Tai+lieu+soan+chi+tiet+on+thi+tnpt+theo+huong+dan+cua+bo+sinh+hoc

  • July 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tai+lieu+soan+chi+tiet+on+thi+tnpt+theo+huong+dan+cua+bo+sinh+hoc as PDF for free.

More details

  • Words: 19,436
  • Pages: 31
TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

1

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP LỚP 12 MÔN SINH HỌC Năm học 2008 – 2009 I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN Chương 1: Biến dị 1. Thường biến. Mức phản ứng. 2. Đột biến. Nguyên nhân chung của các dạng đột biến. Cơ chế phát sinh từng dạng đột biến Loại đột biến gen nào không di truyền qua thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính? Bộ ba nào có thể đột biến trở thành bộ ba vô nghĩa bằng ácch chỉ thay thế một bazơ? 3. Phân biệt thường biến và mức phản ứng cho ví dụ minh hoạ. 4. Đột biến gen. Hậu quả của đột biến gen cấu trúc. Hãy nêu những hậu quả khác nhau có thể có được của một đột biến gen đối với một prôtêin. Cho ví dụ minh hoạ? 5. Các dạng đột biến cấu trúc NST. Cơ chế phát sinh và hậu quả của từng dạng. 6. Cơ chế phát sinh thể dị bội. Hậu qủa thể dị bội ở NST giới tính của người. Đặc điểm của người bị hội chứng Đao. Cơ chế phát sinh và đặc điểm thể đa bội chẵn, thể đa bội lẻ. 7. So sánh thường biến với đột biến. Vai trò của thường biến và đột biến trong chọn giống và trong tiến hoá. 8. Bài tập. Chương 2: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống 1. Kỹ thuật di truyền. Trình bày sơ đồ kĩ thuật cấy gen và nêu vài ứng dụng trong việc sản xuất các sản phẩm sinh học. 2. Phương pháp tạo các đột biến thực nghiệm bằng các tác nhân vật lí, hoá học, hướng sử dụng các đột biến thực nghiệm trong chọn giống vi sinh vật và thực vật. 3. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hoá giống? Kiểu gen như thế nào thì tự thụ phấn sẽ không gây thoái hoá? Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết vào mục đích gì? 4. Ưu thế lai. Phương pháp tạo ưu thế lai, vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng? Vì sao ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ? 5. Lai kinh tế. Nêu vài thành tựu lai kinh tế ở nước ta. Vì sao không nên dùng con lai kinh tế để nhân giống? 6. Phân biệt lai cải tiến giống với lai tạo giống mới. Cho ví dụ. 7. Lai xa là gì? Vì sao cơ thể lai xa thường bất thụ? Phương pháp khắc phục hiện tượng bất tụ ở con lai xa. Hướng ứng dụng lai xa trong chọn giống động vật và thực vật? 8. Chọn lọc hàng loạt với chọn lọc cá thể (cách tiến hành, phạm vi ứng dụng, ưu nhược điểm). 9. Phương pháp lai tế bào. ứng dụng và triển vọng. 10. Bài tập. Chương 3. Di truyền học người 1. Nêu những ví dụ để chứng minh loài người cũng tuân theo các quy luật di truyền, biến dị như ở các loài sinh vật. 2. Phương pháp nghiên cứu phả hệ. Cho ví dụ vận dụng phương pháp này trong nghiên cứu di truyền người. 3. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. Cho ví dụ vận dụng phương pháp này trong nghiên cứu di truyền người. 4. Phương pháp nghiên cứu tế bào. Cho ví dụ. 5. Vì sao trong nghiên cứu di truyền phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau? Tại sao không thể áp dụng các phương pháp lai giống, gây đột biến đối với người? Khả năng phòng và chữa các tật và bệnh di truyền. Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

2

6.Bài tập. Chương 4: Sự phát sinh sự sống 1. Quan niệm hiện đại về cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống và những dấu hiệu cơ bản của hiện tượng sống. 2. Quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống. Chương 5: Sự phát triển của sinh vật 1. Nêu rõ đặc điểm của sinh giới ở các đại Nguyên sinh. Cổ sinh, Trung sinh và Tân sinh. Qua đó rút ra những nhận xét về sự phát triển của sinh giới. 2. Hãy phân tích các sự kiện sau: a. Lí do khiến bò sát khổng lồ bị tuyệt diệt ở kỉ thứ ba b. Sự di cư từ nước lên cạn của động vật, thực vật ở kỷ thứ tư c. Sự xuất hiện và phát triển của thực vật hạt kín d. Sự xuất hiện và phát triển của thú có nhau thai e. Sự xuất hiện và phát triển của các dạng vượn người Chương 6: Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá 1. Quan niệm của Lamac và của Đacuyn về nguyên nhân và cơ chế tiến hoá, về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi và quá trình hình thành loài mới. Tồn tại chung của các quan niệm trên. 2. Quan niệm giữa học thuyết tiến hoá tổng hợp và thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính về các nhân tố tiến hoá và cơ chế của quá trình tiến hoá. Những đóng góp mới của hai thuyết tiến hoá này. 3. Quần thể là gì? Dấu hiệu đặc trưng của một quần thể giao phối. Phát biểu nội dung định luật Hacđi - Vanbec và chứng minh xu hướng cân bằng thành phần các kiểu gen trong một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,64AA + 0,32 Aa + 0,04aa = 1. Định luật Hacđi - Vanbec có ý nghĩa gì về mặt tiến hoá. Bài tập. 4. Vai trò của quá trình đột biến và quá trình giao phối trong tiến hoá. 5. Thuyết tiến hoá hiện đại đã phát triển quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên như thế nào? Vì sao chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất? Quan niệm của M.Kimura về vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá ở cấp phân tử? 6. Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi chịu sự chi phối của những nhân tố nào? Vai trò của mỗi nhân tố đó? Phân tích một ví dụ. Quan niệm hiện đại đã bác bỏ quan niệm thích nghi trực tiếp của Lamac, củng cố và phát triển quan niệm của Đacuyn như thế nào? 7. Quan niệm hiện đại về loài và bản chất của quá trình hình thành loài mới. Trình bày phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, con đường lai xa và đa bội hóa. Phân tích vai trò của điều kiện địa lí của cách li địa lí và vai trò của quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí. Minh hoạ bằng một ví dụ. 8. Quá trình phân li tính trạng đã giải thích sự hình thành các nhóm phân loại và nguồn gốc chung của các loài như thế nào. Các hướng tiến hoá chung của sinh giới. Vì sao ngày nay vẫn tồn tại những nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh những nhóm sinh vật có tổ chức cao? Chương 7: Sự phát sinh loài người 1. Những bằng chứng về nguồn gốc của loài người từ động vật. Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật. 2. Những đặc điểm khác nhau giữa người với các vượn người ngày nay. Từ sự so sánh trên có thể rút ra kết luận gì? Những biến đổi nổi bật trên cơ thể qua các dạng hoá thạch từ vượn người hoá thạch đến người đương đại. Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

3

3. Những sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người. Vai trò của các nhân tố sinh học và các nhân tố xã hội trong quá trình đó. II.NHỮNG KĨ NĂNG CƠ BẢN 1. Kỹ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học. 2. Kỹ năng thực hành sinh học. 3. Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn 4. Kỹ năng học tập: HS thành thạo các kĩ năng học tập đặc biệt là kĩ năng tự học (biết thu thập, xử lí thông tin, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo).

1. 2. 3. 4. 5. 6. 7.

Căn cứ vào cấu trúc đề thi do Cục KT&KĐCLGD đề xuất Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình không phân ban Biến dị [11] Ứng dụng di truyền học vào chọn giống [9] Di truyền học người [2] Sự phát sinh sự sống [2] Sự phát triển của sinh vật [2] Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá [12] Phát sinh loài người [2]

GỢI Ý ÔN TẬP CHƯƠNG I - BIẾN DỊ ĐỘT BIẾN GEN I. Các khái niệm a. Đột biến : - Là những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN), hoặc cấp độ tế bào (NST) - Nguyên nhân gây ra các dạng đột biến(ĐBG, ĐBNST) nói chung: + Bên ngoài: Các tác nhân vật lý như tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt.. Các tác nhân hóa học như các loại hóa chất độc hại. + Bên trong: Rối loạn trong các quá trình sinh lý, sinh hóa của tế bào. - Cơ chế phát sinh chung các dạng đột biến : Dạng đột biến Đột biến gen

Đột biến cấu trúc NST

Mất đoạn Đảo đoạn Lặp đoạn

Cơ chế phát sinh đột biến ADN bị chấn thương hoạc sai sót trong quá trình tự sao( mất, thêm, thay thế, đảo vị trí các cặp nu). NST bị đứt một đoạn NST bị đứt một đoạn . Đoạn bị đứt quay 1800 rồi gắn vào NST. NST tiếp hợp không bình thường, trao đỏi chéo không cân giữa các crômatit. Đứt một đoạn NST. Đoạn bị đứt được gắn vào một vị trí khác trên NST hoặc các NST trao đổi đoạn bị đứt. Một hay một số cặp NST không phân li. Toàn bộ các cặp NST không phân li.

Chuyển đoạn Thể đa bội Đột biến số lượng NST Thể dị bội b. Thể đột biến : - Cá thể mang đột biến đã được biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. c. Biến dị tổ hợp: - Sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố và mẹ. II. Đột biến gen 1. Định nghĩa

Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

4

a. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp Nu, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN. 2. Các dạng ĐBG: Thường gặp các dạng: Mất 1 hoặc một số cặp Nu Thêm 1 hoặc một số cặp Nu Thay 1 hoặc một số cặp Nu Đảo vị trí giữa 2 hay một số cặp Nucleotit. 3. Cơ chế phát sinh ĐBG: + Các tác nhân đột biến: - gây rối loạn quá trình tự sao của ADN - hoặc làm đứt ADN - hoặc nối đoạn bị đứt vào ADN ở vị trí mới + Sự biến đổi lúc đầu xảy ra ở 1 nucleotit trên 1 mạch tiền đột biến. - Nếu được enzim sửa chữa  trở lại trạng thái ban đầu  hồi biến - Nếu không được sửa chữa, ở lần tự sao tiếp theo, Nucleotit lắp sai sẽ liên kết với Nu bổ sung với nó  phát sinh đột biến gen.

Tần số ĐBG phụ thuộc vào: + Loại tác nhân đột biến, cường độ, liều lượng của tác nhân + Đặc điểm cấu trúc của gen: • có gen với cấu trúc bền vững " ít bị đột biến • có gen dễ bị đột biến " sinh ra nhiều alen. III. CƠ CHẾ BIỂU HIỆN RA KIỂU HÌNH CỦA ĐBG: - Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được "tái bản" qua cơ chế tự nhân đôi của ADN. 1. Đột biến giao tử: - Là ĐB phát sinh trong giảm phân, xảy ra ở 1 tế bào sinh dục, qua thụ tinh đi vào 1 hợp tử , truyền qua thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính: ▪ Đột biến trội  biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. ▪ Đột biến lặn : * Không biểu hiện  nằm trong cặp gen dị hợp  tồn tại trong quần thể * Qua giao phối, gặp tổ hợp đồng hợp lặn  biểu hiện ra kiểu hình. * Còn được biểu hiện ở thể đơn bội a a * Hoặc gen liên kết với giới tính (X Y hoặc XY ) 2. Đột biến xôma: - Là đột biến xảy ra trong nguyên phân, phát sinh ở 1 tế bào sinh dưỡng  nhân lên thành mô.

