Sinh Ban Chinh 2

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Sinh Ban Chinh 2 as PDF for free.

More details

  • Words: 15,342
  • Pages: 30
Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi

Các nhà khoa học đã lần đầu tiên chuyển ghép thành công nhiễm sắc thể người vào chuột, tạo nên một bước đột phá có thể mở ra hướng mới trong việc điều trị bệnh Down và các chứng rối loạn khác. Những con chuột biến đổi gene mang một bộ copy nhiễm sắc thể người 21. Đó là cặp nhỏ nhất trong số 23 cặp nhiễm sắc thể người gồm khoảng 225 gene. Thành tựu này đánh dấu 13 năm nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Sức khoẻ y tế quốc gia ở London và Viện thần kinh học. "Chúng tôi rất lạc quan rằng việc cấy ghép thành công có thể giúp chúng ta nhìn sâu vào những vấn đề mà bệnh nhân Down gặp phải", Victor Tybulewicz, người đứng đầu nghiên cứu, nói. Hội chứng Down ảnh hưởng tới 1/800 ca sinh nở, gây ra sự chậm chễ trong việc phát triển thể chất và thần kinh. Những người bị bệnh này cũng gặp vấn đề về tim, thính giác và có nguy cơ cao mắc bệnh máu trắng và Alzheimer. Tiến sĩ Elizabeth Fisher tại Viện thần kinh học cho rằng công nghệ mới sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra những gene gây ra các triệu chứng của Down và khả năng mắc các căn bệnh khác. Nhiễm sắc thể người được hoà lẫn với tế bào gốc mới phát triển của chuột cùng một hoá chất giúp chúng dễ hoà tan với nhau. Thế bào gốc mang nhiễm sắc thể 21 sau đó được tiêm vào phôi chuột và cấy vào chuột mẹ. Kết quả cho ra một con chuột có nhiễm sắc thể người. Mặc dù con chuột trông bình thường, chúng phát triển những đặc điểm khác nhau liên quan đến bệnh Down. Hiệp hội Hội chứng Down ở Anh hoan nghênh nghiên cứu này và cho rằng nó sẽ có ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của những người mắc bệnh. "Bất cứ nghiên cứu nào giúp hiểu vì sao những người bị Down dễ bị mắc các bệnh khác hơn đều vô cùng quan trọng, mặc dù phải thừa nhận rằng nó chưa mang tới một phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh Down". Nguyễn Thị Ngọc Hân (theo SinhHocViet)

Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi

-1-

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi

LÔÏN PHAÙT SAÙNG DO CHUYEÅN GEN Với việc tạo ra những con lợn phát sáng xanh, các nhà khoa học Đài Loan hy vọng thành công này sẽ thúc đẩy lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc trên hòn đảo này. Bằng cách tiêm protein phát sáng xanh vào phôi lợn, nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Đài Loan đã tạo ra ba con lợn đực chuyển gien. Theo GS Wu Shinn-Chih thuộc Khoa khoa học và công nghệ động vật, các nhà khoa học ở những nơi khác đã tạo ra lợn phát sáng xanh từng phần. Tuy nhiên, những con lợn ở Đài Loan xanh từ trong ra ngoài. Ngay cả tim và các cơ quan nội tạng của chúng cũng xanh. Lợn chuyển gien thường được sử dụng để nghiên cứu bệnh ở người. Những con lợn nói trên sẽ giúp các nhà nghiên cứu giám sát và theo dõi những thay đổi về mô trong quá trình sinh trưởng của lợn. Trong năm 2003, một công ty Đài Loan đã bắt đầu bán cá chuyển gen phát sáng đầu tiên trên thế giới. Các nhà bảo vệ môi trường đã phản đối việc làm này với lý do cá phát sáng đe doạ hệ sinh thái trái đất. Nguyễn Thị Thảo Nguyên (Theo Vietnamnet )

GAÏO VAØNG PHIEÂN BAÛN MÔÙI – NHIEÀU VITAMIN HÔN ! Gạo vàng 2, phiên bản mới một loại gạo chuyển gien chứa hàm lượng tiền vitamin A cao gấp 20 lần so với gạo vàng thông thường. Gạo vàng 2, là một phiên bản mới của gạo chuyển gien do các nhà khoa học Mỹ và Anh từ công ty công nghệ sinh học Syngenta phát triển. Ước tính, loại gạo vàng mới này sẽ cung cấp trên 50% hàm lượng vitamin A được đề nghị sử dụng hàng ngày cho trẻ nhỏ so với loại gạo vàng ban đầu. Gạo vàng là một loại cây trồng được biến đổi gien để tạo ra beta-carotene, một chất được cơ thể chuyển đổi thành vitamin A. Gạo vàng 2 có hàm lượng beta-carotene hay còn gọi là tiền vitamin A cao gấp 20 lần so với gạo vàng thông thường. Gạo vàng 2 có chứa một phiên bản của chất quang hợp được lấy từ ngô và có chức năng tạo ra beta-carotene. Đây là enzim có thể tạo ra nhiều beta-carotene nhất trong tất cả các loại enzim được nghiên cứu. Hãng Syngenta tham gia trong dự án nhân đạo về gạo vàng, dự kiến sẽ hiến tặng giống gạo này cho các nhà nghiên cứu khác để tiếp tục nghiên cứu và cải tiến. Nguyeãn Taán Thaønh (Theo BiotechVN )

Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi

-2-

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi

Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc sẽ xây dựng phòng thí nghiệm chuột chuyển gien nhằm tìm kiếm các liệu pháp mới trị bệnh cho người, đặc biệt là các dạng ung thư. Công việc xây dựng sẽ bắt đầu vào đầu năm 2006 tại khu công nghệ cao Zhangjiang và hoàn thành vào tháng 3/2007. Uỷ ban công nghệ và khoa học của Thượng Hải, cùng với Uỷ ban cải cách và phát triển thành phố dự định chi cần 25 triệu đôla cho dự án này. Khi đi vào hoạt động, phòng thí nghiệm sẽ chứa khoảng 150.000 con chuột thí nghiệm và phải đáp ứng các tiêu chuẩn rất cao nhằm đảm bảo tính chính xác của nghiên cứu. Chẳng hạn, chất lượng không khí sẽ đạt tiêu chuẩn của Cục hàng không và vũ trụ Mỹ và nhiệt độ quanh năm sẽ được duy trì trong khoảng 20-25 độ C. Theo ông Wang Zhugang, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các sinh vật thí nghiệm Thượng Hải, phòng thí nghiệm mới sẽ thúc đẩy nghiên cứu về các bệnh ở người thông qua nghiên cứu gien chuột. Phòng thí nghiệm hiện có đã tạo ra hơn 100 loại chuột chuyển gien để nghiên cứu các bệnh ở người, chẳng hạn viêm gan, bạch cầu và béo phì. Theo các chuyên gia, khoảng 93% gien chuột giống hệt gien người. Phan Thaønh Ñònh (Theo Vietnamnet )

Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi

-3-

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi

  Một lọai hóa chất mà lòai ếch vùng Nam Mỹ thường tiết ra trên da chúng có thể giúp bảo vệ cà chua và các lọai cây nông nghiệp khác khỏi nhiều bệnh tật, đó là thành tựu vừa đạt được của các nhà công nghệ sinh học Canana công bố online trên tờ Theoretical and Applied Genetics tháng 7 vừa qua (doi: 10.1007/s00122-0052056-y). Theo đó, các nhà nghiên cứu ở Đại học Victoria đã chèn một gene của ếch đã được hiệu chỉnh vào cây cà chua (Solanum tuberosum L) khiến cho cà chua có thể tạo ra hóa chất này. Và kết quả cho thấy cây cà chua biến đổi gene có thể kháng lại sự xâm nhiễm của nhiều lọai nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh, như bệnh thối rễ, trụi cây, … Các nhà động vật đã biết được nhiều các lòai ếch khác nhau có thể sản xuất nhiều lọai độc tố khác nhau trên da của chúng, hàm lượng và độc lực phụ thuộc vào môi trường sống và nơi chúng sống, một họ các chất độc này có tên là dermaseptin. Các độc chất này ngòai việc giúp ếch chống lại vi sinh vật xâm hại da còn giúp chúng chống lại các tác nhân gây bệnh khác. Thành viên có độc tính cao nhất trong họ dermaseptin là B1 đã được ly trích từ da lòai ếch có tên Phyllomedusa bicolor sống trên cây ở rừng mưa vùng Nam Mỹ, nơi mà điều kiện độ ẩm và nhiệt độ độ cao là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nhóm nghiên cứu do Santosh Misra đứng đầu cho thấy rằng một dạng tương cận tổng hợp của dermaseptin B1 có thể kìm hãm sự tăng trưởng một phổ khá rộng khác một cách thường các lòai nấm mốc gây bệnh thực vật như Alternaria, Cercospora, Fusarium, Phytophthora, Pythium, Rhizoctonia và Verticillium; cũng như lòai vi khuẩn Erwinia carotovora, một lòai vi khuẩn gây bệnh đen cuống cho cà chua ở ngòai ruộng hay làm thối quả khi trữ trong kho. Các nhà nghiên cứu đã hiệu chỉnh cây cà chua để sản xuất độc chất nói trên và đặt các cây này trong điều kiện dễ dàng bị vi sinh vật tấn công. Kết quả cho thấy gene chèn vào đã thể hiện một phổ kháng khuẩn với họat lực mạnh mẽ đáng ngạc nhiên. Santosh Misra, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đã cho tờ SciDev.Net biết rằng khuynh hướng chuyển gene này có thể giúp nhà nông ở các nước đang phát triển giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu, gia tăng năng suất và giảm thiểu tỷ lệ hao hụt sau khi thu họach và chế biến. Nấm mốc và vi khuẩn có thể gây ra thất thóat nặng nề cho các nhà nông trồng cà chua. Nhiều khuynh hướng gần đây được coi là “chuẩn mực” khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc trừ sâu, nhưng chính thuốc trừ sâu lại là yếu tố gây hại cho môi trường và chính sức khỏe người sử dụng, tệ hại hơn nó còn thúc đẩy cho nấm mốc và vi khuẩn gia tăng sự Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi

-4-

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi kháng

thuốc.

