Bản Tin An Lạc Số 08

  • Uploaded by: CoVang
  • 0
  • 0
  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Bản Tin An Lạc Số 08 as PDF for free.

More details

  • Words: 11,483
  • Pages: 20
Số 08

www.anlacphungsu.blogspost.com CHÁNH PHÁP KHÔNG THỂ NỞ HOA NƠI GIANG SƠN NÔ LỆ CHÚNG SANH KHÔNG THỂ AN LẠC NƠI ÁP BỨC ĐÓI NGHÈO BẢN HOÀI XUẤT THẾ CỦA ĐỨC PHẬT LÀ XUẤT HIỆN NƠI TRẦN THẾ ĐỂ CỨU ĐỘ MUÔN LOÀI Hoà Thượng THÍCH HUYỀN QUANG

“Bậc Vĩ nhân có thể bị tù tội nhưng không thể bị khuất phục”

LÁ THƯ NỐI KẾT Kính thưa Quí Vị và Quí Đạo hữu. Trong thời gian qua nhiều Đạo hữu hỏi chúng tôi có nghe biết về các nguồn tin có tính cách đặt điều vu khống bôi bẩn nhiễu loạn nhằm vào hàng Chư Tôn Giáo phẩm. Thực ra đã từ mấy năm nay chúng tôi được đọc khá nhiều các câu chuyện như vậy qua bài viết qua điện thư, điện báo và mới đây lặp lại bạch thư, tổng hợp nhiều bài viết loạn xạ in thành sách, cùng lúc với thư rơi, thư hí họa nhằm bôi bác không chừa một ai ?. Ôi thôi, toàn là những câu chuyện do từ những tâm địa bất nhất, ngaäm ... phun ngöôøi maø queân raèng ñang daây dính maët mieäng chính hoï. Nhìn chung ngoại trừ những trường họp điển hình có chứng cớ thì chúng ta cần cảnh giác vaø xa laùnh, còn thì mù mờ nhằm gaây hoả mù vây vạ triệt hạ nhau, chẳng khác chi một số người trong Các tổ chức, hội đoàn khi tranh chấp, lục đục phân hóa liền quay lại bôi bẩn đặt đều vu vạ triệt hạ nhau không thiếu một từ ngữ xấu xa nào. Người Phật Tử khi đã hiểu Đạo cần lấy trí tuệ để ứng xử với mọi vấn đề theo lời Phật Dạy, xin trích một đoạn Kinh Hoa Nghiêm sau đây để chúng ta cùng suy nghiệm vaø an lạc tu tập : *Đừng vội tin tưởng một điều gì vì thường nghe nhắc nhở đến điều ấy . *Đừng vội tin tưởng điều gì vì đó là một tập tục đã qua rồi của ngàn xưa để lại. *Đừng tin tưởng những điều sáo ngữ hay bất cứ một điều gì mà người ta thường nói đến quá nhiều. *Đừng tin tưởng bất cứ điều gì vì cho đó là bút tích của một Thánh nhân xưa để lại bảo ta tin điều ấy. *Đừng vội tin tưởng một điều gì dù điều ấy được những ý kiến thiên vị bênh vực hay một tập tục lâu đời khiến ta theo đó là sự thật. *Đừng tin tưởng bất cứ điều gì dù điều ấy dưới mãnh lực của Ông thầy hay nhà truyền đạo. *Đừng tin tưởng bất cứ điều gì, vì cho đó là bút An Laïc 2

tích của một thánh nhân xưa để lại bảo ta tin điều ấy. *Tất cả những sự thật theo kinh nghiệm riêng của người và sau khi xác nhận rõ ràng phù hợp với lẽ phải, tạo thành hạnh phúc cho riêng người và hạnh phúc cho tất cả mọi loại thì chính đó là sự thật và người cố gắng sống theo sự thật ấy. Là người Phật tử Chúng ta cần sáng suốt thực hiện các đức tính căn bản Từ bi-Trí Tuệ và Dũng Cảm để nhận chân mọi việc, tôn trọng sự thật, ủng hộ cái đúng và xa lánh mọi sự giả dối bất chính, nhất là của hàng tu sĩ khi có sự phạm giới có chứng cớ hẵn hoi, hoặc sự phản bội của một nhân vật đấu tranh khi có hành động phản trắc cụ thể. Chuyện vu vạ bâng quơ không chứng cớ, không nguồn gốc thì chỉ là luồng gió thối hoặc luồng khí độc mà thôi ! chúng ta cần tránh xa để giữ sự an nhiên tự tại với chính tâm hồn bản thiện của mình. Ban Biên Tập.

THÁNG 8/09 - SỐ 08 -Lá thư Nối kết : (Ban Biên tập)

-02

-Câu chuyện ‘Nói với nhau”:(Thanh Trúc)

-04

-Tường thuật Đại Lễ Tiểu Tường Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang.

-06

(Chơn Diệu) -Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang bậc Thánh Tăng siêu xuất: (TT.Thích viên Lý) -Thơ: Giữ vững Cơ đồ : Bùi Bảo Quốc

-10 -14

- Vấn đề Pháp Lý của GHPGVNTN (TT.Thích Viên Định) -Cảm tạ

An Laïc 3

-15

Ñoã Cöôøng Duõng, M.D. Baùc Só Chöõa Beänh Maét Diplomate American Board of Ophthalmology

9061 Bolsa Ave., Suite 105 Westminster, CA 92683 Tel: 714-899-5670 Fax: 714-899-5558

CÂU CHUYỆN “NÓI VỚI NHAU” Trong nỗi buồn Quê hương mất dần vùng đất biên giới phía Bắc, vùng biển và hải đảo Hoàng sa và Trường sa do Trung quốc chiếm cứ, gần đây chủ quyền quản lý và khai thác tài nguyên từ núi rừng cao nguyên cũng đã bị xâm phạm. Người nông dân, công nhân trên Tây nguyên đang thất nghiệp phải đứng nhìn hàng ngàn công nhân Tàu cộng đang cướp cơm cướp việc dành xây dựng các công trình cho việc khai thác Bô-xít, chẳngnhững chúng đã cướp cơm gạo hai bữa hàng ngày mà còn đe dọa gieo rắc bao nhiêu tai họa cho đất nước mai sau. Trên rừng đã vậy, đồng bào sống ven biển thì khá gì hơn, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân trong thời gian qua đã phải uất hận neo tàu tại bến , không dám ra khơi mặc dầu đang trong mùa thả lưới cá vì họ lo sợ trước lệnh cấm ngư dân ta đến khai thác vùng biển Hoàng sa và Trường sa theo sơ đồ lưỡi bò màu đỏ mà chúng tự nhận là lãnh hải của chúng trong khi từ ngàn xưa Ông Cha chúng ta làm nghề biển đã bám sống từ vùng biển này, là vùng biển kinh tế chung một vùng Trời của quê hương. Đứng trước đại nạn hủy diệt môi trường sống và nguy cơ mất Nước Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã cất cao lời báo nguy và kêu gọi mọi tầng lớp cùng hiệp lực cứu nguy đất nưóc. Tiếng vang vọng đã lan rộng khắp nơi, đánh động lương tâm mọi giới từ trong ra ngoài Nước. Kết quả như thế nào thì tùy theo cảm nhận của mỗi người và còn tùy vào vận Nước, điều cần nói là tất cả những Tổ chức Đoàn thể, Tôn Giáo và mọi giới từ trong đến ngoài Nước đã đồng tình lên tiếng ủng hộ. Sự việc rõ như ban ngày nhưng nào có được yên ổn để đồng tâm hiệp lực cùng tiến về một hướng cho đại cuộc chung. Vẫn với những con người có bản tánh dị biệt, vẫn cái thói đời ganh ghét bất cứ ai hơn họ. Cho dù họ nhận là kẻ có học nhưng không có hạnh, họ khoe có tài nhưng chẳng có đức. Qua bao nhiêu giai đoạn thăng trầm hiểm nguy chẳng thấy họ đóng góp được một kế sách gì thực tế, làm được một thành tích gì cụ thể, mà họ chỉ rình thời cơ dùng chữ nghĩa mạo danh đánh lén phá bỉnh và rêu rao ý tưởng đánh kiểu giặc mồm, lý luận vu vơ, hàm hồ quyết đoán, lời lẽ kiêu ngạo xấc xược nhằm chụp mũ một cách ngơ ngốc nên chẳng triệt hạ được ai chớ nói chi đến Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ. Phụ họa với thành phần nầy là một nhóm người tuy khác lối nhưng cùng một mục đích là tìm cách bôi bẩn và thủ tiêu con An Laïc 4