A

ADN ban đầ u

T

T

5- Brôm Uraxin

Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

5

+ ĐB trội: biểu hiện ở một phần cơ thể  Thể khảm VD: Ở cừu, những con lông trắng có chùm lông màu xám ở lưng hoặc ở bụng. + ĐB lặn: không biểu hiện  mất đi lúc cơ thể chết. - Đb xôma duy trì bằng sinh sản sinh dưỡng nhưng không thể truyền lại thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính. 3. Đột biến tiền phôi: - Là đột biến xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử trong giai đoạn từ 2 – 8 tế bào. - Đi vào quá trình hình thành giao tử - Truyền qua thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính IV. HẬU QUẢ CỦA ĐỘT BIẾN GEN 1. Làm biến đổi cấu trúc protein: Biến đổi trong cấu trúc của gen biến đổi trong cấu trúc của mARN  biến đổi trong cấu trúc của protein tương ứng . 2. Hậu quả ĐBG phụ thuộc vào dạng ĐBG: - Nếu 1 cặp nucleotit bị thay thế hoặc bị đảo vị trí trong phạm vi 1 bộ ba  có thể chỉ gây biến đổi một axit amin. - Nếu mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit  tất cả các bộ ba đều bị thay đổi kể từ vị trí bị đột biến cho đến cuối gen. - ĐB mất hoặc thêm cặp Nucleotit xảy ra ở cuối gen gây hậu quả ít nhất - Ngược lại, xảy ra ĐB càng ở phía đầu gen gây hậu quả càng lớn. - Lớn nhất, khi nucleotit bị mất hoặc thêm thuộc bộ ba đầu tiên. - Nếu bộ ba qui định một axit amin nào đó bị biến thành bộ ba kết thúc thì chuỗi pôlipeptit bị ngắn đi, do đó prôtêin sẽ bị mất chức năng khi đoạn bị mất đi khá dài. 3. ĐBG làm biến đổi tính trạng cơ thể: Biểu hiện thành 1 biến đổi đột ngột, gián đoạn về 1 hoặc một số tính trạng nào đó, trên một hoặc một số ít cá thể trong quần thể. 4. Đa số đột biến gen thường có hại, vì gây rối loạn trong quá trình tổng hợp protein (đặc biệt ở các gen qui định cấu trúc các enzim). - Một số đột biến gen là trung tính - Một số ít có lợi. ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

• Là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST. •

Đây là hình thức biến đổi của vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.

I. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC 1. Khái niệm: Là những biến đổi trong cấu trúc NST gồm 4 dạng là: Mất đoạn , lặp đoạn , đảo đoạn , chuyển đoạn 2. Các dạng và cơ chế, hậu quả của từng dạng a) Mất đoạn: - NST bị mất 1 đoạn, không có tâm động. Có thể mất đoạn đầu hay mất đoạn giữa của NST. Nếu đoạn NST bị đứt gãy không mang tâm động sẽ: tiêu biến trong quá trình phân bào - Hậu quả: + Mất bớt vật chất di truyền : Thường gây chết hoặc giảm sức sống. Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

6

VD: Ở người, cặp NST 21 bị mất đoạn gây ung thư máu. + Mất đoạn nhỏ : Loại bỏ khỏi NST những gen có hại + Hậu quả nghiêm trọng nhất vì mất bớt vật chất di truyền. b) Lặp đoạn: NST có : + 1 đoạn NST lặp lại 1 lần hay nhiều lần + Do sự tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không cân giữa các crômatit của cặp NST tương đồng . Hậu quả: - Làm tăng/ giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. Vd: + Ở ruồi giấm lặp đoạn 2 lần/NST giới tính X làm mắt lồi thành mắt dẹt. + Ở đại mạch, lặp đoạn  tăng hoạt tính của enzim amilaza  tăng hiệu quả sản xuất bia c) Đảo đoạn: - Đoạn NST bị đứt quay 1800 rồi gắn vào NST cũ  thay đổi trật tự phân bố gen(có hoặc không có tâm động). - Hậu quả: * Ít ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể. * Góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài d) Chuyển đoạn: + Chuyển đoạn trong một NST: Đoạn NST bị đứt gắn vào 1 vị trí khác của NST đó + Chuyển đoạn trong hai NST : - Chuyển đoạn tương hỗ Hai NST không tương đồng cùng trao đổi đoạn bị đứt. - Chuyển đoạn không tương hỗ: Một đoạn của NST này đứt ra, chuyển sang gắn trên 1 NST khác không tương đồng Hậu quả: - Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết - Hoặc làm mất khả năng sinh sản của sinh vật (bất thụ) - Chuyển những gen mong muốn Vật nuôi, cây trồng Vd: Ở tằm, chuyển đoạn mang gen qui định màu đen của vỏ trứng từ NST thường lên NST X  * Trứng mang XaY (nở ra tằm cái) có màu đen. * Trứng mang XAX─( nở ra tằm đực) có màu sáng. Tóm lại : - Các hội chứng được gây ra do ĐB cấu trúc NST là : ung thư máu, HC mèo kêu.. - Những đột biến cấu trúc làm ảnh hưởng đến thành phần và cấu trúc của vật chất di truyền : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. - Những ĐB cấu trúc NST làm thay đổi vị trí giữa 2 NST của cặp NST tương đồng : Lặp đoạn - Những ĐB không làm mất hoặc thêm vật liệu di truyền : Đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một NST. - Cách nhận biết : + Mất đoạn : Gen lặn biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái bán hợp tử ( cơ thể dị hợp tử mà NST mang gen trội bị mất đoạn mang gen trội đó). Hoặc có thể quan sát tiêu bản NST dưới kinh shiển vi dựa trên sự bắt cặp NST tương đồng hoặc dựa trên sự thay đổi kích thước NST ( NST bị ngắn đi) + Lặp đoạn : Có thể quan sát sự tiếp hợp các NST tương đồng trong những trường hợp nhất định ( tạo nên vòng NST) hoặc quan sát kích thước NST : NST dài ra nếu lặp đoạn khá lớn. tăng hoặc giảm mức độ biểu hiện tính trạng. + Đảo đoạn : dựa trên mức độ bán bất thụ hoạc dựa trên sự bắt cặp NST tương đồng trong giảm phân ở cá thể dị hợp tử. Đảo đoạn mang tâm động có thể làm thay đổi vị trí tâm động trên NST (“ thay đỏi hình dạng NST) + Chuyển đoạn : Cá thể dị hợp tử về chuyển đoạn thường bán thụ một phần, chuyển đoạn NST làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

7

Các NST tham gia vào chuyển đoạn ở cá thể dị hợp thường tiếp hợp với nhau trong giảm phân theo kiểu hình chữ thập. II. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST Đột biến số lượng NST là sự biến đổi bất thường về số lượng NST, xảy ra ở một hay một số cặp NST tạo nên thể dị bội, hoặc ở tất cả các cặp NST hình thành thể đa bội. Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST là các tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh hoặc trong tế bào đã ảnh hưởng tới sự không phân li của cặp NST ở kì sau của quá trình phân bào. 1. ĐỘT BIẾN DỊ BỘI a.Khái niệm: Bình thường trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, nhưng ở thể dị bội thì có thể là: - Một NST: thể một nhiễm : 2n - 1 - Ba NST: thể ba nhiễm : 2n + 1 - Không có NST: thể khuyết nhiễm (thể vô nhiễm): 2n - 2 - Nhiều NST: Thể đa nhiễm b. Cơ chế phát sinh : Một hay một số cặp NST không phân li ở kì sau I của quá trình giảm phân. Trong giảm phân: 1 cặp NST nào đó đã tự nhân đôi nhưng không phân ly ở kỳ sau của giảm phân" 2 loại giao tử bất thường: + 1 loại giao tử mang 2 NST của cặp đó : (n+1) + 1 loại giao tử không mang NST của cặp : (giao tử khuyết nhiễm n – 1) ▪ Trong thụ tinh: + Giao tử (n + 1) × Giao tử (n) è Hợp tử 2n+1 + Giao tử (n - 1) × Giao tử (n) è hợp tử 2n – 1 Sơ đồ : ( Bảng này có tính chất minh hoạ rõ thêm nội dung)

* Cơ chế phát

c. Hậu quả: * Thể dị bội ở cặp NST thường: + Hội chứng Down: Cặp NST thứ 21 của người bệnh Down có 3 NST, của người bình thường là 2 NST. Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

Tế bà mẹ (2

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

8

Do 1 trứng mang 2 NST 21 x 1 t/trùng bình thường)  là nam (nữ), cổ ngắn, gáy rộng và dẹt  khe mắt xếch, lông mi ngắn và thưa  các ngón tay ngắn, cơ thể chậm phát triển  si đần, vô sinh. Sự tăng tỉ lệ trẻ mới sinh mắc bệnh Down theo tuổi người mẹ Phụ nữ không nên sinh con khi tuổi đã ngoài 40. E Vì khi tuổi người mẹ càng cao, các tế bào bị lão hóa " cơ chế phân ly NST bị rối loạn * Thể dị bội ở cặp NST giới tính: - Sơ đồ hình thành: ( phần 2 trên bảng trên) - Biểu hiện : 1. Hội chứng XXX - Cặp NST số 23 có 3NST X - Nữ, buồng trứng và dạ con không phát triển, rối loạn kinh nguyệt, khó có con 2. H.C Tớcnơ (XO) : - Cặp NST số 23 chỉ có 1NST X - Nữ, lùn, cổ ngắn, không có kinh nguyệt, si đần. 3. H.C Klinefelter (XXY) : - Cặp NST 23 có 3 NST là XXY - Nam, bị bệnh mù màu, thân cao, chân tay dài, si đần và thường vô sinh 2. ĐỘT BIẾN THỂ ĐA BỘI a. Khái niệm Cơ thể đa bội có bộ NST là bội số của bộ đơn bội và lớn hơn 2n. Người ta phân biệt các thể đa bội chẵn và thể đa bội lẻ Cơ chế phát sinh chung : Tất cả các cặp NST không phân li b. Thể đa bội chẵn * Định nghĩa : là cơ thể sinh vật mang bộ NST là bôi số chẵn của bộ đơn bội (4n, 6n…) * Cơ chế phát sinh - Các NST đã tự nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành, tất cả các cặp NST không phân li, kết quả là NST trong tế bào tăng gấp đôi Sự không phân li NST trong nguyên phân của tế bào 2n tạo ra tế bào 4n, điều này có thể xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử tạo nên thể 4n, hoặc ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây 2n tạo nên cành 4n( thể tứ bội trên cây lưỡng bội) - Sự không phân li NST trong giảm phân tạo ra giao tử 2n, sự thụ tinh của hai giao tử này tạo ra hợp tử 4n Sự không phân li trong giảm phân ở cơ thể 4n tạo ra giao tử 4n và sự thụ tinh cuẢ 2 giao tử này atọ nên hợp tử 8n. - Lai các dạng đa bội : 4n x 8n  6n * Đặc điểm: - Hàm lượng ADN tăng  quá trìng tổng hợp các chất hữu cơ mạnh  tế bào to, cơ quan sinh dưỡng to, kích thước lớn, cơ thể phát triển khoẻ, chống chịu tốt. - Đa bội chẵn thường có khả năng sinh sản hữu tính vì các cặp NST có thể bắt đôi với nhau một cách tương đối bình thường. c. Thể đa bội lẻ * Định nghĩa : là cơ thể sinh vật mang bộ NST là bôi số lẻ của bộ đơn bội ( 3n, 5n…) * Cơ chế phát sinh: - Không phân li NST trong giảm phân tạo ra giao tử không giảm nhiễm (2n) , giao tử này kết hợp với một giao tử bình thường tạo ra hợp tử tam bội(3n) phat triển thành cơ thể tam bội. - Do lai giữa dạng đa bội với đa bội hoặc với dạng lưỡng bội. * Đặc điểm: - Thể đa bội lẻ gặp trở ngại trong việc bắt đôi và phân li của các NST trong phát sinh giao tử nên hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính, ở thực vật các dạng đa bội lẻ thường không có hạt. - Các tế bào và cơ quan sinh dưỡng thường to. d. Thể đa bội ở động vật và thực vật: Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

