Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán Tổng quan thị trường
HSX
HNX
Thay đổi (%)
-0,22%
0,44%
Giá trị đóng cửa
908,67
103,34
KLGD (cổ phiếu)
137.066.092
15.366.757
151,23
7,33
182
92
GTGD (triệu USD) Số cổ phiếu tăng giá Số cổ phiếu giảm giá
92
44
Số cổ phiếu đứng giá
106
241
Giao dịch của NĐTNN Giao dịch mua của NĐTNN (triệu USD)
37,59
Giao dịch bán của NĐTNN (triệu USD)
30,01
GTGD ròng của NĐTNN (triệu USD)
7,58
GTGD của NĐTNN/Tổng GTGD (%)
21,32%
Ngành (tổng hợp)
Thay đổi
Tỷ trọng
Nguyên vật liệu
-0,17%
3,45%
Hàng tiêu dùng thiết yếu
+0,38%
19,04%
Hàng tiêu dùng không thiết yếu
+0,02%
2,96%
Tài chính
+0,86%
26,41%
Y tế
+0,41%
0,96%
Công nghiệp
+0,65%
7,53%
Năng lượng
-0,62%
2,78%
Công nghệ thông tin
-1,11%
0,99%
Dịch vụ tiện ích
+0,28%
7,16%
Bất động sản
-2,03%
26,48%
Paul Sheehan
Quyền Giám đốc điều hành - Phụ trách Nghiên cứu +8428 3823 3299
[email protected]
Trụ sở chính Tầng 5 & 6 Tòa nhà AB, Số 76 Lê Lai., Quận 1, TPHCM T: (+84 28) 3 823 3299 F: (+84 28) 3 823 3301 Chi nhánh Hà Nội Tầng 2, Tòa nhà Cornerstone Số 16 Phan Chu Trinh Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội T: (+84 24) 3 9334693 F: (+84 24) 3 9334822 http://www.hsc.com.vn HCMS
Xin hãy đọc phần khuyến cáo cuối bản tin.
Trang 1
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Sau một số lần cố gắng vượt lên trên tham chiếu vào phiên sáng, cả Vnindex và Hnindex đã đi xuống với Vnindex giảm 0,22% còn Hnindex vẫn tăng khoảng 0,5%. GTGD tăng nhưng chủ yếu là do lý do kỹ thuật. Độ rộng thị trường mở rộng với 39 mã tăng trần và 20 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN vẫn cao và khối ngay đã mua ròng đáng kể. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn, trong đó có giao dịch thỏa thuận rất lớn diễn ra ở các mã ROS; SCS; SAB và VRE. NĐTNN tích cực mua bán SAB và VRE (mua ròng cả 2 mã). Khối ngoại cũng tích cực mua SCS; VNM & MSN, đồng thời tích cực bán HPG; VHM & VIC. •
Các mã ngân hàng tiếp tục tăng hôm nay, với EIB, TCB và CTG tăng trần. HDB đóng cửa tại tham chiếu, trong khi đó VPB; VCB và MBB giảm.
•
Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều, với BVH kéo ngành bảo hiểm tăng trong khi đó cổ phiếu ngành chứng khoán giảm. SSI và PVI giảm.
•
Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ biến động trái chiều với KDC giảm sàn, BHN tăng trần, và VNM; MCH; SAB và MWG đóng cửa tại tham chiếu. Nhận định KQKD – KQKD năm 2018 của FRT sát kỳ vọng. Triển vọng tăng trưởng năm 2019 và trong trung hạn hạn chế. Giảm đánh giá xuống Nắm giữ. FPT Retail đã công bố KQKD năm 2018 với doanh thu đạt 15.298 tỷ đồng (tăng trưởng 16,4% so với cùng kỳ) và LNST đạt 347,7 tỷ đồng (tăng trưởng 20,0%). Động lực tăng trưởng lợi nhuận chính là tốc độ mở cửa hàng mới ổn định. Kết luận nhanh: Giảm đánh giá xuống Nắm giữ do trưởng vọng tăng trưởng trong trung hạn không đủ mạnh để hỗ trợ giá cổ phiếu tăng vượt mặt bằng hiện tại theo mô hình định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền của chúng tôi. Theo mô hình này, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu FRT là 71.200đ; tương đương P/E dự phóng năm 2019 là 12,5 lần. HSC dự báo LNST năm 2019 tăng trưởng 14,5% với động lực tăng trưởng là chuỗi điện thoại di động nhờ (1) tăng trưởng doanh thu bình quân mỗi cửa hàng đạt 5%; và (2) mở rộng hệ thống với các cửa hàng mới. Chuỗi bán lẻ dược phẩm Long Châu dự báo lỗ 16 tỷ đồng. Mảng bán lẻ ĐTDĐ hiện đã bão hòa nên trong 3-5 năm tới, triển vọng tăng trưởng của FRT là hạn chế. Do vậy triển vọng các năm sau đó phụ thuộc vào việc mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ dược phẩm (đã được lên kế hoạch) và chúng tôi cho rằng mảng kinh doanh mới này sẽ không dễ dàng. Chuỗi ĐTDĐ cho tăng trưởng doanh thu 16,4% và lợi nhuận 19,7% - Trong năm 2018, chuỗi ĐTDĐ của FRT báo đạt doanh thu 15.298 tỷ đồng (tăng trưởng 16,4%) và LNTT đạt 434,7 tỷ đồng (tăng trưởng 19,7%). Doanh thu tăng nhờ mở thêm các cửa hàng mới trong khi đó lợi nhuận tăng nhờ (1) doanh thu tăng và (2) quản lý chi phí tốt hơn. (Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán NGÀNH NGÂN HÀNG
Giá đóng cửa
% thay đổi
VCB
56.500
-0,5%
CTG
20.100
2,0%
BID
31.600
0,3%
EIB
17.850
6,9%
ACB
29.500
0,3%
STB
12.400
0,8%
MBB
21.850
-0,2%
VPB
20.050
-0,7%
HDB
30.500
0,0%
TCB
27.200
2,6%
NGÀNH TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG
Giá đóng cửa
% thay đổi
BVH
95.700
3,8%
PVI
32.800
0,0%
SSI
26.100
0,0%
HCM
44.900
-1,1%
VND
16.000
-0,6%
VCI
34.800
-3,6%
Giá đóng cửa
% thay đổi
VNM
135.000
0,0%
MCH
108.000
0,0%
MSN
78.400
0,9%
KDC
18.600
-7,0%
KDF
17.200
0,6%
SAB
233.000
0,0%
BHN
83.900
6,9%
QNS
42.400
-0,7%
PNJ
94.600
-0,4%
MWG
83.000
0,0%
NGÀNH TIÊU DÙNG
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG •
Chuỗi bán lẻ ĐTDĐ tiếp tục mở rộng – Tổng số cửa hàng tăng 12,7% từ 473 cửa hàng vào cuối năm 2017 lên 533 cửa hàng vào cuối năm 2018. Hệ thống cửa hàng của FRT nằm ở các vị trí giao thông đông đúc thuộc các thành phố cấp 1 và cấp 2 của Việt Nam, và công ty sẽ tiếp tục mở thêm các cửa hàng mới với tốc độ khá mặc dù thị trường đã bão hòa.
•
Tăng trưởng doanh thu bình quân mỗi cửa hàng thấp hơn 1% - Trong năm 2018, doanh thu bình quân mỗi cửa hàng của FRT đạt 2,4 tỷ đồng, chỉ tăng 0,4% so với năm ngoái, do thị trường đã bão hòa.
•
Doanh thu tăng chủ yếu nhờ ĐTDĐ và linh kiện – Theo từng sản phẩm, bán lẻ ĐTDĐ đạt 11.940 tỷ đồng doanh thu (tăng trưởng 17%), doanh thu laptop và máy tính bảng đạt 1.612 tỷ đồng (không tăng so với năm 2017), trong khi đó doanh thu linh kiện đạt 1.729 tỷ đồng (tăng trưởng 31,6%).
•
Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm do FRT nỗ lực đẩy mạnh bán hàng – Trong năm 2018, chuỗi ĐTDĐ đạt lợi nhuận gộp 2.044 tỷ đồng (tăng trưởng 12,5%). Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 13,4%, giảm 13,8% so với năm 2017 do FRT đã hy sinh một phần biên lợi nhuận để đẩy mạnh doanh thu thông qua chương trình trợ giá cùng nhà mạng.
•
Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu giảm – Chi phí bán hàng & quản lý là 1.583 tỷ đồng (tăng 8,9% so với năm 2017). Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu là 10,3%, thấp hơn so với mức 11,1% trong năm 2017 nhờ quản lý chi phí tốt hơn.
•
Lỗ tài chính thuần tăng – Công ty ghi lỗ tài chính thuần 57,7 tỷ đồng (tăng 108,1%) với thu nhập tài chính giảm còn 42,9 tỷ đồng (giảm 21,1%) trong khi đó chi phí tài chính tăng lên 100,6 tỷ đồng (tăng trưởng 22,6%). Thu nhập tài chính giảm và chi phí tài chính tăng mạnh do FRT đã sử dụng nguồn tiền mặt nhàn rỗi và vay nợ ngắn hạn ngân hàng để tài trợ cho chương trình bán hàng F-Friend, là chương trình mua hàng trả góp không lãi suất. Trong năm 2018, tỷ lệ nợ ngắn hạn/doanh thu tăng lên 19,3% từ 8,9% trong năm 2017.
•
Vòng quay hàng tồn kho tăng nhẹ - Trong năm 2018, vòng quay hàng tồn kho của chuỗi ĐTDĐ tăng từ 6,2 lần năm 2017 lên 6,3 lần.
•
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt dài hơn – Trong năm 2018, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của FRT tăng lên 55,2 ngày từ 38,1 ngày trong năm 2017. Trong khi đó, chu kỳ này của MWG, doanh nghiệp bán lẻ ĐTDĐ lớn nhất tại Việt Nam và cũng là đối thủ lớn nhất của FRT trên thị trường, là 39,5 ngày và liên tục giảm dần trong ba năm gần đây. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của FRT tăng trong hai năm qua do công ty đẩy mạnh bán hàng thông qua chương trình F-friend, chương trình bán hàng trả góp không lãi suất.
Trang 2
F-Friend về cơ bản là chương trình bán hàng nhóm gồm 3 bên: FRT, các doanh nghiệp ký thỏa thuận F-Friend và nhân viên của mình. Theo chương trình này, nhân viên của một doanh nghiệp đã ký thỏa thuận với FRT có thể được mua các sản phẩm có giá trị cao tại FRT shop, thanh toán theo hình thức trả góp mà không chịu lãi suất. Nhân viên có thể trả góp hàng tháng bằng việc trích trực tiếp từ lương. Đầu tiên chương trình F-Friend được áp dụng cho các công ty con của FPT và nhân viên của các công ty này vào tháng 8/2016 và hiện chương trình đã có khoảng 2.000 doanh nghiệp với hơn 24.000 nhân viên tham gia. (Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG FRT áp dụng hai cách đảm bảo khách hàng thanh toán: (1) cam kết của nhân viên thuộc các doanh nghiệp là khách hàng F-Friend cho phép trích thanh toán hàng tháng trực tiếp từ lương, và (2) phần mềm khóa điện thoại mà nhà sản xuất cài đặt sẽ được nhân viên FRT gỡ bỏ khi khách hàng thanh toán lần cuối. Điều này giúp hạn chế rủi ro trong thanh toán. Tuy nhiên, chương trình F-Friend tạo áp lực nhất định lên nguồn tiền mặt và nợ ngắn hạn của FRT và làm tăng chi phí tài chính như đề cập trên đây. Chuỗi bán lẻ dược phẩm Long Châu FRT vẫn chưa đóng góp doanh thu – Doanh thu từ chuỗi bán lẻ dực phẩm Long Châu (23 cửa hàng) chưa được bao gồm vào doanh thu năm 2018 của FRT, do các cửa hàng vẫn chưa chuyển sang CTCP FPT Long Châu, công ty con chuyên về bán lẻ mà FRT nắm giữ 75% cổ phần do những trì hoãn về mặt hành chính. Do đó, trên BCTC năm 2018, FRT chỉ ghi nhận chi phí hành chính cho FPT Long Châu, là 64 tỷ đồng. HSC dự báo LNST năm 2019 tăng trưởng 14,4% - Chúng tôi dự báo cho năm 2019 doanh thu thuần đạt 18.329 tỷ đồng (tăng trưởng 19,8%) và LNST đạt 397,7 tỷ đồng (tăng trưởng 14,4%). Các giả định chính của chúng tôi gồm; 1. Đối với chuỗi ĐTDĐ, chúng tôi dự báo doanh thu đạt 17.575 tỷ đồng (tăng trưởng 14,9%) và LNTT đạt 513 tỷ đồng (tăng trưởng 18,0%) dựa trên các giả định sau. •
Chúng tôi dự báo FRT sẽ thêm 40 cửa hàng mới, nâng tổng số cửa hàng lên 573 cửa hàng (tăng 7,5%).
•
Ở cấp độ cửa hàng, chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân mỗi cửa hàng là 5%.
•
Theo sản phẩm, chúng tôi giả định doanh thu từ ĐTDĐ tăng 15%, trong khi đó doanh thu từ laptop và máy tính bảng không đổi và doanh thu từ linh kiện tăng 28%.
•
Tỷ suất lợi nhuận gộp dự báo là 13,5%, cao hơn một chút từ mức 13,4% trong năm 2018 nhờ sản phẩm linh kiện điện thoại đóng góp doanh thu tốt và dòng sản phẩm này cho tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
•
Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu giảm nhẹ từ 10,3% trong năm 2018 lên 10,2% trong năm 2019 nhờ quản lý chi phí tốt hơn và số cửa hàng mở mới ít hơn.
