đlcmvn.docx

  • Uploaded by: Huy Nguyen Tran Gia
  • 0
  • 0
  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View đlcmvn.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 6,233
  • Pages: 20
MỤC LỤC Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………..………..….1 2. Mục đích, nghiên cứu…………………………………………….……….………...1 3. Những nội dung chính………………………………………….………….………..1

Nội dung cơ bản 1. Khái niệm tranh chấp quốc tế………………………………………………………2 2. Các dạng tranh chấp quốc tế.....................................................................................2 3. Quan điểm và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải quyết tranh chấp quốc tế 3.1. Giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế 3.1.1 Khái niệm luật pháp quốc tế……………………………………………….4 3.1.2 Vai trò của luật pháp quốc tế……………………………………………...4 3.1.3 Việt Nam sử dụng luật pháp quốc tế………………………………………6 3.2. Giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi. 3.2.1. Khái niệm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi…...7 3.2.2. Vai trò của giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi…………………………………7 3.2.3. Việt Nam áp dụng nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi………………………………………………….…….8

3.3. Giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực 3.3.1. Đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực là gì?...................................................................................................9 3.3.2. Vai trò của đối thoại, thương lượng; tuyệt đối không sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực……………………………………………………...……9 3.3.3. Việt Nam sử dụng đối thoại, thương lượng; tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực………………………...……………………………10 3.4. Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp pháp lý 3.4.1. Biện pháp pháp lý là gì?...........................................................................11 3.4.2. Vai trò của biệp pháp pháp lý……………………………………….…...11 3.4.3. Việt Nam đã áp dụng giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp pháp lý như thế nào?............................................................................................12 Vận dụng……………………..…………………………………………….…………..13 Tổng kết……………………...…………………………………………….…………...20 Tài liệu tham khảo…………………….……………………………………………….21

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay quan hệ quốc tế giữa các quốc gia đã ngày càng mở rộng. Các quốc gia quan hệ trên rất nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường,..Vì vậy khi thiết lập và thực hiện các quan hệ thì tranh chấp, bất đồng giữa các quốc gia là điều không thể tránh khỏi. Thế nên khi các tranh chấp không may xảy ra thì điều cấp thiết là phải giải quyết xung đột và giảm thiểu sự tổn hại đến quan hệ quốc tế giữa các quốc gia đặc biệt là các quốc gia xuất phát từ nguyên tắc hòa bình để giải quyết tranh chấp. Vậy đứng trước những vấn đề tranh chấp như vậy, Đảng Cộng sản nước ta đã có những quan điểm và chủ trương như thế nào để giải quyết những tranh chấp quốc tế? Mời các bạn cùng tham khảo Tiểu luận: Quan điểm và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải quyết tranh chấp quốc tế.

2. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu các khía cạnh liên quan đến vấn đề, đưa ra những dẫn chứng cụ thể nhát về đề tài để có cái nhìn toàn diện và chiều sâu theo đúng đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Làm rõ được các mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo của Đảng; những đường lối, chủ trương của Đảng về giải quyết tranh chấp quốc tế. Từ đó liên hệ thực tế để đưa ra những nhận định đúng đắn và khách quan nhất.

3. Những nội dung chính - Khái niệm tranh chấp quốc tế. - Phân loại tranh chấp quốc tế. - Quan điểm và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải quyết tranh chấp quốc tế. - Vận dụng.

1

NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Khái niệm tranh chấp quốc tế Tranh chấp quốc tế là sự tranh chấp xảy ra giữa hai bên hoặc nhiều bên quốc gia có chủ quyền. Tranh chấp quốc tế có thể xảy ra trong tất cả các lĩnh vực hoạt động quốc tế của các quốc gia, nhưng nổi cộm nhất, chủ yếu nhất là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ bao gồm chủ quyền trên đất liền, trên các hải đảo, trên biển, trên không...

