Tra Loi Cau Hoi Cua Ban Tre Ve Qlvnch

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tra Loi Cau Hoi Cua Ban Tre Ve Qlvnch as PDF for free.

More details

  • Words: 11,621
  • Pages: 22
10-06-2008: Tri Ân và Vinh Danh Quân Lực VNCH, Trần Việt Hải & Phạm Phong Dinh.

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN TRẺ VỀ QLVNCH Nhà văn TRẦN VIỆT HẢI ở Los Angeles đă nhận được thư hỏi của bạn Quách Vi ở thành phố Los Angeles và đă chuyển thư đó đến cho chúng tôi. Những câu hỏi của bạn trẻ Quách Vi thật thú vị, hay và lạ, phản ảnh sự quan tâm của giới trẻ Việt Nam ngày nay đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Thú vị bởi các bạn trẻ đa số theo cha mẹ di tản sang Mỹ từ thuở c̣n rất nhỏ, hoặc sinh ra và lớn lên trên xứ người, nhưng các bạn vẫn tìm kiếm những sự thật về cội nguồn của mình, trong đó có những Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từng một thời anh dũng chiến đấu bảo vệ đất nước và dân tộc, mà chắc rằng gia đình, ông bà, cha mẹ của các bạn trẻ đã thụ nhận công lao và ân nghĩa máu xương ấy của các anh. Sự hiện hữu của gần ba triệu người Việt, trong đó có thành phần thế hệ trẻ Việt Nam trên những đất nước tự do toàn thế giới : Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Nhật,... sau ba mươi mốt năm không phải là một sự đương nhiên, mà chính là do sự tận lực chiến đấu đến tận ngày cuối cùng là ngày 30.4.1975 của Những Ngưới Lính QLVNCH, ngăn chận bước tiến của giặc cộng, để cho hàng trăm ngàn người di tản có được những khoảng thời gian tối thiểu an toàn ra đi. Hay là vì các bạn trẻ tự tìm hiểu , biết được nhiều danh xưng những đơn vị chiến đấu của QLVNCH. Lạ là do bạn trẻ đã hỏi chúng tôi làm sao phân biệt được sự khác nhau giữa các binh chủng. Đó là những câu hỏi lần đầu tiên chúng tôi rất sung sướng được nghe và được hỏI, vì bạn Quách Vi đã cho chúng tôi một cơ hội để đem hình ảnh Người Lính QLVNCH đến gần các bạn trẻ hơn. Xin cám ơn bạn rất nhiều. Bạn trẻ Quách Vi đặt cho chúng tôi ba câu hỏi như sau, mà chúng tôi mạo muội xin các bậc đàn anh trong quân đội cho phép được giải đáp một cách tổng quát : 1./ Tại sao QLVNCH lập ra ba binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân ? Vai trò của họ có trùng hợp hay không ? Nếu trùng hợp tại sao lại phân chia ra như vậy ? 2./ Biệt Cách Dù và Lực Lượng Đặc Biệt có giống nhau không ? Biệt Kích Mỹ và Lực Lượng Đặc Biệt (Special Forces) là một hay khác nhau ? 3./ Biệt Cách Dù và Nhảy Dù đều dùng Dù thì hai đơn vị này có liên hệ mật thiết về kỹ thuật hành quân, chiến thuật tác chiến, có đúng không ? Xin được lần lượt trả lời từng câu hỏi của bạn trẻ Quách Vi như sau. 1./ Vai trò của ba binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động 1/22

Quân không có sự trùng hợp, bởi sự phân nhiệm chiến đấu từ lúc khởi đầu các binh chủng này được hình thành. Mỗi binh chủng thực hiện phần trách nhiệm của mình trong cuộc chiến tranh tự vệ chống cộng sản Miền Bắc, đáp ứng với sự biến chuyển của từng thời kỳ. Binh chủng Nhảy Dù :

Là một trong những lực lượng chính qui của QLVNCH được thành lập sớm nhất, gắn liền với lịch sử hình thành cùa QLVNCH , là binh chủng anh cả của toàn quân đội. Đơn vị Nhảy Dù Việt Nam được thành lập đầu tiên chính là Đại Đội 1 Nhảy Dù Đông Dương, vào ngày 1.1.1948, chiến đấu dưới sự điều động của quân đội Pháp tại Việt Nam. Những Đại Đội Dù khác tiếp theo được thành lập. Ba năm sau, các Đại Đội Nhảy Dù Việt Nam được nâng lên cấp tiểu đoàn. Các Tiểu đoàn Dù VN hoạt động như là những đơn vị tổng trừ bị, sẵn sàng ứng chiến và phản ứng nhanh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, có mặt trong thời gian sớm nhất ở bất cứ mặt trận nào, với nhiệm vụ giải tỏa áp lực địch lên quân bạn, giải quyết cán cân chiến trường. Ở thời điểm đó, quân đội Pháp thường dùng chiến thuật nhảy dù từ trên không xuống để tràn ngập trận địa và thanh toán nhanh chiến trường.

2/22

Sau khi đất nước bị phân đôi từ ngày 20.7.1954, th́ gần như toàn bộ các lực lượng quân đội Việt Nam đều di chuyển vào Miền Nam. Ngày 1.5.1955, Liên Đoàn Nhảy Dù được thành lập. Mười năm sau, ngày 1.12.1965, chương sử mới của binh chủng Nhảy Dù được mở ra với buổi lễ xuất quân hùng hậu của Sư Đoàn Nhảy Dù với thành phần gồm 3 lữ đoàn bao gồm 9 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh và các tiểu đoàn yễm trợ tiếp vận. Với chiều dầy kinh nghiệm chiến đấu trên mọi chiến trường lớn và khốc liệt từ Bắc vào Nam, với những thành tích lừng lẫy, binh chủng Nhảy Dù vẫn luôn được Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH tin tưởng trong vai trò làm lực lượng Tổng Trừ Bị. Tổng Trừ Bị khác với các sư đoàn bộ binh ở chỗ Nhảy Dù luôn luôn di động khắp mọi miền đất nước để đáp ứng với nhu cầu,đòi hỏi khẩn cấp của những mặt trận mà những đơn vị bộ binh hay Địa Phương Quân không giải quyết được. Sư đoàn bộ binh chỉ hoạt động trong khu vực quân khu và khu chiến thuật của mình, rất ít ra khỏi vùng trách nhiệm, ngoại trừ một vài biệt lệ. Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến :

3/22

Sau Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến là một lực lượng kỳ cựu của quân đội VNCH, xuất thân từ các Đại Đội Commandos, Đại Đội Yễm Trợ Giang Đoàn của hai quân chủng Hải Quân và Lục Quân (Quân chủng là những lực lượng lớn mà trong đó có thành phần là những lực lượng nhỏ, binh chủng hay sư đoàn). Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến được chính thức thành lập từ Sắc Lệnh ngày 15.10.1954 do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ký ban hành. Hai điều khoản 1 và 3 của Sắc Lệnh quy định rõ nhiệm vụ của Thủy Quân Lục Chiến như sau : Điều khoản 1 : Hiệu lực kể từ ngày 1.10.1954, nay thành lập trong tổ chức Hải Quân Việt Nam một binh chủng bộ binh đặc trách kiểm soát các thủy trình và thực hiện những cuộc hành quân thủy bộ dọc theo bờ biển Nam Hải và trong sông ng̣òi, mang tên “Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến “ hay “Bộ Binh Hải Quân” Điều khoản 3 : Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến sẽ gồm nhiều đơn vị khác nhau tùy theo nhiệm vụ, đã có sẵn trong quân chủng Hải Quân và Lục Quân, hay sẽ được thành lập tùy theo kế hoạch phát triển của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa Ngày 1.1.1955, các Đại Đội Commandos (cũng thuộc quyền điều động của Pháp và vào Nam sau ngày 20.7.1954) cùng các Đại Đội Yễm Trợ Giang Đoàn được kết hợp nâng lên thành Tiểu Đoàn 1 TQLC. Sau đó là việc hình thành Tiểu Đoàn 2 TQLC. Quân số tăng trưởng đến cấp liên tiểu đoàn, nên có đề nghị từ cấp chỉ huy TQLC cho nâng binh chủng lên ngang tầm với Nhảy Dù, trở thành một binh chủng biệt lập với Hải Quân và được làm lực lượng Tổng Trừ Bị cho Bộ Tổng Tham Mưu. Kế hoạch này mãi đến năm 1965 mới được chấp thuận, Bộ Tư Lệnh TQLC được thành lập để chỉ huy hai Chiến Đoàn TQLC với 5 tiểu đoàn TQLC và 1 tiểu đoàn pháo binh, tách ra khỏi Hải Quân và chính thức mang danh xưng dầy kiêu hănh : Tổng Trừ Bị của QLVNCH. Sau Tết Mậu Thân 1968, với thành tích chiến thắng ở hai mặt trận lớn là Sài Gòn và Huế của Thủy Quân Lục Chiến, Bộ Tổng Tham Mưu thấy đă đến lúc cho thành lập Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Đến năm 1970 thì Sư Đoàn có 3 Lữ Đoàn với 9 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh và các tiểu đoàn yễm trợ tiếp vận. Tình hình chiến trường sau năm 1968 đă trở nên nặng độ, một Sư Đoàn Dù không đủ cáng đáng được nhiều mặt trận lớn cùng một lúc, Sư Đoàn TQLC nhận vinh dự làm lực lượng Tổng Trừ Bị QLVNCH, hănh diện sánh vai và chia 4/22

sẻ gánh nặng chiến trường với Sư Đoàn Nhảy Dù, nhưng vẫn giữ nhiệm vụ khởi đầu từ năm 1954 là hành quân thủy bộ, kiểm soát vùng biển và sông ngòi Miền Nam.