•
Lỗ tài chính thuần là 72,2 tỷ đồng (tăng 25,5% so với năm 2018) do FRT tiếp tục sử dụng nguồn tiền mặt nhàn rỗi và nợ ngắn hạn để tài trợ cho chương trình F-friend.
2. Đối với chuỗi bán lẻ dược phẩm, chúng tôi dự bao doanh thu đạt 754 tỷ đồng và LNTT lỗ 16 tỷ đồng, dựa trên các giả định sau:
Trang 3
•
Chúng tôi dự báo FRT sẽ hoàn tất quy trình hành chính để chuyển toàn bộ cửa hàng bán lẻ dược phẩm hiện tại dưới tên Long Châu sang CTCP FPT Long Châu.
•
Chúng tôi cũng dự báo FRT sẽ thêm 27 cửa hàng mới, nâng tổng số cửa hàng lên 50 cửa hàng. (Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG •
Ở cấp độ cửa hàng, chúng tôi dự báo doanh thu bình quân hàng tháng của mỗi cửa hàng là 2,0 tỷ đồng, trong khi đó các cửa hàng mở mới doanh thu đạt 1,25 tỷ đồng.
•
Chúng tôi dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp là 20,0%, chính là tỷ suất lợi nhuận bình quân của các cửa hàng dược phẩm hiện tại.
•
Chúng tôi dự báo tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu là 22,8% do công ty cần tiền để xây dựng chuỗi dược phẩm bán lẻ với những chứng chỉ, hệ thống ERP và training cần thiết.
Do đó chúng tôi dự báo EPS dự phóng 2019 là 5.674đ, tương đương P/E dự phóng 2019 là 12,3 lần. Tăng trưởng trong trung hạn phụ thuộc vào tăng trưởng doanh thu mỗi cửa hàng & cải thiện hiệu quả hoạt động thay vì tiếp tục mở rộng chuỗi ĐTDĐ – Chúng tôi tin rằng không còn nhiều dư địa cho FRT tiếp tục mở rộng chuỗi ĐTDĐ do (1) thị trường ĐTDĐ đã bão hòa; và (2) FRT đang đạt đến số lượng cửa hàng tối ưu. Do đó, tăng trưởng trung hạn phụ thuộc vào: (1) tăng trưởng doanh thu bình quân mỗi cửa hàng và (2) tỷ suất lợi nhuận tăng. Thị trường ĐTDĐ hiện đã bão hòa – Theo GfK, thị trường ĐTDĐ Việt Nam ước tính có giá trị 103,5 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 3,2%. Thị trường trong nước hiện đã bão hòa và nhu cầu chủ yếu đến từ nhu cầu thay thế. Do đó, sản lượng tiêu thụ gần như không tăng do xu hướng chuyển đổi từ điện thoại thường sang điện thoại thông minh gần như đã hoàn tất, với tỷ lệ ĐTDĐ mới giới thiệu trên thị trường đạt mức 84% trong năm 2017 (Nielsen Vietnam). FRT đang đạt đến số lượng cửa hàng tối ưu – Thị trường ĐTDĐ hiện đã bão hòa với MWG giữ vị thế số 1 với 50% thị phần. Trong khi đó thị phần của FRT giữ nguyên ở khoảng 18,5% trong vài quý vừa qua. Do vậy, chúng tôi tin tưởng rằng FRT không còn nhiều dư địa để giành thêm thị phần thông qua mở rộng chuỗi bán lẻ của mình. Trong mô hình của mình, chúng tôi giả định FRT sẽ có 573 cửa hàng vào cuối năm 2019 và sau đó trong những năm tiếp theo sẽ không mở thêm cửa hàng mới. Với thị phần khoảng 18,5% thì dựa trên số lượng cửa hàng trên có thể thấy cứ 31 cửa hàng tương đương với 1% thị phần. Tăng trưởng doanh thu bình quân mỗi cửa hàng sẽ bằng với mức tăng trưởng của thị trường ĐTDĐ vốn đã bão hòa là khoảng 10% - Tăng trưởng thị trường ĐTDĐ trong nước sẽ giảm tốc xuống dưới 10% dựa trên tính toán của HSC như sau. Tỷ suất lợi nhuận được nâng cao nhờ cơ cấu doanh thu được cải thiện – Cơ cấu sản phẩm của FRT gồm: ĐTDĐ, laptop, máy tính bảng và phụ kiện. Trong đó phụ kiện có tỷ suất lợi nhuận gộp cao nhất, là 26%; ĐTDĐ là khoảng 12%; laptop và máy tính bảng là khoảng 10%. Do vậy trong trung hạn, HSC cho rằng FRT có thể nâng cao được tỷ suất lợi nhuận gộp từ 13,4% trong năm 2018 lên khoảng 13,9% vào năm 2021 nhờ tỷ trọng sản phẩm phụ kiện trong doanh thu tăng.
Trang 4
Chuỗi bán lẻ dược phẩm sẽ đem lại nguồn doanh thu lợi nhuận mới và hỗ trợ triển vọng dài hạn – FRT đã nhìn thấy cơ hội tham gia vào thị trường bán lẻ dược phẩm vốn vẫn rất phân tán. FRT đang có những bước đầu tiên thâm nhập thị trường bán lẻ dược phẩm bằng việc mua 75% cổ phần Long Châu, một chuỗi bán lẻ dược với 23 cửa hàng tính tại thời điểm cuối năm 2018. (Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Doanh thu từ các cửa hàng thuốc Long Châu (23 cửa hàng) sẽ đóng góp vào KQKD của FRT trong năm 2019 khi Công ty hoàn tất thủ tục hành chính để chuyển các cửa hàng thuốc mang tên Long Châu vào CTCP FPT Long Châu, công ty con bán lẻ dược phẩm mà FRT nắm 75% cổ phần. Mảng bán lẻ dược phẩm có nhiều tiềm năng – Tổng quy mô thị trường dược tại Việt Nam ước tính là 5,5 tỷ USD và tăng trưởng trên 10%/năm trong 5 năm qua. Trong đó, bán lẻ dược phẩm đóng góp khoảng 1,65 tỷ USD. Phần còn lại là thuốc bán qua kênh bệnh viện do chính sách bảo hiểm y tế của chính phủ Việt Nam chỉ cho phép thanh toán qua kênh bệnh viện. Khoảng 90% tiền chi mua thuốc là thuốc điều trị (có kê đơn hoặc không kê đơn) với chỉ 10% chi cho thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm. Do vậy, chúng tôi kỳ vọng sức tiêu thụ thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm trong những năm tới sẽ tăng mạnh do người dân sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho chăm sóc sức khỏe. Thị trường bán lẻ dược phẩm chủ yếu là những cửa hàng nhỏ, chiếm hơn 90% thị phần và một số chuỗi bán lẻ dược phẩm nhờ là Phano, Pharmacity, Long Châu và An Khang; chiếm dưới 10% thị phần. Do vậy vẫn còn nhiều dưa địa để chuỗi bán lẻ dược phẩm như Long Châu tăng trưởng. Tuy nhiên đây không phải là ngành kinh doanh dễ dàng – Về hoạt động, bán lẻ dược phẩm là một ngành bán lẻ đặc biệt. Quản trị một chuỗi bán lẻ dược là một công việc khó khăn từ tuyển dụng, chọn lựa thuốc, mua hàng, quản trị tồn kho đến quản lý giá bán, quản lý an toàn thuốc… Quản trị tài chính (doanh thu, tăng trưởng doanh thu, tỷ suất lợi nhuận, vòng luân chuyển tiền mặt) cũng là những vấn đề khó khăn. Và đây là quá trình thử và sai, đòi hỏi cả tiền bạc và thời gian. Kinh nghiệm từ những chuỗi như Phano và Pharmacity cho thấy cần ít nhất 4-5 năm trước khi chuyển được từ lỗ sang lãi. Chúng tôi chờ thêm thông tin chi tiết về chiến lược của FRT – FRT không công bố thông tin chi tiết về chiến lược bán lẻ dược phẩm ngoại trừ một con số mơ hồ là đạt khoảng 400 cửa hàng thuốc với mảng bán lẻ thuốc đóng góp khoảng 30% tổng doanh thu và sẽ hòa vốn sau 3 năm hoạt động. Trong mô hình của mình, chúng tôi giả định về một kế hoạch mở rộng ít tham vọng hơn là 160 cửa hàng sau 3 năm hoạt động và 400 cửa hàng sau 7 năm hoạt động và sẽ hòa vốn sau 4 năm. Lý do chính chúng tôi đưa ra giả định về tốc độ mở rộng chậm hơn của công ty là để lỗ từ mảng bán lẻ dược phẩm không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận hợp nhất của FRT. Chúng tôi đang chờ thêm thông tin từ FRT để điều chỉnh giả định của mình. Định giá – Theo mô hình DCF, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu FRT là 71.200đ; tương đương P/E dự phóng năm 2019 là 12,5 lần. Trong định giá bằng phương pháp DCF của mình, chúng tôi giả định chi phí vốn bình quân WACC là 9,8% và tốc độ tăng trưởng dài hạn là 6%. Chúng tôi giả định doanh thu sẽ tăng trưởng với tốc độ gộp bình quân là 14,4% và tỷ suất EBIT tăng từ 3,3% lên 5,1% trong giai đoạn 2018-2028. Tốc độ tăng trưởng dài hạn 6% dựa trên – • •
Trang 5
Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ ở 6% trong một số năm nhất định; và Doanh thu và lợi nhuận của FRT có thể tăng trưởng trên 6% nhờ (1) thị trường ĐTDĐ đã bão hòa và sẽ tăng trưởng 9-10% (theo ước tính của chúng tôi), và (2) thị trường dược phẩm có thể dễ dàng tăng trưởng trên 10% hay thậm chí còn hơn thế do ngày càng có nhiều người dân chi tiền cho thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm.
(Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán NGÀNH CÔNG NGHỆ
Giá đóng cửa
% thay đổi
FPT
42.600
-1,4%
YEG
239.000
1,3%
Giá đóng cửa
% thay đổi
NGÀNH SẢN XUẤT AAA
14.700
1,4%
BMP
45.600
-0,9%
DQC
27.500
0,4%
DRC
21.650
-0,5%
EVE
15.300
-0,6%
HHS
3.900
0,5%
HPG
27.300
-1,4%
HSG
6.480
-1,8%
PAC
36.750
0,7%
NKG
6.000
-1,8%
RAL
81.800
-0,1%
STK
17.300
0,6%
TCM
28.000
5,5%
TMT
7.380
3,9%
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Quan điểm đầu tư – Giảm đánh giá từ Khả quan xuống Nắm giữ do triển vọng tăng trưởng trung hạn không đủ mạnh để hỗ trợ giá cổ phiếu tăng lên trên mặt bằng hiện tại (theo mô hình DCF của chúng tôi). Giá trị hợp lý dựa trên định giá DCF của HSC cho cổ phiếu FRT là 71.200đ. Trong 2-3 năm tới, tăng trưởng lợi nhuận của FRT sẽ hạn chế do thị trường điện thoại trong nước đã bão hòa và nhu cầu chủ yếu là từ thay thế sản phẩm cũ. Trong khi đó sự thành công khi mở rộng vào mảng bán lẻ dược phẩm là không dễ dàng và cũng không chắc chắn 100%. •
Cổ phiếu ngành công nghệ biến động trái chiều với FPT giảm trong khi YEG tăng tốt.
•
Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều, với TCM; TMT và AAA dẫn đầu các mã tăng với số lượng tương đương các mã giảm, dẫn đầu là NKG; HSG và HPG. HSG công bố KQKD Q1 kém khả quan với LNST giảm mạnh 81,8% so với cùng kỳ. Triển vọng tiêu cực – Lặp lại đnáh giá Kém khả quan. CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG – Kém khả quan) công bố KQKD Q1 gần đây với doanh thu thuần tăng 4,3% so với cùng kỳ đạt 7.545 tỷ đồng trong khi đó LNST giảm xuống chỉ là 60,7 tỷ đồng (giảm 81,8% so với cùng kỳ) từ 333,4 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, công ty đã hoàn thành 23,95% kế hoạch doanh thu thuần cả năm và 12,1% kế hoạch LNST cả năm. Kết luận nhanh: Tiếp tục đánh giá Kém khả quan. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 6.300đ/cp, tương đương P/E dự phóng là 5,8 lần. HSC dự báo LNST năm 2019 tăng trưởng 10,7%, chủ yếu nhờ lợi nhuận không thường xuyên từ chuyển nhượng BĐS. KQKD Q1 kém khả quan với doanh thu giảm 4,3% so với cùng kỳ và LNST giảm mạnh 81,8% so với cùng kỳ, chủ yếu do tỷ suất lợi nhuận gộp giảm mạnh. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo KQKD 6 tháng cuối năm sẽ phục hồi và khả quan hơn 6 tháng đầu năm, do không còn hàng tồn kho mua vào giá cao và công ty có thể tự cung cấp CRC tốt hơn giúp thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận gộp chung. Đóng góp của một số khoản lợi nhuận không thường xuyên cũng hỗ trợ tăng lợi nhuận. Lợi nhuận không thường xuyên giúp tăng lợi nhuận Q1 của HSG – Trong Q1, công ty đã ghi nhận 217,5 tỷ đồng lợi nhuận khác so với chỉ 23,9 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái. Chúng tôi hiểu rằng đây là lợi nhuận không thường xuyên từ chuyển nhượng các dự án BĐS trong thời gian gần đây tại Quận 9 và Quận 2, cụ thể như sau. -
Vào giữa tháng 11, công ty đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc chuyển nhượng dự án BĐS tại đường Đỗ Xuân Hợp, Phước Long B, Quận 9 có diện tích 7.156 m2 vào ngày 6/11/2018. Cụ thể, HSG đã bán dự án này với giá 139 tỷ đồng, trong khi đó chi phí đầu tư là khoảng 45 tỷ đồng. HSC ước tính lợi nhuận không thường xuyên từ dự án này là 94 tỷ đồng LNTT.
