Bài tập nhóm môn Kinh Tế Thương Mại
Các công cụ của chính sách thương mại (Instruments of Trade Policy) ***Chính sách thương mại sử dụng các công cụ chính sau đây: - Thuế quan (Taiffs) - Hạn ngạch nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VERs) - Trợ giá (Subsidies) - Qui định về hàm lượng nội địa của hàng hóa (Local Conten Requirements) - Các biện pháp hành chính, qui định hành chính (Administrative regulations). - Thuế chống bán phá giá (Antidumping Policities) • Thuế quan (Tariffs) Thuế quan là công cụ chính sách thương mại lâu đời và đơn giản nhất và là một trong những công cụ GATT (hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch) và WTO (tổ chức thương mại thế giới) hạn chế thành công nhất. Song song với việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan là việc sử dụng ngày càng tăng các hàng rào phi thuế (Nontariff Barriers-NTBs) như trợ giá, hạn chế xuất khẩu tự nguyện và thuế chống bán phá giá. Thuế quan là thuế đánh vào hàng nhập khẩu. Có 2 loại thuế quan: -Thuế đơn vị (specific tariffs): là loại thuế được tính bằng giá trị cố định trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu. -Thuế theo thị giá (Ad valorem tariffs): là loại thế tính theo phần trăm giá trị hàng hóa được giao dịch. Một quan thuế gia tăng giá cả của hàng nhập khẩu. Trong hầu hết mọi trường hợp, thuế quan được đưa ra để bảo vệ nhà sản xuất nội địa trước sự cạnh tranh của nước ngoài. Vào giữa thập niêm 80 của thế kỷ trước, khi ngành công nghiệp ô tô của Mỹ mất dần thị phần về tay các đối thủ Nhật Bản, chính phủ Mỹ đã áp mức thuế 25% giá trị nhập khẩu xe tải nhẹ của Nhật vào Mỹ. Mức thuế này khiến giá xe tải nhẹ nhập khẩu vào Mỹ tăng lên và đã bảo vệ ngành công nghiệp ô tô của Mỹ trước sự cạnh tranh của nước ngoài (cụ thể là của Nhật) (Mặc dù lập luận phản đối cho rằng thuế quan càng khiến các nhà sản xuất ôtô Châu Âu và Nhật đẩy nhanh việc xây dựng nhà máy trên đất Mỹ). Nói chung ngoài vai trò cơ bản của thuế quan là bảo vệ nhà sản xuất và người lao động nội địa trước sự cạnh tranh của nước ngoài, thì nó còn gia tăng nguồn thu cho chính phủ. Như ở Mỹ, nguồn thu ngân sách hầu hết là từ thuế nhập khẩu cho tới khi thuế thu nhập (income tax) ra đời.
Vấn đề quan trọng khi sử dụng một quan thuế là ai được lợi và ai phải chịu thiệt . Chính phủ nhận được lợi từ thuế, vì thuế quan gia tăng nguồn thu của chính phủ. Nhà sản xuất nội địa được lợi từ thuế vì thuế quan là công cụ bảo vệ họ trước sự cạnh tranh của nước ngoài và làm tăng giá cả hàng ngoại nhập. Người tiêu dùng chịu thiệt hại vì họ phải trả giá cao hơn cho một mặt hàng so với khi chưa có thuế (In case of free trade). Lợi ích mà chính phủ và nhà sản xuất nội địa nhận được có lớn hơn thiệt hại mà người tiêu dùng phải chịu hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố mức thuế, tính quan trọng của hàng ngoại nhập đối với người tiêu dùng nội địa, số việc làm được bảo lưu trong ngành được bảo hộ… Thuế quan mặc nhiên được xem là ủng hộ nhà sản xuất và chống lại người tiêu dùng. Thuế bảo vệ nhà sản xuất nội địa trước các đối thủ nước ngoài. Sự hạn chế về lượng cung do thuế gây nên lại gia tăng giá cả nội địa. Một nghiên cứu của các nhà kinh tế Nhật Bản năm 1989 chỉ ra cho thấy người Nhật phải chịu chi phí trung bình 890$/năm do giá cả tăng cao vì thuế đánh vào thực phẩm, mỹ phẩm và hóa chất. Các nghiên cứu về vấn đề lợi ích và thiệt hại của thuế đều chỉ ra rằng thuế nhập khẩu khiến người tiêu dùng phải chịu thêm phí tổn do giá cao. Thứ hai, thuế quan làm giảm tính hiệu