Nhóm của Misra cho rằng do cà chua chuyển gene có thể kháng lại nhiều sinh vật gây bệnh do đó gene tạo độc chất sử dụng cho cây cà chua trong nghiên cứu này có thể áp dụng cho các lọai cây khác như lúa mỳ, lúa mạch, mía, … Các nhà khoa học còn cho thấy kết quả nghiên cứu bước đầu này đã chứng minh tính an tòan cùa dermaseptin B1 đối với người và sinh vật khác. Họ còn nói thêm là cây chuyển gene hòan tòan không bị các tác động phụ khi mang gene chuyển. Eric Messens, giáo sứ di truyền học thực vật ở Flanders Interuniversity Institute for Biotechnology, Ghent University, Belgium, cho rằng các nghiên cứu về tính an tòan của thực vật chuyển gene sử dụng gene tạo độc chất phải được coi là tiên phong cho các nghiên cứu về sau. Messons nói với SciDev.Net điều quan trọng là phải kiểm tra liệu dermaseptin B1 có gây độc cho người và động vật hay không cũng như phải nghiên cứu liệu hóa chất này sẽ bị phân hủy hay tích tụ trong cơ thể. "Các ảnh hưởng lâu dài phải được đánh giá cẩn thận vì mặc dù các tác giả giải thích rằng hàm lượng dermaspetin chỉ ở mức thấp, nhưng tác động tích tụ của nó không thể bỏ qua" giáo sư Messons nhấn mạnh. Ví dụ, giáo sư Messons cho biết thêm, ở Bangladesh và Ấn Độ đã xảy ra hiện tượng những người ăn đậu tên Lathyrus sativus trong một thời gian dài đã bị mất cảm giác do độc chất trong lòai đậu này tích tụ trong cơ thể người tiêu dùng. Giáo sư Menssons khuyến cáo rằng tính an tòan có thể được cải thiện bằng cách đảm bảo cây cà chua chuyển gene chỉ nên tạo độc chất dermaseptin B1 khi mà chúng bị vi sinh vật tấn công và độc chất chỉ nên tiết trên vỏ cà chua khi đó chúng dễ dàng bị lọai bỏ khi được rửa nước hay lột vỏ. Nguyeãn Taán Thaønh (Theo SinhHocViet)

CAÂY CHUYEÅN GEN MOÄT THAÄP KÓ THUA VAØ THAÉNG ! Khi tập đoàn Monsanto giới thiệu với thế giới những giống cây trồng chuyển đổi gien (GM) cách đây 10 năm, người ta đã dự đoán tiến bộ về công nghệ sinh học là bình minh của một kỷ nguyên mới, có thể giúp giảm đói nghèo, bảo vệ môi trường... Giờ thì các loại đậu, bông, ngô và cải dầu chuyển gien là Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi

-5-

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi những sản phẩm sinh lợi tại Monsanto, đồng thời cũng đang làm giàu cho các đối thủ khác, chẳng hạn Syngenta và Dow AgroSciences LLC của Thuỵ Sĩ. Lợi nhuận chủ yếu là do thị trường Mỹ chấp nhận các loại cây chuyển gien có sức kháng thuốc diệt cỏ và côn trùng cũng như cho sản lượng cao. (Caây caûi daàu chuyeån gen) Một bước tiến... một bước lùi Tuy vậy, đã 10 năm trôi qua nhưng nhiều quốc gia vẫn cấm loại công nghệ này do lo ngại những nguy hiểm tiềm năng đối với sức khoẻ con người và môi trường. Hiện chỉ có 18 quốc gia đang canh tác cây GM. Quả thực, hầu như mỗi bước tiến lại có một bước lùi. Tháng trước, tập đoàn ngũ cốc Kellogg tuyên bố sẽ bắt đầu sử dụng dầu có hàm lượng linolenic thấp từ đậu tương GM của Monsanto trong bánh bích quy và các thực phẩm khác. Thế nhưng, chưa đầy hai tuần sau đó, Kraft Foods, đối thủ của Kellogg, đồng thời là nhà sản xuất thực phẩm lớn thứ hai thế giới, cho biết sẽ ngừng cung cấp mọi thực phẩm GM, trong đó có các phụ gia, cho Trung Quốc. Nguyên nhân là người tiêu dùng ít chấp nhận những sản phẩm này. Pepsico và Coca-Cola cũng đã đưa ra những cam kết tương tự. Gần đây lại có thêm những thất bại khác: trong tháng 10/2005 các cử tri Thuỵ Sĩ quyết định cấm trồng cây chuyển gien trong vòng 5 năm và đậu Hà Lan chuyển gien gây ra một số nguy cơ về sức khoẻ ở chuột nghiên cứu, buộc các nhà chức trách huỷ bỏ dự án trồng giống này ở Australia. Trong năm 2004, Monsanto buộc phải huỷ một giống lúa mỳ GM mà công ty dự định bán ở Mỹ và Canada do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người tiêu dùng. Những dự án thất bại khác bao gồm cây cà chua chín chậm và một giống khoai tây chất lượng tốt hơn của Monsanto. Các nhà phê bình cho rằng cây GM đã gây ra nhiều vấn đề hơn so với những vấn đề chúng giải quyết, chẳng hạn tạo ra các loại cỏ kháng thuốc. Những người ủng hộ lại có quan điểm: cây GM tốt cho môi trường vì chúng có thể giảm lượng hoá chất cần để trồng cây. Người phản đối phản bác: lượng hoá chất tăng lên nhiều lần vì cỏ kháng thuốc và

nhiều vấn đề khác. Ngoài ra, mặc dù người nông dân thu được lợi nhuận cao hơn (do sản lượng được nâng cao) nhưng họ lại phải mua các hạt giống GM với giá cao hơn. Công nghệ này chưa giảm được đói nghèo do nhiều nước nghèo chưa thể hoặc chưa sẵn sàng chấp nhận nó. Tương lai nào cho cây công nghệ sinh học? Mặc dù vậy, diện tích cây trồng GM khắp thế giới đang tăng. Diện tích trồng đậu tương, ngô, bông, cải dầu và các giống cây khác đã đạt hơn 400 triệu ha trong năm 2005. Tại Mỹ, 52% ngô, 79% sản lượng bông và 87% đậu tương của vụ 2004-2004 là các giống GM. Một báo cáo của ngành này cho thấy tương lai tăng trưởng tích cực của cây GM ở cả Mỹ và nhiều nước khác. Các rào cản ở châu Âu đang dần được hạ thấp và các giống mới, đang được phát triển, sẽ làm cho nhiều người tiêu dùng chấp nhận. Theo những người ủng hộ cây GM, bông, ngô, đậu tương và cải dầu vẫn là cây GM hàng đầu song trong tương lai sẽ có nhiều giống cây mới.

Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi

-6-

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi Iran đã trở thành quốc gia đầu tiên thương mại hoá gạo chuyển gien, có khả năng kháng sâu bệnh, trong năm 2004. Năm ngoái, tập đoàn Syngenta tuyên bố tạo ra một giống ''gạo vàng'' với hàm lượng beta-carotene cao gấp 23 lần so với các giống trước đây. Giống lúa này sẽ được phân phát miễn phí cho các trung tâm nghiên cứu khắp châu Á. Michael Fernandez, Giám đốc điều hành Sáng kiến về thực phẩm và công nghệ sinh học Pew, cho biết hiện có sự đầu tư rất lớn cho lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp tại Trung Quốc, Argentina, Chile và các nước khác. Gạo chuyển gien chắc chắn sẽ được phép trồng ở Trung Quốc trong tương lai gần - một động thái có thể làm thay đổi thái độ của người dân trên trái đất, làm họ ủng hộ thực phẩm GM. Traàn Quoàc Chí (Theo Reuters, AFP, AP)

NHAÂN BAÛN THAØNH COÂNG LÔÏN MANG GEN NGÖÔØI Các nhà khoa học Hàn Quốc vừa nhân bản thành công một con lợn mang gien người. Đây là một bước tiến lớn trong nỗ lực cấy ghép nội tạng lợn cho người mà không gây biến chứng. Theo TS Park Kwang-Wook, trưởng nhóm nghiên cứu, những con lợn nhân bản này đã được chuyển gien để mang gien HLA-G của người. Gien HLA-G sẽ giúp cơ quan nội tạng của lợn có cơ hội được chấp nhận cao hơn nếu được ghép cho người. Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi

-7-

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi Nhóm nghiên cứu đã nhân bản lợn bằng cách lấy tế bào từ một con lợn lùn (loại lợn này được sử dụng để tạo cơ quan cấy ghép). Tiếp đến, họ tiêm gien HLA-G vào tế bào rồi cấy tế bào vào tử cung của một con lợn cái. Kết quả là 5 con lợn chào đời bằng phương pháp mổ đẻ song chỉ có một con sống sót. Đào thải miễn dịch là một trở ngại lớn trong cấy ghép nội tạng cho người. Hệ miễn dịch của người tấn công các cơ quan được cấy ghép bởi nó coi những cơ quan này là kẻ xâm nhập. Thường thì tiến trình đó được khống chế bằng cách cho bệnh nhân uống thuốc chống thải ghép. Theo nhóm nghiên cứu, các tế bào từ con lợn nhân bản nói trên sẽ làm giảm 6070% sức mạnh tiêu diệt cơ quan cấy ghép của các kháng thể người. Con lợn đầu tiên mang gien HLA-G trên thế giới là sản phẩm của sự hợp tác giữa Công ty MGenbio và Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc gia Hàn Quốc. Nhóm nghiên cứu cho rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu để bổ sung thêm 3-5 gien miễn dịch nữa thì mới có thể làm cho cơ quan của lợn thực sự phù hợp với người. Ñinh Thanh Lieàn (Theo Vietnamnet)

VIEÄT NAM NUOÂI CAÁY THAØNH COÂNG CAÂY NGHEÄ ÑEN TREÂN HEÄ LEÂN MEN Nghệ đen là cây thuốc quý, thường được trồng lấy củ. Tuy nhiên, việc trồng đại trà rất khó khăn vì chi phí đầu tư lớn. Mới đây, lần đầu tiên các nhà khoa học của Trường đại học Khoa học Huế đã nuôi cấy thành công tế bào dịch huyền phù của cây nghệ đen trong hệ lên men. Thành công này mở ra triển vọng sản xuất một số loại thuốc chữa bệnh tinh khiết, có hàm lượng cao và tiết kiệm kinh phí ở nước ta. Trước kia người ta thường sử dụng các phương pháp tổng hợp hóa học để bào chế thuốc, nên sản phẩm thu được không tinh khiết vì có nhiều sản phẩm phụ và rất đắt tiền. Sau đó các nhà bào chế thuốc đã tách chiết dược chất từ tài nguyên sinh vật, động vật, thực vật có trong tự nhiên dùng làm dược liệu. Nguồn dược liệu này đảm bảo tinh khiết, rẻ tiền hơn. Tuy nhiên tài nguyên sinh vật nếu khai thác quá nhiều sẽ cạn kiệt nên phải nuôi trồng lại, nhưng thời gian nuôi, trồng dài, chi phí lớn. Trong 15 năm trở lại đây, các phòng thí nghiệm trên thế giới đã tập trung nghiên cứu nuôi cấy tế bào thực vật, động vật, vi sinh vật trong hệ lên men. Một số dược phẩm quý đã được tách chiết từ tế bào nuôi cấy hệ lên men của các cây nhân sâm, thủy tùng. Mới đây, Trường Đại học Khoa học Huế đã thực hiện Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi

-8-

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi việc nuôi cấy tế bào dịch huyền phù của cây nghệ đen trong hệ lên men từ việc lấy mẫu ở ngoài điều kiện tự nhiên. Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Lộc, Trường Đại học Khoa học Huế cho biết: "Chúng tôi lấy các mầm từ thân củ của cây nghệ đen xong đấy tách mầm nuôi cấy trong ống nghiệm, tạo thành cây Invitoro trong ống nghiệm, sau đó từ ống nghiệm này, chúng tôi thu các thân gốc cây đưa vào nuôi cấy tạo Môcalut sau đó từ Môcalut trên nuôi trồng rắn, chúng tôi chuyển sang nuôi trồng lỏng nuôi cấy có lắc, tốc độ 150 vòng một phút và trong khoảng một tháng tạo ra dịch lỏng huyền phù tế bào". Dịch lỏng huyền phù tế bào sẽ được đưa vào trong hệ lên men vô trùng để nuôi cấy. Sau 12 ngày nuôi cấy, các nhà khoa học đã thu được sinh khối tế bào. Việc nhân giống thành công cây nghệ đen trong ống nghiệm của Trường Đại học Khoa học Huế được tạp chí khoa học quốc tế Hà Lan đánh giá cáo vì đây là lần đầu tiên trên thế giới, tế bào cây nghệ đen được nuôi cấy trong hệ lên men. Theo Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Lộc, hệ lên men này có thời gian nuôi cấy ngắn rất tiện lợi. Hàm lượng các dược chất mà tách chiết được từ các tế bào nuôi cấy trong hệ lên men thường cao hơn rất nhiều lần so với điều kiện tự nhiên vì sản phẩm mình thu được dùng làm dược liệu sẽ có giá thành giảm xuống nhiều. Cây nghệ đen trong đông y gọi là cây Nga Truật dùng để chữa các bệnh: dạ dày, ứ đọng máu dẫn đến nhồi máu cơ tim, có tác dụng kháng khuẩn, chống bỏng, chống ô xy hóa. Sắp tới, Trường đại học Khoa học Huế sẽ sấy khô sinh khối tế bào nghệ đen, tách chiết các dược chất dùng làm dược liệu, phối hợp với ngành dược nghiên cứu các dược chất dùng làm thuốc chữa bệnh của loại cây này. Traàn Quoác Chí (Theo SinhHocViet)

