Nguyên nhân gây ung thư là sự sai hỏng của ADN, tạo nên các đột biến ở các gene thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và tạo thành khối u. Khối u là một khối mô bất thường, có thể ác tính, tức ung thư hoặc lành tính, tức không ung thư. Chỉ những khối u ác tính thì mới xâm lấn mô khác và di căn. Khái niệm ác hay lành tính ở đây nên hiểu về mặt giải phẫu bệnh học nhiều hơn là về khả năng gây chết người. Thật vậy, một người có thể sống nhiều năm với một ung thư sắc tố da, trong khi một khối u "lành tính" trong hộp sọ có thể chèn ép não gây tàn phế hoặc tử vong. Ung thư có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào vị trí, đặc điểm và khả năng di căn của khối u. Chẩn đoán xác định ung thư thường đòi hỏi phải sinh thiết rồi quan sát trên kính hiển vi. Người bị ung thư có thể được chữa trị bằng phẫu thuật, hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu. Nếu không được chữa trị sớm, hầu hết các loại ung thư có thể gây tử vong, đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong chính trong những nước phát triển. Hầu hết các bệnh ung thư có thể chữa trị và nhiều bệnh có thể chữa lành, nếu được phát hiện và điều trị sớm. Nhiều dạng ung thư có liên quan đến các yếu tố môi trường mà có thể tránh khỏi. Hút thuốc lá là một trong những yếu tố gây nguy cơ ung thư nhiều nhất.
Nhóm đối tượng gây ung thư có thể tự phòng tránh được + Thuốc lá: Được biết là một trong số những nguyên nhân có tính sát thương rất cao, trong khói thuốc có chứa rất nhiều chất độc hại khác nhau gây ra nguy cơ mắc bệnh ung thư, ở Việt Nam tình trạng mắc bệnh do khói thuốc lá gây nên ngày càng cao và đáng báo động. Không chỉ riêng những người hút thuốc mà người ngửi phải khói thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh tương đương với người trực tiếp hút.
Không nên hút thuốc lá + Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Được hiểu là khẩu phần ăn có chứa quá nhiều các thực phẩm không tốt cho người bệnh, chứa nhiều chất béo, ít chất xơ sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, ung thư vú.
Thói quen sinh hoạt không khoa học là nguyên nhân gây ung thư
Nhịp sống hối hả khiến cho việc chuẩn bị một bữa cơm với đầy đủ những thực phẩm tốt cho sức khỏe trở nên khó khăn hơn, mọi người thường tranh thủ ăn những loại đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đã được lên men… đây là nhóm thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng, chúng tôi tin chắc rằng tất cả mọi người đều biết đây là nhóm thực phẩm ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa thế nhưng họ vẫn thờ ơ và xem nhẹ sức khỏe. Nói một cách chính xác hơn thì các loại thực phẩm này đều có chứa chất bảo quản, các chất nhuộm màu có nguồn gốc hóa học có thể gây ung thư. + Ô nhiễm môi trường: Xã hội càng phát triển thì đồng nghĩa với tình hình môi trường ngày càng đáng báo động, đặc biệt với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay tình trạng ô nhiễm hóa học bởi thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ được dùng tràn lan đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ung thư.
Những người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi hóa chất rất dễ bị ung thư + Bức xạ ion, tia cực tím: Cũng là nguyên nhân gây ung thư mà chúng ta nên đề phòng + Nhiễm vi khuẩn, virut: Có rất nhiều nhóm vi khuẩn virut có thể gây ung thư, chúng xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau.
Yếu tố không thay đổi được + Di truyền: Có một số gen có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, điều đó có thể hiểu rằng nếu như trong gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư thì khả năng bạn mắc ung thư cũng rất cao
Yếu tố di truyền là một trong yếu tố nguy cơ gây ung thư + Tuổi tác và giới tính: Đa phần những người măc bệnh ung thư thường gặp ở người cao tuổi, tuổi càng cao thì thời gian tiếp xúc với các yếu tố độc hại càng nhiều khiến chúng tích lũy lâu dần sinh sôi nảy nở gây ra tình trạng này, một số nhóm ung thư thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới và ngược lại.
