TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Th.S: NGUYỄN VŨ DUY
DƯƠNG ÁNH NGỌC Lớp: DH1KT1
05 - 2004
NHAÄN XEÙT CUÛA GIAÙO VIEÂN HÖÔÙNG DAÃN
TP. Long xuyeân, ngaøy.....thaùng.....naêm 2004
NHAÄN XEÙT CUÛA ÑÔN VÒ THÖÏC TAÄP
TP. Long Xuyeâên, ngaøy.....thaùng.....naêm 2004
NHAÄN XEÙT CUÛA GIAÙO VIEÂN PHAÛN BIEÄN 1
TP. Long Xuyeâên, ngaøy.....thaùng.....naêm 2004
Lôøi caûm ôn Những gì mà em có được như ngày hôm nay là nhờ sự dạy dỗ tận tình của tất cả quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học An Giang. Nhân dịp này cho em được phép nói lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất cả các thầy cô Khoa Kinh Tế đã đem hết lòng nhiệt tình cũng như kiến thức của mình để truyền đạt cho chúng em. Đặc biệt là thầy Nguyễn Vũ Duy là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Cũng cho em gửi lời cảm ơn đến tất cả các cô chú, anh chị trong Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang đã tạo điều kiện tốt cho em trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Đặc biệt, em xin cảm ơn chân thành đến các cô chú và anh chị phòng Kế Toán – Tài Vụ đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ em để có thể hoàn thành bài luận văn này. Sau cùng, em xin kính chúc thầy cô, các cô chú và anh chị được dồi dào sức khỏe, thành công trong sự nghiệp và luôn hạnh phúc. Xin chân thành cảm ơn!
NHAÄN XEÙT CUÛA GIAÙO VIEÂN PHAÛN BIEÄN 2
TP. Long Xuyeâên, ngaøy.....thaùng.....naêm 2004
MỤC LỤC [[
]]
PHẦN MỞ ĐẦU:........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài:.......................................................................................................... 2 2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................... 3 3. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................ 3 4. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG: ................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN:................................................................................... 4 1. Bản chất, chức năng của tài chính doanh nghiệp: .................................................. 5 1.1. Bản chất: ............................................................................................................... 5 1.2. Chức năng: ............................................................................................................ 5 2. Ý nghĩa, nhiệm vụ và mục đích của phân tích tài chính.......................................... 6 2.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ: ............................................................................................... 6 2.2. Mục đích của phân tích tài chính: ......................................................................... 6 3. Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính và mối liên hệ giữa chúng:......................... 7 3.1. Hệ thống báo cáo tài chính..................................................................................... 7 3.2. Mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính: ................................................................. 8 4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp: ................................. 9 5. Cơ sở hoạch định của tài chính doanh nghiệp: ..................................................... 10 5.1. Ý nghĩa của hoạch định tài chính: ........................................................................ 10 5.2. Vai trò của hoạch định tài chính: ......................................................................... 11 5.3. Phương pháp dự báo: ........................................................................................... 11 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG: .......................................................................................................................... 12 1. Lịch sử hình thành: ................................................................................................. 13 2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:............................................................................. 13 3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty:.................................................. 14 3.1. Chức năng ............................................................................................................. 14 3.2. Nhiệm vụ: ............................................................................................................ 14 3.3. Quyền hạn............................................................................................................. 15 4. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất ..................................... 15 4.1. Tổ chức quản lý của công ty:................................................................................. 15 4.1.1. Sơ đồ tổ chức:.............................................................................................. 16
4.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:............................................... 16 4.2. Tổ chức quản lý của cơ sở sản xuất chế biến: ...................................................... 17 4.2.1. Sơ đồ tổ chức Xí nghiệp chế lương thực I:................................................... 18 4.2.2. Chức năng - nhiệm vụ: ................................................................................. 18 5. Bộ máy kế toán – tài chính của công ty: ............................................................... 20 5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: ............................................................... 20 5.2. Bảng cân đối kế toán và kết quả HĐKD của công ty: ......................................... 21 5.3. Cơ cấu tổ chức: ..................................................................................................... 23 5.3. Chức năng của các phần hành: ............................................................................ 23 6. Hiện trạng của công ty: ........................................................................................... 24 6.1. Nguồn nhân lực:..................................................................................................... 24 6.2. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm qua: ................................................ 24 7. Định hướng hoạt động của công ty cho những năm sau: ................................... 25 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ............................................................................................................ 26 1. Phân tích chung về tình hình tài chính ................................................................... 27 1.1. Đánh giá khái quát về sự biến động của tài sản và nguồn vốn: ............................ 27 1.2. Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:................................................. 27 2. Phân tích kết cấu tài sản (kết cấu vốn): .................................................................. 30 2.1. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn:......................................................................... 30 2.2. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: .................................................................. 31 3. Phân tích kết cấu nguồn vốn: ................................................................................. 33 3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu: ......................................................................................... 33 3.2. Nợ phải trả: ........................................................................................................... 35 4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: .......................................... 38 4.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:....................................................... 39 4.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: ........................................................................ 42 4.3. Lợi nhuận từ hoạt động khác: .............................................................................. 43 5. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: ..................................... 44 5.1. Phân tích tình hình thanh toán:........................................................................ 44 5.1.1. Phân tích các khoản phải thu:...................................................................... 44 5.1.2. Phân tích tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả:............................................ 47 5.2. Phân tích khả năng thanh toán:......................................................................... 49 5.2.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn: ..................................................................... 49 5.2.1.1. Hệ số thanh toán hiện hành: ..................................................................... 49 5.2.1.2. Hệ số thanh toán nhanh:.......................................................................... 50
5.2.1.3. Hệ số thanh thanh toán bằng tiền: ............................................................ 52 5.2.1.4. Số vòng quay các khoản phải thu:............................................................ 54 5.2.1.5. Số vòng quay hàng tồn kho:..................................................................... 55 5.2.2. Khả năng thanh toán nợ dài hạn: .................................................................... 57 5.2.2.1. Khả năng chi trả lãi vay: .......................................................................... 57 5.2.2.2. Hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu:................................................... 59 5.2.3. Tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước: ................................................ 60 6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:.................................................................. 61 6.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu hoạt động: ................. 62 6.1.1. Số vòng quay vốn (hay số vòng quay tài sản):.............................................. 62 6.1.2. Số vòng quay tài sản cố định: ........................................................................ 63 6.1.3. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:................................................................. 64 6.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận:.............. 69 6.2.1. Hệ số lãi gộp: ................................................................................................ 70 6.2.2. Hệ số lãi ròng: ................................................................................................ 71 6.2.3 Tỷ suất sinh lời của tài sản:............................................................................. 72 6.2.4. Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định: ............................................................... 74 6.2.5. Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động:................................................................. 75 6.2.6. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu:.............................................................. 77 7. Tổng kết về tình hình tài chính của công ty: .......................................................... 80 CHƯƠNG 4: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH:.............................................................. 83 1. Dự báo về doanh thu:................................................................................................ 84 2. Dự báo bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: ........................................... 87 2.1. Dự báo lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: ...................................... 87 2.2. Dự báo lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác: ........................... 88 2.3. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự báo: ....................................... 89 3. Lập bảng cân đối kế toán dự báo: ........................................................................... 90 3.1. Phần tài sản: ...................................................................................................... 90 3.2. Phần nguồn vốn:................................................................................................ 92 4. Những tỷ số tài chính dự báo chủ yếu:.................................................................... 94 PHẦN KẾT LUẬN: ............................................................................................... 90 1. Kết luận và những giải pháp: .................................................................................. 90 2. Kiến nghị:.................................................................................................................. 94
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Phaàn môû ñaàu
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 1
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
1. Lý do chọn đề tài: Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam từ hơn thập kỉ qua kéo theo sự thay đổi sâu sắc trong các doanh nghiệp và nhất là trong phương thức quản lý. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, tất yếu doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường. Thế thì doanh nghiệp phải làm gì để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt? Đứng trước những thử thách đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình. Để thực hiện điều đó thì tự bản thân doanh nghiệp phải hiểu rõ được “tình trạng sức khỏe” của mình để điều chỉnh quá trình kinh doanh cho phù hợp, và không có gì khác hơn phản ánh một cách chính xác “sức khỏe” của doanh nghiệp ngoài tình hình tài chính. Có thể nói rằng tài chính như là dòng máu chảy trong cơ thể doanh nghiệp, mà bất kỳ sự ngưng trệ nào cũng ảnh hưởng xấu đến toàn bộ doanh nghiệp. Bởi vì, trong quá trình hoạt động từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, các vấn đề nảy sinh đều liên quan đến tài chính. Hơn nữa, trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, để kinh doanh ngày càng hiệu quả, tồn tại bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp phải xây dựng phương hướng, chiến lược kinh doanh và mục tiêu trong tương lai. Đứng trước hàng loạt những chiến lược được đặt ra đồng thời doanh nghiệp phải đối diện với những rủi ro. Do đó để lựa chọn những chiến lược phù hợp với nguồn lực của mình và hạn chế những rủi ro thì tự bản thân doanh nghiệp phải thấy được những biến động về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp mình, trên cơ sở đó tiến hành hoạch định ngân sách tạo nguồn vốn cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh. Đánh giá đúng nhu cầu về vốn, tìm được nguồn tài trợ, sử dụng chúng một cách hiệu quả là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhận thức được tầm quan trọng đó, em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang”. Thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính tại công ty để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính cho tương lai và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 2
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là nhằm làm rõ thực trạng tài chính tại doanh nghiệp, để từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng như những bất ổn của công ty. Đồng thời giúp doanh nghiệp nhìn thấy trước những biến động tình hình tài chính trong tương lai của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp. Bao gồm những nội dung cụ thể như sau: −
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty.
−
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
−
Lập kế hoạch tài chính cho những năm sau.
−
Đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập số liệu từ công ty, tài liệu từ sách báo. - Phương pháp được dùng để phân tích số liệu: Phương pháp so sánh là chủ yếu, ngoài ra còn dùng các phương pháp khác như: phân tích xu hướng (theo phương pháp hồi quy tuyến tính), phân tích theo tỷ tệ chung, phương pháp liên hệ cân đối và thay thế liên hoàn.
4. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tình hình tài chính của công ty xuất nhập khẩu An Giang trong những năm 2000 – 2003, và lập kế hoạch tài chính cho năm 2004 dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng báo các kết quả kinh doanh của công ty trong 4 năm 2000-2003.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 3
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
PHAÀN NOÄI DUNG Chöông 1 : Cô sôû lyù luaän
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 4
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
1. Bản chất, chức năng của tài chính doanh nghiệp: 1.1. Bản chất: Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho Nhà nước. Trong đó những quan hệ kinh tế bao gồm: −
Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Thể hiện thông qua nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đối với Nhà nước, ngược lại Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp, hoặc góp vốn hoặc cho vay.
−
Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường, gồm: Quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư, bạn hàng, khách hàng…thông qua việc thanh toán tiền mua bán vật tư, hàng hóa, tiền công, tiền lãi, cổ tức… Quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, các tổ chức tín dụng thông qua hoạt động vay, trả nợ vay, lãi…
−
Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: Giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất Giữa doanh nghiệp với CB - CNV qua việc trả lương, tiền thưởng, phạt… 1.2. Chức năng: Tài chính doanh nghiệp gồm ba chức năng sau:
- Chức năng tạo vốn đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh: Tài chính doanh nghiệp thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh - Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền: Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối như sau: thu nhập đạt được do bán hàng trước tiên phải bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: hao mòn máy móc thiết bị, trả lương, mua nguyên, nhiên liệu, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phần còn lại hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có) - Chức năng kiểm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Tài chính doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thu chi tiền tệ và các chỉ tiêu phản ánh bằng tiền để kiểm soát tình hình vốn, sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó giúp nhà quản lý phát hiện những khâu mất cân đối, sơ hở trong công tác điều hành để ngăn chặn các tổn thất có thể
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 5
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
xảy ra nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chức năng này là toàn diện và thường xuyên trong suốt quá trình kinh doanh, vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu Tóm lại: Ba chức năng trên quan hệ mật thiết với nhau, chức năng kiểm tra tiến hành tốt là cơ sở quan trọng cho những định hướng phân phối tài chính đúng đắn tạo điều kiện cho sản xuất liên tục. Ngược lại, việc tạo vốn và phân phối tốt sẽ khai thông các luồng tài chính, thu hút nhiều nguồn vốn khác nhau tạo ra nguồn tài chính dồi dào đảm bảo cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng kiểm tra.
2. Ý nghĩa, nhiệm vụ và mục đích của phân tích tài chính: 2.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ: Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của xí nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ của phân tích bao gồm: −
Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ vốn, nguồn vốn hợp lý không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, phát hiện nguyên nhân thừa thiếu vốn.
−
Đánh giá tình hình, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước.
−
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
−
Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.2. Mục đích của phân tích tài chính: Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể, ở đây, ta sẽ đề cập đến mục đích đối với nhà quản lý vì đây là người có nhu cầu cao nhất về phân tích tài chính. Lý do quan trọng để nhà quản trị quan tâm đến phân tích tài chính là nhằm thấy tổng quát, toàn diện về hiện trạng tài chính và hiệu quả hoạt động, cụ thể là nhằm kiểm soát chi phí và khả năng sinh lời. Phân tích tài chính còn giúp cho nhà quản trị ra quyết định tài chính liên quan đến cấu trúc vốn, một tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu phù hợp và hạn chế được rủi ro tài chính, tỷ lệ
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 6
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
nào còn cho phép doanh nghiệp tiếp tục mở rộng kinh doanh (hay thu hẹp) mà không phải căng thẳng quá mức về tình hình tài chính.
3. Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính và mối liên hệ giữa chúng: 3.1. Hệ thống báo cáo tài chính: Hệ thống báo cáo tài chính gồm những văn bảng riêng có của hệ thống kế toán được tiêu chuẩn hóa trên phạm vi quốc tế. Tùy thuộc vào đặc điểm, mô hình kinh tế, cơ chế quản lý và văn hóa mà về hình thức, cấu trúc, tên gọi của các báo cáo tài chính có thể khác nhau ở từng quốc gia, tuy nhiên nội dung hoàn toàn thống nhất. Hệ thống báo cáo tài chính là kết quả của trí tuệ và đúc kết qua thực tiễn của các nhà khoa học và của tất cả nền kinh tế thế giới. Nội dung mà các báo cáo phản ánh là tình hình tổng quát về tài sản, sự hình thành tài sản, sự vận động và thay đổi của chúng qua mỗi kỳ kinh doanh. Cơ sở thành lập của báo cáo là dữ liệu thực tế đã phát sinh được kế toán theo dõi ghi chép theo những nguyên tắc và khách quan .Tính chính xác và khoa học của báo cáo càng cao bao nhiêu, sự phản ánh về “tình trạng sức khỏe” của doanh nghiệp càng trung thực bấy nhiêu. Hệ thống báo cáo tài chính gồm có: - Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán còn gọi là bảng tổng kết tài sản, khái quát tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Cơ cấu bao gồm hai phần luôn bằng nhau là : tài sản và nguồn vốn_ là nguồn hình thành nên tài sản: TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
Một đặc điểm cần lưu ý là giá trị trong bảng cân đối do các nguyên tắc kế toán ấn định, được phản ánh theo giá trị sổ sách kế toán, chứ không phản ánh theo giá trị thị trường. - Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh còn gọi là báo cáo thu nhập, là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập của hoạt động chính và các hoạt động khác qua một kỳ kinh doanh. Ngoài ra theo quy định của Việt Nam, còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng. Nội dung của báo cáo kết quả kinh doanh là chi tiết hoá các chỉ tiêu của đẳng thức tổng quát quá trình kinh doanh sau: DOANH THU – CHI PHÍ = LỢI NHUẬN
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 7
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu thể hiện lưu lượng tiền vào, tiền ra của doanh nghiệp. Nói cách khác, chỉ ra các lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán, lương tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Báo cáo ngân lưu được tổng hợp bởi ba dòng ngân lưu ròng, từ ba hoạt động : Hoạt động kinh doanh: hoạt động chính tạ ra doanh thu của doanh nghiệp: sản xuất, thương mại, dịch vụ… Hoạt động đầu tư: trang bị, thay đổi tài sản cố định, liên doanh, góp vốn, đầu tư chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản… Hoạt động tài chính: hoạt động làm thay đổi quy mô và kết cấu của nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Để lập báo cáo ngân lưu có 2 phương pháp: trực tiếp và gián tiếp. Giữa hai phương pháp chỉ khác nhau cách tính dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh. - Thuyết minh báo cáo tài chính: Là bảng báo cáo trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết của những nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong các báo cáo tài chính không thể hiện hết được. Những điều mà thuyết minh báo cáo tài chính diễn giải là: Giới thiệu tóm tắt doanh nghiệp Tình hình khách quan trong kỳ đã tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Hình thức kế toán đang áp dụng Phương thức phân bổ chi phí ,khấu hao, tỷ giá hối đoái được dùng để hạch toán Sự thay đổi trong đầu tư, tài sản cố định, vốn chủ sở hữu. Tình hình thu nhập của nhân viên… 3.2. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính: Mỗi báo cáo tài chính riêng biệt cung cấp cho người sử dụng một khía cạnh hữu ích khác nhau, nhưng sẽ không thể có được những kết quả khái quát về tình hình tài chính nếu không có sự kết hợp giữa các báo cáo tài chính. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính cũng là mối quan hệ hữu cơ giữa các hoạt động doanh nghiệp gồm: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, và hoạt động tài chính. Một hoạt động nào đó thay đổi thì lập tức ảnh hưởng đến hoạt động còn lại, chẳng hạn như: mở
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 8
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
rộng quy mô kinh doanh sẽ dẫn đến sự gia tăng trong đầu tư tài sản, kéo theo sự gia tăng nguồn vốn và làm thay đổi cấu trúc vốn. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng cân đối kế toán (năm trước)
Bảng cân đối kế toán (năm nay) Báo cáo thu nhập (năm nay) Báo cáo ngân lưu (năm nay)
Tổng quát ta có: - Lợi nhuận (hoặc lỗ) trên báo cáo thu nhập làm tăng (hoặc giảm) nguồn vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán. - Tổng dòng ngân lưu ròng từ ba hoạt động trên báo cáo ngân lưu giải thích sự thay đổi trong tồn quỹ tiền mặt trên bảng cân đối kế toán.
4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của doang nghiệp: Các chỉ tiêu (hay tỷ số) được sử dụng dể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi bài viết này bao gồm: - Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn và nguồn vốn: Tỷ lệ tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trên tổng vốn. Tỷ suất đầu tư Tỷ số tự tài trợ Tỷ số nợ - Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: Tình hình thanh toán: Tỷ lệ giữa khoản phải thu và tổng vốn. Tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả Khả năng thanh toán Hệ số thanh toán hiện hành Hệ số thanh toán nhanh
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 9
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Hệ số thanh toán bằng tiền Số vòng quay hàng tồn kho, số ngày lưu kho Số vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền. Hệ số thanh toán lãi vay. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước - Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ số hoạt động: Số vòng quay vốn Số vòng quay tài sản cố định Tốc độ luân chuyển vốn, số ngày của một vòng Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ số lợi nhuận: Hệ số lãi gộp Hệ số lãi ròng (ROS) Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lời của vốn cố định Tỷ suất sinh lời vốn lưu động.
5. Cơ sở hoạch định tài chính tại doanh nghiệp: 5.1. Ý nghĩa của hoạch định tài chính: Hoạch định tài chính doanh nghiệp là toàn bộ kế hoạch chi tiết của việc phân bổ các nguồn tài sản của doanh nghiệp trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp quan trọng nhất là mục tiêu chiến lược về lâu dài. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng tạo cho mình một mục tiêu chiến lược, và để thực hiện những mục tiêu đó thì thường các doanh nghiệp đó phải có những biện pháp cụ thể được thể hiện qua các dự án đầu tư. Hoạch định tài chính cụ thể hóa toàn bộ các biện pháp đó nhằm đạt được mục tiêu chiến lược bằng các kế hoạch tài chính cụ thể là kế hoạch thu chi trong tương lai . Hoạch định tài chính là chìa khoá của sự thành công cho nhà quản lí tài chính, hoạt động tài chính có thể mang nhiểu hình thức khác nhau, nhưng một kế hoạch tốt và có hiệu quả trong vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì kế hoạch đó phải dựa trên những điều kiện thực tế của doanh nghiệp ,phải biết đâu là ưu điểm để khai thác và đâu là nhược điểm để có biện pháp khắc phục.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 10
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
5.2. Vai trò của hoạch định tài chính: −
Nhờ có hoạch định tài chính giúp cho nhà quản lý nhìn thấy trước được ảnh hưởng chiến lược phát triển đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó đề ra các biện pháp đối phó thích hợp.
−
Hoạch định tài chính giúp doanh nghiệp chủ động hơn trước những biến động của thị trường trong tương lai
−
Hoạch định tài chính giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp thấy mối tương quan giữa các chiến lược đầu tư với chiến lược về vốn và tình hình doanh nghiệp một cách rõ ràng, cụ thể ở từng thời điểm. 5.3. Phương pháp dự báo:
Dựa vào xu hướng biến động của những chỉ tiêu qua bốn năm 2000 - 2003 thông qua phương trình hồi quy tuyến tính. Đồng thời với những thông tin thực tế và dự đoán có được kết hợp với trực giác để ước tính kết quả cụ thể.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 11
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Chöông 2 : Gíôùi hieäu chung veà Coâng Ty Xuaát Nhaäp Khaåu An Giang
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 12
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
1. Lịch sử hình thành:
An Giang là một tỉnh miền Tây nam bộ, có khu vực đồng bằng và cả miền núi, được thêm ưu đãi với nhiều mảnh đất phù sa, nước ngọt, quanh năm khí hậu thuận hòa, có điều kiện gieo trồng, chăn nuôi, tiềm năng tốt để phát triển sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao như: lúa, nếp, hoa màu…;cung cấp lượng hàng đáng kể phục vụ nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu, nhất là xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó địa hình giao thông thuận lợi, giáp với Campuchia có thế mạnh giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước. Vì vậy tỉnh đã mạnh dạng bàn bạc tổ chức thành lập ngành ngoại thương tỉnh nhà và từ đó công ty được ra đời. Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang (hay An Giang Import Export Company) viết tắt là ANGIMEX được thành lập vào ngày 13/7/1976 do Chủ tịch tỉnh Trần Tấn Thời ký theo quyết định số 73/QĐ-76 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 9/1976. Lúc đầu công ty có tên gọi là “Công Ty Ngoại Thương Tỉnh An giang”, trải qua nhiều năm và với sự biến động của nền kinh tế đất nước cùng với tính chất hoạt động của mình, công ty cũng có những tên gọi khác nhau: Ngày 31/12/1979 Công Ty Ngoại Thương Tỉnh An Giang đổi thành “Liên Hiệp Công Ty Xuất Nhập Khẩu Tỉnh An Giang” theo quyết định số 422/QĐ/UB của UBND Tỉnh và đến năm 1989 do yêu cầu tổ chức lại ngành Ngoại thương nên đổi thành “Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang” Số vốn ban đầu của công ty chỉ có 5000 đồng với số lượng nhân viên là 40 người, qui mô và phạm vi hoạt động còn rất nhỏ. Qua một thời gian dài hoạt động và phát triển đến nay ANGIMEX đã thể hiện được là một trong những doanh nghiệp Nhà nước hàng đầu của tỉnh An Giang, chuyên lĩnh vực chế biến lương thực, nông sản xuất khẩu và các hoạt động dịch vụ, kinh doanh thương mại. Đặc biệt năm 1998 được Bộ Thương Mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp đã tạo cho ANGIMEX có được những thuận lợi trong việc duy trì và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, song song với việc tăng cường phát triển đối tác đầu tư, mở rộng hoạt động liên doanh - liên kết với các công ty nước ngoài. Trụ sở chính của công ty tại: 01 Ngô Gia Tự, Thành Phố Long Xuyên, An Giang.
2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Kinh doanh lương thực: Bao gồm 5 xí nghiệp chế biến và hệ thống kho có sức chứa 70.000 tấn, năng lực sản xuất 250.000 tấn gạo/năm, thiết bị đồng bộ, có khả năng sản xuất các chủng loại gạo. Thị trường xuất khẩu: chủ yếu là Châu Á, ngoài ra còn có Châu Phi, Châu Âu.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 13
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Hệ thống cửa hàng: Với hệ thống bao gồm 8 cửa hàng thương mại tại các huyện thị trong và ngoài tỉnh, nhận làm đại lý tiêu thụ cho các nhà sản xuất trong nước, đảm bảo phân phối hàng công nghệ phẩm các loại:xe gắn máy, hàng tiêu dùng như bột giặt, nước ngọt… cho thị trường trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu sang thị trường Campuchia. Hoạt động liên doanh: Tham gia góp vốn liên doanh với các công ty như sau: •
Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thực phẩm An Thái
•
Công ty liên doanh may xuất khẩu An Giang
•
Công ty liên doanh ANGIMEX-KITOKU
3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty: 3.1. Chức năng: ANGIMEX là doanh nghiệp Nhà nước vừa sản xuất, vừa kinh doanh, trong đó hoạt động thu mua và chế biến gạo xuất khẩu là chủ yếu. Hiện nay công ty có những chức năng như sau: −
Giúp UBND Tỉnh nghiên cứu khả năng xuất khẩu và tổ chức kinh doanh hàng xuất nhập khẩu của địa phương. Thu mua và sản xuất chế biến lương thực, tiêu thụ sản phẩm trong nước và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc thông qua các hợp đồng cấp chính phủ. Đồng thời ký hợp đồng bao tiêu với nông dân về việc trồng lúa có chất lương cao.
−
Công ty hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, tự chịu trách nhiệm, có đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng. Nhận làm đại lý và mua bán các mặt hàng tiêu dùng như: mỹ phẩm, lương thực, thực phẩm chế biến, các vật dụng sinh hoạt gia đình, thiết bị điện, xe gắn máy và hầu hết các sản phẩm công nghiệp, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp…Hợp tác liên doanh với các công ty nước ngoài nhằm đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường. 3.2. Nhiệm vụ:
−
Nhiệm vụ chính là xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các kế hoạch khác có liên quan đáp ứng năng lực sản xuất kinh doanh, bảo đảm hoàn thành kế hoạch của nhà nước giao cũng như các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế. Phải tạo một nguồn vốn sản xuất kinh doanh có tích lũy, có khả năng sinh lời cao, đảm bảo tự bù
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 14
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
đắp chi phí, đổi mới công nghệ, song song với việc sản xuất ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thương trường quốc tế. −
Tăng cường hoạt động liên doanh – liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm phát triển ngành hàng, chủng loại và nâng cao chất lượng sản phẩm qua đó góp phần tìm kiếm thị trường, mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh.
−
Tuân thủ luật pháp của Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và ngoại giao đối ngoại. Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong các hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 3.3. Quyền hạn:
−
Chủ động ký kết hợp đồng với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, tổ chức liên doanh – liên kết trong khuôn khổ cho phép.
−
Tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức vay vốn ngân hàng, kể cả vốn ngoại tệ. Quan hệ với tất cả các ngành để xin cấp vốn, huy động nguồn vốn trong nước và nước ngoài.
−
Mở văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc cửa hàng trong và ngoài nước.