đường đấu tranh giải trừ Pháp nạn và Quốc nạn do Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ lãnh đạo mà ỏ Hải ngoại tiêu biểu là Chư Tôn Giáo phẩm Văn Phòng II Viện Hoá Đạo. Họ không từ nan một phương tiện nào nhằm đặt đều nói xấu và vu vạ đối tượng bất kể là ai? Thấy không có tác dụng với đồng hương Phật Tử đến Tu học tại Chùa Điều Ngự mỗi ngày mỗi đông; Cùng đường họ chuyển hướng rĩ tai loan tin Chùa Điều Ngự là Chùa của Cọng sãn để đồng hóa cá mè một lứa với một số cơ sở Chùa Viện có Chư Tăng đã về hoặc có ý định về thỏa hiệp cầu an, hoặc các Chùa chuyên đón Tăng Ni được đào tạo dưới mái trường XHCN ra Hải ngoại thuyết giảng ru ngũ và thường giúp vui hò hát, khuyến dụ Phật Tử hãy quên quá khứ, xoá bỏ hận thù, đừng làm chính trị, an tịnh tu tập để giải thoát? Người nhẹ dạ nghe qua có vẽ phải đạo, an thân, thuận đường tu ! nhưng nghĩ cho đúng Chánh Pháp thì đó là cách dẫn dắt người Phật Tử vào con đường tu mù, tu để hưởng thụ an nhàn cá nhân chớ không phải tu để cứu khổ độ sanh. Tu giữ hạnh Từ bi mà quên mất Trí tuệ và Dũng cảm để nhận biết mà TU và HÀNH cho đúng Chánh Pháp. Ñaïo như thật của Phật và Chính nghĩa Quốc Gia vẫn sáng ngời trong lòng người Phật Tử tỵ nạn Cộng sãn chân chính , Vì vậy cho dù thuyết phục, mạ lỵ, bôi bẩn hay vu vạ đến đâu thì con đường đấu tranh cho tự do dân chủ, cho nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải do Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ XLTV.Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hoá Đạo lãnh Đạo và ở Hải ngọai là Văn Phòng II Viện Hoá Đạo vẫn có đường lối sáng ngời với thời gian, không thể dập tắt. Một tỷ tư người Trung Cộng với Đảng Cộng sãn độc tài đầy ma chước mà không thể che khuất và dập tắt được tiếng nói của sáu triệu dân Tây Tạng trong hơn 50 năm qua, nói chi con số vài ba trăm qui gom từ nhiều phía đã từng triệt hạ laån nhau nay phô khoe lòe loẹt nhưng thực chất thì mọi người đã rõ . Chân lý và thực tế sẽ tồn tại mãi mãi. Thanh Trúc. CẢM TẠ Chúng tôi xin chân thành cảm tạ sự yểm trợ hàng tháng dành cho Bản tin AN LẠC của các Cơ Sở Dịch Vụ và Thương Mãi, xin trân trọng giới thiệu đến Đạo hữu bốn phương. Ngưỡng nguyện Thập Phương Tam Bảo gia hộ Quí Vị và Quí Đạo Hữu thân tâm thường an lạc, vạn sự cát tường.

“Nghe lời chê bai mà giận là ngời cho người dèm pha Nghe câu khen ngơị mà mừng làm mồi cho người nịnh hót” Vân Trung Tử

Ban Biên Tập

An Laïc 5

Đại Lễ Tiểu Tường Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang “Ngài là ngọn hải đăng biểu tượng ngời sáng cho töï do-dân chủ và nhân quyền …” WESTMINSTER/CD: Để tưởng niệm công hạnh sâu dày của bậc Cao Tăng thạc đức, vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) đã phụng hiến đời mình cho đạo pháp, dân tộc và nhân loại, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo và GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ đã long trọng tổ chức Đại Lễ Tiểu Tường đức cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang vào lúc 11 giờ trưa ngày Chủ nhật 26/7/2009 tại Khuôn viên Chùa Điều Ngự Thành phố Westminster, Little Saigon miền Nam California . Chùa Điều ngự hôm nay tưng bừng và sáng rực bởi cờ hoa và các câu biểu ngữ ca ngợi Công Hạnh Đức Cố Tăng Thống. Mới 8 giờ sáng mà Phật Tử đã rộn ràng lui tới tấp nập, khu triển lãm hình ảnh cuộc đời Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống đã thu hút nhiều người chăm chú theo dõi, trầm trồ ca ngợi, ngưỡng phục và cảm động trước những bước đi đầy gian truân khốn khó của ngài dưới chế độ Cộng sãn vô thần. Đến 10 giờ 45, trước lễ đài tôn kính trang nghiêm , trên 1200 ghế xếp đã gần hết chỗ, trong khi ngoài khu triển lãm, khu trai soạn, khu tiếp tân và phát hành sách báo cũng như trong chánh Điện đang còn rất đông Phật Tử dạo xem và lễ bái . Đúng 10 giờ 45 Ba hồi chuông trống Bát Nhã vang lên để cung nghinh Long Vị Đức Đệ Tứ Tăng Thống ñeán an vị tại Nghi đài và cũng là lúc cung nghinh Chư Tôn Giáo Phẩm Văn Phòng II Viện Hoá Đạo và Hội dồng lưỡng viện GHPGVNTNHN/HK đến vị trí hành lễ. Mở đầu là nghi thức thường lệ, Ban hợp ca Phật Tử An Lạc Phụng sự và Cựu Huynh Trưởng đã cùng toàn thể Quan khách và đồng hương Phật Tử cử hành lễ chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ, chào và hát Quốc ca Việt Nam Cọng Hòa, Phật Giáo Ca và 01 phút nhập từ bi quán. Buổi lễ đựợc sự Chứng minh của Đại Lão HT Thích Hộ Giác, Phó Tăng Thống GHPGVNTN kiêm Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo GHPGVNTNHN/HK; Đại lão Hòa Thượng Thích Chánh Lạc, Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN kiêm Tổng Ủy Viên Hoằng Pháp VP.II Viện Hóa Đạo; HT.Thích Trí Lãng Tổng Ủy viên Xã hội , HT.Thích Viên Thành Tổng vụ Trưởng TV.Nghi Lễ, HT.Thích Thiện Hữu Tổng Vụ Trưởng TV. Tăng Sự, Hoà Thượng Thích Chơn Trí Tổng vụ Trưởng TV. Cư Sĩ, HT.Thích Huyền Việt Tổng vụ Trưởng TV.Thanh Niên, HT.Thích Giác Chân Tổng vụ Trưởng TV. Pháp chế, TT.Thích Giác Đẳng Tổng Ủy Viên Truyền Thông VP II/Viện Hóa Đạo, TT Thích Viên Lý, Tổng Thư Ký VP II Viện Hóa Đạo , Viện chủ chùa Điều Ngự, Trưởng Ban Tổ Chức Đại Lễ; TT.Thích Ân Đức Giảng sư Chùa Diệu Pháp, An Laïc 6

TT.Thích Viên Huy Tổng vụ Trưởng TV.Tài Chánh, TT.Thích viên Thông Phó Tổng Thư ký HĐĐH/GHPGVNTNHN/HK, TT. Thích Quảng Long Chùa Thanh Đức /Michigan, TT.Thích Tâm Hiền Trụ trì Chùa Hồng Ân/ Iowa, TT.Thích Quảng Mẫn, Đại Đức Thích Trí Quảng Phụ Tá Tổng vụ Trưởng TV.Văn Hoá, Đại Đức Thích Trí Tịnh Tổng vụ Trưởng TV.Truyền Thông,Sư Bà Thích nữ Nguyên Thanh Tổng thủ quỷ VP.II/VHĐ và nhiều Sư Bà Sư cô, Giáo sư Võ Văn Ái, Tổng Ủy Viên Ngoại Vụ Văn Phòng II Viện Hóa Đạo kiêm Tổng Giám Đốc Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế; Nữ sĩ Ỷ Lan phụ tá Tổng Ủy viên Ngoại vụ VP.II/VHĐ. Đồng thời có trên 40 Chư Tôn Đức Tích Lan, Miến Điện, Lào, Cam bốt và Hoa Kỳ đến tham dự . Giới thiệu về phía chính quyền, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của Dân Biểu Tiểu Bang Trần Thái Văn, Phó chủ tịch Hội đồng Giám Sát Quận Orange County Janet Nguyễn vaø Phu Quaân, Luật sư Lê Công Tâm (cố vấn đặc biệt của GSV Janet Nguyễn), Tiến sĩ Phạm Kim Long Ủy viên Giáo Dục Quận Cam, Nghị Viên Thành Phố Garden Grove Luật Sư Andrew Đỗ, hai Nghị Viên Thành Phố Westminster, Andy Quách và Tyler Diệp. Về Tôn Giáo có Linh Mục Nguyên Thanh, Thöôïng Toïa Thích Thieän Duõng, Giaó Sư Nguyễn Thành Long, Ông Hùynh Kim, Ông Trần Ngọc Châu Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo , Về Cộng Đồng có Bà Nguyễn minh Nguyệt, Ông Nguyễn Chánh Lạc Cộng Đồng Nam Cali. Về Chánh đảng và Đoàn thể có Luật Sư Trần Thành Uỷ Ban Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam, Trưởng Đoàn Tây nguyên ủng hộ Lời kêu gọi của Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Ông Phạm Trần Anh Chủ tịch Hội Ái hữu Tù nhân chính trị và Tôn Giáo Việt Nam Hải Ngoại, Ông Lê Tử Hà Tổng Thư Ký Phong trào đấu tranh đòi tự do tôn giáo và nhân quyền , đại diện Việt Nam Quốc dân đảng, Kỹ Sư Đỗ như Điện Điều hợp viên Phong trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, Bà Trần Thanh Hiền đại diện Tiến nói Giáo Dân, Ông Trần Trọng Đạt Chủ Tịch Ban Chấp hành Trung ương Đại Việt Quốc Dân Đảng, Ông Trương Thiết Kế Đại Việt Cách Mạng Đảng, Nhiều Cựu Sĩ Quan cao cấp như Đại Tá Lê khắc Lý, Đại Tá Lê Bá Khiếu, Đại Tá Nguyễn kỳ Nguyện, Đại Tá Bùi hữu Đặng, Đại Tá Lê Thương, Đại Tá Nguyễn VaênHuaán, Đại Tá Trần Ngọc Thống , Trung Tá Nguyễn văn Thư, Trung Tá Đặng Uynh, Trung Tá Hoàng văn Phi và nhiều vị Sĩ Quan cao cấp khác. Về Nhân Sĩ chúng tôi nhận thấy có Cụ Lão Ông Nguyễn văn Bách đã tròn 100 tuổi với Quốc Phục áo gấm khăn đóng đỏ rất trang trọng, Cụ Phú Ninh Chánh Tế Nam Đền thờ Quốc Tổ Hải ngoại, Cụ Bà Anh Trang cựu Hội Trưởng Hội Cao niên Á Mỹ, Cụ Võ Khôi, Cụ Nguyễn Tư Mô, Nhân sĩ Phật Giáo, Bình luận gia Lý Đại Nguyên, Quí Vị Cựu Dân Biểu Nguyễn hữu Thời, Nguyễn Lý Tưởng, Bùi văn Nhâm, Đoàn Mại, Giáo Sư Trần Đức Thanh Phong, OÂng Nguyeãn Chí Thieän, Ông Nguyễn văn Minh Nhân sĩ Phật Giáo, Nhà báo Kiều Mỹ Duyên, Ông Thái Hiến, Bà Kim Anh, Ông Phan Đại Nam, Bà Luật Sư Bùi Kim Thành, Nhà văn Ninh Thuận, Nhà Thơ Phan Nghi và nhiều vị khác nữa. Về Truyền thông báo chí có Phóng viên báo Viet Herald, Người Việt, Việt Báo, Viển Đông, Viet Weekly, Viet Magazine, Đài Truyền hình SBTN- TV 18- SET –Thanh Niên Cờ Vàng, Chương trình phát thanh Diễn đàn chống cộng và … An Laïc 7

