! Nhung Mua Cu Troi

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View ! Nhung Mua Cu Troi as PDF for free.

More details

  • Words: 3,047
  • Pages: 8
Tile: Những mùa cứ trôi Authors: Hara & Demon DU Genre: Schoolife, angst, round robin... -Demon: chap lẻ; Hara: chap chẵn. -Demon: seme's pov; Hara: uke's pov Seme: Trần Lam Hải Đăng Uke: Nguyễn Tất Linh Waring: 13+ Note: Nhân vật uke do Hara nhào nhét, có gì cứ cạp bạn í ^^, seme do tớ nhồi nặn, có gì xin cứ thoải mái ngôn luận cho... Fic này do Hara và Demon hợp tác, có gì xin cứ phán! Summary: Bất luận là trò đùa cợt nhả, ta hãy cười khi nó đến tận cùng. Postes at: - accvn.net - vnfiction.com - vnsharing.net - togashifc.com - thanhdiamanga.org - yaoiland.it-4vn.com Chap 01: Mộng mị đồi con. _by Demon DU_ Nắng gắt. Từng cụm ánh sáng to nóng nực ném ngang vào cửa sổ bằng kính chẳng dày. Nóng bức, đông đúc, chật chội, và ồn ào… lắm lắm thứ làm con người ta trở nên gay gắt. Ví như cha và mẹ tôi đang vậy. Cái xe buýt cà tàng lại chất quá số lượng quy định cứ mãi công kênh trên con đường làng nhiều ổ voi ổ gà. Mùi mồ hôi quện chặt với mùi bụi và hầm hực trong xe, thật bức bách. Mỗi con người đang ngồi lắc lư trong chiếc xế hộp lớn hình chữ nhật này đều thầm cầu mong: mau đến, mau đến. Bến đỗ, tất nhiên, tôi cũng muốn mau đến và cũng thật không muốn đến. Kỳ nghỉ hè vừa chớm sang, trời thành phố chưa nhạt màu lắm vì nắng, gió thành phố chưa quá se vì nóng. Ấy vậy mà tôi đã phải la oai oái tức anh ách vì bị hai vị thân sinh xách cổ kéo về quê nội. Tất cả những kế hoạch đã định trong hè tiêu tan như đám mây tàn của cuối mùa mưa vừa qua đi tuần trước. Tất cả những gì còn lại với tôi bây giờ là một cái balo lớn đựng những thứ cần thiết, một cái thân xác đang mềm oặt đi vì ‘hộp thịt người’, một bộ mặt cau có và những lời hứa hẹn vu vơ của hai vị thân sinh sau hè.