−
Tham gia triển lãm, quảng cáo - giới thiệu sản phẩm…
4. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất: 4.1. Tổ chức quản lý của công ty:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 15
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
4.1.1. Sơ đồ tổ chức:
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC THƯƠNG MẠI
P. TỔ CHỨC HC
Cửa hàng TM số 1,2,4
PHÓ GIÁM ĐỐC LƯƠNG THỰC
CN TP HCM
P.KẾ HOẠCH KD
Cửa hàng Honda long xuyên, Châu đốc
Cửa hàng Châu Đốc
Tổ đại lý
P. ĐẦU TƯ - PT
XN chế biến luơng thực 1,2,3,4
Cửa hàng Tịnh Biên
P.KẾ TOÁN TV
Nhà máy chế biên lương thực Châu Đốc
XN bao bì & vận tải
Cửa hàng Châu Phú
4.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: Ban Giám Đốc: Giám đốc: là người lãnh đạo điều hành công việc và chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động kinh doanh và thực hiện kế hoạch của công ty. Phó Giám Đốc: Là người trợ giúp Giám Đốc và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về các mặt công tác được Giám đốc ủy nhiệm. Phòng tổ chức- hành chính: Soạn thảo triển khai quy chế làm việc, lập dự thảo điều lệ hoạt động của công ty, quản lý nhân sự cho toàn công ty. Xây dựng kế hoạch tiền lương, thưởng, kế hoạch đào tạo, bảo hộ lao động, y tế. Bình chọn thi đua, báo cáo thành tích khen thưởng cho cá nhân, tập thể. Thực hiện công tác hành chính, tiếp khách, hội họp, hội nghị khách hàng. Phụ trách quản
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 16
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
lý con dấu của đơn vị, tổ chức chặt chẽ công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu đúng chế độ quy định. Phòng kế hoạch – kinh doanh: Giúp lãnh đạo nắm bắt được thông tin biến động về giá lúa gạo, kịp thời đề xuất các biện pháp giải quyết khi có biến động; Đối với lĩnh vực tiêu thụ, phòng kế hoạch giúp lãnh đạo về các mặt cung cầu, chất lượng, giá cả, chủng loại sản phẩm, đưa ra các chiến lược phù hợp với từng thời điểm để đạt hiệu quả kinh doanh cao. Đồng thời với nhiệm vụ tạo mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm duy trì và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Phòng đầu tư và phát triển: Đề ra các biện pháp cụ thể theo dõi các hoạt động trong lĩnh vực máy móc- thiết bị, đưa ra các kiến nghị về kỹ thuật – công nghệ; Xác định nguyên nhân hư hỏng của máy móc, đưa ra các phương pháp khắc phục, sửa chữa, thường xuyên theo dõi và điều chỉnh công nghệ sản xuất phù hợp với đặc điểm của từng nguồn nguyên liệu nhằm góp phần tạo ra sản phẩm có chất lượng và thu được hiệu quả sản xuất cao. Phòng Kế toán – tài vụ: Tổ chức chặt chẽ công tác hạch toán, giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; Lập báo cáo quyết toán do Bộ Tài Chính đề ra; Theo dõi thu hồi công nợ kịp thời, đầy đủ, chính xác, không thể thất thoát tài sản của công ty; Tổ chức kiểm kê cân đối tiền hàng, nghiên cứu vận dụng các chính sách tài chính kế toán, thống kê, đề xuất các biện pháp hạn chế khó khăn, vạch ra các phương án tổ chức trong lĩnh vực tài chính kế toán. Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh: Có nhiệm vụ giao dịch, đàm phán các hợp đồng xuất nhập khẩu, giao nhận và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhà máy châu Đốc và các xí nghiệp: Có chức năng thu mua lúa gạo nguyên liệu, sản xuất chế biến, bảo quản, tiêu thụ và cung ứng gạo cho xuất khẩu. Cửa hàng thương mại số 1,2 và 4: Chuyên bán các mặt hàng tiêu dùng. Các cửa hàng này là các đơn vị hạch toán độc lập với công ty. Cửa hàng Honda Long Xuyên – Châu Đốc: chuyên mua bán các loại xe gắn máy. Tổ đại lý: Do Phòng Kế hoạch – Kinh doanh trực tiếp quản lý, chuyên nhận, ký kết hợp đồng làm đại lý hoặc mua lại các mặt hàng, sản phẩm của các Công ty liên doanh, thông qua các cửa hàng như: Cửa hàng Tịnh Biên, cửa hàng Châu Phú, cửa hàng Châu Đốc. 4.2. Tổ chức quản lý của cơ sở sản xuất chế biến:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 17
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Các xí nghiệp, nhà máy sản xuất chế biến chủ yếu là các mặt hàng gạo, nên hoạt động chủ yếu của các cơ sở này là thu mua, xay xát, lau bóng gạo để đáp ứng nguồn hàng, cung cấp cho quá trình tiêu thụ của công ty. Do đó mặt dù quy mô của các cơ sở này có khác nhau nhưng về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động cũng tương tự nhau. 4.2.1. Sơ đồ tổ chức Xí nghiệp chế lương thực I: GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP
PX1- Long Xuyên
PX2- Chợ Mới
PX3- Hoà An
KẾ TOÁN XN
Kế toán PX
Thủ Kho
Tổ thu mua, KCS
Tổ kỹ thuật
Tổ sản xuất
Thủ quỹ
4.2.2. Chức năng - nhiệm vụ: Giám đốc xí nghiệp: Phụ trách chung sản xuất kinh doanh toàn xí nghiệp; Trực tiếp chỉ đạo công tác tài vụ, công tác tổ chức cán bộ và công tác kinh doanh của xí nghiệp; Thương lượng giá cả, số lượng ký hợp đồng cung ứng và đặt hàng mua ngoài; Quyết định cuối cùng về giá hàng mua và bán; Nhận kế hoạch của công ty, lập kế hoạch về sản xuất, thu mua, tiêu thụ và hiệu quả hoạt động của xí nghiệp. Quản đốc phân xưởng: Phụ trách chung việc sản xuất, thu mua nguyên liệu, chất lượng sản phẩm; Điều hành, tổ chức, phân công trong sản xuất thông qua sự chỉ đạo của Giám đốc; Cân đối số lượng mua hàng, xuất hàng; Đề nghị với xí nghiệp về việc điều động, đề bạt, sắp xếp nhân lực. Xây dựng đội ngũ công nhân bốc xếp có năng xuất lao động cao, hiệu quả, có nề nếp. Kế toán xí nghiệp:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 18
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
−
Kiểm tra tất cả các chứng từ, báo cáo từ các phân xưởng gửi về, tổng hợp báo cáo ghi chép sổ nhật ký về các vấn đề liên quan của các phân xưởng, của xí nghiệp như: tiền mặt, hàng tồn kho, giá thành kế hoạch.
−
Cập nhật số phát sinh vào máy, theo dõi sổ sách riêng biệt cho từng phân xưởng và tổng hợp cho cả xí nghiệp; Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm kê định kỳ, đột xuất tại các phân xưởng.
−
Chuyển chứng từ về công ty để trình với kế toán trưởng Công ty, Ban Giám đốc công ty, thanh quyết toán chứng từ, hoàn tạm ứng với kế toán thanh toán của công ty; Tổng hợp số liệu phát sinh của các phân xưởng, làm quyết toán, lập bảng cân đối tài khoản cho xí nghiệp hàng tháng, hàng quí, 6 tháng, năm gửi về công ty; Đối chiếu sổ sách về tiền mặt, công nợ, hàng tồn kho với kế toán các phân xưởng, phòng kế toán công ty.
−
Phân bổ chi phí hàng tháng cho các phân xưởng, căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh trong quá trình thu mua, sản xuất, tiêu thụ tại phân xưởng và bảng phân bổ chi phí của công ty cho các chi nhánh, xí nghiệp hàng tháng. Kế toán phân xưởng: Lập phiếu thu, phiếu chi, nhập, xuất hàng hóa và bao bì, biên bản đấu trộn, biên bản sản xuất, làm thủ tục xuất hàng nội bộ, xuất hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu bán phụ phẩm, ghi thẻ kho, đăng ký mua bảo hiểm hàng hóa, nhận thông báo kế hoạch xuất hàng, theo dõi hàng tồn kho, tham gia kiểm kê định kỳ, tính giá thành, lập báo cáo hàng ngày gửi về Ban lãnh đạo phân xưởng, báo cáo xí nghiệp, hạch toán trên máy, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tháng, quý, 6 tháng, tổng kết kết quả kinh doanh năm, thanh toán bốc xếp hàng ngày. Thủ kho:
−
Chịu trách nhiệm quản lý và bảo quản toàn bộ số lượng các loại hàng hóa, tài sản, vật dụng của kho hàng theo sổ sách kế toán cập nhật và chịu sự kiểm tra giám sát của kế toán và lãnh đạo tại đơn vị. Quản lý mặt bằng bến bãi, cầu hàng, sân kho, điện ánh sáng bảo vệ và tình hình khu vực xung quanh kho. Tổ chức vệ sinh kho hàng, cây hàng, bao bì, phun diệt côn trùng, chuột phá hại hàng hoá.
−
Chấp hành đúng về nguyên tắc nhập xuất hàng hóa theo hóa đơn do kế toán lập. Cập nhật hàng ngày với kế toán, với KCS để theo dõi việc lập biên bản sản xuất và kiểm tra chất lượng đầu vào, phân loại chất lượng, chủng loại gạo và lên sơ đồ lý lịch kho hàng. Thủ quỹ:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 19
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt trong phân xưởng, có chức năng thu chi tiền mặt, kiểm tra chứng từ theo quy định của nguyên tắc thu chi. Hàng ngày kiểm tra số tồn quỹ thực tế, đối chiếu sổ sách với kế toán số tiền đã thu chi trong ngày. Tổ thu mua, KCS: Kiểm tra hàng hóa mua vào, định giá hàng nhập kho theo từng thời điểm, có sự tham gia của quản đốc phù hợp với tình hình chung của thị trường và Công ty; Phân tích, xây dựng, chọn mẫu theo tiêu chuẩn đơn đặt hàng, theo từng hợp đồng xuất hàng, để tiến hành dự trữ, bảo quản, đưa ngay vào sản xuất, đấu trộn, sơ chế hay xuất thẳng; Thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng tồn kho định kỳ, để có biện pháp xử lý kịp thời tránh để hàng hóa hư hỏng hoặc giảm chất lượng; Đề ra phương pháp sản xuất và bảo quản sản phẩm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, bảo quản sản phẩm được lâu dài. Tổ sản xuất: Vận hành máy, sắp xếp kho bãi, cân đối luợng hàng sản xuất, phân công trực chạy máy. Căn cứ theo sự chỉ đạo, phân nhiệm của Quản đốc trên lịch xuất hàng, tổ trưởng tổ sản xuất phổ biến với nhân viên chạy máy, thủ kho, kiểm phẩm (KCS) có kế hoạch chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp hàng theo thứ tự ưu tiên hàng xuất, để hàng xuất được kịp thời, đúng tiến độ. Sắp xếp các tổ bốc xếp làm việc theo tiến độ sản xuất hàng ngày. Tổ kỹ thuật: Phụ trách chuyên môn kỹ thuật phân xưởng, công nghệ chế biến, kiểm tra nguyên tắc lao động theo chế độ kỹ thuật bắt buộc đối với nhân viên vận hành về sử dụng điều khiển thiết bị, điện sản xuất…theo quy định đã ban hành. Quản lý công cụ sản xuất, tổ chức sản xuất bảo đảm an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy. Nhận kế hoạch từ Quản đốc, Ban Giám Đốc xí nghiệp, phổ biến lại cho tổ sản xuất và cán bộ có liên quan. Lập kế hoạch sửa chữa, kiểm tra thiết bị, đề xuất lên Quản đốc. Đề xuất lên Quản Đốc phướng án sản xuất, chế biến phù hợp với vùng nguyên liệu.
5. Bộ máy kế toán – tài chính của công ty: 5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: −
Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm
−
Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ, phương pháp hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán.
−
Hình thức sổ kế toán áp dụng: nhật ký chung
−
Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: theo nguyên giá; Khấu hao: đường thẳng.
−
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kiểm kê thường xuyên.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 20
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
5.2. Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Năm 2000, 2001, 2002, 2003)
ĐVT: triệu đồng
TÀI SẢN A. TSLĐ & ĐT NH
MS NĂM 2000 NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003 100 132.095 75.717 81.626 117.151
I. Tiền
110
II. Đầu tư ngắn hạn
120
III. Các khoản phải thu
1.879
2.220
12.058
10.145
130
25.797
18.640
43.049
50.498
IV. Hàng tồn kho:
140
17.102
29.186
26.271
39.284
V. Tài sản lưu động khác
150
87.317
25.671
247
17.225
VI. Chi sự nghiệp
160
B. TSCĐ & ĐTDH
200
24.511
37.675
38.389
40.410
I. Tài sản cố định
210
20.313
33.109
32.933
36.195
II. Đầu tư dài hạn
220
4.195
4.195
4.195
4.201
III. Chi phí XDXB dở dang
230
3
371
V. Chi phí trả trước dài hạn
241
TỔNG TÀI SẢN
250
NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ
MS NĂM 2000 NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003 300 124.927 74.352 75.257 113.184
I. Nợ ngắn hạn:
310
124.927
61.901
67.336
107.263
311
114.793
48.966
51.381
74.177
trong đó vay ngắn hạn
14 1.261
156.606
113.392
120.015
157.562
II. Nợ dài hạn:
320
12.451
7.921
5.921
Vay dài hạn
321
12.451
7.921
5.921
B. NGUỒN VỐN CSH
400
31.679
39.040
44.758
44.377
I. Nguồn vốn, quỹ
410
31.416
38.863
43.811
44.095
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
27.153
33.329
33.893
41.143
6.339
6.415
6.415
7.890
20.814
26.913
27.478
33.253
Vốn CĐ ngân sách cấp Vốn CĐ tự bổ sung 2. Chênh lệch tỷ giá
413
2.605
2.637
2.864
-1
3. Quỹ đầu tư phát triển
414
706
1.484
3.443
136
4. Quỹ dự phòng tài chính
415
864
1.327
2.049
2.743
5. Nguồn vốn đầu tư XDCB
415
87
87
1.562
74
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
420
263
176
947
283
Quỹ khen thưởng phúc lợi
422
263
176
947
283
TỔNG NGUỒN VỐN
430
156.606
113.392
120.015
157.562
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 21
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (NĂM 2000, 2001, 2002, 2003) ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU Tổng doanh thu Doanh thu xuất khẩu Các khoản giảm trừ Chiết khấu hàng bán Hàng bán bị trả Giảm giá hàng bán 1. Doanh thu thuần 2. Giá vốn hàng bán 3. Lãi gộp 4. Chi phí bán hàng 5. Chi phí quản lý 6. Lợi tức thuần từ HĐKD Thu nhập hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính trong đó: chi phí lãi vay: 7. Lãi từ hoạt động tài chính Thu nhập khác Chi phí khác Lãi từ hoạt động khác Tổng lợi nhuận trước thuế Thuế TNDN phải nộp Lợi nhuận sau thuế
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
NĂM 2000 NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003 574.208 707.832 759.454 1.129.344 360 549.062 479.551 890.531 7 1.090 32 278 0 0 0 0 0 0 0 0 7 1.090 32 278 574.201 706.742 759.422 1.129.067 537.700 667.724 705.148 1.058.422 36.501 39.018 54.275 70.644 21.987 30.402 39.068 52.944 7.433 8.722 7.151 7.702 7.081 -106 8.056 9.998 6.423 14.636 5.574 6.793 7.534 9.163 5.983 9.381 6.449 8.313 4.799 8.059 -1.110 5.473 -409 -2.588 701 215 153 723 1.807 113 35 1.107 -1.105 102 119 -385 4.866 5.469 7.766 7.026 1.557 1.750 2.485 2.220 3.309
3.719
5.281
4.807
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 22
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
5.3. Cơ cấu tổ chức: KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Kế Toán Tiền Mặt
Kế Toán Công Nợ
Kế Toán Ngân hàng
Kế Toán Thuế & tổ đại lý
Kế Toán TSCĐ & Chi Phí
Kế Toán Hàng Hoá, TP, tiêu thụ
Kế Toán CCDC & Cửa
Thủ Quỹ
5.3. Chức năng của các phần hành: Về nhân sự: tổng số công nhân viên của phòng kế toán-tài vụ hiện có 10 người. Chức năng: −
Kế Toán Trưởng: Tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo cơ chế quản lý mới, đồng thời làm kiểm soát viên kinh tếtài chính của Nhà Nước tại đơn vị, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc và của cơ quan tài chính về nghiệp vụ chuyên môn.
−
Kế Toán Tổng Hợp: Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu, xác định lãi lỗ, ghi chép sổ cái, lập báo cáo quyết toán và các báo cáo chung không thuộc nhiệm vụ của các kế toán khác, giúp kế toán trưởng tổ chức công tác thông tin trong nội bộ công ty và phân tích các hoạt động kế toán.
−
Kế Toán Tiền Mặt: Theo dõi, giám sát, mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự các khoản thu chi tiền mặt, ngoại tệ. Chịu trách nhiệm của khâu thanh toán, chứng từ báo cáo sổ của các xí nghiệp trực thuộc báo về.
−
Kế Toán Ngân Hàng: Phản ánh sổ sách, theo dõi, giám sát chặt chẽ các khoản tiền của công ty tại ngân hàng bao gồm: các khoản tiền gửi hoặc chuyển trả nợ, tiền vay và tiền của khách hàng chuyển trả cho công ty…
−
Kế Toán Tài Sản Cố Định-Chi Phí-Xây Dựng cơ bản: Phản ánh tình hình tăng giảm và hiện có của tài sản cố định. Tính toán và phân bổ chi phí trong kỳ, theo dõi, ghi GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 23
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
chép, tổng hợp hàng ngày chi phí sản xuất theo từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng, từng công trình. −
Kế Toán Công Cụ Lao Động và Cửa Hàng: theo dõi tình hình tăng giảm của công cụ lao động, văn phòng, công ty và các đơn vị trực thuộc thông qua báo cáo xí nghiệp cửa hàng, theo dõi chung về tình hình kinh doanh và lưu trữ của các cửa hàng.
−
Kế Toán Công Nợ: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ, khoản nợ đã thu, các khoản phải trả. Báo cáo để kịp thời thanh toán và thu hồi các khoản nợ
−
Kế Toán Hàng Hóa Thành Phẩm Tiêu Thụ: Theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho, thành phẩm; ghi chép, phản ánh thực tế từng nguồn hàng, chi phí mua bán dựa vào các chứng từ, hóa đơn, phiếu xuất nhập kho; Tính giá thành thực tế của sản phẩm; Theo dõi, ghi chép tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa thông qua hợp đồng kinh tế, các chứng từ các xí nghiệp gởi về, theo dõi giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và bán hàng nội bộ
−
Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý xuất nhập tiền mặt tại quỹ của công ty, hàng ngày kiểm tra số tồn quỹ, đối chiếu số liệu của sổ quỹ và sổ kế toán.
−
Kế toán thuế và tổ đại lý: theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Thực hiện các thủ tục nộp thuế và khấu trừ thuế. Theo dõi và xác định kết quả kinh doanh của các đại lý, cửa hàng trực thuộc.
6. Hiện trạng của công ty: 6.1. Nguồn nhân lực: Số lượng cán bộ - nhân viên của công ty được phân theo trình độ học vấn – chuyên môn như sau: Đại học – Cao đẳng : 99 người Trung cấp
: 37 người
Cấp 3 trở xuống
: 18 người
__________________________ Tổng cộng
: 321 người
6.2. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm qua: Nhìn chung, kết quả hoạt động của công ty đạt được trong những năm qua tương đối khả quan trước những khó khăn bởi biến động của thị trường kinh tế quốc tế. Hàng năm, doanh số và lợi nhuận của công ty đều gia tăng, và luôn hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ được giao.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 24
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Kinh doanh nông sản tuy có nhiền biến động lớn, gặp nhiều khó khăn về thị trường, khách hàng và các chủ trương chính sách về xuất khẩu của nhà nước thường thay đổi đã ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy nhiên với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của UBND Tỉnh, công ty đã đề ra những định hướng sát hợp với tình hình thực tế, nên hàng năm đều đóng góp sản lượng xuất khẩu lớn cho tỉnh đồng thời chiếm tỷ trọng lớn lợi nhuận của công ty và quan trọng hơn là góp phần giải quyết đầu ra nông sản cho nông dân với mức giá ổn định. Kinh doanh thương mại của công ty trong những năm qua không được thuận lợi, do mức độ cạnh tranh của thị trường trong nước ngày càng cao và xuất khẩu sang thị trường Campuchia gặp nhiều khó khăn làm kim nghạch xuất khẩu giảm. Riêng năm 2003, doanh số của công ty đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với sản lượng gạo tiêu thụ trên 300.000 tấn, kim nghạch xuất khẩu trên 55 triệu USD, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty vững buớc trong cuộc cạnh tranh trên thị trường vào những năm sau.
7. Định hướng hoạt động của công ty cho những năm sau: −
Tập trung vào thị trường Châu Phi, tận dụng mọi cơ hội để thâm nhập thị trường Châu Âu và Châu Mỹ.
−
Mở rộng kinh doanh phân bón.
−
Phục hồi, mở rộng thị trường Campuchia
−
Phân bổ nguồn nhân lực xúc tiến nhanh các dự án đầu tư trọng điểm của công ty: Xây dựng chợ lúa nếp tại Phú Tân, An Giang. Thành lập HTX Sơn Hòa, Thoại Sơn. Xây dựng Siêu thị của công ty TNHH Thương mại Sài Gòn – An Giang Chuẩn bị cho công cuộc cổ phần hóa công ty
−
Phát động phong trào thi đua, khen thưởng để phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp của CB-NV. Đồng thời đào tạo, nâng cao trình độ của CB-NV.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 25
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Chöông 3 : Phaân tích vaø ñaùnh giaù tình hình taøi chính cuûa coâng ty
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 26
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
1. Phân tích chung về tình hình tài chính : Phân tích chung về tình hình tài chính bao gồm việc đánh giá khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn, đồng thời xem xét quan hệ cân đối giữa chúng nhằm rút ra nhận xét ban đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc đánh giá này chủ yếu dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty trong năm gần nhất là năm 2003. 1.1. Đánh giá khái quát về sự biến động của tài sản và nguồn vốn: Bảng 1: Kết cấu tài sản và nguồn vốn năm 2003 CHỈ TIÊU
ĐẦU NĂM CUỐI NĂM
ĐVT: triệu đồng BIẾN ĐỘNG Số tiền
%
I. TÀI SẢN A. TSLĐ & ĐTNH B. TSCĐ & ĐTDH
120.015 81.626 38.389
157.562 117.151 40.410
37.547 31,29% 35.526 43,52% 2.021 5,27%
II. NGUỒN VỐN
120.015
157.562
37.547 31,29%
A. Nợ phải trả
75.257
113.184
37.927
50,40%
B. Nguồn vốn CSH
44.758
44.377
-380
-0,85%
Đến cuối năm 2003, quy mô doanh nghiệp được mở rộng với tổng giá trị 157.562 triệu đồng, tăng 37.547 triệu tương ứng 31,29%. Trong đó TSLĐ & ĐTNH tăng 35.526 triệu đồng tương đương 43,52% vẫn cao hơn so với TSCĐ & ĐTDH . Với xu hướng biến động như vậy là tích cực hay tiêu cực còn tùy thuộc vào sự phân bố tối ưu giữa các loại tài sản trong từng chỉ tiêu và tình hình thực tế của doanh nghiệp mà ta sẽ xem xét cụ thể ở những phần sau. Với quy mô của doanh nghiệp được mở rộng thì mức độ huy động vốn cũng tăng lên tương ứng để dảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong đó, nợ phải trả tăng 37.927 tương đương 50,4%, tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu giảm 380 triệu tương đương 0,85 %. Tuy mức độ giảm này không lớn lắm nhưng cũng là biểu hiện không tốt vì khả năng tự chủ về tài chính của công ty đã giảm sút. Để hiểu rõ hơn tình hình trên ta phân tích quan hệ cân đối giữa nguồn vốn và tài sản. 1.2. Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn: Theo quan điểm luân chuyển vốn, xét về mặt lý thuyết thì nguồn vốn chủ sở hữu phải đảm bảo trang trải cho hoạt động kinh doanh chủ yếu như hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư mà không phải đi vay hay chiếm dụng. Do vậy ta có các mối quan hệ cân đối như sau: Quan hệ cân đối thứ 1:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
Nguồn vốn chủ sở hữu = Vốn không bị chiếm dụng
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 27
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Vốn không bị chiếm dụng của doanh nghiệp bao gồm tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp loại trừ các khoản phải thu, tạm ứng và các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược. Bảng 2: Quan hệ cân đối 1:
ĐẦU NĂM
ĐVT: triệu đồng
Nguồn vốn CSH Vốn không bị chiếm dụng Chênh lệch 44.758 76.779 -32.021 44.377
CUỐI NĂM
89.899
-45.521
Từ bảng trên ta thấy: Ở thời điểm đầu năm, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã không đủ trang trải cho những hoạt động cơ bản là 32.021 triệu đồng. Mức thiếu này tiếp tục tăng lên ở cuối năm, lên đến 45.521 triệu đồng. Điều này chứng tỏ chắc chắn doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn đi vay hoặc chiếm dụng của đơn vị khác. Để biết được công ty đã huy động nguồn vốn như thế nào ta sẽ xem xét mối quan hệ cân đối thứ hai: Quan hệ cân đối thứ hai:
Nguồn vốn CSH + Vốn vay = Vốn không bị chiếm dụng
Bảng 3: Quan hệ cân đối 2: NĂM ĐẦU NĂM CUỐI NĂM
ĐVT: triệu đồng
NV CSH +Vốn vay Vốn không bị chiếm dụng 104.059 76.779 124.476
89.899
Chênh lệch 27.281 34.577
Từ bảng phân tích trên ta thấy doanh nghiệp đã không đủ vốn để hoạt động kinh doanh nên đã đi vay ở các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, lượng vốn chủ sở hữu cùng với lượng vốn vay này đã sử dụng không hết vào quá trình hoạt động và bị các đơn vị khác chiếm dụng. Với tình hình này, số vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng nhỏ hơn vốn bị chiếm dụng, cụ thể như sau: Bảng 4: So sánh vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng NĂM ĐẦU NĂM CUỐI NĂM
ĐVT: triệu đồng
Vốn đi chiếm dụng Vốn bị chiếm dụng Chênh lệch 15.955 43.236 -27.281 33.086
67.663
-34.577
Từ bảng phân tích trên ta thấy, lượng vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng cao hơn lượng đi chiếm dụng ở đơn vị khác vào đầu năm là 27.281 triệu đồng. Đến thời điểm cuối năm tăng lên ở mức là 34.577 triệu đồng. Do đó để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng một cách hiệu quả hơn cần giảm bớt nguồn vốn bị chiếm dụng bằng cách đẩy nhanh thu hồi các khoản nợ.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 28
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 29
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
2. Phân tích kết cấu tài sản ( kết cấu vốn ) Phân tích kết cấu tài sản tức là phân tích và đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của doanh nghiệp. Qua đó ta sẽ thấy được trình độ sử dụng vốn, cũng như tính hợp lý của việc phân bổ các loại vốn … từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.1. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tình hình biến động về TSCĐ & ĐTDH được đánh giá thông qua tỷ suất đầu tư. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình trang bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của xí nghiệp. Ta có : Tỷ suất đầu tư
TSCĐ & ĐTDH =
x
100%
Tổng tài sản
Từ công thức trên cùng với số liệu bảng 5 và 6 ở trang 27 ta có tỷ suất đầu tư qua các năm như sau: ĐỒ THỊ 1: TỶ SUẤT ĐẦU TƯ TRIỆU ĐỒ NG
180.000
35,00% 33,23%
150.000
31,99%
120.000
28,00% 25,65%
90.000 60.000
21,00% 14,00%
15,65%
7,00%
30.000 0 2000 TSCĐ & ĐTDH
2001
2002 Tổng tài sản
0,00% 2003 NĂM Tỷ suất đầu tư
Ta thấy: tỷ suất đầu tư đang có xu hướng giảm. Đây là biểu hiện không tốt cho thấy tình hình đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp chưa được nâng cao, cụ thể là: Năm 2001, tỷ suất đầu tư là 33,23%, tăng hơn năm 2000 17,57% chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất, do TSCĐ & ĐTDH tăng 13.164 triệu đồng tương đương 53,7%, trong khi đó tổng tài sản giảm đi 27,59%. TSCĐ & ĐTDH tăng bởi:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 30
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
- Tài sản cố định hữu hình tăng 12.796 triệu đồng, tương đương 63% do công ty mua sắm một số máy móc thiết bị ở các xí nghiệp; và thiết bị quản lý như: máy in, máy photo; phương tiện vận tải. Ngoài ra còn xây dựng và thành lập mới Xí nghiệp bao bì & vận tải để góp phần chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Cũng vì vậy chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 367 triệu đồng. Năm 2002, tỷ suất đầu tư là 31,99%, giảm hơn trước 1,24%. Vì TSCĐ & ĐTDH tăng 1,9% nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng tài sản là 5,84%. TSCĐ & ĐTDH tăng do phát sinh chi phí trả trước dài hạn là 1.261 triệu đồng cho việc sửa chữa lớn tài sản cố định. Trong khi đó tài sản cố định giảm 177 triệu đồng (0,53%) bởi công ty đã thanh lý một số máy móc thiết bị. Ngoài ra công ty cũng có đầu tư tài sản cố định nhưng chủ yếu chỉ gồm: mua đất cho nhu cầu mở rộng nhà máy những năm sau; mua sắm thiết bị quản lý, xây dựng mới phương tiện vận tải. Kết hợp với biến động của thị trường tiêu thụ năm 2002: thị trường thu hẹp, công suất không khai thác hết… ta thấy việc không gia tăng đầu tư là hợp lý. Năm 2003, tỷ suất đầu tư là 25,65%, giảm hơn năm 2002 là 6.34%. Mặc dù TSCĐ & ĐTDH có tăng nhưng không tương xứng với quy mô. Cụ thể là: TSCĐ & ĐTDH chỉ tăng 5,27% trong khi đó tổng tài sản tăng đến 31,29%. TSCĐ & ĐTDH tăng, trong đó tài sản cố định hữu hình tăng 3.263 triệu đồng (tương đương 9,91%) do công ty đầu tư thiết bị cho nhà máy Châu Đốc, đồng thời chi phí xây dựng cơ bản dở dang phát sinh thêm 14 triệu đồng chủ yếu do xây dựng nhà kho của xí nghiệp 1 để đảm bảo cho khả năng dự trữ hàng hóa, nguyên liệu. 2.2. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Bảng 7: Tình hình TSLĐ & ĐTNH CHỈ TIÊU
NĂM 2000
NĂM 2001
TSLĐ & ĐT NH
132.095
75.717
1.879
2. Khoản phải thu
NĂM 2002
ĐVT: triệu đồng NĂM 2003
2000 - 2001 Số tiền
2001 - 2002
%
Số tiền
%
2002 - 2003 Số tiền
81.626 117.151 -56.378 -42,68%
5.909
2.220
12.058
10.145
18,14%
9.838 443,16%
-1.914
-15,87%
25.797
18.640
43.049
50.498
-7.157 -27,74%
24.409 130,95%
7.449
17,30%
3. Hàng tồn kho
17.102
29.186
26.271
39.284
12.084
-2.914
-9,99% 13.013
49,53%
4. TSLĐ khác
87.317
25.671
247
1. Tiền
Tổng Tài sản
341
70,66%
7,80% 35.526
%
17.225 -61.646 -70,60% -25.424 -99,04% 16.977 6863,42%
156.606 113.392 120.015 157.562 -43.214 -27,59%
6.623
5,84% 37.547
Từ bảng trên, ta có bảng phân tích sau:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
43,52%
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 31
31,29%
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Bảng 8: Tỷ lệ TSLĐ & ĐTNH trên tổng nguồn vốn CHỈ TIÊU
NĂM 2000
NĂM 2001
NĂM 2002
NĂM 2003
TSLĐ & ĐTNH 132.095 75.717 81.626 117.151 156.606 113.392 120.015 157.562 Tổng tài sản Tỷ lệ
ĐVT: triệu đồng 2000-2001 Số tiền
2001-2002
%
-56.378 -42,68 -43.214 -27,59
Số tiền
%
2002-2003 Số tiền
5.909 7,80 35.526 43,52 6.623 5,84 37.547 31,29
84,35% 66,77% 68,01% 74,35% -17,57% -20,83 1,24% 1,85 6,34%
ĐỒ THỊ 2: TỶ LỆ TSLĐ& ĐTNH TRIỆU ĐỒ NG
100,00%
180.000 150.000
84,35%
120.000
66,77%
68,01%
74,35%
80,00% 60,00%
90.000 40,00%
60.000
20,00%
30.000 0 2000 TSLĐ & ĐTNH
2001
2002 Tổng tài sản
2003
0,00% NĂM Tỷ lệ
Từ bảng và đồ thị trên ta thấy tỷ trọng của TSLĐ & ĐTNH có xu hướng tăng lên, cụ thể như sau: Năm 2001, tỷ trọng của TSLĐ & ĐTNH là 66,77%, so với năm 2000 đã giảm đi 17,57%, do TSLĐ & ĐTNH giảm đi 56.378 triệu đồng tương đương 42,68% cao hơn tốc độ giảm của tài sản là 27,59%. TSLĐ & ĐTNH giảm chủ yếu do các khoản phải thu giảm 7.157 triệu đồng tương đương 27,24% chứng tỏ doanh nghiệp có tích cực thu hồi nợ và tài sản lưu động khác giảm 61.646 triệu tương đương 70,6% Năm 2002, tỷ trọng của TSLĐ & ĐTNH tăng 1,24%, do TSLĐ & ĐTNH tăng 5.909 tương đương 7,8% cao hơn 5,84% là tốc độ tăng của tổng tài sản. Sở dĩ TSLĐ & ĐTNH tăng là do vốn bằng tiền tăng 9.838 triệu tương đương 4,43 lần và khoản phải thu tăng khá lớn là 24.409 triệu ứng với tỷ lệ là 1,31 lần. Năm 2003, tỷ trọng này đã tăng lên 6,34%, đạt ở mức là 74,35%, do TSLĐ & ĐTNH tăng cao hơn tốc độ tăng của tài sản. TSLĐ & ĐTNH tăng 35.526 triệu tương đương 43,52%, do các nguyên nhân sau: -
Các khoản phải thu tăng 7.449 triệu đồng, tương đương 17,3% và hàng tồn kho tăng 13.013 triệu tương đương 49,53%.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
%
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 32
9,32
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
-
Tài sản lưu động khác tăng rất lớn là 16.997 triệu tức là gấp 68,63 lần năm trước.
