Tro Choi Trong Tap Huan Gioi

  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tro Choi Trong Tap Huan Gioi as PDF for free.

More details

  • Words: 1,667
  • Pages: 4
Trò chơi trong tập huấn giới 1. LÀM QUEN Chọn một số hình ảnh có thể là hình ảnh hoặc loại hình vuông, tròn, tam giác…cắt đôi những hình đố ra rồi xếp lại không theo một trật tự nào cả. Mỗi thành viên trong lớp nhặt một hình, sau đó phải đi tìm người nào đố trong lớp có nửa kia của hình mình đang cầm. Sau khi hai ngươi đã tìm thấy nhau, họ làm quen và hỏi thăm nhau theo các gợi ý sẵn có của giảng viên. VD: Tên, gia đình, sở thích, lĩnh vực, công tác, thói quen…. Sau đó từng cặp lần lượt giới thiệu về bạn của mình cho cả lớp biết. 2. LÀM NHÀ Chia cả lớp thành các nhóm 3 người, đóng vai bố mẹ và con. Sẽ có dư ra một đứa con không có nhà. Bố mẹ đứng đối mặt với nhau, nắm tay nhau và đưa cao lên đầu thành nhà, con chui vào giữa. Tất cả các nhóm đứng thành vòng tròn, và nghe hiệu lệnh của một người được cử ra trong lớp học. Khi nghe thấy hiệu lệnh "đổi nhà", những ai đóng vai là con sẽ phải đi tìm một ngôi nhà khác cho mình, nếu không nhành chân sẽ bị dư ra, vì đứa con không nhà cũng có quyền tìm cho mình một ngôi nhà khi nghe thấy hiệu lệnh đó. Nếu ai không có nhà ba lần thì cả lớp phạt. Hình thức phạt do lớp đề ra. 3. SEVEN-UP (học viên phải rất nhanh và năng động trong trò chơi này) Cả lớp đứng thành vòng tròn. Có thể bắt đầu từ giảng viên, giảng viên có thể bắt đầu bằng tay trái hoặc tay phải tuỳ ý. Giơ một tay đặt lên ngực và đếm 1, người bên cạnh cũng giơ tay cùng đặt lên ngực giống người đầu tiên và đếm 2, cứ như thế cho đến người thứ bẩy thì phải giơ tay lên đầu vì vậy trò chơi mới gọi là seven-up. Người tiếp theo lại đếm bắt đầu từ 1 và chò trơi tiếp tục. Người chơi có thể đổi tay khi mình muốn, điều này sẽ làm cho cuộc chơi vui hơn, vì sẽ có rất nhiều người nhầm lẫn vì không phản ứng kịp. Có thể quy định hướng bàn tay bên phía nào thì người bên phía đó phải đếm tiếp, không nhất thiết quy định chỉ theo một chiều. Ví dụ đến người số 2 đáng lẽ để tay trái lên ngực thì lại để tay phải lên ngực, thế là người số 1 lại phải đếm tiếp 3. Như vậy trò chơi sẽ khó hơn. Ai bị giơ nhầm tay sẽ phải đứng vào giữa, khi số người bị phạt lên đến 10 – 15 người thì cả lớp sẽ quyết định hình thức phạt tập thể.

4. TRUYỀN TIN (cần nhiều thời gian) Chia cả lớp thành nhóm 2 người, quay lưng vào nhau, chỉ có một người nhìn thấy giảng viên. Mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy trắng. Người không nhìn thấy giảng viên sẽ cầm tờ giấy này. Người nhìn thấy giảng viên có nhiệm vụ quan sát và nói lại cho người kia những gì mình thấy được, để người kia cứ thế mà làm. Không được phép hỏi lại. Giảng viên cầm tờ giấy, gấp theo bất cứ hình gì mình thích, làm chậm, không được nói, để học viên, người có nhiệm vụ quan sát thấy được. Sau đó giảng viên sẽ xé một góc của hình mình đã gấp. Và yêu cầu các nhóm đưa hình của nhóm ra, các hình nhất định không hoàn toàn giống nhau. Trò chơi này giúp người học nhận thức được mối quan hệ của việc truyền tin và nhận tin. 5. LỘN VÒNG (trò chơi này cần sự hợp tác tập thể) Cả lớp chia thành nhóm 5 người hoặc 7 người, đứng thành vòng tròn. Sau đó dùng tay trái đẻ nắm tay trái của người đối diện mình, lưu ý không nắm tay người đứng cạnh mình. Sau đó mới nắm tay phải còn lại. Lần lượt từng cặp lộn vòng sao cho cả nhóm vẫn nắm tay nhau và đứng thành một vòng tròn không chồng chéo lên nhau. 6. LY DỊ (thường dùng khi kết thúc lớp học) Cả lớp đứng thành vòng tròn, cứ hai người một cặp. Sẽ có một người đứng ở giữa để hô. VD: Tay trong tay – hai người phải cầm tay nhau Lưng chạm lưng – hai người phải quay lưng vào nhau Má kề má – hai người phải áp má vào nhau…. Sau một vài động tác như vậy,giảng viên hô "ly dị" thì các cặp sẽ phải nhanh chóng đổi chỗ cho nhau, người đứng giữa hô cũng tìm cho mình một người bạn, do vậy sẽ dư ra một người. Người bị dư ra lại tiếp tục làm người hô. Nếu người nào bị dư ra ba lần sẽ bị cả lớp phạt. 7. TRÒ CHƠI "CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ" Lớp xếp làm hai hàng, người đứng đầu hàng miệng ngậm một cái tăm đã xâu một cái chun, quay đầu lại chuyển chun cho người thứ hai, (người thứ hai miệng cũng đã ngậm tăm), và cứ thế đến hết hàng, nếu hàng nào làm nhanh và không bị rơi chun là thắng. 8. TRÒ CHƠI "TÔI YÊU BẠN VÌ…." Cả lớp ngồi thành hình tròn mỗi người một ghế, có một người điều khiển đứng ở giữa. Người này sẽ phải quan sát và hô:

Ví dụ: Tôi yêu tất cả các bạn mặc áo phông đỏ. Vậy những ai mặc áo phông đỏ sẽ đứng lên tìm chỗ ngồi mới hoặc đổi chỗ cho nhau (có thể là cả lớp sẽ chạy đổi chỗ cho nhau). Người điều khiển cũng sẽ tìm một ghế cho mình, như vậy sẽ có người bị dư ra, và người này sẽ phải điều khiển trò chơi. - Tôi yêu tất cả các bạn đi giày đen - Chỉ có những ai đi giầy đen mới đổi chỗ cho nhau, nếu những ai không có đặc điểm đó mà vẫn đổi chỗ thì sẽ bị phạt. - Tôi yêu tất cả các bạn đeo hoa tai…. - Tôi yêu tất cả các bạn đeo đồng hồ… 9. TRÒ CHƠI "CẢM GIÁC VỀ QUYỀN LỰC" - Chia mỗi nhóm 2 người (cố gắng 1 nam 1 nữ). Mỗi nhóm tự xây dựng một tiểu phẩm ngắn thể hiện một người có quyền lực và người kia không có. Ví dụ: Một người là ông chủ và một người là nhân viên. Cho họ vài phút để chuẩn bị. Sau đó sẽ diễn lại lần thứ hai, với vai trò đổi ngược (người có quyền lực trở thành người không có và ngược lại). - Nhóm trưởng chý ý quan sát cả nhóm, sau đó mời 3 nhóm diễn hay nhất lên diễn trước cả lớp. - Thảo luận: yêu cầu tất cả mọi người mỗi người nói một từ về cảm giác của hộ khi diễn (ví dụ: khi có quyền cảm thấy tự hào, mạnh mẽ….; và khi không có quyền cảm thấy rụt rè, nhún nhường….). Sau khi hỏi từng người một, nhóm viên để mọi người thảo luận mở: trong vai diễn (có quyền và không có quyền), bạn cảm thấy vị trí nào quen thuộc với bạn hơn? Đề nghị liên hệ với những cảm giác trong những hoàn cảnh cụ thể của cuộc đời mình? 10.TRÒ CHƠI "NGHÊU SÒ ỐC HẾN" - Trưởng nhóm sắp xếp mọi người ngồi gần nhau theo vòng trò. Trưởng nhóm đứng ở giữa. Lần lượt theo vòng tròn, trưởng nhóm đề nghị một người đầu tiên sẽ hô to: Nghêu; người thứ hai hô: Sò; Người thứu ba hô: Ốc; Người thứ tư hô: Hến. Người tiếp tục sẽ lại hô là: Nghêu. Cứ hô lần lượt như vậy cho đến hết vòng tròn. - Trưởng nhóm sẽ hô tên của một trong bốn loại con vật đó. Những ai có cái tên đó sẽ phải đứng dậy tìm một chỗ trống khác để ngồi vào. (Ví dụ: nếu trưởng nhóm hô: Sò, những người có tên Sò phải nhanh chóng đứng dậy tìm chỗ ngồi khác cho mình). Trưởng nhóm cũng phải tham gia lượt hô đầu tiên. Sẽ có một người thừa ra không tìm được chỗ ngồi. Người này phải đứng ở giữa vòng và điều khiển lượt chơi tiếp tục. - Lưu ý: Có thể gọi tên một hoặc hai, ba hoặc cả bốn con vật một lúc. Nếu cả bốn con vật được gọi tên, tất cả mọi người sẽ phải đứng lên đổi chỗ cho nhau.

11. TRÒ CHƠI THẺ QUYỀN Phát cho mỗi tham dự viên mỗi người 6 thẻ quyền. - 2 thẻ màu vàng: Quyền đối với bản thân - 2 thẻ màu xanh: quyền đối với gia đình - 2 thẻ màu hồng: quyền đối với xã hội Chý ý:  Chú ý: Mỗi thẻ chỉ được ghi mỗi quyền  Nhóm trực nhật thu lượm các thẻ, trải trên nền nhà: các TDV nhặt các thẻ quyền mà mình có, ai nhặt được nhanh, nhiều thì thắng Thời gian chơi:  Sau 5 phút chấm dứt trò chơi: Công bố người thắng cuộc Hỏi:  Hỏi cảm xúc của người tham gia trò chơi  Trong xã hội có gì giống như trò chơi không? (Quyền lực phân chia không đều, người có nhiều, người có ít, tranh giành nhau, bởi có nhiều quyền thì có nhiều lợi ích…) Yêu cầu:  Yếu cầu một số TDV (nhiều quyền nhất) đọc những quyền mà mình có trong tay Hỏi:  Hỏi tham dự viên: Làm thế nào để những quyền đó được duy trì và tăng lên?

Related Documents

Tro Choi
April 2020 15
Ly Thuyet Tro Choi
June 2020 13
Tro Choi Sh
April 2020 9
Svd Tap Huan Iternet
June 2020 6