NGỤC TRUNG NHẬT KÝ = NHẬT KÝ TRONG TÙ “Một Vài Suy Nghĩ Sau Khi Đọc Lại Tập Thơ Ngục Trung Nhật Ký” là bài Đỗ Nam Hải nói từ Sài Gòn và chị Bảo Khánh ghi lại tại Sydney, Úc vì máy điện toán của anh bị công an tịch thu chưa trả lại. Ngày 19/5/2008, nhân kỷ niệm 118 năm ngày sinh HCM nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia tại Hà Nội, VN đã tái bản tập thơ NGỤC TRUNG NHẬT KÝ = NHẬT KÝ TRONG TÙ được nói của HCM này là tác giả viết khi bị bắt quân Tưởng Gi giam tại Quảng Tây, Trung Quốc từ 29/8/1942 đến 10/9/1943. TS Nguyễn Duy Hùng chịu trách nhiệm xuất bản và TS Nguyễn Minh Nghĩa chịu trách nhiệm nội dung. Theo lời giới thiệu ở trang 7, tập thơ gồm hơn 100 bài thơ chữ Hán, phần cuối có ghi về quân sự và thời sự. Tập thơ được cho là: “Một văn kiện lịch sử quan trọng, một tác phẩm vănhọc xuất sắc, có tác dụng giáo dục sâu sắc, phẩm chất và đạo đức cách mạng trên nhiều thế hệ…”. 1- Tâm hồn của tác giả là một người Trung Hoa. Bài “Song Thập Nhật” Ngày 10/10/19111à lễ Quốc Khánh Trung Hoa Dân Quốc kỷ niệm cuộc nổi dậy ở Vũ Xương năm Tân Hợi, kẻ thù của CS và không liên hệ gì tới VN. 2- Bài “Kỷ niệm họ Hầu tặng một cuốn sách” trang 267… Chủ nhiệm họ Hầu tặng một bộ sách (Người dịch: Đỗ Văn Hỷ) Sách ngài Chủ nhiệm mới đưa sang, Đọc đoạn, tinh thần chợt mở mang; Còn vẳng bên tai lời lãnh tụ, Chân trời một tiếng sấm rền vang. Hầu Chủ Nhiệm là Hầu Chí Minh, chủ nghiệm chính trị Chiến Khu 4, đã theo lệng Tưởng Giới Thạch thả HCM ra. Là người nước ngoài ở tù mà còn được tặng sách? Tháng 1/1941 về hang Bắc Bó, tháng 5/1941 đã làm lãnh tụ Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh), vậy còn lãnh tụ nào nữa đây? Đúng là câu chuyện của hai người Hoa chứ không phải người Việt. 3- Về tâm tư HCM, sao không thấy lo toan về chuyện đất nước?
Đọc cả tập thơ không thấy nói gì tới danh nhân, địa danh Việt Nam. Trong cuốn “Những Mẩu Truyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” do nxb Văn Học, Hà Nội, phát hành năm 2001, trang 105 và 107… của Trần Dân Tiên tức HCM kể chuyện “Đi liền 10 đêm và 5 ngày, cụ Hồ đến một thị trấn Trung Quốc, chưa kịp nghỉ chân thì chiều hôm đó cụ đã bị bắt và gian khổ lại bắt đầu. Quốc Dân Đảng giam cụ vào nhà lao CHS hơn 2 tuần, ngày thì mang gông, đêm đeo cùm. Trong khi cụ Hồ lê lết tấm thân mệt lử từ nhà giam này đến nhà giam khác, có lẽ những việc lớn đang dồn dập trong nước và trên thế giới, ai khuyên bảo đồng chí, ai giúp đỡ và đẩy mạnh việc tổ chức, có lẽ các nước Đồng Minh đã đổ bộ lên Đông Dương, có lẽ Phát-Nhật đã cắn nhau, có lẽ là các đồng chí trong đảng CS Đông Dương và các hội viên của Việt Minh đang đớn đau hỏi nhau cụ Hồ bị tai nạn gì? Lòng cụ Hồ rối như tơ vò vì phải ngồi im vô ích trong khi công việc đang đòi hỏi cụ, mà thời gian đi qua không chờ người…”. Tóm lại là dù ở tù, HCM luôn lo âu về tình hình đất nước, các đồng chí trong đảng CS Đông Dương… Thế thì thật vô lý, văn suôi thì thiết tha kể những mối lo gan ruột như thế mả sao trong tập thơ không hế thấy nói gì, dù chỉ 1 dòng tới những chuyện này??? Nếu HCM ở tủ Quảng Tây hơn 1 năm 8/1942-10/1943 mà viết cả tập thơ như vậy, sao khi ở tù Hồng Kông năm 6/1931-1/1933, gần 2 năm mà không thấy viết chữ nào cả!? Bài nói chuyện được phát trên VN Sydney Radio ngày 31/8/2008 (sau Võ Đại Tôn) và đưa lên mạng. http://www.vnsr.net/ (từ quá giữa phần 2, sau phần nói chuyện của ông Võ Đại Tôn) -----
Xem 120/133 bài thơ Đường… ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyệt hay bát cú… bằng chữ Hán, Hán-Việt và dịch: http://www.thivien.net/viewpoemgroup.php?ID=6 http://vnthuquan.net/TRUYEN/truyen.aspx? tid=2qtqv3m3237n1nnn1ntn31n343tq83a3q3m3237ntn
Gồm khoảng 120 bài thơ trong số tổng cộng 133 bài + 1 bài Đề Từ. -----
Ngục trung nhật ký - 獄中日記 Thơ » Việt Nam » Hồ Chí Minh » Ngục trung nhật ký
Nét bút của người Hoa tên “Lý”, nhưng còn non, chưa cứng lắm. Ngày tháng năm trên bìa trước là thật, trên bìa sau là thêm vào cho hợp với thời gian HCM bị tù ở Quảng Châu. 2 nét bút rõ ràng khác nhau 1 bên thẳng hay nghiêng từ trái qua phải, 1 bên nghiêng từ phải qua trái, một bên dùng chấm, 1 bên dùng gạch ngang.
Thủ bút của Hồ Chí Minh khi viết thư cho vợ là Tăng Tuyết Minh bị Pháp chặn bắt được ngày 14/8/1928, cho thấy nét chự Hán rất vững, rất cứng (hợp vời thủ bút năm 1968) :
Thủ bút của Hồ Chí Minh tại Bắc Kinh: “Việt-Trung hữu nghị, Vạn cổ trường thanh.” Hồ Chí Minh, 1968 Để ý chữ “trung” (中 ) nét tròn, khác hẳn nét bút trong bìa trước “Ngục Trung Nhật Ký”. Xem trang nhà:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080820_hoangtranh.shtml
--Là người Việt Nam, một đảng viên CS quốc tế, thế mà không thấy trong tập thơ nói gì tới đất nước và chủ nghĩa CS cả, mà lại nói về Trung Hoa Quốc Dân Đảng!? Tập thơ phải là một người Hoa theo Quốc Dân Đảng nhưng vì lý do nào đ1o bị bắt.
Về Một Số Bài Thơ Bài 2, Khai Quyển (Mở đầu tập nhật ký), tác giả tự xưng là Lão Phu, chỉ người già, khi đó Hồ Chí Minh khoảng 51-52 tuổi, chưa thể tự coi mình là “lão phu”. Dịch giả chỉ dám dịch là “ta” trống không. Bài 5, Thế Lộ Nan (Đường đời hiểm trở), có thật bài này nằm trong Ngục Trung Nhật Ký không hay được thêm vào vì cả 133+1 bài mà không bài nào nói tới VN thì kỳ? Vả lại Việt ở đây cũng là Việt Quảng Đông, như Việt Câu Tiễn, Tây Thi Nước Việt, không riêng gì Việt Nam.
Tẩu biến cao sơn dữ tuấn nham Na tri bình lộ cánh nan kham Cao sơn lộ hổ chung vô dạng
Bình lộ phùng nhân khước bị giam. Dư nguyên đại biểu Việt Nam dân Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu nhân Vô nại phong ba bình địa khởi Tống dư nhập ngụ tác gia tân Trung thành ngã bản vô tâm cứu Khước bị hiềm nghi tố Hán gian Xử thế nguyên lai phi dị dị Nhi kim xử thế cánh nan nan. Bản dịch của Nam Trân: Đi khắp đèo cao, khắp núi cao, Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao! Núi cao gặp hổ mà vô sự, Đường phẳng gặp người bị tống lao?! Ta là đại biểu dân Việt Nam, Tìm đến Trung Hoa để hội đàm; Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió, Phải làm “khách quý” ở nhà giam! Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng, Lại bị tình nghi là Hán gian; Xử thế từ xưa không phải dễ, Mà nay, xử thế khó khăn hơn. Bài 40, Lạc Liễu Nhất Chích Nha (Rụng mất một chiếc răng), Hồ Chí Minh chưa già làm gì ma rụng răng, hình ảnh nào Hồ Chí Minh sún răng không? Bài 42, Nhai Thượng (Trên đường phố), Hồ Chí Minh là người Việt thì sao bị coi là “Hán Gian”?
Bài 44, Trưng Binh Gia Quyến (Gia quyến bị bắt lính), nhà Hồ Chí Minh đâu có ai bị trưng binh đâu mà than thở? Bài 59, Thụy Bất Trước (Không ngủ được) có câu: “Mộng hồn hoàn nhiễm ngũ tiêm tinh”, nên dịch là “Sao năm cánh nhọn mộng hồn quanh”, tại sao lại dịch là: “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh?”. Đâu có chữ nào nói tới màu vàng, đây là lối dịch của văn nô, gượng ép kéo bài thơ vào chuyện Việt Nam vì hâu như cả tập thơ quên không nói tới quê hương, dân tộc. Bài 61, Thế Nan Hữu Mẫn Tả Báo Cáo (Viết hộ báo cáo cho các bạn tù), Hồ Chí Minh là người Việt đi viết đơn tiếng Hoa cho người Hoa sao. lạ vậy? Bài 64, Song Thập Nhật (Ngày 10-10), Hồ Chí Minh bị quân Tưởng Giới Thạch thì mắc mớ gì nhớ ngày này và ca ngợi Trung Hoa kháng Nhật… Bài 74, Ngục Đinh Thiết Ngã Chi Sĩ Đích (Lính ngục đánh cắp mất chiếc gậy của ta), Hồ Chí Minh khoảng 50-52 tuổi thì làm gì đã chống gậy sớm vậy? Bài 90, Tứ Cá Nguyệt Liễu (Bốn tháng rồi), Hồ Chí Minh đã già đâu mà nói răng rụng mất một chiếc, nhất là tóc bạc thêm mấy phần, tức đã bạc và nay bạc thêm nhiều? Bài 102, Ngũ Khoa Trưởng, Hoàng Khoa Viên (Khoa trưởng họ Ngũ, khoa viên họ Hoàng),đây là 2 viên chức Tàu bạn tác giả thực là người Tàu, không thể là bạn Hồ Chí Minh được. Bái 104, Dương Đào Bệnh Trọng (Dương Đào ốm nặng), một người Tàu bạn tác giả bị bệnh, không liên hệ gì Hồ Chí Minh. Bài 108, Độc Tướng Công Huấn Từ (Đọc lời giáo huấn của ông Tưởng), Hồ Chí Minh bị quân Tưởng Giới Thạch bắt, lại là người Cộng Sản sao lại học lời và ca ngợi Tưởng Giới Thạch?
