Tai Lieu Trinh Chieu Chu De Ki Nang Song

  • December 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tai Lieu Trinh Chieu Chu De Ki Nang Song as PDF for free.

More details

  • Words: 3,788
  • Pages: 64
GDVT– Swisscontact

KỸ NĂNG SỐNG

Kỹ năng sống GDVT– Swisscontact

Định nghĩa kỹ năng sống Đây là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ kỹ năng sống có thể thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh. (UNICEF)

Kỹ năng sống GDVT– Swisscontact

Khái niệm  Kỹ năng: được hình thành và củng cố qua quá

trình thực hành và trải nghiệm của bản thân.  Kỹ năng sống: nói về những vấn đề trong cuộc

sống, hướng đến cuộc sống an toàn khỏe mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống: vì thế kỹ năng sống không chỉ giới hạn trong phạm vi trường học.

Kỹ năng sống GDVT– Swisscontact

Khái niệm (tiếp)  Giáo dục kỹ năng sống: Không phải là đưa ra

những lời giải đơn giản cho những câu hỏi đơn giản. Giáo dục kỹ năng sống là hướng đến thay đổi hành vi.

Kỹ năng sống GDVT– Swisscontact

Lợi ích của việc vận dụng tốt kỹ năng sống Mục tiêu chính của đào tạo nghề là dạy cho người ta những kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc/ nhiệm vụ chuyên môn. Nhưng các “kỹ năng sống” lại rất cần thiết cho sự thành công trong công việc. Các kỹ năng sống chính là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cần thiết cho một cá nhân có thể hoạt động một cách độc lập, giúp họ tránh được những khó khăn trong quá trình làm việc.

Kỹ năng sống GDVT– Swisscontact

Phân loại kỹ năng sống  Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột,

quan hệ với bạn bè, quan hệ với đồng nghiệp, kỹ năng giải trí  Các kỹ năng tại nơi làm việc: quản lý thời gian, ăn mặc,

ứng xử phù hợp tại nơi làm việc v.v.  Kỹ năng ra quyết định  Quản lý tài chính cá nhân  Giao thông đi lại  Sức khoẻ  Trách nhiệm với gia đình

GDVT– Swisscontact

KỸ NĂNG GIAO TIẾP TẠI NƠI LÀM VIỆC

GDVT– Swisscontact

GIAO TIẾP BẰNG LỜI VÀ KHÔNG LỜI

GDVT– Swisscontact

Mục tiêu

Giao tiếp tại nơi làm việc Giao tiếp bằng lời và không lời

Sử dụng những cử chỉ, lời nói đẹp và cách nói phù hợp trong đàm thoại tại nơi làm việc.

Giao tiếp tại nơi làm việc Giao tiếp bằng lời và không lời

GDVT– Swisscontact

Giao tiếp bằng lời  Sử dụng ngôn từ đơn giản  Nói và sử dụng những từ mà

người bạn yêu cầu giúp đỡ mong muốn được nghe

 Tránh sử dụng các từ phản đối  Nói các thông tin chính xác và

đầy đủ. Không nói nửa chừng.

Giao tiếp tại nơi làm việc Giao tiếp bằng lời và không lời

GDVT– Swisscontact

Giao tiếp bằng lời (tiếp)  Chỉ nói những vấn đề có liên quan.  Tỏ thái độ ân cần, quan tâm đến người nghe  Chú ý đến âm điệu, điểm nhấn và âm lượng

của giọng nói.  Diễn đạt trôi chảy, lưu loát.

Giao tiếp tại nơi làm việc Giao tiếp bằng lời và không lời

GDVT– Swisscontact

Ngôn ngữ cử chỉ  ÁNH

MẮT – Luôn hướng về người đang đối thoại.

 THÁI

ĐỘ - Không nên tỏ ra bồn chồn, không đu đưa người, nghịch tóc hoặc quần áo.

 KHOẢNG  TƯ

CÁCH - Thích hợp nhất là từ 60-90cm.

THẾ - Ngồi thẳng lưng, thậm chí hơi nghiêng về phía người nói để người đối thoại biết rằng bạn rất thích thú .

Giao tiếp tại nơi làm việc Giao tiếp bằng lời và không lời

GDVT– Swisscontact

Ngôn ngữ cử chỉ (tiếp)  ĐIỆU BỘ, ĐỘNG TÁC, CỬ CHỈ - Có thể sử

dụng các điệu bộ, cử chỉ để biểu đạt thêm cho phần nội dung cuộc nói chuyện, song nên nhớ rằng bạn không phải là một nhạc trưởng.  NÉT MẶT – Nét mặt biểu đạt cảm xúc

tùy theo nội dung cuộc nói chuyện.

