Thach Tin

  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Thach Tin as PDF for free.

More details

  • Words: 3,346
  • Pages: 7
Hoang mang làng thạch tín Hằng ngày, người dân Thống Nhất vẫn sử dụng nước ao tù để sinh hoạt.

Trong 10 năm trở lại đây, số người chết do bệnh ung thư ở thôn Thống Nhất (xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây) đã lên đến 22 người. Có dòng họ có 8 người chết, thậm chí có gia đình 3 người con đều chết vì ung thư!

Đặt chân đến thôn Thống Nhất, xã Đông Lỗ, người ta dễ dàng nhận thấy bầu không khí hoang mang, lo lắng của người dân nơi đây. Kể từ khi thông tin về thạch tín xuất hiện, người dân luôn cảm thấy tai họa ung thư có thể đổ ụp xuống bất cứ lúc nào. Lâu lâu người dân Thống Nhất lại tiễn đưa láng giếng hay người thân sang thế giới bên kia vì căn bệnh quái ác này. 70% người chết do mắc bệnh ung thư Thôn Thống Nhất giống như một ốc đảo, nằm tách biệt với xung quanh bởi 3 nhánh của dòng sông Nhuệ. Chính vì vậy, từ bao đời nay, người dân trong thôn chỉ biết trông vào con sông này để lấy nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nhiều năm trở lại đây, sông Nhuệ cũng như sông Thị Vải ở phía Nam là nơi chứa nước thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của cả một vùng (Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam) nên ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Ngay cả nước giếng khoan cũng bị ngấm từ sông Nhuệ vào. Đứng bên bờ sông Nhuệ, tận mắt thấy cảnh cá chết phơi bụng lập lờ trên mặt sông, mùi hôi thối nồng nặc bao trùm cả vùng, đi cách xa gần 1 km vẫn còn ngửi thấy mùi. Hai bên bờ sông, sát mép nước đục ngầu, cỏ dại cũng chẳng thể sống nổi. Cùng với bầu không khí ô nhiễm, nhiều người dân chúng tôi được tiếp xúc đều bị lở loét chân tay, thậm chí cả trên mặt. Chị Nguyễn Thị Hới, có người thân mất vì ung thư, cho hay cứ mỗi vụ cấy là người dân trong thôn lại khổ sở vì những vết lở loét do cả ngày phải tiếp xúc với nước ở ruộng được bơm lên từ sông Nhuệ. Ông Nguyễn Ngọc Tựa, cán bộ UBND xã Đông Lỗ, cho biết bệnh tật như vậy nhưng người dân vẫn phải lấy nước sông Nhuệ tưới rau xanh và hậu quả là tỷ lệ người bị bệnh đường ruột và ngộ độc liên tục gia tăng. Thậm chí, theo người dân thôn Thống Nhất, rau được trồng ở địa phương, khi nấu chín ăn vẫn thấy đắng ngắt. Cũng theo ông Tựa, chỉ tính riêng từ năm 2000 đến nay, toàn thôn Thống Nhất đã có 7 người chết do bị ung thư, chiếm 33% tổng số người chết của thôn. Tính từ 10 năm trở lại đây, số người chết do bị ung thư đã lên đến 22 người (chủ yếu từ 42-55 tuổi), chiếm 70% số tử vong cả thôn (30 người).