-
Bên cạnh đó, gần đây công ty cũng bán thành công một lô đất khác tại Quận 2. Lô đất này có diện tích 969 m2 trên đường Trần Não, Quận 2 với giá khoảng 150-180 tỷ đồng, trong khi đó giá mua đất chỉ là 70 tỷ đồng. Chúng tôi ước tính công ty ghi nhận khoản 120 tỷ đồng LNTT từ thương vụ này.
Hai dự án này ước tính đã tạo lợi nhuận không thường xuyên khoảng 215 tỷ đồng ghi nhận vào LNTT, tương đương khoảng 172 tỷ đồng LNST.
Trang 6
(Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Nếu chúng tôi loại trừ toàn bộ lợi nhuận từ cả hai dự án này trong Q1 năm nay, khi đó dự báo lỗ từ hoạt động kinh doanh chính sẽ là 110-115 tỷ đồng. Doanh thu Q1 giảm 4,3% so với cùng kỳ, là 7.545 tỷ đồng chủ yếu do giá bán bình quân giảm mạnh, trong khi đó sản lượng tiêu thụ vẫn tăng 2,0% so với cùng kỳ - Trong Q1, công ty đã tiêu thụ 428.000 tấn thép và nhựa, tăng nhẹ 2,0% so với cùng kỳ. HSC ước tính giá bán bình quân giảm khoảng 6,2% so với cùng kỳ theo sát biến động của giá nguyên liệu đầu vào. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, sản lượng tiêu thép cụ thể như sau. -
Sản lượng tôn tiêu thụ của HSG đạt 308.724 tấn (tăng 2,4% so với cùng kỳ), trong đó sản lượng xuất khẩu là 178.532 tấn (tăng 15,2% so với cùng kỳ). Sản lượng xuất khẩu chiếm 57,8% tổng sản lượng tôn tiêu thụ trong Q1 năm nay (cùng kỳ năm ngoái là 51,4%).
-
Trái lại sản lượng tiêu thụ ống thép giảm mạnh 12,1% so với cùng kỳ, là 94.935 tấn. Sản lượng xuất khẩu giảm xuống chỉ 2.601 tấn (giảm 41,6% so với cùng kỳ).
Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm xuống mức kỷ lục 8,05% trong Q1 năm nay do giá bán bình quân giảm mạnh trong khi đó giá nguyên vật liệu đầu vào vẫn ở mức cao – Lợi nhuận gộp Q1 đạt 607 tỷ đồng (giảm 48,6% so với cùng kỳ), theo đó tỷ suất lợi nhuận gộp rất thấp, chỉ là 8,05% (cùng kỳ năm ngoái là 15%). Do độ trễ giữa biến động giá mua nguyên liệu và giá bán thành phẩm, sản lượng đầu ra trong Q1 chịu chi phí đầu vào khá cao. Hơn nữa, chi phí khấu hao Q1 cũng tăng mạnh 23,2% so với cùng kỳ lên 282,9 tỷ đồng do công suất CRC mới đi vào hoat động gần đây. Chi phí bán hàng & quản lý được kiểm soát tốt, là 548,9 tỷ đồng (giảm 13% so với cùng kỳ) do công ty quyết liệt tái cấu trúc các hoạt động kinh doanh – Như đã đề cập trong báo cáo trước đó, công ty hiện đang tiến hành cắt giảm 15% nhân lực, tương đương khoảng 1.500 nhân viên và phần lớn sẽ là ở bộ phần nhân viên văn phòng và công nhân nhà máy. Với những nỗ lực này, chi phí bán hàng tăng nhẹ 3,6% so với cùng kỳ lên 436 tỷ đồng trong khi đó chi phí quản lý giảm mạnh, chỉ là 113 tỷ đồng (giảm 46,2% so với cùng kỳ). Chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu thuần chỉ là 7,3% (cùng kỳ năm ngoái là 8,0%). Lỗ tài chính thuần giảm nhẹ còn 174,4 tỷ đồng từ 172,8 tỷ đồng trong Q1/2018 – Thu nhập tài chính tăng 78,4% so với cùng kỳ lên 23,9 tỷ đồng, trong khi đó chi phí tài chính tăng lên 198,2 tỷ đồng (tăng 6,4% so với cùng kỳ). Công ty cũng rất nỗ lực giảm vay nợ ngân hàng bằng cách giảm phải thu ngắn hạn và tồn kho. Cụ thể, vào cuối tháng 12/2018, nợ ngân hàng (cả ngắn hạn và dài hạn) tổng cộng là 12,2 nghìn tỷ đồng, giảm 15,3% so với đầu năm và cũng giảm 28,7% từ mức đỉnh điểm vào tháng 12/2017. Đồng thời, tồn kho là 5,7 nghìn tỷ đồng (giảm 39,1% so với cùng kỳ và giảm 14,3% so với đầu năm). Phải thu cũng giảm mạnh 7,6% so với đầu năm, là 1,5 nghìn tỷ đồng. Nhờ lợi nhuận khác tăng mạnh, đồng thời công tác công lý chi phí tốt hơn, LNTT và LNST lần lượt đạt 101,4 tỷ đồng (giảm 74,8% so với cùng kỳ) và 60,7 tỷ đồng (giảm 81,8% so với cùng kỳ). Nếu không tính đến đóng góp từ lợi nhuận không thường xuyên từ chuyển nhượng BĐS, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính sẽ lỗ 110 tỷ đồng, so với mức lãi 333,4 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái. Trang 7
(Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Công ty vẫn trong quá trình tái cấu trúc hệ thống phân phối – Gần đây, Công ty đã công bố đóng cửa 21 chi nhánh, chủ yếu là tại Bình Định và Tây Ninh. Hoạt động bán hàng ở những tỉnh này sẽ chuyển về một chi nhánh và chi nhánh này sẽ là trụ sở ở mỗi tỉnh. Công ty cho biết việc đóng cửa chi nhánh vẫn sẽ tiếp tục và theo đúng kế hoạch tinh giản hệ thống phân phối. Theo kế hoạch ban đầu, tại mỗi tỉnh công ty sẽ lựa chọn một chi nhánh là chi nhánh tỉnh. Khi đó, các chi nhánh còn lại ở cùng tỉnh đó sẽ trở thành đại lý phân phối trực thuộc chi nhánh chính. Tuy nhiên, đến hiện tại, Công ty vẫn chưa hoàn thành kế hoạch chi tiết. Tính đến ngày 31/12/2018, Công ty đang có 491 chi nhánh so với 371 chi nhánh vào 1 năm trước đó. Khi quá trình tái cơ cấu hoàn tất, theo hệ thống mới, số lượng chi nhánh thực tế sẽ giảm xuống còn khoảng 65 chi nhánh, và 426 chi nhánh còn lại trở thành các đại lý. Cùng với sáng kiến này, vào cuối tháng 10/2018, Công ty cũng công bố Nghị quyết HĐQT về kế hoạch tái cấu trúc như sau. HSG sẽ đàm phán và làm việc với Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen (HSIG) để nhận chuyển đổi các chi nhánh thuộc sở hữu, quản lý và khai thác của HSIG tại một số tỉnh thành phía Bắc và Trung Bộ. Theo đó, tất cả các chi nhánh sẽ thuộc sở hữu 100% của HSG. Trái lại, HSG sẽ chuyển một số chi nhánh tại một số tỉnh thành phía Nam sang cho HSIG. Đến hiện tại, quá trình chuyển đổi và bàn giao chi nhánh đã hoàn tất, cụ thể, HSG nhận 100 chi nhánh và chuyển 24 chi nhánh sang cho HSIG. Công ty từ chối cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến chi phí tái cơ cấu và quy mô của mỗi chi nhánh. Chúng tôi lưu ý rằng HSIG hiện nắm 24,33% cổ phần của HSG và sở hữu hơn 200 chi nhánh trên toàn quốc để phân phối các sản phẩm của HSG. Tại ĐHCĐTN, Chủ tịch HSG cũng đã công bố mục tiêu mở rộng mạng lưới phân phối trong 2-3 năm tới lên 1.000 chi nhánh từ mức 491 chi nhánh hiện nay. Triển vọng của ngành thép dẹt có vẻ khó khăn cả ở thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu do tình trạng thừa cung – Thị trường xuất khẩu gặp phải vấn đề thuế chống bán phá giá còn thị trường trong nước cũng không khả quan do có doanh nghiệp mới tham gia ngành cùng với sự mở rộng mạnh mẽ công suất của các doanh nghiệp hiện hữu trong những năm gần đây. Để đối phó với chính sách áp thuế chống bán phá giá, HSG đã chuyển trọng tâm sang thị trường nội địa vào những năm gần đây. Những công ty khác trong ngành cũng đang làm điều tương tự, chẳng hạn như Nam Kim và Đông Á. Cụ thể, HSG đã tích cực mở mới chi nhánh hàng năm nằm nâng thị phần trên thị trường nội địa, thể hiện ở sự tăng mạnh sản lượng tôn mạ tiêu thụ trong 6 tháng cuối năm tài chính 2018 của HSG. Trên thực tế, để thực hiện chiến lược này, HSG đã phải giảm giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng, chính là cách mà HSG đã làm trước đây đối với sản phẩm ống nhựa. Theo đó, Công ty đã lỗ nặng ở hoạt động kinh doanh chính trong hai quý liên tiếp. Giá tôn tăng nhẹ 2,5% trong tháng 1 năm nay – Công ty đã tăng giá bán tôn hai lần trong tháng 1 năm nay và tương đương với việc tăng thêm 500.000đ/ tấn. Giá bán bình quân tăng sẽ giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp trong tương lai. Hơn nữa, công ty cũng đẩy mạnh tự cung cấp CRC và nhờ vậy giúp tỷ suất lợi nhuận tăng. Công suất CRC hiện tại của HSG là 2 triệu tấn/năm so với tổng công suất tôn mà và ống thép là 2,3 triệu tấn/năm.
Trang 8
Cho năm 2019, HSC giữ nguyên dự báo doanh thu thuần đạt 31.733 tỷ đồng (giảm 7,9%) và LNST đạt 446,9 tỷ đồng (tăng trưởng 9,2%) với dự báo tỷ suất lợi nhuận phục hồi và lợi nhuận không thường xuyên từ BĐS – HSC giả định như sau: (Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG -
Sản lượng tiêu thụ tăng 8,7% đạt 1.901.157 tấn thành phẩm gồm 1.391.814 tấn tôn (tăng 8,8%) và 466.817 tấn ống thép (tăng 10,4%).
-
Sản lượng tiêu thụ ống nhựa ước tính giảm 10% đạt 42.527 tấn.
-
Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng lên từ 11,5% lên 12,7% nhờ khả năng tự cung cấp CRC tốt hơn trong năm 2019 cộng với sự cải thiện trong quản lý chi phí của hàng tồn kho.
-
Lợi nhuận gộp ước đạt 4.016 tỷ đồng (tăng trưởng 1,0%).
-
Chi phí bán hàng & quản lý tăng lên 2.762 tỷ đồng (tăng 1,8%) trong bối cảnh Công ty tái cơ cấu hoạt động và giảm quy mô lực lượng lao động bên cạnh các biện pháp khác.
-
Lỗ tài chính thuần tăng lên 981 tỷ đồng từ mức lỗ 791,2 tỷ đồng trong năm 2018 không còn khoản lợi nhuận không thường xuyên 102 tỷ đồng từ bán cổ phần cảng biển năm ngoái. Trong khi đó chí tài chính dự báo tăng 6,9% do chi phí lãi vay tăng 8,7%.
-
Tuy nhiên, lợi nhuận khác dự báo tăng mạnh đạt 303,6 tỷ đồng từ 54,4 tỷ đồng trong năm 2018 nhờ ghi nhận lợi nhuận không thường xuyên từ chuyển nhượng BĐS.
-
Từ đó, LNTT và LNST dự báo đạt 577,2 tỷ đồng (tăng trưởng 9,1%) và 446,9 tỷ đồng (tăng trưởng 9,2%).
Giả định số lượng cổ phiếu lưu hành không đổi, EPS dự phóng 2019 sẽ là 1.080đ và P/E dự phóng là 6,2 lần. Nếu không tính lợi nhuận không thường xuyên, thì EPS năm 2019 từ hoạt động kinh doanh cốt lõi là 700đ; P/E tương ứng là 9,7 lần. Tiềm năng tăng lợi nhuận từ khả năng chuyển nhượng các dự án BĐS trong năm nay – Chúng tôi được biết là HSG đang tìm người mua cho một dự án BĐS khác tại Quận 9. Đây là lô đất cuối cùng mà HSG sở hữu và hiện có dự định bán, có tên là dự án Hoa Sen Riverview với diện tích 15.000 m2 tại Quận 9. Cho đến nay HSG đã đầu tư khoảng 45 tỷ đồng vào dự án này. Do thiếu thông tin nên chúng tôi chưa đưa lợi nhuận tiềm năng từ việc thoái vốn dự án này vào mô hình dự báo của mình. Và lợi nhuận năm nay có tiềm năng cao hơn dự báo của chúng tôi.