GDVT– Swisscontact

KỸ NĂNG LẮNG NGHE

GDVT– Swisscontact

Mục tiêu

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe người đối thoại một cách tích cực nhằm giao tiếp có hiệu quả.

GDVT– Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

Khái niệm nghe Nghe là hiện tượng tự nhiên khi cơ quan thính giác của một người phản xạ lại bất kỳ một âm thanh nào mà nó bắt gặp được.

GDVT– Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

Khái niệm lắng nghe Lắng nghe là chú ý những âm thanh lọt vào tai, là sự cảm nhận qua quan sát, đồng cảm.

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

GDVT– Swisscontact

Vì sao phải lắng nghe?  Để thu thập thông tin  Để hiểu rõ đối tượng  Để thu hút đối tượng vào

cuộc trao đổi

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

GDVT– Swisscontact

Cần lắng nghe những gì?  Lắng nghe nội dung, cách nói.  Lắng nghe, chia sẻ tâm trạng, thái độ của đối

tượng.

 Lắng nghe sự phản hồi của đối tượng.

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

GDVT– Swisscontact

Lắng nghe như thế nào?  Bằng tai  Bằng ánh mắt  Bằng nét mặt, nụ cười  Bằng cách ngồi  Bằng cách đặt câu hỏi để có

thêm thông tin và lắng nghe câu trả lời

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

GDVT– Swisscontact

Lắng nghe như thế nào? (tiếp)  Tỏ ra quan tâm, hứng thú, đồng cảm với

những điều đối tượng nói  Không tranh luận, có định kiến  Không tỏ ra sốt ruột, chán nản

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

GDVT– Swisscontact

Lắng nghe như thế nào? (tiếp) 

Ngừng làm việc



Ngừng xem TV



Ngừng đọc



Nhìn vào người nói



Giữ khoảng cách phù hợp giữa hai người



Đừng quay sang hướng khác khi người nói đang nói



Tư thế ngồi ngay ngắn

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

GDVT– Swisscontact

Lắng nghe như thế nào? (tiếp)  Hãy gật đầu và nói “vâng, vâng”, “tôi hiểu” …

để cho người đối thoại biết rằng bạn đang thực sự lắng nghe và hiểu những gì họ nói .

 Nếu bạn không hiểu, hãy nói cho họ biết, đừng

giả vờ lắng nghe!

 Nhắc lại các cụm từ mang thông tin chính là để

nắm rõ hơn những gì người đối thoại đang nói.

 Đừng ngắt lời người đang nói.

GDVT– Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

5 quy tắc cần luyện tập để lắng nghe tốt  Tập trung vào những ý chính người nói đang

trình bày, không để suy nghĩ bị phân tán bởi những chi tiết phụ.

 Lắng nghe, suy nghĩ và phân tích những sự

kiện để có thể đoán trước được những ý của người nói sắp trình bày.

 Phân biệt rõ những sự kiện và cảm xúc của

người nói đang diễn đạt có ăn khớp với nhau không.

GDVT– Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Kỹ năng lắng nghe

5 quy tắc cần luyện tập để lắng nghe tốt (tiếp)  Đánh giá toàn bộ vấn đề (sự kiện nêu ra có

hợp lý không? Có sức thuyết phục không?  Vừa lắng nghe, vừa nhìn thẳng vào người đối

diện, đồng thời bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ của bạn với vấn đề đang trình bày.

Chúc bạn thành công!

GDVT– Swisscontact

THỂ HIỆN SỰ KIÊN ĐỊNH TRONG GIAO TIẾP

GDVT– Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

 Nhận biết bản chất của tính kiên định

Mục tiêu

 Phân biệt thái độ kiên định với thái

độ hiếu thắng và thái độ phục tùng một cách tiêu cực.  Biết cách biểu lộ thái độ kiên định khi

từ chối và bày tỏ lời đề nghị.

GDVT– Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Kiên định là gì? Kiên định là biết được nhu cầu và quyền của mình, cũng như điều mình mong muốn và thực hiện những điều đó có xét tới nhu cầu, quyền và mong muốn của người khác.