Bài 109, Lương Hoa Thịnh Tướng Quân Thăng Nhậm Phó Tư Lệnh (Tướng quân Lương Hoa Thịnh thăng chức phó tư lệnh), làm gì mà khen cả Tướng của Tưởng Giới Thạch? Bái 110, Tặng Tiếu Hầu (Hải) (Tặng chú hầu (Hải)), tác giả khuyên ghi khắc lời dạy “cần kiệm liêm chính” của Lương Khải Siêu, Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Một đảng viên Quốc Tế Công Sản suốt đời vì đảng mà sao không thấy chỗ nào nhắc gì tới Mác-Lê hay Cộng Sản cả?. ----Nhân vật ông già tên “Lý” được nhắc tới trong t ác phẩm phải chăng là tác giả? ----Lời nói đầu của bản in Nhật ký trong tù, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1960, cũng ghi đây là "cuốn sổ tay của Hồ Chủ tịch, gồm những bài thơ mà Người đã viết trong cảnh lao tù từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943. Trong tù thì Hồ Chí Minh lấy đâu ra giấy bút mà viết ngày này tháng nọ. -----
Ai giới thiệu Ngục Trung Nhật Ký, lại chính là Trần Dân Tiên! Hồ Chí Minh giới thiệu Hồ Chí Minh ----Về Niên Biểu Bìa sách ghi ngày 29/8/1932-10/9/1933, lưng sách ghi thêm ngày 29/8/1942-10/9/1943. Bìa sách viết giữa 2 hàng số tự nhiên, nghiêng trên xuống, trái qua phải (\), còn lưng sách viết nghiêng dưới lên, trái qua phải (/), trên chữ “Hoàn” (完, chấm hết) có vẻ thêm vào cho phù hợp với năm tù của Hồ Chí Minh? Một bên dùng chấm, 1 bên dùng gạch ngang. Nguyễn Đình Thi (1924-2003, thuộc thế hệ các nghệ sỹ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội
Văn học nghệ thuật) viết năm 1950 (tài liệu của Nha Thông Tin Việt Bắc) rằng “Rồi hoạt động ở Tàu 1941-1942, Cụ bị bắt đi trong 62 ngày”… ----Về Nét Bút Từ trang đó (ghi chú) trở đi, nét chữ viết khá khác phần thơ. Theo những người biên soạn cuốn sách thì phần sau là phần tác giả dùng làm sổ tay, ghi chép các sự kiện chính trị quốc tế, khu vực và Việt Nam. Đặc biệt hơn là trong phần sổ tay này có nhiều chữ tiếng Việt và tiếng Pháp viết lẫn vào với chữ Hán. Hai nét chữ khác nhau (phần thơ và trong sổ tay ở phần sau của HCM) ----Về Số Lượng Bài Thơ Có nơi thì nói 115 (Harrison S. Salisbury), 120, 133, 134, 150 (Nguyễn Đình Thi)…??? Điều này cho thấy sự bất nhất và thiếu thành thật của nhóm chủ trương đưa ra. ----Theo Học Giả Lê Hữu Mục: “Họ đánh lừa độc giả trong nước là cuốn sách của tôi (Hồ Chí Minh Không Phái Là Tác Giả Nhật Trung Nhật Ký) ra sau tập sách của họ. Họ nói sách tôi ra năm 1990, còn sách họ ra năm 1989. Sự thật là các bài viết của tôi đã đăng từng kỳ trên tạp chí “Làng Văn” từ năm 1989, đến năm 1990 mới in thành sách. Còn sách của họ phát hành năm 1990, nhưng đề lui năm lại là 1989! “Lại nữa, đề sách đã là lời thú nhận: “Suy nghĩ lại về Ngục Trung Nhật Ký”. Tại sao lại phải suy nghĩ lại, có vấn đề mới phải suy nghĩ lại. Họ xác nhận là trong thời chiến họ phải dùng những lời dao to búa lớn để tuyên truyền, họ thú nhận là đã “cường điệu”, mà cường điệu là exagerate, là lớn lối, bịa đặt thêm. Họ bảo phải làm thế để tạo một quan niệm sáng tác gương mẫu, là phải theo hướng sáng tác như thơ của bác, bình dân và trong thơ phải có thép (chiến đấu tính). “Trước sau gì chỉ là một vụ bịp, một tấn kịch đóng rất vụng. Hồ Chí Minh úp mở nhận là thơ của mình. Đám nô bộc văn nghệ cung đình dùng ống đu
đủ thổi phồng lên rất lố bịch. Một chứng cớ không thể chối cãi là chữ ghi ngoài bìa sách năm tác giả bị tù là 29 – 8 - 1932 đến 10 – 9 - 1933. Năm đó thì Hồ Chí Minh chỉ bị Quốc Dân Đảng bắt và cầm tù ở bên Tầu vào năm 1942 - 1943 thôi. Thời gian cách xa nhau 10 năm trời. Trong Tổng Tập Văn học của Hà Nội tại tập 38 trang 507 có in lại hình bìa, nhưng lại xóa bỏ ngày tháng tù của nguyên bản. Rõ ràng có sự che giấu, khuất tất. . ... . ----» Hiện giới thiệu
Vô đề Khai quyển Tại Túc Vinh nhai bị khấu lưu 4. Nhập Tĩnh Tây huyện ngục 5. Thế lộ nan 6. Tảo 7. Ngọ 1. 2. 3.
8. 9.
Vấn thoại Ngọ hậu
10. 11. 12. 13.
Vãn Tù lương Nạn hữu xuy địch Cước áp
14. 15. 16.
Học dịch kỳ Vọng nguyệt Phân thuỷ
Trung thu Đổ Đổ phạm Nạn hữu Mạc mỗ Nạn hữu nguyên chủ nhiệm L 22. Song thập nhật giải vãng Thiên Bảo 23. Tẩu lộ 24. Mộ 25. Dạ túc Long Tuyền 17. 18. 19. 20. 21.
41. 42. 43.
Long An – Đồng Chính Nhai thượng Lộ thượng
44.
Trưng binh gia quyến
Giải trào Vãng Nam Ninh Cảnh binh đảm trư đồng hành 48. Điệt lạc 49. Bán lộ tháp thuyền phó Ung 50. Nam Ninh ngục 51. Nạp muộn 52. Thính kê minh 53. Nhất cá đổ phạm "ngạnh" liễu 54. Hựu nhất cá 55. Cấm yên (Chỉ yên đích) 56. Dạ bán văn khốc phu 45. 46. 47.
Mạc ban trưởng Thiên Giang ngục Tháp hoả xa vãng Lai Tân 84. Tha tưởng đào 81. 82. 83.
85. 86. 87.
Lai Tân Đáo Liễu Châu Cửu bất đệ giải
88. 89.
Dạ bán Đáo trưởng quan bộ
90. 91. 92. 93.
Tứ cá nguyệt liễu Bệnh trọng Đáo Quế Lâm Nhập lung tiền
?! ? Đáo Đệ tứ chiến khu Chính trị bộ 57. Hoàng hôn 97. Chính trị bộ cấm bế thất 58. Công kim 98. Mông ưu đãi 59. Thuỵ bất trước 99. Triêu cảnh 60. Ức bạn 100. Thanh minh 61. Thế nạn hữu mẫn tả báo 101. Vãn cảnh cáo 62. Lại sang 102. Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa viên 63. Văn thung mễ thanh 103. Hạn chế 64. Song thập nhất 104. Dương Đào bệnh trọng 65. Cảnh báo (Thập nhất 105. Bất miên dạ 94. 95. 96.
Điền Đông Sơ đáo Thiên Bảo ngục Nạn hữu chi thê thám giam 29. Các báo: Hoan nghênh Uy-ki Đại hội 26. 27. 28.
30. 31. 32. 33. 34.
Tự miễn Dã cảnh Chúc than Quả Đức ngục Long An Lưu Sở trưởng
35.
Tảo giải
Đồng Chính (thập nhất nguyệt nhị nhật) 37. Nạn hữu đích chỉ bị 38. Dạ lãnh 36.
39. 40.
Bang Lạc liễu nhất chích nha
nguyệt thập nhị nhật) 66. Chiết tự 67. Lữ quán 68. Tảo tình
106. 107. 108.
Cửu vũ Tích quang âm Độc Tưởng công huấn
từ Việt hữu tao động (Ung 109. Lương Hoa Thịnh tướng báo, Xích đạo tấn 14-11) quân thăng nhậm phó tư lệnh 70. Anh phóng Hoa đoàn 110. Tặng Tiểu Hầu (Hải) 71. Giải vãng Vũ Minh 111. Thu cảm 72. Bào Hương cẩu nhục 112. Nhân đỗ ngã 73. Trúc lộ phu 113. Trần khoa viên lai thám 74. Ngục đinh thiết ngã chi 114. Hầu chủ nhiệm ân tặng sĩ-đích nhất bộ thư 75. Công lý bi 115. Mông thượng lệnh chuẩn xuất lung hoạt động 76. Tân Dương ngục trung 116. Thu dạ hài 77. Ký Nê Lỗ 117. Tình thiên 78. Đăng quang phí 118. Khán "Thiên gia thi" hữu cảm 79. Ngục trung sinh hoạt 119. Tức cảnh 80. Quách tiên sinh 120. Kết luận 69.
Tìm hiểu cuốn Ngục Trung Nhật Ký
Trên BBC…
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2005/05/050520_nhatkytrongtu.shtml Cuốn Nhật ký trong tù đã được ca ngợi từ nhiều năm qua là một tác phẩm rất có giá trị văn học và lịch sử. Không chỉ các tác giả Việt Nam và Phương Tây mà chính các nhân vật của Trung Quốc như Quách Mạt
Bản gốc bút tích ghi ngày tháng là 29.8.1932 và 10.9.1933
Nhược, Viên Ưng, Hoàng Tranh đều ca ngợi tập thơ này. Một trong số 60 bài về Nhật ký trong tù đăng trong cuốn sách là của tác giả Trần Dân Tiên giới thiệu về 'cụ Hồ thời gian ở tù bên Trung Quốc'. Ngoài việc được coi như một chứng tích quan trọng về giai đoạn cố chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng tại Trung Quốc, tập Nhật ký trong tù, hơn một trăm bài thơ viết bằng chữ Hán, còn được nhìn nhận về giá trị trữ tình, tính cách mạng và tính con người của tác giả.