Tổng thống Nguyễn văn Thiệu thăm Tiểu đoàn 2 Trâu Điên TQLC tháng 12-1968 Binh chủng Biệt Động Quân :

Là một lực lượng đàn em của hai binh chủng Dù và TQLC, ra đời ngày 1.7.1960 để đáp ứng với hình thái chiến tranh du kích của Việt cộng ở Miền Nam bắt đầu dậy lên từ năm 1959 với những hành động tàn bạo của chúng như ám sát, bắt cóc, khủng bố, đấp mô, gài mìn trên đường, phá cầu cống, ngăn trở giao thông,... Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đă giúp huấn luyện binh chủng Biệt Động Quân. Tổng Thống Ngô Đình Diệm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã chỉ thị Nhảy Dù, các 5/22

sư đoàn bộ binh tuyển những chiến sĩ tình nguyện sang chiến đấu dưới màu cờ của binh chủng Biệt Động Quân. Nên sau này các bạn trẻ thấy nhiều vị chỉ huy BĐQ và sĩ quan có người mang trên ngực áo những cánh dù trắng. Dần dần, có 65 đại đội BĐQ được thành lập. Năm 1961, một dự án được Tổng Thống Diệm phê chuẩn để nâng tổng số lên thành 81 đại đội BĐQ. Biệt Động Quân có nghĩa là một lực lượng quân đội có những công tác hoạt động đặc biệt và hành quân biệt lập. Những đại đội BĐQ được huấn luyện chiến thuật phản du kích, chống sự xâm nhập của thổ phỉ Việt cộng vào những vùng kiểm soát của Quân Đội VNCH, tìm và tiêu diệt địch ngay trong những an toàn khu của chúng. Tổng Thống Diệm đă đích thân chọn lựa những đại đội ưu tú nhất của các sư đoàn bộ binh để cải chuyển sang thành các đại đội BĐQ. Như vậy, Biệt Động Quân giải quyết những chiến trường nhỏ, đương đầu với những toán Việt cộng, thường thường là cấp đại đội, chủ động tìm và đánh vào chỗ trú ẩn của chúng trước, chứ không chờ đợi mặt trận nổ lớn rồi mới đến, hay mở những cuộc hành quân lùng địch cấp tiểu đoàn, lữ đoàn hoặc chiến đoàn như Dù và TQLC.

Năm 1963, binh đội cộng sản Bắc Việt bắt đầu vào Miền Nam mở những trận đánh lớn cấp tiểu đoàn. Để thích ứng với với tình hình khẩn trương đó, cấp đại đội không đủ hỏa lực đối đầu với cấp tiểu đoàn địch, các đại đội BĐQ được kết hợp thành tiểu đoàn. Khi địch mở những trận địa chiến cấp trung đoàn, các tiểu đoàn BĐQ lại được kết hợp thành những liên đoàn, mỗi liên đoàn có 3 tiểu đoàn bộ binh. Đó là thời điểm sau năm 1966, song song với sự phát triễn lớn mạnh của toàn QLVNCH, BĐQ cũng được nâng lên cấp Liên Đoàn, với năm Liên Đoàn 1, 2, 3, 4 và 5 BĐQ. Mỗi liên đoàn được làm thành phần trừ bị của mỗi Vùng Chiến Thuật mang con số tương ứng, riêng Liên Đoàn 5 trực thuộc 6/22

Vùng III Chiến Thuật. Như vậy từ thời điểm 1966, lực lượng Mũ Nâu BĐQ đă chia gánh nặng chiến tranh với hai binh chủng đàn anh trong vai trò ̣ trừ bị Vùng, sau này là trừ bị quân khu (từ cuối tháng 10.1970, Vùng được đổi tên là Quân Khu). Đến cuối năm 1970, Lực Lượng Đặc Biệt được giải thể, nhiều binh sĩ và sĩ quan chuyển sang BĐQ. Đồng thời lực lượng Dân Sự Chiến Đấu Thượng (CDIG) và Biệt Kích Thượng Mike Force cũng được sáp nhập vào BĐQ, nâng tổng số tiểu đoàn lên đến 54. Đầu năm 1973, Bộ Tổng Tham Mưu soạn thảo một kế hoạch tái tổ chức binh chủng BĐQ, kếp hợp 54 tiểu đoàn thành 15 Liên Đoàn BĐQ, làm thành phần trừ bị chiến thuật cho ba Quân Khu I, II và III, bởi Sư Đoàn Dù và TQLC đã được Quân Khu I cầm giữ vô thời hạn, QLVNCH cần đến BĐQ như là một lực lượng thay thế, ít nhất là cơ động phản ứng, tăng viện và tiếp cứu nhanh trong mỗi quân khu. Tình hình càng đòi hỏi, quân số Tổng Trừ Bị thiếu hụt, nên Bộ Tổng Tham Mưu đã nâng các Liên Đoàn 4, 6 và 7 BĐQ lên thành Tổng Trừ Bị. Năm 1975, có kế hoạch tổ chức đến 4 sư đoàn BĐQ phân phối cho bốn quân khu, nhưng chỉ có Sư Đoàn 101 BĐQ được hình thành trong tháng 4.1975 tại Sài Gòn. Kết luận : Mỗi binh chủng từ lúc thành lập nhận một nhiệm vụ chiến thuật, chiến lược riêng và dần dần tiến hóa biến đổi theo cùng với tình hình. Từ sau năm 1971 trở đi, cộng sản Hà Nội đã mở những mặt trận kiểu quy ước chiến (có nghĩa là dàn quân đánh lớn bằng đủ loại hỏa lực chúng có, thách thức ý chí và sức mạnh của QLVNCH), nên ba binh chủng xuất sắc nhất của QLVNCH là Dù, TQLC và BĐQ cũng phải dàn đại quân nghênh chiến. Đánh lớn khắp nơi, những đặc điểm riêng của từng binh chủng không được phân biệt rõ, để chỉ chọn một binh pháp chung, là cùng làm Tổng Trừ Bị. Mỗi binh chủng đều có những kinh nghiệm, quan niệm hành quân và chiến thuật cá biệt, cơ cấu tổ chức và huấn luyện khác nhau. Nói là trùng hợp thì không hẳn đúng quân đội cần rất nhiều lực lượng tổng trừ bị để tung ra các chiến trường đỏ lửa. Mỗi binh chủng có màu cờ, màu mũ đội trên đầu, sắc áo riêng và niềm hãnh diện truyền thống của binh chủng ấy. 2. Biệt Cách Dù và Lực Lượng Đặc Biệt có giống nhau không ?