quả tổng thể của kinh tế thế giới . Thuế quan làm giảm tính hiệu quả vì thuế quan bảo hộ khuyến khích các doanh nghiệp nội địa sản xuất ở trong nước những hàng hóa mà theo lý thuyết có thể sản xuất hiệu quả hơn ở nước ngoài,. Và kết cục là việc sử dụng nguồn lực không có hiệu quả. (Ví dụ về thuế nhập khẩu đánh vào những mặt hàng sản xuất không hiệu quả ở trong nước trong khi có thể sản xuất hiệu quả hơn ở nước ngoài: Ví dụ vế Auto Industry của Việt Nam). • Trợ giá/Trợ cấp (Subsidies) Trợ cấp là khoản chi của chính phủ dành cho nhà sản xuất nội địa. Trợ cấp tồn tại dưới nhiều dạng: Các khoản tiền mặt trực tiếp, các khoản vay ưu đãi (lãi suất thấp), miễn thuế và cổ phần nhà nước ở các công ty nội địa. Bằng cách giảm chi phí sản xuất, trợ cấp mang lại lợi ích cho nhà sản xuất nội địa theo hai hướng: Cạnh tranh với hàng ngoại nhập và chiếm thị phần xuất khẩu. Ở hầu hết các quốc gia, nông nghiệp được xem là ngành nhận được lợi ích lớn nhất từ trợ cấp. Ví dụ, vào năm 1998 các nước phát triển chi khoảng 360 tỷ USD để hỗ trợ cho người nông dân . Ở Nhật, trợ cấp nông nghiệp chiếm tới 62% giá trị tổng sản lượng nông phẩm. (Lấy ví dụ khác) So với nông nghiệp, trợ cấp dành cho các ngành khác thấp hơn nhiều, nhưng các khoản trợ cấp này vẫn đóng vai trò quan trọng. Một nghiên cứu cho thấy rằng các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho ngành công nghiệp sản xuất chiến từ 2% đến 3.5% giá trị sản lượng công nghiệp. Tỷ lệ trợ cấp trung bình ở Mỹ là 0.5%,
ở Nhật là 1%. Ở Châu Âu, tỷ lệ trợ cấp thấp hay cao tùy từng quốc gia, dao động từ 2% tới 7% (Ở Anh dưới 2% ở Thụy Điển và Ireland là 6-7%). Tuy nhiên, những số liệu này hầu hết đều đánh giá thấp giá trị thực của các khoản trợ cấp, vì chỉ dựa vào trợ cấp trực tiếp bằng tiền, bỏ quả các hình thức trợ cấp khác (Như cổ phần của chính phủ hay các khoản vay ưu đãi, lãi suất thấp). Nhà sản xuất nội địa nhận được lợi ích chủ yếu từ các khoản trợ cấp, và do đó khả năng cạnh tranh quốc tế của họ được nâng cao nhờ trợ cấp/ trợ giá. Những người ủng hộ Chính sách thương mại/mậu dịch chiến lược (Strategic Trade Policy) khuyến khích sử dụng công cụ trợ cấp nhằm giúp các doanh nghiệp nội địa chiếm giữ vị trí khống chế trong một vài ngành công nghiệp có tính kinh tế theo quy mô (Economics of scale) và thị trường thế giới không đủ lớn để mang lại lợi nhuận cho nhiều công ty cùng một lúc (Như trong các ngành hàng không vũ trụ, công nghiệp bán dẫn). Theo như lập luận này, trợ cấp có thể giúp một công đạt được ưu thế tiên phong (First-mover advantage) trong một ngành mới nổi (Như Mỹ trợ cấp cho Boeing dưới dạng các khoản tiền hỗ trợ công tác Nghiên cứu& Phát Triển cơ bản (R&D)). Nếu đạt được mục tiêu thương mại chiến lược, kinh tế nội địa sẽ nhận được lợi ích lớn hơn nhờ việc làm và các khoản thu từ thuế mà một tập đoàn (qui mô) toàn cầu có thể tạo ra. Nhưng trợ cấp cũng có cái giá của nó. Các khoản chi trợ cấp của chính phủ chủ yếu lấy từ thuế. Bởi vậy nên vấn đề lợi ích quốc gia nhận được có lớn hơn chi phí phải trả vì trợ cấp hay không là vấn đề gây tranh cãi. Thực tế nhiều khoản trợ cấp đã thất bại trong việc gia tăng tính cạnh tranh quốc tế của nhà sản xuất nội địa. Hơn nữa những khoản trợ cấp này có xu hướng duy trì những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả hơn là gia tăng tính hiệu quả hay khuyến khích mở rộng sản xuất. Nhờ trợ cấp nông nghiệp, những nông dân làm ăn kém hiệu quả vẫn tồn tại và chính những khoản trợ cấp này khuyến khích các quốc gia sản xuất quá nhiều những sản phẩm