Nhưng nhà phê bình Đặng Tiến hiện sống tại Pháp nói tác phẩm này không có giá trị cao về nghệ thuật và tư tưởng. Viết khi nào? Tuy nhiên, khi đọc cuốn Nhật ký trong tù do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội in năm 2003 thì người đọc có thể thấy một vài chi tiết gây chú ý. Đó là bản gốc bút tích (ảnh chụp trang một hay tạm gọi là bìa) ghi rõ bốn chữ Hán Ngục Trung Nhật Ký và ở dưới có hai dòng về ngày tháng là 29.8.1932 và 10.9.1933. Trong khi đó, toàn bộ các tài liệu in trong cuốn sách này nhằm giới thiệu về Nhật ký trong tù và các bài bình luận, ca ngợi của nhiều tác giả Việt Nam và nước ngoài đều nói rằng thời gian ông Hồ Chí Minh bị bắt giam là trong các năm 1942-1943. Sách dẫn lời nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định hơn một trăm bài thơ trong tập sách được Hồ Chủ tịch làm 'chỉ trong bốn tháng'.
Nói chung trừ Nguyễn Đình Thi (1924-2003, Ông thuộc
Giáo sư Đặng Thai Mai nói con số đúng ra là 1942-1943
thế hệ các nghệ sỹ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, so kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn đợt I năm 1996.
Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hộ quốc. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng thư ký Hội nhà văn Vi năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn thuật.
) viết năm 1950 (tài liệu của Nha Thông Tin Việt Bắc) rằng 'Rồi
hoạt động ở Tàu 1941-1942, Cụ
bị bắt đi trong 62 ngày', còn các
nhà nghiên cứu khác đều đồng ý về thời gian ông Hồ bị quân Tưởng giam là 29/08/1942 đến 10/09/1943. Ý kiến của Nguyễn Đình Thi bị ghi trong phần chú thích là sai. Viết trên báo Nhân dân ngày 13-9-1955, Phan Quang viết: "chúng tôi được xem cuốn sổ tay Nhật ký trong tù của Hồ Chủ tịch ghi từ ngày 29-8-1942 đến 10-9-1943, trong khi Người từ chiến khu Việt Bắc trở ra nước ngoài hoạt động và bị đế quốc giam giữ hơn một năm.'
Lời nói đầu của bản in Nhật ký trong tù, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1960, cũng ghi đây là "cuốn sổ tay của Hồ Chủ tịch, gồm những bài thơ mà Người đã viết trong cảnh lao tù từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943.' Chỉ tập trung vào bản gốc bằng chữ Hán thì phần thơ được viết từ trang đầu đến trang 53. Tại trang này thì có hai ngày tháng khác là 29-8-1942 nằm ở trên và 10-9-1943 nằm ở dưới. Cả hai dòng ngày tháng nằm trên chữ 'Hoàn' bằng Hán tự. Giải thích Vào năm 2004, trên báo Lao Động chạy một sêri bài tìm hiểu về nguyên tác "Ngục trung nhật ký", trong đó giải thích về chi tiết ngày tháng này. Tác giả Hoàng Quảng Uyên viết: "Về sự "nhầm lẫn" này, Giáo sư Đặng Thai Mai, Viện trưởng Viện Văn học đã cho biết: "Cuốn sổ tay của Bác hiện còn được lưu trữ, có ghi trên bìa hai con số 1932-1933." "Trong thời gian Viện Văn học hiệu đính bản dịch Ngục trung nhật ký, chúng tôi đề đạt lên Bác câu hỏi về điểm này, qua Ban Tuyên giáo. Và đã được trả lời, hai con số trên đây là sai, đúng ra là 1942-1943" (Đặng Thai Mai: Nghiên cứu, học tập thơ văn Hồ Chí Minh, NXB KHXH -1979)." Ông Hoàng Quảng Uyên nói thêm: "Để thêm chắc chắn, tôi đã tìm hiểu ở Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, trong Hồ sơ văn vật Ngục trung nhật ký, mục Niên đại văn vật ghi rõ: 1942-1943. Và bằng chứng chắc chắn nhất là ở trang 53, bản thảo gốc cũng có ghi 1942-1943, dưới đó là chữ hoàn (hết)."
Thơ và sổ tay
Từ trang đó trở đi, nét chữ viết khá khác phần thơ. Theo những người biên soạn cuốn sách thì phần sau là phần tác giả dùng làm sổ tay, ghi chép các sự kiện chính trị quốc tế, khu vực và Việt Nam. Đặc biệt hơn là trong phần sổ tay này có nhiều chữ tiếng Việt và tiếng Pháp viết lẫn vào với chữ Hán. Về con số các bài thơ trong Ngục Trung Nhật Ký cũng có một số điều chưa được thống nhất, ngay trong cuốn sách của NXB Chính trị Quốc gia. Sách trích nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh nói rằng 'Vũ Quần Phương khẳng định Bác Hồ là một nghệ sĩ đầy tài năng vì Người có khả năng sáng tác hơn 133 bài thơ trong có 14 tháng, mà là 14 tháng ở tù'. Nguyễn Đăng Mạnh 'chỉnh Vũ Quần Phương' ở con số thời gian tác giả ở tù 'không
phải
trong 14 tháng, mà chủ yếu chỉ trong 4 tháng'. Xin chú ý con số bài thơ mà Vũ Quần Phương nêu là 133 và Nguyễn Đăng Mạnh cũng không sửa.
Nguyễn Đình Thi, vẫn trong phần viết nêu trên, thì đưa ra con số 150 bài. Còn Harrison S. Salisbury trong lời giới thiệu bản tiếng Anh in năm 1971 ở Mỹ lại nói đó là 115 bài. ............................................................................ Hoa Mai Tôi đã từng nghiền đi ngẫm lại tập Nhật ký trong tù. Có một điều lạ là sau này trên báo người ta lại đăng thêm một số bài mới được dịch. Không lẽ bản dịch Hán văn đến chữ mới đủ khả năng dịch nó? Hay còn điêu gì khuất tất? Giọng thơ mà tôi cảm được ở Nhật ký trong tù nghe rất khác với giọng thơ của các bài sau này. Tôi hoàn toàn không nghĩ rằng ngày tháng bị ghi lộn. Làm sao mà bạn có thể ghi lộn được cái ngày tháng quá nhiều ấn tượng lên cuốn sổ gọi là để đời? Hoa Cỏ May, Hà Nội Bác Tony cứ đùa. Ở Việt Nam làm gì có ai bị bắt vào tù vì chê Nhật ký trong tù. Bác thích thì cứ viết thoải mái, chỉ có điều không được xuất bản thành sách báo để đời thôi. Bác cứ tin mấy thằng
bất mãn, mấy ông phản động làm gì? Em thì em không tin Nhật ký Trong tù không phải là của ông Hồ. Về giá trị nghệ thuật, em thấy Nhật Ký trong tù có nhiều bài chỉ đơn giản là tả thực, không hay mấy. Nhưng có những bài thì đúng là thơ của thi nhân thiên tài. Ấy là em nhận xét quả bản dịch thôi. Cũng chẳng chen "tính Đảng", "tính giai cấp" tẹo nào đâu nhá. Huy Nếu trong bài thi của một thí sinh mà có hai nét chữ khác nhau (vần thơ và chữ trong sổ tay), trên bìa sách ngày, tháng trước khi thí sinh thi mười năm, quí vị có nghĩ là bài đó của chính thí sinh đi thi không? Ông Hồ chí Minh hay dùng những danh ngôn của người khác nói, những người tôn sùng ông đã "lập lờ" là "bác nói". Tôi nghĩ chuyện này cũng không ngoại lệ. Leo Wong, Toronto, Canada Ông Hồ có cái tính thích tự tôn sùng bản thân của mình, chả có ai đi viết thơ hay lấy tên khác viết báo để tự ca ngợi bản thân mình như ông Hồ cả. Chưa kể bản thân của ông chụp quá nhiều hình, quay quá nhiều phim mà bản thân ông lại đóng một vai chính như một người rất ư là cao cả, nếu như ông cao cả như người ta tôn sùng hẳn nhiên bản thân ông Hồ phải biết khiêm tốn, đằng này lại ngược lại. Hồi còn học cấp ba, tui cứ thắc mắc mãi tại sao người khác lại rõ đến từng chi tiếc rằng ông Hồ bị đày đi đâu và làm gì mà xuất khẩu thành thơ từ những nơi như thế nếu không nói trắng ra là tự ông Hồ nói ra hoặc CS tự bịa ra. Chưa kể, nhà tù của Tưởng là tù chính trị, không nằm ngoài khả năng thơ của ông Hồ là thơ của người tù chính trị khác !!! Da Vàng, San Jose Cũng chẳng có gì lạ, người ta sẽ còn mãi đưa ra những tin thế này. HCM không được mất đúng ngày (3/9/1969 thay vì ông đã qua đời từ ngày hôm trước, 2/9/ 1969), thì cuốn nhật ký lấy gì gọi là đúng ngày chứ. Mà phía quan thầy cũng thế thôi. Stalin cũng đâu được chết đúng ngày đâu mà. Xét về ý nghĩa, lắm bài trong "Ngục Trung Nhật Ký" chỉ là copy ý tưởng. Ví dụ: Thơ nguyên văn của Trung Hoa: "Quân tại Tương Giang đầu Thiếp tại Tương Giang vỹ Tương giao bất tương thức Đồng ẩm Tương Giang thuỷ." Thì trong Nhật ký trong tù, lại có thơ: "Quân tại thiết song tiền. Thiếp tại ..." Mà được tạm dịch là: "Anh ở trong song sắt em ở ngoài song sắt gần nhau trong tấc gang mà biển trời cách mặt..." còn nhiều bài trong đó cũng vậy nữa. Nguyễn Hùng, Hoa Kỳ Ngục Trung Nhật Ký là một tập thơ vừa có giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng. Cho dù có ngững