7/22

Câu trả lời là Có và Không. Có là vì các chiến sĩ ấy cùng chiến đấu dưới huy hiệu chung của Lực Lượng Đặc Biệt (Hình con Hổ Nhảy Dù). Không là vì nhiệm vụ mỗi bên khác nhau. Lực Lượng Đặc Biệt được thành lập năm 1957, với những nhiệm vụ bí mật và đặc biệt như nhảy ra Bắc lấy tin tức, sách động dân chúng, các sắc tộc nổi dậy, viễn thám sang đất Lào, quấy phá vùng biển miền Bắc. Năm 1961, LLĐB thành lập thêm một số Đại Đội Biệt Cách Nhảy Dù Biệt Lập để làm thành phần hỗ trợ, ứng cứu cho những toán nhảy qua Lào hay ở những vùng biên giới nguy hiểm. Năm 1964, các Đại Đội BCD được kết hợp thành Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Nhảy Dù, vẫn chịu sự chỉ huy của LLĐB. Năm 1968, Tiểu đoàn được cải danh thành Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Song song với hoạt động của Tiểu Đoàn 91 BCD, LLĐB thành lập Trung Tâm Hành Quân Delta. Tháng 8.1970, LLĐB được giải thể (bởi sau năm 1968, LLĐB không còn phụ trách xâm nhập đất liền và vùng biển miền Bắc nữa), binh chủng chỉ còn tồn tại Trung Tâm Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 81 BCD, hai đơn vị này sáp nhập lại thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, quân số dần dần lên đến 3,000 chiến sĩ và được chia ra làm ba Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật. Mỗi Bộ Chỉ Huy Chiến thuật có 4 Biệt Đội, mỗi Biệt Đội có 200 chiến sĩ. Biệt Cách Nhảy Dù (Mỹ gọi là Airborne Ranger) Có nghĩa là hành quân biệt lập và cách biệt với mọi binh chủng bạn, bởi nhiệm vụ quá đặc biệt và bí mật của binh chủng này. Nhiệm vụ chính yếu là nhảy toán (mỗi toán thông thường là 6 người), thâm nhập vào các mật khu, hậu cứ địch để lấy tin tức, quấy rối, phá hoại căn cứ địch, bắt cóc tù binh, cung cấp tọa độ đánh bom cho Không Quân, khám phá những kho vũ khí, thực phẩm của địch. Khi tình thế cho phép thì các chiến sĩ BCD cũng tổ chức đánh địch ngay trong lòng địch. Nói chung, Liên Đoàn 81 BCD được hình thành không phải để nhận nhiệm vụ đánh trận địa chiến. Các chiến sĩ BCD được ví von như là những chiếc “chén kiểu” quí giá vô cùng, vì các anh được huấn luyện cho những công tác thật đặc biệt. Sở trường của BCD là đánh đêm. Tuy nhiên, khi tình hình nguy ngập như trong Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Đỏ Lừa 1972, Phước Long 1974, Bộ Tổng Tham Mưu đă sử dụng Liên Đoàn 81 BCD như là một lực lượng Tổng Trừ Bị tăng viện, tiếp cứu và thanh toán chiến trường. 8/22

Các chiến sĩ Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù Sau chiến thắng Mùa Hè 1972 ở An Lộc và Quảng Trị, Liên Đoàn 81 BCD được vinh dự làm lực lượng Tổng Trừ Bị sánh vai với các binh chủng tinh hoa bậc nhất của QLVNCH. Cán binh Hà Nội học thuộc lòng câu kinh nhật tụng sau đây : “Có ba thứ trong Nam là tử thần, đừng gặp là hơn : Nhảy Dù - Biệt Cách Dù và Bom B 52”.

Biệt Kích Mỹ và Lực Lượng Đặc Biệt (Special Forces) là một hay khác nhau ? Câu trả lời là hoàn toàn khác nhau. Xin nói về LLĐB trước :

9/22

Thành lập năm 1957 và nằm dưới quyền điều động của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH để thực hiện những công tác đặc biệt và tối mật : nhẩy ra Bắc lấy tin tức, trà trộn vào dân chúng Việt Nam hay người sắc tộc, thám sát những hệ thống tiếp vận trên đường mòn Hồ Chí Minh, nhẩy sang Lào thám sát hệ thống đường mòn HCM, đổ bộ và quấy phá vùng biển miền Bắc. LLĐB là một binh chủng nằm trong QLVNCH. Mối tương quan duy nhất của LLĐB với Biệt Kích Mỹ là cùng đóng chung trong những trại biên phòng dọc theo biên giới Việt Miên - Lào. LLĐB được giải thể tháng 8.1970 vì đă hết nhiệm vụ nhẩy Bắc, nhẩy Lào và đổ bộ biển. Biệt Kích Mỹ :

Danh từ này rất mơ hồ, dùng để chỉ chung hai lực lượng được CIA Mỹ mướn và trả lương, hoàn toàn không thuộc về QLVNCH : a./ Pḥòng Vệ Dân Sự : CDIG (Civil Defence Irregular Group) : Gồm toàn những thanh niên người Thượng của nhiều bộ tộc ở cao nguyên miền Trung, ở vùng biên giới Việt - Miên - Lào, một số khác là người Việt gốc Miên. CDIG có nhiệm vụ đồn trú trong những trại dọc biên giới Việt - Miên - Lào ở những nơi CIA nghi ngờ là những điểm từ đó binh đội Bắc Việt xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. CIA nghĩ rằng người Thượng, người Miên là dân tộc miền núi chiến đấu giỏi, thông thuộc rừng núi, là nơi sinh ra và lớn lên của họ. Thông thường mỗi trại quân số lên đến vài trăm người, có sĩ quan Lực Lượng Đặc 10/22

Biệt Mỹ chỉ huy, sau này lại có thêm sĩ quan LLĐB Việt Nam đến, nhưng coi bộ quân CDIG không thích mấy và rất miễn cưỡng chịu thi hành lệnh của sĩ quan LLĐB Việt Nam. Các trại biên phòng luôn là mục tiêu tấn công của quân cộng, vì các trại ấy là trở ngại rất khó chịu trên đường xâm nhập hay hoạt động của chúng trong lãnh thổ VNCH. b./ Biệt Kích Mỹ : hay còn gọi là Mike Force do danh xưng Mobile Strike Force (Lực Lượng Tấn Công Cơ Động). Lính Biệt Kích Mỹ giống như Phòng Vệ Dân Sự, do CIA mướn và trả lương, với thành phần là người Thượng và Miên. Họ mặc áo rằn ngụy trang(camouflag) rất khác biệt và rất dễ nhận ra so với áo rằn Dù, rằn TQLC, BCD, hay hoa rừng của BĐQ.

Lính Mike Force, như danh xưng, là một lực lượng hành quân tích cực hơn CDIG, thông thường là tiếp cứu những trại Phòng Vệ Dân Sự bị cộng quân tấn công. Biệt Kích Mỹ không có nhiệm vụ tiếp cứu các đồn trại của QLVNCH. Nhưng ngược lại, nếu cần thì chính các đơn vị QLVNCh sẽ tiếp cứu các trại CDIG và Biệt Kích Mỹ. Năm 1970, LLĐB Mỹ rút về nước, bàn giao CDIG và Mike Force cho QLVNCH, từ đó quân số hai lực lượng này nằm trong quân số của QLVNCH, do chính quyền VNCH quản trị và trả lương. Bộ Tổng Tham Mưu đổi tên hai lực lượng này thành Biệt Động Quân Biên Phòng cấp tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn trấn đóng một trại biên phòng dọc theo biên giới Việt - Miên - Lào khắp bốn Vùng Chiến Thuật. Cuối năm 1973, Bộ Tổng Tham Mưu quyết định bãi bỏ các trại biên phòng, cho sát nhập BĐQ Biên Phòng vào hợp chung với Biệt Động Quân bình thường, và đều nằm chung dưới quyền chỉ huy của Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân. Có tất cả 54 tiểu đoàn BĐQ vừa biên phòng vừa bình thường được gom lại thành 45 tiểu đoàn, từ đó thành lập 15 liên đoàn BĐQ phân phối trên ba Quân Khu I, II và III (Quân Khu IV với các sư đoàn bộ binh và lực lượng Địa Phương Quân - Nghĩa Quân lớn mạnh, đủ sức đánh dẹp quân cộng, nên không cần các binh chủng Tổng Trừ Bị và BĐQ nữa). 3./ Biệt Cách Dù và Nhảy Dù đều dùng chiến thuật đổ quân bằng dù, như thế có liên hệ mật thiết về kỹ thuật hành quân và tác chiến không ? Câu trả lời là Không, bởi lẽ nhiệm vụ chiến thuật, chiến lược của hai binh chủng hoàn toàn khác nhau. Nhảy Dù : 11/22

Huy hiệu của Biệt Đoàn Lôi Hổ Binh chủng Tổng Trừ Bị, có nhiệm vụ đánh trận địa chiến, kết hợp liên binh chủng rất hùng hậu như pháo binh, thiết giáp, không quân. Tuy mang tiếng nhảy dù, nhưng những trận đánh có nhảy dù thực sự từ trên máy bay xuống rất ít, chỉ một đôi lần, thí dụ cụ thể nhất là trận Ấp Bắc năm 1963. Về sau, vì hỏa lực phòng không của địch quá mạnh, chiến trường đa số thuộc vùng rừng núi rất trở ngại cho việc nhảy dù, nên kỹ thuật được ưa thích nhất là nhảy từ trực thăng xuống (gọi là chiến thuật trực thăng vận), vừa an toàn, vừa tập họp binh sĩ một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Tuy vậy mỗi năm, mỗi chiến sĩ Dù từ binh sĩ lên đến hàng sĩ quan, ai cũng phải nhảy dù gọi là “Nhảy bồi dưỡng” một số saut ở những địa điểm an toàn. Biệt Cách Dù :

(Airborne Ranger) Cũng là một binh chủng Tổng Trừ Bị nhưng hoàn toàn không nằm dưới quyền điều động của sư đoàn Nhảy Dù, quan niệm và kỹ thuật hành quân, tác chiến cũng rất khác biệt. Bởi nhiệm vụ đặc biệt và bí mật, nhảy toán nhỏ, nên chiến sĩ BCD hoạt động sâu trong vùng địch, hoàn toàn cách biệt với các binh chủng bạn. Binh chủng liên hệ mật thiết và luôn luôn là “ good and super friends” của BCD là các chiến sĩ trực thăng của Không Quân, và các chiến sĩ Không Quân có nhiệm vụ đưa các anh BCD đến địa điểm để nhảy xuống, rồi bay đến bốc các BCD về. Cũng được học nhảy dù như các chiến sĩ Dù Mũ Đỏ, nhưng các chiến sĩ Dù Mũ 12/22