Ông Tựa tâm sự, số người mắc bệnh ung thư chắc còn nhiều hơn vì 90% hộ gia đình trong thôn đều làm nghề nông, với mức thu nhập thấp, nhiều người biết mình đau yếu nhưng cũng bấm bụng chịu vì lo bữa ăn còn chật vật lấy đâu ra tiền đến bệnh viện. Tai họa chưa dừng lại ở đây, khi căn bệnh ung thư lại thường tập trung vào một số gia đình, dòng họ. Nhiều người phải bán hết của cải, vay mượn khắp nơi chạy chữa cho người thân. Điển hình là dòng họ Phạm Văn đã có 8 người chết vì ung thư với nhiều loại bệnh khác nhau như ung thư phổi, gan, dạ dày, họng... Thậm chí có gia đình mất cả 3 người con hoặc có những người mất cả bố lẫn mẹ, em mất chị, mẹ mất con, ông mất cháu... chỉ vì ung thư. Anh Phạm Văn Giang, một người dân trong thôn, kể tháng 6/2000, sức khỏe của mẹ anh giảm sút, đưa đến Bệnh viện K (Hà Nội) kiểm tra thì phát hiện bị ung thư vòm họng. Sau 15 ngày về nhà, mẹ anh qua đời (mới 44 tuổi). Sáu tháng sau, lại đến lượt bố của anh Giang cũng qua đời bởi căn bệnh ung thư dạ dày… Thạch tín trong nước sinh hoạt Trước tình trạng bệnh tật phổ biến, cuối năm 2005, UNICEF và Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường tỉnh Hà Tây đã về xã Đông Lỗ lấy mẫu xét nghiệm nguồn nước giếng khoan của hơn 100 hộ gia đình. Kết quả xét nghiệm cho thấy, gần 60% các mẫu có thạch tín (asen) đều vượt ngưỡng cho phép nhiều lần (thường từ 5 đến 6 lần). Điều đặc biệt, theo chủ tịch UBND xã Đông Lỗ Đoàn Phúc Đình, những giếng nước khoan càng sâu thì độ nhiễm thạch tín càng lớn. Trước sự hoang mang của người dân, chính quyền địa phương đã phải vận động người dân thôi sử dụng nước giếng khoan cho sinh hoạt bằng nước mưa, giếng đào hoặc xây dựng các bể lọc nước. Với bể lọc đúng quy cách có thể xử lý được tới 90% thạch tín trong nước. Tuy nhiên, theo ông Đình, do điều kiện kinh tế, hầu hết các hộ dân đều không thể xây dựng các bể lọc nước theo đúng tiêu chuẩn. Hiện tại, vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp mắc bệnh ung thư tại thôn Thống Nhất có phải do sử dụng nguồn nước ô nhiễm thạch tín hay không nhưng theo bác sĩ Hoàng Văn Minh, bộ môn da liễu, ĐH Y Dược TP HCM, có hai yếu tố tạo điều kiện cho sự khởi phát ung thư da, thường gặp nhất là tia tử ngoại và thạch tín. Theo bác sĩ Minh, thạch tín là một chất rất độc, nếu sử dụng liều cao có thể gây chết người. Trong nông nghiệp, hiện nay thạch tín vẫn được sử dụng trong thuốc trừ sâu, đã có một số trường hợp bệnh nhân phong sử dụng thuốc trừ sâu bị ung thư da, có thể do tiếp xúc qua tay hoặc hít phải. Sử dụng nước thạch tín sẽ bị ung thư Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), việc sử dụng nước nhiễm thạch tín về lâu dài cũng gây nguy cơ ung thư cao hơn bất cứ một chất gây ô nhiễm nào khác có trong

nước. Hằng ngày sử dụng nước với mức nhiễm thạch tín thấp cũng gia tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang, phổi và da, và nếu mức ô nhiễm cao thì sẽ vô cùng độc hại. Trong khi việc loại bỏ chì khỏi nước tương đối dễ thì việc loại bỏ thạch tín khó khăn hơn và tốn kém hơn. Phần tử này xâm nhập vào hệ thống cấp nước từ các lớp trầm tích tự nhiên dưới lòng đất hoặc thông qua ô nhiễm nông nghiệp hay công nghiệp.

Với hơn 3 triệu giếng khoan bị nghi đã nhiễm thạch tín (arsenic), gần 80 triệu người bị đe doạ về sức khoẻ; những việc Chính quyền Bangladesh phải làm để giải quyết hậu hoạ là vô cùng nan giải. Điều trớ trêu là cuộc khủng hoảng nước dùng nhiễm thạch tín ở Bangladesh lại là kết quả của một chương trình cung cấp nước sạch. Trong vòng hơn 30 năm qua, Chính phủ Bangladesh phối hợp với UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) đã thành công trong việc hướng dẫn dân chúng không sử dụng nguồn nước bề mặt như một nguồn gây bệnh tả và các bệnh dịch nguy hiểm khác. (Chính nguồn nước bề mặt này mỗi năm đã gây hại cho hơn 200 nghìn trẻ em). Họ đã giúp dân làng khoan hàng triệu giếng để lấy nước ngầm; hàng chục triệu người đã sử dụng nước ở những giếng này trong thời gian hàng chục năm mà không hề nghi ngờ chất lượng nước. Mãi đến năm 1983, khi những trường hợp thương tổn về da được phát hiện, người ta mới nhận ra một thảm hoạ thạch tín

Dấu hiệu bệnh do dùng nước nhiễm độc thạch tín ở chân, tay người sử dụng.