Các loại ung thư thường gặp Bệnh ung thư có thể gặp phải ở bất kì ai, nam hay nữ đều có thể mắc phải vì thế mọi người cần nắm rõ để có thể phòng tránh một cách hiệu quả Ung thư thường gặp ở nam giới + Ung thư phổi: Theo thống kê cho thấy cứ 14 người đàn ông sẽ có một người mắc ung thư phổi, nguyên nhân chủ yếu có thể xem là do khói thuốc lá,ô nhiễm môi trường.. đây là con số đáng báo động cần lưu ý
Ung thư phổi giai đoạn 3 + Ung thư tuyến tiền liệt: Được xem là loại ung thư có tỉ lệ số nam giới mắc phải nhiều nhất, trung bình cứ 7 người sẽ có một người mắc bệnh, một số nguyên nhân gây ra như chế độ dinh dưỡng, tuổi tác, gen di truyền…
+ Ung thư trực tràng: Cứ 21 người thì sẽ có 1 người mắc bệnh, là một loại ung thư nguy hiểm khó chữa, chúng không chết như bình thường và sẽ tiếp tục phân chia và lây lan. + Ung thư bàng quang: Là loại bệnh ung thư phát triển khá phức tạp các tế bào ung thư có thể lây lan qua lớp niêm mạc vào từng cơ quan trong cơ thể + Ung thư da: Nhiều người sẽ thắc mắc ung thư da sao nam giới lại mắc phải nhiều, tuy nhiên loại ung thư này phát triển do các tế bào bất thường sinh ta, chúng xâm lấn và lây lan đến nhiều bộ phận xung quanh do thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nhóm ung thư hay gặp ở nữ giới +Ung thư vú: Là bệnh thường gặp phải ở nữ giới với tỉ lệ tử vong khá cao, bệnh do nhưng yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng không khoa học, sinh con muộn hoặc không sinh con + Ung thư tuyến giáp: Theo thống kê của Hiệp hội ung thư Mỹ tại Hoa Kỳ thì đến năm 2015 có đến 62.450 người mắc bệnh này và trong đó có 1.950 ca đã tử vong, là con số đáng báo động cần đặc biệt chú ý.
+ Ung thư trực tràng: Nguyên nhân mắc bệnh ung thư này là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thực phẩm bẩn… ban đầu các triệu chứng của bệnh sẽ giống như những bệnh về hệ tiêu hóa thông thường khiến người bệnh khó lòng nhận biết chính xác tuy nhiên càng về sau thì mức độ bệnh càng nặng gây ra rất nhiều nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Tầm soát ung thư đại tràng + Ung thư cổ tử cung: Là loại ung thư mà phụ nữ có nguy cơ mắc phải rất cao sau ung thư vú,trên thế giới cứ 2 phút lại có một người tử vong về căn bệnh nguy hiểm
này. Nguyên nhân được tìm hiểu là do sinh đẻ nhiều lần, nhiễm các loại bệnh về đường sinh dục, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài
Ung thư cổ cung + Ung thư dạ dày: Là bệnh có thể thấy ở phụ nữ bởi thói quen ăn uống, tiền sử về gia đình
Ung thư dạ dày giai đoạn 2 + Ung thư phổi: Không phải chỉ riêng nam giới mới mắc bệnh mà ngay cả nữ giới cũng thường gặp phải do tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, có tiền sử gia đình mắc bệnh
Bệnh ung thư phổi Cho dù là bệnh ung thư nào đi nữa thì mức độ nguy hiểm của nó cũng rất lớn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chính vì thế ngay từ bây giờ khi cơ thể đang còn khỏe mạnh mỗi người chúng ta nên có ý thức tự bảo vệ mình khỏi những tác nhân gây hại bằng một thói quen sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học. Triệu chứng ung thư Triệu chứng của bệnh được xem là chìa khóa để chúng ta có thể sớm phát hiện bệnh từ đó có cách hỗ trợ điều trị phù hợp. tuy nhiên không phải căn bệnh nào cũng có những triệu chứng điển hình để chúng ta có thể nhận biết một cách rõ
ràng, ung thư là căn bệnh quái ác thế nhưng chúng lại phát triển một cách âm thầm làm cho người bệnh lầm tưởng rằng mình chỉ gặp vấn đề bình thường. Nếu bất chợt một ngày nào đó bạn gặp phải những dấu hiệu này trên chính cơ thể của mình thì nên đi khám để biết chính xác mình đang gặp phải vấn đề gì. Ho dai dẳng không rõ nguyên nhân Ho có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh như cúm, viêm phế quản…nhưng khi bạn uống các loại thuốc đặc trị tình trạng này sẽ được chuyển biến tốt, thế nhưng nếu dấu hiệu này xuất hiện trong thời gian dài thì nên đi khám để biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình như thế nào.