Xanh BCD chưa từng nhảy dù trên trận địa bao giờ, và rất dễ bị địch phát hiện từ trên không. Biệt Cách Dù không được huấn luyện đánh trận địa chiến, trang bị hỏa lực nhẹ, đi rừng rất giỏi, đánh trong thành phố thần sầu, sở trường đánh đêm. Tuy vậy, khi cần thì các BCD cũng được Bộ Tổng Tham Mưu ném vào những chiến trường lớn như An Lộc, Quảng Trị Mùa Hè 1972, Phước Long 1974 để đánh trận địa chiến, các anh đã anh dũng hoàn thành sứ mạng ngay cả trên những chiến trận không thuộc sở trường của mình . Nhân ngày Quân Lực 19.6 năm nay, kỷ niệm 41 năm ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đứng ra gánh vác trách nhiệm lèo lái, bảo vệ Tổ Quốc và Dân Tộc, chúng ta, những người còn sống dù là lính hay là dân, là thế hệ thuộc chiến tranh hay thế hệ trẻ Việt Nam trong thờI bình, xin chân thành cúi đầu tưởng nhớ đến anh linh của 250 ngàn chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh trên khắp nẽo chiến trường trong ṛòng rã hai mươi năm binh lửa, ngậm ngùi tiếc thương các anh và chia sẻ niềm đau cùng với hàng triệu quả phụ cô nhi, chân thành tri ân 500 ngàn chiến sĩ QLVNCH chiến thương vẫn còn sống khoắc khoải, đói khổ cùng cực ở quê nhà. Những người lính đă chết, các anh thương binh bên kia bờ Thái Bình Dương và những người lính chúng ta còn sống, tất cả đều tự hào đã từng khoác chiếc áo lính màu xanh ô liu, hoa Dù, áo rằn Cọp Biển, Biệt Cách Dù, áo hoa rừng Biệt Động Quân, áo trắng Hải Quân, áo xanh Không Quân, kiêu hãnh được chiến đấu dưới Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Đại Nghĩa Việt Nam và dưới bóng Lá Quân Kỳ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Dù có một lần QLVNCH bị các thế lực thù và “bạn” bức tử, nhưng tất cả NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA vẫn luôn ngẫng cao đầu đi vào lịch sử chống xâm lăng từ phương Bắc và đã bền bỉ đổ máu xương bảo vệ TỔ QUỐC, làm tṛòn TRÁCH NHIỆM của người trai thời chiến. Những người lính ấy luôn nêu cao DANH DỰ của một quân đội mà luôn là cơn ác mộng triền miên của cộng sản và binh đội Bắc Việt. Chúng chỉ thắng được chúng ta, những Người Lính QLVNCH khi chúng ta đă bị buộc phải buông súng. Nếu cây súng còn trên tay, viên đạn cuối cùng vẫn còn nằm trong ṇồng súng, thì bọn tiểu nhân Hà Nội chưa chắc đă dám ngỗ ngáo đắc chí đến tận ngày nay. . . . Người Lính QLVNCH là khắc tinh, là cơn ác mộng hãi hùng của chúng đến vô tận vô cùng. Phạm Phong Dinh Ngày 11/06/2006 Note: forwarded message attached. Dap Loi Song Nui: http://www.youtube.com/watch?v=MZ-fg6XUi8s&feature=related VN oi, Dap Loi Song Nui : 13/22

http://www.youtube.com/watch?v=MdcRloZoAvU&feature=related Viet Nam Vinh Quang : http://www.youtube.com/watch?v=cQcYbRaCGYw&feature=related

Ý NGHĨA NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA 19.6 PHẠM PHONG DINH Ngày 20.7.1954 đánh dấu ngày quốc hận thứ nhất của dân tộc Việt Nam, sau khi cộng sản Bắc Việt cùng với thực dân Pháp ký kết Hiệp định Genève chia đôi đất nước, lấy vĩ tuyến thứ 17 chạy ngang con sông Bến Hải làm ranh giới Bắc Nam. Đó cũng là ngày đánh dấu cuộc di cư từ bỏ chế độ cộng sản lần thứ nhất của người Việt với gần một triệu dân miền Bắc gồng gánh bồng bế nhau tìm đủ mọi cách để được đáp tàu vào vùng đất miền Nam tự do, nơi đó nước Việt Nam Cộng Hòa non trẻ đang chập chững những bước đầu tiên trong cộng đồng chính trị thế giới. Giữa bối cảnh một nửa đất nước oằn oại rên siết trong gông cùm cộng sản, trong bóng đêm của dối trá và tội ác, một nửa nước còn lại vừa phải đối phó với quân cộng sản còn nằm mai phục trong các chiến khu cũ thời Pháp và đương đầu với những vấn đề ổn định nội bộ, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, danh xưng lúc đó là Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, tiếp nhận di sản nghèo nàn và lạc hậu do phía quân đội Pháp hồi hương bàn giao lại, đảm nhận trọng trách nặng nề bảo quốc an dân. Ngày 1.7.1955 Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam chính thức hình thành, đánh dấu ngày khai sinh một quân lực non trẻ mà đã dám chiến đấu chống lại cả một đại khối cộng sản quốc tế hung hãn tràn xuống từ phương Bắc. Tên tội đồ dân tộc, kẻ giết hàng triệu người mà miệng vẫn cười Hồ Chí Minh, một cán bộ cao cấp của cộng sản quốc tế, cúi đầu làm chó săn nhận vũ khí và thực hiện sách lược "Dùng người Việt giết người Việt" của quan thầy Nga Sô và Trung Cộng, vơ vét thanh thiếu niên miền Bắc đẩy vào miền Nam, dùng bọn thổ phỉ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thực hiện sách lược “Dùng người Miền Nam giết người Miền Nam” tàn sát chính đồng bào ruột thịt của mình. Dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, khi ông chính thức làm Tổng Thống sau cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 23.10.1955, Quân Đội Quốc Gia Việt Nam được cải danh thành Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, với xác quyết quân đội sẽ được phát triển và tối tân hóa thành một đạo quân mạnh để đập tan bất cứ một cuộc xâm lược nào từ phương Bắc. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong suốt lịch sử 20 năm chiến đấu bảo vệ tổ quốc, tuy có những lúc thăng trầm nghiêng ngửa, có những lúc thiệt hại nặng nề, nhưng những người chiến binh dũng cảm Việt Nam Cộng Hòa vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, không chấp nhận chế độ cộng sản, quyết đánh cho đến hơi thở và giọt máu cuối cùng. Từ ngày 1.11.1963, sau khi một nhóm tướng lãnh đảo chánh lật đổ Tổng Thống Diệm, đất nước và quân đội Việt Nam Cộng Hòa bị suy yếu trầm trọng vì tình trạng chỉnh lý tranh giành quyền lực liên miên giữa các tướng lãnh. Cộng Sản Bắc Việt nương cơ hội này lăm le tràn xuống đánh dứt điểm miền Nam. Hồi tưởng lại hoàn cảnh đất nước thật đen tối trước ngày 19.6.1965, vận mệnh của nước Việt Nam Cộng Hòa như sợi chỉ mỏng manh treo nghìn cân trước làn sóng xâm nhập đã bắt đầu ồ ạt với hàng trăm ngàn quân chính qui Bắc Việt đã có mặt ở Miền Nam. Về chính trị, tình hình đầy xáo trộn và bất ổn. Những cuộc xuống đường dưới sự khích động của những phần tử cộng sản nằm vùng và trà trộn liên miên xảy ra, mà hậu quả hiển nhiên và tức thì là sự rối loạn, khẩn trương của xã hội, dân chúng lúc nào cũng lo âu trước thời cuộc hỗn độn. Cộng sản nhân đó gia tăng những hoạt động tuyên truyền, phá hoại, lũng đoạn hàng ngũ những người Quốc Gia. Ở nông thôn thì Việt cộng gia tăng khủng bố dân chúng, bắt cóc, thủ tiêu và ám 14/22

