Newcastle

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Newcastle as PDF for free.

More details

  • Words: 1,897
  • Pages: 6
Bệnh dịch tả gà (NEWCASTLE) (Pestis avium) Đây là bệnh truyền nhiễm của gà, lây lan rất mạnh, gây ra do virus. Đặc điểm lâm sàng của bệnh phong phú, hư hại về trạng thái chung và xáo trộn tiêu hoá, thần kinh và hô hấp, đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết viêm loét đường tiêu hóa. Tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết cao. 1. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH LÝ Lịch sử Năm 1926 bệnh được phát hiện đầu tiên ở đảo Java. Năm 1833 Peteni lần đầu tiên đã mô tả về một trận dịch tả gà ở Hungari. 1880 Denprato (Ý) phân biệt bệnh dịch tả gà với bệnh tụ huyết trùng. Năm 1901 Xentani đã tìm ra căn bệnh là virus. 1926 Kraneveld ghi nhận 1 trận dịch tả gà ở quần đảo Java ở Indonesia. Sau đó năm 1927 ở ngoại ô thành phố Newcastle ở Anh và bệnh có tên là Newcastle hay dịch tả gà Châu Á. Địa dư bệnh lý Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới nhưng lưu hành rộng rãi nhất là ở Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ. Ở Châu Á, Châu phi bệnh thường nặng hơn. Ở Việt Nam bệnh được ghi nhận từ năm 1949, bệnh lan truyền rất nhanh và gây thiệt hại lớn đối với gà nuôi công nghiệp cũng như gà nuôi gia đình. 2. TRUYỀN NHIỄM HỌC Mầm bệnh Virus Newcastle thuộc nhóm Paramyxovirus là ARN virus, có vỏ, virus có đặc tính gây ngưng kết hồng cầu gà, người, bò, vịt nhưng không gây ngưng kết hồng cầu ngựa. Virus sinh sản tốt trong thai gà 9 ¸ 11 ngày tuổi và giết chết thai sau 24 ¸ 72 giờ với các chủng có độc lực cao và vừa. Virus được chia làm 3 nhóm: - Nhóm có độc lực yếu (Lentogen): Gồm những virus không có khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh rất nhẹ cho gà con mới nở. - Nhóm có độc lực vừa (Mesogen): Gồm những chủng virus không có khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh rất nhẹ cho gà con 6 tuần tuổi. - Nhóm có độc lực cao (Velogen): gồm những virus có độc lực cao, đó là những virus cường độc tự nhiên hay còn gọi là virus Newcastle đường phố. Bảng 1: Phân loại virus Newcastle theo độc lực Nhược độc 90 giờ

0,0 ¸ 0,7

0,0

Type

Thời gian tế bào gây chết phôi (MTD) ICPI

IVPI

Trung độc

60 đến 90 giờ

0,7 ¸ 1,9

0,0 ¸ 0,5

Cường độc

40 đến 60 giờ

2,0 ¸ 3,0

0,5 ¸ 2,8

* Chú thích: - MTD (Mean Death Time in eggs) : Thời gian trung bình gây chết phôi. - ICPI (Intracerebral Pathogenicity Index): Chỉ số gây bệnh khi tiêm vào não gà con 01 ngày tuổi - IVPI (Intravenous Pathogenicity Index): Chỉ số gây bệnh khi tiêm vào tĩnh mạch gà 06 tuần tuổi. Virus có sức đề kháng tương đối yếu trong điều kiện khô ráo virus có thể sống trong nhiều tháng. Trong thịt thối rữa, phân, xác chết, virus không tồn tại quá 24 giờ. Trong ổ rơm, nền chuồng, virus bị tiêu diệt nhanh. Nhiệt độ thấp có thể bảo quản virus lâu, 1 ¸ 2oC trong 3 tháng, 20oC trong 1 năm. Các chất sát trùng thông thường tiêu diệt virus dễ dàng (vôi 10%, Crezin 5%, Formol 1%, sud 2%...). Loài vật mắc bệnh - Gà, Gà Tây, chim công, quạ, ngỗng vẹt cũng có thể mắc bệnh. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng cảm thụ mạnh nhất là gia cầm con. - Người, chó, chuột cũng có thể mắc bệnh. Đường lây lan - Đường tiêu hóa. - Da và niêm mạc. Cơ chế sinh bệnh Thông thường virus theo đường tiêu hóa vào cơ thể, thâm nhiễm qua niêm mạc hầu họng rồi vào máu, virus gây nhiễm trùng huyết, bại huyết và đi đến hầu hết các cơ quan phủ tạng của cơ thể gây viêm hoại tử. Nội mô thành huyết quản bị phá huỷ gây xuất huyết và thâm nhiễm dịch xuất vào các xoang trong cơ thể. Trong trường hợp bệnh kéo dài virus sẽ biến mất khỏi máu rồi đến các cơ quan phủ tạng để vào ký sinh trong tổ chức thần kinh trung ương (mãn tính). 3. TRIỆU CHỨNG Thời kỳ nung bệnh: - Từ 3 ¸ 4 ngày trong điều kiện thí nghiệm. - Từ 5 ¸ 7 ngày trong điều kiện tự nhiên, nhưng đôi khi có thể đến vài tuần. Thể quá cấp Xảy ra ở đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh, con vật ủ rũ cao độ, bỏ ăn, xù lông, gục đầu… sau vài giờ rồi chết.