2. Các dạng tranh chấp quốc tế 2.1 Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia: - Tranh chấp song phương: Tranh chấp giữa hai bên (Các hòn đảo tranh chấp bị Hồng quân Liên Xô, hiện dưới quyền kiểm soát của Nga như là Quận Nam Kuril thuộc Sakhalin, tuy nhiên Nhật Bản vẫn tuyên bố chủ quyền và coi đây là một phần của Phó tỉnh Nemuro thuộc tỉnh Hokkaido). - Tranh chấp đa phương: Tranh chấp giữa nhiều bên bao gồm tranh chấp có tính cạnh tranh khu vực và toàn cầu (tranh chấp quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam với Trung Quốc, Malaixia, Philippin, Brunay, Đài Loan). 2.2 Căn cứ vào tính chất tranh chấp: - Tranh chấp có tính chính trị: Thường là tranh chấp về chủ quyền quốc gia đối với dân cư, lãnh thor, về lợi ích giữa các bên...liên quan đến các đòi hỏi phải thay đổi các quy định hiện hành, gắn liền với quyền và nghĩa vụ của các bên. Tranh chấp thuộc loại này thường rất nguy hiểm, do tính chất phức tạp và có tiềm ẩn khả năng phát sinh xung đột, đe dọa hòa bình, ổn định khu vực cũng như với thế giới. (Căng thẳng giữa Nicaragua và Costa Rica bùng nổ xung quanh việc Nicaragua đang xúc tiến việc đào một con kênh và đốn hạ cây trên hòn đảo calero trên sông San Juan. Nicaragua bác bỏ việc binh lính của họ xâm nhập lãnh thổ Costa Rica trong khi nước này khẳng định lãnh thổ của họ bị xâm phạm.)

2

- Tranh chấp có tính pháp lý: Là những tranh chấp giữa các bên liên quan đến sự bất đồng trong việc giải thích hoặc áp dụng các quy định hiện hành, như những tranh chấp về giải thích hoặc áp dụng các quy định hiện hành, như những tranh chấp về giải thích điều ước quốc tế, về các sự kiện vi phạm nghĩa vụ quốc tế, hoặc các tranh chấp quốc tế - thương mại hoặc tranh chấp về thẩm quy tài phán giữa các quốc gia trong các vụ việc cụ thể... 2.3 Căn cứ vào đối tượng tranh chấp - Tranh chấp lãnh thổ biên giới quốc gia. - Tranh chấp các vùng quốc gia có quyền chủ quyền trên biển như tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. - Tranh chấp tư cách thành viên của quốc gia tại tổ chức quốc tế; tranh chấp thẩm quyền tài phán đối với các vụ việc cụ thể giữa các quốc gia. - Tranh chấp thẩm quyền bảo hộ ngoại giao giữa các quốc gia. - Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế. 2.4 Căn cứ vào chủ thể của tranh chấp - Tranh chấp giữa các quốc gia với nhau. - Tranh chấp giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế liên chính chủ hoặc với chủ thể khác của luật quốc tế (tranh chấp quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Đài Loan)... 2.5 Căn cứ vào sự ảnh hưởng của tranh chấp đối với hòa bình và an ninh quốc tế - Tranh chấp nghiêm trọng: Là những tranh chấp có khả năng đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế (tranh chấp hạt nhân giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên với Mỹ và các bên liên quan như Nhật Bản, Hàn Quốc..). - Tranh chấp quốc tế thông thường: Là những tranh chấp không có nguy cơ hủy hoại hòa bình thế giới và an ninh quốc tế như tranh chấp về kinh tế, thương mại, y tế môi trường...nhưng có tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ quốc tế.

3

3. Quan điểm và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải quyết tranh chấp quốc tế 3.1. Giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế 3.1.1 Khái niệm luật pháp quốc tế Là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật được quốc gia và các chủ thể khác của Luật Pháp Quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.