Có u mọc bất thường Nếu bạn sờ thấy cơ thể mình có những u mọc bất thường, sờ vào thấy đau sưng to thì nên đi khám, bởi các khối u này là dấu hiệu rất có thể bạn đã mắc một bệnh ung thư nào đó. Mệt mỏi, nóng sốt trong thời gian dài Làm việc căng thẳng, chế độ dinh dưỡng không khoa học cũng là lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, tuy nhiên tình trạng mệt mỏi và sốt kéo dài không chỉ đơn thuần
là các bệnh lý bình thường, để đảm bảo chắc chắn có thể mình bình thường bạn nên đi khám để phát hiện sớm bệnh
Sốt và nhức đầu là biểu hiện ở giai đoạn đầu của ung thư Một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải như : suy nhược, ăn không ngon miệng, sụt cân, nóng rát ở vùng thượng vị, khó tiêu, miệng xuất hiện các mảng trắng bám vào lưỡi, nuốt khó khăn, đau họng … Đầu bụng chướng hơi Với một số bệnh ung thư sẽ có biểu hiện đầy bụng kéo dài, những triệu chứng này có thể nhầm lẫn sang các bệnh về đường tiêu hóa thông thường, khi bạn sờ vào bụng thấy có cảm giác đâu, rất khó chịu thì tốt nhất bạn nên đi khám
Đầy bụng đầy hơi là dấu hiệu ung thư Khi da bạn bắt đầu xấu đi, có những đốm nhỏ xuất hiện, da chuyển màu bất thường thì bạn nên đi kiểm tra xem minh đang gặp phải vấn đề gì có nguy hiểm không từ đó phòng ngừa hiệu quả nhất. Đại tiểu tiện bất thường Đi tiểu nhiều, đại tiện phân đen lẫn với máu trong thời gian dài thì có thể bạn đã bị ung thư, vì thế nên đi khám để biết chính xác tình trạng mình đang gặp phải. Các triệu chứng của bệnh ung thư có rất nhiều tùy vào từng giai đoạn khác nhau và các biểu hiện này sẽ rõ ràng và nặng nhẹ khác nhau. Bạn không thể khẳng định được chắc chắn mình đang gặp phải vấn đề gì khi chỉ thông các các triệu chứng này vì thế ngay khi phát hiện và nghi mình mắc bệnh thì nên đi khám bác sĩ ngay để sớm được kiểm tra chẩn đoán từ đó đưa ra cách khắc phục cũng như phác đồ điều trị phù hợp. Quá trình diễn biến của ung thư Các giai đoạn diễn biến của ung thư sẽ cho chúng ta biết mức độ di căn của tế bào ung thư, mỗi giai đoạn sẽ là biểu hiện triệu chứng cũng như mức độ nguy hiểm và tỉ lệ sống sót khác nhau.