ý kiến phảm bác, hay không đồng ý. Thì càng làm cho tác phẩm có giá trị hơn, nổi tiếng hơn và vĩ đại hơn. Trịnh Chương, Thanh Hóa Cách mạng VN dựa vào dân là chính, nếu như lấy người làm của mình thì người dân VN sẽ nghĩ thế nào? Hơn nữa tài năng thơ phú của Bác Hồ đã thể hiện qua hàng loạt các bài thơ bác làm gửi tặng đồng bào chiến sĩ. Cũng đừng quên Bác Hồ sáng lập khá nhiều tờ báo ở nước ngoài. Còn về nhân cách, Người chưa bao giờ nhận riêng công trạng về mình, một đời giản dị vì dân vì nước. Con người tài đức như thế thì làm sao không phải là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký chứ? Nhiều bạn ở đây có khi chưa đọc hết một phần ba tập Nhật Ký đã vội ra ý kiến, như thế chả sai lầm sao. Còn giá trị nghệ thuật tác phẩm thì cứ để người có chuyên môn đánh giá mới thấy hết. Hồi cấp ba mới đọc vài bài thơ trong sách thì sao hiểu được giá trị của nó. Tony, Canada Nếu thật ông Hồ Chí Minh viết cuốn NKTT thì nó cũng chỉ có giá trị lịch sử. Riêng tôi đã từng được học trong chương trình phổ thông và thú thật chẳng thấy có giá trị gì về tính văn chương. Chỉ có thể gượng ép ca ngợi theo kiểu ông là nhà quân sự mà viết được như thế là khá lắm rồi,. Đem ra mà bình thơ của ông một cách tự do mà không bị bỏ tù tôi chắc là phát hiện ra khối vấn đề buồn cười. Hậu Sinh Hồi tôi vượt biên bị bắt ở trong trại tù thì cách vài tuần lại đột xuất khám xét tư trang, ngay cả vài mảnh giấy báo để dùng cho việc cá nhân cũng bị kiểm tra, thì hoá ra bên Tầu thời họ Tưởng tù chính trị chỉ bị giam thể xác, còn tinh thần thì tự do, được thoải mái làm thơ bất khuất? Tôi cũng nghe có kẻ ganh ghét đoán già đoán non là Bác Hồ lượm được tập thơ này của một người tù khác đã chết bỏ lại trong tù (?) Vào những năm 1932 đến 1933 thì Bác ở những đâu ? Tôi không biết người ta có thể kiểm tra hai ghi chú ngày tháng trong tập thơ, cái nào trước cái nào sau, có phải do cùng một người viết,và tại sao lại như vậy? --------
VĂN HOÁ Chủ Nhật, 20/08/2006, 13:25
Một tấm lòng với Việt Nam - Hồ Chí Minh TPCN - Ngay từ năm 1981, khi quan hệ Trung-Việt chưa được bình thường hóa, Phó GS Hoàng Tranh vẫn theo đuổi đề tài nghiên cứu về Hồ Chí Minh với một ý hướng rất sáng tạo... Từ Cao Bằng, nhà thơ Hoàng Quảng Uyên gửi qua bưu điện tặng tôi tập sách “Hồ
Chí Minh Hán văn thi sao. Chú thích. Thư
pháp” (Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh. Văn bản. Chú thích. Thư pháp). Đây là món quà do người làm sách- Phó Giáo sư Hoàng Tranh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, Trung
Phó GS Hoàng Tranh
Quốc, tặng nhà thơ Việt Nam cùng họ, đề ngày 22/7/2006. Hoàng Quảng Uyên vừa có một chuyến xuất ngoại sang Trung Quốc, mục đích là lần theo con đường khổ ải mà Người- tù-vĩ- đại, tác giả Nhật ký trong tù đã đi những năm 1942-1943. Mấy năm trước, Hoàng Quảng Uyên, bằng loạt bài viết công phu trên báo Lao Động, đã xới lên nhiều điều thú vị về hành trình li kì của tập nhật ký bằng thơ , từ lúc bị “bỏ quên” trên mái lán một gia đình cơ sở Cách mạng ở Cao Bằng, đến lúc được “tìm ra”, được dịch và công bố, trở thành một sự kiện của văn học Việt Nam và thế giới. Việc tìm sang Quảng Tây Trung Quốc của Hoàng Quảng Uyên là sự tiếp tục tất yếu của quá trình tìm tòi và suy ngẫm về Nhật ký trong tù, một tác phẩm ngay khi được công bố đã trở thành cổ điển, được bình, được giảng đã nhiều nhưng có lẽ còn lâu mới có thể coi là đủ. Nghe nói, nhà thơ Nguyễn Duy cũng ôm ấp ý định làm một phim tài liệu về hành trình đày ải hơn sáu mươi năm trước, qua 13 huyện trên đất Quảng Tây của tác giả Nhật kí trong tù? Đây đúng là một ý tưởng hay và cấp bách, nếu thực hiện được sẽ rất hữu ích cho việc giảng dạy tác phẩm lớn này trong nhà trường và việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ nói chung. Trước các nhà thơ, nhà văn Việt Nam cả chục năm, đã có một học giả Trung Quốc say mê với ý tưởng tìm theo từng dấu chân của nhà thơ Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây, đó chính là PGS
Hoàng Tranh, tác giả cuốn sách sang trọng, công phu tôi đương cầm trên tay. Tên tuổi PGS Hoàng Tranh không xa lạ với giới nghiên cứu nước ta. Ông sinh tháng 6/1943 tại khu Mai Giang, thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, tốt nghiệp khoa Lịch sử, Đại học Trung Sơn năm 1966. Năm 1978 ông được điều từ bộ tuyên truyền huyện ủy Tượng Châu, Quảng Tây sang Viện Khoa học xã hội tỉnh. Lĩnh vực nghiên cứu của ông là sử địa phương, lịch sử quan hệ Trung Việt, lịch sử Đông Dương... Ông là tác giả và đồng tác giả các sách nghiên cứu rất có giá trị, hầu hết đều có liên quan đến quan hệ Trung Việt cận, hiện đại: “Các cửa khẩu đối ngoại của Quảng Tây”, “Lịch sử tóm tắt quan hệ Trung Việt”, “ Nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung Việt”, “Hồ Chí Minh với Trung Quốc”, “Chú giải thơ trong tù của Hồ Chí Minh”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc” (sách ảnh)... Ngay từ năm 1981, khi quan hệ Trung-Việt chưa được bình thường hóa, Hoàng Tranh vẫn theo đuổi đề tài nghiên cứu về Hồ Chí Minh với một ý hướng rất sáng tạo: gặp gỡ với những nhân chứng sống ở 13 huyện Quảng Tây từng được gặp gỡ, tiếp xúc với Người-tù-vĩ-đại năm xưa. Kết quả của công trình ấy là cuốn sách “Hồ Chí Minh với Trung Quốc” (NXB Quân Giải phóng Trung Quốc, Bắc Kinh 1987). Sách dày 254 trang, gồm 9 chương. Phó Giáo sư Phạm Tú Châu (Viện Văn học) đã trích dịch mục 7 và mục 9 trong sách này, in trong công trình “Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù” (Nxb Giáo dục, 1997). Chỉ cần đọc hai mục này đã thấy được công phu và cách làm việc cẩn trọng của một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, lồ lộ một tấm lòng yêu mến, kính trọng với vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, người bạn lớn và thân thiết của cách mạng Trung Quốc.
Đây là lời ông nông dân Từ Vĩ Tam ở Ba Mông, Tĩnh Tây, Quảng Tây mà Hoàng Tranh đã ghi lại trong cuộc trò chuyện ngày 15/6/198:1 “Năm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Quảng Ba dẫn đường từ Việt Nam sang. Hơn bốn giờ chiều ngày 12/7 âm lịch thì đến nhà tôi (tức ngày 25/8/1942-NV). Lúc ấy Hồ Chí Minh đeo trên lưng một cái túi lưới, tay cầm gậy, mặc áo kiểu đời Đường hai vạt màu be, để râu, trông thật giống một thày địa lý nông thôn. Tôi lập tức quét dọn nhà cửa, sắp đặt chỗ nghỉ cho ông... Lúc ấy vừa hay có mấy người bạn tới nhà tôi, họ đều biết Hồ Chí Minh và họ đều tham gia việc nhận anh em giữa người Trung Quốc và Việt Nam. Mọi người bảo hôm sau nữa là tết Trung nguyên (14 tháng Bảy), ở Quảng Tây là ngày lễ lớn, ăn tết với chúng tôi đã rồi lại đi. Hồ Chủ tịch đành ưng thuận. Như thế là Hồ Chủ tịch ở trong nhà tôi luôn trong ba ngày... Tối hôm tết Trung nguyên, ngoài tôi ra còn có Dương Đào, Vương Tích Cơ, Hoàng Đạt Hán, Hoàng Đức Quyền...cùng Hồ Chủ tịch ăn tết ở nhà tôi. Mọi người vừa ăn vừa bàn xem ngày mai ai đưa Hồ Chủ tịch đi. Dương Đào nói “Để tôi đi cho, và dù không ra khỏi cửa thì Quốc dân đảng bắt lính cũng không bỏ sót tôi đâu!”. Thế là quyết định Dương Đào đưa Hồ Chủ tịch lên đường. Lúc ấy Dương Đào còn chưa tròn 20 tuổi”. Dương Đào (dân tộc Choang, còn có tên là Dương Thắng Cương) chính là nhân vật trong bài thơ thứ 116 của “Nhật ký trong tù” có tên “Dương Đào bệnh trọng” (Dương Đào ốm nặng). Phiên âm: Vô đoan bình địa khởi ba đào/ Tống nhĩ Dương Đào nhập tọa lao/ Thành hoả trì ngư kham hạo thán/ Nhi kim nhĩ hựu khải thành lao. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã dịch khá sát nghĩa: Sóng dậy đất bằng hỏi cớ sao/ Đẩy anh vào ngục, anh Dương Đào/ Cháy thành lây vạ, buồn khôn xiết/ Nay lại thương anh mắc chứng lao. Dương Đào bị bắt cùng ngày với Cụ Hồ, được thả sau Cụ, nhưng vì thể chất yếu đuối, lại bị tù đày nên bệnh lao tiến triển rất trầm trọng rồi chết ở Liễu Châu, chưa kịp về lại quê hương Tĩnh Tây! Hồ Chủ tịch luôn tưởng nhớ đến Dương Đào, gọi anh là “Liệt sĩ”. Dịp Quốc khánh 1963, Hồ Chủ tịch mời bà vợ góa của Dương Đào cùng một số bạn Trung Quốc có công với Cách mạng nước ta sang thăm Việt Nam. Vì yếu mệt, bà nhường cho em ruột chồng là Dương Thắng Cường đi thay.