Chúng tôi xin cáo lỗi cùng Quí Vị Trưởng Thượng, Nhân Sĩ , Hội Đòan và Truyền thông báo chí vì đông quá không ghi nhận kịp. Các Đoàn thể Phật Tử chúng tôi nhận thấy có Đoàn Cựu Huynh trưởng miền Vạn Hạnh, Đại diện Đoàn Cựu Huynh Trưởng Miền Huyền Quang, Liên khuôn Phật Học ,Gia dình Phật Tử Chánh Đạo, Pomona, Điều Ngự, Đoàn Phật Tử An Lạc Phụng Sự, Ban Đại diện sáu Khuôn Hội San Diego, San Gabriel Valley, South Bay, Huntington Beach , Garden Grove, Westminster. Nhìn chung đã có trên 1,500 các Giới chức, đoàn thể Phật Tử và đồng hương Phật Tử đến Chùa dự lễ. Nữ Sĩ Ỷ Lan, Huynh trưởng Lê Văn Thẩm, cô Nguyễn Kim Ngân điều khiển chương trình. Trong bài diễn văn khai mạc Thượng Tọa Thích Viên Lý nêu bật nét Bi, Trí, Dũng của Cố Đệ Tứ Thăng Thống Thích Huyền Quang. Thượng tọa cho biết :”Trưóc bối cảnh Việt Nam Thống khổ triền miên , một bậc Thánh Tăng xuất hiện đó là cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang , ngài là ngọn hải đăng biểu tượng ngời sáng cho Töï do-dân chủ và nhân quyền”… “Bằng một đạo phong dung dị, từ hòa, an nhẫn nhưng rất cương dũng, Ngài chưa bao giờ biết lùi bước trước chướng duyên, thách đố và nguy hiểm. Cộng Sản có thể nhốt tù Ngài, nhưng họ không thể biến Ngài thành công cụ của chế độ.” “Ngài không ngừng lên tiếng về những bất công, độc tài, thối nát của một chủ nghĩa phi dân tộc và phản dân chủ. Ngài kêu gọi Cộng Sản hãy thành tâm sám hối trước quốc dân, đồng thời tôn trọng linh quyền của người chết và nhân quyền của ngöôøi sống. ‘Lấy ngày 30 tháng 4 làm ngày sám hối và chúc sinh toàn quốc, sám hối với người chết và chúc sinh người sống.’” Đạo từ của Đức Phó Tăng Thống GHPGVNTN, Đại Lão Hoà Thượng Thích hộ Giác, cũng nêu bật con đường hành đạo chông gai mà Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang đã trải qua. Qua đó, mọi người thấy được “dấu ấn của Ngài lưu lại trong lịch sử Giáo hội là những cột mốc đánh dấu các giai đoạn không thể quên được.” Hòa Thượng nói tiếp: “Hình ảnh ngời sáng của Ngài trong nỗ lực vận động phục hoạt giáo hội và nhân quyền cho Việt Nam để lại những bài học lớn cho thế hệ mai sau. Ngài đã khẳng định hướng đi của giáo hội song hành với lợi ích tối hậu của dân tộc. Ngài là một biểu tượng cao đẹp của kẻ sĩ trước vận mệnh nghiệt ngã của dân tộc, Ngài là bài học lớn lao.” Kế đó, Hòa Thượng Thích Chánh Lạc, Phó Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo đã nói sơ lược tiểu sử của Cố Ðệ Tứ Tăng Thống Huyền Quang. Ngài có thế danh là Lê Ðình Nhàn sanh năm 1920 tại An Nhơn Bình Ðịnh. Ngài thọ Sa Di năm mới 15 tuổi, năm 17 tuổi thọ Bồ Tát Giới lấy pháp danh là Huyền Quang. Năm 1945, Ngài tham gia kháng chiến chống Pháp thành lập Phật Giáo Liên Khu 5. Năm 1951, Ngài phản đối Việt Minh chen vào nội bộ Phật Giáo bị bắt đưa đi an trí cho đến 1954 qua Hiệp Ðịnh Geneve, Ngài mới được thả. Năm 1958, ngài cùng với Chư Tăng thành lập tu viện Nguyên Thiều, Bình Ðịnh và thành lập học viện tại đây. Năm 1962, ngài bị chánh phủ Ngô Ðình Diệm bắt giam vì đòi bình đẳng tôn giáo và chỉ được trả tự do sau ngày 1 Tháng Mười Một 1963. Ngài được cử làm tổng thư ký Viện Hóa Ðạo kiêm tổng vụ trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ. Thời gian này Ngài tham dự nhiều cuộc hội thảo Phật Giáo quốc tế ở hải ngoại như Ấn Ðộ, Nhật Bản. An Laïc 8

Trước 1975, Ngài đã là viện phó Viện Hóa Ðạo của GHPGVNTN. Sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975, đại lão Hòa Thượng Huyền Quang cùng với nhiều tu sĩ Phật Giáo và các tôn giáo khác đã bị CSVN cầm tù và trù dập nhiều năm nhất là khi Ngài đứng lên đòi tự do tôn giáo và đòi lại tài sản của giáo hội bị Hà Nội tịch thu. Năm 1992, Ngài viết kiến nghị 9 điểm vạch những sai lầm của CSVN. Ngài lại bị CSVN quản thúc ở nhiều nơi và cuối cùng quản thúc Ngài tại tu viện Nguyên Thiều. Tháng Mười 2003, Ngài đã cho tổ chức đại hội bất thường để tổ chức lại nhân sự trong giáo hội và tuân theo giáo chỉ của Cố Ðại lão Ðệ Tam Tăng Thống Ðôn hậu viên tịch, Hòa Thượng Huyền Quang nhậm chức Ðệ Tứ Tăng Thống của GHPGVNTN. Năm 2006, Ngài bị bệnh suy tim phải nhập viện nhiều lần và sau cùng ngài trở về Nguyên Thiều và viên tịch ngày Mồng 5 Tháng Bảy, năm 2008 chấm dứt suốt 90 năm trụ thế, 70 năm hạ lạp. Suốt cả một cuộc đời ngài tranh đấu vì đạo pháp và dân tộc, bất chấp mọi gian nguy tù đày thân xác. Trong mười mấy năm lao tù, ngài cũng đã san định được nhiều kinh sách và phiên dịch nhiều tác phẩm Phật Giáo. Trước khi viên tịch, Ðệ Tứ Tăng Thống Huyền Quang vẫn cầu mong giáo hội thật vững mạnh để thực hiện hạnh nguyện của Ngài, tiếp tục tranh đấu cho giáo hội và dân tộc sớm được thanh bình an lạc, thoát khỏi ách độc tài. Ban tổ chức cho phát lại dĩa CD có thu lời của Ðệ Tứ Tăng Thống tại tu viện Nguyên Thiều ngày 1 Tháng Mười 2003 về việc bổ sung lại nhân sự của Viện Tăng Thống và Viện Hóa Ðạo. Tiếp theo là lời phát bạch của Ðại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ bên kim quan của Ðệ Tứ Tăng Thống trước giờ cử hành lễ nhập tháp. Tiếp theo, ba hồi chiêng trống Bát Nhã, Ðại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác cùng với Chư Tôn Ðức đã tiến lên trước lễ đài với di ảnh của Cố Ðại Lão Hòa Thượng cử hành chánh lễ truyền thống cùng với các Chư Tôn Ðức và Phật tử. Đại diện cho các Chư Tôn Giáo Phẩm và Phật tử khắp nơi trên thế giới, trước di ảnh Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang, HT Thích Hộ Giác đưa ra lời phát nguyện của Văn Phòng II/VHĐ là sẽ sát cánh cùng GHPGVNTN dưới sự lãnh đạo của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ (Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN) quyết tâm vận động để giáo hội sớm được phục hoạt, dân tộc Việt Nam sớm được hưởng tự do, dân chủ, nhân quyền. Sau đại lễ, Dân Biểu Tiểu Bang Trần Thái Văn, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám Sát Quận Cam Janet Nguyễn , Tiến sĩ Ananda Guruge cựu Đại Sứ Tích Lan tại Liên Hiệp Quốc, Phó Chủ Tịch Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới. Linh Muïc Trần Thanh, đều đã có lời phát biểu cảm nghĩ của mình về Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang. Trong lời phát biểu Luật sư Andrew Đỗ cho rằng: “Đức Cố Tăng Thống Thích Huyền Quang đã để lại không những cho phật tử mà còn cho những người Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại một tấm gương trong sáng của lòng yêu nước nhiệt thành, và sự đấu tranh nhận nại bất bạo động. Nếu người dân Ấn Độ hãnh diện vì sự tranh đấu của Thánh Gandhi, thì Việt Nam chúng ta cũng hãnh diện vì sự đấu tranh của Cố Tăng Thống Huyền Quang cho dân tộc và đạo pháp. Sự tranh đấu của Ngài sẽ được tiếp tục lưu truyền cho những người kế tục và nhất định chúng ta sẽ toàn thắng để tháo gỡ gông cùm Cộng Sản hiện đang đặt trên quê hương thân yêu của chúng ta.” An Laïc 9