9

- Thực vật có hoa đa số là lưỡng tính nên thể đa bội chẵn đợưc duy trì bằng sinh sản hữu tính, nhiêu loài thực vật có khả năng sinh sản sinh dưỡng nên thể đa bội lẻ vẫn được nhân lên. - Ở động vật, nhất là động vật giao phối, thường ít gặp thể đa bội, vì trường hợp này cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản. đa số gặp ở một số loài động vật sinh sản theo kiẻu trinh sản( không qua thụ tinh). THƯỜNG BIẾN 1. Thường biến * Định nghĩa: Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong quá trình phát triển cá tể dưới ảnh hưởng của môi trường * Nguyên nhân và cơ chế phát sinh: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện kiểu hình của cùng mọt kiểu gen. * Đặc điểm biểu hiện : Biến dổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường, bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự thay đổi của môi trường. * Vai trò : - Thường biến không di truyền nên không phải là nguyên liệu của chọn giống - Thường biến có ý nghĩa gián tiếp đối với quá trình tiến hoá, bảo đảm cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình trước điều kiện môi trường thay đổi, do đó cơ thể tồn tại và phát sinh đột biến. 2. So sánh thường biến với đột biến? Vai trò của thường biến và đột biến trong chọn giốn và tiến hoá. Làm thế nào để biết một biến dị nào đó là thường biến hay đột biến. Chỉ tiêu so sánh Thường biến Đột biến Nguyên nhân và cơ chế ảnh hưởng của môi trường lên biểu hiện Các nhân tố lí hoá, sinh hoá phát sinh kiểu hình của cùng một kiểu gen. trong tế bào, trong cơ thể hoặc của ngoại cảnh tác động tới cấu trúc của ADN, kết hợp, trao đổi chéo, phân li của các NST Đặc điểm biểu hiện - Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng - Biến đổi đột ngột, riêng lẻ, vô xác định, tương ứng với điều kiện môi hướng và có hại cho cơ thể mang trường, bảo đảm sự thích nghi của cơ thể chúng. Một số dột biến trung tính trước sự thay đổi của môi trường. hay có lợi cho cơ thể mang chúng Vai trò đối với tiến hoá - Không di truyền nên không phải là - Di truyền được nên là nguồn và chọn giống nguyên liệu chọn giống. nguyên liệu chọn giống và tiến - Có ý nghĩa gián tiếp đối với quá trình hoá. tiến hoá, đảm bảo cho cơ thể phản ứng linh - Đa số đột biến là lặn và có hại hoạt về kiểu hình trước điều kiện môi nhưng khi gặp tổ hợpgen thích trường thay đổi, do đó cơ thể tồ tại và phát nghhi hoặc điều kiện sống thuận sinh đột biến. lợi nó có thể biểu hiện ra kiẻu hình, có thể trở nên có lợi. Nhận biết một biến dị - Thường biến không di truyền được, đột biến di truyền được nên có thể dùng nào đó là thường biến các phép lai để phân biệt. hay đột biến - Thường biến xuất hiện đồng loạt (tần số cao), còn đột biến xuất hiện với tần số rất thấp (10-6 đối với đột biến gen) 3. Mức phản ứng? * Mối quan hệ kiểu gen, môi trường, kiểu hình trong quá trình phát triển cá thể. Vận dụng mối quan hệ này để phân tích vai trò của giống và kĩ thuật canh tác trong việc tăng năng suất cây trồng? * Định nghĩa: Mức phản ứng là giới hạn tường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

10

* Mối quan hệ kiểu gen, môi trường, kiểu hình trong quá trình phát triển cá thể: - Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. - Môi trường qui định kiểu hình cụ thể trong giới hạn mức phản ứng do kiểu gen qui định - Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen với môi trường. * Vai trò của giống, biện pháp kĩ thuật canh tác - Giống ( kiểu gen) quy định giới hạn năng suất. - KTSX ( môi trường) qui định năng suất cụ thể của một giống trong giới hạn của mức phản ứng do giống (kiểu gen) qui định. - Năng suất ( tổng hợp một số tính trạng chất lượng và số lượng) là kết quả tác động của cả giống và biện pháp kĩ thuật. Trong chỉ đạo nông nghiệp, tuùy điều kiện cụ thể từng nơi, trong từng giai đoạn mà người ta nhấn mạnh vai trò của giống hay kĩ thuật nhưng không bao giờ quên một trong hai yếu tố đó. 4. Phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền Biến dị di truyền Biến đổi trong kiểu gen, ADN và NST Gồm: BDTH, ĐBNST, ĐB gen

Biến dị không di truyền Biến đổi kiểu hình không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen Thường biến

Do tác động của các tác nhân lý hóa ,những rối Do ảnh hưởng môi trường loạn sinh lý, sinh hóa nội bào Di truyền được

Không di truyền được

CHƯƠNG II : ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC VÀO CHỌN GIỐNG Khái niệm giống : Giống vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật là những quần thể sinh vật do con người tạo ra, có các đặc điểm di truyền nhất định, chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định, có các phản ứng cùng kiểu đối với điều kiện ngoại cảnh, thích hợp với các điều kiện khí hậu, sinh thái, dinh dưỡng và kĩ thuật sản xuất nhất định I. KĨ THUẬT DI TRUYỀN 1. Khái niệm: Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền dựa vào những hiểu biết về cấu trúc hoá học của các axit nuclêic và di truyền vi sinh vật. - Phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là kĩ thuật cấy gen, tức là chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng cách dùng plasmit làm thể truyền. Kĩ thuật cấy gen có 3 khâu chủ yếu: + Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.( trong trường hợp dùng plasmit làm thể truyền) + Cắt và nối ADN của tế bào cho vào ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo nên ADN tái tổ hợp. Thao tác cắt tách đoạn ADN được thực hiện nhờ enzim cắt (restrictaza). Các phân tử enzim này nhận ra và cắt đứt ADN ở những nuclêôtit xác định nhờ đó người ta có thể tách các gen mã hoá những prôtêin nhất định. Việc cắt đứt ADN vòng của plasmit cũng được thực hiện do enzim cắt còn việc ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmit thì do enzim nối (ligaza) đảm nhiệm. + Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

11

Vào tế bào nhận, nó tự nhân đôi, được truyền qua các thế hệ tế bào sau qua cơ chế phân bào và tổng hợp loại prôtêin đã mã hoá trong đoạn ADN được ghép. Tế bào nhận được dùng phổ biến là vi khuẩn đường ruột E.Coli. Tế bào E.Coli sau 30 phút lại tự nhân đôi. Sau 12 giờ, 1 tế bào ban đầu sẽ sinh ra 16 triệu tế bào, qua đó các plasmit trong chúng cũng được nhân lên rất nhanh và sản xuất ra một lượng lớn các chất tương ứng với các gen đã ghép vào plasmit. Trong kĩ thuật cấy gen người ta còn dùng thể thực khuẩn làm thể truyền. Nó gắn đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của nó và trong khi xâm nhập vào tế bào nhận nó sẽ đem theo cả đoạn ADN này vào đó. 2. Ứng dụng Kĩ thuật di truyền cho phép tạo ra các giống, chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất trên quy mô lớn tạo ra nhiều loại sản phẩm sinh học có giá trị như axit amin, prôtêin, vitamin, enzim, hoocmôn, kháng sinh...làm giảm giá thành chi phí sản xuất tới hàng vạn lần. Đã có những thành tựu nổi bật như việc chuyển gen mã hóa hoocmôn Insulin ở người vào vi khuẩn , nhờ đó giá thành insulin chữa bệnh đái tháo đường rẻ hơn hàng vạn lần, chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ từ loài thuốc lá cảnh Petunia vào cây bông và cây đậu tương (1989), cấy gen quy định khả năng chống được một số chủng virut vào một giống khoai tây (1990). II. ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO 1. Phương pháp tạo đột biến thực nghiệm a. Dùng các tác nhân vật lí - Chiếu các phóng xạ với cường độ và liều lượng thích hợp trên hạt khô, hạt đang nảy mầm hặc đỉnh sinh trưởng của thân, cành hoặc hạt phấn, bầu nhuỵ để gây đột biến gen hay đột biến NST. - Chiếu tia tử ngoại lên các tế bào vi sinh vật hoặc bào tử, hạt phấn của thực vật. - Tăng giảm nhiệt độ đột ngột ( sốc nhiệt) gây chấn thương bộ máy di truyền. b. Dùng các tác nhân hoá học - Ngâm hạt khô hoặc hạt đang nảy mầm trong dung dịch hoá chất( 5BU, EMS…) có nồng độ thích hợp, hoặc tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhuỵ, hoặc cuốn bông có tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng thân hay chồi để tạo đột biến gen hay đột biến NST. - Gây dột biến đa bội bằng consixin , khi thấm vào mô đang phân bào, cônsixin làm cản trở sự hình thành thoi vô sắc, làm cho NST không phân li. 2. Hướng sử dụng đột biến thực nghiệm trong chọn giống vi sinh vật + Trong chọn giống vi sinh vật : phương pháp gây đột biến và chọn lọc đóng vai trò chủ yếu : Đã tạo được những chủng penicilium có hoạt tính pênicilin rất cao, những thể đột biến sinh trưởng nhanh để sản xuất sinh khối, những chủng vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò kháng nguyên gây miễn dịch ỏn định. + Trong chọn giống cây trồng : những thể đột biến có lợi được chọn lọc và nhân thành giống mới hoặc dùng làm dạng bố mẹ để lai tạo giống ( VD : MT1, DT6) , đối với những cây thu hoạch chủ yếu về cơ quan sinh dưỡng, người ta chú trọng dùng thể đa bội ( dâu tằm tam bội, dương iễu 3n, dưa hấu 3n, rau muống 4n…) III. CÁC PHƯƠNG PHÁP LAI 1. Lai cùng dòng * Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống do tự thụ phấn hoặc giao phối gần qua nhiều thế hệ : Các cặp gen dị hợp đi dần vào trạng thái đồng hợp, trong đó gen lặn ( đa số có hại) được biểu hiện : Aa x Aa  1AA : 2Aa : 1aa . Qua các thế hệ, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần, tỉ lệ dị hợp tử giảm dần. * Nếu các cơ thể ban đầu không chớa hoặc ít chớa gen có hại hoặc có kiểu gen đồng hợp về các gen trội có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối gần qua nhiều thế hệ thì sẽ không dẫn đến thoái hoá. AABB… x AABB… AABB… * Ứng dụng tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống:

Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

12

Trong chọn giống người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn, cho giao phối giữa các vật nuôi là anh chị em ruột hoặc giữa bố mẹ với con cái nhằm mục đích tạo dòng thuần chủng ( đồng hợp tử về các gen đang quan tâm) để củng cố một số tính trạng tôt, phát hiện và loại bỏ các tính trạng xấu. Đây là một bước trung gian cho lai khác dòng để tạo ưu thế lai 2. Ưu thế lai * Khái niệm hiện tượng ưu thế lai: ƯTL là hiện tượng cơ thể lai có sức sống cao hơn hẳn bố mẹ thuần chủng, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao. VD : ngô lai khác dòng tăng năng suất 30%. * Phương pháp tạo ưu thế lai + Lai khác dòng : tạo những dòng thuần ( bằng tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết) rồi lai khác dòng đơn hoặc lai khác dòng kép. VD : Sử dụng lai khác dòng đã tăng sản lượng lúa mì 50%, tăng gấp đôi sản lượng dầu trong hạt hướng dương. + Lai khác thứ : tổ hợp haoi hay nhiều thứ có nguồn gen khác nhau Cơ thể lai khác thứ cũng có ưu thế lai nhưng thê shệ sau có hiện tượng phân tính. VD : giống láu VX-83 là kết quả chọn lọc từ giống lai khác thứ. * Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng vì: - Đại bộ phận các gen của cơ thể lai đều ở trạng thái dị hợp, trong đó chỉ các gen trội - phần lớn các gen qui định đặc tính tốt - được biểu hiện. - Cơ thể lai khác dòng có độ đồng đều cao về năng suất và phẩm chất. * Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì: ở các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tăng dần, trong đó các gen lặn có hại được bểu hiện. 3. Lai kinh tế * Khái niệm : lai kinh tê slà phép lai nhằm mục đích sử dụng ưu thê lai của con lai F 1( thường dùng đối vớ vật nuôi) * Cách tiến hành: cho giao phối giữa bố, mẹ thuộc hai dòng thuần rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm * Thành tựu : phổ biến hiện nay là cho con cái thuộc giống trong nước cho giao phoói với con đực cao sản thuộc giống thuần chủng ngoại nhập. VD : lợn lai kinh tế là kết quả lai giữa lợn Móng cái với lợn đực Đại Bạch, cân nặng một tạ sau 10 tháng tuổi, tỉ lệ nạc trên 40%. * Không dùng con lai F1 đề nhân giống vì: - Khi lai khác dòng,khác thứ, cơ thể lai F1 có ưu thế lai cao nhất vì phần lớn các gen của F1 đều ở trạng thái dị hợp, các con lai F1 đều tương đối đồng nhất. - Đến cá thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần và có hiện tượng phân tính. 4. Lai cải tiến giống * Mục đích : Dùng mọt giống cao sản để cải tiến một giống có năng suất thấp * Cách tiến hành: Trong chọn gióng vật nuôi, người ta chọn con đực thuộc giống cao sản ngoại nhập cho giao phối với những con cái tốt nhất thuộc giống địa phương. Con đực giống đươc được sử dụng qua nhiều đời lai nghĩa là con lai sinh ra lại được giao phối với con đực giống cao sản. Sau 4 -5 thế hệ, giống địa phương đã được cải tạo gần như giống ngoại thuần chủng Phương pháp này ban đầu làm tăng tỉ lệ dị hợp tử, sau đó làm tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử. VD : lai cải tiến đã làm giống lợn của ta tăng tầm vóc, khối lượng cơ thể, tăng tỉ lệ nạc trong thịt. 5. Lai tạo giống mới * Mục đích : Tổ hợp hai hay nhiều thứ, kết hợp với chọn lọc để tạo giống mới * Cách tiến hành : Lai hai thứ khác nhau hoặc lai tổng hợp có nhiều thứ có nguồn ggen khác nhau để tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. Phải kết hợp chọn lọc công phu vì các con lai có sự phân tính. VD : Giống lúa X1 (NS cao, chống bệnh bạc lá, không kháng rầy, chất lượng gạo trung bình) x Giống lúa CN2,(NS trg /bình, ngắn ngày, kháng rầy, chất lượng gạo cao.)  VX – 83 (ngắn ngày, NS cao, kháng rầy… 6. Lai xa Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