nông nghiệp được trợ giá ở mức cao. Trợ cấp còn khuyến khích các quốc gia sản xuất những sản phẩm đáng lẽ ra có thể được nhập khẩu hoặc sản xuất hiệu quả hơn và không tốn kém ở nơi khác . Một nghiên cứu gần đây đánh giá rằng nếu các quốc gia phát triển bỏ trợ cấp cho nông dân của họ thì thương mại toàn cầu về các sản phẩm nông nghiệp sẽ tăng 50% và thế giới sẽ trở nên giàu có hơn nhờ một khoản tăng thêm trị giá 160 tỷ USD. Sự gia tăng này là nhờ việc sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp. ** Trợ cấp cho ngành cạnh tranh nhập khẩu Nếu mục đích của thuế quan hay hạn ngạch là làm tăng động lực sản xuất và thương mại trong nước , lúc đó kết quả sản xuất trong nước tương tự có thể xảy ra bởi việc chi một khoản trợ cấp đủ lớn cho những nhà sản xuất trong nước, lúc đó họ sẽ sẵn sàng cung cấp một lượng hàng hóa thay vì phải nhập khẩu tại giá cả thế giới. Với một trợ cấp tương đương, nhữn nhà sản xuất sẽ có lợi như là việc đặt ra một thuế quan nhập khẩu. Việc trợ cấp sản xuất không chỉ làm cho thặng dư sản xuất của nhà sản xuất trong nước gia tăng mà còn bù đắp cho họ phần chi phí sản xuấ cao hơn của những hàng hóa được sản xuất thêm.
Từ quan niệm phúc lợi, việc rợ cấp sản xuất chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn thuế quan hay hạn ngạch. Nếu những người tiêu dung cũng là những người đóng thuế, thì chi phí trợ cấp sẽ thấp hơn sự mất mát trong thặng dư tiêu dung do thuế quan hay hạn ngạch mang lại. Trong trường hợp những người tiêu dung sản phâm rnào đó không phải là người đóng thuế duy nhất, lúc đó việc trợ cấp thậm chí hấp dẫn hơn cho đất nước. Từ quan điểm chi phí-lợi nhuận, chi phí bao hộ một ngành trong nước có thể được gánh vác bởi những người nhận được lợi nhuậ từ những sản phẩm được sản xuất nhièu hơn. Trong trường hợp việc bảo hộ ngành nhằm mang lại lợi ích chung cho xã hội, lúc đó chính phủ là người gánh vác toàn bộ chi phí, còn người tiêu dùng nó thì không chịu khoản chi phí này. ** Trợ cấp xuất khẩu: Một trợ cấp xuất khẩu có tác động như là một thuế xuất khẩu âm. Việc đưa ra một trợ cấp xuất khẩu trực tiếp sẽ làm tăng giá cả được nhận bởi nhà sản xuất trên mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu. Đối với mỗi đơn vị hàng hóa được xuất khẩu, nhà sản xuất nhận được một giá cả bằng với giá cả quốc tế cộng với khoản trợ cấp. Do vậy sẽ tạo động lực cho nhà sản xuất bán hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Kết quả cuối cùng là trợ cấp xuất khẩu sẽ làm giảm lượng hàng bán nội địa và làm tăng giá cả trong thị trường nội địa bằng với giá cả quốc tế cộng với khoản trợ cấp, và làm tăng lượng sản xuất trong nước nhằm tăng lượng xuất khẩu. • Hạn ngạch nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VERs) (Import Quotas and Voluntary Export Restraints) Một hạn ngạch nhập khẩu là sự hạn chế trực tiếp vào lượng hàng hóa nhập khẩu. Thông thường hình thức này được thực hiện bằng việc chính phủ cấp giấy phép nhập khẩu cho một nhóm cá nhân hay doanh nghiệp. Nghĩa là các nhà sản xuất hàng hoá với chi phí thấp không thể ”muốn bán bao nhiêu thì bán” và phải cải tiến công nghệ sao cho chi phí sản xuất ít nhất có thể.Ví dụ, Mỹ qui định hạn ngạch nhập khẩu pho mát. Những công ty được phép nhập khẩu pho mát là những công ty thương mại được cấp quyền nhập khẩu một lượng tối đa pho mát hằng năm. Trong một vài trường hợp, quyền bán được giao trực tiếp cho chính phủ các nước xuất khẩu. Đây là trường hợp hàng dệt may và đường ở Mỹ. Theo các nhà kinh tế, việc áp dụng hạn ngạch sẽ không khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh do nhiều nhà sản xuất bị hạn chế khi tiếp cận các thị trường tiềm năng do chính sách bảo hộ ngành sản xuất trong nước của nước sở tại. Ví dụ: Trung Quốc có lợi nhất khi hạn ngạch được dỡ bỏ. Sau khi hạn ngạch nhập khẩu quần áo trẻ em và đồ lót phụ nữ hết hiệu lực, xuát khẩu của Trung Quốc ở hai mặt hàng này tăng lần lượt 826% và 232%. Theo đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới, thị phần của Trung Quốc trên thi trường may mặc thế giới tăng từ 9% lên 45% sau khi gia nhập WTO và dự báo sẽ tăng 6% trong 2 năm sau khi hạn ngạch được dỡ bỏ.
Theo Bộ Lao động Mỹ, áp lực từ hàng dệt may của Trung Quốc sau khi nước này gia nhập năm 2001 đã buộc hai công ty sản xuất hàng dệt may lớn nhất nước Mỹ là Burlington Industries và Guiford Mills phải dệ dơn xin phá sản và khoảng 270.000 công nhân (25% số công nhân trong ngành dệt may) đã mất việc. Sau khi hạn ngạch đối với quần áo trẻ em hết hiệu lực, xuất khẩu của Bangladesh sang Mỹ đã giảm 18% do giá hàng hoá Trung Quốc chỉ bằng 60% giá hàng cùng loại của Bangladesh. Cùng cảnh ngộ với Bangladesh, 15/20 công ty sản xuất hàng may mặc của Srilanka đã bị ảnh hưởng nặng nề và khó có thể tồn tại. Trường hợp Việt Nam : Việt Nam đã cam kết loại bỏ các biện pháp hạn chế định lượng với hàng nhâp khẩu ngay khi gia nhập WTO, trong đó có hạn ngạch thuế quan. Tác động của cam kết này đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng là đáng kể. Nó đặt ra cho các doanh nghiệp nông sản và người nông dân Việt Nam những thử thách lớn. + Cam kết mở cửa thị truờng nông nghiệp bằng cắt giảm thuế nông sản 20% + Cam kết dỡ bỏ các hang vào phi thuế, trừ các biện pháp hạn ngạch thuế quan với 4 mặt hàng : Đường, trứng, lá thuốc lá, muối. -- Trứng : mức thuế trong hạn ngạch 40% -- Đường thô : mức thuế trong hạn ngạch là 25%, đương tinh 50-60% -- Thuốc lá : mức thuế trong hạn ngạch là 30% -- Muối ăn : m ức thuể trong hạn ngạch là 30% Mức cắt giảm thuế: + Vật tư nông nghiệp : 0-10% + Sản phẩm nông sản tươi( rau quả, sữa, thịt) :15-30% + Sản phẩm chế biến (thịt, cà fê tan, rượu bia, thuốc lá, nước giải khát) : cao (40-50%) đến rất cao (60-100%) Đối tượng được bảo vệ là ngành công nghiệp chế biến hơn là người nông dân. Một biến thể khác của hạn ngạch nhập khẩu là “Hạn chế xuất khẩu tự nguyện” (VERs). Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một dạng hạn ngạch thương mại do chính phủ các quốc gia xuất khẩu qui định đối với một hàng hóa nào đó, thường là do yêu cầu từ phía quốc gia nhập khẩu hàng hóa đó. Một ví dụ điển hình là trường hợp hạn chế nhập khẩu ô tô Nhật vào Mỹ hồi năm 1981. Vì áp lực trực tiếp từ phía chính phủ Mỹ, hạn chế xuất khẩu tự nguyện này hạn chế lượng ô tô Nhật nhập vào Mỹ xuống còn 1,68 triệu chiếc/năm. Thỏa thuận này được xem xét vào năm 1984 và cho phép lượng ô tô Nhật nhập khẩu vào Mỹ
tăng lên 1,85 triệu chiếc/ năm, và hết hiệu lực vào năm 1995 nhưng chính phủ Nhật vẫn muốn duy trì lượng ô tô xuất khẩu qua Mỹ ở mức 1.85 triệu chiếc/ năm. Các nhà sản xuất nước ngoài đồng ý thực hiện VERs vì lo ngại sẽ chịu thuế quan trừng phạt hay hạn ngạch nhập khẩu nếu họ không thực hiện VERs. Đồng ý thực hiện VERs được cho là sự lựa chọn tốt nhất nếu rơi vào hoàn cảnh không thuận lợi nhờ giảm nhẹ áp lực bảo hộ ở một quốc gia. Cũng giống như thuế quan và trợ cấp, hạn ngạch nhập khẩu và VERs đều làm lợi cho nhà sản xuất nội địa nhờ hạn chế cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. Và giống như mọi hình thức hạn chế mậu