Vị trí đặt bếp Khi xây nhà, bất kỳ người nào cũng phải cân nhắc kỹ vị trí đặt bếp. Khu vực này vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của gia chủ chứ không chỉ đơn thuần là một nơi để nấu nướng. Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên khi đặt bếp là phải có sự tương ứng với cửa và cao trên rốn của chủ nhà. Người Trung Quốc đúc kết rằng đông bắc là hướng tốt nhất để đặt bếp. Kế tiếp là hướng nam, hướng chính tây. Các hướng khác đều không tốt. Bếp thường dựa vào vách trái từ trong nhà nhìn ra và không được đối diện nhà vệ sinh. Đặt chéo với góc trái của nhà cũng thích hợp, có ý nghĩa muốn xua đuổi tai hoạ. Ngoài ra, những vị trí nên tránh là đặt bếp trên hồ nước, dưới gầm cầu thang và quay cùng chiều với cửa chính của nhà. Hồ cá cũng không nên đặt gần bếp. Một mặt gương soi lên bếp là điều tốt kỵ. Như vậy là không may mắn, phúc lộc sẽ rời xa. Vị trí của bếp phải kê trên nền cao ráo, không khí thoáng và ánh sáng đầy đủ. Chân bếp không được gập gềnh. Nghiêng lệch là điều tối kỵ khi đặt bếp. Mái nhà bếp không được để dột, có nước rơi vào. Ông đầu rau cũng cần những nguyên tắc an cư lạc nghiệp riêng. Bếp trong quan niệm của người phương Đông là cội nguồn của năng lượng, đại diện cho sự sung túc, thành đạt của các thành viên trong gia đình. Trong nhà bếp, các chuyên gia phong thuỷ chú ý nhất đến vị trí của hoả lò và chỗ chuẩn bị đồ nấu nướng. Hoả lò tối kỵ đặt ngoảnh lưng với hướng nhà. Ví dụ, nhà quay về mạn bắc mà mặt bếp lại xoay về nam là không thuận. Cổ nhân khuyên nên để lò nấu "tọa hung hướng cát", có nghĩa nằm ở hướng dữ nhưng nhìn về phương lành. Kim quang đẩu lâm kinh viết: "Cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải đặt nó quay về hướng lành, như thế nhanh có phúc". Không nên bố trí bếp quá lộ liễu, khiến người ta có thể nhìn thấy ngay từ ngoài hoặc để đường từ cửa đâm thẳng vào bếp vì như vậy dễ bị hao tán tài sản. Bệ đặt hoả lò, theo các chuyên gia phong thuỷ, nên tựa vào tường cho vững chãi. Họ cũng yêu cầu tránh để góc nhọn chiếu vào khu vực nấu vì điều đó có thể làm hại tới hòa khí trong nhà. Đừng để bếp dưới xà ngang: dưới xà có bếp, nữ chủ nhân sẽ bị tổn hao. Còn nếu bếp đặt đối diện với nhà vệ sinh hay cửa phòng ngủ, sức khoẻ của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Phong thuỷ học truyền thống cho rằng làm nhà bếp phải cầu "tàng phong tụ khí". Vì thế bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính hoặc sau bếp có cửa sổ đều không lành vì sợ gió thổi làm tắt đi ngọn lửa đầm ấm mang lại sung túc cho gia đình. Mặt khác, bếp thuộc hỏa, kỵ nhất với khí mát lạnh của nước. Do vậy, thứ nhất nên kiêng để bếp quay về hướng bắc (hướng thuỷ vượng), thứ hai không đặt bàn nấu trên rãnh, mương, đường nước, và cuối cùng tránh để hoả lò kẹt giữa hai đồ đạc có mang theo "thủy" như tủ lạnh, bồn rửa, máy giặt...