Rằng tôi biết, lời hứa để tôi ‘thoải mái’ lúc quay lại thành phố sau khi chuyến đi về thăm quê kết thúc sẽ có hiện tượng rất mù sương. Tôi không tin những lời hứa suông, vì tôi từng nhận được rất nhiều lời hứa suông. Tôi không thích người ta hứa suông. Điều đó suy qua suy lại suy đến thành: Tôi Không Thích Về Quê Nội. Có một đống hầm bà lằng tại nơi đó mà tôi từ lâu không còn muốn dây vào. Đến bến. Bố mẹ tôi và tôi thở phào nhận ra rằng chúng tôi vẫn còn sống. Chắc có lẽ có vài miếng da đang dần chín tới đâu đó ở phần bên dưới và phần cổ họng của tôi. Tôi vẫn thấy cái cục tức dâng lên trên cuống họng mãi chưa chịu trôi. Biết làm sao đây, tôi đành phải giả vờ không sao thôi, vì trước mắt tôi còn cái vài bác lớn đi đón gia đình tôi kia mà. Tính tôi thích bôm xôm, náo nhiệt, vui vẻ một chút. Nhưng thử nghĩ xem, có ai lại còn dư calogen sau một trận nhồi thịt trên xe buýt với một trận nhồi toàn thân trên xe lam?! Tôi thì không. Vậy đó, vậy nên xin kếu cái màn đi thăm quang cảnh quê làng với lũ trẻ con hộ tống - kiểu như đi rước đám quan thành phố về làng kiểu con nít ấy, sau khi lãnh thêm phần bắt buộc là thăm hỏi cho gần hết họ hàng xa gần nhé. Tôi biết mẹ tôi hiểu tôi rất nhiều, vậy nên khi nhìn thấy tôi nhăn nhăn nhìn mẹ, rồi cười cười nhìn mẹ. Bà hiểu ra mọi chuyện. Bà nhắm mắt thở dài, phẩy phẩy tôi đi đi. Đó chính là dấu hiệu nói: O-hay-o!!! I can fly!!!! Tôi không còn nhớ nhiều lắm cái thôn quê sau 4 năm trời xa cách. Có quá nhiều thứ đã được đổi thay. Như con trâu, con bò có mùi đồng hay bùn khó chịu đã được thay bằng những cỗ máy có mùi xăng nhớt cũng chẳng có gì dễ chịu hơn. Những con đường nhỏ khi xưa lấm lem bùn đất đỏ, nay cũng trở nên trải từng mét một xi-măng. Đấy, tôi nghiệm ra một điều, vì sao nông thôn luôn cần nhiều tiền để ‘xây dựng, sang sửa’ hơn. Dù rằng tôi đã quên đi nhiều thứ, nhưng có một thứ nếu tôi đã quên thì đôi chân tôi luôn luôn tự đi đến được. Như bản rađa mini tự hoạt dộng gắn sẵn vào chân tôi điều khiển cả thân người tôi tiến về phía trước. Lúc đầu óc tôi lo nhìn chỗ này chỗ nọ, cố xem chỗ kia chỗ tê, nhận ra có nhiều thứ có lẽ sẽ làm tôi lạc đường thì đôi chân tôi, chúng cứ như tự hào rằng là trái tim thứ hai của tôi, dẫn tôi đến cái đồi con con có cái cây cổ thụ già cằn cỗi vươn ra những bóng râm mát rượi. Tôi ngỡ ngàng trong phút chốc rồi mỉm cười. Đúng vậy, tôi vẫn nhớ, tôi không quên. Cây cổ thụ nằm giữa một ngọn đồi. Ngọn đồi này không lớn lắm, nhưng nó có cỏ mượt trải đều. Màu xanh cỏ non luôn có trên đồi. Nó luôn luôn có màu đó, không đậm hơn

cũng không nhạt hơn. Màu nắng luôn làm cỏ nhạt đi và ít cao hơn để rậm rạp hơn. Và mưa nhiều luôn làm ra những ngọn cỏ non mơn mởn. Tôi nghĩ, năm qua năm qua nơi này vẫn sẽ thế, ít ra cho đến khi có người nhìn thấy nó là ‘cục u’ giữa làng. Hy vọng là không. Bởi nếu san bằng đồi nhỏ đi, có nghĩa là cây cổ thụ già cũng sẽ được gọi là ‘chết’. Cây cổ thụ lớn luôn làm tôi thấy thoải mái bởi nơi đây gió luôn lộng. Và nắng gắt không thể xuyên qua những tán lá rậm rạp. May trời, mùa hè năm nay nơi đây còn chưa bị mất. Buồn thay, có lẽ hết mùa hè năm nay tôi sẽ không còn có dịp quay trở lại quê, lại nơi đây. Chờ trời, một dịp nào đó cái tôi trưởng thành của tôi có dịp cũng nào đó để quay lại nơi đây cuời một lần nữa... Hay, sững sờ vì thấy nơi đây đã láng mượt và hiện đại hoá bởi nông thôn phát triển tiến lên thành thị!? Tôi nằm lỳ một chỗ chẳng còn muốn đứng dậy nữa. Có lẽ ở một nơi bên dưới kia, xa hơn chỗ tôi nằm một chút đang náo nhiệt vì cả họ tộc đang sum vầy. Chắc là vậy. Và cũng chắc là sẽ chẳng có chút ồn ào nào hơn vì thấy thiếu vắng tôi đâu. Chắc chắn vậy. Tôi, có lẽ hay làm náo động mọi nơi thật, nhưng chỉ cần cho tôi một ‘chốn nghỉ’ tôi sẽ chẳng động vào ai nữa. Tôi, kẻ bôm xôm hay chọc phá, chỉ là vẫn chưa tìm ra nơi ‘chốn nghỉ cuối cùng’ cho riêng tôi mà thôi. Mọi tiếng động dần vãng xa. Không còn nữa màu nắng gắt. Tôi khép dần mọi cánh cửa lại, dần mở ra cái thế giới trong tôi. Tất cả lui dần về một chỗ. Tất cả dần hiện ra trong tối kín. Tất cả….. Và rồi, tôi có một giấc mơ. Giấc mơ của ngày xưa cũ?! Hay một giấc mơ tôi tự mường tượng nên?! Cái tiếng cười khanh khách đến nao lòng. Nao lòng của một thời con trẻ. Khuấy động tâm can của một ngày vừa nắng vừa mưa. Và là ký ức thì đã trôi dần về quên lãng?! Còn nếu vô không thì chỉ là ảo mộng!? Tôi tỉnh dậy một cách bất ngờ. Mắt đột ngột mở bừng ra. Tôi ghét nhất cái kiểu bị đánh thức như vậy. Cứ như kéo roẹt một phát là xé đôi con mực nhắm mồi nhậu vậy đó. Tôi cố định hình những gì xung quanh. Trời chưa hắn đã nhá nhem tối. Bầu trời chưa có màu cam cam hay tim tím kia mà. Tôi vẫn yên vị trên đất khô và cỏ mềm. Nắng đã bớt gắt trên đầu. Có lẽ tôi chợp mắt chưa lâu. Và vậy nên giấc mơ trong tôi chưa rõ ra hình thù vật dạng gì hết. Tôi chẳng còn nhớ tý xíu cảnh vật rõ ràng nào. Nhưng lạ thay tại sao tôi thấy có đôi chút nuối tiếc gì đó về nó. Là ký ức xưa cũ hay chỉ là ảo mộng, thực ra tôi