NHAÂN GIOÁNG THAØNH COÂ LUÙA THÔM TREÂN BASMATIC

Cánh đồng lúa đột biến Basmati được các hộ nông dân triển khai. Ngày 20/7, PGS.TS Lê Xuân Thám - Phó Giám đốc Trung tâm Hạt nhân TP.HCM (Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam) cho biết kết quả nhân giống thành công giống lúa thơm đột biến Basmati ở Sóc Trăng. Đó là kết quả đề tài "Nghiên cứu phát triển các dòng thuần lúa thơm đột biến" của PGS.TS Lê Xuân Thám đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt năm 2004. Đề tài nằm trong dự án VIE 5/015 - Dự án "Nâng cao chất lượng và năng xuất lúa thơm đột biến" do Cơ quan Năng lượng Nguyển tử Quốc tế IAEA tài trợ cho Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi

-9-

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi Nam thực hiện. Năm 2002, giống lúa thơm đột biến Basmati bắt đầu được Trung tâm Hạt nhân TP.HCM triển khai từ một giống lúa gốc Basmati của Pakistan - một loại giống lúa nổi tiếng trên thị trường Quốc tế. Tuy nhiên, loại giống Basmati mà Trung tâm Hạt nhân TP.HCM nhận được chỉ là giống Basmati địa phương của Pakistan và Ấn độ có năng suất 2-3 tấn/ha, thường chỉ gieo một vụ/năm, cây cao khoảng 1,5 - 1,6 m và thời gian sinh trưởng là từ 140-150 ngày/vụ. Sau khi kết hợp sử lý phóng xạ Trung tâm Hạt nhân TP.HCM kết hợp với Trung tâm Khuyến nông - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Sóc Trăng chọn lọc qua các thế hệ hiện nay đã đạt đến thế hệ M8 (8 vụ) dòng thuần chủng (giống lúa không còn phân ly nữa). Theo PGS.TS Lê Xuân Thám đặc điểm của dòng thuấn đột biến này vẫn giữ được mùi thơm của giống lúa Basmati kết quả này không thể thực hiện được bằng phương pháp lai tạo chọn lọc. Đặc biệt là đã rút ngắn được thời gian sinh trưởng chỉ còn 90 ngày (có thể thâm canh ba vụ hoặc hai vụ lúa một vụ màu), chiều cao của cây là 90 - 95 cm, hạt dài thon, đẹp, và năng xuất tăng gấp 2 - 2,5 lần so với giống gốc. Hiện nay, giống lúa đột biến Basmati này đã được sự chấp thuận của bà con nông dân và được triển khai khoảng 50 ha ở Tỉnh Sóc Trăng và mở rộng thêm hai Tỉnh An Giang và Đồng Nai. Lúa giống Basmati đột biến do Trung tâm Hạt nhân TP.HCM nhân giống hiện có giá

5.000 nghìn đồng/kg (giá lúa giống thường là 3.000 đồng/kg). PGS.TS Lê Xuân Thám cho biết thêm "Đặc điểm của giống lúa đột biến Basmati này rất thích hợp với các loại đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn của vùng Đồng Băng sông Cửu Long. Ngoài ra, đặc tính chống các loại sâu bệnh tương đối tốt và nổi trội hơn so với nhiều giống lúa thơm nhập khẩu khác". Ngày 30/6 vừa qua, Hội đồng nghiệm thu Trung tâm Hạt nhân TP.HCM do TS.Đỗ Khắc Thịnh làm chủ tịch đã nhất trí đánh giá cao các kết quả thu được của đề tài. Đồng thời, Hội đồng đã đề nghị xây dựng dự án "Phát triển công nhận giống lúa mới - dự kiến trong giai đoạn 2007 - 2008". Theo Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Sóc Trăng giống lúa đột biến Basmati đã được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con nông dân và thích nghi tốt với môi trường sống. Hiện nay, Trung tâm không có đủ số lượng lúa giống cung cấp cho bà con. Giống lúa đột biến Basmati có ba ưu điểm chính: rút ngắn thời gian canh tác (nhẹ phân), chất lượng thơm Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 10 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi ngon (hàm lượng amylose - chất tạo tinh bột là từ 19-21% quá lý tưởng cho giống lúa thơm), dễ canh tác. Tuy nhiên, giống lúa đột biến Basmati cũng có một số nhược điểm là dễ bị rầy nâu. Tuy nhiên, đây cũng đặc điểm chung của các loại lúa thơm. Cũng trong chương trình đề tài "Nghiên cứu phát triển các dòng thuần lúa thơm đột biến", một số dòng đột biến lúa tám thơm đã được chọn lọc thuần và khảo nghiệm ở nhiều tỉnh cho kết quả rất khả quan ở nhiều tỉnh và sẽ được đưa vào sản xuất trong thời gian tới.

Nguyeãn Thò Ngoïc Haân (Theo SinhHocViet)

Vieät Nam: "Caáy" thaønh coâng gen ñoäc toá Bt vaøo caây luùa Vieän sinh hoïc nhieät ñôùi ñaõ "caáy" thaønh coâng gen ñoäc toá Bt vaøo caây luùa, giuùp luùa khaùng laïi saâu ñuïc thaân maøu vaøng. Coâng trình ñaõ ñöôïc coâng boá treân taïp chí quoác teá. Taùc giaû Nguyeãn Höõu Hoà vaø caùc coäng söï thuoäc Vieän sinh hoïc nhieät ñôùi keát hôïp vôùi Toå chöùcCampus International de Baillar-guet, France ñaõ caáy thaønh coâng gen ñoäc toá Bt töø khuaån ñaát Bacillus thuringiensis vaøo caây luùa, giuùp luùa khaùng laïi saâu ñuïc thaân maøu vaøng.Caùc nhaø khoa hoïc ñaõ söû duïng moät gen hôïp nhaát Bt vaø ñöa gien chuyeån ñoåi naøy vaøo caùc teá baøo caây maàm. Caùc taùc giaû ñaõ chöùng minh ñöôïc gien dung naïp Bt tieâu dieät 100% aáu truøng saâu ñuïc thaân maøu vaøng vaø soïc naâu trong voøng 1 tuaàn bò nhieãm maø khoâng gaây baát cöù aûnh höôûng naøo tôùi saûn Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 11 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi löôïng. Caùc bieän phaùp kieåm soaùt saâu beänh nhö phun thuoác tröø saâu haàu nhö khoâng coù hieäu quaû do aáu truøng saâu beänh taán coâng ôû trong thaân caây. Tröôùc ñaây, caùc noã löïc nhaèm ñöa tính khaùng saâu ñuïc thaân vaøng baèng caùc bieän phaùp nhaân gioáng thoâng thöôøng ñaõ khoâng thu ñöôïc keát quaû do thieáu caùc gen thích hôïp trong nguoàn gen caây luùa. Vieäc chuyeån naïp gien mang ñoäc toá Bt töø khuaån ñaát Bacillus thuringiensis ñaõ khaéc phuïc tình traïng treân. Ñoäc toá Bt coù theå tieâu dieät moät soá loaïi aáu truøng gaây beänh. Baèng moät kyõ thuaät "caáy" gen ñöôïc goïi theo chuyeân moân laø "dung naïp" kieåu “Kim töï thaùp - Pyramiding", gen BT coù trong caây luùa ñaõ giuùp caây luùa naâng cao khaû naêng gaây ñoäc vôùi saâu beänh. Luùa laø caây nguõ coác quan troïng nhaát treân theá giôùi. Taïi Vieät nam, dieän tích troàng luùa laø 5,9 trieäu ha, luùa cung caáp bình quaân 80% carbonhydrate vaø 40% löôïng protein cho khaåu phaàn aên cuûa ngöôøi Vieät. Saûn löôïng luùa gaïo taïi Vieät Nam khoâng ngöøng gia taêng, tuy nhieân saâu beänh nhö laø saâu ñuïc thaân maøu vaøng gaây aûnh höôûng ñaùng keå tôùi saûn löôïng thu hoaïch. Nghieân cöùu veà vieäc "caáy" gen mang tính khaùng choáng saâu ñuïc thaân maøu vaøng ôû caây luùa Vieät Nam chuyeån gien (oryza sativa) cuûa taùc giaû Nguyeãn Höõu Hoà vaø caùc coäng söï thuoäc Vieän sinh hoïc nhieät ñôùi keát hôïp vôùi Campus International de Baillar-guet, France, ñaõ ñöôïc ñaêng trong soá ra môùi ñaây cuûa Taïp chí Khoa hoïc Caây troàng, moät taïp chí quoác teá daønh cho giôùi chuyeân moân. Nhöõng ngöôøi quan taâm tôùi coâng trình nghieân cöùu naøy coù theå tham khaûo baùo caùo khoa hoïc cuûa coâng trình treân taïi http://crop.scijournals.org/cgi/content/full/46/2/781 .

Nguyeãn Taán Thaønh (Theo VietNamnet)

VĨNH PHÚC - CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG ĐƯỢC NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO Cây trinh nữ hoàng cung trong các sách Trung Quốc gọi là cây vạn châu lan hoặc cây thập bát học sĩ. Tên khoa học Crinum latifolium có củ giống củ hành, chùm hoa giống chùm hoa cây láng trắng, thường được trồng làm cảnh và làm thuốc. Trong lĩnh vực làm thuốc người ta dùng lá cây trinh nữ hoàng cung thái nhỏ sao vàng sắc uống để chữa ung thư tử cung, u tiền liệt tuyến. Liều dùng với 3 lá một ngày. Uống liền 7 ngày, nghỉ 7 ngày rồi lại uống tiếp 7 ngày nữa. Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 12 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi Trong khi uống nước sắc lá trinh nữ hoàng cung có thể uống thêm một đơn thuốc gồm một số vị thuốc thuộc về thận của y học cổ truyền như nhục thung dung, câu kỷ tử, thục địa… Trong lĩnh vực làm cảnh, cây trinh nữ hoàng cung có thể sống được trong các chậu cảnh, lá và hoa đẹp có mùi thơm mát, tươi tốt quanh năm. Nhận rõ tác dụng làm thuốc và làm cảnh của cây trinh nữ hoàng cung, Sở KH&CN Vĩnh Phúc đã ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào để nhân nhanh giống cây này thay cho phương pháp nhân giống truyền thống, bước đầu đã cho kết quả 40 bình ra rễ để chuyển ươm giống, có triển vọng rất khả quan. Đinh Thanh Liền (Theo VietNamNet)

