Tang truong kinh te Tăng trưởng kinh tế VN vẫn vững chắc năm 2007 chủ yếu nhờ nguồn thu từ xuất khẩu phi dầu khí, đầu tư và tiêu dùng tư nhân. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đối với các nền kinh tế Đông Á, trong đó có VN là không đáng kể. Đó là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo cập nhật mới nhất về Đông Á & Thái Bình Dương, công bố hôm 15.11. Vốn nước ngoài tăng mạnh Theo đánh giá của WB, GDP của VN tăng 8,3% trong 9 tháng đầu năm 2007. Đầu tư và tiêu dùng trong nước tăng trưởng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng gần 23% đến tháng 9.2007. Cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng lên 10,2 tỉ USD năm 2006 và 9,6 tỉ USD trong 9 tháng đầu năm 2007, tăng 38% so với năm ngoái. Tỉ lệ giải ngân FDI tăng 20% đến tháng 9.2007, chiếm khoảng 6,8% GDP. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng nhanh (tăng 19,4% năm), mặc dù xuất khẩu dầu thô giảm 10% do hạn chế về năng lực sản xuất. Nhập khẩu tăng 30% tính đến tháng 9.2007 do nhu cầu đầu tư tăng và nhu cầu nhập khẩu đầu vào của quá trình mở rộng sản xuất công nghiệp. Sự tăng trưởng nhanh của nhập khẩu dẫn đến tỉ lệ thâm hụt thương mại cao, dự tính đạt 7% GDP năm 2007. Thâm hụt tài khoản vãng lai dự kiến đạt 3% GDP trong năm nay so với mức 0,3% năm 2006. Tuy nhiên, tình hình cán cân thanh toán vẫn ổn định và sự thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp chủ yếu bởi nguồn FDI không tạo nợ, viện trợ phát triển chính thức và nguồn thu của khu vực tư nhân. Nguồn đầu tư gián tiếp cũng tăng nhanh năm 2006 và đầu năm 2007 do thị trường vốn phát triển nhanh. Nguồn dự trữ ngoại tệ đã tăng nhanh từ mức 8,6 tỉ USD năm 2005 lên 11,5 tỉ USD năm 2006 và dự kiến đạt trên 20 tỉ USD vào cuối năm 2007. Nợ nước ngoài chiếm 31% GDP theo tỉ lệ danh nghĩa và 22% theo tỉ lệ thực. Hiện nay, VN vẫn là một nước có mức rủi ro thấp về nợ nước ngoài. Bài toán lạm phát Lạm phát đã tăng lên trong những tháng gần đây, gây ra tranh luận mạnh trong giới hoạch định chính sách về các giải pháp đối phó phù hợp. Do nền kinh tế VN có độ mở cao và chính sách tỉ giá hiện hành gắn vào USD, lạm phát tăng một phần do mức giá hàng hoá trên thị trường quốc tế tăng lên. Khối lượng vốn lớn như FDI, kiều hối, đầu tư gián tiếp và ODA đã buộc NHNN phải mua một khối lượng lớn ngoại tệ để bình ổn tỉ giá nhưng cũng dẫn đến tăng nguồn cung tiền. Chính phủ đã cố gắng giảm điều này thông qua việc phát hành trái phiếu ngắn hạn nhưng mức lãi suất không đủ hấp dẫn để chính sách này phát huy tác dụng. VN là một nước có mức sinh hoạt rẻ so với thế giới và sự tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ gắn liền với việc tăng tỉ giá. Đặc biệt nguồn thu từ lao động sẽ tăng nhanh hơn CPI, tạo sức ép đối với chi phí lao động. Với một chính sách tỉ giá gắn với USD thì sự tăng trưởng tỉ giá thực có thể xuất hiện thông qua giá cả trong nước cao. Điều này tạo một mức sàn đối với lạm phát thậm chí trong khuôn khổ của một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.