1
Cửa sổ theo phong thủy
Không nên sử dụng cửa sổ bật lên bật xuống. Phần cao nhất của cửa sổ nên cao hơn những người trong nhà. Nếu thấp hơn, nó sẽ đè nén dòng khí. Cửa cũng nên rộng, nếu không sẽ làm hẹp đi viễn cảnh, cũng như các cơ hội của người cư ngụ. Cửa sổ là đôi mắt, là cái miệng của căn nhà. Để dẫn luồng khí, các cửa nên thiết kế sao cho có thể mở ra hết (vào hoặc trong) thay vì chỉ bật lên hoặc xuống. Hầu hết các cửa sổ mở ra phía ngoài là tốt nhất vì nó cho phép luồng khí nhiều nhất nhập vào và lưu thông. Những cửa sổ được mở vào trong sẽ tạo nên sự dè dặt, do đó ảnh hưởng đến cuộc sống của người trong nhà. Dù bất kỳ ở khí hậu hay địa hình nào, nói chung thì các cửa sổ hướng tây là không tốt. Mặt trời phía tây chiếu vào sẽ tạo ra sự đè nén mạnh mẽ, khiến người trong nhà nhức đầu và những rối loạn về tinh thần khiến công việc không hiệu quả. (Theo Vnexpress)
2
Thay đổi nhỏ để có căn bếp hợp lý về phong thủy Nếu hỏa lò đối diện với tường trổ cửa sổ, thì dù cảnh vật bên ngoài đẹp tới đâu vẫn không có lợi cho người nấu bếp. Trong trường hợp đó, hãy đặt một tấm gương lớn để ngăn chặn ảnh hưởng xấu, hoặc treo một chuông gió hay một quả cầu thủy tinh thẳng hàng với bếp lò và cánh cửa. Trên thực tế, trong thiết kế gian bếp, vấn đề trung tâm là tạo sự thuận tiện và thoải mái cho người đứng nấu. Nên để người đầu bếp luôn ở trong tư thế chủ động, có nghĩa anh ta cần biết khi ai đó bước vào chỗ đun nấu, nếu không sẽ làm tổn thương hòa khí trong nhà. Chính vì thế, giải pháp treo gương ở phía sau hoặc bên cạnh bàn nấu thường được sử dụng. Gương không chỉ giúp mở rộng không gian mà còn nhân đôi - một cách hình tượng - thực phẩm và hơi ấm, nghĩa là sự sung túc và hòa thuận trong gia đình. Dầm nhà nằm trên bếp lò hoặc khu vực ăn uống sẽ làm thất thoát tài chính. Giải pháp là treo hai cây sáo tre với dải băng đỏ cột quanh để tạo một phần hình bát quái cùng với cây đà nhà. Cách khác: buộc một dải tua đỏ dọc theo chiều dài của thanh rầm. Cũng nên cẩn thận với những vật dụng trong nhà bếp. Một cách biểu tượng, chiếc xoong cũng là biểu trưng cho sự thăng tiến về tài chính của ngôi nhà. Nếu trong bếp có một giá nồi sạch sẽ và thuận tiện thì tiền bạc có thể dễ dàng nhập vào nhà. Số lượng hỏa lò cũng quan trọng nhưng cần thiết hơn hơn cả là phải giữ tất cả luôn đỏ lửa. Hình dạng bàn ăn cũng được các chuyên gia phong thủy quan tâm. Lời khuyên của họ là tránh dùng loại bàn vẹt góc. Bàn hình chữ nhật thì đừng để quá dài. (Theo Phong thủy thực hành)
3
Kích thước phù hợp cho tủ bếp Sẽ thật khó chịu nếu phần tủ bếp của nhà bạn không có được kích thước hợp lý. Khi đó, công việc nội trợ trở thành một nhiệm vụ khó khăn. Để cảm thấy thoải mái, bạn nên thực hiện theo những lời khuyên sau. Điều quan trọng nhất là cần biết những tiêu chuẩn của một tủ bếp trước khi bắt tay vào thực hiện. Bởi nếu làm sai, bạn sẽ khó khăn trong việc sửa chữa và tất nhiên là vô cùng tốn kém. Có một số tiêu chuẩn nhất định trong các thiết kế tủ bếp. Nó có thể được điều chỉnh tùy theo chiều cao của người sử dụng. Tuy nhiên, không nên tạo cho phần bếp nhà mình một kích thước quá đặc biệt. Bạn sẽ khó khăn khi muốn bán nhà, hoặc gây rắc rối cho người nào đó tình nguyện rửa bát hộ.
Tủ bếp và phần kích thước chuẩn. Với chiều cao tổng thể của toàn bộ phần tủ bếp vào khoảng 2,4 m, bạn nên để phần tủ dưới cao 0,9 m. Khoảng cách trống giữa phần tủ dưới và trên chỉ nên ở mức 0,45-0,6 m, tùy theo thiết kế. Nhưng cho dù khoảng cách đó lớn hay nhỏ thì tầm với cao nhất cũng chỉ nên tối đa 1,8 m. Đối với chiều sâu, phần tủ dưới trung bình vào khoảng 0,5 m, còn phần tủ trên là 0,3 m. (Theo BHG)
.
4
Tìm vị trí thích hợp đặt bàn ăn
Phòng ăn nằm trong khu bếp. Phòng ăn không chỉ đơn thuần là nơi thưởng thức bữa cơm mà còn là chỗ sum họp, gắn kết các thành viên. Điều quan trọng là bàn ăn phải được sắp xếp, bố trí theo một số nguyên tắc. Vị trí hợp lý của phòng ăn là ở khoảng giữa bếp và phòng khách. Vì là nơi sử dụng không nhiều nhưng lại đều đặn mỗi ngày nên bàn ăn đừng quá xa bếp để thu ngắn khoảng cách đi lại, tạo thuận lợi cho việc dọn dẹp và bưng bê. Ở các xứ lạnh, người ta thích bố trí bàn ăn trong bếp nhưng ở Việt Nam, việc này cần phải cân nhắc. Khu vực đặt bàn soạn kết hợp với chỗ ăn nhẹ buổi sáng có thể để trong bếp còn bàn ăn lớn thì nên cách quãng bằng tủ kệ hay quầy bar. Tuy nhiên, cũng không nên đặt bàn ăn quá gần phòng khách vì sẽ bất tiện khi có khách đến đúng bữa ăn. Có thể dùng tủ ly hoặc vách ngăn, bình phong để chia không gian.