Nhân dịp này, GSV Janet Nguyễn, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Orange County, đã trao tặng TT Thích Viên Lý, đại diện Ban Tổ Chức, tấm Bằng Tưởng Lục, vinh danh Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang. Tiếp theo Chương trình là phần ra mắt sáu Khuôn Hội Phật Giáo gồm : KH.Quảng Đức- San Diego, KH.Thiện Minh- San Gabriel, KH. Đôn Hậu-South Bay, KH.Đức Nhuận-Huntington Beach, KH.Tịnh Khiết-Garden Grove, và KH. Khuông Việt-Westminster. Ban Đại diện 06 Khuôn hội gồm 18 cư sĩ đã ra trình diện trước Chư Tôn Đức và Quan khách để được Đức Phó Tăng Thống trao cờ cho từng Khuôn Trưởng và Đại Lão Hoà Thượng Thích Chánh Lạc trao gắn huy hiệu từng Khuôn hội cho thành viên các Khuôn hội giữa tiếng vỗ tây hân hoàn chào mừng của toàn thể Phật Tử hiện diện. Tiếp theo Đạo hữu Khuôn Trưởng Khuoân Hoäi Đức Nhuận-Huntington Beach đã đại diện các Khuôn Hội lên đọc lời Phát nguyện. Đại ý “Trước hiện tình Pháp nạn và quốc nạn nghiệt ngã hiện nay, chúng con hiện diện trước Lễ đài là những Phật Tử thuộc các thành phố …..xin khẳng định bày tỏ một lòng trung kiên với Văn Phòng II /VHĐ/GHPGVNTNHN/HK Cùng nhận thức trên bước đường tu học và phụng sự chánh pháp người Phật tử chân chính cần tham gia vào các tổ chức Cơ Sở trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Văn Phòng II Viện Hoá Đạo để cùng nhau tu học, phụng trì Chánh Pháp góp phần hoằng hóa độ sanh nhất là trong thời điểm Quê hương Việt Nam đang chịu áp bức, lầm than khốn khó. Nhờ sự gia hộ của Chư Phật, sự trợ duyên và giáo hoá của Chư Tôn Đức Giáo Phẩm , hôm nay Phật Tử chúng con gồm Ban đại diện các Khuôn Hội : - KHUÔNG VIỆT

Westminster

- TỊNH KHIẾT

Garden Grove

- ĐỨC NHUẬN

Huntington Beach

- QUẢNG ĐỨC

San Diego

- ĐÔN HẬU

South Bay

- THIỆN MINH

San Gabriel Valley

Trước Giác Linh Đức Cố Tăng Thống và Chư Tôn Đức Giáo Phẩm chúng con thành tâm phát nguyện: -Giữ gìn phẩm chất của những người Phật Tử chơn chính, nỗ lực tinh tấn và hết lòng hộ trì Chánh Pháp-Quyết tâm ủng hộ đường lối đấu tranh giải trừ Pháp nạn và Quốc nạn do Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống và Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ Viện trưởng Viện Hoá Đạo lãnh đaọ cho đến khi Việt Nam thực sự độc lập, dân chủ, tự do, Nhân quyền và toàn vẹn lãnh Hảỉ, lãnh thổ. Chúng con xin đê đầu đãnh lễ và ngưỡng nguyện Giác Linh Đức Cố Tăng Thống thùy từ chứng dám . Ngưỡng bạch Đức Phó Tăng Thống, Đại Lão Hoà Thượng Phó Viện Trưởng và Chư Tôn Đức Giáo Phẩm Hội Đồng Lưỡng Viện hoan hỷ chứng minh cho lời phát nguyên của Chúng con. Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát. Tiếp theo Đại Lão Hoà Thượng Thích Chánh Lạc đã lên Ban Huấn từ khen ngơị và có lời nhắn nhủ với người Phật Tử chân chính trong giai đoạn hiện nay. Cuối chương trình đại lễ, cuộc hội luận về hướng đi của GHPGVNTN, do TT Thích Giác Đẳng và giáo sư Võ Văn Ái điều khiển, đã cuốn hút nhiều người ở lại theo dõi và đóng góp ý kiến. Cũng trong đại lễ, mọi người được thưởng thức bữa cơm chay do Ban trai soaïn chùa Điều Ngự khoản đãi. Đại lễ Tiểu Tường đức cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang kết thúc vào buổi chiều cùng ngày trong niềm vui chung, thỏa lòng mọi người Phật Tử chân chính đã tỏ lòng nhỏ bé đền đáp trong muôn vàn Công ơn to lớn của Ngài đối với Dân Tộc và Đạo Pháp.. Chơn Diệu tường thuật.

An Laïc 10

Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang, Bậc Thánh Tăng Siêu Xuất TT.Thích Viên Lý . Giữa bối cảnh của một Việt Nam đầy nhiễu nhương thống khổ, hết chiến tranh ý thức hệ đến nạn độc tài Cọng sản, bậc Thánh Tăng thạc đức đã xuất hiện, bậc thánh Tăng thạc đức đó chính là đức cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang. Ngài đã không chỉ là một thánh Tăng mà còn là ngọn hải đăng giữa đêm dài lịch sử, một biểu tượng ngời sáng cho công cuộc vận động tự do, dân chủ và nhân quyền. Cả đời, Ngài đã đánh đổi sự tự do cá nhân để mưu tìm nền hoà bình và tự do đích thực cho dân tộc và thế giới nhân loại. Bằng một đạo phong dung dị, từ hòa, an nhẫn nhưng rất cương dũng, Ngài chưa bao giờ biết lùi bước trước chướng duyên, thách đố và hiểm nguy. Cọng Sản có thể nhốt tù Ngài nhưng họ không thể biến Ngài thành công cụ của chế độ. Một cách dứt khoát, khi trực diện với thế lực vô minh manh động, Ngài khẳng khái minh thị: “Phật giáo Việt Nam là một thực thể dân tộc. Từ bình minh của lịch sử Việt đã có đóng góp lớn trong việc dựng Nước, khai dòng văn hiến, có kế thừa sau trước, từ lịch đại Tổ sư đến các Bồ tát tử đạo, mà GHPGVNTN là sự truyền thừa chính thống và đại diện duy nhất của toàn thể quần chúng Phật tử Việt Nam. Trên bình diện quốc tế, GHPGVNTN là thành viên sáng lập phong trào Phật giáo quốc tế tại Colombo, thủ đô Tích Lan, năm 1950 mang tên “Liên Hữu Phật Gáo Thế Giới”. Không một tổ chức Phật giáo nào khác, do tư nhân hay thế quyền thiết lập cho những mục tiêu sai khác với Hiến Chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có thể thay thế hoặc điều khiển GHPGVNTN trong việc hướng dẫn Phật sự cho Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước và đại diện Phật giáo Việt Nam trên trường quốc tế. Hành động gần đây của Đảng Cộng sản và Nhà nước CHXHCNVN, qua tay Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, đối với Văn Phòng lưu vong Viện Hoá Đạo GHPGVNTN và Quyền Viện Trưởng Viện Hoá Đạo, vừa phản hiến pháp, phi pháp luật, vừa vi phạm Công ước Quốc tế về Quyền Công dân và Quyền Chính trị của Liên Hiệp Quốc mà nhà nước CHXHCNVN là thành viên và đã ký kết tôn trọng. Đảng và Nhà nước CHXHCHVN phải khởi sự ngay tiến trình dân chủ hóa chế độ bằng cách để cho xã hội công dân hình thành, thông qua các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, tự do lập hội … Một trong nững nét đặc điểm của nền văn minh Việt Nam là đức hạnh. Hai mươi thế kỷ qua, nhân dân Việt nam là một tổ họp của quần chúng có tín ngưỡng. Các lực lượng tôn giáo, trong đó có Phật giáo, hiện tập trung đông đảo nhất các tầng lớp nhân dân, với khả năng vô song để thực hiện việc hoá giải thù hận và tái thiết đất nước sau 50 năm chiến tranh thừa sai cho cuộc tranh chấp lưỡng cực quốc tế. Do đó, đàn áp tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng,