Trang 9
Quan điểm đầu tư – Tiếp tục đánh giá Kém khả quan. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu HSG là 6.300đ, tương đương P/E dự phóng 2019 là 5,8 lần và P/E từ hoạt động kinh doanh chính là 9,7 lần. Thị giá cổ phiếu HSG đã giảm 70,1% so với đầu năm do KQKD 4 quý liên tiếp trong năm vừa qua kém khả quan, dẫn đến lực bán ra của khối ngoại gần đây. Chúng tôi cũng lo ngại về vấn đề quản trị doanh nghiệp của công ty. Đặc biệt là việc lợi nhuận giảm mạnh trong giai đoạn này do ảnh hưởng từ chính sách quản lý tồn kho. Bên cạnh đó là một số vấn đề khác với hệ thống phân phối, tồn kho và giao dịch với các công ty liên quan như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo trước đó. Những vấn đề này lặp lại nhiều lần khiến NĐT mất dần sự tin tưởng đối với đội ngũ lãnh đạo. Tỷ suất lợi nhuận vẫn giảm do sản xuất CRC sử dụng nội bộ tăng khá chậm dẫn đến chi phí đầu vào cao cho đến khi công suất hoạt động ở đây tăng lên. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề về thời gian. Một yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu khác trong ngắn hạn là việc ghi nhận lợi nhuận không thường xuyên từ chuyển nhượng dự án BĐS tại Quận 9. (Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG NKG (Kém Khả quan) hôm nay đã công bố KQKD gây thất vọng với doanh thu thuần đạt 14.812 tỷ đồng (tăng trưởng 17,4%), trong khi đó, LNST giảm xuống chỉ còn 57,3 tỷ đồng (giảm 91,9%) – Theo đó Công ty mới chỉ hoàn thành được 87,1% kế hoạch doanh thu và 7,6% kế hoạch lợi nhuận. Doanh thu tăng trưởng chủ yếu nhờ sản lượng tăng 7% cộng với giá bán bình quân tăng 9,7%. Tuy nhiên lợi nhuận giảm do tỷ suất lợi nhuận gộp giảm mạnh. Trên thực tế tỷ suất lợi nhuận gộp đã giảm mạnh xuống chỉ còn 5,4% trong năm 2018 từ 10,8% trong năm 2017 do Công ty có lượng lớn hàng tồn kho giá cao. Kết luận nhanh – Duy trì đánh giá Kém khả quan. NKG đã có một năm 2018 đầy khó khăn do Công ty vướng vào việc trữ hàng tồn kho số lượng lớn trong khi giá nguyên liệu đang tăng mạnh và sau đó giảm mạnh. Do NKG áp dụng mô hình cộng chi phí đầu vào, trong đó Công ty không có nhiều quyền quyết định giá bán đối với khách hàng cuối cùng, nên cách duy nhất để có thể nâng cao tỷ suất lợi nhuận là tích cực quản trị hàng tồn kho nguyên liệu. Và điều này đã không có hiệu quả và năm ngoái NKG đã gặp khó khăn do tích trữ quá nhiều tồn kho nguyên liệu giá cao. Cho năm 2019, HSC dự báo lợi nhuận tăng trưởng 149,1% từ mức thấp của năm ngoái. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang tái cơ cấu hoạt động bằng việc bán đất để cải thiện dòng tiền, giảm quy mô một số hoạt động sản xuất thông qua việc bán thanh lý một số máy móc, nhà xưởng cũ. Điều này sẽ đem lại lợi nhuận không thường xuyên cho NKG trong năm nay và có lẽ đây sẽ là động lực ngắn hạn cho giá cổ phiếu. Trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính sẽ hồi phục trong 6 tháng cuối năm nay do tồn kho nguyên liệu giá cao đã được giải phóng hết và nhu cầu đối với sản phẩm tôn mạ phục hồi. Doanh thu tăng tốt trưởng, tăng 17,4% đạt 14.812 tỷ đồng nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 7% và giá bán bình quân tăng 9,7% - Cơ cấu doanh thu năm 2018 như sau: (1) Sản lượng tôn mạ tiêu thụ đạt 589.574 tấn (tăng 3,9%). Công ty nắm 15,4% thị phần tôn mạ, giảm từ mức 15,9% trong năm 2017. (2) Sản lượng ống thép tiêu thụ đạt 155.911 tấn, tăng 20,6%. Thị phần của công ty tăng từ 5,9% năm 2017 lên 6,6%. (3) NKG xuất khẩu được 380.553 tấn thép (tăng 14,3%); trong đó chủ yếu là 376.029 tấn tôn mạ (tăng 12,9%). Có 4.524 tấn ống thép xuất khẩu trong năm 2018 trong khi trong năm 2017 chỉ là 100 tấn. (4) Sản lượng xuất khẩu hiện chiếm khoảng 51% tổng tổng sản lượng tiêu thụ năm 2018 so với mức 47,8% trong năm 2017.
Trang 10
Lợi nhuận gộp giảm mạnh xuống chỉ còn 792,8 tỷ đồng (giảm 42,1%) do giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh - Trong năm 2018, chúng tôi ước tính giá HRC bình quân là 580USD/tấn, nhưng biên độ biến động là khá lớn, từ 640USD/tấn vào đầu năm 2018 xuống còn 480 USD/tấn vào cuối năm 2018. HSC đã tích trữ quá nhiều tồn kho HRC ở giá rất cao, sau đó giá giảm mạnh khoảng 25% đã khiến tỷ suất lợi nhuận giảm đáng kể do giá bán bình quân giảm theo giá HRC. Vòng quay tồn kho trung bình của NKG đạt đỉnh là 4 tháng sản xuất khi đó. Ngoài ra, trong năm 2018, chúng tôi thấy tỷ trọng xuất khẩu trong tổng sản lượng tiêu thụ đã cải thiện lên 51% từ 47,8% trong năm 2017 nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp sản phẩm xuất khẩu thường thấp hơn sản phẩm tiêu thụ trong nước. (Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Cơ cấu doanh thu kém hiệu quả hơn cũng phần nào ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của NKG. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là chi phí khấu hao tăng trong năm ngoái cũng đã khiến tỷ suất lợi nhuận gộp giảm với chi phí khấu hao đã tăng 31,7% lên 421,3 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận giảm cộng với lỗ tài chính thuần tăng đã khiến lợi nhuận giảm đáng kể với LNTT giảm 92% còn 62,2 tỷ đồng và LNST giảm 91,9% còn 57,3 tỷ đồng – Chi phí bán hàng & quản lý tăng 17,1% lên 402,9 tỷ đồng; sát tốc độ tăng của doanh thu là 17,4%. Trong đó, chi phí bán hàng là 324,7 tỷ đồng (tăng 12,6%) và chi phí quản lý là 78,2 tỷ đồng (tăng 12,6%). Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý/doanh thu giữ nguyên ở 2,7%. Lỗ tài chính thuần tăng lên 332,7 tỷ đồng từ 262,5 tỷ đồng trong năm 2017, chủ yếu do chi phí lãi vay tăng mạnh 26,5% lên 38,6 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng 13,9% lên 460,4 tỷ đồng. Trong khi đó doanh thu HĐ tài chính giảm 15,4% xuống còn 97,7 tỷ đồng do lượng tiền gửi ngân hàng giảm mạnh 52,5% trong năm 2018. Q4/2018 là quý đầu tiên NKG lỗ kể từ khi niêm yết với LNST âm 173,4 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2017 lãi 150,5 tỷ đồng) – Doanh thu vẫn tăng 4,2% so với cùng kỳ lên 3.463 tỷ đồng nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp giảm mạnh xuống chỉ còn 0,57% từ 9,9% trong năm 2017; dẫn đến Q4 lỗ lớn. Ngoài ra, chi phí tài chính tăng 18,2% cộng với chi phí bán hàng & quản lý tăng mạnh 22,9% cũng đóng góp vào khoản lỗ sau thuế lớn trong Q4. Tại thời điểm ngày 31/12/2018 chúng tôi thấy trên bảng cân đối kế toán có những khoản mục cần lưu ý như sau: -
Tồn kho giảm mạnh 40,8% xuống còn 2.421 tỷ đồng. Công ty đã giảm mạnh tồn kho xuống gần với mức bình thường là 2 tháng sản xuất từ mức đỉnh là 4 tháng sản xuất trước đó. Giá HRC bình quân trong kho của NKG là khá cao, khoảng 560-570USD/tấn; tương đương cao hơn 10,7% so với giá thị trường hiện nay là 510 USD/tấn. Và theo đó Q1/2019 sẽ tiếp tục là một khoảng thời gian khó khăn cho NKG.
-
Các khoản phải thu khách hàng cũng giảm mạnh 38,9% xuống còn 616,3 tỷ đồng do Công ty đã tái cơ cấu lại dòng tiền nhằm cải thiện lợi nhuận.
-
Vay và nợ cũng giảm 29% xuống còn 4,4 nghìn tỷ đồng, trong đó vay nợ ngắn hạn là 3,2 nghìn tỷ đồng (giảm 28,9%); còn lại vay nợ dài hạn là 1,2 nghìn tỷ đồng (giảm 26,9%). Vay nợ ngắn hạn thường dùng làm vốn lưu động. Do vậy, tồn kho và phải thu khách hàng giảm mạnh có thể là lý do chính khiến vay nợ ngắn hạn giảm trong kỳ.
Cho năm 2019, HSC dự báo doanh thu thuần đạt 15.912 tỷ đồng (tăng trưởng 7,4%) và LNST đạt 142,8 tỷ đồng (tăng trưởng 149,1%). Giả định chính của chúng tôi như sau:
Trang 11
-
HSC giả định sản lượng tiêu thụ đạt 780.215 tấn (tăng 4,5%) với sản lượng ống thép tiêu thụ tăng 5,2% và sản lượng tôn mạ tăng 4,4%.
-
Giá bán bình quân dự báo tăng 2,7%.
-
Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 5,4% năm ngoái lên 6,1% do HSC kỳ vọng lượng hàng tồn kho giá cao sẽ được giải phóng hết trong 6 tháng đầu năm. (Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán NGÀNH TÀI NGUYÊN
Giá đóng cửa
% thay đổi
GAS
88.000
0,2%
PVD
16.300
0,0%
PVS
18.500
0,0%
PXS
3.950
0,0%
PLX
53.500
-0,7%
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG -
Chi phí bán hàng & quản lý dự kiến là 453,5 tỷ đồng (tăng 12,6%), trong khi lỗ tài chính thuần tăng từ 332,7 tỷ đồng lên 356,4 tỷ đồng.
-
Tóm lại, HSC dự báo LNTT và LNST lần lượt đạt 158,7 tỷ đồng (tăng trưởng 155,2%) và 142,8 tỷ đồng (tăng trưởng 149,1%) nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp phục hồi.
-
Giả định số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân không thay đổi, EPS sẽ đạt 746đ; P/E dự phóng đạt 8,3 lần.
Công ty nhiều khả năng sẽ hạch toán lợi nhuận không thường xuyên trong năm nay – Chúng tôi được biết Công ty đang tái cơ cấu tài sản để giảm vay nợ và cải thiện dòng tiền. -
Công ty dự kiến bán nhà máy Nam Kim 1. Nhà máy này chuyên sản xuất ống thép (công suất 120.000 tấn/năm) và tôn mạ (công suất 86.000 tấn/ năm). Chi phí còn lại chưa khấu hao ước tính là 70-80 tỷ đồng. Nếu bán thành công nhà máy này, HSC ước tính NKG sẽ hạch toán 150-170 tỷ đồng. Việc bán nhà máy này có thể sẽ làm giảm công suất ống thép từ 300.000 tấn/năm xuống 180.000 tấn/năm. Trong khi đó Công ty sẽ đưa nhà máy mới với công suất tôn mạ 350.000 tấn/năm đi vào hoạt động trong Q2 năm nay. Do vậy công suất tôn mạ cuối cùng năm 2019 sẽ tăng từ 850.000 tấn/năm hiện tại lên 1,12 triệu tấn/năm. Công suất cuối cùng năm 2019 của sản phẩm tôn mạ và ống thép cho thấy NKG vẫn còn dư địa tăng trưởng. NKG tiêu thụ được 155.911 tấn ống thép và 589.574 tấn tôn mạ trong năm năm ngoái.
-
Công ty dự kiến chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại dự án Phú Mỹ. Khu đất này rộng 33 ha tại KCN Mỹ Xuân B. Ban đầu, Công ty dự kiến nâng công suất tại khu đất này với vốn đầu tư lớn, lên đến 3 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên tình hình của ngành đã có sự thay đổi nhanh chóng nên trước mắt Công ty sẽ dừng kế hoạch mở rộng. Chúng tôi được biết Công ty đã nộp 200 tỷ đồng trong số 350 tỷ đồng tiền thuê đất thời hạn 50 năm. Nếu chuyển nhượng thành công, Công ty có thể hạch toán 120-150 tỷ đồng lãi không thường xuyên từ đây.
-
Do thiếu thời gian cụ thể cho những kế hoạch trên nên chúng tôi chưa đưa lợi nhuận từ đây vào dự báo lợi nhuận của mình. Và đây có thể là những động lực ngắn hạn đối với giá cổ phiếu NKG.