Bác Hồ thường đến thăm đoàn, khi họ về nước, Bác đã gửi lụa biếu bà Dương Đào (theo Hoàng Tranh và cụ Trần Đắc Thọ, dịch giả “Hồ Chí Minh- Thơ, Toàn tập” 2000, người đã tham gia đón tiếp các bạn Quảng Tây năm 1963). Chỉ một chi tiết này cũng đủ đánh đổ luận điệu của một vài “học giả” Việt kiều hải ngoại (như ông Lê Hữu Mục nào đó) đặt vấn đề nghi ngờ một cách vô lối tác giả đích thực của Nhật ký trong tù. Quốc tịch và thời điểm ghi chép của Hoàng Tranh (1981) khiến những tư liệu ông thu thập được càng trở nên khách quan và vô giá. “Hồ Chí Minh Hán văn Thi sao. Chú thích. Thư pháp” (198 trang khổ 18,5x26, Quảng Tây sư phạm xuất bản xã 2004) một lần nữa cho thấy tấm lòng và công phu của học giả Hoàng Tranh. Mỗi bài thơ chữ Hán Hồ Chí Minh đều xuất hiện hai lần trong sách : một lần dưới dạng chữ in, một lần là chữ viết của các cây bút thư pháp nổi tiếng. “Nhất chữ nhì tranh”, người Trung Hoa thời internet vẫn bị mê hoặc bởi những nét bút lông như phượng múa rồng bay và họ dùng nghệ thuật truyền thống độc đáo này để tôn vinh thơ Bác Hồ. Lời đầu sách do chính Hoàng Tranh viết ngày 10/9/2003 mở ra thật trang trọng “Hồ Chí Minh (1890-1969) là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc, được Tổ chức văn hoá, Giáo dục và Khoa học Liên hiệp quốc công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hoá”. Sau khi mô tả khá đầy đủ và khách quan quá trình sáng tác, xuất bản và nghiên cứu thơ chữ Hán Hồ Chí Minh ở cả Việt Nam và Trung Quốc, tác giả Hoàng Tranh hào hứng bình luận “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, dù là về mặt nghệ thuật hay về mặt tư tưởng, đều có giá trị rất cao. Thưởng thức thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, là một kiểu hưởng thụ tinh thần rất cao.” Ông phân tích rất thuyết phục “Văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc có mối quan hệ rất sâu sắc từ nguồn cội. Thời thơ ấu Hồ Chí Minh từng tiếp thu nền giáo dục Nho học, đào luyện bằng văn hóa truyền thống Trung Quốc. Người am hiểu thơ ca cổ điển Trung Quốc, nhất là những danh thiên, danh cú, có thể vận dụng một cách thành thạo. Hồ Chí Minh thường dùng chữ Hán để viết những bài thơ cổ thể, trong 169 bài thơ có trong tập sách thì đại đa số là thất tuyệt, cũng có một số là thất luật, ngũ tuyệt hoặc lẫn lộn các thể. Nhưng Người không hề tự giới hạn trong các ràng buộc của thể thơ, khéo vận dụng chữ nghĩa,
viết nên những bài thơ giản dị, không màu mè, ý tứ sâu xa. Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh phần lớn đều được viết ra một cách hồn nhiên, trôi chảy, rõ ràng như lời nói, thông tục, dễ hiểu. Thơ cổ điển nhưng lại mang tính thông tục và đại chúng, phải chăng đấy là tính chất hết sức độc đáo riêng có của thơ chữ Hán Hồ Chí Minh? Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ gần dân, bình dân, thơ Người cũng thể hiện điều này. Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, nội dung phong phú, rộng rãi, sâu sắc. Đảm lược cách mạng, khí khái cách mạng, trí tuệ cách mạng, tinh thần lạc quan chủ nghĩa, xem thường tất thảy khó khăn, trong gian nguy vẫn kiên định niềm tin ở ánh sáng và hi vọng, hết lòng yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu cuộc sống, yêu hòa bình; Phản kháng xâm lược, không sợ cường quyền, quyết chiến đến cùng với kẻ địch; chân thành một tấm lòng son với chiến hữu, đồng chí, bạn bè; nhìn sự vật bằng một thế giới quan khoa học.v.v..., đều thể hiện hết sức sinh động trong thơ chữ Hán Hồ Chí Minh. Học tập thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, có thể khiến chúng ta được giáo dục sâu sắc và cảm hoá, đồng thời, cũng khiến chúng ta, tự đáy lòng, thêm tôn kính một nhà cách mạng của giai cấp vô sản và một danh nhân văn hóa thế giới...”. Hoàng Tranh kết thúc bài giới thiệu dài, kĩ lưỡng và đầy cảm xúc của mình bằng một câu có chấm than “Hồ Chí Minh vĩnh viễn sống trong trái tim nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới!”. Quả là một tấm lòng trân trọng hiếm thấy với Hồ Chí Minh, với Việt Nam. Vì tấm lòng ấy, nếu ông có hơi... thiên vị những người đồng bang của mình trong việc chú giải một vài bài thơ chữ Hán Hồ Chí Minh thì độc giả Việt Nam cũng dễ dàng thông cảm. Chẳng hạn, bài “ Tầm hữu vị ngộ” (Tìm bạn chưa gặp) rất hay sau đây : Bách lí tầm quân vị ngộ quân/ Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân/ Quy lai ngẫu quá sơn mai thụ/ Mỗi đóa hoàng hoa nhất điểm xuân (Trăm dặm tìm không gặp cố nhân/ Mây đèo dẫm vỡ, ngựa chồn chân/ Đường về chợt gặp cây mai núi/ Mỗi đóa hoa vàng một nét xuân- Phan Văn Các dịch). Các nhà nghiên cứu Việt Nam đều thống nhất cho rằng người được Bác tìm thăm và không gặp chưa rõ là ai. Nhưng Hoàng Tranh đặt hẳn cho bài thơ (vốn không đề) là “Thám Vi Quốc Thanh đồng chí vị ngộ” (thăm đồng chí Vi Quốc Thanh chưa gặp) và chú thích “Bài thơ này viết vào mùa xuân năm 1954, trong giai đoạn chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ của Việt Nam kháng
chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đến nơi ở của đoàn cố vấn thăm hỏi các đồng chí Trung Quốc. Một hôm, Hồ Chủ tịch lại đến thăm đồng chí Vi Quốc Thanh, không may Vi Quốc Thanh vừa ra tiền phương. Hôm sau, Hồ Chủ tịch phái người mang bài thơ này đến tặng Vi Quốc Thanh”. Có thể coi đây là một giai thoại quanh bài thơ của Bác, một giai thoại làm tăng thêm hứng thú cho người đọc thơ? Nhiệt tình của Hoàng Tranh với thơ Hồ Chủ tịch đã khiến ông làm một việc chưa có tiền lệ: Từ một bài thơ tiếng Việt, “khôi phục” lại bài thơ chữ Hán! Đó là bài thơ tặng đại tướng Trần Canh (1903-1961), một người bạn vong niên Bác quen từ hồi ông học ở trường quân sự Hoàng Phố. Tháng 1/1950, trên đường từ Matxcơva về nước, qua Trung Quốc, Bác Hồ gặp lại Trần Canh trong một bữa tiệc và tặng ông một bài thơ chữ Hán. Thơ ngẫu hứng, viết ngay, tặng ngay nên không còn bản chữ Hán. Nhưng những người được đi theo Bác vẫn nhớ bài thơ được Bác tự dịch ra tiếng Việt mang tên “Gửi đồng chí Trần Canh”: Khi xưa gặp chú một thanh niên/ Nay chú cầm quân giữ soái quyền. Trăm vạn hùng binh theo lệnh chú/ Giữ gìn cách mạng cõi Điền biên”. (Điền là tên tắt của tỉnh Vân Nam, nơi tướng Trần Canh làm tỉnh trưởng). Năm 1990, một người từng được tháp tùng Bác trong chuyến đi ấy tên là Lê Phát đã kể lại câu chuyện và bài thơ dịch của Bác trên báo Văn nghệ. Và Hoàng Tranh đã kì công “ tái chuyển dịch” bài thơ sang Trung văn, đặt cho cái tên rất cụ thể là “ Tại Nam Ninh tặng Trần Canh đồng chí”: Đương niên ngộ quân nhất thanh niên/ Như kim thống binh ốc soái quyền/ Hùng sư bách vạn tất thính lệnh/ Hãn vệ cách mạng cố Điền biên”. Quả thực, thơ Hồ Chí Minh đang có cuộc sống riêng, không chỉ trong sách vở mà còn trong tâm trí hàng triệu người, ở Việt Nam, ở Trung Quốc và nhiều đất nước, nhiều ngôn ngữ khác nữa! 18/8/2006 Nguyễn Hoàng Sơn
---------
Hội Văn Hóa Việt Phỏng Vấn GS. Lê Hữu Mục về HUYỄN THOẠI Hồ Chí Minh Tinh Vệ (D.T.) Nhân chuyến Nam Du hay Hoa Kỳ Du, học giả Lê Hữu Mục có dành cho chương trình phát thanh của Hội Văn Hóa Việt một cuộc phỏng vấn tại San Jose, tiểu bang California. Bài phỏng vấn này do giáo sư Trần Công Thiện, đồng nghiệp của giáo sư Lê Hữu Mục tại Đại học Sư phạm Sài Gòn, và luật sư Đỗ Doãn Quế thực hiện ngày 8 tháng 6 năm 2003, phát thanh sáng và chiều chủ nhật, đồng thời đưa lên mạn lưới toàn cầu với website của Đài Quê Hương. Chúng tôi dựa theo những câu trả lời của GS Mục, sắp xếp lại, bàn thêm, viết thành bài này. Học giả Lê Hữu Mục là giáo sư Đại học Văn khoa và Sư phạm, ông đậu đầu kỳ thi Tiến sĩ Văn chương Việt Nam dành cho các giáo sư đại học năm 1970. Ông còn là nhà biên khảo, nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu triết học và tôn giáo và là nhạc sĩ nữa. Ngoài khoảng trên 20 tựa sách, những bài diễn văn quan trọng, bài viết đăng báo, ông viếtù cuốn “Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký” gây nhức nhối cho cộng sản Việt Nam. Cuốn sách này ông ra sức, tập trung ý chí và khả năng hoàn thành chỉ trong một tháng. Sở dĩ ông phải viết nhanh như vậy để kịp phá vỡ huyền thoại “Nhân vật Văn hóa Quốc tế mà Tổ chức UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc) dự định tôn vinh Hồ Chí Minh. Đây là chuyện cũ, nhưng cho đến bây giờ vẫn là mới nên nhắc lại chuyện cái phao xẹp “Tư tưởng Hồ Chí Minh” mà nhóm bạo quyền cố bám vào để tàn dân hại nước.