Như vậy so với tỷ suất đầu tư thì tỷ trọng của TSLĐ & ĐTNH nhiều hơn. Do đặc điểm kinh doanh của công ty nên nhu cầu về tài sản lưu động cao hơn, và tỷ trọng này đang có xu hướng tăng phù hợp với quy mô hoạt động đang được mở rộng của công ty.
3. Phân tích kết cấu nguồn vốn: 3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu: Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu, ta sẽ kết hợp với chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ. Tỉ suất này phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp. Ta có : Tỷ suất tự tài trợ
=
Nguồn vốn CSH
x
100%
Tổng nguồn vốn ĐỒ THỊ 3: TỶ SUẤT TỰ TÀI TRỢ 180.000
TRIỆU ĐỒ NG
34,43%
150.000
40,00% 37,29%
120.000 90.000
32,00% 28,17%
20,23%
24,00% 16,00%
60.000 30.000
8,00%
0
0,00% 2000 Nguồn Vốn CSH
2001
2002 Tổng nguồn vốn
2003 NĂM Tỷ suất tự tài trợ
Từ bảng số liệu và đồ thị trên ta thấy tỷ số tự tài trợ trong những năm 2000-2002 đều tăng lên, chỉ đến năm 2003 có xu hướng giảm xuống, cụ thể: Năm 2001, tỷ số tự tài trợ là 34,43%, tức là trong 100 đồng vốn thì số vốn được tài trợ từ bản thân doanh nghiệp là 31,43 đồng, so với năm 2000 đã tăng thêm 14,2%. Nguyên nhân do nguồn vốn chủ sở hữu tăng 7.361 triệu đồng tương đương 23,34%, trong khi đó tổng nguồn vốn giảm 24,59%. Nguồn vốn chủ sở hữu biến động do các yếu tố sau: − Nguồn vốn kinh doanh tăng 6.176 triệu đồng tương đương 22,74% − Quỹ đầu tư phát triển tăng 778 triệu (tương đương110,16%) và quỹ dự phòng tài chính tăng 462 triệu (tương đương 53,52%) cho thấy hoạt động kinh doanh có hiệu quả. − Chênh lệch tỷ giá tăng với mức độ tương đối thấp 1,22% do đồng USD tăng giá.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 33
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 34
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Năm 2002, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 5.718 triệu đồng (14,65%) trong khi đó tổng nguồn vốn chỉ tăng 5,84% làm cho tỷ xuất tự tài trợ tăng 2,86%. Tuy mức độ tăng thấp hơn năm trước nhưng vẫn là biểu hiện tốt cho thấy trong điều kiện nhiều khó khăn công ty vẫn duy trì khả năng tự bổ sung nguồn vốn của mình. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng do: −
Nguồn vốn kinh doanh tăng 565 triệu đồng tương đương 1,7%.
−
Các quỹ của doanh nghiệp và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đều gia tăng với mức độ cao cho thấy khoản tích lũy từ nội bộ công ty gia tăng.
Năm 2003, nguồn vốn chủ sở hữu giảm 380 triệu (0,85%) trong khi đó quy mô nguồn vốn được mở rộng đến 31,29% nên làm tỷ suất tự tài trợ cũng giảm 9,13%. Đây là biểu hiện không tốt, nguồn vốn chủ sở hữu giảm do: −
Chênh lệch tỷ giá giảm 2.864 triệu đồng (tương đương 100,02%), do năm 2003 đồng USD giảm so với tỷ giá hạch toán.
−
Quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty giảm tương ứng 96,06% và 70,15% do công ty trích từ quỹ sử dụng cho các hoạt động như: đầu tư xây dựng và đổi mới máy móc thiết bị xí nghiệp Châu Đốc và thực hiện các chương trình nghiên cứu cho các mục tiêu dài hạn: nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu…và các công trình phúc lợi xã hội
−
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản giảm 1.488 triệu đồng (95,2%) do đầu tư và sửa chữa tài sản cố định ở các xí nghiệp như: lắp đặt thùng chứa gạo và hệ thống băng tải khép kín từ khâu thu mua đến chế biến và xuất hàng ở xí nghiệp 1,2 và 4.
Như vậy, với sự tăng dần của tỷ suất tự tài trợ qua các năm 2001, 2002 và mặc dù năm 2003 có giảm xuống nhưng tỷ suất này vẫn cao hơn năm 2000 cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty cải thiện dần. Điều này sẽ giúp cho công ty giảm bớt gánh nặng về nợ cũng như những rủi ro tài chính. 3.2. Nợ phải trả: Để đánh giá các khoản phải trả, ta thông qua chỉ tiêu tỷ số nợ. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ trong tổng tài sản doanh nghiệp. Từ đó cho thấy trong tổng tài sản, sở hữu thực chất của doanh nghiệp là bao nhiêu. Ta có: Tổng số nợ phải trả Tỷ số nợ
=
x
100%
Tổng tài sản
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 35
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 36
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
ĐỒ THỊ 4: TỶ SỐ NỢ 180.000 150.000
TRIỆU ĐỒ NG
100,00%
79,77% 65,57%
120.000
62,71%
71,83%
80,00% 60,00%
90.000 40,00%
60.000
20,00%
30.000 0
0,00% 2000 Nợ phải trả
2001
2002 Tổng nguồn vốn
2003
NĂM
Tỷ số nợ
Dựa vào bảng phân tích và đồ thị ta thấy tỷ số nợ của công ty có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2000-2002. Đây là xu hướng tốt vì mức độ nợ cần thanh toán giảm dần. Tuy nhiên đến năm 2003 có xu hướng tăng lên cho thấy công ty bắt đầu gia tăng nguồn tài trợ từ bên ngoài. Cụ thể như sau: Năm 2001, tỷ số nợ là 65,57% giảm hơn năm 2000 14,2%. Nguyên nhân của tình hình trên là: khoản nợ phải trả giảm 50.575 triệu đồng (tương đương 40,48%) cao hơn mức độ giảm của tổng nguồn vốn, do nguồn vốn tín dụng đã giảm chỉ còn chiếm 54,16%, trong đó vay ngắn hạn giảm 65.827 triệu đồng (57,34%). Vì công ty đã quản lý chặt chẽ tiền hàng, giảm bớt lượng bán chịu, nên dù quy mô sản xuất có tăng để đáp ứng cho xuất khẩu trong năm, nhưng công ty vẫn đảm bảo được vốn để trang trải mà không phải vay nhiều như năm trước. Năm 2002, tỷ số nợ là 62,71%, giảm hơn trước 2,86%, do tốc độ tăng của nợ phải trả là 1,22% nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn là 5,84% nên tình hình này vẫn đánh giá là tích cực bởi vì: Nguồn vốn tín dụng giảm 2.116 triệu (3,4%), về tỷ trọng còn 62,71%, do khoản vay dài hạn giảm 4.530 triệu tương đương 36,39%. Bởi vì công ty vừa được bổ sung cơ sở vật chất từ công ty Thoại Hà nên nhu cầu đầu tư mới trong năm không cao và tình hình sản xuất giảm, công suất nhà máy không được sử dụng hết (chỉ khai thác được 50%) nên tạm thời chưa có kế hoạch đầu tư. Trong khi đó nguồn vốn đi chiếm dụng tăng 3.021 triệu (23,36%), tỷ trọng tăng đạt đến 13,29% do: khoản phải trả người bán tăng 101,58% và thuế & khoản phải nộp nhà nước tăng 87,7%. Trong hai năm vừa phân tích qua, ta thấy nguồn vốn tín dụng của công ty có xu hướng giảm sẽ giảm bớt chi phí lãi vay trong điều kiện kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 37
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Năm 2003, tỷ số nợ của công ty là 71,83%, tăng 9,13%. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của đơn vị vì vốn vay quá nhiều. Khoản nợ phải trả tăng khá cao: 37.927 triệu đồng tương đương 50,4%. Nguyên nhân của tình hình này là: - Công ty đã tăng mức huy động vốn từ các tổ chức tín dụng là 20.707 triệu đồng (35,07%), tỷ trọng tăng chiếm 50,84%, trong đó do tăng khoản vay ngắn hạn là 22.797 triệu đồng (44,37%) do nguồn vốn bị chiếm dụng quá nhiều và nhu cầu sản xuất gia tăng công ty phải vay để bổ sung vốn lưu động. Đây là biểu hiện không tốt. - Mặt khác, do nguồn vốn đi chiếm dụng tăng khá lớn 17.130 triệu đồng (107,36%) và tỷ trọng cũng tăng tương ứng, trong đó do khoản phải trả người bán tăng vì doanh nghiệp tăng lượng hàng hóa mua vào ở các cửa hàng. Tóm lại, trong những năm qua nguồn vốn tín dụng của công ty đều giảm, chỉ đến năm 2003 có xu hướng tăng. Trong khi đó nguồn vốn đi chiếm dụng ngày càng tăng lên, dù mức độ chưa lớn lắm nhưng cũng là xu thế tốt, doanh nghiệp cần phát huy tốt hơn.
4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua như sau: Bảng 13: Kết quả hoạt động kinh doanh: NĂM 2000
CHỈ TIÊU
NĂM 2001
NĂM 2002
7.081
-106
8.056
Lãi hoạt động tài chính -1110 -1105 Lãi hoạt động khác
5473
-409
102
119
4.866
5.469
7.766
Lãi HĐKD
Lợi nhuận trước thuế
ĐVT: triệu đồng
NĂM 2003
2000 - 2001 Mức
2001- 2002
Tỷ lệ
Mức
Tỷ lệ
2002 -2003 Mức
9.998 -7187 -101,49% 8162 -7715,22% 1942
Tỷ lệ 24,11%
-2588 6583 -592,91% -5882 -107,48% -2178 531,99% -385 1207 -109,23% 7.026
603
17
12,39% 2297
16,33% -503 -423,97% 41,99% -739
-9,52%
ĐỒ THỊ 5: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 12.000
Lãi từ HĐKD
TRIỆU ĐỒ NG
10.000
7.766
8.000 6.000
4.866
5.469
7.026
4.000 2.000 0 -2.000
2000
-4.000
2001
2002 NĂM
2003
Lãi từ hoạt động tài chính Lãi từ hoạt động khác Tổng lợi nhuận trước thuế
Từ đồ thị ta thấy tổng lợi nhuận của công ty ngày càng tăng lên. Cụ thể là: GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 38
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Năm 2000, công ty đạt mức lợi nhuận là 4.866 triệu đồng, do đóng góp rất lớn của hoạt động sản xuất kinh doanh với số lãi là 7.801 triệu, còn hai hoạt động khác không hiệu quả. Năm 2001, tổng lợi nhuận tăng thêm 663 triệu đồng tương đương 12,39%, nhờ sự gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác còn hoạt động kinh doanh bị lỗ. Năm 2002, lợi nhuận tiếp tục tăng và với một lượng khá cao là 2.797 triệu đồng tương đương 41,99% do sự gia tăng lãi từ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Năm 2003, tuy mức lãi có giảm nhưng mức độ tương đối thấp là 739 triệu đồng tương đương 7,52%, do hoạt động tài chính và hoạt động khác không được hiệu quả. Sau đây ta sẽ xem xét mức độ ảnh hưởng của từng hoạt động đến tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp: 4.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Từ bảng 14 ở trang 40 ta thấy: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tương đối khả quan, ngoại trừ năm 2001 hoạt động bị lỗ do tình hình bên ngoài nhiều khó khăn, hàng năm đều là nguồn chính tạo nên và gia tăng tổng lợi nhuận cho doanh nghiệp, cụ thể như sau: Năm 2001, hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ 106 triệu đồng tức là giảm 7.7187 triệu tương đương 101,49% làm tổng lợi nhuận giảm. Nguyên nhân tình hình này là: - Doanh thu tăng 132.541 triệu đồng tương đương 23.08%, trong đó doanh thu xuất khẩu tăng rất cao đến 548.702 triệu đồng, cho thấy công ty mở rộng thị trường xuất khẩu đặc biệt đối với mặt hàng gạo. Nguyên nhân do đây là năm đầu tiên chính phủ bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo, cùng với nhiều biện pháp khuyến khích xuất khẩu như: tỷ giá linh hoạt, hổ trợ lãi suất tạm trữ, thưởng xuất khẩu…Đồng thời công ty được tạo điều kiện gia tăng tiêu thụ thông qua những hợp đồng cấp chính phủ. - Giá vốn hàng bán cũng gia tăng 130.024 triệu đồng tương đương 24,18%, do giá thành gạo tăng bởi trong năm tỉnh ta bị lũ lớn, nông dân mất mùa. Mặc dù công ty đã chuẩn bị để đảm bảo kinh doanh trong mùa lũ nhưng năng suất và chất lượng gạo vẫn thấp hơn năm trước, nên thời gian thiếu hàng kéo dài và giá cả lại cao hơn. - Chi phí bán hàng và quản lý tăng 9.704 triệu đồng, tương đương 32,99% làm giảm lợi nhuận. Trong đó chủ yếu do chi phí bán hàng tăng khá lớn là 8.415 triệu tương đương 38,27% do công ty thực hiện chính sách khen thưởng cho hoạt động bán hàng, chính sách lương theo kết quả kinh doanh để tạo động lực mới trong kinh doanh. Ngoài ra, chi phí quản lý cũng tăng 17,34% do đầu tư nâng cao chất lượng quản lý: Cử CB-z
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 39
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 40
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
- CNV tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức trong và ngoài nước; tổ chức nhiều lớp học trang bị kiến thức về vận hàng máy, kiểm nghiệm, bảo quản lương thực, quản trị sản xuất… và xây dựng mạng nội bộ nâng cao chất lượng quản lý và thu thập thông tin. Như vậy, xét về chiều dọc ta thấy giá vốn hàng bán tăng với tốc độ cao hơn doanh thu làm tỷ trọng tăng và chiếm đến 94,48%. Bởi vì doanh thu tăng chủ yếu nhờ sản lượng còn giá xuất khẩu bị giảm mạnh (bình quân 14,68 USD/tấn) do ảnh hưởng bởi những sự kiện kinh tế -chính trị diễn ra trong năm, do đó đã không trang trải được chi phí bán hàng và quản lý chiếm tỷ trọng đến 5,54% làm cho công ty bị lỗ. Năm 2002, lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng rất cao là 8.168 triệu đồng tức là tăng gấp 77,15 lần làm tổng lợi nhuận gia tăng tương ứng. Nguyên nhân là: - Mặc dù doanh thu xuất khẩu giảm 69.511 triệu đồng tương đương 12,66%. Nguyên nhân do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp: mất thị trường Châu phi, Philipin, Indonêxia hạn chế… do bị ảnh hưởng bởi nguồn cung cầu gạo trên thế giới là có sự tham gia trở lại của Ấn Độ làm nguồn cung tăng mạnh, trong khi đó nhu cầu gạo vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên nhờ dự đoán được tình hình, công ty gia tăng cung ứng cho các đơn vị khác để cải thiện doanh số cùng với giá gạo trong nước ở mức cao do nhu cầu gạo phía Bắc tăng đột biến. Đồng thời công ty chủ động tìm kiếm những hợp đồng nhỏ xuất khẩu bằng container làm doanh thu tăng 52.680 triệu tương đương 7,45%. Mặt khác giá gạo trên thị trường thế giới trong năm tăng cũng góp phần tăng doanh thu cho công ty. - Giá vốn hàng bán tăng với mức độ thấp hơn trước và thấp hơn cả doanh thu làm tỷ trọng giảm chỉ còn 92,85%, nhờ thực hiện tốt tiết kiệm chi phí hạ giá thành, cụ thể là nhờ thông tin kịp thời về diễn biến trong năm công ty có kế hoạch thu mua nguyên liệu ngay mùa thu hoạch giảm bớt thiệt hại về thiếu chân hàng và biến động giá cả. - Chi phí bán hàng và quản lý tăng 7.094 triệu đồng tương đương 18,13% cao hơn tốc độ tăng của doanh thu nên tỷ trọng là 6,09% tăng hơn trước làm giảm lợi nhuận. Trong đó chủ yếu do chi phí bán hàng tăng 28,05%, vì tăng cường đầu tư cho hoạt động xúc tiến bán hàng: quảng cáo, tiếp xúc và tìm hiểu khách hàng và khảo sát thị trường ở Châu Âu, Châu Phi và Đông Nam Á…. Như vậy, dù tỷ trọng của chi phí bán hàng và quản lý có tăng, nhưng nhờ tỷ trọng giá vốn giảm nhiều hơn làm tỷ trọng của tổng chi phí giảm chỉ còn 98,14% nên lợi nhuận tăng và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng doanh thu cũng tăng đạt ở mức là 1,06%. Năm 2003, lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 1.942 triệu tương ứng 24,11% làm tổng lợi nhuận tăng. Nguyên nhân do:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 41
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
- Doanh thu đạt mức kỷ lục là tăng 369.644 triệu đồng (48,67%) và kim nghạch xuất khẩu tăng 410.980 triệu (85,7%). Nguyên nhân do tình hình kinh doanh diễn biến thuận lợi và những hoạt động tích cực của chính phủ cùng với doanh nghiệp đã tạo sự tăng trưởng cao trong thương mại đặc biệt là mặt hàng gạo: thị trường Châu Á được mở rộng với sản lượng tăng gấp 4 lần năm trước và số lượng khách hàng trực tiếp tăng. - Giá vốn hàng bán tăng với mức độ khá cao 50,1%, cao hơn của doanh thu làm tỷ trọng tăng và chiếm 93,74%. Trong đó chủ yếu do trị giá hàng mua của các cửa hàng thương mại cùng với giá nhập khẩu phân bón tăng làm lợi nhuận trong kỳ giảm. - Chi phí bán hàng và quản lý tăng 14.428 triệu tương đương 31,22% thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu làm tỷ trọng giảm chỉ còn 5,37%. Trong đó do chi phí bán hàng tăng 35,52% do chi phí bao bì, bốc xếp tăng tương ứng với lượng hàng tiêu thụ, đồng thời doanh nghiệp mở rộng hình thức quảng cáo sản phẩm trên mạng. Ngoài ra chi phí quản lý cũng tăng 7,71% dùng để đầu tư cơ sở vật chất cho quản lý: lắp đặt máy tính, sửa chửa văn phòng làm việc, tăng cường nhân viên quản lý, kiểm phẩm. Như vậy, nếu xét về giá trị tuyệt đối, doanh thu tăng nhiều hơn chi phí làm lợi nhuận tăng tương ứng. Xét về tỷ trọng, tuy tỷ trọng của chi phí bán hàng và quản lý có giảm nhưng tỷ trọng của giá vốn tăng nhiều hơn làm tỷ trọng tổng chi phí tăng lên ở mức là 99,11%, làm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm chỉ còn 0,89%. Tóm lại: ta thấy ngoại trừ năm 2001 công ty đều cố gắng giữ vững lợi nhuận tăng đều. 4.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Tình hình hoạt động tài chính những năm qua như sau: Bảng 15: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính CHỈ TIÊU
ĐVT: triệu đồng
NĂM NĂM NĂM NĂM 2000 2001 2002 2003
2000 - 2001 Mức
2001 – 2002
Tỷ lệ
Mức
Tỷ lệ
2002 - 2003 Mức
Tỷ lệ
Thu nhập hoạt động tài chính 6.423 14.636 5.574 7.534 9.163 5.983 Chi phí hoạt động tài chính
6.793 8213 127,86%
-9062 -61,92% 1220 21,89%
9.381 1630 21,63%
-3180 -34,71% 3398 56,80%
6.449 8.313 4.799
8.059 1865 28,91%
-3514 -42,27% 3260 67,93%
-2.588 6583 592,91%
-5882 -107,48% -2178 531,99%
trong đó: chi phí lãi vay:
Lãi từ hoạt động tài chính -1.110 5.473
-409
Từ bảng trên ta thấy hoạt động tài chính của công ty không được hiệu quả, cụ thể là: Năm 2000, hoạt động tài chính lỗ 1.110 triệu đồng. Sang năm 2001, đã có lời 5.473 triệu tức là tăng hơn trước đến 5,93 lần làm tổng lợi nhuận tăng tương ứng. Tình hình này là do:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 42
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Thu nhập hoạt động tài chính tăng khá cao là 14.636 triệu đồng tương đương 127,68% trong đó chủ yếu do thu nhập từ chênh lệch tỷ giá tăng nhờ công ty đẩy mạnh xuất khẩu nên lượng ngoại tệ thu về cao, đồng thời trong năm đồng đô la tăng giá. Chi phí cũng tăng nhưng với mức độ thấp hơn, trong đó chủ yếu chi phí lãi vay gia tăng do trong năm công ty không có nhiều những khoản vay tín dụng với lãi suất ưu đãi. Năm 2002, hoạt động tài chính lại bị lỗ 409 triệu tức là giảm hơn năm 2001 đến 107,48% làm lợi nhuận giảm tương ứng. Tình hình này là do: Thu nhập hoạt động tài chính giảm với mức độ khá cao là 61,92% do lãi tiền gửi giảm đồng thời khoản thu nhập từ bán ngoại tệ cũng giảm do trong năm lượng xuất khẩu của công ty giảm đáng kể. Tuy chi phí tài chính cũng giảm nhưng với mức độ thấp hơn chỉ 34,71%, và vẫn cao hơn khoản thu nhập do đó hoạt động này bị lỗ. Trong đó chi phí lãi vay giảm khá lớn là 3.514 triệu tương đương 42,27% do công ty đã trả dần nợ gốc của khoản vay dài hạn. Năm 2003, hoạt động này tiếp tục bị lỗ còn cao hơn là 2.588 triệu, do chi phí tài chính tăng 56,8% trong đó chi phí lãi vay tăng đến 67,93% do công ty tăng khoản vay ngắn hạn. Mặc dù thu nhập tài chính có tăng nhưng với tốc độ thấp hơn chỉ 21,89% do nhận được lãi từ công ty liên doanh Agimex-kitocu và khoản thu nhập từ chênh lệch tỷ giá. Nhìn chung qua bốn năm ta thấy hoạt động tài chính không được tốt hầu như đều bị lỗ và khoản lỗ này đang có chiều hướng tăng dần sẽ làm hạn chế mức độ tăng tổng lợi nhuận. 4.3. Lợi nhuận từ hoạt động khác: Bảng 16: Lợi nhuận từ hoạt động khác CHỈ TIÊU Thu nhập khác Chi phí khác
ĐVT: triệu đồng
NĂM NĂM NĂM NĂM 2000 - 2001 2000 2001 2002 2003 Mức Tỷ lệ
2001 - 2002 2002 - 2003 Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ -69,35% -62 -28,62% 569 371,04% -93,75% -78 -69,23% 1073 3086,23%
701 1.807
215 113
153 723 -486 35 1.107 -1694
Lãi hoạt động khác -1.105
102
119 -385 1207 109,23%
17 16,33% -503 -423,97%
Nhìn chung, tuy khoản thu nhập không thường xuyên này chiếm không nhiều trong tổng lợi nhuận của công ty nhưng cũng có sự ảnh hưởng nhất định. Cụ thể là: Năm 2001, lãi từ hoạt động khác chỉ 102 triệu nhưng với tỷ lệ khá cao là 109,23% góp phần tăng tổng lợi nhuận. Nguyên nhân do giảm phát sinh các chi phí khá lớn là 93,75% do chi phí thanh lý tài sản và chi phí hao hụt nguyên liệu giảm hơn trước, nên dù khoản thu nhập có giảm nhưng với mức độ thấp hơn chỉ 69,35% nên thu được lãi. Khoản thu nhập này giảm chủ yếu do thu nhập từ thanh lý tài sản giảm.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 43
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Năm 2002, lãi hoạt động này tiếp tục tăng 17 triệu tương đương 16,63% làm tổng lợi nhuận tăng tương ứng, do chi phí khác tiếp tục giảm nhiều là 69,23% và khoản thu nhập chỉ giảm 28,62% do thu nhập từ bán phụ phẩm giảm. Năm 2003, hoạt động này lỗ và giảm rất lớn là 4,24 lần. Mặc dù thu nhập cũng tăng khá cao là 569 triệu(371,04%) do nhận được khoản tiền thưởng xuất khẩu, tiền hổ trợ hợp đồng từ UBND tỉnh, tiền cho thuê kho và thu nhập từ bán phụ phẩm tăng… , nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với chi phí tăng đến 30,86 lần, do thanh lý một số tài sản hỏng và hao hụt nhiều trong qua trình xay xát gạo. Như vậy, ta thấy rằng trong những năm qua hoạt động khác không mấy hiệu quả. Mặc dù ở năm 2001, 2002 có thu được lãi nhưng vẫn rất thấp so với khoản bị lỗ ở những năm khác sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tổng lợi nhuận.
5. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: 5.1. Phân tích tình hình thanh toán: Phân tích tình hình thanh toán bao gồm đánh giá tính hợp lý về sự biến động của các khoản phải thu, phải trả; tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với khoản phải trả ta đã xem xét ở phần “phân tích kết cấu nguồn vốn”, nên ở đây ta chỉ đánh giá các khoản phải thu. 5.1.1. Phân tích các khoản phải thu: Các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm: nợ phải thu, tạm ứng và các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn tức là khoản doanh nghiệp bị đơn vị khác chiếm dụng. Để đánh giá khoản này ta thông qua chỉ tiêu tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn như sau: Tỷ lệ giữa tổng giá trị khoản phải thu và tổng nguồn vốn
=
Tổng giá trị các khoản phải thu
x 100%
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh với tổng nguồn vốn được huy động thì có bao nhiêu phần trăm vốn thực chất không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình hình khoản phải thu của doanh nghiệp và tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn như sau:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 44
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 45
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
ĐỒ THỊ 6: TỶ LỆ KHOẢN PHẢI THU TRÊN TỔNG VỐN 180.000
TRIỆU ĐỒ NG
80,00%
72,16%
150.000
60,00%
120.000
42,94%
36,03%
90.000
40,00%
39,03%
60.000
20,00%
30.000 0 2000
2001
Tổng giá trị khoản phải thu
2002
2003
Tổng nguồn vốn
0,00% NĂM Tỷ lệ
Từ đồ thị ta thấy, tỷ lệ giữa khoản phải thu và tổng nguồn vốn có xu hướng giảm xuống trong năm 2000-2002. Đây là biểu hiện tốt chứng tỏ nguồn vốn bị chiếm dụng giảm đi, tỷ lệ vốn thực chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tăng lên. Nhưng đến năm 2003 đang có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể tình hình này là: Năm 2001, tỷ lệ này là 39,03%, giảm hơn năm trước 33,13%. Nguyên nhân do tổng khoản phải thu giảm 68.748 triệu tương đương 60,84% và tổng nguồn vốn giảm với mức độ nhỏ hơn là 27,59%. Các khoản phải thu giảm do: −
Khoản phải thu khách hàng giảm 8.413 triệu đồng (43,42%), do công ty tích cực thu hồi nợ tồn đọng của năm trước đồng thời giảm bớt khoản bán chịu trong năm
−
Ngoài ra còn do khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và phải thu nội bộ giảm tương ứng là 20,71% và 16,97%.
−
Phải thu trong tài sản lưu động khác giảm 61.591 triệu tương đương 70,63%, chủ yếu do khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn giảm 70,72% do doanh nghiệp giảm bớt sử dụng nguồn vốn vay.
Năm 2002, tỷ lệ giữa khoản phải thu và tổng nguồn vốn tiếp tục giảm xuống 3%. Do tổng nguồn vốn tăng 5,84% và tổng khoản phải thu giảm 1.021 triệu tương ứng 2,31%. Nguyên nhân là: Khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược giảm mạnh l25.462 triệu đồng tương đương 99,8%. Mặt khác do nợ phải thu tăng khá cao với số tiền là 24.409 triệu tương ứng 1,3 lần đã làm hạn chế tốc độ giảm của khoản phải thu, cho thấy tình hình thu hồi công nợ của công ty gặp nhiều khó khăn hơn và điều này ảnh hưởng không tốt cho tình tài chính của công ty. Cụ thể :
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 46
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
−
Khoản phải thu khách hàng tăng 19.704 triệu đồng (tương đương 1,8 lần). Tình hình thực tế năm 2002 cho thấy thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, công ty tăng lượng hàng cung ứng cho các đơn vị xuất khẩu khác (tăng gấp 3 lần năm trước). Do đó với doanh số bán chịu này không có tác dụng tích cực trong việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế mới, doanh nghiệp đã bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn.
−
Ngoài ra, do trong năm 2002 thực hiện chủ trương của Tỉnh về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, lần đầu tiên công ty tiến hành bao tiêu lúa chất lượng cao, và cung ứng trước vật tư, vốn cho nông dân tham gia sản xuất, nên khoản trả trước người bán tăng gấp 6 lần.
Năm 2003, tỷ lệ này tăng lên 6,92%. Đây là biểu hiện không tốt. Nguyên nhân do các khoản phải thu tăng 56,5% cao hơn tỷ lệ tăng của nguồn vốn. Tình hình này như sau: - Nợ phải thu tăng 7.449 triệu đồng tương đương 17,3%. Với các khoản như sau: Trả trước người bán tăng 518 triệu tương đương 1,2 lần. Đây là xu hướng không tốt vì nguồn vốn bị chiếm dụng ngày càng nhiều. Thuế GTGT được khấu trừ, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác cũng gia tăng với mức độ khá cao, doanh nghiệp cần tiến hành thu hồi nhanh để đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh. - Phải thu trong tài sản lưu động khác tăng khá cao với số tiền là 16.978 triệu đồng tương đương 90,8 lần. Trong đó chủ yếu do khoản ký quỹ, ký cược tăng rất cao với giá trị 17.050 triệu tương ứng 340%, do trong năm công ty mở rộng thêm hoạt động nhập khẩu phân bón, do đó công ty phải ký quỹ ở ngân hàng để mở LC cho việc thanh toán với khách hàng. Tóm lại: Ta thấy rằng công ty đã tích cực thu hồi nợ để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trong năm 2003, chính sách thu hồi nợ của công ty chưa tốt vì khoản nợ cho khách hàng lại giảm trong khi bị nguồn khác chiếm dụng quá nhiều. 5.1.2. Phân tích tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả: Ta có thể đánh giá khái quát về tình hình công nợ của công ty thông qua tỷ số giữa khoản phải thu và phải trả, nó phản ánh sự tương quan giữa các khoản chiếm dụng lẫn nhau giữa công ty và các đối tác kinh tế, cụ thể như sau: Tỷ lệ khoản phải = thu, phải trả
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
Tổng các khoản phải thu Tổng các khoản phải trả
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 47
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Bảng19: Tỷ lệ giữa khoản phải thu và nợ phải trả: NĂM 2000
CHỈ TIÊU
NĂM 2001
NĂM 2002
Các khoản phải thu 113.005 44.257 43.236 Các khoản phải trả Tỷ lệ
NĂM 2003
ĐVT: triệu đồng 2000 - 2001 Số tiền
2001 – 2002
%
Số tiền
67.663 -68.748 -60,84
0,60
0,57
0,60
-0,31 -34,20
%
-1.021 -2,31 24.427 56,50
124.927 74.352 75.257 113.184 -50.575 -40,48 0,90
2002 - 2003 Số % tiền
905
1,22 37.927 50,40
-0,02 -3,48
0,02
ĐỒ THỊ 7: TỶ LỆ KHOẢN PHẢI THU VÀ PHẢI TRẢ 140.000 120.000
TRIỆU ĐỒ NG
1,00
0,90
0,80
100.000
0,60
80.000
0,57
0,60
60.000
0,60 0,40
40.000
0,20
20.000 0
0,00 2000 Các khoản phải thu
2001
2002 Các khoản phải trả
2003
NĂM
Tỷ lệ
Từ đồ thị ta thấy tỷ lệ này có xu hướng giảm, cho thấy nợ cần thu hồi của công ty có xu hướng giảm và mức độ nợ cần thanh toán gia tăng Cụ thể là: Năm 2000, tỷ lệ này là 0,9 lần, nhưng sang năm 2001 chỉ còn 0,6 lần do khoản phải thu giảm 60,84% nhờ công ty tích cực thu hồi nợ, mức độ giảm của vốn bị chiếm dụng này cao hơn khoản phải trả nên làm tỷ lệ giảm. Năm 2002, tỷ lệ tiếp tục giảm 0,02 lần, do giảm khoản phải thu, đồng thời khoản phải trả gia tăng 905 triệu (1,22%) do công ty tăng sử dụng khoản vay ngắn hạn và tăng chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp. Năm 2003, tỷ số tăng với tỷ lệ 0,6 do khoản phải thu tăng 56,5% cao hơn mức độ tăng của nợ phải trả. Nguyên nhân là công ty bị chiếm dụng lượng vốn khá lớn bởi các nhà cung cấp và tổ chức tín dụng thông qua khoản ký quỹ tại ngân hàng. Qua bốn năm vừa phân tích trên ta thấy tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả luôn nhỏ hơn 1 và đang có xu hướng giảm dần, chứng tỏ mức độ nợ cần thanh toán khá nhiều và có chiều huớng gia tăng. Công ty cần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn để đảm bảo khả năng thanh toán. 5.2. Phân tích khả năng thanh toán:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 48
4,06
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Phân tích khả năng thanh toán là phân tích về: các khoản phải thu và tình hình công nợ, các khoản phải trả và khả năng chi trả. Đây là nhóm chỉ tiêu được sự quan tâm của các nhà quản trị, chủ sở hữu và đặc biệt là các nhà cho vay. Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết phải thể hiện ở khả năng chi trả, bởi vì nó phản ánh chất lượng công tác tài chính Để đánh giá một cách chính xác khả năng thanh toán của công ty ta phải xem đầy đủ cả trong ngắn hạn và dài hạn thông qua các chỉ tiêu sau đây: 5.2.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn: 5.2.1.1. Hệ số thanh toán hiện hành: Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các nợ ngắn hạn. Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Tóm lại, cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng quy động bao nhiêu từ tài sản lưu động để trả nợ. Ta có: TSLĐ & ĐTNH
Hệ số thanh = toán hiện hành
Nợ ngắn hạn
Căn cứ vào các tài liệu có liên quan ta lập được bảng phân tích như sau: Bảng 20: Hệ số thanh toán hiện hành CHỈ TIÊU TSLĐ & ĐT NH Nợ ngắn hạn HS thanh toán hiện hành
ĐVT: triệu đồng
2000 - 2001 2001 – 2002 2002 - 2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 132.095 75.717 81.626 117.151 -56.378 -42,68 5.909 7,80 35.526 43,52 NĂM 2000
NĂM 2001
NĂM 2002
NĂM 2003
124.927 61.901 67.336 107.263 -63.026 -50,45 1,06
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
1,22
1,21
1,09
0,17
15,68
5.436 -0,01
8,78 39.927 59,30 -0,90
-0,12
-9,90
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 49
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
ĐỒ THỊ 8: HỆ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH TRIỆU ĐỒ NG
140.000
1,26
120.000
1,22
100.000
1,19
1,21
1,12
80.000 60.000 40.000
1,09
1,06
1,05 0,98
20.000 0
0,91 2000
2001
TSLĐ & ĐT NH
Nợ ngắn hạn
2002
2003
NĂM
HS thanh toán hiện hành
Từ đồ thị trên ta thấy hệ số thanh toán hiện hành tăng lên từ ở 2001 và sau đó dần dần giảm xuống, cụ thể như sau: Năm 2001, hệ số thanh toán hiện hành của công ty là 1,22 nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,22 đồng tài sản lưu động, so với năm 2000 thì tăng 0,17 tương ứng 15,68%. Nguyên nhân do nợ ngắn hạn giảm 50,45% (chủ yếu do vay ngắn hạn giảm), cao hơn mức giảm của tài sản lưu động là 42,68% (nhờ giảm của khoản phải thu ). Năm 2002, hệ số này là 1,21 giảm hơn trước 0,01 tương ứng 0,9%. Tuy mức độ giảm không lớn nhưng là biểu hiện không tốt. Nguyên nhân là tài sản lưu động tăng 5.909 triệu đồng tương ứng 7,8%, nhưng nợ ngắn cũng tăng mức độ lớn hơn là 8,78% làm hệ số giảm. Năm 2003, hệ số này tiếp tục giảm nhiều hơn trước, cụ thể giảm 0,12 tương ứng 9,9%, tức là với một đồng nợ ngắn hạn khả năng chi trả của công ty giảm đi 0,12 đồng. Nguyên nhân do nợ ngắn hạn tăng khá lớn là 39.927 triệu đồng (59,3%), cao hơn tài sản lưu động (chỉ tăng 43,52%) Như vậy, ta thấy rằng nếu những năm sau còn tiếp tục giảm như thế này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc vay vốn. Hệ số thanh toán hiện hành đã gom toàn bộ tài sản lưu động lại mà không phân biệt hoạt tính của chúng nên nhiều khi không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để khắc phục điều này người ta dùng hệ số thanh toán nhanh. 5.2.1.2. Hệ số thanh toán nhanh: Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán thận trọng hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không bán hết hàng tồn
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 50
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
kho. Hệ số này khác hệ số thanh toán hiện hành ở chỗ là nó loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính, bởi vì hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao. Ta có: Hệ số thanh toán nhanh
=
TSLĐ – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
Bảng 21: Hệ số thanh toán nhanh:
TSLĐ & ĐT NH Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn HS thanh toán nhanh
2000 - 2001 2001 - 2002 2002 - 2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 132.095 75.717 81.626 117.151 -56.378 -42,68 5.909 7,80 35.526 43,52 NĂM 2000
CHỈ TIÊU
ĐVT: triệu đồng
NĂM 2001
NĂM 2002
17.102 29.186 26.271
NĂM 2003
39.284
12.084
70,66 -2.914 -9,99
124.927 61.901 67.336 107.263 -63.026 -50,45 0,92
0,75
0,82
0,73
5.436
8,78
0,07
9,36
-0,17 -18,34
13.013
49,53
39.927
59,30
-0,10 -11,69
ĐỒ THỊ 9: HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH TRIỆU ĐỒ NG
140.000 120.000
LẦN
1,00
0,92
100.000
0,82
0,73
0,75
0,80
80.000
0,60
60.000
0,40
40.000
0,20
20.000 0
0,00 2000
Hàng tồn kho
2001
Nợ ngắn hạn
2002
2003
NĂM
HS thanh toán nhanh
Từ đồ thị và bảng phân tích ta thấy hệ số thanh toán nhanh của công ty thay đổi chiều hướng liên tục nhưng nhìn chung có xu hướng giảm. Tình hình trên là do ảnh hưởng bởi biến động của hàng tồn kho. Cụ thể là: Năm 2000, hệ số thanh toán nhanh là 0,92, tức là không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn gì thêm, với 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo thanh toán bằng 0,92 đồng tài sản lưu động. Hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty không mấy cao. Năm 2001, hệ số này đã giảm đi 0,17 tương ứng 18,34%, cho thấy tình hình thanh toán càng khó khăn hơn. Nguyên nhân của việc giảm sút này là hàng tồn kho gia tăng một
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 51
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
lượng khá lớn 12.048 triệu (tương đương 70,66%) chủ yếu là thành phẩm tồn kho khá cao do phải thực hiện tạm trữ theo chỉ đạo của UBND Tỉnh để bình ổn giá lúa. Năm 2002, hệ số là 0,82, có mức độ tăng nhẹ là 0,07 tương đương 9,36%. Dù vẫn còn nhỏ hơn 1 nhưng là biểu hiện tốt. Nguyên nhân là hàng tồn kho giảm 2.914 triệu đồng (9,99%), chủ yếu do công cụ dụng cụ giảm mạnh vì công ty đã thanh lý những loại không sử dụng và thành phẩm tồn kho cũng giảm do giảm số lượng mua vào và cả giảm sản xuất. Năm 2003, hệ số này chỉ đạt 0,73, tức là giảm 0,1 tương ứng 11,69%. Do hàng tồn kho tăng mạnh 39.284 triệu đồng tương ứng 49,53%, nguyên nhân là công cụ dụng cụ tăng để đảm bảo cho sản xuất, cùng với sản phẩm dở dang tăng để chuẩn bị cho những đơn đặt hàng đầu năm sau và hàng hoá tồn kho lớn vì kinh doanh cửa hàng gặp nhiều khó khăn. Như vậy ta thấy hệ số thanh toán nhanh tương đối thấp (<1) và so với hệ số thanh toán hiện hành luôn thấp hơn một khoản nhất định như là: nếu ở hệ số thanh toán hiện hành mỗi một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,06 đồng tài sản lưu động ở năm 2000, thì đối với hệ số thanh toán nhanh chỉ bằng 0,92 đồng…Phần chênh lệch này chỉ ra rằng vẫn còn nhiều tài sản lưu động ở dạng hàng tồn kho và công ty có thể gặp khó khăn trong thanh toán. Đặc biệt trong năm 2003 hệ số ở mức thấp nhất trong 4 năm qua có thể ảnh hưởng không tốt cho công ty. Do đó cần giải phóng nhanh lượng hàng tồn đọng để đảm bảo khả năng thanh toán. 5.2.1.3. Hệ số thanh thanh toán bằng tiền: Với hai hệ số trên, ta thừa nhận rằng khoản phải thu có khả năng chuyển nhanh thành tiền để trả nợ ngắn hạn, việc thu hồi các khoản này chỉ là vấn đề thời gian. Một thị trường (tài chính, tiền tệ) trôi trải sẽ giúp cho việc trao đổi mua bán các “khoản phải thu” này. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường tài chính nói riêng chưa được phát triển như hiện nay, hệ số thanh toán nhanh thích hợp hơn là hệ số thanh toán bằng tiền. Chỉ tiêu này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền và các chứng khoán ngắn hạn. Do đó ta có công thức như sau: Hệ số thanh toán bằng tiền
=
Tiền + đầu tư tài chính ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Từ số liệu đã có ta lập bảng phân tích sau:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 52
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Bảng 22: Hệ số thanh toán bằng tiền CHỈ TIÊU Tiền & ĐTNH Nợ ngắn hạn HS thanh toán bằng tiền
NĂM 2000
NĂM 2001
1.879
NĂM 2002
2.220 12.058
ĐVT: triệu đồng 2000 - 2001 2001 - 2002 2002 - 2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 10.145 341 18,14 9.838 443,16 -1.914 -15,87
NĂM 2003
124.927 61.901 67.336 107.263 -63.026 -50,45 0,015
0,036
0,179
0,095
5.436
0,02 138,44
8,78 39.927
0,14 399,32
59,30
-0,08 -47,19
ĐỒ THỊ 10: HỆ SỐ THANH TOÁN BẰNG TIỀN 140.000
TRIỆU ĐỒ NG
0,21 0,179
120.000
0,18
100.000
0,15
80.000
0,12
60.000
0,095
40.000 20.000
0,09
0,03
0,015
0
0 2001
Nợ ngắn hạn
0,06
0,036
2000
Tiền & đầu tư ngắn hạn
2002
2003
HS thanh toán bằng tiền
NĂM
Từ đồ thị ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền của công ty có xu hướng tăng, nhưng đến năm 2003 đã giảm xuống. Cho thấy mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ đã giảm. Tình hình cụ thể như sau: Năm 2001, hệ số này bằng 0,036 tức là đối với 1 đồng nợ ngắn hạn, công ty có thể đảm bảo chi trả bằng 0,036 đồng mà không cần vay thêm hay bán hàng tồn kho và cũng không cần đến các khoản phải thu. So với năm 2000, hệ số này đã tăng thêm 0,02 tức là tăng 1,4 lần. Bởi vì, vốn bằng tiền tăng 341 triệu đồng tương đương 18,14%, trong khi đó nợ ngắn hạn giảm. Vốn bằng tiền tăng do công ty được khách hàng thanh toán tiền hàng của năm trước và những hợp đồng bán hàng trong năm chủ yếu là thanh toán ngay hoặc ngắn hạn. Quan sát trên đồ thị ta thấy: năm 2002 hệ số này tăng vọt với tỷ lệ gần 4 lần do vốn bằng tiền tăng mạnh với số tiền là 9.838 triệu gấp 4,43 lần năm trước vì doanh nghiệp tăng vay ngân hàng cho nhu cầu sử dụng trong năm. Tuy nhiên đến cuối năm vẫn còn tồn đọng lượng vốn bằng tiền này khá nhiều, nâng cao khả năng thanh toán nhanh, nhưng tập trung quá nhiều vào nguồn vốn bằng tiền như vậy sẽ không đạt hiệu quả cao.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 53
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Do đó, bằng việc đẩy mạnh giải phóng vốn bằng tiền đưa vào lưu thông để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất gia tăng, vốn bằng tiền của công ty vào năm 2003 đã giảm đi 15,87%, cùng với sự gia tăng của nợ ngắn hạn với tỷ lệ 59,3% đã làm cho hệ số giảm 47,19%. 5.2.1.4. Số vòng quay các khoản phải thu: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của khoản phải thu, tức là tốc độ chuyển đổi thành tiền mặt của nó để đảm bảo cho thanh toán và hoạt động của doanh nghiệp. Ta có:
Số vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu thuần
=
Khoản phải thu bình quân
Ngoài ra để đánh giá việc quản lý của công ty đối với các khoản phải thu cụ thể hơn ta kết hợp phân tích với chỉ tiêu kỳ thu tiền_ đó là số ngày của một vòng quay khoản phải thu: Kỳ thu tiền
360
=
Số vòng quay các phải thu bình quân Căn cứ số liệu ta lập bảng phân tích như sau: Bảng 23: Số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền CHỈ TIÊU DT thuần
NĂM 2000
NĂM 2001
NĂM 2002
NĂM 2003
ĐVT: triệu đồng
2000 - 2001 Mức
574.201 706.742 759.422 1.129.067 132.541
Tỷ lệ
2001- 2002 Mức
23,08% 52.680
Tỷ lệ
2002 - 2003 Mức
Tỷ lệ
7,45% 369.644 48,67%
Phải thu Đ.kỳ
-5.555 25.797 18.640
43.049 31.352 -564,40% -7.157 -27,74% 24.409 130,95%
Phải thu C.kỳ
25.797 18.640 43.049
50.498
Phải thu bq
10.121 22.219 30.845
46.773 12.098 119,53% 8.626 38,82% 15.929 51,64%
Vòng quay
56,73
31,81
24,62
24,14
Kỳ thu tiền
6,35
11,32
14,62
14,91
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
-7.157 -27,74% 24.409 130,95% -24,92 -43,93% 4,97
78,36%
7.449 17,30%
-7,19 -22,60%
-0,48
-1,96%
3,30 29,19%
0,29
2,00%
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 54
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
ĐỒ THỊ 11: SỐ VÒNG QUAY KHOẢN PHẢI THU 1200000 1000000
TRIỆU ĐỒ NG
Vòng
56,73
800000
60,00 50,00 40,00
31,81
600000
24,62
24,14
30,00
400000
20,00
200000
10,00
0
Doanh thu thuần
Phải thu bình quân
Vòng quay
0,00 2000
2001
2002
2003
NĂM
Từ đồ thị và bảng phân tích ta thấy, số vòng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm dần, cụ thể như sau: Năm 2000, số vòng quay khoản phải thu là 56,73 vòng, tức là trong năm phải mất bình quân là 6,35 ngày để thu hồi các khoản nợ. Năm 2001, tốc độ luân chuyển của khoản phải thu đã giảm đi 24,92 vòng, tương ứng 43,93%. Do đó thời gian thu hồi các khoản nợ cũng tăng lên 4,97 ngày. Nguyên nhân là doanh thu thuần tăng với mức độ tăng nhỏ hơn mức độ tăng của khoản phải thu bình quân khá nhiều (khoản này tăng đến 119,53%). Năm 2002, số vòng quay khoản phải thu là 24,62 vòng, giảm đi 7,19 vòng tương đương 22,6%, và kỳ hạn thu tiền cũng tăng tương ứng là 3,3 ngày. Tình trạng này cũng là do doanh thu tăng chậm hơn khoản phải thu bình quân. Doanh thu tăng hơn năm 2001 là 7,45%, nhờ lượng tiêu thụ nội địa tăng, trong khi khoản phải thu tăng đến 38,82%. Năm 2003, tốc độ luân chuyển của khoản phải thu tiếp tục giảm là 0,48 vòng (giảm đi 1,96%). Mặc dù doanh thu thuần tăng khá cao là 48,67% do tình hình kinh doanh thuận lợi, thị trường xuất khẩu mở rộng với lượng xuất khẩu trực tiếp lớn, nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng của khoản nợ phải thu nên số vòng quay các khoản nợ phải thu giảm. Như vậy, ta thấy vòng quay các khoản phải thu liên tục giảm cho thấy tốc độ chuyển đổi thành tiền của khoản phải thu ngày càng chậm sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và hoạt động của đơn vị. 5.2.1.5. Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hoá nhanh hay chậm hay cho biết thời gian hàng hóa nằm trong kho trước khi bán ra. Thời gian này càng
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 55
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
giảm thì khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho càng nhanh. Chính vì vậy mà số vòng quay hàng tồn kho ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của đơn vị. Mặt khác chỉ tiêu này còn phản ánh chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh có phù hợp trên thị trường hay không. Ta có: Số vòng quay hàng tồn kho
Số ngày lưu kho
Giá vốn hàng bán
=
Hàng tồn kho bình quân 360
=
Số vòng quay hàng tồn kho Căn cứ vào các tài liệu ta lập bảng phân tích sau: Bảng 24: Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày lưu kho: CHỈ TIÊU GVHB
NĂM 2000
NĂM 2001
NĂM 2002
NĂM 2003
2000 - 2001 Mức
Tỷ lệ
ĐVT: triệu đồng 2001 - 2002 Mức
Tỷ lệ
537.700 667.724 705.148 1.058.422 130.024 24,18% 37.424
Mức
Tỷ lệ
5,60% 353.275 50,10%
Tồn kho Đ.kỳ
15.650 17.102 29.186
26.271
Tồn kho C.kỳ
17.102 29.186 26.271
39.284 12.084 70,66% -2.914 -9,99% 13.013 49,53%
Tồn kho bình quân 16.376 23.144 27.728
32.778
1.452
2002 -03
9,28% 12.084 70,66%
6.768 41,33% 4.585 19,81%
-2.914 -9,99% 5.049 18,21%
Vòng quay
32,84
28,85
25,43
32,29
-3,98 -12,13%
-3,42 -11,86%
6,86 26,98%
Số ngày lưu kho
10,96
12,48
14,16
11,15
1,51 13,81%
1,68 13,45%
-3,01 -21,25%
ĐỒ THỊ 12: SỐ VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO 1.200.000 1.000.000
TRIỆU ĐỒNG
32,84
Số vòng
32,29
28,85 25,43
35,00 30,00 25,00
800.000
20,00 600.000 15,00 400.000
10,00
200.000
5,00
0
0,00
2000
GVHB
2001 2002 Tồn kho bình quân
2003 NĂM Vòng quay
Căn cứ vào bảng phân tích ta có:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 56
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Năm 2001, số vòng quay hàng tồn kho là 28,85 vòng, có nghĩa là thời gian hàng hóa ở trong kho trước khi bán ra trung bình là 10,96 ngày. So với năm 2000, đã giảm 3,98 vòng, và số ngày lưu kho cũng tăng tương ứng 1,51 ngày. Đây là biểu hiện không tốt vì khả năng chuyển thành tiền của hàng tồn kho đã giảm . Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán chỉ tăng 24,18% thấp hơn 41,33% là mức độ tăng của hàng tồn kho bình quân, bởi vì tiêu thụ bị hạn chế do thực hiện nhiệm vụ tạm trữ của UBND Tỉnh nên không được đẩy mạnh tương xứng với lượng mua vào và sản xuất trong năm. Năm 2002, tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho tiếp tục giảm 3,42 vòng và số ngày lưu kho tăng tương ứng 1,68 ngày. Bởi vì giá vốn hàng bán tăng chậm hơn hàng tồn kho, cụ thể là giá vốn hàng bán chỉ tăng 5,6%, trong khi hàng tồn kho bình quân tăng 19,81%, mà nguyên nhân là do tồn kho đầu kỳ của năm 2002 cao, nên mặc dù có đẩy mạnh tiêu thụ vẫn chưa thể giải quyết hết lượng tồn lại và phát sinh mới trong năm Năm 2003, vòng quay hàng tồn kho tăng lên 6,86 vòng và số ngày lưu kho giảm đi 3,01 ngày giúp cho tình hình thanh toán của công ty được tốt hơn. Nguyên nhân là giá vốn hàng bán tăng 50,1% cao hơn hàng tồn kho bình quân chỉ tăng 18,21%. Bởi vì lượng hàng tiêu thụ trong năm rất cao đạt ở mức kỷ lục do đó làm giảm mức tồn đọng hàng . Tóm lại, thông qua những điều phân tích ở trên kết hợp với đồ thị ta thấy trị giá tồn kho cuối kỳ thấp hơn nhiều so với giá vốn hàng bán ra trong năm cho thấy tình hình tiêu thụ công ty tương đối tốt. Tuy nhiên tốc độ luân chuyển hàng hoá có chiều hướng giảm xuống, vì tiêu thụ chưa tương xứng với quy mô hoạt động, quy mô sản xuất đang ngày được gia tăng. Do đó công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ hơn nữa để đẩy nhanh quá trình chuyển thành tiền của hàng hóa đảm bảo cho nhu cầu thanh toán. 5.2.2. Khả năng thanh toán nợ dài hạn: Để phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn ta sử dụng các chỉ tiêu sau: 5.2.2.1. Khả năng chi trả lãi vay: Ta biết rằng gánh nợ về tài chính mà công ty phải đương đầu phụ thuộc rất lớn vào khả năng tạo ra dòng tiền để chi trả nợ theo yêu cầu hàng năm. Lãi vay là một nghĩa vụ tài chính đó và được đảm bảo chi trả từ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó để đánh giá khả năng thanh toán nợ trong dài hạn ta cần phân tích hệ số khả năng chi trả lãi vay được tính như sau: Hệ số khả năng chi trả lãi vay
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
=
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Lãi vay
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 57
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Chỉ tiêu này đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Căn cứ vào tài liệu liên quan ta lập bảng phân tích sau: Bảng 25: Hệ số khả năng chi trả lãi vay: CHỈ TIÊU
NĂM NĂM NĂM NĂM 2000 2001 2002 2003
Lợi nhuận thuần 7.081 từ HĐKD 6.449 Lãi vay Hệ số trả lãi 1,10 vay
ĐVT: triệu đồng BĐ 00-01 Mức Tỷ lệ
BĐ 01-02 Mức Tỷ lệ
-106 8.056 9.998 -7.187 -101,49%
8.162
7715,22% 1.942
24,11%
28,91% -3.514
-42,27% 3.260
67,93%
8.313 4.799 8.059
1.865
-0,01
-1,11 -101,16%
1,68
1,24
BĐ 02-03 Mức Tỷ lệ
1,69 -13291,24% -0,44 -26,10%
ĐỒ THỊ 13: HỆ SỐ KHẢ NĂNG CHI TRẢ LÃI VAY 12.000
LẦN
TRIỆU ĐỒNG
10.000 8.000
2,00
1,68 1,24
1,50
1,10
6.000
1,00
4.000
0,50
2.000
-0,01
0 -2.000
2000
0,00 2001
Lợi nhuận thuần từ HĐKD Hệ số trả lãi vay
2002
2003 NĂM -0,50
Lãi vay Đường xu hướng
Từ đồ thị ta thấy nhìn chung khả năng chi trả lãi vay có xu hướng tăng, cụ thể như sau: Năm 2000, hệ số này là 1,10 tức là cứ mỗi một đồng chi phí lãi vay thì công ty có 1,10 đồng lợi nhuận để trả lãi. Nhưng đến năm 2001, công ty không còn khả năng chi trả lãi bởi vì hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ với số tiền là 106 triệu Năm 2002, hệ số chi trả lãi vay tăng vọt, đạt 1,68. Nguyên nhân là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng khá lớn là 8.162 triệu tương đương 77,15 lần, trong khi đó chi phí lãi vay giảm 42,27%. Đây là xu hướng tốt thể hiện khả năng thanh toán dài hạn có chuyển biến tốt Năm 2003, mặc dù hệ số này giảm xuống chỉ còn ở mức 1,24, giảm hơn trước 0,44 tương đương 26,10%, nhưng lợi nhuận tăng 1.942 triệu tương đương 24,11%, nhưng vì lãi vay tăng đến 3.260 triệu đồng với tỷ lệ 67,93% làm hệ số giảm, nên vẫn là biểu hiện tốt vì việc sử dụng đòn cân nợ có hiệu quả.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 58
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Như vậy, ta thấy ngoại trừ năm 2001 hoạt động kinh doanh bị nhiều ảnh hưởng xấu, còn lại nhìn chung khả năng chi trả lãi vay của công ty tương đối tốt. Với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đang ngày càng tăng sẽ tạo điều kiện tốt cho việc chi trả lãi vay trong những năm sau. 5.2.2.2. Hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu: Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác cũng chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Vì vậy khi phân tích khả năng đảm bảo nợ dài hạn phải tính hệ số giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Ta có: Hệ số giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
=
Nguồn vốn chủ sở hữu
Đây là hệ số cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp một cách rõ ràng nhất. Căn cứ vào tài liệu có liên quan ta lập bảng phân tích sau: Bảng 26: Hệ số giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu CHỈ TIÊU
NĂM 2000
NĂM NĂM 2001 2002
NĂM 2003
ĐVT: triệu đồng
2000 - 2001 Mức
Tỷ lệ
124.927 74.352 75.257 113.184 -50.575 -40,48%
Nợ phải trả NV CSH Hệ số nợ phải trả và NV CSH
31.679 39.040 44.758 3,94
1,90
44.377
1,68
2,55
7.361
2001 - 2002 Mức 905
23,24% 5.718
-2,04 -51,70%
Tỷ lệ
2002 - 2003 Mức
1,22% 37.927 14,65%
-380
-0,22 -11,71%
Tỷ lệ 50,40% -0,85%
0,87 51,69%
ĐỒ THỊ 14: HỆ SỐ GIỮA NỢ PHẢI TRẢ VÀ NVCSH TRIỆU ĐỒ NG
150.000 125.000
4,80
3,94
4,00
100.000
3,20
75.000
1,90
2,55
2,40
1,68
50.000
1,60
25.000
0,80
0
0,00 2000 Nợ phải trả
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
2001
2002
NV CSH
NĂM
2003 Hệ số nợ và NVCSH
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 59
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Qua đồ thị ta thấy hệ số nợ và vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm chứng tỏ công ty đã tiến hành tái cấu trúc lại nguồn vốn bằng cách tăng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm bớt vốn vay. Điều này sẽ giúp cho khả năng thanh toán dài hạn thuận lợi hơn. Cụ thể là: Năm 2000, hệ số này bằng 3,94, tức là các chủ nợ cung cấp cho doanh nghiệp 3,94 đồng ứng với mỗi đồng bỏ ra của doanh nghiệp. Tức là vốn cho hoạt động kinh doanh được tài trợ từ bên ngoài cao gấp 3,94 lần của bản thân doanh nghiệp. Năm 2001, hệ số này đã giảm 2,94 tương đương 51,7%. Do khoản nợ phải trả giảm 50.575 triệu đồng tương đương 40,48%, đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu tăng 7.361 triệu với tỷ lệ 23,24%. Năm 2002, hệ số giữa nợ và nguồn vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm tuy nhưng tốc độ thấp hơn năm trước, cụ thể là 1,68, giảm đi 0,22 tương đương 11,71%. Do nợ phải trả tăng nhưng với mức độ 1,22% thấp hơn tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu là 14,65%. Năm 2003, hệ số này là 2,55, tăng 0,87 tương đương 51,69%. Do nợ phải trả tăng 37.927 triệu đồng tương đương 50,4%, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu giảm 380 triệu (0,85%). điều này cho thấy năm 2003 doanh nghiệp đã tăng cường sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài nhiều hơn. Tóm lại, ta thấy đến cuối thời điểm năm 2003, tỷ lệ nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu cao hơn năm 2003 nhưng vẫn thấp hơn năm 2000, đồng thời việc kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đều có lãi và tăng đều qua các năm do đó công ty có thể an tâm tiếp tục sử dụng đòn cân nợ. Tuy nhiên, cùng với việc sử dụng nợ công ty cũng cần duy trì và nâng cao tích lũy nội bộ để đảm bảo khả năng thanh toán trong dài hạn. 5.2.3. Tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước: Đối với ngân sách nhà nước, công ty phải thực hiện thanh toán đầy đủ kịp thời. Điều đó cũng biển hiện tình trạng hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi hay khó khăn. Thông qua tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước ta có thể đánh giá được tình hình thực hiện nghĩa vụ đó của công ty. Ta có: Tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước
Số tiền đã nộp = Số tiền phải nộp
Căn cứ vào tài liệu từ các bảng báo cáo ta lập bảng phân tích sau:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 60
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Bảng 27: Tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nhước: CHỈ TIÊU
NĂM 2000
Số tiền đã nộp Số tiền phải nộp Tỷ lệ (%)
2.300 2.026 113,51
NĂM NĂM 2001 2002 4.963 5.175 95,90
NĂM 2003
2000 - 2001 Mức Tỷ lệ
ĐVT: triệu đồng 2001 - 2002 Mức Tỷ lệ
2002 - 2003 Mức Tỷ lệ
5.475 8.330 2.664 115,83% 512 10,32% 2.855 52,14% 6.025 6.617 3.150 155,47% 850 16,42% 592 9,82% 90,87 125,89 -17,61 -15,52% -5,03 -5,24% 35,02 38,54%
ĐỒ THỊ 15: TỶ LỆ THANH TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 9.000 7.500
TRIỆU ĐỒ NG
125,89% 113,51%
120,00% 95,90%
6.000
150,00%
90,87% 90,00%
4.500 60,00%
3.000
30,00%
1.500
0,00%
0 2000 2001 Số tiền đã nộp
2002 Số tiền phải nộp
2003 Tỷ lệ
NĂM
Từ bảng số liệu và đồ thị trên ta thấy: Tình hình nộp ngân sách của công ty khá tốt. Biểu hiện: năm 2000 tỷ lệ này đạt tới 113,51%. Năm 2001, tuy tỷ lệ đã giảm đi 17,61%, do khoản phải nộp trong kỳ tăng 16,42% cao hơn số đã nộp, nhưng tỷ lệ còn thiếu lại ngân sách không nhiều. Năm 2002, tỷ lệ này lại giảm đi 5,03%, tuy mức độ giảm ít hơn năm trước nhưng là biểu hiện không tốt. Năm 2003, tình hình trên được cải thiện biểu hiện là tỷ lệ thanh toán ngân sách đã tăng 32,02% đạt 125,89% do công ty tạm nộp vượt mức quá nhiều.