Thể cấp tính - Giai đoạn xâm lấn Biểu hiện bằng những triệu chứng chung: tím da, xuất huyết thuỷ thũng mồng và yếm gà. - Giai đoạn phát triển Gà ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, gà mái thường ngưng đẻ, trên nền chuồng có nhiều bãi phân trắng xanh. Gà sốt 42 ¸ 43oC, hắt hơi, sổ mũi, ho, thở khó trầm trọng, mào và yếm tím bầm, từ mũi chảy ra chất nhớt. Trạng thái kết hợp hay không với những triệu chứng tiêu hoá: Tiêu chảy thường có màu xanh, màu nâu đỏ có liên quan với xuất huyết đường tiêu hoá. Gà rối loạn tiêu hoá trầm trọng, bỏ ăn, uống nhiều nước, thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men, khi dốc ngược gà xuống thấy chảy ra chất nước nhớt mùi chua khẳm. - Giai đoạn cuối cùng Dẫn đến tình trạng trầm trọng hơn vài ngày sau gà tiêu chảy, phân có màu nâu sẫm, trắng xám hoặc trắng xanh có nhiều urat. Niêm mạc hậu môn xuất huyết thành những tia màu đỏ. Bệnh kéo dài khoảng vài ngày, gà chết. Tỉ lệ chết cao, có khi đến 100%. Nếu gà có sức đề kháng tốt thì sẽ tạo được miễn dịch, sau kỳ hồi phục dài con vật khỏi bệnh nhưng để lại hậu chứng thần kinh (ngoẹo cổ, liệt …) và sự bất thường về đẻ trứng (đẻ thấp hơn bình thường). Thể mãn tính Xảy ra ở cuối ở dịch. Do tổn thương tiểu não, cơ năng vận động biến loạn nặng, con vật vặn đầu ra sau, đi giật lùi, vòng tròn, mổ không đúng thức ăn, những cơn co giật thường xảy ra khi có những kích thích. Bệnh kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nếu được chăm sóc tốt gà có thể khỏi nhưng mắc di chứng thần kinh trong thời gian dài. Gà lành bệnh cho miễn dịch suốt đời.

Hình 1.29: Biểu hiện về thần kinh như chứng liệt chân, ngoẹo đầu và cổ, .v.v. 4. BỆNH TÍCH Thể quá cấp Thường không rõ bệnh tích, đôi khi chỉ thấy những dấu hiệu xuất huyết ở ngoại tâm mạc, màng ngực, niêm mạc hô hấp. Thể cấp tính - Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết lấm tấm màu đỏ, tròn bằng đầu đinh ghim, điểm xuất huyết tương ứng với các lổ đổ ra của ống tiêu hóa, các điểm xuất huyết này có thể tập trung thành từng vệt. - Dạ dày cơ dưới lớp sừng hóa cũng bị xuất huyết và thâm nhiễm dịch xuất kiểu gelatin. - Niêm mạc ruột non xuất huyết, viêm cata trong giai đoạn đầu. Giai đoạn sau các nang lâm ba bị viêm loét. Trường hợp kéo dài có thể có những nốt loét hình tròn, hình bầu dục, hình cúc áo. Trường hợp nặng nốt loét có thể lan xuống ruột già, hậu môn. Bệnh tích thường toàn diện và điển hình hơn. Xoang mũi và miệng của xác chết chứa nhiều dịch nhớt, màu đục. Niêm mạc miệng, hầu, họng, khí quản xuất huyết, viêm và phủ màng giả fibrin.Một số trường hợp thấy tổ chức liên kết dưới vùng đầu, cổ và hầu bị phù thũng, thấm dịch xuất vàng.Bệnh tích điển hình thường tập trung ở đường tiêu hoá.

