Tl Shcd

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tl Shcd as PDF for free.

More details

  • Words: 35,916
  • Pages: 28
BUOI1: Học tập các chuyên đề “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí, quan liêu”, học tập tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. A. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm Ngày cập nhật: 25-06-2008 Trong các bài nói, bài viết của mình, Hồ Chí Minh đã đề cập nhiều đến tiết kiệm và thực hành tiết kiệm. Người đã luận giải kỹ các nội dung về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm. 1. Tiết kiệm là gì ? - Theo Hồ Chí Minh, tiết kiệm “là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. - Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. - Tiết kiệm là tích cực. “Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực” (1). 2. Vì sao phải tiết kiệm ? - Để phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc. - Để tăng thêm tiền vốn xây dựng đất nước. Điều này càng quan trọng khi nước ta là nước dân chủ nhân dân, không thể tích lũy vốn theo kiểu thực dân, đế quốc bằng cách cướp bóc thuộc địa, bóc lột công nhân, nông dân, vay nợ nước ngoài... - Để nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, hậu quả của 80 năm đô hộ, vơ vét của đế quốc Pháp rồi đến phát xít Nhật. 3. Nội dung của tiết kiệm - Tiết kiệm sức lao động. Tức là phải tổ chức sắp xếp cho khéo, phải nâng cao năng suất lao động, “1 người làm bằng 2, 3 người”. - Tiết kiệm thời giờ. Bác nói: “Thời giờ tức là tiền bạc”; “Một tấc bóng là một thước vàng”. “Ai đưa vàng bạc vứt đi, là người điên rồ. Thì ai đưa thời giờ vứt đi, là người ngu dại” (2). Tiết kiệm thời giờ của mình và tiết kiệm thời giờ của người khác. - Tiết kiệm tiền của. Phải tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân và của chính mình. Việc này liên quan tới tiết kiệm sức người, tiết kiệm thời giờ. 4. Ai cần phải tiết kiệm ? - Tất cả mọi người đều phải tiết kiệm. Trước hết là các cơ quan, bộ đội, các xí nghiệp. - Nội dung tiết kiệm phải cụ thể, thiết thực ngay trong vị trí công tác của mình. Bộ đội, chiến sĩ thì tiết kiệm đạn, quân nhu, chiến lợi phẩm...; cán bộ cơ quan hành chính thì tiết kiệm thời gian, giấy, mực...; cán bộ tư pháp tiết kiệm thời giờ cho dân khi triển khai nhanh công việc... Tấm gương mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực hành tiết kiệm Ngày cập nhật: 30-06-2008 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực thực hành tiết kiệm trong đời sống cá nhân - Ra đi tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay lao động, anh Ba, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh đã tranh thủ thời gian để đi được nhiều nơi, học tập được nhiều điều, tìm con đường cứu nước. Người đã làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động cách mạng. Tiền tiết kiệm được Người dùng cho hoạt động của tổ chức, của đoàn thể. - Khi trở thành người đứng đầu Đảng và Nhà nước, dù trong chiến tranh ở chiến khu hay trong hòa bình tại thủ đô Hà Nội, Người vẫn sống giản dị, tiết kiệm như một lẽ tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày. 2.Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn tiết kiệm tiền của, thời gian của cán bộ, nhân dân - Cả cuộc đời Bác sống giản dị, tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân. Đã có biết bao câu chuyện cảm động về tấm gương mẫu mực đó, từ những việc nhỏ như sử dụng chiếc phong bì vài lần, đi đôi dép lốp đã cũ, mặc chiếc áo đã sờn cổ..., đến chiếc ô tô, ngôi nhà sàn... - Để tiết kiệm thời gian của cán bộ, nhân dân, Người chủ động đến dự lớp học, thăm cán bộ, nhân dân, chiến sĩ. Những câu chuyện cảm động, như Bác đội mưa đến dự Hội nghị đúng giờ để nhiều người không phải chờ đợi; Bác chủ động đến chúc Tết cán bộ Hà Nội khi đoàn đang chuẩn bị lên chúc Tết Bác, nhưng chưa đi được vì gặp cơn mưa bất chợt... 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hành tiết kiệm - Bác viết nhiều tài liệu để giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hành tiết kiệm. Người kêu gọi, trong mọi hoạt động, trong mọi lĩnh vực và mỗi người đều phải tiết kiệm. - Người đặc biệt yêu cầu phải triệt để tiết kiệm của công, của dân, của nước, vì đó là mồ hôi của dân, xương máu của bộ đội, chiến sĩ... - Người yêu cầu phải tiết kiệm thời gian, giảm họp hành, tổ chức họp phải đúng giờ. Những câu chuyện kể về lời nhắc của Bác với một vị tướng chủ trì hội nghị đến chậm 5 phút, phải “nhân 5 phút đến chậm đó với 500 người chờ đợi”. 4. Tiết kiệm để xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân - Hồ Chí Minh kêu gọi mọi người tiết kiệm để xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người nói, tiết kiệm là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. - Về phần mình, Người tiết kiệm để dành cho nhân dân. Người gương mẫu, mỗi tuần nhịn ăn 1 bữa để dành gạo cho dân đang đói; dùng tiền

tiết kiệm được của riêng mình để tặng bộ đội. Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, Bác đã yêu cầu thư ký rút tiền tiết kiệm của Bác (trị giá 60 cây vàng) để mua nước ngọt gửi cho bộ đội trực chiến trên các chiến trường miền Bắc. - Hồ Chí Minh không muốn vì mình mà nhân dân lãng phí tiền bạc, thời gian. Trước lúc vĩnh biệt chúng ta, người dặn: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân” (1). - Tấm gương đạo đức sống trong sạch, tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được báo chí nước ngoài nhiều lần nhắc đến. Nhà báo Mỹ Đavít Hanbơcstơn viết: Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này - hơi giống Găngdi, hơi giống Lênin, hoàn toàn Việt Nam... Ông là người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị, luôn luôn mặc quần áo giản dị nhất, một phong cách mà phương Tây coi là “thiếu nghi thức quyền lực”, “không theo thời trang”... cho đến ngày họ nhận thấy chính cái tính giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông...”. B.Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, quan liêu Hồ Chí Minh đề xuất phong trào “3 xây, 3 chống”, viết nhiều sách về chống tham ô, lãng phí, quan liêu, trong đó Người nêu rõ khái niệm và các biểu hiện của chúng. 1. Tham ô - Tham ô, theo cách nói của Hồ Chí Minh, “là trộm cướp, là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội”. + Đối với cán bộ, tham ô là “Ăn cắp của công làm của tư. Đục khoét của nhân dân. Ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình...” (1). + Đối với nhân dân, tham ô là ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế. - Nguyên nhân chủ quan của người tham ô là: + Thiếu lương tâm. “Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”” (2). + Kém lòng trách nhiệm. Đứng núi này trông núi nọ, làm việc chậm chạp, không hoàn thành nhiệm vụ là “ăn cắp giờ của Chính phủ, của nhân dân”. 2. Lãng phí Theo Hồ Chủ tịch, lãng phí có các nội dung sau: - Lãng phí sức lao động: việc gì ít người làm cũng được mà vẫn dùng nhiều người. Do tính toán không cẩn thận, điều động hàng trăm người đến công trường nhưng chưa có việc làm hay là người nhiều việc ít. Bố trí nhân sự không đúng, “người quản lý quá nhiều, người trực tiếp sản xuất ít”... - Lãng phí thì giờ: việc gì có thể làm trong một ngày một buổi cũng kéo dài đến mấy ngày. - Lãng phí tiền của của Nhà nước, cơ quan và bản thân mình. Cụ thể là: + “Ăn tiêu xa xỉ, liên hoan, sắm sửa lu bù, xài tiền như nước”, sử dụng vật liệu một cách phí phạm. Trong hoạt động của mình làm cản trở cho sản xuất. Ví dụ, như ngân hàng không khéo sử dụng tiền bạc, để tiền bạc ứ đọng lại, không bổ ích cho việc tăng gia sản xuất; cơ quan kinh tế làm kế hoạch không thiết thực, không sát với hoàn cảnh, để Chính phủ phải lỗ vốn. “Làm một cái nhà không hợp thức, làm xong rồi phải phá đi làm lại”. + Lãng phí là tiêu xài không hợp lý. Bộ đội không biết quý trọng, giữ gìn quân trang, quân dụng. Nhân dân bỏ hoang ruộng đất, đốt vàng mã, bán trâu, cầm ruộng để đám cưới, đám ma. - Lãng phí là mắc phải bệnh “Phô trương hình thức” gây tốn kém không cần thiết. - Lãng phí có khi còn hại nhiều hơn tham ô, vì “lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”. 3. Bệnh quan liêu: Quan liêu theo chủ tịch Hồ Chí Minh là “xa rời thực tế, xa rời quần chúng nhân dân, xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng”. Bệnh quan liêu là nguy cơ của Đảng cầm quyền, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác nhau.Đối với cán bộ, đảng viên, công chức, bệnh quan liêu thể hiện qua 3 mối quan hệ sau: - Đối với người: “chỉ biết dùng mệnh lệnh, không biết giải thích, tuyên truyền, không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng”. Không biết làm cho dân chúng tự giác và tự động. - Đối với công việc: Chỉ trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề. “Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn” (1). - Đối với mình: + Là chậm chạp, làm cho qua chuyện. Chỉ biết lo cho mình, không quan tâm đến nhân dân, đến đồng chí. + Nói một đường, làm một nẻo. Tham ô, hủ hóa + Trước mặt dân chúng thì lên mặt “quan cách mạng”. Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng” còn thực tế thì “chỉ biết ăn sang, mặc diện; chẳng những không lo phụng sự nhân dân, mà còn muốn nhân dân phụng sự mình”. + Làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ. - Hậu quả của bệnh quan liêu: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “bệnh quan liêu, mệnh lệnh chỉ đưa đến một kết quả là hỏng việc”; “thành

thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ lãng phí” (2). - Nguyên nhân của bệnh quan liêu: do “xa nhân dân; khinh nhân dân; sợ nhân dân; không tin cậy nhân dân; không hiểu biết nhân dân; không yêu thương nhân dân”. 4. Tác hại của tham ô, lãng phí, quan liêu a) Tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ. Theo Hồ Chí Minh, đây là “kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta”. Tham ô, lãng phí, quan liêu là “bạn đồng minh của thực dân và phong kiến. vì nó làm chậm trễ công cuộc kháng chiến và kiến quốc của ta. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta” (1). Tham ô, lãng phí, quan liêu là tội ác. Bác viết: “Chiến sĩ thì hy sinh xương máu, đồng bào thì hy sinh mồ hôi nước mắt để đóng góp. Mà những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và của nhân dân. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám” (2). b) Tham ô, lãng phí, quan liêu làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà; hại đến công việc cải thiện đời sống nhân dân; hại đến đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. c) Muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu. Theo Hồ Chí Minh, bệnh quan liêu ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí, nuôi dưỡng cho tham ô, lãng phí nảy nở. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu. 5. Ý nghĩa của chống tham ô, lãng phí, quan liêu a) Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng - Tham ô, lãng phí, quan liêu là nọc độc xấu xa của chế độ cũ. Muốn xây dựng một xã hội mới phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ. - Chống tham ô, lãng phí, quan liêu để xây dựng đội ngũ, giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ ta tiến bộ. Hồ Chí Minh phân tích, có những người trong lúc đấu tranh thì trung thành, hăng hái, không sợ nguy hiểm, không sợ cực khổ, không sợ quân địch, nghĩa là có công với cách mạng. Song đến khi có ít nhiều quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, không tự giác, mà biến thành người có tội với cách mạng. “Chúng ta phải cứu vãn họ, giúp họ khôi phục đạo đức cách mạng”, “giáo dục họ, đưa họ vào con đường cách mạng”. - Theo Bác, chúng ta làm cách mạng là để tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến, xây dựng dân chủ mới. Đó là một xã hội tự do, bình đẳng, một xã hội cần, kiệm, liêm, chính. Cho nên phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ, phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu. b) Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ - Tất cả mọi người, từ bộ đội đến đồng bào ủng hộ Chính phủ, đoàn thể để kháng chiến kiến quốc là một hình thức dân chủ tập trung. Không ai có thể lợi dụng quyền lực, vị trí công tác để tham ô, lãng phí của công, quan liêu, hách dịch với người khác. - Cán bộ được giao quyền điều khiển bộ đội, chăm nom chiến sĩ... Đồng thời chiến sĩ và đồng bào có quyền đòi hỏi cán bộ phải làm tròn nhiệm vụ, có quyền chỉ trích những cán bộ nào không làm tròn nhiệm vụ đó. Vì vậy, chống tham ô, lãng phí, quan liêu là để xây dựng tổ chức, đoàn thể vững mạnh. - Dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng. “Cho nên phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công” (1). - Phải thực hành dân chủ để động viên được quần chúng tham gia và nhiệm vụ của quần chúng là phải hăng hái tham gia phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu. “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng”. Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình” (2). Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng. c) Chống tham ô, lãng phí, quan liêu sẽ giúp chúng ta hoàn thành đầy đủ kế hoạch - Thắng lợi trong cuộc chiến chống tham ô, lãng phí, quan liêu sẽ giúp chúng ta đoàn kết hơn nữa, nâng cao năng suất hơn nữa. - Giúp cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, ý thức bảo vệ của công, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, để nâng cao đời sống của nhân dân. - Giúp cán bộ cải tạo tư tưởng, nâng cao giác ngộ, thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật thà phụng sự bộ đội và nhân dân.- Giúp chính quyền ta thành một chính quyền trong sạch, vững mạnh xứng đáng với lòng tin tưởng và sự hy sinh của chiến sĩ và đồng bào. Những biện pháp chống tham ô, lãng phí, quan liêu Ngày cập nhật: 01-08-2008 1. Hồ Chí Minh yêu cầu trước hết phải tạo nhận thức chung và quyết tâm chống tham ô, lãng phí, quan liêu; coi chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận - Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị. Cũng như ở các mặt trận khác, muốn thắng ở mặt trận này, phải có chuẩn bị, kế hoạch, tổ chức, phải có lãnh đạo và trung kiên. - Đây là cuộc cách mạng nội bộ, một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ tham ô, lãng phí, quan liêu.

- Phải kết hợp giữa xây và chống. Có thể ví xây và chống như hai bánh xe vững chắc. Chống triệt để bảo đảm cho công việc xây thành công. Xây phát triển mạnh mẽ thì đối tượng chống sẽ được xóa bỏ tận gốc. - Phải đồng tâm nhất trí, mạnh bạo xung phong, huy động được sự tham gia của nhân dân. + Nhân dân và báo chí rất quan trọng. Báo chí phải nêu những việc kiểu mẫu, đăng những lời phê bình của quần chúng; làm cho mọi người thấy rõ tham ô, lãng phí, quan liêu là tội ác. Và những ai, những cơ quan nào được nhân dân và báo chí phê bình, thì thật thà tự phê bình trước nhân dân trên báo chí. + Các ban Thanh tra phải chú ý kiểm tra chống lãng phí, tham ô, chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Làm nghiêm chỉnh, kịp thời trong công tác xét các vụ khiếu nại, tố giác. - Phải làm thường xuyên nhiệm vụ chống tham ô, lãng phí, quan liêu. - Phải công khai, dân chủ, minh bạch. Trong kiểm thảo thực hiện nguyên tắc: + Cán bộ, đảng viên ở địa vị càng cao thì càng phải giữ đúng kỷ luật của Đảng, càng phải làm gương dân chủ, mạnh dạn, thật thà tự kiểm thảo. + Thật thà báo cáo tình hình của đơn vị mình cho mọi người trong toàn đơn vị, toàn ngành biết rõ. + Phải kiên quyết “nhổ cỏ”. Nắm vững trọng điểm, làm từng bước, từ cấp trên đến cấp dưới, từ bộ phận chính đến bộ phận phụ. + Trong phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu, giáo dục là chính, trừng phạt là phụ. + Có khen thưởng, có kỷ luật - thưởng phạt nghiêm minh (cả người ngăn cản, đe dọa những người kiểm thảo mình; người thấy tội không nêu ra cũng có tội). + Coi trọng tự phê bình và phê bình, chống thói “cả vú lấp miệng em”, ngăn cản quần chúng phê bình. + Nhận thức đúng chi bộ là một tổ chức lãnh đạo chính trị, chứ không phải là một tổ chức hành chính. 2. Giải pháp chống bệnh quan liêu Theo Hồ Chí Minh, có một nguyên tắc là “Theo đúng đường lối nhân dân” và thực hiện 6 điều là: - Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết. - Liên hệ chặt chẽ với nhân dân. - Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ. - Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, và hoan nghênh nhân dân phê bình mình. - Sẵn sàng học hỏi nhân dân. - Tự mình làm gương mẫu cần, kiệm, liêm, chính để nhân dân noi theo. 3. Các bước tiến hành chống tham ô, lãng phí, quan liêu trong một cơ quan, đơn vị Hồ Chí Minh yêu cầu chống tham ô, lãng phí, quan liêu phải được tiến hành trước hết và trực tiếp ở cơ sở, cơ quan, đơn vị. Trong tác phẩm Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu, Hồ Chí Minh nêu cách thức tổ chức như sau: Bước đầu: là đánh thông tư tưởng Nhiệm vụ của bước này là tổ chức họp cơ quan, đơn vị (khai hội) để giải thích cho mọi người hiểu: - Tham ô, lãng phí, quan liêu có hại cho dân, cho nước như thế nào? Vì sao phải chống những nạn ấy? - Khắc phục những ý nghĩ sai lầm, như: Tham ô là có tội, song “lãng phí chỉ là một khuyết điểm”; “những người có công với cách mạng, thì tham ô, lãng phí chút đỉnh, cũng nên tha thứ cho họ”; nước ta nghèo, “không có gì mà tiết kiệm”; “cơ quan ta không có gì mà lãng phí”; “không phải cơ quan kinh tế tài chính thì không có gì mà tham ô, lãng phí”. - Để giải quyết những lo ngại không đúng, như: “Một sự nhịn, chín sự lành”, “Kiểm thảo lẫn nhau làm gì”, “Tự nhận sai lầm của mình sợ mất thể diện, mất uy tín, sợ bị phạt, .v.v.”; “chỉ trích lỗi của người khác sẽ mất đoàn kết”; “Ai tham ô, lãng phí mặc ai, mình không tham ô, lãng phí thì thôi”; “nói thật mất lòng, sẽ bị bầu bạn ghét, bị cấp trên trù...”. Bước thứ hai: Chia từng tiểu tổ để nghiên cứu những tài liệu và kiểm thảo: - Nghiên cứu tài liệu: + Những lời dạy của Lênin, Xtalin... nói về tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. + Tài liệu của Đảng lao động, chính sách của Đảng và của Chính phủ. + Các tài liệu nói về cần, kiệm, liêm, chính, sửa đổi lề lối làm việc. - Kiểm thảo + Vừa nghiên cứu tài liệu, vừa thật thà tự kiểm thảo và giúp nhau kiểm thảo. + Mở rộng dân chủ phê bình trong cơ quan và ngoài quần chúng, từ trên xuống và từ dưới lên. Bác viết “Tự kiểm thảo và kiểm thảo người khác phải thật thà, phải dựa vào sự thực, phải đào tận gốc rễ những khuyết điểm. Không nên thoa vẽ, che giấu. Không nên “ít thít ra nhiều”, càng không nên nói việc nhỏ bỏ việc lớn, nói việc cũ quên việc mới” (*). + Vừa nêu rõ khuyết điểm, vừa phân tích tư tưởng. + Vừa chỉ trích khuyết điểm, vừa khen ngợi ưu điểm... Bước thứ ba: Đơn vị, cơ quan triển khai thực hiện: - Khen ngợi những người đã thành thật tự kiểm thảo