6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực của nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực mỗi ngày hạn hẹp đi và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực ngày càng trở nên cấp thiết. Để đánh giá xem tài sản của công ty đã được sử dụng tốt đến mức độ nào để sinh ra lợi nhuận ta phân tích một số chỉ tiêu sau:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 61
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
6.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu hoạt động 6.1.1. Số vòng quay vốn ( hay số vòng quay tài sản ): Số vòng quay tài sản là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tài sản đầu tư, thể hiện qua doanh thu thuần sinh ra từ tài sản đó. Ý nghĩa của nó cho ta biết cứ mỗi một đồng đầu tư vào tài sản nói chung có khả năng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Ta có: Số vòng quay tài sản
Doanh thu tuần = Tổng tài sản bình quân
Căn cứ vào tài liệu ta lập bảng phân tích và đồ thị như sau: Bảng 28: Số vòng quay tài sản CHỈ TIÊU Doanh thu thuần
NĂM 2000
NĂM 2001
ĐVT: triệu đồng NĂM 2002
NĂM 2003
2000 - 2001 Số tiền
574.201 706.742 759.422 1.129.067 132.541 58.362 156.606 113.392
120.015
Tổng vốn C.kỳ 156.606 113.392 120.015 Tài sản sử 107.484 134.999 116.703 dụng bình quân 5,34 5,24 6,51 Vòng quay TS
157.562
-43.214
138.788
27.515
8,14
-0,11
Tổng vốn Đ.kỳ
2001 - 2002
%
Số tiền
23,08
2002 - 2003
%
52.680
Số tiền
7,45 369.644
98.244 168,34 -43.214 -27,59
% 48,67
6.623
5,84
5,84
37.547
31,29
25,60 -18.295 -13,55
22.085
18,92
1,63
25,02
-27,59
6.623
-2,00
1,27
24,30
ĐỒ THỊ 16: SỐ VÒNG QUAY TÀI SẢN TRIỆU ĐỒ NG
VÒ NG
1.200.000 1.000.000 800.000
6,51 5,34
5,24
600.000 400.000 200.000 0 2000 Doanh thu thuần
2001 2002 TS sử dụng bình quân
8,14
9,00 8,00 7,00 6,00 5,00 4,00 3,00 2,00 1,00 0,00
NĂM 2003 Vòng quay tài sản
Quan sát đồ thị ta thấy số vòng quay tài sản có xu hướng tăng dần, doanh thu thuần gia tăng ngày càng cao trong khi đầu tư cho tài sản biến động không nhiều. Đây là biểu hiện tốt chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản của mình ngày càng hiệu quả hơn. Từ bảng phân tích ta có:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 62
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Năm 2001, tài sản được luân chuyển với tốc độ 5,34 vòng/năm có nghĩa là mỗi một đồng đầu tư vào tài sản, doanh nghiệp thu được 5,34 đồng doanh thu thuần. So với năm 2000, số vòng quay đã giảm đi 0,11 vòng tương đương 2%. Tuy mức độ giảm này không cao, nhưng cho thấy tài sản của công ty sử dụng giảm hiệu quả vì tốc độ tăng doanh thu không bằng mức gia tăng đầu tư tài sản, biểu hiện là doanh thu chỉ tăng 23,08% trong khi tài sản sử dụng bình quân tăng 25,60%. Năm 2002, số vòng quay tài sản tăng 1,27 vòng tương đương 24,3%, đây là sự bắt đầu cho một xu hướng tốt. Nguyên nhân là doanh thu thuần tăng 7,45% tuy không cao nhưng do quy mô tài sản đã giảm đi 13,55% làm cho số vòng quay tài sản đạt được là 6,51 vòng. Năm 2003, tài sản được luân chuyển với tốc độ cao hơn là 8,14 vòng, tăng 1,63 vòng (tương đương 25,02%). Kết quả này là do doanh thu thuần tăng khá lớn là 369.644 triệu với mức độ là 48,67% cao hơn so với tài sản sử dụng bình quân là 18,92%. Vậy qua việc tốc độ lưu chuyển tài sản của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, chứng tỏ vốn của công ty được sử dụng ngày càng hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công ty trong thời gian tới. Do đó công ty cần phát huy hơn nữa. 6.1.2. Số vòng quay tài sản cố định: Số vòng quay tài sản cố định nói lên cường độ sử dụng tài sản cố định, đồng thời cũng cho biết đặc điểm, nghành nghề kinh doanh và đặc điểm đầu tư. Ý nghĩa của nó là cho biết trong năm hoạt động của doanh nghiệp thì tài sản cố định được quay bao nhiêu vòng để tạo ra doanh thu, hay nói cách khác là với một đồng đầu tư vào tài sản cố định thì công ty được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Ta có:
Số vòng quay tài sản cố định
Doanh thu thuần = Tài sản cố định bình quân
Từ các tài liệu liên quan ta lập bảng phân tích và đồ thị biểu diễn như sau: Bảng 29: Số vòng quay tài sản cố định:
ĐVT: triệu đồng
2000 - 2001 2001 - 2002 2002 - 2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 7,45 369.644 48,67 Doanh thu thuần 574.201 706.742 759.422 1.129.067 132.541 23,08 52.680 20.602 20.313 33.109 32.933 -289 -1,40 12.796 63,00 -177 -0,53 TSCĐ Đ.kỳ CHỈ TIÊU
NĂM 2000
NĂM 2001
NĂM 2002
NĂM 2003
TSCĐ C.kỳ
20.313
33.109
32.933
36.195
12.796 63,00
-177
-0,53
3.263
9,91
TSCĐ bình quân Vòng quay tài sản cố định
20.457
26.711
33.021
34.564
6.254 30,57
6.310
23,62
1.543
4,67
28,07
26,46
23,00
32,67
-1,61
-3,46 -13,08
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
-5,73
9,67 42,04
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 63
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
ĐỒ THỊ 17: SỐ VÒNG QUAY TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.200.000 28,07
26,46
800.000
32,67 23,00
30,00 25,00 20,00
600.000
15,00
400.000
10,00
200.000
5,00
0
0,00
2000 Doanh thu thuần
2001 2002 Vốn CĐ bình quân
SỐ VÒNG QUAY
TRIỆU ĐỒNG
1.000.000
35,00
NĂM 2003 Vòng quay vốn CĐ
Từ đồ thị ta thấy, số vòng quay tài sản cố định liên tục giảm sau đó có xu hướng tăng lên vào năm 2003 chứng tỏ doanh nghiệp đang phấn đấu khai thác hiệu quả hơn máy móc thiết bị của đơn vị mình. Tình hình cụ thể như sau: Năm 2001, vòng quay tài sản cố định là 26,46 vòng tức là trên 1 đồng tài sản cố định công ty có thể tạo được 26,46 đồng doanh thu. So với năm 2000, thì khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản cố định đã giảm đi 1,61 đồng tương đương 5,73%. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng chậm hơn tài sản cố định bình quân, cụ thể là doanh thu thuần chỉ tăng 23,08%, trong khi tài sản cố định bình quân tăng 30,57%. Năm 2002, số vòng quay này tiếp tục giảm đi 3,46 vòng ứng với tỷ lệ 13,08%. Mức độ giảm còn cao hơn năm trước, cho thấy tài sản cố định sử dụng kém hiệu quả hơn bởi vì tuy mức độ tăng tài sản cố định có giảm hơn trước (chỉ tăng 23,62%), nhưng đồng thời doanh thu cũng tăng ít hơn trước khá nhiều (chỉ tăng 7,45%). Tình hình này cần được cải thiện. Và kết quả năm 2003 cho thấy công ty đã tích cực khắc phục được tình trạng trên biểu hiện là: khả năng tạo ra doanh thu trên một đồng tài sản cố định tăng 9,67 đồng tương đương 42,04%. Mức độ tăng khá cao cho thấy việc sử dụng tài sản cố định bắt đầu có hiệu quả, tạo ra xu hướng tích cực hơn trong những năm tới. Đạt được điều đó là nhờ những phấn đấu của công ty trong công tác sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất cùng với việc gia tăng doanh số để khai thác hiệu quả công xuất của máy. 6.1.3. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Vốn lưu động là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, dùng để duy trì những hoạt động bình thường trong hiện tại. Do đó việc sử dụng có hiệu quả vốn này có ý nghĩa rất quan trọng đảm bảo cho sự phát triển ổn định và lâu dài của doanh nghiệp. Trước hết ta khảo sát sơ đồ về vòng quay vốn lưu động ở doanh nghiệp như sau:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 64
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Vòng luân chuyển vốn lưu động TIỀN
Nợ phải trả Mua hàng
Khoản phải thu
Mua nguyên vật liệu
Bán hàng
Hàng tồn kho
Sản xuất
Từ sơ đồ trên ta thấy: Luân chuyển vốn lưu động là sự vận động tuần hoàn của vốn trải qua ba giai đoạn cung cấp, sản xuất và tiêu thụ làm cho vốn chuyển từ hình thái này sang hình thái khác như: tiền tệ, nguyên vật liệu, thành phẩm…và kết thúc một chu kỳ kinh doanh trở về trạng thái ban đầu của nó. Tốc độ luân chuyển vốn là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính doanh nghiệp. Để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn ta dùng chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động. Ta có: Số vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần = Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Ngoài ra ta có thể dùng chỉ tiêu số ngày của một vòng quay vốn lưu động để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ta có:
Số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động
=
360 Số vòng quay vốn lưu động
Căn cứ vào các tài liệu ta có bảng kết quả sau:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 65
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Bảng 30: Số vòng quay vốn lưu động CHỈ TIÊU
NĂM 2000
NĂM 2001
NĂM 2002
ĐVT: triệu đồng 2000 - 2001
NĂM 2003
Số tiền
%
574.201 706.742 759.422 1.129.067 132.541
DT thuần
2001 - 2002 Số tiền
2002 - 2003
%
Số tiền
%
23,08
52.680
7,45
369.644
48,67
473
3,43
Vốn LĐ Đ.kỳ
5.620
7.168
13.816
14.290
1.548
27,54
6.648
92,75
Vốn LĐ C.kỳ
7.168
13.816
14.290
9.888
6.648
92,75
473
3,43
-4.402 -30,80
Vốn LĐ bq Vòng quay vốn LĐ Số ngày của 1 vòng
6.394
10.492
14.053
12.089
4.098
64,09
3.561
33,94
-1.964 -13,98
89,80
67,36
54,04
93,40
-22,44
-24,99
4,01
5,34
6,66
3,85
1,34
33,32
-13,32 -19,77 1,32
24,65
39,36
-2,81 -42,14
ĐỒ THỊ 18: SỐ VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG 1.200.000 1.000.000
TRIỆU ĐỒ NG
VÒ NG
89,80
93,40
90,00
60,00
600.000
54,04
45,00
400.000
30,00
200.000
15,00
0
0,00 2000
2001
Doanh thu thuần
75,00
67,36
800.000
105,00
2002
2003
NĂM
Vốn LĐ bình quân
Vòng quay vốn LĐ
Từ bảng phân tích và đồ thị trên ta thấy số vòng quay vốn lưu động có xu hướng giảm dần, chỉ đến năm 2003 mới có chiều hướng gia tăng chứng tỏ những năm trước đây vốn lưu động được sử dụng chưa mấy hiệu quả, cụ thể của tình hình này là : Năm 2001, số vòng quay vốn lưu động là 67,36 vòng, tức là cứ 1 đồng vốn lưu động sẽ tạo ra 67,36 đồng doanh thu thuần và thời gian của một vòng quay là 5,34 ngày. So với năm 2000, tốc độ này đã giảm đi 22,44 vòng tương đương 24,99% và số ngày của một vòng quay cũng tăng lên 1,34 ngày tương đương đương 33,32%. Năm 2002, vốn lưu động quay trung bình 54,04 vòng với thời gian của một vòng là 6,66 ngày, vậy đã vận chuyển chậm hơn trước 13,31 vòng tức là đã giảm đi 19,77% và thời gian của một vòng quay cũng dài hơn 1,32 ngày tức là tăng thêm 24,65%. Đến năm 2003, nhờ hoạt động tiêu thụ diễn ra mạnh, nên tốc độ luân chuyển của vốn lưu động tăng lên 39,36 vòng tương đương 72,83%. Mức độ tăng khá cao này là một biểu
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
72,83
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 66
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
hiện tích cực cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh có khởi sắc tốt. Đồng thời, số ngày của một vòng cũng giảm đi 2,81 ngày với tỷ lệ là 42,14%. Kết luận: Qua đó ta thấy, trong năm 2001 và 2002, số vòng quay của vốn lưu động liên tục giảm và số ngày của một vòng tăng dần lên, chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển ngày càng chậm điều này sẽ làm cho tình hình tài chính của công ty ngày càng xấu đi. Đến năm 2003, luân chuyển vốn đã diễn ra nhanh hơn cho thấy vốn được sử dụng hiệu quả hơn. Ta dễ dàng nhận thấy sự biến động trên là do ảnh hưởng bởi sự biến động: doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân. Ta sẽ xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động mà cụ thể là đến số ngày của một vòng quay. Xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động: - Khi tình hình tiêu thụ diễn ra mạnh hơn hay yếu đi tức là doanh thu biến động sẽ ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động làm số ngày của một vòng thay đổi là:
360
x
Vốn LĐ sử dụng bình quân năm nay
x
[
1
1
Doanh thu thuần năm nay
-
Doanh thu thuần năm trước
]
- Khi vốn lưu động được sử dụng biến động sẽ làm thay đổi số ngày của một vòng quay vốn lưu động một lượng là: 360 x ( Vốn LĐ sử dụng bình quân năm nay - Vốn LĐ sử dụng bình quân năm trước) Doanh thu thuần năm trước
Căn cứ vào các tài liệu có liên quan ta lập bảng phân tích như sau: Bảng 31: Ảnh hưởng của doanh thu CHỈ TIÊU
NĂM
Vốn LĐ năm nay Doanh thu thuần năm nay Doanh thu thuần năm trước Doanh thu biến đổi Ảnh hưởng của doanh thu
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
2000 6.394
ĐVT: triệu đồng 2001
2002
10.492
14.053
2003 12.089
574.201 706.742 759.422 1.129.067 _ 574.201 706.742 759.422 _ 132.541 52.680 369.644 _
-1,23
-0,50
-1,88
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 67
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Bảng 32: Ảnh hưởng của vốn lưu động sử dụng bình quân: NĂM CHỈ TIÊU
2000
Vốn LĐ bình quân năm nay Vốn LĐ bình quân năm trước Vốn LĐ biến đổi Doanh thu thuần năm trước
6.394 10.492 14.053 12.089 _ 6.394 10.492 14.053 _ 4.098 3.561 -1.964 _ 574.201 706.742 759.422
Ảnh hưởng của vốn LĐ bq
2001
ĐVT: triệu đồng
_
2,57
2002
1,81
2003
-0,93
Từ hai bảng trên ta thấy: Năm 2001: Mức độ ảnh hưởng của doanh thu: với số vốn lưu động sử dụng bình quân thực tế của năm, nhưng doanh thu đạt được tăng 132.541 triệu đồng đã làm tăng tốc độ luân chuyển vốn biểu hiện: số ngày của một vòng quay vốn đã giảm đi là: -1,23 ngày/vòng. Mức độ ảnh hưởng của vốn lưu động: với giả định rằng doanh thu của năm nay bằng năm trước, nhưng số vốn sử dụng thực tế tăng 4.098 triệu đồng, chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn giảm: số ngày của một vòng quay tăng thêm là 2,57 ngày/vòng. Như vậy: số ngày của một vòng quay vốn năm 2001 tăng hơn trước là: (–1,23 + 2,57) = 1,34 vòng. Tương tự cho các năm sau là: Năm 2002, số ngày cho một vòng tăng 1,32 vòng do: -
Doanh thu thuần tăng 52.680 triệu đồng làm số ngày giảm đi : -0,5 ngày/vòng
-
Vốn lưu động sử dụng tăng 3.561 triệu đồng làm thời gian một vòng quay tăng 1,81 ngày/vòng.
Năm 2003: -
Doanh thu thuần tăng 369.644 triệu làm thời gian của một vòng giảm : 1,88 ngày/vòng
-
Đồng thời vốn lưu động sử dụng bình quân cũng giảm đi 1.964 triệu làm thời gian một vòng quay giảm đi : -0,93 ngày/vòng.
Do đó, tốc độ luân chuyển trong năm 2003 tăng lên với thời gian của một vòng quay giảm tổng cộng là : -2,81 ngày/vòng. Tóm lại, ta thấy rằng:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 68
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
−
Đối với nhân tố doanh thu, hàng năm đều tăng lên và do đó ảnh hưởng tích cự đến tốc độ luân chuyển vốn làm giảm số ngày của vòng quay vốn. Do đó ta cần đẩy mạnh tiêu thụ hơn nữa.