Với phương pháp dùng textology (văn bản học), hệ thống hóa lại, tìm ra những mâu thuẫn và sai lầm rất vững vàng, tác giả đã minh chứng rằng: Hồ Chí Minh là kẻ đạo văn. Chúng ta đã biết người cộng sản dùng bất cứ phương tiện nào dù xấu xa, vô nhân, vô đạo, vô luân nhất để đạt đến mục tiêu. Mượn đầu heo nấu cháo, lợi dụng xương máu dân lành để nhận công của đảng mình chưa đủ, họ còn muốn làm anh hùng Văn Hóa Quốc tế nữa. Nhóm bồi bút Viện Văn Học dựa trên sự mạo nhận của Hồ Chí Minh, ăn cắp văn của người khác, để thổi phồng tập thơ nhật ký lên một cách lố bịch và trơ trẽn. Mở đầu cuộc phỏng vấn ông Mục cho biết sau ngày 30 tháng Tư, 1975 ông tìm đường đào thoát mấy lần nhưng dều thất bại. Trong những giáo sư ĐH Sư Phạm bị kẹt lại có ông Khoa trưởng Trần Văn Tấn, GS Trần Kim Nở… Những người chủ mới của Trường Sư Phạm miền Nam, ngoài miệng thì nói những câu: đoàn kết, xóa bỏ hận thù, hòa giải
Bắc Nam, nhưng trên thực tế chỉ là những lời giả dối, xảo trá. Họ hứa hẹn nhiều, nhưng chẳng thực hiện được gì. Họ ở trong tư thế chờ đợi chỉ thị ở Bộ Chính Trị, họ xa cách, lạnh lùng với các GS còn kẹt lại. Các giáo sư ngơ ngác, đúng cảnh “ hàng thần lơ láo…” của Nguyễn Du, tuy bị bắt buộc phải thua cuộc. Vẫn vỏ ngoài, qua những cuộc tiếp xúc, họ giả vờ tìm cách ve vãn, mời mọc, nhưng “nói vậy nhưng không phải vậy”. Các GS miền Nam đúng ngồi không yên, không biết phải làm gì, không biết đi đâu, hoang mang, chán nản. Điều xúc phạm đầu tiên là cách xưng hô “anh chị” kỳ cục. Trước kia có tôn ti trật tự, là thày là giáo sư, là ông, bà. Giờ đây là anh chị cá mè một lứa. Thậm chí ông Mục còn khôi hài nói “trường sở vốn là của mình, nơi mình làm việc dạy học bao nhiêu năm, bây giờ không biết là sẽ đi tiểu ở đâu?” Hà Nội lộ mặt thật qua vụ ông Lê Trí Viễn vào Nam “lên lớp” các thày miền Nam. Ông cán bộ giáo dục này tấn công nền sư phạm miền Nam nặng nề. Ông ta chê là miền Nam không có một giáo trình quy củ, đàng hòang, không có cuốn sách nào là sách giáo khoa chính thức, không có một tác phẩm nào tiêu biểu cho sư phạm của một nền đại học. (Ông Lê Trí Viễn đã dùng nền giáo dục một chiều, chật chội của chế độ, để so sánh với chủ trương nền dục khai phóng ở miền Nam). Ông ta dùng những lời đả kích mạnh mẽ, vì ông ta ở thế thượng phong, thế của kẻ thắng. GS Mục là Trưởng Ban Việt-Hán đại diện cho nhóm sư phạm kẻ bại trận (trong nhóm có GS Trương Văn Chình là GS ngôn ngữ học nổi tiếng). Mở đầu ông Mục cũng nói vài lời khiêm tốn, nhưng càng về sau, càng bị bực bội, nên hơi mất bình tĩnh, tấn công trở lại nhóm GS miền Bắc. Ông cho biết ông đã đọc hết tài liệu giảng dạy dành cho giáo sinh miền Bắc và đánh giá rằng những tài liệu đó cũng không có giá trị cao, chỉ đáng quay ronéo phát cho giáo sinh làm tài liệu nội bộ thôi. Ông cũng phản pháo lại, cho biết là ngoài ấy cũng không có tác phẩm giáo khoa nào xứng đáng. Một chuyện khác diễn ra để chúng ta thấy cái máy móc, một chiều của Hà Nội. Ông Hoàng Xuân Nhị được coi là một giáo sư gạo cội, từng đi du học bên Pháp và Liên Xô, vào Sài Gòn thuyết trình về thơ của Hồ Chí Minh. Ông ta nói dài dòng về cuốn Ngục Trung Nhật ký trước cử tọa cũng coi như các học viên, là các giáo sư đại học, trong đó có GS Phạm Xuân Quảng, Lý Công Cần… Sau bài thuyết trình, họ buộc các giáo sư phải thảo luận về nội dung cuốn sách. Mọi người ngỡ ngàng, vì chưa ai đọc cuốn nhật ký xa lạ này cả, làm sao có đủ dữ kiện để thảo luận, thu hoạch? Các giáo sư bán cái, đùn đẩy cho ông Mục “vì ông rành chữ Hán” lên tiếng. Ông Mục tuy chỉ là lần đầu tiên nghe nói về Ngục Trung Nhật ký, nhưng với phản ứng mau lẹ và với kinh nghiệm giảng dạy văn chương lâu năm, ông bắt ngay được những
khuyết điểm của cuốn sách. Ông cho biết cuốn thơ đó có bốn khuyết điểm (Vì không đủ thì giờ phát thanh, ông Mục chỉ nêu lên hai khuyết điểm). Thứ nhất thể thơ trong đó phần lớn là thơ bảy chữ bốn câu, thất ngôn tứ tuyệt. Thơ bảy chữ là thơ trang trọng, nghiêm túc, còn thơ lục bát là thơ dân tộc, bình dân, nhưng dịch thất ngôn sang lục bát dễ bị loãng, câu thừa, câu thiếu, tại sao lại dịch như thế? Diễn giả họ Hoàng ngẫm nghĩ rồi trả lời: “Để thỉnh thị ý kiến ở “trên” sẽ trả lời sau”. Thấy cái lúng túng, e ngại, tránh né của diễn giả là các GS miền Nam hiểu ngay được số kiếp văn nô miền Bắc đồng thời hiểu được tương lai của mình. Câu hỏi và là thắc mắc thứ hai: Trong bài thơ Thụy Bất Trước (số 59) có câu: “Mộng hồn hoàn nhiễm ngũ tiêm tinh” (Không ngủ được, nên dịch là Sao năm cánh nhọn mộng hồn quanh), tại sao lại dịch là: Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh? Kể ra ông Mục đã uống thuốc liều, đã dám mó vào dái ngựa, dám đụng đến lá đảng kỳ của họ. Tất nhiên là Hòang Xuân Nhị phải vội vàng tránh né ngay, nói như vẹt là “sẽ trả lời sau khi thỉnh thị ý kiến ở trên. Đám văn nô, văn thi sĩ cung đình biết là dịch gượng, sai và ẩu, nhưng cố nhét sao vàng vào đó để ca tụng là Bác tuy bị tù nhưng lúc nào cũng nghĩ đến non sông đất nước. Đó là do câu thành ngữ Trung Quốc “ngũ tinh liên châu” (Cứ 60 năm thì 5 hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong Thái Dương Hệ lại tụ về 1 phía) hàm ý diễn tả chuyện lành báo trước, chuyện xum họp vui vẻ giữa vợ chồng. Đáp câu hỏi, giới văn học giáo dục có thường gặp giới giáo dục, văn học ngoài đó không, GS Mục cho biết phần nhiều là “họ đến gặp tôi, tôi ít khi tìm gặp họ”. Trong số đó có nói chuyện với ông Hồ Lê, Nguyễn Đổng Chi, Trần văn Giàu. Riêng ông Nguyễn Công Bình nhiều lần mời cộng tác, nhưng tôi tìm mọi cách để từ chối. Cuộc tiếp xúc với giáo sư Nguyễn Đổng Chi, bạn với tôi hồi còn ở Hà Nội trước 1945 là đáng ghi nhớ nhất. Ông Nguyễn Đổng Chi là một học giả nổi tiếng, tác giả cuốn “Cổ Văn Học sử”, đã từng là Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội. Ông Chi mời ông Mục đến nói chuyện ở Trung tâm Ngôn ngữ, trong một phòng dành riêng cho giáo sư. Sau nửa giờ nói chuyện, ôn chuyện cũ, bàn chuyện ngày nay, ông Mục hơi ngạc nhiên thấy ông Chi khóc, nước mắt tràn xuống hai gò má. Ông Chi vừa khóc vừa bảo bạn: - Anh Mục ơi, anh nên đi đi. Người ta không dùng anh đâu. Nên đi ra nước ngoài đi. - Nếu không anh cũng sẽ phải đóng kịch với họ như tôi thôi. Trong bao nhiêu năm nay, tôi đã phải đóng kịch với họ mãi rồi! Còn gì đau khổ cho bằng một trí thức, một kẻ sĩ không dám sống thật với mình, với người, luôn luôn phải giả dối để sinh tồn. Ông Chi đã chí tình khuyên ông Mục, vì tay ông đã bị nhúng chàm, ông lỡ phải theo lao luôn.
Ông Mục cũng gặp nhà thơ Xuân Diệu, ông Mục hỏi ông Xuân Diệu: - Ngày xưa anh rất thành công, chúng tôi qúy mến anh lắm. Nhiều nữ sinh chép thơ của anh học thuộc lòng. Chúng tôi trong này dạy thơ Xuân Diệu ở Đại học Văn khoa. Còn bây giờ anh sáng tác ra sao? Xuân Diệu lừng khừng đáp: - Tôi vẫn sáng tác như ngày xưa. - Chúng tôi không được đọc bài thơ nào của anh hay như ngày xưa nữa! - Tôi có viết cho tôi nữa đâu. Tôi viết cho quần chúng đấy chứ. Họ có trình độ thấp, ít học, do đó tôi không thể viết ra những gì gọi là tinh hoa của tôi được. - Vây anh có tin những gì anh viết cho họ không? Xuân Diệu vẫn lừng khừng nói: - Việc gì phải tin. Cần gì phải tin. Qua cách trả lời của Xuân Diệu, chúng ta thấy ông ta vẫn còn tự kiêu, vẫn nuối tiếc thủa xa xưa, đồng thời cũng vẫn sợ mất lập trường, tiêu thẻ đảng. Một nhà thơ công thần của chế độ phát biểu là không tin những tín điều mình truyền bá ra cho quần chúng, sẽ được đảng đối xử ra sao? Ông Mục cũng tiếp Trần Văn Giàu khi tay lý thuyết gia cổ thụ này mò đến dụ dỗ. Sau cơn địa chấn 30 - 4, ông Mục cũng như các GS đại học khác bị cướp mất nhà dành riêng cho các giáo sư đường Duy Tân, ông phải thuê một căn phòng ọp ẹp ở khu lao động. Không hiểu lấy tin tức ra sao ông Giàu lò mò kiếm được nhà. Ông vừa đến trước cửa nhà thì bị vấp ngã xuống, ông Mục chạy ra nâng ông ta dậy. Năm đó ông Mục ngòai 60, còn ông Giàu cỡ ngoài 70, tóc bạc phơ, vừa vào đến nhà, ông Giàu nói ngay: - Tôi biết ông sắp đi Ca-na- đa. Tôi đến mời ông ở lại cộng tác với chúng tôi. - Tại sao cụ lại để ý đến tôi thế? Tôi cũng chỉ là một người dạy học bình thường như mọi người khác thôi. - Tôi đã đọc sách của ông. Ông viết rất đạt. Ông khác người ta chứ, ông có đủ ba điều kiện để làm một nhà nghiên cứu, giảng dạy. Một là phải thông hiểu Hán và Nôm, mới đi vào văn hóa Việt Nam được, ưu điểm hai là biết hai sinh ngữ Pháp, Anh để hiểu phương pháp luận và nghiên cứu rộng rãi hơn. Ba là phải có tài viết văn. Nhiều người nói và dạy học thì được, nhưng không viết được. - Tôi sang Ca-na-đa vì được gia đình bảo lãnh qua. Rất tiếc tôi không ở lại làm việc chung với cụ và các ông được. Tôi thấy có giáo sư Nguyễn Văn Trung và giáo sư linh mục Thanh Lãng dạy học rất giỏi. Ông Trần Văn Giàu lắc đầu: - Ông Trung chưa phải là nhà nghiên cứu văn học, ông ấy chỉ là một ký giả khá thôi.