Kết luận đầu tư – Tiếp tục duy trì đánh giá Kém khả quan. Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu NKG là 5.964đ; tương đương P/E 8 lần. Giá cổ phiếu NKG đã giảm 71,5% trong năm 2018 và giảm tiếp 20,4% từ đầu năm do Công ty lỗ lớn trong Q4. Triển vọng mảng thép dẹt ở cả thị trường xuất khẩu và nội địa là khó khăn do tình trạng dư cung. NKG cũng đang tập trung vào thị trường xuất khẩu có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn thị trường nội địa. Do vậy, chỉ cần giá nguyên liệu đầu vào biến động mạnh thì lợi nhuận của Công ty sẽ bị ảnh hưởng. Chúng tôi cũng lo ngại về công tác quản trị doanh nghiệp tại NKG trước phong cách tích cực quản trị hàng tồn kho. Động lực ngắn hạn duy nhất cho giá cổ phiếu là lợi nhuận không thường xuyên từ bán nhà máy và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. •
Trang 12
Cổ phiếu dầu khí lình xình, với PLX giảm nhưng bù lại GAS tăng. Các mã còn lại đi ngang. (Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán NGÀNH BĐS & XD CII
Giá đóng cửa
% thay đổi
22.700
-1,3%
CTD
132.400
-1,8%
CTI
25.300
0,0%
DIG
15.750
0,6%
DXG
23.300
0,6%
HBC
16.100
0,6%
KBC
14.300
1,4%
KDH
30.150
0,2%
NLG
26.400
1,0%
NVL
56.700
0,2%
SJS
21.900
-0,5%
VIC
98.800
-4,9%
VRE
29.000
-0,7%
VHM
80.000
0,0%
TDH
10.000
0,0%
Giá đóng cửa
% thay đổi
NGÀNH NN & THỦY SẢN BFC
22.000
-0,5%
DPM
22.400
-1,3%
GTN
10.900
0,5%
PAN
37.400
0,0%
SBT
20.000
0,5%
VHC
93.200
1,6%
VFG
39.000
6,6%
HAG
5.000
0,0%
HNG
14.450
1,0%
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG •
Cổ phiếu BĐS và xây dựng tăng nhẹ, với KBC; NLG và HBC dẫn đầu các mã áp đảo về số lượng các mã giảm, dẫn đầu là VIC; CTD và CII. CTI; VHM và TDH đóng cửa tại tham chiếu.
•
Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản bật tăng hôm nay, dẫn đầu là VFG và VHC. DPM và BFC vẫn giảm, trong khi đó PAN và HAG đóng cửa tại tham chiếu. Nhận định KQKD – PHR (Khả quan) đã công bố KQKD khả quan hơn kỳ vọng – KQKD năm 2018 chưa kiểm toán không đồng đều về doanh thu và lợi nhuận nhưng vượt kỳ vọng của chúng tôi. Doanh thu thuần đạt 1.558 tỷ đồng, giảm 5,8% và thấp hơn 4,8% so với dự báo của chúng tôi. Trong khi đó LNST tăng mạnh 92,7% đạt 636,9 tỷ đồng và cao hơn 15,5% so với dự báo của chúng tôi. LNST của cổ đông công ty mẹ tăng trưởng 91% đạt 622 tỷ đồng. Với kết quả này, Công ty đã hoàn thành 80,6% kế hoạch doanh thu và 192,5% kế hoạch lợi nhuận. Kết luận nhanh – Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan. Dựa trên phương pháp FCFF, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu PHR là 41,555đ; tương đương P/E dự phóng năm 2019 là 7,1 lần. Trong năm 2018, mảng kinh doanh chính là cao su đạt kết quả không khả quan với cả sản lượng và giá giảm trong khi mảng KCN lại rất thành công. Cho năm 2019, lợi nhuận từ cao su dự kiến giảm tiếp do diện tích khai thác giảm với tỷ lệ cây cao su già tăng. Trong khi đó ban lãnh đạo cũng dự đoán giá cao su sẽ vẫn ở mức thấp và quyết định hoãn trồng thêm một số diện tích mới. Trái lại, thu nhập từ thoái vốn KCN Nam Tân Uyên sẽ rất đáng kể và trở thành nguồn lợi nhuận chính trong năm nay. Lãi từ tiền bồi thường đất cũng đáng kể nhưng chúng tôi cho rằng Công ty sẽ hạch toán nguồn lợi nhuận này từ năm 2020 thay vì 2019. Doanh thu thuần giảm là do mảng cao su – Doanh thu thuần đạt 1.558 tỷ đồng, giảm 5,8%. Trong đó: •
Doanh thu từ cao su (chiếm 67% doanh thu thuần) chỉ đạt 1.044 tỷ đồng, giảm 13,3% do sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân giảm.
•
Doanh thu KCN (CTCP KCN Tân Bình) đạt 151,6 tỷ đồng, tăng trưởng 295,8% và đóng góp 10% doanh thu thuần.
•
Doanh thu từ chế biến gỗ (CTCP Cao su Trường Phát) là 325,8 tỷ đồng, giảm 19,1% và đóng góp 21% doanh thu thuần. (Tỷ lệ lợi ích của PHR tại CTCP Cao su Trường Phát là 70% với hoạt động kinh doanh chính là chế biến gỗ, chủ yếu là gỗ cao su và gỗ keo).
Sản lượng mủ cao su tiêu thụ giảm 7,1% còn 31.614 tấn, hoàn thành 96,6% kế hoạch cả năm – Trong năm 2018, PHR đã chế biến 31.436 tấn mủ, giảm 1,9%; trong đó từ cao su tự trồng là 13.110 tấn (giảm 10,3%) và mua ngoài là 19.885 tấn (tăng 14,1%). Diện tích cao su có thể thu hoạch giảm 16,7% còn 6.978 ha do Công ty chặt 1.200 ha cây cao su già hơn 20 năm tuổi để thanh lý. Kế hoạch của PHR là thanh lý 1.000 ha cây cao su già hàng năm từ 2018-2021. Giá bán bình quân cao su cũng giảm 18,4% - Giá bán bình quân giảm 18,4% xuống còn 32,97 triệu đồng/tấn. Giá bán bình quân thực tế cao hơn 1,7% so với dự báo của ban lãnh đạo Công ty là 33,53 triệu đồng/tấn.
Trang 13
(Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Hầu hết sản phẩm cao su của PHR được xuất khẩu sang Trung Quốc và nhu cầu của Trung Quốc đã yếu đi gần đây do áp lực từ căng thẳng Trung/Mỹ đối với nền kinh tế Trung Quốc. Và điều này về cơ bản đã khiến giá cao su giảm. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm do giá bán bình quân giảm – Lợi nhuận gộp đạt 256 tỷ đồng, giảm 9,8%; theo đó tỷ suất lợi nhuận gộp giảm còn 16,4% từ 17,2% năm 2017. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận gộp mảng cao su giảm mạnh từ 17,7% năm 2017 xuống còn 13,8%; chủ yếu do giá bán bình quân giảm 18,4%. Lợi nhuận tài chính thuần tăng mạnh 5 lần nhờ cổ tức nhận được từ KCN Nam Tân Uyên và lãi suất giảm – Doanh thu HĐ tài chính đạt 163,2 tỷ đồng, tăng 118%, chủ yếu nhờ lượng cổ tức lớn nhận được là 84 tỷ đồng, tăng 421,4%. Đây là cổ tức từ CTCP KCN Nam Tân Uyên (NTC). PHR nắm 32,8% cổ phần NTC. Năm 2018 là một năm rất thành công của NTC với doanh thu thuần đạt 532,4 tỷ đồng, tăng 364,3% và LNST đạt 469,7 tỷ đồng, tăng trưởng 300%. Ngoài cổ tức được chia, lãi tiền gửi cũng tăng đáng kể, tăng 17,3% lên 54,7 tỷ đồng nhờ lượng tiền và tương đương tiền tăng 50,5% lên 362,4 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí tài chính giảm 22,1% còn 39,4 tỷ đồng do chi phí lãi vay giảm (giảm 42,4% xuống còn 28,2 tỷ đồng). Lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết cũng tăng mạnh nhờ KQKD khả quan của NTC – LNST từ công ty liên doanh, liên kết đạt 70,1 tỷ đồng, tăng trưởng 164,5%; hoàn toàn từ NTC. Chúng tôi thấy lợi nhuận từ NTC được hạch toán dưới cả hình thức cổ tức được chia và lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết trên báo cáo kết quả kinh doanh. Tổng cộng PHR hạch toán 154,3 tỷ đồng LNTT từ NTC. Chi phí bán hàng & quản lý tăng nhẹ 1,3% - Chi phí bán hàng & quản lý là 103 tỷ đồng, tăng 1,3% và bằng 6,6% doanh thu thuần (năm 2017 là 6,3%). Chi phí bán hàng tăng 15,8% lên 24,5 tỷ đồng; chi phí quản lý giảm 2,6% xuống còn 78,5 tỷ đồng. Lợi nhuận khác tăng gấp đôi nhờ lãi từ thanh lý cây cao su – Thu nhập khác tăng 109,3% lên 425 tỷ đồng, chủ yếu từ thanh lý cây cao su. LNTT tăng 84,5% nhờ mảng KCN khả quan trong khi lợi nhuận mảng cao su giảm – LNTT đạt 760 tỷ đồng, tăng trưởng 84,5%; chủ yếu nhờ mảng KCN khả quan. •
LNTT từ mảng cao su đạt 534,7 tỷ đồng, đóng góp 70% LNTT của PHR.
•
LNTT từ mảng KCN là 218,1 tỷ đồng, đóng góp 38% LNTT của PHR.
•
LNTT từ chế biến gỗ là 6,8 tỷ đồng, đóng góp 1% LNTT của PHR.
Cho năm 2019, HSC dự báo doanh thuần giảm 11,2% so với năm 2018, trong khi đó LNST tăng trưởng 27% với 280 tỷ đồng lợi nhuận không thường xuyên từ thoái vốn tại KCN Nam Tân Uyên. Chúng tôi dự báo doanh thu thuần đạt 1.383,8 tỷ đồng, giảm 11,2% và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 789,6 tỷ đồng, tăng trưởng 27%, theo đó EPS (sau trích quỹ khen thưởng và phúc lợi) là 5.827đ, giảm 1,6%, tương đương P/E dự phóng là 6,1 lần. Trang 14
(Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Lợi nhuận từ các mảng kinh doanh chính dự báo giảm 17,4% so với năm 2018 – Các mảng kinh doanh chính của công ty gồm cao su, KCN và chế biến gỗ. Chúng tôi dự báo doanh thu thuần từ các mảng kinh doanh chính đạt 1.383,8 tỷ đồng, giảm 11,2% so với năm 2018 và LNTT đạt 627,9 tỷ đồng, giảm 17,4% so với năm 2018, dựa trên những giả định sau: -
Sản lượng cao su tiêu thụ đạt 26.000 tấn, giảm 17,8% so với năm 2017 do công ty thanh lý 1.000 ha cây cao su già tại Bình Dương.
-
Giá bán bình quân gần như không đổi, là 33 triệu tấn.
-
Doanh thu từ mảng cao su giảm 40,5% so với năm 2018 xuống 858 tỷ đồng.
-
Doanh thu từ KCN Tân Bình tăng trưởng 10,4% đạt 167,4 tỷ đồng.
-
CTCP Gỗ Trường Phát dự báo đạt 358,3 tỷ đồng, tăng trưởng 10,0%.
-
Tỷ suất lợi nhuận gộp là 17%, theo đó lợi nhuận gộp là 235,7 tỷ đồng, giảm 7,9% so với năm 2018.
Lợi nhuận khác dự báo là 366 tỷ đồng, chủ yếu từ thanh lý khoản 1.000 ha cây cao su già. Giá cao su trong năm 2019 dự báo vẫn ở mức thấp – Giá cao su trong nước đã tăng trở lại 5,7% so với tháng liền trước lên 31,3 triệu đồng/tấn vào đầu tháng 1 năm nay, nhưng vẫn thấp hơn 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo giá cao su thế giới sẽ vẫn ở mức trong năm 2019 do nguồn cung dư thừa. 1. Nhu cầu cao su thế giới dự báo là 14,58 triệu tấn trong năm 2019, tương đương tăng 4,2% (năm 2018 tăng 5,2%). 40% nhu cầu là đến từ Trung Quốc với mức tăng trưởng 5,3% trong năm 2018 và dự báo tăng 3,2% trong năm 2019. 2. Trong khi đó nguồn cung cao su thế giới dự báo là 14,84 triệu tấn trong năm 2019, tăng 6,6%, do đó dư cung 0,25 triệu tấn. 3. Giá dầu dự báo vẫn thấp và do đó không hỗ trợ giá cao su. PHR sẽ thoái vốn khỏi NTC và ghi nhận 280 tỷ đồng lợi nhuận không thường xuyên trong năm nay – PHR dự kiến sẽ thoái 32,8% cổ phần tại KCN Nam Tân Uyên (NTC) cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VGR, cổ đông hiện sở hữu 69% cổ phần của PHR và 20,4% cổ phần của NTC) và theo đó ghi nhận khoảng 280 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2019. Sau khi thoái vốn khỏi NTC, PHR sẽ bán 350 ha đất cho NTC để xây dựng Giai đoạn 2, KCN Nam Tân Uyên – Giai đoạn 2 của KCN Nam Tân Uyên (NTC) có tổng diện tích 350 ha và do PHR đóng góp 100%. Giá đền bù đất dự kiến là 1 tỷ đồng/ha. Dự án KCN Nam Tân Uyên, Giai đoạn 2 đã bị trì hoãn trong năm ngoái do giá bán đất không được cổ đông PHR (gồm cổ đông lớn VGR) phê duyệt.