13

* Khái niệm : lai xa là lai giữa hai cơ thể bố, mẹ thuộc 2 loài khác nhau hoặc thuộc các chi, các họ khác nhau. VD : Lừa cái x Ngựa đực  Con la ( không sinh sản được) * Nguyên nhân bất thụ của cơ thể lai xa: Bộ NST của hai loài bố mẹ khác nhau về số lượng, hình dạng, cấu trúc, trở ngại cho sự liên kết các cặp NST tương đồng trong kì đầu lần phân bào I của giảm phân, do đó cản trở sự hình thành giao tử. * Phương pháp khắc phục : Đa bội hoá làm cho bộ NST của cơ thể lai xa tăng từ 2n lên 4n, trong đó mỗi NST đề có một NST tương đồng, giảm phân được tiến hành bình thường. VD : Kacpêsenkô lai cải bắp với cải củ " cây lai bất thụ. Khi tứ bội hóa F " hữu thụ. 1 * Ứng dụng : - Trong chọn giống thực vật, dùng lai xa và đa bội hoá đã tạo được những giống láu mì, khoai tây đa bội có sản lượng cao, người ta đang quan tâm lai giữa cây dại chống chịu tốt với cây trồng cho năng suất cao, phẩm chất tốt. - Trong chọn giống vật nuôi cũng đã tạo đợưc giống mới do lai khác loài ở tằm dâu, cá… tuy nhiên đối với vật nuôi, lai xa bị hạn chế vì đa số là những động vật có hệ thần kinh phát triển, kiểm soát tập tính giao phối và dễ bị rối loạn NST giới tính. 7. Lai tế bào * Khái niệm : Lai tế bào sinh dưỡng là sự dung hợp 2 tế bào trần khác loài tạo ra tế bào lai chứa bộ NST của hai tế bào gốc * Các khâu chính : - Tách màng tế bào, nuôi các tế bào trần khác loài trong môi trường nuôi dưỡng. Tăng tỉ lệ dung hợp tế bào bằng một số tác nhân như virut Xenđê đã bị giảm họat tính, xung điện cao áp, pôliêtilen glicol. Dùng các môi trường chọn lọc để phân lập những dòng tế bào lai phát triển bình thường. Dùng các hoocmon phù hợp để kích thích tế bào lai thành cơ thể lai. * Ứng dụng và triển vọng : Đã tạo được cây lai giữa khoai tây vàc cà chua. Trong tương lai, có thể tạo ra những cơ thể lai có nguòn grn khác xa nhau mà lai hữu tính không thực hiện được, có thể tạo ra những cơ thể khảm mang đặc tính những loài rất khác nhau. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC Chỉ tiêu Cách tiến hành

Chọn lọc hàng loạt - Dựa vào kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống. - Ở cây trồng, hạt của những cây đã chọn được trộn lẫn với nhau để làm giống cho vụ sau. - Ở vật nuôi , những cá thể đủ tiêu chuẩn được chọn ra để nhân giống. Phạm vi - Cây tự thụ phấn : chọn lọc hàng loạt một ứng lần. dụng - Cây giao phấn : chọn lọc hàng loạt nhiều lần. - Vật nuôi : chọn lọc hàng loạt nhiều lần.

Chọn lọc cá thể - Chọn nhngx cá thể tốt nhất phù hợp với mục tiêu chọn lọc. - Mỗi cá thể đã chọn lọc được nhân thành một dòng - So sánh các dòng và chọn ra dòng tốt nhất.

Cây tự phấn chặt chẽ hoặc nhân gống vô tính : chọn lọc cá thể một lần - Vật nuôi: + Kiểm tra đực giống qua đời con + Kiểm tra kiểu gen của mỗi cá thể qua chị em ruột của nó + Trực tiếp kiểm tra kiểu gen của mỗi cá thể bằng các chỉ tiêu di truyền tế bào, di truyền hoá

Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

Ưu, nhược điểm

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

14

sinh, di truyền miễn dịch - Đơn giản, dễ làm, có thể áp dụng rộng - Đòi hỏi công phu theo dõi chặt chẽ, khó áp rãi dụng rộng rãi. - Không kết hợp được chọn lọc trên - Kết hợp đánh giá dựa vào kiểu hình kiểm tra kiểuhình với kiểm tra kiẻu gen. kiểu gen . - Chỉ có hiệu quả rõ đối với tính trạng có - Có hiệu quả cao đối với các tính trạng có hệ hệ số di truyền cao. số di truyền thấp. CHƯƠNG III : DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

1. Nêu những ví dụ chứng minh di truyền ở người cũng tuân theo các qui luật di truyền, biến dị như ở các loài sinh vật? a. Ví dụ về sự biẻu hiện các qui luật di truyền ở người: - Định luật đồng tính và phân tính : tóc quăn, môi dày, mũi conh là trội so với tóc thẳng, môi mỏng, mũi thẳng. F1 đồng tính trội , F2 phân tính theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn - Định luật phân li độc lập : Sự di truyền màu mắt là độc lập với hình dạng tóc. - Định luật liên kết gen, hoán vị gen : tật thừa ngón tay và tậ đục thuỷ tinh thể do 2 gen trên cùng một NST qui đinh nên thường di truyền cùng nhau nhưng cũng có khi không liên kết với nhau. - Định luật tương tác gen : Chiều cao ở người chịu tác dụng cộng gộp của nhiều cặp gen cho nên có một dãy tính trạng trung gian. - Di truyền giới tính : tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ bằng 1 - Di truyền liên kết với giới tính : Bệnh máu khó đông do gen lăn nằm trên NST X, không có alen trên NST Y qui định, di truyền chéo. b. Ví dụ về sự biểu hiện các qui luật biến dị : - Ung thư máu do đột biến mất đoạn NST 21 - Hội chứng Đao do 3 NST 21 - Thường biến : thể trong tăng hoặc giảm tho chế độ dinh dưỡng. 2. Vì sao trong nghiên cứu di truyền ở người phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau ? Tại sao không thể áp dụng các phương pháp lai giống, gây đột biến với người? * Vì : Mỗi phương pháp có ưu điểm, nhược điểm riêng, phải phối hợp nhiề phương pháp để có thể xác định chính xác đặc điểm di truyền của loài người trên cơ sở đó mới có thể phòng và chữa một số bệnh di truyền ở người cũng như tư vấn di truyền y học. VD : người ta thường sử dụng phương pháp phân tích tế bào hcọ bộ NST kết hợp với phân tích phả hệ. * Các phương pháp phân tích giống lai, gây dột biến không áp dụng được trên người vì gây nguy hiểm đối với tính mạng, nòi giống, vi phạm các vấn đề ga đình và xã hội. 3. Các phương pháp nghiên cứu di truyền ở người a. Phương pháp nghiên cứu phả hệ * Khái niệm : phương pháp nghiên cứu phả hệ là theo dõi sự di truyền của một tính trnạg đặc biệt trong một dòng họ qua nhiều thế hệ bằng cách lập sơ đồ, từ đó xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó do một hay nhiều gen chi phối, có liên kết với giới tính hay không. * Ví dụ ( sơ đồ SGK) : b. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh? Cho ví dụ vận dụng phương pháp này trong nghiên cứu di truyền người? * Trẻ đồng sinh cùng trứng : thụ tinh giữa một trứng và một tinh trùng nhưng sau đó hợp tử tách thành hai tế bào, mỗi tế bào sẽ phát triển thành một cơ thể Những trẻ này có cùng giới tính, cùng kiểu gen * Trẻ đồng sinh khác trứng : thụ tinh giữa hai trứng và hai tinh trùng tạo thành hai hợp tử, mỗi hợp sẽ phát triển thành một cơ thể Có cùng giới tính hoặc không, kiểu gen khác nhau + Khi so sánh các trẻ đồng sinh cùng trứng, sống trong cùng môi trường giống nhau và môi trường khác nhau đã cho phép phát hiện ảnh hưởng của môi trường đối với kiểu gen đồng nhất.

Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

15

+ So sánh trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng có cùng môi trường sống, đã cho phép xác định vai trò của di truyền trong sự phát triển các tính trạng. VD : Nhóm máu, màu mắt, không chịu ảnh hưởng của môi trường, chiều cao ít chịu ảnh hưởng của môi trường hơn trọng lượng. c. Phương pháp nghiên cứu tế bào + Nội dung : Nghiên cứu bộ NST ( số lượng, cấu tạo hiển vi) của các tế bào cơ thể có thể phát hiện một số tậ và bệnh di truyền bẩm sinh. + VD : Mất đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22 gây bệnh bạch cầu ác tính 3 NST số 13 – 15 : sứt môi, thừa ngón, chết yểu 3 NST số16 -18 : ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé. 4. Làm thế nào để phòng và chữa các tật và bệnh di truyền? + Dự đoán khả năng xuất hiện các đị tật hoặc bệnh do rối loạn di truyền : Nghiên cứu sơ đồ phả hệ có thể xác định tật, bệnh đó do gen trên NST thường hay NST giới tính, do gen trội hay lặn qui định. Dựa vào ácc qui luật di truyền có thể dự đoán tần suất các bệnh đó. VD chứng bạch tạng. + Khả năng chữa trị các bệnh, tật di truyền: VD : Tiêm chất sinh sợi huyết cho người bị bệnh máu khó đông, tiêm hoocmôn insulin cho người bệnh bị đái tháo đường. Nếu bệnh di truyền thuộc loại không chữa được thì phải ngăn ngừa hậu quả cho con cháu như cấm kết hôn gần, hạn chế sinh con. CHƯƠNG IV SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG 1. Quan niệm hiện đại về sự cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống và những dấu hiệu cơ bản của hiện tượng sống? Vật chất vô cơ khác vật chất hữu cơ ở những điểm cơ bản nào? Ở những vật thể vô cơ có các dấu hiệu tăng trưởng kích thước, trả lời kích thích, chuyển động hay không? Co ví dụ : những dấu hiệu nào là độc đáo riêng của cơ thể sống? a. Cơ sở vạt chất củ yếu của sự sống : - Cơ sở vật chất chủ yếu gồm hai loại hợp chất hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic. - Prôtein là hợp phần cấu tạo chủ yếu của chẩt nguyên sinh, là thnàh phần chức năng trong cấu tạo của các enzim đóng vai trò xúc tác và các hoocmon đóng vai trò điều hoà. - Axit nuclêic ( ADN, ARN) là cơ sở chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị. b. Điểm khác nhau cơ bản giữa vật chất vô cơ và vật chất hữu cơ: - Thống nhất từ cấp độ nguyên tử nhưng khác nhau từ cấp độ phân tử. - Do cấu tạo đa phân, prôtêin và axit nuclêic vừa rất đa dạng lại vừa đặc thù. Càng lên cấp độ tổ chức cao hơn, tính phức tạp, đa dạng, đặc thù càng thể hiện rõ. c. So sánh điểm gióng nhau và khác nhau giữa vật thể vô cơ và cơ thể sống: + Những dáu hiệu cũng có ở giới vô cơ: - Tăng trưởng kích thước ; tinh thể muối, đường. - Trả lời kcíh thích : sắt bị nam châm hút, thanh kim loại dài ra khi bị đót nóng. - Chuyển động : Trái Đất tự quay quanh trục của nó và chuyển động quanh Mặt Trời. + Những dấu hiệu riêng chỉ có ở cơ thể sống : trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá, sinh sản. d. Những dấu hiệu độc đáo của hiện tượng sống : - Thường xuyên tự đổi mới thông qua quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường, từ đó có hiện tượng sinh trưởng, cảm ứng. - Tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản. - Tự điều chỉnh, giữ vững ổn định về thành phần và tính chất. - Tích luỹ thông tin di truyền : cấu trúc của ADN bị biến đổi dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường, biến đổi này được sao chép lại. Đó là cơ sở phân tử của sự tiến hoá. 2. Quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính trong sự phát sinh sự sống? Ngày nay sự sống có tiếp tục được hình thành từ các vật chất vô cơ theo phương thức hoá học hay không? Vì sao? a. Các giai đoạn chính trong sự phát sinh sự sống Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