không quan tâm lắm. Cũng như cậu con trai đang trước mắt tôi đây, tôi cũng không lắm bận tâm, chỉ vì tôi hiểu điều gì cậu ta đã nói khi lay gọi tôi tỉnh dậy đột ngột: “…Cha mẹ anh đang gọi…” @Hara: Rất vui khi được làm việc với cậu. Yêu uke! Nghĩa là Yêu cậu! đó. Cười. Sức khoẻ tốt! Đời lành! Chap 02: _by Hara_ Chap 03: Cái gọi là cùng chung huyết thống. _by Demon DU_ “Cứ đi theo tôi!” Câu đầu thì tôi còn hiểu chứ khi cậu bé đó nói đến câu thứ hai thì tôi tự nhiên hơi ngơ ngác một tẹo. Chờ đợi một chút, có vẻ như cậu ta biết tôi không có ý định di chuyển khỏi nơi tạm định cư này nên cậu ta cứ thế cúi xuống nắm lấy tay tôi mà kéo đi. Ôi! Trông cứ như bảo mẫu dắt trẻ hư đi về quá. “Này!” Tôi với tay kéo cậu quay một vòng trở lại. Vì hơi bất ngờ nên cậu bé ta hơi ngã chúi vào người tôi. “Sao… anh…!!!?!” Trông cậu ta có vẻ hơi tức tối nhưng rồi đột nhiên lại im bặt, cúi gằm dầu và khuôn mặt như dần đỏ lên vì nóng... “Xin lỗi. Nhưng tôi không thích bị người ta ‘dẫn độ’ cho lắm. Và tôi biết đường về. Đi nào!” Thế là giờ đổi ngược vai trò, tôi nắm lấy tay và dắt cậu bé ta bước tà tà trên con đường làng đã dịu bớt nhiều nắng. Ánh tà dương dần buông màn mờ ảo xuống vùng không gian rộng lớn nơi đây. Tôi huýt một điệu sáo nhẹ nghe tươi vui. Một bài gì đấy pha giữa nhịp dòng nhạc Latinh với giọng điệu dân ca. Vui vui tai một chút để tôi có thể dần tỉnh ngủ hẳn đi. Bởi vì càng dần đến ngôi nhà lớn trong làng - nơi mà bà cố dì tôi đang sống thì cơn ngái ngủ có dấu hiệu chực chờ xâm chiếm tôi một lần nữa. Chán thật! Không biết tôi còn sống sót để lên giường sau màn chào hỏi này nọ không nữa, hay tôi sẽ rơi tõm xuống chiếc hòm hình chữ nhật khi chỉ vừa bước qua cổng nhà đây! “Aa…” Bỗng có tiếng gọi gây sự chú ý ở tôi. “Gì?! Sao thế?” “Anh… Anh bỏ tay tôi ra… đi.”

