm 2008 phải có mặt tại trụ sở Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an, số 7 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội để “Hỏi một số nội dung liên quan đến vụ án đang điều tra”. Tờ “Giấy triệu tập” số 55 của cơ quan lớn và quan trọng như Bộ Công an mà chỉ vừa bằng bàn tay. Tuy nhiên, điều sỉ nhục đối với người được/bị nhận nó không hẳn liên quan đến vấn đề kích cỡ tờ giấy mà ở cái hình dạng thiên thẹo của nó. Tờ giấy không có hình chữ nhật như thông thường mà là … hình thang. Chiều rộng phía trên đo được 13cm, chiều rộng phía dưới 11,8cm, dài 19cm. Vợ tôi bảo: Anh đừng đi, có thể đây là tờ giấy giả mạo. Nếu là giấy thật thì cũng không cần phải lấy sự nghiêm túc của mình để đáp lại sự rất không nghiêm chỉnh của họ. Hay là họ muốn nhục mạ, phỉ báng anh ?. Khi tôi quyết định cứ đi để tỏ ra ngoan ngoãn thì vợ tôi bảo phải gọi taxi mà đi cho an toàn. Tôi bảo đi taxi tốn lắm. Vợ tôi bảo thế thì đi xe ôm ( xe chở thuê bằng honda ). Biết nỗi lo không phải không có lý của vợ, tôi giải thích để trấn an: “ Đừng lo, nếu họ định sát thương để biến thành phế nhân hay giết hại thì chắc họ làm vào lúc khác chứ không phải vào lúc cả nhà đều biết là mình đang đến trụ sở của Bộ Công an như thế này đâu”. Tiếp tôi là hai sỹ quan công an đều nhỏ tuổi hơn con gái út của tôi. Phải nói là họ cũng lễ phép chứ không hống hách, sỗ sàng. Khi thẩm vấn, họ gọi bác xưng tôi. Lúc thường họ goi bác xưng cháu. Tôi cũng cố tỏ ra đúng mực của một công dân trước viên chức Nhà nước. Mở đầu thẩm vấn họ hỏi tôi và ghi chép đầy đủ: họ, tên, ngày sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi đăng ký hộ khẩu, chỗ ở hiện tại; lại hỏi cả tên và chỗ ở của cha, của mẹ, của các em, của vợ, của các con v

v… Cứ thế, cứ thế … Hầu như chẳng có vấn đề gì đáng là nội dung để phải tra hỏi nhưng họ cũng kéo lê thê hết buổi sáng. Họ còn hẹn tôi 14h lại phải có mặt. Tôi hỏi họ: ”Hình như càng ngày các anh càng ít việc ấy nhỉ ?” Họ có vẻ ngượng ngùng khi trả lời phủ định. ( Thực tế thì cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường và nhiều lĩnh vực an ninh kinh tế, xã hôi vẫn còn thiếu trong khi lực lượng an ninh chính trị lại quá đồ sộ từ thời còn chiến tranh lạnh. Bây giờ không những không còn chiến tranh lạnh mà đặc biệt là gần đây họ đã càn quét và tống giam phần lớn các chiến sỹ dân chủ mà lực lượng họ vẫn còn quá đông ).

Ra khỏi trụ sở Bộ Công an tôi phải gọi ngay điện thoại để báo tin cho vợ tôi an tâm là tôi vẫn còn sống và lành lặn. Buổi chiều lại cũng lê thê và vô vị như vậy. Họ vẫn chỉ loanh quanh về những lời khai của những người đang bi bắt giam như: Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn văn Tính, Nguyễn văn Túc, Nguyễn Kim Nhàn … có liên quan đến tôi. Tôi xác nhận tất cả những lời khai đó đều đúng. Tôi bảo: “Giá như các anh đưa cho tôi xem bản ghi những lời khai của những anh em đó và hỏi tôi có ý kiến gì về những lời khai đó không thì chỉ một lời

xác nhận đúng của tôi là việc làm trong suốt cả một ngày như thế này có thể kết thúc chỉ trong phạm vi một giờ đồng hồ là cùng”. Vậy mà họ vẫn có ý muốn ngày mai tôi lại phải tiếp tục đến đây. Sự kìm nén đã quá sức chịu đựng, tôi đập bàn quát lớn: “Các anh ghi rõ ngay câu này đưa cho thủ trưởng các anh đọc: Từ mai, muốn triệu tập tôi thì hãy đem theo còng số 8 và chiếc cáng. Dẫu đến đây hay đến đâu chăng nữa tôi cũng quyết tuyệt thực và tuyệt khẩu, dứt khóat không thèm tiếp bất cứ ai. Năm lần khám nhà, sáu lần khám thân thể rồi mà không bói được ra tội để bỏ tù tôi cho thỏa nỗi thù hận của cái Đảng này với tôi. Như thế vẫn chưa đủ làm các người thấy cần phải sám hối hay sao mà còn nay triệu tâp, mai triệu tập. Các người chà đạp, vùi dập tôi suốt thời trẻ đã thật là quá tệ, nay tôi đã là ông già 73 tuổi. Luật pháp nào, đạo lý nào cho phép các người hành xử tàn bạo, dã man đến như vây ! Tôi thà chết không thể để lòng tự trọng của mình cứ bị dày xéo mãi !”. Sáng nay gia đình tôi vẫn trong tâm trạng nghe ngóng xem có ai khiêng cáng đến không. Khoảng 10 giờ, vợ chồng một người bạn đến chơi cho biết ở đầu ngõ và trong ủy ban xã bên kia đường có rất nhiều công an đang đứng canh. Thì ra vậy ! Cách đây hơn một tuần có người đến dàn xếp để một số nhà lập pháp cùng đi trong đoàn Chủ tịch Hạ viện Úc Harry Jenkins đến thăm tôi và gặp thân nhân một số chiến sỹ dân chủ đang bị giam cầm, tại nhà tôi. Biết chuyện, Nguyễn Phương Anh hài hước chua chát: Bác nên viết thư đề nghị các ông Hạ viện Úc ấy từ rầy đừng đến Việt Nam nữa để chúng tôi khỏi khổ. Bác thì bị công an câu lưu, cháu và Vi Đức Hồi thì bị công an gác ngay cửa nhà, không cho đi đâu cả. Thế có buồn cười không !

Hà Nội 8 tháng 1 năm 2009 Nguyễn Thanh Giang Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội – Điện thoại : 35 534 370

Related Documents

Vietnam
July 2020 30
Vietnam
November 2019 59
Vietnam
July 2020 30
Vietnam
December 2019 59
Vietnam
May 2020 24
Vietnam
December 2019 37