- Đặt chương trình chung cho đơn vị - Bầu cử ban lãnh đạo phong trào... MUC DICH: 1. Động viên toàn bộ hệ thống chính trị, tất cả cán bộ, đảng viên, công chức ở cơ sở tham gia học tập chuyên đề về “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo thống nhất cao về nhận thức ở tất cả các ngành, các cấp, trước hết là cán bộ chủ chốt ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong năm 2008 và các năm tiếp theo. 2. Gắn các nội dung thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị với những chỉ tiêu cụ thể, thiết thực; thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 3 khóa X, các giải pháp cấp bách chống lạm phát của Chính phủ. 3. Động viên, lôi cuốn các tầng lớp nhân dân tham gia, giúp đỡ, giám sát đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức trong thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. 4. Mỗi đảng viên, cán bộ, công chức và toàn thể mọi người dân quán triệt nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức Hồ Chí Minh “nói phải đi đôi với làm”, phải “nêu gương” về đạo đức. Trước hết, các đồng chí bí thư cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, cán bộ lãnh đạo phải nêu cao vai trò gương mẫu, tiên phong trong thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. 5. Mỗi cá nhân, đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cán bộ lãnh đạo các cấp phải đặt những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể. Căn cứ chỉ tiêu đó, các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. Học tập tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Bác trong thực hiện công tác luân chuyển cán bộ Ngày cập nhật: 06-06-2008 Trong bài “Sửa đổi lối làm việc” viết vào tháng 10 năm 1947 với bút danh X.Y.Z, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì ham danh vọng và địa vị, cho nên khi phụ trách một bộ phận nào, thì lôi người này, kéo người khác, ưa ai thì kéo vào, không ưa thì tẩy ra. Thế là chỉ biết có mình, chỉ biết có bộ phận mình mà quên cả Đảng. Đó là một thứ bệnh hẹp hòi, trái hẳn với nguyên tắc tập trung và thống nhất của Đảng. Cũng vì bệnh hẹp hòi đó mà cán bộ cấp trên phái đến và cán bộ địa phương không đoàn kết chặt chẽ...” (1). Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách nay gần 61 năm, nhưng có ý nghĩa thực tiễn trong việc thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ. Luân chuyển cán bộ là một chủ trương đúng đắn và quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, nhằm thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ lâu dài, tạo nên sức bật mới, bảo đảm cho sự phát triển liên tục và bền vững của toàn bộ hệ thống chính trị. Tuy nhiên, để công tác này đạt được kết quả tốt đẹp cần quán triệt trong toàn đảng, toàn dân mục đích ý nghĩa của công tác này và chuẩn bị một cách chu đáo, có tham khảo ý kiến của nơi cán bộ đang công tác, nơi sắp tiếp nhận và cả bản thân cán bộ được luân chuyển. Khi đạt được sự thống nhất cao thì sẽ vượt qua những khó khăn, lúng túng khi thực hiện. Rõ ràng, đã là đảng viên thì bất cứ ai cũng phải chấp hành sự phân công của tổ chức, đó là nguyên tắc, tuy nhiên người làm công tác tổ chức cán bộ qua tham khảo ý kiến sẽ dễ dàng nhận ra những vấn đề sau:Nơi có cán bộ đang chuẩn bị rút đi sẽ gặp khó khăn trở ngại như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến hoạt động của đơn vị ? Và có biện pháp giải quyết như đề bạt người đã quy hoạch kế thừa hay tăng cường nhân sự mới. Nơi tiếp nhận phải được giới thiệu rõ về nhân sự mới, tham khảo ý kiến có thống nhất cao, có tin tưởng về phẩm chất đạo đức, năng lực của người mới đến không? Có “tâm phục, khẩu phục” thì từng cán bộ đảng viên sẽ nhiệt tình ủng hộ nhân sự mới, hợp tác với nhân sự mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị. Bản thân đương sự được luân chuyển cũng cần nhận thức được mục đích của tổ chức khi luân chuyển mình từ nơi này đến nơi khác là để đơn vị cũ có điều kiện đổi thay, giao nhiệm vụ thử thách nhân sự mới, tạo sức bật mới. Mặt khác, nhiệm vụ mới mình được phân công là điều kiện thử thách năng lực của bản thân mình. Phải nghiêm túc tự đánh giá khả năng của mình có phù hợp và có lòng tin mình sẽ hoàn thành nhiệm vụ mới hay không? Trong đó, vấn đề thâm nhập thực tế để nhận thức một cách đầy đủ điều kiện khó khăn thuận lợi công việc mới, ở nơi mới đến và tìm cách tạo được sự đoàn kết, thống nhất ủng hộ của số đông nhân sự ở đơn vị mới. Phải hết sức thận trọng khi tiếp cận, đánh giá những người sẽ cộng tác với mình, tránh việc tạo vây cánh, bè phái và phải công khai, dân chủ và mạnh dạn khi sắp xếp phân công lại tổ chức... phải bảo đảm sự đoàn kết thống nhất như lời Bác Hồ đã từng dạy: “Cán bộ phái đến, trình độ thường cao hơn, kinh nghiệm nhiều hơn. Nhưng cán bộ địa phương lại biết rõ nhân dân, quen thuộc công việc hơn. Hai hạng cán bộ phải giúp đỡ nhau, bồi đắp nhau thì công việc mới chạy...” (2). Chúng ta tin rằng, từng đảng viên, từng tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở khi thực hiện công tác luân chuyển cán bộ nhớ được điều Bác Hồ dạy nêu trên sẽ “kết thành một khối, không phân biệt, kèn cựa. Phải cùng nhau chữa cho tiệt cái nọc bệnh hẹp hòi” (3). Phải kiên quyết dẹp bỏ tình trạng vây cánh, bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, để Đảng ta luôn trong sạch, vững mạnh, đủ sức gánh vác trọng trách nặng nề mà lịch sử dân tộc trao cho. Ngày cập nhật: 15-08-2008 I. Nội dung cơ bản của tác phẩm Sửa đổi lối làm việc là tác phẩm lý luận quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập rất bổ ích, thiết thực của cán bộ, đảng viên để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác. Nội dung cơ bản của tác phẩm tập trung vào 7 vấn đề sau: 1. Sửa đổi lối làm việc của Đảng - yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng- Trong tác phẩm, Hồ Chí Minh đặt vấn đề cần thiết phải tiến hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, tổ chức, phong cách, phương pháp công tác; xác định đó là nhiệm vụ thường xuyên, vừa lâu dài, vừa cấp bách như là một quy luật tồn tại và phát triển của Đảng cách mạng chân chính, nhất là khi Đảng đứng ra đảm nhận sứ mệnh lớn lao đối với sự phát triển của dân tộc.

- Sửa đổi lối làm việc để Đảng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. Người giải thích rõ: “Đảng ta hy sinh tranh đấu, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân, tranh lại thống nhất và độc lập. Công việc đã có kết quả vẻ vang. Nhưng nếu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn thì thành tích của Đảng còn to tát hơn nữa”. - Sửa đổi lối làm việc để đẩy mạnh công tác, hiệu quả công việc, làm cho Đảng lớn mạnh không ngừng; đồng thời, giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên khắc phục những sai lầm, khuyết điểm. Theo Hồ Chí Minh, sửa đổi lối làm việc để khắc phục ba “hạng” khuyết điểm là: + Khuyết điểm về tư tưởng, tức là bệnh chủ quan mà nguyên nhân chính là kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông, không đem lý luận thực hành trong cuộc sống. + Khuyết điểm về sự quan hệ trong Đảng với ngoài Đảng, tức là bệnh hẹp hòi, ngăn trở Đảng thống nhất và đoàn kết, phá hoại sự đoàn kết toàn dân. + Khuyết điểm về cách nói và cách viết, tức là ba hoa. - Hồ Chí Minh coi các bệnh chủ quan, ích kỷ, hẹp hòi, cá nhân, bản vị, cục bộ... mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy, ta phải ra sức ngăn ngừa, đề phòng những kẻ địch đó, phải kiên quyết chữa trị bằng hết những căn bệnh đó. Do vậy, sửa đổi lối làm việc là nhiệm vụ chung của Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên. 2. Vai trò của lý luận và tổ chức thực tiễn Trong Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của lý luận, của thực tiễn và quan hệ giữa lý luận với thực tiễn. - Theo Hồ Chí Minh, hiểu lý luận là “đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính”. Hồ Chí Minh khẳng định, lý luận có vai trò rất to lớn, nó như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế; không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi. Người yêu cầu, cán bộ, đảng viên, phải nâng cao hiểu biết cả về lý luận; “có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”... - Lý luận phải liên hệ chặt chẽ với thực tiễn. Người nói, “lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách”. Lý luận và thực hành có quan hệ qua lại: Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhìn theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung cũng như không có tên. - Đánh giá cao vai trò của lý luận và thực hành, Hồ Chí Minh đi đến kết luận: Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế; phải gắng học, học thì phải hành; phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông. Bên cạnh học lý luận, người cán bộ phải có ý thức biết tổng kết kinh nghiệm trong công tác. Phê bình và tổng kết kinh nghiệm công tác là quy luật tiến bộ trong sự nghiệp cách mạng. 3. Vấn đề bản chất và tư cách của Đảng cách mạng - Theo Hồ Chí Minh, bản chất của Đảng thể hiện ở mục tiêu, lý tưởng và lợi ích mà nó đại diện. Đối với Đảng ta, bản chất đó được Người xác định rất rõ: Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác. Cho nên Đảng phải ra sức tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và để nâng cao sinh hoạt, văn hóa, chính trị của nhân dân. Vì toàn dân được giải phóng thì tức là Đảng được giải phóng. - Hồ Chí Minh đã đưa ra 12 điều thuộc về tư cách của một Đảng chân chính cách mạng, theo đó “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan, phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Hồ Chí Minh yêu cầu, Đảng phải làm đủ cả 12 điều đó. Trong kết luận, Người viết: “Muốn cho Đảng được vững bền Mười hai điều đó chớ quên điều nào”. - Đảng phải liên hệ mật thiết với quần chúng, giữ kỷ luật nghiêm từ trên xuống dưới, thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình, không che giấu khuyết điểm của mình. Theo Hồ Chí Minh: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. 4. Vấn đề đạo đức cách mạng Trong Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh đề cập đến đạo đức cách mạng trên nhiều khía cạnh, tổng quát và toàn diện. - Trước hết, Hồ Chí Minh xác định rõ vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng đối với Đảng nói chung và với từng cán bộ, đảng viên nói riêng. Hồ Chí Minh viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Sự nghiệp cách mạng vẻ vang, cao cả, to tát, khó khăn đòi hỏi người cách mạng phải có các phẩm chất tương ứng về đạo đức và đạo đức đó phải trở thành “cái căn bản” của mỗi người. - Về nội dung, đạo đức cách mạng bao gồm năm tính tốt: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Những tính tốt này của đạo đức cách mạng mang đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc, từ đạo đức Nho giáo, được Người kế thừa, phát triển, thay đổi trật tự, vị trí. Nội dung của từng chuẩn mực đã được Hồ Chí Minh giải thích theo một tinh thần hoàn toàn mới, mang tính cách mạng. - Về đặc trưng của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh khẳng định, với năm tính tốt đó, đạo đức cách mạng khác với đạo đức cũ, nó “không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”.

5. Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh đã nêu ra một cách có hệ thống các quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ. - Người xác định rất rõ: Cán bộ là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân. “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. - Hồ Chí Minh khẳng định cán bộ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Người viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. - Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ cách mạng phải hội đủ các tiêu chuẩn: Đức và tài, phẩm chất và năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách, phương pháp công tác tốt, trong đó phẩm chất đạo đức phải là yếu tố hàng đầu, là gốc, là nền tảng. - Công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng; là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp. Thực chất công tác cán bộ là “nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”. Hồ Chí Minh chỉ ra một cách rất chi tiết, cụ thể, dễ hình dung, dễ thực hiện của công tác cán bộ, đó là: + Huấn luyện cán bộ: Rất cần thiết; huấn luyện cán bộ toàn diện, như huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, nghề nghiệp theo phương châm làm việc gì học việc ấy; huấn luyện chính trị, gồm cả thời sự và chính sách; huấn luyện văn hóa, khoa học, kỹ thuật; huấn luyện lý luận. + Dạy cán bộ và dùng cán bộ: Phải biết rõ cán bộ; cất nhắc cán bộ cho đúng; phải khéo dùng cán bộ; phải phân phối cán bộ cho đúng; phải giúp cán bộ cho đúng; phải giữ cán bộ. + Lựa chọn cán bộ: Phải căn cứ vào các tiêu chuẩn cụ thể, như lòng trung thành, hăng hái; sâu sát, gần gũi, gắn bó với nhân dân, phải hiểu dân, thương yêu dân; có gan phụ trách, giải quyết vấn đề; có ý thức tổ chức, kỷ luật. + Bồi dưỡng cán bộ: Phải làm tốt các nội dung như có chỉ đạo, tập trung; bồi dưỡng để nâng cao, thạo nghề, thạo việc; bồi dưỡng phải có kiểm tra, đánh giá; bồi dưỡng kết hợp giữa xây dựng và cải tạo, nhất là tư tưởng; sẵn sàng giúp đỡ cán bộ. + Thực hiện chính sách đối với cán bộ: Bao gồm các nội dung như hiểu biết cán bộ; khéo dùng cán bộ; cất nhắc cán bộ; thương yêu cán bộ; phê bình cán bộ. 6. Phương thức lãnh đạo của Đảng - Hồ Chí Minh sử dụng thuật ngữ “cách lãnh đạo”; từ đó đồng nghĩa với thuật ngữ “phương thức, phương pháp” lãnh đạo mà chúng ta dùng hiện nay. Người cho rằng, muốn giữ vững vai trò lãnh đạo, tập hợp quần chúng thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Đảng cầm quyền phải có cách lãnh đạo đúng, thích hợp. - Theo Hồ Chí Minh, lãnh đạo đúng nghĩa là: + Phải giải quyết mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta. + Phải tổ chức thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp thì không xong. + Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được. - Về phương thức lãnh đạo, Người lưu ý kết hợp chặt chẽ giữa các mặt: Liên hợp chính sách chung với chỉ đạo riêng; liên hợp lãnh đạo với quần chúng. - Hồ Chí Minh đã xác định rõ 5 nguyên tắc trong lãnh đạo của Đảng, về đại thể là: việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với quần chúng; tin vào quần chúng; theo trình độ giác ngộ và sự tự nguyện của quần chúng; tuyệt đối không theo đuôi quần chúng; “phải đưa chính trị vào giữa nhân gian”, việc gì cũng phải từ “dưới nhoi lên”. 7. Phương pháp tuyên truyền, vận động quần chúng - Hồ Chí Minh cho rằng, lực lượng quần chúng, của dân chúng nhiều vô cùng. “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”. “Trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, sửa đổi lối làm việc của Đảng cũng phải vì dân, dựa vào dân thì mới thành công, mới có kết quả mong muốn”. - Hồ Chí Minh khẳng định, muốn tập hợp, phát huy sức mạnh của quần chúng, vấn đề rất quan trọng là phải có cách tuyên truyền, vận động hợp lý, khoa học, nhất là nói và viết sao cho hiệu quả, làm thế nào mà “mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ao ước của quần chúng”. - Về phương pháp tuyên truyền, vận động quần chúng Hồ Chí Minh yêu cầu: Học cách nói của quần chúng; dùng lời lẽ thí dụ thiết thực, dễ hiểu; đúng đối tượng người đọc, người nghe; điều tra, nghiên cứu kỹ trước khi nói, khi viết; chưa biết rõ chớ nói, chớ viết; chuẩn bị kỹ, sắp đặt cẩn thận, kiểm tra sau khi viết, v.v. 2. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm Tác phẩm đề cập đến các vấn đề quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, tổ chức, phương thức, phương pháp lãnh đạo và công tác quần chúng của Đảng trong điều kiện kháng chiến, kiến quốc. 3. Kết cấu của tác phẩm Về hình thức, tác phẩm được chia thành 6 mục lớn, đánh số thứ tự từ I đến VI. Cụ thể: I. Phê bình và sửa chữa; II. Mấy điều kinh nghiệm; III. Tư cách và đạo đức cách mạng; IV. Vấn đề cán bộ; V. Cách lãnh đạo; VI. Chống thói ba hoa. Trong mỗi mục lớn có nhiều mục nhỏ được sắp xếp theo một trật tự chặt chẽ, bảo đảm tính liên hoàn, chỉnh thể của một tác phẩm lý luận.

BUOI2: Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước Ngày cập nhật: 18-08-2008 Ngày 6-8, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã ký ban hành Nghị quyết số 27 - NQ/T.Ư "Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển. Mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đòi hỏi phải lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức. Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội. Trí thức Việt Nam xuất thân từ nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, nhất là từ công nhân và nông dân; phần lớn trưởng thành trong xã hội mới, được hình thành từ nhiều nguồn đào tạo ở trong và ngoài nước, với nhiều thế hệ nối tiếp nhau, trong đó có bộ phận trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Ðội ngũ trí thức nước ta có tinh thần yêu nước, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc, luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng do Ðảng lãnh đạo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bằng hoạt động sáng tạo, trí thức nước ta đã có đóng góp to lớn trên tất cả các lĩnh vực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trí thức nước ta còn nhiều mặt hạn chế cần sớm được khắc phục để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. I- Thực trạng đội ngũ trí thức và công tác xây dựng đội ngũ trí thức của Ðảng và Nhà nước từ đổi mới (năm 1986) đến nay 1- Sự phát triển và đóng góp của đội ngũ trí thức Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ trí thức đã tăng nhanh về số lượng, nâng lên về chất lượng; góp phần trực tiếp cùng toàn dân đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, từng bước xóa đói, giảm nghèo, phát triển đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ðội ngũ trí thức đã đóng góp tích cực vào xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ con đường phát triển của đất nước và giải đáp những vấn đề mới phát sinh trong sự nghiệp đổi mới; trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài; sáng tạo những công trình có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, nhiều sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh; từng bước nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của đất nước, vươn lên tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới. Bộ phận trí thức tham gia công tác lãnh đạo, quản lý đã phát huy tốt vai trò và khả năng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng, trình độ quản lý của Nhà nước. Ðội ngũ trí thức trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh là lực lượng nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Nhiều trí thức trẻ thể hiện tính năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Ða số trí thức Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc; nhiều người đã về nước làm việc, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, có những đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển đất nước. 2- Công tác xây dựng đội ngũ trí thức Trong những năm đổi mới, Ðảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để đội ngũ trí thức phát triển nhanh về số lượng và nâng lên về chất lượng, phát huy vai trò trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Ðảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, đặc biệt là các nghị quyết chuyên đề về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa và văn nghệ, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài... để tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức. Nhà nước đã thực hiện các chính sách xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống đào tạo, nghiên cứu; đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa và văn nghệ; các chính sách sử dụng và tạo môi trường phát huy vai trò của trí thức; chính sách đãi ngộ, tôn vinh trí thức, lập các giải thưởng quốc gia, phong tặng các chức danh khoa học và các danh hiệu cao quý; thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài... Nhìn chung, công tác trí thức của Ðảng và Nhà nước trong những năm qua đã thể hiện coi trọng vị trí, vai trò của trí thức, bước đầu tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức và các hội của trí thức hoạt động, phát triển. 3- Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân Trước yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đội ngũ trí thức nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém. Số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước. Cơ cấu đội ngũ trí thức có những mặt bất hợp lý về ngành nghề, độ tuổi, giới tính... Trí thức tinh hoa và hiền tài còn ít, chuyên gia đầu ngành còn thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế cận hẫng hụt; chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ở khu vực và quốc tế. Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu khoa học chưa xuất phát và gắn bó mật thiết với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và đời sống. Trong khoa học tự nhiên và công nghệ, số công trình được công bố ở các tạp chí có uy tín trên thế giới, số sáng chế được đăng ký quốc tế còn quá ít. Trong khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu lý luận còn thiếu khả năng dự báo và định hướng, chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực

tiễn đổi mới đặt ra, chưa có những công trình sáng tạo lớn, nhiều công trình còn sơ lược, sao chép. Trong văn hóa, văn nghệ còn ít tác phẩm có giá trị xứng tầm với những thành tựu vẻ vang của đất nước, sự sáng tạo và hy sinh lớn lao của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật còn nhiều hạn chế. Trình độ của trí thức ở nhiều cơ quan nghiên cứu, trường đại học tụt hậu so với yêu cầu phát triển đất nước và so với một số nước tiên tiến trong khu vực, nhất là về năng lực sáng tạo, khả năng thực hành và ứng dụng, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin. Một bộ phận trí thức, kể cả người có trình độ học vấn cao, còn thiếu tự tin, e ngại, sợ bị quy kết về quan điểm, né tránh những vấn đề có liên quan đến chính trị. Một số giảm sút đạo đức nghề nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng, có biểu hiện chạy theo bằng cấp, thiếu trung thực và tinh thần hợp tác. Một số trí thức không thường xuyên học hỏi, tìm tòi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, thiếu chí khí và hoài bão. Nhiều trí thức trẻ có tâm trạng thiếu phấn khởi, chạy theo lợi ích trước mắt, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên về chuyên môn. Những hạn chế, yếu kém của đội ngũ trí thức do nhiều nguyên nhân. Nền kinh tế nước ta vẫn trong tình trạng lạc hậu, trình độ khoa học và công nghệ còn thấp; việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống chưa cao; thị trường khoa học và công nghệ, văn hóa và văn nghệ đang trong quá trình hình thành... Về khách quan, chưa có đầy đủ điều kiện để phát huy hết năng lực sáng tạo của trí thức. Một bộ phận trí thức, ở mức độ khác nhau còn chịu ảnh hưởng các mặt hạn chế của tư tưởng phong kiến, của nền kinh tế tiểu nông và cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp kéo dài, của mặt trái cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn kinh tế đang chuyển đổi. Công tác trí thức của Ðảng và Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Ðến nay vẫn chưa có chiến lược tổng thể về đội ngũ trí thức. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chưa thể hiện quan điểm lấy khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo làm "quốc sách hàng đầu", chưa gắn với các giải pháp phát huy vai trò đội ngũ trí thức trên nhiều lĩnh vực. Nhiều chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về công tác trí thức chậm đi vào cuộc sống; có nơi, có lúc thực hiện thiếu nghiêm túc. Một số chủ trương, chính sách không sát với thực tế; có chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng thiếu những chế tài đủ mạnh bảo đảm cho việc thực hiện có kết quả. Nhìn chung, các chính sách đối với trí thức còn thiếu đồng bộ, còn nặng tính hành chính và dấu ấn của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chậm đổi mới. Một số cán bộ đảng và chính quyền chưa nhận thức đúng về vai trò, vị trí của trí thức; đánh giá, sử dụng trí thức không đúng năng lực và trình độ, ngay cả với những trí thức đầu ngành, dẫn đến tâm tư nặng nề trong đội ngũ trí thức. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ chú trọng đến vốn tiền, vật chất mà chưa coi trọng nguồn nhân lực có trình độ cao. Vẫn còn hiện tượng ngại tiếp xúc, đối thoại, không thực sự lắng nghe, thậm chí quy chụp, nhất là khi trí thức phản biện những chủ trương, chính sách, những đề án, dự án do các cơ quan lãnh đạo và quản lý đưa ra. Hệ thống chính sách về trí thức còn thiếu và chưa phù hợp; tổ chức các hội của trí thức ở Trung ương và địa phương chưa đủ mạnh để tập hợp trí thức. Công tác tổ chức cán bộ, công tác quản lý, nhất là khâu đánh giá, sử dụng trí thức còn nhiều điểm không hợp lý, thiếu chính sách và cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức chuyên tâm cống hiến, phát triển và được xã hội tôn vinh bằng chính kết quả hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp; thiếu những cơ chế thích hợp để phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài. Các chủ trương, chính sách đào tạo đội ngũ trí thức chưa đồng bộ. Hệ thống giáo dục còn lạc hậu, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao. Thiếu chính sách đủ mạnh thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giải quyết những vấn đề của đất nước và tạo điều kiện để trí thức trong nước được giao lưu, hợp tác, làm việc ở các trung tâm khoa học và văn hóa lớn trên thế giới. Cơ chế và chính sách tài chính hiện hành trong các hoạt động khoa học và công nghệ, văn hóa và văn nghệ còn nhiều bất cập, gây khó khăn, dẫn đến một số trường hợp trí thức phải tìm cách đối phó, làm giảm chất lượng của các công trình sáng tạo, lãng phí thời gian, công sức, tiền của, ảnh hưởng tới uy tín và danh dự của trí thức. Những hạn chế, khuyết điểm trên là do sự yếu kém của một số cấp ủy đảng, chính quyền trong lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện công tác trí thức; sự thiếu đồng bộ của hành lang pháp lý bảo đảm môi trường dân chủ cho các hoạt động sáng tạo; những định kiến và chủ nghĩa kinh nghiệm trong một bộ phận cán bộ đã dẫn đến thái độ thiếu tin tưởng, thiếu dân chủ trong quan hệ với trí thức, thậm chí xem thường trí thức. II- Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước A- Mục tiêu Ðến năm 2020, xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, từng bước tiến lên ngang tầm với trình độ của trí thức các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Gắn bó vững chắc giữa Ðảng và Nhà nước với trí thức, giữa trí thức với Ðảng và Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông - trí. Trong những năm trước mắt, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, xây dựng cơ chế, chính sách mới nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng của đội ngũ trí thức; xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2020. B- Quan điểm chỉ đạo 1- Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Ðầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững. 2- Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm của Ðảng và Nhà nước giữ vai trò quyết định. Trí thức có vinh dự và bổn phận trước Tổ quốc và dân tộc, không ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức,

năng lực chuyên môn, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. 3- Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước. C- Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 1- Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức - Ban hành quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa và văn nghệ; bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để trí thức tự khẳng định, phát triển, cống hiến và được xã hội tôn vinh. Tăng đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau cho các lĩnh vực nói trên, đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển khoa học. - Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường thực thi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với các sản phẩm sáng tạo, nhằm bảo đảm lợi ích của trí thức khi chuyển giao phát minh, sáng kiến và khuyến khích đội ngũ trí thức gia tăng sự cống hiến. - Ban hành quy định về quyền hạn, điều kiện làm việc để phát huy năng lực và trách nhiệm của trí thức đầu ngành, các nhà khoa học và công nghệ có trình độ cao, các tổng công trình sư trong điều hành chuyên môn, nghiệp vụ. - Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và xây dựng cơ chế hoạt động, tổ chức nhiều diễn đàn để khuyến khích và bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm của trí thức khi tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Phê phán và xóa bỏ sự coi nhẹ, thành kiến và quy chụp đối với những ý kiến phản biện mang tính xây dựng. - Nhà nước đầu tư xây dựng một số khu đô thị khoa học, khu công nghệ cao, tổ hợp khoa học - sản xuất, trường đại học trọng điểm, các trung tâm văn hóa hiện đại để thúc đẩy hoạt động sáng tạo của trí thức trong và ngoài nước. - Mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa và văn nghệ. 2- Thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức - Ðổi mới công tác cán bộ của Ðảng và Nhà nước, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong việc tiến cử và sử dụng cán bộ là trí thức, khắc phục tình trạng hành chính hóa, thiếu công khai, minh bạch trong các khâu tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ quản lý. Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo điều kiện để trí thức phát triển bằng chính phẩm chất, tài năng và những kết quả cống hiến của mình cho đất nước. - Thực hiện đúng và đầy đủ chủ trương phân cấp và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ, các trường đại học trong việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo và các chức danh khoa học trên cơ sở các tiêu chuẩn của Nhà nước; trong việc sử dụng kinh phí, sử dụng trí thức đầu ngành theo nhu cầu của đơn vị, nghiên cứu ban hành quy định tuổi lao động cho phù hợp. - Rà soát các chính sách hiện có và ban hành các cơ chế, chính sách mới bảo đảm để trí thức được hưởng đầy đủ lợi ích vật chất, tinh thần tương xứng với giá trị từ kết quả lao động sáng tạo của mình. - Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách để động viên và tiếp tục sử dụng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với những trí thức có trình độ cao, năng lực và sức khỏe đã hết tuổi lao động. - Có chính sách ưu đãi cụ thể về lương, điều kiện làm việc, sinh hoạt... đối với trí thức làm việc ở vùng kinh tế, xã hội khó khăn, trí thức là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật...; đổi mới, nâng cao chất lượng xét chọn và nâng mức thưởng đối với các danh hiệu cao quý và các giải thưởng Nhà nước dành cho trí thức. - Xây dựng chính sách thu hút, tập hợp trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước tích cực tham gia hiến kế, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới... Trọng dụng, tôn vinh những trí thức có đóng góp thiết thực, hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 3- Tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức - Tiến hành cải cách giáo dục từ cơ cấu hệ thống đến chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đại học; thực hiện các biện pháp gắn đào tạo với nhu cầu của người học và nhu cầu của xã hội. Thực hiện tốt kiểm định chất lượng đào tạo, tăng cường vai trò của các tổ chức kiểm định độc lập. - Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước. - Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Gắn đào tạo đại học và sau đại học với nghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh. Xây dựng một số trường đại học ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Tạo điều kiện để các trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu của các nước phát triển đầu tư mở cơ sở đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. - Thực hiện tốt việc đưa cán bộ, học sinh, sinh viên có đạo đức và triển vọng đi đào tạo ở nước ngoài, chú trọng các chuyên ngành mà đất nước có nhu cầu bức thiết. - Trên cơ sở bảo đảm chất lượng đào tạo đại trà, xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện có hiệu quả đào tạo tài năng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức và phát triển nhân tài cho đất nước. - Có chính sách và kế hoạch cụ thể để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng trí thức trẻ, trí thức là những người đã có cống hiến trong hoạt động thực tiễn, trí thức người dân tộc thiểu số và trí thức nữ. - Áp dụng chính sách định kỳ và cơ chế bảo đảm chất lượng bồi dưỡng, đào tạo lại chuyên môn cho đội ngũ trí thức; khuyến khích trí thức thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn.

4- Ðề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hội của trí thức - Xây dựng quy chế, cơ chế thông tin giúp trí thức kịp thời nắm vững các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước và tình hình thực tiễn của đất nước và địa phương. - Tăng cường sinh hoạt tư tưởng, phát huy trách nhiệm đội ngũ trí thức trong rèn luyện, phấn đấu, bồi đắp, phát huy những phẩm chất tốt đẹp, như lòng yêu nước, tính tích cực xã hội, tính nhân văn, đạo đức, lối sống... - Tạo cơ hội để trí thức tự nguyện đi đầu trong việc truyền bá những tri thức tiến bộ trong cộng đồng, áp dụng có hiệu quả những tiến bộ đó vào sản xuất và đời sống, góp phần thiết thực nâng cao dân trí. - Có cơ chế, chính sách huy động trí thức, đặc biệt là trí thức đầu ngành, trực tiếp chăm lo và thực hiện việc đào tạo đội ngũ kế cận. - Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc về vị trí, vai trò của các hội trí thức, đặc biệt là Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật, Liên hiệp các Hội Văn học và nghệ thuật, trong việc vận động, tập hợp, đoàn kết trí thức ở trong nước và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. - Củng cố, phát triển, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam từ Trung ương đến địa phương, tạo môi trường lành mạnh để phát huy năng lực sáng tạo và nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ trí thức. - Tạo điều kiện để các hội trí thức thực hiện các dịch vụ công, tham gia cấp chứng chỉ hành nghề, giám sát hoạt động nghề nghiệp, thực hiện tự chủ về tài chính. 5- Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Ðảng đối với đội ngũ trí thức - Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng và chính quyền về vai trò, vị trí quan trọng của trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; xác định công tác trí thức là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. - Làm tốt công tác tư tưởng để toàn xã hội hiểu đúng và đề cao vai trò của trí thức; để đội ngũ trí thức nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với đất nước, dân tộc, đoàn kết phấn đấu, lao động sáng tạo, hoàn thành tốt trọng trách trong thời kỳ mới. Hình thành ý thức và tâm lý xã hội tôn trọng, tôn vinh trí thức, coi "hiền tài là nguyên khí của quốc gia", phát huy truyền thống "tôn sư trọng đạo". - Phát huy tài năng và trọng dụng những trí thức có phẩm chất tốt, có năng lực quản lý là đảng viên và không phải là đảng viên trong các cơ quan nhà nước và tổ chức sự nghiệp. - Trong quản lý và sử dụng trí thức, các cấp ủy đảng và chính quyền nghiên cứu, thực hiện các phương thức phù hợp, không áp dụng máy móc cách quản lý hành chính để phát huy cao nhất năng lực cống hiến của trí thức. - Những người đứng đầu cấp ủy đảng và chính quyền các cấp có trách nhiệm định kỳ tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, đối thoại với trí thức về những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng. - Các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra việc thể chế hóa các nhiệm vụ và giải pháp trong Nghị quyết thành các chính sách, chế độ, chế tài, quy chế cụ thể để thực hiện thắng lợi Nghị quyết. III- Tổ chức thực hiện 1- Các ban của Ðảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết tới cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân; có chương trình hành động cụ thể đưa Nghị quyết vào cuộc sống. 2- Ðảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo kịp thời thể chế hóa và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng đội ngũ trí thức từ nay đến năm 2020, đồng thời rà soát hệ thống luật pháp và các văn bản liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới phù hợp với Nghị quyết. Ðảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ, Ðảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Ðảng đoàn Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam và các bộ, ngành liên quan có chương trình hành động cụ thể, tổ chức thực hiện Nghị quyết nhằm xây dựng đội ngũ trí thức có chất lượng thuộc bộ, ngành của mình. 3- Ban Tuyên giáo Trung ương giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư làm đầu mối hướng dẫn, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, định kỳ sơ kết, báo cáo tình hình và đề xuất ý kiến bổ sung, điều chỉnh các chủ trương, giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết. T/M. Ban Chấp Hành TW Tình hình kinh tế - xã hội TPHCM 8 tháng đầu năm Duy trì tốc độ tăng trưởng, tìm cách gỡ khó vốn vay 26-08-2008 00:07:21 GMT +7 (NLĐ)- Theo báo cáo của các đơn vị tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội TPHCM 8 tháng đầu năm 2008 vào ngày 25-8, dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì được, các ngành dịch vụ, công nghiệp đều tăng khá. Tính chung 8 tháng đầu năm, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 144.308 tỉ đồng, tăng 39,2%. Còn tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 8 tháng cũng tăng 35,7%, ước đạt 15,78 tỉ USD. Tuy nhiên, chỉ số giá tháng 8 đã tăng 2,09% so với tháng 7 và tăng 19,5% so với đầu năm do giá xăng, dầu tăng. Tuy vẫn thấp hơn so với chỉ số giá tiêu dùng cả nước nhưng cao hơn mức dự báo từ đầu năm và cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, khẳng định nhiệm vụ quan trọng từ đây đến cuối năm là bình ổn giá cả. Vấn đề lãi suất của ngân hàng cũng rất được quan tâm. Ông Nguyễn Hữu Hạnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM, cho biết: “Lãi suất huy động và cho vay đều có vấn đề. Thời gian qua, để thu hút tiền gửi, các ngân hàng đã làm lệch lạc lãi suất: ngắn hạn cao hơn dài hạn. Sắp tới, lãi suất không kỳ hạn có thể không quá 5%/năm, còn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn không quá 16%/năm”. Theo ông Hạnh, trong khi một số ngân hàng đã bị âm cả 7 tháng qua do cho vay bất động sản quá lớn, tuy nhiên, nhiều ngân hàng lớn vẫn thừa tiền nhưng

không nơi nào dám hạ lãi suất huy động xuống vì sợ khách hàng “ôm” tiền qua gửi nơi khác. Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trung Tín nói: “Hiện nay các doanh nghiệp đều gặp khó khăn do thiếu vốn sản xuất. Vấn đề là ngân hàng không cho vay chứ không phải doanh nghiệp ngán lãi suất cao”. Ông Hạnh cho biết sẽ tổ chức gặp mặt giữa các ngân hàng lớn với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn về vốn vay nhưng với điều kiện Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định hạ lãi suất. Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đề nghị ông Hạnh sớm báo cáo với Thống đốc và Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho doanh nghiệp. Về việc thi công cầu Phú Mỹ làm ảnh hưởng đến tàu thuyền ra vào các cảng TPHCM, Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Phượng khẳng định việc ảnh hưởng này xảy ra từ cuối tháng 12-2008 đến hết tháng 2-2009 chứ không xảy ra ngay. Từ nay đến cuối năm sẽ nghiên cứu biện pháp tháo gỡ. Ngoài ra, nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân TP trong tình hình khó khăn hiện nay, UBND TP đã quyết định các khoản thu trong năm học mới không tăng so với năm học trước. Bộ Chính trị kết luận về tình hình lạm phát 23:26' 04/04/2008 (GMT+7) Bộ Chính trị đã thảo luận và ra Kết luận về một số vấn đề kinh tế - xã hội quý I-2008 cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Sau đây là những nội dung chính trong Kết luận nói trên. Bước vào năm 2008, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục có một số mặt thuận lợi. Tình hình chính trị - xã hội ổn định; hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập; sau một năm gia nhập WTO, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta tăng mạnh, kinh tế đang trên đà tăng trưởng với tốc độ cao. Tuy nhiên, sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ, đồng USD giảm giá, giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao, thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở một số địa phương đã tác động bất lợi, làm xuất hiện những khó khăn và biểu hiện xấu trong nền kinh tế nước ta. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ, ban cán sự đảng các bộ, ngành có nhiều giải pháp tích cực để kiểm soát tăng giá, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất phát triển, hỗ trợ đời sống nhân dân. Nhưng, đến nay lạm phát vẫn còn cao, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết. I- VỀ TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN 1- Về tình hình Trong quý I-2008, bên cạnh một số kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội đang nổi lên những vấn đề đáng lưu ý sau đây : (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy vẫn tiếp tục giữ ở mức cao nhưng đã có biểu hiện chậm lại. Đáng lưu ý, tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng thấp hơn kế hoạch và mức tăng cùng kỳ năm 2007, tháng sau thấp hơn tháng trước. Xuất khẩu tuy tiếp tục tăng nhưng đã gặp một số khó khăn và có dấu hiệu chậm lại, trong khi đó, nhập siêu tăng quá cao, cao nhất từ trước đến nay. Vốn thực hiện đầu tư toàn xã hội, kể cả vốn thực hiện FDI đều thấp hơn so cùng kỳ năm trước. Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh ở một số địa phương. (2) Lạm phát tiếp tục tăng cao, vượt xa mức dự báo. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3-2008 so với tháng 12-2007 tăng 9,19%, so với tháng 32007 tăng 19,39%. Đó là mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm gần đây và cao hơn các nước trong khu vực. Lạm phát cao đã tác động lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở các vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, người làm công ăn lương, người lao động ở các khu công nghiệp và bộ phận dân cư có thu nhập thấp. (3) Thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động. Hệ thống ngân hàng bộc lộ những yếu kém trong việc bảo đảm tính thanh khoản, huy động và cho vay; vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại thiếu, ở một số thời điểm đã để xảy ra tình trạng chạy đua lãi suất trên thị trường. Cơ cấu vốn của các ngân hàng còn chưa phù hợp, tỉ lệ sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho vay dài hạn quá lớn, khá phổ biến ở các ngân hàng thương mại cổ phần nhưng chậm được kiểm soát chặt chẽ. Thị trường chứng khoán suy giảm mặc dù Nhà nước đã có biện pháp hỗ trợ. Thị trường bất động sản tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Các công cụ can thiệp thị trường để giảm áp lực nhập siêu triển khai chậm, không đồng bộ. Thực hành tiết kiệm trong chi tiêu và đầu tư công còn kém hiệu quả. (4) Đã xuất hiện những yếu tố gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Giá cả nguyên, nhiên vật liệu, chi phí đầu vào tăng khá cao gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Nhiều dự án của các doanh nghiệp phải điều chỉnh dự toán, tạm dừng hoặc giảm tiến độ. Việc đồng đô la Mỹ giảm giá, có lúc ngân hàng hạn chế mua ngoại tệ của các đơn vị xuất khẩu, lãi suất cho vay tăng cao gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất, xuất khẩu. (5) Tình hình lạm phát và những khó khăn trong sản xuất kinh doanh tác động đến tư tưởng, tâm lý xã hội; đã xuất hiện tâm lý lo lắng về lạm phát cao quay trở lại, ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư và các doanh nghiệp về sự ổn định kinh tế vĩ mô. Nhìn tổng quát, tình hình kinh tế - xã hội quý I năm nay tuy tiếp tục đạt được những kết quả nhất định, nhưng đã có những yếu tố khó khăn vượt quá những dự báo kế hoạch, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và đồng bộ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất phát triển thì sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện mục tiêu kế hoạch năm 2008 và mục tiêu Đại hội X của Đảng đã đề ra cho cả nhiệm kỳ. 2- Về nguyên nhân (1) Nguyên nhân khách quan: Những tác động mạnh từ bên ngoài do giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới tăng cao, kinh tế Mỹ suy giảm, đồng USD tiếp tục mất giá; thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống nhân dân. (2) Nguyên nhân chủ quan: - Những yếu kém vốn có của nền kinh tế đã dồn tích từ nhiều năm nhưng chậm được xử lý, khắc phục. Cơ cấu kinh tế chậm cải thiện; công nghiệp khai thác tài nguyên và gia công vẫn chiếm tỉ trọng lớn, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển, phần lớn vật tư, nguyên liệu trung gian cho sản xuất phải nhập khẩu; giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp thấp. Tình trạng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫn còn dàn trải, không đảm bảo tiến độ, còn nhiều thất thoát, hiệu quả thấp... kéo dài, chậm được khắc phục. Quản lý tài chính, tiền tệ, thị trường, giá cả, xuất nhập khẩu chưa chặt chẽ.