“À! Xin lỗi.” Tôi cười tít mắt. Tự nhiên được đóng vai “anh lớn” làm tôi thích chí quá mà quên cả việc đối phương mà tay đang bị tôi nắm cũng không còn nhỏ nhít gì cho đặng. “Em khó chịu à?!... Ưm này… Thế nhà em ở phía nào?” Để xem nào, nếu tôi trốn đi bằng việc tiễn cậu nhóc này về nhà, đó xem như là một cái cớ không tồi đâu. Và nếu nhà cậu ta có gần đây quá, tôi cũng lúc lắc thế nào để né đi bằng việc đi lạc hay gì gì đại loại thế. Ưm, nghe tuyệt đấy chứ. Vậy, giờ thì nhà cậu bé này ở đâu ta… “Đăng, Linh, hai đứa về rồi à. Mau vào đây!” Tôi quay lại nhìn. “Má…” “Nhan…” Vâng, Đăng là tên tôi, mẹ tôi thì tên Nhan. Vậy, nhóc này, sao nhóc Linh này lại…?! “Thế mọi chuyện thành ra thế à?!” Tôi hơi méo mặt nhìn vào bà. Ừ thì có chút cười trừ. Có những quá khứ tôi đã quên nghĩa là như thế đấy. Nhưng chắc có lẽ nhóc kia cũng đã quên. Nhóc, tên nhóc là gì nhỉ? À, Linh, Nguyễn Tất Linh. Một đứa hay đau yếu hồi xưa xưa. Hồi nhỏ có về quê mấy lần, có từng nhìn thấy nhhóc. Có lẽ vì thế mà tôi thấy, về nhóc, có vẻ gì đấy tôi không rõ ràng về mặt cảm xúc lắm. Không mấy thích thú hay tò mò thì phải. Ôi, buồn ngủ lại rồi. Tối đó nằm hơi lạ chỗ. Nhưng mệt nên ngủ một giấc thẳng băng. Mọi thứ lúc chiều trôi qua như nắng ban trưa ráng qua một lần. Màu nắng lại loá mắt. Mama tôi muốn bốc cả cái đầu khi thấy thằng con đang phơi bụng nằm giữa hiên. Bà đá một phát rồi rít lên: “Này! Làm cái gì đấy?! Sao con lại nằm đấy rồi các cô bác ngang qua thấy làm sao?! Sao trông con…” “Giống mọi rơ…. ợ ợ ợ ạ?!!!”

“Ờ, giống lắm, cái thằng con này!” “Vâng vâng! Thế giờ sao má?!” Tôi ngồi dậy, vắt vẻo cặp giò ngó trông tôi lúc này chắc thảm lắm. “Sao là sao? Giờ má bận đi qua dì Tư rồi.” Rồi như nhớ ra điều gì đó má nhắn ngược lại. “Này Đăng, con chờ đây chút.” Tôi cũng chẳng quan tâm. Ấy không. Lỡ mama bắt tôi đi sang nhà chú dì cô bác cậu gì gì đó là chết à. Đi giữa ban nắng non này thì chẳng kể công kể cả gì chứ bắt tôi “ra mắt” là hơi bị mệt đa. Trốn được hôm qua rồi. Ôi trời, đúng là chạy trời không khỏi nắng mà. Nghĩ đến là biết phải chuồn. Nhẹ nhàng như một con mèo vờn mỡ, xỏ đôi xép lào, để bụi mù dằng sau, 3 - mươi - 6 kế, kế ch-uồ-n là thượng sách! Ke!

