Van Kien Dai Hoi 10 Dcsvn

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Van Kien Dai Hoi 10 Dcsvn as PDF for free.

More details

  • Words: 2,783
  • Pages: 5
Văn kiện đại hội 10: Nên thể hiện quyết tâm loại bỏ tư tưởng tả khuynh Hà Thị Đông Xuân & Nhóm Sinh viên VN Trong kháng chiến chống Pháp, gia đình tôi một lòng theo chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng, chính phủ của ông. Tôi thấy rõ, mọi đảng viên (như cha và ông tôi) đều nêu gương sẵn sàng hy sinh vì lợi ích chung, kể cả hy sinh tính mạng. Tôi có một chú chết trận khi đánh thực dân Pháp. Chỉ những người vì lợi ích dân tộc, tiên phong gương mẫu và tha thiết xin gia nhập đảng mới được đảng kết nạp (dù đảng chưa ra công khai). Chính sách đại đoàn kết sau cách mạng tháng 8 khiến rất nhiều người ngoài đảng hết lòng tham gia công việc chung và được giữ các vị trí xứng đáng với tài đức của mình. Đó là thời kỳ giành độc lập, đảng viên và dân chúng đoàn k ết trên cơ sở lòng yêu nước. Nhưng từ khi đảng ra hoạt động công khai (1952) dưới tên gọi đảng Lao Động thì tình hình khác hẳn. Sau một thời gian ngắn được dân chúng nô nức chào đón, đảng bắt đầu thực hiện đường lối đấu tranh giai cấp sặc mầu tả khuynh; do đó thảm hoạ đã ập xuống gia đình, họ hàng, làng xóm tôi và cả miền Bắc. Đảng đã phát động cuộc giảm tô (1953), và ngay sau đ ấy là cuộc cải cách ruộng đất với sự chỉ đạo của các cố vấn Trung quốc - đầu đội mũ lưỡi trai, mặc đồng phục màu xanh chàm, vẻ mặt lạnh lùng, cau có... Hàng trăm ngàn người đã chịu đau khổ, oan ức, chết chóc. Cha tôi nóỉ: riêng xã tôi với trên 1000 dân phải tìm cho đủ 5% địa chủ (50 người) và gần 100 phú nông. Nếu tìm được hơn thế là có thành tích vì đã không bỏ sót kẻ thù. Tất cả địa chủ, phú nông đều bị tước đoạt tài sản, chịu ngược đãi, giam cầm, sỉ nhục. Đến nay, ông tôi vẫn nói: Hà cớ gì chỉ định chiếm vài mẫu ruộng mà đầy đoạ cả gia đình người ta, từ đứa trẻ thơ tới cụ già sắp chết? Từ đó, cha mẹ tôi cho đến thế hệ chúng tôi bắt đầu chứng kiến sự thực hiện nhất quán, liên tục, đường lối tả khuynh ác độc cho đến hôm nay. Tìm hiểu thêm, dựa vào chính những tài liệu của đảng và nghe cha mẹ, ông bà, cô chú... minh hoạ thêm những chi tiết, thì đường lối tả khuynh được thực hiện ngay từ khi đảng thành lập, với Xô Viết Nghệ Tĩnh (khẩu hiệu: tríphú-địa-hào: đào tận gốc, trốc tận rễ), với cuộc khởi nghĩa Nam kỳ nổ ra khi chưa chín mùi mà không k ịp cản lại... Tìm hiểu rộng hơn, có thể nói toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế thực chất là một phong trào tả khuynh. Có thể xem trong Tuyên ngôn ĐCS (Mác) và L ịch sử Công xã Pari (chúng tôi đã cố công tìm đọc). Kết quả của đường lối tả khuynh bao giờ cũng là sự đau khổ cho dân lành, tổn thất cho cách mạng, thành quả thu được không xứng với số xương máu