An Laïc 11

tiếp diễn cuộc chiến tranh lạnh lỗi thời, đồng lúc phá hoại tìm lực dựng xây tổ quốc. Phải chấm dứt ngay chính sách đàn áp GHPGVNTN” Trải qua biết bao gian khó, lúc âm thầm khi dũng liệt, Ngài không ngừng tận tuỵ hy hiến cho tiền đồ của đạo pháp, dân tộc và sinh loại. Những phẩm hạnh cao quý của một bậc thạc đức phạm hạnh đều có thể tìm thấy trong con người bình dị nhưng thoát tục của đức Tăng Thống Thích Huyền Quang. Là một tù nhân lương tâm của nhiều chế độ, đặc biệt suốt trên ba thập niên dưới chế độ Cọng Sản, bất chấp mọi bất trắc, khủng bố, đe doạ, Ngài không ngừng lên tiếng về những bất công, độc tài, thối nát của một chủ nghĩa phi dân tộc và phản dân chủ. Ngài kêu gọi Cọng Sản hãy thành tâm sám hối trước quốc dân, đồng thời tôn trọng linh quyền của người chết và nhân quyền của người sống, “lấy ngày 30.4 làm ngày sám hối và chúc sinh toàn quốc, sám hối với người chết và chúc sinh người sống.” Là một nhà lãnh đạo kiệt xuất, Ngài không chỉ có những viễn kiến chân xác về mọi diễn biến phức tạp mà còn có những quyết định cương dũng, sáng suốt, giúp Giáo Hội vượt qua nhiều cạm bẫy do CSVN cài đặt và duy trì được mạng mạch của Giáo Hội cho đến ngày nay. Đã có lúc Ngài sống đời sống hoàn toàn bị cô lập, một mình, đơn độc giữa một cánh đồng khô khốc, hoang vắng, lúc nào cũng có những cặp mắt công an theo dõi, canh chừng, nhưng trong hoàn cảnh cô độc đầy khó khăn như thế, Ngài đã tự chứng tỏ cách nổi bật đạo phong xuất chúng và tuệ giác siêu việt của đấng “tòng lâm thạch trụ”, đã liên tục cất lên tiếng nói đầy uy dũng trước bạo quyền, đã gìn giữ được “tổ ấn tông phong” cũng như sự có mặt cần thiết GHPGVNTN trong lòng dân tộc. Để nêu bật bản hạnh siêu việt của Ngài, tờ Los Angeles Times đã đã viết, “đức Tăng thống Thích Huyền Quang là người đề xướng kiên cường cho tự do tôn giáo và nhân quyền” và đã dẫn lời của nhà đấu tranh nhân quyền Faulkner: “đức Tăng Thống Thích Huyền Quang là người mở đường cho nhân quyền và dân chủ, đây là lý do vì sao nhà cầm quyền Việt Nam cách ly Ngài, gạt ngài khỏi các cuộc hoạt động. Nhưng Ngài vẫn bền bỉ đấu tranh cho đến giây phút cuối cùng.” Cộng sản Việt Nam không ngừng tìm đủ mọi cách triệt hạ uy tín Ngài, nhưng họ càng triệt hạ, uy tín Ngài càng được nâng cao trên khắp năm châu. Qua đời sống đạo hạnh, lợi tha của Ngài, rõ ràng Ngài đã tạo một phong cách riêng nhưng đồng lúc để lại một bài học chung vô giá đó là: Sống thiếu can đảm, không từ bi, vô trí tuệ là huỷ diệt sự sống, dù đang sống nhưng đã thật sự chết. Đời sống của Ngài tự nó đã thật sự minh chứng đời sống của bậc thể nghiệm chân lý, vì hơn ai hết Ngài tri nhận lẽ vô thường biến dịch và tự tính vô ngã của muôn hữu nên, tù tội, chết chóc không thể ảnh hưởng, đe doạ và làm thay đổi tâm hạnh thượng cầu hạ hóa của bậc Thánh Tăng. Bản thệ và công hạnh xuất trần bạt tục bất khả tư nghị của đức cố Tăng Thống Thích Huyền Quang đã để lại trong dòng lịch sử Phật giáo và dân tộc, đặc biệt trong mỗi trái tim chúng ta một dấu ấn hết sức đặc hữu. Trước thực trạng khổ đau của đồng bào và nhân loại, với tâm từ bi vô lượng, Ngài đã thiết tha kêu gọi: “Xin chư liệt vị hãy hóa thân vào nền văn minh của trí tuệ Bát Nhã, làm bản tâm cho bậc nhân đức cứu nguy đất nước và loài người. Chẳng ai thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử đang ngày đêm làm rối loạn thể chất thế nhân. Nhưng với người thực hành Bồ tát đạo, thì sinh, lão, bệnh, tử lại là phương tiện tỉnh giác tiến hành cho sự lợi ích và giác ngộ muôn loài.” Đối với thảm trạng tang thương của đất nước và suy vi của đạo pháp, đức cố Đệ Tứ Tăng Thống bi mẫn khuyến thị: “Trong thời đại phân hóa, tranh chấp, thù hận, đổ vỡ hôm nay, Tứ chúng (tức Tăng, Ni, Nam cư sĩ và Nữ cư sĩ) nơi ngôi nhà Phật giáo phải là hình ảnh treo gương cho sự hòa hợp, huynh đệ, yêu thương, xây dựng (...) Tôi xin kêu gọi Tứ chúng nhất tâm KHOAN HÒA và ÐỒNG NHẤT trước mối mâu thuẫn tranh chấp của thế nhân, như sự hiến cúng có ý nghĩa nhất trong ngày Phật Ðản. Vì từ sự hiến cúng này, mà con đường Hoằng dương Chánh pháp mới sẽ khai lộ từ quê hương Việt sang tới phương Tây. An Laïc 12

Do vậy, cần ý thức đến hiện trạng vong thân và vong quốc, hầu hiển lộ Pháp tánh giác ngộ và cứu khổ. Nhờ tính chất giác ngộ và cứu khổ mà Ðạo Phật vượt trên mọi biên thùy, vượt ngoài các dị biệt văn hóa, mở ra phương trời giải thoát cho mọi loài chúng sinh nơi tam thiên đại thiên thế giới.” Việt Nam chúng ta đang đứng trước nguy cơ mất nước, dân tộc nghèo đói, lạc hậu, thiếu tự chủ, nhân quyền và tự do, các tôn giáo đang trong tình trạng bị khủng bố, đe doạ, cấm cản, đặc biệt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang trong tình trạng bị bức hại, hơn bất cứ lúc nào, lời kêu gọi của đức cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang càng được triệt để phát huy và ứng dụng. Tưởng niệm đến ân đức sâu dày của đức cố Tăng Thống Thích Huyền Quang chúng ta không chỉ thuần tuý tán dương công hạnh của Ngài, mà điều quan trọng là, làm thế nào, chúng ta quyết tâm hơn nữa, nỗ lực làm sống dậy tinh thần từ bi, vô uý, bất khuất mà khi còn sinh tiền đức cố Đệ Tứ Tăng Thống đã thể hiện, càng quan trọng hơn nữa là, bằng mọi cách, hậu thuẫn Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện Trưởng Viện Hoá Đạo, đồng thời hết lòng tranh đấu để giải trừ quốc nạn và pháp nạn nhất là kế thừa xứng đáng bản hoài vị tha vô ngã mà bậc thánh Tăng đã hiển thị. Trong tinh thần biết ơn và báo ân sâu xa, chúng con nguyện tích cực dấn thân nhằm đền đáp phần nào trong muôn một ân đức giáo dưỡng, hoằng hóa sâu dày của Ngài, cúi xin giác linh đức Đệ Tứ Tăng Thống thuỳ từ chứng giám và gia hộ cho chúng con. Hậu học

Thích Viên Lý 1. Tuyên Cáo giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn 2. Thư gởi các ông Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Nông Đức Mạnh, ngày 21.4.2000 3. Thông Điệp Phật Đản Pl 2552 4. Thông Điệp Phật Đản PL 2548

MƯỜI NGHIỆP LÀNH -01-KHÔNG SÁT SANH

: Từ bi, không sát hại sẽ được khoẻ mạnh trường thọ.

-02-KHÔNG TRỘM CẮP : Ngay thẳng, không lấy của Người sẽ được giàu sang -03-KHÔNG TÀ DÂM

: Trong sạch, không quan hệ bất chính sẽ được xinh đẹp, hạnh phúc.

-04-KHÔNG NÓI DỐI

: Chân thật, không dối gạt sẽ được uy thế tiếng tăm.

-05-KHÔNG THÊU DỆT : Trung thực, không xảo ngôn, sẽ được mọi người kính mến. -06-KHÔNG ĐÂM THỌC : Hoà hợp, không nói lời ly gián,sẽ được nhiều người ủng hộ. -07-KHÔNG NÓI THÔ ÁI : Hòa nhã không cay nghiệt, không thô tục sẽ được cao sang. -08-KHÔNG XAN THAM : Rộng rãi thí xã, sẽ được vô lượng phước báu. -09-KHÔNG SÂN HẬN

: Từ hòa,nhẫn nại sẽ được vô lượng duyên lành.