3.1.2 Vai trò của luật pháp quốc tế. Có thể kể đến vai trò cơ bản của Luật pháp quốc tế trong một số lĩnh vực cụ thể sau: a, Đảm bảo quyền con người Về pháp lý, quyền con người là phẩm giá , năng lực, nhu cầu và lợi ích hợp pháp của con người được thể chế, bảo vệ bởi luật quốc gia và luật quốc tế. Các quyền cơ bản của con người trong luật quốc tế bao gồm : + Quyền dân sự chính trị; + Các quyền về kinh tế – xã hội – văn hóa. Để đảm bảo tính thực thi cho các quyền này thì Luật pháp quốc tế đã có những cơ chế bảo vệ và phát triển quyền con người bao gồm các thiết chế quốc tế và quốc gia cùng với hệ thống luật quốc tế (như các điều ước quốc tế về quyền con người) và luật quốc gia tương ứng. Nội dung cụ thể của công việc bảo vệ quyền thông qua các thiếu chế cơ bản của Luật pháp quốc tế đó là: Quy định các nguyên tắc, nhiệm vụ để các quốc gia tham gia kí kết và thực hiện nhằm bảo vệ quyền dân tộc tự quyết, an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và quyền con người. 4

b, Giữ gìn hòa bình an ninh quốc tế Luật quốc tế đã thừa nhận việc bảo vê, giữ gìn hòa binh an ninh là một trong những hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt, có tính bắt buộc đối với mọi quốc gia thành viên. Điều này được cụ thể hóa ở ngay trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế mà cụ thể là nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ hay dùng vũ lực lực và chứa đựng trong một số nguyên tắc khác như nguyên tắc hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Vai trò của Luật pháp quốc tế trong vấn đề hòa bình an ninh không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết mà trên thực tế hiện nay vai trò đó đang phát huy tốt khả năng của mình. Cụ thể như: Vấn đề Triều tiên phóng thử tên lửa, thì Liên Hợp Quốc đã có những động thái yêu cầu Triều tiên dừng các cuộc thử nghiệm lại vì điều này có ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh của các quốc gia khác. Đối với các xung đột, tranh chấp, ủng hộ các giải pháp hòa bình dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó quan trọng nhất là nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. c, Vấn đề hợp tác kinh tế đối ngoại: Xét trong quan hệ thương mại quốc tế: để đảm bảo lợi ích của nhau, đảm bảo quá trình phát triển có hiệu quả của hợp tác kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia được điều chỉnh thông qua các điều ước quốc tế song phương và đa phương. Chẳng hạn điều chỉnh liên quan đến hoạt động thương mại hàng hóa nông nghiệp trong đó quy định khối lượng hàng hóa cung cấp trên thị trường thì các bên có thể kí kết các hiệp định hàng hóa. Mục đích chung của các hiệp định hàng hóa là ổn định giá cả của thị trường thế giới bằng biện pháp cân bằng giữa cung và cầu, mở rộng hợp tác quốc tế trên thị trường thế giới… Như vậy, với những thiết chế trên đã tạo ra một hành lang pháp lý quốc tế chắc chắn giúp giữ vững ổn định và trật tự các quan hệ kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện cho các quan hệ này ngày càng phát triển hơn nữa.

5

3.1.3 Việt Nam sử dụng luật pháp quốc tế. Việt Nam là thành viên của Liên Hợp Quốc. Ngay từ ngày đầu tham gia tổ chức, Việt Nam đã khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với các tôn chỉ, mục đích của Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và tin tưởng vào vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Việt Nam hiện đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như APECDiễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation), WTO-Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization), và còn là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Điều này mang lại vị trí và tiếng nói cho Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với những thời cơ luôn luôn là thách thức. Việc kí kết các điều ước với các tổ chức quốc tế hay với các quốc gia khác đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng phải chấp nhận những bất lợi do yêu cầu của bên còn lại. Việt Nam đã kí kết rất nhiều bộ luật quốc tế và cam kết thực hiện tốt những nguyên tắc trong Luật pháp quốc tế. Luật pháp quốc tế tạo nên những khuôn khổ chuẩn mực về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể luật quốc tế. Luật quốc tế tạo nên xu thế hòa bình phát triển để các quốc gia hợp tác với nhau trong đó có Việt Nam, đem lại lợi ích chính đáng cho mỗi quốc gia. Dựa trên cơ sở này, Việt Nam luôn lấy chuẩn mực của luật pháp quốc tế làm căn cứ để hợp tác và giải quyết tranh chấp quốc tế.