Trang 15
Công ty cũng sẽ đóng góp thêm 691 ha đất cho KCN Việt Nam Singapo (VSIP 3) – VSIP là một trong những đơn vị lớn nhất về khai thác KCN và KĐT tổng hợp tại Việt Nam. (Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán NGÀNH DƯỢC
Giá đóng cửa
% thay đổi
DHG
85.100
0,1%
DMC
75.000
0,0%
IMP
50.500
1,2%
TRA
70.000
0,0%
Giá đóng cửa
% thay đổi
25.650
-0,6%
Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistics và vận tải GMD NT2
29.200
0,0%
NCT
69.400
0,9%
PPC
22.700
0,4% -0,3%
VSH
17.150
VNS
16.100
0,6%
VSC
42.950
0,0%
ACV
84.100
0,0%
HVN
39.000
0,3%
VJC
125.000
1,2%
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG VSIP hiện sở hữu hai KCN tại Bình Dương, gồm VSIP, với tổng diện tích đất là 500 ha, và VSIP 2 với tổng diện tích đất là 2.845 ha. Vào cuối năm 2016, Chính phủ đã phê duyệt cho VSIP phát triển VSIP 3 tại tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích đất là 1.000 ha.Theo phương án trình Chính phủ, PHR sẽ đóng góp 691 ha đất trong tổng số 1.000 ha đất với giá ước tính là 1 tỷ đồng/ha. Đổi lại, PHR sẽ được nhận 691 tỷ đồng và sở hữu 20% cổ phần tại VSIP 3. Tương tự như với Nam Tân Uyên Giai đoạn 3, giá đền bù đất không được cổ động PHR (gồm VGR) phê duyệt. HSC dự báo lợi nhuận từ bán đất là 1.041 tỷ đồng và sẽ được phân bổ trong 3 năm từ 2020-2022 – Chúng tôi dự báo lãnh đạo PHR sẽ trình cổ đông hai phương án bán đất nêu trên tại ĐHCĐTN 2019 dự kiến diễn ra vào 26/3. Nếu cổ đông thông qua, PHR sẽ có thể ghi nhận 691 tỷ đồng lợi nhuận từ bán đất cho VSIP 3 và 350 tỷ đồng từ Nam Tân Uyên, sau đó phân bổ lợi nhuận trong 3 năm tới. Tuy nhiên, vẫn có khả năng VGR sẽ không đưa ra quyết định cuối cùng về giá đền bù đất cho đến năm sau. Do đó, HSC thận trọng giả định lợi nhuận bán đất sẽ được ghi nhận từ năm 2020 và phân bổ dần trong 3 năm từ 2020-2022. Định giá – Theo mô hình chiết khấu dòng tiền, giá trị hợp lý của cổ phiếu ước tính là 41.555đ, tương đương PE dự phóng 2019 là 7,1 lần. Chúng tôi giả định chi phí vốn bình quân gia quyền là 8.0% và tốc độ tăng trưởng bền vững là 5,5%. Quan điểm đầu tư – Tiếp tục đánh giá Khả quan. KQKD của mảng cao su kém khả quan do diện tích cao su cho thu hoạch giảm đồng thời giá cao su không tăng. Tuy nhiên, lợi nhuận từ thanh lý cây cao su già và từ thoái vốn tại NCT là những động lực tăng trưởng mới giúp bù đắp cho suy giảm lợi nhuận của mảng cao su. Bên cạnh đó là khả năng ghi nhận lợi nhuận đáng kể từ bán đất trong năm nay hoặc năm sau. •
Cổ phiếu ngành dược phẩm tăng, với IMP và DHG tăng, trong khi DMC và TRA đóng cửa tại tham chiếu.
•
Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic cũng tăng, với GMD và VSH giảm nhưng bị áp đảo về số lượng bởi các mã tăng, dẫn đầu là VJC và NTC. NT2; VSC và ACV đóng cửa tại tham chiếu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm hôm nay – Vnindex tăng trong phiên sáng nhưng đã hứng chịu áp lực bán và đóng cửa giảm 0,19%. Hnindex cũng theo cùng một hình mẫu nhưng đóng cửa gần như giữ nguyên. GTGD tăng hôm nay, là phiên cuối cùng điều chỉnh danh mục trước khi áp dụng giỏ VN30 mới khi thị trường giao dịch trở lại vào tháng 2. Và chúng tôi cho rằng không thể rút ra nhiều điều từ phiên hôm nay. Cổ phiếu ngành ngân hàng tăng. Bên cạnh đó là cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải, nông nghiệp, BĐS và xây dựng. Cổ phiếu ngành khác diễn biến trái chiều với xu hướng nghiêng về giảm. Trên sàn HSX, VIC đóng góp nhiều nhất theo hướng tiêu cực với mức đóng góp hơn 3%; ngoài ra không còn mã nào đóng góp đáng kể theo cả hướng tiêu cực và tích cực. Trên sàn Hà Nội, VNR đóng góp một chút theo hướng tiêu cực còn VCG; CDN & ACB đóng góp theo hướng tích cực với mức độ đóng góp lớn hơn.
Trang 16
HĐTL 4 kỳ hạn tăng và hiện đóng cửa cao hơn chỉ số cơ sở VN30 từ 6,79 đến 9,49 điểm. (Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Đồng USD tiếp tục ở mức thấp trong khi giá dầu tiếp tục hồi phục và niềm tin NĐT tăng lên đã giúp tâm lý chung được cải thiện, bao gồm cả tâm lý đối với các thị trường mới nổi. Và hiện mọi việc tùy thuộc vào tiến triển ở đàm phán thương mại Trung/Mỹ trong những ngày tới. Thị trường chứng khoán châu Á & các đồng tiền chính - Thị trường chứng khoán Châu Á biến động trái chiều hôm nay sau khi thị trường Phố Wall giảm nhẹ nhưng các sàn chứng khoán tại Mỹ tăng mạnh đêm qua. Về các đồng tiền, đồng USD lấy lại phần đã giảm trong ngày trước đó so với giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại (chỉ số đô la ICE ở vào 95,62). So với đồng USD, đồng Euro yếu đi (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,1442); đồng Bảng cũng yếu đi (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,3100); đồng Yên yếu đi (tỷ giá USD/JPY ở vào 108,98); trong khi đó đồng NDT yếu đi (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,7389). Giá dầu giảm - Giá dầu giảm trở lại sau khi tăng vào thời điểm viết báo cáo hôm qua, với giá dầu WTI trên hợp đồng tương lai ở vào 53,76 USD/thùng trong khi đó giá dầu Brent ở vào 60,99 USD/thùng vào thời điểm viết báo cáo này, bất chấp những thông tin về sản lượng suy giảm dù trong tuần trước đã giúp giá dầu tăng. Theo kết quả điều tra của Reuters, sản lượng dầu của OPEC đã giảm 890.000 thùng/ngày khi Saudi Arabia và các nước vùng vịnh Gulf khác cắt giảm sản lượng nhiều hơn mức cam kết (trong khi đó Nga tiếp tục nới lỏng cam kết của mình) và thông tin này có vẻ cần thời gian để tác động đến tâm lý thị trường. Theo báo cáo của Iran, xuất khẩu của nước này sang các thị trường Châu Á chủ chốt gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua, chỉ là 1,21 triệu thùng/ngày trong năm 2018 và đây cũng là thông tin hỗ trợ giá dầu. Tuy nhiên, như lưu ý dưới đây, số liệu từ Trung Quốc cho thấy tăng trưởng kinh tế của nước này có thể giảm tốc nhanh hơn dự báo và với thông tin này NĐT vẫn có tâm lý lo ngại giá giảm. Cùng với lo ngại sản xuất của Mỹ có thể tăng, tâm điểm chú ý trong ngắn hạn sẽ là những tiến triển quan trọng trong đàm phán thương mại diễn ra đêm qua, mức độ thỏa thuận đạt được thực sự giữa hai nước và liệu có thêm những cam kế khác ngoài về đậu nành hay không. Tin vĩ mô trong nước – Nikkei PMI ngành sản xuất trong tháng 1 của Việt Nam công bố giảm xuống 51,9 từ 53,8 trong tháng 12 và 56,5 trong tháng 11. Đây là mức thấp nhất trong 4 tháng qua nhưng vẫn đánh dấu 38 tháng liên tiếp ngành sản xuất tăng trưởng. Chi phí đầu vào tăng nhẹ trong khi giá đầu ra giảm, có thể cho thấy ngành sản xuất có thể tiếp tục yếu đi trong tương lai. Trong khi đó nhu cầu, đơn hàng mới và việc làm tiếp tục cải thiện. Tổng cục thống kê công bố chỉ số giá trị sản xuất công nghiệp giảm 3,2% so với tháng liền trước trong tháng 1 sau khi đạt cao trong tháng 12. Tuy nhiên có lẽ điều này phần nào có thể được giải thích là các nhà sản xuất đã đẩy mạnh sản xuất trước cuối năm và để phục vụ cho dịp Tết nguyên đán (rơi vào tháng 2). Nói chung, so với cùng kỳ chỉ số này vẫn tăng 7,9% mặc dù tháng 1/2018 đã đạt mức tăng tới 22,1% so với cùng kỳ. Và điều này cho thấy một bức tranh tươi sáng của sản xuất công nghiệp trong nước. Tin vĩ mô thế giới – Đêm qua Fed đã tổ chức phiên họp thường kỳ đầu tiên của năm 2019 và giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại, đồng thời lựa chọn quan điểm thận trọng hơn trong việc tiếp tục nâng lãi suất trước sự giảm tốc của nền kinh tế thế giới. Cũng tại Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng 53.000 đơn lên 253.000 đơn trong tuần kết thúc ngày 26/1; cao hơn ước tính của thị trường là 220.000 đơn và là mức cao nhất kể từ ngày 30/9 năm ngoái. Trang 17
(Vui lòng xem tiếp trang sau)
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG Đồng thời, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp không phải lần đầu tăng 69.000 đơn trong tuần kết thúc ngày 19/1 lên 1.782.000 đơn; cũng cao hơn đáng kể so với ước tính của thị trường. Trong khi đó số nhà khởi công tại Nhật Bản trong tháng 12 tăng 2% so với cùng kỳ; khả quan hơn mức giảm 0,6% so với cùng kỳ trong tháng 11 nhưng vẫn thấp hơn kỳ vọng của thị trường là tăng 2,2%. Tại khu vực Eurozone, Markit PMI tháng 1 tiếp tục cho thấy sự suy yếu tại Châu Âu và kém đi của thương mại thế giới. Chỉ số này giảm xuống 50,5 trong tháng 1 từ 51,4 trong tháng 12. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 11/2014 với đơn hàng mới giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 4/2013. Tại Trung Quốc, Caixin/Markit PMI ngành sản xuất khu vực tư nhân trong tháng 1 đã được công bố hôm nay, cho thấy tháng thứ 2 liên tiếp có sự sụt giảm. Tiếp tục cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc khá nhanh. Chỉ số này giảm xuống 48,3 từ 49,7 trong tháng 12. Đây là mức thấp nhất trong gần 3 năm (tháng 2/2016) và phản ánh chính xác hơn thực trạng của nền kinh tế Trung Quốc vì bao gồm nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn.
Edward Alexander Gordon
Trang 18
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
HSX - Biến động trong ngày 914 913 912 911 910 909 908 907 906 905
09:15 09:25 09:35 09:45 09:55 10:05 10:15 10:25 10:35 10:45 10:55 11:05 11:15 11:25 13:00 13:10 13:20 13:30 13:40 13:50 14:00 14:10 14:20 14:30 14:40 14:50
904
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
SÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HCM – Thị trường giảm hôm nay với GTGD tăng, đạt 3.501,78 tỷ đồng (tương đương 151,23 triệu USD). VN index giảm 0,22% kết thúc phiên với 908,67 điểm. 182 mã tăng trong đó có 12 mã tăng trần và 92 mã giảm trong đó có 8 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 24,63% giá trị mua vào và 19,77% giá trị bán ra của toàn thị trường. Giá trị mua vào của NĐTNN tăng về khối lượng và tỷ trọng. Họ bán ra giảm về khối lượng và tỷ trọng. Khối ngoại chuyển sang bán ròng với giá trị 170,524 tỷ đồng. Chúng tôi thấy có 29 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay. Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã SAB; VRE; SCS; VNM và MSN. Họ cũng bán ra nhiều SAB; HPG; VHM; VRE và VIC. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn trong ngày hôm nay với 4 giao dịch khổng lồ; 2 giao dịch siêu lớn; 4 giao dịch rất lớn; 4 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 30,09% tổng GTGD toàn thị trường. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 7.700.000 cổ phiếu ROS; 880.000 cổ phiếu SCS; 570.000 cổ phiếu SAB; 4.428.712 cổ phiếu VRE và 3.500.000 cổ phiếu VPB trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay. Mức độ tham gia giao dịch thỏa thuận của NĐTNN tăng và khối này tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu SCS & SAB và 10 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác. CCQ E1VFVN30 giảm 1,42% hôm nay xuống 14.200đ.
Trang 19
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
HNX - Biến động trong ngày
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
SÀN HÀ NỘI Hà Nội – Sàn Hà Nội tăng trong phiên hôm nay với GTGD đạt 169,63 tỷ đồng, tương đương 7,33 triệu USD. HNIndex tăng 0,44% đạt 103,34 điểm. 92 mã tăng giá trong đó có 17 mã tăng trần và 44 mã giảm trong đó có 12 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 4,53% giá trị mua vào và 1,65% giá trị bán ra của toàn thị trường.
103
103
103
103
NĐTNN mua ròng với giá trị 4,89 tỷ đồng. Chúng tôi thấy có 5 giao dịch thỏa thuận trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 0,37% tổng GTGD toàn thị trường. Hoạt động giao dịch thỏa thuận hôm nay diễn ra kém sôi động.
103
102
09:00 09:10 09:20 09:30 09:40 09:50 10:00 10:10 10:20 10:30 10:40 10:50 11:00 11:10 11:20 13:00 13:10 13:20 13:30 13:40 13:50 14:00 14:10 14:20 14:40 14:50
102
Trang 20
Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 68.000 cổ phiếu SHB; 29.920 cổ phiếu HKT và 10.000 cổ phiếu ART và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác.
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
BẢNG THEO DÕI KHUYẾN NGHỊ MUA BÁN Vị thế đã đóng Cổ phiếu
Ngày mua
Giá mua
Ngày bán
Giá bán
Lời/Lỗ (%)
1
MBB
23/12/16
11
9/5/18
31,2
174%
2
VPB
6/12/17
40
16/5/18
48,3
20,8%
3
HDG
20/12/17
33
25/5/18
39,55
19,9%
Vị thế ngắn hạn (1 - 4 tháng) Hiện tại không có vị thế nào được mở
Vị thế trung hạn (4 - 8 tháng) Hiện tại không có vị thế nào được mở
Xu hướng thị trường
VN-index
VN-30
Xu hướng Xu hướng 6 tháng 1 tháng
Trạng thái động lượng
Resistance
Support
Nhận định ngắn
Giảm
Trung tính
930-935 ***
905 *
945-950 ***
862 ***
Thị trường quay trở lại trạng thái củng cố/tích lũy sau khi về lại vùng đi ngang cũ 905-915 với thanh khoản tiếp tục yếu. Đánh giá xu hướng trung hạn vẫn chưa có gì cải thiện, đợt hồi phục ngắn có thể chính thức kết thúc sau khi kỳ nghỉ dài.