-10-KHÔNG SI MÊ

: Sáng suốt, tỉnh giác sẽ được vô lượng trí tuệ. An Laïc 13

THƠ GIỮ VỮNG CƠ ĐỒ VIỆT NAM Cảm tác qua lời kêu gọi Bất tuân Dân sự của Đại Lão HT.Thích Quảng Độ

Vôøi troâng non nöôùc queâ nhaø, Gaám hoa moät daûi sôn haø tang thöông. Bieát bao nhieâu caûnh ñoaïn tröôøng, Ngaøy ñeâm tieáp dieãn bôûi phöôøng Coäng noâ! Xöa laøm toâi tôù Nga soâ, Nay theo Taøu coäng, cô ñoà tan hoang! Nhaân daân ñoùi raùch laàm than, Chæ rieâng Ñaûng ñoû tham taøn nhôûn nhô! Chuøa chieàn cho ñeán nhaø thôø, Mieáu ñình, Thaùnh thaát, baáy giôø cöôùp khoâng! Phoá phöôøng cho ñeán ruoäng ñoàng, Caêm hôøn nguùt loái, keâu khoâng thaáu trôøi! Naêm chaâu boán bieån ai ôi! Con daân nöôùc Vieät haù ngoài khoanh tay? Cuøng nhau vai haõy saùt vai, Quyeát taâm cöùu nöôùc, ñeán ngaøy thaønh coâng. Boán ngaøn naêm gioáng Tieân Roàng, Quoác gia qua bieát bao laàn höng vong, Trieäu Tröng laø phaän maù hoàng, Lyù, Traàn, Leâ, Nguyeãn, ñaõ töøng neâu göông, Vuøng leân choáng giaëc Baéc phöông, Giö õnguyeân bôø coõi, môû ñöôøng Töï Do, Ngaøy nay ta haù khoâng lo Chung löng Giöõ Vöõng Cô Ñoà Vieät Nam ?... Buøi Baûo Quốc.

An Laïc 14

. Lời Ban Biên Tập : Sau khi Cộng sãn chiếm Miền Nam Việt Nam, Ở trong Nước ngoài Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chính thống bị trù dập còn có Giáo Hội Phật Giáo Việt nam do nhà nước xây dựng, nên thường được gọi là Giáo Hội Quốc Doanh , chuyện đó thì đã mấy chục năm nay ai cũng đã biết. Phần ở Hải Ngoại trong những năm qua có hiện tượng nẩy sinh thêm nhiều tổ chức Phật Giáo, nhất là sau khi Giáo Hội chính thống ban hành Giáo chỉ số 9 thì liền có những tổ chức Phật Giáo, cũng xưng Giáo Hội Thống nhất nhưng đổi từ danh xưng này đến danh xưng khác, bỏ tên cũ lấy tên mới rồi quay lai lấy tên cũ và biến hoá thêm làm cho người bàng quan ngoại Đạo cũng như Phật Tử nhẹ dạ mà nhất là giới trẻ khó hiểu đầu đuôi ngọn ngành, thế nào là chính thống, thế nào là tiếm danh nên đã yêu cầu chúng tôi giải tỏa phần nào hoài nghi thắc mắc cho họ . Là một Bản tin liên quan đến sinh hoạt của người Phật Tử thương Đạo, quí mến Giáo Hội chúng tôi thấy có nhiệm vụ góp phần làm sáng tỏ những điều Đạo hữu Phật Tử cần biết, do vậy chúng tôi sẽ tuần tự chuyển tải phổ biến những tài liệu liên quan đứng về phía lập turờng của Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống Nhất, hy vọng phần nào giải tỏa được yêu cầu cuả các bạn trẻ. Sau đây là bài viết của Thượng Tọa THÍCH VIÊN ĐỊNH Phó Viện Trưởng kiêm Tổng Thư Ký Viện Hoá Đạo .

Vấn đề Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) I. Pháp lý Phật Giáo Thời Độc lập Tự Chủ : “Phật Giáo truyền vào Việt Nam vào từ đầu thế kỷ I Tây lịch, nhưng mãi đến thế kỷ VIII mới thật sự phát triển, nhịp nhàng với thời kỳ đất nước bước vào thời đại tự chủ, thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc thời đó. Trong thời gian ấy các nhà truyền giáo Việt Nam đã khéo léo đưa Phật giáo vào lòng dân tộc mỗi lúc mỗi sâu đậm, đến nay chúng ta không tìm đâu ra trong Phật giáo một dấu vết gì gọi là ngoại lai hay phi dân tộc. Đó là thành công lớn lao trong sự nghiệp truyền giáo của Tổ tiên chúng ta. Mặt khác, các nhà truyền giáo lúc bấy giờ cũng đã thành công nhiều trong sự nghiệp xây dựng đất nước, trong tư thế tự chủ hùng cường đối với phương Bắc sau bao thế kỷ bị đô hộ. Các nhân vật Phật giáo có công với đất nước như : Thái sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu thời Đinh (968-980) và thời tiền Lê (980-1009) ; Quốc sư Vạn Hạnh thời Lý Công Uẩn, Quốc sư Khô Đầu thời Lý Nhân Tôn, Quốc sư Minh Không thời Lý Thần Tôn, Quốc sư Viên Thông thời Lý Anh Tôn (1010-1225) ; Quốc sư Phù Vân Trần Thái Tôn v.v…và đã giúp các vua nhà Trần như : Thái Tôn, Nhân Tôn xuất gia đầu Phật sau khi bình định được các giặc giã bên ngoài mỡ rộng bờ cõi, xây dựng nước nhà vững mạnh (1225-1400). Các vị Tổ sư truyền giáo của chúng ta các thời ấy không hề cầu xin các triều đại pháp lý nào cả mà chính các triều đại ấy đã khâm ban tôn phong các Ngài những tước hiệu lớn lao vinh dự hơn cả ngôi vua thì có pháp lý hành chánh thông thường nào hơn thế nữa !” (trích Bản tham luận của GHPGVNTN kỳ VII năm 1977) II. Pháp lý Phật Giáo thời Pháp thuộc đến chế độ Ngô Đình Diệm (1858- 1963) : Khi đất nước bước vào thời kỳ suy vi thì Phật giáo cùng chung số phận với dân tộc. Nghĩa là khi giặc Pháp xâm chiếm xứ sở thì nước mất nhà tan và Đạo pháp cũng suy sụp. Tuy nhiên, vào các thời kỳ 1925- 1930, phong trào chấn hưng Phật giáo bắt đầu hoạt động thì thực dân Pháp bắt buộc các tổ chức Phật giáo Trung-Nam-Bắc thời đó muốn hoạt động phải chịu sự kiểm soát của chúng bằng những pháp lý cay nghiệt do các tên toàn quyền thuộc địa quyết định. Đó là những pháp lý tạm thời bất đắc dĩ và tủi nhục của một Tôn giáo cổ truyền của dân tộc từ địa vị một Tôn giáo xuống hàng Hiệp hội thông thường, và có lẽ chúng ta không bao giờ muốn có một pháp lý như vậy nữa. III. Pháp lý của GHPGVNTN từ năm 1964 đến nay : Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời năm 1964. Sau năm 1975, hoàn cảnh đất nước thay đổi, nhưng GHPGVNTN cũng như nhiều Giáo Hội các Tôn giáo khác vẫn tiếp tục hoạt động. Những sinh hoạt sau đây của GHPGVNTN sau năm 1975 là những minh chứng :