6

3.2.Giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi. 3.2.1. Khái niệm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi. Độc lập: là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia bởi chính người dân sinh sống ở đó, có nghĩa là có chủ quyền tối cao. Chủ quyền: là tính có quyền lực độc lập đối với một khu vực địa lý, ví dụ như lãnh thổ. Nó được thể hiện trong quyền lực lãnh đạo và thiết lập luật pháp. Các quốc gia có thể có chuyển quyền toàn phần hoặc hạn chế hoặc không có chủ quyền đối với những khu vực được luật pháp quốc tế quy đinh là di sản chung của nhân loại. Toàn vẹn lãnh thổ: là đảm bảo toàn vẹn vùng đất, lãnh thổ bao gồm cả đát liền, vùng trời, vùng đất, vùng biển theo Công ước Quốc tế Đôi bên cùng có lợi là quan hệ hợp tác trên cơ sở mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.

3.2.2. Vai trò của giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi. - Đảm bảo được sự bình đẳng giữa các quốc gia và được tôn trọng của mỗi quốc gia trước công lí quốc tế : chi phối các nguyên tắc khác của luật pháp quốc tế như nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc quyền tự quyết dân tộc, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. - Giúp các bên liên quan có thể tiếp cận vấn đề một cách trực quan, chính xác trong đối thoại thương lượng: Các bên sẽ được bày tỏ quan điểm của mình và lắng nghe quan điểm của đối phương trực tiếp hoặc gián tiếp một cách công khai minh bạch với nhau hoặc cộng đồng quốc tế, thông qua đó các bên có thể phản biện và ghi nhận để đảm bảo lợi ích của quốc gia mình. Buộc bên còn lại phải phức đáp hợp tình, hợp lí, từ đó vấn đề sẽ dần đến được đích trước công luận quốc tế. 7

- Hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang giữa các bên có tranh chấp các tranh chấp khi được đưa ra thảo luận, bàn bạc một cách minh bạch, công khai.

3.2.3. Việt Nam áp dụng nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi. Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc nên việc thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi là điều cần thiết. Tất cả vấn đề phát sinh trong một quốc gia (chính trị, quân sự, văn hóa, tôn giáo,) đều phải do chính quốc gia đó giải quyết và không có sự can thiệp từ bên ngoài. Trong việc hợp tác quốc tế, Việt Nam luôn đề ra những mục tiêu hợp tác đảm bảo các bên cùng có lợi, tuyệt đối không có mục đích khác, không lợi dụng đối tác để mưu lợi riêng. Với tinh thần hòa hiếu, Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Việt Nam trước sau như một, dù là trong quan hệ hợp tác quốc tế hay trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế, Việt Nam luôn luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi đối với tất cả quốc gia trên thế giới. Vì thế Việt Nam cũng yêu cầu mọi quốc gia trên thế giới phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và đôi bên cùng có lợi. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc.

8

3.3. Giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực 3.3.1. Khái niệm đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Đối thoại: là sự giao tiếp qua lại giữa hai bên (hoặc các bên) với nhau nhằm luân chuyển thông tin, suy nghĩ, ý muốn giữa hai bên về vấn đề tranh chấp dựa trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Thương lượng: là quá trình trao đổi, bàn bạc thông qua đối thoại để đi đến ý kiến thống nhất để thoả thuận giải quyết một vấn đề tranh chấp (thường là có liên quan đến quyền lợi giữa các bên); thương lượng là giao dịch mà các chủ thể tham gia đều có quyền bác bỏ kết quả cuối cùng. Sử dụng vũ lực: là hình thức sử dụng lực lượng vũ trang hay sức mạnh vũ trang để tấn công, xâm lược, chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ,… nhằm thôn tính nền độc lập, chủ quyền của quốc gia khác, ngăn cản các dân tộc thực hiện quyền tự quyết. Đe dọa sử dụng vũ lực: là sử dụng lực lượng vũ trang không nhằm tấn công quốc gia khác nhưng để gây sức ép, đe dọa đến quốc gia đó.