THUOÁC TRÒ AIDS TÖØ CAÂY HÖÔÙNG DÖÔNG Cây hướng dương có thể tạo ra một chất ngăn chặn tác nhân gây bệnh AIDS/HIV sinh sản, ít nhất là trong quá trình nhân tế bào. Đây là kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học ở trường Đại học Bonn hợp tác với Trung tâm nghiên cứu Caesar. Vài năm gần đây, những hy vọng về một nhóm thuốc mới hoàn hảo điều trị AIDS đã được đặt vào nhóm có tên gọi là “DCQA”. Tuy nhiên, chất này chỉ hữu dụng với số lượng rất nhỏ và chi phí rất cao. Bằng cách sử dụng phương pháp Bonn, chi phí sản xuất có thể giảm một chút. Các nhà nghiên cứu đã được cấp bằng sáng chế về phương pháp này. Cùng với Trung tâm nghiên cứu Julich hiện họ đang cố gắng sản xuất ra chất đó ở quy mô lớn. Họ đang tìm đối tác trong lĩnh vực công nghiệp để giúp họ thực hiện công việc này. Tất cả bắt đầu với một điểm giống nhau của cái tên khó phát âm là Sclerotinia sclerotiorum. Mầm bệnh gây ra bệnh “thối thân màu trắng” đáng sợ sẽ phá huỷ toàn bộ cây hướng dương nếu các điều kiện thời tiết không thuận lợi. Tuy nhiên, một số cây hướng dương vẫn sống sót không bị tổn thương nhiều hoặc ít bởi sự tấn công của nấm. Chúng làm được điều này là nhờ tạo ra kháng thể đặc biệt ngăn chặn được nấm. Kỹ sư nông nghiệp Claudio Cerboncini muốn khám phá ra loại vũ khí hoá học nào giúp cây hướng dương kháng cự lại nấm. Trong luận án tiến sĩ do giáo sư Heide Schnabl Trung tâm Công nghệ sinh học Phân tử Đại học Bonn (CEMBIO) hướng dẫn, Claudio đã tiêm nhiều loại khác nhau vào kẻ thù. Bằng cách này anh có thể cô lập các kháng độc tố mà cây sản sinh trong sự đáp lại với nấm. Trong số đó có một chất đã được đề cập trong tài liệu, mặc dù trong một điều kiện hoàn toàn khác: đấy là chất dicaffeoxyl quinic acid hay gọi tắt là DCQA – là nguyên mẫu được đánh giá cao cho nhóm thuốc trị AIDS mới. Một triệu euro mỗi gam Claudio Cerboncini (hiện đang làm việc cho trung tâm nghiên cứu caesar) giải thích “Dicaffeoxyl quinic acid có thể ngăn chặn virut HIV sinh sản, ít nhất là trong việc nhân tế bào”.“Nó là một trong số rất ít những chất hiện nay được biết là có khả năng ức chế sự tổng hợp của virut- đây là một enzym thiết yếu để mầm bệnh sinh sản”. Ngược lại với các enzym khác, các chuyên gia y học hy vọng rằng chỉ có một ít ảnh hưởng phụ từ những chất ức chế tổng hợp như vậy. Trong công nghiệp dược, người ta hy vọng rất lớn về loại Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 13 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi thuốc trị AIDS mới hoàn thiện. Các kiểm nghiệm lâm sàng ban đầu đã xác nhận tiềm năng của DCQA. Bác sĩ Esther Vogt thuộc Bộ phận Dịch vụ điều trị miễn dịch bệnh nhân ngoại trú của trường Đại học Bonn nói: “Chúng ta cần những chất này để nhân rộng kho vũ khí hữu hiệu chống lại bệnh tật”. “Tuy nhiên, cần phải tiếp tục xem xét chúng chứng tỏ được hiệu quả trong điều trị lâm sàng”. DCQA xuất hiện trong cây A-ti-sô và rau diếp xoăn hoang dại mặc dù ở liều rất nhỏ. Giá thị trường hiện nay là 1000 euro mỗi miligam. Nhà nghiên cứu Ralf Theisen của CEMBIO nói: “Chúng tôi muốn thử nuôi tế bào cây hướng dương hoặc tế bào các cây khác trong một dung dịch dinh dưỡng cùng với Sclerotinia Sclerotiorum và sau đó nhận được enzym từ dung dịch này”. “Nếu mọi thứ theo đúng kế hoạch, chúng tôi có thể sản xuất DCQA với chi phí giảm đáng kể”. Trên trần văn phòng của Ralf Theisen có treo mô hình của tên lửa Maxus. Là một nhà thực vật học đang nghiên cứu các cây phản ứng với trọng lực bằng cách nào, mới đây anh đã gởi một số cây nghiên cứu vào không gian trên một tên lửa giống như thế.Anh giải thích: “Chúng tôi đang theo dõi loại gen điều khiển cây trồng đóng và mở dưới những điều kiện trọng lực đặc biệt”. “Tuy nhiên, với những phương pháp chúng tôi sử dụng biết đâu cũng có thể tìm ra được những gen điều khiển cây hướng dương hoạt hoá sản xuất ra DCQA phản ứng lại sự truyền bệnh của nấm. Kiến thức này sẽ tạo ra khả năng sản xuất lớn DCQA. Thậm chí các nhà hoá học có thể “sao chép” chất này mặc dù còn nhiều khó khăn. Ralf Theisen nói: “Vấn đề là sự chuyển nhóm caffeoyl thành quinic acid”.“Các cây có thể chỉ có một enzym hoạt động như một chất xúc tác cho sự chuyển nhóm này. Nếu chúng ta có thể tìm ra cách tạo lập enzym này, ví dụ như gen tương ứng và có thể chuyển nó vào vi khuẩn bacteria, thì sau đó có thể sản xuất enzym với số lượng lớn. Bước quyết định cho sự tổng hợp là trò trẻ con và có thể thực hiện được trên nền tảng công nghiệp bằng cách sử dụng kỹ thuật lên men sẵn có ở Julich. Phan Thaønh Ñònh (VietNamNet) Nhöõng ñieàu kì thuù

LOAØI KIEÁN VÔÙI TOÁC ñoä CAÉN KUÕ LUÏC Những con kiến Trung Mỹ có bộ hàm sập mạnh như cái bẫy có thể cắn với lực mạnh gấp 300 lần cân nặng cơ thể chúng. Bộ hàm của chúng đóng sập lại với tốc độ hơn 100 km/giờ - kỷ lục trong tốc độ di chuyển các bộ phận cơ thể của thế giới động vật Các bức ảnh kỹ thuật số tốc độ cao còn cho thấy những sinh vật tí xíu này, sống tại Trung và Nam Mỹ, còn tận dụng nhiều hơn thế với bộ hàm kinh dị của mình. Bằng cách cắn vào mặt đất, chúng có thể hất mình lên cao khi mối nguy hiểm đến gần. Những khách không mời tới chiếc tổ của loài kiến dữ tợn này sẽ phải đón nhận một cái chết kinh hoàng. Loài kiến được đặt tên như vậy do có bộ hàm đặc biệt, chúng dùng để hất tung những kẻ lạ mặt xán đến tổ mình, cắn nát con mồi hoặc để cắn chí mạng bất cứ thứ gì Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 14 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi chúng coi là nguy hiểm. Áp dụng phương pháp chụp ảnh công nghệ cao dùng để quay phim những viên đạn bay, nhóm nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy bộ hàm của kiến di chuyển với tốc độ kinh hoàng. "Đây là sự cử động bộ phận cơ thể nhanh nhất từng được ghi nhận", nhà nghiên cứu đứng đầu Sheila Patek tại Đại học California, Mỹ, nói. "Bộ hàm của chúng khá ngắn, nhưng lại tạo ra một lực cắn khủng khiếp bởi chúng tăng tốc quá nhanh". Kết quả cũng lý giải vì sao các con kiến đôi khi lại nhảy cẫng lên không trung khi chúng mở mồm cắn. "Nếu chúng cắn cái gì đó quá cứng hoặc bật trở lại, phản lực sẽ bắn chúng lên trên", Andy Suarez tại Đại học Illinois nói. Hiệu ứng lò xo này đẩy kẻ xơi mồi lên một chuyến bay chớp nhoáng và hạ cánh không êm ái cách đó vài cm. Chuyến đi bát nháo như thế có vẻ không thoải mái nhưng các con kiến quá nhẹ để có thể bị tổn thương. Thực tế, Patek cho thấy đôi khi con kiến thực hiện chuyến bay một cách tình nguyện. Bằng cách cắn vào mặt đất cứng, con kiến có thể đẩy mình lên không trung khi cần thiết. Cách tân tiến này có thể giúp chúng thoát khỏi những kẻ săn mồi như thằn lằn. Hành động vọt lên đó cũng khiến kẻ thù rối trí. Nguyeãn Thò Thaûo Nguyeân (VnExpress )

Bé gái sinh đôi: Một đen một trắng Chỉ khoảng hơn tháng nữa là hai bé gái sinh đôi của chị Kylie Hodgson tròn 1 tuổi. Khi sinh con bằng phương pháp mổ, chị Kylie chỉ ý thức được rằng con mình chào đời an toàn. Chỉ đến khi y tá trao con cho chị nhìn, Kylie mới thấy chúng khác biệt. Remee, cân nặng hơn 2kg rưỡi thì tóc hoe, da trắng, còn em nó, bé Kian sinh sau đó một phút nặng gần 3kg thì da lại đen. Bà mẹ 19 tuổi hơi sốc khi thấy con mình có hai màu da khác biệt nhưng với ba mẹ, chúng là hai bé gái yêu quý. Điều kỳ diệu này xảy ra khi hai trứng được thụ tinh cùng lúc trong tử cung. Cả Kylie và chồng là Remi Horder đều là con lai. Mẹ của họ đều da trắng và cha là da đen. Theo Tổ chức sinh nhiều con, bé Kian chắc hẳn đã thừa hưởng gene da đen của cả hai gia đình còn Remee thì được di truyền gene da Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 15 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi trắng. Hai em bé phải sinh mổ vào tháng 4 năm ngoái vì một trong hai em nằm ngược. Một điều kỳ lạ là sau khi Kylie kể cho mẹ mình nghe về màu da của con, mẹ cô nói rằng rồi đây da của Remee sẽ ngày càng sậm khi bé lớn. Nhưng nhiều tuần trôi qua, da Remee ngày càng sáng trong khi Kian lại sậm đi. Mắt của Remee màu xanh còn của Kian màu nâu. Kylie nói cả hai đứa có điểm chung là rất thích ăn táo và nho, thích xem chương trình truyền hình Teletubbies. Nếu một trong hai đứa vắng mặt khoảng vài giờ thì chúng lại đòi có nhau. Khi thấy nhau, chúng đưa tay ra như muốn ôm nhau và cười rạng rỡ. Trường hợp của Remee và Kian chỉ xảy ra 1/1.000.000. Màu da sẽ do từ một đến bảy gene khác nhau quyết định. Nếu một phụ nữ là con lai, trứng của cô sẽ thường chứa cả hỗn hợp gene cho cả da trắng và da đen. Tương tự như vậy, một người đàn ông lai nhiều chủng tộc cũng chứa các gene khác nhau trong tinh trùng. Khi trứng và tinh trùng loại này gặp nhau, chúng sẽ tạo ra em bé lai. Phan Thaønh Ñònh (Thanh Nien Online )

Phaùt Hieän Môùi:

PHAÙT HIEÄN NHIEÃM SAÉC THEÅ BAÁT THÖÔØNG MÔÙI Sơ đồ gen với cấu tạo bao gồm những nhiễm sắc thể Các nhà khoa học tại trung tâm công nghệ về sức khỏe sinh sản thuộc Viện nghiên cứu kế hoạch hóa gia đình Quảng Đông đã phát hiện ra 39 trường hợp có kiểu nhân nhiễm sắc thể bất thường, chưa từng được phát hiện tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Theo Giám đốc trung tâm này, Zheng Lixin, những trường hợp này đã được phòng thí nghiệm về di truyền y học quốc gia ở tỉnh Hồ Nam thẩm định. Các nhà khoa học Trung Quốc lần đầu tiên trên thế giới tiết lộ: Những phát hiện mới này tiếp theo việc phân tích 5.000 mẫu máu từ năm 1996, đã phát hiện 1.838 trường hợp có kiểu nhiễm sắc thể bất thường. Một trong những trường hợp này là một em bé gái 4 tuổi đã mất khả năng di truyền trong ức chế u nguyên bào võng mạc phát triển thành ung thư. Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 16 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi Một trường hợp khác là một bệnh nhân nữ 22 tuổi được sinh ra mà không có dạ con. Thử nghiệm cho thấy một kiểu nhân nhiễm sắc thể bất thường đã dẫn tới sự mất một gen quyết định về sự hình thành dạ con ở người phụ nữ này. Các nhà khoa học cũng phát hiện thấy một kiểu nhân nhiễm sắc thể bất thường đã gây ra lượng tinh trùng thấp ở một cặp anh em sinh đôi. Những căn bệnh này hiện vẫn chưa có biện pháp điều trị hiệu quả. Các bác sỹ những người biết rõ về những khác thường ở các bệnh nhân của mình, có thể đưa ra những lời khuyên về lâm sàng. Ví dụ họ có thể gợi ý các cặp vợ chồng thụ tinh nhân tạo hay nhận con nuôi để tránh sinh ra những đứa trẻ bị khuyết tật. Những phát hiện mới này sẽ có ích cho các nhà khoa học trong các lĩnh vực di truyền và nhân bản. Những kiểu nhiễm sắc thể bất thường cũng có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực hóa chất, phóng xạ hay virút sinh học. Nguyeãn Thò Ngoïc Haân (Vietnamnet )

Goùc Nhìn Sinh Hoïc:

Con khỉ con Sashko ôm chặt lấy mẹ Nadya tại vườn thú Sofia. (AFP)

Một chú chim hồng hạc (Phoenicopterus ruber) soi mình trên mặt hồ khi đang tắm ở vườn thú Dresden, miền đông nước Đức. Hồng hạc Phoenicopterus ruber là loài chim quí đang được bảo vệ. (AP Photo/Matthias Rietschel)

Bầy ong lượn lờ quanh chùm hoa cải dầu. Sự đa dạng ong và hoa mà chúng thụ phấn đã giảm nghiêm trọng tại Anh và Hà Lan trong 25 năm qua.

Con hươu cao cổ quấn quýt bên mẹ tại vườn thú Perth, Australia. (AFP)

Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 17 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi

Chú hổ con bốn ngày tuổi, Samil, đang nhõng nhẽo trên tay người chăm sóc.Chú đang được nuôi dưỡng tại gánh xiếc Ý, Vigo, phía tây bắc Tây Ban Nha. Samil là sản phẩm giữa mẹ hổ và cha sư tử.

Loài bọ cánh cam Harlequin ở Anh đang bị đe doạ do các loài côn trùng đến từ Đông Nam Á cướp mất nguồn thức ăn của chúng. Harlequin thường ăn rệp vừng, phấn hoa, mật hoa, và ăn rất khoẻ. Chúng cũng cắn cả người khi đói. Nếu nhiệt độ thích hợp, chúng có thể sản sinh 2-3 lứa mỗi năm. (AP)

Con bọ rùa nghỉ ngơi trên bông hoa tại công viên ở trung tâm thủ đô Amman, Jordan, hôm 17/5. Bọ rùa được coi là biểu tượng của may mắn ở Jordan. (Reuters)

Con sếu quý hiếm già nhất thế giới đã qua đời ở tuổi 28 bên hồ Muskiki, Canada. Đó là bằng chứng cho thấy những nỗ lực bảo vệ loài động vật quý hiếm này đã có kết quả. (AP)

Voõ Thò Truùc Linh

Tin töùc MOÄT SOÁ THAØNH TÖÏU CHUYEÅN GEN CUÛA COÂNG NGHEÄ SINH HOÏC GIOÁNG CAÂY TROÀNG PHUÏC VUÏ CON NGÖÔØI Sự sống của muôn loài sinh vật trên hành tinh đều do thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử AND (Axit desoxy ribonucleic) có trong thể nhiễm sắc nhân tế bào quyết định, mà trong mỗi phân tử AND lại chứa vô số các gien, mỗi gien thể hiện một tính trạng đặc thù của các cá thể sinh vật. Ngay từ khi phát hiện và tách chiết được enzym cắt AND tại các điểm đặc hiệu vào năm 1970 thì một cuộc cách mạng trong công nghệ sinh học cũng xuất hiện, tác động mạnh mẽ vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế quốc dân: nông nghiệp, công nghiệp, y dược, vật liệu và tin học. Những thành tựu - Tạo ra hàng loạt các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thậm chí chúng có thể sản sinh ra cả một số dược phẩm có giá trị cao chống được các bệnh nan y của thời đại như ung thư, AIDS…kể cả trong lĩnh vực làm sạch môi trường chúng ta đang sống. Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 18 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi - Trong y học, các kỹ thuật di truyền phân tử chính xác hoàn thiện đã được sử dụng để chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng, bệnh di truyền, chẩn đoán trước sinh giới tính và nhiều bệnh hiểm nghèo giúp con người sống khoẻ, sống lâu. - Tạo nên nhiều lĩnh vực ứng dụng mới như: tạo ra vật liệu mới bằng kỹ thuật di truyền, tạo ra các con chíp sinh học dùng cho máy tính… - Trong nông nghiệp: hàng chục năm qua, nhờ cách mạng công nghệ sinh học mà khoảng 100 cây trồng được chuyển đổi gien. Về cây lương thực, thực phẩm có lúa, ngô, khoai tây, đậu tương, bầu bí, cà rốt, cà chua…; Về cây lấy sợi thì có bông; Cây ăn quả có táo, nho, lê, đào, dâu tây, đu đủ…; Cây hoa có hoa hồng, hoa phong lan, hoa tulip… đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người. Các tính trạng được chuyển gien ở cây trồng chủ yếu để nâng cao yêu cầu chất lượng, sản lượng sản phẩm của chúng. Ví dụ khoai tây được chuyển gien đã tăng 20-40% hàm lượng tinh bột, cà chua tăng lượng đường sacaroz và giảm tinh bột, chín chậm hơn, đảm bảo thời gian thu hoạch kéo dài, giá trị sử dụng cao hơn. Đối với cây lúa, việc chuyển gien ngoài tăng sản lượng còn tăng hàm lượng protein. Cũng từ công nghệ sinh học người ta đã tạo nên giống “lúa vàng” vừa giàu protein vừa có cả vitamin A từ B-Caroten mà trong hạt gạo còn thiếu. Nhiều cây gỗ như bạch đàn được chuyển gien có khả năng hấp thụ CO2 cao hơn các cây thông thường không chuyển đổi gien là 20%, làm trong lành môi trường lại tăng hàm lượng celluloz phục vụ công nghiệp giấy. Nhiều cây trồng nâng cao tính chống chịu sâu bệnh nhờ chuyển gien Bt của vi khuẩn Bacillus thuringiensis, vốn là loài vi sinh vật đất có khả năng sản sinh ra loại potein tiêu diệt côn trùng, giúp ngành nông nghiệp không phải sử dụng thuốc trừ sâu hoá học, tạo ra phương hướng phòng trừ sâu bệnh mới, giúp bảo vệ môi trường tốt hơn. Những rủi ro bất ổn có thể xảy ra Như các ngành khoa học khác, một khi đạt đến đỉnh cao phát triển thì ngoài những lợi ích hiển nhiên cũng tiềm ẩn những rủi ro, bất ổn cả 2 phương diện: ngẫu nhiên và cố ý. Về ngẫu nhiên, do những kỹ thuật nhất định, phần lớn các sinh vật chuyển đổi gien đều có mang theo các gien kháng thuốc kháng sinh như kháng tetracylin, ampicilin, treptomycin… Các sinh vật chuyển gien này khi đưa vào sản xuất đại trà thì ADN của chúng được nhân lên gấp bội, trong đó có cả những gien kháng sinh, kháng thuốc, các gien này sẽ khuyếch tán vào môi trường, sau đó chúng xâm nhập vào các vi khuẩn gây bệnh. Nếu các vi khuẩn này xâm nhập vào người và gia súc thì rất khó chạy chữa vì các vi khuẩn này đã có khả năng kháng thuốc mạnh. Một nguy cơ tiềm ẩn khác là việc các hãng sản xuất hạt giống chuyển gien để bảo vệ bản quyền họ chỉ sản xuất ra hạt giống với cơ chế “kết thúc” và hạt giống này chỉ trồng trọt được một vụ, hạt giống thu được từ cây chuyển đổi gien mất khả năng nảy mầm. Đặc điểm này do một đoạn ADN đặc hiệu của hạt giống gây nên. Nguy hại hơn là khi hạt giống mang cơ chế “kết thúc” này được trồng đại trà thì phấn hoa của chúng sẽ phát tán phân tử ADN đặc hiệu, nó sẽ thụ phấn, lây lan sang các cây trồng khác cùng loài và khác loài làm cho các giống cây bản địa cũng không nảy mầm được. Về cố ý, có thể một số người và hãng sản xuất cố ý tạo ra các sinh vật có hại để chế tạo vũ khí sinh học giết người hàng loạt thì hiểm hoạ cho con người sẽ khôn lường. Đây đều là mặt trái tiềm ẩn đối với các sinh vật chuyển đổi gien. Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 19 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi Các quan điểm khác nhau về sinh vật chuyển đổi gien Từ năm 1995, khi các sản phẩm chuyển đổi gien được nhiều nước tung ra thị trường thế giới thì diện tích các cây trồng chuyển đổi gien cũng ngày càng tăng thêm gấp bội. Hiện nay trên thế giới có 81 triệu ha (gấp 3 lần diện tích nước Việt Nam) trồng các cây chuyển đổi gien và mang lại nguồn lợi lớn. Riêng nước Mỹ (đứng đầu) đã trồng hơn 47,6 triệu ha; Achentina, Canada, Nhật Bản, Oxtraylia…đều có diện tích lớn trồng các cây chuyển đổi gien. Khi các sản phẩm chuyển đổi gien từ Mỹ, Nhật tràn vào các nước châu Âu thì một làn sóng phản ứng dữ dội về sự an toàn trong việc sử dụng các sản phẩm chuyển gien cũng đã từ châu Âu lan sang các nước khác. Vì thế một số hội nghị quốc tế được triệu tập gồm các nước tham gia công ước đa dạng sinh học lần thứ 2 (COP 2) tại Giacácta (Indonexia) năm 1995, quyết định thành lập một nhóm chuyên gia quốc tế trong đó có Việt Nam soạn thảo nghị định thư về sự an toàn trong sử dụng và chuyển giao các sinh vật chuyển đổi gien. Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) cũng đã tổ chức 6 cuộc họp nhóm chuyên gia này và lần thứ 5 họp tại thành phố Cartagiena, Columbia đã soạn thảo nghị định thư, tới ngày 29/01/2000 cuộc họp lần thứ 6 ở Montreal (Canada) đã có 133 nước thông qua nghị định thư này. Những mâu thuẫn từ các nước đang xuất khẩu các sinh vật chuyển gien, đứng đầu là Mỹ, muốn được tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất nhập khẩu và sử dụng sinh vật chuyển đổi gien mà không có hay có rất ít những bảo đảm cho người sử dụng cũng như bảo đảm cho môi trường sống. Còn các nước khác, nhất là các nước châu Âu, nơi các sản phẩm chuyển gien xâm nhập, họ muốn có một nghị định thư chặt chẽ, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho việc chuyển giao và sử dụng các sinh vật chuyển gien cũng như các sản phẩm của chúng. Tuy chưa có được sự đồng thuận của các nước tiêu thụ sản phẩm chuyển gien, nhưng vì lợi nhuận cao nên sản xuất các sinh vật chuyển gien vẫn được tiến hành, nhất là với cây trồng, trong đó có cây lương thực. Để tiêu thụ được một lượng lớn sản phẩm, Mỹ đã chuyển cho các nước nghèo châu Phi một lượng lương thực trị giá hàng tỷ đô la với danh nghĩa hỗ trợ các nước nghèo. Phải thừa nhận các giống cây chuyển đổi gien có năng suất cao lại kháng sâu bệnh, chịu được điều kiện sống khắc nghiệt, đáp ứng được mọi nhu cầu về lương thực thực phẩm của nhân dân các nước nghèo đói. Nhưng cũng còn những vấn đề đặt ra như an toàn cho người sử dụng, cho môi trường sống cũng như việc bảo tồn các giống cây bản địa không bị lai tạp và tuyệt chủng. Giáo sư Charan Chantalakhana trường Đại học Kasetsart (Thái Lan) đã có lý khi cho rằng việc sử dụng sản phẩm chuyển gien có thể làm xáo trộn đa dạng cây trồng, gây ra sự phức tạp cho xã hội. Nhưng xu thế sản xuất cây trồng chuyển gien trên thế giới đang phát triển ngày càng mạnh mẽ ngay ở một số nước chậm phát triển. Ví dụ, Trung Quốc hiện đứng hàng thứ 5 trên thế giới với 3,7 triệu ha trồng cây chuyển đổi gien, ngoài các cây bông vải còn có một số cây trồng khác, cây lương thực như lúa. Là nước láng giềng với nước ta, sự lai tạp cây chuyển đổi gien sang cây trồng Việt Nam là điều khó tránh khỏi. Việc nhập và sử dụng sản phẩm chuyển đổi gien từ nhiều nguồn cũng đã xuất hiện, vì thế nước ta cũng cần có những quy định về việc nhập khẩu hạt giống chuyển gien, sử dụng các sản phẩm chuyển gien từ Trung Quốc và các nước khác phải có kiểm tra chặt chẽ và có những biện pháp ngăn chặn hữu Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 20 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi hiệu những rủi ro bất ổn có thể xảy ra. Trong việc sử dụng cần được công khai hoá các sản phẩm chuyển đổi gien để mọi người chọn lựa, sử dụng không bị ép buộc. Các nhà khoa học nước ta, gần đây, cũng đã nghiên cứu và thực hiện việc chuyển đổi gien cho một số cây trồng nhưng chưa có sản phẩm bán ra thị trường vì chưa có quy chế cụ thể của Nhà nước. Nhiều cây trồng như: ngô, đậu nành được nhập nội đã trồng phổ biến ở nhiều nước vốn là những cây chuyển gien cũng cần được kiểm tra chu đáo để vừa phát triển vừa ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra. Do những thành tựu to lớn của công nghệ sinh học, các cây chuyển đổi gien đã đóng góp có hiệu quả cho những nhu cầu của con người. Thành tựu này bắt đầu sớm hơn cả những dự đoán của các nhà viễn tưởng lạc quan nhất. Trong các lĩnh vực y học, nông lâm nghiệp và một số lĩnh vực khác đã có những cuộc cách mạng công nghệ sinh học mới, trong đó có cả cuộc cách mạng xanh lần thứ 2 của nhân loại. Nó thực sự đã bắt đầu và ngày càng sôi động trên phạm vi toàn thế giới, đã và đang đóng góp lớn, mới mẻ cho loài người trong đời sống và trong việc bảo vệ môi trường. Nguyeãn Taán Thaønh (Agbiotech)