An Laïc 15

Ngày 02.11.1975, xảy ra vụ 12 vị Tăng Ni ở Thiền Viện Dược Sư tại Cần Thơ tự thiêu chống đối đàn áp của cộng sản. Ông Mai Chí Thọ, lúc đó là Giám Đốc Sở Công An Sài Gòn, đến chùa Ấn Quang yêu cầu Viện Hóa Đạo GHPGVNTN cử người xuống Cần Thơ để cùng với nhà cầm quyền điều tra. Viện Hóa Đạo đã cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ, lúc đó là Tổng Thư ký VHD, thay mặt GH, dẫn phái đoàn xuống Cần Thơ điều tra xác nhận việc này. (xem thêm trong sách “Nhận Định về Những Sai Lầm Tai Hại của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với Dân Tộc và Phật giáo” của HT Thích Quảng Độ, NXB Quê Mẹ, Paris 1995). - Năm 1977, Thủ tướng Phạm văn Đồng đã ký lệnh thư “Không trở ngại” để GHPGVNTN được tổ chức Đại Hội Kỳ VII tại Sài gòn. -Năm 1980, nhà cầm quyền chấp thuận việc GHPGVNTN mở Đại Giới Đàn Thiện Hòa tại chùa Ấn Quang Sài gòn. V.v… -Tuy vậy, bên trong, Cộng sản vẫn theo đuổi việc thực hiện châm ngôn của Lê Nin : “Đảng phải thông qua tôn giáo để tập hợp và khống chế quần chúng”, nên nhà cầm quyền đã tìm mọi cách để cai quản, điều khiển các Tổ chức tôn giáo. Đối với Phật giáo, nhà cầm quyền Cộng sản có những hoạt động sau đây : -Năm 1976, thành lập tổ chức “Phật Giáo Yêu Nước” do những vị sư theo cộng sản lãnh đạo, cộng với những vị sư xu thời. Tổ chức này rất nhỏ, ít nhân sự. - Năm 1980, thành lập Ban Vận Động Thống Nhất Phật Giáo. Trong đó có các thành viên của GHPGVNTN như : HT Thích Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo làm trưởng ban, và các HT Thích Trí Tịnh, Thích Minh Châu. - Năm 1981, thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, công cụ của đảng Cộng sản Hà Nội. (xin xem thêm Tài liệu “Thống Nhất Phật Giáo” của ông Đỗ Trung Hiếu) -Các tôn giáo khác, nhà cầm quyền cộng sản cũng có những hoạt động tương tự, nhưng mỗi tôn giáo có hoàn cảnh, hệ thống tổ chức khác nhau nên kết quả cũng khác nhau. -Việc Cộng sản thành lập những tổ chức làm công cụ cho họ để tuyên truyền là đương nhiên. Nhưng lắc léo ở chỗ, họ dùng một số người của mình, của Giáo Hội mình, GHPGVNTN, thi hành những việc theo ý muốn của họ, đó mới là vấn đề. -Năm 1981, Sau khi thành lập xong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN), thuộc MTTQ, nhà cầm quyền cộng sản tuyên truyền rằng GHPGVNTN không còn nữa, vì đã sáp nhập vào GHPGVN của MTTQ rồi. Lý do nào Cộng sản nói như vậy ? -Cộng sản lấy cớ việc Hòa thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo nhận lãnh chức vụ Trưởng Ban vận động Thống Nhất Phật Giáo,.tuy Ngài tuyên bố rằng, Ngài nhận lãnh chức vụ Trưởng Ban vận động là với tư cách cá nhân, vì không được sự đồng ý của Giáo Hội. Ngoài HT Trí Thủ, GHPGVNTN còn có HT Thích Minh Châu, Thích Trí Tịnh... làm Phó Ban hoặc thành viên trong Ban vận động này. Đặc biệt nhất là có một phái đoàn Đại diện cho GHPGVNTN tham dự Đại Hội thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ Hà Nội, phái đoàn này do HT Thích Thiện Siêu, người không có chức vụ gì trong Viện Hóa Đạo, làm trưởng đoàn, và danh sách đề cử phái đoàn GHPGVNTN có đóng dấu Viện Hóa Đạo. Sự thật việc đó như thế nào ? Xin trích một đoạn trong sách “Nhận Định về Những Sai Lầm của Đảng Cộng Sản Việt Nam Đối với Dân tộc và Phật Giáo” của Hòa thượng Thích Quảng Độ liên quan vấn đề này : “…Đến khoảng tháng 9 năm 1981, cố H.T. Trí Thủ, với danh nghĩa Trưởng ban vận động thống nhất Phật giáo, đề nghị Viện Hóa Đạo cử Đại diện Giáo hội đi dự Đại hội thống nhất Phật giáo sẽ họp tại Hà Nội vào cuối năm đó. Tôi đề nghị, nhà nước đã không cho triệu tập Đại hội bất thường, thì bây giờ phải triệu tập Hội đồng Viện Hóa Đạo gồm mười một quận Giáo hội Đô thành để thông báo cho họ biết về việc này. Cố Hòa thượng Trí Thủ đồng ý. Hôm sau tôi gửi văn thư mời các vị trong Ban Đại diện Giáo hội của mười một quận về chùa Ấn Quang họp. Hình như họ đã đoán trước được là cuộc họp này rất quan trọng nên họ về dự rất đông, không những chỉ có các vị Đại diện chính thức của mười một quận, mà còn có cả tăng ni về dự thính, ngồi chật giảng đường, đứng ngoài sân và trên các hành lang trong chùa. Cố H.T. Trí Thủ chủ tọa cuộc họp (xin nhắc lại, với tư cách Trưởng ban vận động thống nhất Phật giáo thì ngài là khách, nên lần trước ngài đã về “thăm xã giao” nhà Ngài. Nhưng hôm nay với tư cách Viện trưởng Viện Hóa Đạo nên Ngài chủ tọa cuộc họp). Với tư cách Tổng thư kí Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, tôi đứng lên tuyên bố rõ lý do triệu tập cuộc họp. Trước hết, tôi đọc lại các văn thư mà Viện Hóa đạo đã gửi ra phủ Thủ tướng tại Hà Nội nói rõ quá trình thành lập Giáo hội và các cơ cấu tổ chức cùng các hoạt động của Giáo hội tại miền Nam Việt Nam trước ngày đất nước thống nhất, đồng thời, gửi kèm bản Hiến chương và nội qui của Giáo hội để tường trình với nhà nước. Kế đó, tôi nói với các vị Đại diện Giáo hội trong cuộc

họp như sau :

An Laïc 16

“Nay H.T. Viện trưởng Viện Hóa Đạo đứng ra làm Trưởng ban vận động thống nhất Phật giáo, không biết ai đã thành lập ban này, thành lập ở đâu và ai đã bầu Hòa thượng làm Trưởng ban, Viện Hóa Đạo hoàn toàn không được biết điều đó, và cho đến nay, Giáo hội cũng chưa chính thức được mời dự bất cứ cuộc họp nào bàn về thống nhất Phật giáo. Bởi vậy, Giáo hội chưa biết thống nhất trên cơ sở nào, theo hình thức nào và sau khi thống nhất, tư cách pháp lý của GHPGVNTN sẽ ra sao. Đây là vấn đề tồn vong của Giáo hội, mà theo Hiến chương Giáo hội, phải do Đại hội quyết định. Cách đây mấy hôm, tôi đã được sở Công an mời ra bảo tôi phải đồng ý thống nhất, tôi đã nói với ông Quang Minh (người tiếp tôi) là Ban chỉ đạo Viện Hóa Đạo không đủ thẩm quyền quyết định việc quan trọng này, mà phải do Đại hội Giáo hội. Và tôi đã yêu cầu ông Quang Minh cho chúng tôi triệu tập Đại hội bất thường, mỗi tỉnh cần một vị Chánh đại diện hay Thư kí cũng được, nhưng ông Quang Minh đã không đồng ý, viện lẽ không còn đủ thì giờ ! Bây giờ đây H.T. Viện trưởng đề nghị Viện Hóa Đạo cử Đại biểu Giáo hội đi dự Đại hội thống nhất Phật giáo sẽ họp ngoài Hà Nội, tôi nhận thấy Đại hội bất thường thì nhà nước không cho, bởi thế hôm nay Viện Hóa Đạo mời quí vị về họp để hỏi ý kiến và tùy quí vị quyết định”. Trước khi dứt lời để trao quyền điều khiển cuộc họp cho Hòa thượng chủ tọa, tôi có bày tỏ một vài ý kiến như sau : “Kính bạch Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa Đạo chủ tọa cuộc họp, kính thưa toàn thể quí vị, chắc quí vị cũng như tôi đều thấy rõ hiện nay con thuyền GHPGVNTN đang lênh đênh giữa biển khơi và gặp sóng to gió lớn, chưa biết sẽ chìm lúc nào. Vậy, nếu những ai trong quí vị có mặt ở đây hôm nay cảm thấy nguy nan sợ hãi mà muốn bước sang thuyền khác để thoát thân, thì xin quí vị ấy cứ việc tự do, không ai ngăn cản cả. Nhưng tôi chỉ xin quí vị ấy một điều là : trước khi bước sang thuyền khác qúi vị cứ để mặc cho con thuyền Giáo hội lênh đênh trôi dạt trong sóng gió với những người còn ở lại trên đó, họ sẽ cố sức lèo lái, nếu may mắn vượt qua cơn nguy nan mà đến được bờ bình an thì họ sống, còn nếu chẳng may con thuyền chìm thì họ cũng sẽ sẵn sàng chết theo nó, chứ quí vị ấy đừng đang tâm nhận chìm con thuyền của mình mà có lần đã từng đưa quí vị đến bờ danh vọng, lợi lộc, trước khi bước sang thuyền khác. Tôi chỉ xin quí vị có thế thôi. Tôi dứt lời và cảm ơn quí vị”. “Khi tôi nói xong thì cả trong hội trường và ngoài sân, ngoài các hành lang nổi lên những tràng pháo tay vang dội, rồi tôi thấy T.T. Trí Tịnh đứng dậy đi ra trước tiên, kế đó là T.T. Minh Châu và sau cùng là Hòa thượng Viện trưởng chủ tọa ! Thế là cuộc họp tự nhiên cũng tan. Sau đó tôi nghe có tiếng vọng lại : “Hôm nay thầy Quảng Độ mời chúng tôi về đây để thóa mạ chúng tôi”. Còn lại Thượng tọa Huyền Quang và tôi, chúng tôi nhìn nhau một lúc rồi cũng giải tán !” Đó là cuộc họp cuối cùng của Viện Hóa Đạo bàn về việc có nên cử đại diện đi dự Đại Hội thành lập GHPGVN tại chùa Quán Sứ Hà Nội hay không, và cuộc họp đã có kết quả bất thành. Viện Hóa Đạo không còn cuộc họp nào khác bàn về vấn đề này nữa.. Hòa Thượng Quảng Độ viết tiếp :“Ba hôm sau, Văn phòng Viện Hóa Đạo nhận được bản “Thông báo” của Ban vận động thống nhất Phật giáo đề ngày 17-9-1981, do T.T. Minh Châu kí tên, dài lắm, tôi chỉ còn nhớ một đoạn ngắn, vì có lẽ nó là đoạn quan trọng nhất trong bản Thông báo. Đoạn ấy như sau :“...Thượng tọa Thích Quảng Độ, Tổng thư kí Viện Hóa Đạo, đã triệt hạ uy tín của toàn Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, phá hoại công cuộc thống nhất Phật giáo, ngang nhiên thách thức với chính phủ và Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam là những người đang khuyến khích và hỗ trợ sự nghiệp thống nhất Phật giáo cả nước ” “Nhân đây tôi cũng xin thanh minh rằng tôi không chủ trương “phá hoại thống nhất Phật giáo” mà tôi chỉ muốn thống nhất trong tinh thần hòa hợp, đồng thuận theo đúng luật Phật “Hòa hợp phủ ? - Hòa hợp !” (chư tăng có hòa hợp không ? - Hòa hợp !) ; nghĩa là việc thống nhất Phật giáo là việc của chư tăng hai miền Nam Bắc, phải do chư tăng hai miền quyết định một cách hòa hợp và đồng thuận, chứ tôi không muốn nhà nước cộng sản can thiệp vào rồi bắt chúng tôi phải thống nhất theo ý muốn của nhà nước để sau dễ bề lợi dụng Giáo hội cho những mục đích chính trị và hợp thức hóa cho chủ trương tiêu diệt Phật giáo của đảng và nhà nước cộng sản”.“Ðến cuối năm 1981, Ðại hội thống nhất Phật giáo chính thức được mở ra tại Hà Nội. Tôi được biết, T.T. Thích Thiện Siêu cầm đầu một phái đoàn mười người nói là đại diện cho Giáo-hội Phật giáo Việt-nam Thống nhất, có văn thư đề cử đóng khuôn dấu Viện Hóa An Laïc 17