−
Đối với nhân tố vốn lưu động, gia tăng vào năm 2001 và 2002 đã ảnh hưởng không tốt đến tốc độ luân chuyển vốn. Do đó công ty cần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vốn lưu động này hơn để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm vốn hoặc ngược lại sẽ gây lãng phí. Do đó xác định được số vốn tiết kiệm hoặc lãng phí đó sẽ cho ta thấy rõ hơn về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Xác định số vốn tiết kiệm hay lãng phí:
Ta có công thức xác định như sau: Số vốn tiết kiệm hay lãng phí so với năm trước
=
Doanh thu thuần năm nay x 360
[
Số ngày 1 vòng quay năm nay
-
Số ngày 1 vòng quay năm trước
]
Dựa trên các tài liệu ta có kết quả sau: Bảng 33: Số vốn tiết kiệm hoặc lãng phí: NĂM CHỈ TIÊU
Doanh thu thuần Số ngày 1vòng quay năm nay Số ngày 1 vòng quay năm trước Số vốn tiết kiệm hoặc lãng phí
2000
2001
ĐVT: triệu đồng 2002
2003
574.201 706.742 759.422 1.129.067 4,01 5,34 6,66 3,85 _ 4,01 5,34 6,66 _ 2.611 2.785 -8.813
Từ bảng trên ta thấy, năm 2001 và 2002 do vốn lưu động luân chuyển với tốc độ chậm hơn nên đã làm lãng phí một khoản vốn là 2.611 triệu đồng và 2.785 triệu đồng. Tình hình này không tốt cho tài chính của công ty. Đến năm 2003, nhờ nổ lực tăng tốc độ luân chuyển vốn đã tiết kiệm được 8.813 triệu đồng. Số vốn này lớn hơn lượng vốn bị lãng phí năm trước khá nhiều, đây là biểu hiện tích cực cho thấy trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính của công ty đã có sự tiến bộ khá tốt, cần duy trì và phát huy hơn trong những năm tới . 6.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận: Phân tích tình hình tài chính của công ty phải đặc biệt quan tâm đến khả năng sử dụng hiệu quả tài sản để mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Vì lợi nhuận là mục tiêu cuối GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 69
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
cùng của doanh nghiệp. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong tất cả các mối quan hệ có thể liên quan như: doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu…Mỗi góc độ nhìn đều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ các quyết định quản trị. Ta có thể thông qua các chỉ tiêu sau đây: 6.2.1. Hệ số lãi gộp: Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn, hệ số lãi gộp biến động là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nó thể hiện khả năng trang trải các chi phí hoạt động khác như chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp…để đạt được lợi nhuận, tức là cho ta biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng đóng góp cho chi phí hoạt động và lợi nhuận. Ta có: Lãi gộp Hệ số lãi gộp
=
x
100%
Doanh thu thuần Bảng 34: Hệ số lãi gộp NĂM 2000
CHỈ TIÊU
NĂM 2001
ĐVT: triệu đồng NĂM 2002
NĂM 2003
2000 - 2001 Số tiền
%
2001 - 2002 Số tiền
2002 - 2003
%
Số tiền
%
Doanh thu thuần
574.201 706.742 759.422 1.129.067 132.541
23,08 52.680
7,45 369.644
48,67
Giá vốn hàng bán
537.700 667.724 705.148 1.058.422 130.024
24,18 37.424
5,60 353.275
50,10
Lãi gộp
36.501
39.018
54.275
70.644
2.517
Hệ số lãi gộp
6,36%
5,52%
7,15%
6,26% -0,84%
6,90 15.256 -13,15
1,63%
39,10
16.370
30,16
29,45 -0,89% -12,45
ĐỒ THỊ 19: HỆ SỐ LÃI GỘP 1.200.000
TRIỆU ĐỒNG
1.000.000
9,00% 6,36%
800.000
7,50% 5,52%
7,15% 6,26%
6,00%
600.000
4,50%
400.000
3,00%
200.000
1,50%
0 2000 2001 Doanh thu thuần
2002 Lãi gộp
0,00% 2003 NĂM Hệ số lãi gộp
Quan sát đường biển diễn hệ số lãi gộp ta thấy hệ số lãi gộp thường xuyên biến động theo những chiều hướng khác nhau, có xu hướng giảm vào năm 2003, cụ thể là:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 70
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Năm 2001, hệ số này là 5,52%, tức là trong 100 đồng doanh thu có 5,52 đồng dùng để trang trải cho chi phí hoạt động và có lãi. So với năm 2000, hệ số này đã giảm đi 0,84%, nguyên nhân do giá vốn hàng bán tăng với mức độ cao hơn doanh thu thuần làm cho lãi gộp tăng chậm hơn (chỉ tăng 6,9%) nên hệ số giảm. Năm 2002, hệ số lãi gộp bằng 7,15%, tức là với 100 đồng doanh thu thuần khả năng trang trải cho chi phí hoạt động đã tăng hơn trước 1,63 đồng. Đây là biểu hiện tích cực vì giá vốn hàng bán tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ công ty có biện pháp tốt để giảm giá thành làm lãi gộp tăng với mức độ khá cao hơn doanh thu là 39,1%. Năm 2003, hệ số lãi gộp giảm trở lại, với 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 6,26 đồng lãi gộp, tức là giảm hơn trước 0,89 đồng. Tuy mức độ giảm không lớn lắm nhưng là biểu hiện không tốt vì mặc dù doanh thu tăng rất lớn nhưng giá vốn hàng bán còn tăng nhanh hơn làm giảm tốc độ tăng của lãi gộp chỉ còn 30,16% làm hệ số gộp giảm tương ứng. Tóm lại ta thấy, trong những năm qua doanh thu không ngừng gia tăng, nên sự giảm sút của hệ số lãi gộp là do biện pháp kiểm soát giá thành của công ty chưa tốt. Công ty cần giảm giá thành để nâng cao lợi nhuận hơn. 6.2.2. Hệ số lãi ròng: Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu gọi tắt là ROS (Return on Sales), thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành do nó phản ánh khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động cũng như phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ta có: Lãi ròng Hệ số lãi ròng
=
x
100%
Doanh thu thuần Dựa trên các số liệu có được ta lập bảng phân tích sau: Bảng 35: Hệ số lãi ròng CHỈ TIÊU Lãi ròng Doanh thu thuần Hệ số lãi ròng
NĂM 2000 3.309
ĐVT: triệu đồng NĂM 2001 3.719
NĂM 2002 5.281
NĂM 2003 4.807
2000 - 2001 Số tiền %
2001 - 2002 Số tiền %
410 12,39
1.562 41,99
574.201 706.742 759.422 1.129.067 132.541 23,08 52.680 0,58%
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
0,53%
0,70%
0,43%
2002 - 2003 Số tiền % -474
-8,98
7,45 369.644
48,67
-0,05% -8,68 0,17% 32,14
-0,27% -38,78
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 71
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
ĐỒ THỊ 20: HỆ SỐ LÃI RÒNG 1.200.000 1.000.000
TRIỆU ĐỒ NG
0,75%
0,70% 0,58%
0,60%
0,53%
800.000
0,45%
600.000
0,43%
0,30%
400.000 200.000
0,15%
0
0,00% 2000
2001
2002
2003
Lãi ròng
Doanh thu thuần
Hệ số lãi ròng
NĂM
Từ đồ thị ta thấy hệ số lãi ròng của công ty có chiều hướng giảm xuống, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2003. Điều này là biểu hiệu không tốt chứng tỏ hiệu quả kinh doanh giảm sút. Cụ thể tình hình này như sau: Năm 2000, hệ số lãi ròng bằng 0,58%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần công ty có được 0,58 đồng lợi nhuận. Sang năm 2001, số lãi thu được trên 100 đồng doanh thu đã giảm đi 0,05 đồng tức là giảm đi 8,68%, do lãi ròng tăng với tỷ lệ 12,39% thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Năm 2002, hệ số lãi ròng là 0,7%, tăng hơn năm trước 0,17 đồng trên 100 đồng doanh thu, tức là tăng 32,14%. Đây là biểu hiện tốt do lãi ròng tăng khá cao là 41,99% nhờ lãi từ hoạt động kinh doanh tăng một lượng lớn. Năm 2003, hệ số lãi ròng lại giảm đi 0,27%, tức là 100 đồng doanh thu tạo ra lãi ròng ít hơn trước 0,27 đồng. Mức độ giảm này là khá lớn, do doanh thu tăng rất cao, nhưng lãi ròng đã giảm đi 8,98%. Tóm lại, với xu hướng giảm xuống của hệ số lãi ròng như trên cho thấy những chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian qua chưa mang lại hiệu quả cao. 6.2.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA_ Return On Asset): Tỷ suất sinh lời của tài sản là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc sắp xếp, phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty, nó cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng. Ta có:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 72
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Lãi ròng ROA
= Tổng tài sản bình quân
Ta lập bảng phân tích sau: Bảng 36: Tỷ suất sinh lời của tài sản: NĂM 2000
CHỈ TIÊU Lãi ròng Tài sản sử dụng bình quân ROA
NĂM 2001
3.309
NĂM 2002
3.719
5.281
ĐVT: triệu đồng 2000 - 2001 NĂM 2003 Số tiền % 4.807
410
12,39
107.484 134.999 116.703 138.788 27.515 0,031
0,028
0,045
0,035
2001 - 2002 Số tiền %
2002 - 2003 Số tiền % -474
-8,98
25,60 -18.295 -13,55 22.085
18,92
-0,003 -10,51
1.562 41,99
0,018 64,26 -0,011 -23,46
ĐỒ THỊ 21: TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA TÀI SẢN 0,05
150.000 0,045
TRIỆU ĐỒNG
125.000
Lợi nhuận
0,04
100.000 0,031
0,028
0,035
0,03
75.000 0,02
50.000
0,01
25.000 0 2000
2001
2002
2003
Tổng vốn bình quân ROA
0 NĂM
Từ đồ thị ta thấy rằng, tỷ suất sinh lời của tài sản liên tục thay đổi xu hướng qua các năm, nhưng nhìn chung có tăng lên. Cụ thể là: Năm 2000, ROA của công ty là 0,031 tức là với 1 đồng đầu tư vào tài sản công ty thu được lợi nhuận là 0,031 đồng. Năm 2001, tỷ suất này đã giảm xuống 0,003 tương đương 10,51%. Bởi vì tốc độ tăng lợi nhuận chỉ đạt 12,39%, thấp hơn mức tăng của tài sản sử dụng bình quân. Sở dĩ có tình hình này là vì trong năm có nhiều biến cố xảy ra, đặc biệt là trận lũ lớn làm nông dân mất mùa nên giá thu mua nguyên liệu tăng do đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Năm 2002, ROA đạt được 0,045 tăng hơn năm trước 0,018 tương đương 64,26%. Mức độ tăng khá lớn cho thấy doanh nghiệp có nổ lực khai thác hiệu quả tài sản của mình hơn.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 73
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Biểu hiện là lợi nhuận tăng 1.562 triệu tương đương 41,99% trong khi đó tài sản sử dụng bình quân giảm 13,55%. Đây là biểu hiện tốt doanh nghiệp cần phát huy. Lợi nhuận tăng là nhờ công ty chủ động được tình hình, cải thiện doanh số, giảm giá thành và tiết giảm chi phí tốt. Tuy nhiên sang năm 2003, ROA của công ty đã giảm xuống 0,11 tương đương 23,46% chỉ còn 0,035. Nguyên nhân là vì: Lợi nhuận giảm 474 triệu tương đương 8,98% trong khi đó quy mô tài sản tăng 18,92%. Đây là biểu hiện không tốt, hiệu quả kinh doanh của công ty giảm xuống. Kết luận: Ta thấy rằng khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản vẫn còn khoảng cách khá lớn đối với khả năng tạo ra doanh thu, đều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn hạn chế. 6.2.4. Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định: Một chỉ tiêu khác đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng tài sản cố định là tỷ suất sinh lời của tài sản cố định, khác với chỉ tiêu số vòng quay trên ở chỗ nó cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của một đồng tài sản cố định. Do đó ta có công thức tính: Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định
Lãi ròng
=
Tài sản cố định bình quân
Ta có bảng tính sau: Bảng 37: Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định: CHỈ TIÊU Lãi ròng TSCĐ bình quân Suất sinh lời TSCĐ
NĂM 2000 3.309
NĂM 2001
2001 - 2002 Số tiền %
2002 - 2003 Số tiền %
410
12,39
1.562 41,99
-474
-8,98
20.457 26.711 33.021 34.564
6.254
30,57
6.310 23,62
1.543
4,67
-0,023 -13,92
0,021 14,86
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
0,139
5.281
2000 - 2001 NĂM 2003 Số tiền % 4.807
0,162
3.719
NĂM 2002
ĐVT: triệu đồng
0,160
0,139
-0,021 -13,04
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 74
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
ĐỒ THỊ 22: SUẤT SINH LỜI CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 40.000
TRIỆU ĐỒNG
35.000
0,165
0,162
0,160
0,16
30.000
0,155
25.000
0,15
20.000
0,145
15.000
0,14
0,139
10.000
0,139
5.000
0,135 0,13
0
0,125
2000 Lợi nhuận
2001
2002
TSCĐ bình quân
2003
NĂM
Suất sinh lời TSCĐ
Quan sát trên đồ thị ta thấy suất sinh lời của tài sản cố định có chiều hướng giảm xuống, có nghĩa là hiệu quả của việc sử dụng tài sản này cũng có xu hướng giảm. Cụ thể là: Năm 2001, tỷ suất này giảm 0,023 tương tương 13,92%, tức là khả năng tạo ra lợi nhuận của một đồng tài sản cố định đã giảm đi 0,023 đồng. Nguyên nhân do lợi nhuận tăng với tốc độ chậm hơn tài sản cố định khá nhiều. Năm 2002, suất sinh lời của tài sản cố định tăng trở lại với giá trị 0,160, nhờ doanh nghệp có nhiều biện pháp tích cực gia tăng lợi nhuận với mức độ khá cao là 41,99% cao hơn mức độ tăng của tài sản cố định bình quân (23,62%) Năm 2003, khả năng tạo lợi nhuận trên một đồng tài sản cố định lại giảm và đạt giá trị tương đương với năm 2001. Tuy tài sản cố định bình quân gia tăng không lớn lắm chỉ với tỷ lệ 4,67%, nhưng do lợi nhuận giảm 474 triệu tương ứng 8,98% đã làm suất sinh lời giảm. Đây là biểu hiện không tốt, doanh nghiệp cần gia tăng lợi nhuận đạt được để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 6.2.5. Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động: Ta có: Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động
=
Lợi nhuận ròng Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của một đồng vốn lưu động. Dựa vào số liệu được cung cấp ta lập bảng số liệu sau:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 75
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Bảng 38: Suất sinh lời của vốn lưu động NĂM 2000
CHỈ TIÊU
NĂM 2001
NĂM 2002
Lợi nhuận
3.309
3.719
Vốn LĐ bình quân
6.394
10.492
Suất sinh lời vốn LĐ
0,517
0,354
5.281
ĐVT: triệu đồng 2000 - 2001 NĂM 2003 Số tiền %
2001 - 2002 2002 - 2003 Số tiền % Số tiền %
4.807
410
12,39
1.562 41,99
14.053 12.089
4.098
64,09
3.561 33,94 -1.964 -13,98
0,376
0,398 -0,163 -31,51
0,02
-474
6,02
-8,98
0,02
ĐỒ THỊ 23: SUẤT SINH LỜI CỦA VỐN LƯU ĐỘNG 15.000
0,6
0,517
0,5
12.500 0,376
TRIỆU ĐỒNG
10.000
0,398
0,354
7.500
0,4 0,3
5.000
0,2
2.500
0,1 0
0 2000
Lợi nhuận
2001
Vốn LĐ bình quân
2002
2003
NĂM
Suất sinh lời của vốn LĐ
Từ bảng phân tích và đồ thị ta thấy: Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động là khá cao trong năm 2000, nhưng sau đó giảm đi vào năm 2001, dù những năm sau có chiều hướng tăng lên nhưng vẫn thấp hơn mức của năm 2000. Chứng tỏ vốn lưu động của công ty đã được sử dụng ngày càng kém hiệu quản hơn. Cụ thể như sau: Năm 2000, suất sinh lời của vốn lưu động là 0,517, tức là 1 đồng vốn lưu động có khả năng sinh ra 0,517 đồng lợi nhuận. Nhưng sang năm 2001, khả năng tạo ra lợi nhuận này đã giảm đi 0,163 đồng trên mỗi một đồng vốn lưu động, tức là giảm đi 31,51%. Nguyên nhân là do vốn lưu động sử dụng bình quân tăng với mức độ khá lớn là 64,09% và nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Năm 2002, tuy tỷ suất này có tăng lên 0,02 tức 6,02%, nhưng cũng chỉ đạt ở mức 0,376. Tuy nhiên ta thấy lợi nhuận tăng khá cao là 41,99% và mức độ tăng của vốn lưu động bình quân đã thấp hơn chỉ tăng 33,94%, cho nên có thể xem đây là một biểu hiện tốt. Năm 2003, vốn lưu động được sử dụng tiết kiệm hơn nên giảm đi 13,98% và lợi nhuận được tạo ra giảm nhưng với mức độ thấp hơn vốn lưu động nên kết quả là làm cho tỷ suất sinh lời của vốn lưu động tăng 5,81%.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 76
5,81
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Như vậy, trong hai năm 2002 và 2003, tỷ suất sinh lời của vốn lưu động đã được cải thiện dần. Tuy với mức độ khá thấp nhưng cho thấy có sự phấn đấu của công ty trong việc khôi phục lại khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn lưu động, để đảm bảo cho vốn được sử dụng hiệu quả hơn. 6.2.6. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE: Return On Equity ) Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là tiêu chuẩn phổ biến nhất thường dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý. Bởi vì nó đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu của công ty, đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình. Nói tóm lại nó đo lường tiền lời của mỗi đồng tiền vốn bỏ ra. Ta có: Lãi ròng ROE
= Vốn CSH bình quân
Căn cứ vào các tài liệu có liên quan ta lập bảng phân tích sau: Bảng 39: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. NĂM 2000
CHỈ TIÊU Lãi ròng
NĂM 2001
3.309
3.719
NĂM 2002
NĂM 2003
ĐVT: triệu đồng
2000 – 2001 Số tiền %
2001 – 2002 Số tiền %
2002 – 2003 Số tiền %
5.281
4.807
410
12,39
1.562
41,99
-474
-8,98
Vốn CSH Đ.kỳ
27.866
31.679 39.040
44.758
3.813
13,68
7.361
23,24
5.718
14,65
Vốn CSH C.kỳ
31.679
39.040 44.758
44.377
7.361
23,24
5.718
14,65
-380
-0,85
Vốn CSH bq
29.773
35.359 41.899
44.568
5.587
18,76
6.539
18,49
2.669
6,37
0,108
-0,006
-5,36
0,021
19,83 -0,018 -14,43
ROE
0,111
0,105
0,126
ĐỒ THỊ 24: SUẤT SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU 48.000
12,80%
12,60%
TRIỆU ĐỒNG
40.000
12,00%
32.000 11,11%
11,20%
24.000
10,78%
10,52%
16.000
10,40%
8.000
9,60%
0
8,80% NĂM
2000 Lãi ròng
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
2001
2002 Vốn CSH bq
2003 ROE
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 77
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Từ đồ thị trên ta thấy, ROE của công ty biến đổi liên tục trong những năm qua, và năm 2003 có xu hướng giảm xuống, cụ thể như sau: Năm 2001, ROE là 0,105 tức là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,105 đồng lợi nhuận. So với năm 2000, đã giảm đi 0,006 đồng tương đương 5,36%. Đến năm 2002, suất sinh lời của 1 đồng vốn chủ sở hữu tăng lên 0,021 đồng tức là tăng 19,83%. Tuy nhiên đến năm 2003, ROE lại giảm xuống chỉ còn 0,108 , giảm đi 14,43%. Để đánh giá chính xác biến động tăng giảm như trên là tích cực hay tiêu cực ta cần nhìn ROE một cách toàn diện hơn, tức là đặt nó trong mối quan hệ với ROA. Bởi vì vốn chủ sở hữu là một phần của tổng vốn, hình thành nên tài sản do đó suất sinh lời của chủ sở hữu phụ thuộc vào suất sinh lời của tài sản. Điều đó thể hiện qua đẳng thức sau: ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính Trong đó đòn bẩy tài chính (hay còn gọi là đòn cân nợ) là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, cho biết tỷ lệ nợ hay vốn chủ sở hữu so với tài sản: Tổng tài sản Đòn bẩy tài chính = Vốn chủ sở hữu Từ hai công thức trên ta thấy khi đòn bẩy tài chính càng tăng sẽ có tác dụng “bẩy” cho ROE tăng theo, nhưng khi đó nợ của doanh nghiệp cũng sẽ tăng do đó kéo theo rủi ro rất lớn. Ta sẽ thấy rõ hơn thông qua thực tế tại công ty như sau: Bảng 40: Mối liên hệ giữa ROA và ROE: CHỈ TIÊU
ROA Đòn bẩy tài chính ROE
NĂM 2000
0,031 3,610 0,111
NĂM 2001
2000 – 2001 NĂM NĂM 2002 2003 Số tiền %
2001 – 2002 Số tiền %
2002 – 2003 Số tiền %
0,028 0,045 0,035 -0,003 -10,51 0,018 64,26 -0,011 -23,46 3,818 2,785 3,114 0,208 5,75 -1,033 -27,04 0,329 11,80 0,105 0,126 0,108 -0,006 -5,36 0,021 19,83 -0,018 -14,43
Từ bảng trên ta có: Năm 2000, suất sinh lời của tài sản chỉ bằng 0,031, nhưng với tác dụng của đòn bẩy tài chính mà ROE đạt đến 0,111. Sang năm 2001, công ty đã tăng sử dụng nợ thông qua chỉ tiêu đòn bẩy tài chính tăng 0,208 tức là tăng 5,75%. Nhưng ROA giảm đi 0,003 tương đương 10.51%. Đây là biểu hiện không tốt, vì với sự giảm sút của ROA việc gia tăng đòn bẩy tài chính trong trường hợp này đã làm cho ROE giảm.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 78
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Năm 2002, ROA của công ty tăng 0,018, tức là tăng 64,26%. Tuy nhiên, đòn cân nợ đã giảm đi 27,04% nên ROE chỉ đạt được 0,126 tức là tăng 19,83%. Dù vậy đây cũng là biểu hiện tốt vì suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng, nhưng đồng thời hạn chế được rủi ro tài chính. Năm 2003, ROA đã giảm xuống 0,011 tương đương 23,46%, nhưng đòn bẩy tài chính lại tăng lên 0,329 tương đương 11,8% và cũng tương tự như năm 2001 làm cho ROE giảm xuống. Đến đây ta có thể kết luận rằng: Đối với những năm ROE giảm là biểu hiện tình trạng không tốt của doanh nghiệp: khả năng tạo ra lợi nhuận giảm đồng thời nợ gia tăng tạo nên rủi ro lớn. Do đó doanh nghiệp cần kết hợp nhiều biện pháp tối ưu để nâng cao khả năng sinh lời cho mỗi đồng vốn đầu tư của mình.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 79
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
7.
Tổng kết về tình hình tài chính của công ty:
Bảng 41 : Tổng kết các tỷ số tài chính: NĂM
Tỷ số tài chính - Kết cấu: Kết cấu tài sản Tỷ lệ TSLĐ trên tổng tài sản Tỷ suất đầu tư Kết cấu nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ Tỷ số nợ -
-
-
Tình hình thanh toán Tỷ lệ nợ phải thu trên tổng vốn Tỷ lệ nợ phải thu trên nợ phải trả Khả năng thanh toán: Trong ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán bằng tiền Vòng quay khoản phải thu Vòng quay hàng tồn kho Trong dài hạn: Khả năng chi trả lãi vay Tỷ lệ nợ phải thu và NV CSH Tỷ lệ thanh toán với NS nhà nước Hiệu quả sử dụng vốn Chỉ số hoạt động Vòng quay tài sản Vòng quay tài sản cố định Vòng quay tài sản lưu động Chỉ tiêu lợi nhuận Hệ số lãi gộp Hệ số lãi ròng Suất sinh lời của tài sản Suất sinh lời của tài sản cố định Suất sinh lời của tài sản lưu động Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
2000
2001
2002
2003
84,35% 15,65%
66,77% 33,23%
68,01% 31,29%
74,35% 25,65%
20,23% 79,77%
34,43% 65,57%
37,29% 62,71%
28,17% 71,83%
72,16% 0,90
39,03% 0,6
36,03% 0,57
42,94% 0,60
1,06 0,92 0,015 56,73 32,84
1,22 0,75 0,036 31,81 28,85
1,21 0,82 0,179 24,62 25,43
1,09 0,73 0,095 24,14 32,29
1,10 3.94 113,51%
-0,11 1,9 95,90%
1,68 1,68 90,97%
1,24 2,55 125,89%
5,34 28,07 89,80
5,24 26,46 67,36
6,51 23,00 54,04
8,14 32,67 93,40
6,36% 0,58% 0,031 0,162 0,157 0,111
5,52% 0,53% 0,028 0,139 0,354 0,105
7,15% 0,70% 0,045 0,160 0,376 0,126
6,26% 0,43% 0,035 0,139 0,398 0,018
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 80
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Tổng quát về tình hình tài chính của công ty những năm qua như sau: Về kết cấu vốn và nguồn vốn: Tình hình đầu tư tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty có chiều hướng giảm trong khi đó doanh nghiệp luôn mở rộng quy mô tài sản. Điều đó cho thấy công ty tăng quy mô tài sản chủ yếu là gia tăng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn và tài sản lưu động này bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản cố định khá nhiều. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng ngày càng tăng tương ứng với giảm tỷ trọng của nợ phải trả trong điều kiện qui mô ngày càng được mở rộng, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty tương đối tốt. Tuy nhiên, trong năm 2003 mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu giảm tuy với mức độ tương đối thấp nhưng cho thấy khả năng tự tài trợ đã giảm và việc gia tăng sử dụng nợ có thể dẫn đến rủi ro tài chính cao. Bởi vì ta thấy nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn chủ sở hữu đã bị chiếm dụng khá lớn, tuy nguồn vốn đi chiếm dụng có gia tăng nhưng vẫn thấp hơn lượng bị chiếm dụng khá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tình hình thanh toán của đơn vị. Về tình hình thanh toán: Ta nhận thấy rằng cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động, công ty đã tích cực thu hồi nợ để đảm bảo vốn biểu hiện qua tỷ lệ giữa khoản nợ phải thu với tổng vốn hoặc nợ phải trả đều có xu hướng giảm. Tuy nhiên vẫn còn lượng vốn bị chiếm dụng khá lớn ở người bán, nhà nước và một số khoản khác đã làm hạn chế vốn thực sự tham gia sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Về khả năng thanh toán: Trong ngắn hạn: Nhìn chung khả năng thanh toán trong ngắn hạn của công ty tương đối thấp và đang có xu hướng giảm sút. Mặc dù công ty đã tích cực gia tăng tiêu thụ, tích cực thu hồi nợ nhưng khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền của các khoản phải thu và hàng tồn kho để thanh toán cứ chậm dần không đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn trong năm và khoản nợ cần thanh toán chủ yếu của các tổ chức tín dụng cứ gia tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Trong dài hạn: Khi xét sự cân bằng tương đối giữa nợ và nguồn vốn chủ sở hữu thì thấy có xu hướng giảm dần, đây là biểu hiện tốt. Mặc dù tỷ lệ này vẫn còn khá cao có nghĩa là nợ nần cần thanh toán vẫn còn nhiều, nhưng khả năng chi trả lãi vay cũng có chiều hướng tăng. Như vậy cho thấy khả năng thanh toán trong dài hạn của công ty tương đối tốt.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 81
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Về hiệu quả sử dụng vốn : Trong những năm qua doanh thu của công ty liên tục tăng đồng thời phần lãi gộp cũng gia tăng tương ứng nhưng với mức độ còn hạn chế so với doanh thu do đó hệ số lãi gộp có xu hướng giảm, chứng tỏ giá thành sản phẩm còn khá cao. Mặt khác tuy lợi ròng của công ty có gia tăng nhưng không tương xứng với doanh thu làm hệ số lãi ròng có chiều hướng giảm, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng giảm. Từ đó ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty như sau: Nhìn một các tổng quát về hiệu quả của tổng vốn ta thấy tốc độ luân chuyển vốn và khả năng sinh lợi của tổng vốn đều có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm chứng công ty chưa nổ lực khai thác và sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả . Khi xét hiệu quả sử dụng tài sản cố định ta thấy: tài sản cố định có xu hướng luân chuyển với tốc độ ngày càng nhanh, trong khi đó khả năng sinh lợi lại có chiều hướng giảm chứng tỏ tài sản cố định của công ty được sử dụng chưa mấy hiệu quả. Đối với vốn lưu động, về tốc độ luân chuyển vốn và khả năng sinh lợi đều đang có xu hướng tăng cho thấy có sự phấn đấu của công ty trong việc quản lý vốn lưu động và tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động của nó.. Như vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn hơn công ty cần khai thác có hiệu quả tài sản cố định và nguồn vốn chủ sở hữu tại đơn vị mình. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động và khả năng sinh lợi hơn nữa thông qua việc quản lý tốt chi phí để giảm giá thành và gia tăng lợi nhuận.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 82
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Chöông 4: Hoaïch ñònh taøi chính
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 83
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
1. Dự báo về doanh thu:
Dự báo về doanh thu là một chỉ tiêu cơ sở hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hệ thống chỉ tiêu của kế hoạch tài chính. Một khi công tác dự báo này không được tiến hành hoặc dự báo sai lầm có thể sẽ dẫn đến thiếu hàng tồn kho hoặc phân bổ các nguồn lực tài chính không phù hợp. Do đó để đảm bảo kết quả dự báo tương đối được chính xác, đồng thời với việc sử dụng phương pháp hồi quy để dự đoán xu hướng biến động của doanh thu, ta sẽ tiến hành dự đoán và phân tích diễn biến của thị trường để nắm được một cách tương đối về tình hình tiêu thụ của công ty trong năm tới. Bởi vì lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là xuất khẩu gạo, do đó ta sẽ chú trọng về thị trường gạo sẽ ảnh hưởng thế nào đến tình hình kinh doanh của công ty. Ta có những thị trường xuất khẩu gạo của công ty trong năm 2003 như sau: SẢN LƯỢNG (tấn)
TỶ TRỌNG
TỔNG
266.032
98,43%
Malaysa Indonesia Philippines Singapore Cambodia
111.575 93.307 43.048 16.102 2000
THỊ TRƯỜNG
CHÂU Á
CHÂU PHI CHÂU ÂU TỔNG CỘNG
4.000
1.48%
245
0,09%
270.277
100%
ĐỒ THỊ 25: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU 0,09%
CHÂU PHI 1,48%
CHÂU Á 98,43%
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 84
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
ĐỒ THỊ 26: THỊ TRƯỜNG CHÂU Á 6% 1%
16%
42%
35%
Malaysia
Indonesia
Singapore
Campodia
Philippines