Giai đoạn 0: Tế bào ung thư được tìm thấy ở một cơ quan nhất định, chúng còn chưa phát triển vì thế rất giống với tế bào bình thường, ở giai đoạn này biểu hiện triệu chứng đa phần là chưa có vì thế người bệnh khó mà phát hiện bệnh nếu không đi khám và xét nghiệm, mức độ nguy hiểm cũng chưa cao vẫn có thể hỗ trợ điều trị được bằng phương pháp tiểu phẫu cắt bỏ khối u. Đối với tùy từng loại ung thư mà tỉ lệ sống của người bệnh ở giai đoạn này cũng là khác nhau. Giai đoạn 1: Sự phát triển của tế bào ung thư ở giai đoạn này cũng không thay đổi nhiều so với giai đoạn 0, vẫn còn nhỏ và chưa có khẳ năng lây lan đến các bộ phận khác. Mức độ nguy hiểm vì thế mà cũng không đáng lo ngại nếu phát hiện ở giai đoạn này thì tỉ lệ điều trị thành công cũng khá cao
Các giai đoạn của ung thư Ung thư giai đoạn 2: Ở giai đoạn này tế bào ung thư đã phát triển lớn hơn một chút, cơ thể đã bắt đầu có những dấu hiệu bất thường, nếu quan sát kĩ có thể nhận biết được, tùy từng loại bệnh mà tỉ lệ điều trị thành công là cao hay thấp, tuy nhiên vẫn có thể điều trị để kéo dài sự sống cho người bệnh. Ung thư giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã phát triển và bắt đầu lây lan đến các mô xung quanh, giai đoạn này bệnh đã khá nặng, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và thiếu sức sống, việc điều trị cũng gặp không ít khó khăn
Ung thư giai đoạn 4: Là giai đoạn nặng nhất hay còn gọi là ung thư giai đoạn cuối với mức độ nguy hiểm rất cao, tế bào ung thư phát triển nhanh, di căn và lây lan sang các cơ quan và hạch bạch huyết, ở giai đoạn này chúng ta chắc chắn sẽ dễ dàng nhận biết được bệnh tuy nhiên tình trạng đã rất nặng tỉ lệ điều trị thành công là ít Mức độ nguy hiểm của ung thư ung thư nguy hiểm như thế nào? đây chắc chắn là câu hỏi mà tất cả mọi người đều thắc mắc nhưng đa phần đều có những câu trả lời riêng cho mình. Nhắc đến ung thư là nhắc đến một căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao, các tế bào ung thư sẽ phát triển và làm cản trở chức năng cũng như tàn phá các không chỉ một cơ quan và toàn bộ cơ thể. Ung thư có thể lây lan từ một vị trí đến các cơ quan và hạch bạch huyết gây đau đớn chèn ép các hệ cơ quan. Với khả năng phá hủy rất cao, làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể nếu không được điều trị kịp thời thời gian sống của người bệnh sẽ bị rút ngắn nhanh chóng.
Ung thư là bệnh nguy hiểm Đặc biệt việc điều trị ung thư sẽ phải tiến hành trong thời gian dài, người bệnh sẽ phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi điều trị, chi phí điều trị cũng rất cao, những đau đớn mà người bệnh phải chịu đựng là rất lớn, chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư giảm sút nhất nhiều.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư Ung thư kiêng ăn gì và ung thư nên ăn gì? là điều mà người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân nên biết để có thể tự lên thực đơn phù hợp chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tốt nhất. Ung thư nên ăn gì? Ngoài việc có một phác đồ điều trị phù hợp thì để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả người bệnh cũng cần có một khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng với đầy đủ những thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao tăng cường hệ miễn dịch giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Một số thực phẩm người bệnh nên bổ sung trong khẩu phần ăn hằng ngày để cải thiện bệnh như Nho đỏ Chữa một lượng vitamin dôi dào chống lại các chất chống oxy hóa, mỗi thành phần của quả nho đều có chứa chất chống lại ung thư vì thế mà người bệnh nên sử dụng hằng ngày Để không gặp phải tình trạng này thì ngay từ bây giờ cần có phương pháp phòng ngừa phù hợp. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư Ung thư kiêng ăn gì và ung thư nên ăn gì? là điều mà người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân nên biết để có thể tự lên thực đơn phù hợp chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tốt nhất. Ung thư nên ăn gì? Ngoài việc có một phác đồ điều trị phù hợp thì để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả người bệnh cũng cần có một khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng với đầy đủ những thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao tăng cường hệ miễn dịch giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Một số thực phẩm người bệnh nên bổ sung trong khẩu phần ăn hằng ngày để cải thiện bệnh như Nho đỏ Chữa một lượng vitamin dôi dào chống lại các chất chống oxy hóa, mỗi thành phần của quả nho đều có chứa chất chống lại ung thư vì thế mà người bệnh nên sử dụng hằng ngày
Cà chua Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy các loại quả có màu đỏ , vị ngọt thường chứa nhiều chất lycopenne, phytochemical giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư rất hiệu quả.