GDVT– Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Các yếu tố chính của sự kiên định  Biết rõ bạn muốn gì và cần gì  Có thể nói lên điều mình muốn và cần  Tin rằng mình có giá trị  Cố gắng và có quyết tâm để lo cho nhu cầu và

sự an toàn của mình

GDVT– Swisscontact

Tính kiên định Cởi mở và thành thật với bản thân và người khác;

Giao tiếp tại nơi làm việc Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Tính hiếu thắng, quá khích

Bày tỏ sự thông cảm đối với hoàn cảnh người khác;

Thực hiện bằng được điều mình muốn bất kể điều gì, thậm chí làm phương hại đến quyền lợi người khác;

Tự trọng và tôn trọng người khác

Buộc người khác làm điều họ không muốn;

Xử lý cảm xúc của mình;

Nói lớn tiếng và thô lỗ;

Thể hiện rõ ý kiến và mong muốn của mình;

Ngắt lời người khác;

Lắng nghe ý kiến người khác;

Nói không và giải thích lý do; Thực hiện theo ý muốn của mình mà không tổn hại đến quyền của người khác.

Luôn đặt nhu cầu và quyền lợi của mình lên trên.

Tính phục tùng, thụ động Yên lặng vì sợ người khác giận; Tránh xung đột; Đồng ý khi trong lòng không muốn; Luôn đặt nhu cầu người khác lên trên; Chiều theo những việc mình không muốn; Trong lòng giận dữ và khó chịu nhưng không nói ra; Mơ hồ về ý nghĩ và điều mình muốn; Biện minh hành động của mình là vì người khác; Không có thái độ cương quyết.

GDVT– Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Thái độ hiếu thắng, quá khích  Lăng mạ hoặc dùng những lời lẽ không hay khi

nói về người khác  Không để người khác nói, tự độc thoại trong suốt buổi nói chuyện  Trong những trường hợp kích động, tỏ thái độ đe dọa người khác  Bộc lộ hết cảm xúc của mình qua hành động và lời nói

GDVT– Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Thái độ hiếu thắng, quá khích (tiếp)  Làm một số hành động gây tổn thương cho

người khác và cho cả bản thân.  Trút hết sự bực tức lên người khác bằng cả lời

nói và hành động để nhanh chóng giải tỏa tâm lý cho bản thân.  La hét hoặc nói to để chen ngang ý kiến.

GDVT– Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Thái độ phục tùng một cách thụ động  Đề đạt ý kiến với giọng yếu ớt hoặc không nói

gì cả.  Không đưa ra ý kiến trực tiếp mà hy vọng người khác hiểu được cảm xúc của mình thông qua những lời bóng gió.  Trút hết cảm xúc của mình ra ngoài, tức là chẳng nhấn mạnh cảm xúc nào cả.

Giao tiếp tại nơi làm việc Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

GDVT– Swisscontact

Thái độ phục tùng một cách thụ động (tiếp)  Không đối mặt trực tiếp vì sợ xảy ra mâu

thuẫn, luôn nói sau lưng người khác.  Không có chính kiến, rút lui ý kiến của mình để

tránh xung đột.

Giao tiếp tại nơi làm việc Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

GDVT– Swisscontact

Thái độ kiên định  Nói với giọng chắc chắn, mạnh mẽ.  Bắt đầu câu nói bằng chủ ngữ “tôi”.  Khẳng định nguyên nhân của cảm xúc

và mong muốn tình trạng phải thay đổi.  Không ép buộc người khác phải thay đổi

theo ý mình.

GDVT– Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Thái độ kiên định (tiếp)  Chú ý lắng nghe ý kiến của người khác để

nắm được thái độ và quan điểm của họ  Nhẹ nhàng rút lui đúng lúc khi cảm thấy

không thể giữ được bình tĩnh hoặc không kiểm soát được tình huống  Quan tâm đến cảm xúc của người khác

Giao tiếp tại nơi làm việc Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

GDVT– Swisscontact

Lưu ý  Kỹ năng kiên định là có thể rèn luyện được.  Kỹ năng kiên định làm tăng thêm sự tự tin.  Kiên định giúp bạn cảm thấy thoải mái khi ứng

phó với các tình huống

 Bạn có quyền được thể hiện thái độ kiên định:

Quyền được bảo vệ nhân cách và lòng tự trọng của mình mà không vi phạm quyền của người khác.