Qua đó ta thấy trong năm vừa qua thị trường Châu Á được mở rộng và chiếm tỷ lệ rất cao. Trong đó chủ yếu là Malaysia, Indonesia, Philippines đều là những thị trường truyền thống của công ty. Trong khi đó thị trường Châu Âu và Châu Phi giảm mạnh chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Công ty đang nổ lực để phục hồi trong năm tới Dự báo thị trường trong năm 2004: Tình hình cung cầu gạo trên thế giới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Thông tin dự báo từ nhiều nguồn cho biết nguồn cung trên thị trường gạo thế giới sẽ tiếp tục thấp hơn nhu cầu như đã từng diễn ra ở năm 2003, và mức độ chênh lệch này còn lớn hơn. Chẳng hạn như: Nhiều nước xuất khẩu gạo đều giảm sản lượng cung cấp ra thị trường, đặc biệt là Ấn Độ sẽ giảm xuống còn 2 triệu tấn trong năm nay so với 4,4 triệu tấn trong năm 2003. Tương tự một số nước khác như Trung Quốc, Mỹ, Myanmar… cũng giảm vì nhiều lý do khác nhau. Đây là ảnh hưởng thuận lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam và cả công ty. Đồng thời nhu cầu gạo thế giới năm tới cũng sẽ giảm, chẳng hạn như thị trường Indonesia giảm 1 triệu tấn do đẩy mạnh sản xuất và các biện pháp giữ giá gạo trong nước của Chính Phủ , tương tự Philippines cũng giảm khoảng 800.000 tấn. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt vì đây là những thị truờng trọng điểm của công ty. Tuy nhiên sự giảm sút này sẽ được bù đắp bởi thị trường Châu phi do chuyển nguồn cung từ Ấn Độ sang Thái Lan và Việt Nam và nhu cầu gạo thơm cũng sẽ cao hơn.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 85
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Do đó khi xét về mối quan hệ cân đối giữa cung và cầu thì nguồn cung vẫn giảm mạnh hơn. Chính sự mất cân đối này là cơ sở để đưa ra dự báo giá gạo trên thị trường có thể sẽ tăng Như vậy, với những diễn biến của thị trường như trên cùng với những hổ trợ của chính phủ và nổ lực của công ty, kim ngạch xuất khẩu trong năm tới sẽ tiếp tục gia tăng và do đó doanh thu đạt được trong kỳ cũng sẽ gia tăng. Ta có doanh thu những năm vừa qua là: Bảng 42: Doanh thu theo lĩnh vực hoạt động CHỈ TIÊU
ĐVT: triệu đồng
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Tổng doanh thu
574.208
707.832
759.454 1.129.344
Kinh doanh thương mại
105.972
106.332
142.518
137.653
Kinh doanh gạo
468.236
601.500
616.936
991.691
Theo phương pháp hồi quy xu hướng biến động của doanh thu theo phương trình sau: Doanh thu của cửa hàng thương mại :YTM = 90.312 + 13.123 X Doanh thu kinh doanh gạo:
Ygạo = 273.141 + 158.580 X
Với X là số thứ tự năm bắt đầu là số 1_ năm gốc 2000 và Y là doanh thu ta có thể dự đoán được doanh thu của năm 2004 là: YTM = 90.312 + 13.123 x 5 = 155.926 triệu đồng Ygạo = 273.141 + 158.580 x 5 = 1.066.041 triệu đồng Bảng 43: Doanh thu dự báo Năm 2000
CHỈ TIÊU
ĐVT: triệu đồng Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
2003-2004 Dự báo năm 2004 Số tiền %
Tổng doanh thu
574.208 707.832 759.454 1.129.344
1.221.967
Kinh doanh thương mại
105.972 106.332 142.518
137.653
155.926
Kinh doanh gạo
468.236 601.500 616.936
991.691
1.066.041
92.623
8,20
18.273 13,27 74.350
7,50
Đối với kinh doanh thương mại, dự đoán năm sau tình hình vẫn không chuyển biến tốt hơn nhiều nên khoản doanh thu được dự báo chỉ tăng 10% thay vì 13,27% như kết quả hồi qui. Như vậy doanh thu kinh doanh thương mại năm 2004 sẽ là: 137.653 x 110% = 151.418 triệu đồng Đối với mặt hàng gạo, chủ yếu là xuất khẩu với những diễn biến thị trường thuận lợi như trên nên có thể doanh thu đạt được sẽ cao hơn so với kết quả hồi qui và dự đoán sẽ tăng 15%, tức là bằng: 991.691 x 115% = 1.140.445 triệu đồng GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 86
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Như vậy tổng doanh thu được dự báo trong năm 2004 là: 151.418 + 1.140.445 = 1.291.863 triệu đồng, tăng hơn năm 2003 là 162.519 triệu đồng tương đương 14,39% ĐỒ THỊ 27: DOANH THU DỰ BÁO TRIỆU ĐỒ NG
1500000 1000000 500000 0 TỔNG DOANH THU
1
2
3
4
5
NĂM
2. Dự báo bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 2.1. Dự báo lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Những năm vừa qua, trong hoạt động bán hàng công ty không sử dụng chính sách chiết khấu hàng bán và cũng không phát sinh hàng bán bị trả. Tình hình này sẽ vẫn còn tiếp tục duy trì trong năm tới. Các khoản giảm giá hàng bán, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý thì chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự biến động của doanh thu. Do đó sử dụng hồi quy, ta sẽ xác định được tỷ trọng của các khoản này trong tổng doanh thu như sau: Bảng 44: Dự báo tỷ trọng của khoản giảm giá hàng bán, giá vốn, CPBH và CPQL CHỈ TIÊU Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Dự báo 2004 Tổng doanh thu 574.208 707.832 759.454 1.129.344 1.221.967 Tỷ trọng giảm giá hàng bán 0,001% 0,154% 0,004% 0,025% 0,026% Tỷ trọng giá vốn hàng bán 93,64% 94,33% 92,85% 93,72% 93,32% Tỷ trọng chi phí bán hàng 3,83% 4,30% 5,14% 4,69% 5,346% Tỷ trọng chi phí quản lý
1,29%
1,23%
0,94%
0,68%
0,506%
Ngoài ra, ta dự đoán rằng năm sau công ty đẩy mạnh tiêu thụ trong đó gia tăng xuất khẩu trực tiếp, nên chủ động hơn trong việc xác định giá cả hợp đồng, đồng thời giảm tối thiểu gạo giao không đúng hợp đồng nên khoản giảm giá hàng bán vẫn duy trì chiếm tỷ trọng 0,026% như kết quả hồi quy. Mặt khác công ty đang cố gắng tiết giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận nên giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý sẽ giảm, và kết quả hồi quy cho ta kết quả GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 87
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
chấp nhận được là tỷ trọng chi phí quản lý chiếm 0,506%. Riêng khoản giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, dự đoán công ty sẽ tích cực giảm hơn so với kết quả hồi quy nên tỷ trọng của nó được ước tính lần lượt là 93,1% và 5,2 %. Từ đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh được dự báo như sau: Bảng 45: Dự báo lợi nhuận từ HĐSXKD CHỈ TIÊU
ĐVT: triệu đồng
DỰ BÁO NĂM 2004
Doanh thu
CÁCH TÍNH
1.291.863
Giảm giá hàng bán
336 = doanh thu x 0.026%
Doanh thu thuần
1.291.527
Giá vốn hàng bán
1.202.724 = doanh thu x 93,1%
Lãi gộp
88.802
Chi phí bán hàng
67.177 = doanh thu x 5,2%
Chi phí quản lý
6.532 = doanh thu x 0,506%
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
15.093
2.2. Dự báo lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác: Theo phương pháp hồi qui ta có kết quả dự đoán lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác cho năm 2004 là như sau: Bảng 46: Dự báo lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2000
Năm Năm Năm Dự báo 2001 2002 2003 năm 2004
1. Thu nhập hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính Trong đó: chi phí lãi vay: Lãi từ hoạt động tài chính 2. Thu nhập khác Chi phí khác
6.423 7.534 6.449 -1.110 701 1.807
14.636 9.163 8.313 5.473 215 113
5.574 5.983 4.799 -409 153 35
6.793 9.381 8.059 -2.588 723 1.107
6.369 8.606 7.234 -2.237 449 221
Lãi từ hoạt động khác
-1.105
102
119
-385
228
Hoạt động tài chính: Thu nhập hoạt động tài chính của công ty bao gồm: lãi tiền gửi, thu nhập từ hoạt động liên doanh và chênh lệch tỷ giá. Đối với lãi tiền gửi, dự đoán sẽ biến động không đáng kể vì công ty không dự tính tăng thêm tiền gửi ngân hàng để đảm bảo vốn cho nhu cầu sản xuất trong năm. Và các công ty liên doanh hoạt động tương đối ổn định nên thu nhập từ liên doanh vẫn không biến động lớn. Riêng đối với khoản thu nhập từ chênh lệch tỷ giá phụ thuộc rất lớn vào lượng ngoại
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 88
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
tệ thu vào trong năm và giá cả của đồng USD. Như phần trên đã nói năm tới xuất khẩu vẫn tiếp tục đẩy mạnh nên ngoại tệ thu được sẽ tăng, đồng thời theo dự báo đồng đô la sẽ tiếp tục trượt giá so với nhiều đồng tiền khác, nhưng cho dù lãi suất USD có biến động thế nào thì tỷ giá hối đoái VND/USD vẫn ổn định ở mức tăng từ từ trong sự kiểm soát của nhà nước và dự báo năm 2004 khoảng +/-16.000-16500 đồng/USD. Do đó thu nhập từ chênh lệch tỷ giá sẽ tăng. Như vậy, thu nhập hoạt động tài chính theo tình hình thực tế có thể sẽ tăng chứ không giảm như kết quả hồi quy và dự đoán sẽ tăng 10%, tức là đạt được: 6.793 x 110% = 7.473 triệu đồng Chi phí tài chính chủ yếu bao gồm chi phí lãi vay và lãi tiết kiệm do huy động vốn từ CB-CNV trong công ty. Khoản tiền lãi tiết kiệm này vẫn duy trì ở mức của năm trước, riêng đối với chi phí lãi vay sẽ gia tăng do quy mô hoạt động của công ty được mở rộng hơn và do đó nhu cầu bổ sung vốn sẽ gia tăng. Như vậy, theo tình hình thực tế dự đoán chi phí tài chính sẽ tiếp tục tăng lên với tỷ lệ là 30%, tức là ở mức: 9.381 x 130% = 12.195 triệu đồng. Hoạt động khác: Thu nhập khác của công ty thường chủ yếu là thu nhập từ thanh lý tài sản, từ bán phụ phẩm, cho thuê kho và tiền thưởng xuất khẩu. Đối với khoản cho thuê kho vẫn ở mức ổn định. Đồng thời trong năm tới công ty không có kế hoạch thanh lý nhiều tài sản có giá trị lớn nên thu nhập từ thanh lý tài sản này sẽ không đáng kể. Tuy nhiên thu nhập từ bán phụ phẩm và tiền thưởng xuất khẩu sẽ gia tăng do năm tới công ty sẽ đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ đặc biệt là xuất khẩu. Như vậy, thu nhập từ hoạt động khác ước tính sẽ tăng với tỷ lệ là 10%, tức là: 723 x 110% = 795 triệu đồng. Chi phí khác chủ yếu là chi phí thanh lý tài sản và chi phí hao hụt gạo do sản xuất và đấu trộn. Trong năm tới, công ty không thanh lý nhiều tài sản nên chi phí thanh lý tài sản sẽ giảm. Đồng thời công ty cũng phấn đấu giảm bớt lượng gạo bị hao hụt để đảm bảo hiệu quả kinh doanh nên hồi quy cho ta kết quả có thể chấp nhận được là 221 triệu đồng, giảm hơn năm 2003. 2.3. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự báo:
Bảng 47: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự báo: ĐVT: triệu đồng
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 89
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
CHỈ TIÊU Tổng doanh thu Các khoản giảm trừ
NĂM 2003 NĂM 2004 1.129.344 1.291.863 278 336
Chiết khấu hàng bán Hàng bán bị trả Giảm giá hàng bán
278
336
1. Doanh thu thuần
1.129.067
1.291.527
2. Giá vốn hàng bán
1.058.422
1.202.724
70.644 52.944 7.702 9.998 6.793 9.381 8.059 -2.588 723 1.107 -385 7.026 2.220
88.802 67.177 6.532 15.093 7.473 12.195 9.404 -4.723 795 221 574 10.945 3.502
4.807
7.443
3. Lãi gộp 4. Chi phí bán hàng 5. Chi phí quản lý 6. Lợi nhuần thuần từ HĐKD 7. Thu nhập hoạt động tài chính 8. Chi phí hoạt động tài chính Trong đó: chi phí lãi vay: 9. Lãi từ hoạt động tài chính 10. Thu nhập khác 11. Chi phí khác 12. Lãi từ hoạt động khác 13. Tổng lợi nhuận trước thuế 14.Thuế TNDN 15. Lợi nhuận sau thuế
3. Lập bảng cân đối kế toán dự báo: 3.1. Phần tài sản: Tài sản lưu động: Các khoản mục: vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho biến động theo tỷ lệ tương đối với doanh thu. Do đó sử dụng phương pháp hồi quy được tỷ lệ và kết quả của năm 200 như sau: Bảng 48: Tỷ lệ theo doanh thu của các tài sản lưu động KHOẢN MỤC
Tỷ lệ theo doanh thu thực tế
Dự báo năm 2004 2003 100% 100% 0,90% 1,53% 4,47% 5,06%
Tiền và CK ngắn hạn Các khoản phải thu
2000 2001 2002 100% 100% 100% 0,33% 0,31% 1,59% 4,49% 2,63% 5,67%
Hàng tồn kho
2,98% 4,12% 3,46% 3,48%
TỔNG DOANH THU
3,72%
Tuy nhiên kết hợp với tình hình thực tế được dự đoán ta nhận thấy như sau:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 90
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
- Tiền, các chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu: Do năm tới công ty sẽ tăng vay ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ với giảm bớt bán chịu nên vốn bằng tiền sẽ tăng và tỷ lệ với tổng doanh thu sẽ cao hơn so với kết quả hồi quy cụ thể tỷ lệ đạt được là 2,5% để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh. Chính vì vậy tỷ lệ khoản phải thu với doanh thu cũng thấp hơn năm 2003 với giá trị là 4%. - Hàng tồn kho: Do dự đoán hoạt động tiêu thụ diễn ra mạnh hơn và công ty cố gắng giải phóng hàng tồn kho nên tỷ lệ khoản này với doanh thu sẽ giảm hơn năm 2003 với tỷ lệ đạt được là 3%. Tài sản lưu động khác: trong đó chủ yếu là khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược chiếm tỷ trọng rất lớn, mà theo dự đoán để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh năm tới công ty sẽ tăng vay vốn tín dụng nên khoản này được ước tính sẽ tăng hơn năm 2003 là 90%. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Đối với tài sản cố định: Trong năm 2004, công ty sẽ đầu tư xây dựng và trang bị máy móc thiết bị cho cơ sở mới là kho Sơn Hoà và Đa Phước với tổng giá trị ước tính là 10.101 triệu đồng. Dự đoán giá trị khấu hao tài sản trong năm là: 4.308 triệu đồng. Như vậy giá trị ròng của tài sản cố định là: 36.195 + 10.101 - 4.308 = 41.988 triệu đồng. Đầu tư dài hạn: Công ty chưa thực hiện kế hoạch đầu tư dài hạn thêm trong năm tới do đó khoản này bao gồm đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh và đầu tư dài hạn khác sẽ không đổi so với năm 2003 với giá trị là 4.201 triệu đồng. Vậy tổng giá trị tài sản được dự báo là:
Bảng 49: Bảng dự báo giá trị tài sản
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
ĐVT: triệu đồng
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 91
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
TÀI SẢN A. TSLĐ & ĐT NH I. Tiền II. Các khoản phải thu III. Hàng tồn kho: IV. Tài sản lưu động khác B. TSCĐ & ĐTDH I. Tài sản cố định TSCĐ hữu hình Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế
Năm 2004 155.454 32.297 51.675 38.756 32.727 46.189 41.988 41.988 71.637
= doanh thu x 2,5% = doanh thu x 4% = doanh thu x 3% = 17.225 x 190%
-29.649
II. Đầu tư dài hạn
4.201
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 2. Góp vốn liên doanh 3. Đầu tư dài hạn khác
300 3.531 371
TỔNG TÀI SẢN
CÁCH TÍNH
201.643
3.2. Phần nguồn vốn: Nợ phải trả: Đối với nguồn vốn tín dụng: lúc đầu giả định khoản vay ngắn hạn bằng 0 để xác định nhu cầu vốn cần huy động thêm; còn vay dài hạn: dự đoán năm tới công ty sẽ vay 10.101 triệu đồng để tài trợ cho đầu tư tài sản cố định. Đối với khoản nợ ngắn hạn gồm: phải trả nguời bán, khách hàng trả trước, thuế và khoản phải nộp nhà nước và phải trả nội bộ và phải trả khác được dự báo theo phương trình hồi quy như sau: Bảng 50: Tỷ lệ của các khoản phải trả theo doanh thu: Tỷ lệ theo doanh thu thực tế 2000 2001 2002 2003 TỔNG DOANHTHU 100% 100% 100% 100% Các khoản phải trả 1,76% 1,83% 2,10% 2,93% KHOẢN MỤC
Dự báo năm 2004 Tỷ lệ Giá trị 100% 1.291.863 3,10% 40.019
Như vậy ta thấy rằng tỷ lệ khoản phải trả theo doanh thu được dự báo cao hơn năm 2003, kết quả này tương đối hợp lý bởi vì năm sau dự đoán quy mô hoạt động, quy mô sản xuất sẽ mở rộng hơn do đó sẽ diễn ra mạnh hơn thu mua nguyên liệu, hàng hoá cũng như các mối giao dịch mua bán nên các khoản phải trả cho người bán hay khách hàng ứng trước và phải trả phả nộp khác… đều gia tăng. Nguồn vốn chủ sở hữu:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 92
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Nguồn vốn kinh doanh và các quỹ doanh nghiệp được bố sung theo quy định như sau: Nguồn vốn kinh doanh năm nay được bổ sung từ khoản thuế vốn không phải nộp có giá trị bằng 1,8% nguồn vốn ngân sách cấp năm trước, tức là: NVKD 2004 = NVKD 2003 + 1,8% x Vốn ngân sách cấp 2003 = 41.143 + 1,8% x 7.890 = 41.285 triệu đồng Các quỹ của doanh nghiệp được trích theo tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận: quỹ đầu tư phát triển: 50%; quỹ dự phòng tài chính: 10%; quỹ khen thưởng phúc lợi 10%, phần còn lại bổ sung cho nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Chênh lệch tỷ giá: do dự đoán năm tới ngoại tệ thu về cao hơn và VND sẽ trượt giá so với USD, nên nếu vẫn dùng tỷ giá hạch toán của năm trước, thì số điều chỉnh giảm nguồn vốn của chênh lệch tỷ giá sẽ tăng theo tỷ lệ doanh thu tức là chỉ tăng 14,39%. Từ những điều trên ta có tình hình nguồn vốn được dự báo như sau: Bảng 51: Tình hình nguồn vốn được dự báo năm 2004: NGUỒN VỐN
ĐVT: triệu đồng Năm 2004
A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn: 1. Vay ngắn hạn
56.040 40.019 0
2. Các khoản phải trả
40.019
II. Nợ dài hạn: Vay dài hạn B. NGUỒN VỐN CSH 1. Nguồn vốn kinh doanh 2. Chênh lệch tỷ giá 3. Quỹ đầu tư phát triển 4. Quỹ dự phòng tài chính 5. Nguồn vốn đầu tư XDCB 6.Quỹ khen thưởng phúc lợi
16.022 16.022 51.962 41.285 -1 3.857 3.487 2.307 1.027
TỔNG NGUỒN VỐN
108.002
Từ bảng trên ta thấy, để đảm bảo đáp ứng cho quy mô tài sản tăng do mở rộng quy mô hoạt động, công ty cần vay thêm một khoản nợ ngắn hạn là: 201.643 – 108.002 = 93.641 triệu đồng. Đồng thời vay thêm dài hạn là 10.101 triệu đồng để tài trợ cho đầu tư tài sản cố định. Do đó ta có bảng báo cáo cân đối kế toán là: Bảng 52: Bảng cân đối kế toán dự báo:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
ĐVT: triệu đồng
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 93
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
TÀI SẢN Năm 2004 NGUỒN VỐN A. TSLĐ & ĐT NH 155.454 A. NỢ PHẢI TRẢ I. Tiền 32.297 I. Nợ ngắn hạn: II. Các khoản phải thu 51.675 1. Vay ngắn hạn III. Hàng tồn kho: 38.756 2. Các khoản phải trả IV. Tài sản lưu động khác 32.727 II. Nợ dài hạn: Vay dài hạn B. TSCĐ & ĐTDH 46.189 41.988 B. NGUỒN VỐN CSH I. Tài sản cố định TSCĐ hữu hình 41.988 1. Nguồn vốn kinh doanh Nguyên giá 71.637 2. Chênh lệch tỷ giá Giá trị hao mòn lũy kế -29.649 3. Quỹ đầu tư phát triển II. Đầu tư dài hạn 4.201 4. Quỹ dự phòng tài chính 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 300 5. Nguồn vốn đầu tư XDCB 2. Góp vốn liên doanh 3.531 6.Quỹ khen thưởng phúc lợi 3. Đầu tư dài hạn khác 371 TỔNG TÀI SẢN
201.643 TỔNG NGUỒN VỐN
Năm 2004 56.040 40.019 93.641 40.019 16.022 16.022 51.962 41.285 -1 3.857 3.487 2.307 1.027 201.643
4. Những tỷ số tài chính dự báo chủ yếu: Bảng 53: Những tỷ số tài chính dự báo CHỈ TIÊU Năm 2003 Năm 2004 1. Kết cấu tài chính Tỷ suất đầu tư 25,26% 22,91% Tỷ số nợ 71,83% 77,09% 2. Khả năng thanh toán Trong ngắn hạn: Hệ số thanh toán hiện hành 1,09 1,16 Hệ số thanh toán nhanh 0,73 0,87 Hệ số thanh toán bằng tiền 0,095 0,242 Vòng quay khoản phải thu 24,14 25,28 Vòng quay hàng tồn kho 32,29 30,82 Trong dài hạn: Khả năng chi trả lãi vay 1,24 1,60 Tỷ lệ nợ phải trả trên NVCSH 2,25 2,88 3. Hiệu quả sử dụng vốn Vòng quay tài sản 8,14 7,19 Suất sinh lời của tài sản 0,035 0,041 Hệ số lãi gộp 6,26% 6,88% Hệ số lãi ròng 0,43% 0,58% Suất sinh lời của NVCSH 0,018 0,155
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 94
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Như vậy, theo dự báo có khả năng năm tới quy mô tài sản có thể mở rộng hơn nữa với giá trị trên 200 tỷ đồng, trên cơ sở quy mô hoạt động của công ty gia tăng với doanh thu trên 1.200 tỷ. Tuy nhiên, nếu tình hình đầu tư trong năm sau theo kế hoạch như thế thì vẫn không tương xứng với quy mô tài sản biểu hiện qua tỷ suất đầu tư giảm. Đồng thời, mặc dù công ty tăng cường sử dụng nợ (biểu hiện qua tỷ số nợ và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đều cao hơn năm 2003), nhưng khả năng thanh toán tốt hơn vì những hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng chi trả lãi vay đều cao hơn. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao biểu hiện là mặc dù số vòng quay tài sản giảm nhưng suất sinh lời của nó, cùng với hệ số lãi gộp, hệ số lãi ròng, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đều tăng. Do đó, theo tình hình được dự đoán như trên tài chính năm tới được đánh giá là khá tốt.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 95
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Phaàn Keát luaän
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 96
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
1. Kết luận và những giải pháp:
Trong công cuộc xây dựng và phát triển nến kinh tế ở nước ta cho thấy sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp nhà nước nắm giữ những ngành then chốt đã góp phần đảm bảo các cân đối lớn của nghành kinh tế, điều tiết thị trường, đóng góp nguồn tài chính đáng kế cho ngân sách. Tuy nhiên còn nhiều nguyên nhân, hoạt động của các quốc doanh đã không khỏi bộc lộ nhiều yếu kém khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập cùng bè bạn quốc tế, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trở thành gánh nặng của ngân sách nhà nước. Được tiếp cận với thực tế qua quá trình thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu An Giang, em nhận thấy công ty đã đảm nhiệm khá tốt vai trò “đầu tàu” của mình đối với nền kinh tế xã hội tỉnh nhà cũng như công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước. Là một doanh nghiệp Nhà Nước được thành lập từ rất sớm với số vốn ít ỏi ban đầu hiện nay quy mô của công ty đã mở rộng hơn 150 tỷ đồng, hiệu quả hoạt động ngày được nâng cao, nguồn lực về tài chính cũng như về con nguời ngày càng mạnh mẽ. Đó là kết quả của sự phấn đấu không ngừng của toàn thể CB- CNV trong công ty. Trong đó yếu tố mang ý nghĩa quyết bao định bao trùm hơn cả là khả năng quản lý, sắp xếp, phân bổ nguồn lực tài chính tại đơn vị. Qua tìm hiểu tình hình tài chính tại công ty, em nhận thấy công ty có một số mặt mạnh sau đây: Mặt mạnh: - Khả năng tự tài trợ của công ty ngày được nâng cao phản ánh được hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả. - Khả năng thanh toán trong dài hạn tương đối tốt nhờ có khả năng tạo ra lợi nhuận để chi trả lãi vay. - Công ty luôn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình thông qua việc đẩy mạnh tiêu thụ để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. - Ngoài ra còn có những yếu tố khác cũng gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của công ty như là: Các phòng ban được bố trí hợp lý tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công việc. Bộ phận kế toán luôn tuân thủ chặt chẽ chế độ kế toán ban hành và các sổ sách, chứng từ luôn được lưu trữ cẩn thận, dễ kiểm soát do đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi và quản lý tình hình tài chính tại đơn vị. Được sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo Tỉnh: ngoài việc được cấp vốn từ ngân sách nhà nước công ty còn đượng hưởng những chế độ ưu đãi như: lãi suất GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 97
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
vay ưu đãi, được bù đắp tạm trữ, hổ trợ hợp đồng và luôn được cung cấp thông tin nhanh chóng để có kế hoạch kinh doanh phù hợp… góp phần tạo nên lợi thế kinh doanh của công ty. Hàng năm tiêu thụ lớn khối lượng nông sản tại địa phương góp phần giải quyết đầu ra cho nông dân, bình ổn giá lúa và thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng với những khách hàng xuất khẩu trực tiếp ngày càng cải thiện hơn. Có một đội ngủ nhân viên giàu kinh nghiệm, và công tác đào tạo quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn của CB-CNV luôn được quan tâm để dảm bảo kinh doanh trong tình hình mới. Đời sống CB-CNV luôn được nâng cao và luôn được tạo điều kiện thuận lợi để yên tâm công tác, do đó tạo nên nội lực rất lớn trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Sự thống nhất cao trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh, đồng thời phát huy khả năng tự chủ, khuyến khích sự năng động sáng tạo của các đơn vị, cá nhân đã nâng cao năng lực cạnh tranh. Công tác ứng dụng tin học vào quản lý được công ty quan tâm và sử dụng rộng rãi, đặc biệt với mạng nội bộ nối kết tất cả các phòng ban tạo thuận lợi trong việc trao đổi quản lý và thi hành nhiệm vụ chung của công ty. Tuy nhiên còn một số vấn đề mà theo em nếu được khắc phục triệt để sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty hơn. Đồng thời em cũng xin đưa một vài giải pháp của mình để góp phần cải thện tình hình đó: Về công tác đầu tư: Công ty có quan tâm đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo cho mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ mới chú trọng đến đầu tư cơ sở hạ tầng như: kho bãi, nhà cửa…, còn việc đầu tư đổi mới máy móc công nghệ hiện đại để vẫn khá hạn chế. Máy móc chủ yếu được nâng cấp sửa chữa tại phân xưởng của đơn vị. Tuy đối với lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp là sản xuất và chế biến gạo, công nghệ tương đối ít thay đổi nhưng để đảm bảo hoạt động lâu dài và hiệu quả công ty cần quan tâm đầu tư nhiều hơn chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất của đơn vị tạo sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Về công tác quản lý tài sản lưu động: Đây là loại tài sản chiếm khá lớn trong tổng tài sản của đơn vị do đó cần được quan tâm quản lý chặt chẽ. Mặt khác, nó còn ảnh hưởng khả năng thanh toán của đơn vị và thực tế những năm qua cho thấy những hạn chế trong việc quản lý này đã làm làm lãng phí vốn lưu động và làm cho khả năng thanh toán của công ty tương đối thấp, cụ thể như là:
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 98
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
−
Công tác quản lý khoản nợ phải thu của công ty chưa được tốt. Mặc dù những chính sách trả chậm hay bán chịu là rất cần thiết trong quá trình gia tăng tiêu thụ, mở rộng những mối quan hệ mới, nhưng để lượng vốn này bị chiếm dụng ngày càng nhiều như thế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, không đủ vốn để trang trải dẫn đến vay mượn phát sinh nhiều nợ nần và chi phí lãi vay làm giảm hiệu quả hoạt động. Đồng thời số vốn còn nằm ở các khoản thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ và phải thu khác cũng khá nhiều. Do đó công ty cần có chính sách quản lý khoản nợ này tốt hơn để bảo toàn vốn.
−
Đối với việc quản lý hàng tồn kho: tình hình tồn kho của công ty một mặt phải đảm bảo đầy đủ cho cho nhu cầu sản xuất, tiêu thụ trong kỳ. Mặt khác ảnh hưởng bởi chỉ tiêu tạm trữ do Tỉnh chỉ đạo, chính điều này đã làm hạn chế vòng quay của hàng tồn kho mặc dù những năm qua công ty đã không ngừng gia tăng tiêu thụ. Ngoài ra, còn do tình hình kinh doanh của các cửa hàng thương mại không được tốt lắm, lượng hàng tồn đọng hàng năm khá nhiều. Công ty cần có biện pháp thiết thực hơn để cải thiện tình hình này để nâng cao khả năng thanh toán của đơn vị. Về tình hình sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài:
Công ty sử dụng nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài khá lớn, trong đó chủ yếu từ các tổ chức tín dụng. Do đó đòi hỏi phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bởi vì sử dụng đòn bẩy tài chính lớn như một con dao hai lưỡi: hoặc là giúp cho hiệu quả đạt được càng cao hơn hoặc là sẽ gây khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp và còn có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. Nguồn vốn tín dụng này chủ yếu tài trợ cho tài sản lưu động của công ty nên để giảm bớt rủi ro trên công ty cần đảm bảo sự cân bằng tương đối giữa lượng tài sản bị các đơn vị khác chiếm dụng và nguồn vốn đi chiếm dụng. Tức là, hoặc công ty phải tích cực thu hồi các khoản nợ để giảm bớt vốn bị chiếm dụng hoặc tăng cường đi chiếm dụng các đơn vị khác bằng biện pháp hợp lý để giảm bớt áp lực vốn vay . Ngoài ra công ty vẫn có thể tiếp tục sử dụng đòn cân nợ như trên, nhưng phải tăng cường hơn nữa khả năng sinh lợi để phát huy tốt đòn bẩy tài chính. Về khả năng sinh lợi: Mặc dù công ty luôn đẩy nhanh vòng luân chuyển vốn, đẩy mạnh tiêu thụ nhưng khả năng sinh lời còn rất hạn chế. Lợi nhuận đạt được chưa tương xứng. Do đó để nguồn vốn của công ty được sử dụng thật sự có hiệu quả, công ty cần nâng cao mức lợi nhuận này tức là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng một số biện pháp như: −
Giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí vì tỷ trọng giá vốn trong doanh thu hiện còn rất cao.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 99
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
−
Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo vị thế cạnh tranh, vì hiện nay gạo xuất khẩu của công ty chủ yếu là loại gạo 25%, 15% chất lượng chưa cao đồng thời chưa có một thương hiệu cụ thể sẽ khó khăn cho công ty để thâm nhập vào những thị trường khó tính như Châu Âu, Châu Mỹ và Nhật bản…
−
Mở rộng thị trường tiêu thụ, chủ động tìm kiếm khách hàng xuất khẩu trực tiếp, vì tuy lượng tiêu thụ hàng năm của công ty rất cao nhưng phần lớn là hợp đồng cấp chính phủ nên lợi nhuận thấp.