sát dã man những viên chức xã ấp tận tụy với chính nghĩa quốc gia, thậm chí những người dân vô tội dù chỉ tỏ chút ngần ngừ hay biểu lộ thái độ không hợp tác, ủng hộ, là đã có thể bị Việt cộng tuyên án tử hình và hạ sát. Bầu không khí sợ hãi, chết chóc bao trùm khắp miền nông thôn, nhất là ở những vùng xa xôi hẻo lánh mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chưa thể thiết lập nền an ninh vững chắc. Về mặt quân sự, lợi dụng lúc giao thời, chính phủ dân sự Việt Nam Cộng Hòa không có khả năng tập họp được sức mạnh của quân đội, cộng sản liên tục cho binh đội xâm nhập Miền Nam, chuyển dạng thái chiến tranh xâm lược từ du kích chiến sang vận động chiến, mở những trận đánh lớn để thử thách sức mạnh và ý chí chiến đấu của quân dân Việt Nam Cộng Hòa, điễn hình là những trận đánh Bình Giả và Đồng Xoài cuối năm 1964 và giữa năm 1965. Trong bối cảnh chính tình nhiễu nhương, quân đội không được lãnh đạo và chỉ huy thích đáng, đã đưa đến thiệt hại rất nặng cho quân ta trong hai trận đánh này, mà chỉ trông cậy vào trái tim nồng nàn tình đất nước tình đồng bào và chính thân xác của các anh, người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mới có thể cắn răng ngăn chống được cơn sóng dữ cộng sản đã mấp mé gần ngưỡng cửa Sài Gòn. Về mặt kinh tế, vì chiến tranh tàn phá, đất đai bị bỏ hoang, do đó mức sản xuất sút kém, đời sống dân chúng lệ thuộc vào ngoại viện. Một đất nước từng xuất cảng gạo mà phải nuốt nước mắt nhận những hạt gạo gọi là viện trợ của nước ngoài. Trong khi đó cộng sản luôn tìm cơ hội cắt đứt đường tiếp tế giữa nông thôn và thành thị, làm cho mức sinh hoạt của xã hội ngày càng đắt đỏ và rất khó kiểm soát, gian thương lộng hành trắng trợn. Người dân ở thành thị khốn khổ vì nạn vật giá gia tăng hàng ngày bao nhiêu, thì người dân ở nông thôn càng oằn nặng dưới sự khủng bố và bóc lột ghê rợn của cộng sản bấy nhiêu. Đóng góp nuôi quân, thuế khóa nặng nề, dân công, sưu địch, con em bị bắt buộc cầm súng trong vùng cộng sản kiểm soát đã là nguyên nhân thúc đẩy đồng bào liều chết bỏ chạy ra vùng quốc gia để được quân đội bảo vệ và chính quyền giúp đỡ. Hoàn cảnh bi đát của Việt Nam Cộng Hòa trước ngày 19.6.1965 là như vậy. Đất nước đã bước đến mấp mé bên bờ vực thẳm, chỉ một bước nữa thôi, quân dân Miền Nam rất có thể sẽ nằm dưới sự thống trị của cộng sản Hà Nội. Nhưng những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ cho phép điều đó xảy ra. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một tập thể duy nhất có tổ chức chặt chẽ và tinh thần kỷ luật cao, không thể chần chờ trước cơn quốc biến, nên đã đứng ra nhận chịu trên vai trách nhiệm nặng nề cứu nguy đất nước và dân tộc. Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Thư Ký Hội Đồng Quân Lực đọc bản tuyên cáo giải tán Hội Đồng Quân Lực ngày 6.5.965 sau 5 tháng hoạt động, trao trả quyền hành pháp cho chính phủ dân sự của Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát Cho đến gần giữa năm 1965, Hội Đồng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã loại bỏ được những thế lực phân chia sức mạnh quân đội, cùng chia xẻ trách nhiệm lãnh đạo và điều hành guồng máy quốc gia. Để tỏ rõ thiện chí và quyết tâm kiến tạo nền dân chủ cho Miền Nam, ngày 5.5.1965, Hội Đồng Quân Lực đã quyết định trao quyền lãnh đạo đất nước lại cho chính phủ dân sự, cụ Phan Khắc Sửu được mời làm Quốc Trưởng, Bác sĩ Phan Huy Quát làm Thủ Tướng. Nhưng cũng chỉ hơn một tháng sau, ngày 11.6.1965, chính phủ dân sự do cụ Phan Khắc Sửu làm Quốc Trưởng nhận định rằng tình hình đất nước đã đến lúc lâm nguy nếu người quốc gia không mạnh mẽ hành động và tìm ra một con đường tức thời nào đó. Con đường đó, sau những cân nhắc, chính là sức mạnh của Quân Đội. Chính phủ Phan Khắc Sửu quyết định trao trả quyền lãnh đạo đất nước lại cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bằng tuyên cáo chính thức như sau : TUYÊN CÁO CỦA QUỐC TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUỐC GIA LẬP PHÁP VÀ THỦ TƯỚNG CHÁNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA Sau khi duyệt lại tình trạng ngày càng một khẩn trương của đất nước, sau khi đã xét lại và xác nhận rằng : những cơ cấu và thể chế Quốc Gia hiện tại không còn phù hợp với tình thế, sau khi đã hội ý cùng toàn thể tướng lãnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa tại Phủ Thủ Tướng ngày 15/22

11.6.1965, chúng tôi, Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa, Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa đồng thanh quyết định long trọng trao trả lại cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo quốc gia đã được Hội Đồng Quân Lực ủy thác cho chúng tôi chiếu theo Quyết Định số 8 ngày 5.5.1965, Tuyên Cáo số 7 ngày 5.5.1965, Quyết Định số 5 ngày 16.2.1965, Quyết Định số 6 ngày 17.2.1965 và Quyết Định số 4 ngày 16.2.1965. Yêu cầu toàn thể đồng bào các giới không phân biệt giai tầng địa phương, đảng phái và tôn giáo, ủng hộ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong việc lãnh đạo toàn Quân và toàn Dân đúng theo tinh thần của Cách Mạng 1.11.1963. Làm tại Sài Gòn ngày 11.6.1965 Phan Khắc Sửu Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Phan Huy Quát Thủ Tướng Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa Phạm Xuân Chiểu Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp Ngày 12.6.1965, trong một buổi họp quy tụ tất cả những tướng lãnh đang nắm những trọng trách trong Quân Đội từ cấp Tổng Tham Mưu Trưởng, Tư Lệnh bốn Vùng Chiến Thuật cho đến các Tư Lệnh Quân Binh Chủng, Hội Đồng Quân Lực đã đề cử Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia (tương đương Tổng Thống), Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (tương đương Thủ Tướng), thông qua quyết định như sau : QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ỦY BAN LÃNH ĐẠO QUỐC GIA Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Sau khi nghiên cứu Bản Tuyên Cáo Chung của Quốc Trưởng, Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp và Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 11.6.1965 trao trả trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo Quốc Gia cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Chiếu biên bản Đại Hội Đồng các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày 12.6.1965. Các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Tư Lệnh các vùng chiến thuật và quân binh chủng đã quyết định : Quyết Định : Điều 1. Thành lập một ủy ban lãnh đạo của Quân Lực mệnh danh là Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Điều 2. Thành phần của Ủy Ban nói trên gồm có : một Chủ Tịch, một Tổng Thơ Ký, một Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp, Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng, các Tư Lệnh Vùng Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Điều 3. Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia thay mặt toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa điều khiển Quốc Gia. Điều 4. Hoàn toàn tín nhiệm và chỉ định : A. Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia : Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu. B. Tổng Thư Ký : Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu. C. Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp : Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Điều 5. Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia có nhiệm vụ thiết lập thể chế và các cơ cấu Quốc Gia cùng thành lập một Nội Các Chiến Tranh. Sài Gòn, ngày 14 tháng 6 năm 1965 Toàn thể các Tướng Lãnh và Tư Lệnh Quân Binh Chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Hội Đồng Quân Lực ra mắt quốc dân và quân đội ngày 19.6.1965 16/22