Tôi chạy dược một quãng khá xa. Tôi không chạy đến cái u giữa làng mà chạy ra bờ đê. Nhớ hình như có đọc một tác phẩm văn học nào đó có một kẻ chạy trốn đã chạy ra giữa đồng rộng này, trời mưa… Đại loại gì đó, dân không chuyên văn thì không cần nhớ kỹ hen! Mát quá! Mát! Dễ ‘mát’ đầu ghê! Vì… “Nè! Sao… lại ở đó?” Tôi quay lại nơi có tiếng gọi cất lên. Có một cậu bé dứng trên con đường đất đỏ cao cao phía bờ ruộng. Một cậu bé trông quen quen, và thì là ừa đó là … Á!!! Oạch! “Nè!!! Nè!” … “Ha ha ha! Bị té thôi mà!” Nhóc con đó không đội mũ, mái đầu bị nắng gắt làm cho tóc như mềm thơ ra. Màu ngả sang nâu trông ngọt đến lạ. “À, quên, chào nhóc!” “Anh bị sao vậy hả? Có biết té dập đầu vầy là sẽ bị ‘mát’ không?!”

“Chi dễ zậy? Đùa hoài.” Tôi vẫn cuời tít mắt. “Thằng con ông Láng xóm dưới cũng té ở gần y chỗ này vì hụt cái hốc. Đầu nó đập xuống thế là ‘mát’ luôn đó có biết không?” “Ừa. Vậy hả?” Thấy tôi vẫn cười làm bé nhóc hình như điên hơn thì phải. Cái tính tôi cà rỡn vậy quen rồi. Kool ghia. “À! Mà nhóc sao lại ở đây?” “Tui hả? Ờ, tui đi… Ờ, tui đi đâu mắc mớ gì… à ờ… anh?!” “Ờ, cũng biết gọi anh hả? Nãy giờ nhóc nói trống không đó.” “Kệ… tui! À, ừm. Ờ, mà sao anh lại luôn gọi tui là nhóc vậy. Điên à?! Anh có bị chi hông?!” “A. Anh. Ờ. Thì thích.” “Điên. Tui ghét nhất như thế. Tui ghét ai gọi tui là nhóc. Vậy nên tui ghét ông. Đồ điên. Đừng tưởng là dân thành phố là ngon lắm. Đừng có tưởng ta đây là kẻ trên mà đòi lên mặt. Thì ông là dân thành thị. Thì ông là con ngoan cháu hiền của tộc. Nhưng ông chẳng là gì hết. Đồ khùng. Đừng có tự áp đặt bản thân ông vào những người sống ở đây. Ông chẳng có gì cả. Lên mặt ư?! Ừ. Hãy vấp té vào cái cục đá dưới chân này mà điên luôn đi!!! Mát, tâm thần!!!” Trời mát lắm. Những lời xa xả mắng liên tiếp khiến tôi quay mòng mòng đầu đến quên cả cái nắng nóng gắt “Chuyện gì… vậy? Sao nhóc la…” “Thôi đi! Tôi chẳng nhỏ nhít gì hết! Tôi và anh cũng chẳng là gì để gọi nhau kiểu thân thiết nghe đến rợn người đó. Từ nay về sau đừng có mà làm như quen biết nhau!!!” “Ơ… này!” Nhóc đứng lên và bỏ đi ngay lập tức. Tôi chẳng nói được gì để biện minh cho bản thân. Mà biện mình gì? Nói gì? Tôi chẳng biết gì cả?! Hình như có hiểu đôi chút về những lời nhóc đã nói. Một chút gì đó khiến tôi nhận thấy như có vị tanh của máu trong miệng. Máu đào chảy ao nước. Có lẽ tôi là vậy thật. Đã từ lâu trái tim tôi đâu còn có hiện hữu nơi này bên trong…. Đã lâu lắm rồi.

Vì sao?! Sao chứ!!!! Tại sao? Sao… Làm sao mà?! …. Tại sao?!

Máu chảy ròng ròng trên chân. Khớp bị trật. Tôi chỉ biết đứng yên ở đó. Chân đánh rơi dép. Đầu không đội mũ. Tất cả xung quanh chỉ là đồng ruộng mênh mông… mênh mông…. đến bất tận… …. … Mông mênh những màu hoà nhau sầu não.

Xa xa màu cánh cò trắng nhấp nhoáng những vệt xám bạc lỏi len… Chiều…. Xám… Mắt dần mờ đi.

Related Documents

! Nhung Mua Cu Troi
November 2019 1
Mua
November 2019 26
Con Mua Dau Mua Ha
November 2019 13
Beo Dat May Troi
November 2019 3
Haloi Mua
July 2020 7