Ðạo đường hoàng, tôi rất ngạc nhiên. Bởi vì T.T. Thiện Siêu có chức vụ gì trong Viện Hóa Ðạo đâu, mà Viện Hóa Ðạo cử T.T. Thiện Siêu làm đại biểu của Viện đi dự họp, còn khuôn dấu Viện Hóa Ðạo do tôi cất giữ, khi đến văn phòng thì tôi mang đến, hết giờ làm việc thì tôi mang về, vậy khuôn dấu ở đâu ra ? Lúc đầu tôi không tin, bởi lẽ tôi biết T.T. Thiện Siêu là bậc học thức, có đức hạnh, tôi rất kính trọng Thượng tọa và tuyệt đại đa số tăng ni miền Nam cũng thế, không tin Thượng tọa lại có thể làm một việc như vậy, nhưng sau tôi mới biết rõ đó là sự thật !” Một bằng chứng khác, chứng tỏ GHPGVNTN không hề gia nhập vào GHPGVN, là 2 bức thư của HT Thích Đôn Hậu, Chánh Thư ký Viện Tăng Thống GHPGVNTN viết cho HT Thích Trí Thủ, Trưởng ban vận động thống nhất Phật giáo Việt nam và HT Thích Đức Nhuận, Pháp chủ GHPGVN :THƯ GỬI HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ, Trưởng ban vận động thống nhất Phật Giáo Việt nam Phật lịch 2525, Linh Mụ, ngày 24 tháng 11 năm1981. Kính gởi : Hòa Thượng THÍCH TRÍ THỦ Trưởng ban vận động thống nhất Phật Giáo Việt nam. Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Đại hội Đại biểu Thống nhất Phật Giáo Việt Nam. (tổ chức tại Hà Nội từ ngày 4 đến 7. 11. 1981). Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Thưa Hòa thượng, Như Hòa thượng đã biết, từ mùa xuân năm 1980, khi Ban vận động thống nhất Phật Giáo Việt Nam ra đời, tuy quí vị có ghi tên tôi vào Ban vận động, với danh nghĩa Cố vấn, nhưng tôi đã không có sự cộng tác gì với Ban vận động cả, kể cả cuộc Đại hội thống nhất Phật Giáo Việt Nam vừa qua tôi đã vắng mặt. Thế nhưng, qua báo chí và các văn kiện Đại hội phổ biến, lại thấy có tên tôi trong Ban Thường trực Hội đồng chứng minh với chức vụ Phó Pháp chủ kiêm Giám Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Hòa thượng và Đại hội đã dành cho tôi vinh dự đó. Tuy nhiên vì lý do sức khỏe nên tôi không thể đảm nhận thêm chức vụ này được nữa, trong khi tôi vẫn còn một trách nhiệm lớn đối với Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất trong cương vị Chánh Thư ký kiêm Xử lý Viện Tăng Thống Do đó, nay tôi viết thư này kính tin Hòa thượng rõ, và nhờ Hòa thượng hoan hỷ chuyển đạt tinh thần bức thư này đến quý vị trong Đoàn Chủ tịch cuộc Đại hội vừa qua. Kính chúc Hòa thượng pháp thể khinh an, chúng sanh di độ. Và mong Hòa thượng nhận nơi đây lòng chân thành của chúng tôi. Nay thư,Tỳ kheo THÍCH ĐÔN HẬU (ấn ký) THÖ GÔÛI HOØA THÖÔÏNG THÍCH ÑÖÙC NHUAÄN Phaùp chuû Giaùo Hoäi Phaät Giaùo Vieät Nam Phật lịch 2525, Bệnh viện Thống Nhất, Ngaøy 08.02.1982 Kính Gôûi: Hoøa Thöôïng THÍCH ÑÖÙC NHUAÄN Phaùp Chuû Giaùo Hoäi Phaät Giaùo Vieät Nam Nam Moâ Boån Sö Thích Ca Maâu Ni Phaät. An Laïc 18

Kính bạch Hòa Thượng, Vào những ngày cuối cùng của năm Tân Dậu, vì bệnh tình bức bách, nên ngày 21. 01.1982, tôi đành phải rời Huế, vào thành phố Hồ Chí Minh để chữa bệnh, giữa lúc mọi người đang hoan lạc đón xuân sang, và cho đến hiện nay tôi vẫn đang còn được điều trị tại bệnh viện Thống nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian ấy, ngày 07- 02-1982, tôi lại nhận được lá thư của Hòa thượng gởi cho tôi với danh nghĩa Phó Pháp chủ kiêm Giám Luật Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Nội dung bức thư ấy, Hòa thượng báo tin cho tôi biết là Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật Giáo Việt Nam đã thành tựu viên mãn, cũng như Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định công nhận Bản Hiến chương, danh sách Ban Lãnh đạo và cho phép Giáo hội Phật Giáo Việt Nam hoạt động. Đồng thời Hòa thượng đã có lời khuyên tôi cố gắng cộng tác với Giáo hội trong chức vụ nói trên. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn lòng thạnh tình của Hòa thượng đối với tôi, đồng thời, tôi rất lấy làm vinh dự và tri ân quý Hòa thượng đã dành cho tôi một chức vụ quan trọng như thế. Nhưng, thưa Hòa thượng, như Hòa thượng đã biết, vào đầu mùa xuân năm 1980, cũng chính là lúc tôi đang nằm điều trị ở bệnh viện Thống nhất này, thì hay tin Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam được thành lập, trong đó tôi được có tên với danh nghĩa Cố vấn. Thế nhưng bệnh duyên chướng ngại, nên tôi đã không tham gia được một Phật sự nào đáng kể, ngay cả cuộc Hội nghị Đại biểu vừa qua tôi cũng phải vắng mặt. Cho nên, tôi xét thấy mình tuổi đã già, sức đã yếu lại bệnh hoạn liên miên và mỗi ngày càng thêm trầm trọng. Do đó, tôi viết thư này để kính báo với Hòa thượng để Hòa thượng rõ là tôi không thể đảm nhận được chức vụ quan trọng “Phó Pháp chủ kiêm Giám Luật” Giáo hội Phật Giáo Việt Nam mà hội nghị đã đề cử. Tuy vậy, riêng cá nhân, tôi vẫn luôn luôn tâm nguyện sẽ tiếp tục đem tất cả sức tàn ra phụng sự chánh pháp trong khả năng còn lại của mình và trong điều kiện sức khỏe cho phép. Rất mong Hòa thượng thông cảm và nhận nơi đây lòng chân thành của tôi. Kính chúc Hòa thượng phước trí nhị nghiêm, chúng sanh dị độ. Kính thư, Tỳ kheo ĐÔN HẬU (Coøn tieáp An Laïc soá 09)

(ấn ký)

Việc Cộng sản thành lập những tổ chức làm công cụ cho họ để tuyên truyền là đương nhiên. Nhưng lắc léo ở chỗ, họ dùng một số người của mình, của Giáo Hội mình, GHPGVNTN, thi hành những việc theo ý muốn của họ, đó mới là vấn đề. TT.Thích Viên Định CẢM TẠ Ban Chủ Trương Bản tin AN LẠC xin chân thành cảm tạ: Các Cơ Sở Dịch vụ và Thương mại , và Quí Đạo hữu đã đóng góp tinh thần, công sức và tịnh tài thường xuyên hoặc không thường xuyên để duy trì Bản tin AN LẠC hàng tháng bằng Bản tin giấy và có thường xuyên trên trang nhà : www.anlacphungsu.blogspost.com. Mọi ý kiến đóng góp xây dựng xin gọi

: Chơn Diệu 714-548-8227 hoặc 714-251-9287 An Laïc 19

Ñöùc Tăng Thống Thích Huyền Quang Một Đời Cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền

Khu Triển lãm trước Chùa Điều ngự trong ngày Lễ Tiểu Tường Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang trưng bày hình Ảnh 34 năm Pháp nạn cùng vận Nước 34 năm Quốc nạn dưới chế độ Cộng sãn độc tài Đảng trị đầy áp bức, không có: tự do , tôn giáo, dân chủ và nhân quyền

Nghi Đài Lễ Tiểu Tường Đức Cố Tăng Thống Thích Huyền Quang trong Khuôn viên Chùa Điều Ngự trong ngày Chủ Nhật 26/7 .

Phật Tử An Lạc Phụng Sự trong ngày Đại Lễ Tiểu Tường Đức Cố Tăng Thống

Bậc Vĩ Nhân Có Thể Bị Tù Tội Nhưng Không Thể Bị Khuất Phục

Related Documents

Lc Reajusta 2 08
December 2019 4
An To An Thong Tin
December 2019 27
Bn
August 2019 56
Bn
June 2020 26
Ex Bn Roch 08-09
December 2019 5
Tin
October 2019 27

More Documents from ""

May 2020 5
May 2020 5
May 2020 7
June 2020 6
May 2020 8
May 2020 5