3.3.2. Vai trò của đối thoại, thương lượng; tuyệt đối không sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực Đảm bảo bình đẳng quốc gia, tôn trọng quốc gia trước công ước quốc tế: Chi phối nguyên tắc luật pháp quốc tế, nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, nguyên tắc quyền tự dân tộc, nguyên tắc không can thiệt vào công việc nội bộ quốc gia khác, nguyên tắc hòa bình tranh chấp quốc tế. Giúp các bên liên quan tiếp cận vấn đề cách trực quan, chính xác: Đối thoại, thương lượng 2 bên bày tỏ quan điểm đối phương trực tiếp hoặc gián tiếp, công khai minh bạch với cộng đồng quốc tế, thông qua bên phản biện ghi nhận để đảm bảo lợi ích quốc gia. Buộc bên còn lại phải phúc đáp hợp tình, hợp lí, từ vấn đề dẫn đến đích trước công luận quốc tế. 9

Giữ danh dự, uy tín, quyền lợi ích gia: tuyệt đối tôn trọng quy tắc không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực, thay vào biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, quốc gia có liên quan đến tranh chấp trước tiên. Bảo vệ hình ảnh người bạn thân thiện, đối tác tin cậy, láng giềng hữu nghị, an toàn, ổn định thành viên có trách nhiệm cộng đồng quốc tế ra, theo sau lợi ích kinh tế giữ vững hậu tranh chấp, không hao tổn người vô ích cho đụng độ không đáng có. Hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang giữa hai bên có tranh chấp: vấn đề tranh chấp đưa thảo luận, bàn bạc công khai với nước liên quan giúp cho vấn đề đối chiếu quan điểm để tìm điểm trái chiều, từ buộc hai bên phải bảo vệ quan điểm đối lập phương pháp luận khoa học trên nền tảng tô trọng luật pháp quốc tế.

3.3.3. Việt Nam sử dụng đối thoại, thương lượng; tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Việt Nam chúng ta khát khao và tôn trọng hòa bình. Vì thế, khi xảy ra tranh chấp quốc tế, trong quá trình giải quyết các tranh chấp, Việt Nam đề cao thương lượng là biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, cam kết không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và thực hiện tốt những cam kết trên. Chúng ta đã và đang thực hiện tốt quan điểm, chủ trương này. Đảng Cộng sản Việt Nam đề cao biện pháp sử dụng đối thoại, thương lượng để giải quyết các tranh chấp quốc tế một cách êm đẹp nhất. Trên thực tế, Việt Nam đã triển khai nhiều diễn đàn thương lượng để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, biên giới,… Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra chủ trương giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đối thoại thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực có nghĩa là khi xảy ra tranh chấp quốc tế giữa các chủ thể quốc gia với nhau nên đề cao sử dụng đối thoại, thương lượng với mục đích đưa ra sự thống nhất giữa các bên tham gia giải quyết tranh chấp. Và tuyệt đối cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để khống chế, tấn công nhau, phải đảm bảo tranh chấp quốc tế được giải quyết trên nguyên tắc hòa bình.

10

3.4. Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp pháp lý. 3.4.1. Khái niệm biện pháp pháp lý. Biện pháp pháp lý: là biện pháp hòa bình, văn minh, tiến bộ được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc; là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích giữa các quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế; được pháp luật quốc tế thừa nhận và hiện hành thông qua cơ quan trung gian có thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp quốc tế tuân theo nguyên tắc của Luật quốc tế.

3.4.2. Vai trò của biệp pháp pháp lý. - Biện pháp pháp lý là biện pháp được áp dụng sau khi các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở luật pháp quốc tế; giải quyết tranh chấp quốc tế dựa trên cơ sở tôn trọng đọc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực thất bại. - Đảm bảo pháp lý: việc sử dụng biện pháp pháp lý khi giải quyết các tranh chấp quốc tế đảm bảo tính công bằng, không phân biệt nước mạnh, nước yếu; là những cơ sở và lý lẽ pháp lý buộc các quốc gia phải tuân theo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi quốc gia. - Ngăn ngừa xung đột: biện pháp pháp lý giúp ngăn ngừa, giảm thiểu việc xung đột giữa các bên, ngăn ngừa chiến tranh trên cở sở tuân theo những biện pháp pháp lý mà quốc tế thừa nhận.