Còn ông Thanh Lãng thì chỉ nên giảng đạo trong nhà thờ hơn là giảng ở trường đại học. Sau đó ít lâu họ có mời giáo sư Thanh Lãng tiếp tục giảng dạy. Ông Mục nói: “Nghĩ cũng tức cười, một người thì giục đi đi, một người thì kèo nài nên ở lại”. Sau đó ông có dịp đọc những tài liệu do ông Thanh Lãng viết, giảng, nói chuyện sau này và nói: “Tôi thấy tội nghiệp, ái ngại cho ông ta quá. Ông Thanh Lãng đã phải nói, phải viết những gì về tôn giáo, văn học và ngôn ngữ học mà chế độ muốn ông viết”. Nghe nói sau này khi tỉnh ngộ, ông tỏ ý chống đối và bị họ đánh thuốc độc chết. Để trả lời câu hỏi của giáo sư Trần Công Thiện là do động cơ nào thúc đẩy mà giáo sư Lê Hữu Mục đã viết cuốn “Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật ký”, tác giả cho biết: “Chính là do bài thuyết trình của ông Hoàng Xuân Nhị, sơ khởi đã khiến tôi chú ý đến cuốn thơ nhật ký đó. Không phải là do văn chương trác tuyệt và tư tưởng cao siêu gì mà là tôi đặt nhiều nghi vấn. Những cán bộ thơ văn, phê bình, khảo cứu gì đó của Viện Văn Học đã dùng cái chổi phù thủy thổi phồng lên, lừa dối chính họ, lừa dối dân chúng và nịnh bợ lãnh tụ kiếm chút cơm thừa canh cặn. Đúng như nhà thơ, nhà văn Vi Khuê ở Washington DC đã nhận xét: “Chẳng có giá trị gì để chúng ta phải chú ý tới nó’. “Sau nữa là khi tôi bị tù về tội vượt biên, trong trại tù lập một tủ sách, có cuốn nhật ký đó, tôi mượn về đọc vì có in chữ Hán trong đó. Những bạn tù người Hoa (Trung Quốc) đọc xong và họ ngạc nhiên lắm. Họ nói giọng văn thơ này là của người Tàu, không phải lối viết, lối nói của người Việt, chúng tôi thấy quen thuộc lắm. Họ nói đúng ý tôi làm tôi càng chú tâm phải đọc kỹ. Rõ ràng trong sách có tên ông già Lý người
Tàu, ai cũng để ý đến ông già này. Phải chăng chính ông già không rõ lý lịch này mới là tác giả đích thực của tập thơ? “Kịp đến khi tôi sang đến Gia nã đại, gặp lúc Văn Bút Việt Nam đang thời kỳ tái lập ở hải ngoại. Anh em Văn Bút lúc đó hoạt động hăng lắm, có nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, có nhà văn Trà Lũ, tức giáo sư Trần Trung Lương đồng nghiệp với tôi… Anh em giục giã tôi viết để nói lên sự thật. Viết lên không phải để chê về mặt văn chương và tư tưởng, phải lên tiếng vì sự mập mờ đánh lận con đen, chuyện nhận vơ, chuyện Hồ Chí Minh đạo văn. Anh em ở hải ngoại bảo nhau phải tìm mọi cách để xóa bỏ cái huyền thoại Hồ Chí Minh, chuyện Hồ Chí Minh sẽ được tôn vinh là nhà văn hóa lớn quốc tế do UNESCO công nhận. Dạo đó có phong trào “No HO” nổi lên đòi hủy bỏ vụ tuyên dương vô lý này. Tôi cố gắng viết, chỉ nội trong một tháng là xong. Tôi gửi loạt bài này đăng trên tạp chí Làng Văn của nhà báo, nhà thơ Cung Vũ Nguyễn Hữu Nghĩa và nhà báo Nguyên Hương. “Tôi viết chưa xong thì ông giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Trần bên Paris biết được, ông bay qua Montréal gặp tôi ngay. Tuy viết chưa xong ông cũng lấy một phần rồi cùng với
bác sĩ Nguyễn Ngọc Quỳ, nhà hoạt động tôn giáo xã hội Võ Văn Ái dịch sang Pháp văn. Các ông ấy họat động tích cực lắm. Vì trụ sở UNESCO ở Âu Châu nên tranh đấu rất thuận tiện. Thấy có tài liệu chứng minh phủ nhận sự nghiệp văn hóa ma, UNESCO sáng suốt và mau chóng hủy bỏ vụ tôn vinh. Vì Hồ Chí Minh không biết làm thơ, cũng chẳng phải là nhà văn học, văn hóa gì cả. Ông ta chỉ là kẻ ăn cắp thơ. “Cũng chuyện ma giáo, lừa bịp tương tự thời còn ở Pháp. Theo luật sư Trường thì Hồ Chí Minh mánh khóe, khôn vặt lấy tên là Nguyễn A'i Quốc. Trong khi đó những nhà cách mạng miền Nam giỏi Pháp văn khi viết báo chống thực dân Pháp, ngay trên đất Pháp, đều ký bút hiệu là Nguyễn A'i Quấc, đánh vần theo miền Nam. Đó là một bút hiệu chung của nhiều tác giả các bài báo. Họ Hồ lấy tên như vậy, nếu nội dung bài báo có giá trị thì người ta tưởng lầm với bút hiệu Nguyễn A'i Quấc. Còn bài dở thì ông ta sẽ cãi là tôi ký tên là Quốc chứ có lấy bút hiệu Quấc của các ông đâu! “Khi cuốn sách của tôi ra mắt độc giả, chắc chắn là giới văn nô cộng sản bên kia đại dương cũng đọc. Họ bồn chồn, nhức nhối phải tìm cách đối phó lại sự thật qua những lụận lý vững chắc, hợp lẽ phải. Họ tập trung chất xám lại ra một cuốn sách dày gấp bốn sách của tôi để tìm cách chứng minh là Bác của họ cũng biết làm thơ. Nhưng trước sau gì cũng giấu đầu hở đuôi. “Họ đánh lừa độc giả trong nước là cuốn sách của tôi ra sau tập sách của họ. Họ nói sách tôi ra năm 1990, còn sách họ ra năm 1989. Sự thật là các bài viết của tôi đã đăng từng kỳ trên tạp chí “Làng Văn” từ năm 1989, đến năm 1990 mới in thành sách. Còn sách của họ phát hành năm 1990, nhưng đề lui năm lại là 1989! “Lại nữa, đề sách đã là lời thú nhận: “Suy nghĩ lại về Ngục Trung Nhật Ký”. Tại sao lại phải suy nghĩ lại, có vấn đề mới phải suy nghĩ lại. Họ xác nhận là trong thời chiến họ phải dùng những lời dao to búa lớn để tuyên truyền, họ thú nhận là đã “cường điệu”, mà cường điệu là exagerate, là lớn lối, bịa đặt thêm. Họ bảo phải làm thế để tạo một quan niệm sáng tác gương mẫu, là phải theo hướng sáng tác như thơ của bác, bình dân và trong thơ phải có thép (chiến đấu tính). “Trước sau gì chỉ là một vụ bịp, một tấn kịch đóng rất vụng. Hồ Chí Minh úp mở nhận là thơ của mình. Đám nô bộc văn nghệ cung đình dùng ống đu đủ thổi phồng lên rất lố bịch. Một chứng cớ không thể chối cãi là chữ ghi ngoài bìa sách năm tác giả bị tù là 29 – 8 - 1932 đến 10 – 9 - 1933. Năm đó thì Hồ Chí Minh chỉ bị Quốc Dân Đảng bắt và cầm tù ở bên Tầu vào năm 1942 - 1943 thôi. Thời gian cách xa nhau 10 năm trời.
Trong Tổng Tập Văn học của Hà Nội tại tập 38 trang 507 có in lại hình bìa, nhưng lại xóa bỏ ngày tháng tù của nguyên bản. Rõ ràng có sự che giấu, khuất tất. “Ngay giáo sư Đặng Thái Mai, bố vợ Võ Nguyên Giáp cũng thắc mắc về sọan niên
cuốn nhật ký. Ông là nhà giáo nổi tiếng, một học giả, lúc đó đang nhận nhiệm vụ hiệu đính lại cuốn thơ. Ông đặt câu hỏi thẳng với Hồ Chí Minh; Hỏi ai dám đề năm tháng kỳ quặc là năm 1932 - 1933, đây là tác phẩm của lãnh tụ cao nhất nước? Hồ Chí Minh không trả lời. Sau này bí thế quá, ViệnVăn Học trả lời vắn tắt rằng: Đề năm 1932 - 33 là sai, phải là năm 1942 - 43 mới đúng. Cách trả lời rất vắn tắt, không có lời giải thích minh bạch, thỏa đáng. “Nói chung tập “Suy nghĩ lại về Ngục Trung Nhật ký” có đến sáu phần mười đồng ý với tôi, phần còn lại họ chưa đồng ý. Cuốn sách không dám phản bác lại từng điểm, chỉ có ý xác nhận là bác có biết làm thơ chữ Hán, lờ chuyện đạo văn đi. Ở Việt Nam không ai dám nói tới cuốn sách vạch mặt của tôi nữa. Tuy nhiên các thày cô giáo rất khó trả lời trong giờ ngữ văn, nếu có học sinh hỏi: Sao nghe nói thơ đó không phải là thơ của bác? “Cũng nhờ vậy, sau vụ tôn vinh hụt, Hà Nội đã chùn lại, không dám tâng bốc quá đáng thơ thẩn của Hồ Chí Minh nữa” Họ ở thế bị động, phải đấu dịu với GS Lê Hữu Mục. Ông nói: “Tôi thuộc lòng câu kết tập sách dày cộm của họ: Người ta nói: Bỏ gươm xuống thì thành Phật. Thánh Phao lồ khi cầm gươm là kẻ thù của Thiên chúa giáo. Bỏ gươm xuống là bạn của Thiên chúa giáo. Tác phẩm của ông Lê Hữu Mục, thực chất là hành động giơ dao lên. Chúng tôi không biết ông sẽ làm gì với con dao đó. Chúng tôi đề nghị ông nên hạ dao xuống thì hơn”. GS Mục cũng không hiểu họ muốn nói điều gì. Giáo sư kết thúc bằng một câu đủ gói ghém câu chuyện khi được hỏi là: Ôâng nghĩ gì về cái gọi là Tư tưởng Hồ Chí Minh, họ thường rêu rao? - “Tôi không thể nào cho rằng Hồ Chí Minh có một tư tưởng. Một tư tưởng
lớn đáng bàn đến phải có một hệ thống triết lý, hơn nữa phải có một chương trình hành động sát lý thuyết, sát triết thuyết đó. Hồ Chí Minh không có cả hai điều kiện ấy, không thể gọi là tư tưởng được. Chính Hồ Chí Minh không nhận mình là một nhà tư tưởng, một nhà thơ. Ông ta thú thực với một nhà báo Pháp là ông ta chỉ là một ký giả thôi. Họ gán cho tôi là tác giả các bài thơ, tôi có làm được nhiều thơ thế đâu!” Thực đúng như nhiều người đã khẳng định: Hồ Chí Minh không có tư tưởng, chỉ có khẩu hiệu thôi. Mấy khẩu hiệu đó ai cũng có thể nói được, chế ra được: Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết; Không có gì qúy hơn độc lập tự do; Ta nhất định thắng, địch nhất định thua thì đứa con nít lên 5 tuổi cũng nói được. Hồ Chí Minh còn “đỡ nhẹ” câu “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” của Tầu ngày xưa. Như thế hiển nhiên là không thể khoác cho Hồ Chí Minh chiếc áo huyền thoại được, chỉ đáng gọi là Huyễn thoại Hồ Chí Minh thôi.