- Công tác dự báo và dự kiến các biện pháp, kế hoạch ứng phó với những tác động tiêu cực của kinh tế thế giới trong điều kiện hội nhập chưa được quan tâm đúng mức; các cơ quan nghiên cứu, tham mưu của Đảng và Nhà nước phát hiện tình hình còn chậm; khi tình huống xảy ra, do chưa có kinh nghiệm và chủ động trong việc ứng phó nên chỉ đạo, xử lý của một số ngành chức năng có lúc còn lúng túng, chưa kịp thời, thiếu phối hợp đồng bộ, thiếu linh hoạt. Có chính sách, giải pháp chưa tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích tình hình không kịp thời, nhất là trong những trường hợp ban hành các chính sách, giải pháp mới có tính nhạy cảm, ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân và nhà đầu tư, gây tâm lý lo lắng trong xã hội. Những nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng trực tiếp : (1) Chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, từ những năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á (1997 - 1998), chúng ta đã thực hiện chính sách kích cầu bằng việc nới lỏng tín dụng, tăng chi tiêu ngân sách cho đầu tư... Chính sách này đã có tác dụng tích cực trong thời kỳ "thiểu phát", nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời khi tình hình trong nước và thế giới đã thay đổi, nước ta gia nhập WTO, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhất là khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có dấu hiệu tăng cao dần. - Chính sách tiền tệ : + Chính sách tiền tệ nới lỏng liên tục trong nhiều năm, nhất là trong năm 2007, làm tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế tăng mạnh. Năng lực kiểm tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chậm được tăng cường, không theo kịp tình hình khi các tổ chức tín dụng chuyển mạnh sang hoạt động theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, không kiểm soát có hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần trong việc cho vay kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản. + Thị trường tiền tệ có nhiều diễn biến bất thường nhưng việc phát hiện và cảnh báo còn chưa kịp thời. Hệ thống thông tin, số liệu phục vụ việc hoạch định chính sách còn yếu và chưa đủ độ chuẩn xác. + Chính sách tỉ giá thấp để khuyến khích xuất khẩu trong nhiều năm không kịp điều chỉnh phù hợp khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy giảm, đồng USD giảm giá mạnh. Việc đồng VND được giữ giá trị cao so với đồng USD cùng với lãi suất trong nước cao... đã khuyến khích dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào khá lớn nhưng chưa có biện pháp hấp thụ có hiệu quả. + Khi có tình hình xảy ra, việc ngân hàng nhà nước thực hiện đồng thời các giải pháp mạnh vào cùng một thời điểm : Tăng dự trữ bắt buộc, điều chỉnh tỉ lệ nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản, tăng lãi suất chỉ đạo, phát hành tín phiếu bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, hạn chế mua, bán USD của tổ chức và cá nhân có nhu cầu... nhưng lại thiếu đồng bộ với các biện pháp khác,... tuy có góp phần ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trên thị trường tiền tệ, nhưng cũng gây khó khăn cho ngân hàng thương mại, tạo ra việc chạy đua nâng lãi suất huy động vốn, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, ảnh hưởng đến tâm lý xã hội. Nhờ thực hiện một số biện pháp điều chỉnh, những ảnh hưởng tiêu cực này đã được khắc phục một phần. - Chính sách tài chính : Chi tiêu ngân sách chưa thực sự tiết kiệm, bội chi còn cao, hiệu quả đầu tư từ khu vực nhà nước còn thấp. + Bội chi ngân sách trong nhiều năm liền liên tục giữ ở mức 5% GDP trong khi quy mô nền kinh tế ngày càng lớn. + Tỉ lệ chi đầu tư từ khu vực nhà nước (ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước, doanh nghiệp nhà nước) lớn, nhưng hiệu quả thấp. Tình trạng đầu tư dàn trải, để nhiều công trình dở dang, chậm đưa vào khai thác, sử dụng, còn nhiều thất thoát, kém hiệu quả khá phổ biến đã kéo dài nhiều năm ở cả trung ương và địa phương chậm được khắc phục. Hệ số ICOR của nền kinh tế có xu hướng ngày càng cao. + Chủ trương thí điểm thành lập tập đoàn đa ngành chưa được nhận thức thống nhất để thực hiện tốt. Bên cạnh những kết quả đạt được về nhiều mặt, một số tập đoàn đã đầu tư rộng sang nhiều ngành, nghề, lĩnh vực không thuộc chuyên ngành, thế mạnh của mình, nhất là vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán... Những hoạt động đầu tư này đã gây khó khăn cho quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tập đoàn, khó khăn cho ngân hàng nhà nước trong quản lý lưu thông tiền tệ, nếu không được khắc phục sẽ làm tăng tính đầu cơ trên thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, góp phần tăng thêm tình hình lạm phát nền kinh tế. (2) Vai trò của Nhà nước trong quản lý thị trường, giá cả, xuất nhập khẩu còn hạn chế, chưa có biện pháp điều chỉnh hợp lý - Quản lý thị trường, giá cả, việc dự báo, điều hoà cung cầu, giá cả một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống trên thị trường chưa kịp thời, chưa đồng bộ, kém hiệu quả, dẫn tới tình trạng đầu cơ tăng giá. - Những hạn chế, yếu kém trong cơ cấu, chất lượng, sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam (chủ yếu xuất nguyên liệu, nông sản chưa qua chế biến sâu; sản phẩm công nghiệp phần lớn là gia công, lắp ráp trên cơ sở nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị nhập khẩu, giá trị gia tăng thấp) chậm được khắc phục, bộc lộ sự yếu kém rõ hơn khi nền kinh tế thế giới có biến động, đồng USD mất giá, lãi suất cho vay trong nước cao... - Trong điều kiện phải thực hiện giảm thuế, mở cửa thị trường theo cam kết với WTO, nhưng cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu chậm được thay đổi, chưa có chính sách hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, chưa tận dụng đầy đủ các hàng rào kỹ thuật và các công cụ thị trường cần thiết để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng cần phải hạn chế, đã làm tăng thêm nhập siêu. (3) Hoạt động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản còn nhiều hạn chế, vướng mắc. - Thị trường chứng khoán phát triển thiếu bền vững; số lượng doanh nghiệp niêm yết chưa nhiều, quy mô doanh nghiệp nhỏ, nhưng mức vốn hoá quá lớn, không phản ánh đúng giá trị thật của doanh nghiệp, đem lại những khoản lợi rất lớn cho công ty phát hành và nhà đầu tư chứng khoán lớn, đồng thời gây thiệt hại cho nhà đầu tư chứng khoán nhỏ, không chuyên nghiệp (chiếm số đông). Các biện pháp can thiệp để khắc phục đà tụt điểm sau thời kỳ tăng trưởng quá nóng của thị trường chứng khoán chậm phát huy tác dụng và chưa đem lại kết quả vững chắc. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FII) đổ vào rất lớn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ. - Việc vay vốn của các tổ chức tín dụng và sự tham gia vào đầu tư bất động sản của nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp lớn với nguồn vốn khá lớn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Việc chống đầu cơ, đồng thời tháo gỡ vướng mắc cho sự phát triển lành mạnh thị trường bất động sản còn chưa có hiệu quả nên giá cả bất động sản, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã ở mức quá cao, vượt xa hơn nhiều giá trị thực, gây cản trở phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, phát triển công nghiệp và góp phần đẩy chỉ

số giá tăng cao. Nhờ tập trung chỉ đạo, điều hành, rút kinh nghiệm kịp thời của Chính phủ và các ngành chức năng, một số khó khăn, vướng mắc về kinh tế xã hội trong quý I-2008 như nêu trên đang được xử lý, nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp để tiếp tục khắc phục có hiệu quả. II- VỀ MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Về mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội Mục tiêu ưu tiên hàng đầu hiện nay là kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đặc biệt quan tâm tới an sinh xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người làm công ăn lương chịu ảnh hưởng nhiều của lạm phát, để những năm tới tiếp tục phấn đấu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội X đề ra cho cả nhiệm kỳ. Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội cho điều chỉnh tốc độ tăng giá cả năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 ở mức độ phù hợp. Trong tình hình hiện nay, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu rất cao của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ mạnh mẽ của toàn dân, sự điều hành tập trung, thống nhất, quyết liệt, bằng những giải pháp đồng bộ, có hiệu quả của Chính phủ. 2- Về các giải pháp chủ yếu Bộ Chính trị cơ bản tán thành với các nhóm giải pháp nêu trong Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ và nhấn mạnh một số giải pháp sau : (1) Chính sách tài chính. Cùng với các biện pháp để tăng thu cho ngân sách nhà nước, cần thực hiện chính sách tài chính chặt chẽ, tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. - Tăng thuế xuất khẩu ở mức phù hợp đối với một số loại tài nguyên, khoáng sản, thuế nhập khẩu và thuế nội địa một số mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu, xa xỉ; chống thất thu thuế. - Thực hiện chính sách tiết kiệm đồng bộ, chặt chẽ, nghiêm ngặt trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đưa nội dung thực hành tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, trong sản xuất và đời sống vào chương trình cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong năm 2008 và những năm tiếp theo để giảm bội chi ngân sách xuống mức thấp hơn 5% GDP. Ngoài việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên, cần cắt giảm thêm việc mua sắm những thứ chưa cần thiết; giảm triệu tập các hội nghị toàn quốc; giảm các khoản chi tiếp khách, các đoàn công tác trong nước và nước ngoài bằng vốn ngân sách mà không thiết thực. Giảm các hoạt động lễ hội, lễ kỷ niệm, đón nhận huân chương, danh hiệu thi đua gây tốn kém, lãng phí...; tiết kiệm năng lượng, phương tiện triệt để hơn nữa. Không bổ sung chi ngân sách ngoài dự toán, trừ những khoản chi hết sức cần thiết. Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng. Rà soát và kiên quyết cắt giảm, không bố trí vốn đầu tư các công trình chưa thật sự cấp bách trong năm 2008 hoặc hiệu quả đầu tư thấp. Tập trung các nguồn vốn để bảo đảm hoàn thành các công trình trọng điểm quốc gia, các công trình hoàn thành vào năm 2008, 2009 đúng tiến độ, không để kéo dài. Điều chỉnh kịp thời giá đầu vào các công trình đầu tư từ ngân sách để bảo đảm đúng tiến độ. Rà soát, chấn chỉnh hoạt động đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn. Sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) trước khi nhân rộng. (2) Chính sách tiền tệ. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ - Ngân hàng nhà nước nắm chắc thông tin, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế, việc cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh doanh tiền tệ khác. Điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng hợp lý dư nợ tín dụng, khả năng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và kiềm chế lạm phát. Tăng cường công tác giám sát các tổ chức tín dụng, bổ sung các công cụ giám sát theo cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế để chủ động cảnh báo và xử lý tốt hơn những biến động trên thị trường tín dụng, tiền tệ. Quản lý chặt chẽ việc thành lập mới, việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ của các ngân hàng, các tổ chức tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước, các ngân hàng thương mại theo hướng đề ra những yêu cầu, tiêu chí theo thông lệ của nền kinh tế thị trường để các chủ thể kinh doanh tiền tệ phải thật sự lành mạnh, bảo đảm lợi ích của mình và của cả nền kinh tế. - Kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài và tỉ giá. Điều hành tỉ giá giữa VND với USD và các loại ngoại tệ nói chung với biên độ hợp lý. Sớm áp dụng các biện pháp quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) như nhiều nước đã áp dụng thành công. Tiếp tục có giải pháp tích cực, có hiệu quả, chống đô la hoá nền kinh tế. (3) Quản lý thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản - Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn vay ngân hàng của các công ty để đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản; từng bước lành mạnh hoá hai loại thị trường này, khắc phục tình trạng đầu cơ, đẩy giá lên cao như thời gian qua. - Chỉ đạo, rà soát để những đơn vị có đủ điều kiện và năng lực kinh doanh chứng khoán hoạt động lành mạnh; kiên quyết không cho thành lập, hoạt động đối với những đơn vị không đủ điều kiện kinh doanh. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, cung cấp hàng hoá có chất lượng cho thị trường. - Sớm ban hành chính sách thuế chống đầu cơ bất động sản; các chính sách và thủ tục hành chính thông thoáng để thị trường chứng khoán và bất động sản phát triển một cách lành mạnh. (4) Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, chống đầu cơ, trục lợi nâng giá. Khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát và hạn chế nhập siêu. - Rà soát và có chính sách, giải pháp để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng chiến lược phục vụ cho sản xuất và đời

sống, có kế hoạch chủ động nhập khẩu bù đắp thiếu hụt. Có cơ chế, chính sách để các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn kinh doanh các mặt hàng chủ lực của nền kinh tế được hình thành quỹ bảo hiểm rủi ro theo nguyên tắc thị trường, lấy lãi bù lỗ. Có biện pháp ngăn ngừa việc kinh doanh chồng chéo của những đơn vị này để tránh dẫn đến tăng cung, cầu giả tạo, cạnh tranh không lành mạnh, đẩy giá thị trường lên cao, sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả. Tăng cường hơn nữa vai trò nhà nước về quản lý giá, yêu cầu các doanh nghiệp chưa tăng giá một số mặt hàng chiến lược có ảnh hưởng tới giá cả chung trên thị trường, tới sản xuất và đời sống nhân dân (điện, xăng dầu, xi măng, sắt, thép, than, nước,...) cho đến khi kiểm soát được tình hình giá cả (ít nhất là đến hết tháng 6-2008, sau đó sẽ xử lý tiếp). Tăng cường các biện pháp kiểm soát, chống đầu cơ tích trữ, xử lý nghiêm khắc, kịp thời những trường hợp đầu cơ trục lợi, buôn lậu, lợi dụng tình hình để tăng giá, kiếm lời. Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong việc vận động, tổ chức các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cung cấp đủ hàng hoá, góp phần ổn định thị trường, giá cả. - Trước mắt, cần có chính sách và tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, duy trì và thúc đẩy được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu : nghiên cứu việc giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp xuất khẩu; điều hành chính sách tài chính, tiền tệ chủ động, linh hoạt, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có hợp đồng sản xuất, xuất khẩu có hiệu quả, đa dạng các hình thức thanh toán... Về lâu dài, cần có chiến lược, kế hoạch, cơ chế, chính sách để cơ cấu lại việc sản xuất hàng xuất khẩu, giảm nhanh xuất khẩu khoáng sản và giảm dần xuất khẩu sản phẩm nguyên liệu thô, hàng gia công lắp ráp, tăng xuất khẩu sản phẩm tinh chế, có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao; mở rộng quan hệ thương mại với các đối tác mới, các thị trường mới... - Quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các hoạt động nhập khẩu. Sử dụng các biện pháp không trái với các quy định của WTO để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm không nhất thiết phải nhập khẩu, nhất là việc nhập các mặt hàng xa xỉ (ô tô, rượu ngoại đắt tiền...), giảm tối đa việc nhập siêu. Thực hiện các biện pháp tổng hợp, nghiêm ngặt, đủ mạnh để chống nhập lậu, gian lận thương mại. (5) Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển đi đôi với việc tăng cường các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân - Triển khai tốt cơ chế, chính sách và hỗ trợ kịp thời những địa phương, nhân dân vùng gặp thiên tai, dịch bệnh để nhanh chóng khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống. Có chính sách khuyến khích đầu tư cho nông nghiệp, phát triển chăn nuôi, thu hút đầu tư vào khu vực nông thôn. - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản, công khai, minh bạch về thủ tục, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, giảm phiền hà, tiêu cực, tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn cho thu hút đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp. Có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng do giá nguyên, nhiên liệu tăng cao. Điều chỉnh kịp thời giá dự toán các công trình đang triển khai có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có khả năng phát huy hiệu quả nhanh để sớm hoàn thành và đưa vào hoạt động. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho những doanh nghiệp gặp khó khăn trong một thời hạn nhất định. - Tăng cường thực hiện các chương trình hỗ trợ người nghèo. Tiết kiệm chi tiêu, dành ngân sách và đẩy mạnh việc huy động từ các nguồn lực xã hội bổ sung cho các chương trình trợ giúp người nghèo, vùng nghèo bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Điều chỉnh lộ trình tăng lương sớm hơn theo đề án để giảm bớt khó khăn cho cán bộ, công nhân viên khu vực hành chính sự nghiệp, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp. (6) Đẩy mạnh công tác tư tưởng, chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền để thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về đánh giá tình hình, nguyên nhân, giải pháp; nêu cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của nhân dân trong việc khắc phục những khó khăn hiện nay Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ tình hình, những giải pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước, giữ vững niềm tin vào sự ổn định và phát triển của đất nước. Cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, các ngành, các địa phương quán triệt Kết luận của Bộ Chính trị, thống nhất nhận thức; theo chức năng, nhiệm vụ của mình, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo trong Kết luận của Bộ Chính trị, động viên các tầng lớp nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh; đồng tâm hiệp lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức trước mắt, tiếp tục đưa nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2008 và 5 năm 2006 - 2010 theo Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra. (Theo TTXVN) BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ NĂM 2006 1. Về lĩnh vực kinh tế: 1.1 Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 12,2%, vuợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đây là năm thứ 6, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng theo xu hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước (201: 9,5%; 2002: 10,2%; 2003:11,4%; 2004:11,7%; 2005: 12,2% và 2006: 12,2% ) Đóng góp vào tăng trưởng 12,2% chủ yếu là khu vực dịch vụ (6,76%), kế đến là khu vực công nghiệp - xây dựng (5,41%) và khu vực nông nghiệp (0,03%). Điều này chứng tỏ Chương trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế thành phố đã phát huy tác dụng tích cực, nền kinh tế thành phố phát triển mạnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong đó, khu vực dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng, biểu hiện qua xu hướng tốc độ tăng dần và có mức tăng cao nhất so với các khu vực kinh tế khác (năm 2004, khu vực dịch vụ đóng góp 5,83%; năm 2005, đóng góp 6,17% và năm 2006 là 6,76%). Trong các thành phần kinh tế, kinh tế Nhà nước tăng 9,1%; kinh tế dân doanh tăng 14,6%; có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,1% 1.2 Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng cao 13,7% so với cùng kỳ. Các ngành dịch vụ cao cấp, các ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung nhưng quy mô vẫn còn nhỏ so với tiềm năng, chưa thực sự giữ vai trò thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển.

+ Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 131.902 tỷ đồng, tăng 22,5% (cùng kỳ tăng 21,1%). Trong đó các ngành thương nghiệp, du lịch lữ hành đìều tăng từ 20% trở lên. Đặc biệt ngành thương nghiệp chiếm tỷ trọng trên 80% trên tổng mức hàng hóa bán lẻ có mức tăng 23% cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2005 là 17,3%. Nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 14,1% (cùng kỳ tăng 11,3%). + Xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố tiếp tục tăng trưởng, nhưng mức tăng thấp hơn so cùng kỳ. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 13,695 tỷ USD, tăng 12,5% (cùng kỳ tăng 23,7%). Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,454 tỷ USD, tăng 13,5% (cùng kỳ tăng 15%). Kim ngạch nhập khẩu đạt 6,621 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ. + Tổng doanh thu du lịch đạt 16.200 tỷ đồng, tăng 23% (cùng kỳ tăng 20,8%). Sự kiện hội nghị APEC lần thứ 14 tổ chức tại Việt Nam cũng là một trong những yếu tố thu hút lượng khách du lịch đến thành phố vào những tháng cuối năm. Lượng khác đến thành phố năm 2006 đạt 2,35 triệu lượt người, tăng 17,5% so cùng kỳ. + Các hoạt động tín dụng - ngân hàng tiếp tục phát triển. Nguồn vốn huy động qua ngân hàng 277.911 tỷ đồng, tăng 47,1% (cùng kỳ tăng 25.6%). Tổng dư nợ tín dụng 22.336 tỷ đồng, tăng 28,8% (cùng kỳ tăng 28,6%). Nhìn chung vốn huy động qua ngân hàng tăng cao do Nhà nước điều hành việc thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp; mặt khác dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ngày càng có chất lượng và mạng lưới hệ thống hoạt động của các tồ chức tín dụng ngày càng được mở rộng. + Về thị trường chứng khoán, đã có 69 loại cổ phiếu, 1 chứng chỉ quỹ và 386 loại trái phiếu với tổng khối lượng niêm yết là 1,2 tỷ cổ phiếu được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Hiện có 52 công ty niêm yết và một quỹ đầu tư chứng khoán tham gia niêm yết cổ phiếu với tổng số vốn niêm yết trên 5.237 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index ngày 31/12/2006 đạt 751,77 điểm, tăng 444,27 điểm so với thời điểm đầu năm. + Về dịch vụ vận tải, nhờ tăng cường số lượng và chủng loại phương tiện vận tải nên tiếp tục phát tiển. Vận chuyển hàng hóa 37,819 triệu tấn, tăng 1,0% so cùng kỳ. Lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng trên địa bàn thành phố 42,826 triệu tấn, tăng 15,2% so cùng kỳ. Vận chuyển hành khách công cộng 306 triệu lượt hành khách, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm (kế hoạch là 300 triệu lượt hành khách). Đặc biệt số lượng hành khách sử dụng phương tiện vận chuyển công cộng ngày tăng, trong những tháng cuối năm, bình quân 1 triệu lượt /ngày. + Bưu chính - Viễn thông tiếp tục tăng trưởng cao, đến nay đã có 1,430 trạm thu phát sống BTS. Tổng số máy điện thoại trên địa bàn gấn 4,9 triệu máy (trong đó khoản 1,29 triệu máy cố định và 3,61 triệu máy di động), bình quân đạt 22 máy điện thoại cố định/100 dân. Toàn thành phố có gần 200.000 thuê bao băng thông rộng ADSL và hơn 4.000 đại lý Internet công cộng, 700.000 thuê bao Internet. Hiện đang triển khai cổng đầu tư giao dịch doanh nghiệp theo lãnh vực và ngành nghề dự kiến với sự tham gia của 7 cơ quan quản lý nhà nước và 1.700 doanh nghiệp. + So với tháng 12 năm 2005, chỉ số tiêu dùng tăng 6,45% (cùng kỳ tăng 8,77%). Giá lương thực tăng 15,78% (cùng kỳ tăng 5,13%), thực phẩm tăng 8,59% (cùng kỳ tăng 15,91%). Chỉ số giá USD so với đồng Việt Nam tăng 1,17% (cùng kỳ tăng 0,83%). Giá vàng trong năm tiếp tục biến động ,mạnh theo chiều hướng tăng dù có lúc sụt giảm, do chịu tác động của giá vàng trên thị trường thế giới; tính chung cả năm, chỉ số giá vàng tăng 30,06%.. 1.3 Khu vực công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng 13,5% (cùng kỳ tăng 14,7%). Có 18/27 ngành sản xuất tăng, 14 ngành tăng cao hơn so mức tăng bình quân chung như dệt may (17,1%), hóa chất (22,6%), cao su plastic (21,4%), cơ khí chế tạo (17,6%), chế biến gỗ (16,8%). Tuy nhiên nhiều ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn của thành phố gặp nhiều khó khăn như ngành thực phẩm, da giầy bị thu hẹp thị trường xuất khẩu vì mức áp thuế cao; các vụ kiện bán phá giá; các tiêu chuẩn về nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; một số ngành cơ khí như lắp ráp ô tô giảm mạnh do tiêu thụ trong nước giảm; riêng ngành thép không cạch tranh nổi về giá cả với hàng nhập từ Trung Quốc. Tính theo thành phấn kinh tế, giá trị sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất, 20,9% so cùng kỳ, trong đó các ngành thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giầy, hóa chất, cơ khí có tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực trong nước. Giá trị sản xuất của doanh nghiệp Trung ương tăng 3,8% so cùng kỳ (trong đó doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chiếm 64,9% tăng 4,3%); doanh nghiệp địa phương tăng 16,6% (trong đó doanh nghiệp Nhà nước tăng 1,4%; doanh nghiệp dân doanh tăng 18,1%). Đến nay, thành phố đã công nhận 25 sản phẩm của 19 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực, trong đó có nhiều sản phẩm có giá trị và giá trị gia tăng cao như đồ gỗ trang trí nội thất (Savimex), nữ trang công nghiệp (SJC), xe buýt và xe chuyên dụng (Samco); bước đầu đã xác định được một số sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của thành phố, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia tăng sản lượng, mở rộng thị trường, đầu tư phát triển thương hiệu, quan tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, áp dụng các quy trình quản lý sản xuất, quản lý chất lượng hiện đại, đầu tư công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đáng quan tâm là các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, chất lượng cao đã có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng bình quân của ngành công nghiệp, phản ánh xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp bắt đầu đúng hướng. Công trình khu Công nghệ cao: Đã xây dựng đề án phát triển khu công nghệ cao giao đoạn 2006 - 2010; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể Khu công nghệ cao thành phố để làm cơ sở đầu tư xây dựng giai đoạn II; xây dựng Quy chế Khu Bảo thuế và thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm Khu Công nghệ cao; đang hoàn chỉnh Quy chế tổ chức, hoạt động của Vườn ươm công nghệ cao; triển khai xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực và Chương trình đẩy mạnh vận động thu hút đầu tư vào khu Công nghệ cao. Tính đến nay, tổng vốn đầu tư thực hiện trên 2.500 tỷ đồng. Giai đoạn 1 đã phủ kín 300ha; trong năm 2006 đã cấp phép đầu tư mới cho 3 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.040 triệu USD và 709,3 tỷ đồng. Trong Khu hiện đã có 1 nhà máy đi vào hoạt động, 2

nhà máy chuẩn bị hoạt động (Nidec Sankyo, Sonin VN) và 2 nhà máy đang chuẩn bị khởi công. Đang tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng giai đoạn 2, đã thu hồi 572,61 ha đất. Hiện có 30 dự án đang chờ giao đất để quyết định đầu tư (với tổng vốn ước khoảng 1,072 tỷ USD). Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng và thu hồi đất còn chậm, ảnh hưởng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong Khu. 1.4 Khu vực nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 3,7% (cùng kỳ tăng 2,7%), trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 66,7% tăng 2,6% so cùng kỳ (chăn nuôi tăng 7,7%, thủy sản tăng 6,6%, trồng trọt giảm 2,8%). Trong năm đã gieo trồng 38.200 ha lúa, sản lượng thu hoạch 135.700 tấn; gieo trồng 9.200 ha rau các loại; diện tích trồng hoa, cây kiểng đạt 1.000 ha. Gần cuối năm, xuất hiện bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa mùa trên địa bàn thành phố, nhưng nhờ có sự chỉ đạo kiên quyết và tích cực thông qua việc tăng cường chính sách hỗ trợ, triển khai các biện pháp phòng trị cấp bách nên đã kịp thời ngăn chặn tình hình sâu, bệnh hại lây lan. Đã triển khai ứng dụng chương trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), áp dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, chứng nhận xuất xứ nông sản phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu. Tình hình chăn nuôi phát triển bình thường, thành phố tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, tiêm phòng vắc-xin, tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển giai súc và gia cầm vào thành phố; tổng đàn heo đạt trên 364.000 con; bò sữa trên 59.000 con. Tổng sản lượng khai thác thủy sản 56.768 tấn các loại, tăng 6,6% so cùng kỳ; trong đó, sản lượng nuôi trồng 35.422 tấn, tăng 11,5% so cùng kỳ; sản lượng đánh bắt 21.346 tấn, giảm 0,6% so với cùng kỳ. 1.5 Chương trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế: Đã thông qua Đề án và đang triển khai thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp thành phố giai đoạn 2006 -2010. Thành phố cũng đã chuẩn bị xong đề án thành lập Trung tâm Thông tin kinh tế thành phố để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp định hướng thị trường, chiến lượt sản phẩm và chuẩn bị đầu tư. Ngoài ra, thành phố đã cùng các Bộ - Ngành Trung ương và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tham gia góp ý về quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cung cấp nước sạch và xử lý nước thải, rác thải, xây dựng tổng kho trung chuyển trên toàn Vùng. Hiện nay đang triển khai xây dựng cơ chế, chính sách, phương án, tài chính và quy hoạch chi tiết dự án Khu đô thị cảng Hiệp Phước; nghiên cứu đề án thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm để thúc đẩy các ứng dụng sáng tạo kỹ thuật. Thành phố cũng đã giao các ngành chức năng đề xuất về phương thức đầu tư cụ thể đối với Khu Y tế kỹ thuật cao tại quận Bình Tân và chuẩn bị thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Viện - trường đào tạo cán bộ y tế tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. 1.6 Thu - chi ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 68.954 tỷ đồng, vượt 2,5% dự toán năm, tăng 16,2% so với cùng kỳ. Trong đó , thu nội địa 35.954 tỷ đồng, bằng 100% dự toán năm; thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu 25.200 tỷ đồng, tăng 7,23% dự toán; thu từ dầu thô 7.800 tỷ đồng, bằng 100% dự toán năm. Tổng chi ngân sách thành phố 19.008,64 tỷ đồng, tăng 28,27% so dự toán và tăng 17,43% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển 11.500 tỷ đồng, tăng 82,54% so dự toán và tăng 14,37% so cùng kỳ; chi thường xuyên 7.208,64 tỷ đồng, tăng 10,9% so với dự toán và tăng 18,14% so với cùng kỳ. 1.7 Huy động vốn đầu tư và phát triển: Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố đạt 66.978 tỷ đồng, tăng 16,8% (cùng kỳ tăng 11,3%). Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 54.947 tỷ đồng, tăng 17,8% (cùng kỳ tăng 11,6%). + Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng, đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 13.752 doanh nghiệp dân doanh với số vốn đăng ký 33.347 tỷ đồng; tăng 23% về số lượng doanh nghiệp và tăng 14% về vốn đăng ký so với cùng kỳ, vốn đăng ký bình quân 2,2 tỷ đồng/doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký chủ yếu là thương mại dịch vụ (chiếm trên 70%), công nghiệp (15%), còn lại là các ngành khác. Ngoài ra, có 19.833 doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh; 819 doanh nghiệp và 944 chi nhánh, văn phòng đại diện giải thể; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của 43 doanh nghiệp. + Về nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA), từ đầu năm đến nay đã giải ngân 1.493 tỷ đồng, tăng 76,1% so với cùng kỳ. Tính chung tổng mức đầu tư các dự án ODA (cả phần vốn ngân sách đối ứng) đạt 1.901,66 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA thực hiện chậm so với kế hoạch do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khăn; việc tái cơ cấu lại dự án cải thiện môi trường thành phố, điều chỉnh lại các cấu phần dự án cũng dẫn đến tiến độ giải ngân chưa cao. Trong tình hình hiện nay, giá dự thầu thấp nhất của một số dự án lớn hơn giá dự toán gói thầu được duyệt dẫn đến việc phải điều chỉnh kế hoạch đấu thầu, kéo theo làm chậm tiến độ giải ngân dự án. Ngoài ra, các dự án sử dụng vốn ODA luôn gặp khó khăn trong việc hài hòa về quy trình thủ tục giữa nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam. + Về chương trình cho vay kích cầu thông qua đầu tư, đã thông qua cho vay 44 dự án, tổng vốn đầu tư 1.313,8 tỷ đồng, phần vốn được ngân sách hỗ trợ lãi vay 582,1 tỷ đồng. Đến nay có 254 dự án đã ký hợp đồng tín dụng và đang giải ngân với giá trị hợp đồng 3.824 tỷ đồng; số vốn được giải ngân là 2.912 tỷ đồng, đạt 76% giá trị hợp đồng; ngân sách nhà nước đã cấp bù lãi vay là 235 tỷ đồng. Trong đó, năm 2006 cấp bù lãi vay 40 tỷ đồng. + Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng cao, tổng vốn đầu tư kể cả tăng vốn là 2,234 tỷ USD, tăng gấp 2,32 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ, cao nhất trong vòng 10 năm gần đây, trong đó có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao như dự án đầu tư xây dựng nhà máy Mega của tập đoàn Intel với tổng vốn đầu tư sau khi điều chỉnh là 1,04 tỷ USD. Có 251 dự án được cấp phép với tổng vốn 1,520 tỷ USD, tăng gấp 2,5 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ. Ngoài ra, có 117 dự án tăng vốn với vốn điều chỉnh tăng 713,2 triệu USD, tăng 2,1 lần về vốn đầu tư so với cùng kỳ. Đầu tư ra nước ngoài có 5 dự án với tổng vốn đầu

tư là 53,2 triệu USD. + Đến nay, tổng số văn phòng đại diện các đơn vị kinh tế nước ngoài trên địa bàn thành phố được cấp phép hoạt động là 2.549 văn phòng thuộc 56 nước và vùng lãnh thổ. 1.8 Sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Đến nay đã tiến hành sắp xếp 49 doanh nghiệp, trong đó có 23 doanh nghiệp đã có quyết định cổ phần hóa; sáp nhập 2 doanh nghiệp; chuyển sang Công ty TNHH một thành viên 14 doanh nghiệp, chuyển sang đơn vị sự nghiệp 4 doanh nghiệp; phá sản 3 doanh nghiệp; đã chuyển 1 Tổng Công ty và thành lập 1 Tổng Công ty khác hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tính đến nay, đã có quyết định cổ phần hóa 253 doanh nghiệp. 2. Quản lý đô thị: Kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện tăng cường quản lý đô thị đã được ban hành từ đầu năm, trong đó, giao nhiệm vụ cho sở ngành, quận huyện, phường - xã, thị trấn với nhiều giải pháp cụ thể đã mang lại một số kết quả sau: 2.1 - Quản lý quy hoạch, nhà đất: + Đã tập trung công tác quy hoạch chi tiết 1/2000, điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố và 24 quận - huyện. Đến nay đã có 3 quận Tân Bình, Tân Phú và Bình Tân được phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung; đã nhận thẩm định quy hoạch chi tiết 1/2000 là 204 hồ sơ, trong đó nhiệm vụ quy hoạch 148 hồ sơ với diện tích 8.159,82 ha, đồ án quy hoạch là 56 hồ sơ với diện tích 487,4 ha. Công tác quy hoạch vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh và quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang được triển khai, tuy nhiên, tiến độ quy hoạch còn chậm so với kế hoạch. + Thành phố đã cấp 1.999 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức; các quận - huyện cấp 31.392 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; cấp 23.522 giấy phép xây dựng và sửa chữa lớn với diện tích sàn xây dựng tương ứng hơn 6 triệu m2 . Đã bán 10.209 căn nhà sở hữu Nhà nước với trị giá 490 tỷ đồng . + Về công tác di dời các hộ dân trong khuông viên các trường học, cơ sở y tế, thể dục - thể thao, lao động - thương binh và xã hội, đến nay đã giải tỏ, di dời 732 hộ/833 hộ, đạt 88% số hộ phải di dời. Chương trình nhà ở: Thực hiện chỉ thị số 24/2004/CT-UB ngày 31 tháng 8 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố và quyết định số 114/2006/QĐUBND ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện chương trình nhà ở 2006 - 2010, đến nay có 77 dự án đăng ký tham gia với quy mô 32.633 căn hộ; đã tổ chức khảo sát thực địa 25 dự án, trong đó có 10 dự án khởi công, 11 dự án đang làm thủ tục đầu tư, 04 dự án đang đền bù giải tỏa với quỹ nhà khoảng 1.079 căn. Xác định việc giải quyết, bố trí nhà hoặc nền đất ở có hạ tầng kỹ thuật cho trên 4.000 hộ tạm cư lâu năm là công tác trọng tâm, cấp bách trong 6 tháng cuối năm 2006 và hoàn thành trước 30 tháng 6 năm 2007, từ tháng 8 năm 2006, Ủy ban nhân dân thành phố đã quyết định về chủ trương cho phép Ủy ban nhân dân các quận - huyện mua nhà hoặc nền đất ở có cơ sở hạ tầng kỹ thuật để bố trí ngay cho các hộ tạm cư trong thời gian dài trước đây, ưu tiên bố trí tái định cư tạt chỗ. Đến nay, các quận huyện đã đề xuất mua quỹ nhà của 12 dự án do các doanh nghiệp chuyển nhượng lại phục vụ cho công tác tạm cư với tổng cộng 668 nền nhà và 525 căn hộ chung cư. Ngoài ra, các nghành chức năng đã và đang triển khai kế hoạch thực hiện thí điểm xây dựng nhà ở xã hội; hoàn chỉnh báo cáo thực trạng và các giải pháp cải tạo xây dựng mới các chung cư xuống cấp, nhà ở lụp xụp trên địa bàn thành phố; đang soạn thảo các biểu điều tra khảo xác hiện trạng và nhu cầu nhà ở, đang soạn thảo Chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố về công tác quản lý và phát triển nhà ở; tổ chức lấy ý kiến các sở - ngành, quận - huyện và doanh nghiệp về chủ trương và giải pháp huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình nhà ở. Về Công trình Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Đã triển khai kế hoạch công bố, công khai quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm; đã hoàn tất khảo sát, nghiên cứu thủy văn, thủy lực, diễn biến dòng chảy, giải pháp bảo vệ kè bờ và môi trường sinh thái của hệ thống sông, kênh rạch. Các dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở đang trong quá trình thi công; đã bồi thường 268,298 ha với kinh phí bồi thường 1.262,174 tỷ đồng (khu trung tâm), 5,568 ha với kinh phí bồi thường 10,383 tỷ đồng (khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi), 81,409 ha với kinh phí bồi thường 132,531 tỷ đồng (khu tái định cư Nam Rạch Chiếc). Tuy nhiên, phần lớn các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư và quỹ nhà, đất chuyển nhượng gặp vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, gây khó khăn trong công việc hoàn chỉnh các công trình hạ tầng kỹ thuật theo tuyến và kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của cả khu vực. 2.2 Quản lý trật tự, an toàn giao thông: + Chương trình chống kẹt xe nội thị được thực hiện khá, không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài, tuy nhiên vẫn còn tình trạng mật độ phương tiện tăng nhanh vào giờ cao điểm tại tại những tuyến đường chính. Vận chuyển hành khách công cộng đạt 306 triệu lượt người, vượt 2% so với kế hoạch, tăng 20,5% so với cùng kỳ; đã phát triển 213 tuyến với tổng số 3.230 xe buýt đang hoạt động. + Việc tổ chức, phân luồng giao thông và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông đã mang lại một số kết quả khả quan, trong đó, trật tự an toàn giao thông giảm cả 3 mặt, trong năm (12 tháng), xảy ra 1.176 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 862 người, bị thương 831 người; so với cùng kỳ năm 2005, số vụ giảm 11,6% (154 vụ), số người chết giảm 11,8% (115 người), số người bị thương giảm 27,8% (319 người); xử lý 1.018.600 trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ, thu trên 82 tỷ đồng. 2.3 Bảo vệ môi trường:

+ Về xử lý rác, đã giải quyết cơ bản khối lượng rác cần xử lý, bình quân khỏang 6.200 tấn/ngày (cùng kỳ 5.000 tấn/ngày); thu gom rác ở các địa bàn dân cư do hệ thống dân lập thực hiện khá tốt; đã phân cấp công tác thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn quận - huyện cho quận 1, quận Tân Bình, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ, đồng thời, triển khai thực hiện đấu thầu quét dọn, thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại Quận Tân Phú, quận Bình Tân. + Về chương trình chống ngập nước nội thị, trong năm đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án để hoàn thành chỉ tiêu chương trình xóa và giảm các điểm ngập năm 2006. Tính đến nay còn 85 điểm ngập nước trên toàn địa bàn thành phố. Nhìn chung, công tác chống ngập chưa được cải thiện nhiều có phần do ảnh hưởng phức tạp của triều cường (theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, vào những tháng cuối năm 2006, tại thành phố xuất hiện nhiều đợt triều cường với mực nước cao nhất trong vòng 50 năm qua). Hơn nữa, công tác chống ngập còn phụ thuộc vào việc triển khai thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA với quy mô lớn. + Tính đến nay, đã phê duyệt 1.402 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm phải di dời, 1.292 cơ sở sắp xếp lại hoặc xử lý ô nhiễm tại chỗ. Trong năm, đã thực hiện di dời 268 cơ sở, ngưng sản xuất 77 cơ sở, chuyển đổi ngành nghề 26 cơ sở; đảm bảo hòan tất cơ bản tiến độ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào các vùng quy hoạch đề ra. 2.4 Chương trình nước sạch cho sinh hoạt cho sinh hoạt của nhân dân nội thành và ngoại thành: Đang tập trung triển khai 5 dự án về cấp nước và tiếp tục triển khai các dự án đầu tư xây dựng nguồn nước, nâng công xuất cung cấp nước sạch của nhân dân lên 1,2 triệu m3/ngày đêm . Đã hình thành một số mạng phân phối nước ở cuối nguồn và phát trểin mạng cấp 3 nâng tỷ lệ hộ dân được cung cấp từ hệ thống cấp nước thành phố lên 86,5% đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (cuối năm 2005 đạt 85%). 3. Khoa học công nghệ: + Hoạt động khoa học - công nghệ được triển khai tích cực; đã góp cho sự phát triển các ngành sản xuất mũi nhọn và công nghệ cao; cơ khí, tự động hóa và vật liệu phục vụ hiện đại hóa các ngành công nghiệp, nông nghiệp và an ninh - quốc phòng. + Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng xuất - chất lượng - hội nhập đã hỗ trợ 185 doanh nghiệp xây dựng 269 tiêu chuẩn cơ sở gồm các ngành hàng; mỹ phẩm, hóa - nhựa - cao su, văn phòng phẩm, cơ - điện, vật liệu xây dựng; tư vấn 34 doanh nghiệp áp dụng ISO 9001:2000, ISO 17025, 5S; hướng dẫn thủ tục sở hữu công nghiệp cho 1.339 hồ sơ của các doanh nghiệp về sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa. + Hoạt động Chợ công nghệ - Thiết bị Việt Nam và Quốc tế 2006 tại thành phố đã thu hút trên 50.000 lượt khách đến tham quan, lập 918 bản ghi nhớ, 25 hợp đồng đã được ký kết với tổng giá trị 70,323 tỷ đồng. Đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh An Giang, Đồng Nai, Khánh Hòa tổ chức chợ Công nghệ và Thiết bị, chào bán 720 thiết bị - công nghệ và ký kết 102 bản ghi nhớ, hợp đồng trị giá 32,3 tỷ đồng. Mô hình Chợ thiết bị - công nghệ trên mạng đã được nâng cấp từ bán tự động lên tự động hóa, với tổng số thành viên đăng ký vào hệ thống là 4.375 thành viên, trong đó có 2.377 đơn vị chào bán và 2.292 đơn vị tìm mua. Tổng số công nghệ - thiết bị chào bán là 4.998, tổng số giao dịch tìm mua là 6003. + Đã tổ chức nghiệm thu 119 đề tài nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ, trong đó nhiều đề tài có khả năng ứng dụng vào thực tiển. Các đề tài, dự án khoa học công nghệ đã góp phần giải quyết các vấn đề bức bách của thành phố như nước đục, kẹt xe trong nội thị, xử ký rác thải, bảo vệ môi trường. + Đã chỉ đạo thành lập Câu lạc bộ tự động hóa trên cơ sở các em học sinh có lòng say mê nghiên cứu, sáng tạo và sinh viên các trường đại học chuyên ngành kỹ thuật, đặc biệt là các thành viên tham gia các kì thi Robocon để nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, làm nền tảng xây dựng, phát triển các ngành công nghệ nghiên cứu và ứng dụng, đặc biệt là công nghệ cao. 4. Về văn hóa - xã hội: 4.1 Văn hóa - thông tin: Đã tổ chức tốt các chương trình hoạt động lễ hội với nhiều hình thức phong phú, đặc biệt là kỉ niệm 60 năm Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 31 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần X. Tập trung tuyên truyền chủ đề "Năm 2006 - Năm cải cách hành chính" của thành phố, Đại hội đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên. Tiếp tục triển khai "Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; bổ sung số lượng và nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa trên địa bàn thành phố, đã hoàn thành xây dựng tượng đài Trần Văn Ơn, Bia chiến công trận đánh cư xá Brink, đưa vào sử dụng Nhà Thiếu nhi huyện Cần Giờ, Nhà Văn hóa Sinh viên thành phố. Công tác xã hội hóa văn hóa - thông tin có nhiều kết quả tốt, đặc biệt là lĩnh vực sân khấu. Đã hình thành nhiều đội nhóm, câu lạc bộ hoạt động khá sôi nổi, góp phần cho Liên hoan sân khấu xã hội hóa toàn quốc năm 2006 (lần đầu tiên tổ chức tại thành phố) thành công tốt đẹp. Công tác quy hoạch các hoạt động và dịch vụ văn hóa thường xuyên rà soát, hoàn chỉnh, từng bước nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa - thông tin trên địa bàn. Chương trình trực tiếp đối thoại giữa chính quyền thành phố với người dân được duy trì định kỳ hàng tháng trên Đài tiếng nói nhân dân và Đài truyền hình thành phố. 4.2 Giáo dục - đào tạo: + Đến nay, trên toàn địa bàn đã thực hiện chuyển đổi 55/93 trường của các bậc học loại hình trường bán công sang trường công lập thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính. Thành phố đã tổ chức tốt kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc văn hóa trung học phổ thông năm học 2005-2006 (tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông 96,39%, tỷ lệ tốt nghiệp bổ túc văn hóa trung học phổ thông 67,46%). Có 10 quận được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học (bao gồm các quận 1, 3, 4, 5, 10, 12, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh); tiếp tục củng cố kết quả phổ cập trung học cơ sở và thực hiện phổ cập bậc trung học; tổ chức tốt lễ khai giảng năm học 2006-2007 ở các cấp bậc học, bao gồm giáo dục mầm non 230.325, bậc tiểu học

413.773 học sinh, THCS 322.385 học sinh, THPT 167.025 học sinh; đã xây dựng trên 1.100 phòng học, đảm bảo đủ chỗ cho học sinh toàn thành phố đến trường (kể cà học sinh nhập cư). + Thành phố đã tuyển sinh đào tạo nghề ngắn hạn cho 208.700 lượt người. Hiện đang tuyển sinh đào tạo nghề hệ dài hạn, dự kiến trong năm học 2006-2007 tuyển mới 31.500 học sinh, bao gồm cả hệ trung học và cao đẳng. 4.3 Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Các chương trình và công tác y tế chăm sóc sức khỏe của nhân dân tiếp tục thực hiện tốt, các ca bệnh truyền nhiễm đều giảm mạnh, công tác khống chế và kiểm soát dích cúm gia cầm lây sang người được thành phố chỉ đạo kiên quyết và triệt để, không có bệnh nhân nhiễm H5N1. Công tác khám chữa bệnh tăng 13,2% so cùng kỳ và vượt 14,3% so kế hoạch đề ra, đặc biệt khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tăng cao; đã thực hiện thành công 2 ca ghép gan, trong đó 1 ca bệnh nhi nhỏ tuổi nhất nước. Công tác tiêm chủng mở rộng được duy trì. Số trẻ em được tiêm chủng đầy đủ 6 bệnh truyền nhiễm đạt 92% so kế hoạch. Đã xảy ra 8.340 ca sốt xuất huyết với 4 ca tử vong; 181 người mắc bệnh rublla; 460 người mắc bệnh thủy đậu; riêng bệnh chân tay miệng có khuynh hướng gia tăng, đã có 1.000 tẻ (chủ yếu dưới 5 tuổi) bị lây nhiễm. Đã xảy ra 23 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.658 người ngộ độc. Tổng số người nhiễm HIV là 35.790 người, trong đó phát hiện mới trong năm là 7.400 người. Tổng số bệnh nhân AIDS là 17.980 người, trong đó phát hiện mới trong năm là 6.960 người. Tổng số người chết vì HIV/AIDS là 5.860 người, trong đó mới chết trong năm là 690 người. 4.4 Thể dục - thể thao: Trong năm, hoạt động thể dục - thể thao diễn ra rất sôi động với nhiều hình thức phong phú. Kết hợp các lễ hội, ngày truyền thống và cùng phong trào quần chúng lan rộng đã góp phần nâng cao sức khỏe, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố. Trong năm, đã tổ chức 48 giải thể thao cấp thành phố; đã cử 367 vận động viên, 47 huấn luyện viên và 14 trọng tài tham gia các giải cấp toàn quốc ở các môn bơi lội, quần vợt, wushu, teakwondo, cầu mây, cờ vua. Đăng cai tổ chức 3 giải quốc tế (Điền kinh, Bóng bàn "Cây vợt vàng", Teaekwondo Trẻ). Kết quả thi đấu ở các giải khu vực và quốc tế, đoàn thành phố đạt đựơc 51 huy chương vàng, 17 huy chương bạc và 12 huy chương đồng. Tham gia Đại hội thể thao Châu Á - ASIAD - lần thứ 15 tại Doha - Qatar 2006, thành phố đã cử 3 cán bộ, 9 huấn luyện viên và 32 vận động viên ở 15 môn thề thao (thể hình, canoeing, judo, điền kinh, xe đạp, teakwondo, cờ vua, billiards, cầu lông, quần vợt, bóng bàn, goft, bóng đá nam, bóng đá nữ) cùng với đòan thể thao Việt Nam tham dự ASIAD 15. 4.5 Giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo: Đã giải quyết việc làm cho 239.630 lao động, vượt 4,18% so kế hoạch, trong đó giải quyết được 105.257 việc làm mới, vượt 5,25% kế hoạch, đưa 8.802 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 5,82% (kế hoạch giảm còn 5,79%). Thành phố đã giao Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm thành phố phối hợp với các sở - ban - ngành, quận - huyện, đoàn thể tiếp tục phát động phong trào thi đua giảm hộ nghèo, tăng hộ giàu, kết hợp với các chính sách xã hội để giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho nhân dân, tuyệt đối không để dân tái nghèo, đồng thời, nâng cao chất lượng công tác xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới (6 triệu đồng / người/ năm) giảm còn 4,3% (kế hoạch dưới 6,8%), tức giảm 3,2% chỉ trong vòng 1 năm. Tổng quỹ xóa đói giảm nghèo thành phố có trên 184 tỷ đồng, đã trợ vốn cho 48.578 hộ xóa đói giảm nghèo với tổng dư nợ là trên 157 tỷ đồng. Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm thành phố đã phê duyệt 611 dự án với 5.637 hộ vay trên 74 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 11.315 lao động. Từ năm 2001 đến nay, Quỹ Vì người nghèo thành phố đã vận động được hơn 230 tỷ đồng, đã chi 217 tỷ đồng xây tặng 1.832 nhà tình nghĩa, 11.345 nhà tình thương, sửa chữa chống dột cho 3.388 căn, cấp học bổng Nguyễn Hữu Thọ 223.337 suất, tặng 4.322 chiếc xe đạp, gắn mới 8.588 điện kế và thủy lượng kế; chăm lo các nội dung khác gần 30 tỷ đồng. Hưởng ứng phong trào của thành phố về cứu trợ đồng bào bị thiên tai (bão số 1 - Chanchu, bão số 6 - Xangsane, bão số 9 Durian), thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, đã có gần 1.500 lượt cá nhân, đơn vị tự nguyện đóng góp hơn 40 tỷ đồng và hơn 40 tấn hàng hóa các loại. Các cơ sở bảo trợ xã hội đang quản lý 6.535 người; tiếp nhận, quản lý tiền và quà của các tổ chức, cá nhân từ thiện với tổng giá trị trên 10 tỷ đồng; cấp thẻ bảo hiểm y tế 21.079 người thuộc diện trợ cấp xã hội thường xuyên và người cao tuổi (trên 90 tuổi). 5. Chương trình cải cách hành chính, chống quan liêu: Đã tập trung chỉ đạo hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật; tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện cơ chế "một cửa" tại Sở - ban - ngành và "một cửa, một dấu" tại quận - huyện; mô hình cơ chế "một cửa liên thông" từ phường - xã đến quận - huyện; đã ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của 7 sở - ban - ngành và 5 đơn vị, các sở - ngành khác đang tiếp tục điều chỉnh; thành lập Ban Thi đua khen thưởng trên cơ sở bộ phận thường trực Hội đồng thi đua - Khen thưởng thành phố; chuyển Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn thành Viện nghiên cứu xã hội; chỉ đạo thành lập Phòng Y tế trực thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện; hoàn chỉnh đề cương chi tiết Đề án xây dựng Chính quyền đô thị thành phố. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu đào tạo theo chức danh; tập trung bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước cho ngách chuyên viên, cán sự theo chương trình, giáo trình, tài liệu củ Học viện hành chính quốc gia. Thành phố cũng đã ban hành quy chế tuyển dụng, chế độ tập sự đối với công chức phường,