Đó là ngày đánh dấu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đứng lên gánh vác trách nhiệm lớn : bảo vệ nền tự do độc lập của Việt Nam Cộng Hòa, làm tiền đồn ngăn chống làn sóng cộng sản và xây dựng một đất nước lạc hậu nghèo khó vì chiến tranh triền miên với mục đích tiến lên thành một quốc gia phú cường, ngẫng cao đầu sánh vai với cộng đồng thế giới. Ngày 19.6.1965 thành phần Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương trong một buổi lễ ra mắt được tổ chức long trọng ở Thủ Đô Sài Gòn, đã tuyên thệ trung thành với Tổ Quốc, nhận trách nhiệm lèo lái quốc gia và làm thành phần tiền phương của quân dân Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ đất nước. Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ lãnh đạo Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, để thích ứng với tình hình nghiêm trọng của đất nước, ông thành lập một nội các được mệnh danh là Nội Các Chiến Tranh, với thành phần nhân sự như sau : Chủ Tịch Uûy Ban Hành Pháp Trung Ương : Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Tổng Uûy Viên Ngoại Giao : Bác sĩ Trần Văn Đỗ. Tổng Uûy Viên Tư Pháp : Luật sư Lữ Văn Vi. Tổng Uûy Viên Chiến Tranh kiêm Uûy Viên Quốc Phòng : Thiếu Tướng Nguyễn Hữu Có. Tổng Uûy Viên Kinh Tế Tài Chánh kiêm Uûy Viên Kinh Tế : Kỹ sư Trương Thái Tôn. Tổng Uûy Viên Văn Hóa Xã Hội kiêm Uûy Viên Giáo Dục : Bác sĩ Trần Ngọc Ninh. Uûy Viên Tâm Lý Chiến : Luật sư Đinh Trịnh Chính. Uûy Viên Xây Dựng Nông Thôn : Ông Nguyễn Tất Ứng. Uûy Viên Nội vụ : Ông Trần Minh Tiết. Uûy Viên Thanh Niên : Y sĩ Trung Tá Nguyễn Tấn Hồng. Uûy Viên Tài Chánh : Giáo sư Trần Văn Kiện. Uûy Viên Canh Nông : Kỹ sư Lâm Văn Trí Uûy Viên Giao Thông Công Chánh : Kỹ sư Ngô Trọng Anh. Uûy Viên Y Tế : Bác sĩ Nguyễn Bá Khả. Uûy Viên Xã Hội : Luật sư Trần Ngọc Liễng. Uûy Viên Lao Động : Ông Nguyễn Xuân Phong. Công việc của Hội Đồng Quân Lực thật bề bộn trong bối cảnh một đất nước cộng hòa non trẻ đầy biến động sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, tiềm lực kinh tế và quân sự vẫn chưa được phục hồi đủ mạnh để có thể đương đầu hữu hiệu với làn sóng xâm lăng của cộng sản. Bản Hiến Pháp của nền Đệ Nhứt Cộng Hòa không còn được công nhận, Đại Hội Đồng Quân Lực đã công bố một bản Ước Pháp tạm thời thay thế Hiến Pháp Đệ Nhứt Cộng Hòa trong thời gian chờ đợi bầu cử Quốc Hội mới, rồi từ đó hình thành Hiến Pháp mới. Nguyên văn Lời Nói Đầu của Bản Ước Pháp Việt Nam Cộng Hòa như sau : Trong cơn nguy biến, vì quyền sống của Dân Tộc, vì uy danh của Tổ Quốc, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã can đảm lãnh trách nhiệm trước quốc dân và lịch sử. Để hoàn thành sứ mạng, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không lấy mỵ dân làm phương châm mà lấy an dân làm chánh sách. Quốc dân Việt Nam, trải bao hy sinh, vẫn hoài bão một tổ quốc hùng cường trong thanh bình và tự do. Nhiệm vụ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là thực hiện cho bằng được hoài bão tha thiết ấy, dù phải trả bất cứ giá nào. Muốn vậy, muôn người như một phải thống nhất ý chí và hành động, dốc mọi nỗ lực cho tiền tuyến, đẩy lui và tiêu diệt xâm lược cộng sản. Muốn vậy, hậu phương phải ổn định để dần dần kiến tạo cơ sở vững bền cho một truyền thống dân chủ tự do có điều kiện nảy nở trong cách mạng và trong chiến đấu. Đã hơn bốn mươi năm trôi qua rồi mà những lời hịch chính khí này vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nếu có một ngày một nước Việt Nam mới không cộng sản được hình thành, dân tộc Việt Nam tích cực góp công kiến thiết đất nước, nỗ lực xây dựng nền dân chủ, tự do, nhân quyền, bảo quốc, an dân, thì đó cũng chính là con đường mà dân tộc Việt Nam đã vạch ra từ nền tảng của những Hiến 17/22

Pháp của hai nền Cộng Hòa. Người cộng sản cho rằng người Việt quốc gia hải ngoại nuối tiếc và vẫn còn nuôi mộng phục sinh một nước Việt Nam Cộng Hòa. Sự thực thì, cái tên Việt Nam Cộng Hòa chỉ là danh xưng của một lãnh thổ và dân tộc theo đuổi một lý tưởng, mai sau này dù Việt Nam không cộng sản có mang một danh xưng nào khác, muốn hay không, người ta vẫn thấy thấp thoáng hình ảnh chân chính của nước Việt Nam Cộng Hòa trong đó, với tất cả những nền tảng căn bản hình thành một quốc gia độc lập, tự do, nhân bản, văn hiến, đạo đức, khai phóng, cộng hòa, dân chủ, hùng cường và thịnh vượng. Từ thời điểm đó, ngày 19.6.1965 được đánh dấu như là một cái mốc lịch sử, một chương mới của cuộc chiến đấu chống đại khối cộng sản quốc tế của quân dân Miền Nam, mà Quân Lực Việt Nam Cộng hòa là thành phần gồng gánh trách nhiệm lãnh đạo đất nước, ở hậu phương thì xây dựng nền độc lập, tự do và dân chủ, bình định những mầm móng nằm vùng bạo loạn, ở tiền tuyến thì chỉ huy quân đội ngăn chống cơn sóng xâm lăng cuồng sát của đạo quân hiếu chiến cộng sản Bắc Việt. Danh xưng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa từ nền Đệ Nhất Cộng Hòa được nâng lên một nấc cao hơn nữa với cái tên đầy kiêu hãnh và hùng mạnh : QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA. Ngày 19.6.1966, một cuộc diễn binh hùng hậu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được tổ chức tại Sài Gòn, đánh dấu Đệ Nhất Chu Niên ngày Quân Đội đứng lên nhận lãnh trách nhiệm lèo lái đất nước. Những năm về sau, cứ đến ngày 19.6, anh hùng, hào kiệt, anh thư và chiến sĩ bốn phương quy tụ về thủ đô, hiên ngang hào hùng đi dưới rừng Cờ Vàng Đại Nghĩa và Quân Kỳ trong tiếng nhạc thúc giục rộn rã. Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu sau khi đắc cử Tổng Thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa trong tháng 11.1967 vẫn tiếp tục cho tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm hàng năm ngày Quân Lực 19.6 với những cuộc diễn binh của tất cả các đơn vị và quân binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, để biểu dương sức mạnh và ý chí quật khởi của dân tộc Việt Nam chống xâm lược cộng sản từ phương Bắc. (Ngày 19.1.2004, cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, người từng một thời lái máy bay oanh tạc những cơ sở tàng trữ vật chất dành cho cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam ở Miền Bắc, người từng tuyên bố tử thủ Miền Nam trong những ngày cuối cùng của tháng 4.1975 ở Thủ Đô Sài Gòn, đã tự động lìa bỏ hàng ngũ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cúi đầu nộp đơn xin cộng sản Hà Nội khoan hồng cho Kỳ được phép về Việt Nam. Nguyễn Cao Kỳ đã nhục nhã quỳ gối viết những hàng chữ ô uế trong lá đơn xin chiếu khán vào Việt Nam, thể theo những điều kiện rất trịch thượng của cộng sản Hà Nội. Kỳ đã kính cẩn và khép nép ký cái tên tầm thường của mình dưới huy hiệu cờ máu của cộng sản, mặc nhiên chối bỏ cái quá khứ oanh liệt được làm người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Từ giờ phút đó, Nguyễn Cao Kỳ, con người một thời từng thốt lời ngạo nghễ với giặc cộng và cả với đồng minh, giờ đây đã nhận chịu sự “khoan hồng, nhân đạo” của giặc một cách tuyệt đối và vô điều kiện. Còn nhớ ngày xưa trong những lần Bắc phạt trở về, chỗ ngực chiếc áo bay màu đen của Kỳ vàng óng Lá Quốc Kỳ Vàng mà Kỳ rất hãnh diện mang trên đó, thì ngay nay Kỳ đã cúc cung cúi đầu quy phục lá cờ đỏ, biểu tượng của diệt chủng và diệt dân tộc của cộng sản Hà Nội, bằng một thái độ rất ươn hèn rất không tương xứng với vị thế của một người cựu Tướng chỉ huy toàn Miền Nam. Với ảo tưởng rằng sẽ nhận được những cái hôn thắm tình “hữu nghị” và rất “anh em” của bọn cộng sản Hà Nội, Kỳ dẫn vợ, nguyên là người phối ngẫu của người ơn cưu mang hắn trong những năm tháng vất vưỡng mà hắn đã ve vãn và quyến rũ, nói thật chính xác là ăn cắp vợ của ân nhân (là một Đại Tá Không Quân), xênh xang áo gấm về nước. Thật ô nhục, với thân phận là người cao nhất nước của năm 1965 trong cương vị Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, thì đáng lẽ ít nhất gã thủ tướng của bạo quyền Hà Nội lúc ấy là Phan Văn Khải sẽ ra tận cầu thang máy bay hôn lên cái trán bóng mỡ và lên hai đôi gò má dầy da của Kỳ để tỏ rõ tinh thần “hòa giải hòa hợp” giữa riêng bọn chúng và chỉ mỗi bọn chúng với nhau, thế mà chỉ lèo tèo có một gã gọi là chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc và một gã thành ủy Sài Gòn. Một con người vô luân đoạt vợ ân nhân như Kỳ, tư cách tồi bại ấy làm sao có thể nói lời công chính và làm sao thuyết phục được đồng đội và nhân dân tin vào những gì hắn nói. 18/22