dịch, hạn ngạch gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Một hạn ngạch nhập khẩu hay VERs đều gia tăng giá nội địa của hàng ngoại nhập. Khi hàng nhập khẩu bị hạn chế và chỉ chiếm thị phần nhỏ, giá cả tăng cao do nguồn cung nước ngoài/từ nhập khẩu bị hạn chế. Trường hợp ngành công nghiệp ô tô của Mỹ là một ví dụ, chính Hạn chế xuất khẩu tự nguyện khiến giá của ô tô Nhật nhập khẩu tăng lên. Theo một nghiên cứu của Ủy Ban Thương Mại Liên Bang Mỹ (U.S Federal Trade Commission), hạn chế xuất khẩu tự nguyện ở ngành công nghiệp ô tô Mỹ khiến người tiêu dùng chịu thiệt hại 1 tỷ USD/ năm do giá cả tăng lên. Lợi nhuận nhà sản xuất tạo ra thêm khi nguồn cung bị hạn chế do hạn ngạch nhập khẩu được gọi là “Quota rent”. Nếu một ngành sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường thì hạn ngạch nhập khẩu có thể khiến giá của hàng sản xuất trong nước lẫn hàng nhập khẩu gia tăng. Sự gia tăng về giá như thế này đã xảy ra trong ngành công nghiệp mía đường của Mỹ, hạn ngạch nhập khẩu đã hạn chế lượng sản phẩm nhà sản xuất nước ngoài có thể bán ở thị trường Mỹ. Theo một nghiên cứu cho thấy, hạn ngạch làm cho giá đường ở Mỹ cao hơn 40% so với giá đường thế giới. Mức chênh lệch giá này tạo nên lợi nhuận dôi ra và rót vào túi của các nhà sản xuất mía đường ở Mỹ, những người ra sức vận oôjng các chính trị gia giữ nguyên những thỏa thuận có lợi cho họ.Họ lập luận rằng công việc trong ngành sản xuất mía đường sẽ bị mất đi về tay các nhà sản xuất nước ngoài nếu chế độ hạn ngạch bị dỡ bỏ. Công nghiệp may mặc là ngành có những thỏa thuận đa quốc gia phức tạp nhằm khống chế lượng hàng hóa một nước có thể xuất khẩu đến những nước khác. Trong ngành công nghiệp này, hạn ngạch áp dụng với những hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ hạn chế lượng cung cấp của những sản phẩm quần áo nào đó và làm giá cả của chúng tăng lên tối đa là 70%. • Các qui định hành chính ( Administrative Policies) Ngoài những công cụ chính sách thương mại chính thức, các chính phủ đôi khi còn sử dụng các chính sách phi chính thức hay các chính sách hành chính để hạn chế nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu. Các chính sách hành chính về thương mại/Các chính sách thương mại hành chính là những qui định nhà nước được đưa ra nhằm gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu. Nhật Bản được xem là nước
áp dụng loại rào cản thương mại này nhiều nhất. Trong những năm gần đây, Nhật Bản được xem là một trong những nước sử dụng hàng rào thuế quan và phi thuế quan thấp nhất. Tuy nhiên, đổi lại chính phủ Nhật Bản lại áp dụng những chính sách hành chính phi chính thức khó khăn đối với các nhà nhập khẩu. Hà Lan xuất khẩu hoa Tulip theo bó tới hầu hết các nước trên thế giới trừ Nhật Bản. Ở Nhật, thanh tra hải quan nhất nhất phải kiểm tra từng bó tulip bằng cách cắt dọc nó ra , và cho dù người Nhật có khéo tay ra sao chăng nữa thì họ cũng không cách nào ghép chúng lại được. Hãng Federal Epress đã có một quãng thời gian khó khăn khi mở rộng dịch vụ vận tải biển toàn cầu ở Nhật Bản bởi vì thanh tra hải quan Nhật Bản khăng khăng mở từng kiện hàng để kiểm tra các văn hoá phẩm đồi trụy.; và quá trình này có thể làm trì hoãn sự vận chuyển hang hóa trong ngày. Cũng như tất cả các công cụ của chính sách thương mại, những chính sách hành chính mang lại lợi ích cho nhà sản xuất và gây bất lợi cho người tiêu dùng ( bởi vì họ không có nhiều cơ hội tiếp cận những sản phẩm cao cấp của nước ngoài). •
Thuế chống bán phá giá ( Antidumping Duties)