Từ những nhận xét và một số giải pháp như trên, em có những kiến nghị đối với công ty như sau:
2. Kiến nghị: Đối với công tác đầu tư và quản lý tài sản cố định: −
Công ty phải tăng cường hơn nữa việc đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất và để đảm bảo cho việc đầu tư có hiệu quả công ty phải giao cho các cơ sở chế biến lập kế hoạch và xác định rõ nhu cầu đầu tư của mình để có trình tự ưu tiên đầu tư hợp lý, tránh việc xây dựng, mua sắm tài sản nhưng chưa sử dụng đến dễ phát sinh hao mòn hữu hình lẫn vô hình. Đồng thời, trước khi quyết định đầu tư cần phải thiết lập dự án nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả của nó để có sự lựa chọn đúng đắn ít rủi ro, đặc biệt đối với các tài sản có giá trị lớn và những công trình xây dựng.
−
Triệt để sử dụng diện tích, nhà cửa vật kiến trúc, kho bãi, phương tiện vận chuyển hiện có, chẳng hạn như trong thời gian trái vụ nhiệm vụ sản xuất không nhiều, công ty có thể tận dụng cho những mục đích khác như cho thuê.
−
Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các phân xưởng trong từng nhà máy nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất của từng đơn vị để đảm bảo tài sản được sử dụng tốt hơn.
−
Công ty cũng như các xí nghiệp nên thường xuyên kiểm tra đánh giá lại giá trị tài sản cố định để có biện pháp thích hợp như là phát hiện hư hỏng để sửa chữa hay tiến hành thanh lý những tài sản không sử dụng để giải phóng vốn. Đối với công tác quản lý nợ phải thu:
Để giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng , gia tăng vòng quay khoản phải thu, công ty cần phải tiến hành công việc sau: −
Phòng kinh doanh: Lập bảng theo dõi và phân loại những khách hàng truyền thống về khả năng chi trả, đồng thời phải tìm hiểu khả năng của khách hàng mới để có chính sách bán hàng tín dụng phù hợp.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 100
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
−
Phòng kế toán – tài vụ: theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch thu hồi những khoản nợ đã tới hạn. Đồng thời, nhanh chóng xác định và thu hồi những khoản thuế được hoàn lại trong năm để góp phần giảm mức ứ đọng vốn.
Đối với công tác quản lý hàng tồn kho: −
Các cửa hàng thương mại: cần phải thay đổi chính sách bán hàng như là tổ chức những đợt khuyến mãi giảm giá để thu hút khách hàng giải phóng bớt lượng hàng còn tồn trong kho. Đồng thời mở rộng nhiều khách hàng hơn ở thị trường Campuchia để gia tăng xuất khẩu hàng tiêu dùng.
−
Các phân xưởng sản xuất: cần nắm rõ kế hoạch sản xuất trong từng giai đoạn để có kế hoạch dự trữ nguyên liệu, thành phẩm hợp lý. Đối với thủ kho phải thường xuyên kiểm tra kho và số lượng, chất lượng gạo trong kho, bảo quản từng lô hàng, tổ chức vệ sinh kho hàng, bao bì, theo dõi độ ẩm trong kho tránh hao hụt mất mát.
Khai thác hiệu quả nguồn tài trợ bên ngoài: Để đảm bảo sự cân đối giữa nguồn vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng, đồng thời với việc thực hiện tốt các công tác quản lý nợ phải thu như trên, công ty cần gia tăng chiếm dụng hợp lý nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán bằng cách: bộ phận mua hàng cần tích cực tìm kiếm và thỏa thuận với những khách hàng cung ứng để được hưởng chính sách trả chậm. Đối với những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh: Cần kiểm soát chi phí nguyên liệu, năng lượng: −
Công tác thu mua nguyên liệu là khâu đầu tiên cần phải được chú trọng, tổ thu mua nguyên liệu cùng với đội ngũ KCS phải được trang bị đầy đủ kiến thức và thiết bị kiểm phẩm để đảm bảo nguyên liệu đầu vào đạt yêu cầu sản xuất. Nhưng biện pháp đảm bảo hữu hiệu hơn cả là công ty nên mở rộng bao tiêu sản phẩm với nông dân cả giống lúa chất lượng cao và giống lúa thông thường để đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường. Đồng thời phải đổi mới, khai thác hình thức này một cách hiệu quả hơn (vì trước đây công ty cũng có tiến hành bao tiêu nông sản nhưng theo phương thức “hàng đổi hàng” không được hiệu quả), tức là phải có hợp đồng với những ràng buộc rõ ràng về tiêu chuẩn thu mua như: chất lượng, giống lúa và giá cả để tạo thành phẩm có chủng loại đồng nhất không lẫn tạp, đồng thời đảm bảo nguồn nguyên liệu đầy đủ kịp thời, không bị ảnh hưởng biến động giá cả lên xuống sẽ góp phần làm giảm giá thành. Mặt khác về phía công ty phải chủ động trong công tác khuyến nông, hướng dẫn nông dân từ tiến khâu chọn giống đến sản xuất, phơi sấy, làm sạch và bảo quản một cách khoa học và hiệu quả.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 101
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
−
Tổ vận hành phải tuân theo quy trình vận hành máy móc để tiết kiệm điện năng, đồng thời phải theo dõi chặt chẽ quá trình máy hoạt động để hạn chế tạo thành phẩm không đúng phẩm cấp dẫn đến phải đấu trộn phát sinh hao hụt mất mát.
−
Đội vận chuyển, bốc xếp phải chú ý bảo quản gạo trong quá trình vận chuyển tránh việc đổ xả ra ngoài gây thất thoát.
−
Khi mở rộng quy mô sản xuất cần chú ý hệ thống kho trạm và cở sở chế biến : nên đặt tại các địa bàn nhiều nguồn hàng một mặt thuận lợi trong việc mua bán, mặt khác hạn chế hư hao, chi phí trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
−
Thủ kho phải theo dõi lượng nguyên vật liệu biến động hàng ngày để xác định thời điểm mua hàng thích hợp vừa đảm bảo cho sản xuất mà không phải phát sinh nhiều chi phí lưu kho. Đồng thời tổ thu mua nguyên liệu phải chủ động trong việc nắm bắt giá cả thị trường trong nước để xác định giá cả thu mua hợp lý
− Công ty nên tiến hành lắp đặt hệ thống băng chuyền cho tất cả các xí nghiệp để tiết kiệm thời gian sản xuất cũng như chi phí lao động. − Nhanh chóng thay thế những máy móc thiết bị cũ, lạc hậu để tăng tỷ lệ thành phẩm và giảm bớt lượng gạo bị hao hụt. Kiểm soát chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: • Đối với chi phí bán hàng: -
Chi phí bán hàng chiếm khá lớn là chi phí bao bì, do đó tiết giảm được chi phí này sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận của công ty. Để thực hiện điều đó thì xí nghiệp bao bì cần chú ý nâng cao hiệu suất hoạt động của máy móc mà cụ thể là máy may bao, để khối lượng bao tạo ra nhanh chóng và ít bị hư hỏng. Bộ phận kho phải thường xuyên kiểm tra kho bao, tránh bị bẩn hoặc rách sẽ không thể sử dụng được và ảnh hưởng đến mẫu mã của sản phẩm.
-
Ngoài ra, bộ phận bán hàng cần huy động đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ ngoại thương để lựa chọn phương thức giao hàng phù hợp, thuận lợi, ít chi phí, và chủ động lựa chọn phương tiện vận tải giá rẻ để tiết kiệm chi phí vận chuyển. • Đối với chi phí quản lý:
-
Hàng tháng, công ty nên đưa ra định mức sử dụng văn phòng phẩm để ngăn ngừa việc dùng lãng phí tài sản của công ty.
-
Thông qua những lần hội họp, đề cao vai trò tích cực về ý thức của mỗi cá nhân để khuyến khích việc sử dụng tài sản chung của công ty một cách tiết kiệm, hiệu quả.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 102
Ñeà taøi: Phaân tích tình hình taøi chính taïi Coâng ty xuaát nhaäp khaåu AG
Cần chú trọng hơn nữa công tác marketing, mở rộng thị trường: −
Phòng kế hoạch kinh doanh: cần tăng cường khả năng thu thập xà xử lý thông tin để tạo cơ sở cho việc dự báo và lập kế hoạch kinh doanh một cách chính xác, hiệu quả và nâng cao khả năng thích ứng với thị trường bằng cách tăng cường học hỏi thông qua những đối tác lớn, giàu kinh nghiệm và tích cực học hỏi trao dồi những kiến thức qua những chuyến khảo sát thực tế ở nước ngoài. Bởi vì thị trường gạo mang tích chất mùa vụ rất dễ biến động, nếu không nắm bắt chính xác thời điểm mua hoặc bán hàng sẽ dẫn đến tổn thất nặng nề.
−
Tăng cường xúc tiến thương mại, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ trực tiếp bằng cách tìm những cơ hội giao thương thông qua mạng, báo chí, những cuộc triển lãm hội chợ hoặc trực tiếp khảo sát thị trường hoặc có thể hợp tác với những khách hàng quen thuộc để tìm khách hàng mới với những thỏa thuận hấp dẫn như: cho họ hưởng hoa hồng hoặc giảm giá khi mua hàng…
−
Đối với những khách hàng chưa là khách hàng thường xuyên của công ty phải luôn giữ vững uy tín bằng những lần giao hàng đúng chất lượng, số lượng và thời hạn để tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần hơn nữa. Đối với những khách hàng truyền thống có được thông qua những hơp đồng cấp chính phủ cần tận dụng mối quan hệ này để phát triển những hợp đồng xuất khẩu trực tiếp.
−
Để nâng cao doanh thu và lợi nhuận cũng như vị thế cạnh tranh của mình, công ty cần phấn đấu thâm nhập vào những thị trường đầy tiềm năng nhưng rất khắt khe như Châu Âu, Bắc Mỹ…Để thực hiện điều đó công ty cần gia tăng sản xuất lúa chất lượng cao như: jasmine, nàng hương…, cùng với bao bì mẫu mã đẹp, chắc chắn để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời triển khai nhanh áp dụng ISO 9001-2000 và kiểm tra khắt khe chất lượng thành phẩm bằng kỹ thuật hiện đại để từng buớc xây dựng thương hiệu gạo của công ty trên thị trường quốc tế
Với những kiến nghị như trên em mong rằng sẽ hữu ích cho công ty trong quá trình tổ chức quản lý và kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và ổn định hơn nữa tình hình tài chính của doanh nghiệp.
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
SVTH: Dương Ánh Ngọc trang 103
Bảng 5: Tình hình TSCĐ & ĐTDH : NĂM 2000
CHỈ TIÊU TSCĐ & ĐTDH I. Tài sản cố định II. Đầu tư dài hạn 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 2. Góp vốn liên doanh 3. Đầu tư dài hạn khác III. Chi phí XDXB dở dang IV. Chi phí trả trước dài hạn TỔNG TÀI SẢN
NĂM 2001
24.511 20.313 4.195 300 3.531 364 3
NĂM 2002
37.675 33.109 4.195 300 3.531 364 371
ĐVT: triệu đồng NĂM 2003
38.389 32.933 4.195 300 3.531 364
40.410 36.195 4.201 300 3.531 371 14
1.261 156.606 113.392 120.015 157.562
Bảng 6: Tỷ suất đầu tư: CHỈ TIÊU TSCĐ & ĐTDH TỔNG TÀI SẢN TỶ SUẤT ĐẦU TƯ
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
NĂM 2000
NĂM 2001
24.511 37.675 156.606 113.392 15,65% 33,23%
2000-2001 2001-2002 2002-2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 13.164 53,70 714 1,90 2.021 5,27 12.796 63,00 -177 -0,53 3.263 9,91 _ _ _ _ 6 0,15 _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 6 1,71 367 11297,66 -371 -100 14 _ _ _ 1.261 _ -1.261 -100 -43.214 -27,59 6.623 5,84 37.547 31,29
ĐVT: triệu đồng NĂM 2002 38.389 120.015 31,99%
NĂM 2003
2000-2001 2001-2002 2002-2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 40.410 13.164 53,70 714 1,90 2.021 5,27 157.562 -43.214 -27,59 6.623 5,84 37.547 31,29 25,65% 17,57% 112,28 -1,24% -3,73 -6,34% -19,82
SVTH: Dương Ánh Ngọc
Bảng11: Tình hình các khoản phải trả: NĂM 2000 CHỈ TIÊU TT Số tiền (%) A. NỢ PHẢI TRẢ 124.927 79,77 1. NV tín dụng 114.793 73,30 Vay ngắn hạn 114.793 Vay dài hạn 0 2. NV đi chiếm dụng 10.133 6,47 Phải trả người bán 6.394 KH trả tiền trước 3.504 Thuế & phải nộp NN 666 Phải trả CNV 0 Phải trả ĐV nội bộ -513 Phải trả, nộp khác 82
NĂM 2001 TT Số tiền (%) 74.352 65,57 61.418 54,16 48.966 12.451 12.934 11,41 4.897 2.360 761 0 -597 5.514
ĐVT: triệu đồng NĂM 2002 NĂM 2003 TT TT Số tiền Số tiền (%) (%) 75.257 62,71 113.184 71,83 59.302 49,41 80.098 50,84 51.381 74.177 7.921 5.921 15.955 13,29 33.086 21,00 9.870 21.997 1.013 550 1.428 1.760 0 6.230 -754 -1.484 4.399 4.033
2000 – 2001 Số tiền
-50.575 -40,48 -53.376 -46,50 -65.827 -57,34 12.451 _ 2.801 27,64 -1.497 -23,41 -1.144 -32,65 95 14,25 0 _ -84 16,41 5.431 6603,19
Bảng12: Tỷ số nợ: CHỈ TIÊU
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
124.927 156.606 79,77%
74.352 113.392 65,57%
Số tiền 905 -2.116 2.414 -4.530 3.021 4.973 -1.347 667 0 -157 -1.115
2002 - 2003
%
Số tiền
%
1,22 -3,45 4,93 -36,39 23,36 101,54 -57,08 87,70 _ 26,27 -20,22
37.927 20.797 22.797 -2.000 17.130 12.127 -463 332 6.230 -730 -366
50,40 35,07 44,37 -25,25 107,36 122,87 -45,66 23,23 _ 96,76 -8,32
ĐVT: triệu đồng
NĂM 2000 NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003
Tổng nợ phải trả Tổng nguồn vốn Tỷ số nợ
%
2001 – 2002
75.257 120.015 62,71%
2000-2001
2001-2002
2002-2003
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 113.184 -50.575 -40,48% 905 1,22% 37.927 50,40% 157.562 -43.214 -27,59% 6.623 5,84% 37.547 31,29% 71,83% -14,20% -17,80% -2,86% -4,37% 9,13% 14,56%
SVTH: Dương Ánh Ngọc
Bảng 14: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: CHỈ TIÊU
Năm 2000 Số tiền
Doanh thu Xuất khẩu
TT (%)
Năm 2001 Số tiền
574.201
100 706.742
360
0,06 549.062
Năm 2002
TT (%)
Số tiền
100 759.422
TT (%)
ĐVT: triệu đồng
Số tiền
100 1.129.067
77,69 479.551 63,15
2000 - 2001
Năm 2003 TT (%)
Mức
100 132.541
Tỷ lệ (%) 23,08
2001 – 2002 Mức
Tỷ lệ (%)
2002 - 2003 Mức
Tỷ lệ (%)
52.680
7,45 369.644 48,67
890.531 78,87 548.702 152418,44 -69.511
-12,66 410.980 85,70
Tổng chi phí
567.120 98,77 706.848 100,01 751.366 98,94 1.119.068 99,11 139.728
24,64
44.518
6,30 367.702 48,94
Giá vốn hàng bán
537.700 93,64 667.724
24,18
37.424
5,60 353.275 50,10
94,48 705.148 92,85 1.058.422 93,74 130.024
Chi phí hoạt động
29.420
5,12
39.124
5,54
46.218
6,09
60.646
5,37
9.704
32,99
7.094
18,13
14.428 31,22
Chi phí bán hàng
21.987
3,83
30.402
4,30
39.068
5,14
52.944
4,69
8.415
38,27
8.665
28,50
13.876 35,52
Chi phí quản lý
7.433
1,29
8.722
1,23
7.151
0,94
7.702
0,68
1.289
17,34
-1.571
-18,01
Lợi nhuận
7.081
1,23
-106
-0,01
8.056
1,06
9.998
0,89
-7.187
-101,49
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
8162 -7715,22
552
7,71
1.942 24,11
SVTH: Dương Ánh Ngọc
Bảng 17: Phân tích các khoản phải thu: CHỈ TIÊU
NĂM 2000
I. Nợ phải thu 1. Phải thu khách hàng 2. Trả trước người bán 3. Thuế GTGT được khấu trừ 4. Phải thu nội bộ 5. Các khoản phải thu khác II. Phải thu trong TSLĐ khác 1. Tạm ứng 3. Ký quỹ, ký cược NH TỔNG CỘNG
25.797 19.378 0 5.167 -496 3.144 87.208 81 87.126 113.005
NĂM 2001
NĂM 2002
ĐVT: triệu đồng NĂM 2003
18.640 43.049 50.498 10.965 30.669 22.090 7 433 952 4.097 4.414 6.386 -580 1.343 3.198 4.152 6.190 17.873 25.617 187 17.165 105 137 115 25.512 50 17.050 44.257 43.236 67.663
2000-2001 2001-2002 2002-2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % -7.157 -27,74% 24.409 130,95% 7.449 17,30% -8.413 -43,42% 19.704 179,70% -8.579 -27,97% 7 _ 426 5974,60% 518 119,57% -1.070 -20,71% 317 7,74% 1.972 44,69% -84 16,97% 1.923 -331,28% 1.855 138,17% 1.008 32,07% 2.038 49,09% 11.682 188,72% -61.591 -70,63% -25.430 -99,27% 16.978 9076,44% 24 28,94% 32 30,68% -22 -15,93% -61.614 -70,72% -25.462 -99,80% 17.000 34000,00% -68.748 -60,84% -1.021 -2,31% 24.427 56,50%
Bảng 18: Tỷ lệ tổng khoản phải thu trên tổng nguồn vốn CHỈ TIÊU Tổng giá trị khoản phải thu Tổng nguồn vốn Tỷ lệ
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
NĂM 2000
NĂM 2001
NĂM 2002
113.005 44.257 43.236 156.606 113.392 120.015 72,16% 39,03% 36,03%
ĐVT: triệu đồng
NĂM 2003
2000-2001 2001-2002 2002-2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 67.663 -68.748 -60,84 -1.021 -2,31 24.427 56,50 157.562 -43.214 -27,59 6.623 5,84 37.547 31,29 42,94% -33,13% -45,91 -3,00% -7,70 6,92% 19,20
SVTH: Dương Ánh Ngọc
Bảng 9: Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu CHỈ TIÊU B. NV CSH 1. NV kinh doanh 2. Chênh lệch tỷ giá 3. Quỹ ĐTphát triển 4. Quỹ dự phòng TC 5. NV ĐT XDCB 6. Quỹ KT phúc lợi Tổng Nguồn Vốn
ĐVT: triệu đồng
NĂM 2000 NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003 31.679 27.153 2.605 706 864 87 263 156.606
39.040 33.329 2.637 1.484 1.327 87 176 113.392
44.758 33.893 2.864 3.443 2.049 1.562 947 120.015
44.377 41.143 -1 136 2.743 74 283 157.562
2000-2001 2001-2002 2002-2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 7.361 23,24% 5.718 14,65% -380 -0,85% 6.176 22,74% 565 1,70% 7.250 21,39% 32 1,22% 227 8,59% -2.864 -100,02% 778 110,16% 1.959 132,03% -3.307 -96,06% 462 53,52% 723 54,47% 694 33,85% 0 0,00% 1.474 1688,08% -1.488 -95,27% -87 -33,09% 770 436,89% -664 -70,15% -43.214 -27,59% 6.623 5,84% 37.547 31,29%
Bảng 10: Tỷ suất tự tài trợ
ĐVT: triệu đồng
NĂM 2000
NĂM 2001
NĂM 2002
NĂM 2003
Nguồn vốn CSH Tổng nguồn vốn
31.679 156.606
39.040 113.392
44.758 120.015
44.377 157.562
TS tự tài trợ
20,23%
34,43%
37,29%
28,17% 14,20%
CHỈ TIÊU
GVHD: Nguyễn Vũ Duy
2000-2001 Số tiền
%
7.361 23,24% -43.214 -27,59% 70,20%
2001-2002 Số tiền
%
5.718 14,65% 6.623 5,84% 2,86%
2002-2003 Số tiền -380 37.547
% -0,85% 31,29%
8,32% -9,13% -24,48%
SVTH: Dương Ánh Ngọc
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO DDD EEE 1. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB. Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2000. 2. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích quản trị tài chính, NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2002. 3. Nguyễn Tấn Bình, Kế toán quản trị, NXB. Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2003. 4. Phạm Văn Dược - Đặng Kim Cương, Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, NXB. Thống kê, 2000. 5. Huỳnh Đức Lộng, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB. Thống kê, 1997. 6. Tập thể tác giả khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM, Kế toán tài chính, NXB. Thống Kê, 2001.
DANH MỤC BIỂU BẢNG ZZZYYY 1. Bảng 1: Kết cấu tài sản và nguồn vốn năm 2003: ................................ 27 2. Bảng 2: Cân đối thứ 1: ......................................................................... 28 3. Bảng 3: Cân đối thứ 2: ......................................................................... 28 4. Bảng 4: So sánh nguồn vốn bị chiếm dụng và đi chiếm dụng: ........... 28 5. Bảng 5: Tình hình tài sản cố định & đầu tư dài hạn: ........................... 29 6. Bảng 6: Tỷ suất đầu tư: ........................................................................ 29 7. Bảng 7: Tình hình tài sản lưu dộng và đầu tư ngắn hạn: ..................... 31 8. Bảng 8: Tỷ lệ tài sản lưu động và tổng nguồn vốn: ............................. 32 9. Bảng 9: Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu: .......................................... 34 10. Bảng 10: Tỷ suất tự tài trợ: .................................................................. 34 11. Bảng 11: Tình hình các khoản nợ phải trả: .......................................... 36 12. Bảng 12: Tỷ số nợ: ............................................................................... 36 13. Bảng 13: Kết quả hoạt động kinh doanh: ............................................ 38 14. Bảng 14: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: ...................... 40 15. Bảng 15: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: ........................................ 42 16. Bảng 16: Lợi nhuận từ hoạt động khác: .............................................. 43 17. Bảng 17: Phân tích khoản phải thu: ..................................................... 45 18. Bảng 18: Tỷ lệ tổng khoản phải thu trên tổng nguồn vốn: .................. 45 19. Bảng 19: Tỷ lệ giữa khoản phải thu và nợ phải trả: ............................ 47 20. Bảng 20: Hệ số thanh toán hiện hành: ................................................. 49 21. Bảng 21: Hệ số thanh toán nhanh: ....................................................... 51 22. Bảng 22: Hệ số thanh toán bằng tiền:................................................... 53 23. Bảng 23: Số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền: ....................... 54 24. Bảng 24: Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày lưu kho: ................. 56 25. Bảng 25: Hệ số khả năng chi trả lãi vay: ............................................. 58 26. Bảng 26: Hệ số giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu: ............... 59
27. Bảng 27: Tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước: ........................... 61 28. Bảng 28: Số vòng quay tài sản: ........................................................... 62 29. Bảng 29: Số vòng quay tài sản cố định: .............................................. 63 30. Bảng 30: Số vòng quay vốn lưu động: ................................................ 66 31. Bảng 31: Ảnh hưởng của doanh thu: .................................................... 67 32. Bảng 31: Ảnh hưởng của VLĐ: ........................................................... 68 33. Bảng 33: Số vốn tiết kiệm hay lãng phí: ............................................. 69 34. Bảng 34: Hệ số lãi gộp: ....................................................................... 70 35. Bảng 35: Hệ số lãi ròng: ...................................................................... 71 36. Bảng 36: Tỷ suất sinh lời của tài sản: .................................................. 73 37. Bảng 37: Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định: ..................................... 74 38. Bảng 38: Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động: ....................................... 76 39. Bảng 39: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu: ................................... 77 40. Bảng 40: Mối liên hệ giữa ROA và ROE: ........................................... 78 41. Bảng 41: Tổng kết các tỷ số tài chính: ................................................ 80 42. Bảng 42: Doanh thu theo lĩnh vực hoạt động: ..................................... 86 43. Bảng 43: Doanh thu dự báo: ................................................................ 86 44. Bảng 44: Dự báo tỷ trọng của giảm giá hàng bán, giá vốn, CPBH & CPQL: .................................................................................................. 87 45. Bảng 45: Dự báo lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: .......... 88 46. Bảng 46: Dự báo lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác: 88 47. Bảng 47: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh dự báo: ........................... 90 48. Bảng 48: Tỷ lệ theo doanh thu của các tài sản lưu động: .................... 90 49. Bảng 49: Dự báo giá trị tài sản: ........................................................... 92 50. Bảng 50: Tỷ lệ của các khoản phải trả theo doanh thu: ....................... 92 51. Bảng 51: Tình hình nguồn vốn được dự báo năm 2004: ..................... 93 52. Bảng 52: Bảng cân đối kế toán dự báo: ............................................... 94 53. Bảng 53: Những tỷ số tài chính dự báo: .............................................. 94
DANH MỤC ĐỒ THỊ JJJ
Í KKK
1. Đồ thị 1: Tỷ suất đầu tư: ...................................................................... 30 2. Đồ thị 2: Tỷ lệ tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: .......................... 32 3. Đồ thị 3: Tỷ suất tự tài trợ: ................................................................... 33 4. Đồ thị 4: Tỷ số nợ:................................................................................ 37 5. Đồ thị 5: Kết quả hoạt động kinh doanh:.............................................. 38 6. Đồ thị 6: Tỷ lệ khoản phải thu trên tổng nguồn vốn: ........................... 46 7. Đồ thị 7: Tỷ lệ khoản phải thu và khoản phải trả: ................................ 47 8. Đồ thị 8: Hệ số thanh toán hiện hành: .................................................. 50 9. Đồ thị 9: Hệ số thanh toán nhanh: ........................................................ 51 10. Đồ thị 10: Hệ số thanh toán bằng tiền: ................................................. 53 11. Đồ thị 11: Số vòng quay khoản phải thu: ............................................. 55 12. Đồ thị 12: Số vòng quay hàng tồn kho: ................................................ 56 13. Đồ thị 13: Hệ số khả năng chi trả lãi vay: ............................................ 58 14. Đồ thị 14: Hệ số giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu:............... 59 15. Đồ thị 15: Tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước:........................... 61 16. Đồ thị 16: Số vòng quay tài sản:........................................................... 62 17. Đồ thị 17: Số vòng quay tài sản cố định:.............................................. 64 18. Đồ thị 18: Số vòng quay vốn lưu động:................................................ 66 19. Đồ thị 19: Hệ số lãi gộp:....................................................................... 70 20. Đồ thị 20: Hệ số lãi ròng: ..................................................................... 72 21. Đồ thị 21: Tỷ suất sinh lời của tài sản: ................................................. 73 22. Đồ thị 22: Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định: .................................... 75 23. Đồ thị 23: Tỷ suất sinh lời vốn lưu động:............................................. 76 24. Đồ thị 24: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu:................................... 77 25. Đồ thị 25: Cơ cấu thị trường:................................................................ 84 26. Đồ thị 26: Thị trường Châu Á: ............................................................. 85 27. Đồ thị 27: Doanh thu dự báo: ............................................................... 87
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT [[[ AG bq C. kỳ CB - CNV CCDC CK CSH (NVCSH) Đ. kỳ ĐT ĐV ĐVT GTGT GVHB HĐKD HTX KT LĐ NH NN NV NVKD P PX TC TNDN TNHH TP TS TSLĐ & ĐTNH TSLĐ & ĐTNH XDCB XN
× \\\
An Giang bình quân Cuối cùng Cán bộ - Công nhân viên Công cụ dụng cụ Chứng khoán Nguồn vốn chủ sở hữu Đầu kỳ Đầu tư Đơn vị Đơn vị tính Giá trị gia tăng Giá vốn hàng bán Hoạt động kinh doanh Hợp tác xã Khen thưởng Lưu động Ngắn hạn Nhà nước Nguồn vốn Nguồn vốn kinh doanh Phòng Phân xưởng Tài chính Thu nhập doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn Thành phẩm Tài sản Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Xây dựng cơ bản Xí nghiệp
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 1.