và công của bỏ ra. Nhưng chỉ duy nhất một lần đảng xin lỗi dân sau những thảm cảnh triền miên trong cải cách ruộng đất. Riêng xã tôi có hai địa chủ bị xử bắn tại chỗ ngay sau cuộc đấu tố (về sau đều xác định là oan, sai) khiến tôi thử suy ra số địa chủ bị giết oan, chưa kể còn nhiều người chết sau đó ít lâu do bị đói khát, ốm đau, đầy đoạ, uất ức trước khi được minh oan “không phải là địa chủ”. Sau cải cách ruộng đất, lại đến đợt trấn áp các văn nghệ sĩ và trí thức có tư tưởng tự do dân chủ (vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm), rồi bác họ tôi suýt chết trong đợt đàn áp các “phần tử xét lại chống đảng”, rồi đợt “cải tạo tiến tới xoá bỏ” giai cấp tư sản ở miền Bắc... Đợt cấp tốc đưa nông dân vào hợp tác xã khiến mấy chục triệu nông dân điêu đứng... Khẩu hiệu “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH” hồi đó là gì nếu không phải là tả khuynh? Sau mỗi lần gây đau thương, đảng có điều chỉnh, sửa chữa nhưng là “sửa ngầm”, không công khai nhận lỗi đầy đủ. Do vậy lại tiếp tục tả khuynh. Từ năm 1975, các chính sách t ả khuynh áp dụng suốt 20 năm ở miền Bắc đã được đưa vào thi hành nhất loạt và cấp tốc chỉ trong có 5 năm ở miền Nam, do vậy hậu quả xấu ập tới ngay. Đó là “chiến dịch” cấp tốc xoá bỏ giai cấp tư sản. Một chú tôi khi đó vào công tác Sài Gòn đã chứng kiến các nhà tư sản bị tước đoạt của cải, có người ở Chợ Lớn nhảy lầu mà chết. Ông Võ Văn Kiệt lừng chừng không muốn thực thi chính sách của đảng bị coi là hữu khuynh, bị ông Đỗ Mười thay. “Công trạng” diệt giai cấp tư sản miền Nam (chú tôi nói) là “công tr ạng” của ông Đỗ Mười. Đảng CS còn ồ ạt đưa nông dân miền Nam vào “làm ăn tập thể”. Khẩu hiệu nêu khắp nơi: Hợp tác hoá nông nghiệp là con đường duy nhất đưa nông dân tới ấm no, hạnh phúc. Chính chú tôi phải về nông thôn An Giang 6 tháng để kẻ khẩu hiệu và vận động (thúc ép) dân vào hợp tác xã. Bài thuốc dùng để “sửa chữa sai lầm” cũng sai lầm nốt, khiến tình hình càng bi đát, dẫn tới khủng hoảng toàn diện. Về chính trị, bài thuốc có tên là học thuyết “quyền làm chủ tập thể” gần đồng nghĩa với “cha chung không ai khóc” (đảng CS từ sau Nghị Quyết 6 hầu như không nhắc lại “học thuyết” này nữa, nếu cha tôi không kể lại thì bọn tôi mù tịt); về kinh tế, bài thuốc là “chính sách Giá – Lương - Tiền” (nay cũng không có văn bản nào muốn nhắc lại). Bản thân hai bài thuốc này đều mang nặng tính tả khuynh nên tác dụng công-phạt quá sức chịu của con bệnh (nền kinh tế cả nước). Anh tôi lên 4 tuổi đã phải ăn hạt bo bo, nay anh vẫn còn kinh sợ, và tả: “ỉa ra nguyên hạt bo bo”. Chú và cha tôi nói: Việc mấy trăm ngàn viên chức và binh sĩ miền Nam bị giam giữ quá lâu; và cùng với họ là hàng triệu (và triệu) người trong gia đình họ chịu đau khổ về tinh thần, vật chất - kể cả chết chóc - cũng là hậu quả