đang đe doạ người dân nước này. Với thời gian sử dụng nước nhiễm thạch tín dài và sử dụng trên diện rộng, hậu quả của chất độc này đối với sức khoẻ con người tại Bangladesh đã hiển hiện rất rõ trên cơ thể hàng chục triệu người. Theo tiến sĩ Alan Smith - nhà vệ sinh dịch tễ học Mỹ, người được WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) cử sang Bangladesh để điều tra về vấn đề này, con số người chết vì nước giếng khoan nhiễm độc ở đây có thể đã lên đến hàng trăm nghìn, trong khi hàng chục triệu người khác vẫn sử dụng các giếng nhiễm độc như một nguồn cung cấp nước chính.

Vấn đề mà Chính phủ Bangladesh phải giải quyết không hề đơn giản. Bên cạnh việc nâng cao dân trí, công tác cung cấp nước sạch cũng gặp rất nhiều trở ngại. Các biện pháp được đưa ra hầu như chưa thực sự có hiệu quả đã làm quá trình giải quyết vấn đề trở nên rất chậm chạp. Mặc dù có sự trợ giúp trực tiếp của UNICEF, UNDP (Cơ quan Phát triển Liên hợp quốc), UNEP (Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc) và WB (Ngân hàng Thế giới), thảm hoạ nhiễm độc thạch tín ở Bangladesh vẫn là một vấn nạn của thế giới hiện đại. Thảo Nhi tổng hợp

Tử thần trong nước Các biểu hiện nhiễm độc lâm sàng mạn tính do nhiễm thạch tín trong nước uống được các chuyên gia y tế phân thành 4 giai đoạn: + Tiền lâm sàng - chưa có biểu hiện tổn thương thực thể nhưng đã có thể phát hiện được thạch tín trong các mẫu nước tiểu và mô cơ thể. + Lâm sàng - sự ảnh hưởng bắt đầu xuất hiện trên da, hay gặp nhất là ở dạng da cơ thể có bầm tím tay chân, trường hợp nặng có biểu hiện hoá sừng tại da bàn tay và lòng bàn chân, mặt xám, tóc rụng, đau mắt, đau tai, đi đứng loạng choạng (WHO ước tính giai đoạn này xuất hiện sau 5-10 năm dùng nước nhiễm thạch tín). + Biến chứng - gan, thận, lách sưng to, cơ thể có viêm giác mạc, viêm phế quản, đái tháo đường. + Giai đoạn cuối: Ung thư và chết. T.N - A.T tổng hợp

Nước ngầm nhiễm thạch tín Kết quả của cuộc khảo sát của UNICEF cho thấy 3 xã: Hòa Hậu, thị trấn Vĩnh Trụ (huyện Lý Nhân) và Bồ Đề (huyện Bình Lục) là những nơi có nồng độ thạch tín cao nhất của Hà Nam. Đặc biệt, tại xã Hòa Hậu, mẫu nước được xét nghiệm có độ nhiễm thạch tín cao tương đương với Bangladesh, nước được coi là có nồng độ nhiễm thạch tín cao nhất trên thế giới!. Theo kết quả xét nghiệm của UNICEF và một số tổ chức nghiên cứu thì tại các xã Hòa Hậu, Vĩnh Trụ, Bồ Đề có 94,4% số giếng khoan có độ nhiễm thạch tin cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Trong đó có 62% số giếng khoan ở Hà Nam có nồng độ thạch tín 0,05mg/l, cao gấp 5 lần cho phép theo tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch Việt Nam. Các kết quả khám, xét nghiệm cho người nghi là mắc bệnh do nhiễm thạch tín cũng đưa ra những con số giật mình: Có đến 28,3% số người bị bệnh về da (trung bình cả nước là 3 – 5%), tỷ lệ ung thư các bộ phận tiêu hóa, tiết niệu cao hơn

