Note

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Note as PDF for free.

More details

  • Words: 1,813
  • Pages: 5
Quy ước gán nhãn số 0-9 1. Phiên âm Số 0 0 1 1 2 3 4 4 5 5 5 6 7 7 8 9 10 Im lặng

Âm tiết khoong muwowi mootj moots hai ba boons tuw nawm nhawm lawm Saus baayr Bayr Tams chins Muwowif pause

Âm vị {kh oo ngz} {m wa iz) {m oo tz tc} {m oo tz tc} {h a iz} {bc b az} {bc b oo nz} {tc t uz} {n aw mz} {nh aw mz} {l aw mz} {s a uz} {b aa iz} {b a iz} {tc t a mz} {chc ch i nz} {m wa iz} .pau

N.B. o tc, chc âm đóng (closure) xuất hiện trước âm tắc làm âm đầu o +z để chỉ âm vị cuối o Số 1 đọc là một và mốt, do chưa có nhận dạng thanh điệu nên sẽ coi là như nhau o Số 7 giọng miền Nam là “bảy” nếu ít mẫu quá sẽ chuyển hết thành “bẩy”. 2. Miêu tả âm vị 2.1 Nguyên âm: •

oo (ô) nguyên âm đơn, dài, hàng sau, hẹp, tròn môi, có âm sắc trầm.



a nguyên âm đơn, dài, hàng sau, rộng, không tròn môi, có âm sắc trầm vừa, không xuất hiện trong âm tiết mở.



aw (ă) nguyên âm đơn, ngắn, hàng sau, rộng, không tròn môi, có âm sắc trầm vừa, không xuất hiện trong âm tiết mở.



uw (ư) nguyên âm đơn, dài, hàng sau, hẹp, không tròn môi, âm sắc trầm vừa.



i nguyên âm đơn, dài, hàng trước, hẹp, không tròn môi, có tính bổng.

2.2 Bán nguyên âm: •

y bán nguyên âm cuối vang, lợi.



i bán nguyên âm cuối vang, lợi.



u bán nguyên âm cuối vang, môi.

2.3 Phụ âm: •

kh phụ âm xát, vô thanh, gốc lưỡi.



s phụ âm xát, vô thanh, đầu lưỡi vòm miệng, uốn hơi.



h phụ âm xát, vô thanh, họng.



ng phụ cuối âm vang, mũi, mặt lưỡi.



m phụ âm vang, mũi, hai môi, thường chỉ kết hợp với các vần không có âm đệm.



n phụ âm vang, mũi, đầu lưỡi.



nh phụ âm vang, mũi, mặt lưỡi.



l phụ âm vang bên, đầu lưỡi răng.



t phụ âm tắc, vô thanh, đầu lưỡi răng, không bật hơi.



ch phụ âm tắc, vô thanh, mặt lưỡi, không bật hơi.



b phụ âm tắc, hữu thanh, hai môi, không bật hơi, thường chỉ kết hợp với các vần không có âm đệm.



Âm đóng /tc/, /chc/, /bc/.



Short pause .pau là những khoảng im lặng ở đầu, cuối của file hoặc giữa các số nếu

đọc tách rời. 3. Lưu ý khi đọc biểu đồ sóng và biểu đồ phổ 3.1 Biểu đồ sóng •

Nguyên âm hữu thanh nên sóng tuần hoàn, biên độ lớn hơn âm vị là phụ âm bên cạnh. Ranh giới giữa nguyên âm và phụ âm bên cạnh là sự thay đổi về biên độ và tần số sóng.



Phụ âm thường có biên độ thấp hơn nguyên âm. Vô thanh sóng không tuần hoàn, vang sóng tương đối tuần hoàn. Đặc biệt, đối với 3 phụ âm tắc không bật hơi /b/, /t/, và /ch/ trên biểu đồ sóng ranh giới chỉ là một xung nhỏ với biên độ thấp hơn nhiều so với biên độ nguyên âm bên cạnh.