Chất carotenoid có trong cà chua còn có thể hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của các khối u đối với người bệnh ung thư, theo một nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên sử dụng cà chua sẽ có thể giảm tỉ lệ mắc bệnh lên đến 23%. Thay vì ăn sống thì bạn nên nấu chín lên ăn sẽ có tác dụng tốt hơn. Trà xanh Trà xanh được xem là nhân tố sinh họa giúp làm thay đổi cơ chế trao đổi chất của tế bào ung thư, uống trà xanh hằng ngày sẽ làm cho tế bào ung thư không thể trao đổi chất dần dần sẽ yếu và chết đi.
Uống trà xanh cũng giúp ngăn ngừa ung thư rất tốt vì có chứa chất chống oxy hóa, tuy nhiên không nên uống đặc bởi có thể gây hại cho dạ dày. Bí đỏ Thành phần chứa chất beta- carotene giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư, không những thế bí đỏ còn có tác dụng giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn máu, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để thay đổi giúp tăng vị giác cho người bệnh.
Súp lơ Súp lơ nói riêng và những loại rau họ cải nói chung rất giàu beta-carotene, lutein, zeaxanthin, folate, khoáng chất, và các vitamin như vitamin C, E, và K.
Súp lơ xanh tốt cho bệnh ung thư Đặc biệt chất sulforaphane có trong súp lơ “nổi tiếng” với việc tăng cường các enzym hiện có trong cơ thể và loại bỏ các chất độc có thể gây ung thư trong người. Còn các glucosinolate thường bị phá vỡ trong quá trình con người nhai và tiêu hóa, hình thành các hợp chất dẫn dẫn chuyền có tác dụng làm chậm sự phát triển của khối u ung thư. Thực phẩm giàu protein Bạn cũng đừng quên cung cấp các thực phẩm giàu đạm để giúp tế bào được phục hồi trong suốt thời gian điều trị, theo chuyên gia dinh dưỡng cho biết người bệnh ung thư cần khoảng 10% lượng calo hằng ngày đến từ các thực phẩm chứa hàm lượng protein.
Các loại thực phẩm chứa protein rất tốt đối với người bệnh ung thư Đối với người bệnh ung thư cơ thể rất yếu chưa thể phục hồi thể trạng trong một sớm một chiều được vì thế mà việc cơ thể chưa thể hấp thu được hết các dưỡng chất, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, nêu bổ sung các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt. Đối với những người ung thư bị táo bón thì cần ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ không hòa tan, nếu người bệnh ung thư bị tiêu chảy thì nên ăn thực phẩm nhẹ gạo, chuối, táo nấu chín sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này. Ung thư nên kiêng ăn gì? Một số thực phẩm mà người bệnh nên kiêng để tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Thịt đỏ Tất cả các loại thịt có màu đỏ đều có thành phần không tốt cho người bệnh, vì thế mà bạn nên tránh để hạn chế những rủi ro có thể gây ra cho cơ thể.
Ung thư nên kiêng thịt đỏ Thực phẩm được chế biến sẵn Những thực phẩm được chế biến sẵn đa phần đều có chứa chất bảo quản, hóa chất tạo màu không tốt cho người bệnh, khiến bệnh phát triển nhanh hơn
Thực phẩm chế biến sẵn không tốt với người bệnh ung thư Hải sản Trong các loại hải sản có lươn và trạch người bệnh ung thư không nên ăn vì nồng độ chì khá cao, khiến bệnh phát triển xấu đi
Thực phẩm được lên men Các thực phẩm được lên men đa phần đều là món ăn giúp kích thích vị giác giúp ngon miệng hơn thế nhưng trong thành phần của chúng lại có chất gây ung thư, nếu sử dụng trong thời gian dài có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Thực phẩm lên men không tốt đối với người bệnh ung thư Đồ uống có cồn Các loại đồ uống như rượu bia, nước ngọt, cafe đều không tốt với người bệnh
Ung thư nên kiêng rượu bia