Hình 1.30: Xuất huyết và loét niêm mạc dạ dày tuyến - Hạch manh tràng viêm xuất huyết, hoại tử. - Thận phù nhẹ có màu nâu xám.

- Dịch hoàn, buồng trứng dính bị xuất huyết từng vệt, thành đám. Nhiều trường hợp buồng trứng dính chặt với ống dẫn trứng, trứng non vỡ, lòng đỏ chứa đầy xoang bụng. - Bao tim, xoang ngực, bề mặt xương ức xuất huyết. Thể mãn tính Thoái hóa và viêm nơron thần kinh với sự thâm nhiễm của tế bào lâm ba quanh mạch quản. 5. CHẨN ĐOÁN Chẩn đoán lâm sàng thường khó khăn, do virus có nhiều loại độc lực và nhiều chủng gây bệnh khác nhau, dẫn đến có nhiều triệu chứng và bệnh tích khác nhau, có thể dựa vào: - Dịch tễ Bệnh lây lan nhanh, cảm thụ với mọi lứa tuổi của gà và tỷ lệ chết cao. - Triệu chứng Thể hiện chủ yếu ở sự rối loạn cơ năng hô hấp và tiêu hóa, có kết hợp hay không với triệu chứng thần kinh và những bệnh tích sung huyết, xuất huyết hay lở loét, thức ăn không tiêu ở diều, nhão ra do lên men, có mùi chua khẳm, tiêu chảy, phân trắng xám, trắng xanh, và có triệu chứng thần kinh. Hoặc triệu chứng hô hấp (sổ mũi, viêm khí quản, mũi…). - Bệnh tích Xuất huyết, viêm loét đường tiêu hóa.Cần phân biệt với bệnh thương hàn, tụ huyết trùng. - Chẩn đoán virus • • • • •

Gây bệnh thí nghiệm cho gà con Gây nhiễm cho bào thai. Phản ứng huyết thanh học Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu. Phản ứng trung hòa virus.

6. PHÒNG BỆNH Phòng bệnh bằng vaccin và kháng huyết thanh Dùng kháng huyết thanh với liều: 1mml/kgP. Vaccin: - Vaccin chết: thường sử dụng cho gà giống. - Vaccin sống giảm độc: • •

Hệ II: Vaccin F, B1, Lasota: dùng cho gà con. Hệ I : Chủng H, M: dùng cho gà trên 2 tháng tuổi.

Vệ sinh phòng bệnh

* Ở những vùng chưa có dịch Áp dụng nghiêm nhặt qui trình vệ sinh phòng bệnh: - Hạn chế người đi lại, trước khi ra vào trại phải tắm rửa, thay áo quần, giày dép cách ly. - Chậu thuốc sát trùng phải đảm bảo chắc chắn từ những nơi không có bệnh. - Gà mới mua về phải cách ly và theo dõi ít nhất 10 ngày. - Đảm bảo đầy đủ các qui trình tiêm phòng. * Ở những vùng có dịch xảy ra cần phải dập dịch nhanh chóng - Xử lý gà đang mắc bệnh và đang nhiễm bệnh. - Tẩy uế chuồng trại và tiêm phòng cho toàn bộ gà còn lại bằng vaccin giảm độc. Sau 2 tuần có thể dập tắt ổ dịch. 7. ĐIỀU TRỊ - Không có thuốc đặc trị. - Tùy điều kiện mà ta có thể tiêm dập vaccin. Bổ sung thêm vitamin nhóm B1, cải thiện khẩu phần thức ăn có thể giảm bớt tỷ lệ tử vong trong giai đoạn cuối ổ dịch.

Related Documents