Những từ kết thúc bằng phụ âm đóng “mốt” và /một/ thì độ dài trung bình của âm cuối đóng /tc/ trong tiếng nói liên tục có thể để 50 ms.



Các âm tắc là âm đầu /t/ /ch/ và /b/ đều có âm đóng đứng trước, e.g. /tc tz/, trừ các

trường hợp phụ âm cuối của từ trước là âm mũi /n/ /m/ /ng/ và âm tắc hữu thanh /b/ khi đọc nhanh. 3.2 Biểu đồ phổ



Nguyên âm thường có năng lượng cao hơn phụ âm, các formant rõ ràng hơn và có thể ảnh hưởng đến formant của phụ âm. Formants của nguyên âm thường nằm song song trục hoành trong thời gian tồn tại do đó điểm chuyển hướng hay gẫy của formants có thể dùng đặt ranh giới.



Âm vị xát có sự tăng đột biến về năng lượng một cách ngẫu nhiên ở tất cả các tần số.



Âm vị tắc có sự tăng đột biến về năng lượng ở trên một dải tần số rộng, trong một khoảng thời gian không dài tạo thành cột dựng đứng.



Âm đóng là kết quả của việc cơ quan phát âm đóng lại trước khi bật ra âm tắc nên

trên biểu đồ phổ là một khoảng trắng năng lượng trước âm tắc. 4. Quy ước •

Dùng biểu đồ sóng làm căn cứ chính để gán nhãn, biểu đồ phổ có tính tham khảo thêm.



Để cửa số sóng để độ phân giải mịn và độ cao lớn, e.g. 0.1 ms/pixel, 200 pixel (set thành default), nhất là đối với những âm có biên độ thấp.



Dùng biểu đồ phổ 3-D Gray level là đủ để phân biệt các formants.



Đối với những âm vị được phát âm quá yếu, không xuất hiện trên biểu đồ sóng thì dựa vào biểu đồ phổ. Gán biên trái lùi một khoảng trung bình10-20 ms so với điểm bắt đầu có sự tăng vọt về năng lượng của nguyên âm theo sau trên biểu đồ phổ.



Khi phân cách giữa các âm vị không rõ ràng dựa vào dạng sóng để xác định ranh giới, là nơi thay đổi hình dạng sóng.



Gán .pau cho khoảng im lặng đầu file, cuối file, và giữa các số nếu đọc rời rạc.



Tài liệu dùng gán nhãn cho từng từ dung Gán nhãn 05 Đặng Ngọc Đức.

5. Ghi chú riêng về cơ sỏ tiếng Việt: •

Nguyên âm tròn môi gồm u, ô, o số còn lại không tròn môi.



Dựa vào trường độ của các nguyên âm có 2 loại: dài (a, i, e, o, u, ê, ơ, ô, ư) ngắn (â, ă).



Nguyên âm đôi tạo thành bởi 1 nguyên âm và â. Tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi: iâ (iê, ia), uâ (ua, uô), ưâ (ươ, ưa).



2 bán nguyên âm là y, u và i (khi là âm vị cuối)



Nguyên âm ba được tạo thành bởi nguyên âm đôi + bán nguyên âm



Phụ âm vang được tạo thành theo cơ chế phát âm của phụ âm đồng thời có sự tham gia của dây thanh, tỷ lệ tiếng thanh nhiều hơn tiếng động (do đó là âm hữu thanh), e.g. m, n, ng, l, nh.