Tinh Vệ (D.T.) -
---------
Ngục Trung Nhật Ký trên Vikimedia http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_k%C3%BD_trong_t%C3%B9
-
----
(1) Tất cả các cuốn Tiểu sử của HCM do CSVN xuất bản đều ghi tương tự rằng:“HCM bị Chính quyền Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch (TGT) bắt giam 14 tháng khoảng từ 28.8.1942 đến cuối tháng 10.1943, tại 18 nhà lao thuộc 13 huyện, thị trấn, thuộc vùng Quế Lâm, Liễu Châu, Trung Quốc, với những điều kiện giam nhốt cực kỳ khắc nghiệt thối tha, sức khỏe rất yếu, lại phải mang vác đồ đạc để chuyển trại giam liên miên đến 17 lần, tổng cộng phải đi bộ đến hàng ngàn cây số”. Thế mà HCM quá “siêu giỏi” làm được đến 134 bài thơ tuyệt tác bằng chữ Hán, mỗi tháng hơn 10 bài, rồi giả ghi ngoài bìa là từ 29.8.1931 – 10.9.1933 để qua mặt bọn TGT ! Một điều rất quái dị là tất cả quan quân TGT hoặc “quá văn minh lịch sự và quá khờ khạo chưa hề có trên thế giới”, hoặc HCM có phép thần thông “thôi miên mà (che hoặc làm hoa mắt) mắt” bọn quan quân cai ngục TGT cho chúng như mù hết, nên cả một tập thơ khá dày chửi rủa chế độ nhà tù TGT đến như thế, dễ thấy đến như thế mà bọn họ cũng đành bất lực để yên cho “bác” mang vào ra nhà tù như vào ra thư viện đến những 18 lần xuất nhập 18 trại giam! Thật y như Tề Thiên Đại Thánh ! Người mạn phép tác giả viết thêm chú thích nầy đã kinh qua các nhà tù 04 lần (08 trại giam) 01 lần thời Đệ nhị Cộng hòa, 03 lần dưới chế độ Cộng sản sau 1975, thấy rõ : cho dù các CA CSVN hiện nay đã “văn minh độ lượng” đến thế, thì một cái kim, một tờ giấy các tù nhân cũng không sao mang lén vào phòng giam lọt (trừ ra khi được cố ý lờ đi), thì làm sao vào thời TGT rất “gian ác tàn bạo” mà “bác vĩ đại của Dân tộc VN” lại có thể đủ giấy bút mực kim chỉ để làm đến 134 bài thơ, đóng gọn thành một tập khá đẹp, chưa kể hoặc không cần nháp, ngoài bìa còn vẽ hình minh họa hẵn hoi ! Nguyên một chi tiết “khó tin còn hơn chạy bộ lên trời” như thế mà bao nhiêu năm, bao thế hệ “trí thức” miền Bắc (và cả một số học giả ngoại quốc nữa) vẫn cứ “bị bịt mắt” lại mà nghiền ngẫm và ca tụng những “vần thơ trác tuyệt” của “nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại" đại bịp HCM !
Gần đây Ông Lê Văn Ấn đã viết : “Trong tập thơ Ngục Trung Nhật Ký mà Hồ Chí Minh hí hửng giao cho thuộc hạ dịch ra thơ nôm, cho in cả 2 triệu cuốn, phổ biến cho Nhân dân “học tập thơ Bác” có lộ ra bài “Thế Lộ Nan III : Trung thành, ngã bản vô tâm cứu Khước bị hiềm nghi tố Hán gian Xử thế nguyên lai phi dị dị Nhi kim xử thế cánh nan nan ! Giáo sư Lê Hữu Mục dịch : Trung thành, ta vốn lòng không thẹn Lại bị hiềm nghi làm Hán gian Vốn biết là đời không dễ xử Ðến nay càng khó xử muôn vàn ! Bài thơ này là chứng cớ Hồ Chí Minh ăn cắp thơ của một người Hán, vì Hồ Chí Minh là người Việt – nên chỉ làm được Việt gian, làm sao có thể làm được Hán gian !” Thật quá tội nghiệp cho biết bao học sinh và sinh viên VN “thời đại HCM” này đã bị buộc phải nhai nhét bao vần thơ đạo chích ấy!!! Nếu HCM không ăn cắp tập thơ nầy của người khác, thì cũng là ngụy tạo, chắc chắn rõ ràng không thể khác được; cũng chỉ là tuồng một duộc như “Đại tác phẩm dỏm” tự tạo nên hình ảnh “Cha già Dân tộc rất mực thánh thiện”, tự ca tụng mình trong “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” do Trần Zân Tiên là “soạn giả” nhưng đích thị chính HCM đại bợm mới là “soạn thật”, đã là “sách gối đầu giường” của bao thế hệ “đoàn thanh niên CS–HCM” và “trí thức” của cả một chế độ CSVN “cực kỳ tối tăm và quá buồn cười” đến độ nhiều học giả gọi là “đống phân tư tưởng HCM...” như Giác Thư của Trần Nhu gửi các Tướng lãnh & Binh sĩ QĐNDVN ngày 01-01-2006... ------------------------Ta'c gia? Nguc Trung Tu`y Bu't ye^u nu+o+'c na`o ta.i Qua?ng Ta^y ? phu.c Quan Co^ng ? Chung quanh vấn đề “tôn sùng lãnh tụ” xin mời đọc những ý kiến về tác giả của Ngục Trung
Tùy Bút Hồ Chí Minh tự nhận mình là tác giả những bài thơ chữ Hán trong tập thơ Ngục Trung Tùy Bút, có nhiều người đồng ý và thích. Exryu Nam Trân là 1 người đã dịch thơ Nhiều người khác cho rằng cuốn sách này của 1 người cách mạng Trung Hoa làm ra khi ở trong tù, ông Hồ nhận bậy Ngoài ra có người khen, người chê một số bài thơ Xin mời quí anh chị theo dõi D~ Sự thật về tung hô tôn sùng lãnh tụ Sông Lô http://www.danchimv iet.com/php/ modules.php? name=News& file=article& sid=3931 Trích vài ý kiến: --Re: Sự thật về tung hô tôn sùng lãnh tụ 2007-09-22 19:45:07 Tâm Việt Khai Trí Minh Tâm, Dân Khôn Nước Thịnh Ngục Trung Nhật Ký. Tác giả viết cho ai ?? Chắc chắn là không viết cho dân tộc Việt Nam đọc, mà viết cho dân Trung Hoa, chẳng hạn như bài cổ động kháng chiến chống Nhật, ca ngợi Thống tướng đảng trưởng Tưởng Giới Thạch hay bài khen con gà trống cạnh nhà tù ( thính kê minh) nhờ tiếng gáy của nó đánh thức dân Tàu dậy mà thực hiện lòng ái quốc. Địa vị ông thế nào ? Đã có danh vọng sợ mất tiếng tốt sẵn có của mình. "Bả nhân danh dự bạch hy sinh" nghĩa là Cho người vô cớ mất thanh danh. "Gián điệp hiềm nghi không niết tạo" nghĩa là Bịa chuyện tình
nghi là gián điệp, Tuổi tác chừng bao nhiêu ? Đã lên tuổi lão phải chống gậy, răng rụng tóc bạc Tâm trạng ra thế nào ? Tức giận vì bị hàm oan, kiêu hãnh vì sự hiểu biết và quá khứ của mình. "Thí vấn dư sở phạm hà tội? Tội tại vị dân tộc tận trung!" nghĩa là Thử hỏi chính ta phạm tội gì? Có phải tội vì tận trung với dân tộc Trung Hoa của mình hay sao ! . Bài "Thế nạn hữu mẫn tả báo cáo", làm đơn kiện cho bạn tù. Thân nhân bạn bè là ai ? Các tướng lãnh trong quân đội Trung Hoa dân Quốc. bài "Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa viên" và bài "Hoàng khoa viên lai thám", bạn bè viếng thăm Quan niệm chính trị thế nào? Cần kiệm liêm chính, trước trung với đảng, tổ quốc rồi mới đến nhân dân. Tác giả yêu nước nào? Trung Hoa Dân Quốc Quê hương ông ở đâu? Túc Vinh, là nơi bị bắt khi ra phố chơi; thuộc huyện Thiên Bảo, Tỉnh Quảng Tây Niềm tin tôn giáo nào? Thờ Quan Công. "Xích nhật trường minh Quan Vũ tâm" nghĩa là Mặt trời đỏ sáng mãi như tâm của Quan Công. Đa số người Quảng thờ Quan Công. Biết ngoại ngữ nào? Tiếng Anh Sức chịu đựng khó nhọc? Rất yếu vì tuổi cao, than vẫn khi bị rụng răng mất gậy. Vì bị oan nên tinh thần buồn chán nhưng sau đó nhờ có vốn học vấn nên giải khuây bằng việc ngâm thơ, để sau đó gặp bạn hữu là tướng Lương Hoa Thịnh và Tiểu Hầu thiếu tướng giúp đỡ tiền bạc mua giấy mực bút lông mà viết, kể cả làm đơn khiếu nại cho bạn tù. ----
Re: Sự thật về tung hô tôn sùng lãnh tụ 2007-09-22 12:03:42 Tâm Việt Khai Trí Minh Tâm, Dân Khôn Nước Thịnh Nguyên cái việc dịch sai để mượn Ngục Trung Nhật Ký làm tài liệu tuyên truyền xúi dục thù hận (1) đồng thời ca ngợi lá cờ đỏ sao vàng (2) cùng dịp tung hô lãnh tụ (3) là biết cái tập thơ này là rác rưởi bị cóp nhặt sửa đổi theo định hướng xã hội nào rồi. Mọi người hãy cảnh giác về việc tìm đoạt - cứu cánh (cộng sản đảng toàn trị) biện minh phương tiện (ngục trung nhật ký) của người cộng sản trên tập thơ này. 1) dịch sai ! 2) dịch sai ! 3) dịch sai ! Việc dịch sai cũng chứng tỏ tác giả không phải là ông Hồ! còn vài bài kệch cỡm nhét vào không đáng kể! Ngục trung nhật ký? mục đích tuyên truyền ấy là để tuyên truyền. Còn ai nhận nó là của ông Hồ thì cứ theo bác mà "tận trung" với tổ quốc 中華 đó. Đáo Đệ tứ chiến khu Chính trị bộ Đến cục Chính trị Chiến khu IV (Người dịch: Nam Trân) 解過廣西十三縣 柱了十八個監房 試問余所犯何罪 罪在為民族盡忠
Giải quá Quảng Tây thập tam huyện, Trú liễu thập bát cá giam phòng; Thí vấn dư sở phạm hà tội ? Tội tại vị dân tộc tận trung!
Quảng Tây giải khắp mười ba huyện, Mười tám nhà lao đã ở qua; Phạm tội gì đây ? Ta thử hỏi, Tội trung với nước, với dân à ? Tội tại vị dân tộc tận trung! Tội tại vị dân tộc tận trung! Tội tại vị dân tộc tận trung!