16

Sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của cá hợp chất cácbon dãn tới sự hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới, trải qua hai giai đoạn : * Tiến hoá hoá học : - Trong khí quyển nguyên thuỷ đx có những hợp chất đơn giản chứa các nguyên tố C, H, O, N. - Dưới tác động của cáccnguồn năng lượng tự nhiên ( bức xạ mặt trời, tia tử ngoại, phóng điện trong khí quyển…) đã hình thành những hợp chất 2 nguyên tố là C, H(cacbuahiđrô) rồi đến hợp chất 3 nguyên tố là C, H, O ( saccarit, lipit…) và 4 nguyên tố C, H, O,N ( axit amin, nuclêôtit). Từ các axit amin hình thành nên các prôtêin, từ các nuclêôtit hình thành nên các axit nuclêic. Các chất hữu cơ có khối lượng phân tử cao rơi xuống biển. Đại dương nguyên thuỷ chứa đầy những chất hữu cơ hoà tan, tổng hợp bằng con đường hoá học. * Tiến hoá tiền sinh học - Các chất hữu cơ hoà tan tập trung thành côaxecva có dấu hiệu nguyên thuỷ của trao đổi chát, sinh trưởng, sinh sản. Do tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc và thể thức phát triển của côaxecva được hoàn thiện dần. - Sự xuất hiện các màng bán thấm giới hạn côaxecva với môi trường. - Sự xuất hiện các prôtêin enzim xúc tác cho quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ. - Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép nhờ đó các dạng sống đã sản sinh ra nhiều dạng giống chúng - Sự hình thành cơ chế sinh sản và di truyền trên cơ sở hình thành hệ tương tác hệ tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự đổi mới, tự nhân đôi. - Sự xuất hiện các dạng sống đơn giản đầu tiên ( trước tế bào, đơn bào) b. Ngày nay sự sống không tiếp tục hình thành từ những chất vô cơ theo con đường hoá học vì thiếu hững điều kiện lịch sử cần thiết, chất hữu cơ được tổng hợp ngoài cơ thể sống ( nếu có) sẽ bị các vi khuẩn phân huỷ. CHƯƠNG V - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT 1. Hoá thạch Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào các hoá thạch. Hoá thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá. Từ chỗ xác định được các loài sinh vật hoá thạch chứa trong các lớp đất người ta có thể suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của chúng. Căn cứ vào tuổi của các lớp đất chứa hoá thạch được tính bằng các phương pháp địa tầng học, đo thời gian phóng xạ, có thể xác định được tuổi thọ của hoá thạch. Ngược lại từ những sinh vật hoá thạch đã xác định tuổi có thể suy ra tuổi của lớp đất chứa chúng. 1. Nêu rõ đặc điểm sinh giới ở các đại Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh. Qua đó rút ra nhận xét về sự phát triển của sinh giới. a. Đại Thái cổ : - Bắt đầu cách đây 3500 triệu năm, kéo dài khoảng 900 triệu năm. - Vỏ quả đất chưa ổn định, nhiều lần tạo núi và phun lửa dữ dội - Sự sống đã phát triển từ dạng chưa có cấu tạo tế bào đến đơn bào rồi đa bào, phân hoá thành 2 nhánh thực vật va` động vật nhưng vẫn đang tập trung dưới nước. b. Đại Nguyên sinh : - Bắt đầu cách đây 2600 triệu năm, kéo dài 2038 triệu năm. - Những đợt tạo núi lớn đã phân bố lại đại lục va` đại dương. - Vi khuẩn và tảo đã phân bố rộng. - Đã có đại diện hầu hết các ngành động vật không xương sống Sự sống đã trở thành 1 nhân tố làm biến đổi mặt đất, biến đổi thành phần khí quyển, hình thành sinh quyển. c. Đại Cổ sinh : Bắt đầu cách đây 570 triệu năm, kéo dài 340 triệu năm, được chia thành 5 kỷ: + KỉCambri - Khí quyển nhiều CO2 vì núi lửa hoạt động mạnh. Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

17

- Sự sống vẫn tập trung ở biển vì lớp nước dày bảo vệ sinh vật chống tác dụng của tia tử ngoại. - Tảo lục và tảo nâu ưu thế ở biển, trên đất liền có vi khuẩn và vi khuẩn lam (trước kia gọi là tảo lam). - Động vật không xương sống đã có cả chân khớp và da gai, tôm ba lá... +Kỉ Xilua - Bắt đầu cách đây 490 triệu năm. - Ở đầu kỉ, đất liền bị lún, nhiều biển nhỏ được tạo thành, khí hậu ẩm. - Cuối kỉ có 1 đợt tạo núi mạnh, làm nổi lên một đại lục lớn, khí hậu khô hơn. - Xuất hiện những thực vật ở cạn đầu tiên gọi là quyết trần chưa có lá nhưng có thân và rễ thô sơ - Xuất hiện những đại diện đầu tiên của động vật có xương sống gọi là cá giáp. Ở cạn các thực vật có diệp lục đã thực hiện quang hợp tạo ra ôxi phân tử, từ đó hình thành lớp ôzôn làm thành màn chắn tia tử ngoại, do đó sự sống mới có thể di cư lên đất liền. + Kỉ Đêvôn - Bắt đầu cách đây 370 triệu năm. - Địa thế thay đổi nhiều lần, biển tiến vào rồi lại rút ra, phân hoá khí hậu lục địa khô hanh và khí hậu miền ven biển ẩm ướt. - Thực vật di cư lên cạn hàng loạt lên cạn. Xuất hiện các quyết thực vật đầu tiên, có rễ, thân có mạch dẫn, biểu bì có lỗ khí. Quyết trần chỉ tồn tại đến cuối kỉ Đêvôn và bị thay thế bởi dương xỉ, thạch tùng, mộc tặc. - Cá giáp có hàm thay thế cá giáp không hàm và phát triển ưu thế, cá sụn va` đã có cá xương với hàm và vây chẵn phát triển. Xuất hiện cá phổi và cá vây chân. + Kỉ Than đá - Bắt đầu cách đây 325 triệu năm. - Đầu kỉ khí hậu ẩm và nóng.Đến cuối kỉ biển rút lui nhiều, khí hậu khô hơn. - Xuất hiện dương xỉ có hạt. - Bò sát đầu tiên xuất hiện, đẻ trứng có vỏ cứng, da có vảy xừng, chịu được khí hậu khô, phổi và tim hoàn thiện hơn. Đã xuất hiện những sâu bọ bay. + Kỉ Pecmi - Lục địa tiếp tục được nâng cao, khí hậu khô và lạnh hơn. - Quyết khổng lồ bị tiêu diệt, xuất hiện những cây hạt trần đầu tiên. Chúng thụ tinh không lệ thuộc nước nên thích ứng khí hậu khô. Bò sát phát triển nhanh, đa số ăn cây cỏ, một số ăn thịt. Xuất hiện bò sát răng thú mình dài 4m có bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Đáng chú ý nhất trong đại Cổ sinh là sự chinh phục đất liền của thực vật , động vật đã được vi khuẩn, tảo xanh và địa y chuẩn bị trước. Điều kiện sống trên cạn phức tạp hơn dưới nước nên CLTN đã đảm bảo sự phát triển ưu thế của những cơ thể phức tạp hơn về tổ chức, hoàn thiện hơn về cách sinh sản. d. Đại Trung Sinh Bắt đầu cách đây 220 triệu năm, kéo dài khoảng 150 triệu năm và chia làm 3 kỉ: * Kỉ Tam Điệp - Địa thế tương đối yên tĩnh, đại lục chiếm ưu thế, khí hậu khô. - Quyết thực vật và lưỡng cư (ếch nhái) bị tiêu diệt dần. - Cây hạt trần phát triển mạnh. Cá xương phát triển, cá sụn thu hẹp - Cuối kỉ, biển tiến sâu vào lục địa. Cá và thân mềm phong phú làm cho một số bò sát quay lại sống ở nước như : thằn lằn cá dài 13m, thằn lằn cổ rắn dài 55m. Xuất hiện những thú đầu tiên từ bò sát răng thú tiến hoá lên, có lẽ mới chỉ là những loài thú đẻ trứng tương tự như thú mỏ vịt, thú lông nhím. * Kỉ Giura - Cách đây 175 triệu năm. - Biển tiến vào lục địa, khí hậu ấm hơn. - Cây hạt trần tiếp tục phát triển mạnh, là nguồn thức ăn phong phú cho động vật. - Vì vậy, bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối Trên không có thằn lằn bay, cánh là nếp da dọc sườn, giăng ra bằng 4 ngón của chi trước. Sự phát triển của sâu bọ bay tạo điều kiện cho sự xuất hiện các bò sát bay ăn sâu bọ. Xuất hiện những đại diện đầu tiên của lớp chim.

Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

18

* Kỉ Phấn Trắng - Cách đây 120 triệu năm. - Biển thu hẹp, khí hậu khô. - Cây hạt kín xuất hiện và phát triển nhanh do thích nghi với không khí khô và ánh sáng gắt, và do có hình thức sinh sản hoàn thiện hơn. Vào giữa kỉ, thực vật đã gần giống ngày nay, có các cây 1 lá mầm (cọ, huệ) và 2 lá mầm nhóm thấp (mộc lan, long não). - Bò sát tiếp tục thống trị, xuất hiện những loại mới - Chim vẫn còn có răng nhưng đã gần giống chim ngày nay. Thú có nhau thai đã xuất hiện, cổ sơ là thú có túi, con đẻ ra chưa phát triển đầy đủ phải nằm lại ít tháng trong túi ở bụng mẹ. Nói chung, đại Trung sinh la` đại phát triển ưu thế của cây hạt trần và nhất là của bò sát. e) Đại Tân Sinh Bắt đầu cách đây 70 triệu năm, được chia thành 2 kỉ. * Kỉ Thứ ba. + Ở đầu kỉ khí hậu ấm, giữa kỉ khí hậu khô và ôn hoà. - Cây hạt kín phát triển đã làm tăng nguồn thức ăn của chim, thú. Cũng trong kỉ này từ thú ăn sâu bọ đã tách thành bộ khỉ, tới giữa kỉ thì những dạng vượn người đã phân bố rộng. + Vào cuối kỉ, khí hậu trở lạnh. - Bò sát khổng lồ bị tiêu diệt nhanh chóng. Chim và thú thích nghi hơn với khí hậu lạnh và có cách sinh sản hoàn thiện hơn đã thay thế địa vị của bò sát. Do diện tích rừng thu hẹp, 1 số vượn người rút vào rừng, 1 số khác xuống đất và bắt đầu xâm chiếm các vùng đất trống, chúng là tổ tiên loài người. * Kỉ Thứ tư - Đây là kỉ ngắn nhất (3 triệu năm), đặc trưng bởi sự xuất hiện loài người. - Trong kỉ này có những thời kì băng hà rất lạnh xen kẽ những thời kỳ khí hậu ấm áp. Tóm lại, đại Tân sinh là` đại phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú. - Điểm qua lịch sử phát triển của sinh vật, chúng ta có thể rút ra mấy nhận xét: * Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ quả đất. Sự thay đổi các điều kiện địa chất, khí hậu đã thúc đẩy sự phát triển của sinh giới * Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn tới sự biến đổi trước hết ở thực vật và qua đó ảnh hưởng tới động vật. Sự thay đổi đó có thể ảnh hưởng đến một số loài rồi thông qua những mối quan hệ phức tạp giữa sinh vật với sinh vật trong hệ sinh thái mà ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều loài khác. Vì vậy sự phát triển của sinh giới đã diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu, địa chất. * Sinh giới đã phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý. Càng về sau sự tiến hoá diễn ra với tốc độ càng nhanh do sinh vật đã đạt những trình độ thích nghi hoàn thiện hơn, bớt lệ thuộc vào môi trường. Đặc biệt sự chuyển biến từ đời sống dưới nước lên đời sống trên cạn đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tiến hoá. CHƯƠNG VI - NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ I. THUYẾT TIẾN HOÁ CỔ ĐIỂN 1. So sánh quan niệm của Lamac và Đacuyn về nguyên nhân và cơ chê tiến hoá, quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi và quá trình hình thành loài mới. Tồn tại chung của các quan niệm trên là gì? Chỉ tiêu so sánh Lamac Đacuyn 1. Nguyên nhân - Ngoại cảnh thay đổi qua không gian và CLTN tác động thông qua đặc tính tiến hoá thời gian. biến dị và di truyền của sinh vật. - Thay đổi tạp quán hoạt động của động vật. Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

2. Cơ chế tiến Sự di truyền các đặc tính thu được trong hoá đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật. 3. Hình thành Ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có đặc điểm thích khả năng phản ứng phù hợp nên không nghi bị đào thải. 4. Hình thành Loài mới được hình thành từ từ qua loài mới nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.