Phòng ăn trong khu bếp nhưng có sự phân chia. Phòng ăn phải tránh luồng gió lùa và không kế cận với cửa phòng vệ sinh. Nếu không thể thay đổi, có thể tạo không gian đệm. Cũng không nên đặt bàn ăn dưới gầm hoặc bên cạnh cầu thang (nhất là cầu thang xương cá) vì dễ bị bụi. Không nên sử dụng nhiều màu đỏ trong phòng ăn. Theo thuyết ngũ hành, những vật hoặc góc tường nhọn (hình tượng trưng cho hành Hỏa) cũng không nên dùng tại bàn ăn để tránh gây nguy hiểm cho trẻ em. Tốt nhất là sử dụng bàn tròn hoặc vuông với các màu trắng, vàng hoặc đen. Không sơn tường hoặc dùng vật dụng, khăn bàn ... nhiều màu xám hoặc tím vì sẽ làm biến sắc món ăn và gây cảm giác lạnh lẽo.
5
Phòng ăn và bếp có phân cách. Trong phòng ăn không nên đặt các thiết bị giải trí như TV, karaoke hay vi tính vì dễ làm mất tập trung. Ánh sáng trong phòng ăn không được quá chói mắt. Nên để giữa bàn ăn đèn chụp hoặc đèn điểu chỉnh độ cao. Có thể treo những tranh tĩnh vật nhẹ nhàng và trang trí thêm cây cảnh để kích thích tiêu hóa, tạo không khí vui tươi.
Loại sàn nào thích hợp với nhà bạn? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều vật liệu sàn. Lựa chọn loại nào vừa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, tính thẩm mỹ, thói quen sử dụng lại vừa thể hiện được cá tính riêng cho ngôi nhà của bạn là điều rất quan trọng.
Loại sàn thông dụng nhất hiện nay. Ceramic là loại vật liệu lát sàn thông dụng nhất hiện nay bởi loại sàn này có nhiều mẫu mã, lại ít cần sự chăm sóc, bảo dưỡng. Gạch ceramic được tráng men bóng cho phép hạn chế mọi sự bám bẩn. - Lưu ý khi sử dụng: Trong quá trình sử dụng, chỉ cần vệ sinh bằng chổi mềm, thỉnh thoảng nên làm sạch sàn bằng dung dịch lau nhà. Chú ý không để dung dịch này còn sót, bám lại trên nền có thể làm trơn trượt gây tai nạn. - Khi gặp sự cố: Khi nước chè, cà phê hay các chất dầu mỡ đổ ra nhà, nên dùng khăn ẩm lau sạch ngay, tránh để chúng đọng lại trên các mạch vữa lát gây ố bẩn, khó vệ sinh. Những viên gạch bị rạn nứt hư hỏng có thể thay thế dễ dàng. Sau khi hoàn thiện nền nhà, nên cất giữ một số gạch dự phòng trong trường hợp cần thay thế về sau vì có thể bạn khó tìm được chủng loại gạch lát tương tự trên thị trường lúc cần thiết.
6
Sàn lát đá granit Ưu điểm lớn nhất của sàn đá là cứng và có độ bền vĩnh cửu, ít cần sự quan tâm bảo dưỡng. Tuy nhiên, hạn chế của loại vật liệu này là vẫn có thể bị ố bẩn do nước chè, rượu vang, dầu mỡ bị đổ ra hoặc có thể bị ăn mòn do các chất có axit đọng lại trên bề mặt lâu ngày. - Lưu ý khi sử dụng: Nếu được lát chuẩn, kín mạch, sàn đá các loại chỉ cần lau chùi bằng giẻ ẩm. Tuy vậy, nên tránh để những vũng nước đọng lại lâu trên sàn, có thể thấm qua mạch lát gây hỏng. - Khi gặp sự cố: Nước chè, rượu vang dầu mỡ đổ ra, không được lau, chùi làm loang rộng vết bẩn mà nên dùng khăn thấm khô, sau đó mới dùng nước sạch lau lại một lần. Với những chất khó bay màu, nên dùng dung dịch lau sàn chuyên dụng để tẩy rửa. Sàn trải thảm Công nghệ sản xuất tiên tiến hiện nay giúp thảm có thể hấp thu được bụi, ngoài ra một số loại đặc biệt có thể kiểm soát được sự ô nhiễm không khí, có khả năng hút được các chất gây ô nhiễm, phấn hoa... với loại thảm như vậy những người dễ bị dị ứng có thể hoàn toàn yên tâm khi ở trong phòng. - Lưu ý khi sử dụng: Hầu hết các loại thảm được làm từ sợi len, poly propylen, polyeste và nylon nên cần được làm vệ sinh hàng tuần, hấp tẩy hàng tháng. - Khi gặp sự cố: Tuyệt đối tránh lửa và các vật có nhiệt độ cao đặt trực tiếp trên sàn. Khi nước và dung dịch có màu, chất dầu mỡ đổ ra thảm, cần thấm khô, làm sạch ngay, dùng máy lau thảm hay gọi tới dịch vụ giặt tẩy chuyên nghiệp.
7