COÂNG BOÁ BAÛN ÑOÀ GEN ÔÛ NGÖÔØI Bản đồ HapMap hứa hẹn giải thích bộ gien của bạn khác với bộ gien người ngồi cạnh như thế nào. Các nhà khoa học vừa lập ra một loại bản đồ về các biển thể gien người. Đây là một bước tiến nhằm tìm những gien giải thích sự khác biệt về sức khoẻ giữa các cá nhân và tại sao mọi người lại có những cách phản ứng khác nhau đối với thuốc cũng như môi trường. Bản đồ cũng có tiềm năng giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn sinh học, sự tiến hoá của con người và chẩn đoán bệnh tật. Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã công bố phần đầu tiên của bản đồ này trên tạp chí Nature số ra tuần trước. Theo TS Panos Deloukas thuộc Viện Wellcome Trust Sanger, một thành viên tham gia dự án, đây là một sự kiện khoa học quan trọng bởi bản đồ liên quan trực tiếp tới bộ gien người và là công cụ tăng cường hiệu quả cho các nghiên cứu di truyền. Dự án gien người đã chỉ ra rằng bộ gien của hai người bất kỳ giống nhau 99,9%. Giờ thì các nhà khoa học đã hoàn tất một bản đồ chi tiết hơn (còn gọi là HapMap), chỉ ra các biến thể gien để giải thích 0,1% khác biệt. Dự án HapMap quốc tế này, quy tụ 200 nhà khoa học Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 21 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi từ Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Nigeria và Trung Quốc, đã lập ra bản đồ biến thể gien người bằng cách dùng các mẫu ADN của 269 người từ châu Á, châu Phi và Mỹ. Phần đầu tiên của HapMap chứa hơn 1 triệu biến thể. Phần thứ hai sẽ chứa khoảng 2 triệu biến thể nữa. Các biến thể này được di truyền như những khối thông tin. Sử dụng HapMap, các nhà khoa học có thể so sánh các hình thái biến thể ở bệnh nhân mắc một bệnh nào đó với người khoẻ mạnh để xác định các nguyên nhân di truyền gây bệnh. Theo GS Peter Donneylly thuộc ĐH Oxford, nói cách khác HapMap là công cụ để chúng ta tìm kiếm những gien liên quan tới các căn bệnh phổ biến. Nó cũng sẽ giúp con người hiểu các tiến trình quan trọng khác trong sinh học, chẳng hạn như tiến hoá, tái kết hợp và những tác động tạo nên biến thể gien người. Ngoài ra, HapMap sẽ cho phép các nhà khoa học tiến hành những nghiên cứu chi tiết hơn về di truyền. Cụ thể là nó đã tiết lộ rằng các gien liên quan tới sửa chữa ADN không đa dạng như những gien đóng vai trò trong phản ứng miễn dịch của cơ thể. GS Deloukas dự đoán trong 2-3 năm nữa sẽ có rất nhiều thông tin được đưa ra từ những nghiên cứu như thế. Haø Truùc Phöôïng (Vietnamnet )

HAI NAÊM NÖÕA VIEÄT NAM SEÕ COÙ CAÂY BOÂNG CHUYEÅN ÑOÅI GEN

S

áng qua, hội thảo sử dụng an toàn cây biến đổi gene diễn ra tại TP HCM đã kết thúc. Theo ông Lê Quang Quyến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây bông và cây có sợi, khoảng 2 năm nữa cây bông biến đổi gene sẽ được trồng đại trà.

Hội thảo lần này giúp các nhà khoa học Việt Nam đánh giá hết được những rủi ro về sâu hại, vi sinh vật, thiên địch, vi sinh vật trong đất… giúp có được những tư liệu để xây dựng lịch trình đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất. Ông Quyết cho biết, để đưa các loại cây biến đổi gene vào sản xuất phải qua các khâu đăng ký giống chuyển gene, trồng trong phòng thí nghiệm, đưa qua trồng trong nhà kính, nhà lưới, sau đó đánh giá mặt được, mặt rủi ro để tìm cách khắc phục rồi đưa ra thử nghiệm trên đồng ruộng. Kết quả thử nghiệm sẽ lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định. Hiện nay, hầu hết các nước trồng bông trên thế giới như Mỹ, Australia, Trung Quốc đều sử dụng cây bông chuyển gene chống sâu bệnh. Loại bông này có khả năng kháng nhiều lại sâu bệnh, nhất là các loại thuộc bộ cánh vẩy như sâu xanh, sâu đo, sâu cuốn lá, sâu đục Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 22 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi thân..., từ đó tiết kiệm chi phí cho người trồng về thuốc trừ sâu, nhân công… và làm trong sạch môi trường. Năng suất bông cũng rất cao, 3-4 tấn/ha, trong khi sản lượng bông ở Việt Nam trung bình là 1,2 tấn/ha. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình lên Chính phủ quy chế về an toàn sinh học. Sau khi quy chế này được thông qua, việc đưa các giống cây trồng biến đổi gen vào sản xuất sẽ nhanh chóng được tiến hành. Sau cây bông, các loại cây như thuốc lá, ngô và nhất là cây lấy gỗ cũng sẽ được xem xét Các nước trong khu vực cũng đã sử dụng cây biến đổi gen, nhất là Thái Lan, và thành công đáng kể là cây đậu nành với gene kháng thuốc trừ cỏ. Cao Vieät Ñoâng Thaûo (Theo VnExpress)

MEØO CHUYEÅN GEN KHOÂNG GAÂY DÒ DUÏNG CHO NGÖÔØI Mèo chuyển gien là nỗ lực mới nhất trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành sinh vật cảnh đầy béo bở. Bạn thích mèo song lại sợ dị ứng? Công ty sinh học Allerca của Mỹ sẽ xua tan sự lo lắng đó khi bắt đầu nhận đơn đặt hàng tạo mèo chuyển gien không dị ứng vào cuối năm 2004. Với những con mèo chuyển gien, Allerca hy vọng thu hút được hàng triệu khách hàng trên khắp thế giới - những người dị ứng với mèo. Theo thống kê, chỉ riêng tại Mỹ đã có tới 10% dân số dị ứng với mèo. Nhiều người dị ứng song thích mèo tới mức phớt lờ các chỉ dẫn về y tế và nuôi mèo trong nhà. Họ chống lại dị ứng bằng cách sử dụng thuốc đắt tiền. Dị ứng mèo cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các dạng dị ứng, hen hoặc bệnh hô hấp khác (chẳng hạn như viêm phế quản) ở trẻ em. Thủ phạm chính là một protein mạnh được tiết ra ở da và tuyến nước bọt của mèo. Chất gây dị ứng này nhỏ tới mức nó có thể bay trong không khí trong nhiều tháng. Sử dụng công nghệ ức chế gien, Allerca có thể ức chế quá trình sinh protein nói trên. Con mèo chuyển gien đầu tiên không dị ứng sẽ là giống mèo Shorthairs của Anh. Chúng được coi là vật cưng lý tưởng với tính cách thân thiện, thích đùa và thích ... được âu yếm. Allerca mong đợi những con mèo chuyển gien đầu tiên sẽ chào đời vào đầu năm 2007. Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 23 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi Công ty này đang nhận tiền đặt cọc 250 đôla/một con mèo từ nhiều khách hàng quan tâm. Simon Brodie, chủ tịch Allerca, hy vọng nhận được khoảng 200.000 đơn đặt hàng (mỗi đơn trị giá 3.500 đôla) mỗi năm. Ông Brodie cũng cho biết, mèo chuyển gien sẽ bị hoạn để ngăn chúng giao phối với mèo sinh tự nhiên. Ngoài ra, ông hy vọng sẽ được Bộ Nông nghiệp và Cục Dược phẩm - Thực phẩm Mỹ bật đèn xanh vì hai cơ quan này không phản đối việc một công ty khác sản xuất cá cảnh chuyển gien mang tên GloFish. GloFish được bán trong các cửa hàng cá cảnh từ đầu năm nay tại Mỹ—giống cá vằn được bổ sung thêm gien phát huỳnh quang của cỏ chân ngỗng ở biển. Mèo chuyển gien là nỗ lực mới nhất trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành sinh vật cảnh đầy béo bở. Trong tháng 12 năm ngoái, Công ty Genetic Savings & Clone tại Mỹ đã giao con mèo nhân bản theo đơn đặt hàng đầu tiên với giá 50.000 đôla. Voõ Thò Truùc Linh (Theo Vietnamnet)