TTCKVN:P/E không bất thường TTCKVN đã phát triển nhanh trong 2 năm qua và đến cuối tháng 9.2007, số các Cty niêm yết đã tăng lên 206, tổng giá trị TTCK vượt mức 22 tỉ USD, tương đương với 32,4% GDP, vẫn thấp hơn Âận Độ (45%) hoặc Trung Quốc (70%). Liệu thị trường có được định giá quá cao hay không là một vấn đề gây tranh cãi sôi nổi. Mức giá so với thu nhập mỗi CP (P/E) không cao bất thường đối với một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và có xu hướng bị thổi phồng do các dữ liệu về lợi nhuận thường đến muộn hơn thực tế. Lợi nhuận của các Cty niêm yết đã tăng rất nhanh. Sau một giai đoạn tăng nhanh, đến tháng 3/2007, thị trường hiện nay đã đi vào ổn định. Việc niêm yết một số Cty nhà nước và NHTM trong những tháng tới có thể tạo sức ép giảm giá. Chính phủ đang cân nhắc thời điểm niêm yết trong thời gian tới do lo ngại giá CK giảm sút mạnh. Các NĐTNN vẫn chủ yếu là mua vào song số lượng giảm đi. Do xu hướng giảm nhiệt của thị trường nên các biện pháp kiểm soát vốn đã được thực hiện trước đây có thể sẽ không được thực hiện nữa. Tuy nhiên, yêu cầu về công khai chặt chẽ hơn, bảo vệ NĐT tốt hơn và nâng mức room cho các NĐTNN có thể là cần thiết để duy trì động lực phát triển. 2Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố bản báo cáo mang tên “Việt Nam: Tăng trưởng cao, lạm phát cao”. Bản báo cáo đã đưa ra những dự báo về tốc độ phát triển kinh tế cũng như những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt. Theo nhận định của các chuyên gia Standard Chartered, Việt Nam đang phát triển bền vững nhờ sự tăng trưởng của các thành tố như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư. VN sẽ tiếp tục phát triển Bản báo cáo dự báo rằng với những thay đổi về cơ cấu, các nhân tố tuần hoàn cùng chính sách phát triển tập trung, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong quý II/2007. Mức tăng trưởng GDP có thể tăng từ 7,9% trong quý I lên 8,2% cho cả năm 2007 và đạt mức 8,6% vào năm 2008. Báo cáo cũng cho biết “Việc tái đắc cử của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa qua sẽ thúc đẩy cải cách và phát triển các chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đoái của Việt Nam. Cùng với sự tăng trưởng mạnh của xuất khẩu và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cải cách sẽ góp phần thúc đẩy Việt Nam phát triển trong thời kỳ hậu gia nhập WTO”. Việc Việt Nam gia nhập WTO và thiết lập Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Hoa Kỳ đã mang lại một mức tăng trưởng nhất định trong xuất khẩu và thu hút vốn. Theo ước tính ban đầu của Chính phủ, xuất khẩu trong vòng 7 tháng đầu năm
2007 tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đầu là các ngành dệt, may mặc, cà phê và linh kiện điện tử. Các cam kết vốn FDI tăng 74%, đạt 3,9 tỉ USD nửa đầu năm 2007, hơn một nửa trong số đó được đầu tư vào sản xuất và 20% được đầu tư cho du lịch. FDI có thể đạt 10 tỉ USD trong cả năm nay, bằng một nửa tổng số vốn đầu tư trong vòng 6 năm qua. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng được hỗ trợ bởi sự phát triển tuần hoàn của tiêu dùng và đầu tư. Trong những năm gần đây, đầu tư và mức tiêu dùng cá nhân đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng của GDP, và có chiều hướng tiếp tục phát triển do vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tăng mạnh và các chính sách tiền tệ hỗ trợ tương xứng. Tăng trưởng thấp so với dự kiến Bên cạnh đó, các chuyên gia của Standard Chartered cũng nêu ra một số thách thức đối với nền kinh tế của Việt Nam. Bản báo cáo đã trích dẫn lời Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trong một bài phát biểu ngày 19/7 đã chỉ ra rằng: một trong những thách thức lớn nhất của nền kinh tế hiện nay là tăng trưởng thấp hơn dự kiến. Các chuyên gia của Standard Chartered đã nêu ra hai nguyên nhân để lý giải về tình trạng này. Đó là do mức nhập khẩu mạnh từ việc nhu cầu cao của thị trường trong nước đã phát triển nhanh hơn xuất khẩu của Việt Nam, dẫn tới thâm hụt thương mại 5,5 tỉ USD trong 7 tháng đầu năm 2007, lớn hơn mức thâm hụt thương mại 4,8 tỉ USD trong cả năm 2006. Do vậy, điều này đã làm giảm tăng trưởng GDP cùng kỳ xuống 7,9% nửa đầu năm 2007, thấp hơn mục tiêu 8,5% của Chính phủ đề ra. Lý do thứ hai là tỉ lệ lạm phát và các chỉ số tăng trưởng tiền tệ của Việt Nam hiện đã cao hơn so khu vực. Bình quân lạm phát trong nửa đầu 2007 là 7% và hiện đang có chiều hướng gia tăng với tỉ lệ lạm phát chỉ số tiêu dùng trong tháng 7/2007 là 8,4%. Các chuyên gia của Standard Chartered đã đưa ra dự đoán đáng chú ý về tỉ lệ lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới, theo đó sẽ đạt mức trung bình 7,5% trong năm 2007 và 8% trong năm 2008. Quan điểm của Standard Chartered cho rằng xu hướng gia tăng giá cả thực phẩm trên toàn cầu cũng sẽ góp phần gây ra “lạm phát do chi phí đẩy” tại Việt Nam và tăng trưởng kinh tế nhanh cũng là nhân tố gia tăng lạm phát. Điều này tạo ra thách thức cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong định hướng chính sách và kĩ năng quản lý khả năng thanh khoản. Bản báo cáo thừa nhận thực tế thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực áp dụng các biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.
Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu tăng gấp đôi lượng tiền dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng từ 4-5% lên 8-10% để hạn chế tăng trưởng tín dụng, tăng lãi suất cơ bản từ 7,8% lên 8,25% từ tháng 12/2005, áp dụng các nghiệp vụ thị trường mở để kiểm soát lượng thanh khoản hàng ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Standard Chartered, để kiềm chế lạm phát có hiệu quả và quản lý việc đồng Việt Nam đang yếu đi, cần phải có những điều chỉnh cứng rắn hơn để giải quyết vấn đề. AAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAA lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả". GIA TRI THI TRUONG