11

3.4.3. Việt Nam giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp pháp lý. Theo Đảng Cộng sản Việt Nam, biện pháp chính trị - ngoại giao như đối thoại, thương lượng,… là một biện pháp giải quyết tranh chấp đã được nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam sử dụng từ trước tới nay. Do vậy, việc Việt Nam đã, đang kiên trì sử dụng biện pháp chính trị - ngoại giao để giải quyết các tranh chấp quốc tế là một giải pháp tích cực. Tuy nhiên, một khi tình hình và diễn biến của tranh chấp ngày càng phức tạp, Việt Nam cũng cân nhắc việc sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Bởi lẽ, khi các biện pháp chính trị - ngoại giao đã được sử dụng, nhưng không mang lại kết quả, thì sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp là sự lựa chọn khôn ngoan, hòa bình, văn minh được luật pháp quốc tế thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Hành động này thể hiện chính nghĩa của Việt Nam, sự nghiêm túc của chúng ta trong xử lý, giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế. Việt Nam sử dụng biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình thông qua việc tận dụng pháp huy các thế mạnh về cở sở pháp lý và bề dày lịch sử đang có. Thông qua việc sử dụng các luận cứ, luận chứng được xây dựng trên cơ sở luật pháp quốc tế được cả cộng đồng quốc tế công nhận càng tiếp theo sức mạnh chính nghĩa cho Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và khu vực.

12

VẬN DỤNG Tranh Chấp Biển Đông Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và cả tương lai. Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Tranh chấp trên biển Đông, trước hết là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nổi lên từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II và leo thang với mức độ khá nghiêm trọng, nhất là từ cuối thập niên đầu thế kỷ XXI. Ngoài hai quần đảo trên, tranh chấp biển Đông còn mở rộng ra cả vùng biển phía Nam đảo Trường Sa giữa 5 nước 6 bên gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei. Tháng 5/2009, Trung Quốc đưa ra yêu sách về vùng biển này nằm trong đường biên giới “lưỡi bò”, là vùng nước lịch sử do họ đơn phương tuyên bố sở hữu từ cuối năm 1947.Ngoài ra, Trung Quốc còn thường xuyên cho các tàu hải giám và kiểm ngư, những tàu thuyền quân sự và cảnh sát trá hình vào những khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cản trở hoạt động thăm dò địa chấn của Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 02/5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) vào định vị khoan tại vùng biển, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) của Việt Nam khoảng 120 hải lý, mà tại đó, Việt Nam được hưởng các quyền của một quốc gia ven biển theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Hơn nữa, chưa đầy hai tháng từ khi đặt giàn khoan HD 981, Trung Quốc điều thêm bốn giàn khoan nữa vào biển Đông. 13

Như vậy, có thể thấy rằng, tranh chấp biển Đông trở nên phức tạp và bị đẩy lên mức độ ngày càng gay gắt trong những năm gần đây.

Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng Sản trong việc giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông: Về mục tiêu, Đảng và Nhà nước ta xác định rõ: phải giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán; giữ gìn quan hệ hòa bình, không để xảy ra xung đột và bảo đảm cho phát triển kinh tế biển. Về lập trường, chúng ta luôn luôn khẳng Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời được hưởng các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, thềm lục địa theo đúng UNCLOS 1982. Lập trường của ta cũng kiên định giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC 2002). Với mục tiêu, lập trường và chủ trương trên trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, đến nay chúng ta đã triển khai các bước như: Ban hành hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến quy chế các vùng biển và chủ quyền của Việt Nam; Tuyên bố về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đường cơ sở, Luật Hàng hải, Luật Dầu khí, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển; Tham gia các công ước quốc tế về biển, luật biển, giao thông hàng hải và tiến hành đối ngoại cả song phương lẫn đa phương với Trung Quốc để giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến chủ quyền ở Hoàng Sa, quyền khai thác cửa Vịnh Bắc Bộ, “đường lưỡi bò” và thềm lục địa của Việt Nam. Chúng ta cũng đã tăng cường hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực có lợi ích ở Biển Đông như Nhật, Hàn, Nga, , Mỹ, Anh, Pháp... để cùng giữ gìn an ninh biển, bảo vệ trật tự pháp lý trên biển; bảo vệ các nguyên tắc pháp lý được đông đảo cộng đồng quốc tế thừa nhận.