xã - thị trấn và quận Gò Vấp là đơn vị đầu tiên áp dụng thi tuyển công chức cấp phường, tuyển dụng được 149 công chức chuyên môn có trình độ đại học theo chuyên ngành. Hiện nay, đã thống nhất hệ thống với 1.059 biểu mẫu thủ tục hành chính sử dụng cho 110 loại thủ tục tại các sở - ngành, quận huyện trên địa bàn thành phố; đã triển khai việc niêm yết công khai, minh bạch các loại thủ tục, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính tại địa điểm tiếp nhận, trả kết quả và trên trang web. Bộ máy hành chính ngày càng được kiện toàn theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; giảm phiền hà; giảm bớt thời gian chờ đợi, đi lại của nhân dân. Về Đề tài tin học hóa quản lý Nhà nước nhằm tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ trong quản lý và phục vụ công dân, đến nay, đã có 15 sở - ngành trểin khai hệ thống quản lý tác nghiệp chuyên ngành qua mạng; thực hiện troa đổi hồ sơ văn bản, nghiệp vụ, báo cáo, lưu trữ tài liệu nội bộ, nhằm nâng cao năng suất làm việc, hiệu quả quản lý, tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, giảm chi phí in ấn không cần thiết và góp phần công khai, minh bách quy trình, thủ tục hành chính. Công tác cấp phép Đăng ký kinh doanh qua mạng được duy trì, chiếm 56% so với tổng số hồ sơ được cấp; việc hướng dẫn đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp và trả lời các nhà đầu tư về đầu tư nước ngoài trên mạng được thực hiện có hiệu quả hơn với hơn 1.500 câu hỏi, qua hệ thống email với hơn 900 câu hỏi. Đã có 22/24 quận - huyện được phê duyệt và đầu tư đồng bộ hệ thống phần mềm tra cứu hồ sơ, thủ tục hành chính, thông báo quy hoạch cho người dân. Thành phố cũng đã hòan thành cơ bản công tác chuyển xếp tiền lương mới theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ; hướng dẫn và triển khai thực hiện Quy định tạm thời số 201QĐ/TU ngày 31 tháng 7 năm 2006 của Ban thường vụ Thành ủy về chính sách trợ cấp thôi việc với cán bộ nghỉ việc, nghỉ hưu trước tuổi. 6. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Trong lĩnh vực nhà đất, thực hiện Quyết định số 80/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố, đến nay đã có 1.842/1.882 đơn vị tiến hành kê khai; chiếm tỷ lệ 97,87% số đơn vị có sử dụng nhà, đất sở hữu Nhà nước. Đã kiểm tra, phân loại, rà soát 1.664 đơn vị với 8.302 mặt bằng nhà đất, với diện tích 144,86 triệu m2, qua đó cho tiếp tục quản lý, sử dụng 130,75 triệu m2, còn lại 14,1 triệu m2 đang tiến hành lập phương án sắp xếp lại. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra chắt chẽ, kiên quyết từ chối phê duyệt, thanh tóan những khoản không hợp lý, tiết kiệm cho ngân sách thành phố hơn 60 tỷ đồng (đó là những khỏan đề nghị thanh toán do áp giá sai đơn giá, không đúng đơn giá dự thầu, vượt dự toán được duyệt,v.v...). Kho bác Nhà nước thành phố đã từ chối thanh toán hơn 21 tỷ đồng do chi vượt định mức, thiếu hóa đơn chứng từ, chứng từ không hợp lệ...Việc thực hiện cơ chế khoán toàn diện đối với công tác vệ sinh, môi trường (bao gồm công tác thu gom, vận chuyển rác, vớt rác trên kênh) và mở rộng đối tượng khóan đối với công tác duy tu một số cầu, đường, chiếu sáng, thoát nước, công viên cây xanh đã tiết kiệm được cho ngân sách gần 80 tỷ đồng. Ngoài ra, từ ngày 01 tháng 06 năm 2006, thành phố đã ngừng mua xe công vụ theo chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định số 25/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006; các cơ quan, đơn vị tự cân đối trong phạm vị số xe hiện có để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ chung. Kết quả thực hiện chủ trương khoán biên chế, kinh phí quản quý hành chính, giao quyền tự chủ tài chính trong các đơn vị, tổ chức của thành phố và quận - huyện cho thấy các đơn vị được khoán đã tích cực nghiên cứu sắp xếp tổ chức bộ máy hợp lý hơn, nâng cao năng suất và hiệu quả công tác; tiết kiệm chi phí hành chính khối sở - ngành 12,340 tỷ đồng, khối quận - huyện 36,1 tỷ đồng và khối phường - xã, thị trấn 62,2 tỷ đồng. Tính chung toàn thành phố tiết kiệm chi phí hành chính 111,64 tỷ đồng. 7. Chương trình phòng, chống tham nhũng: Đã tổ chức hội nghị quán triệt cho cán bộ chủ chốt ở các sở - ngành, quận - huyện, kết hợp với nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết 04-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa X và Chương trình hành động của Thành ủy khóa VIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ - công chức, trước hết là những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, lãng phí do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm Trưởng ban chỉ đạo. Trong năm, thành phố đã tổ chức triển khai 224 cuộc thanh tra, đã kết thúc 147 cuộc, trong đó 8 dự án thực hiện theo Chỉ thị số 10/2006/CT-UBND ngày 10 tháng 04 năm 2006 của Chủ tích Ủy ban nhân dân thành phố về kiểm tra các dự án đầu tư, công trình xây dựng có sử dụng vốn Nhà nước. Nội dung các cuộc thanh tra tập trung vào các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, quản lý thu chi tài chính của các đơn vị hành chính - sự nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài nguyên môi trường, bưu chính viễn thông. Qua đó, đã xem xét, xử lý kỷ luật 109 trường hợp, xử lý hành chính 18 tổ chức, 16 cá nhân; đã thu hồi nộp ngân sách 4,3 tỷ đồng. Các sở - ngành và quận - huyện đã tổ chức tự rà soát, kiểm tra 2.006 dự án, công trình xây dựng cơ bản các dự án thuộc thẩm quyền của đơn vị, trong số đó có 7 dự án thuộc nhóm A, 122 dự án nhóm B và 1.877 dự án nhóm C. 8. Chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố: Năm 2006, các thành viên Ủy ban nhân dân thành phố đã phát huy tinh thần trách nhiệm, giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền, chủ động phối hợp trong xử lý công việc và trao đổi thông tin. Trên cơ sở phân công rõ ràng, đôn đốc sát sao, kiểm tra chặt chẽ, hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố đã đạt hiệu quả cao trên nhiều lĩnh vực; việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính có chuyển biến tích cực. Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ- Ngành Trung uơng, với các cơ quan của Thành ủy, các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố và các đoàn thể; tham gia có chất lượng trong việc góp ý các đề án, Nghị quyết, Nghị định của chính phủ, các văn kiện trình Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII và các kỳ họp của Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố; đã ban hành và tổ chức triển khai có hiệu quả các Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, của

Thành ủy và Hội đồng nhân dân thành phố. Thành viên Ủy ban nhân dân thành phố tham dự đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao trong các kỳ họp của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố. Để phục vụ các kỳ họp thứ 7, thứ 8 và thứ 9 Hội đồng nhân dân thành phố khóa VII, Ủy ban nhân dân thành phố đã Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội; chỉ đạo các sở - ban - ngành chuẩn bị báo cáo và văn bản khác trình Hội đồng nhân dân thành phố; phân công các thành viên Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các sở - ngành trả lời bằng văn bản và trả lời trực tiếp nhiều câu hỏi chất vấn của cử tri, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, được dư luận nhân dân quan tâm theo dõi và đánh giá cao. Đặc biệt, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII. một số cán bộ chủ chốt của thành phố nhận nhiệm vụ mới. Do vậy, Ủy ban nhân dân thành phố phải vừa tập trung bổ sung cán bộ và ổn định tổ chức, vứa đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành kịp thời, liên tục. Về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2008 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng cuối năm 2008 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị quyết số 19/2007/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang tại kỳ họp thứ 13 (khóa VII) về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2008; Sau khi nghe UBND tỉnh báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh 6 tháng đầu năm 2008 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2008; báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân, của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, ý kiến thảo luận của đại biểu và phát biểu giải trình của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang thống nhất với báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2008 đã trình tại kỳ họp. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, sự điều hành có hiệu quả của UBND, sự đồng tâm hiệp lực của các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, nên 6 tháng đầu năm 2008 tỉnh Hậu Giang đã thực hiện khá tốt nhiều nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh. Sáu tháng cuối năm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 19/2007/HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2007 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ KT-XH, QP&AN năm 2008. HĐND tỉnh Quyết định điều chỉnh vốn đầu tư toàn xã hội từ 12.000 - 12.200 tỷ đồng còn 6.000 - 8.000 tỷ đồng; cơ cấu tổng giá trị gia tăng theo ngành kinh tế và thứ tự các khu vực: Khu vực I chiếm 35-36%, Khu vực II chiếm 34 - 35% và Khu vực III chiếm 29 - 30%. Đồng thời, quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây: 1. Về phát triển kinh tế: Tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với thực hiện công tác quy hoạch các vùng nguyên liệu: lúa chất lượng cao, mía, khóm, thủy sản,…củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã Nhà nước, tăng cường áp dụng khoa học, kỹ thuật, tăng tỷ lệ cơ giới hoá trong nông nghiệp gắn với thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư như hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh thâm canh tăng vụ (03 vụ lúa trong năm), tăng năng suất và định hướng đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp; chăm sóc tốt vụ lúa hè thu, có biện pháp phòng chống có hiệu quả các dịch bệnh. Củng cố các tuyến đê bao phòng chống lụt bão, nhất là đê bao các vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu. Tiếp tục kiểm tra việc sản xuất kinh doanh, mua bán hàng vật tư nông nghiệp, tránh để xảy ra trình trạng đầu cơ, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng gây thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng đời sống và sản xuất của người dân. Khuyến khích phát triển mạnh doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình, tư nhân, hợp tác xã đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu tại chỗ và tham gia xuất khẩu gắn với thực hiện tốt Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng 02 xã nông thôn mới. Thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững và thực hiện Quyết định 390/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách năm 2008 phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, gắn với quản lý, theo dõi chặt chẽ công tác triển khai quy hoạch và sau quy hoạch; quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành để tránh trình trạng lãng phí vốn đầu tư, chất lượng công trình và làm mất mỹ quan đô thị. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các cơ chế chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ chế giao đất cho thuê đất.... trên địa bàn. Tiếp tục đầu tư các công trình trung, hạ thế và mắc điện kế, tăng cường công tác quản lý điện, thanh kiểm tra hệ thống điện, phát quang dọc các tuyến điện trong mùa mưa, tránh để cây đổ ngã gây ảnh hưởng và thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân. Tăng cường công tác quảng bá sản phẩm chất lượng ra thị trường thế giới, nhất là mặt hàng thủy sản, gạo... ; đồng thời, phát huy hiệu quả các vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu: Vùng nuôi thủy sản, vùng gạo chất lượng cao. Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án du lịch sinh thái: Vườn tràm Vị Thủy, Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, …; đầu tư phát triển chợ; đẩy mạnh đầu tư các hoạt động thương mại dịch vụ, du lịch, bưu chính viễn thông...; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, tranh thủ sự giúp đỡ đầu tư từ các nguồn vốn ODA, NGO, FDI. Thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi đầu tư, cải tiến thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ tốt nhất để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để tạo đà phát triển kinh tế-xã hội tỉnh. Phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thu, chi ngân sách, đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển kinh tế-xã hội tỉnh. Chấp hành tốt Luật Ngân sách, chi đúng chế độ quy định, giảm 10% chi thường xuyên. Tập trung khai thác và huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh việc khai thác quỹ đất tạo vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang thống nhất nội dung Tờ trình số 24/TTr-UBND ngày 16/6/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản đợt I/2008 là 1.616,35 tỷ đồng (trong đó có 589 tỷ đồng tạm thu của nhà đầu tư để giải

phóng mặt bằng cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh). Giao UBND tỉnh điều hành thực hiện hiệu quả theo quy định của pháp luật và Nghị quyết HĐND tỉnh. 2. Về văn hóa-xã hội, khoa học công nghệ và môi trường: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ và có kế hoạch triển khai Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường, phấn đấu đến 31/12/2008 công bố quy hoạch đất dành cho các lĩnh vực xã hội hóa. Có kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, hội chợ triển lãm kỷ niệm 05 năm thành lập tỉnh, các ngày lễ lớn và mừng xuân Kỷ Sửu 2009. Hoàn chỉnh quy hoạch trên cả ba lĩnh vực: văn hóa - thể thao - du lịch để có cơ sở trình Trung ương hỗ trợ đầu tư và kêu gọi xã hội đầu tư; có kế hoạch triển khai thực hiện tốt kết luận của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại buổi làm việc với tỉnh Hậu Giang ngày 22 tháng 02 năm 2008. Tiếp tục triển khai sâu rộng và nâng cao chất lượng cuộc vận động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng xã nông thôn mới gắn với công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giáo dục – đào tạo và dạy nghề, thể dục thể thao; giải quyết các tệ nạn xã hội. Nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, tuyên truyền, báo chí, phát thanh, truyền hình để tuyên truyền tốt hơn nữa việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh; tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đài Phát thanh - Truyền hình tại thị xã Vị Thanh và có kế hoạch tham gia phát sóng truyền hình qua vệ tinh Vinasat 1, góp phần quảng bá hình ảnh Hậu Giang với cả nước và quốc tế. Tập trung huy động học sinh bỏ học trở lại lớp, phấn đấu đạt trên 60% số học sinh bỏ học; tuyên truyền, vận động toàn dân tạo điều kiện cho con em đến trường và chuẩn bị tốt điều kiện cơ sở vật chất để khai giảng năm học mới. Tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện các mục tiêu của Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 (Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg) và Nghị quyết của Tỉnh ủy. Thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ bổ sung của Đề án Hậu Giang 160. Triển khai thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục chính của Trường Cao đẳng Cộng đồng. Tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, quan tâm đối tượng BHYT; tăng cường thực hiện tốt Đề án y đức gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn ngành Y tế. Đẩy mạnh phát triển y tế dự phòng, nâng cao năng lực giám sát phát hiện và khống chế các dịch bệnh, tăng cường các biện pháp kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường quản lý tốt các chương trình, dự án hỗ trợ chuyên ngành, đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng, đặc biệt là Bệnh viện đa khoa 500 giường; Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, các bệnh viện huyện, thị xã, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế các xã mới chia tách và đầu tư nâng cấp y tế các xã vùng sâu, xã khó khăn; tổ chức tốt việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của toàn ngành Y tế. Ổn định tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về dân số - KHHGĐ, góp phần duy trì mức giảm sinh bền vững và nâng cao chất lượng dân số; tích cực xây dựng xã, ấp không có người sinh con thứ 3; đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về quyền của trẻ em. Kiện toàn Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo các cấp, tăng cường kiểm tra kết quả thực hiện các chương trình giảm nghèo ở ấp, xã và huyện, trong đó chú ý việc phân công giúp đỡ hộ nghèo xây dựng phương án thoát nghèo, việc bình xét hộ thoát nghèo theo quy trình và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động cho hộ nghèo vay vốn. Đảm bảo đủ vốn cho người nghèo vay, không để bất cứ hộ nghèo nào có phương án làm ăn, có quan hệ tín dụng lành mạnh mà không được vay. Xây dựng Đề án giảm nghèo riêng trong đồng bào Khmer gắn với việc triển khai Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng ĐBSCL giai đoạn 2008-2010. Xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp hiệu quả; trợ giúp chuyển giao khoa học kỹ thuật và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân để đảm bảo thoát nghèo bền vững. Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề theo Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh về Quy định ưu đãi đầu tư phát triển chợ, phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề, giải quyết việc làm. Chấn chỉnh công tác xuất khẩu lao động, chuyển hướng sang các thị trường có thu nhập cao và ít rủi ro. Hoàn thành cơ bản xây dựng Trường Trung cấp nghề của tỉnh, đầu tư trang thiết bị Trường dạy nghề thị xã Ngã Bảy, hoàn thành xây dựng Trung tâm dạy nghề huyện Vị Thủy, Châu Thành và Châu Thành A. Đẩy mạnh thực hiện luật bình đẳng giới, lồng ghép việc thực hiện bình đẳng giới trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài trái pháp luật. Tiếp tục vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện. Hoàn thành thẩm định, xét duyệt các đề tài, dự án khoa học năm 2008 và chuẩn bị nội dung cho việc đăng ký đề tài mới năm 2009. Quan tâm ứng dụng các đề tài khoa học đã được phê duyệt, đẩy mạnh chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong sản xuất, nhằm nâng cao khả năng sản xuất, chất lượng sản phẩm và mẫu mã hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường. Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý có hiệu quả các hành vi vi phạm quy định về môi trường, nhất là rác ở đô thị, chất thải ở các cơ sở sản xuất công nghiệp, và chất thải các Bệnh viện. 3. Củng cố quốc phòng - an ninh: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, trấn áp tội phạm, các tệ nạn xã hội theo tinh thần Nghị quyết 09/1998/NQ-CP của Chính phủ; thường xuyên huấn luyện cho lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, đảm bảo trang thiết bị, kỹ thuật để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị địa phương; chuẩn bị tốt cho công tác gọi công dân nhập ngũ đợt II/2008. Thực hiện tốt Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về chế độ chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước. 4. Xây dựng hệ thống chính quyền, cải cách hành chính

Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước từ tỉnh đến cơ sở; quan tâm, hỗ trợ kịp thời các chế độ chính sách liên quan đến cán bộ, công chức cùng với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực công tác. Thực hiện tốt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính gắn ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 gắn với hoàn thiện và áp dụng hiệu quả mô hình “một cửa” từ tỉnh đến cơ sở; thanh, kiểm tra công tác tổ chức Nhà nước, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục thanh, kiểm tra việc chấp hành, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước, nhất là các công trình xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng, tái định cư dân cư, việc quản lý, sử dụng đất, giao đất trên địa bàn... xây dựng trái phép; đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm. Triển khai dứt điểm các Quyết định đã có hiệu lực thi hành đảm bảo hiệu quả; phát huy và nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn công tác liên ngành giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, tiếp tục tổ chức công tác tiếp dân ở các cấp theo định kỳ quy định. Quan tâm chỉ đạo tốt công tác phòng chống tham nhũng, thi hành án dân sự. Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tốt công tác giám sát của HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đề cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan báo chí trong việc phát hiện và phê phán các hành vi tham nhũng, lãng phí; không thổi phồng và đưa những thông tin không đúng sự thật, gây bất lợi cho công tác phòng chống tham nhũng và lợi ích của tỉnh nhà. Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang giao Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan của tỉnh tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tăng cường giám sát, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Các cơ quan Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 2008. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang khóa VII, kỳ họp thứ 14 thông qua và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày được thông qua./. Bộ Chính trị kết luận về tình hình lạm phát 23:26' 04/04/2008 (GMT+7) Bộ Chính trị đã thảo luận và ra Kết luận về một số vấn đề kinh tế - xã hội quý I-2008 cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Sau đây là những nội dung chính trong Kết luận nói trên. Bước vào năm 2008, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục có một số mặt thuận lợi. Tình hình chính trị - xã hội ổn định; hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập; sau một năm gia nhập WTO, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta tăng mạnh, kinh tế đang trên đà tăng trưởng với tốc độ cao. Tuy nhiên, sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ, đồng USD giảm giá, giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao, thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở một số địa phương đã tác động bất lợi, làm xuất hiện những khó khăn và biểu hiện xấu trong nền kinh tế nước ta. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ, ban cán sự đảng các bộ, ngành có nhiều giải pháp tích cực để kiểm soát tăng giá, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất phát triển, hỗ trợ đời sống nhân dân. Nhưng, đến nay lạm phát vẫn còn cao, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết. I- VỀ TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN 1- Về tình hình Trong quý I-2008, bên cạnh một số kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội đang nổi lên những vấn đề đáng lưu ý sau đây : (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy vẫn tiếp tục giữ ở mức cao nhưng đã có biểu hiện chậm lại. Đáng lưu ý, tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng thấp hơn kế hoạch và mức tăng cùng kỳ năm 2007, tháng sau thấp hơn tháng trước. Xuất khẩu tuy tiếp tục tăng nhưng đã gặp một số khó khăn và có dấu hiệu chậm lại, trong khi đó, nhập siêu tăng quá cao, cao nhất từ trước đến nay. Vốn thực hiện đầu tư toàn xã hội, kể cả vốn thực hiện FDI đều thấp hơn so cùng kỳ năm trước. Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh ở một số địa phương. (2) Lạm phát tiếp tục tăng cao, vượt xa mức dự báo. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3-2008 so với tháng 12-2007 tăng 9,19%, so với tháng 32007 tăng 19,39%. Đó là mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm gần đây và cao hơn các nước trong khu vực. Lạm phát cao đã tác động lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở các vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, người làm công ăn lương, người lao động ở các khu công nghiệp và bộ phận dân cư có thu nhập thấp. (3) Thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động. Hệ thống ngân hàng bộc lộ những yếu kém trong việc bảo đảm tính thanh khoản, huy động và cho vay; vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại thiếu, ở một số thời điểm đã để xảy ra tình trạng chạy đua lãi suất trên thị trường. Cơ cấu vốn của các ngân hàng còn chưa phù hợp, tỉ lệ sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho vay dài hạn quá lớn, khá phổ biến ở các ngân hàng thương mại cổ phần nhưng chậm được kiểm soát chặt chẽ. Thị trường chứng khoán suy giảm mặc dù Nhà nước đã có biện pháp hỗ trợ. Thị trường bất động sản tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Các công cụ can thiệp thị trường để giảm áp lực nhập siêu triển khai chậm, không đồng bộ. Thực hành tiết kiệm trong chi tiêu và đầu tư công còn kém hiệu quả. (4) Đã xuất hiện những yếu tố gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Giá cả nguyên, nhiên vật liệu, chi phí đầu vào tăng khá cao gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Nhiều dự án của các doanh nghiệp phải điều chỉnh dự toán, tạm dừng hoặc giảm tiến độ. Việc đồng đô la Mỹ giảm giá, có lúc ngân hàng hạn chế mua ngoại tệ của các đơn vị xuất khẩu, lãi suất cho vay tăng cao gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất, xuất khẩu. (5) Tình hình lạm phát và những khó khăn trong sản xuất kinh doanh tác động đến tư tưởng, tâm lý xã hội; đã xuất hiện tâm lý lo lắng về lạm phát cao quay trở lại, ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư và các doanh nghiệp về sự ổn định kinh tế vĩ mô. Nhìn tổng quát, tình hình kinh tế - xã hội quý I năm nay tuy tiếp tục đạt được những kết quả nhất định, nhưng đã có những yếu tố khó khăn