Con cá vằn màu vàng do đột biến gene (ở dưới) đã trở lại màu sáng có sọc sẫm (trên) khi được cấy gene người. Các nhà khoa học đã thay đổi những con cá vằn bị đột biến có màu vàng thành một loại cá chuẩn có màu trắng phớt vàng với những sọc tối, bằng cách chèn các gene tạo sắc tố vào cá con. Trong một "xảo thuật" thú vị, họ phát hiện thấy khi chèn một loại gene sắc tố tương tự ở người cho cá, chúng cũng biến màu tương tự. Như với người, màu da của cá vằn được quyết định bởi các tế bào sắc tố, chứa những hạt sắc tố có tên gọi melanosome. Số lượng, kích cỡ và độ sẫm của các hạt melanosome trong mỗi tế bào sắc tố sẽ ảnh hưởng đến màu da của nó. Chẳng hạn, người châu Âu có ít hạt melanosome hơn, các hạt này cũng nhỏ hơn và nhẹ hơn so với chủng người tây Phi, trong khi người châu Á nằm đâu đó ở giữa hai nhóm này. Những con cá vằn màu vàng có các hạt sắc tố melanosome ít hơn, nhỏ hơn và nhẹ hơn so với cá bình thường. Thí nghiệm Keith Cheng từ Đại học Y bang Pennsylvania và cộng sự nhận thấy sự đột biến của một gene (khiến nó hoạt động sai lệch) đã làm cho cơ thể cá vằn không sản xuất ra protein cần thiết để tạo hạt sắc tố. "Một đột biến gene khiến cho chiếc máy sản xuất protein bị ngừng lại", Cheng nói. Nhưng khi nhóm của Cheng chèn một bản không bị lỗi của gene nói trên vào những phôi cá vằn màu vàng 2 ngày tuổi, chúng đã sản sinh được melanosome, giúp cho màu da sẫm trở lại màu quen thuộc chỉ trong vài ngày. Tiếp đó, nhóm nghiên cứu tìm hiểu HapMap, một dữ liệu trên mạng về hồ sơ gene người, Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 24 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi và phát hiện thấy có một gene sinh melanosome tương tự trên cơ thể chúng ta. Vì thế, họ đã chèn thử gene này vào những phôi cá vằn màu vàng, và chúng cũng trở lại màu tối quen thuộc. "Chúng tôi phỏng đoán da cá vằn đã sẫm màu hơn nhờ chức năng tương tự của gene người được cấy vào - những gene vốn tạo ra nhiều hạt melanosome hơn, lớn hơn và sẫm màu hơn", Cheng nói. Đột biến ở người Dường như giống cá vằn màu vàng, người châu Âu da sáng cũng có một đột biến trong gene sản xuất melanosome, kết quả là màu da của họ có ít sắc tố hơn. Các nhà khoa học phỏng đoán sự đa dạng của gene này cũng có thể là nguyên nhận tạo ra màu mắt xanh và tóc sáng ở một số người. Tuy nhiên, Cheng nói, điều quan trọng là nghiên cứu đã chỉ ra rằng đột biến ở người và cá vằn là khác nhau - trong khi gene ở cá vằn thất bại hoàn toàn trong việc sản xuất protein để tạo melanosome, gene đột biến ở người vẫn làm việc, chỉ có điều không tích cực mà thôi. Phát hiện này có thể đưa tới những tiến bộ trong việc định mục tiêu chữa các khối u sắc tố ác tính, hoặc trong các nghiên cứu cách làm biến đổi màu da mà không dùng hoá chất hoặc các giải pháp gây tổn thương khác. Nguyeãn Thò Ngoïc Haân(Theo LiveScience)

TÌM THAÁY COÂNG TAÉC GIÔÙI TÍNH ÔÛ RUOÀI GIAÁM Thay đổi một gene duy nhất ở ruồi dấm, các nhà khoa học Áo đã đảo ngược xu hướng giới tính của chúng. Ruồi giấm đực không đếm xỉa đến con cái, trong khi các nàng lại giở trò ve vãn nhau. Nghiên cứu do Barry Dickson và Ebru Demir từ Viện hàn lâm khoa học Áo thực hiện đã đụng chạm đến cuộc tranh luận khoa học lâu nay rằng gene hay môi trường quyết định đến thiên hướng tình dục. Sự ve vãn của ruồi giấm đực là một lễ nghi tỉ mỉ, phần lớn theo một công thức cho trước nên các nhà khoa học rất dễ nhận ra. Con đực dùng chân trước vỗ vào con cái, hát một giai điệu đặc biệt bằng cách xoè và rung một bên cánh, liếm cơ quan sinh dục ngoài của nàng, và sau đó uốn cong bụng mình để giao phối. Hành vi này được điều khiển bởi một gene có tên gọi fruitless. Song ở con đực và cái, fruitless thể hiện khác nhau trong việc mã hoá các dạng protein khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã thao tác trên gene fruiless, nhằm tìm hiểu xem nó được xử lý như thế nào, nhờ một quá trình có tên gọi là ghép nối gene. Quá trình này tạo ra những con đực với protein của con cái, và con cái với protein của con đực, kết quả là thiên hướng giới tính của chúng bị hoán đổi cho nhau. Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 25 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi "Việc ghép nối protein cái vào con đực đã khiến các anh chàng mất đi hành vi ve vãn và định hướng bạn tình. Thảm họa hơn, con cái được ghép protein đực hành xử như thể chúng là các chàng ruồi: chúng tán tỉnh các con cái khác", nhóm nghiên cứu nói. "Một hành vi bẩm sinh phức tạp té ra được chuyên biệt bởi hoạt động của một gene duy nhất. Điều đó chứng tỏ các gene bật - tắt hành vi quả thực tồn tại". "Chúng tôi đã có thể đảo ngược vai trò giới tính trong hành vi ve vãn của ruồi giấm", các nhà khoa học tuyên bố. Nhóm nghiên cứu cho biết họ đã bắt đầu hợp tác với nhóm khoa học khác để kiểm tra xem các gene bật - tắt có liên quan tới những hành vi khác như hung hăng hay không. Ñinh Thanh Lieàn (Theo VnExpress)

PHAÙT HIEÄN GEN MÔÙI TRONG MAÙU NGÖÔØI Mới đây, Trung tâm Máu của tỉnh Liêu Ninh, phía đông bắc Trung Quốc công bố phát hiện ra loại gien mới trong máu người. Kết quả này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận. Gien này có tác dụng chống lại sự thải hồi đối với mô ghép. Khi gien trong máu của người hiến mô và người nhận mô giống nhau, sẽ hiếm khi xảy ra sự thải hồi với cơ quan hoặc tuỷ xương được ghép. Ngoài ra, tỷ lệ sống sót của cơ quan được ghép sẽ tốt hơn và độ phục hồi sẽ nhanh hơn. Gien mới này rất quan trọng trong việc truyền máu, chứng nhận pháp y, thử nghiệm huyết thống và di truyền học nói chung. Gien này được gọi là HLAA2451. Tính đến nay, các nhà khoa học phát hiện ra hơn một nghìn gien có trong máu. Phần lớn các gien này do giới khoa học Mỹ phát hiện ra. Voõ Thò Truùc Linh (Theo BIOS)

GIAÛI MAÕ THAØNH COÂNG BOÄ NST 16 CUÛA NGÖÔØI Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 26 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi Các nhà khoa học tại Viện JGI đã giải mã thành công nhiễm sắc thể 16 của người và kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature số ra ngày 23-12. Nature phân tích 78,8 triệu bazơ, hoặc ký tự của mã DNA, nơi nhiễm sắc thể 16. Nhiễm sắc thể này chứa 880 gen trong đó có những gen có liên quan đến việc phát triển ung thư vú và tuyến tiền liệt, bệnh Crohn và bệnh thận có vách nơi người lớn. Ngoài ra, nhiễm sắc thể 16 là mục tiêu cuộc nghiên cứu gen sửa chữa DNA tại Phòng thí nghiệm quốc gia Alabamos (Mỹ) năm 1988. Mối quan tâm này bắt nguồn từ việc khám phá các gen nơi nhiễm sắc thể 16 có liên quan đến việc giải độc và chuyển tại các kim lọai nặng. Các nhà khoa học cũng so sánh các chuỗi di truyền của người với các vùng được bảo tồn qua thời gian nơi bộ gen của các động vật có xương sống khác như khỉ dã nhân, chó, chuột, gà, nhằm làm sáng tỏ những thay đổi xảy ra từ tổ tiên chung gần nhất, tức cách đầy từ 5400 triệu năm. Phan Thaønh Ñònh (Theo Tuổi Trẻ Online)

Chaân Dung Nhaø Khoa Hoïc

PGS-TS PHAN TOAØN THAÉNG – NGÖÔØI CAÁT GIÖÕ MOÙN QUAØ CUÛA SÖÏ SOÁNG PGS-TS Phan Toàn Thắng (Bộ môn Ngoại - Đại học Quốc gia Singapore) là người đầu tiên tìm ra công nghệ tách, nuôi, bảo quản tế bào gốc từ màng dây cuống rốn. Cách đây 2 năm, sự kiện này đã gây chấn động giới nghiên cứu tế bào gốc trên toàn thế giới. Mặc dù rất bận rộn với công tác nghiên cứu, hơn nữa lại đang tích cực chuẩn bị cho kế hoạch đưa công nghệ này về Việt Nam, song PGS-TS Phan Toàn Thắng vẫn sắp xếp thời gian dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện “online” cởi mở và thú vị.