Cộng sản thường có lối đặt chữ rất mù mờ bất thành câu. Mặt Trận Tổ Quốc là mặt trận gì, nếu phải đặt cho tròn câu với đầy đủ danh từ và động từ, thì phải là Mặt Trận Tổ Quốc Đứng Lên hay Ngồi Xuống hoặc Giải Phóng gì đó, Mặt Trận Tổ Quốc khơi khơi là thế nào ? Như vậy người ta thấy ngay nó là một cái mặt trận không làm gì cả, không ra gì cả, từ đó suy ra rằng gã chủ tịch chỉ là một cái con người rơm lúc lắc theo những cơn gió ngoài đồng. Đưa một cái hình nộm hữu danh vô thực, vô quyền và không giữ vị trí tối cao nào trong hệ thống tổ chức cộng sản, Hà Nội đã trịch thượng gởi một cái thông điệp đến Nguyễn Cao Kỳ, mà chúng ta có thể hiểu như sau : “Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết sẽ không bao giờ hạ mình xuống ngang hàng với gã hàng thần lơ láo Nguyễn Cao Kỳ, dù là chỉ để ban cho một cái vỗ vai khen ngợi, thì đừng có mà mơ tưởng đến những cái hôn của chúng và đôi cánh tay giang ra ôm ấp trong tư thế “hòa hợp hòa giải”. Lại càng khó có thể được ngồi gác chân trong những bộ salon đắt tiền ở Bắc Bộ Phủ bàn chuyện đại sự với cộng sản”. Đó là một cách làm nhục đối phương một cách khá là trắng trợn và rõ ràng của Hà Nội, Nguyễn Cao Kỳ đủ thông minh để biết điều đó và đủ hèn để cúi đầu im lặng leo lên máy bay trở về Mỹ quốc, không kèn và không trống. Nhưng chỉ ít kâu sau hắn lại đưa đón một nhóm tư bản cá mập Mỹ trở sang Việt Nam tìm kiếm những cơ hội đầu tư. Từ nay, những nhà viết sử đã có thể thêm vào đằng sau những Trần Di Ái, Trần Ích Tắc, Mạc Đăng Dung, Lê Chiêu Thống cái tên Nguyễn Cao Kỳ. Còn đối với bè lũ cộng sản Hà Nội : Chừng nào mà chúng chưa tự trói mình quỳ gối cúi xin dân tộc tha thứ cho những tội ác tày trời của chúng. Ngày nào mà nhân phẩm người phụ nữ còn bị chà đạp, hàng trăm ngàn cô gái còn bị bán khắp thế giới làm nô lệ tình dục. Chừng nào mà hàng triệu trẻ em nghèo còn thất học và vẫn lang thang khắp đầu đường xó chợ. Chừng nào mà thanh niên, sinh viên, học sinh Việt Nam còn nghiện ngập sa đọa trong những vũng lầy ăn chơi, nguồn nhân lực Việt Nam bị lụn bại cạn kiệt từ đó. Ngày nào mà người công nhân Việt Nam còn bị bọn chủ ngoại quốc hành hạ, bóc lột thậm tệ xúc phạm danh dự, thân thể và nhân phẩm. Chừng nào mà những nghĩa trang của những tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn bị san bằng và hủy diệt, những người chiến sĩ thương phế Việt Nam Cộng Hòa còn bị chà đạp nhân phẩm và bị bỏ rơi ngoài lề xã hội. Ngày nào mà người dân Việt Nam không được hoàn toàn tự do bày tỏ chính kiến khác biệt, niềm tin tôn giáo, tín đồ và những nhà lãnh đạo tôn giáo còn bị bách hại, giam cầm. Ngày nào mà chúng vẫn không chịu ngừng cướp đoạt, bỏ túi đồng tiền đẫm đầy mồ hôi và nước mắt của đồng bào, xúm nhau ăn chơi vô luân và gởi ngân hàng nước ngoài hàng chục tỷ mỹ kim. Và trên tất cả, chừng nào mà dân tộc Việt Nam vẫn chưa được cho sống như con người đúng nghĩa với những quyền lợi căn bản. Thì ngày ấy cộng sản Hà Nội đừng có ảo tưởng mơ mộng cái gọi là hòa hợp hòa giải. Chúng chỉ có hai chọn lựa. Thứ nhất, tự nguyện trao trả đất nước lại cho dân tộc để có thể được cứu xét tha thứ, nên nhớ là tha thứ chứ không phải hòa hợp hòa giải. Thứ hai, dọn mình chờ ngày toàn dân đứng lên lật đổ chúng, lúc đó, xin được báo trước và cảnh cáo cho chúng biết, đến sắt thép cũng phải nát tan thành tro bụi dưới cơn thịnh nộ của trời đất và con người). Với sự trợ giúp của các nước Đồng Minh, trong đó phần đóng góp chính yếu đến từ Hoa Kỳ từ sau năm 1954, QLVNCH đã dần lớn mạnh, không những đủ khả năng chận đứng đà xâm lăng cuồng bạo của binh đội cộng sản Bắc Việt, mà còn đánh cho bọn chúng tan tành thành từng mảnh vụn trong những chiến thắng lừng danh thế giới như Mậu Thân 1968, chiến dịch hành quân sang Kampuchea đập nát những hang ổ kho tàng tiếp liệu cộng quân năm 1970. Trong cuộc hành quân sang Hạ Lào, chiến dịch Lam Sơn 719, mặc dù bị báo chí và truyền thông Hoa Kỳ cũng như nằm vùng cộng sản tiết lộ bí mật, QLVNCH ngay từ đầu đã ở trong thế hạ phong nhưng vẫn đánh thiệt hại rất nặng lực lượng cộng quân. Chiến thắng lừng lẫy nhất mà đã làm cho toàn thế giới phải cúi đầu ngưỡng phục, kể cả giới truyền thông báo chí phản chiến và thân cộng cũng phải xấu hổ gục đầu công nhận tính chất xâm lược rõ ràng của cộng sản Hà Nội và tinh thần chiến đấu dũng mãnh 19/22