GDVT– Swisscontact

Giao tiếp tại nơi làm việc Thể hiện sự kiên định trong giao tiếp

Ba loại hành vi biểu lộ thái độ kiên định TỪ CHỐI

BÀY TỎ THÁI ĐỘ

ĐỀ NGHỊ

 Khẳng định vị trí của bạn

 Bày tỏ cảm xúc tích cực

 Nêu vấn đề

 Trình bày lý do

 Bày tỏ cảm xúc tiêu cực

 Làm sáng tỏ

 Bày tỏ quan điểm

 Đưa ra đề nghị

GDVT– Swisscontact

ỨNG PHÓ VỚI TRẠNG THÁI CĂNG THẲNG (STRESS)

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) GDVT– Swisscontact

 Nhận biết được những biểu

Mục tiêu

hiện của stress.  Áp dụng các biện pháp phòng

chống stress.

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) GDVT– Swisscontact

Định nghĩa sức khỏe Sức khỏe là trạng thái khỏe mạnh về mặt thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không bị bệnh tật hoặc ốm yếu.

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) GDVT– Swisscontact

Thang xếp loại căng thẳng H-R

(Holmes & Rahe Scale, 1967) 1. Vợ hoặc chồng chết 100 2. Ly dị 73 3. Ly thân 65 4. Bị đi tù 63 5. Người thân bị mất 63 6. Bản thân bị đau hoặc ốm 53 7. Lễ cưới 50 8. Bị cho nghỉ việc 47 9. Cam chịu 45 10. Về hưu 45 11. Biến đổi sức khoẻ của thành viên gia đình 44 12. Mang bầu 40 13. Biến động trong công việc 39 14. Biến động về khả năng tài chính 38 15. Bạn thân bị mất 37 16. Thay đổi công việc 36

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) GDVT– Swisscontact

Biểu hiện của stress Sự căng thẳng biểu hiện ở yếu tố cơ thể, tinh thần, qua suy nghĩ, qua hành vi. Hiểu và nhận diện được những dấu hiện của sự căng thẳng của bản thân mình là hết sức cần thiết.

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) GDVT– Swisscontact

Biểu hiện của stress: Yếu tố cơ thể 

Mệt mỏi



Đổ mồ hôi Chóng mặt Đau cơ bắp Muốn ngất đi Tim đập nhanh Mệt lả người Đau đầu

     

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) GDVT– Swisscontact

Biểu hiện của stress: Yếu tố tình cảm  Có nhiều cảm xúc lẫn lộn, thay đổi nhanh  Cảm thấy bồi hồi, lo lắng, sợ hãi  Có mặc cảm tội lỗi  Hân hoan cao độ  Nổi giận  Buồn  Cảm thấy vô vọng

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) GDVT– Swisscontact

Biểu hiện của stress: Yếu tố tình cảm (tiếp)  Cảm thấy bị dồn nén  Cảm thấy xa lạ  Mất phương hướng  Dễ nổi nóng, nổi cáu  Tự đổ lỗi cho bản thân  Cảm thấy dễ bị tổn thương

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) GDVT– Swisscontact

Biểu hiện của stress: Yếu tố tư duy  Khó tập trung  Không muốn suy nghĩ gì nữa  Ý nghĩ quanh quẩn  Suy nghĩ chậm, không nghĩ ra được  Không nhớ  Bị lẫn lộn

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) GDVT– Swisscontact

Biểu hiện của stress: Yếu tố tư duy (tiếp)  Suy nghĩ tiêu cực  Nghi ngờ  Hoang tưởng  Không biết quyết định thế nào  Hồi tưởng lại những sự buồn phiền gần đây

nhất

 Cảm thấy mất lòng tin

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) GDVT– Swisscontact

Biểu hiện của stress: Yếu tố hành vi  Khó ngủ, ăn không ngon  Nói năng không rõ ràng, khó hiểu  Nói liên tục về một sự việc  Hay tranh luận  Rút lui

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) GDVT– Swisscontact

Biểu hiện của stress: Yếu tố hành vi (tiếp)  Phóng đại  Không muốn tiếp xúc với người khác  Uống rượu, bia  Uống thuốc an thần  Không muốn năng động như bình thường

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) GDVT– Swisscontact

Cách chống Stress  Quan tâm đến cơ thể và hành vi của mình -

theo dõi những thay đổi khi áp dụng các biện pháp chống căng thẳng.

 Tránh các tình huống căng thẳng nếu có thể.  Nghỉ ngơi và ngủ nhiều.