Trong bối cảnh thương mại quốc tế, bán phá giá được định nghĩa nhiều cách khác nhau như : bán hàng hóa vào thị trường nước ngoài thấp hơn chi phí sản xuất ra chúng, hoặc là bán hàng hóa vào thị trường thấp hơn giá trị thị trường hợp lý. Giữa hai định nghĩa này có sự khác nhau. Giá trị thị trường hợp lý của một hàng hóa nào đó thường được đánh giá là lớn hơn chi phí sản xuất ra hàng hóa đó bởi vì nó còn phải bao hàm luôn cả một khoản lợi nhuận hợp lý. Bán phá giá được xem là cách các công ty tống khứ lượng hàng hóa dư thừa sang thị trường nước ngoài. Đôi khi bán phá giá được coi là kết quả của hành vi triệt tiêu của những nhà sản xuất sử dụng các khoản lợi nhuận đáng kể có được từ thị trường trong nước để trợ giá ở thị trường nước ngoài nhằm hất cẳng các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường. Các doanh nghiệp này có thể tăng giá và kiếm được những khoản lợi nhuận lớn. Những chính sách chống bán phá giá được đề ra nhằm trừng phạt những công ty nước ngoài thực hiện hành vi bán phá giá. Mục đích cơ bản là để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước khỏi những cạnh tranh nước ngoài không công bằng. Mặc dù mỗi nước áp dụng những chính sách chống bán phá giá khác nhau nhưng phần lớn đều sử dụng những chính sách tương tự như ở Mỹ.Nếu một nhà sản xuất nội địa nhận thấy một công ty nước ngoài đang bán phá giá ở thị trường Mỹ, họ có thể đệ đơn với hai cơ quan chính phủ, Bộ Thương Mại (Commerce Department) và Ủy Ban Thương Mại Quốc tế (International Trade Commission). Lúc đó các cơ quan này sẽ tiến hành điều tra, và nếu tìm ra được
bằng chứng họ sẽ áp thuế chống bán phá giá vào hàng hóa nhập khẩu vi phạm. Các loại thuế chống bán phá giá thường được coi là thuế bù đắp và có thể tồn tại trong 5 năm. Trường hợp Việt Nam: Là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội giao thương với các nước trên thế giới trên cơ sở hàng rào thuế quan và phi thuế quan thấp. Tuy nhiên, mở rộng thương mại trong những năm gần đây đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp ở những ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam đã liên tục phải đương đầu với các vụ kiện chống bán phá giá. Nếu từ giữa năm 1994 đến 2000 có 4 vụ kiện thì từ năm 2000 đến nay đã có 20 vụ. Các vụ kiện quan trọng đều liên quan đến Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần bị kết luận bán phá giá với mức thuế chống bán phá giá cao. Vụ kiện với Hoa Kỳ về cá tra, cá basa và tôm đã làm hàng nghìn hộ nông dân nuôi trồng bị mắc nợ và nhiều hộ bị tái nghèo. Vụ kiện giày mũi da với EU khiến cho hàng trăm lao động mất việc làm và tác động đến đời sống của gần một triệu lao động cho ngành giày da, mà 80% trong số họ là phụ nữ. ". Hoa Kỳ lo ngại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể ở thị trường của họ giống như hàng xuất khẩu Trung Quốc. Quy chế nền kinh tế phi thị trường tạo thuận lợi để các doanh nghiệp của họ dễ dàng thắng các vụ kiện về bán phá giá và áp đặt thuế chống bán giá cao đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù đi ngược lại với quy định của WTO "đối xử không phân biệt vô điều kiện và ngay lập tức" cho tất cả các thành viên của WTO và vi phạm quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN) của WTO đối với ngành dệt may Việt Nam, chính quyền Bush đã đề xuất việc thiết lập một chương trình giám sát chống bán phá giá hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ để có được sự ủng hộ của hai Thượng nghị sỹ Elizabeth Dole và Lindsey Graham cho việc ban quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam. Chính quyền Bush nêu rõ ràng cơ chế giám sát này sẽ sử dụng phương pháp đánh giá áp dụng cho nền kinh tế phi thị trường. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc chính quyền Bush, thay mặt cho hai ngành sản xuất này, khởi kiện và áp thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam bất cứ lúc nào họ muốn. WTO buộc các nước phải cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan chính vì vậy các biện pháp bảo hộ như thuế chống bán phá giá trở nên thường xuyên được áp dụng. Trước năm 1995 khi WTO chính thức thành lập, số vụ kiện chống bán phá giá chỉ khoảng 100 nhưng từ năm 1996 số vụ khởi kiện hàng năm lên đến 300 vụ một năm. Sự bất bình đẳng này sâu sắc hơn nhiều đối với các nền kinh tế chuyển đổi, bị ép buộc vào quy chế kinh tế phi thị trường. Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và EU quy định việc áp dụng phương pháp nền kinh tế thị trường thay thế cho các nền kinh tế phi thị trường để đánh giá việc bán phá giá và do đó mức thuế chống bán phá giá. Phương pháp này không sử dụng chi phí sản xuất và giá trong nước
của nền kinh tế phi thị trường để tính giá bán của sản phẩm tại thị trường nước này mà sử dụng giá và chi phí của một nền kinh tế thị trường được chọn lựa làm thay thế. Kết quả là giá bán các sản phẩm tại thị trường trong nước của các nền kinh tế phi thị trường thường bị đánh giá cao hơn nhiều so với giá thực tế và do đó dẫn đến kết luận bán phá giá và thuế chống bán phá giá cao. Những nền kinh tế thị trường được chọn làm thay thế thường có nền kinh tế phát triển cao hơn so với các nước chuyển đổi. Ví dụ, năm 2004, GNI trên đầu người của Việt Nam tính theo ngang bằng sức mua (PPP) là 2.700 USD nhưng của Mexico, nước thay thế cho Việt Nam trong vụ kiện bán phá giá xe đạp là 9.640 USD và của Brazil, trong vụ giày dép vào thị trường châu Âu là 7.940 USD. Đa số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay cạnh tranh chủ yếu trên cơ sở chi phí nhân công rẻ. Khi chọn một nước kinh tế phát triển cao hơn, chắc chắn chi phí nhân công của họ sẽ cao hơn nhiều so với các nhà sản xuất của Việt Nam. EU cho rằng Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường nên không có một thị trường lao động tự do và vì thế không coi chi phí nhân công thấp đúng là lợi thế so sánh của Việt Nam. Chính vì vậy khi chọn nước thay thế, EU không hề để ý đến sự khác biệt về chi phí lao động. Điều đáng nói là khi đánh giá về nền kinh tế Việt Nam, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) nhận định Việt Nam đã có thị trường lao động tư do tương đối phát triển. Phi lý ở một cách khác, DOC đã áp đặt chi phí lao động cho Việt Nam bằng giá trị hồi quy mức lương và thu nhập quốc dân của nhiều nền kinh tế thị trường, trong đó bao gồm cả những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Thụy Sỹ, Hoa Kỳ, Anh và Canada. Bằng việc áp đặt mức lương 0,63 USD/giờ cho những người nông dân nuôi trồng cá tra và basa và 0,70 USD/giờ cho nuôi trồng tôm trong khi thù lao thực tế của họ hàng tháng chỉ khoảng 500.000 đồng/tháng (32,3 USD) đã đẩy chí phí sản xuất cho hàng xuất khẩu của Việt Nam lên mức cao hơn nhiều so với thực tế. Sự chênh lệch về trình độ kinh tế luôn đi kèm với chênh lệch về trình độ công nghệ sản xuất và khả năng tự túc về nguyên liệu dẫn đến sự cạnh tranh trên những phân đoạn thị trường xuất khẩu có giá trị khác nhau. Trong vụ kiện, giày da xuất khẩu của Việt Nam cạnh tranh trên phân đoạn giá trung bình và thấp đã bị so sánh với giày da xuất khẩu của Brazil