của QLVNCH. Đó là cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. QLVNCH đã để lại trong lịch sử Việt Nam trang sử chiến đấu chói lọi nhất, thiêu cháy huyền thoại Điện Biên Phủ Võ Nguyên Giáp. Sau cơn thảm bại mùa hè 1972 nhục nhã, Giáp bị cách chức. QLVNCH chiến đấu trong nỗi cô đơn cay cực mà chưa từng có một đội quân nào trên thế giới đã trải qua hoàn cảnh ngặt nghèo tương tự. Vừa phải đổ máu xương ngăn chống cộng sản ở phía trước mặt mà còn phải hứng chịu những vết đâm lút sâu của những thế lực bạn bè từ phía sau lưng. Người lính Việt Nam Cộng Hòa bị trói tay không cho đánh, mặc dù chỉ chiến đấu để tự vệ và bảo vệ làng xóm của các anh. Chính họ đã hy sinh mạng sống để cho dân tộc được sống và được hạnh phúc. Sự dàn xếp của những thế lực cộng sản quốc tế và tư bản đã đưa đến ngày tang thương 30.4.1975, QLVNCH một lần nữa bị buộc phải hoàn toàn buông súng. Bọn cộng sản tiểu nhân đắc chí ngổ ngáo tiến vào chiếm lấy Việt Nam Cộng Hòa, ngông nghênh tuyên bố đại thắng, thực hiện sách lược sĩ nhục lăng mạ và đày ải những người chiến binh QLVNCH và vợ con gia đình của họ. Nhưng thật sự có phải cộng sản Bắc Việt đã chiến thắng hay không ? Sau hơn một phần tư thế kỷ kể từ ngày 30.4.1975, giờ đây mọi góc cạnh của sự thật đã được phơi bày dưới ánh sáng của mặt trời. Chúng ta khẳng định mạnh mẽ QLVNCH không hề thua và cộng sản không hề thắng trong trận chiến đấu cuối cùng ngày 30.4.1975. Sự thắng thua chỉ được phân định khi hai lực lượng cùng đối mặt chiến đấu giữa hai chiến tuyến. Hai võ sĩ so găng trên võ đài, một võ sĩ bị trói tay chân và với sự đồng tình của ban trọng tài đã bị võ sĩ kia đánh đập rồi tự đưa tay tuyên bố chiến thắng và tha hồ lăng mạ sĩ nhục đối phương. Cuộc thắng thua còn chưa được phân định khi viên đạn cuối cùng còn chưa được bắn ra khỏi nòng súng. Giờ đây, sau gần ba mươi năm chứng kiến những tội ác ghê tởm hãi hùng của cộng sản Hà Nội bủa lên đầu chính dân tộc của chúng, công luận thế giới đã khẳng định chế độ cộng sản là một cái quái thai kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại và cần phải hủy diệt nó. Ngọn gió đã đổi chiều thuận lợi cho QLVNCH. Cuối cùng thì những giá trị nhân bản thực sự của người lính Việt Nam Cộng Hòa đã được thế giới thừa nhận và tôn vinh. Những nắm xương khô đang mục rã theo với thời gian nghiệt ngã của 250 ngàn tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nằm câm nín u uất dưới những nghĩa trang hoang phế điêu tàn, hay ở những chống rừng sâu núi thẳm, cùng với nửa triệu chiến sĩ thương phế mà phần lớn còn sống lây lất và khắc khoải bên kia bờ Thái Bình Dương, tất cả những người anh hùng vĩ đại đó giờ đây đã được tôn vinh. Điều mà những người còn sống, những người còn lành lặn thân xác phải làm là sẽ cùng nhau tìm cách cắm lên bia mộ các anh những nén hương của lòng tri ân với những giọt nước mắt tiếc thương, cùng nhau gởi về cho các anh thương binh, cựu binh chút lòng của những người đồng đội mà ngày xưa từng kiêu hãnh đứng chung dưới lá Quân Kỳ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, để các anh còn tiếp tục nuôi dưỡng một niềm tin. Rồi sẽ có một ngày, cơn thịnh nộ của đất trời và của toàn dân tộc Việt Nam sẽ như con sóng thần biển Đông cuốn xô đi những tàn tích của cái ác. Chúng ta cũng nghiêng mình trước Bức Tường Đá Đen ở Washington D.C, tri ân hơn 58,000 chiến sĩ Hoa Kỳ trận vong, những người bạn hào hiệp đã từng sát cánh chia sẽ nỗi cơ cực và chết chóc của chiến tranh với người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vì nền tự do của đất nước Việt Nam Cộng Hòa. Chúng ta tri ân và vinh danh 300,000 chiến binh thương phế Hoa Kỳ đã bỏ lại một phần thân thể của các anh trên một đất nước thật quá xa xôi để trở về nhận chịu sự thờ ơ lãnh đạm của chính người dân Mỹ, cùng mang mển những chứng bệnh tinh thần trầm kha. Giờ đây thì anh linh của tất cả những người lính trận vong Hoa Kỳ và Việt Nam đã có thể đi về phía cõi vĩnh hằng với lòng thanh thản, những chiến sĩ thương binh Hoa Kỳ và Việt Nam đã có thể thể ngẩng cao đầu cười nửa miệng trên những đống gạch đổ nát ngổn ngang của bức tường thành Bá Linh và những mảnh vụn của cái quái thai chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu. Chính là các anh, Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Người Lính Quân Lực Hoa Kỳ đã là nỗ lực chánh hủy diệt cái ác mệnh danh là chủ nghĩa cộng sản đó. Chúng ta có thể xác quyết một điều là, ngày nào mà người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn tập họp, đoàn kết đứng chung dưới lá Quốc Kỳ và Quân Kỳ Việt Nam Cộng Hòa, thì ngày đó cộng sản Hà Nội còn rất run sợ, ngày ăn không thấy ngon, đêm ngủ không được yên. Chúng phải hiểu 20/22

một điều đơn giản nhưng rất thật là, cho dù chúng có nặn cái bộ óc “trí tuệ” của loài vượn đến thế nào để cho ra bao nhiêu cái nghị quyết nhắm vào người Việt hải ngoại và Tập Thể người lính QLVNCH, thì cũng sẽ hoàn toàn không ăn được cái giải gì, giống như những cú đánh mất hút vào cõi hư vô. Chúng chỉ may mắn gọi là “thắng” được chúng ta ngày 30.4.1975, khi chúng ta bị buộc phải buông súng mà thôi. Ba mươi năm trước, cộng sản Hà Nội cậy có súng AK để đánh đập, hạ nhục, giết chóc những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không còn vũ khí trong những trại tù khắc nghiệt và dã man của chúng. Ngày nay, ba mươi năm sau, tuy rằng trong tay người lính chúng ta không còn cây súng M16, nhưng chúng ta có rất nhiều sức mạnh khác mà cộng sản Hà Nội hằng run sợ : Thứ nhất, sự phẫn nộ của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hàng trăm ngàn người lính đã ra được đến bến bờ tự do, dù họ không còn vũ khí, nhưng mỗi trái tim bất khuất và lòng kiêu hãnh của các anh chính là thứ vũ khí sắc bén nhất và hữu hiệu nhất, những trái tim đó đã kết nên thành một bức tường cứng rắn. Ba mươi năm nay, cộng sản đã hằng bắn phá vào bức tường ấy, chỉ để thấy rằng chúng đã một lần nữa chiến bại. Tập Thể Người Lính Việt Nam Cộng Hòa vẫn luôn là lực lượng duy nhất đối kháng và ngăn chống cực lực mọi cuộc tấn công của cộng sản, dù là bằng bất cứ hình thức nào. Thứ hai, cuộc chiến đấu bằng cây viết của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cộng sản từng tuyên án : “Một nhà văn “ngụy” bằng mười sư đoàn tác chiến”. Ngày nay, cây viết của những người lính, và của giới truyền thông báo chí người Việt quốc gia ở hải ngoại, đã trở thành cây súng M16 bắn những giọt mực ngạo nghễ và thách thức vào mặt cộng sản Hà Nội. Những ngòi bút xé toang bức màn đen tối của giả dối và tàn bạo để đưa ra trước công luận thế giới và lịch sử sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược của cộng sản quốc tế lên Miền Nam và cuộc chiến đấu bảo quốc kiệt liệt của quân dân Miền Nam. Thứ ba, chiến thắng vẻ vang chấn động cả thế giới của người Việt hải ngoại qua sự kiện vừa kỳ lạ lẫn kỳ diệu : Lá Quốc Kỳ Vàng Đại Nghĩa Ba Sọc Đỏ hiện nay đã phất phới, ngạo nghễ tung bay ở 4 tiểu bang, 3 quận hạt, 55 thành phố và trong nhiều trường đại học khắp nước Mỹ. Những Tượng Đài Việt-Mỹ, Việt-Úc đã trỗi dậy ngạo nghễ ở California, Texas và Úc châu. Đó há chẳng phải là một dấu hiệu, một sự thừa nhận chân thành của người Mỹ, người Úc, rằng chỉ có Lá Cờ Vàng Việt Nam mới là biểu tượng chính khí của dân tộc Việt Nam, là biểu trưng của cuộc chiến đấu quật cường của một dân tộc nhỏ bé chỉ có gần 18 triệu người mà đã anh dũng ngăn chống một đại khối cộng sản quốc tế với dân số hơn 1 tỉ người. Không chỉ ở Hoa Kỳ, mà gần như trên toàn thế giới, Lá Quốc Kỳ Vàng Ba Sọc Đỏ của Việt Nam Cộng Hòa vẫn hằng năm tung bay trên cột cờ thị chính của những thành phố lớn trong ngày 30.4. Đó há chẳng phải là sự ghê tởm và chối bỏ chủ thuyết cộng sản và lá cờ máu tanh hôi của bè bọn cộng sản Hà Nội của lương tâm thế giới hay sao. Ngày Quân Lực 19.6 năm nay có nhiều ý nghĩa quan trọng. Nó đánh dấu sự bắt đầu hồi sinh của QLVNCH và của niềm tin chính nghĩa quốc qua cuộc đọ sức gay go giữa cái Thiện và cái Ác. Ngày tàn của bọn cộng sản Hà Nội không còn bao xa nữa. Bên trong cái vỏ bọc hào nhoáng phù du hiện tại mà bọn cộng sản tô vẽ ở quê nhà, chỉ là một cái ruột rỗng tuếch mục nát chờ giờ sụp đổ. Với sự tập họp của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được thể hiện qua sự đoàn kết cao độ, kết hợp với những phong trào đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm người và quyền tự do tín ngưỡng ngày càng sôi sục ở quốc ngoại và quốc nội, dân tộc Việt Nam có quyền hy vọng sẽ có nhiều chiến thắng khác liên tục và lừng lẫy hơn, để cuối cùng lật đổ được bạo quyền Hà Nội. Anh linh của tiền nhân, của những vị thần tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn, Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Văn Long, các Trung Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng, sĩ quan và các chiến sĩ Vị Quốc Vong Thân xin hãy hiển linh thương xót phù trì cho dân tộc Việt Nam và QLVNCH có được nhiều sức mạnh đứng lên lật đổ bạo quyền cộng sản, đem ánh sáng công chính và hạnh phúc trở lại trên khắp mọi miền đất nước, ném bọn chúng vào tận cõi sâu thẳm tối tăm nhất và đời đời của địa ngục. Phạm Phong Dinh 21/22

__._,_.___

22/22

Related Documents

Cau Hoi Kiem Tra
November 2019 28
Tra Loi
October 2019 19
Cau Hoi
November 2019 23
Cau Hoi
June 2020 13