Tram' Van

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tram' Van as PDF for free.

More details

  • Words: 2,822
  • Pages: 4
Trong phong trào thơ Mới Huy Cận thuộc thế hệ thứ 2 cùng lứa với Xuân Diệu. Đây là thế hệ đã đẩy thơ Mới lên đến đỉnh cao của vinh quang. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Huy Cận là nhà thơ lớn. Ông đã cùng với Xuân Diệu làm thành xóm thơ "Huy Xuân" với hai phong cách hoàn toàn trái ngược nhau, nếu Xuân Diệu say đắm với ái tình, khát khao cuộc sống…thì Huy Cận tìm đến cái mênh mông của vũ trụ, cái thăm thẳm của thế giới để “vui chung vũ trụ nguội sầu nhân gian”. Chính vì vậy mà thi sỹ thường viết về thiên nhiên với một sự tinh tế vào bậc nhất trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông cảm nhận được mùi hương của đất, lời ru của gió và nhịp thở của biển để rồi nói lên linh hồn của cảnh sắc thiên nhiên với đôi mắt trong trẻo và tâm hồn dễ rung động. Tâm hồn ông luôn mở rộng để đón nhận những âm vang của cuộc sống rồi kết thành những vần thơ lắng đọng suy tư. Bài thơ Tràng Giang cũng vẫn nằm trong mạch cảm xúc ấy. Từ khi ra đời trong tập lửa thiêng từ năm 1940, nhiều nhà phê bình thơ đã đánh giá bài “Tràng Giang” là toàn bích. Bốn khổ thơ của “Tràng Giang” là bốn bài thất ngôn tứ tuyệt riêng biệt, có thể ví như một bộ tứ bình quý giá treo trên tường nhà một đại phú gia, vuông vức, ngay ngắn, mực thước và cân đối như bất cứ bộ tứ nào: Xuân, Hạ, Thu, Đông hay Mai, Lan, Cúc, Trúc. Và ở đây là Sông, Trời, Mây, Bến, là cảm hứng bâng khuâng, buồn bã trước cảnh trời rộng sông dài vời vợi, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Có lẽ vì mang tâm trạng u hoài như thế mà thiên nhiên trong Tràng Giang cứ mênh mông, hoang vắng, cô đơn, mang âm hưởng của chất đường Thi nhưng vẫn là những phong cảnh quê hương quen thuộc với con người Việt Nam. Ngay từ tựa đề bài thơ, nhà thơ đã khéo gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại cho bài thơ. "Tràng giang" là một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận với sự láy lại vần "ang" đi liền nhau, tạo được cảm giác về một không gian dàn trải theo bề rộng. Hai chữ "Tràng Giang" với sắc thái cổ kính đã khiến cho dòng sông của Huy Cận không chỉ dài trong không gian mà còn dài trong thời gian. Tuy được gợi tứ từ sông Hồng, từ một chỗ đứng xác định là bến Chèm… Nhưng khi đã thành hình tượng Tràng giang thì nó đã khước từ mọi địa danh, địa chỉ cụ thể để trở thành một một tạo vật thiên nhiên phổ quát, vượt khỏi tầm vóc của một sông hữu hạn để trở thành vô hạn, sông của muôn đời. Bên cạnh ấn tượng về chiều dài được nói đến ở tựa đề bài thơ thì ấn tượng ấy còn có ở cả câu đề từ. Câu đề từ giản dị, ngắn gọn với chỉ bảy chữ nhưng đã thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả bài. “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” Trước cảnh "trời rộng", "sông dài" sao mà bát ngát, mênh mông của thiên nhiên, nhà thơ đã thả vào một nỗi buồn nhớ nhẹ nhàng, man mác, lan tỏa ngay từ những khổ đầu. “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng” Bài thơ mở đầu bằng một hình ảnh rất thích hợp với thi đề - “sóng”. Sóng trên dải “tràng giang “ của Huy Cận không phải là sóng xô, sóng vỗ hay “ sóng vọt đến lưng trời ” như trong thơ Đỗ Phủ mà chỉ là “sóng gợn”. Một chuyển động nhẹ nhàng để gợi ra hình ảnh của một dòng tràng giang tĩnh lặng, quạnh quẽ. Đâu đó trên dòng sông là một con thuyền không chèo “xuôi mái”- hình ảnh tĩnh trên một dòng sông tĩnh. Mái chèo buông xuôi dọc bên thân thuyền, để lại hai vệt nước mà nhà thơ gọi là “song song”. Hai chữ này đã hoà ứng với hai chữ “điệp điệp” ở cuối câu thứ nhất như để gợi thêm ra cảm giác về một nỗi buồn vô tận, tầng tầng, lớp lớp cứ lan tỏa trong không gian. Bức tranh thiên nhiên mở ra theo cả hai chiều, “điệp điệp” gợi ra không gian theo chiều rộng, còn “song song” lại làm nên cảm giác về chiều dài. Nhưng đến câu thơ thứ ba: “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả” thì hình ảnh nước và thuyền quay trở lại, nhưng không phải thuyền trôi trên dòng nước mà là “thuyền về, nước lại”. Mỗi sự vật đi kèm với một động từ, tạo nên cảm giác về sự chuyển động trái chiều. Ta cảm tưởng rằng thuyền về, con nước lại và một khoảng trống sẽ được mở ra, một khoảng trống về một mối sầu lan toả, không chỉ được mở ra trên hai chiều trái ngược nhau mà là mọi chiều trong không gian – “ sầu trăm ngả”,mối sầu không có chỗ tận cùng. Đâu đó trên dòng sông là một cành củi đơn chiếc đã khô héo, cạn kiệt nhựa sống, mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên "mấy dòng" nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Cành củi khô đó trôi dạc đi nơi nào, hình ảnh