Y học có phải là lựa chọn ngay từ ban đầu của anh? Tôi đến với ngành y khá tình cờ. Thời học tiểu học và trung học, học lực của tôi không có gì đặc biệt. So với em trai tôi là Phan Phương Đạt (hai lần đoạt giải toán quốc tế; tốt nghiệp Tiến sỹ toán học tại Nga năm 1998) thì thành tích học tập của tôi thời đó chẳng thấm tháp gì. Thời chúng tôi còn nhỏ, bố tôi không đặt hy vọng vào tôi mà vào Đạt nhiều hơn. Tôi không có ý định thi vào ngành y, nhưng bạn bè bố tôi ở Học viện Quân y khuyên nên có một người con học y để chăm sóc sức khoẻ cho gia đình. Do đó, tôi đăng ký thi vào Học viện Quân y… Cuối cùng thì tôi cũng không ở gần các cụ để chăm sóc sức khoẻ mà lại là em tôi - Phan Phương Đạt. Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 27 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi Xin anh cho biết về quá trình nghiên cứu và ý nghĩa của công nghệ tách tế bào gốc từ màng dây cuống rốn? Việc tìm ra nguồn tế bào gốc từ màng dây rốn cũng là chuyện tình cờ. Một hôm có dây rốn gửi tới phòng nghiên cứu của chúng tôi, như chị biết, tôi là chuyên gia nghiên cứu về da và vết thương, cho nên tôi áp dụng kỹ thuật tách tế bào da vào màng dây rốn và đã thành công. Tuy nhiên, môi trường nuôi cấy là một điều cực kỳ quan trọng. Tôi tốn khá nhiều thời gian để tìm ra được môi trường nuôi cấy phù hợp cho loại tế bào gốc này. Nuôi cấy tế bào cũng như nấu món ăn. Mỗi món ăn có loại gia vị và cách nấu riêng. Việc tìm ra công nghệ này có ý nghĩa rất lớn trong sử dụng tế bào gốc vào nghiên cứu và điều trị, bởi vì nó gần như là câu trả lời cho tất cả những khó khăn và trở ngại của công nghệ tế bào gốc hiện hành. Có người nói đó là món quà của tạo hóa dành cho loài người, vì ai cũng có dây rốn sau khi sinh. Ưu điểm vượt trội của công nghệ này là: - Không vi phạm y đức, không gây tổn thương cho cả mẹ và con trong quá trình thu giữ dây rốn. Điều này cực kỳ quan trọng, đặc biệt ở Mỹ và các nước phương Tây. - Quá trình thu giữ dễ dàng nên việc lưu giữ bảo quản đông lạnh rất thuận lợi và hiệu quả cho việc sử dụng tế bào gốc màng dây rốn để điều trị cho gia đình và bản thân trong tương lai (như một loại bảo hiểm). Khi cần thiết, chúng ta có thể dùng tế bào màng dây rốn đã bảo quản để điều trị các loại bệnh như: Bỏng, tổn thương da, gãy xương, teo cơ, tổn thương sụn và gân, liệt tủy, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, Parkinson... và thậm chí có thể dùng cho thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp. - Nguồn cung cấp dây rốn và màng dây rốn là vô tận, chừng nào loài người còn tồn tại chừng đó còn dây rốn. Một cộng sự của tôi, GS Andrew Burd ở Đại học Hồng Kông nói: Mỗi năm có khoảng 100 triệu trẻ em sinh ra, nếu ta thu giữ cả 100 triệu dây rốn, mỗi dây rốn dài khoảng 50 cm thì chúng ta có thể quấn quanh trái đất vài vòng. - Một lượng tế bào khổng lồ có thể thu giữ từ màng dây rốn. Với chiều dài 50 cm và bán kính khoảng 1 cm chúng ta có thể thu giữ hàng tỷ tế bào gốc. Điều này cực kỳ quan trọng. Chúng ta không thể điều trị tế bào gốc hiệu quả nếu lượng tế bào gốc không đủ. - Kỹ thuật nuôi cấy không quá phức tạp và tốn kém nên các nước đang phát triển có thể sớm áp dụng công nghệ này. - Hai loại tế bào chính là tế bào biểu mô và trung biểu mô đều có thể tách ra từ màng dây rốn. - Tính kháng nguyên và miễn dịch của tế bào gốc màng dây rốn thấp nên khả năng thải ghép có thể thấp, phù hợp cho ghép tế bào gốc đồng loại mà không phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch. Nếu chị cứ suy ngẫm lại thì dây rốn quả là một món quà của tạo hóa, với thông điệp của Mẹ Tự nhiên: “Đây là phần dự trữ của bạn, hãy giữ lại để sử dụng khi cần thiết”. - Màng dây rốn và dây rốn phát triển từ phôi thai ở tháng thứ 1 và được thu giữ lại ở tháng thứ 9 nên tính chất tế bào gốc còn rất tốt. Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 28 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi Khi những kết quả nghiên cứu về tế bào gốc tách ra từ màng dây rốn được đưa vào ứng dụng trong điều trị sẽ có nhiều bước đột phá lớn trong chất lượng điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Còn những người khoẻ mạnh thì sẽ trẻ lâu hơn vì khả năng chống lão hóa của tế bào gốc. Một khái niệm mới được đưa ra gần đây gọi là: “Suy tế bào gốc” - đó chính là “Tuổi già”. Vì vậy “Chống lão hóa bằng sử dụng tế bào gốc” là tương lai của y học hiện đại. Theo một số công trình nghiên cứu gần đây của một trung tâm nghiên cứu ung thư hàng đầu của Mỹ tại Đại học Texas, Trung tâm MD Anderson, thì tế bào gốc có khả năng điều trị các khối u tạng đặc (ung thư vú, gan, phổi, não...). Hiện nay, tôi và các đồng nghiệp tại Singapore cũng như tại các cơ sở nghiên cứu hàng đầu khác ở Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Úc, Hồng Kông và Ấn Độ đang tiến hành nghiên cứu trên động vật để điều trị vết thương, tổn thương da do lão hóa và tia xạ, gẫy xương và tổn thương sụn, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, tai biến mạch máu não. Chúng tôi đã thu được các kết quả đáng khích lệ. Chúng tôi dự định đầu năm tới sẽ tiến hành điều trị trên người. Trước tiên, cho các loại vết thương bỏng và vết thương mạn tính do tiểu đường tại Singapore, Hồng Kông, Mỹ, Úc và Ấn Độ. Những năm tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành tiếp việc ứng dụng điều trị trên người cho các loại tổn thương sụn và gẫy xương. Trong tương lai xa hơn, sẽ tiến hành áp dụng điều trị trên người cho các loại bệnh như: Tiểu đường và nhồi máu cơ tim. Thực sự mà nói thì màng nhau thai và dây rốn đã được sử dụng từ rất lâu trong y học để điều trị bỏng, vết thương nhãn cầu. Các chế phẩm của nhau thai đã được sử dụng để bồi bổ sức khỏe và chống lão hóa... Chỉ có điều khác ở đây là: Công nghệ của tôi sẽ giúp cho việc tách, nuôi, lưu trữ và bảo quản các thành phần chính cần thiết từ dây rốn - đó chính là tế bào gốc. Xin anh cho biết đôi nét về kế hoạch đưa công nghệ này về Việt Nam? Tôi đã và đang làm việc với GS Phạm Mạnh Hùng và các đồng nghiệp ở Việt Nam. GS Hùng thông báo cho tôi biết đề án liên quan đến việc đào tạo và chuyển giao công nghệ này về Việt Nam đã được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ủng hộ và thông qua, theo kế hoạch sẽ triển khai vào đầu năm 2007. Sẽ có nhiều đơn vị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tham gia. Trong 2 năm qua, tôi đã đào tạo 3 đợt miễn phí cho các đồng nghiệp cũ ở Viện Bỏng Quốc gia về công nghệ nuôi cấy tế bào da cho điều trị vết thương và bỏng. Sau khi đã làm quen với công nghệ nuôi cấy tế bào da, việc tiếp thu công nghệ nuôi cấy tế bào gốc cũng sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn. Đặc biệt, người Việt Nam mình vốn ham học và học nhanh nên cũng không có gì khó khăn lắm. Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn Bộ KH&CN đã quan tâm ủng hộ cho dự án công nghệ nuôi cấy tế bào da của các đồng nghiệp ở Viện Bỏng Quốc gia. Điều này tạo nền móng tốt cho công nghệ tế bào gốc. Bên cạnh việc nghiên cứu, anh còn lập công ty để thương mại hoá các kết quả nghiên cứu của mình. Ở Việt Nam, các nhà khoa học còn khá lúng túng trong vấn đề này, anh Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 29 -

Thaønh töu ï Sinh Hoïc Vieät Nam vaø Theá giôùi có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm? Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu rất quan trọng và cần thiết. Mỹ là quốc gia đi đầu và rất mạnh trong hoạt động này. Hầu hết các công ty khổng lồ về công nghệ của Mỹ đều xuất phát từ các trường đại học với điểm khởi đầu rất khiêm tốn. Chúng ta cũng nên học tập họ. Theo tôi để thương mại hóa thành công các kết quả nghiên cứu, phải có các điều kiện cần và đủ sau: Kết quả nghiên cứu phải “mới” và có tính ứng dụng tốt, tính cạnh tranh cao, thị trường tiềm năng đủ lớn; có quỹ đầu tư mạo hiểm tham gia và hỗ trợ, có thể từ Nhà nước hoặc tư nhân; các nhà khoa học phải phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư mạo hiểm và thương gia để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; sự hỗ trợ của Nhà nước và cơ sở nghiên cứu về giá cho thuê mặt bằng, phương tiện, chính sách thuế... Tôi cho rằng chiều hướng thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu đang diễn ra tốt tại Việt Nam, ở cả hai nhóm các nhà khoa học “áo trắng” và “áo nâu”, như công nghệ dịch vụ phần mềm, chế tạo ra máy bóc và thái tỏi, sử dụng chất thải từ sản xuất miến dong để làm phân đạm, nghiên cứu và chế tạo thành công dây chuyền thô sơ “lọc dầu từ rác”... Các sản phẩm sáng tạo này cần được quan tâm, hỗ trợ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, để phát triển sản xuất ở quy mô lớn hơn cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chúng ta nên xây dựng thành “Văn hóa” thương mại hóa các kết quả nghiên cứu tốt. Tạo ra nhiều hơn các quỹ đầu tư mạo hiểm cả của Nhà nước và tư nhân. Tạo môi trường lành mạnh và hấp dẫn cho cả nhà khoa học và nhà đầu tư mạo hiểm. Với các bạn trẻ, anh có kỷ niệm nào chia sẻ với họ không? Tôi còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, khi mới bắt đầu học về công nghệ nuôi cấy tế bào da ở Đại học Oxford. Trước đó, tôi chưa hề tiếp xúc với kiến thức khoa học và phòng thí nghiệm hiện đại vì chỉ quen làm lâm sàng điều trị bệnh nhân. So với các đồng nghiệp cùng lứa từ Đức, Áo, Thụy Điển, Trung Quốc... thì điểm xuất phát của tôi là thấp nhất và kém nhất lúc đó. Các bạn Trung Quốc còn có đồng nghiệp đồng hương lứa trên để hỏi, còn tôi chẳng biết hỏi ai. Tôi đã phải hết sức cố gắng để theo kịp họ. Trong những lần gặp lại các thầy cũ của Đại học Oxford tại các hội nghị khoa học quốc tế, họ rất vui về sự trưởng thành của tôi. Họ còn đùa: “Bây giờ thì mày là thầy tao chứ không phải tao là thầy mày”. Đây là kỷ niệm sâu sắc trên con đường mà tôi đã đi, vì vậy tôi cũng mong muốn điều tương tự đối với các học trò của tôi ở Singapore. Tôi vẫn nói với họ rằng: “Các em nhất định phải hơn tôi, vì điểm xuất phát của các em cao hơn tôi rất nhiều, điều kiện để phấn đấu cũng thuận lợi và tốt hơn”. Thế hệ sau của chúng ta nhất định phải hơn chúng ta. Tôi tin vào các bạn trẻ. Xin cảm ơn anh ! Nguyeãn Taán Thaønh (Tạp chí HDKH )

Lôùp 12A10 - - Tröôøng THPT Nguyeãn Traõi - 30 -

Related Documents

Sinh Ban Chinh 2
November 2019 16
Sinh Ban Chinh
November 2019 6
Tmqte Ban Chinh
July 2020 9
Kich Ban Dh (chinh Thuc)
November 2019 14
Sinh
October 2019 40
Sinh
November 2019 32