trực tiếp của tả khuynh. Hồi đó, mọi mặt khủng hoảng, lòng người ly tán chưa từng có. Dân bên phía chiến thắng (như gia đình và họ hàng tôi) còn điêu đứng trăm bề thì dân phía chiến bại (gia đình và họ hàng dì tôi, có chồng là sĩ quan “nguỵ”) bị khốn khổ đến mức nào?. Cũng do sự bất ổn trong xã hội cho nên đảng CSVN không thể tha tù sớm hơn cho đám “nguỵ” vì lo sợ những bất trắc và bùng nổ. Danh từ “nguỵ” mang tính mạt sát – cũng là biểu hiện tả khuynh chớ còn gì khác?. Cuộc bỏ nước ra đi với quy mô và mức độ chưa từng có trong lịch sử - như ông tôi nhận xét - là một hậu quả khác của tả khuynh. Nhưng đảng CSVN lại gọi những người trốn chạy chỉ vì bị đói và bị o ép là “bọn phản bội tổ quốc”. Cách gọi như vậy (giống như gọi “nguỵ”) mang tính vu cáo, sỉ nhục: đó chính là lối hành xử tả khuynh. Gia đình tôi vào thời gian trấn áp những “phần tử chống đảng” cũng có người bị gọi là “phản động” cũng theo kiểu này. Ông tôi bảo: 1) Tả khuynh gắn chặt với nóng vội và đốt cháy giai đoạn, giống như muốn cây lớn thì kéo thân cho cao lên (làm đứt hết rễ); muốn đứa trẻ lớn thì treo cổ bằng thòng lọng và buộc thêm đá dưới chân. Chuyện ngụ ngôn các cụ đặt ra từ xa xưa được đảng chứng minh là chưa hết ý nghĩa. Do vậy nhiều khi toàn dân bị đem làm thí nghiệm cho một chính sách mà đảng CS vừa chợt nghĩ ra. Việc đổi tên nước, đổi tên đảng, tên đoàn thanh niên và đ ội thiếu nhi, thay hiến pháp, xoá bỏ các đảng Xã Hội và Dân Chủ (dù chỉ là những đảng bù nhìn), rồi “tiến tới” diệt tư sản... là những biểu hiện khác của tả khuynh, nóng vội... để mau có CNXH. Đến nay, một giai cấp địa chủ mới (các chủ trang trại) và tư sản mới (các nhà kinh doanh) đang đư ợc đảng CS khẩn trương tạo dựng và tôn vinh. Điều này nói lên sự nhận ra và sửa những sai lầm tả khuynh của một thời chưa xa, nhưng không h ề nhận lỗi. Nước ta đã chính thức là nước XHCN, có hiến pháp XHCN, có nền dân chủ XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN... nhưng nội hàm của từ XHCN thì sau 20 mới chỉ ở mức “đang từng bước được làm rõ” (lời ông Nguyễn Phú Trọng). 2) Tả khuynh còn gắn chặt với bạo lực và đàn áp bất cứ ai không tán thành tả khuynh. Những điều kể một cách cô đọng ở trên tôi tin chắc cụ Phan Diễn biết rõ. Cha tôi nói cụ là học sinh cấp 3 của trường Hùng Vương khi đó (1953) đ ặt ở xã Văn Bán (gần xã tôi). Học sinh trường này được huy động đi đấu tố địa chủ Nguyễn Hán Công ở xã. Nhiệm vụ của họ là gào thật to (theo sự chỉ huy) “đả đảo địa chủ ngoan cố” sao cho át tiếng địa chủ muốn thanh minh hay cãi lại khi bị nông dân vu oan. Cụ Công bị bắn ngay sau cuộc đấu tố.

Ông nội và cha mẹ tôi nói: Trong quá trình ho ạt động 76 năm, nhất là trong những năm cầm quyền, đảng CS đã phân loại dân làm 2 để có cách đối xử tách bạch: Ta (Bạn) và Thù. Không ai được phép thương kẻ thù, kể cả con cái địa chủ còn ở tuổi rất thơ dại, chưa làm gì nên tội. Có một đứa trẻ 4 tuổi là con địa chủ, đã bị bỏ đói đến chết mà không ai dám cứu. Hiện nay mộ nó còn trong vườn nhà hàng xóm, cạnh nhà tôi. Ông tôi đã giảng thêm cho tôi và các bạn cùng tổ sinh viên của tôi thế nào là “tả khuynh”: đó là sự nhân danh cách mạng để đàn áp dân lành bị quy là “đối tượng của cách mạng”; điều nguy hiểm là người tả khuynh vẫn tưởng mình hết lòng vì cách mạng nên càng tả khuynh, phạm tội ác mà lòng vẫn thanh thản, còn dương dương tự đắc. Những kẻ cơ hội càng tả khuynh để tâng công với đảng. Từ quan điểm “Bạn – Thù” nói trên, “đảng ta” (không lẽ lại là đảng của Tây?) chia dân chúng thành các giai c ấp và xếp họ theo hàng dọc. Giữ vị trí lãnh đạo, nên đảng ta đứng ở đầu hàng, phía tay trái (c ực tả), tiếp đó là giai cấp công nhân, nông dân, rồi tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Đó là lực lượng Ta và Bạn, trong đó tiểu tư sản (và cố nhiên cả tư sản) có tư tưởng bấp bênh, dễ ngả sang Thù, do vậy khó tin tưởng nếu không được cải tạo triệt để. Đây là cái gốc của chủ nghĩa lý lịch đậm tính tả khuynh đã một thời lộng hành mà gia đình tôi là một nạn nhân. Tiếp đó – bên phải nhát cắt - là Thù, bị gọi khinh miệt là “bọn”, gồm bọn địa chủ, bọn tư sản mại bản, bọn thực dân, đế quốc, sau này thêm bọn xét lại (1960), bọn bành trướng, đại bá (1979)... Như vậy, bằng một nhát cắt ngang, đảng gọi khúc bên phải là “thù”, khúc bên trái là “ta và bạn”. Cái đoạn ở gần nhát cắt - tức là rất gần phía thù - được xem là nhóm ngả nghiêng (đang là “bạn”, đang theo “ta”, nhưng có thể theo “thù”, tuỳ điều kiện và hoàn cảnh) và do vậy đây là nhóm khó tin tưởng. Nhát cắt vốn dĩ tả khuynh, nên nó luôn luôn d ịch về phía tả khiến cho nhiều người lẽ ra là “bạn” lại bị nhát cắt gạt sang phía “thù”, do vậy bị đối xử tàn tệ. Khoảng nửa triệu nông dân bị bị quy sai thành phú nông, đ ịa chủ là một trong những ví dụ về nhát cắt khuynh tả. Những người đang ở phía “ta” nhưng bị coi là ngả nghiêng, rồi thành “thù” cũng chẳng ít. Chỉ kể vài người nổi tiếng thuộc giai cấp tiểu tư sản: các cụ Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Nguyễn Khắc Viện, Trương Tửu, Phan Khôi..., rồi các cụ Trần Dần, Lê Đạt, Hữu Loan, Nguyễn Hữu Đang, Vũ Đình Huỳnh... Bước sang thế kỷ 21, khi đã thực hiện Đổi Mới 15 năm, đảng CS còn tả khuynh hay đã hết? Xin nói rõ: đã giảm nhiều, nhưng hoàn toàn chưa th ể nói là hết. Dường như người tả khuynh còn rất nhiều quyền uy trong thành phần lãnh đạo. Dường như trong mỗi vị lãnh đạo chưa gột bỏ hết tư tưởng tả khuynh. Ví dụ, họ vẫn đưa những người ăn cắp ra trước dân phố để chịu sỉ nhục, thậm chí họ thực