giản dị, không tô vẽ mà sao đầy rợn ngợp, tàn tạ, phiêu dạt, chia lìa, khiến lòng người đọc cảm thấy trống vắng, đơn côi. Kiếp người quả là nhỏ nhoi, nhỏ nhoi đến vô nghĩa trước cái vô cùng của vũ trụ. Đến khổ thơ thứ hai thì không gian đã không còn chỉ giới hạn trong phạm vi một mặt sông. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót, Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Bức tranh “Tràng giang” giờ đây đã có thêm hình ảnh những chiếc “cồn” của những làng xóm ở bên sông. Vì thế hai câu thơ đầu phảng phất cảm giác man mác, nhẹ nhàng mà sâu kín về một quê hương. Huy Cận đã vô tình phác ra một cảnh sắc rất quen thuộc về một miền quê nước Việt : bờ sông hoặc giữa lòng sông có những cồn đất nhỏ, xa xa ven sông có những âm thanh xao xác của một xóm làng. Hai từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. "Lơ thơ" gợi sự ít ỏi, bé nhỏ "đìu hiu" lại gợi sự quạnh quẽ càng làm cho mặt sông càng trở nên rộng lớn hơn. Giữa khung cảnh "cồn nhỏ", gió thì "đìu hiu", một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi "đâu đó", âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi "đâu" như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. “Đâu” đó đã vẳng lên âm thanh của sự sống, nhưng âm thanh ấy cũng nhỏ nhoi, yếu ớt, cô quạnh. Đó cũng có thể là "đâu có", một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên. Đến câu thơ thứ ba thì không gian được mở ra theo một chiều khác, chiều cao qua hình ảnh của nắng và bầu trời : ”Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót”. Hai hình ảnh ấy cũng được đặt trong những chuyển động trái chiều – “lên” và “xuống”, trong cảm giác về một sự chia rẽ: bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. Nắng xuống và trời lên, để lại một khoảng trống thăm thẳm mở ra, làm nên cảm giác mà Huy Cận đã diễn tả bằng một sự kết hợp từ độc đáo – “ sâu chót vót ”. Cụm từ này tạo cảm giác thăm thẳm về bầu trời và mặt nước đồng nhất cái độ cao của vòm trời với cái đáy cùng của vũ trụ khiến nó trở nên vô hạn. Chữ “sâu” vốn là độc quyền để tả độ sâu dưới mặt đất, đến lúc này lại kết hợp với độ cao để tả cái mênh mang không cùng của vũ trụ và cái trống trải của lòng người. Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên như được nhuộm trong gam màu buồn, trầm lắng. Và khổ thơ thứ hai của bài thơ được khép lại trong một câu thơ gần nhất với câu đề từ khi ở đây lại xuất hiện hình ảnh của “sông dài, trời rộng”. ”Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Nhưng bên cạnh hình ảnh ấy, Huy Cận đã đặt bên cạnh một “bến cô liêu”. Bến ấy cũng đại diện cho con người, cho sự sống vì sông sẽ không có nơi nào là bến nếu không có sinh hoạt của con người nơi bến ấy. Vì vậy hình ảnh “bến cô liêu” với âm hưởng man mác của hai chữ “cô liêu” ấy, một lần nữa lại gợi ra một nỗi buồn cô đơn, một khao khát lắng nghe những tiếng vọng thân thiết của cuộc đời. Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi như: sông, trời, nắng, cuộc sông cón người thì buồn tẻ, chán chường với "vãn chợ chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa. Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu: Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng, Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cần gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Hình như có cái gì đông đúc hơn lên, sự chuyển động dường như cũng đã nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Chúng ta nhận ra điều ấy qua từ “dạt” ngay ở câu thơ đầu tiên. Cảm giác đông đúc cũng thể hiện khá rõ trong ba chữ “hàng nối hàng”. Nhưng sự đông đúc ở đây lại chỉ là của những cánh bèo. Hình ảnh từ lâu đã tượng trưng cho những kiếp người trôi nổi, bấp bênh, vô định giữa dòng đời. Và cảm giác vô định ấy được Huy Cận nhấn thêm một lần nữa bằng hai chữ “về đâu”. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết để rồi con người sẽ cảm thấy hoàn toàn trơ trọi với những chữ “không” nối tiếp nhau cứ dội lên mãi trong câu thứ hai và thứ ba : Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật. Chữ “không đò” được hiệp âm với chữ “mênh mông” ở trước, chữ “không cầu” lại được láy âm với câu trên, đặt ở ngay đầu câu, khiến cho cảm giác trơ trọi thể hiện rõ nhất ở khổ thứ ba này. Không có con đò đậu. không có cả một chiếc cầu tĩnh lặng, vô tri. Không có cả một chút bóng dáng con người mà thông thường người ta có thể mường tượng ra qua hình ảnh con đò.Như vậy hình ảnh “đò” được đặt trước vì động hơn. Nhưng đến chữ “chút niềm thân mật” thì hình ảnh con đò và cây cầu không chỉ là những hình ảnh thực mà còn là cảm giác về cuộc đời vắng tình người. Cuộc đời quá mênh mông, một chút niềm thân mật để nối hai bờ cũng không thể nào tìm ra, dù “thân mật” đã là mức độ tình cảm thấp nhất trong những mức độ tình cảm. Huy Cận lại khéo vẽ nét đẹp cổ điển và hiện đại cho bầu trời trên cao: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa. Chỉ bảy chữ ở câu đầu thôi mà đã mở ra trước mắt người đọc một bức tranh mà ở đó những làn mây dường như có nội lực từ bên trong, cứ đùn ra mãi, đẩy từ nơi mà bầu trời tiếp liền cùng mặt nước, cứ chất ngất mãi lên phía của trời cao thành hình giống như ngọn núi, nhưng lại là núi bạc. Những đám mây kia đang phản quang những tia nắng của trời chiều, nhờ vậy mà ánh lên, loá lên như những bông tuyết trắng nở ra trên trời cao, hình thành một khoảng không gian lớn rộng, gợi nên cảm giác trong sáng hiếm có ở bài thơ. Vẫn nhìn lên bầu trời ấy, ở hai câu tiếp theo, nhà thơ điểm lên bức tranh bầu trời trên dòng tràng giang hình ảnh một cánh chim, một hình ảnh rất đặc trưng cho buổi chiều tà. Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Hình ảnh cánh chim quá bé nhỏ, nó chỉ như một giọt nắng chiều đang rớt xuống. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển. Nhưng giữa khung cảnh cổ điển đó, người đọc lại bắt gặp nét tâm trạng hiện đại: Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Hai câu thơ tả cảnh nhưng cảnh cứ theo lời thơ mà tan ra ."Dợn dợn" là một từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận, chưa từng thấy trước đó. Từ láy này hô ứng cùng cụm từ "vời con nước" cho thấy một nổi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê". Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước. Cả bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét hiện đại. Vẻ đẹp cổ điển được thể hiện qua lối thơ bảy chữ mang đậm phong vị Đường thi, qua cách dùng từ láy nguyên, qua việc sử dụng các chất liệu cổ điển quen thuộc như: mây, sông, cánh chim... Và trên hết là cách vận dụng các tứ thơ cổ điển, gợi cho bài thơ không khí cổ kính, trầm mặc của thơ Đường. Vẻ đẹp hiện đại lan toả qua các câu chữ sáng tạo, độc đáo của nhà thơ như "sâu chót vót", dấu hai chấm thần tình. Nhưng vẻ đẹp đọng lại cuối cùng chính là tình yêu nước kín đáo cùng một thiên nhiên u buồn, hiu quạnh, âu sầu, lạc lõng .

. Tràng Giang là một bức tranh tuyệt tác về phong cảnh sông nước mênh mông trời rộng sông dài nhưng cũng mang âm hưởng buồn da diết lạc loài .Bức tranh đó vừa đậm chất cổ kính thơ Đường lại thật quen thuộc đến nao lòng với con người Việt Nam. Bài thơ sẽ không thể thành công nếu thiếu vắng đi bức tranh thiên nhiên, là nhân tố chính khơi gợi nên nguồn tư tưởng và cảm hứng của tác giả. Và với những giá trị vĩnh hằng đã được chứng nhận qua thời gian, bài thơ xứng đáng được xếp trong danh mục những “bài thơ ca non sông đất nước” Việt Nam

Related Documents

Tram' Van
June 2020 7
Tram At
May 2020 7
Tram Train
June 2020 11
Tram Train.docx
December 2019 24
Green Tram
May 2020 8