880 ***
860 *
900 ***
822 ***
105 ***
100 **
109 ***
95 ***
Giảm
HNX-index Giảm
Chuyển sang giảm ?
Chuyển sang giảm ?
Chuyển sang giảm ?
Trung tính
Trung tính
Lưu ý: Các mức hỗ trợ được phân loại đánh giá theo ký hiệu: * (yếu), ** (trung bình), *** (mạnh)
Trang 21
VN30 quay trở lại trạng thái củng cố/tích lũy sau khi về lại vùng đi ngang cũ 860-870 với thanh khoản tiếp tục yếu. Đánh giá xu hướng trung hạn vẫn chưa có gì cải thiện, đợt hồi phục ngắn có thể chính thức kết thúc sau khi kỳ nghỉ dài. Kháng cự gần nhất - chính tại 105. Hỗ trợ tâm lý 100.
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
Nhận định tác động kĩ thuật của VN30 Index tái cơ cấu danh mục Phân tích kỹ thuật • • • • • •
HOSE’s hoạt động tái cơ cấu danh mục nửa năm của VN30 Index vẫn chưa hoàn thành, VN30 sẽ thêm EIB, TCB, HDB, và VHM vào ngày 4/2, loại BMP, PLX, HSG, KDC. Lưu ý rằng index này thực tế vẫn chưa thực sự chính thức có hiệu lực cho đến ngày 11/2 do kỳ nghỉ lễ kéo dài. Phân tích của HSC trong 6 lần tái cơ cấu gần đây cho thấy hiệu quả của mua trước 10 cho đến 5 ngày trước khi index thêm vào cả về mặt tuyệt đối lần lượt là dương 6.4 %/ 4,1% và chỉ 1 lần lợi nhuận âm. Về mặt tương đối so với chỉ số VN30 việc mua trước 10 ngày – 5 ngày giao dịch trước khi thêm vào mang lại mức lợi nhuận +6% và 3,2% với chỉ 1 lần không hiệu quả. 10 ngày giao dịch trước ngày thông báo chính thức sẽ là ngày 21/1, và 5 ngày là 28/1, do đó chúng tôi thấy có thể kiếm lời từ hiện tượng. EIB (Nắm giữ, PT14.700) và TCB (Mua vào, PT35.800) và có ít hoặc không có room cho nhà đầu tư nước ngoài, nhưng HDB (Khả quan, PT39.700) và VHM (Chưa có đánh giá) có thể giao dịch. Không có thống kê kết quả đồng nhất đối với những cổ phiếu bị loại khỏi index.
Mức biến động tương đối so với index/ mã được thêm vào, so với ngày tái cơ cấu Biến động trước những ngày tái cơ cấu - 20
- 10
-5
-3
-2
-1
+1
+2
+3
+5
+10
+20
1H16
10,7%
5,0%
1,1%
0,9%
(0,4%)
(1,5%)
0,0%
(0,5%)
2,2%
2,2%
(2,1%)
(0,7%)
3,0%
2H16
(3,1%)
(0,8%)
0,5%
2,2%
2,9%
1,4%
0,0%
(2,1%)
(2,4%)
(4,8%)
(2,4%)
(4,2%)
2,0%
1H17
2,7%
6,5%
3,5%
3,3%
1,3%
0,1%
0,0%
(0,1%)
0,1%
(0,8%)
(0,2%)
0,1%
(0,4%)
2H17
12,8%
9,5%
5,7%
2,5%
1,9%
0,0%
0,0%
(1,0%)
(1,9%)
(1,7%)
(2,8%)
(1,4%)
(0,4%)
1H18
14,7%
8,9%
6,1%
(1,2%)
(3,3%)
(0,1%)
0,0%
(0,0%)
(0,8%)
(0,2%)
(1,1%)
0,0%
(0,6%)
2H18
(1,6%)
6,8%
2,6%
(3,3%)
(1,6%)
(2,6%)
0,0%
(1,2%)
(1,8%)
(4,0%)
(2,5%)
(3,3%)
(5,2%)
Bình quân
6,0%
6,0%
3,2%
0,7%
0,1%
(0,4%)
0,0%
(0,8%)
(0,8%)
(1,5%)
(1,8%)
(1,6%)
(0,3%)
Mức biến động tương đối/ mã bị loại, so với ngày tái cơ cấu Biến động trước những ngày tái cơ cấu - 20
- 10
-5
-3
-2
-1
+1
+2
+3
+5
+10
+20
1H16
3,2%
1,7%
(1,6%)
(0,4%)
(0,5%)
(1,5%)
0,0%
0,2%
0,3%
1,4%
3,6%
4,6%
9,0%
2H16
(2,5%)
(1,0%)
(1,1%)
(1,5%)
(0,4%)
1,9%
0,0%
2,6%
1,9%
0,2%
(0,7%)
(3,9%)
(6,4%)
1H17
(2,0%)
(1,3%)
(0,8%)
(2,5%)
(1,5%)
(0,6%)
0,0%
1,5%
0,9%
(0,4%)
3,7%
6,5%
20,6%
2H17
2,1%
0,1%
(3,8%)
(2,8%)
(2,4%)
(1,4%)
0,0%
(0,3%)
1,0%
0,6%
0,4%
(3,0%)
(5,3%)
1H18
4,9%
(1,6%)
4,5%
5,5%
1,1%
3,2%
0,0%
(1,3%)
(7,9%)
(13,4%)
(11,8%)
(17,7%)
(21,2%)
2H18
(7,0%)
(5,0%)
(2,4%)
(1,2%)
(0,7%)
1,2%
0,0%
0,1%
(0,3%)
(0,4%)
1,9%
3,1%
11,3%
Bình quân
(0,2%)
(1,2%)
(0,9%)
(0,5%)
(0,7%)
0,5%
0,0%
0,5%
(0,7%)
(2,0%)
(0,5%)
(1,7%)
1,3%
Trang 22
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
Nhận định tác động kĩ thuật của VN30 Index tái cơ cấu danh mục Mức biến động tuyệt đối/ mã được thêm vào, so với ngày tái cơ cấu Biến động trước những ngày tái cơ cấu - 20
- 10
-5
-3
-2
-1
1H16
7,1%
3,0%
5,0%
4,2%
4,0%
2,8%
2H16
(0,1%)
(1,2%)
(3,9%)
0,4%
1,3%
1,2%
+1
+2
+3
+5
+10
+20
0,0%
(1,9%)
1,6%
1,2%
(2,8%)
(1,3%)
4,5%
0,0%
(1,9%)
(1,4%)
(3,0%)
(2,1%)
(7,1%)
4,3%
1H17
5,0%
6,1%
3,9%
3,6%
2,0%
0,2%
0,0%
0,5%
1,6%
2,0%
2,8%
4,4%
4,4%
2H17
8,7%
6,6%
3,5%
1,4%
0,9%
0,2%
0,0%
0,2%
0,3%
0,3%
0,9%
3,2%
1,6%
1H18
29,2%
13,6%
10,7%
0,1%
(3,2%)
(0,8%)
0,0%
0,2%
(0,9%)
(1,1%)
(6,7%)
(5,6%)
(0,3%)
2H18
(6,7%)
10,4%
5,6%
(3,7%)
(2,7%)
(2,1%)
0,0%
(2,0%)
(3,5%)
(5,1%)
(1,6%)
(2,4%)
(3,7%)
Bình quân
7,2%
6,4%
4,1%
1,0%
0,4%
0,3%
0,0%
(0,8%)
(0,4%)
(0,9%)
(1,6%)
(1,5%)
1,8%
Mức biến động tuyệt đối / mã bị loại, so với ngày tái cơ cấu Biến động trước những ngày tái cơ cấu - 20
- 10
-5
-3
-2
-1
1H16
(0,4%)
(0,3%)
2,3%
2,9%
3,9%
2,7%
2H16
0,5%
(1,5%)
(5,5%)
(3,4%)
(1,9%)
1,8%
+1
+2
+3
+5
+10
+20
0,0%
(1,2%)
(0,3%)
0,4%
2,9%
4,0%
10,5%
0,0%
2,8%
2,9%
2,0%
(0,4%)
(6,8%)
(4,1%)
1H17
0,2%
(1,8%)
(0,4%)
(2,1%)
(0,8%)
(0,4%)
0,0%
2,1%
2,4%
2,4%
6,7%
10,8%
25,5%
2H17
(2,0%)
(2,7%)
(5,9%)
(3,9%)
(3,4%)
(1,2%)
0,0%
0,8%
3,2%
2,5%
4,0%
1,6%
(3,4%)
1H18
19,3%
3,1%
9,1%
6,8%
1,2%
2,5%
0,0%
(1,1%)
(8,0%)
(14,3%)
(17,4%)
(23,3%)
(20,9%)
2H18
(12,2%)
(1,4%)
0,6%
(1,6%)
(1,7%)
1,7%
0,0%
(0,7%)
(2,0%)
(1,5%)
2,8%
4,0%
12,8%
Bình quân
0,9%
(0,8%)
0,0%
(0,2%)
(0,4%)
1,2%
0,0%
0,5%
(0,3%)
(1,4%)
(0,2%)
(1,6%)
3,4%
Trang 23
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG HSX 5 CP TĂNG giá nhiều nhất Mã CK
HNX
5 CP GIẢM giá nhiều nhất % Mã CK
5 CP TĂNG giá nhiều nhất
Giá Thay đổi
Giá
Thay đổi
APG
8,9
0,6
7,0 TCD
14,0
-1,1
-7,0
SJ1
15,4
1,4
VNL
16,85
1,1
7,0 KDC
18,6
-1,4
-7,0
SRA
18,8
1,7
9,9 HGM
SSC
67,5
4,4
7,0 PNC
20,8
-1,6
-6,9
TMX
10
0,9
9,9 SDN
C47
15,4
1,0
6,9 EMC
8,8
-0,7
-6,9
NET
28
2,5
RDP
9,89
0,6
6,9 DAT
10,1
-0,8
-6,9
VNC
45,1
4
* Ngày giao dịch không hưởng quyền
Mã CK
** Giao dịch ngày đầu tiên
5 CP có KLGD nhiều nhất Mã CK
%
5 CP GIẢM giá nhiều nhất % Mã CK
Giá
Thay đổi
%
9,9
-1,1
-10,0
41,4
-4,5
-9,8
34,2
-3,7
-9,8
9,8 PGT
3,8
-0,4
-9,5
9,7 BTS
4,8
-0,5
-9,4
10,0 VE1
* Ngày giao dịch không hưởng quyền
5 CP có GTGD nhiều nhất
** Giao dịch ngày đầu tiên
5 CP có KLGD nhiều nhất
GTGD % Tỷ trọng (tỷ đồng)
KLGD % Tỷ trọng Mã CK
Giá Thay đổi
Mã CK
5 CP có GTGD nhiều nhất GTGD % Tỷ trọng (tỷ đồng)
KLGD % Tỷ trọng Mã CK
TCB
7.859.690
7,8 TCB
212,8
8,7
SHB
1.495.350
9,8 VCG
36,2
21,4
HPG
7.100.180
7,0 VIC
209,5
8,6
VCG
1.439.790
9,4 PVS
25,2
14,9
1.362.335
8,9 ACB
23,0
13,6
FLC
4.116.310
4,1 HPG
194,9
8,0
PVS
MBB
3.947.520
3,9 VJC
99,2
4,1
ART
1.153.640
7,6 VGC
14,3
8,5
CTG
3.635.060
3,6 VNM
98,3
4,0
DPS
987.500
6,5 SHB
10,7
6,4
* Ngày giao dịch không hưởng quyền 5 CP NĐTNN mua nhiều nhất Mã CK
5 CP NĐTNN bán nhiều nhất
GTGD
SAB
% Mã CK 96,8% SAB
147.743.284
* Ngày giao dịch không hưởng quyền
** Giao dịch ngày đầu tiên
** Giao dịch ngày đầu tiên
5 CP NĐTNN mua nhiều nhất Mã CK
5 CP NĐTNN bán nhiều nhất
GTGD
%
GTGD
% Mã CK
GTGD
%
138.024.660
90,4%
PVS
6.511.630
25,8% PVS
786.575
3,1%
266.400
46,6% NTP
494.343
100,0%
VRE
144.422.042
80,2% HPG
97.692.910
48,9%
BVS
SCS
136.124.170
99,9% VHM
87.978.530
96,1%
NRC
163.000
12,3% BVS
378.790
66,2%
VNM
82.602.090
79,9% VRE
85.039.885
47,2%
SHB
103.680
0,9% HOM
275.100
99,3%
MSN
50.943.654
72,6% VIC
67.462.108
31,4%
IDV
93.390
255.200
100,0%
* Ngày giao dịch không hưởng quyền
56,8% INN
* Ngày giao dịch không hưởng quyền
** Giao dịch ngày đầu tiên
** Giao dịch ngày đầu tiên
Giá trị giao dịch ròng của nhà đầu tư nước ngoài (tỷ đồng) HoSE
16,000
13,000
HNX
11,123
10,000
7,000
4,000 2,139 -42
82 131 483 175
1,000 152
-27
10
14
63
135
8 64 26
2
-50 -1
-94 -62
-2,000
30 -115
54 -8 -9
6
30
89
-5
3
281
103 -13
-4
66
3
4
-174 -6-100 -353
11
-1
-284
-782
-11 -12
1 -212 -47 -663 -20
-63
161
17
15
7 0 13
-118 -167
8
35
64 89 3 3 11
-95 -67 -3 -241
-65
-435
6 3
30 -4
-19
-226
-77
-40
119
2
3 -10
-26-1
-9 -6 -10 -43 -75 -93 -79 -181
-12 -128 -122 -359
97
59
36 89
-53
5 -10
2
143 34
41
1
-7
-17 -1 -17 -51 -37 -65
-13
46 89
25
385 1 1 6 2
17
-3 -0.1 -7 -40
-28
53
23
24
-17
96
178
392 145 1
-2 -2 -0.1
-79 -156 -312
113
10
7
-17 -76
-850
-45
6
173 32 140 25 1 4
39
64 5
162
595
63
26 5 6 11
11
116
41
-2
-2 -24
-124
23
24
-30
171 81 21 15 5
17
-5 -1 -24 -32
-119
-5,000
Trang 24
02/01/19
01/31/19
01/30/19
01/29/19
01/28/19
01/27/19
01/26/19
01/25/19
01/24/19
01/23/19
01/22/19
01/21/19
01/20/19
01/19/19
01/18/19
01/17/19
01/16/19
01/15/19
01/14/19
01/13/19
01/12/19
01/11/19
01/10/19
01/09/19
01/08/19
01/07/19
01/06/19
01/05/19
01/04/19
01/03/19
01/02/19
01/01/19
12/31/18
12/30/18
12/29/18
12/28/18
12/27/18
12/26/18
12/25/18
12/24/18
12/23/18
12/22/18
12/21/18
12/20/18
12/19/18
12/18/18
12/17/18
12/16/18
12/15/18
12/14/18
12/13/18
12/12/18
12/11/18
12/10/18
12/09/18
12/08/18
12/07/18
12/06/18
12/05/18