19

Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của CLTN. Sự thích nghi hợp lí đạt được thông qua sự đào thải dạng kém thích nghi.

Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian d\ưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung. 5. Tồn tại chung - Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. - Chưa hiểu được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị. - Chưa thấy được vai trò của sự cách li đối với việc hình thành loài. 2. So saùnh CLTN vaø CLNT theo quan nieäm cuûa Ñacuyn * Gioáng nhau - Ñeàu döïa treân cô sôû tính bieán dò vaø di truyeàn. - Vöøa tích luõy bieán dò coù lôïi, vöøa ñaøo thaûi bieán dò coù haïi. - Ñeàu hình thaønh nhieàu daïng sinh vaät môùi töø moät daïng ban ñaàu. * Khaùc nhau Vấn đề Choïn loïc nhaân taïo Choïn loïc töï nhieân PB Nguyeân Do nhu caàu nhieàu maët cuûa Do taùc ñoäng cuûa ñiều kiện con ngöôøi. moâi tröôøng soáng. nhaân Cô cheá

Tích luõy bieán dò coù lôïi vaø Tích luõy bieán dò coù lôïi vaø ñaøo thaûi bieán dò khoâng coù ñaøo thaûi bieán dò khoâng lôïi cho con ngöôøi. coù lôïi cho sinh vaät.

Keát quaû

Hình thaønh nhieàu gioáng caây Hình thaønh nhieàu loaøi môùi troàng, vaät nuoâi thích nghi thích nghi vôùi moâi tröôøng vôùi nhu caàu cuûa con ngöôøi. soáng.

Vai troø

Laø nhaân toá chính quy ñònh chieàu höôùng vaø nhòp ñoä bieán ñoåi gioáng caây troàng, vaät nuoâi.

Laø nhaân toá chính trong quaù trình hình thaønh caùc ñaëc ñieåm thích nghi cuûa sinh vaät.

3. So saùnh thuyeát tieán hoaù toång hôïp vaø thuyeát tieán hoaù bằng caùc ñoät bieán trung tính veà caùc nhaân toá tieán hoaù vaø cô cheá cuûa quaù trình tieán hoaù. Nhöõng ñoùng goùp môùi cuûa hai thuyeát tieán hoaù naøy? Vấn ñeà PB Nhaân toá tieán hoùa

Thuyeát tieán hoùa cuûa Kimura - Quaù trình ñoät bieán vaø giao phoái Ñoät bieán ôû caáp ñoä cung caáp nguoàn nguyeân lieäu cho phaân töû laøm phaùt sinh tieán hoùa. caùc ñoät bieán trung tính. - Quaù trình choïn loïc töï nhieân quy ñònh chieàu höôùng vaø nhòp ñoä tieán hoùa. - Caùc cô cheá caùch ly thuùc ñaåy söï phaân hoùa cuûa quaàn theå goác. Thuyeát tieán hoùa toång hôïp

Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

Cô cheá tieán hoùa Ñoùng goùp môùi

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

Söï bieán ñoåi thaønh phaàn kieåu gen cuûa quaàn theå döôùi aùp löïc cuûa CLTN ñöôïc caùc cô cheá caùch ly thuùc ñaåy heä gen kín, caùch ly di truyeàn vôùi heä gen cuûa quaàn theå goác. - Laøm saùng toû cô cheá tieán hoùa nhoû dieãn ra trong loøng quaàn theå. - Baét ñaàu laøm roõ nhöõng neùt rieâng cuûa tieán hoùa lôùn.

20

Söï cuûng coá ngaãu nhieân caùc ñoät bieán trung tính, khoâng chòu taùc duïng cuûa choïn loïc töï nhieân. Giaûi thích tieán hoùa ôû caáp phaân töû, söï ña daïng cuûa proâteâin, söï ña hình caân baèng trong caùc quaàn theå.

4. Phaân bieät tieán hoaù lôùn vaø tieán hoaù nhoû trong thuyeát tieán hoaù toång hôïp? Vaán ñeà PB

Khaùi nieäm

Quy moâ Phöông phaùp nghieân cöùu

Tieán hoùa nhoû

Tieán hoùa lôùn

- Laø quaù trình bieán ñoåi thaønh phaàn kieåu gen cuûa quaàn theå ñeå hình thaønh loaøi môùi. - Quaù trình naøy goàm coù: + Söï phaùt sinh ñoät bieán. + Söï phaùt taùn ñoät bieán qua giao phoái. + Söï choïn loïc caùc ñoät bieán coù lôïi. + Söï caùch ly sinh saûn giöõa quaàn theå bieán ñoåi vôùi quaàn theå goác. Dieãn ra trong phaïm vi heïp (tieán hoùa vi moâ): ôû caáp ñoä caù theå, quaàn theå, loaøi, thôøi gian lòch söû ngaén. Coù theå nghieân cöùu tröïc tieáp baèng thöïc nghieäm.

Laø quaù trình hình thaønh caùc nhoùm phaân loaïi treân loaøi nhö: Chi, Hoï, Boä, Lôùp, Ngaønh.

Dieãn ra treân qui moâ lôùn (tieán hoùa vó moâ), thôøi gian lòch söû raát daøi. Chæ coù theå nghieân cöùu giaùn tieáp qua taøi lieäu coå sinh vaät hoïc, giaûi phaãu so saùnh.

SỰ CÂN BẰNG THÀNH PHẦN KIỂU GEN TRONG QUẦN THỂ GIAO PHỐI 1.Quần thể giao phối là gì? Dấu hiệu đặc trưng của một quần thể giao phối? * Quần thể giao phối : là một nhóm cá thể cùng loài, trải qua nhiều thế hệ cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định, giữa các cá tôáic sự giao phối tự do với nhau và được cách li ở một mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận cũng thuộc loài đó. * Dấu hiệu đặc trưng của một quần thể giao phối: - Ở QTGP, các cá thể giao phối tự do ngẫu nhiên với nhau( các cá thể thuộc những quần thể khác nhau trong cùng một loài thường không giao phối vơi nhau do cách li bở những điều kiện sống thiếu thuận lợi khi tiếp xúc chúng vẫn giao phối được với nhau hoặc giao phối được nhưng không kết quả) - Đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

21

- Mỗi quần thể xác định được phân biệt với các quần thể khác cùng loài về tần số alen, tần số kiểu gen và vốn gen. - Tần số tương đối của các alen về một hoặc vài gen điển hình nào đó là dấu hiệu đặc trưng cho sự phân bố về kiểu gen và kiểu hình trong quần thể đó. - Vốn gen là tổng hợp tâta cả các gen có trong giao tử ở một thế hệ hoặc một giai đoạn nhất định. 2. Nội dung định luật Hacdy – Vanbec và cứng minh xu hướng cân bằng thành phần các kiểu gen trong một QTGP có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát là : 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1. Định luật Hacdy – Vanbec có ý nghĩâ gì về mặt tiến hoá? * Nội dung : Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một QTGP tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều kiện cơ bản nhất là quần thể phải đủ lớn, trong đó các cá thể giao phối ngẫu nhiên với nhau, không có đột biến, chọn lọc và giao tử phải được cách li hoàn toàn với các giao tử khác… * Chứng minh : - Phân bố kiểu gen ở thế hệ xuất phát : 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1 Tần số tươg đối của alen A = 0,64 + 0,32/2 = 0,08 A 0,08 Tần số tươg đối của alen a = 0,04 + 0,32/2 = 0,02 a 0,02 Phân bố kiểu gen ở thế hệ tiếp theo :

Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH



NGUYỄN DUY PHƯƠNG

0,8A

0,2a

0,8A

0,64AA

0,16Aa

0,2a

0,16Aa

0,04aa

22



Theo cách tính tương tự ở phần trên, tần số tương đối của các alen : A 0,08 ( giống thế hệ xuất phát) a 0,02 Tương tự , tần số tương đối của alen A vẫn không thay đổi. a * Ý nghĩa: Giải thích được vì sao trong thiên nhiên có những quần thể được duy trì ổn định qua thời gian dài - Trong tiến hoá mặt ổn định cũng có ý nghĩa quan trọng không kém mặt biến đổi, cũng gải thích hiện trạng đa dạng của sinh giới. - Về mặt thực tiễn : Từ tỉ lệ các loại kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tấn số tương đối của các alen, ngược lại từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ Có 4 nhân tố tiến hoá làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể : Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li. 1. Vai trò của quá trình đột biến và quá trình giao phối trong tiến hoá? Vì sao đa số đột biến là có hại cho cơ thể mang chúng nhưng lại được xem là nguồn nguyên liệu của tiến hoá? Vì sao đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu? * Vai trò của quá trình đột biến : Gây ra những biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST) tạo nên các đột biến là nguồn nguyên liệu tiến hoá sơ cấp. * Vai trò của quá trình giao phối : - Phát tán đột biến trong quần thể. - Trung hoà tính có hại của đột biến ( đột biến lặn đi vào trạngn thái dị hợp) - Tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu tiến hoá thứ cấp. Quá trình đột biến kết hợp với quá trình giao phối làm cho mỗi quần thể là một kho dự trữ biến dị đến mức bão hoà, trong đó có những biến dị có tiềm năng thích nghi với sự thay đổi của điều kiện sống. - Giao phối không ngẫu nhiên ( giao phối cận huyết) làm thay đỏi thành phàn kháng nguyên của QT theo hướng tăng tỉ lệ đồng hợp tử và giảm tỉ lệ dị hợp tử. * Ý nghĩa của đột biến : - Đa số đột biến là có hại cho cơ thể mang chúng, tuy nhiên đa số là đột biến lặn, tiềm ẩn trong thể dị hợp, qua giao phối, gặp tổ hợp gen thích hợp hoặc khi gặp hoàn cảnh thuận lợi, đột biến biểu hiện ở kiểu hình và có thể tỏ ra có lợi. - ÑBG laø nguoàn nguyeân lieäu chuû yeáu vaø so vôùi ñoät bieán NST vì xaûy ra phoå bieán hôn vaø ít aûnh höôûng ñeán söùc soáng vaø söï sinh saûn cuûa sinh vaät hôn . 2. So sánh quan niệm của Đacuyn và quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên ? Vì sao CLTN được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất? Hãy cho biết quan niệm của Kimura về vai trò của chịn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá ở cấp phân tử? * So sánh quan niệm của Đacuyn và quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên : Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH Quan niệm của Đacuyn - Chuû yeáu laø bieán dò caù theå phaùt sinh trong quaù trình sinh saûn. - Bieán ñoåi caù theå do ñieàu kieän soáng hay taäp quaùn hoaït ñoäng ít coù yù nghóa. Caù theå.

1. Nguyeân lieäu cuûa CLTN 2. Ñoái töôïng taùc ñoäng cuûa CLTN 3. Thöïc chaát cuûa CLTN 4. Keát quaû cuûa CLTN

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

23

Quan niệm hiện đại - Ñoät bieán vaø bieán dò toå hôïp. - Thöôøng bieán chæ coù yù nghóa giaùn tieáp.

Ñoái töôïng chuû yeáu laø caù theå ÔÛû loaøi giao phoái : quaàn theå Phaân hoùa khaû naêng Phaân hoùa khaû naêng sinh soáng soùt giöõa caùc caù saûn cuûa caùc caù theå theå trong loaøi. (kieåu gen) trong quaàn theå. Söï soáng soùt cuûa nhöõng Söï phaùt trieån vaø sinh saûn caù theå thích nghi hôn. öu theá cuûa nhöõng kieåu gen thích nghi hôn.