hiện với cả những trí thức dân chủ. Những sửa đổi trong Luật đất đai thực chất là sửa đổi những biểu hiện tả khuynh; trong đó biểu hiện nặng nề nhất là chưa công nhận quyền tư hữu đất đai. Ví dụ khác, nếu gọi những người có ý kiến khác biệt là “phản động”, thậm chí là “gián điệp” để có cớ đối xử bất công, kể cả bỏ tù, khủng bố... về thực chất không khác gì việc quy oan là địa chủ, tư sản, “nguỵ”. Và cùng một giuộc là huy động bọn bồi bút mắng nhiếc “hội đồng” một công dân trên báo chí mà không cho cãi l ại. Việc chỉ muốn kể thành tích 20 năm đổi mới mà lờ đi 10 năm tả khuynh nặng nề trước đó nói lên cái gì nếu không là vương vấn tả khuynh? Đảng CS có thể nêu thành tích 20 năm, nhưng cái c ần hơn phải là rút ra bài học: thành tích có được thực chất là do sự khắc phục tả khuynh. Bởi vậy, điều tôi muốn góp ý với đảng là hãy một lần kiểm điểm sâu sắc, triệt để và có hệ thống về tư tưởng tả khuynh để đoạn tuyệt với nó. Để an dân, để thật thà đoàn kết. Chỉ cần đưa vào Văn kiện đại hội một đoạn ngắn 7 chữ “triệt để chống biểu hiện tả khuynh” là đủ để mọi người thấy đảng thật thà đoàn kết. Lên tiếng xin lỗi về những sai lầm tả khuynh càng tốt. Chú tôi (một đảng viên) nói: bản chất CS là tả khuynh, do vậy nó chỉ bớt tả khuynh khi lâm vào tình th ế không còn cách nào né tránh. Th ế hệ lãnh đạo hiện nay dù không mắc tả khuynh trước khi có nghị quyết 6 (1986) vẫn không thể thay mặt tiền bối họ mà nhận sai lầm. Các bạn trẻ thử “nghiệm” xem chú tôi nói có đúng không. C òn chúng tôi, đã “nghiệm” ra rằng 2 hay 3 triệu đảng viên hiện nay đa số chỉ còn cái nhãn thôi, họ nghĩ và làm khác lắm rồi, cứ nhìn chú, cha và ông tôi, đủ rõ

Related Documents

Van Kien Dai Hoi 10 Dcsvn
November 2019 1
Dai Nhac Hoi
November 2019 12
Kich Ban Dai Hoi
November 2019 18
Van Kien Dang
November 2019 3
Sachluoc_thamnhung-dcsvn
November 2019 0
Cong Van Xin Y Kien
November 2019 14