các dạng ung thư khác, trong đó ung thư phổi chiếm ưu thế, 31 trường hợp thiếu máu, 28 người liên quan đến nhiễm thạch tín mãn tính. Trưởng trạm y tế xã Hòa Hậu, anh Trần Duy Đoàn cho biết: “Trong xã số người mắc bệnh về da khá đông. Chúng tôi không đủ khả năng kết luận nguyên nhân. Nhưng các dấu hiệu phổ biến của bệnh nghi là do nhiễm thạch tín như: ngứa, sừng hóa, chai cứng da… ở rất nhiều người là đáng lo ngại”. Chúng tôi đã đến gặp anh Trần Duy Trường ở xóm 10 xã Hòa Hậu, một người có triệu trứng bệnh nghi là do nhiễm thạch tín. Ở mắt cá chân và xung quanh có những điểm nổi cộm, dồn lên thành từng cục lớn. Gần đây xuất hiện các nút nhỏ ở tay, trông như nút xám bã chè nhưng lại nổi cộm hẳn lên trên bề mặt da. Còn anh Trần Duy Năm ở xóm 16 xã Hòa Hậu không dám cho chúng tôi chụp anh, bởi “tôi sợ lên báo, người ta ngại uống nước quán tôi vì sợ nguồn nước có vấn đề”. Rồi anh cho chúng tôi xem 2 Bàn chân anh Trần Duy Trường bàn chân bị nghi là “sừng hóa”. Da chân bị sần lên thành từng mảng. Mỗi lần tắm, anh đều thấy nó bở ra, lấy tay cạo thì nó mỏng đi cho nên anh vẫn thường xuyên cạo cho da mỏng bớt. Dưới gót cả 2 chân đều bị lở ra từng mảng. Riêng chân phải, có thêm vài nút đỏ bị khoét sâu vào trong chân. Anh gọi những nút đó là “mắt cá”. Trong danh sách những người nghi mắc bệnh vì nhiễm độc thạch tín do anh Đoàn (trạm trưởng y tế xã Hòa Hậu) cung cấp, có khoảng hơn chục người mắc các bệnh gần tương tự như vậy. Trong đó các bệnh về da như ngứa ngáy lâu ngày… chiếm đa số. Ngoài ra lòng bàn chân, bàn tay có dấu hiệu chai sần. Có người gãi tróc cả da thịt vì ngứa.

Ngộ độc do nước bị nhiễm thạch tín

Nhiều giếng khoan có nồng độ thạch tín cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng - Ảnh: Google

Một khảo sát của UNICEF với 12.461 mẫu phân tích từ các giếng khoan ở 12 tỉnh cho biết, hàng chục triệu người Việt Nam đang phải sử dụng nước sinh hoạt và ăn uống lấy từ tầng nước ngầm bị ô nhiễm thạch tín (asen). Thống kê ban đầu cho biết khoảng 10 triệu người ở Việt Nam có nguy cơ bị bệnh do tiếp xúc với asen và ô nhiễm asen ở miền Bắc cao hơn miền Nam. Hiểm họa bệnh tật

Theo từ điển Bách khoa dược học, thạch tín là tên gọi thông dùng chỉ nguyên tố asen, và cả hợp chất ôxít hóa As2 O3 - màu trắng, dạng bột, tan được trong nước, rất độc. Asen có trong đất, đá, các trầm tích được hình thành từ nghìn năm trước, với nồng độ khác nhau. Asen làm thay đổi cân bằng hệ thống enzim của cơ thể, tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh.