* Vai trò của CLTN : - Thuyết tiến hoá hiện đại củng cố quan niệm của Đacuyn xem CLTN là nhân tố tiến hoá cơ bản vì nó định hướn quá trình tích luỹ biến dị, qui định nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. - Thuyết tiến hoá của Kimura cho rằng đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính ( không có lợi không có hại) do đó không chịu tác dụng của CLTN. Tính đa hình trong quần thể ( VD tỉ lệ các nhóm máu ở người A, B, AB, O) chứng tỏ không có sự thay thế một alen này bằng một alen khác dưới tác dụng của CLTN. 3. Quá trình chọn lọc tự nhiên - Mặt chủ yếu của CLTN là sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể (kết đôi giao phối, khả năng đẻ con, độ mắn đẻ). - CLTN không chỉ tác động vào cá thể mà còn phát huy tác dụng ở cả các cấp độ dưới cá thể (phân tử, NST, giao tử) và trên cá thể (quần thể, quần xã...), trong đó quan trọng nhất là sự chọn lọc ở cấp độ cá thể và quần thể. - CLTN tác động trên kiểu hình của cá thể qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới hệ quả là chọn lọc kiểu gen. Điều này cho thấy ý nghĩa của kiểu hình, vai trò của thường biến trong quá trình tiến hoá. - Dưới tác dụng của CLTN các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi. Quần thể la` đối tượng chọn lọc. - Chọn lọc quần thể hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về các mặt kiếm ăn, tự vệ, sinh sản, đảm bảo sự tồn tại phát triển của những quần thể thích nghi nhất, qui định sự phân bố của chúng trong thiên nhiên. Chọn lọc cá thể làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể. Chọn lọc cá thể và chọn lọc quần thể song song diễn ra. Tóm lại, chọn lọc tự nhiên không tác động đối với từng gen riêng rẽ ma` đối với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ ma` đối với cả quần thể. CLTN là nhân tố qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá. 4. Các cơ chế phân li. CLTN tiến hành theo những hướng khác nhau sẽ dẫn tới sự phân li tính trạng (PLTT). Quá trình PLTT Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

24

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

sẽ được thúc đẩy do các cơ chế cách li. Sự cách li ngăn ngừa sự giao phối tự do, do đó củng cố tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc. Có thể phân biệt 4 hình thức cách li: Cách li địa lý, cách li sinh thái, cách li sinh sản, cách li di truyền. Cách li địa lý la` điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến theo hướng khác nhau, làm cho kiểu gen sai khác nhau ngày càng nhiều. Cách li địa lý và cách li sinh thái kéo dài sẽ dẫn tới cách li sinh sản và cách li di truyền, đánh dấu sự xuất hiện loài mới. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI 1. Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi chịu sự chi phối của những nhân tố nào? Vai trò của mỗi nhân tố đó? Cho một ví dụ minh hoạ? Quan niệm hiện đại đã bác bỏ quan niệm thích nghi trực tiếp của Lamac, củng cố và phát triển quan niệm của Đacuyn như thế nào? * Quan niệm hiện đại về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi : Đây là một quá trình lịch sử chịu sợ chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên. * Vai trò của mỗi nhân tố trong sự hình thành các đặc điểm thích nghi : + Quá trình đột biến làm cho một gen bíen đổi thành nhiều gen. Đột biến phát sinh vô hướng, không tương ứng với ngoại cảnh. + Quá trình giao phối tạo ra những tổ hợp alen mới, trong đó có những tổ hợp có tiềm năng thích nghi với những điều kiện mới. + Quá trình CLTN đào thải các kiểu gen bất lợi, làm tăng tần số tương đối của các alen và tổ hợp alen có giá trị thích nghi. * Ví dụ : Xét ví dụ về sự hình thành màu xanh ở sâu ăn lá + Theo Lamác: — Sinh vật biến đổi từ từ phù hợp với sự biến đổi của điều kiện sống.  Do ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây.  Bị bác bỏ  vì không di truyền được + Theo Darwin:

Chim Bi ến dị

- Xa

+ Ý nghĩa : nếu quần thể không có vốn gen đa hình hoàn cảnh sống thay đổi sinh vật sẽ không có tiềm năng thích ứng kịp và sẽ bị tiêu diệt hàng loạt. Đó là điểm mà thuyết thích nghi trự tiếp với sự thay đổi của ngoại cảnh của Lamac chưa hình dung được.

Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

25

Quan niệm về tính đa hình của QTGP cho thấy CLTN có một nguồn nguyên liệu phong phú, CLTN có một phổ rộng rãi, càng củng cố học thuyết Đacuyn về vai trò của CLTN. LOÀI VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI 1. Nêu quan niệm hiện đại về loài và bản chất của quá trình hình thành loài mới. Trình bày phương tức hình thành loài bằng con đường địa lí. Phân tích vai trò của điều kiện địa lí và cách li địa lí, vai trò của qúa trình đột biến và CLTN. Minh hoạ bằng một ví dụ? * Loài : Loài giao phối là một nhóm quần thể : có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các quần thể giao phối tự do với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể khác loài. Ở các sinh vật sinh sản vô tính và đơn tính sinh, tự phối thì loài chỉ mang đặc điểm: có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định. * Bản chất của quá trình hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc. * Hình thành loài mới bằng con đường địa lí: Ví dụ : Sự phân hoá của nòi chim sẻ ngô. - Đặc điểm khác nhau giữa 3 nòi trong loài này : Có dạng lai tự nhiên tại nơi tiếp giáp giữa nòi châu Âu và nòi Ấn Độ, giữa nòi Ấn Độ và nòi Trung Quốc. Song song tồn tại của nòi châu Âu và nòi Trung Quốc tại nơi tiếp giáp mà không có dạng lai báo hiệu chuyển từ nòi địa lí sang loài mới. Phân tích : - Điều kiện địa lí khác nhau không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi hình thái trên cơ thể chim. - Cách li địa lí tạo điều kiện thúc đẩy sự phân hoá trong loài. Trong mỗi khu vực địa lí , CLTN dã tích luỹ các đột biến theo những hướng khác nhau. 2. Tiêu chuẩn để phân biệt các loài thân thuộc Có 4 tiêu chuẩn: - Tiêu chuẩn hình thái Giữa 2 loài khác nhau có sự gián đoạn về hình thái, nghĩa là sự đứt quãng về một tính trạng nào đó. - Tiêu chuẩn địa lý – sinh thái Trường hợp đơn giản là 2 loài thân thuộc chiếm 2 khu phân bố riêng biệt. Trường hợp phức tạp hơn là 2 loài thân thuộc có khu phân bố trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn, trong đó mỗi loài thích nghi với những điều kiện sinh thái nhất định. - Tiêu chuẩn sinh lý – hoá sinh Dựa vào khả năng chịu nhiệt của prôtêin của các loài, trình tự phân bố các axit amin trong prôtêin. - Tiêu chuẩn di truyền Giữa 2 loài có sự cách li sinh sản, cách li di truyền, biểu hiện ở nhiều mức độ. Mỗi tiêu chuẩn nói trên chỉ có giá trị tương đối. Tuỳ mỗi nhóm sinh vật mà người ta vận dụng tiêu chuẩn này hay tiêu chuẩn kia là chủ yếu để phân biệt. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn hoá sinh có ý nghĩa hàng đầu. Ở một số nhóm thực vật, động vật có thể dùng tiêu chuẩn hình thái là chính hoặc kết hợp tiêu Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

26

chuẩn sinh lý tế bào, hoá sinh. Đối với các loài thực vật, động vật bậc cao phải đặc biệt chú ý tiêu chuẩn di truyền. Trong nhiều trường hợp phải phối hợp nhiều tiêu chuẩn mới có thể xác định các loài thân thuộc một cách chính xác. 3. Cấu trúc của loài - Loài tồn tại như một hệ thống quần thể. Quần thể la` đơn vị cơ bản trong cấu trúc của loài. - Các quần thể hay nhóm quần thể có thể phân bố gián đoạn hoặc liên tục, tạo thành các nòi. Các cá thể thuộc các nòi khác nhau trong một loài vẫn có thể giao phối với nhau. - Nòi địa lý là nhóm quần thể phân bố trong một khu vực địa lý xác định, hai nòi địa lý khác nhau có khu phân bố không trùm lên nhau. Nòi sinh thái là nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định, trong cùng một khu vực địa lý có thể tồn tại nhiều nòi sinh thái, mỗi nòi chiếm một sinh cảnh phù hợp. Nòi sinh học là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau trên cơ thể vật chủ. 4. Sự hình thành loài Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc. Có 3 phương thức hình thành loài chủ yếu: a) Hình thành loài bằng con đường địa lý Loài mở rộng khu vực phân bố của nó, chiếm thêm những vùng lãnh thổ mới, có điều kiện khí hậu, địa chất khác nhau, hoặc khu phân bố của loài bị chia nhỏ do các vật chướng ngại địa lý (sông, núi, dải đất liền) làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, CLTN đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành nòi địa lý rồi tới các loài mới. Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức có cả ở thực vật và động vật. Trong phương thức này cách li địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá trong loài. Cần chú ý rằng ở đây điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi. b) Hình thành loài bằng con đường sinh thái Phương thức này thường gặp ở thực vật và những động vật ít di động xa như thân mềm, sâu bọ. Trong cùng một khu phân bố địa lý, các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành các nòi sinh thái rồi đến loài mới. c) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá. Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp, nhất là ở nhóm có hệ thần kinh phát triển, sự đa bội hoá lại thường gây nên những rối loạn về giới tính. Ngoài 3 phương thức phổ biến đã trình bày ở trên còn nhiều con đường hình thành loài khác nữa. Dù theo phương thức nào thì nói chung loài mới không xuất hiện với một đột biến mà thường là có sự tích luỹ một tổ hợp nhiều đột biến, loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là một quần thể hay một nhóm quần thể tồn tại phát triển như là một khâu trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của CLTN.

Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

27

NGUỒN GỐC CHUNG VÀ CHIỀU HƯỚNG TIẾN HOÁ CỦA SINH GIỚI. Quá trình phân li tính trạng đã giải thích sự hình thành các nhóm phân laọi và nguồn gốc chung của các loài như thế nào? Các hướng tiến hoá chung của sinh giới. Vì sao ngày nay vẫn còn tồn tại những nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh những nhóm sinh vật có tổ chức cao? * Sự hình thành các nhóm phân loại và nguồn gốc chung của các loài: + Sơ đồ : SGK + Cơ chế cách li là nguyên nhân dẫn đến sự phân li tính trạng và hình thành loài mới. - Nguyên nhân của PLTT : CLTN tiến hành theo những hướng khác nhau trên cùng một nhóm đối tượng. - Nội dung của PLTT : Sự tích luỹ những biến dị có lợi theo những hướng thích nghi đặc sắc nhất, sự đào thải những dạng trung gian kém thích nghi. - Kết quả của PLTT : Con chấu xuất phát từ một gốc chung ngày càng khác xa tổ tiên ban đầu và ngày càng khác xa nhau. - Căn cứ vào quan hệ họ hàng gần xa người ta xếp các laòi con cháu của cùng một tổ tiên vào các đơn vị phân loại trên loài : chi, họ, bộ, lớp, ngành. + Từ sơ đồ phân li tính trạng suy rộng ra toàn bộ sinh giới đa dạng ngày nay đều có nguồn gốc chung. * Chiều hướng tiến hoá của sinh giới. Dưới tác dụng của các NTTH, đặc biệt của CLTN theo con đường phân li tính trạng, sinh giới đã tiến hoá theo những hướng chung sau đây: Sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý. Thích nghi là hướng tiến hóa cơ bản nhất. Tuy nhiên có sự song song tồn tại giữa những nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh những nhóm sinh vật có tổ chức cao vì: - Trong những điều kiện nhất định, duy trì tổ chức nguyên thuỷ hoặc đơn giản hoá tổ chức vẫn đảm bảo sự thích nghi. - Sự tiến hoá của các nhóm khác nhau và trong cùng một nhóm đã dién ra với những nhịp độ khác nhau. CHƯƠNG VII : SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI 1. Những bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người? Các đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật? * Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người : + Bằng chứng giải phẫu so sánh : - Thể thức cấu tạo chung đều chia làm 3 phần: đầu, mình, tứ chi. - Các cơ quan bên trong và sự sắp xếp của người và động vật tương tự, có lông mao, đẻ và nuôi con bằng sữa, bộ răng phân hóa. - Bằng chứng về các cơ quan thoái hóa ở người là các cơ quan xưa kia phát triển ở động vật. - Bằng chứng về phôi sinh học: các giai đoạn phát triển của phôi người lặp lại một cách ngắn gọn sự phát triển của phôi động vật từ thấp đến cao. - Bằng chứng về hiện tượng lai giống tái hiện một số đặc tính của tổ tiên động vật : người có đuôi, có nhiều đôi vú… - Bằng chứng về di truyền học. * Đặc điểm cơ bản để phân biệt giữa người và động vật : + Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào mục đích xác đinh : - Vượn người ngày nay : Sử dụng những công cụ có sẵn trong tự nhiên một cách ngẫu nhiên, nhất thời. Khi cần có thể cải biến các công cụ bằng các cơ quan, bộ phận trên cơ thể của chúng : dùng răng tước một cành cây cho nhọn - Người tối cổ : Chế tạo và sử dụng công cụ theo những mục đích nhất định. Chế tạo công cụ lao động bằng một vật trung gian : dùng hòn đá lớn đập vỡ hòn đá nhỏ để tạo ra những mảnh tước có cạnh Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