vượt quá những dự báo kế hoạch, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và đồng bộ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất phát triển thì sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện mục tiêu kế hoạch năm 2008 và mục tiêu Đại hội X của Đảng đã đề ra cho cả nhiệm kỳ. 2- Về nguyên nhân (1) Nguyên nhân khách quan: Những tác động mạnh từ bên ngoài do giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới tăng cao, kinh tế Mỹ suy giảm, đồng USD tiếp tục mất giá; thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống nhân dân. (2) Nguyên nhân chủ quan: - Những yếu kém vốn có của nền kinh tế đã dồn tích từ nhiều năm nhưng chậm được xử lý, khắc phục. Cơ cấu kinh tế chậm cải thiện; công nghiệp khai thác tài nguyên và gia công vẫn chiếm tỉ trọng lớn, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển, phần lớn vật tư, nguyên liệu trung gian cho sản xuất phải nhập khẩu; giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp thấp. Tình trạng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫn còn dàn trải, không đảm bảo tiến độ, còn nhiều thất thoát, hiệu quả thấp... kéo dài, chậm được khắc phục. Quản lý tài chính, tiền tệ, thị trường, giá cả, xuất nhập khẩu chưa chặt chẽ. - Công tác dự báo và dự kiến các biện pháp, kế hoạch ứng phó với những tác động tiêu cực của kinh tế thế giới trong điều kiện hội nhập chưa được quan tâm đúng mức; các cơ quan nghiên cứu, tham mưu của Đảng và Nhà nước phát hiện tình hình còn chậm; khi tình huống xảy ra, do chưa có kinh nghiệm và chủ động trong việc ứng phó nên chỉ đạo, xử lý của một số ngành chức năng có lúc còn lúng túng, chưa kịp thời, thiếu phối hợp đồng bộ, thiếu linh hoạt. Có chính sách, giải pháp chưa tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích tình hình không kịp thời, nhất là trong những trường hợp ban hành các chính sách, giải pháp mới có tính nhạy cảm, ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân và nhà đầu tư, gây tâm lý lo lắng trong xã hội. Những nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng trực tiếp : (1) Chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, từ những năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á (1997 - 1998), chúng ta đã thực hiện chính sách kích cầu bằng việc nới lỏng tín dụng, tăng chi tiêu ngân sách cho đầu tư... Chính sách này đã có tác dụng tích cực trong thời kỳ "thiểu phát", nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời khi tình hình trong nước và thế giới đã thay đổi, nước ta gia nhập WTO, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhất là khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có dấu hiệu tăng cao dần. - Chính sách tiền tệ : + Chính sách tiền tệ nới lỏng liên tục trong nhiều năm, nhất là trong năm 2007, làm tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế tăng mạnh. Năng lực kiểm tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chậm được tăng cường, không theo kịp tình hình khi các tổ chức tín dụng chuyển mạnh sang hoạt động theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, không kiểm soát có hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần trong việc cho vay kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản. + Thị trường tiền tệ có nhiều diễn biến bất thường nhưng việc phát hiện và cảnh báo còn chưa kịp thời. Hệ thống thông tin, số liệu phục vụ việc hoạch định chính sách còn yếu và chưa đủ độ chuẩn xác. + Chính sách tỉ giá thấp để khuyến khích xuất khẩu trong nhiều năm không kịp điều chỉnh phù hợp khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy giảm, đồng USD giảm giá mạnh. Việc đồng VND được giữ giá trị cao so với đồng USD cùng với lãi suất trong nước cao... đã khuyến khích dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào khá lớn nhưng chưa có biện pháp hấp thụ có hiệu quả. + Khi có tình hình xảy ra, việc ngân hàng nhà nước thực hiện đồng thời các giải pháp mạnh vào cùng một thời điểm : Tăng dự trữ bắt buộc, điều chỉnh tỉ lệ nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản, tăng lãi suất chỉ đạo, phát hành tín phiếu bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, hạn chế mua, bán USD của tổ chức và cá nhân có nhu cầu... nhưng lại thiếu đồng bộ với các biện pháp khác,... tuy có góp phần ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trên thị trường tiền tệ, nhưng cũng gây khó khăn cho ngân hàng thương mại, tạo ra việc chạy đua nâng lãi suất huy động vốn, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, ảnh hưởng đến tâm lý xã hội. Nhờ thực hiện một số biện pháp điều chỉnh, những ảnh hưởng tiêu cực này đã được khắc phục một phần. - Chính sách tài chính : Chi tiêu ngân sách chưa thực sự tiết kiệm, bội chi còn cao, hiệu quả đầu tư từ khu vực nhà nước còn thấp. + Bội chi ngân sách trong nhiều năm liền liên tục giữ ở mức 5% GDP trong khi quy mô nền kinh tế ngày càng lớn. + Tỉ lệ chi đầu tư từ khu vực nhà nước (ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước, doanh nghiệp nhà nước) lớn, nhưng hiệu quả thấp. Tình trạng đầu tư dàn trải, để nhiều công trình dở dang, chậm đưa vào khai thác, sử dụng, còn nhiều thất thoát, kém hiệu quả khá phổ biến đã kéo dài nhiều năm ở cả trung ương và địa phương chậm được khắc phục. Hệ số ICOR của nền kinh tế có xu hướng ngày càng cao. + Chủ trương thí điểm thành lập tập đoàn đa ngành chưa được nhận thức thống nhất để thực hiện tốt. Bên cạnh những kết quả đạt được về nhiều mặt, một số tập đoàn đã đầu tư rộng sang nhiều ngành, nghề, lĩnh vực không thuộc chuyên ngành, thế mạnh của mình, nhất là vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán... Những hoạt động đầu tư này đã gây khó khăn cho quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tập đoàn, khó khăn cho ngân hàng nhà nước trong quản lý lưu thông tiền tệ, nếu không được khắc phục sẽ làm tăng tính đầu cơ trên thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, góp phần tăng thêm tình hình lạm phát nền kinh tế. (2) Vai trò của Nhà nước trong quản lý thị trường, giá cả, xuất nhập khẩu còn hạn chế, chưa có biện pháp điều chỉnh hợp lý - Quản lý thị trường, giá cả, việc dự báo, điều hoà cung cầu, giá cả một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống trên thị trường chưa kịp thời, chưa đồng bộ, kém hiệu quả, dẫn tới tình trạng đầu cơ tăng giá. - Những hạn chế, yếu kém trong cơ cấu, chất lượng, sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam (chủ yếu xuất nguyên liệu, nông sản chưa qua chế biến sâu; sản phẩm công nghiệp phần lớn là gia công, lắp ráp trên cơ sở nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị nhập khẩu, giá trị gia tăng thấp) chậm được khắc phục, bộc lộ sự yếu kém rõ hơn khi nền kinh tế thế giới có biến động, đồng USD mất giá, lãi suất cho vay trong nước cao... - Trong điều kiện phải thực hiện giảm thuế, mở cửa thị trường theo cam kết với WTO, nhưng cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu chậm được thay

đổi, chưa có chính sách hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, chưa tận dụng đầy đủ các hàng rào kỹ thuật và các công cụ thị trường cần thiết để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng cần phải hạn chế, đã làm tăng thêm nhập siêu. (3) Hoạt động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản còn nhiều hạn chế, vướng mắc. - Thị trường chứng khoán phát triển thiếu bền vững; số lượng doanh nghiệp niêm yết chưa nhiều, quy mô doanh nghiệp nhỏ, nhưng mức vốn hoá quá lớn, không phản ánh đúng giá trị thật của doanh nghiệp, đem lại những khoản lợi rất lớn cho công ty phát hành và nhà đầu tư chứng khoán lớn, đồng thời gây thiệt hại cho nhà đầu tư chứng khoán nhỏ, không chuyên nghiệp (chiếm số đông). Các biện pháp can thiệp để khắc phục đà tụt điểm sau thời kỳ tăng trưởng quá nóng của thị trường chứng khoán chậm phát huy tác dụng và chưa đem lại kết quả vững chắc. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FII) đổ vào rất lớn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ. - Việc vay vốn của các tổ chức tín dụng và sự tham gia vào đầu tư bất động sản của nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp lớn với nguồn vốn khá lớn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Việc chống đầu cơ, đồng thời tháo gỡ vướng mắc cho sự phát triển lành mạnh thị trường bất động sản còn chưa có hiệu quả nên giá cả bất động sản, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã ở mức quá cao, vượt xa hơn nhiều giá trị thực, gây cản trở phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, phát triển công nghiệp và góp phần đẩy chỉ số giá tăng cao. Nhờ tập trung chỉ đạo, điều hành, rút kinh nghiệm kịp thời của Chính phủ và các ngành chức năng, một số khó khăn, vướng mắc về kinh tế xã hội trong quý I-2008 như nêu trên đang được xử lý, nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp để tiếp tục khắc phục có hiệu quả. II- VỀ MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Về mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội Mục tiêu ưu tiên hàng đầu hiện nay là kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đặc biệt quan tâm tới an sinh xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người làm công ăn lương chịu ảnh hưởng nhiều của lạm phát, để những năm tới tiếp tục phấn đấu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội X đề ra cho cả nhiệm kỳ. Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội cho điều chỉnh tốc độ tăng giá cả năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 ở mức độ phù hợp. Trong tình hình hiện nay, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu rất cao của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ mạnh mẽ của toàn dân, sự điều hành tập trung, thống nhất, quyết liệt, bằng những giải pháp đồng bộ, có hiệu quả của Chính phủ. 2- Về các giải pháp chủ yếu Bộ Chính trị cơ bản tán thành với các nhóm giải pháp nêu trong Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ và nhấn mạnh một số giải pháp sau : (1) Chính sách tài chính. Cùng với các biện pháp để tăng thu cho ngân sách nhà nước, cần thực hiện chính sách tài chính chặt chẽ, tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. - Tăng thuế xuất khẩu ở mức phù hợp đối với một số loại tài nguyên, khoáng sản, thuế nhập khẩu và thuế nội địa một số mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu, xa xỉ; chống thất thu thuế. - Thực hiện chính sách tiết kiệm đồng bộ, chặt chẽ, nghiêm ngặt trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đưa nội dung thực hành tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, trong sản xuất và đời sống vào chương trình cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong năm 2008 và những năm tiếp theo để giảm bội chi ngân sách xuống mức thấp hơn 5% GDP. Ngoài việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên, cần cắt giảm thêm việc mua sắm những thứ chưa cần thiết; giảm triệu tập các hội nghị toàn quốc; giảm các khoản chi tiếp khách, các đoàn công tác trong nước và nước ngoài bằng vốn ngân sách mà không thiết thực. Giảm các hoạt động lễ hội, lễ kỷ niệm, đón nhận huân chương, danh hiệu thi đua gây tốn kém, lãng phí...; tiết kiệm năng lượng, phương tiện triệt để hơn nữa. Không bổ sung chi ngân sách ngoài dự toán, trừ những khoản chi hết sức cần thiết. Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng. Rà soát và kiên quyết cắt giảm, không bố trí vốn đầu tư các công trình chưa thật sự cấp bách trong năm 2008 hoặc hiệu quả đầu tư thấp. Tập trung các nguồn vốn để bảo đảm hoàn thành các công trình trọng điểm quốc gia, các công trình hoàn thành vào năm 2008, 2009 đúng tiến độ, không để kéo dài. Điều chỉnh kịp thời giá đầu vào các công trình đầu tư từ ngân sách để bảo đảm đúng tiến độ. Rà soát, chấn chỉnh hoạt động đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn. Sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) trước khi nhân rộng. (2) Chính sách tiền tệ. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ - Ngân hàng nhà nước nắm chắc thông tin, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế, việc cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh doanh tiền tệ khác. Điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng hợp lý dư nợ tín dụng, khả năng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và kiềm chế lạm phát. Tăng cường công tác giám sát các tổ chức tín dụng, bổ sung các công cụ giám sát theo cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế để chủ động cảnh báo và xử lý tốt hơn những biến động trên thị trường tín dụng, tiền tệ. Quản lý chặt chẽ việc thành lập mới, việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ của các ngân hàng, các tổ chức tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước, các ngân hàng thương mại theo hướng đề ra những yêu cầu, tiêu chí theo thông lệ của nền kinh tế thị trường để các chủ thể kinh doanh tiền tệ phải thật sự lành mạnh, bảo đảm lợi ích của mình và của cả nền kinh tế. - Kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài và tỉ giá. Điều hành tỉ giá giữa VND với USD và các loại ngoại tệ nói chung với biên độ hợp lý. Sớm áp dụng các biện pháp quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) như nhiều nước đã áp dụng thành công. Tiếp tục có giải pháp tích cực, có hiệu quả, chống đô la hoá nền kinh tế.

(3) Quản lý thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản - Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn vay ngân hàng của các công ty để đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản; từng bước lành mạnh hoá hai loại thị trường này, khắc phục tình trạng đầu cơ, đẩy giá lên cao như thời gian qua. - Chỉ đạo, rà soát để những đơn vị có đủ điều kiện và năng lực kinh doanh chứng khoán hoạt động lành mạnh; kiên quyết không cho thành lập, hoạt động đối với những đơn vị không đủ điều kiện kinh doanh. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, cung cấp hàng hoá có chất lượng cho thị trường. - Sớm ban hành chính sách thuế chống đầu cơ bất động sản; các chính sách và thủ tục hành chính thông thoáng để thị trường chứng khoán và bất động sản phát triển một cách lành mạnh. (4) Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, chống đầu cơ, trục lợi nâng giá. Khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát và hạn chế nhập siêu. - Rà soát và có chính sách, giải pháp để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng chiến lược phục vụ cho sản xuất và đời sống, có kế hoạch chủ động nhập khẩu bù đắp thiếu hụt. Có cơ chế, chính sách để các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn kinh doanh các mặt hàng chủ lực của nền kinh tế được hình thành quỹ bảo hiểm rủi ro theo nguyên tắc thị trường, lấy lãi bù lỗ. Có biện pháp ngăn ngừa việc kinh doanh chồng chéo của những đơn vị này để tránh dẫn đến tăng cung, cầu giả tạo, cạnh tranh không lành mạnh, đẩy giá thị trường lên cao, sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả. Tăng cường hơn nữa vai trò nhà nước về quản lý giá, yêu cầu các doanh nghiệp chưa tăng giá một số mặt hàng chiến lược có ảnh hưởng tới giá cả chung trên thị trường, tới sản xuất và đời sống nhân dân (điện, xăng dầu, xi măng, sắt, thép, than, nước,...) cho đến khi kiểm soát được tình hình giá cả (ít nhất là đến hết tháng 6-2008, sau đó sẽ xử lý tiếp). Tăng cường các biện pháp kiểm soát, chống đầu cơ tích trữ, xử lý nghiêm khắc, kịp thời những trường hợp đầu cơ trục lợi, buôn lậu, lợi dụng tình hình để tăng giá, kiếm lời. Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong việc vận động, tổ chức các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cung cấp đủ hàng hoá, góp phần ổn định thị trường, giá cả. - Trước mắt, cần có chính sách và tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, duy trì và thúc đẩy được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu : nghiên cứu việc giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp xuất khẩu; điều hành chính sách tài chính, tiền tệ chủ động, linh hoạt, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có hợp đồng sản xuất, xuất khẩu có hiệu quả, đa dạng các hình thức thanh toán... Về lâu dài, cần có chiến lược, kế hoạch, cơ chế, chính sách để cơ cấu lại việc sản xuất hàng xuất khẩu, giảm nhanh xuất khẩu khoáng sản và giảm dần xuất khẩu sản phẩm nguyên liệu thô, hàng gia công lắp ráp, tăng xuất khẩu sản phẩm tinh chế, có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao; mở rộng quan hệ thương mại với các đối tác mới, các thị trường mới... - Quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các hoạt động nhập khẩu. Sử dụng các biện pháp không trái với các quy định của WTO để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm không nhất thiết phải nhập khẩu, nhất là việc nhập các mặt hàng xa xỉ (ô tô, rượu ngoại đắt tiền...), giảm tối đa việc nhập siêu. Thực hiện các biện pháp tổng hợp, nghiêm ngặt, đủ mạnh để chống nhập lậu, gian lận thương mại. (5) Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển đi đôi với việc tăng cường các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân - Triển khai tốt cơ chế, chính sách và hỗ trợ kịp thời những địa phương, nhân dân vùng gặp thiên tai, dịch bệnh để nhanh chóng khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống. Có chính sách khuyến khích đầu tư cho nông nghiệp, phát triển chăn nuôi, thu hút đầu tư vào khu vực nông thôn. - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản, công khai, minh bạch về thủ tục, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, giảm phiền hà, tiêu cực, tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn cho thu hút đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp. Có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng do giá nguyên, nhiên liệu tăng cao. Điều chỉnh kịp thời giá dự toán các công trình đang triển khai có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có khả năng phát huy hiệu quả nhanh để sớm hoàn thành và đưa vào hoạt động. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho những doanh nghiệp gặp khó khăn trong một thời hạn nhất định. - Tăng cường thực hiện các chương trình hỗ trợ người nghèo. Tiết kiệm chi tiêu, dành ngân sách và đẩy mạnh việc huy động từ các nguồn lực xã hội bổ sung cho các chương trình trợ giúp người nghèo, vùng nghèo bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Điều chỉnh lộ trình tăng lương sớm hơn theo đề án để giảm bớt khó khăn cho cán bộ, công nhân viên khu vực hành chính sự nghiệp, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp. (6) Đẩy mạnh công tác tư tưởng, chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền để thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về đánh giá tình hình, nguyên nhân, giải pháp; nêu cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của nhân dân trong việc khắc phục những khó khăn hiện nay Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ tình hình, những giải pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước, giữ vững niềm tin vào sự ổn định và phát triển của đất nước. Cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, các ngành, các địa phương quán triệt Kết luận của Bộ Chính trị, thống nhất nhận thức; theo chức năng, nhiệm vụ của mình, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo trong Kết luận của Bộ Chính trị, động viên các tầng lớp nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh; đồng tâm hiệp lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức trước mắt, tiếp tục đưa nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2008 và 5 năm 2006 - 2010 theo Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra. (Theo TTXVN) DIEM REN LUYEN Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định nội dung đánh giá, căn cứ đánh giá, thang điểm, khung điểm, phân loại kết quả và quy trình đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hệ chính quy (sau đây gọi chung là Quy chế rèn luyện).

Điều 2. Mục đích, yêu cầu. 1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên là việc làm thường xuyên ở các nhà trường. Quá trình đánh giá phải đảm bảo chính xác, công bằng, công khai và dân chủ. Điều 3. Nội dung đánh giá và thang điểm. 1. Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên là đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng học sinh, sinh viên theo các mức điểm đạt được trên các mặt: a. Ý thức học tập. b. Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường. c. Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội. d. Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng. e. Ý thức và kết quả tham gia phụ trách lớp học sinh, sinh viên, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường. 2. Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100. Hiệu trưởng các trường căn cứ vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường quy định các tiêu chí và mức điểm chi tiết phù hợp với các nội dung đánh giá và không vượt quá khung điểm quy định của Quy chế này.

Related Documents

Tl Shcd
October 2019 35
Tl
November 2019 48
Tl
October 2019 46
Tl Downbeat
May 2020 24
Tl-330_english.pdf
May 2020 26
Tl House
November 2019 21