12/04/18
12/03/18
12/02/18
12/01/18
11/30/18
11/29/18
11/28/18
11/27/18
11/26/18
11/25/18
11/24/18
11/23/18
11/22/18
11/21/18
11/20/18
11/19/18
11/18/18
11/17/18
11/16/18
11/15/18
11/14/18
11/13/18
11/12/18
11/11/18
11/10/18
11/09/18
11/08/18
11/07/18
11/06/18
11/05/18
11/04/18
11/03/18
11/02/18
11/01/18
10/31/18
10/30/18
10/29/18
10/28/18
10/27/18
10/26/18
10/25/18
10/24/18
10/23/18
10/22/18
10/21/18
10/20/18
10/19/18
10/18/18
10/17/18
10/16/18
10/15/18
10/14/18
10/13/18
10/12/18
10/11/18
10/10/18
10/09/18
10/08/18
10/07/18
10/06/18
10/05/18
10/04/18
10/03/18
10/02/18
10/01/18
09/30/18
09/29/18
09/28/18
09/27/18
09/26/18
09/25/18
09/24/18
09/23/18
09/22/18
09/21/18
09/20/18
09/19/18
09/18/18
09/17/18
09/16/18
09/15/18
09/14/18
09/13/18
09/12/18
09/11/18
09/10/18
09/09/18
09/08/18
09/07/18
-8,000
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
Mã CP
HSX
HNX
Giao dịch thỏa thuận
Giao dịch thỏa thuận
KLGD (Cổ phiếu)
GTGD (1.000đ)
ROS 7.700.000 SCS 880.000 SAB 570.000 VRE 4.428.712 VPB 3.500.000 TCB 2.000.000 TMT 7.399.370 VJC 420.000 HDB 1.000.000 GEX 1.320.000 EIB 1.000.000 MSN 218.000 DPM 717.000 VHM 170.320 AMD 3.074.000 PDR 217.000 VIC 56.840 VNM 37.520 HPG 179.840 GAS 50.000 HDC 281.000 BWE 163.000 NVL 67.880 BVH 34.210 PMG 108.000 CTG 100.000 DHC 60.000 NLG 50.000 FMC 21.000 Tổng 35.823.692 % GTTT so với thị trường
253.865.000 135.900.000 133.950.000 126.163.131 70.700.000 54.400.000 49.945.748 48.258.000 30.500.000 27.852.000 17.850.000 17.014.320 16.127.469 13.623.890 8.601.480 5.978.350 5.680.987 5.042.500 4.937.148 4.408.700 3.990.200 3.890.700 3.824.699 3.212.387 2.112.000 2.030.000 1.962.000 1.275.000 655.200 1.053.750.909 30,09%
Trang 25
Mã CP
KLGD (Cổ phiếu)
GTGD (1.000đ)
SHB 68.000 HKT 29.920 ART 10.000 PVS 77 TTZ 50 Tổng 108.047 % GTTT so với thị trường
537.200 71.808 20.000 1.286 405 630.699 0,37%
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG Các chỉ số chính HSX Số lượng CP niêm yết GT vốn hóa TT (triệu USD)
HNX
365
375
129.469,10
8.269,23
P/E thị trường năm 2019 P/B thị trường
Dự báo của HSC về tình hình KD của top 70 cty trên thị trường Doanh thu
15,3
8,4
Lợi nhuận sau thuế
2,4
1,0
EPS
2017A
2018F
% y/y
1.409.281.720
1.672.363.680
19%
131.022.423
160.704.421
23%
2.564
3.145
23%
25 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường Giá
Số lượng cp đang lưu hành
Vốn hóa TT (tỷ đồng)
98.800
3.191.621.230
315.332
VHM
80.000
3.349.513.918
267.961
11.572
8.243
9,7
7,4
7.048
11,4
2,3
5.052
15,8
4,9
VNM
135.000
1.741.411.583
235.091
10.153
5.798
23,3
8,7
6.385
21,1
8,2
5.235
25,8
9,7
Mã CK
VIC
Vốn hóa TT EPS 2015 (triệu USD)
13.618
1.178
EPS 2016
P/E 2016
P/B 2016
EPS 2017
P/E 2017
P/B 2018(*)
P/E 2018(*)
P/B 2018(*)
83,9
9,0
1.816
54,4
7,7
1.331
74,2
7,3
VCB
56.500
3.708.877.448
209.552
9.050
1.566
36,1
4,2
2.110
26,8
3,9
3.459
16,3
3,2
GAS
88.000
1.913.950.000
168.428
7.274
3.682
23,9
4,3
4.993
17,6
3,9
6.179
14,2
3,5
SAB
233.000
641.281.186
149.419
6.453
6.442
36,2
12,0
6.825
34,1
10,1
6.424
36,3
9,1
BID
31.600
3.418.715.334
108.031
4.666
1.348
23,4
2,5
1.463
21,6
2,4
1.585
19,9
2,1
TCB
27.200
3.496.592.160
95.107
4.107
3.547
7,7
1,2
2.573
10,6
3,0
2.495
10,9
1,7
MSN
78.400
1.163.149.548
91.191
3.938
2.462
31,8
3,9
2.732
28,7
5,5
4.498
17,4
2,7
CTG
20.100
3.723.404.556
74.840
3.232
1.827
11,0
1,2
1.617
12,4
1,2
1.162
17,3
1,1
VJC
125.000
541.611.334
67.701
2.924
8.319
15,0
7,9
11.241
11,1
5,6
10.545
11,9
5,2
BVH
95.700
700.886.434
67.075
2.897
1.464
65,4
4,8
2.153
44,4
4,5
1.584
60,4
4,3
PLX
53.500
1.158.813.235
61.997
2.677
4.254
12,6
2,6
3.013
17,8
2,7
3.069
17,4
2,8
HPG
27.300
2.123.907.166
57.983
2.504
7.441
3,7
1,2
5.846
4,7
1,3
3.952
6,9
1,4
NVL
56.700
930.446.674
52.756
2.278
3.319
17,1
3,7
3.187
17,8
2,8
2.261
25,1
3,4
MBB
21.850
2.160.451.381
47.206
2.039
1.507
14,5
1,5
1.810
12,1
1,4
2.694
8,1
1,4
ACB
29.500
1.247.165.130
36.791
1.589
1.456
20,3
1,9
2.135
13,8
1,8
4.483
6,6
1,7
MWG
83.000
443.126.893
36.780
1.588
10.246
8,1
3,3
7.162
11,6
4,5
7.323
11,3
4,7
FPT
42.600
613.554.396
26.137
1.129
3.925
10,9
2,1
5.129
8,3
2,0
3.776
11
2,0
STB
12.400
1.803.653.429
22.365
966
47
263,8
1,0
627
19,8
1,0
950
13,1
0,9
EIB
17.850
1.229.432.904
21.945
948
238
75,1
1,6
633
28,2
1,6
488
36,6
1,5
ROS
31.650
567.598.121
17.964
776
PNJ
94.600
167.002.273
15.798
682
3.815
24,8
6,2
6.288
15,0
3,5
5.749
16,5
4,1
SSI
26.100
509.170.307
13.289
574
1.698
15,4
1,8
2.165
12,1
1,5
KDH
30.150
414.023.353
12.483
539
1.509
20,0
2,0
1.839
16,4
1,9
1.760
17,1
1,9
Chúng tôi sử dụng tỷ giá USD/VND là 23.155; (*): dự báo của HSC
HoSE - 3mo
HNX - 3mo
USD 250
650
USD 35
120
600
USD 30
100
550
USD 25
500
USD 20
450
USD 15
400
USD 10
350
USD 5
20
300
USD -
-
USD 200
USD 150
80 60
USD 100
40
Trang 26
08-Apr
01-Feb
05-Apr
31-Mar
28-Mar
23-Mar
18-Mar
15-Mar
10-Mar
07-Mar
02-Mar
26-Feb
23-Feb
18-Feb
15-Feb
29-Jan
03-Feb
26-Jan
21-Jan
18-Jan
13-Jan
07-Apr
01-Feb
01-Apr
28-Mar
22-Mar
16-Mar
10-Mar
04-Mar
29-Feb
23-Feb
17-Feb
29-Jan
04-Feb
25-Jan
19-Jan
USD -
13-Jan
USD 50
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Bản tin chứng khoán
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
Khuyến Cáo Báo cáo này được viết và phát hành bởi HSC hoặc một trong các chi nhánh để phân phối tại Việt Nam và nước ngoài. Các ý kiến, dự báo và ước tính chỉ thể hiện quan điểm của người viết tại thời điểm phát hành, không được xem là quan điểm của HSC và có thể thay đổi mà không cần thông báo. HSC không có nghĩa vụ phải cập nhật, sửa đổi báo cáo này dưới mọi hình thức cũng như thông báo với người đọc trong trường hợp các quan điểm, dự báo và ước tính trong báo cáo này thay đổi hoặc trở nên không chính xác. Thông tin trong báo cáo này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và chúng tôi không đảm bảo về sự hoàn chỉnh cũng như độ chính xác của thông tin. Giá cả và các công cụ tài chính có thể thay đổi mà không báo trước. HSC có thể sử dụng các nghiên cứu trong báo cáo này cho hoạt động mua bán chứng khoán tự doanh hoặc mua bán chứng khoán cho các quỹ mà HSC đang quản lý. HSC có thể giao dịch cho chính công ty theo những gợi ý về giao dịch ngắn hạn của các chuyên gia phân tích trong báo cáo này và cũng có thể tham gia vào các giao dịch chứng khoán trái ngược với ý kiến tư vấn và quan điểm thể hiện trong báo cáo này. Các thông tin cũng như ý kiến trong báo cáo không mang tính chất mời chào mua hay bán bất cứ chứng khoán, quyền chọn, hợp đồng tương lai hay công cụ phái sinh nào. Cán bộ của HSC có thể có các lợi ích tài chính đối với các chứng khoán và các công cụ tài chính có liên quan được đề cập trong báo cáo. Báo cáo nghiên cứu này được viết với mục tiêu cung cấp những thông tin khái quát. Báo cáo này không nhằm tới những mục tiêu đầu tư cụ thể, tình trạng tài chính cụ thể hay nhu cầu cụ thể của bất kỳ người nào nhận được hoặc đọc báo cáo này. Nhà đầu tư phải lưu ý rằng giá chứng khoán luôn biến động, có thể lên hoặc xuống. Những diễn biến trong quá khứ, nếu có, không hàm ý cho những kết quả tương lai. Các công cụ tài chính được đề cập trong báo cáo có thể sẽ không phù hợp với tất cả nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải có quyết định của riêng mình bằng cách tham khảo các nhà tư vấn tài chính độc lập nếu cần thiết và dựa trên tình hình tài chính và mục tiêu đầu tư cụ thể của mình. Báo cáo này là tài sản của HSC và không được công bố rộng rãi ra công chúng, vì vậy không ai được phép sao chép, tái sản xuất, phát hành cũng như tái phân phối bất kỳ nội dung nào của báo cáo vì bất kỳ mục đích nào nếu không có văn bản chấp thuận của HSC. Khi sử dụng các nội dung đã được HSC chấp thuận, xin vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn. Mọi cá nhân, tổ chức sẽ chịu trách nhiệm đối với HSC về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào mà HSC hoặc khách hàng của HSC phải chịu do bất kỳ hành vi vi phạm theo Khuyến cáo này và theo quy định của pháp luật.
TRỤ SỞ CHÍNH Tầng 5 & 6, Tòa nhà AB Số 76 Lê Lai, Quận 1, TPHCM T : (+84 28) 3 823 3299 F : (+84 28) 3 823 3301
CHI NHÁNH HÀ NỘI
Tầng 2, Tòa nhà Cornerstone Số 16 Phan Chu Trinh Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội T : (+84 24) 3 933 4693 F : (+84 24) 3 933 4822 [email protected] www.hsc.com.vn HCMS
Trang 27