Nếu bị ngộ độc asen cấp tính sẽ có biểu hiện: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh. Nếu bị nhiễm độc asen từ từ ở mức độ thấp, mỗi ngày một ít sẽ gây: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, da mặt xám, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư, rối loạn cảm giác về sự di động và ảnh hưởng đến thai nhi. Người uống nước ô nhiễm asen lâu ngày sẽ có các đốm sẫm màu trên thân thể hay ở đầu các chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hóa da (thường xuất hiện ở tay, chân, lòng bàn tay, gan bàn chân - phần cơ thể cọ xát nhiều hoặc tiếp xúc ánh sáng nhiều, có thể dẫn đến hoại tử, rụng dần từng đốt ngón chân), gây xạm và mất sắc tố, bệnh Bowen (biểu hiện đầu tiên là một phần cơ thể đỏ ửng, sau đó bị chảy nước và lở loét). Tình trạng nhiễm độc asen lâu ngày (sau 15 - 20 năm) có thể gây ung thư hoặc viêm răng, khớp, gây bệnh tim mạch, cao huyết áp, các bệnh ngoài da... Nguy cơ nhiễm thạch tín trên cả nước Các điều tra sơ bộ ở một số địa phương cho thấy, hàm lượng asen trong nước ngầm ở nhiều nơi như sông Hồng, Quỳnh Lôi (Hà Nội), Lâm Thao (Phú Thọ), Lý Nhân (Bình Lục, Hà Nam) vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nước ăn uống và sinh hoạt. Việc cảnh báo nhiễm độc từ nước giếng khoan cho khoảng 10 triệu người đang sử dụng là rất cần thiết. Việt Nam đã được đánh dấu trên bản đồ ô nhiễm asen của thế giới. Điều nguy hiểm là asen không gây mùi khó chịu khi có mặt trong nước, cả khi ở hàm lượng có thể gây chết người, nên không thể phát hiện. Bởi vậy, các nhà khoa học còn gọi asen là "sát thủ vô hình". Giải pháp loại thạch tín ra khỏi nước ngầm Theo Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dùng phương pháp ôxy hóa thông thường và ánh sáng mặt trời có thể loại trừ được các tạp chất, đặc biệt là asen ra khỏi nước ngầm. Chỉ cần dùng phương pháp lọc bằng cách cho nước thô đi qua khối vật liệu bằng cát, than hoạt tính, vải lọc để giữ lại các chất bẩn như bùn, sét, các hạt hữu cơ, các hợp chất kết tủa của sắt và măng-gan, vi khuẩn và asen. Các gia đình phải dùng nước giếng khoan nên xử lý bằng phương pháp sục khí, bồn lắng, lọc..., vừa để khử sắt, vừa loại bỏ được asen trong nước. Kết quả điều tra cho thấy, tại 80% gia đình sử dụng bể lọc đúng tiêu chuẩn, chất lượng nước được cải thiện đáng kể về độ trong và vị. Nếu bị nhiễm độc Trong trường hợp đã bị nhiễm độc asen, muốn giảm bớt các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần được đảm bảo chế độ ăn uống thật tốt, giảm protein, bổ sung các vitamin để giúp cơ thể thải asen nhanh hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể dùng thuốc giúp gan thải

asen ra khỏi cơ thể như thuốc DMPS và DMSA. Tuy nhiên, phải có sự hướng dẫn của bác sĩ vì đây là những loại thuốc có thể gây ra nhiều phản ứng phụ. Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện đang soạn thảo đề án quốc gia "Giảm thiểu tác hại của arsenic trong nguồn nước sinh hoạt ở VN". Đề án sẽ ưu tiên giải quyết cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và một số vùng núi, vùng mỏ. Các biện pháp đang được áp dụng hiện nay như lọc bể cát, dùng giàn mưa khá hiệu quả trong việc loại bỏ thạch tín.

Chúng tôi đã nghiên cứu, khảo sát hiện trạng nhiễm asen trong nước ngầm khu vực ở Hà Nội liên tục từ năm 1998 và đến nay công bố. Các kết quả cho thấy có khoảng 30% điểm giếng khảo sát có mức độ nhiễm asen trên 0,05 mg/lít, còn ở mức vượt trên ngưỡng cho phép 0,01 mg/lít thì có tới 50%.

Related Documents

Thach Tin
October 2019 7
Thach
November 2019 6
Tin
October 2019 27
Tin
May 2020 17
Tin
May 2020 14