28

sắc. Nhờ lao động nên con người bớt phụ thuộc vào tự nhiên, cải tạo được hoàn cảnh, lấy được từ tự nhiên nhiều hơn. + Nhờ có bộ não phát triển và có tiếng nói, người có khả năng tư duy trừu tượng bằng khái niệm. 2. Những đặc điểm khác nhau giữa người với các vượn người ngày nay. Từ sự so sánh trên có thể rút ra kết luận gì? Những biến đổi nổi bật trên cơ thể qua các dạng hoá thạch từ vượn người hoá thạch đến người đương đại. a. Những đặc điểm khác nhau giữa người với các vượn người ngày nay : Vượn người ngày nay gồm : Vượn, đười ươi, gorila, tinh tinh. Vượn người ngày nay 1. Vượn người đi lom khom + Cột sống: cong hình cung + Lồng ngực: hẹp bề ngang + Xương chậu: hẹp + Các chi: tay dài hơn chân 2. Vượn người ăn thực vật: + Bộ răng thô + Răng nanh phát triển + Xương hàm to + Góc quai hàm lớn 3. Não vượn người bé: + Ít khúc cuộn, nếp nhăn + Thùy trán ít phát triển + Mặt dài và lớn hơn hộp sọ 4. Tín hiệu trao đổi ở vượn còn nghèo: + Không có lồi cằm + Vỏ não chưa có vùng cử động nói và vùng hiểu tiếng nói

Người . Người đi thẳng mình + Cong hình chữ S + Hẹp chiều trước sau + Rộng + Tay ngắn hơn chân 2. Người ăn thức ăn chín: + Bộ răng bớt thô + Răng nanh ít phát triển + Xương hàm bé + Góc quai hàm nhỏ 3. Não người to: + Nhiều khúc cuộn, nếp nhăn. + Trán rộng + Sọ lớn hơn mặt 4. Người có tiếng nói phát triển: + Cằm dô + Vỏ não có vùng cử động nói và vùng hiểu tiếng nói

KL: + Người và vượn người ngày nay là 2 nhánh phát sinh từ một gốc chung là vượn người hóa thạch và tiến hoá theo 2 hướng khác nhau. + Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người. b. Những biến đổi của cơ thể qua các dạng vượn người hoá thạch * Các dạng vượn người hoá thạch : Parapitec (cách đây 30 triệu năm) prôpliôpitec  Đriôpitec  Ôxtralôpitec (cách đây 5 triệu năm). - Tầm vóc cơ thể lớn dần  di chuyển chủ yếu bằng hai chân , đuôi tiêu biến. - Hộp sọ lớn dần, mặt ngắn lại. * Người tối cổ ( Hômôhabilis, Pitêcantrôp sống cách đây khoảng 80 – 1 triệu năm . Xinantrop sống cách đây khoảng 50 -70 vạn năm)  người đương đại ( Crômanhôn) sống cách đây khoảng 3 – 5 vạn năm : - Cao : 120 – 180 cm - Hộp sọ : 680 – 1700cm3 - Trán thấp  trán cao, không còn gờ ở mắt. - Chưa có lồi cằm  cằm dô - Xương hàm thô  Xương hàm bớt thô. 3. Những sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người. Vai trò của các nhân tố sinh học và các nhân tố xã hội trong quá trình đó? * Những sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người: a. Bàn tay trở thành cơ quan chế tạo công cụ lao động - Vượn người hoá thạch sống trên cây, với thân hình khá lớn, đã có mầm mống của dáng đứng thẳng và sự phân hoá chức năng của các chi. Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

29

- Khi buộc phải di chuyển xuống mặtđất, các đặc tính này được củng cố do CLTN. Dáng đi thẳng mình đã giải phóng 2 chi trước khỏi chức năng di chuyển. Tay trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động. - Lao động đã hoàn thiện đôi tay, hình thành thói quen thuận tay phải trong lao động. b. Sự phát triển tiếng nói có âm tiết Đời sống bầy đàn, hợp sức nhau chống thú dữ và lao động tập thể đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi, hình thành tiếng nói - Tiếng nói phát triển, ảnh hưởng tới lồi cằm, tạo ra sự di truyền tín hiệu, đặc biệt cho xã hội loài người. c. Sự phát triển bộ não và hình thành ý thức - Lao động tuụân tay phải ảnh hưởng tới bán cầu não trái lớn hơn bán cầu não phải. tiếng nói phát triển làm xuất vùng cử động nói và hiểu tiếng nói trên vỏ não. - Trên cơ sở phát triển bộ não và tiếng nói đã phát triển hoạt động trí tụê, hình thành khả năng tư duy bằng khái niệm. d. Sự hình thành đời sống văn hoá - Nhờ sự phát triển công cụ lao động, nguồn thức ăn thay đổi về số lượng và chất lượng. Việc dùng thịt làm thức ăn đã thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ cơ thể đặc biệt là bộ não. - Việc giữ lửa, làm ra lửa để nấu chín thức ăn đã tăng hiệu suất đồng hoá, ảnh hưởng tới bộ răng và xương hàm. - Các hình thái lao động được hoàn thiện dần. Loài ngừơi đã biết chăn nuôi, trồng trọt, dệt vải,làm đồ gốm, chế tạo kim loại. Công nghệ , thương mại, tôn giáo, nghệ thuật , khoa học ra đời. Từ các bộ lạc đã dần dần hình thành các dân tộc, quốc gia với chính trị, pháp luật. * Vai trò các nhân tố sinh học và các nhân tố xã hội + Nhân tố sinh học: - Biến dị, di truyền, CLTN - Chúng có vai trò chủ đạo trong giai đoạn vượn người hoá thạch. + Nhân tố xã hội : - lao động, tiếng nói, ý thức - Chúng có vai trò chủ đạo trong giai đoạn người tối cổ trở đi, từ đây nhân tố sinh học vẫn phát huy tác dụng nhưng bị hạn chế bởi các nhân tố xã hội . Lao động có mục đíchđã quyết định hướng tiến hoá của họ Người. + Con người thích nghi với môi trường không phải chủ yếu bằng những biến đổi sinh học trên cơ thể, mà bằng lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh. * Về mặt sinh học, loài người sẽ không biến thành một loài nào khác nhưng xã hội loài người vẫn không ngừng phát triển vì loài người thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN Bài 1 : Gen A qui định mắt đỏ bị đột biến làm mất 3 cặp nuclêôtit và tạo thành alen a hoặc a1. a. Giả thiết alen a được tạo thành bằng một trong ba con đường sau đây thì phân tử prôtêin tương ứng sẽ khác với prôtêin do gen A như thế nào? Cho rằng trong trường hợp này mỗi axit amin chỉ do một bộ ba xác định và đột biến không liên quan tới các codon kết thúc. 1. Ba cặp nu thuộc 1 bộ ba mã hoá, còn cặp nu kế tiếp thuộc bộ ba kế tiếp. 2. Hai cặp nu thuộc 1 bộ ba mã hoá, còn 1 nu kế tiếp thuộc bộ ba kế tiếp. 3. Hậu quả của đột biến ở trường hợp 1 và 2 có giống nhau không? b. Giả thiết alen a1 tạo thành do đột biến làm mất 3nu ở các vị trí khác nhau của gen A thì phân tử prôtêin do gen đột biến khác với prôtêin do gen A như thế nào? Cho biết phân tử prôtêin do gen A có 198 axit amin và các axit amin tương ứng với các vị trí biến đổi trong gen chỉ do một số bộ ba mã hoá qui định. 1. Mất cặp nu số 4, 7, 12. 2. Mất cặp nu số 591, 594, 597. Bài 2 : Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

30

Tần số đột biến gen là gì? phụ thuộc vào những yếu tố nào? Theo dõi 100.000 trẻ em sinh ra ở 1 nhà hộ sinh, người ta thấy có 10 em lùn bẩm sinh, trong đó có hai em bố mẹ lùn,các em còn lại có bố mẹ đều bình thường( sinh ra trong các dòng họ không có người lùn). Tính tần số dột biến lùn. Biết rằng chứng lùn này được di truyền theo kiểu trội không hoàn toàn. Bài 3 : Một gen qui định tổng hợp prôtêin có các trình tự các axit amin như sau : Met – Gly – Glu – Thr – Lys – Val – Val – Pro… Gen đó bị đột biến đã qui định tổng hợp prôtêin có trình tự các axit amin như sau : Met – Arg – Glu – Thr – Lys – Val – Val – Pro… a. Đây là dạng nào của đột biến gen ? b. Nêu hậu quả và vai trò của dạng đột biến này? Bài 4 : Trong một quần thể ruồi giấm, người ta phát hiện NST số III có các gen phân bố theo các trình tự khác nhau như sau : 1. ABCGFEDHI 2. ABCGFIHDE 3. ABHIFGCDE Cho biết đây là những dạng đột biến đảo đoạn NST. Hãy gạch dưới những đoạn bị đảo và thử xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng bị đảo đó. Bài 5 : Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ là trội, gen a qui định quả màu vàng là lặn . Cho cây tứ bội thuần chủng quả đỏ lai với cây tứ bội thuần chủng quả vàng được F1 quả đỏ. a. Những cây tứ bội nói trên được tạo ra bằng cách nào? b. Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F2. Bài 6 : Bộ NST của một loài sinh vật 2n = 24 . Có bao nhiêu NST được dự đoán ở : a. Thể đơn bội, thể tam bội, thể tứ bội. b. Trong các dạng đa bội trên dạng nào là đa bội chẵn, dạng nào là đa bội lẻ. c. Cơ chế hình thành các dạng đa bội nói trên. Bài 7 : Giả sử rằng ở cây cà độc dược ba nhiếm đối với NST C, sự phôi hợp và phân li giữa các NST xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên ( tức là các tổ hợp giao tử CC và C được tạo thành với tỉ lệ ngang nhau). Có bao nhiêu kiểu cây con và mỗi loại chiếm bao nhiêu sẽ sinh ra khi cây như vậy được thụ phấn với cây lưỡng bội bình thường. Bài 8 : Để tạo ưu thế lai về chiều cao của cây thuốc lá, người ta tiến hành lai giữa hai thứ : một thứ có chiều cao trung bình là 120 cm, một thứ có chiều cao trung bình là 72cm. Ở F1 cây lai có chiều cao trung bình là 108 cm. a. Ở cây F1 đã biểu thị ưu thế lai về chiều cao là bao nhiêu cm? b. Dự đoán chiều cao trung bình của những cây ở F2. Bài 9 : Một gen có 3 alen đã tạo ra trong quần thể 4 loại kiểu hình khác nhau. Cho rằng tần số các alen bằng nhau, sự giao phối là tự do và ngẫu nhiên, các alen trội tiêu biểu cho các chỉ tiêu kinh tế mong muốn thì số cá thể chọn làm giống trong quần thể chiếm tỉ lệ bao nhiêu ? Số cá thể có thể đưa vào sản xuất chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Bài 10 : Công trình của Cacpêsenkô đã tạo ra lôài cây mới từ cải của và bắp cải như thế nào? Bài 11 : Để cải tạo giống heo thuộc Nhiêu Định Tường, người ta dùng con đực giióng Đại Bạch để lai cải tiến với con cái tót nhất thuộc giống địa phương. Nếu lấy hệ gen cảu đực Đại Bạch làm gốc thì ở thế hệ F 4 tỉ lệ gen Đại Bạch trong quần thể là bao nhiêu? Ý nghĩa của phép lai trên là gì? Bài 12 : Cho sơ đồ phả hệ : xác định kiểu gen của 1, 2, 3 . Biết :

Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009

TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH Bình thường

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

Bị bệnh

31

Dị hợp tử

1

3

Bài 13 : Một người phụ nữ mà ông ngoại bị bệnh máu khó đông, có bố mẹ bình thường. Người phụ nữ này bình thường cũng như chồng. Hỏi khả năng họ sinh con trai đầu lòng có máu đông bình thường là bao nhiêu %?

Trên đây là một số nội dung theo hướng dẫn của Bộ GD – ĐT , HS căn cứ vào nội dung này để ôn tập ,luyện đề, làm bài tập, không nên học tủ, học lệch vì nội dung ôn tập trải rộng trong chương trình, bao quát chương trình đã học.

Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009