14

Bên cạch đó Việt Nam thực hiện Chính sách “ba không” quốc phòng Việt Nam bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

Quan điểm của bản thân sinh viên về giải quyết tranh chấp: Trước tiên chúng ta phải nhìn nhận rằng Quan hệ Việt Trung là chủ đề nóng bỏng trong hơn 4.000 năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào và chế độ nào, giống hay khác nhau đều mang tính thời sự. Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho Quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Có thể tóm gọn mối quan hệ Việt Trung trong 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Quan hệ Việt - Trung đã trải qua những thăng trầm lịch sử, được bình thường hóa vào năm 1991 và hiện tại trong quan hệ giữa hai nước "điểm nhạy cảm" là biển Đông lại dậy sóng.Với tầm quan trọng của biển Đông, Trung Quốc luôn coi đây là "không gian sinh tồn",đặt mục tiêu phải sở hữu bằng được các lợi ích của biển Đông, tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết lãnh hải biển Đông, biến biển Đông thành "ao sau" nhà mình, nhằm mở rộng cương vực sinh tồn, tạo thêm sức mạnh trong cán cân quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương.

15

Ý kiến của em về việc giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa hai nước ViệtTrung Thứ nhất: Kiên trì giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, cơ sở công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 để cương quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Thứ hai: giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước. Thứ ba: là giữ vững được quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng, nhất là các nước lớn. Thứ tư: không để xảy ra xung đột quân sự, bởi nếu xảy ra xung động quân sự sẽ tạo ra sự mất mát cho cả đôi bên về kinh tế và xã hội.

16

TỔNG KẾT Trong thời kỳ đổi mới, xu hướng hội nhập hợp tác quốc tế ngày càng phát triển. Sự gia tăng các quan hệ quốc tế này lại tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng, dẫn đến những tranh chấp quốc tế gay gắt. Trước những tranh chấp quốc tế hiện nay, Đảng đã đưa ra những quan điểm và chủ trương: Một là, giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Hai là, giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đôi bên cùng có lợi. Ba là, giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đàm phán, không sừ dụng bạo lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. Bốn là, giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua các biện pháp pháp lý. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt trong quan điểm giải quyết tranh chấp quốc tế của Đảng ta là sự thiện chí, tận tâm giải quyết tranh chấp và đề cao hòa bình.

17

Tài liệu tham khảo http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6141/1/00050006225.pdf?fbclid=IwAR 0LfF53S-chAgGWcy2ENHCHw_cq2jROQMUkJjOzHYw3S086tV_fW8_0kzg. https://www.academia.edu/16985472/BAI_SO_6_THU_HOACH?fbclid=IwAR3PQvtLB bHNw2ILHOsf7vmmjshb37VWmWx6oPzVqh3GdVTqFNJbg-FJKXs. http://thuvienso.hcmute.edu.vn/tailieuvn/doc/tieu-luan-quan-diem-va-chu-truong-cuadang-cong-san-viet-nam-ve-giai-quyet-cac-tranh-chap-quoc-te-1905180.html https://123doc.org/document/4254045-quan-diem-chu-truong-cua-dang-cong-san-vietnam-ve-giai-quyet-tranh-chap-quoc-te.htm

18

More Documents from "Huy Nguyen Tran Gia"

May 2020 2
Mail.txt
December 2019 3
June 2020 5
Esercizio1
November 2019 15