Phụ âm vô thanh được tạo thành từ tiếng động, e.g. p, t, k, ch



Phụ âm hữu thanh được tạo thành từ tiếng động và tiếng vang trong đó tiếng động là

chủ yếu, e.g. b, g, đ. Nguyên âm •

Đặc điểm khu biệt của các nguyên âm là âm sắc khác nhau của cùng một tiếng thanh. Tiếng thanh gồm nhiều âm đơn giản có tần số khác nhau, trầm nhất là âm cơ bản, các hoạ âm là bội số của âm cơ bản. Tập hợp này khi đi lên qua các khoang rỗng trên thanh hầu, đóng vai trò là các hộp cộng hưởng, hoạ âm sẽ chịu sự cộng hưởng ở các dải tần số khác nhau (formants). Hình dáng các hộp cộng hưởng chủ yếu được xác định dựa vào vị trí của lưỡi và môi. Âm sắc thể hiện mối tương quan giữa âm cơ bản và hoạ âm về cao độ và cường độ.



Miêu tả nguyên âm về mặt cấu âm: o độ mở của miệng (rộng a, e; hẹp i, u) cho biết thể tích của hộp cộng hưởng; o vị trí của lưỡi (trước i, ê, e; sau u, ô, o) cho biết hình dáng của hộp cộng hưởng; o hình dáng của môi (tròn u, ô, o; không tròn i, ê, e, a) cho biết đặc điểm lối thoát không khí của hộp cộng hưởng miệng.



Miêu tả nguyên âm về mặt âm sắc (đặc điểm formants): o Nguyên âm loãng: formants xuất hiện xa nhau (do thể tích của 2 hộp cộng hưởng yết hầu và miệng khác nhau tương đối về thể tích), e.g. i, u o Nguyên âm đặc: formants xuất hiện gần nhau (thể tích của 2 hộp cộng hưởng gần bằng nhau), e.g. a, o



Miêu tả nguyên âm về trường độ o Nguyên âm ngắn: ă, â, ê, etc. o Nguyên âm dài: a, i, e, u, o, etc.

Phụ âm •

Miêu tả phụ âm về mặt cấu âm o Phương thức tắc 

Phụ âm tắc: Tiếng nổ do luồng không khí từ phổi đi ra bị cản trở hoàn toàn và phá vỡ sự cản trở đó để thoát ra, e.g. p, t, đ, b.



Phụ âm bật hơi: Tiếng nổ nhẹ và cọ xát nhẹ giữa hai dây thanh, e.g. th, k.



Phụ âm mũi: Khá giống nguyên âm do chấn động của dây thanh và có sự cộng hưởng của khoang mũi và thoát ra tự do từ mũi, e.g. m, n, ng, nh.

o Phương thức xát: 

Phụ âm xát: Sự cọ xát do lồng không khí đi ra bị cản trở không hoàn toàn phải lách qua một khe hở nhỏ, e.g. s, v, g, kh, h.

Phụ âm bên: Không khí đi qua khe 2 bên cạnh lưỡi khi đầu lưỡi tiếp xúc với lợi tạo ra tiếng xát nhẹ. Tỷ lệ tiếng thanh cao nên là âm hữu thanh, e.g. l o Phương thức rung: Luồng không khí liên tục bị chặn và thoát ra tự do từ 

chỗ bị chặn, e.g. r •

Miêu tả phụ âm về vị trí cấu âm: Vị trí luồng không khí bị cản trở o Phụ âm môi o Phụ âm đầu lưỡi, mặt lưỡi trước, mặt lưỡi sau o Phụ âm thanh hầu o Hai tiêu điểm: 2 điểm trong bộ máy phát âm tại đó luồng không khí bị chặn lại, e.g. t -> lưỡi-răng



Miêu tả phụ âm về xu hướng phát âm: Bộ phận phát âm nhích về một phía tạo ra một sắc thái âm thanh mới. Cụ thể là sự tham gia tuỳ từng trường hợp của các cơ quan khác vào quá trình phát âm. o Ngạc hoá o Môi hoá: e.g. ng khi xuất hiện sau nguyên âm tròn môi như ô, u, o

Nguồn: Tài liệu tác giả Đặng Ngọc Đức và CSLU labeling guide.

Related Documents

Note
July 2020 26
Note
November 2019 62
Note
June 2020 20
Note
July 2020 21
Note
November 2019 62
Note
October 2019 52