và giày sản xuất nội địa của EU cạnh tranh trên phân đoạn giá xa xỉ và giá cao. Thậm chí ngay cả khi hai nước có nền kinh tế khá tương đồng xét trên khía cạnh GNI trên đầu người (PPP) thì sự khác biệt về phương thức và điều kiện sản xuất cũng dẫn đến sự chênh lệch về chi phí sản xuất. Bangladesh, nước được chọn thay thế cho Việt Nam trong vụ cá sa, batra và tôm, không có điều kiện tự nhiên thuận lợi như đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và nghề nuôi trồng và chế biến thủy hải sản phát triển như của Việt Nam nên chi phí sản xuất cao hơn. Phương pháp nền kinh tế phi thị trường lần đầu tiên được áp dụng vào năm 1967 đối với việc gia nhập GATT của Ba Lan. Những luật lệ về chống bán phá giá của khá nhiều quốc gia trong đó có Hoa Kỳ và EU có quy định riêng cách áp dụng phương pháp này và các tiêu chuẩn để đánh giá nền kinh tế hoặc ngành hoặc
công ty vận hành theo thị trường. Tuy nhiên, ngay cả những nền kinh tế thị trường được coi là phát triển nhất cũng không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn của EU và Hoa Kỳ do vẫn duy trì thương mại nhà nước, kiểm soát giá đối với các mặt hàng trọng yếu, hoặc đồng nội tệ không hoàn toàn có khả năng chuyển đổi hoặc không hoàn toàn có sự tự do tuyển dụng và sa thải nhân công. Quyết định về nền kinh tế phi thị trường mang nhiều tính chính trị hơn là dựa trên những đánh giá kinh tế. Hoa Kỳ và EU giữ quyền thay đổi quyết định của họ khi họ cảm thấy cần thiết. Họ không cần quan tâm đến sự thực là khi các nền kinh tế chuyển đổi này gia nhập WTO, họ đã phải chứng minh được với các thành viên của WTO về thành tựu cải cách theo hướng thị trường của mình. Giống như Trung Quốc, là thành viên của WTO, Việt Nam vẫn tiếp tục bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm. Vậy DSM của WTO có thể thay đổi được phán quyết không công bằng cho Việt Nam trong các vụ bán phá giá do quy chế nền kinh tế phi thị trường gây ra không? Đáng tiếc, câu trả lời là không. Vậy Việt Nam cần phải làm gì khi mà quy chế nền kinh tế phi thị trường sẽ tiếp tục 12 năm nữa và DSM trong WTO không thể giúp? Việc đào tạo được một đội ngũ luật sư tốt chuyên về các vụ kiện chống bán phá giá là tối ưu. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện tại, Bộ Thương mại và và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cần biết rõ về những công ty luật trong và ngoài nước tốt nhất trong lĩnh vực này. Đồng thời, cũng cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành để đào tạo và cung cấp kiến thức cho các doanh nghiệp về các luật thuế chống bán phá giá quốc gia, nhất là của Hoa Kỳ và EU, và thể thức để doanh nghiệp có thể theo kiện. Một hệ thống cảnh báo sớm cũng cần được xây dựng dựa vào mạng lưới các tùy viên thương mại và các cơ quan nghiên cứu thị trường. Nhà nước cũng cần chú ý xây dựng một cơ chế hỗ trợ khẩn cấp cho những nạn nhân là người lao động trong các ngành bị áp đặt thuế chống bán phá giá. Là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ phải đối phó với sự gia tăng các vụ kiện chống bán phá giá. Chắc chắn, phán quyết sẽ không có lợi cho Việt Nam và mức thuế chống bán phá giá được áp đặt có thể cao phi lý do quy chế nền kinh tế phi thị trường. DSM của WTO có ít khả năng mạng lại được công bằng cho Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam có thể có được những nỗ lực để giảm nhẹ sự bất công bằng và tác động của nó. (Sẽ có phần dịch Local Content Requirements (Yêu cầu hàm lượng nội địa) sau. Các bạn đọc tạm nhưng nên tìm thêm tài liệu ngoài đọc nữa).