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) GDVT– Swisscontact

Cách chống Stress (tiếp)  Tập các bài tập thư giãn để kiểm soát nhịp

thở và giảm sự căng cơ bắp.  Xác định nguyên nhân gây căng thẳng. Làm

gì đó để thay đổi các nguyên nhân này nếu bạn có thể - và chấp nhận nếu bạn không thể.  Quản lý thời gian – hoàn thành từng việc một

Ứng phó với trạng thái căng thẳng (stress) GDVT– Swisscontact

Cách chống Stress (tiếp)  Suy nghĩ lạc quan  Bày tỏ tình cảm một cách hợp lý  Hãy linh hoạt và nỗ lực thay đổi  Ăn uống hợp lý và tập thể thao  Làm gì đó vui vẻ. Đọc sách hoặc làm gì đó để

không bị bận tâm về nguyên nhân gây căng thẳng.

GDVT– Swisscontact

LAO ĐỘNG DI CƯ

Lao động di cư GDVT– Swisscontact

 Nhận biết được những rủi ro có

Mục tiêu

thể xảy ra với người lao động di cư.  Áp dụng các biện phòng chống

rủi ro.

Lao động di cư GDVT– Swisscontact

Lao động di cư là gì? Lao động di cư là người rời quê hương đi tìm việc làm ở những thành phố lớn hay nước ngoài với mong muốn có thu nhập khá hơn, có cuộc sống tốt hơn.

Lao động di cư GDVT– Swisscontact

Nguyên nhân dẫn đến việc lao động di cư  Cơ hội việc làm mới từ sự phát triển của khu

vực dịch vụ và công nghiệp du lịch.

 Tốc độ đô thị hoá nhanh, những dòng người

đa số là nữ đang dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị.

 Điều kiện sống khó khăn ở

nông thôn.

Lao động di cư GDVT– Swisscontact

Nguyên nhân dẫn đến việc lao động di cư (tiếp)  Khát vọng làm giàu nhanh.  Mơ ước cuộc sống ăn ngon, mặc đẹp, đồ trang

sức vượt quá khả năng của bản thân.  Thiếu hiểu biết do trình độ học vấn thấp.  Hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn thông

tin.

Lao động di cư GDVT– Swisscontact

Những rủi ro người lao động di cư thường gặp  Thường xuyên làm việc tăng ca

nhưng lương thấp.

 Bị chủ nợ lương.  Bị buộc hành nghề mãi dâm.  Bị chủ nhà hoặc con chủ nhà ức

hiếp, làm nhục.

 Bị tai nạn lao động do máy móc thiết

bị không an toàn, trang bị bảo hộ lao động chưa đúng mức.

Lao động di cư GDVT– Swisscontact

Những rủi ro người lao động di cư thường gặp 

Mắc bệnh nghề nghiệp do môi trường làm việc.



Bị lừa tiền bởi các tổ chức môi giới hợp tác lao động với nước ngoài.



Bị lừa gạt đưa ra nước ngoài, ép buộc làm người giúp việc và bị đối xử như nô lệ.



Bị mất danh dự do sơ sót của các cơ quan nước ngoài.



….

Lao động di cư GDVT– Swisscontact

Biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với lao động di cư  Không dễ dàng đặt lòng tin vào người xa lạ.  Báo với người thân thông tin về người cùng

đi và địa chỉ nơi đến.

 Nhớ số điện thoại và

địa chỉ của người đáng tin cậy.

11 3

Lao động di cư GDVT– Swisscontact

Biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với lao động di cư  Giữ cẩn thận bản gốc và bản phô tô giấy tờ

tuỳ thân.  Tìm cách liên hệ với công an khi có tình

huống đáng ngờ.  Cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ

từ cộng đồng.  ….

Lao động di cư GDVT– Swisscontact

Lời khuyên  Phân tích kỹ những thuận lợi và khó khăn khi đi làm

xa.  Tìm hiểu rõ thông tin về người hướng dẫn hoặc

người giới thiệu tìm việc.  Hết sức thận trọng khi đi một mình, không có người

nhà  Chuẩn bị tới mức có thể cho cuộc sống xa nhà.  Nên liên hệ với tổ chức giới thiệu việc làm của Đoàn

Thanh niên hoặc do nhà nước quản lý

GDVT– Swisscontact

Chúc các bạn thành công trong cuộc sống!

Related Documents

Nang Chieu
November 2019 21
Tai Lieu Lap Trinh Mobile
November 2019 0
Tai Lieu
November 2019 31
Tai Lieu
June 2020 15
Tai Lieu
October 2019 23